You are on page 1of 14

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN

NHÓM 3:
đồng phạm và các trường hợp
loại trừ trách nhiệm hình sự
ĐỒNG PHẠM LÀ GÌ?
• Đồng phạm được quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự
2015,sửa đổi bổ sung năm 2017 : "Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm". Muốn xác định vụ
án xảy ra là đồng phạm thì phải dựa vào những căn cứ về khách
quan và chủ quan.
CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM
Điều 17 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
•1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.
•2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện tội phạm.
•3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục,
người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực
hiện tội phạm.
•4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá
của người thực hành."
Theo nguyên tắc của Bộ luật hình sự 2015 thì “Chỉ người nào phạm một tội
đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
nhưng về nội dung những hành vi đó lại chứa đựng một số tình tiết làm loại
trừ tính chất tội phạm của hành vi. do thiếu ít nhất một trong các dấu hiệu
cơ bản của tội phạm, nên hành vi ấy không bị coi là tội phạm và người thực
hiện nó không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Có 7 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự


1.SỰ KIỆN BẤT NGỜ
là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành
vi đó lại không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không buộc phải
thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Ví dụ:Anh A tham gia giao thông bằng ô tô, chạy đúng phần đường quy
định, chạy đúng tốc độ quy định, bổng nhiên có 1 chiếc xe máy do anh B
điều khiển lao ra đột ngột trước đầu xe khoảng cách gần đến mức không
thể xử lý việc dừng xe nên anh A đã tông anh B và anh B tử vong ngay lập
tức
2.KHÔNG CÓ NĂNG LỰC CHỊU
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Căn cứ theo quy định tại điều Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 thì có
trường hợp có hành vi phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự:
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh
tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Với những đối tượng này được hiểu là họ không còn nhận thức, không
có đủ sự minh mẫn, tỉnh táo để điều khiển hành vi của mình do đó khi có
những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng này sẽ không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự

Ví dụ: Chị B là người tâm thần, trong một lần nghịch kéo đâm vào người
bé B gây thương tích nặng
3.PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 tại điều 22 thì trường
hợp phòng vệ chính đáng là:
“hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của
người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại
một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên”

hành vi chống trả này bắt buộc phải là trường hợp cần thiết và nằm trong
phạm vi phòng vệ chính đáng. Trong trường hợp vượt quá phòng vệ chính
đáng cho những hành vi chống trả quá mức cần thiết, không phù hợp thì sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự với phần vượt quá đó.

Ví dụ: Anh A đang cầm dao dí vào cổ anh B hòng cướp tài sản là chiếc điện
thoại. Anh B đẩy anh A ngã gãy xương tay để chạy thoát.
4.TÌNH THẾ CẤP THIẾT
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 tại điều 23 thì xác định:
”Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi
ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ
chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn ngừa.”
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm

Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết,
thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự

Ví dụ: anh A đang chạy bộ thấy chị B đã chuẩn bị sẵn sang nhảy cầu , thì anh A
không suy nghĩa nhiều chạy lại ôm giữ chị B làm chị B té bị trầy
5.GÂY THIỆT TRONG BẮT GIỮ
NGƯỜI PHẠM TỘI
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 tại điều 24:
“thì trong trường hợp hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà
không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người
bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.”

Đây là một trường hợp khá đặc biệt và có ý nghĩa đối với các cơ quan tổ chức liên quan
đến đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, nhằm nâng cao tinh thần chủ động,
khuyến khích công dân trong việc phòng chống tội phạm

Tuy nhiên để được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi bắt
giữ phải người có thẩm quyền bắt giữ người.Hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người
bị bắt giữ phải là biện pháp cuối cùng, không còn cách nào khác để bắt giữ người phạm
tội; Hành vi dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ phải là cần thiết.
Ví dụ: Trong quá trình truy bắt tội phạm nguy hiểm, đồng chí A phải dùng súng bắn vào
chân tội phạm để hạn chế sự di chuyển của tội phạm

HỎI:Trong quá trình truy bắt tội phạm nguy hiểm, đồng chí A phải dùng
súng bắn vào chân tội phạm để hạn chế sự di chuyển của tội
phạm,vậy đồng chí A có phạm tội không?

phòng vệ chính đáng :


Chủ thể: Người để bắt giữ
Hành vi: Sử dụng vũ lực cần thiết +
gây thiệt hại cho người bị bắt giữ
Ý chí: Không còn cách nào khác buộc
phải thực hiện
Hệ quả: Không phải là tội phạm
6.RỦI RO TRONG NGHIÊN CỨU, THỬ NGHIỆM, ÁP DỤNG
TIẾN BỘ KHOA HỌC, KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 cụ thể ở điều 25 như sau:
“Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ
thuật và công nghệ”
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng
tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy
phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện
pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Ví dụ:công ty đanh nghiên cứu sản phẩm điện thoại nhưng điện thoại bị nổ bất ngờ
7.THI HÀNH MỆNH LỆNH CỦA
NGƯỜI CHỈ HUY HOẶC CẤP TRÊN
Căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 cụ thể ở điều 26 như sau:

“Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên”

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy
hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh
nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải
chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách
nhiệm hình sự
Ví dụ
Lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh sát về ma túy khi thực hiện mệnh
lệnh bao vây khu nhà ở có các đối tượng phạm tội đang lẩn trốn và
chống cự bắn trả lực lượng Công an. Ông A là người chỉ huy cuộc vây
bắt đã ra lệnh nổ súng. B là cán bộ công an thi hành mệnh lệnh đã
phát hiện trong nhà đó, ngoài đối tượng phạm tội còn có khả năng có
những người khác và đã báo cáo lại cấp trên là ông A, nhưng ông A
vẫn ra lệnh nổ súng thì B phải chấp hành mệnh lệnh. B đã nổ súng, đối
tượng phạm tội bị tiêu diệt nhưng kéo theo đối tượng chủ nhà là anh C
cũng bị chết. Người này không liên quan gì đến việc phạm tội. B không
phải chịu trách nhiệm về cái chết của C.
Ông A phải chịu trách nhiệm về cái chết của C.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng
nghe

You might also like