You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG


BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Văn Thượng

STT Họ và tên MSSV


1 Nguyễn Anh Thơ 205 380101 3154
2 Đoàn Lê Anh Thư 205 380101 3155
3 Nguyễn Minh Thuận 205 380101 3157
4 Trần Duy Thức 205 380101 3158
5 Nguyễn Thị Thúy 205 380101 3159
6 Phạm Thanh Thúy 205 380101 3160
7 Đào Ngọc Thùy 205 380101 3161
8 Đỗ Nữ Nguyên Trà 205 380101 3163
9 Nguyễn Thị Thanh Trà 205 380101 3165
10 Nguyễn Thị Mai Trâm 205 380101 3167

Năm học 2021 – 2022


MỤC LỤC

I. Nhận định..................................................................................................................3

18. Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội
phạm cơ bản. .........................................................................................................3

20. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. ......................3

22. Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với người bị hại. ...................4

27. Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội.............................................................................................4

28. Trong mọi trường hợp sai lầm về pháp luât, người thực hiện hành vi
không phải chịu trách nhiệm hình sự...................................................................4
II. Bài tập.......................................................................................................................5

Bài tập 12................................................................................................................5

Câu 1: Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện?..............5

Câu 2: Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào?.............5

Câu 3: Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện?.......................5

Câu 4: Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết
cho nạn nhân của A trong vụ án này có phải trường hợp “hỗn hợp lỗi”
hay không? Tại sao?.......................................................................................5

Bài tập 14................................................................................................................6

Câu 1: Đối tượng tác động và khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên?...6

Câu 2: Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế hay không? Nếu có thì đó
là sai lầm nào? Tại sao?.................................................................................6

Câu 3: Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ
án này thuộc dạng nào? Tại sao?..................................................................6

Bài tập 16:..............................................................................................................7

Câu 1: A có phạm tội hay không?..................................................................7

Câu 2: Bạn dùng lý thuyết nào sau đây để xác định về trách nhiệm đối với
A?.....................................................................................................................7

2
I. Nhận định
18. Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu
thành tội phạm cơ bản. 
ð Nhận định Sai. Vì CTTP cơ bản là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội - dấu
hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm
khác cũng như cho phép phân biệt trường hợp này chưa phải là tội phạm.
Trong khi đó hậu quả của tội phạm không phải lúc nào cũng là dấu hiệu
định tội của tội phạm mà chỉ là dấu hiệu định tội khi được luật quy định.
Vậy nên hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu luôn được quy định
trong cấu thành tội phạm cơ bản.

Ví dụ như khoản 1 Điều 157 BLHS 2015 đề cập đến dấu hiệu định tội
không có hậu quả: “Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật,
nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ
luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm.” 

20. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự. 
ð Nhận định Sai. Vì không phải người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS thì không phải chịu
trách nhiệm hình sự mà trong trường hợp này cần phải xem xét bệnh tâm
thần đó có làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi
của mình hay không, nếu có thì mới được miễn chịu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ như một người mắc bệnh tâm thần dạng nhẹ mà vẫn còn khả năng
điều khiển hành vi gây ra tội giết người nguy hiểm cho XH thì vẫn phải
chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 21 BLHS 2015.

22. Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với người bị hại.

3
ð Nhận định Sai. Vì lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi
có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi
đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức vô ý hoặc cố ý, nói cách khác lỗi
thuộc về mặt chủ quan và là yếu tố phản ánh thái độ tâm lý bên trong con
người trong khi đó thái độ tâm lý của nguời phạm tội đối với người bị hại
có thể là tâm lý hối lỗi, ăn năn, thù ghét,... Vậy nên không thể nói lỗi là
thái độ tâm lý của người phạm tội đối với người bị hại.

27. Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội.
ð Nhận định Đúng. Vì chỉ khi một người đạt đến một độ tuổi nhất định
thì người này mới có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bản
thân. Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự.

28. Trong mọi trường hợp sai lầm về pháp luât, người thực hiện hành
vi không phải chịu trách nhiệm hình sự.
ð Nhận định Sai. Vì theo BLHS 2015 thì sai lầm về pháp luật là sự
hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lý và hậu quả pháp lý của
hành vi của mình. Sự hiểu lầm có thể diễn ra theo hai hướng
“người có hành vi hiểu lầm hành vi của mình là hành vi phạm tội
nhưng thực tế không có luật quy định” và “người có hành vi cho
rằng hành vi của mình không phải là phạm tội nhưng thực tế luật
lại quy định hành vi đó là tội phạm”. BLHS 2015 cũng có quy định
một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình
nếu tội phạm đó được quy định trong luật, vậy nên không phải
trường hợp sai lầm về pháp luật nào người thực hiện hành vi cũng
được miễn TNHS mà còn phải tùy thuộc vào việc luật có quy định
hành vi đó là tội phạm hay không.

II. Bài tập

4
Bài tập 12
Tình huống: Ngày 14/2, khi đang đi xe máy trên đường thì A phát hiện
chị X có đeo sợi dây chuyền trên cổ nên A nảy sinh ý định chiếm đoạt. A
chạy xe đến gần chị X và nhanh tay giật sợi dây chuyền trên cổ chị X rồi
bỏ chạy. Do bị giật bất ngờ nên chị X bị mất thăng bằng, té đập đầu
xuống đất dẫn đến chấn thương sọ não và tử vong.
(Biết rằng: Hành vi cướp giật tài sản nêu trên thuộc trường hợp
được quy định tại Khoản 4 Điều 171 BLHS).

Câu 1: Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện?
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện là sợi dây
chuyền và chị X.

Câu 2: Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào?
Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp là quyền sở hữu sợi
dây chuyền và quyền được bảo vệ tính mạng của chị X.

Câu 3: Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện?
Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện là hậu quả thiệt hại về
vật chất ngoài ra còn có thiệt hại về thể chất.

Câu 4: Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái
chết cho nạn nhân của A trong vụ án này có phải trường hợp “hỗn
hợp lỗi” hay không? Tại sao?
Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn
nhân của A trong vụ án này thuộc trường hợp hỗn hợp lỗi.

Hỗn hợp lỗi là trường hợp trong cấu thành tăng nặng của tội có hai loại
lỗi (cố ý và vô ý) được quy định đối với những tình tiết khách quan khác
nhau. Trong trường hợp này, thái độ tâm lý của A đối với hành vi cướp
giật tài sản là cố ý do từ đầu A đã nảy sinh ý định chiếm đoạt sợi dây
chuyền còn việc dẫn đến cái chết của nạn nhân là lỗi vô ý.

5
Bài tập 14
Tình huống: Trong một lần đi chơi, A (học sinh lớp 9 Trường THCS T)
nảy sinh tình cảm với B, cô nữ sinh lớp 8 của một trường khác. Trong
thời gian quen nhau, nhiều lần nghe B kể X là người yêu cũ của B hay
nhắn tin với cô để mong nối lại tình cảm. Do ghen tuông, A quyết định
tìm X đánh dằn mặt. Trước khi đi, A chuẩn bị một con dao nhọn. Đến
trước cổng trường của bạn gái, do không biết mặt của X nên khi thấy một
nam sinh lớp 10 cùng B đi ngang qua, A nghĩ là X nên xông vào đánh và
rút dao đâm hai nhát ngay tim làm nạn nhân chết tại chỗ. Tuy nhiên nạn
nhân không phải là X.
(Biết rằng hành vi của A cấu thành tội giết người tại Khoản 2 Điều
123 BLHS)

Câu 1: Đối tượng tác động và khách thể bị xâm phạm trong vụ án
trên?
Đối tượng tác động trong vụ án trên là nam sinh lớp 10 còn khách thể bị
xâm phạm là quyền được bảo vệ về tính mạng của nam sinh đó.

Câu 2: Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế hay không? Nếu có
thì đó là sai lầm nào? Tại sao?
Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế.
Đây là sai lầm về đối tượng. Vì định tìm X đánh dằn mặt nhưng A đã
đánh và rút dao đâm nhầm nam sinh lớp 10 vì tưởng nạn nhân là X.
Trong trường hợp này A không có sai lầm về khách thể (quyền được bảo
vệ tính mạng) mà chỉ có sai lầm về đối tượng từ X sang nam sinh lớp 10
và sai lầm đối tượng không ảnh hưởng gì đến trách nhiệm hình sự của
người phạm tội nên A vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định
tại khoản 2 Điều 123 BLHS 2015.

Câu 3: Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong
vụ án này thuộc dạng nào? Tại sao?
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này
thuộc dạng mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp. Vì trong vụ án chỉ có duy

6
nhất hành vi trái pháp luật của A đóng vai trò là nguyên nhân gây ra hậu
quả thiệt hại. Cụ thể việc A rút dao đâm hai nhát ngay tim nam sinh lớp
10 đã dẫn đến cái chết của nạn nhân.

Bài tập 16:


Tình huống: Vì muốn giết người có bất đồng với mình A đã nghiên cứu
lịch và nơi sinh hoạt của B. A quan sát thấy trên giường B thường nằm có
người đang ngủ. A lẻn vào nhà dùng dao găm đâm nhiều nhát liên tiếp,
nhưng không thấy B phản ứng. Giám định pháp y xác định B đã chết
trước đó vì một cơn đau tim.

Câu 1: A có phạm tội hay không?


A có phạm tội vì theo khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 thì hành động của A là
hành vi khách quan xâm hại đến quyền sống, quyền được tôn trọng và
bảo vệ tính mạng của con người.

Ta nhận thấy A đã có mưu đồ giết hại B bằng việc theo dõi lịch và nơi
sinh hoạt của B và thấy B nằm ngủ trên giường. A biết B ngủ trên giường
như thường ngày và A không biết B đã chết, do đó ý chí của A là muốn
giết chết B, muốn lấy đi mạng sống của B. Vì vậy A phạm tội giết người
quy định tại Điều 123 BLHS 2015.
Mặt khác, theo kết quả giám định pháp y thì B đã chết trước khi A đâm vì
một cơn đau tim nên trong trường hợp này, hành vi của A còn được cho
là cấu thành tội xâm phạm thi thể theo Điều 319 BLHS 2015.

Câu 2: Bạn dùng lý thuyết nào sau đây để xác định về trách nhiệm đối
với A:
- Lý thuyết về quan hệ nhân quả;
- Lý thuyết về sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm
hình sự.

7
Dùng lý thuyết về sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình
sự. Vì A đâm B nhưng mà B đã chết trước đó rồi nên không có hậu quả là
chết người nên không dùng lý thuyết về quan hệ nhân quả.

Ở đây A có sự sai lầm về khách thể. Cụ thể A có hành vi nhằm xâm hại
khách thể là quyền được bảo vệ tính mạng của B tuy nhiên đã không xâm
hại được vì tác động nhầm vào đối tượng tác động không thuộc về khách
thể đó (A định giết người nhưng lại đâm nhầm vào một cái xác). Tuy
nhiên A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm cố ý giết người
mà A muốn thực hiện.

You might also like