You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI TẬP THẢO LUẬN


Bộ môn: Luật Hình Sự - phần tội phạm.

Thực hiện: Nhóm 6 – Lớp CLCQTL47A


Tên Thành viên Mã số sinh viên
Lý Diệu Huy 2253401020090
Đặng Quang Lộc 2253401020126
Trần Kim Bảo Phúc 2253401020197
Đặng Vi Tiến 2253401020255
Hồ Bùi Văn Trung 2253401020279
Vũ Hoàng Phương Vy 2253401020304
Phần nhận định:

Nhận định 1: Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công
trường thi công gây tai nạn chết người thì cấu thành Tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).

=> Nhận định Sai. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công
trường thi công gây tai nạn chết người không cấu thành Tội vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS). Theo tinh thần tại khoản 1 Điều 3 Chương II
Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC thì trường
hợp phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia giao
đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong trường học, công trường đang thi công hoặc
đang khai thác) mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn
dấu hiệu của tội phạm đó như Tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 BLHS, Tội
vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định
tại Điều 129 BLHS hoặc Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, về an toàn ở những
nơi đông người quy định tại Điều 295 BLHS. Như vậy, công trường đang thi công không
phải là giao thông đường bộ, hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây tai
nạn chết người phải thỏa mãn địa điểm là các tuyến giao thông đường bộ thì mới cấu
thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).

Nhận định 4: Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản
của người khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép
(Điều 266 BLHS).

=> Nhận định Sai. Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản
của người khác thì không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép
(Điều 266 BLHS) mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm khác.
Theo tinh thần tại điểm b khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-
BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định thì trường hợp người đua xe trái phép gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác với lỗi cố ý thì ngoài việc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 266 BLHS thì còn phải truy cứu trách nhiệm hình sự
theo các điều luật tương ứng như Tội giết người (Điều 123 BLHS), Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS), Tội hủy hoại hoặc
cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS). Như vậy, trường hợp người đua xe trái phép
gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác với lỗi vô ý thì bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS), trường hợp người đua xe
trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do lỗi cố ý thì không chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) mà còn có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về các tội phạm khác như vừa nêu ở trên.
Nhận định 12: Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành
hai tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán
trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).

=> Nhận định Sai. Theo điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP hướng
dẫn áp dụng quy định tại Điều 304, 305, 306, 307 và 308 của Bộ luật Hình sự 2015 “Nếu
người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà những hành vi phạm tội này liên
quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện, là hậu quả tất
yếu của hành vi phạm tội kia) đối với cùng nhiều đối tượng hay một đối tượng thì chỉ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về 01 tội với tên tội danh đầy đủ các hành vi đã được thực
hiện.”

Như vậy, trong trường hợp này, khi người phạm tội thực hiện 02 hành vi phạm tội là tàng
trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó mà 02 hành vi phạm tội này liên quan
chặt chẽ, có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng đối tượng tác động, hành vi tàng trữ
trái phép vũ khí quân dụng là điều kiện để thực hiện hành vi bán vũ khí nên chỉ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về một tội là Tội tàng trữ và mua bán trái phép vũ khí quân dụng
(Điều 304 BLHS 2015).

Còn khi người phạm tội thực hiện 02 hành vi phạm tội là tàng trữ trái phép vũ khí quân
dụng và bán vũ khí đó mà 02 hành vi phạm tội này độc lập với nhau, đối với các đối
tượng độc lập khác nhau thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội là Tội tàng trữ
trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS 2015) và Tội mua bán trái phép vũ khí quân
dụng (Điều 304 BLHS 2015).

Ví dụ: Kẻ phạm tội tàng trữ trái phép 1 khẩu súng và mua bán chính khẩu súng đó khi đó
cấu thành tội tàng trữ và mua bán trái phép vũ khí quân dụng. Tuy nhiên khi tàng trữ 1
khẩu súng và mua bán 2 quả lựu đạn thì cấu thành tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng
đối với khẩu súng và tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng đối với 2 quả lựu đạn. Vậy
tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành tội tàng trữ và mua bán
trái phép vũ khí quân dụng mà không cấu thành hai tội riêng biệt.

Nhận định 14: Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình, cơ sở, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia là hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS).

=> Nhận định Sai. Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình, cơ sở, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia không chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS) mà còn có thể cấu thành
tội phạm khác. Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình, cơ sở, phương tiện
quan trọng về an ninh quốc gia nếu thuộc các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng,
kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - xã hội và có mục đích nhằm chống chính quyền
nhân dân thì không cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS 2015) mà cấu thành Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ
thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114 BLHS 2015). Như vậy,
cùng một hành vi nhưng với mục đích khác nhau thì có thể cấu thành các tội khác nhau
như đã nêu trên.

Nhận định 15: Mọi hành vi gây rối trật tự nơi công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội chỉ cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318
BLHS).

=> Nhận định Sai. Không phải mọi hành vi gây rối trật tự công cộng gây gây ảnh hưởng
xấu chỉ cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS 2015). Khi xác định
hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng
nhưng đã cấu thành một tội phạm khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Vì theo nguyên tắc cấu thành tội danh, nếu
có 2 tội mà 1 tội nghiêm trọng 1 tội ít nghiêm trọng thì sử dụng nguyên tắc thu hút chỉ 1
tội; nếu có 2 tội mà tính chất nghiêm trọng ngang nhau thì cấu thành 2 tội. Theo đó, nếu
người có hành vi gây rối trật tự nơi công cộng gây hậu quả chết người thì có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người (Điều 123 BLHS 2015). Hoặc nếu người có
hành vi gây rối trật tự nơi công cộng gây thiệt hại về sức khỏe, thân thể với tỷ lệ tổn
thương cơ thể như luật định thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS 2015).

Nhận định 17: Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu
bạc.

=> Nhận định Sai. Theo tinh thần tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP thì
tiền dùng để đánh bạc không chỉ là tiền thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc mà còn có thể là
tiền thu giữ được trong người của các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ
được dùng đánh bạc hay tiền thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được
hoặc sẽ được dùng đánh bạc. Do đó, tiền dùng để đánh bạc không chỉ là tiền được thu giữ
trực tiếp tại chiếu bạc.

Nhận định 20: Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do
người khác phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác
phạm tội mà có (Điều 323 BLHS).

Nhận định sai. Không phải mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản
do người khác phạm tội mà có đều cấu thành tội chứa chấp tài sản do người khác phạm
tội mà có theo Điều 323 BLHS 2015. Đối tượng tác động của tội phạm trên phải là tài sản
do người khác phạm tội mà có (tài sản không có tính năng đặc biệt). Còn đối với tài sản
có tính năng đặc biệt căn cứ theo tinh thần tại điểm b khoản 10 Điều 2 TTLT 09/2011
TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC thì “Trường hợp tài sản do
phạm tội mà có là ma túy, tiền chất ma túy, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, công cụ hỗ trợ,
phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, hàng cấm,
hàng giả, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng thì người thực hiện hành vi chứa
chấp, tiêu thụ tài sản đó sẽ bị xử lý về tội phạm tương ứng mà không xử lý về tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.” Do đó trường hợp tài sản do
phạm tội mà có là ma túy, tiền chất ma túy, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, công cụ hỗ trợ,
phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, hàng cấm,
hàng giả nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng thì người thực hiện hành vi chứa
chấp tiêu thụ tài sản đó sẽ bị xử lý về tội phạm tương ứng, mà không xử lý về tội chứa
chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 323 BLHS.

Ví dụ: Nếu biết tài sản do người khác phạm tội mà có là vũ khí quân dụng nhưng vẫn
chứa chấp thì không cấu thành tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có mà sẽ
cấu thành tội Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304).
Ví dụ: Người phạm tội thực hiện hành vi chứa chấp chất ma túy do người khác phạm tội
mà có nếu đủ định lượng theo quy định thì sẽ cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
theo Điều 249 BLHS.

Nhận định 23: Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua
dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).

=> Nhận định Sai. Không phải mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu
thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi theo Điều 329 BLHS 2015. Cụ thể, trường hợp
mua dâm người dưới 13 tuổi thì cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS. Như vậy, nếu đối tượng tác động của hành vi mua
dâm là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi thì cấu thành Tội mua dâm người dưới 18
tuổi theo Điều 329 BLHS. Còn nếu đối tượng tác động của hành vi này là người dưới 13
tuổi thì cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS.

Phần bài tập:

Bài tập 1

Sau khi đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng trận trong một trận bóng quốc tế, A đã tụ
tập một số thanh niên có xe gắn máy và tuyên bố treo giải đua xe với giải thưởng 100
triệu đồng cho người thắng trong cuộc đua. Điều kiện của cuộc đua là các tay đua phải
dùng xe không thắng. Nhiều thanh niên đã hưởng ứng và tham gia vào cuộc đua ngay
trên đường phố.

Anh (chị) hãy xác định tội danh đối với các hành vi được nêu trong các tình huống
sau:
Chủ thể: A đủ năng lực hành vi và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Khách thể: an toàn, trật tự công cộng đe dọa nghiệm trọng tới tính mạng sức khỏe
con người,tài sản, ...
a. Những người đua xe bị bắt giữ trong đó có cả A và họ không gây tai nạn
gì.

A phạm Tội tổ chức đua xe trái phép tại điểm đ) Khoản 2 Điều 265 BLHS 2015.

- Mặt khách quan:

Hành vi: A có hành vi tụ tập, treo giải thưởng 100 triệu đồng cho người thắng cuộc, lập ra
điều kiện là người tham gia phải dùng xe không thắng khiến cho nhiều thanh niên hưởng
ứng và tham gia. Vì đây là tội cấu thành hình thức nên hậu quả không phải là dấu hiệu bắt
buộc.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC


ngày 28/3/2013:

Điều 6. Về tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206 Bộ luật hình sự)

1. Người tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn
động cơ quy định tại khoản 1 Điều 265 Bộ luật hình sự là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ
huy cuộc đua xe trái phép. Người tổ chức có thể tham gia hoặc không tham gia cuộc đua
xe trái phép.

6. Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua quy định tại điểm đ khoản 2
Điều 265 Bộ luật hình sự là tháo dỡ phanh hãm xe, đèn chiếu sáng hoặc các thiết bị an
toàn khác của xe dùng để đua trái phép.

- Mặt chủ quan: Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi lẽ, người phạm tội nhận thức rõ hành
vi của mình là hành vi tổ chức đua xe trái phép, thấy trước hậu quả của hành vi đó và
mong muốn hậu quả xảy ra hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy
không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. (khoản 1 Điều 10
BLHS)
b. Trong quá trình đua xe do, không làm chủ được tốc độ B và C đã tông phải một
chị phụ nữ đang đi xe đạp cùng chiều làm chị này chết vì chấn thương sọ não.

A vẫn phạm tội tổ chức đua xe trái phép trong tình huống này nhưng với 2 tình tiết
tăng nặng là làm chết người và tháo dở các thiết bị an toàn quy định tại điểm e,đ khoản 2
Điều 265 BLHS

B, C phạm tội đua xe trái phép quy định tại điểm a, i khoản 2 Điều 266 BLHS.
- Chủ thể: B, C đủ năng lực và tuổi chịu trách nhiệm
- Khách thể: Xe ô tô, xe máy. Xe gắn động cơ,...
- Hành vi(MKQ): tham gia đua xe trái phép do A tổ chức, B, C còn không
làm chủ được tốc độ nên đã tông phải một chị phụ nữ đang đi xe đạp cùng chiều
làm chị này chết vì chấn thương sọ não.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC


ngày 28/3/2013:

Điều 7. Về tội đua xe trái phép (Điều 207 Bộ luật hình sự)

4. Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua quy định tại điểm e khoản 2 Điều
207 Bộ luật hình sự là tháo dỡ phanh hãm xe, đèn chiếu sáng hoặc các thiết bị an toàn
khác của xe dùng để đua trái phép.

B, C đã dùng phương tiên tháo dở phanh hãm xe ra để thực hiện hành vi và gây tai nạn
làm chết người.
- Mặt chủ quan: Lỗi của B,C là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi lẽ, người phạm tội
nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi tổ chức đua xe trái phép, thấy trước
hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc thấy trước hậu quả
của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc
cho hậu quả xảy ra. (khoản 1 Điều 10 BLHS) Nhưng, B, C cố ý trong hành vi
nhưng vô ý với hậu quả chết người.

c. Những người đua xe bị các chiến sỹ công an dùng biện pháp bắt giữ đã chạy
thoát một số theo nhiều ngã ngách khác nhau. Trong quá trình bỏ chạy do xe không thắng
nên đã gây tai nạn ở một đường phố khác làm một người bị thương với tỷ lệ tổn thương
cơ thể là 65%.
A không phạm tội tại điểm c) khoản 2 Điều 265 BLHS vì đề bài không cho biết việc
A có tổ chức việc chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép hay không. Nhưng A vẫn phạm
tội theo câu a). A sẽ không chịu trách nhiệm từ khi việc bỏ chạy của người tham gia diễn
ra vì nó không nằm trong phạm vi đua xe trái phép.

Người gây tai nạn phạm tội tại điểm a khoản 1 Điều 260 BLHS.
- Chủ thể: gọi tắc là D mặc định là đủ năng lưc hành vi và tuổi chịu trách
nhiệm hình sự.
- Khách thể: xâm phạm an toàn của hoat động tham gia giao thông, an toàn
sức khỏe tính mạng, tài sản NN, cá nhân.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: để trốn tránh người thi hành công vụ thì D thường vi phạm giao
thông như: Đi quá tốc độ, quá trọng tải, vượt trái phép, không đi đúng tuyến
đường, luồng đường để tránh việc bị bắt, bằng chứng cho thấy ở đây có thể là
người thi hành công vụ không bắt được D
+ Hậu quả: một người bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 65%.
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi của D trực tiếp dẫn đến hậu quả.
- Mặt chủ quan: D cố ý trong hành vi nên phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp và
vô ý trong hậu quả

Bài tập 3

Khoảng 03 giờ 30 ngày 10/01/2021, Đặng Văn L sử dụng máy tính bảng SamSung
Galaxy đăng nhập vào tài khoản ví Senpay do quản lý và sử dụng thì lúc này trên màn
hình điện thoại gợi ý lên hàng loạt số điện thoại có đăng ký ví Senpay. L ngẫu nhiên bấm
vào số điện thoại 0868393439 và bấm mật khẩu là 123456 thì ví Senpay báo đăng nhập
thành công và thấy trong tài khoản trong ví Senpay ID 0868393439 mang tên Nguyễn
Dương Hữu Th có khoảng gần 13.000.000 đồng nên L nảy sinh chiếm đoạt toàn bộ số
tiền có trong ví Senpay ID 0868393439. Để thực hiện việc chiếm đoạt này, L chuyển toàn
bộ số tiền có trong ví Senpay ID 0868393439 đến ví Senpay ID 0384501260 mang tên
Nguyễn Tấn Tài (sinh năm 1995; Nơi cư trú: ấp Bàu Điều, xã Phước Thạnh, huyện Củ
Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) do L quản lý và sử dụng. Tuy nhiên, để chuyển toàn bộ số
tiền nêu trên trong 01 lần chuyển thì cần phải nhập mã xác thực OTP do hệ thống Senpay
gửi về sim điện thoại 0868393439 do không có được mã xác thực OTP nên L tiếp tục
thực hiện 12 lần chuyển tiền (mỗi lần chuyển số tiền nhỏ hơn 2.000.000 đồng thì sẽ
không cần mã xác thực OTP) từ ví Senpay ID 0868393439 đến đến ví Senpay ID
0384501260 mang tên Nguyễn Tấn Tài (do L mượn Chứng minh nhân dân của Tài để mở
tài khoản do L sử dụng) với tổng số tiền 12.694.993 đồng. Cùng ngày 10/01/2021 L tiếp
tục thực hiện chuyển toàn bộ số tiền chiếm đoạt được từ ví điện tử Senpay ID
0384501260 đến ví điện tử Senpay ID 0972396137 mang tên Đặng Văn L, sau đó L sử
dụng hết số tiền trên để mua thẻ cào mạng điện thoại di động Viettel để nạp vào Game
Online. Sau khi sử dụng hết số tiền chiếm đoạt được, Đặng Văn L đã bán máy tính bảng
hiệu Samsung Galaxy kèm sim điện thoại 0972396137 (được gắn trong máy tính bảng)
cho một người mua không rõ nhân thân lai lịch. Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
thành phố Thủ Đức Đặng Văn L khai nhận hành vi phạm tội như trên phù hợp với tài liệu
chứng cứ được thu giữ.

Trong vụ án này, Hội đồng xét xử kết luận Đặng Văn L phạm tội: “Sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” tại
Điều 290 BLHS năm 2015.

Theo anh (chị), Toà án dựa vào những tình tiết, lập luận nào để kết luận tội danh đối
với Đặng Văn L?
- Chủ thể: Đặng Văn L đủ năng lực hành vi và tuổi chịu trách nhiệm hình
sự
- Khách thể: chế độ quản lý an ninh mạng, và quyền sở hữu tài sản của cơ
quan, cá nhân, tổ chức
- Mặt khách quan:
+ Hành vi:
- 10/01/2021, Đặng Văn L sử dụng máy tính bảng SamSung Galaxy đăng
nhập vào tài khoản ví Senpay, L ngẫu nhiên bấm vào số điện thoại
0868393439 và bấm mật khẩu là 123456 thì ví Senpay báo đăng nhập thành
công và thấy trong tài khoản trong ví Senpay ID 0868393439. Ở đây, L đã
truy cập vào tài khoản Senpay của người khác mà không có sự đồng ý của chủ
tài khoản, hành vi vi phạm quy định tại điểm c) khoản 1 Điều 290 BLHS: “c)
Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm
chiếm đoạt tài sản;” Truy cập bất hợp pháp ở đây là hành vi sử dụng mã truy
cập của Th mà không có sự cho phép của người đó để truy cập vào tài khoản
không phải của mình.
- Thấy tài khoản có khoảng gần 13.000.000 đồng, L đã chuyển toàn bộ số
tiền có trong ví Senpay ID 0868393439 đến ví Senpay ID 0384501260 mang
tên Nguyễn Tấn Tài do L quản lý và sử dụng. Tuy nhiên, để chuyển toàn bộ
số tiền nêu trên trong 01 lần chuyển thì cần phải nhập mã xác thực OTP do hệ
thống Senpay gửi về sim điện thoại 0868393439, do không có được mã xác
thực OTP nên L tiếp tục thực hiện 12 lần chuyển tiền (mỗi lần chuyển số tiền
nhỏ hơn 2.000.000 đồng thì sẽ không cần mã xác thực OTP) từ ví Senpay ID
0868393439 đến đến ví Senpay ID 0384501260 với tổng số tiền 12.694.993
đồng. Do lo sợ chủ tài khoản phát hiện, nên L đã sử dụng máy tính thực hiện
hành vi tinh vi của mình làm cho chủ tài khoản không phát hiện hành vi của
mình. Tại đây tội phạm đã hoàn thành hành vi chiếm đoạt tài sản của mình với
số tiền là 12.694.993 đồng.
- Mặt chủ quan: Đặng Văn L thực hiện hành vi khách quan với lỗi cố ý trực
tiếp, vì L hoàn toàn nhận biết hành vi sử dụng máy tính để chiếm đoạt tài sản là
nguy hiểm cho xã hội vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. L đã
Bài tập 5
Tối 9/1, A và B trèo tường vào khu vực W9B đường băng sân bay Tân Sơn Nhất tháo
trộm các bộ đèn tim đường băng, bị lực lượng an ninh phát hiện. Tại công an, A và B
khai đã ba lần lẻn vào đường băng tháo trộm các bộ đèn tim đường để lấy nhôm đem bán.
Tổng thiệt hại của 3 lần lấy các bộ đèn tim đường băng của A và B là 506 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích
tại sao?

● Hành vi của A và B trong vụ án này cấu thành Tội phá huỷ công trình, cơ sở,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo Điều 303 BLHS
- Khách thể:
+ Quan hệ xã hội bị xâm hại: sự an toàn của các công trình, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia, từ đó xâm phạm đến quyền và lợi ích nhà nước,
quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Đối tượng tác động: công trình, phương tiện giao thông vận tải quốc gia, cụ thể
là các bộ đèn tim đường băng.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: được thể hiện qua hành động lẻn vào đường băng tháo trộm các bộ
đèn tim đường với mục đích lấy nhôm đem bán.
+ Hậu quả: làm hư hỏng, mất một phần tác dụng của đường băng hàng không và
thiệt hại vật chất của các bộ đèn tim đường băng có giá trị lên đến 506 triệu
đồng.
- Chủ thể: A và B là những chủ thể thường có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: A và B nhận thức được hành vi trái pháp luật của mình có
tính nguy hiểm nhưng vẫn cố ý thực hiện.

Bài tập 11
Khoảng 10h, A và B ngồi nhậu tại một quán vỉa hè gần trường PTTH X. Đến khoảng
14h45 phút thì A lấy xe chở B đến trường X để tìm bạn gái của A (là P) đang học ở
trường này rủ đi chơi. Dù đang trong giờ học nhưng A vẫn chạy xe thẳng vào khu vực
lớp học và gọi P ra rủ đi chơi nhưng bị P từ chối. Bảo vệ trường đến nhắc nhở A và B thì
A liền nẹt pô, rú ga chạy xe ra khỏi trường rồi quay lại quán nhậu tiếp. Đến khoảng
15h45 phút, sau khi đã nhậu say, A chở B quay lại trường X và chạy xe thẳng vào trước
dãy phòng học, tiếp tục nẹt pô và rú ga cho xe nổ máy thật to. Bảo vệ trường thấy vậy
nên khóa cổng trường lại. Lúc này, A và B đứng la hét, chửi bới và đe dọa các chú bảo vệ
ngay trước dãy phòng học. Sau đó, cả hai trèo tường ra ngoài. A chạy đến nhà người
quen mượn một cái búa bổ củi và một cái rựa nói là để đi chặt cây. Có rựa và búa trong
tay, A quay lại trường rồi cùng với B dùng rựa và búa phá tường rào lưới B40 của trường
X để chui vào lấy xe ra. Sau khi lấy xe ra, A và B đứng trước cổng trường la hét, chửi
bới, đập phá làm cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu đồng. Sau đó, cả hai tiếp
tục cầm rựa và búa chạy vào trường gây sự với các bảo vệ. Hành vi của A và B đã làm
cho các giáo viên, học sinh hoảng sợ và 2 tiết học cuối chiều hôm đó phải dừng lại.
Anh (chị) hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B và giải thích tại sao?

● A và B đã phạm Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 BLHS và Tội huỷ
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178
- Đối với Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS)
+ Khách thể:
● Quan hệ xã hội bị xâm phạm: trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
● Đối tượng tác động: trường X.
+ Mặt khách quan:
● Hành vi: A chở B chạy xe thẳng vào trước phòng học, nẹt pô rú ga cho xe nổ máy
thật to và đứng la hét, chửi bới, đe dọa bảo vệ.
● Hậu quả: làm cho giáo viên, học sinh hoảng sợ và có 2 tiết học vào chiều hôm đó
phải dừng lại.
● Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A và B là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự
hoảng loạn ở trường X làm cho giáo viên và học sinh phải dừng tiết học lại.
+ Chủ thể: A và B là những chủ thể thường có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
+ Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
- Đối với Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS)
+ Khách thể:
● Quan hệ xã hội bị xâm phạm: quan hệ sở hữu tài sản của trường X
● Đối tượng tác động: tường rào B40 cổng trường của trường X
+ Mặt khách quan:
● Hành vi: A cùng B quay lại trường dùng rựa, búa phá tường rào lưới B40 làm cho
cổng trường bị hỏng
● Hậu quả: gây thiệt hại tài sản trường X trị giá 10 triệu đồng
● Mối quan hệ nhân quả: đơn trực tiếp. Hành vi A,B dùng rựa, búa đập phá cổng
trường là nguyên nhân gây thiệt hại 10 triệu đồng.
+ Chủ thể: A và B là những chủ thể thường có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
+ Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp

You might also like