You are on page 1of 13

CÁC TỘI PHẠM VỀ QUẢN LÝ (CỤM 4)

Phần 1. Nhận định


1. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi công gây tai nạn chết người
thì cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).
Sai.
CSPL: Điều 3 TTLT 09/2013; điểm a khoản 1 Điều 260, Điều 128, 129, 295 BLHS 2015
Trường hợp có hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng không tham gia giao thông đường
bộ mà ở nhận định này là tham gia trong công trường đang thi công gây tai nạn chết người, theo quy định của
thông tư liên tịch 09/2013, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 260
Bộ luật hình sự như nhận định nêu trên mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa
mãn dấu hiệu của tội phạm đó như tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự, tội vô ý làm
chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (phải đưa ra quy tắc nghề nghiệp hay quy tắc
hành chính nào bị xâm phạm) quy định tại Điều 129 Bộ luật hình sự hoặc tội vi phạm quy định về an toàn lao
động, về an toàn ở những nơi đông người quy định tại Điều 295 Bộ luật hình sự (phải đưa ra các quy định về an
toàn lao động, an toàn ở những nơi đông người nào bị xâm phạm).
4. Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).
Sai vì nếu bản thân của người đua xe trái phép tham gia tổ chức đua xe trái phép (dụ dỗ, thúc đẩy,...) đủ yếu tố
CTTP về Tội tổ chức đua xe trái phép (Đ265).
- Bên cạnh đó nếu việc đua xe trái phép này thực hiện các hành vi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, TS vs lỗi
cố ý thì sẽ cấu thành các tội cụ thể
+ Việc đua xe trái phép cố ý gây thiệt hại về tính mạng -> Tội giết người (Đ123)
+ Việc đua xe trái phép cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại SK -> Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác (Đ134)
9. Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội: Tội tàng trữ trái phép vũ
khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
Sai.
CSPL: Điều 304 BLHS 2015; TTLN 01/TTLN NGÀY 07/01/1995
Theo tinh thần quy định của Thông tư liên ngành 01/1995 thì Điều 304 Bộ luật hình sự quy định nhiều hành vi
phạm tội khác nhau đối với nhiều loại đối tượng khác nhau. Vì vậy trong trường hợp bị can, bị cáo thực hiện
nhiều hành vi phạm tội khác nhau, mà cụ thể ở đây là hai hành vi tàng trữ và bán trái phép vũ khí quân dụng thì
tuỳ từng trường hợp cụ thể mà kẻ phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội với tên tội danh đầy
đủ các hành vi đã được thực hiện hay về nhiều tội độc lập đối với từng hành vi đã thực hiện, cụ thể như sau:
- Nếu kẻ phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà những hành vi phạm tội này liên quan chặt chẽ với nhau
(hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện, là hậu quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) đối với cùng nhiều
đối tượng hay một đối tượng, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội với tên tội danh đầy đủ các hành
vi đã được thực hiện.
- Nếu kẻ phạm tội thực hiện nhiều hành vi độc lập đối với các đối tượng độc lập khác nhau thì bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về nhiều tội độc lập với từng hành vi độc lập đã được thực hiện và khi xét xử sẽ áp dụng Điều 41
Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt chung. Thí dụ: Một người tàng trữ hai khẩu súng quân dụng và mua 5 quả
lựu đạn, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội "tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng" và tội "mua trái phép
vũ khí quân dụng".
Ở đây, có thể thấy trong nhận định trên, hành vi tàng trữ và mua bán trái phép vũ khí quân dụng của người phạm
tội là các hành vi có quan hệ biện chứng với nhau, hành vi tàng trữ làm tiền đề cho hành vi mua bán, hành vi mua
bán là hệ quả cho hành vi tàng trữ, do đó, truy cứu trách nhiệm hình sự về 1 tội "tàng trữ, mua bán trái phép vũ
khí quân dụng".
11. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là hành vi
chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS).
Sai vì nếu việc hủy hoại cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia phải tùy thuộc
vào mục đích, nếu với mục đích chống chính quyền nhân dân thì có thể CTTP tội phá hoại cơ sở VC nước
CNXHCNVN (đ114). Còn nếu ko thuộc TH Đ114 thì thuộc vào Đ303
12. Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng chỉ cấu thành Tội gây rối trật
tự công cộng (Điều 318 BLHS).
Sai vì hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng đôi khi lại là tiền đề CTTP quy định tại
các Điều khác khi thỏa mãn đk của CTTP khác.
+ Việc gây rối có thêm hvi gây thương tích -> Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác, định khung tăng nặng (K2 Đ134)
+ Việc gây rối có thêm hvi hư hỏng hoặc hủy hoại TS -> Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (K2 Đ178)
+ Việc gây rối có thêm hv chống đối người thi hành -> Tội chống người thi hành công vụ (K2 Đ330)
- Bên cạnh đó, nếu việc gây rối trật tự ở nơi công cộng mà chưa gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn
xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm thì cũng không thể CTTP này. Và nếu hành vi gây rối trật tự công cộng này không gây ra hậu
quả nghiêm trọng cũng không đủ đk để có thể quy kết về tội này.
15. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc.
Sai.
CSPL: khoản 3 Điều 1 NQ số 01/2010
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 NQ số 01/2010 thì tiền dùng đánh bạc bao gồm:
a) Tiền dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Như vậy, căn cứ để xác định tội danh đánh bạc không chỉ là tiền được trực tiếp thu ngay tại chiếu bạc. Trong
trường hợp số tiền mang theo của từng người nếu cơ quan chức năng chứng minh được số tài sản đó đã hoặc sẽ
được sử dụng vào việc đánh bạc thì vẫn bị coi là tài sản dùng để đánh bạc.
17. Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều cấu
thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS).
Sai.
CSPL: TTLT số 09/2011; Điều 323 BLHS 2015
Không phải mọi trường hợp có hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội
mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS) mà hành vi trên phải
thỏa các dấu hiệu cấu thành tội phạm này, cụ thể:
Xét về mặt lỗi, người phạm tội thực hiện hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác
phạm tội mà có với lỗi cố ý, nghĩa là họ phải nhận thức rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có mà vẫn thực
hiện hành vi chứa chấp tài sản này. Theo khoản 2 Điều 1 TTLT 09/2011 thì “Biết rõ tài sản là do người khác
phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội
hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.
Xét về đối tượng tác động, phải loại trừ các loại tài sản có tính năng đặc biệt. Cụ thể, theo điểm b khoản 10 Điều
2 TTLT 09/2011, trường hợp tài sản do phạm tội mà có là ma túy, tiền chất ma túy, pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí,
công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, hàng cấm, hàng giả,
nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm tương ứng thì người thực hiện hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản đó sẽ bị xử lý
về tội phạm tương ứng mà không xử lý về tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
20. Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329
BLHS).
Sai TH đối nạn nhân dưới 13T dù cho việc mua dâm này có theo sự thuận tình của nạn nhân hay không thì vẫn sẽ
cấu thành sang tội HD người dưới 16T (Đ142) chứ ko đủ đk quy kết về Đ329. Bên cạnh đó nếu người mua dâm
chưa đủ 18T thì cũng không thể quy kết về Tội mua dâm người dưới 18 tuổi tại Điều 329
28. Mọi hành vi phạm tội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện đều cấu thành các tội phạm về chức vụ
(Chương XXIII BLHS).

Nhận định sai

Cspl: chương 23-24 blhs

Những người có chức vụ nhưng xâm phạm hoạt động tư pháp thì xử các tội hoạt động tư pháp

Nếu những người có chức vụ nhưng trong quá trình thực hiện tội phạm không sử dụng chức vụ, quyền hạn hoặc
Nếu người có chức vụ sử dụng chức vụ trong quá trình thực hiện tội phạm nhưng lại không được giao công vụ,
nhiệm vụ thì không cấu thành tội phạm về chức vụ

29. Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá
trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS).

Nhận định sai

Cspl: điều 353, 304, 252

Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu
đồng trở lên là hành vi không chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản điều353 mà còn có thể cấu thành

Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng điều 304 nếu lợi dụng quyền hạn chiếm đoạt của NN mà mình quản lí có giá trị
từ 2tr đồng trở lên mà tài sản đó là vũ khí quân dụng

Hoặc tội chiếm đoạt chất ma túy điều 252 nếu lợi dụng quyền hạn chiếm đoạt của NN mà mình quản lí có giá trị
từ 2tr đồng trở lên mà tài sản đó là ma túy, chất gây nghiện

30. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản có giá trị từ 2
triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS).

Nhận định sai

Cspl: 358

Nếu trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qqua trung gian mà đòi, nhận hoặc sẽ
nhận tài sản có giá trị từ 2tr dồng trở lên để dùng sức ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn
làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc
không được phép làm thì phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi quy
định tại điều 358

34. Hành vi nhận tiền từ 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ,
quyền hạn làm một việc không được phép làm thì chỉ cấu thành Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có
chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366 BLHS).

Nhận định sai.

CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 366 BLHS


Giải thích: Để cấu thành tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi thì người phạm
tội có hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian nhận 2 triệu đồng trở lên để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người
có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được
phép làm. Tuy nhiên không phải mọi hành vi như trên đều cấu thành tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có
chức vụ quyền hạn đê trục lợi mà còn có thể cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi khi dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm
một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép
làm.

Chủ thể là có người đưa hối lộ nhưng không có người nhận hối lộ , có dấu hiệu của tội nhận hối lộ nhưng ko phải
là người nận hối lộ.

VD, 1 người đưa tiền cho vợ của thẩm phán, vợ của thẩm phán lợi dụng ảnh hưởng tác động lên thẩm phán

37. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động khai báo trước khi bị
phát giác thì được coi là không có tội.

Nhận định sai.

CSPL: Khoản 7 Điều 364 BLHS.

Giải thích: Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội
và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Tuy nhiên, nếu như người đưa hối lộ không bị ép buộc đưa hối
lộ, nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại
một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Như vậy, người đưa hối lộ tuy không bị ép đưa hối lội mà chủ
đồng khai báo thì được miễn trách nhiệm hình sự, về lý luận thì họ vẫn được coi là có tội.

40. Thẩm phán, hội thẩm có thể là chủ thể của Tội truy cứu trách nhiệm
hình sự người không có tội (Điều 368 BLHS).
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: Điều 368 BLHS
Giải thích: Những người có thẩm quyền trong việc khởi tố bị can gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều
tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát; điều tra viên; kiểm sát viên. Hành vi truy cứu trách nhiệm hình
sự người không có tội của thẩm phán và hội thẩm đã được nhà làm luật quy định thành một tội độc lập (tội ra bản
án trái pháp luật quy định tại Điều 295 Bộ luật hình sự). Do đó, đối với tội truy cứu trách nhiệm hình sự người
không có tội chỉ bao gồm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm
sát; điều tra viên; kiểm sát viên.
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, là người có quyền ra quyết định khởi tố bị can, ra quyết định truy tố, còn
thẩm phán là người XX nên không được xem là chủ thể của tội này
Thẩm phán và hội thẩm là chủ thể trong tội 370
Hành vi khách quan, đề nghị truy tố, truy tố
41. Kết án người mà mình biết rõ là không có tội là hành vi cấu thành Tội truy cứu trách nhiệm hình sự
người không có tội (Điều 368 BLHS).
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý
Giải thích: theo đó hành vi kết án là thẩm quyền của thẩm phán. Tuy nhiên, chủ thể của Điều 368 không bao gồm
thẩm phán mà chỉ bao gồm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện
kiểm sát; điều tra viên; kiểm sát viên. Vì vậy, việc kết án mà mình biết rõ không có tội không phải là hành vi cấu
thành Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 368 BLHS).
42. Mọi hành vi ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án đều cấu thành Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371 BLHS).
Sai
Vì để cấu thành Tội ra quyết định trái pháp luật Điều 371 BLHS thì ngoại trừ việc biết rõ là trái pháp luật trong
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì cần có hậu quả là gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đến
200.000.000 hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, để
cấu thành Tội ra quyết định trái pháp luật theo Điều 371 thì đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra. Phải căn cứ vào hậu
quả, và nếu ko rơi vào các cấu thành riêng tại 368, 369, 370, 377, 378, nếu QĐ đó thuộc QĐ đặc thù thuộc những
điều trên thid không thuộc điều 370 nữa. còn lại còn một số QĐ như QĐ xử lý tang vật…Không phải mọi hành vi
ra qĐ trái PL đều cấu thanht tội ra qĐ trái PL mà Ngoại trừ những tội tại Điều 368… thì ko cấu thành tội này.
43. Hành vi dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án chỉ cấu thành Tội dùng
nhục hình (Điều 373 BLHS).
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý: Điều 373; Điều 374 BLHS
Giải thích
Hành vi dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án không chỉ cấu thành Tội dùng nhục
hình mà còn có thể cấu thành Tội bức cung tại Điều 374 BLHS 2015.
Hành vi dùng nhục hình trong hoạt đồng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án cấu thành Tội dùng nhục hình Điều
373 BLHS 2015 khi người phạm tội trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trại
giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện mà có hành vi dùng nhục hình thì sẽ cấu
thành
Tội dùng nhục hình.
Hành vi dùng nhục hình có thể cấu thành Tội bức cung khi trong hoạt động tố tụng mà người phạm tội là người
có thẩm quyền, có hành vi sử dụng nhục hình để buộc người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ
án, vụ việc.
Vì vậy, hành vi dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án không chỉ cấu thành Tội
dùng nhục hình Điều 373 BLHS 2015 mà còn có thể cấu thành Tội bức cung tại Điều 374 BLHS 2015
45. Người bị hại có thể là chủ thể của Tội khai báo gian dối (Điều 382 BLHS)
Sai
Vì chủ thể quy định tại Điều 382 BLHS là chủ thể dặc biệt gồm người làm chứng, người giám định, người phiên
dịch, người dịch thuật, người bào chữa, chỉ những chủ thể này mới là chủ thể của Tội khai báo gian dối. Vì vậy,
người bị hại không thể là chủ thể của Tội khai báo gian dối quy định tại Điều 328 BLHS 2015.
Hành vi khải báo gian dối đc quy định trong Điều 382 không liệt kê người bị hại cũng như ko đc kê người phạm
tội
47. Mọi trường hợp biết người khác phạm tội, tuy không hứa hẹn trước mà giúp họ lẩn trốn đều cấu thành
tội che giấu tội phạm (Điều 389 BLHS).
Nhận định sai
Cơ sở pháp lý Điều 389, Điều 18 BLHS 2015
Giải thích: Nếu biết người khác phạm tội, tuy không hứa hẹn trước mà giúp họ lẩn trốn thì có thể không cấu thành
tội che giấu tội phạm mà cấu thành một tội phạm khác trong các trường hợp: khoản 2 Điều 18 BLHS 2015 người
che giấu là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội nếu tội phạm họ che
giấu không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiệm trọng; trường hợp khác không cấu thành
tội che giấu tội phạm (Điều 389 BLHS) là khi tội phạm chưa kết thúc trên thực tế, người không hứa hẹn trước mà
giúp lẩn trốn thì lúc này sẽ trở thành đồng phạm với vai trò người giúp sức chứ không cấu thành tội che giấu tội
phạm Điều 389 BLHS 2015.
Dựa vào việc hứa hẹn trước hay không, nếu ko hứa hẹn trước mà giúp che giấu cấu thành tội che dấu TP,
Phần II. Bài tập
Bài tập 8

Khoảng 10h, A và B ngồi nhậu tại một quán vỉa hè gần trường PTTH X. Đến khoảng 14h45 phút thì A lấy xe chở
B đến trường X để tìm bạn gái của A (là P) đang học ở trường này rủ đi chơi. Dù đang trong giờ học nhưng A vẫn
chạy xe thẳng vào khu vực lớp học và gọi P ra rủ đi chơi nhưng bị P từ chối. Bảo vệ trường đến nhắc nhở A và B
thì A liền nẹt pô, rú ga chạy xe ra khỏi trường rồi quay lại quán nhậu tiếp. Đến khoảng 15h45 phút, sau khi đã
nhậu say, A chở B quay lại trường X và chạy xe thẳng vào trước dãy phòng học, tiếp tục nẹt pô và rú ga cho xe nổ
máy thật to. Bảo vệ trường thấy vậy nên khóa cổng trường lại. Lúc này, A và B đứng la hét, chửi bới và đe dọa
các chú bảo vệ ngay trước dãy phòng học. Sau đó, cả hai trèo tường ra ngoài. A chạy đến nhà người quen mượn
một cái búa bổ củi và một cái rựa nói là để đi chặt cây. Có rựa và búa trong tay, A quay lại trường rồi cùng với B
dùng rựa và búa phá tường rào lưới B40 của trường X để chui vào lấy xe ra. Sau khi lấy xe ra, A và B đứng trước
cổng trường la hét, chửi bới, đập phá làm cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu đồng. Sau đó, cả hai tiếp
tục cầm rựa và búa chạy vào trường gây sự với các bảo vệ. Hành vi của A và B đã làm cho các giáo viên, học sinh
hoảng sợ và 2 tiết học cuối chiều hôm đó phải dừng lại. (căn cứ chứng minh gây anh hưởng xấu cho xã hội)

Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B và giải thích tại sao?

Dự kiến:

- Tội gây rối trật tự công cộng (Đ318): nẹt pô, rú ga chạy xe ra khỏi trường, sau đó chạy xe thẳng vào trước dãy
phòng học, tiếp tục nẹt pô và rú ga cho xe nổ máy thật to; đứng la hét, chửi bới.

- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Đ178): dùng rựa và búa phá tường rào lưới B40 của trường X để
chui vào lấy xe ra, đập phá làm cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu đồng

- Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Đ303): dùng rựa và búa phá tường
rào lưới B40 của trường X để chui vào lấy xe ra, đập phá

KL:

Tội gây rối trật tự công cộng (Đ318)

Khách thể của tội phạm: xâm phạm trật tự công cộng, cản trở hoạt động lành mạnh, bình thường của những người
khác ở nơi công cộng. Trường học được xem là nơi công cộng vì đây là nơi phục vụ cho việc giảng dạy và học
tập của nhiều người.

Mặt khách quan của tội phạm: A và B đã có hành vi gây rối trật tự công cộng như chạy xe thẳng vào trước dãy
phòng học trường X, tiếp tục nẹt pô và rú ga cho xe nổ máy thật to. Bên cạnh đó, A và B dùng rựa và búa phá
tường rào lưới B40 của trường X để chui vào lấy xe ra. Sau khi lấy xe ra, A và B đứng trước cổng trường la hét,
chửi bới, đập phá làm cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu đồng.

Mặt chủ quan của tội phạm: A và B thực hiện hành vi với lỗi cố ý, nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội ở nơi công cộng và mong muốn thực hiện hành
vi đó.

Chủ thể của tội phạm: A và B đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

- Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Đ178):

Mặt khách quan: A và B dùng rựa và búa phá tường rào lưới B40 của trường X để chui vào lấy xe ra; cùng với
hành vi đập phá làm cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu đồng đủ để CTTP tại Đ178 (nếu có nhiều hành
vi mà làm hủy hoại hoàn toàn vật này nhưng có vật không hoàn toàn hủy hoại mà chỉ hư hỏng có thể sửa được thì
dùng tội ghép)
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý, nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm

Bài tập 9

Khoảng 14 giờ, Tâm đang ngủ trưa tại nhà thì có Dân, Hoàng, Nghĩa đến chơi. Khi mọi người đang ngồi chơi thì
Dân đề xuất mọi người cùng tham gia đánh bạc bằng hình thức “đánh xóc đĩa” và được mọi người nhất trí. Tâm
đi lấy một bát, một đĩa sứ và một hột súc sắc (hành vi cung cấp công cụ phạm tội).

Đến 16 giờ khi mọi người đang sát phạt nhau thì bị lực lượng công an bắt quả tang. Tang vật thu giữ gồm: một
bát, một đĩa sứ, một hột súc sắc cùng tổng số tiền thu trên chiếu bạc là 15.000.000 đồng.

Về vụ án này, có 3 quan điểm về việc xác định tội danh đối với Tâm:

Tâm phạm tội đánh bạc. (Tâm tham gia vào hoạt động đánh bạc trái phép mà cụ thể là đánh xóc đĩa với Dân,
Hoàng và Nghĩa)

Tâm phạm tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. (không hiểu tại sao có tội tổ chức ở đây TT)

Tâm phạm tội đánh bạc và gá bạc. (qua tình tiết Tâm có hành vi dùng nhà ở của mình thực hiện hành vi đánh bạc
trái phép mà cụ thể là đánh xóc đĩa với Dân, Hoàng và Nghĩa)

Theo anh (chị), Tâm phạm tội gì? Tại sao?

KẾT LUẬN:
Tội đánh bạc theo Điều 321
CHỨNG MINH:
Về mặt khách quan, Tâm có hành vi đánh bạc trái phép mà cụ thể theo tình tiết trên là hành vi đánh xóc đĩa với
Dân, Hoàng, Nghĩa được thua bằng tiền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
Về mặt chủ quan, Tâm thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, theo đó, về lý trí, Tâm nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình qua việc Dân đề xuất tham gia hoạt động đánh bài trái phép và Tâm cùng Hoàng và
Nghĩa đề nhất trí tham gia, không hề có căn cứ cho thấy có sự cưỡng ép, đe dọa nào ở đây, ngoài ra công cụ phạm
tội là do Tâm chuẩn bị nên có thể thấy Tâm nhận thức rõ mình đang làm gì. Về ý chí, Tâm biết hoặc buộc phải
biết hành vi đánh xóc đĩa được thua bằng tiền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là hành
vi đánh bạc trái phép có tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội và có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Mặc dù nhận thức rõ đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, Tâm vẫn thực hiện hành vi phạm tội.
Về mục đích, Tâm thực hiện hành vi đánh bạc trái phép với mục đích được thua bằng tiền, cụ thể, theo kết quả
điều tra cho thấy tổng số tiền thu trên chiếu bạc là 15.000.000 đồng.
BÁC CÁC DỰ KIẾN CÒN LẠI:
Tội tổ chức đánh bạc trái phép theo Điều 322: xét về hành vi cấu thành tội phạm của tội này, qua tình tiết có thể
thấy Tâm không có hành vi rủ rê, lôi kéo người khác tham gia vào hoạt động đánh bạc trái phép mà Tâm là người
đồng ý tham gia đề xuất đánh bạc trái phép do Dân đề nghị, do đó khôn g thỏa hành vi khách quan của tội này.
Ngoài ra, để cấu thành tội phạm này phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các điểm trong khoản 1 Điều
322 BLHS nhưng ở tình huống trên hành vi của Tâm không thỏa một trong các điều kiện theo quy định pháp luật.
Tội gá bạc theo Điều 322: để cấu thành tội phạm này phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các điểm trong
khoản 1 Điều 322 BLHS nhưng ở tình huống trên hành vi của Tâm không thỏa một trong các điều kiện theo quy
định pháp luật.
Bài tập 12

A là gái mại dâm. B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm. Sau khi thỏa thuận giá cả là 200.000 đồng, A đưa B và
C đến nhà D là người cho A thuê chỗ để hành nghề. Sau khi hành lạc xong B giả vờ quên tiền nên đề nghị về nhà
lấy tiền trả cho A và để lại giấy chứng minh nhân dân (CMND) làm tin. A chờ không thấy B và C đến nên đã đến
địa chỉ ghi trong giấy CMND thì người có giấy CMND là một thanh niên khác và có nói anh bị mất giấy CMND.
A tìm kiếm, phát hiện ra chỗ ở của B, C và yêu cầu công an giải quyết về hành vi của B và C.

Hãy xác định có tội phạm trong vụ việc này hay không với giả định:

A. A là người dưới 16 tuổi.

TH1: A dưới 13T

Dự kiến:

- Tội hiếp dâm người dưới 16t (Đ142): vì B vs C có hành vi QH tình dục vs người dưới 13T

KL: Tội hiếp dâm người dưới 16t (Đ142)

B, C phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015. Mặc dù ở đây A có sự
thuận tình nhưng thời điểm B, C thực hiện hành vi thì A dưới 13 tuổi nên căn cứ vào quy định, B, C phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội hiếm dâm người dưới 16 tuổi.

Bởi vì ko có tội mua bán dâm nên D ko phải là ng chứa mại dâm, D phạm tội hiếp dâm vs vai trò là ng giúp súc
nếu D biết A chưa đủ 16 tuổi

TH2: Từ đủ 13 đến dưới 16T

Dự kiến:

- Tội hiếp dâm người dưới 16T (Đ142): có hành vi QH tình dưới vs người dưới 16T

- Tội mua dâm người dưới 18T (điểm b K2 Đ329): B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm

KL: Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (điểm b khoản 2 Điều 329)

- Khách thể của tội phạm: xâm phạm sự phát triển bình thường về thể chất, tâm sinh lý của nạn nhân là A người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

- Mặt khách quan của tội phạm: thực hiện hành vi dùng tiền thỏa thuận mua dâm nhằm thực hiện hành vi quan hệ
tình dục với A, là tội phạm có cấu thành hình thức và có sự thuận tình của nạn nhân là A.

- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý.

- Mặt chủ thể: B, C là chủ thể đặc biệt của tội phạm phải đủ 18 tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự. D phạm
tội chưa mại dâm

B. A là người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi.

Dự kiến:

- Tội mua dâm người dưới 18T (Đ329): B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm

KL: Tội mua dâm người dưới 18T (Đ329)

Trong trường hợp này, B, C phạm tội mua dâm người dưới 18 tuổi theo khoản 1 Điều 329 BLHS 2015, D phạm
tội chứa mại dâm theo khoản 1 Điều 327 BLHS 2015.
- Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến trật tự công cộng và sự phát triển bình thường về thể chất, tâm lý của
người dưới 18 tuổi. Người bán dâm là A có độ tuổi từ trên 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Mặt chủ thể: B, C là chủ thể đặc biệt của tội phạm phải đủ 18 tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

- Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi mua dâm được thể hiện qua việc B, C có thỏa thuận với A rằng sau khi
thực hiện hành vi sẽ trả một khoản tiền là 200.000 đồng cho A và giữa A, B, C có sự đồng thuận, tự nguyện

C. A là người trên 18 tuổi.

A, B, C đều trên 18 tuổi có hành vi mua bán dâm sẽ bị xử phạt hành chính. Đối với A bị xử phạt theo Điều 23
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, B và C bị xử phạt theo Điều 22 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. D bị phạm tội
chứa mại dâm theo khoản 1 Điều 327 BLHS 2015

Bài tập 15

Sau khi nhậu xong, A chở B và C không đội nón bảo hiểm phóng nhanh, lạng lách trên đường. Thấy vậy, T và
H là chiến sĩ đội tuần tra giao thông đuổi theo, ép xe của A vào lề đường và yêu cầu xuất trình giấy tờ. A liền
xuống xe, mở cốp lấy cây mã tấu dài khoảng 35 cm chạy tới chém liên tiếp vào H. T rút súng ra để giải nguy
cho đồng đội thì ngay lập tức bị B xông vào tước vũ khí rồi chĩa nòng súng vào người T dọa bắn, T hoảng sợ chạy
vào con hẻm gần đó. Sau khi thấy H nằm bất động và T đã bỏ chạy. A, B, C dùng mã tấu, gạch, đá đập phá làm
hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu động) mà T và H đang sử dụng rồi lên xe bỏ
trốn cùng với khẩu súng mà B lấy của T. Anh H sau đó được đưa cấp cứu nhưng đã tử vong do đa vết thương ở
đầu và bụng.

Hãy xác định tội danh cho tình huống trên.

Dự kiến:

Về A:

- Tội giết người theo điểm d khoản 1 Điều 123 qua tình tiết A xuống xe, mở cốp lấy cây mã tấu dài khoảng 35 cm
chạy tới chém liên tiếp vào H khiến anh H tử vong do đa vết thương ở đầu và bụng

- đồng phạm Tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 178 qua tình tiết A dùng mã tấu, gạch, đá đập phá
làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu động) mà T và H đang sử dụng

Về B:

- đồng phạm Tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 178 qua tình tiết B cùng A và C dùng mã tấu, gạch,
đá đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu động) mà T và H đang sử dụng

- Tội đe dọa giết người theo khoản 1 Điều 133 qua tình tiết B xông vào tước vũ khí của T rồi chĩa nòng súng vào
người T dọa bắn

- đồng phạm tội giết người theo điểm d khoản 1 Điều 123 qua tình tiết B có hành vi giúp sức về mặt tinh thần qua
việc ngăn không cho anh T đến cản trở hành vi giết anh H của anh A, theo đó, T rút súng ra để giải nguy cho
đồng đội thì ngay lập tức bị B xông vào tước vũ khí rồi chĩa nòng súng vào người T dọa bắn
- Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng theo khoản 1 Điều 304 qua tình tiết B xông vào tước vũ khí là cây súng của T
Về C:
- đồng phạm Tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 178 qua tình tiết C cùng A và B dùng mã tấu, gạch,
đá đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu động) mà T và H đang sử dụng
KẾT LUẬN VÀ CHỨNG MINH
Về A:
Tội giết người theo điểm d khoản 1 Điều 123; đồng phạm Tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 178
BLHS
Chứng minh:
Tội giết người theo điểm d khoản 1 Điều 123:
Về mặt khách quan, A có hành vi tước đoạt trái phép tính mạng của H là chiến sĩ đội tuần tra giao thông đang thi
hành công vụ qua hành vi mở cốp lấy cây mã tấu dài khoảng 35 cm chạy tới chém liên tiếp vào H, dẫn đến hậu
quả anh H tử vong do đa vết thương ở đầu và bụng mà A đã gây ra
Về mặt chủ quan, A thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, A nhận thức được hành vi của mình là hành
vi nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả chết người xảy ra qua
một loạt các hành vi với cường độ tấn công liên tục, nhanh, quyết liệt trong việc tước đoạt tính mạng của anh H.
đồng phạm với vai trò người thực hành trong Tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 178 BLHS:
đối tượng tác động: chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu đồng)
về mặt khách quan, A cùng thực hiện hành vi làm hư hỏng tài sản với B và C cụ thể là A, B, C dùng mã tấu, gạch,
đá đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT mà T và H đang sử dụng gây thiệt hại 5 triệu đồng
về mặt chủ quan, A thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, A nhận thức được hành vi của mình là hành
vi nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi.
Về B:
Đồng phạm Tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 178; Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng theo khoản 1
Điều 304 và Tội đe dọa giết người theo khoản 1 Điều 133
Đồng phạm Tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 178:
đối tượng tác động: chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu đồng)
về mặt khách quan, B cùng thực hiện hành vi làm hư hỏng tài sản với A và C cụ thể là A, B, C dùng mã tấu, gạch,
đá đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT mà T và H đang sử dụng gây thiệt hại 5 triệu đồng
về mặt chủ quan, B thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, B nhận thức được hành vi của mình là hành
vi nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi.
Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng theo khoản 1 Điều 304:
Về mặt khách quan, B có hành vi chiếm đoạt trái phép vũ khí quân dụng là súng của T, theo đó, B xông vào tước
súng của T và sau đó bỏ trốn cùng với khẩu súng mà B lấy của T
Về mặt chủ quan, B thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, B nhận thức rõ tính trái pháp luật và tính
nguy hiểm trong hành vi của mình nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Tội đe dọa giết người cấu thành tăng nặng theo điểm c khoản 2 Điều 133:
Về mặt khách quan, B có hành vi dùng súng đe dọa tính mạng của T, cụ thể B chĩa nòng súng vào người T dọa
bắn, làm cho T lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện nên đã hoảng sợ chạy vào con hẻm gần đó. Hành vi
chĩa súng dọa bắn của B đã làm cho t lo sợ, hành vi này không nhằm mục đích giết người mà làm cho T tưởng
thật là mình có thể bị giết. Khi thấy b chĩa súng về phía mình, T sợ bị bắn nên sợ hãi bỏ chạy. Lúc này, t thực sự
tin rằng mình sẽ bị giết bởi hành vi đe dọa của B. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc T lo sợ bị giết.
Về mặt chủ quan, B thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, B nhận thức rõ tính trái pháp luật và tính
nguy hiểm trong hành vi của mình nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Về C:
đồng phạm Tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 178:
đối tượng tác động: chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu đồng)
về mặt khách quan, C cùng thực hiện hành vi làm hư hỏng tài sản với B và A cụ thể là A, B, C dùng mã tấu, gạch,
đá đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT mà T và H đang sử dụng gây thiệt hại 5 triệu đồng
về mặt chủ quan, C thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, C nhận thức được hành vi của mình là hành
vi nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi.
Xe chuyên dụng của cảnh sát có phải phương tiện quan trọng của an ninh quốc gia hay không?

Bài tập 33
A là điều tra viên của Phòng cảnh sát hình sự thuộc công an tỉnh. B là người đang bị truy tố về tội buôn lậu. Biết
A là điều tra viên nên B nhờ A giúp cho hồ sơ của B nhẹ tội. A nhận lời và đến gặp trưởng phòng điều tra để nhờ
vả nhưng bị từ chối. A vẫn gặp B và nói dối rằng đã lo xong và yêu cầu đưa 6 triệu đồng để A đi “chạy” giùm. B
đưa cho A đủ số tiền như đã được yêu cầu. Sau một thời gian, không thấy yêu cầu của mình được thực hiện, B đòi
trả tiền lại, nhưng A không trả. Vụ việc bị phát giác. Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Trong vụ án này, A phạm Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi theo
Điều 358 BLHS. Bởi lẽ A đã thỏa mãn hết các yếu tố cấu thành của tội này, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về mặt khách quan: A là điều tra viên phòng cảnh sát hình sự, là người có chức vụ quyền hạn nhưng
không thẩm quyền giúp B giả nhẹ tội. A đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhận 6 triệu đồng
của B, dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn là trưởng phòng điều tra để nhờ vả giảm
nhẹ án tội buôn lậu của B. Vì vậy, hành vi này của A cấu thành hành vi khách quan của tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi theo Điều 358 BLHS.
Thứ hai, về chủ thể: A là người có chức vụ quyền hạn nhưng không phải là người có thẩm quyền giải quyết yêu
cầu của B.
Thứ ba, về mặt chủ quan, A thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
Thứ tư, về khách thể: Hành vi của A xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội.
Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn đã tác động đến người có chức vụ, quyền hạn khác để người này
làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa lợi ích vật chất.
A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: A ko là người có thẩm quyền giải quyết mà lừa dối rằng đã lo xong và yêu
cầu đưa 6 tr  thủ đoạn gian dối. AD định khung tăng nặng lợi dụng chức vụ quyền hạn. Đã nhà người khác
nhưng họ lại không nhận lời nên không cấu thành tội ảnh hưởng người khác để trục lợi B phạm tội đưa hối lộ.
Bài tập 35:
A là Trưởng công an xã X, đã có những hành vi sau:
- Lợi dụng một số thương binh của xã nhờ lĩnh hộ số tiền trợ cấp nhân dịp A có công tác ở bên Phòng thương
binh xã hội. A nhận được 15 triệu đồng rồi chiếm đoạt luôn;
- Lợi dụng danh nghĩa công an xã, A đã khám xét nhà một người dân nghi là chứa hàng buôn lậu và đe dọa sẽ bắt
giữ nếu không nộp tiền cho hắn. Công dân này phải trao cho A 4 triệu đồng;
- A thả những người buôn lậu thuốc lá cùng hàng hóa của họ, vì trong số người bị bắt có người là bà con của A.
Hãy xác định tội danh trong các trường hợp trên.
1/ Hành vi 1: A phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS Khách thể của tội phạm:
quan hệ sở hữu, tài sản bị chiếm đoạt có trị giá từ 4 triệu đồng trở lên, ở đây, A đã chiếm đoạt 15 triệu.
Mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội nhận tài sản một cách ngay thẳng hợp pháp, sau đó chiếm đoạt
toàn bộ tài sản đó, theo tình huống, vì sự tín nhiệm của một số thương minh của xã nhờ lĩnh hộ tiền trợ cấp nên
sau khi nhận, A đã chiếm đoạt 15 triệu mà không gửi lại cho những người thương binh đã nhờ A.
Chủ thể: A có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý A là người có chức vụ quyền hạn tuy nhiên việc lĩnh hộ tiền trợ cấp không
phải là quyền hạn của A
2/ Hành vi 2: A phạm Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 BLHS.
Khách thể của tội phạm là xâm phạm hoạt động đúng đắn của Nhà nước, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Mặt khách quan của tội phạm: A đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình là công an xã để uy hiếp tinh thần
nạn nhân và buộc họ phải giao tài sản cho A, ở đây là 4 triệu đồng.
Về chủ thể của tội phạm: A là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ quyền hạn là công an xã K.
Mặt chủ quan của tội phạm là A phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp với động cơ là vụ lợi.
Trên thực tế khó chứng minh được hành vi đe doạ nếu không có bằng chứng, thường xử là nhận hối lộ 354
3/ Hành vi 3: A phạm Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 BLHS (nếu
những người này chỉ bị xử phạt hành chính không thuộc đối tượng người bị bắt theo Luật TTHS). Tha trái pháp
luật người bị bắt Đ378 (nếu bị bắt quả tang và buôn lậu đủ số lượng đc quy ddinhj trong luật)-(xem thêm khái
niệm người bị bắt- thẩm quyền của CA Xã)
Mặt khách thể của tội phạm là xâm phạm hoạt động đúng đắn của Nhà nước, tổ chức đồng thời gây thiệt hại cho
lợi ích nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã
lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình làm trái công vụ Ở đây, A đã lợi dung chức vụ là công an Xã đã thả người
phạm tội mà không bắt giữ.
Mặt chủ quan của tội phạm là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, động cơ vì lợi ích của cá nhân, mà
cụ thể là vì lợi ích của người thân mình.
Chủ thể là A là người có chức vụ, quyền hạn cụ thể là công an xã X
Bài tập 41
A là Phó chánh án Tòa án huyện X và cũng là thẩm phán được phân công giải quyết vụ án Cố ý gây thương tích
mà N là bị cáo trong vụ án này. Do biết A là người trực tiếp thụ lý vụ việc nên M là anh ruột của N đến gặp A đề
nghị A giúp đỡ giải quyết vụ việc theo hướng tuyên bị cáo N không phạm tội với mức tiền bồi dưỡng 50 ngàn
USD. A đề nghị 100 ngàn USD vì vụ việc phức tạp phải lo thu xếp nhiều nơi. M đồng ý và đưa trước 50 ngàn cho
A và 50 ngàn một tuần sau sẽ gửi vào tài khoản riêng của A. Một tuần sau, khi nhận đủ 50 ngàn USD mà M
chuyển vào tài khoản, dù không có đủ căn cứ nhưng với tư cách là phó chánh án phụ trách, A đã hủy bỏ việc áp
dụng biện pháp tạm giam và cho bị cáo N tại ngoại. Sau đó, để giải quyết vụ việc theo yêu cầu của M, A đã tiêu
hủy, sửa chữa, bổ sung một số tài liệu trong hồ sơ cũng như bí mật gặp gỡ B là người làm chứng trong vụ án đưa
cho B 100 triệu đồng để B khai lại toàn bộ lời khai theo hướng có lợi cho N. B đồng ý nhận tiền và khai lại lời
khai theo hướng dẫn của A. Vụ án được đưa xét xử với bản án tuyên bị cáo N không phạm tội. Vụ việc của A sau
đó bị phát giác, A khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
Hãy xác định tội danh trong tình huống trên.
Trong tính huống trên A phạm Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang
chấp hành án phạt tù quy định tại Đều 378 BLHS 2015, Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc quy định tại Điều
375 và Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu quy định tại Điều 384
BLHS 2015.
- Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù quy định
tại Đều 378 BLHS 2015
Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước
Hành vi khách quan: thể hiện ở hành vi lợi dụng lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền tha trái pháp luật
người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù. Trong tình huống trên, A đã lợi
dụng chức vụ Phó chánh án phụ trách để ra quyết định hủy việc áp dụng biện pháp tạm giam và cho N tại ngoại
dù không đủ điều kiện. Hành vi cho N tại ngoại là hành vi tha trái pháp luật, vì vậy cấu thành hành vi khách quan
của Tội tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù quy
định tại Đều 378 BLHS 2015.
Chủ quan: lỗi cố ý. A ý thức được hậu quả của hành vi của mình, tuy nhiên A mong muốn hậu quả xảy ra, vì vậy
A có lỗi cố ý.
Chủ thể: người có chức vụ quyền hạn: ông A là Phó chánh án nên có thẩm quyền tha, ông A đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn của mình để tha cho người phạm tội.
- Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc quy định tại Điều 375 BLHS 2015
Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước
Hành vi khách quan: người phạm tội có hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật
chứng của vụ án, vụ việc hoặc bằng thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung của vụ án. Trong tình huống trên
A đã tiêu hủy, sửa chữa, bổ sung một số tài liệu trong hồ sơ nhằm giúp đỡ giải quyết vụ việc theo hướng tuyên bị
cáo N không phạm tội, vì vậy hành vi của A đã thỏa mãn dấu hiệu khách quan của tội trên.
Chủ quan: Lỗi cố ý.
Chủ thể: đây là tội có chủ thể đặc biệt, chủ thể của tội này bao gồm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Thư ký Tóa án và một số chủ thể khác quy định tại khoản 1 Điều 375 BLHS 2015. A là Phó
chánh án và là Thẩm phán. Vì vậy, A đã thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội trên.
- Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu quy định tại Điều 384 BLHS
2015.
Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước
Hành vi khách quan: mua chuộc thể hiện ở việc dùng tiền hoặc các lợi ích vật chất giao cho người khác để họ
thực hiện hành vi khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, giám định kết luận gian dối, người phiên dịch
phiên dịch xuyên tạc sự thật. A đã có hành vi đưa tiền cho B là người làm chứng để B khai lại toàn bộ lời khai
theo hướng có lợi cho N. B đã đồng ý nhận tiền và khai lại lời khai theo hướng dẫn của A, tạo ra sự khai báo gian
dối.
Chủ quan: lỗi cố ý. A đã thực hiện hành vi trên dù A ý thức được hậu quả của hành vi, A mong muốn hậu quả xảy
ra. Vì vậy A có lỗi cố ý.
Chủ thể: A là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự vì vậy A là chủ thể của tội trên.
* B phạm Tội khai báo gian dối quy định tại Điều 382 BLHS 2015.
Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước
Hành vi khách quan: B đã có hành vi khai sai sự thật. Lời của người làm chứng có tính chất là phương tiện đển cơ
quan nhà nước có thẩm quyền có thể giải quyết vụ án một cách đúng đăn, khách quan. Tuy nhiên B đã có hành vi
nhận tiền và khai sai sự thật, vì vậy thỏa mãn hành vi khách quan của tội này.
Chủ quan: lỗi cố ý. Trong tình huống trên, B biết rõ hành vi trên là không đúng pháp luật, biết rõ hậu quả của
hành vi của mình và mong muốn hậu quả xảy ra. Vì vậy B có lỗi cố ý.
Chủ thể: chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, gồm người giám định, người phiên dịch, người làm chứng. Trong
tình huống trên B là người làm chứng, vì vậy đã thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội này.
M đưa hối lộ

You might also like