You are on page 1of 10

CỤM CÁC TỘI PHẠM VỀ KINH TẾ

Phần I: Nhận định


1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành
vi chiếm đoạt tài sản
Sai
CSPL: Điều 168, 170, 171, 176, 177, 178, 180 BLHS 2015
Giải thích: Hành vi phạm tọi xâm phạm sở hữu rất đa dạng. Dựa vào tính chất của hành vi phạm tội, có thể
phân nhóm như sau: hành vi chiếm đoạt tài sản (có thể thực hiện bằng các hình thức như cướp tài sản 168;
cưỡng đoạt tài sản 170; cướp giật tài sản 171; công nhiên chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm
đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176. Tội
chiếm giữ trái phép tài sản); hành vi sử dụng trái phép tài sản (Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản); hành
vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản (Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản ) và hành vi vô
ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản) chứ
không chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản như nhận định nêu ở trên.
3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu
Đúng
Giải thích: các tài sản bị chiếm đoạt là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu khi thỏa mãn một số
điều kiện nhất định.
Đầu tiên, về vật, vật là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu khi vật là một bộ phận của thế giới
vật chất, có thể đáp ứng được nhu cầu nhất định của con người, nằm trong sự chiếm hữu của con người, là
thước đo giá trị lao động của con người và là đối tượng của giao lưu dân sự. Như vậy, những vật có sẵn
trong tự nhiên không phải do con người tạo ra như rừng núi, song hồ, nguồn nước, tài nguyên trong long
đất... không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu trừ trường hợp những đối tượng vật
chất trên được sức lao động của con người tác động đến nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người (như tôm cá
ở biển đã được ngư dân bắt).
Vật là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải không có tính năng đặc biệt (vũ khí quân
dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, chất ma túy, chất phóng xạ...) nếu rơi vào các vật có tinh năng đặc biệt
đó thì không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu mà là đối tượng tác động của các tội
danh riêng.
Vật là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu phải có giá trị. Đồng thời, vật phải chưa bị chủ sở
hữu từ bỏ quyền sở hữu. Như vậy, vật bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu không phải là đối tượng tác động
của các tội xâm phạm sở hữu như cái ghế sofa cũ đã bị vứt bỏ ở bãi rác
Thứ hai, đối với tiền, tiền là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu bao gồm tiền Việt Nam, ngoại
tệ (những loại tiền được phép lưu thông và có giá trị thanh toán). Như vậy, tiền giả không thuộc đối tượng
tác động của các tội xâm phạm sở hữu mà là đối tượng tác động của tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu
hành tiền giả (Điều 207).
Thứ ba, đối với giấy tờ có giá, những giấy tờ có giá có thể quy đổi trực tiếp thành tiền, có khả năng thanh
toán giống như tiền (khi trao đổi, thanh toán không cần kèm theo chứng minh thư, hộ chiếu hoặc căn cước
công dân để chứng minh chủ sở hữu) là những đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu. Như vậy,
những giấy tờ có giá mà trên đó ghi tên chủ sở hữu thì không phải là đối tượng tác động của các tội xâm
phạm sở hữu.
Thứ tư, đối với quyền tài sản, riêng quyền tài sản thì đây không phải loại tài sản thuộc đối tượng tác động
của các tội xâm phạm sở hữu.
5.Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168
BLHS).
Sai
CSPL: khoản 1 Điều 168, khoản 1 Điều 169, khoản 1 Điều 170 BLHS 2015
Hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ quy định trong Tội cướp tài sản mà còn được
quy định trong Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 169 BLHS theo đó trong tội này quy
định hành vi khách quan là hành vi bắt cóc người khác làm con tin đe dọa, uy hiếp sẽ dùng vũ lực hoặc có
thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, ngoài ra, Hành vi đe dọa
dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản còn được quy định trong Tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 170
BLHS theo đó hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện thông qua các hình thức luật
định. Một trong số đó là hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực” nhằm chiếm đoạt tài sản.
9. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai
tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS).
Sai
CSPL: điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS, Điều 123, Nghị quyết số 04/NQ-HĐTP/1986
Căn cứ theo Nghị quyết số 04 của hội đồng thẩm phán hướng dẫn về việc định tội danh đối với một số
trường hợp vừa có hành vi chiếm đoạt tài sản vừa có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác
thì ta phải căn cứ theo dấu hiệu lỗi đối với hậu quả chết người để xác định tội danh:
- Đối với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản có gây thương tích nặng, gây tổn hại nặng cho sức
khỏe hoặc gây hậu quả chết người (tức là cố ý về hành vi và vô ý về hậu quả) thì xử lý theo cấu thành tăng
nặng tội cướp tài sản làm chết người theo điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS.
- Đối với hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản mà giết người chủ sở hữu hay người quản lý tài sản, giết người
chống cự lại, hoặc bắn trả người đuổi bắt thực hiện với lỗi cố ý, thì xử lý về 2 tội là “tội giết người” theo
Điều 123 và “tội cướp tài sản” theo Điều 168.
13. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) đòi hỏi người phạm
tội phải lén lút với tất cả mọi người
Sai
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS được thực hiện một cách
lén lút, bí mật đối với người quản lý tài sản bởi vì trong ý thức chủ quan của người phạm tội, họ sợ người
quản lý tài sản phát hiện ra hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. Trong một số trường hợp, người phạm tội
cũng có tâm lý thực hiện hành vi lén lút muốn che giấu hành vi phạm tội của mình đói với cả người không
có trách nhiệm quản lý tài sản. tuy nhiên, người phạm tội vẫn có thể công khai hành vi dịch chuyển tài sản
của mình trước người không có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ thấy việc công khai không ảnh hưởng
đến việc chiếm đoạt tài sản của họ. Như vậy, hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản chỉ
đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với người quản lý tài sản vì chỉ có người quản lý tài sản mới biết được
bản chất trái pháp luật của hành vi phạm tội đó.
14. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi chỉ cấu
thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
Sai
CSPL: khoản 1 Điều 174 BLHS; điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối không chi là hành vi cấu thành
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn có thể cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điểm
a khoản 1 Điều 175 BLHS, theo đó người nào có hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận
được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của
người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội
quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì cấu thành Tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS. Như vậy, để phân biệt hai tội
danh trên cần phải xét đến bản chất và trình tự hành vi phạm tội, trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trước
hết người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản nên mới đưa ra thông tin gian dối để người quản lý tài sản
tin đó là sự thật, sau đó mới có hành vi nhận tài sản do người quản lý tài sản tự nguyện trao, còn trong tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trong đó người phạm tội đưa ra thông tin gian dối nhằm chiếm đoạt
tài sản sau khi đã nhận được tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở hợp đồng.
15. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận
được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên
đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).
Sai.
CSPL: khoản 1 Điều 175
Hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của
người khác bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần
tài sản đã nhận bằng một trong các thủ đoạn luật định theo khoản 1 Điều 175 BLHS như sau:
- gian dối để chiếm đoạt tài sản như đánh trao tài sản, rút bớt tài sản, đưa ra các thông tin sai lệch khác để
không phải trả lại tài sản hoặc trả lại ít hơn, chất lượng tài sản thấp hơn so với hợp đồng...
- bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó
- đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả lại tài sản
- sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có khả năng trả lại (như sử dụng tài
sản của người khác vào hoạt động buôn lậu, mua bán trái phép ma túy...)
Như vậy, đối với những hành vi nằm ngoài các điều kiện trên thì không cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản mà có thể là hành vi vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự và được xử lý theo quy định
của bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan.
17. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên bị giao nhầm là
hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS).
Sai
CSPL: khoản 1 Điều 176 BLHS
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không giao trả tài sản cho các chủ thể có quyền sau khi
họ đã yêu cầu được nhận lại tài sản. người thực hiện hành vi trên chỉ bị coi là phạm tội nếu họ cố tình không
giao nộp tài sản cho người quản lý tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên bị giao nhầm sau khi có yêu cầu
trả lại hoặc giao nộp lại tài sản của người có quyền. Như vậy, nếu trong trường hợp một người ngẫu nhiên bị
giao nhầm tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, họ cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản đó và họ
cũng không nhận được yêu cầu nhận lại tài sản từ người quản lý tài sản hợp pháp có giá trị từ 10 triệu đồng
trở lên đó thì họ không phạm tội, hành vi của họ không cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy
định tại Điều 176 BLHS trên.
25. Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi cấu thành Tội vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS).
Sai.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 188; điểm b khoản 1 Điều 189 BLHS 2015
Hành vi mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa (ở đây không phải là hàng cấm, không phải hàng hóa
có tính năng đặc biệt) qua biên giới không chỉ là hành vi cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới quy định tại điểm b khoản 1 Điều 189 BLHS 2015 mà còn được quy định trong điểm b khoản 1
Điều 188 cấu thành Tội buôn lậu nếu hành vi mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới của
người phạm tội thực hiện với mục đích kiếm lợi nhuận thì có thể cấu thành tội phạm này chứ không cấu
thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
26. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu
thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Sai.
CSPL: khoản 1 Điều 188; điểm k khoản 2 Điều 190; điểm l khoản 2 Điều 192
27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí,
công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.
Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 8 Điều 3 NĐ 185/2013/NĐ-CP.
Giải thích: Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 3 NĐ 185/2013/NĐ-CP “Hàng hóa có hàm lượng,
định lượng chất chính, tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở
xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn,
bao bì hàng hoá” thì chỉ có hàng hóa có hàm lượng, định lượng chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với
tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa thì mới là hàng giả.
Vì vậy, không phải hàng hóa nào có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất
lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả
Trong 2 số TH cao hơn 70% nhưng không đúng chất lượng khi cam kết thì sẽ được coi là hàng kém chất
lượng  chưa đủ tính nguy hiếm để xử lý hình sự. Bên cạnh đó, hàng giả còn là hàng ko có giá trị sử dụng.
Hàng giả về nội dung thì quan tâm về giá trị sử dụng (tuỳ mặt hàng là định lượng, hàm lượng)
Nghị Định số 98/2020
29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều 192, 193, 194, 195
BLHS.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 226 BLHS.Ngoài là đối tượng tác động của các tội quy định tại 192, 193, 194, 195 BLHS, hàng
giả còn là đối tượng tác động của hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệpđối với nhãn hiệu hoặc
chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam trong trường hợp đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặcthu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại
cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200
triệu đồng trở lên. Trong trường hợp này, hành vi trên cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
(Điều 226 BLHS).Điều 202 tem giả, 207 tiền giả, 208 các giấy tờ có giá giả Tội buốn bán hàng giả và tội
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khác nhau:
Về mặt khách quan: hàng giả: thu lợi bất chính từ việc buôn bán hàng giả - giả về nội dung
Quyền sở hữu: xam phạm các quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệuvà chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại VN) –
giả về hình thức.30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội trốn
thuế được quy định tại điều 200 BLHS.Nhận định đúng.CSPL: khoản 1 Điều 200 BLHS.Giải thích: Không
phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành tội trốn thuế được quy đinh tại Điều
200 BLHS, mà chỉ khi thực hiện hành vi thuộc các trường hợp được quy định tại các điểm của khoản 1 Điều
200 thì mới cấu thành tội trốn thuế (Điều 200 BLHS).
Cái hành vi trốn thuế kiểm soát được số lượng hàng hoá, tội buôn lâu thì có thâm hành vi qua biên giới thì
nhà nước không kiểm soát được số lượng hàng hoá
34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước qui định tại Điều 203 BLHS chỉ
là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác
theo qui định.
Nhận định sai.
CSPL: điểm c khoản 3 Điều 2 TTLT 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC.
Giải thích: Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 2 của TTLT 10/2013 thì mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ
thu nộp ngân sách nhà nước bao gồm các hành vi:
- Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định
- Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
- Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở
kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng
hóa dịch vụ.
- Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.
Như vậy, việc mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước qui định tại Điều 203 BLHS
không chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác
mà còn có các hành vi như đã liệt kê trên.
37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 226 BLHS.
Giải thích: Theo quy định tại Điều 226 BLHS, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là hành vi
cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại VN
với các định lượng được quy định tại khoản 1 Điều 226 BLHS.
Như vậy, hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang
được bảo hộ tại VN chỉ cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp đối tượng là
hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu
đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng trở lên hoặc
hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng trở lên.
44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu thành Tội gây ô nhiễm
môi trường (Điều 235 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 235 BLHS.
Hành vi gây ô nhiễm môi trường chỉ cấu thành tội phạm khi đủ định lượng khi thực hiện một trong các hành
vi theo quy định tại khoản 1 Điều 235 BLHS. Bên cạnh đó, chủ thể của Tội gây ô nhiễm môi trường là
người có đủ năng lực trách nhiệm hình sư và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Pháp nhân có thể là chủ thể
của tội phạm này khi thỏa mãn các điều kiện tại Điều 75 BLHS.
Vì vậy, không phải mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường đều cấu thành Tội
gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS). Nếu một người thực hiện hành vi xả thải vào môi trường các
chất gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa đủ các định lượng theo quy định thì không đủ cơ sở cấu thành tội
hày. Hoặc nếu người phạm tội là pháp nhân thương mại nhưng không đủ các điều kiện tại Điều 75 BLHS thì
cũng không thể cấu thành tội này

Phần II: Bài tập


Bài tập 4

A và B bàn với nhau tìm cách chiếm đoạt xe gắn máy của người khác. A và B đến một bãi gửi xe. A đứng
ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết. B vào trong bãi xe, lựa 1 chiếc xe SUZUKI dắt đi, nổ
máy và gài số chạy nhanh qua nơi kiểm soát mặc cho những người kiểm soát vé truy hô. Sau đó, cả hai bị
bắt giữ.

Hãy xác định A và B phạm tội gì?

Dự liệu 2 tội:
- tội cướp giật tài sản theo Điều 171 qua tình tiết A và B bàn với nhau tìm cách chiếm đoạt xe gắn máy của
người khác, A đứng ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết. B vào trong bãi xe, lựa 1 chiếc xe
SUZUKI dắt đi, nổ máy và gài số chạy nhanh qua nơi kiểm soát mặc cho những người kiểm soát vé truy hô
(công khai và nhanh chóng)
- tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 qua tình tiết A đứng ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết
thể hiện sự lén lút không muốn cho người quản lý tài sản biết, B vào trong bãi xe, lựa 1 chiếc xe SUZUKI
dắt đi
Chứng minh và kết luận:
A và B đồng phạm Tội cướp giật tài sản theo Điều 171 với A có vai trò người giúp sức và B có vai trò
người thực hành
Về mặt khách quan, A có hành vi giúp sức về mặt tinh thần cho B thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc
đứng ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết (để B an tâm vào thực hiện hành vi phạm tội) . B có
hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai qua việc B vào trong bãi xe, lựa 1 chiếc xe SUZUKI dắt đi và
có hành vi nhanh chóng nổ máy và gài số chạy nhanh qua nơi kiểm soát mặc cho những người kiểm soát vé
truy hô và cướp giật được chiếc xe.
Về mặt chủ quan, A và B cùng thực hiện một tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 12
A biết B là người buôn bán hàng cấm nên đã có hành vi sau:
a. A yêu cầu B phải nộp cho y một số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác việc làm của B với công an.
B đành chấp nhận và giao đủ số tiền mà A đặt ra.
b. A mặc trang phục công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt quả tang. Thấy A mặc trang phục công an
nên B xin được tha. A giả bộ làm căng, yêu cầu B về trụ sở để lập biên bản. B năn nỉ, A nói đưa cho A 5
triệu đồng thì A sẽ tha. B chấp nhận và giao tiền cho A.
Hãy xác định tội danh cho hành vi của A trong các trường hợp nêu trên
a. Dự liệu
- Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 qua tình tiết A có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần B qua hành vi đe
dọa sẽ tố giác việc làm của B với công an nếu B không nộp cho y số tiền 5 triệu đồng.
- ...
Kết luận và chứng minh:
Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170
Về mặt khách quan, A có hành vi dùng thủ đoạn khác mà ở đây là hành vi đe dọa sẽ tố giác việc làm của B
(buôn bán hàng cấm) với công an uy hiếp tinh thần B.
Về mặt chủ quan, A thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, có mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản
(yêu cầu B nộp cho A số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác nữa).
b. dự liệu
- Tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 qua tình tiết A có thủ đoạn gian dối giả làm công an
chiếm đoạt tài sản của B(mặc trang phục công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt quả tang B, B xin tha thì
A giả bộ làm căng, yêu cầu B về trụ sở để lập biên bản. B năn nỉ, A nói đưa cho A 5 triệu đồng thì A sẽ tha)
- Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 qua tình tiết A dùng thủ đoạn giả làm công an bắt quả tang và đe dọa
B, giả bộ làm căng, yêu cầu B về trụ sở để lập biên bản nhằm chiếm đoạt tài sản (A nói đưa cho A 5 triệu
đồng thì A sẽ tha)
Kết luận và chứng minh
- Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170
Về mặt khách quan, A có hành vi dùng thủ đoạn khác mà ở đây là hành vi giả mạo công an và đe dọa B (giả
bộ làm căng, yêu cầu B về trụ sở để lập biên bản) uy hiếp tinh thần B (B xin tha và năn nỉ).
Về mặt chủ quan, A thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, có mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản
(A nói đưa cho A 5 triệu đồng thì A sẽ tha).
Bác tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản vì có yếu tố uy hiếp tinh thần của nạn nhân, cho thấy hành vi có khả
năng khống chế ý chí của người bị đe dọa, nhưng chưa đến mức làm tê liệt ý chí, trong tội lừa đảo thì phải
có hành động lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản trước khiến cho nạn nhân tự nguyện giao nộp tài sản, nên nếu
có yếu tố chứng minh nạn nhân không tự nguyện giao tài sản thì sẽ không cấu thành tội này.
Bài tập 16
A và B đến gặp M tại quán nhậu X để bàn chuyện làm ăn (B không quen M trước đó). Sau khi bàn bạc
công việc, A nói có việc phải đi trước và nói B tự đi về. B đề nghị M cho đi nhờ xe một đoạn. M đồng ý và
để B chở bằng xe gắn máy của M. Trên đường đi, B vờ đánh rơi cặp xách để M xuống xe nhặt giúp. Lợi
dụng lúc M đang nhặt cặp xách thì B phóng xe đi mất. Sau đó, B đã bị bắt cùng tang vật là chiếc xe gắn máy
của M (trị giá 20 triệu đồng).
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B trong vụ án này và giải thích tại sao?
Dự liệu:
- Tội cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS qua tình tiết B lợi dụng lúc M đang nhặt cặp xách thì B
nhanh chóng phóng xe của M đi mất.
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 qua tình tiết B có thủ đoạn gian dối vờ đánh rơi cặp nhờ
M xuống xe lụm, lợi dụng điều đó B phóng xe chiếm đoạt xe của M
Kết luận và chứng minh:
Tội cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS:
Về mặt khách quan, B có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai khi có sự hiện diện của M, lợi
dụng lúc M đang nhặt cặp xách thì B có hành vi nhanh chóng nổ máy phóng xe đi mất và cướp giật được
chiếc xe
Về mặt chủ quan, B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp (B nhận thức rõ B đang chuẩn bị thực hiện
hành vi phạm tội - cố tình vờ đánh rơi cặp xách để M xuống xe nhặt giúp nhưng B vẫn thực hiện hành vi và
mong muốn hậu quả thiệt hại về tài sản của M phát sinh - lợi dụng lúc M đang nhặt cặp xách thì B thực hiện
hành vi phạm tội).
Để chiếc xe ở đó, trong tầm quản lý của mình chứ không có hành vi giao tài sản => bác tội lừa đảo
(giao ở đây là giao quyền sở hữu luôn chứ không giao quyền quản lý)
Hoàn cảnh không thể ngăn cản được của M là do B tự tạo ra chứ không có sẵn trước đó => bác tội công
nhiên
Bài tập 25
Công ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu
BPMC hàm lượng khai báo là 97%. Qua kiểm định của Trung tâm kiểm định thực vật phía Nam thì hàm
lượng chỉ có 94,6%. Với cách thức như vậy, Công ty sẽ không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10% khi
áp đúng mã thuế. Do vậy Công ty A tránh được việc nộp thuế với giá trị 1tỷ 450 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Dự liệu:
- tội trốn thuế theo Điều 200 qua tình tiết công ty A có hành vi khai sai với thực tế hàng hóa nhập khẩu mà
không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan (nhập từ nước ngoài về Việt Nam
32 tấn nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là 97% nhưng qua kiểm định của
Trung tâm kiểm định thực vật phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%), nhờ cách thức như vậy, Công ty sẽ
không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10% khi áp đúng mã thuế.
- tội buôn lậu theo Điều 188 qua hành vi Công ty A có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới với hành vi
nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu BPMC và có hành vi khai báo
gian dối (hàm lượng khai báo là 97% trong khi qua kiểm định chỉ có 94,6%).
- tội buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng (Điều 195) qua việc chênh lệch 2,3% hàm
lượng khai báo với kết quả giám định. => bác bỏ vì chỉ quy về hàng giả khi hàng này kiểm định dưới 70%
Kết luận và chứng minh:
Tội trốn thuế: điểm e khoản 1 Điều 200
Về mặt khách quan, Công ty A có hành vi khai sai với thực tế hàng hóa nhập khẩu (nhập từ nước ngoài về
Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu BPMC và có hành vi khai báo gian dối hàm lượng khai
báo là 97% trong khi qua kiểm định chỉ có 94,6%) và sau đó không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi
hàng hóa đã được thông quan, Công ty A nhờ cách thức đó trốn thuế (không phải đóng thuế thay vì phải nộp
10% khi áp đúng mã thuế) với giá trị 1tỷ 450 triệu đồng.
Về mặt chủ quan, công ty A thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp (nhận thức rõ hành vi phạm tội
và mong muốn hậu quả xảy ra)
Bác buôn lậu vì hành vi không xâm phạm đến khách thể của tội buôn lậu
Bài tập 29
Lực lượng trinh sát đã phát hiện A đang vận chuyển số hàng có dấu hiệu nghi vấn. Qua kiểm tra, công
an phát hiện 200 gói bột ngọt nhãn hiệu Thai Fermenttion Ind. A khai nhận số bột ngọt này có nguồn gốc từ
Trung Quốc nhưng được đóng gói với nhãn hiệu Thai Fermentation Ind. Bên cạnh đó A còn có hành vi mua
bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon,
A-one, Thai Fermentation Ind… rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của
hàng thật là 300 triệu đồng. Theo kết luận giám định thì bột ngọt Trung Quốc có hàm lượng, định lượng chất
chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án nêu trên.
Dự liệu:
- xác định bột ngột là gì dựa vào Luật An toàn thực phẩm (xong hỏi viện kiểm soát ntn là phụ gia thực phẩm
– truy cầu chuyên gia)
- tội Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm theo Điều 193 qua tình tiết A có hành vi mua bột
ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-
one, Thai Fermentation Ind… rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của
hàng thật là 300 triệu đồng
- tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 qua tình tiết A sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn
hiệu được bảo hộ cho bột ngọt như nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermentation Ind cho bột ngọt
giả mạo các nhãn hiệu trên của mình.
Kết luận và chứng minh
Tội sản suất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm (Điều 193) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp (Điều 226) nếu chứng minh được những nhãn hiệu trên đã được bảo hộ tại VN.
Điêu 35 Luật Sở hữu trí tuệ
Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm:
Khách thể: Xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế.
Đối tượng tác động: hàng giả là chất phụ gia thực phẩm (bột ngọt).
Vì lượng bột ngọt mà A đã bán ra thị trường có kết luận giám định có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ
đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước (điểm b khoản 8 Điều 3 NĐ 185/2015). Căn cứ
điểm b khoản 1 Điều 4 NĐ 03/2013/ NĐ – CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản
xuất, buôn bán hàng giả thì lượng bột ngọt A đã bán ra thị trường là hàng giả.
Chủ thể: A có đầy đủ NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: A sản xuất, buôn bán bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đóng gói vào bao bì mang các nhãn
hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, TháiFermenttiom Ind.Co;Ltd…rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột
ngọttương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích: nhằm buôn bán, tiêu thụ lượng bột ngọt có nguồn gốc Trung Quốc không đảm bảo chất lượng
trên thị trường.
Đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226)
Đối tượng tác động: hàng giả về hình thức (Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý).
Mặt khách quan: Hành vi: Hành vi đóng gói 200 gói bột ngọt có nguồn gốc Trung Quốc với nhãn hiệu Thai
Fermenttiom Ind.Co;Ltd…; mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì mang
các nhãn hiệu Ajnomoto,Miwon, A-one, Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd… rồi bán ra thị trường tổng cộng 8
tấn bột ngọt tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng nếu các nhãn hiệu này được bảo hộ tại
VN.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích: nhằm buôn bán, tiêu thụ lượng bột ngọt có nguồn gốc Trung Quốc với những nhãn hiệu có uy tín
khác trên thị trường
Bài tập 36
A đã thuê người vào chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên cạnh bản Khe Dây,
do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệ để chiếm đất trồng keo lai. Theo ước tính
ban đầu, hành vi của A đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 300 triệu đồng.
Theo anh (chị) A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Đối tượng tác động: 46000 m2 rừng sản xuất tự nhiên
Dự kiến A:
A phạm Tội hủy hoại rừng (điểm đ khoản 2 Điều 243 BLHS): A có hành vi phá rừng trái phép thuộc
trường hợp rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2) (A thuê
người vào chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên cạnh bản Khe Dây, do UBND
xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý)
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản: có hành vi thuê người chặt phá rừng (được xem
là tài sản) (bác do hành vi của A xâm phạm đến đối tượng tác động được cụ thể hóa ở luật riêng là tội hủy
hoại rừng, thuộc sở hữu toàn
Dự kiến B:
Đồng phạm với A tội hủy hoại rừng (điểm đ khoản 2 Điều 243 BLHS): với việc A thuê mình, B đã
chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên cạnh bản Khe Dây, do UBND xã Trường Xuân,
huyện Quảng Ninh quản lý.
Không có tội
Kết luận và chứng mính:
Về A: Tội hủy hoại rừng cấu thành tăng nặng (điểm đ khoản 2 Điều 243 BLHS)
Về mặt khách quan: A có hành vi phá rừng trái phép thuộc trường hợp rừng sản xuất có diện tích từ
10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2) (A thuê người vào chặt phá 4,6 ha rừng). Hậu quả
hành vi của A đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 300 triệu đồng
Về mặt chủ quan: A thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp với mục đích để chiếm đất trồng
keo lai
Bác Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản Điều 232 vì hành vi thuê người chặt
phá rừng của A trong tình huống trên về bản chất là để chiếm đất chứ không có hành vi khai thác, tàng trữ,
vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép tài nguyên (gỗ, thực vật...) thuộc các trường hợp trong khoản 1
Điều 232 ở trong đây (không có căn cứ tình tiết nào cho thấy điều này)
Khai thác là hành vi chặt (có dấu bài chặt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)
Về B:
Trong mọi trường hợp, hành vi chặt phá rừng thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều
243 đều là hành vi phạm tội
=> đồng phạm do thỏa yếu tố lỗi cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội (B nhận lời thuê của A cho thấy
sự đồng thuận của B về hành vi phạm tội này)
Cùng thực hiện qua việc chặt phá rừng của B
Bài tập 39
Cơ quan CSĐT Công an quận X đã bắt quả tang A đang vận chuyển bằng xe máy một bộ xương hổ
đựng trong một túi nilon màu đen trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Qua giám định kết
luận: bộ xương thu được là xương hổ, trọng lượng 15 kg, tên khoa học Panthera, thuộc nhóm 1B, nằm
trong Sách đỏ Việt Nam, bị nghiêm cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng vào mục đích thương mại.
Theo anh (chị), hành vi của A phạm tội hay không? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?
Dự kiến:
Điểm b khoản 1 Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã: A có hành vi vận chuyển
bộ phận cơ thể động vật (A đang vận chuyển bằng xe máy một bộ xương hổ đựng trong một túi nilon màu
đen)
Điểm b khoản 1 Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm: A có hành vi
vận chuyển bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống động vật (A đang vận chuyển bằng xe máy một bộ
xương hổ đựng trong một túi nilon màu đen)
Khoản 1 Điều 190 tội vận chuyển hàng cấm (bác do thuộc trường hợp ưu tiên xét theo tội riêng là tội 244)
A không có tội
Kết luận và chứng minh:
Điểm b khoản 1 Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Đối tượng tác động: một bộ xương hổ, trọng lượng 15 kg, tên khoa học Panthera, thuộc nhóm 1B, nằm
trong Sách đỏ Việt Nam, bị nghiêm cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng vào mục đích thương mại
Về mặt khách quan: A có hành vi vận chuyển trái phép (không có yếu tố cho thấy A có giấy phép hợp pháp
cho hành vi vận chuyển xương hổ) một bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống động vật thuộc Danh mục
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB
Về mặt chủ quan: A thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý
Bác tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã vì đối tượng tác động trong tình huống trên không
thuộc đối tượng tác động của tội này mà thuộc đối tượng tác động của tội i phạm quy định về bảo vệ động
vật nguy cấp, quý, hiếm
Điều 234 BLHS năm 2015 quy định hành vi xâm phạm động vật hoang dã thuộc nhóm IIB hoặc Phụ lục II
Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES), thì ở Điều
244 BLHS năm 2015 quy định hành vi xâm phạm động vật thuộc nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước CITES.

You might also like