You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ


LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT 47A2

LUẬT HÌNH SỰ
PHẦN CÁC TỘI PHẠM

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM

GVHD: ThS. Lê Vũ Huy


Thực hiện:
1. Hoàng Gia Huy 2253401020088
2. Nguyễn Trần Hoàng Huy 2253401020091
3. Hoàng Thư Kỳ 2253401020104
4. Nguyễn Thị Hồng Lai 2253401020105
5. Bạch Lê Trúc Lam 2253401020106
6. Lê Thị Phương Linh 2253401020119
7. Nguyễn Khánh Linh 2253401020121
8. Nguyễn Lê Hoàng Tú 2253401020122
Linh 2253401020123
9. Phạm Trang Linh 2253401020134
10. Trần Ngọc Minh
11. Nguyễn Trần Gia Mỹ 2253401020138

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ Viết tắt
Bộ Luật Hình sự năm 2015 số
BLHS 2015
100/2015/QH13, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Cơ sở pháp lý CSPL

Cấu thành tội phạm CTTP


MỤC LỤC

I. NHẬN ĐỊNH..............................................................................................................1

Câu 1: Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương XVI - Các
tội phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản...................................................1

Câu 2: Rừng chỉ là đối tượng tác động của Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế (Chương XVIII BLHS)..........................................................................................1

Câu 3: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của
Các tội xâm phạm sở hữu - Chương XIV BLHS......................................................1

Câu 4: Từ chối giao lại cho chủ sở hữu tài sản trị giá từ 10 triệu đồng trở lên do
ngẫu nhiên có được là hành vi chiếm đoạt tài sản...................................................2

Câu 5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành
Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS)............................................................................2

Câu 10: Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là
hành vi cấu thành 2 tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người
(Điều 123)...................................................................................................................2

II. BÀI TẬP....................................................................................................................3

Bài tập 2:.....................................................................................................................3

Bài tập 4:.....................................................................................................................6

Bài tập 6:.....................................................................................................................7

Bài tập 8:.....................................................................................................................8


I. NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương XVI -
Các tội phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản. (ĐÃ SỬA)
Nhận định sai.
CSPL: Chương XVI BLHS 2015.
C1: Biết rằng Chương XVI BLHS 2015 quy định về các tội xâm phạm sở hữu
gồm các quy định từ Điều 168 đến Điều 180. Trong các tội phạm trên, không phải tất
cả tội phạm đều có hành vi khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản. Ngoài hành vi
khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản, hành vi khách quan của các tội phạm quy
định trong Chương XVI BLHS 2015 còn bao gồm: hành vi chiếm giữ trái phép tài sản
Đ176, hành vi sử dụng trái phép tài sản Đ177, hành vi hủy hoại hoặc cố ý là hư hỏng
tài sản Đ178, hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản, hành vi vô ý gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản Đ180.
Điều 179, 180: vô ý
Ví dụ: Do có nhầm lẫn nên shipper có chuyển nhầm cho A một bọc hàng của
người khác, người này cũng đã liên hệ với A để xin lại bọc hàng. Tuy nhiên, A đã cố
tình lờ đi và không trả lại bọc hàng cho người kia.
C2: Đ168 – Đ170: không quy định chiếm đoạt là hành vi khách quan, mà hành vi
xâm phạm đến nhân thân mới là khách quan

Câu 2: Rừng chỉ là đối tượng tác động của Các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế (Chương XVIII BLHS). (ĐÃ SỬA, xin Gia Mỹ)
Nhận định sai.
CSPL: Điều 232, Điều 243 BLHS 2015.
Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành thì rừng không chỉ là đối tượng
tác động của Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Chương XVIII BLHS) mà còn
là đối tượng tác động của các loại tội phạm khác, như:
- Rừng là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nếu
rừng là rừng phòng hộ, rừng tự nhiên hoặc rừng trồng mà có vốn từ Nhà nước
(Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản phạm các
Điều 232 BLHS);
- Rừng còn là đối tượng tác động của của các tội phạm môi trường nếu hành vi
huỷ hoại rừng (Tội huỷ hoại rừng - Điều 243 BLHS);
- Ngoài ra rừng còn là đối tượng tác động của tội phạm sở hữu nếu là rừng
trồng của hộ cá nhân và gia đình tổ chức
SỬA:
CẤU THÀNH HAY KHÔNG CẤU THÀNH: THOẢ HẾT CÁC DẤU HIỆU
MỚI CẤU THÀNH
DẤU HIỆU HAY KHÔNG LÀ DẤU HIỆU
- rừng không chỉ là đối tượng của chương xâm phạm sở hữu kinh tế mà còn có
thể là đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường …. (tìm chương)
- RỪNG TRỒNG BỞI NHÀ NƯỚC: Đ232
- RỪNG TRỒNG BỞI NGƯỜI DÂN: KHÔNG XỬ SỞ HỮU NẾU TÀI SẢN
TRÊN RỪNG LÀ CỦA NGƯỜI DÂN Đ232 HOẶC Đ243

RỪNG TRỒNG CÓ THỂ LÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA KT, CỦA MÔI TRƯỜNG,
RỪNG GIAO CHO CÁ NHÂN TRỒNG CÓ THỂ LÀ CỦA SỞ HỮU

Câu 3: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động
của Các tội xâm phạm sở hữu - Chương XIV BLHS. (ĐÃ SỬA)
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 105 BLDS 2015.
Đối tượng tác động của Các tội xâm phạm sở hữu là tài sản tuy nhiên không phải
là tất cả các loại tài sản. Căn cứ theo Điều 105 BLDS 2015, tài sản được quy định là
vật, tiền, giấy tờ có giá và tài sản. Những tài sản sau đây không phải là đối tượng của
các tội phạm sở hữu:
- Tài sản có tính năng đặc biệt như: vũ khí, vật liệu nổ, tàu bay, tàu thủy, công
trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Những tài sản này Bộ luật
hình sự đã có tội riêng để quy định, khi định tội danh thì định tội danh theo
những tội riêng đó.
- Tài sản là mang tính chất tự nhiên như rừng nguyên sinh, khoáng sản, động
vật hoang dã trong rừng.
Do đó không phải mọi tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội
xâm phạm sở hữu.
VŨ KHÍ QUÂN DỤNG ĐA PHẦN KHÔNG PHẢI LÀ ĐỐI TƯỢNG TÁC
ĐỘNG CỦA SỞ HỮU
CỐ Ý HUỶ HOẠI HOẶC HƯ HỎNG TÀI SẢN (Đ178) THÌ VŨ KHÍ QUÂN
DỤNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG NẾU NGƯỜI PHẠM TỘI
KHÔNG PHẢI LÀ QUÂN NHÂN VÀ PHÁ HƯ HẠI TRÊN 2 TRIỆU
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG
CSPL:
TÀI SẢN LÀ: …(ĐỊNH NGHĨA DÂN SỰ). CHỈ CÓ 1 SỐ LOẠI TÀI SẢN
MỚI CÓ THỂ CỦA CHƯƠNG SỞ HỮU, VÀ MỘT SỐ CHƯƠNG KHÁC
\NÊU ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG SỞ HỮU: 
KẾT LUẬN
VẬT CÓ THỰC
KHÔNG LÀ SP LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI KHÔNG LÀ ĐỐI TƯỢNG
CỦA CHƯƠNG SỞ HỮU (…) VD: VÀNG BẠC CÓ SẴN TRONG TỰ NHIÊN,
RỪNG, ….
CÓ TÍNH NĂNG ĐẶC BIỆT KHÔNG LÀ ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA
CHƯƠNG SỞ HỮU (GIẤY TỜ CÓ GIÁ HỮU DANH, ….)

Câu 4: Từ chối giao lại cho chủ sở hữu tài sản trị giá từ 10 triệu đồng trở lên
do ngẫu nhiên có được là hành vi chiếm đoạt tài sản. (ĐÃ SỬA)
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 176 BLHS 2015
Hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển biến trái pháp luật tài sản đang
thuộc sự quản lý của người khác thành tài sản của mình và phải thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp. Tài sản ngẫu nhiên có được từ người khác thì không được xem là hành vi
chiếm đoạt tài sản mà chỉ có thể được xem là hành vi chiếm giữ tài sản nếu thỏa cấu
thành tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 176 BLDS 2015.

Câu 5. Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu
thành Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS). (ĐÃ SỬA)
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 168, khoản 1 Điều 170 BLHS 2015.
C1: Để cấu thành Tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015, hành vi đe dọa
dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản phải được thực hiện ngay tức khắc, nghĩa là thời
điểm đe dọa dùng vũ lực phải hiện hữu ngay trong lúc phạm tội, được sử dụng ngay
lập tức, nhanh và dứt khoát với cường độ mạnh, LÀM NẠN NHÂN KHÔNG
CHỐNG CỰ ĐƯỢC
Mặt khác, hành vi đe dọa vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản nếu cách quãng hoặc
kéo dài trong một thời gian cũng có thể cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều
170 BLHS 2015.
C2: Để cấu thành Tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS 2015, hành vi đe dọa
dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản phải được thực hiện ngay tức khắc, nghĩa là thời
điểm đe dọa dùng vũ lực phải hiện hữu ngay trong lúc phạm tội, được sử dụng ngay
lập tức, nhanh và dứt khoát với cường độ mạnh, LÀM NẠN NHÂN KHÔNG
CHỐNG CỰ ĐƯỢC
NGAY TỨC KHẮC LÀ:….

CÒN Mặt khác, hành vi đe dọa vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản nếu cách quãng
hoặc kéo dài trong một thời gian cũng có thể cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản theo
Điều 170 BLHS 2015.

Câu 10: Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người
là hành vi cấu thành 2 tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người
(Điều 123) (ĐÃ SỬA)
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1, điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS 2015.
Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là mặt khách quan cấu thành Tội
cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS. Còn việc dẫn tới hậu quả làm chết người
nếu với hỗn hợp LỖI, tức là người phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ lực CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng vô ý với hậu quả chết người thì chỉ
cấu thành một tội danh là Tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm
chết người” theo điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS.
Còn nếu như, người phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài
sản đồng thời, cố ý với hành vi giết người thì bị cấu thành 2 tội: Tội cướp tài sản và
Tội giết người, tổng hợp hình phạt theo Điều 55 BLHS.
Vì vậy, không phải lúc nào dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản dẫn đến hậu quả
chết người đều cấu thành 2 tội.

DÙNG VŨ LỰC LÀ HÀNH VI GIẾT NGƯỜI HAY GÂY THƯƠNG TÍCH

NHẬN ĐỊNH HÌNH SỰ: ĐÚNG KHI NÀO VÀ MẶT SAI KHI NÀO

II. BÀI TẬP


Bài tập 2:
Khoảng 8 giờ sáng ngày 07/10/2019 Lương Cao N ngủ dậy thì nhìn thấy xe
máy của chị Hà Thị C (là thím của N) dựng ở gần cổng nhà nên biết chị C làm cỏ
dứa trên đồi ở phía sau nhà N và biết chị C thường đeo vàng trên người nên C nảy
sinh ý định cướp vàng của chị C. N đi bộ lên đồi đến chỗ chị C đang làm cỏ dứa,
trên đường đi N nhặt một đoạn gỗ dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 4cm cầm
trên tay, đến nơi N nói: “Thím làm cỏ dứa à”, chị C nhìn thấy N đến nên vừa làm
vừa nói “Ừ”, rồi hỏi “Mày đi đâu đấy” thì N nói “Cháu đi bắt rắn, đêm qua cháu đi
bốc vác được 400 nghìn mệt quá nên ngủ dậy muộn”. Lúc này chị C vừa làm vừa
cỏ vừa nói chuyện trong tư thế đang hướng về phía trước, N đi đến cách phía sau
lưng của chị C khoảng 1 mét, N cầm đoạn gậy gỗ bằng tay phải vung lên vụt mạnh
xuống trúng vào gáy của chị C, chị C quay người lại, N tiếp tục vung gậy vụt mạnh
vào vai trái của chị C làm đoạn gậy bị gãy làm đôi. N vứt đoạn gậy còn lại xuống
đất và dùng tay đẩy làm chị C ngã ngửa ra đồi dứa, chị C nói “Mày làm gì đấy N”
thì N nói: “Cháu nợ cờ bạc nhiều cháu phải cuớp vàng của thím” đồng thời N dùng
2 tay bóp chặt vào cổ chị C, do chị C vùng vẩy nên cả hai ôm nhau lăn xuống chân
đồi dứa. N tiếp tục bóp cổ chị C và ngồi đè lên bụng chị C, N nhặt hòn đá ở cạnh đó
đập 2 phát liên tiếp vào vùng đỉnh đầu và thái dương trái của chị C, N tiếp tục dùng
2 đầu gối đè lên 2 khuỷu tay chị C làm chị C không vùng vẫy thoát ra được, chị C
nói: “Mày định cướp vàng của tao à, để tao tháo cho mày” thì N nói: “Để cháu tự
tháo” và dùng 2 tay tháo hoa tai sau đó tháo dây chuyền trên cổ chị C cho vào túi
quần bên trái N đang mặc trên người. Lúc này chị C kêu: “Cướp, cướp” và hô to:
“Cứu tôi” nên N đã dùng tay phải cầm hòn đá đập khoảng 3 đến 4 phát vào vùng
đầu, mặt của chị C. Khi nhìn thấy chị C nằm im, máu chảy nhiều ở vùng đầu, mặt,
nghĩ chị C đã chết nên N đứng dậy và lên trên đồi nhà gần đó trốn. Sau đó, N đến
Ban Công an xã L đầu thú, giao nộp toàn bộ tang vật mà N đã cướp của chị C. Chị
Hà Thị C được mọi người đưa đi cấp cứu Bệnh viên đa khoa tỉnh Lào Cai cấp cứu.
Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 157/2019/TgT ngày
20/10/2019 của Trung tâm Pháp y tỉnh Lào Cai kết luận: Tổn thương cơ thể của chị
Hà Thị C tại thời điểm giám định là: 11%. Tại bản kết luận định giá tài sản số
10/TBKL - HDĐG ngày 17/10/2019 của Hội đồng định giá tài sản huyện K kết
luận: Giá trị của 01 dây chuyền vàng và 02 hoa tai vàng có giá trị là 28.000.000
đồng.
Trong vụ án lần này, Hội đồng xét xử xác định bị cáo Lương Cao N phạm tội
“Giết người” theo điểm e, g khoản 1 Điều 123 và tội “Cướp tài sản” theo khoản 1
Điều 168 BLHS.
Theo Anh (chị), Toà án dựa vào những tình tiết, lập luận nào để kết luận tội
danh đối với N?
GIẢI
Theo nhóm, Toà án đã dựa vào những tình tiết, lập luận cho thấy rằng hành vi
của N đã để kết luận tội danh của N:
 Đối với tội “Giết người” theo điểm e, g khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 thì:
Tội danh mà N đã phạm là Tội giết người (theo điểm e, g khoản 1 Điều 123) do
hành vi của N đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội danh này:
- Về khách thể:
+ Khách thể: Tính mạng và quyền được sống của chị C;
+ Đối tượng tác động: Chị C - một chủ thể sống đang thực hiện các hoạt
động lao động thông thường một cách thuần thục.
- Về mặt khách quan:
+ Hành vi: N nhiều lần dùng các hành vi bạo lực như dùng cây gậy gỗ đập
vào gáy,vai chị C, bóp cổ và dùng hòn đá đập vào người, đầu chị C
nhiều lần;
+ Hậu quả: chị C đã bị tổn thương cơ thể 11% theo giám định và (có thể)
đã tử vong;
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: các hành vi của N là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thương tích cơ thể 11% và làm nạn nhân -
chị C chết.
- Về chủ thể: N đáp ứng đầy đủ các điều kiện về chủ thể tại quy định này - chủ
thể thường.
- Về mặt chủ quan:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp. N đã nhận thức được rõ hành vi của mình là nguy
hiểm bao gồm kể cả hành vi lên kế hoạch cướp vàng của nạn nhân cho
đến việc thực hiện các hành vi bạo lực ở cả không gian trên và dưới ngọn
đồi cỏ dứa. N đã thấy trước được rằng các hành vi vũ lực của mình sẽ
không chế được chị C vì những thương tích nặng nề, các hành động
không hề do dự hay kiểm soát và N đã mong muốn rằng hậu quả nạn
nhân sẽ bị thương để chiếm đoạt được vàng và thậm chí là mong muốn
chị C tử vong để che giấu hành vi đang thực hiện của mình khi chị C
đang cầu cứu.
+ Mục đích: N đã cố gắng sử dụng các hành vi bạo lực và thậm chí là dẫn
đến hậu quả chết người nhằm mục đích chiếm đoạt được tư trang là vàng
bao gồm có dây chuyền và hoa tai của chị C.
- Liên quan đến việc áp dụng các tình tiết tăng nặng tại điểm e, g khoản 1 Điều
123 thông qua các chi tiết như sau:
+ Đối với điểm e khoản 1 Điều 123 “Giết người mà liền trước đó hoặc
ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng” thông qua chi tiết: trước khi dùng đá nhiều lần
đập vào đầu chị C khiến chị chấn thương, mất máu và tử vong tại dưới
chân đồi cỏ dứa thì trước đó N đã nhiều lần từ lén lút đến công khai thể
hiện các hành vi bạo lực nêu trên để chiếm đoạt được tài sản và ngăn
chặn sự kêu cứu của chị C.
+ Đối với điểm g khoản 1 Điều 123 “Để thực hiện hoặc che dấu tội phạm
khác” được thể hiện thông qua chi tiết: N thực hiện các hành vi bạo lực
và dẫn đến nạn nhân chết cũng là vì để che dấu và thực hiện việc chiếm
đoạt tài sản của chị C.
 Đối với tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 168 thì:
Tội danh mà N đã phạm là Tội cướp tài sản (theo khoản 1 Điều 168) do hành vi
của N đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội danh này:
- Về khách thể:
+ Khách thể: Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu tài sản của chị C;
+ Đối tượng tác động: chị C một chủ thể sống và đang thực hiện các hoạt
động liên quan đến cắt cỏ dứa.
- Về mặt khách quan:
+ Hành vi: Dùng vũ lực và đe dọa chị C làm cho chị lâm vào tình trạng
không thể chống cự được;
+ Hậu quả: Làm cho chị C bị thương tích đến 11%, tử vong và N đã lấy
được trang sức của nạn nhân bao gồm 1 dây chuyền và 2 hoa tai trị giá là
28.000.000 đồng;
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Những hành vi dùng vũ
lực, sự đe dọa của N là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc N chiếm đoạt
được tài sản của nạn nhân và thậm chí là làm nạn nhân bị thương và tử
vong.
- Về chủ thể: N thoả mãn đầy đủ các điều kiện về chủ thể liên quan đến luật
này - N là chủ thể thường.
- Về mặt chủ quan:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp;
+ Mục đích: nhằm chiếm đoạt được tài sản là trang sức bằng vàng của chị
C.
LÊN TRANG CÔNG BỐ BẢN ÁN ĐỂ THAM KHẢO CÁCH VIẾT

Bài tập 4:
Ông X (45 tuổi) đã có vợ con nhưng vẫn lén lút quan hệ tình cảm với A (29
tuổi). Sau một thời gian, A nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của ông X và bàn bạc
kế hoạch với anh trai là B. Theo kế hoạch, khi A và ông X đang quan hệ trong nhà
nghỉ thì B xông vào, tự nhận là chồng của A và đánh ông X. Ông X năn nỉ xin B
tha, B yêu cầu ông X phải đưa cho B 300 triệu đồng để “bồi thường danh dự”. Ông
X không đồng ý nên B tiếp tục đánh ông X và lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại,
đồng hồ của ông X, trị giá tài sản là 30 triệu đồng. Sau đó, B chụp hình ông X và A,
nói nếu không đưa 250 triệu đồng thì sẽ gửi những tấm hình đó cho vợ con ông X.
Ông X đồng ý và hẹn mười ngày sau sẽ đưa tiền. Vụ việc sau đó bị phát giác.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì
phạm tội gì? Tại sao?
GIẢI
Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015) và Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170
BLHS 2015):
 Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015):
- Về khách thể: B đã xâm phạm quyền được bảo hộ về thân thể “đánh ông X”
và xâm phạm đến tài sản thuộc quyền sở hữu của ông X “lấy đi toàn bộ tài
bạc, điện thoại, đồng hồ của ông X, trị giá tài sản là 30 triệu đồng”. ĐỐI
TƯỢNG TÁC ĐỘNG: ÔNG X VÀ 30 TRIỆU
- Về mặt khách quan:
+ Hành vi: B đã thực hiện hành vi là dùng vũ lực “đánh ông X”, làm ông X
rơi vào tình trạng không thể chống cự được, chỉ năn nỉ xin tha.
+ Mục đích: chiếm đoạt số tiền 300 triệu đồng nhưng vì do ông X không
đồng ý nên B đã lấy đi toàn bộ tiền bạc, điện thoại, đồng hồ của ông với
tổng giá trị là 30 triệu đồng.
- Mặt chủ quan: B PHẠM Tội cướp tài sản với lỗi cố ý trực tiếp. B biết rõ
hành vi của mình là xâm phạm đến thân thể và tài sản của ông X nhưng vẫn
thực hiện. Mục đích phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản của ông X.
- Mặt chủ thể: B là chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi luật định., A CÓ VAI TRÒ LÀ ĐỒNG PHẠM LÀ NGƯỜI GIÚP SỨC
 Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS 2015):
- Về khách thể: B đã xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu của
ông X.
- Về mặt khách quan:
+ Hành vi: B đã có hành vi dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần ông X “chụp
hình ông X và A, nói nếu không đưa 250 triệu đồng thì sẽ gửi những tấm
hình đó cho vợ con ông X”. Hành vi của B là hành vi đe dọa gây thiệt hại
về uy tín của ông X khiến ông X bị khống chế về ý chí, phải thực hiện
theo mục đích của B.
+ MỤC ĐÍCH: CHIẾM ĐOẠT 250 TRIỆU ĐỒNG
- Mặt chủ quan: B thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích
của việc “uy hiếp tinh thần người khác” là nhằm chiếm đoạt 250 triệu đồng
của ông X. Hành vi của A là đồng phạm với Tội cướp tài sản (Điều 168
BLHS 2015) và Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS 2015), dựa vào các
dấu hiệu quy định tại Điều 17 BLHS 2015 “A nảy sinh ý định chiếm đoạt tài
sản của ông X và bàn bạc kế hoạch với anh trai là B”.
- Mặt chủ thể: B là chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi luật định.
Bài tập 6:
A và B bàn với nhau tìm cách chiếm đoạt xe gắn máy của người khác. A và B
đến một bãi gửi xe. A đứng ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết. B
vào trong bãi xe, lựa 1 chiếc xe SUZUKI dắt đi, nổ máy và gài số chạy nhanh qua
nơi kiểm soát mặc cho những người kiểm soát vé truy hô. Sau đó, cả hai bị bắt giữ.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không Tại sao?
GIẢI
Hành vi của A và B là hành vi phạm tội. Xét hành vi khách quan của A và B đã
thoả mãn các CTTP sau:
- Về khách thể:
+ Quyền sở hữu tài sản của chủ nhân chiếc xe Suzuki.
+ Đối tượng tác động: chiếc xe máy Suzuki.
- Chủ thể: B là chủ thể thường và B có đủ năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách
lén lút, bí mật đối với người quản lý tài sản - ở đây là người
kiểm soát vé. Hành vi A đứng ngoài canh chừng báo động
cho B chứng tỏ ý thức chủ quan của B lo sợ người quản lý
phát hiện ra hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. Sự truy hô
của người kiểm soát vé khi phát hiện không ảnh hưởng đến
việc chiếm đoạt của A và B.
+ Hậu quả: gây thiệt hại về vật chất cho người chủ chiếc xe
Suzuki.
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A và B là nguyên nhân
trực tiếp gây ra hậu quả như trên.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
+ Về lý trí: B nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt của mình là xâm
phạm đến quan hệ sở hữu của chủ chiếc xe.
+ Về ý chí: B thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy
ra là việc chiếm đoạt thành công chiếc xe.
Từ các dấu hiệu pháp lý nêu trên có thể thấy hành vi của B đã phạm tội trộm cắp
tài sản theo Điều 173 BLHS 2015.
Còn A là đồng phạm của B vì A không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội mà
chỉ đứng bên ngoài báo động cho B. Đồng phạm ở đây là đồng phạm giản đơn, cả A và
B đều có ý định trộm cắp tài sản và biết đối phương cũng mong muốn chiếm đoạt
thành công tài sản như mình. Nên A vẫn bị xem là phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều
173.
TRANH CHẤP TỘI 171 VÀ 173
 SỬ DỤNG TỘI Đ171 CƯỚP GIẬT
CHIẾM ĐOẠT: CƯỚP GIẬT – TRỘM CẮP: CHUYỂN BIẾN TÀI SẢN ĐANG
THUỘC QUẢN LÝ CỦA NGƯỜI KHÁC THÀNH CỦA MÌNH
XE ĐANG THUỘC QUẢN LÝ CỦA ANH GIỮ XE (CHỈ KHI XE RA KHỎI
BÃI GIỮ XE  CHIẾM ĐOẠT)
ANH BẢO VỆ THẤY  CÔNG KHAI (ANH BẢO VỆ CÓ TRUY HÔ), LÉN
LÚT TIẾP CẬN XE
RỒ GA THỂ HIỆN SỰ NHANH CHÓNG
 CƯỚP GIẬT

Bài tập 8:
Ngày 13/3/2022, Công ty Y ký hợp đồng thuê Công ty X vận chuyển một số
container hàng hóa của từ cảng Cát lái, TP HCM về kho hàng của công ty Y tại
quận Tân Phú. Chiều 14/3, nhân viên điều động của công ty X nhận được 13 phiếu
giao nhận container để thực hiện việc vận chuyển. Sau khi về đến công ty, nhân
viên này giao cho tài xế 03 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm việc. Lợi dụng lúc
vắng người, một nhân viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa
cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty
X điều động rồi dùng phiếu giao nhận hàng do A đưa lấy đi một container hàng xà
bông. B bán container hàng này được 400 triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Tại sao?
GIẢI
Hành vi của A và B là hành vi phạm tội. Xét hành vi khách quan của A và B đã
thoả mãn cái CTTP sau:
- Về khách thể:
+ Hành vi của A và B xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công
ty Y
+ Đối tượng tác động: tài sản cụ thể là hàng xà bông thuộc sở hữu của
công ty X.
- Về mặt khách quan:
+ Hành vi: A có hành vi trộm phiếu giao hàng đưa cho B (giai đoạn
chuẩn bị phạm tội) sau đó B tự nhận mình là nhân viên giao hàng
của công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do A đưa lấy đi
một container hàng xà bông đem đi bán. Như vậy, B đã có hành vi
đưa thông tin sai sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản của Công ty Y.
+ Hậu quả: Công ty Y bị thiệt hại về tài sản với số tiền là 400 triệu
đồng.
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi trộm phiếu giao hàng của A đưa
cho B và B tự nhận mình là nhân viên giao hàng của công ty X,
điều động rồi dùng phiếu giao nhận hàng lấy đi một container hàng
xà bông đã dẫn tới hậu quả công ty Y bị thiệt hại về tài sản với số
tiền là 400 triệu đồng.
- Về chủ thể: A và B là chủ thể thường đáp ứng quy định về độ tuổi (Điều 12
BLHS 2015) và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự (Điều 21 BLHS 2015).
- Về mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
+ Về ý chí: Người phạm tội cố ý, mong muốn hậu quả xảy ra. Cụ thể
là A cố ý trộm phiếu giao hàng đưa cho B và B tự nhận mình là
nhân viên giao hàng dùng phiếu lấy đi một container xà bông để
đem bán, thu về lợi ích cá nhân.
+ Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã
hội do hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Cụ
thể, A và B nhận thức được việc mình làm nhưng vẫn cố ý làm cho
sự việc xảy ra nhằm trục lợi cá nhân.
+ Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản của công ty X
Như vậy, hành vi của A và B đã đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của Tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS). A và B là đồng phạm – A có vai trò là
người giúp sức, B là người thực hành.

TRANH CHẤP: Đ174, Đ173, A-B ĐỒNG PHẠM XỬ 2 TỘI


 ĐỒNG PHẠM PHÂN TÍCH HÀNH VI CỦA NGƯỜI THỪA HÀNH
A-B ĐỒNG PHẠM TRONG TỘI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ĐIỀU 174 LỪA
ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
B ĐÃ LÉN LÚT TRỘM PHIẾU  3 PHIẾU GIAO NHẬN KHÔNG PHẢI TÀI
SẢN THOẢ MÃN ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG SỞ HỮU

You might also like