You are on page 1of 10

Chương XVI: Các tội xâm phạm sở hữu

I. Khái niệm chung


1. K/n
Giáo trình
2. Các đặc điểm chung
- Đối tượng tác động
+ Nếu xd sai dttd thì xd sai tội danh
- Hành vi khách quan
+ Các tội trong chương này khác nhau ở các hành vi khách quan
- Hậu quả:
+ Có trong điều luật: 50tr, dưới 5tr,....
2.1 Khách thể
- QHXH bị xâm hại là QH sở hữu của công dân được PL bảo vệ
- Đối tượng tác động là tài sản. Ko phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác
động
Vd: Vụ cướp Bitcoin ở Long Thành, Dầu Giây. Bitcoin là một sản phẩm của
chuỗi khôi blockchain, ko thể nhìn thấy bitcoin, hiện nay VN ko thừa nhận
Bitcoin là một loại tài sản
- Đối tượng tác động là một phần của khách thể
- QHXH bị xâm hại gồm
+ Quyền chiếm hữu
+ Quyền sử dụng
+ Quyền định đoạt
- Đối tượng tác động gồm:
+ Vật
+ Tiền
+ Giấy tờ có giá
- Tuy nhiên, ko phải tất cả các loại tài sản đều là đối tượng của các tội xâm
phạm sở hữu. Bởi vì để là đối tượng của nhóm đối tượng này, phải thỏa các
điều kiện sau:
+ Phải là vật đang tồn tại trên thực tế và là sản phẩm lao động của con
người (vd: rừng phải là rừng trồng, ko căn cứ vào chủ thể để xác định mà căn cứ
vào tính chất của tài sản)
Vd: Vụ án cây gỗ trắc ở Đắk Nông. Đối tượng tác động ở đây là rừng trồng hay
rừng tự nhiên

+ Tài sản không có tính năng đặc biệt (vd: súng, ma túy, các công trình
trọng điểm của anqg,... thì ko thuộc nhóm tội này) (Lưu ý mục A.II.6 TTLN
01/1995)
+ Phải có giá trị sử dụng và chưa bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của
mình
2.2 Biểu hiện khách quan
Loại CTTP
CTTP cắt xén 168, 169, 170
CTTP hình thức 176, 177
CTTP vật chất 171 đến 175, 178, 179, 180

Dấu hiệu khách quan


- Hành vi: có 4 nhóm
+ Chiếm đoạt ts (khó nhất)
- Dịch chuyển: hành vi chiếm đoạt ts là hành vi cố ý chuyển một cách
phi pháp quyền sở hữu về ts từ một chủ thể này sang một chủ thể khác làm cho
chủ sở hữu mất một phần nhất định về tài sản => là dịch chuyển cơ học và
dịch chuyển pháp lý
vd: lấy mã qr quét rồi chuyển tiền từ tk này sang tk khác là dịch chuyển
pháp lý
- Chiếm giữ: dịch chuyển rồi thì mới chiếm giữ, nếu chưa có chiếm giữ
thì chưa có chiếm đoạt
+ Chiếm giữ trái phép ts
+ Sử dụng trái phép tài sản
+ Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng ts
Hậu quả
- Thiệt hại về vật chất (ts)
- Thiệt hại về thể chất: vd Tội cướp ts
- Gây ảnh hưởng xấu đến đến an ninh, trật tự, atxh
Lỗi
- Lỗi cố ý: Điều 168 – 178
- Lỗi vô ý: Điều 179, 180
Động cơ: động cơ vụ lợi Đ177
Mục đích: mục đích nhằm chiếm đoạt ts (Đ168, 169, 170)
II. Các tội phạm cụ thể
A. Các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
1. Tội cướp tài sản ( Điều 168)
(1) Hành vi khách quan: dùng vũ lực (dùng tay đánh, dùng súng bắn,...), đe dọa
dùng vũ lực NGAY TỨC KHẮC, hoặc thủ đoạn khác
+ Khác với Đ170 là đe dọa dùng vũ lực của Đ170 KHÔNG NGAY TỨC
KHẮC
Phân biệt Điều 170 vs Điều 168
- Xét về mặt thời gian thì Đ168 là hiện tại (ngay tức khắc) còn Đ170 là tương
lai (sẽ)
- Về cường độ: 168 mãnh liệt hơn 170. Chứng minh bằng cường độ, thái độ,
công cụ, diễn biến của vụ án
- Nạn nhân: Đ168 thì nạn nhân không có quyền lựa chọn còn Đ170 thì nạn
nhân có quyền lựa chọn
(2) Làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được
- Nạn nhân chống cự được thì vẫn phạm tội cướp theo Đ168 vì nhà làm luật dựa
vào ý thức chủ quan của người phạm tội
Vd: A cướp đồ của ông võ sĩ, xong bị ông võ sĩ đánh bầm dập thì A vẫn phạm
tội cướp
(3) Nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản
- Phải phân biệt với các trường hợp không nhằm mục đích chiếm tài sản mà là
phòng vệ, phản kháng
=> Thực hiện 1 trong 3 hành vi trên thì đưa về Điều 168 BLHS
Vd: A là sv Luật, lúc đi về A gặp B thì B nói để B chở A về. Lúc về tới nhà thì A
mới phát hiện bạn cùng phòng giữ chìa khóa nên B kêu A qua chỗ B đợi bạn về.
A vào nhà B thì bị B sàm sỡ, A chống cự lại rồi với tay lấy con dao thái lan chọt
B. Sau đó, A bỏ đi rồi lấy áo khoác của B, trong áo khoác có 2tr.
=> Hành vi dùng vũ lực đầu tiên của A là PHÒNG VỆ
=> Nếu A lén lút lấy áo khoác của B thì là Đ173; còn nếu công khai lấy áo
khoác thì là Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Đ172. Vậy A không phạm tội
theo Đ168
Đ168 = vũ lực + lấy ts là SAI
2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)
2.1 Khái niệm
- Là hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản
- Theo Từ điển Tiếng Việt, bắt cóc là bắt người một cách đột ngột và đem giấu
đi (ko giấu thì vẫn là bắt cóc)
- Bắt cóc mà không chiếm đoạt tài sản thì Đ157
(1) Bắt cóc
- Thường bị nhầm với Đ157 – Tội bắt, giam, giữ người trái pháp luật
(2) Mục đích chiếm đoạt tài sản
Vd:

- Bản chất của tội bắt cóc là CTTP hình thức, hành vi này nguy hiểm xuất phát
từ bản chất của hvkq, tức là nạn nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, chỉ cần như vậy là rơi vào Đ169
=> Ở ví dụ trên, nạn nhân không rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
như trong bản chất của hvkq, nên K không có tội theo Đ169. Vậy tình huống
này cạnh tranh tội Đ170 vs Đ174
3. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
Hay bị nhầm với 168, 174
Mặt khách quan
- Hành vi khách quan: đe dọa SẼ dùng vũ lực và thủ đoạn khác (uy hiếp về mặt
tinh thần,...)
+ Sẽ: nạn nhân có thời gian để thực hiện hay không thực hiện yêu cầu của
người phạm tội
+ Uy hiếp về mặt tinh thần: hành vi khác uy hiếp về mặt tinh thần người
quản lý ts như là dọa tố cáo về hành vi phạm pháp hoặc tố cáo về vấn đề đời
tư,...
- Khả năng thực tế là nạn nhân sẽ rơi vào nguy hiểm thì mới ra Đ170
- Mục đích chiếm đoạt tài sản
4. Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
- Cạnh tranh với tội 168
- Chung cụm từ “cướp”
168 171
Nhân thân, tài sản => vì Tài sản => vd: chạy
Khách thể sử dụng sức mạnh vật nhanh qua giật đồ xong
chất tác động vào cơ thể chạy luôn
- 1 trong 3 hành vi
Công khai không? Có,
có công khai và nhanh
chóng luôn - Công khai, nhanh
chóng tẩu thoát
- Người phạm tội sẵn
Hvkq sàng đối mặt với nạn - Người phạm tội ko sẵn
nhân vì nghĩ nạn nhân sàng đối mặt vs nạn
lâm vào tình trạng nhân nên mới nhanh
không thể chống cự chóng tẩu thoát
được, nếu chống cự đc
nó vẫn sẵn sàng tấn
công tiếp

- Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt tài sản của tội cướp giật tài sản là mang tính
công khai và nhanh chóng tẩu thoát
- Tính chất nhanh chóng của hành vi chiếm đoạt
+ Nhanh chóng tiếp cận tài sản
+ Nhanh chóng chiếm đoạt ts
+ Nhanh chóng tẩu thoát ts
- Để thỏa mãn đặc điểm này ts chiếm đoạt thông thường là vật gọn, nhỏ, dễ lấy,
dễ mang đi như dây chuyền, túi xách, bông tai
5. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)
- Công nhiên: công khai + ngang nhiên
- Hay nhầm vs 171 ở tính công khai
- 172 khác với 171 ở đặc điểm ngang nhiên
+ ngang nhiên: không sợ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Không
sợ là vì chủ sở hữu/ người quản lý:
(1) không biết (cạnh tranh Đ173)
(2) biết nhưng ko có điều kiện ngăn cản (Đ172)
Vd1: A đang trèo lên cột điện sửa điện, xe máy bỏ ở dưới thì B lấy => Công
nhiên chiếm đoạt ts
(1) A ko có điều kiện ngăn cản
(2) B công khai và ngang nhiên lấy xe
Vd2: A bị xe máy tông và đè lên chân gãy chân
- A bất tỉnh do mất máu nhiều, B lấy ví => B là trộm tài sản vì chủ sở hữu
không biết B lấy ví
- A tỉnh táo, B lấy ví => B là công nhiên vì A biết nhưng ko có điều kiện ngăn
cản
- Mặt khách quan của tp đc đặc trưng bởi 2 dấu hiệu
+ Hành vi chiếm đoạt ts có đặc điểm là mang tính công khai và ngang
nhiên
- Từ thời điểm hình thành ý định phạm tội cho đến khi lấy đc tài sản người
phạm tội không có bất kỳ một thủ đoạn nào, ko có ý thức đối phó, đương đầu
với người quản lý tài sản, ko có ý thức chạy trốn hay nhanh chóng tẩu thoát
- Giống (171 – 172): công khai
- Khác:
+172: có sự ngang nhiên; ko cần nhanh chóng tẩu thoát
+171: ko có sự ngang nhiên, cần nhanh chóng tẩu thoát
6. Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
- Hành vi khách quan bao gồm: lén lút với chủ sở hữu, người quản lý ts
- Đối tượng: là tài sản bị chiếm đoạt phải thoả mãn 2 điều kiện
(1) Là ts đang do người khác quản lý, bao gồm các nhóm sau:
+ ts đang thuộc sự chiếm hữu về mặt thực tế của người quản lý ts
Vd: A vi phạm gt, csgt đưa xe về đồn. Đêm các chiến sĩ ngủ thì A
lẻn vào lấy xe về. Mặc dù đó là xe của A nhưng tại thời điểm A thực hiện hành
vi thì xe đang thuộc quyền quản lý của csgt
+ ts tuy thoát ly khỏi sự chiếm hữu về mặt thực tế của người quản
lý ts nhưng nằm trong khu vực quản lý.
Vd: ts bỏ trong phòng ở của khách sạn
+ những ts ko nằm trong khu vực quản lý nhưng hình thành khu
vực quản lý riêng
Vd: nguyên vật liệu tập kích tại một địa điểm nơi công cộng
(2) Tài sản chiếm đoạt phải trị giá trừ 2tr đồng trở lên. Nếu dưới 2tr đồng
phải thỏa mãn một trong 3 điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d
+ Cạnh tranh tội danh với
- 168: ban đầu ý định là trộm nhưng quá trình diễn biến thì chuyển
hóa qua cướp = chuyển hóa tội danh
Vd: thông thường, trộm đột nhập vào nhà thì luôn có con dao
trong người. Ban đầu lẻn vào với ý định trộm ts, nhưng bị phát hiện thì nó rút
dao đâm => cướp
=> để xác định chuyển hóa ntn thì có 1 trong 3 hành vi khách quan
của 168 ko? Có thì chuyển hóa, ko thì thôi
- 172: xem ví dụ xe đè gãy chân
- 171: cướp giật

=> có gian dối


7. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Đ174)
(1) Có hành vi gian dối
(2) Nạn nhân tin và giao tài sản
+ Giao: chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng hoặc giao cơ học (tạm
thời). Và giao cơ học (tạm thời) ko phải là Đ174
Có (1) và (2) thì là Đ174
Vd: Cô nói cô thấy chỗ bảo vệ có vụ đánh ghen, cô cho cả lớp nghỉ xuống coi.
Cô ở trên lớp cô gom mấy cái iphone luôn. => Ko phạm Đ174 vì ko có chuyển
giao ts, ở đây là phạm tội trộm
Lưu ý:
- Trường hợp xuất hiện biểu hiện gian dối trong các tội xâm phạm sở hữu thì
phân biệt:
+ Biểu hiện gian dối là cách thức để tiếp cận tài sản (vd: nói dối để cho
xem đt, nói dối để sửa xe dùm,...). Ở đây biểu hiện gian dối gọi là hành vi đi
liền trước chứ ko phải là hành vi khách quan. Khi định tội thì dựa vào hvkq
+ Biểu hiện của hành vi kq trong Đ174 là biểu hiện gian dối
- Tội lừa đảo cạnh tranh với tội trộm, cướp giật, cướp khi có biểu hiện gian dối
Biểu hiện gian dối => tiếp cận ts dễ dàng => thực hiện hành vi khách quan thì
xem trong hành vi khách quan có:
+ lén lút: Đ173
+ công khai, nhanh chóng: 171
+ dùng vũ lực,...: 168
Không phải mọi trường hợp có biểu hiện gian dối đều là lừa đảo
- Hành vi khách quan thể hiện ở 2 hành vi
+ Hành vi gian dối: là hành vi đưa ra những thông tin ko đúng sự thật để
nạn nhân khác tin đó là sự thật
+ Hành vi chiếm đoạt tài sản: người quản lý ts do bị lừa dối nên đã tự
nguyện giao ts cho người phạm tội
Phân biệt 174 vs 175
- Giống: thủ đoạn gian dối
<?> Khi nào xuất hiện thủ đoạn gian dối => ngay bên dưới
- Khác:
+ 174: người pt phải gian dối mới có đc ts
+ 175: đương nhiên có ts rồi sau đó mới gian dối
8. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Đ175)
- Hành vi khách quan đc thực hiện bằng một trong 4 loại hvi sau
(1) Vay, mượn, thuê hoặc nhận ts trên cơ sở hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian
dối chiếm đoạt tài sản
(2) Vay, mượn, thuê cái gì đó rồi bỏ trốn chiếm đoạt tài sản
(3) Vay, mượn cái gì đó đến thời hạn trả nhưng ko trả mặc dù có điều kiện
nhưng cố tình không trả => thực tế khó chứng minh hành vi này
(4) Vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản trên cơ sở của hợp đồng và sử dụng
ts đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến ko cso khả năng trả lại ts
- Đối tượng tác động của tp: ts có giá trị từ 4tr trở lên, nếu dưới 4tr thì đã bị xử
phạt vphc hoặc đã bị kết án, hoặc ts là phương tiện kiếm sống chính của gia
đình bị hại
Bài tập: A là kẻ vô công rồi nghề, mua sim rác rồi liên hệ với TGDĐ mua điện
thoại iphone 13tr. A hẹn tgdd giao hàng ở hẻm Đoàn Như Hài q4 lúc 12h. Tgdd
cử B đi giao. A đổi 1 cọc tiền 50k, 1 cọc 100k. 2 cọc tiền ở bên ngoài là tiền thật
nhưng bên trong là tiền giả. B giao đt, A giao tiền. B đang đếm tiền thì A cầm đt
phóng xe đi mất. A làm 5 vụ như vậy, đến vụ thứ 5 thì bị bắt
=> Có gian dối để anh B đưa điện thoại
(1) Có gian dối để tiếp cận ts
(2) Tại thời điểm mà A cầm đt chạy đi mất thì B chưa chuyển giao ts cho A mà
B đang đếm tiền nên A phạm Đ171. Nhưng nếu B đếm xong, B chuyển giao ts
cho A và A cầm đt đi về, nhưng sau đó B phát hiện tiền giả thì A phạm tội Đ174
Chốt là phải check kỹ xem có sự chuyển giao tài sản hay chưa
B. Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt
Tự nghiên cứu

You might also like