You are on page 1of 100

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH


XONG ÁN PHẠT TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH


XONG ÁN PHẠT TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG


Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. VŨ TRỌNG HÁCH

HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung trong Luận này hoàn toàn đƣợc hình thành và
phát triển từ quan điểm của chính cá nhân tôi. Dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
PGS.TS Vũ Trọng Hách, các số liệu và kết quả có đƣợc là hoàn toàn trung thực.

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Huyền


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Học viện Hành chính quốc gia, Khoa
sau đại học, Các thầy cô giáo trong Học viện Hành chính quốc gia đã giúp tôi có
thêm kiến thức về quản lý Nhà nƣớc trong chuyên nghành Quản lý công. Qua đó
hỗ trợ tôi trong công tác chuyê n môn. Tôi xin cảm ơn Công an Thành phố Hà
Nội, Cục C83 - Tổng cục VIII- BCA, đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi về tài liệu,
nguồn thông tin chính thống để tôi đƣợc tham dự và hoàn thành khóa học thạc
sỹ Quản lý Công.
Luận văn Thạc sỹ không hoàn thành đƣợc nếu không có đƣợc sự giúp đỡ
tận tình, sâu sắc kỹ lƣỡng mang tính khoa học từ thầy PGS-TS Nguyễn Trọng
Hách, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin
trân thành cảm ơn thầy PGS-TS Nguyễn Trọng Hách cùng các thầy cô trong
Học viện Hành chính quốc gia đã giúp tôi có đƣợc kiến thức quản lý nhà nƣớc
về chuyên nghành quản lý công, qua đó có điều kiện để phục vụ tốt hơn cho
công tác, cũng nhƣ làm cơ sở để tôi hoàn thành luận văn tốt nhất.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện dù đƣợc sự động viên
từ ngƣời thân, bạn bè và các bạn trong lớp HC21-B9 cũng nhƣ nỗ lực từ bản
thân; Tuy nhiên không tránh khỏi thiếu xót, rất mong những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy cô và độc giả./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Huyền


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLHS : Bộ luật hình sự


BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
CAND : Công an nhân dân
CSKV : Cảnh sát khu vực
CSQLHC : Cảnh sát quản lý hành chính
CSTHAHS&HTTP : Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp
CSPCTP : Cảnh sát phòng chống tội phạm
QLHC về TTXH : Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
QLNN : Quản lý nhà nƣớc
TTATXH : Trật tự an toàn xã hội
UBND : Ủy ban nhân dân
VPPL : Vi phạm pháp luật
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI
CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ............ 6
1.1. Những khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong
án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng .................................................................................6
1.1.1.Khái niệm quản lý nhà nƣớc về thi hành án phạt tù. ................................... 6
1.1.2. Khái niệm ngƣời bị kết án phạt tù ............................................................... 6
1.1.3. Khái niệm phạm nhân ................................................................................. 7
1.1.4. Khái niệm Thi hành án phạt tù .................................................................... 7
1.1.5. Khái niệm ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. 10
1.1.6. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù
tái hòa nhập cộng đồng........................................................................................ 13
1.2. Nội dung, vai trò quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng .....................................................................................................14
1.2.1. Nội dung .................................................................................................... 14
1.2.2.Vai trò quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù................ 23
1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án
phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng ...................................................................................25
1.3.1. Yếu tố chính trị.......................................................................................... 25
1.3.2. Yếu tố pháp luật ........................................................................................ 26
1.3.3. Tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ ............................................ 27
1.3.4. Yếu tố về kinh tế ....................................................................................... 28
1.3.5.Yếu tố truyền thống văn hóa ...................................................................... 29
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng .....................................................................................................30
1.4.1. Kinh nghiệm ở thành phố Đà Nẵng .......................................................... 30
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù
tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................................... 33
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................ 36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP
HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................. 37
2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong
án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội ...........................37
2.1.1. Khái quát địa bàn thành phố Hà Nội ......................................................... 37
2.1.2. Khái quát về ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................................ 40
2.2. Công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa
nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội .........................................................50
2.2.1. Lập kế hoạch và bố trí nguồn lực .............................................................. 50
2.2.2.Tổ chức bộ máy .......................................................................................... 55
2.2.3. Kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ........................................................................... 57
2.3. Đánh giá chung......................................................................................................60
2.3.1. Kết quả và nguyên nhân ............................................................................ 60
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 61
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................ 65
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TÁI
HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......... 66
3.1. Dự báo và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội .........66
3.1.1. Dự báo tình hình ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng ..................................................................................................................... 66
3.1.2. Nội dung dự báo ........................................................................................ 67
3.1.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong
án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng....................................................................... 68
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt
tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................69
3.2.1.Đổi mới và hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự tạo cơ sở pháp lý cho
hoạt động quản lý và tổ chức về quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong
án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng....................................................................... 70
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức và xây dựng bộ máy quản lý tập trung thống nhất
trong lĩnh vực thi hành án, đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho quản lý nhà
nƣớc về thi hành án hình sự các cấp ................................................................... 73
3.2.3. Tăng cƣờng mối quan hệ bố trí việc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt
tù tái hòa nhập cộng đồng ................................................................................... 76
3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức xã hội, gia đình
xây dựng môi trƣờng thuận lợi trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành
xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tại địa phƣơng ..................................... 79
3.2.5. Bồi dƣỡng nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, chiến sỹ, bố trí hợp lý
cán bộ trong tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt
tù ......................................................................................................................... 82
3.2.6. Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra ................................................................. 83
Tiểu kết chƣơng 3................................................................................................ 85
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 88
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thống kê tổng số đối tƣợng chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng
cƣ trú trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................. 41
Bảng 2.2. Đặc điểm nhân thân đối tƣợng chấp hành xong án phạt tù về địa
phƣơng cƣ trú trên địa bàn thành phố Hà Nội (18) (Từ năm 2012 đến hết 2017)
............................................................................................................................. 43
Bảng 2.3.Tình hình phạm pháp hình sự do ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội gây ra [18] ........................ 44
Bảng 2.4. Tình hình tội phạm do ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa
nhậpcộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã gây ra [18] ........................... 46
Bảng 2.5. Ngƣời chấp hành xong án phạt tù đƣợc hỗ trợ, giúp đỡ từ các cơ quan
quản lý nhà nƣớc và tổ chức đoàn thể [20] ......................................................... 47
Bảng 2.6. Thống kê số ngƣời trở về địa phƣơng có và chƣa có việc làm [20]: .. 49
Bảng 2.7.Vi phạm pháp luật số ngƣời chấp hành xong án phạt tù [20].............. 49
Bảng 2.8: Ngƣời chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng đƣợc xóa án tích
[20]. ..................................................................................................................... 52
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Thi hành án hình sự là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm gắn liền với quá trình
tố tụng, làm cho bản án, quyết định của Tòa án đƣợc thực hiện trên thực tế. Đây
là vấn đề mà Đảng, Nhà nƣớc rất chú trọng, thể hiện ở nhiều văn kiện của Đảng,
pháp luật của Nhà nƣớc. Hệ thống các văn bản quy định về thi hành án hình sự
cũng đã hình thành, phát triển cùng với quá trình xây dựng đất nƣớc. Văn bản
nổi bật Hiến pháp năm 2013, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 và các văn bản
hƣớng dẫn thi hành luật thi hành án hình sự. Các cơ quan có thẩm quyền đã tích
cực triển khai thi hành Luật thi hành án hình sự, tạo sự chuyển biến rõ rệt về tiến
độ, chất lƣợng thi hành án hình sự. [26.tr1]. Tuy nhiên trong thi hành án hình sự
có bộ phận trọng tâm là tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong
hình phạt tù trở về địa phƣơng. Tuy nhiên quản lý của hệ thống các cơ quan
quản lý thi hành án chƣa thực sự thống nhất, gặp nhiều khó khăn trong phân
công nhiệm vụ quản lý giáo dục đối với số ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng, tỷ lệ tái phạm còn cao...Các cơ quan chƣa thực sự quan
tâm đến nhiệm vụ này trong công tác thi hành án hình sự nói chung.
Quản lý nhà nƣớc về thi hành án hình sự là lĩnh vực rộng, phức tạp, gắn
liền với quá trình tố tụng, làm cho bản án, quyết định của Tòa án đƣợc thực hiện
trên thực tế. Đây là lĩnh vực lớn mang tính bao quát và thi hành án phạt tù là một
bộ phận trong quản lý nhà nƣớc về thi hành án hình sự. Vậy quản lý nhà nƣớc đối
với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng là một bộ phận nhỏ
trong nội dung trên. Đây là nội dung rất quan trọng trong phòng ngừa và giảm
thiểu gia tăng tội phạm cũng nhƣ thể hiện rõ tính nhân đạo của Đảng và Nhà nƣớc
trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc.
Trong những năm qua, hoạt động QLNN đối với ngƣời chấp hành xong
hình phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn cả nƣớc nói chung, thành phố
Hà Nội nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng đƣợc hoàn

1
thiện, phát triển, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc đã đặt ra.
Nhận thức và sự quan tâm đến ngƣời chấp hành xong hình phạt tù, tái hòa nhập
cộng đồng có nhiều thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, chất lƣợng hoạt động
QLNN đối với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đã
đƣợc nâng lên một bƣớc, tạo điều kiện cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng nhanh chóng hoàn lƣơng, ổn định đời sống, góp phần giữ
vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn cơ sở, tạo môi trƣờng ổn
định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, hoạt động QLNN đối
với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, cơ quan tổ chức xã hội nói chung, trên địa bàn thành phố Hà
Nội thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế nhƣ: Công tác tuyên truyền phổ
biến pháp luật, hƣớng dẫn ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về địa phƣơng
của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng chƣa đƣợc thực hiện một cách sâu
rộng; ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về địa phƣơng xã hội còn có sự kỳ
thị, phân biệt, xa lánh; Công tác giúp đỡ, giải quyết việc làm, xây dựng các mô
hình giúp đỡ cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù chƣa đƣợc quan tâm...
Vì vậy, nghiên cứu quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu
cầu lý luận, yêu cầu thực tiễn, đồng thời đƣa ra những ý kiến góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng nói chung, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Đây chính là lý
do tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn
tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trƣớc tới nay, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về quản lý
nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Có
thể kể đến các công trình, đề tài khá liên quan nhƣ sau:

2
Hoàng Ngọc Nhất (2000): "Quản lý nhà nước về công tác thi hành án
phạt tù" đề tài khoa học cấp Bộ - Bộ Công an; Vũ Trọng Hách (2006) “Hoàn
thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án hình sự ở Việt Nam”- Luận án
Tiến sỹ, Học viện Cảnh sát;
Vũ Văn Hòa (2013) “Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp
hành xong án phạt tù theo chức năng của lực lượng cảnh sát nhân dân trong
phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ -Học viện Cảnh sát nhân
dân;
Đặng Thị Hà (2013) “Nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước trong công
tác tái hòa nhập cộng đồng cho người phạm tội chưa thành niên trên địa bàn
thành phố Hải Phòng” Luận văn Thạc sỹ - Học viện hành chính quốc gia
Nguyễn Đức Phúc (2016) "Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp
luật thi hành án hình sự ở Việt Nam" Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ -
Học viện Cảnh sát nhân dân.
Bên cạnh đó còn có một số bài viết chuyên đề nhƣ:
Đinh Trọng Hoàn (7/2007)“Một số vấn đề đặt ra cần được tiếp tục
nghiên cứu trong Quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng” đăng trên tạp chí CAND ;Vũ Văn Hòa (5/2015) có bài
viết: “Công tác quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù tại xã,
phường, thị trấn trong giai đoạn hiện nay” đăng trên tạp chí CSND; Thanh Lâm
(12/2016) có bài viết “Tạo cơ hội tái hòa nhập cho người chấp hành xong án phạt
tù” đăng trên báo Nhân dân điện tử chí CSND.
Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu những vấn đề mang
tính tổng thể hoặc những khía cạnh, phạm vi cụ thể khác nhau của hoạt động
quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng. Nhƣng đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu nào đi sâu về quản lý nhà
nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Luận văn của học viên có nghiên cứu và kế thừa các
công trình khoa học, tuy nhiên không trùng lắp nội dung. Có thể khẳng định, đề

3
tài “Quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội” là đề tài đầu tiên nghiên cứu về khía
cạnh này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích:
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù
và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực tái hòa nhập
cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà
Nội;
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi
Đối tượng:
Là hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù
tái hòa nhập cộng đồng.
Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Thời gian: từ năm 2012 đến hết năm 2017.
+ Phạm vi về nội dung: những nội dung chính của quản lý nhà nƣớc đối
với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng nhƣ: Hoạch định
chính sách chiến lƣợc, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức bộ máy và
bố trí nguồn lực, thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc đối
với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp
luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-lênin.
- Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: học viên đã sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu ngắn, đặc biệt chú trọng phƣơng pháp hệ thống, phân tích - tổng
hợp, phƣơng pháp so sánh, điều tra xã hội học, phỏng vấn...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận:
+ Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về quản lý
nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
+ Luận văn đã phân tích đánh giá đƣợc thực trạng quản lý nhà nƣớc đối
với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Ý nghĩa thực tiễn
+ Luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối
với ngƣời chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham kháo trong
hoạt động nghiên cứu học tập và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực thi hành án
hình sự về công tác tái hòa nhập cộng đồng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chƣơng:
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành
xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong
án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà
nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa
bàn thành phố Hà Nội.

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP
HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

1.1. Những khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
1.1.1.Khái niệm quản lý nhà nước về thi hành án phạt tù.
Quản lý nhà nƣớc về công tác thi hành án phạt tù (theo nghĩa rộng) là: sự
thể hiện vai trò quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ
chức và cá nhân có thẩm quyền trong việc sử dụng quyền lực hành chính - pháp
lý để xây dựng và sử dụng phƣơng tiện pháp luật trong lĩnh vực thi hành án đối
với loại án phạt tù có thời hạn, tù chung thân theo quy định của nhà nƣớc. Đồng
thời thông qua hoạt động quản lý giáo dục ngƣời bị kết án tù để tiếp tục hoàn
thiện pháp luật cơ chế tổ chức thực hiện…trong lĩnh vực thi hành án phạt tù.
Cụ thể là: Quản lý nhà nƣớc về thi hành án phạt tù đó là hoạt động của
toàn bộ máy nhà nƣớc đảm bảo cho: Một là bản án hình sự (bản án hoặc quyết
định phạt tù) có hiệu lực pháp luật của tòa án đƣợc chấp hành đầy đủ và nghiêm
minh; Hai là, đảm bảo hiệu lực điều hành, quản lý công tác thi hành án phạt tù
của bộ máy nhà nƣớc; Ba là: tuân thủ chính áp dụng trong nội dung bản án: hình
phạt tù có thời hạn hoặc hình phạt tù chung thân.[24tr29]
1.1.2. Khái niệm người bị kết án phạt tù
Tại Điều 3, khoản 3 Luật thi hành án hình sự năm 2010 giải thích: "Thi
hành án phạt tù là việc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy định của Luật
này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở
thành ngƣời có ích cho xã hội". Từ đó ta có thể hiểu: Ngƣời bị kết án phạt tù là
ngƣời thi hành bản án phạt tù có thời hạn theo Quyết định của Tòa án, buộc
ngƣời bị kết án phạt tù có thời hạn phải chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại
tạm giam trong thời hạn nhất dịnhđƣợc quy định trong bản án.

6
1.1.3. Khái niệm phạm nhân
Phạm nhân: là ngƣời đã bị Tòa án tuyên là đã có tội phải chịu hình phạt và
bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định: “Phạm nhân là ngƣời
đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân”.
1.1.4. Khái niệm Thi hành án phạt tù
Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy định
của Luật Thi hành án hình sự buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ,
giáo dục cải tạo để họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Các cơ quan nhà nƣớc
chuyên trách đƣợc Chính phủ trao quyền, trở thành bộ phận cấu thành của chủ
thể quản lý và đảm trách vai trò của chủ thể quản lý.
Thi hành án phạt tù bao gồm: Một là, quy định trình tự thủ tục thi hành án
từ khi có quyết định thi hành án; lập hồ sơ thi hành án, tiếp nhận giam giữ phạm
nhân, theo dõi giải quyết thi hành án, gửi quyết định thi hành án , thông báo
quyết định thi hành án, thủ tục trả tự do cho phạm nhân; cấp giấy chứng nhận đã
chấp hành xong án phạt tù, quy định về cơ quan thi hành án phải rà soát đối
chiếu số lƣợng, danh sách những ngƣời đã có quyết định thi hành án phạt tù hiện
còn tại ngoại ở ngoài xã hội để đôn đốc, yêu cầu thi hành án và thực hiện cải
cách hành chính trong thi hành án.
Hai là, pháp luật thi hành án hình sự quy định về chế độ quản lý giam giữ,
giáo dục phạm nhân nói chung (phân loại phạm nhân, các biện pháp bảo đảm
trong quá trình tổ chức quản lý giam giữ phạm nhân không để xảy ra các hành vi
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của phạm nhân và công tác
vũ trang, bảo vệ, tuần tra, canh gác,dẫn giải phạm nhân, xử lý phạm nhân trốn,
vi phạm nội quy kỷ luật) và quy định các quyền của phạm nhân (tập trung vào
các quyền cơ bản của công dân đã đƣợc Hiến pháp và pháp luật quy định về các
quyền ăn, ở, mặc và sinh hoạt, học tập, học nghề và đƣợc thông tin, lao động và
hƣởng thành quả lao động, liên lạc, gặp thân nhân, nhận quà, đƣợc chăm sóc y tế
của phạm nhân).

7
Ba là, các quy định khác có liên quan đến thi hành án phạt tù, hoãn chấp
hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án hành án phạt tù, hoãn chấp hành án
phạt tù, tạm đình chỉ án phạt tù. Pháp luật thi hành án phạt tù cũng quy định việc
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình giam giữ nhƣ trích xuất phạm
nhân, xử lý phạm nhân trốn, khen thƣởng, xử lý vi phạm và việc liên hệ phối
hợp với gia đình phạm nhân và các cơ quan tổ chức cá nhân khác có liên quan.
Nội dung pháp luật này đòi hỏi kết hợp hài hòa giữa các quy định có tính
khái quát với các quy định có tính chất chi tiết, cụ thể trong thi hành án phạt tù,
nhất là các nội dung liên quan tới quyền của phạm nhân. Nội dung pháp luật thi
hành án phạt tù phải tạo ra cơ chế hữu hiệu để phòng ngừa hiệu quả các hành vị
vi phạm pháp luật, tạo ra bảo đảm tốt nhất thực hiện các quyền lợi của các bên
tham gia thi hành án phạt tù.[28]
Quá trình tổ chức thi hành án phạt tù có liên quan đến nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội và do nhiều cơ quan chức năng phối hợp tổ chức thực hiện mà
nòng cốt là lực lƣợng Công an nhân dân, dƣới sự giám sát của Nhà nƣớc, các
đoàn thể, tổ chức xã hội và công dân, nhằm đảm bảo cho bản án phạt tù đƣợc thi
hành nghiêm chỉnh, loại trừ các vi phạm có thể xảy ra. Các chế định pháp luật
quy định thi hành án phạt tù không những ghi nhận vai trò, trách nhiệm và hoạt
động của các cơ quan Nhà nƣớc và ngƣời có trách nhiệm thi hành án mà còn
điều chỉnh hoạt động chấp hành án của ngƣời bị kết án tù. Một khi bản án có
hiệu lực pháp luật tự họ phải đến chấp hành bản án ấy ở một trại giam theo quy
định của pháp luật, còn nếu họ tìm cách trốn tránh, cố ý không chấp hành thì bị
cƣỡng chế theo pháp luật.
Từ những phân tích trên đây chúng ta có thể đi đến khái niệm về thi hành
án phạt tù nhƣ sau: Thi hành án phạt tù là hoạt động tổ chức thi hành bản án,
quyết định phạt tù đã có hiệu lực pháp luật của những cơ quan, cá nhân được
Nhà nước giao quyền buộc những người bị kết án tù có thời hạn hoặc tù chung
thân phải chấp hành bản án phạt tù tại trại giam nhằm mục đích quản lý giáo
dục cải tạo họ trở thành những người lương thiện có ích cho xã hội, có ý thức

8
tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa
họ phạm tội mới.
Chủ thể quản lý nhà nước về công tác thi hành án phạt tù
Ở đây chủ thể quản lý nhà nƣớc xét dƣới góc độ pháp lý là nhà nƣớc với
các hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc tổ chức chặt chẽ và quy
định thẩm quyền theo đúng chức năng của từng loại cơ quan đó. Cơ quan quản
lý hành chính nhà nƣớc có hai loại: cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan có
thẩm quyền riêng. Căn cứ vào Luật Thi hành án hình sự Theo Điều 5 quy định:
"Các cơ quan tổ chức và cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn, nghĩa vụ
của mình có trách nhiệm phối hợp và thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của Luật này trong thi hành án hình sự. " Theo Điều 10, 11,
12 Luật thi hành án hình sự cũng quy định rõ về hệ thống tổ chức thi hành án ,
nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an,
Bộ Quốc phòng .
Nhƣ vậy, Chính phủ là cơ quan quản lý Nhà nƣớc về công tác thi hành án
phạt tù, còn Bộ Công an, Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý công tác thi
hành án phạt tù và tổ chức công tác thi hành án phạt tù. Chính vì vậy chủ thể
tiến hành quản lý nhà nƣớc chuyên nghành về công tác thi hành án phạt tù đƣợc
quy định là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Vì vậy Chính phủ là chủ thể quản lý
Nhà nƣớc về thi hành án phạt tù. Có thể nói chủ thể quản lý nhà nƣớc về thi
hành án phạt tù là một hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc hình thành và hoạt động
trong mối quan hệ chặt chẽ nhằm thực hiện nhiệm vụ chung là đảm bảo cho mọi
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải đƣợc thi hành
nghiêm minh và đúng pháp luật. Hệ thống chủ thê này bị quy định có tính chất
đặc điểm của khách thể quản lý và những yêu cầu khách quan của công tác thi
hành án hình sự.
Đối tượng quản lý Nhà nước về công tác thi hành án phạt tù
Đối tƣợng của hoạt động thi hành án phạt tù chính là ngƣời bị kết án tù
theo bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nếu một ngƣời có bản án của
Tòa án nhƣng bản án đó chƣa có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn chƣa bị coi là

9
ngƣời bị kết án mà họ vẫn coi là bị cáo. Bị cáo thì chƣa phải là đối tƣợng của
hoạt động thi hành án phạt tù. Khi ngƣời bị kết án tù vào trại giam để chấp hành
hình phạt thì họ trở thành phạm nhân. Phạm nhân đƣợc hƣởng các quyền công
dân trừ những quyền bị pháp luật tƣớc bỏ, đƣợc nhà nƣớc cấp các chế độ ăn,
mặc, ở, phòng chữa bệnh, đƣợc thăm gặp thân nhân. Ngoài ra, trong thời gian
chấp hành án, phạm nhân còn đƣợc hƣởng các chế độ về học tập, giáo dục, lao
động, học nghề, vui chơi giải trí… Bên cạnh đó, phạm nhân phải chấp hành các
quy định của pháp luật về giam giữ, cải tạo ở trại giam. Phạm nhân phải tuyệt
đối phục tùng mệnh lệnh, tuân thủ sự hƣớng dẫn của cán bộ trại giam, tự giác
rèn luyện để trở thành con ngƣời lƣơng thiện.
Nhƣ vậy, có thể thấy trong các văn bản pháp luật đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của công tác tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tƣợng phạm tội sau khi
trở về địa phƣơng và đƣa ra những điều khoản quy định trách nhiệm của ủy ban
nhân dân địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể và ngƣời trong gia đình trợ giúp
ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh có trách nhiệm đƣa ra hƣớng dẫn và chỉ thị cho ủy ban nhân dân cấp huyện
và xã trong việc khuyến khích ngƣời đƣợc tha tù về tiếp tục tìm việc làm. Gia
đình có trách nhiệm phối kết hợp với các tổ chức có liên quan từ khi những
ngƣời bị cáo buộc tội chấp hành hình phạt cho đến khi họ trở về địa phƣơng.
Ngoài ra pháp luật Việt nam có đƣa ra yếu tố cộng đồng trong tái hòa nhập cộng
đồng của ngƣời chấp hành xong hình phạt tù.
1.1.5. Khái niệm người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng.
Khái niệm người chấp hành xong hình phạt tù:
Đối tƣợng quản lý, giáo dục ở địa bàn cơ sở là những ngƣời có điều kiện
và khả năng hoặc có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội; những ngƣời phạm
tội đã bị Tòa án xét xử, thông báo cho chính quyền địa phƣơng; những ngƣời có
hành vi vi phạm pháp luật về ANTT chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
nhƣng cần phải quản lý, giáo dục tại địa phƣơng và những đối tƣợng cần chú ý
quản lý khác... Trong đó có ngƣời chấp hành xong hình phạt tù trở về địa
10
phƣơng hay còn gọi là đối tƣợng tù tha. Theo Từ điển nghiệp vụ phổ thông: “Tù
tha về là những kẻ phạm tội bị phạt án tù giam đã hết hạn đƣợc tha hoặc chƣa
hết hạn nhƣng đƣợc ân xá, ân giảm tha về, cần quản lý chặt chẽ đối tƣợng tù tha
về và bố trí công ăn việc làm cho họ, tạo điều kiện cho họ làm ăn lƣơng thiện”.
Ngƣời chấp hành xong hình phạt tù bao gồm số đối tƣợng phạm tội đang
chấp hành hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân ở các trại giam, trại tạm
giam (họ phải là phạm nhân), hết thời thời hạn hay chƣa hết thời hạn nhƣng tiến
bộ đƣợc hƣởng chính sách khoan hồng đƣợc tha về địa phƣơng (đặc xá, ân xá).
Ngƣời chấp hành xong hình phạt tù là những ngƣời đã có những hành vi
VPPL về kinh tế, hình sự, ma túy... ở mức độ phải truy cứu trách nhiệm hình sự,
đã có bản án có hiệu lực của toà án nhân dân, họ phải chấp hành hình phạt tù, bị
giam giữ cải tạo ở các trại giam, nhƣng họ đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc
đƣợc giảm án, đƣợc đặc xá trở về địa phƣơng.
Ngƣời chấp hành xong hình phạt tù cần phải quản lý, giáo dục bởi các lý
do chính sau:
Phần nhiều ngƣời chấp hành xong hình phạt tù đều nằm trong các điều
kiện khó khăn về kinh tế và điều kiện sống sau một thời gian sống cách ly khỏi
cộng đồng. Khi trở về địa phƣơng rất cần quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các
cấp chính quyền, tổ chức ch trị xã hội, gia đình và ngƣời thân và bạn bè để họ ổn
định cuộc sống tái hòa nhập, mau chóng đƣợc xóa án tích trở thành công dân
lƣơng thiện.
Bởi hầu hết khi mãn hạn tù trở về địa phƣơng họ thƣờng mặc cảm về quá
khứ của mình và có tâm lý tự ti xa lánh mọi ngƣời. Chính vì vậy họ trở thành
những đối tƣợng dễ bị lôi kéo, tác động ảnh hƣỏng của các phần tử xấu, có tƣ
tƣởng, hiện tƣợng tiêu cực, nếu không đƣợc sự quan tâm của gia đình và xã hội
họ dễ dàng trở lại con đƣờng phạm tội...
Khái niệm tái hòa nhập cộng đồng
Tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tù là hành
động thể hiện tính nhân văn của Đảng, Nhà nƣớc, để hiện thực hóa đƣợc cần có

11
sự chung tay của cả cộng đồng. Trong đó có các cá nhân, tổ chức mong muốn
đƣợc thực hiện những hành động phù hợp các giá trị, chuẩn mực, đạo đức và
pháp luật của Nhà nƣớc nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng nhƣ đảm
bảo cho sự ổn định và phát triển xã hội.
Bộ luật Hình sự năm 1985 (đƣợc sửa đổi, bổ sung các năm 1989, 1991,
1992, 1997 và sửa đổi cơ bản, toàn diện năm 1999 và 2015); Bộ luật Tố tụng
hình sự; Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm 1993; Luật thi hành án hình sự năm
2010…Nhƣ vậy, trong các văn bản pháp luật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của
công tác tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tƣợng phạm tội sau khi trở về địa
phƣơng và đƣa ra những điều khoản quy định trách nhiệm của ủy ban nhân dân
địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể, ngƣời trong gia đình giúp đỡ đối tƣợng tù tha
trong việc tái hòa nhập cộng đồng.
Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong hình phạt tù là
quá trình lực lƣợng CAND tổ chức đƣa ngƣời sau khi chấp hành xong án phạt tù
trở về với gia đình và cộng đồng xã hội sau thời gian chấp hành bản án, quyết
định của cơ quan có thẩm quyền ở các trại. Nhằm đảm bảo cho công dân đối với
xã hội, đƣa đối tƣợng trở về với gia đình và cộng đồng của mình với tƣ cách,
khả năng và tinh thần thái độ tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng
đồng, đƣợc hƣởng các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ của một công dân
bình thƣờng.
Là hoạt động chính thức công nhận sự có mặt trở lại cho đối tƣợng có đầy
đủ quyền công dân và tạo điều kiện giúp đỡ đối tƣợng thực hiện nghĩa vụ của
mình. Chính vì vậy đây là hoạt động phức tạp, cần đƣợc tiến hành thƣờng
xuyên, liên tục, lâu dài. Tổ chức vận động toàn dân tham gia quản lý giáo dục
ngƣời vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cƣ; Tổ chức quản lý số đối tƣợng bị
quản chế, cấm cƣ trú, cải tạo không giam giữ, bị kết án tù nhƣng cho hƣởng án
treo... không để họ tái phạm tội. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, Bộ
Công an, Bộ lao động thƣơng binh và xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các

12
Bộ, ngành khác tham gia.
Khái niệm công tác quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành xong hình phạt tù
tái hòa nhập cộng đồng: là quá trình lực lƣợng CSKV vận dụng đƣờng lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an,
phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng, đoàn thể xã hội để quản lý, giáo
dục ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tại nơi họ về cƣ
trú và làm việc. Nhằm cảm hóa, giáo dục họ trở thành công dân lƣơng thiện, có
ích cho xã hội; phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm và các hành vi
VPPL.
1.1.6. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
Hoạt động quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù,
tái hòa nhập cộng đồng mang tính hành chính- tư pháp.
Cơ sở làm phát sinh hoạt động QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt
tù, tái hòa nhập cộng đồng là các văn bản áp dụng pháp luật, văn bản liên quan đến
hoạt động QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng
đồng. Hoạt động QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập
cộng đồng do các cơ quan hành chính có thẩm quyền tiến hành trên khuôn khổ
những quy định của pháp luật về QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù,
tái hòa nhập cộng đồng nhằm tác động, điều chỉnh có định hƣớng đến hành vi của
đối tƣợng quản lý (chủ yếu là ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng
đồng) nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Công tác quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái
hòa nhập cộng đồng là công tác có tính phức tạp, gay go, quyết liệt và lâu dài.
Quá trình tiến hành công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt
tù, tái hòa nhập cộng đồng là quá trình làm thay đổi trong tƣ tƣởng đến hành
động, từ cƣỡng bức họ phải cải tạo đến việc giác ngộ, cảm hóa giáo dục để họ tự
giác cải tạo, chuyển hóa thành ngƣời lƣơng thiện. Đối tƣợng của công tác này là
những phần tử có hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật, những ngƣời đang có

13
nguy cơ cao ảnh hƣởng đến ANTT, mỗi loại đối tƣợng có những đặc điểm tâm
lý, hoàn cảnh cụ thể và có quá trình phạm tội, vi phạm khác nhau, do những
động cơ, mục đích, nguyên nhân điều kiện dẫn đến các hành vi vi phạm, khác
nhau.
Quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập
cộng đồng không những có liên quan đến mọi hoạt động của xã hội, đến nhiều
tầng lớp trong xã hội mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và chính trị của
con ngƣời. Vì vậy, muốn đạt kết quả tốt cần vận dụng sáng tạo chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, huy động các ngành, các lực lƣợng, vận động và
sử dụng sức mạnh của đoàn thể xã hội, tổ chức quần chúng để thực hiện công
tác này. Mặt khác, phải tổ chức lực lƣợng, sử dụng các biện pháp linh hoạt để
răn đe, trấn áp và cảm hóa giáo dục những đối tƣợng ngoan cố, chống đối, đồng
thời có chính sách khoan hồng đối với ngƣời ăn năn hối cải, tích cực sửa chữa
lỗi lầm, tạo điều kiện để họ trở thành lƣơng thiện sớm hoà nhập cộng đồng.
1.2. Nội dung, vai trò quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong
án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
1.2.1. Nội dung
1.2.1.1. Ban hành các chính sách và chương trình về tái hòa nhập cộng
đồng. Hoạch định chiến lược cải cách đối với người chấp hành xong án phạt tù,
tái hòa nhập cộng đồng, và lĩnh vực thi hành án hình sự và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án
phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng, và lĩnh vực thi hành án hình sự
Nhà nƣớc xây dựng chiến lƣợc về thi hành án hình sự, có chính sách đối
với ngƣời vi phạm pháp luật và áp dụng hình phạt. Từ đó có chiến lƣợc cụ thể
đƣa họ trở thành ngƣời có ích, có chính sách đối với phạm nhân một cách chi
tiết cụ thể để giúp họ có thể hòa nhập cộng đồng. Nhà nƣớc có định hƣớng cho
phạm nhân trong quá trình cải tạo tại trại giam, trại tạm giam trong quá trình họ
cải tạo: dậy nghề, hƣớng nghiếp. Quản lý nhà nƣớc cần xác định mục tiêu cụ
thể, đƣợc hoạch định rõ ràng và ban hành chính sách phù hợp với những ngƣời

14
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.Tùy thuộc vào điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể mà các cơ quan QLNN trong lĩnh vực THAHS ban hành
những chính sách và các chƣơng trình về tái hòa nhập cộng đồng cho phù hợp,
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh.
1.2.1.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước
đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
Nhà nƣớc và Quốc Hội ban hành Luật thi hành án hình sự, ban hành các
văn bản hƣớng những ngƣời có chức năng thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng cụ thể là Nghị định
80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011. Dƣới đó Bộ công an ban hành các hƣớng dẫn
đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Bên cạnh đó còn có Luật đặc xá năm
2007.
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật THAHS là phƣơng
tiện hữu hiệu để các cơ quan QLNN trong lĩnh vực này tác động tích cực lên đối
tƣợng quản lý ngƣời bị kết án, trong khuôn khổ những yêu cầu chung của pháp
luật.
Thẩm quyền và trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật
THAHS đƣợc pháp luật quy định cụ thể. Khi ban hành các loại văn bản quy phạm
pháp luật THAHS các cơ quan QLNN trong lĩnh vực THAHS phải tuân thủ
những quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (đã
đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2002) về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành.
Mục đích của chính sách tái hòa nhập cộng đồng ở Việt Nam đƣợc thể
hiện rõ trong các văn bản pháp luật. Các quy định của pháp luật xác định rõ thủ
tục tái hòa nhập cộng đồng đối với những ngƣời phạm tội là giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho những ngƣời đã chấp hành xong hình phạt. Vậy các biện pháp
tái hòa nhập cộng đồng không chỉ đƣợc áp dụng sau khi ngƣời bị kết án mãn hạn
tù mà còn có nhiều biện pháp đƣợc thực hiện ngay sau khi họ thi hành án xong.
Theo các văn bản pháp luật hiện hành thì việc quản lý, giám sát, giúp ngƣời
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng cần có cơ chế phối hợp giũa

15
các cơ sở đào tạo, chính quyền địa phƣơng, đoàn thể, nhà trƣờng và gia đình.
Trong đó chính quyền địa phƣơng và gia đình giữ vai trò chủ chốt trong việc tạo
điều kiện cho ngƣời tái hòa nhập cộng đồng trở về với cuộc sống.
Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật THAHS là loại văn bản cá biệt để cơ
quan, ngƣời có thẩm quyền QLNN trong lĩnh vực THAHS ban hành để áp dụng
một lần đối với đối tƣợng quản lý về một nội dung cụ thể để thi hành bản án, quyết
định hình sự cụ thể. Ví dụ: quyết định thi hành án do Chánh án Tòa án đã xét xử sơ
thẩm hoặc đƣợc ủy quyền ban hành đối với một ngƣời bị kết án cụ thể.
Để làm tốt công tác tái hòa nhập cộng đồng các cơ quan QLNN trong lĩnh
vực này còn thực hiện những biện pháp nhƣ:
Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp nhằm bảo đảm sự vận hành
chính xác và có hiệu quả của hệ thống cơ quan QLNN trong lĩnh vực THAHS từ
trên xuống dƣới ( các hoạt động nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm THAHS từ
trƣớc đến nay, kinh nghiệm tổ chức THAHS của các quốc gia khác trên thế giới,
áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quản lý, tổ chức kiểm tra điều phối
hoạt động, tổ chức hội thảo, tổ chức phong trào thi đua, v.v...).
Hình thức và phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án
treo và cải tạo không giam giữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phƣơng pháp
giáo dục thuyết phục và phƣơng pháp cƣỡng chế là những phƣơng pháp có tính
đặc thù trong hoạt động của các cơ quan quản lý thi hành án treo và cải tạo
không giam giữ. Việc ra quyết định quản lý hành chính nhà nƣớc trong lĩnh vực
thi hành án hình sự trong đó có thi hành án treo và cải tạo không giam giữ thể
hiện ý chí và thẩm quyền của cơ quan quản lý. Lựa chọn đúng phƣơng pháp và
hình thức hoạt động thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả thi hành án treo và cải tạo
không giam giữ, không ngừng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh
vực thi hành án treo và cải tạo không giam giữ.
1.2.1.3. Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực
Để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong
án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng. Đứng đầu là Chính phủ đã thành lập nên bộ

16
máy giúp việc cho Nhà nƣớc quản lý những đối tƣợng tù tha trong đó có Bộ
Công an- Bộ quốc phòng; Bộ Công an đƣợc giao nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về
thi hành án phạt tù trên toàn quốc. Bộ Công an lập nên Tổng cục quản lý thi
hành án hình sự. Công an các địa phƣơng thành lập Phòng cảnh sát thi hành án
hình sự và hỗ trợ tƣ pháp theo Quyết định số 10968/QĐ/X11 ngày 24/12/2010
quy định "Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Phòng Cảnh sát
Thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng"để thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù.
Công an thành phố Hà Nội là cơ quan tham mƣu giúp UBND Thành phố
Hà Nội đóng vai trò nhƣ cơ quan chuyên môn theo dõi các biện pháp đảm bảo
tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù (Điều 25, Nghị
định số 80/2011/NĐ-CP ).
Nghị định: 80/2011/NĐ-CP ngày 16/ 09/ 2011 có đƣa ra phân cấp đối với
các cơ quan về tổ chức bộ máy, trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân dân các
cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Cụ thể:
- Bộ Công an có trách nhiệm:
Giúp Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp bảo
đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù; Phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chế độ, chính
sách quy định cụ thể về tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong
án phạt tù; Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, cơ
quan Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan
khác giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm
tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù; Chỉ đạo các
trại giam, trại tạm giam thực hiện việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho phạm
nhân sắp chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; Tổ chức kiểm tra,
thanh tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và theo định kỳ.
- Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo các trại giam thuộc Bộ Quốc

17
phòng, trại tạm giam cấp quân khu hỗ trợ các hoạt động giáo dục, dạy nghề,
chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng; Hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát và báo cáo Chính
phủ tình hình, kết quả thực hiện các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù;
- Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; Nghiên cứu, đề
xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về dạy nghề, cho vay vốn, tạo việc
làm nhằm hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng, ổn định cuộc sống;
- Trách nhiệm của Bộ Tƣ pháp: Chỉ đạo, hƣớng dẫn cơ quan thi hành án
dân sự các cấp lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối
với ngƣời chấp hành xong án phạt tù khi có đủ điều kiện và giải quyết khiếu nại,
tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo Trung tâm Lý
lịch tƣ pháp quốc gia, Sở Tƣ pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chủ
động cập nhật thông tin về xóa án tích và thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tƣ pháp.
- Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành chức năng chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trung ƣơng và
địa phƣơng tuyên truyền rộng rãi để nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân
dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành
xong án phạt tù.
- Trách nhiệm của Bộ Tài chính: Bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc bảo
đảm cho việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù theo phân cấp ngân sách nhà nƣớc hiện hành.
- Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan: Các Bộ và các cơ
quan, tổ chức khác, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, có
trách nhiệm chỉ đạo, hƣớng dẫn việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm tái
hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng: Tổ chức quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái

18
hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái phạm tội và vi phạm pháp luật; Xây dựng
chƣơng trình, kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành,
các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập
cộng đồng; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên
quan hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ
ngƣời chấp hành xong án phạt tù về cƣ trú ở địa phƣơng; Quyết định thành lập
các quỹ xã hội, quỹ từ thiện do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cá
nhân đề xuất để hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù học nghề, tổ
chức sản xuất, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống; Chỉ đạo các cơ quan thông
tin, tuyên truyền ở địa phƣơng dành thời lƣợng thích hợp cho việc thông tin,
tuyên truyền, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù;
Bố trí ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc để thực hiện công
tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tổ chức thực hiện và chỉ
đạo các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã quan tâm
tạo điều kiện tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt
tù tái hòa nhập cộng đồng; Tổ chức chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm,
xóa đói, giảm nghèo; hƣớng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo giúp ngƣời chấp
hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã: Tổ chức thực hiện công tác
tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về tái
hòa nhập cộng đồng; Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, giáo
dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù; Làm thủ tục đề nghị Tòa án có
thẩm quyền xem xét, quyết định xóa án tích trong trƣờng hợp đặc biệt cho ngƣời
chấp hành xong án phạt tù đã có tiến bộ rõ rệt và đã lập công nếu ngƣời đó đã
bảo đảm đƣợc ít nhất một phần ba thời hạn quy định.
- Trách nhiệm của Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng:
Tham mƣu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ƣơng chỉ đạo công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành

19
xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hƣớng dẫn
Công an cấp huyện thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ
ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền và
nghĩa vụ công dân khác theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các
ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội giúp đỡ những ngƣời chấp hành xong án
phạt tù khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống; Chỉ đạo cơ quan thi hành án
hình sự của lực lƣợng Công an địa phƣơng theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu
tổng hợp số liệu, tình hình, đánh giá kết quả thực hiện việc tiếp nhận, quản lý,
giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, số
ngƣời điển hình tiên tiến tái hòa nhập cộng đồng, số ngƣời không về nơi cƣ trú,
số ngƣời tái phạm tội và vi phạm pháp luật trong phạm vi địa phƣơng mình quản
lý; tổng hợp, báo cáo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Trách nhiệm của Công an cấp huyện, quận: Tham mƣu giúp Ủy ban nhân
dân cấp quận, huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý,
giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù về cƣ trú tại địa phƣơng; Phối
hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ
chức tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù;
hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an cấp xã quản lý, giáo dục, giúp đỡ và làm
thủ tục đăng ký hộ khẩu, cấp Giấy chứng minh nhân dân cho ngƣời chấp hành
xong án phạt; Phối hợp với các cơ quan, Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội vận
động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hỗ trợ vốn, giới
thiệu việc làm cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù; Chỉ đạo Cơ quan thi hành án
hình sự Công an cấp huyện theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu, tổng hợp số liệu,
tình hình, đánh giá nguyên nhân, kết quả ngƣời chấp hành xong án phạt tù hòa
nhập cộng đồng, số ngƣời không về nơi cƣ trú, ngƣời điển hình tiên tiến tái hòa
nhập cộng đồng, số ngƣời tái phạm tội và vi phạm pháp luật trong phạm vi địa
phƣơng mình quản lý, báo cáo Công an cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Trách nhiệm của Công an cấp xã: Tham mƣu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cùng cấp theo dõi, quản lý, giáo dục và giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án

20
phạt tù ở địa phƣơng; Hƣớng dẫn, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù
thực hiện các thủ tục nhập hộ khẩu, làm mới hoặc cấp lại Giấy chứng minh nhân
dân và làm thủ tục xóa án tích khi có đủ điều kiện;
Quan tâm giúp đỡ, bảo đảm về an ninh, trật tự, tạo điều kiện thuận lợi
cho các cơ sở, tổ chức, cá nhân tham gia việc giáo dục, hƣớng nghiệp, dạy nghề
và tiếp nhận, giúp đỡ tạo việc làm cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Kịp
thời xem xét, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn và xử lý ngƣời chấp hành xong án
phạt tù vi phạm theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân
đƣợc giao nhiệm vụ quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù.
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đƣợc giao nhiệm vụ quản lý, giáo dục,
giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Thƣờng xuyên
nắm tình hình, hoạt động, diễn biến tƣ tƣởng, tâm tƣ nguyện vọng, những thuận
lợi, khó khăn của ngƣời chấp hành xong án phạt tù để kịp thời phản ánh với cơ
quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã; đôn đốc, nhắc nhở ngƣời chấp hành
xong án phạt tù chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và các quy
định của chính quyền địa phƣơng, tích cực tham gia các hoạt động chung tại
cộng đồng dân cƣ. Phối hợp với Chính quyền địa phƣơng và các cơ quan, tổ
chức có liên quan trao đổi, thống nhất biện pháp giúp đỡ ngƣời chấp hành xong
án phạt tù tiếp tục học tập, tìm kiếm việc làm, giải quyết khó khăn, ổn định cuộc
sống;
- Trách nhiệm của gia đình ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Quản lý,
giáo dục, động viên, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù xóa bỏ mặc cảm;
tích cực lao động, học tập và tham gia các hoạt động xã hội, ổn định cuộc sống;
hỗ trợ, tạo điều kiện giúp ngƣời chấp hành xong án phạt tù tiếp tục thực hiện đầy
đủ các hình phạt bổ sung, án phí, bồi thƣờng thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự
khác (nếu có). Phối hợp với chính quyền, các cơ quan, tổ chức quần chúng và
nhân dân địa phƣơng trong việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành
xong án phạt tù; kịp thời phát hiện, thông báo cho chính quyền và các cơ quan

21
chức năng địa phƣơng về những biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời
chấp hành xong án phạt tù.
Chính phủ bố trí nguồn ngân sách, tài chính hỗ trợ các đơn vị cơ sở khi
tham gia tổ chức thực hiện nhiệm vụ:sử dụng ngân sách nhà nƣớc.
Nguồn lực tài chính đƣợc vận dụng và sử dụng linh hoạt nhằm đảm bảo
hiệu quả thực hiện thông qua: Nguồn ngân sách nhà nƣớc và nguồn vốn xã hội
hóa (kêu gọi sự ủng hộ tài chính từ chính quyền địa phƣơng, các doanh nghiệp,
các tổ chức phi chính phủ…)
1.2.1.4. Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
trong quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập
cộng đồng
Thông qua kiểm tra giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù biết những đối tƣợng đƣợc trao quyền làm nhƣ thế nào?
Qua đó phát hiện, ngăn chặn và xử lý những vi phạm pháp luật, những thiếu sót
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nƣớc nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nƣớc.
Kiểm tra trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa
nhập cộng đồng là xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng có
phù hợp với pháp luật hay không và áp dụng biện pháp bảo đảm khôi phục trật
tự, kỷ cƣơng hành chính. Thông qua đó nhân rộng điển hình tiên tiến và những
khuyết điểm để sửa chữa vi phạm, xử lý và các biện pháp xử lý vi phạm cho phù
hợp.
Nhƣ vậy, trong phạm vi chức năng của mình các cơ quan quản lý nhà
nƣớc theo dõi, xem xét kiểm tra việc thực hiện các quyết định của cơ quan, tổ
chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ đối với chức năng đƣợc giao.
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nƣớc. Hoạt động thanh
tra có thể do thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc quyết định hoặc do một loại
cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc tiến hành.

22
Thanh tra trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa
nhập cộng đồng là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà
nƣớc trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức và cá nhân nhằm phát huy nhân tố
tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ,
hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích
của nhà nƣớc, các quyển và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Hiến
pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Công dân
có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về những
việc làm sai trái pháp luật của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế tổ chức xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào”.
Khiếu nại tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản
lý nhà nƣớc, quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Để những quyền này đƣợc đảm bảo thực
thi trên thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc, đòi hỏi công dân
có những hiểu biết về khiếu nại, tố cáo, nắm rõ quy định của Nhà nƣớc về giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết đúng pháp luật,
công bằng, khách quan.
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo tạo điều kiện cho nhân dân tham gia
giám sát hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.
1.2.2.Vai trò quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù
Pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, nghành hữu quan: Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ lao động - Thƣơng binh và xã hội trong công tác
dậy nghề, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giam giữ.
Tại điều 28 Luật Thi hành án hình sự quy định: "Phạm nhân phải học
pháp luật, giáo dục công dân và đƣợc học văn hóa, học nghề. Phạm nhân chƣa
biết chữ phải học văn học văn hóa để xóa mù chữ…Cơ quan thi hành án hình sự

23
Công an cấp huyện tổ chức dạy học cho phạm nhân theo chƣơng trình, nội dung
do Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ tƣ pháp, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy
định".
Trên một nghĩa cụ thể có thể hiểu, QLNN đối với ngƣời chấp hành xong
án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng do những cơ quan hành chính nhà nƣớc có
thẩm quyền tiến hành trên cơ sở những quy định của pháp luật về thi hành án
hình sự nhằm hiện thực hóa những quy định của pháp luật về thi hành án hình sự
(và những văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan), thu hút các cơ quan,
tổ chức, cá nhân vào hoạt động quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong
án phạt tù nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời thông qua đó để hoàn
thiện pháp luật, chính sách, cơ chế, tổ chức bộ máy... trong QLNN đối với ngƣời
chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng, tăng cƣờng ý thức tôn trọng
pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy tính nhân văn của chế độ xã
hội chủ nghĩa, góp phần bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội cho đất nƣớc, tạo
tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội... của
nƣớc ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Những định hƣớng cho hoạt động quản lý Nhà nƣớc về công tác tái hòa
nhập cộng đồng thể hiện tính nhân văn và nhân đạo của Đảng, Nhà nƣớc. Theo
quan điểm lấy giáo dục cảm hóa làm trọng. Điều đó thể hiện ở việc giúp họ sớm
ổn định cuộc sống hàng ngày: có việc làm, không bị ám ảnh bởi kỳ thị xã hội,
đƣợc xã hội tiếp nhận chia sẻ, có nhƣ vậy mới đảm bảo việc giảm thiểu số đối
tƣợng trên tái phạm tội trở lại.
Những hỗ trợ trong quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành án phạt tù,
tái hòa nhập cộng đồng: Đó là hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức hoạt động, hỗ trợ
về tinh thần của chính quyền địa phƣơng, đoàn thể, thậm chí là sự can thiệp của
ngành công an, các tổ chức chính trị để hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho ngƣời
chấp hành xong án phạt tù có điều kiện về vốn, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất
giúp họ có thể tự nuôi sống bản thân, nhƣ vậy mới đạt đƣợc mục đích hiệu quả
mà Đảng và nhà nƣớc đặt ra là phòng ngừa tái phạm tội.

24
1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng
1.3.1. Yếu tố chính trị
Ở Việt Nam, hoạt động của hệ thống chính trị là sự phản ánh cơ chế thực
hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Đảng cầm quyền, nên mọi chủ
trƣơng đƣờng lối đều đƣợc định hƣớng theo hệ thống các văn bản pháp luật.
Hệ thống chính trị ở nƣớc ta bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nƣớc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Do điều kiện lịch sử cụ thể
đặc thù, ở Việt Nam chỉ có một đảng duy nhất, đó là đảng cầm quyền - Đảng
Cộng sản Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đƣợc lịch
sử Việt Nam khẳng định trong hơn 80 năm qua kể từ khi thành lập Đảng. Đảng
Cộng sản Việt Nam là yếu tố cơ bản của hệ thống chính trị, là công cụ tập hợp,
lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động để giành, giữ, sử dụng quyền
lực nhà nƣớc và định hƣớng chính trị đi lên CNXH cho đất nƣớc.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội đƣợc chính thức
hóa trong Hiến pháp - đạo luật gốc của Nhà nƣớc Việt Nam. Điều 4 Hiến pháp
Việt Nam năm 1992 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của
giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội”.
Trong các phƣơng thức lãnh đạo của Đảng nói trên, các quyết sách chính
trị và việc tổ chức thực hiện các quyết sách chính trị của Đảng có ý nghĩa quyết
định trong việc định hƣớng, chỉ đạo và tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý
nhà nƣớc nói chung, hoạt động QLNN đối với ngƣời chấp hành án phạt tù, tái
hòa nhập cộng đồng nói riêng.
Các quyết sách chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở chính trị,
định hƣớng cho hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành án phạt tù,
tái hòa nhập cộng đồng, nên hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp
hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng mang tính chính trị sâu sắc, gắn bó chặt

25
chẽ với chính trị, có cơ sở chính trị vững chắc. Cụ thể là:
Thứ nhất, Nhà nƣớc ban hành và và tổ chức thực thi các chính sách, pháp
luật dựa trên các quyết sách chính trị của Đảng để đƣa các mục tiêu chính trị của
Đảng vào cuộc sống. Văn kiện Đại hội Đảng từ khóa VII (năm 1995) đến nay(1),
đã đƣợc Nhà nƣớc thể chế hóa thành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-
9-2001 về Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-
2010 và Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8-11-2011 về Chƣơng trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020.
Thứ hai, các cơ quan hành chính nhà nƣớc tổ chức thực hiện các chính
sách, pháp luật đã ban hành dƣới sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong mỗi cơ quan.
Cơ quan hành chính nhà nƣớc có trách nhiệm xây dựng văn bản, chƣơng trình, kế
hoạch hoạt động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc và bảo đảm
thực hiện sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong mỗi cơ quan.
Thứ ba, các hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành án phạt
tù, tái hòa nhập cộng đồng đƣợc triển khai thực hiện với sự tham gia tích cực của
đội ngũ đảng viên trong bộ máy nhà nƣớc. Các đảng viên trong cơ quan hành
chính nhà nƣớc có nghĩa vụ gƣơng mẫu thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nƣớc phù hợp với cƣơng vị, chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.
Thứ tƣ, hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành án phạt tù,
tái hòa nhập cộng đồng chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Hoạt động quản lý
nhà nƣớc chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức (Quốc hội, Hội
đồng nhân dân, cơ quan tƣ pháp, Mặt trận Tổ quốc...). Kiểm tra, giám sát của
Đảng đƣợc thực hiện nghiêm túc và thƣờng xuyên là điều kiện quan trọng để
bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nƣớc theo đúng đƣờng lối, chủ trƣơng của
Đảng.
1.3.2. Yếu tố pháp luật
Pháp luật là cơ sở pháp lý của QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án
phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng.
Nhà nƣớc cũng nhƣ pháp luật là công cụ và phƣơng tiện đảm đƣơng vai

26
trò dẫn dắt và chi phối xã hội bằng việc kiến tạo môi trƣờng, cơ hội pháp lý nhƣ
nhau đối với các thành viên trong xã hội thuộc mọi thành phần kinh tế khác
nhau phát huy khả năng của mình để khởi nghiệp và phát triển. Pháp luật đảm
đƣơng vai trò kiến tạo môi trƣờng, cơ hội pháp lý bình đẳng cho mọi thành viên
của xã hội phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực để hoàn thiện và phát triển bản thân
mình, đồng thời phát triển xã hội.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN) là phƣơng tiện có khả năng bảo đảm
bình đẳng xã hội, đảm bảo bình đẳng trong tái hòa nhập cộng đồng của ngƣời
chấp hành xong hình phạt tù. Bởi pháp luật của nhà nƣớc pháp quyền XHCN là
những giá trị bình đẳng mà xã hội có, xã hội cần và ủng hộ. Vì vậy, nhà nƣớc có
vai trò đối với phát triển xã hội và quản lý đƣợc quá trình phát triển đó, để xã
hội không rơi vào trạng thái rối loạn hoặc phát triển tự phát, thiếu tổ chức và kỷ
luật.
Pháp luật XHCN là phƣơng tiện để nhà nƣớc điều hòa lợi ích giữa các
tầng lớp xã hội, bảo đảm cho xã hội phát triển hài hòa và ổn định. Xã hội luôn
có xu hƣớng phân hóa giàu nghèo do sự tác động của nhiều yếu tố.
Pháp luật XHCN là phƣơng tiện để nhà nƣớc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ
và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, giữ gìn an ninh, an toàn xã hội cho
con ngƣời, đảm bảo quyền của ngƣời chấp hành xong hình phạt tù, tái hòa nhập
cộng đồng. Pháp luật là phƣơng tiện đầy hiệu lực trong việc giữ gìn an ninh và an
toàn cho con ngƣời. Nhờ đó, con ngƣời có điều kiện phát triển mà không phải lo
lắng, sợ hãi trƣớc sự đe dọa từ bên trong cũng nhƣ bên ngoài.
Pháp luật là phƣơng tiện để kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, buộc những ngƣời
có chức vụ, quyền hạn hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật.
1.3.3. Tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ
Bộ máy nhà nƣớc đƣợc đi vào chuyên môn hóa nên góp phần thực thi
pháp luật tốt hơn. Có thể thấy tổ chức bộ máy, nguồn lực con ngƣời luôn là vấn
đề quan trọng quyết định sức mạnh của đất nƣớc nói chung, hoạt động QLNN
đối với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng nói riêng.

27
Con ngƣời là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tổ
chức: Một bộ máy muốn hoạt động cần có sự tham gia của con ngƣời. Một bộ
máy muốn hoạt động đạt hiệu quả cao cần có sự phối kết hợp giữa mọi ngƣời
trong tổ chức cùng thực hiện mục tiêu chung mang lại lợi ích cho cả một tập thể,
qua đó khai thác tiềm năng của con ngƣời nâng cao hiệu quả công việc đồng
thời nó cũng tạo ra cơ hội phát triển cho công tác QLNN ngƣời chấp hành xong
hình phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng.
Một tổ chức muốn hoạt động hiệu quả cần tái cấu trúc lại từ việc sắp xếp
lại nguồn lực về vật chất, sắp xếp lại công tác nhân lực theo hƣớng gọn nhẹ,
năng động nhất trong đó yếu tố con ngƣời mang tính quyết định. Do đó việc sắp
xếp, tìm kiếm ngƣời bố trí vào đúng vị trí, đúng cƣơng vị là điều mà các tổ chức
quan tâm.
Để làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc về công tác tái hòa nhập cộng đồng
cần có đội ngũ có phẩm chất đạo đức cũng nhƣ năng lực công tác. Cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ và những thay đổi của nền kinh tế thị trƣờng
buộc các nhà lãnh đạo, quản lý phải biết thích ứng. Do đó việc tuyển chọn, điều
động, sắp xếp, đào tạo nhân lực trong QLNN đối với ngƣời chấp hành án phạt tù
đạt hiệu quả tối ƣu là điều mà tổ chức quan tâm.
1.3.4. Yếu tố về kinh tế
Xét về góc độ này, những ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về địa
phƣơng thƣờng nằm trong diện gặp khó khăn về tài chính. Bởi vậy nếu sau khi
trở về hòa nhập với cộng đồng không tìm đƣợc việc làm, không có thu nhập ổn
định dẫn đến tâm lý tự ti, mặc cảm. Nếu không đƣợc sự cảm thông từ gia đình
xã hội, thiếu đi sự giúp đỡ cộng với kỳ thị về kinh tế họ không có. Thì con
đƣờng tái phạm của những ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hào nhập cộng
đồng rất dễ.
Có thể nói yếu tố kinh tế tác động mạnh mẽ đến đối tƣợng chấp hành
xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Vì vậy cấn có sự chung tay góp sức của
toàn cộng đồng, xã hội trong đó chủ đạo là cơ quan quản lý nhà nƣớc trên lĩnh

28
vực thi hành án để tạo nên quỹ tái hòa nhập cộng đồng thông qua đó kêu gọi sự
giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân cùng chung tay hỗ trợ mọi mặt về kinh tế để
vực họ có thể tự tạo lập đƣợc công ăn, việc làm chí thú làm ăn thì sẽ giảm đƣợc
nguy cơ tái phạm tội. Mặt khác, nếu đƣợc sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà
nƣớc, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp hay các cá nhân giúp đỡ cho ngƣời
chấp hành xong phạt tù về có việc làm tạo thu nhập ổn định, kinh tế phát triển,
làm cho ngƣời bị chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng có cuộc
sống ổn định giúp phòng ngừa tái phạm tội.
1.3.5.Yếu tố truyền thống văn hóa
Công tác quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái
hòa nhập cộng đồng mang tính kiên quyết, triệt để, nghiêm minh của pháp luật
và tính nhân văn sâu sắc. Điều đó thể hiện qua các giá trị văn hóa lâu đời của
dân tộc Việt Nam.
Để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi VPPL về
ANTT, Nhà nƣớc không những nghiêm trị những kẻ chủ mƣu, cầm đầu, có
nhiều tội ác, mà còn tiến hành quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành xong hình phạt
tù, những ngƣời lầm đƣờng, lạc lối, bị mua chuộc, lôi kéo. Chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam thể hiện: “Nghiêm trị kết
hợp với khoan hồng, trấn áp kết hợp với giáo dục cải tạo, trấn áp và trìmg trị
phải nghiêm minh kịp thời, đúng đối tƣợng, đúng chính sách, pháp luật, giáo dục
và cải tạo phải kiên trì sâu sắc và triệt để”. Đây vừa là phƣơng châm, nguyên tắc
vừa là nghệ thuật lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc trong đấu tranh bảo vệ ANTT
nói chung và trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập
cộng đồng nói riêng.
Công tác quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù, tái
hòa nhập cộng đồng mang tính xã hội rộng rãi.
Quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập
cộng đồng không những có liên quan đến mọi hoạt động của xã hội, đến nhiều
tầng lớp trong xã hội mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống và chính trị của

29
con ngƣời. Ảnh hƣởng đến tâm lý, tình cảm và đời sống hàng ngày của nhân dân.
Xuất phát từ tính chất phức tạp, đa dạng của các loại đối tƣợng và yêu cầu chính
trị, nghiệp vụ nên trong quá trình QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt
tù, tái hòa nhập cộng đồng cần phải xác định đây là trách nhiệm chung của toàn
xã hội, trong đó lực lƣợng CAND giữ vai trò nòng cốt. Vì vậy, quá trình tổ chức
thực hiện phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các lực
lƣợng, các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng tham gia vào công tác này. Phải
không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, nghiệp vụ, pháp luật, có quan điểm
quần chúng, hiểu biết về các mặt hoạt động trong xã hội; mặt khác, phải biết vận
dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án
phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
1.4.1. Kinh nghiệm ở thành phố Đà Nẵng
Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết Nghị định 80/2011/NĐ-CP của Chính
phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù giai đoạn 2011 - 2017 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ
ngày 16-11-2011 đến tháng 12/2017, thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận 1.945
ngƣời chấp hành xong án phạt tù từ các Trại giam, Trại tạm giam trên toàn quốc
về sinh sống trên địa bàn, tất cả các đối tƣợng này khi đến trình diện tại Công an
phƣờng, xã đều đƣợc cán bộ phụ trách tiến hành lập hồ sơ quản lý theo đúng qui
định, qua đó tiếp xúc, tìm hiểu tâm tƣ, nguyện vọng của từng ngƣời để có cách
thức tƣ vấn hỗ trợ, giúp đỡ và đề xuất các biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp,
định kỳ có nhận xét đánh giá, phân nhóm đối tƣợng để tập hợp xây dựng hồ sơ
Điều tra cơ bản theo đúng qui định của Bộ Công an.
Một trong những nguyên nhân thành công trong thực hiện Nghị định 80
của thành phố Đà Nẵng là sự quan tâm chỉ đạo xây dựng, nhân rộng đƣợc nhiều
mô hình hiệu quả trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt
tù tái hòa nhập cộng đồng dựa trên sự liên kết, phối hợp giữa Công an với các

30
ban ngành, đoàn thể. Điển hình nhƣ mô hình "Hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh
doanh” của Hội Liên hiệp phụ nữ phƣờng Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn; đây là
mô hình do Hội Liên hiệp phụ nữ phƣờng Khuê Mỹ khởi xƣớng, điều hành
trong việc tham mƣu cho UBND phƣờng đứng ra tín chấp Ngân hàng chính sách
- xã hội cho những ngƣời chấp hành xong án phạt tù tại địa bàn phƣờng Khuê
Mỹ vay vốn với lãi suất thấp để họ làm ăn ổn định cuộc sống, vƣơn lên làm giàu
chính đáng. Trong năm 2016 và 2017 có 17 gia đình có ngƣời chấp hành xong
án phạt tù đƣợc vay vốn làm ăn với tổng số tiền 408 triệu đồng. Mô hình “2 gặp,
3 biết” của UBND phƣờng Mân Thái, quận Sơn Trà, với 2 gặp là gặp gia đình
của ngƣời chấp hành xong án phạt tù, để nghe gia đình phản ảnh về tƣ tƣởng,
quá trình rèn luyện phấn đấu và những mặt còn tồn tại của con em họ; gặp ngƣời
quản lý, giáo dục nghe phản ánh về quá trình chấp hành pháp luật, nghĩa vụ đối
với chính quyền địa phƣơng, tâm tƣ nguyện vọng của đối tƣợng mà họ đƣợc
phân công quản lý, giúp đỡ. 3 biết là biết mặt, biết tên, biết mối quan hệ gia
đình, bạn bè; biết hoàn cảnh kinh tế, gia đình, bản thân; biết thái độ, lối sống,
sinh hoạt hàng ngày của ngƣời chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng cƣ trú.
Mô hình này đƣợc triển khai thực hiện từ năm 2011 đến nay, với đối tƣợng đƣợc
quản lý, giáo dục, giúp đỡ là ngƣời chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng, số
chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, do Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành
phố, Công an phƣờng, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ
nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ban bảo vệ dân phố cùng phối
hợp thực hiện. Qua gần 7 năm triển khai thực hiện, mô hình này đã thực sự có
hiệu quả cao trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, góp phần tạo môi trƣờng ổn
định cho sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phƣơng.
Để thực hiện tốt Nghị định 80/CP, UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ
quan, ban ngành tiếp tục thực hiện Quyết định số 7415/QĐ-UB về việc cấp vốn
lập Quỹ giải quyết việc làm cho đối tƣợng đã từng vi phạm pháp luật sau khi
chấp hành xong hình phạt trở về địa phƣơng. Hiện nay, Quỹ đã chuyển vốn ủy
thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng để thực

31
hiện Chƣơng trình cho vay hoàn lƣơng nhằm tạo điều kiện cho các đối tƣợng
đƣợc vay vốn và quản lý tốt nguồn vốn cho vay. Trong thời gian từ tháng 6-
2015 đến nay, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã làm thủ tục
giải quyết cho vay 334 hộ gia đình có đối tƣợng chấp hành xong án phạt tù về
địa phƣơng, với tổng số tiền cho vay trên 5 tỷ đồng. Kết quả cho thấy, đa số các
đối tƣợng đƣợc vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, tạo đƣợc
Tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các ban, ngành, đoàn
thể triển khai thực hiện tốt công tác này ở địa phƣơng. Trong những năm qua,
Đà Nẵng đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc về cơ sở hạ tầng, du lịch thƣơng
mại, trở thành trung tâm kinh tế, chính xã hội của miền Trung - Tây Nguyên. Do
vậy, làm tốt công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù và tái hòa
nhập cộng đồng là một trong các giải pháp quan trọng để chủ động phòng ngừa,
hạn chế tình trạng tái phạm và vi phạm pháp, góp phần bảo đảm an ninh chính
trị và giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố. Chú trọng
việc quán triệt triển khai thực hiện Nghị định 80 đến từng cán bộ, đảng viên; cần
xác định công tác tái hòa nhập cộng đồng là nhiệm vụ thƣờng xuyên, lâu dài,
phải đƣợc cụ thể hóa bằng các chƣơng trình, kế hoạch và lồng ghép, gắn kết với
chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống tội
phạm hàng năm ở địa phƣơng.
Sự phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng những năm qua, những vấn
đề xã hội tiêu cực cũng phát sinh và có chiều hƣớng gia tăng, hoạt động tội
phạm tiềm ẩn nhiều phức tạp khó lƣờng, số đối tƣợng chấp hành xong án phạt
tù, số đƣợc đặc xá tha tù về địa phƣơng ngày càng nhiều. Để tiếp tục thực hiện
hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng, các ngành, các cấp, địa phƣơng cần
tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về hòa nhập cộng đồng; nội
dung, hình thức tuyên tuyền cần phong phú, đa dạng, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội. Đồng thời, cần kịp thời phản
ánh, biểu dƣơng, khen thƣởng những mô hình tốt, những cách làm hay, những
nhân tố tích cực, nòng cốt để động viên, khích lệ, thúc đẩy phong trào; khơi dậy

32
và phát huy đạo lý, truyền thống đoàn kết dân tộc, tƣơng thân, tƣơng ái, tình
làng nghĩa xóm, họ hàng, dòng tộc... làm cho mọi ngƣời thấy đƣợc tính nhân
văn, nhân đạo và lợi ích thiết thực của công tác này để từng bƣớc xóa đi sự
thành kiến, kỳ thị, tạo sự đồng thuận, tự giác, tích cực của cộng đồng xã hội
tham gia trong công tác quản lý, giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong
án phạt tù.
Bên cạnh đó, sự chuẩn bị về nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, khu vực, lĩnh vực và địa bàn
dân cƣ; gắn nội dung cảm hỏa, giáo dục giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt
tù trong thực hiện các mô hình với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các phong trào cách
mạng khác do Đảng, Nhà nƣớc, ban, ngành, đoàn thể phát động. Định kỳ sơ kết,
đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ, kịp thời biểu
dƣơng, khen thƣởng những ngƣời chấp hành xong án phạt tù tiêu biểu về hòa
nhập cộng đồng, tiêu biểu trong lao động, kinh doanh, sản xuất giỏi và những cá
nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc để khuyến khích thực hiện có hiệu quả công
tác này.
Công an thành phố Đà Nẵng tham mƣu cho các cấp ủy, chính quyền và
phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đoàn thể quan tâm, giáo dục, giúp đỡ, tạo
điều kiện để họ ổn định cuộc sống, hạn chế thấp nhất tình trạng tái phạm tội.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tổ
chức tốt các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, để phát triển kinh tế - xã
hội thành phố.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Từ kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng, có thể vận dụng và rút ra một số
bài học kinh nghiệm cho công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt
tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn Hà Nội:
Thứ nhất, về công tác chỉ đạo và phối hợp, cần có sự quan tâm chỉ đạo

33
sát sao, kịp thời của các cơ quan chức năng như: Bộ Lao động - Thƣơng binh và
Xã hội, Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội và sự phối họp chặt
chẽ của Công an, Tƣ pháp, Toà án, Viện kiểm sát và các ngành, đoàn thể ở các
cấp để đạt đƣợc sự thống nhất cao cả về nhận thức và hành động. UBND thành
phố phải kịp thời ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban thƣ ký và phân công
trách nhiệm tốt các thành viên; các ngành, đoàn thể phối hợp triển khai các nội
dung khá đồng bộ, có hiệu quả từ thành phố tới cơ sở; UBND các quận, huyện
tham phải thành lập Ban chỉ đạo triển khai mục tiêu và nội dung của Dự án tới
các xã, phƣờng, thị trấn. Sự phối hợp giữa gia đình, cộng tác viên và công an
khu vực và vai trò chủ trì điều phối của chính quyền khu dân cƣ, xã, phƣờng tới
các ngành chức năng cũng là một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện có hiệu
quả các nội dung tái hoà nhập cộng đồng, phòng ngừa, ngăn chặn phạm tội và
tái phạm (trách nhiệm của công an khu vực, cộng tác viên xã hội cùng gia đình
giúp đỡ đóng vai trò chủ công, quyết định sự tiến bộ).
Thứ hai, công tác cán bộ cần phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, lựa
chọn và bồi dƣỡng đƣợc những cán bộ và cộng tác viên có trình độ, vững về
chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với công việc. Tăng số lƣợng cộng tác viên
và tăng số lƣợng cán bộ chuyên trách, vấn đề cung cấp kiến thức, kỹ năng cho
cán bộ và cộng tác viên đƣợc chú trọng thông qua việc mở các lớp tập huấn về
kỹ năng, phƣơng pháp tiếp cận, làm việc với ngƣời chấp hành xong án phạt tù
tái hòa nhập cộng đồng cũng nhƣ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và giải quyết các
vấn đề liên quan đến đối tƣợng này.
Thứ ba, sự quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí, giúp đỡ về kỹ thuật, ủng
hộ về tinh thần... của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và UBND thành phố đối với
công tác tái hoà nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù cũng là
một trong những tiền đề quan trọng dẫn đến hiệu quả của QLNN đối với ngƣời
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
Thứ tư, Công an thành phố Hà Nội cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt
trong tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng. Thông

34
qua công tác quản lý cƣ trú, quản lý nghiệp vụ, công tác điều tra cơ bản để chủ
động nắm chắc tình hình điều kiện, hoàn cảnh, tâm tƣ, nguyện vọng, khó khăn,
vƣớng mắc của từng ngƣời chấp hành xong án phạt tù, nhất là số ngƣời có hoàn
cảnh đặc biêt khó khăn, nguy cơ tái phạm tội cao, để tham mƣu cho các cấp ủy,
chính quyền và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đoàn thể quan tâm, giáo
dục, giúp đỡ, tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống, hạn chế thấp nhất tình trạng
tái phạm tội.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,
có sự tham gia ủng hộ của quần chúng nhân dân trong phát hiện và nhân rộng
gƣơng điển hình tiên tiến, tổ chức tốt các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội
phạm, triệt xóa các tụ điểm, ổ nhóm tệ nạn xã hội tạo môi trƣờng an toàn, lành
mạnh để phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

35
Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, tác giả tập trung phân tích và làm rõ những vấn đề
lý luận về QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng
đồng. Bởi đây là một trong những nội dung rất đƣợc Nhà nƣớc quan tâm chú
trọng. Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đã thể chế hóa và quán
triệt trong đƣờng lối, chính sách của Đảng. Chỉ thị 35/CT-TW ngày 21/3/2000
của Bộ Chính trị về một số công việc cấp bách của các cơ quan tƣ pháp cần thực
hiện trong năm 2000 đã chỉ rõ: " Cần kết hợp và phát huy vai trò, trách nhiệm
của gia đình phạm nhân, của các cấp chính quyền, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể
quần chúng, các tổ chức Đảng và cộng đồng đan cư trong việc nhận giúp đỡ,
quản lý giáo dục tạo điều kiện cho những người m,ãn hạn tù hoặc được hưởng
đặc xá tha tù trở tù. Giao trách nhiệm cho mỗi tổ chức, đoàn thể xã hội (Đoàn
thanh niên, Phụ nữ, Hội cựu chiển binh, Hội nông dân, Công đoàn, Mặt trận) ở
mỗi cấp, nhận giúp đỡ một số đối tượng tha tù , coi đây là một tiêu chí đánh giá
hàng năm".
Trong nội dung chƣơng 1 đƣa ra khái niệm phạm nhân, thi hành án phạt
tù, ngƣời chấp hành xong hình phạt tù, quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng. Luận văn cũng làm rõ những cơ
sở pháp lý; chức năng, nhiệm vụ; sự phân công, phân cấp; yêu cầu, nội dung,
biện pháp và mối quan hệ phối hợp của các lực lƣợng trong QLNN đối với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng. Đây là cơ sở lý
luận cho việc đánh giá thực trạng, đồng thời cũng là cơ sở đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù và tái hòa
nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần phòng ngừa tái phạm
tội.

36
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH
XONG ÁN PHẠT TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố
Hà Nội
2.1.1. Khái quát địa bàn thành phố Hà Nội
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, Hà Nội có vị trí tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía
Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên phía
Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải
Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của
Đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm
2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng,
nhƣng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nƣớc biển. Đồi núi tập
trung ở phía bắc và phía tây thành phố. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tƣ diện tích
tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng
và chi lƣu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện
Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao nhƣ Ba Vì (1.281 m),
Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)...
Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, nhƣ gò Đống Đa, núi Nùng.
Sông Hồng là con sông chính của thành phố, dài 163 km, chiếm khoảng
một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có sông
Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lƣu với dòng sông Hồng ở phía

37
Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông
khác nhƣ sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ,... Các sông nhỏ chảy
trong khu vực nội thành nhƣ sông Tô Lịch, sông Kim Ngƣu,... là những đƣờng
tiêu thoát nƣớc thải của Hà Nội.
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của
các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất,
khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay đƣợc
bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự . Hồ Gƣơm nằm ở trung tâm lịch sử của
thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội.
Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ khác nhƣ Trúc Bạch, Thiền Quang,
Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội nhƣ Kim
Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy
Lai, Quan Sơn.
Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông
hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ tính riêng trong khu
vực nội đô, mỗi ngày lƣợng nƣớc thải xả thẳng ra hệ thống sông hồ vào khoảng
650.000 m3/ngày (2015). Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh.
2.1.1.2. Dân cư, chính trị - hành chính, kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế
kỷ gần đây. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành
phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế
giới.Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 ngƣời. Mật
độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 ngƣời/km². Mật độ dân số cao nhất là ở
quận Đống Đa lên tới 35.341 ngƣời/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành
nhƣ Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dƣới 1.000 ngƣời/km². Về cơ cấu
dân số, cƣ dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là ngƣời Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các
dân tộc khác nhƣ Dao, Mƣờng, Tày chiếm 0,9%.[13] Năm 2009, ngƣời Kinh
chiếm 98,73% dân số, ngƣời Mƣờng 0,75% và ngƣời Tày chiếm 0,23 %.

38
Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ƣơng của Việt Nam,
cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn đƣợc xếp vào đô thị loại đặc biệt.
Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2015, Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 12
quận, 17 huyện, 1 thị xã – và 584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 386 xã, 177
phƣờng và 21 thị trấn. 51% dân số sống ở đô thị và 49% dân số sống ở nông thôn.
Năm 2017, kinh tế của thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng khá, ƣớc cả
năm 2017 tăng 8,8%. Đáng chú ý, tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại
đà tăng trƣởng: giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, trong đó,
riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị trƣờng
bất động sản đã có sự chuyển biến, lƣợng hàng tồn kho giảm. Giá trị gia tăng
ngành nông nghiệp ƣớc tăng 2%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên diện
tích đất nông nghiệp ƣớc đạt 231 triệu đồng/ha (cao hơn năm trƣớc 4 triệu
đồng); đã hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa và lũy kế hết 2014 có 100 xã
đạt nông thôn mới (bằng 20% số xã nông thôn mới của cả nƣớc). Hà Nội còn là
thủ đô có nhiều trâu bò nhất cả nƣớc, là địa phƣơng có đàn gia súc, gia cầm gồm
gần 200.000 con trâu, bò; 1,53 triệu con lợn và khoảng 18,2 triệu con gia cầm,
sản lƣợng thịt hơi hằng năm đạt 225.566 tấn, với diện tích mặt nƣớc 30 nghìn
hécta, đã đƣa vào sử dụng 20 nghìn hécta nuôi trồng thủy sản, tập trung ở các
huyện Ba Vì, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Trì. Đặc biệt, với các giải pháp thu
ngân sách nhà nƣớc đƣợc thực hiện đồng bộ, kết quả năm 2014 của Thủ đô ƣớc
đạt 130,1 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn: 9,0 -
9,5%; trong đó, dịch vụ 9,8 - 10,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,7- 9,0%,
nông nghiệp tăng 2,0 - 2,5%; GRDP bình quân đầu ngƣời: 75 - 77 triệu đồng
(~3.500 USD/ngƣời/năm); Tốc độ tăng vốn đầu tƣ xã hội trên địa bàn: 11 - 12%;
Giảm tỷ suất sinh thô so với năm trƣớc: 0,7‰; Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên
so với năm trƣớc: 0,3%; Số xã/phƣờng/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng
thêm: 8 đơn vị; Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trƣớc: 0,2%; Tỷ lệ hộ dân cƣ

39
đƣợc công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa": 85%; Số trƣờng công lập đạt
chuẩn quốc gia tăng thêm: 100; Số xã đƣợc công nhận cơ bản đạt tiêu chí nông
thôn mới tăng thêm: 55 xã (lũy kế đến hết năm 2015 có 155 xã); Tỷ lệ rác thải thu
gom và vận chuyển trong ngày: Khu vực đô thị: 98%; Khu vực nông thôn: 87%.
(Nguồn dẫn từ cổng thông tin thành phố Hà Nội)
2.1.2. Khái quát về người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1.2.1.Tình hình người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Qua số liệu thống kê và nghiên cứu khảo sát thực tiễn về ngƣời chấp
hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội
thấy:
Từ năm 2012 đến 2017, tổng số đối tƣợng trong diện quản lý của CSKV
Công an thành phố Hà Nội là: 115.246 đối tƣợng, tƣơng ứng với 110.246 hồ sơ
quản lý (trong đó có 110.246 đối tƣợng là tù tha về, chiếm 97,9%, gồm ngƣời
chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng và tù tha đặc xá). Theo số
liệu thống kê từ năm 2012 đến năm 2017 có thể thấy, tổng sổ đối tƣợng trong
diện quản lý, giáo dục nói chung và số đối tƣợng tù tha về nói riêng giảm mạnh.
Tuy nhiên, số đối tƣợng tù tha giảm không đáng kể. Nguyên nhân của việc giảm
này là do: một phần số đối tƣợng già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo đã chết; một
phần số đối tƣợng chuyển nơi đăng ký thƣờng trú đến nơi khác, không còn nằm
trong diện quản lý của CSKV.

40
Bảng 2.1. Thống kê tổng số đối tƣợng chấp hành xong án phạt tù về địa
phƣơng cƣ trú trên địa bàn thành phố Hà Nội
(Từ năm 2012 đến hết 2017)
Năm Số đối tƣợng
2012 5402
2013 6567
2014 6512
2015 7124
2016 7584
2017 8321
Tổng 41510
(Nguồn: Công an thành phố Hà Nội)

Theo thống kê của Cơ quan Thi hành án hình sự Công an TP Hà Nội, tính
đến tháng 8-2017, toàn thành phố có hơn 25 nghìn ngƣời chấp hành xong án
phạt tù về địa phƣơng cƣ trú; hơn 6.000 đối tƣợng đang chấp hành án tù treo;
hơn 1.000 đối tƣợng cải tạo không giam giữ. Khối lƣợng công việc nhiều, tính
chất phức tạp, số lƣợng cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm công tác chuyên môn thiếu,
song thời gian qua công tác quản lý các đối tƣợng này đã có nhiều chuyển biến
tích cực. Đến nay, tại 30 cơ quan công an quận, huyện, thị xã đã thành lập đủ 30
cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện, do một Phó Trƣởng công an huyện là thủ
trƣởng. Thành phố đã tiếp nhận 3.493 quyết định thi hành án treo, 823 quyết
định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ. Tất cả bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật đã đƣợc tòa án nhân dân các cấp ban hành quyết định thi hành án,
bảo đảm đúng thẩm quyền, và đƣợc chuyển giao đến cơ quan thi hành án hình
sự cùng cấp để thực thi việc chấp hành; đồng thời gửi tới các đơn vị liên quan,
chính quyền cơ sở để kiểm sát, giám sát, theo dõi, quản lý việc chấp hành án của
những đối tƣợng nêu trên theo quy định của pháp luật. Thành phố đã thực hiện
xét giảm thời hạn chấp hành án hình sự tại xã, phƣờng, thị trấn cho 290 ngƣời;

41
19 ngƣời miễn chấp hành án cải tạo không giam giữ và 31 ngƣời đƣợc giảm thời
hạn. Các trƣờng hợp đề nghị xét giảm đều đƣợc Tòa án nhân dân cùng cấp xét
duyệt. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quản lý, theo dõi, giám sát,
giáo dục, giúp ngƣời chấp hành xong án phạt tù về cƣ trú tại địa phƣơng tái hòa
nhập cộng đồng đƣợc chú trọng hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc chấp hành pháp luật trong công
tác quản lý các đối tƣợng thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và chấp hành
xong án phạt tù trên địa bàn còn không ít khó khăn. Về nguyên nhân khách
quan, nhiều ý kiến cho rằng, do văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thực
hiện Luật Thi hành án hình sự thiếu đồng bộ, cho nên chƣa động viên đƣợc
ngƣời dân và gia đình cùng quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành án. Luật quy định
ngƣời chấp hành án đi khỏi nơi cƣ trú một ngày trở lên đã phải khai báo tạm
vắng là khó khả thi. Công tác phối hợp tại cơ sở có lúc, có nơi còn xao nhãng.
Theo Thƣợng tá Nguyễn Xuân Thọ, Phó Trƣởng Công an huyện Thƣờng Tín,
một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chƣa quan tâm đúng mức đến các đối tƣợng
này, không kịp thời nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng, địa điểm sinh sống của
đối tƣợng. Nhiều trƣờng hợp chấp hành xong hình phạt, nhƣng UBND cấp xã
chậm bàn giao hồ sơ để cơ quan thi hành án hình sự làm thủ tục cấp giấy chứng
nhận chấp hành xong hình phạt so với quy định. Từ năm 2016 đến tháng 8-2017,
huyện có 48 đối tƣợng chấp hành xong bản án, nhƣng mới có 28 ngƣời nhận
đƣợc giấy chứng nhận.
Qua phân tích bảng số liệu cho thấy, hồ sơ quản lý đối tƣợng thƣờng
nhiều hơn số đối tƣợng trong diện quản lý, giáo dục theo chức năng lực lƣợng
cảnh sát khu vực. Lý do là vì một số đối tƣợng có thể nằm trong nhiều diện quản
lý khác nhau.

42
2.1.2.2.Đặc điểm người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng
Bảng 2.2. Đặc điểm nhân thân đối tƣợng chấp hành xong án phạt tù về địa
phƣơng cƣ trú trên địa bàn thành phố Hà Nội (18)
(Từ năm 2012 đến hết 2017)

Giới tính Độ tuổi Trình độ văn hóa Nghề nghiệp

Năm Số đối Không Có


tƣợng dƣới Từ 18 Đại
Trên Cấp có việc việc
Nam Nữ 18 - 40 Cấp III học trở
40 tuổi I/II làm ổn làm ổn
tuổi tuổi lên
định định
2012 5402 3201 2201 321 3121 1960 2190 1325 1887 3267 2135
2013 6567 4310 2257 210 4610 1747 2134 2312 2121 5430 1137
2014 6512 4219 2293 312 5121 1079 2098 1879 2535 5123 1389
2015 7124 5103 2021 278 4915 1931 3145 2113 1866 5139 1985
2016 7584 6102 1482 389 3219 3976 3109 1579 2896 5231 2353
2017 8321 6329 1992 291 4215 3815 4789 1172 2360 4135 4186
Tổng 41510 29264 12246 1801 25201 14508 17465 10380 13665 28325 13185
(Nguồn: Công an thành phố Hà Nội)
Bảng 2.1 Số liệu thống kê cho thấy do đặc điểm tâm, sinh lý và điều kiện
hoạt động vi phạm pháp luật nên đa số ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng là nam giới:
Tổng số
Stt Năm Nam Nữ Tỷ lệ
NCHXAPT
1 2012 18437 12905 5532 70%
2 2013 19631 14135 5496 72%
3 2014 21700 15213 6487 68%
4 2015 23955 16228 7727 71%
5 2016 24727 18050 6677 73%

tù đƣợc điều tra, khảo sát, số ngƣời không có việc làm là 5.644, một trong các
nguyên nhân là chƣa có sự giúp đỡ của chính quyền và cộng đồng xã hội (với
380 ngƣời, chiếm 6,7%)[18]...

43
Nghiên cứu về nghề nghiệp của ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa
nhập cộng đồng cho thấy: Năm 2016, số có nghề nghiệp ổn định là 5065 đối
tƣợng, chiếm 22%; còn lại đổi tƣợng không có việc làm hoặc có việc làm nhƣng
không ổn định, chiếm 78%. So với năm 2012, sổ có việc làm ổn định là 3404
đối tƣợng, chiếm 20.%; còn lại 15033 đối tƣợng không có việc làm hoặc có việc
làm nhƣng không ổn định, chiếm 80%.
Số ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng là có nghề
nghiệp không ổn định hoặc không có việc làm. Bên cạnh đó, số ngƣời chấp hành
xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đông có việc làm ổn định tăng nhƣng không
đáng kể là nguyên nhân, điều kiện dẫn tới ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng tái phạm, VPPL làm ảnh hƣởng đến ANTT trên địa bàn.
Chính vì vậy, ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng cần
đƣợc sự quan tâm của các cơ quan chính quyền địa phƣơng, nhân dân, các tổ
chức xã hội, cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn nhiều hơn nữa.
- Nghiên cứu về đặc điểm nhân thân của ngƣời chấp hành xong hình phạt
tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy:
Bảng 2.3.Tình hình phạm pháp hình sự do ngƣời chấp hành xong hình phạt
tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội gây ra [18]
(Từ năm 2012 đến 2017)
Số đối tƣợng
Số đối Số đối tƣợng bị
Tổng số bị truy tố
Năm tƣợng bị xử lý hành Loại khác
vụ trƣớc pháp
bắt giữ chính
luật
2012 430 489 312 142 35
2013 392 412 238 91 83
2014 431 512 389 101 22
2015 562 607 312 121 174
2016 591 602 423 132 47
2017 621 671 412 151 108
Tổng 3027 3293 2086 738 469
(Nguồn: Công an thành phố Hà Nội)

44
+ Về thành phần gia đình: Năm 2016, đa số ngƣời chấp hành xong hình
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng có thành phần gia đình là lao động tự do chiếm
63%. Trong khi đó số đối tƣợng có thành phần gia đình là công nhân chiếm 28
%, còn lại là số đối tƣợng có thành phần gia đình trí thức chiếm tỷ lệ thấp. Cho
thấy, đa số ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa
bàn phƣờng xuất thân từ gia đình là lao động tự do với sự hiểu biết, nhận thức
về pháp luật hạn chế hơn gia đình trí thức, chƣa biết những việc đƣợc làm và
những việc không đƣợc làm để từ đó điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp,
không VPPL.
+ Về độ tuổi: Năm 2016, có 2304 đối tƣợng mà độ tuổi dƣới 18 tuổi,
chiếm 9,0%, có 18562 đối tƣợng mà độ tuổi từ 18 - 40 tuổi, chiếm 60 %, còn lại
6321 đối tƣợng có độ tuổi trên 40 tuổi, chiếm 35%. So với năm 2012, số đối
tƣọng dƣới 18 tuổi có 1673 đối tƣợng, chiếm 8%, có 12569 đối tƣợng có độ tuổi
từ 18 - 40 tuổi, chiếm 64 %, còn lại 5389. đối tƣợng trên 40 tuổi, chiếm 28 %.
Vậy có thể thấy, ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên
địa bàn thành phố Hà Nội có độ tuổi từ 18 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn. Đây là độ
tuổi mà con ngƣời đã hoàn thiện tâm, sinh lý, trƣởng thành và sung sức nhất, có
thể làm những việc mà mình muốn. Đồng thời cũng là độ tuổi con ngƣời phải
chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về hành vi của mình. Bên cạnh đó, đáng báo
động là tình trạng ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng dƣới
18 tuổi - tình trạng trẻ hóa tội phạm gia tăng qua các năm.
+ Về tình hình chấp hành pháp luật tại địa phương: Với chính sách nhân
đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay, tất cả những ngƣời chấp hành xong hình
phạt tù đều đƣợc nhận sự quan tâm của chính quyền và nhân dân thông qua các
chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng. Từ việc nhận thức đƣợc
các chính sách nhân đạo ấy họ đã tích cực phấn đấu, rèn luyện trở thành ngƣời
lƣơng thiện, có ích cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những ngƣời chấp hành
xong hình phạt tù đã chấp hành tốt các nội quy, quy định thì có một bộ phận
không nhỏ còn có càc hành vi phải đƣa ra truy tố, xét xử trƣớc pháp luật hoặc bị

45
áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
Bảng 2.4. Tình hình tội phạm do ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa
nhậpcộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã gây ra [18]
(Từ năm 2012 đến 2017)
Đơn vị : Vụ

Năm Giết Cƣớp Cố ý gây Trộm Lừa đảo Cƣỡng Tội danh
ngƣời thƣơng cắp chiếm đoạt tài khác
tích đoạt tài sản
sản
2012 2 8 43 14 7 4 47
2013 1 9 39 16 5 7 42
2014 0 12 47 21 9 2 56
2015 1 10 56 18 11 5 52
2016 2 15 59 23 13 3 44
2017 1 6 22 11 5 4 19
Tổng 7 60 266 103 50 25 260

Năm 2016, có 986 vụ vi phạm pháp luật do ngƣời chấp hành xong hình
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố gây ra. Tiến hành bắt giữ
1015 đối tƣợng, truy tố trƣớc pháp luật 553 đối tƣợng, chiếm 7,44%, , xử lý hành
chính 462 đối tƣợng khác. Trong đó 97% đối tƣợng tái phạm là nam giới với
phần lớn điều kiện kinh tế còn khó khăn. Đánh giá chung cho thấy tình hình
VPPL của ngƣời chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu
hƣớng giảm qua các năm.
Đây là kết quả của việc chính quyền địa phƣơng đã quan tâm giúp đỡ, tạo
điều kiện tốt nhất để ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về địa phƣơng có cơ hội
tái hòa nhập cộng đồng, giúp xóa bỏ, nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Bên cạnh
đó, lực lƣợng Công an thành phố đã có các biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp,
góp phần làm giảm tỳ lệ VPPL của số ngƣời chấp hành xong hình phạt tù trên địa
bàn thành phố, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm, bảo đảm ANTT.
Cụ thể nhƣ mô hình "Tiếp nhận ngƣời hết thời hạn án phạt tù về làm việc
tại các doanh nghiệp" của UBND xã Thanh Thủy, huyện Thanh Oai. Đảng ủy,
46
chính quyền xã kết hợp với sự tham gia của các ban, nghành đoàn thể, trong đó
lực lƣợng Công an xã đống vai trò tham mƣu nòng cốt, phong trào toàn dân bảo
vệ ANTQ trên địa bàn xã ngày càng phát triển sâu rộng. Kết quả giải quyết cho
14 ngƣời chấp xong án phạt tù về địa phƣơng đƣợc các doanh nghiệp trên địa
bàn tiếp nhận vào làm việc. Trong đó 07 ngƣời đƣợc ngân hàng chính sách cho
vay vốn đến hàng tỷ đồng để đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế
ổn định cuộc sống.
Bảng 2.5. Ngƣời chấp hành xong án phạt tù đƣợc hỗ trợ, giúp đỡ từ các cơ
quan quản lý nhà nƣớc và tổ chức đoàn thể [20]
Vay vốn
Vay vốn từ Giới
Cấp từ Ngân Đƣợc
Đăng ký Quỹ hỗ thiệu bố
Năm CMND, hàng đào tạo Tƣ vấn
cƣ trú trợTHNCĐ trí việc
CCCD CSXH, nghề
(nếu có) làm
quỹ khác
2012 2694 2268 12 60 329 285 1314
2013 3036 2857 9 71 534 348 1759
2014 3106 2564 7 67 494 369 1170
2015 3641 2803 9 84 651 360 2154
2016 3240 2456 9 91 586 379 1865
6t/2017 2436 1916 3 70 257 266 1155
- Nguyên nhân, điều kiện vi phạm pháp luật của người chấp hành xong
án phạt tù:
+ Về chủ quan từ phía bản thân ngƣời chấp hành xong hình phạt tù: do sự
suy thoái, biến chất về tƣ tƣởng, lối sống đạo đức, suy thoái về nhân cách của
đối tƣợng. Nghiên cứu trên địa bàn thành phố cho thấy đa số đối tƣợng này lƣời
lao động, có trình độ nhận thức kém, thích hƣởng thụ cuộc sống xa hoa.
Bên cạnh đó, với tƣ tƣởng tự ti, mặc cảm với gia đình, xã hội về hành vi
VPPL của mình đã khiến họ dễ chán nản, bất cần quay trở lại con đƣờng phạm
tội. Song song đó, các đối tƣọng còn có trình độ nhận thức hạn chế, nghề
nghiệp không ổn định, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn dẫn đến bế tắc dễ bị lôi
cuốn vào còn đƣờng phạm tội trở lại.

47
Về khách quan có thể thấy: Do những thiếu sót trong quá trình quản lý,
giáo dục cải tạo trong trại chƣa giúp đổi tƣợng nhận thức và hoàn toàn tiến bộ để
có thể tái hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, những ngƣời chấp hành xong hình
phạt tù thƣờng bị các phần tử xấu, đồng bọn lôi kéo, kích động, khống chế quay
trở lại con đƣòng phạm tội. Một trong những nguyên nhân tác động quan trọng
nữa đó là do gia đình chƣa có sự quan tâm, giúp đỡ đúng mức cần thiết, buông
lỏng quản lý hoặc do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, việc làm không ổn định đã
đẩy đối tƣợng quay trở lại phạm tội.
2.1.2.3. Tình hình người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng đang tiến bộ trên địa bàn
Do chính quyền và cơ quan chức năng thực sự quan tâm đến công tác
quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành xong hình phạt tù nên trong thời gian vừa
qua. Việc ngƣời chấp hành xong án phạt tù đang dần tiến bộ hơn điều đó thể
hiện rõ tính nhân đạo của pháp luật và Nhà nƣớc trong thực hiện các chính sách;
tổng số ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tiến bộ chiếm
tỷ lệ cao (Năm 2017 là 198 đối tƣợng/299 đối tƣợng, chiếm 66,2%).
Điển hình cá nhân nhƣ anh Nguyễn Văn Quang sinh năm 1974,thƣờng trú
tại thôn Rùa, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, Hà Nội là một tấm gƣơng điển
hình tái hòa nhập cộng đồng. Năm 1990 dô bồng bột của tuổi trẻ,không kìm chế
đƣợc bản thân trong lúc xô xát anh đã gây thƣơng tích dẫn đến hậu quả chết
ngƣời và bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình tuyên án 10 năm tù về tội " vô
tình không may ngộ sát đánh chết ngƣời" thi hành án tại Trại gian số 5- Bộ Công
an. Tháng 1/1996, anh Quang đƣợc đặc xá. Ngay sau khi trở về địa phƣơng, anh
Quang bằng quyết tâm hòa nhập cộng đồng đƣợc sự giúp đỡ ban đầu của chính
quyền địa phƣơng, gia đình bạn bè. Hiện nay, anh đã vƣơn lên trở thành giám
đốc của công ty sản xuất hàng kim khí và thu nhập khoảng 200- 300 triệu
đồng/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 20 lao động địa phƣơng với mức
lƣơng từ 3,6 đến 4,5 triệu đồng/ngƣời/tháng; thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà
nƣớc là 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh Quang còn tích cực tham gia đóng góp

48
các quỹ từ thiện, khuyến học, ngƣời có công, phòng chống lụt bão... tại địa
phƣơng. Cũng nhƣ sẵn sàng giúp đỡ những ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng.[37]
Qua đó cho thấy nếu họ đƣợc cộng đồng tiếp nhận, giúp đỡ thì sẽ hạn chế
đƣợc khả năng tái phạm tội, nhìn vào bảng thống kê ta thấy rõ điều này:
Bảng 2.6. Thống kê số ngƣời trở về địa phƣơng có và chƣa có việc làm [20]:
stt Năm Tự tìm việc làm Chƣa có việc làm
1 2012 3404 4181
2 2013 3980 4375
3 2014 4442 4951
4 2015 5044 5048
5 2016 5065 4750

Số tiến bộ tập trung chủ yếu ở những đối tƣợng đã có việc làm, có nghề
nghiệp, cuộc sống ổn định, trong các gia đình thuận lợi, kinh tế khá hoặc trung
bình. Bản thân đối tƣợng trƣớc đây có án kinh tế hoặc hình sự, phạm các tội ít
nghiêm trọng, có ít tiền án, tiền sự. số ngƣời chấp hành xong hình phạt tù có án tích
về ma túy, có sử dụng ma túy tiến bộ không đáng kể. Số đối tƣợng tù tha, đối tƣợng
trƣớc đây đã phạm các tội nghiêm trọng về địa phƣơng chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 2.7.Vi phạm pháp luật số ngƣời chấp hành xong án phạt tù [20]
Tỷ lệ tái phạm,
Xử lý vi phạm Xử lý hình
Stt Năm vi phạm pháp
hành chính sự
luật (%)
1 2012 421 514 9.26
2 2013 628 536 10.44
3 2014 493 586 8.96
4 2015 548 535 8.29
5 2016 462 553 7.44

49
2.2. Công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt
tù, tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Lập kế hoạch và bố trí nguồn lực
Tham mƣu, đề xuất cho Chính phủ, Bộ Công an, cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phƣơng chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch, biện pháp tổ chức tái hòa nhập cộng
đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về tái hòa nhập cuộc sống cộng đồng,
phòng ngừa tái phạm tội là chức năng cơ bản của lực lƣợng CSND.
Đề án thứ nhất trong Quyết định số 138/1998/ỌĐ-TTg, ngày 31 /7/1998
của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình Quốc gia phòng chống tội
phạm: “Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm;
cảm hóa, giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cƣ... Tổ
chức vận động toàn dân tham gia quản lý giáo dục ngƣời vi phạm pháp luật tại
cộng đồng dân cƣ; tổ chức hƣớng nghiệp, giúp đỡ tạo việc làm, lôi cuốn họ cải
tạo họ thành ngƣời lƣơng thiện, tái hòa nhập cộng đồng xã hội; phát động các tổ
chức đoàn thể xã hội nhƣ thanh niên, phụ nữ, mặt trận, gia đình bảo lãnh, cam
kết giáo dục thanh niên hƣ, chậm tiến. Tổ chức quản lý số đổi tƣợng bị quản
chế, cấm cƣ trú, cải tạo không giam giữ, bị kết án tù nhƣng cho hƣởng án treo...
không để họ tái phạm tội.”
Điều 4 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng chỉ rõ “Các cơ
quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tƣ pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan
khác phải có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng
thời hƣớng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khá của Nhà nƣớc, tổ chức, công dân đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục ngƣời phạm tội tại
cộng đồng”.
Điều 6, Luật Đặc xá năm 2007 quy định chính sách của Nhà nƣớc trong
đặc xá: “Nhà nƣớc động viên, khuyến khích ngƣời bị kết án phạt tù ăn năn hối
cải, tích cực học tập, lao động cải tạo để đƣợc hƣởng đặc xá; giúp đỡ ngƣời
đƣợc đặc xá ổn định cuộc sống, phấn đấu trở thành ngƣời có ích cho xã hội”.
Khoản 6, Điều 5 Luật Công an nhân dân năm 2015 quy định nhiệm vụ của

50
lực lƣợng CAND: “Thực hiện quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội
phạm. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố, bạo loạn và giải
quyết các tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo
quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh
chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi
trƣờng; tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố; khởi
tố, điều tra tội phạm theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác thống kê
hình sự; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật
về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trƣờng và kiến nghị biện pháp khắc phục;
giáo dục đối tƣợng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp
luật.”
Điều 8, Điều lệnh Cảnh sát khu vực năm 2015 quy định nhiệm vụ quản lý,
giáo dục đối tƣợng theo chức năng của CSKV, trong đó có ngƣòi chấp hành
xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng;
Điều 16 Nghị định 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/9/2011 “Quy
định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành
xong án phạt tù”, quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối
với ngƣời chấp hành xong án phạt tù đã xác định trách nhiệm của Bộ Công an
trong việc: “Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc, cơ
quan Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác
giúp ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa
nhập cộng đồng đối với ngƣời châp hành xong án phạt tù”.
Thông tƣ 71/2012/TT-BCA quy định về phân công trách nhiệm và quan
hệ phổi hợp giữa các đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện công tác tái
hòa nhập cộng đồng đổi với ngƣời chấp hành xong án phạt tù.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc và tình hình
thực tế địa bàn, Công an thành phố Hà Nội, tiến hành xây dựng và triển khai các
kế hoạch quy định nội dung quản lý, giáo dục đối tƣợng tù tha trên địa bàn nhƣ
sau:

51
Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2012 về thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ-
CP ngày 16/9/2011 về các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đổi với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù do thành phố Hà Nội ban hành.
Kế hoạch số 53/KH-CAHN-PC81 ngày 12/3/2014 của Công an thành phố
Hà Nội về việc điều tra cơ bản "Loại đối tƣợng trong diện cần thiết tổ chức công
tác tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù".
Bảng 2.8: Ngƣời chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng
đƣợc xóa án tích [20].
Tổng số ngƣời Số tiếp nhận
Số ngƣời CHXAPT
Năm CHXAPT đang cƣ quản lý trong
chƣa xóa án tích
trú tại địa phƣơng năm
2012 18437 2523 10093
2013 19631 3238 11147
2014 21700 3170 12036
2015 23955 3856 13063
2016 24727 2903 13625
6T/ 2017 25151 1739 12693

Trên thực tiễn, lực lƣợng Cảnh sát nhân dân nói chung, lực lƣợng Công an
Hà Nội nói riêng đã tham mƣu, đề xuất cho cho Chính phủ, Bộ Công an, cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phƣơng chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch, biện pháp tổ
chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù giúp họ trở
lại với cuộc sống nhƣ những công dân bình thƣờng, góp phần phòng ngừa tội
phạm. Tham gia xây dựng nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan
đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, công tác QLNN đối với ngƣời
chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng. Thực tiễn, lực lƣợng
CSND đã tham mƣu cho các cơ quan chức năng trong xây dựng, ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật, nhƣ: Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung
năm 2009; Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 20117; Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2003; Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm

52
1993, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều Pháp lệnh Thi hành án phạt tù năm
2007; Luật Thi hành án hình sự năm 2010; Luật Đặc xá năm 2007... Các văn bản
quy phạm pháp luật trên đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác thi hành
án phạt tù, công tác quản lý, giam giữ, giảo dục cải tạo; công tác tố chức lao
động, sản xuất, dạy nghề cho phạm nhân, bƣớc chuẩn bị điều kiện cho ngƣời
chấp hành xong ár phạt tù khi trở về tái hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, đây
cũng là biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Lực lƣợng CSND đã trực tiếp tham mƣu cho Chính phủ ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung và trong công tác quản lý, giáo dục đối tƣợng tại cộng đồng dân cƣ nhƣ
Nghị định số 163/2003/CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; Nghị định sổ 80/2011/NĐ-CP
ngày 10/9/2011 của Chính phủ, quy định các biện pháp đảm báo tái hòa nhập
cộng đồng với ngƣời chấp hành xong án phạt tù; Nghị định số 136/2003/QĐ
ngày 19/12/2003 quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng,
thị trấn; Quyết định số 1217/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt
chƣơng trình, mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015;
Quyết định số 245/2008/QĐ-TTg, của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đề án
tăng cƣờng năng lực, dạy nghề cho phạm nhân trong các trại giam; Kế hoạch số
214/KH-BCA-C81 ngày 30/11/2011 về triển khai thực hiện Nghị định số
80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm
tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù; Kế hoạch số
9749/KH-C81-C86, ngày 26/12/2011 về tổ chức thực hiện Kế hoạch số 214/KH-
BCA-C81 của Bộ Công an về triển khai thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP
của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù; Đề án hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù giai đoạn 2012-2015; Thông tƣ số 71/2012/TT-BCA ngày
27/11/2012 của Bộ Công an, Quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ
phối hợp giữa các đơn vị Công an nhân dân trong việc thực hiện công tác tái hòa

53
nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Đây là những văn bản
quan trọng làm cơ sở pháp lý để chỉ đạo, hƣớng dẫn, sử dụng lực lƣợng, phát
huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Trung ƣơng tới địa phƣơng, các cơ
quan tổ chức xã hội, cá nhân tham gia vào công tác tái hòa nhập cộng đồng cho
ngƣời chấp hành xong án phạt tù, trong phòng ngừa tội phạm.
Ngoài ra, để chủ động xây dựng, củng cố các tổ chức nòng cốt trong
phòng trào quần chúng bảo vệ ANTQ giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù
trở về địa phƣơng, lực lƣợng công an cơ sở tham mƣu cho các cấp ủy Đảng,
chính quyền địa phƣơng xây dựng kế hoạch tổ chức, phát động các phong trào:
“Hội phụ nữ”, “Hội cựu chiến binh”, “Đoàn thanh niên”, “Tổ dân phố”, “Ban
dân phòng” tham gia giúp đỡ, quản lý, giáo dục ngƣời phạm tội.
Bên cạnh nguồn lực con ngƣời cần có nguồn lực tài chính để thực hiện
các biện pháp giúp ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng:
Ngân sách nhà nƣớc, sự ủng hộ từ các nguồn lực xã hội hóa, các tổ chức phi
chính phủ…Sử dụng nguồn tài chính trong tổ chức tuyên truyền vận động, in
pano áp phích, tổ chức các buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm, tiền hỗ trợ
những gƣơng điển hình tổ chức việc làm: Ví dụ nhƣ giúp đỡ 01 ngƣời chấp hành
xong án phạt tù họ đƣợc học nghề khâu bóng khi về địa phƣơng họ có nguyện
vọng và xét thấy khả thi phải ủng hộ họ tiền vốn, mua vật tƣ vật liệu sản xuất,
giúp tìm đầu ra cho sản phẩm…
Tóm lại: với chức năng, nhiệm vụ đƣợc Đảng và Nhà nƣớc giao, là lực
lƣợng nòng cốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, lực lƣợng CSND đã thực
hiện, làm tốt việc tham mƣu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền đề ra đƣợc các
chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch, biện pháp tổ chức, thực hiện tốt công tác tổ
chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù, góp phần
phòng ngừa tội phạm, góp phần tạo ra hành lang pháp lý để tiến hành công tác tổ
chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù, phòng ngừa
tội phạm, đồng thời góp phần nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, chiến sỹ,
các cơ quan, tổ chức, xã hội tham gia vào công tác tổ chức tái hòa nhập cộng

54
đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm, giữ gìn TTATXH.
2.2.2.Tổ chức bộ máy
Nghị định số 77/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công an trong tình hình mới. Luật Thi hành
án hình sự năm 2010 và Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, ngày 16/9/2011 của
Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời
chấp hành xong án phạt tù. Tổ chƣc bộ máy của lực lƣợng CSND trong tổ chức
tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù đã đƣợc quy định
nhƣ sau:
+ Cơ quan tổ chức, chỉ đạo, hƣớng dẫn tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời
chấp hành xong án phạt tù là Cục cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành
án hình sự tại cộng đồng, Cục cảnh sát QLHC về TTXH, trong đó Cục cảnh sát
quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng là cơ quan trực
tiếp chỉ đạo, hƣớng dẫn tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án
phạt tù. Tới nay Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH và Tổng cục CSPCTP đã
sát nhập thành Tổng cục Cảnh sát. Cục cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi
hành án hình sự tại cộng đồng có chức năng chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra và
nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị chức năng hƣớng dẫn Công an các địa phƣơng
quản lý, theo dõi, giám sát ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Cục Cảnh sát
QLHC về TTXH, Cục xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ có chức
năng, nhiệm vụ chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra lực lƣợng CSND cấp cơ sở quản
lý, giáo dục các loại đối tƣợng. Đây là cơ quan tham mƣu cho Đảng, Nhà nƣớc
và Bộ Công an xây dựng, ban hành các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản dƣới
luật về công tác thi hành án hình sự nói chung, công tác tổ chức thi hành án phạt
tù và công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án
phạt tù nói riêng trong phòng ngừa tái phạm tội; chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra
Công an các tỉnh, thành phố, đơn vị trại giam thực hiện các biện pháp đảm bảo
tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù.

55
+ Cơ quan theo dõi, thực hiện, tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời
chấp hành xong án phạt tù thuộc Công an tỉnh, thành phố bao gồm: Phòng
CSTHAHS&HTTP; Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH; Phòng Hƣớng dẫn xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm hình
sự, ma túy, kinh tế. Trong đó Phòng CSTHAHS&HTTP có chức năng, nhiệm vụ
giúp Giám đốc Công an tỉnh, thành phố tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phƣơng chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội tiếp nhận,
quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù, ngƣời đƣợc đặc xá,
ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Các phòng công tác nghiệp vụ Cảnh sát
khác có trách nhiệm quản lý, giáo dục đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù
có những điều kiện, dấu hiệu nghi vấn phạm tội trong tổ chức tái hòa nhập cộng
đồng. Phòng CSTHAHS&HTTP là cơ quan trực tiếp hƣớng dẫn các lực lƣợng
khác tham gia vào công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành
xong án phạt tù.
+ Các đơn vị trực tiếp tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp
hành xong án phạt tù, phòng ngừa tái phạm tội, thuộc Công an các quận, huyện,
phƣờng, xã gồm đội CSTHAHS&HTTP, các đội nghiệp vụ Cảnh sát, CSKV,
CAXDPT và PTX về ANTT.
Với vai trò là chủ thể trực tiếp và nòng cốt trong công tác quản lý, giáo
dục ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng do Bộ Công an
chủ trì quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực thi hành án phạt tù thuộc lĩnh vực trật tự
an toàn xã hội, lực lƣợng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp thuộc
công an thành phố Hà Nội là cơ quan giúp việc cho Giám đốc Công an thành
phố, tham mƣu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trên lĩnh vực quản lý
ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; đối với cấp quận,
huyện thành lập đội Hỗ trợ tƣ pháp tƣ pháp và quản lý kho vật chứng tham mƣu
giúp việc cho ủy ban nhân dân cùng cấp.
Nghiên cứu, nắm vững các quy định của pháp luật, hƣớng dẫn của Công
an cấp trên về quản lý, giáo dục đối với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái

56
hòa nhập cộng đồng ở địa bàn cơ sở.
Tham mƣu, đề xuất thực hiện các quy định về việc quản lý, giáo dục đổi
với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ở địa bàn cơ sở
phù hợp với tình hình thực tế.
Triển khai các quy định về việc quản lý, giáo dục đối với ngƣời chấp hành
xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ở địa bàn cơ sở theo sự hƣớng dẫn cúa
lãnh đạo Công an cấp trên.
Tiến hành nắm tình hình, rà soát, thống kê lên danh sách đầy đủ những
ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ớ địa bàn cơ sở phục
vụ cho việc lập hồ sơ quàn lý với từng ngƣời.
Phối hợp các biện pháp tiến hành quản lý, giáo dục thƣờng xuyên đối với
những ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ở địa bàn cơ
sở theo đúng quy định nhƣ: Thƣờng xuyên gặp gỡ nắm tình hình, cảm hóa, giáo
dục ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ở địa bàn cơ sở;
tuyên truyền vận động nhân dân, cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tham gia
quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ở
địa bàn cơ sở; Phát hiện, thu thập tài liệu làm thủ tục đề nghị xử lý đôi với ngƣời
châp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ở địa bàn cơ sở vi phạm
pháp luật; Xây dựng cơ sở bí mật để nắm tình hình, quản lý ngƣời chấp hành
xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng ở địa bàn cơ sở....
2.2.3. Kiểm tra, thanh tra quản lý nhà nước đối với người chấp hành
xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều quyết định về phân
công tác công tác liên ngành khảo sát, kiểm tra việc thực hiện một số nội dung
của Nghị định 80/NĐ-CP quy định biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng
đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù; trách nhiệm của các Bộ, Ủy ban nhân
dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo đảm tái
hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù., giao cho Công an
Thành phố phối họp với Sở Nội vụ, Sở Tƣ pháp, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên

57
và Môi trƣờng, Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội tiến hành khảo sát kiểm tra
tại các quận, huyện phƣờng, xã, thị trấn đã phát hiện và kiên nghị giải quyết một
số khó khăn, vƣớng mắc trong thực hiện luật.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các cơ
quan tổ chức chƣa làm tốt lĩnh vực này. Làm tốt phát hiện sai phạm từ đó phòng
ngừa sai phạm, bên cạnh đó phát hiện các điển hình tiên tiến, các mô hình giúp
đỡ tái hòa nhập cộng đồng . Từ đó nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả tốt. Cần
có sự phối kết hợp giữa các Ban nghành, Đoàn thể các tổ chức chính trị xã hội,
sự chung tay ủng hộ của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ví
dụ điển hình nhƣ:
Tại quận Hai Bà Trƣng, đoàn giám sát ghi nhận, thời gian qua, các cơ
quan thi hành án hình sự quận đã phối hợp với chính quyền cơ sở bám sát quy
định của nhà nƣớc, nghiệp vụ của ngành thực hiện tốt quản lý tốt các đối tƣợng
thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và chấp hành xong án phạt tù ở địa bàn
các phƣờng. Trong đó, một số chuyên đề, mô hình hiệu quả nhƣ “Nâng cao công
tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ
ngƣời lầm lỗi tại cộng đồng” ở phƣờng Minh Khai; “Vận động các tổ chức kinh
tế, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận, đào tạo nghề, tạo việc
làm cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng” ở phƣờng Bạch
Đằng… Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng ghi nhận công tác quản lý còn gặp nhiều
khó khăn bởi chƣa có kinh phí hỗ trợ cho những ngƣời đang tham gia hoạt động
công tác tái hoà nhập cộng đồng tại cơ sở; việc quản lý di biến động của đối
tƣợng có lúc chƣa sát…
Đoàn giám sát đề nghị quận Hai Bà Trƣng tiếp tục chỉ đạo các lực lƣợng
thực hiện tốt công tác quản lý và hƣớng dẫn, hỗ trợ các phƣờng thực hiện nhiệm
vụ mở sổ sách theo dõi đối tƣợng, tái hoà nhập cộng đồng; các cơ quan thi hành
án hình sự quận tham mƣu, đề xuất chính sách về chế độ đãi ngộ phù hợp với
những cán bộ trực tiếp làm công tác thi hành án hình sự tại địa phƣơng. Ngoài
ra, Đoàn giám sát cũng đề nghị các lực lƣợng thực hiện thi hành án hình sự quận

58
Hai Bà Trƣng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng phần mềm quản
lý công tác thi hành án, để thuận lợi cho việc thống kê, báo cáo phục vụ công tác
quản lý đối tƣợng.
Tại quận Nam Từ Liêm, đoàn giám sát đánh giá, dù quận mới thành lập,
vẫn còn thiếu biên chế cán bộ cấp cơ sở, nhƣng cơ quan thi hành án quận đã
phối hợp với UBND các phƣờng thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy định
về quản lý các đối tƣợng thi hành án ngoài xã hội; tổ chức mở sổ sách, phân loại
đối tƣợng, phân công trách nhiệm quản lý đối tƣợng… Đặc biệt, trong quá trình
quản lý đối tƣợng, một số vấn đề phát sinh đều đƣợc các cơ sở báo cáo kịp thời
đến các cơ quan thi hành án của quận, giải quyết đúng trình tự. Tuy nhiên, Đoàn
giám sát cũng cho rằng, một số cấp ủy, chính quyền cơ sở trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm vẫn chƣa quan tâm đúng mức tới công tác thi hành án; việc quản
lý di biến động của các đối tƣợng có nơi chƣa chặt chẽ, dẫn đến việc nắm bắt
thông tin chƣa kịp thời. Đoàn giám sát đề nghị thời gian tới, các cấp ủy quận
Nam Từ Liêm tiếp tục quan tâm chỉ đạo các đoàn thể chính trị xã hội phối hợp
với các lực lƣợng chức năng bám sát địa bàn, đối tƣợng, quản lý tốt đối tƣợng
tại cộng đồng; xây dựng, duy trì các mô hình vừa quản lý vừa giúp đỡ, tạo việc
làm cho đối tƣợng để bảo đảm cuộc sống.
Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Thƣờng Tín có 289 đối tƣợng
thi hành án treo, 63 đối tƣợng cải tạo không giam giữ và 356 đối tƣợng chấp
hành xong án phạt tù. Thời gian qua, các cơ quan thi hành án hình sự huyện đã
phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ, quản lý các
đối tƣợng; lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo; đề nghị
miễn giảm thời hạn chấp hành cải tạo không giam giữ đƣợc thực hiện đúng quy
định của Luật thi hành án. Tuy vậy, thực tiễn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế
trong thực hiện nhiệm vụ này. Một số chính quyền cấp xã, thị trấn chƣa thật sự
quan tâm chỉ đạo việc quản lý, giúp đỡ giám sát ngƣời chấp hành án tại địa
phƣơng; công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia quản lý, giáo dục
còn hạn chế về nội dung, tài liệu. Đặc biệt, các thủ tục giúp đỡ, tạo điều kiện cho

59
ngƣời chấp hành xong án phạt tù vay vốn sản xuất, kinh doanh chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức, thậm chí, có nơi còn phân biệt, kỳ thị, gây khó khăn; việc phân
công theo dõi, quản lý, giúp đỡ ngƣời đƣợc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án,
ngƣời chấp hành án tại địa phƣơng nhiều khó khăn do chƣa có chế độ, chính
sách, dẫn đến hiệu quả không cao.
Đoàn giám sát Ban Pháp chế HĐND thành phố ghi nhận, công tác quản lý
các đối tƣợng thực hiện thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và chấp hành
xong án phạt tù đƣợc các cấp, các ngành của huyện Thƣờng Tín thực hiện
nghiêm túc. Ban Pháp chế HĐND thành phố đề nghị các cơ quan thi hành án
hình sự huyện Thƣờng Tín khẩn trƣơng khắc phục hạn chế, đề xuất cơ chế,
chính sách cho ngƣời quản lý các đối tƣợng ở cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền đến
nhân dân, tránh kỳ thị, nhất là các đối tƣợng đã thực hiện xong các bản án về địa
phƣơng tái hoà nhập cộng đồng.[37]
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Kết quả và nguyên nhân
Kết quả
Thực tế trong những năm qua các cơ quan chức năng trong công tác giúp
đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng có nhiều chuyển
biến về nhận thức. Thực tiễn công tác quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành xong
án phạt tù tại các xã, phƣờng, thị trấn thời gian qua cho thấy: Đã có sự vào cuộc
của các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp cơ sở trong việc tiếp nhận, phân công các
cơ quan, tổ chức xã hội, gia đình tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp
hành xong án phạt tù trở về tái hòa nhập cộng đồng, cƣ trú tại các địa bàn xã,
phƣờng, thị trấn, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm. Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát tình hình ngƣời chấp hành xong án phạt
tù trở về tái hòa nhập cộng đồ ủa Tổng cục Cảnh sát
Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tƣ pháp cho thấy: Trong tổng số 21.040 ngƣời
chấp hành xong án phạt tù trở về tái hòa nhập cộng đồng, cƣ trú tại địa phƣơng
đã có 75,7% ngƣời có việc làm, trong đó có 3,3% ngƣời đƣợc cơ quan, đoàn thể,

60
các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân tạo điều kiện tiếp nhận, bố trí giải
quyết việc làm; 246 ngƣời đƣợc tổ chức, cá nhân cho vay vốn; 6.845 ngƣời đƣợc
sự giúp đỡ của gia đình, ngƣời thân; 547 ngƣời đƣợc vay vốn từ ngân hàng
chính sách hoặc quỹ khác; trong số này có ngƣời làm kinh tế có hiệu quả đã giúp
đỡ tạo điều kiện việc làm cho những ngƣời có cùng hoàn cảnh và tích cực tham
gia công tác đoàn thể, xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự.
Nguyên nhân
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã sát sao thực hiện các bƣớc hỗ trợ
cũng nhƣ làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra tại các địa bàn trên toàn thành phố.
Mặt khác, do làm tốt công tác tuyên truyền nên nhận đƣợc sự quan tâm ủng hộ
của quần chúng nhân dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đƣợc quan tâm của các
cấp ủy Đảng trong thực hiện nội dung công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Hệ thống pháp luật đang dần hoàn thiện giúp
cho công tác trên thuân lợi dễ dàng. Đƣợc sự hỗ trợ kinh tế từ nguồn ngân sách
nhà nƣớc và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Từ thực tiễn nghiên cứu QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù
tái hòa nhập cộng đồng của các cấp ủy Đảng nhận thấy một số hạn chế:
Thứ nhất, do nhận thức của cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong
án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chƣa đƣợc chặt chẽ; nhiều ngƣời sau khi chấp
hành xong án phạt tù trở về địa phƣơng không đến trình diện hoặc sau một thời
gian trở về địa phƣơng rồi bỏ đi nơi khác; làm việc gì, ở đâu không ai nắm đƣợc;
thậm chí có đối tƣợng trở về địa phƣơng một thời gian dài, nhƣng trƣởng thôn,
trƣởng bản, các cấp chính quyền không ai tới động viên, hỏi thăm.
Thứ hai, các quy định của pháp luật về công tác tái hòa nhập cộng đồng
còn hết sức chung chung .Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật mang
tính khái quát cao, mới dừng lại ở vấn đề mang tính nguyên tắc;

61
Thứ ba, ý thức trách nhiệm của cơ quan, đoàn thể và công dân tại địa
phương và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, hƣớng dẫn ngƣời chấp
hành xong án phạt tù trở về địa phƣơng của các cấp chính quyền, cơ quan chức
năng chƣa đƣợc thực hiện một cách sâu rộng; ngƣời chấp hành xong án phạt tù
trở về địa phƣơng không nắm bắt, hiểu biết đƣợc các quy định của pháp luật,
chƣa thấy rõ đƣợc trách nhiệm, quyền lợi công dân; xã hội còn có sự kỳ thị,
phân biệt, xa lánh. Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 21.040 ngƣời chấp
hành xong án phạt tù trở về tái hòa nhập cộng đồng tại địa bàn cƣ trú có 2.988
ngƣời cảm nhận thái độ của cộng đồng xã hội đối với họ chƣa thực sự quan tâm;
4.081 ngƣời cảm nhận họ bị kỳ thị, xa lánh.
Thứ tư, công tác nhân sự và mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị có chức
năng trong quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa
nhập cộng đồng chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Công tác giúp đỡ, giải quyết
việc làm, xây dựng các mô hình giúp đỡ cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù trong
quá trình quản lý, giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn chƣa đƣợc quan tâm, giải quyết
một cách đúng mức, phần lớn ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về tự tìm việc
làm, các mô hình giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tại các xã, phƣờng, thị
trấn chƣa đƣợc chú trọng, tuyên truyền, nhân rộng...
Thứ năm, nhân sự và nguồn lực trong hỗ trợ giúp đỡ và vấn đề thông báo
phối hợp của trại giam với chính quyền cơ sở và gia đình trong đấu tranh giúp
phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời chấp hành
xong án phạt tù trở về cƣ trú tại xã, phƣờng, thị trấn của các cấp chính quyền,
các cơ quan chức năng chƣa đƣợc mạnh mẽ, tập trung chủ yếu ở lực lƣợng Công
an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh, trật tự; lực lƣợng Cảnh sát
khu vực;
Thứ sáu, là công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quản lý nhà nước đối
với ngƣời chấp hành xong án phạt tù chƣa đƣợc quan tâm, mới chỉ dừng lại ở
kiểm tra định kỳ hàng năm cũng nhƣ kết hợp trong kiểm tra công tác thi hành án
hình sự nói chung. Chƣa có kế hoạch thanh tra, kiểm ta riêng để qua đó phát

62
hiện và nhân rộng mô hình tốt, kiểm điểm sửa chữa đối với nơi chƣa làm tốt.
Không chỉ có vậy nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện các biện pháp tái hòa nhập
cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù chƣa đƣợc phân bổ, hƣớng
dẫn các mục chi cụ thể giúp cho địa phƣơng có thể sử dụng đƣợc (mặc dù đã
đƣợc UBND TP quan tâm bố trí nguồn).
Thứ bảy là, vấn đề tạo công ăn việc làm cho đối tượng. Thực tế cho thấy,
nguyên nhân dẫn đến tái phạm tội là do không có công ăn việc làm, nghèo đói.
Vì vậy, một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngƣời phạm tội tái hòa
nhập cộng đồng là tạo công ăn việc làm cho đối tƣợng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Trong công tác quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành xong án phạt tù tại xã,
phƣờng, thị trấn trong thời gian qua chƣa thực sự đạt đƣợc nhƣ mong muốn là
do một số nguyên nhân sau:
Hệ thống văn bản pháp luật hƣớng dẫn về công tác QLNN đối với ngƣời
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng còn đang trong quá trình xây
dựng, đặc biệt là văn bản hƣớng dẫn thực hiện đối với cấp cơ sở trực tiếp thực
hiện các biện pháp quản lý, giáo dục đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù.
Vì vậy, cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc cho việc huy động các cơ quan, tổ chức,
cá nhân tham gia vào công tác quản lý, giáo dục đối với ngƣời chấp hành xong
án phạt tù của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng đƣợc giao nhiệm vụ
quản lý, giáo dục với ngƣời chấp hành xong án phạt tù còn nhiều vƣớng mắc,
khó khăn, bất cập.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dƣỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ
cấp cơ sở về công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa
nhập cộng đồng chƣa đƣợc thƣờng xuyên và hƣớng dẫn cụ thể.
Công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng tại xã, phƣờng, thị trấn chƣa đƣợc đề cập đến trong chƣơng trình phát
triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, từ đó dẫn đến việc quản lý, giáo dục ngƣời
chấp hành xong án phạt tù còn thiếu sự giám sát, hƣớng dẫn chấp hành pháp

63
luật, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, công tác giải quyết công ăn việc làm
đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù chƣa đƣợc chú trọng...
Sự phối hợp của cơ quan chức năng với chính quyền địa phƣơng trong
công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng chƣa đƣợc chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chƣa có cơ chế ràng buộc.
Nhận thức lý luận QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa
nhập cộng đồng chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đúng mức. Hoạt động QLNN
đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng đƣợc thực hiện
dƣới nhiểu góc độ, khía cạnh: chính trị, kinh tế, pháp luật, đạo đức, tâm lý... Bởi
vậy cần có quan điểm tổng thể để tìm phƣơng án kết hợp chặt chẽ mọi nhân tố
ấy trong QLNN về lĩnh vực này.

64
Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức tái hòa
nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù, công tác quản lý đối
tƣợng trên địa bàn cơ sở. Lực lƣợng CSND cơ sở đã thực hiện, làm tốt vai trò
tham mƣu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng về việc tổ chức, hƣớng
dẫn, thực hiện các biện pháp tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp
hành xong án phạt tù trở về địa phƣơng.
Tham mƣu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng phối kết hợp
với các cơ quan, tô chức xã hội, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tạo điều
kiện giúp đỡ về việc làm, giải quyêt khó khăn; tuyên truyền gƣơng ngƣời tốt,
việc tốt, các mô hình tiêu biếu giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về
địa phƣơng mang lại kết quả. Qua đó giúp cho các cấp chính quyền cũng nhƣ
ngƣời dân nhận thức đƣợc tính nhân văn của nhà nƣớc trong quản lý đối với
nguời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
Từ kết quả có đƣợc qua phân tích tình hình công tác QLNN đối với ngƣời
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, tác giả đã đƣa ra những đánh
giá khách quan về đặc điểm tình hình, cũng nhƣ những khó khăn, vƣớng mắc
trong công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở để tác giả dự báo
tình hình và đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trên.

65
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TÁI HÒA
NHẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Dự báo và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn
thành phố Hà Nội
3.1.1. Dự báo tình hình người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng
Cơ sở dự báo tình hình và các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà
nước đối với đối tượng chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Hà Nội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã
hội của cả nƣớc. Trong những năm gần đây, với việc mở rộng địa giới hành chính,
thủ đô Hà Nội có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội kéo theo đó là sự gia
tăng về dân nhập cƣ và các vấn đề nhức nhối về xã hội khác. Đặc biệt, tình hình tội
phạm và các tệ nạn xã hội tuy có sự gia tăng ít về số lƣợng nhƣng tính chất, mức độ
nguy hiểm ngày càng cao. Điều đó, gây những khó khăn nhất định cho công tác
quản lý hành chính đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng.
Hà Nội cũng là địa bàn trọng điểm về hoạt động của các ngành nghề kinh
doanh có điều kiện về ANTT đặc biệt sự hoạt động của các nhà nghỉ, khách sạn; cơ
sở karaoke... sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề đó thể hiện sự phát triển về
kinh tế. Tuy nhiên trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên vẫn còn tiềm ấn nguy
cơ dễ nảy sinh tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật mà các đối tƣợng thƣờng lợi dụng
để phạm tội do đó công tác QLNN đối vơi ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa
nhập cộng đồng cần chú ý đến hoạt động của các đối tƣợng có liên quan đến các
ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT này.

66
Trình độ dân trí của nhân dân thủ đô ngày càng đƣợc nâng lên. Nhân dân
ngày càng nhận thức đƣợc vai trò của bản thân đối với công tác đảm bảo tình hình
ANTT, do đó họ ngày càng có ý thức trong công tác đảm bảo ANTT nói chung và
trong công tác phối hợp để giáo dục, quản lý giáo dục ngƣời chấp hành xong hình
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn nói riêng.
Đảng, Nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm đến hoàn thiện, chỉnh sửa, bổ sung
các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật về công tác QLNN đối
với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng nói riêng. Tạo cơ sở
pháp lý thuận lợi cho lực lƣợng CAND thực hiện công tác này.
Bên cạnh đó, Đảng ủy, UBND thành phố Hà Nội cũng có những động thái
tích cực nhƣ ban hành các chính sách chỉ đạo về công tác quản lý, giáo dục ngƣời
chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; đƣa công tác này trở thành
một trong những nhiệm vụ trong bảo đảm tình hình ANTT trên địa bàn thành phố.
Điều đó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công tác của lực lƣợng Công an thủ đô nói
chung, CSKV nói riêng ngày càng phát triển tích cực hơn.
Trình độ của lực lƣợng Công an thành phố Hà Nội ngày càng đƣợc nâng lên;
cán bộ Công an thành phố Hà Nội luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ bằng cách tham gia các khóa học bồi dƣỡng; các lớp đào tạo chuyên
môn. Lãnh đạo Công an các cấp luôn chú trọng đến công tác quản lý, giáo dục
ngƣời chấp hành hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng do đó luôn có những chỉ đạo
sát sao, kịp thời để lực lƣợng có thẩm quyền trong quản lý giáo dục số ngƣời chấp
hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng thực hiện công tác đạt hiệu quả.
3.1.2. Nội dung dự báo
Từ kinh nghiệm thực tế và kết quả 05 năm thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ-
CP của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có những hoạt động tích
cực để giúp công tác quản lý ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng
đồng đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội.

67
Dự báo xu hƣớng phát triển của quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án
hình sự nói chung và công tác tái hòa nhập cộng đồng nói riêng là:
Một là, xu hướng pháp luật hóa các hoạt động quản lý Nhà nước về công tác
thi hành án phạt tù. Xu hƣớng này thể hiện sự phát triển của xã hội ta luôn coi
trọng công cụ pháp luật, coi đó là giải pháp cơ bản, nó không những làm tăng
cƣờng hiệu lực quản lý, hoàn thiện quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án
hình sự mà còn đáp ứng yêu cầu đòi hỏi xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Hai là, xu hướng xây dựng bộ máy quản lý tập trung thống nhất trong lĩnh
vực thi hành án hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng; trên thực tế thi
hành án có nhiều cơ quan, tổ chức tham gia vào thi hành án, việc tham gia phối hợp
chƣa đƣợc thống nhất, đem lại hiệu quả chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc với thực tế
xã hội trong thời kỳ hội nhập. Nguyên nhân là chƣa có đƣợc sự chỉ đạo, điều hành
thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thi hành án trên toàn quốc.
Ba là, xu hƣớng xã hội hóa và công khai dựa trên nguyên tắc xã hội chủ
nghĩa trong hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án phạt tù. Quản lý
nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án hình sự có đặc thù riêng biệt nhƣng không vì
thế mà hạn chế tính dân chủ công khai hóa bản án, quyết định hình sự của Tòa án,
công khai hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án sẽ tạo điều kiện
thuận lợi, có hiệu quả cho ngƣời bị kết án sửa chữa lỗi lầm, nhanh chóng tái hòa
nhập cộng đồng, thu hút sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, nhân dân vào hoạt
động giám sát, giáo dục, giúp đỡ ngƣời bị kết án, giám sát hoạt động của các cơ
quan thi hành án hình sự, hạn chế vi phạm pháp luật, tôn trọng nguyên tắc pháp chế
trong tổ chức hoạt động thi hành án hình sự, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án hình sự. [21]
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người chấp
hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
Lý luận chung về quản lý Nhà nƣớc và yêu cầu của quản lý Nhà nƣớc về
công tác thi hành án cho thấy việc xây dựng phƣơng hƣớng chung và tăng cƣờng

68
quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực này chính là đem lại hiệu quả trong thực hiện
nhiệm vụ. Quản lý Nhà nƣớc về công tác thi hành án phải đặt dƣới sự lãnh đạo trực
tiếp, toàn diện của Đảng, thống nhất quản lý của Nhà nƣớc và sự tham gia có ý
thức của toàn dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị các cơ quan
nhà nƣớc, mọi tầng lớp nhân dân.
Cần tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt, các yếu tố khác nhau của quá
trình quản lý. Đặc biệt phát huy vai trò của cơ quan có chức năng giải quyết mối
quan hệ phối hợp dựa trên pháp luật. Các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trang bị
những điều kiện cần thiết về văn hóa, nghề nghiệp cho đối tƣợng với những chính
sách xã hội phù hợp là yếu tố quyết định sự hòa nhập thành công của họ.
Nếu duy trì một lực lƣợng lớn các nhân viên nhà nƣớc chuyên trách đảm
nhiệm công việc này thì rõ ràng đây là phƣơng án không khả thi và tốn kém. Trong
trƣờng hợp này sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, nhân viên tình nguyện đem lại
hiệu quả thiết thực. Qua thực tế thành công tại các một số quận, huyện của Thành
phố Hà Nội đã chứng minh cho thấy là hoàn toàn đúng. Trong báo cáo tổng kết 5
năm thực hiện Nghị định 80/CP về công tác tái hòa nhập cộng đồng của Thành phố
Hà Nội đã chỉ rất rõ các gƣơng tiên tiến điển hình.
Đề cao vai trò của pháp luật trong quản lý Nhà nƣớc về công tác thi hành án
phạt tù. Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật. Pháp
luật tạo điều kiện, môi trƣờng cho hoạt động quản lý Nhà nƣớc, là cơ sở để tăng
cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc về công tác thi
hành án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành
xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Qua nhiều năm thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng ở nƣớc ta bƣớc
đầu đã thu hút đƣợc sự tham gia tích cực, đông đảo của các tầng lớp nhân dân,
các đoàn thể, tổ chức xã hội vào hoạt động quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ
ngƣời bị kết án hình sự và thu đƣợc kết quả khả quan, nhằm giảm tỷ lệ tái phạm,
tìm kiếm việc làm cho hàng ngàn ngƣời khi họ mãn hạn tù giúp họ làm ăn lƣơng

69
thiện. Vậy cần có các giải pháp cụ thể trong thời gian tới để công tác quản lý
nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng đạt
hiệu quả cao hơn
3.2.1.Đổi mới và hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự tạo cơ sở
pháp lý cho hoạt động quản lý và tổ chức về quản lý nhà nước đối với người
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự thiếu thống
nhất, không cân đối và chƣa đồng bộ, không thuận tiện cho việc thực hiện. Quản
lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng là
một hoạt động mang tính xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu ban hành văn bản quy
phạm pháp luật và văn bản hƣớng dẫn về công tác này phù hợp với đối tƣợng,
chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức... là một vấn đề
hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định đến hiệu quả công tác tổ chức tái hòa
nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Để đảm bảo tính định
hƣớng và hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp tổ chức tái hòa nhập cộng đồng
cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù trên phƣơng diện hoàn thiện thể chế hóa hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác này, theo tôi cần thực
hiện tốt nội dung sau:
Một là, xây dựng hệ thống khái niệm chuẩn liên quan đến công tác tái hòa
nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trong các văn bản quy
phạm pháp luật.
Cần hệ thống hóa pháp luật thi hành án hình sự phục vụ trực tiếp cho việc
nâng cao ý thức pháp luật, đối với cơ quan bảo vệ pháp luật thì điều đó càng
quan trọng. Sự sắp xếp có trình tự và hệ thống những văn bản chứa các quuy
phạm pháp luật cho phép các cơ quan nhà nƣớc dễ dàng tìm kiếm các quy phạm
cần thiết, làm sáng tỏ tƣ tƣởng và áp dụng đúng đắn trong thực tiễn thi hành án
hình sự. Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù là
hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm, góp phần giữ vững ANQG, TTATXH. Để thể hiện đƣợc vai trò của công

70
tác tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù trong đấu tranh
phòng chống tội phạm, trƣớc hết, cần phải thống nhất nhận thức một cách đẩy
đủ về tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Tuy nhiên,
cho đến nay, chƣa có một văn bản nào trong hệ thống các văn bản pháp luật về
tố chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù đề cập đến
việc giải thích các từ ngữ, nhƣ: ngƣời chấp hành xong án phạt tù; tái hòa nhập
cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù; tổ chức tái hòa nhập cộng đồng
cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù... kể cả Nghị định số 80/2011/ NĐ-CP
ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo điều kiện tái
hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành án phạt tù. Vì vậy, qua nghiên cứu,
chúng tôi thấy cần thiết phải xây dựng một số khái niệm liên quan đến tái hòa
nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù nêu trên trong các văn bản
pháp luật nhƣ Nghị định, Thông tƣ... của Chính phủ, cơ quan Bộ, ngành... có
liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù.
Hai là, xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện các biện
pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù theo
Nghị định số 80/2011 /NĐ-CP.
Trên cơ sở Luật và Nghị định đã triển khai thực hiện, thành phố Hà Nội
cần ban hành các chính sách cụ thể, chi tiết đối với ngƣời chấp hành xong án
phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn. Mặt khác cần điều chỉnh cụ thể về
những chế định quan trọng của pháp luật thi hành án hình sự: "Phân hóa và cá
thể hóa cao hơn nữa trong thi hành án hình sự, làm rõ sự khác nhau về tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi phạm tội, nhân thân ngƣời phạm
tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thái độ tự giáo dục
của ngƣời phạm tội để quy định phù hợp với việc thi hành từng loại hình phạt,
biện pháp tƣ pháp, tạo hiệu quả cho việc thi hành từng loại hình phạt, biện pháp
cụ thể đối với từng cá nhân ngƣời bị kết án, tạo điều kiện cho việc xã hội hóa
một phần hoạt động thi hành án hình sự, giúp ngƣời bị kết án những điều kiện
thuận lợi cho việc tái hòa nhập cộng đồng" [21. tr232].

71
Ngày 16/9/2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, quy
định các điều kiện, biện pháp, trách nhiệm của các Bộ, ủy ban nhân dân các cấp,
các cơ quan, tổ chức xã hội, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các biện
pháp đảm bảo công tác tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án
phạt tù. Theo Nghị định, tổ chức tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù bao gồm nhiều chủ thể khác nhau, trong đó lực lƣợng
CAND giữ vai trò nòng cốt. Đến nay Bộ Công an đã có Kế hoạch số 214/KH-
BCA-C81 ngày 30/11/2011 của Bộ trƣởng Bộ Công an về "Triển khai thực hiện
Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ", theo đó, một nội
dung quan trọng của kế hoạch là xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
hƣớng dẫn triển khai Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, nhƣ: Thông tƣ của Bộ
trƣởng Bộ Công an ban hành Quy chế phối hợp giữa Tổng cục VII, Tổng cục
VIII và Cục V28 trong công tác tái hòa nhập cộng đồng với ngƣời chấp hành
xong án phạt tù; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an hƣớng dẫn nội dung,
chƣơng trình giáo dục và hoạt động tƣ vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong
án phạt tù; Thông tƣ liên tịch Bộ Công an - Bộ Tài chính quy định chi tiết việc
lập, quản lý, sử dụng Quỹ hòa nhập cộng đồng; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ
Công an quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở sản xuất cho ngƣời
chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi cƣ trú
nhất định. Trên thực tế nhiều văn bản hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số
80/2011/NĐ-CP của Chính phủ vẫn chƣa đƣợc xây dựng một cách đầy đủ, ví dụ,
theo kế hoạch số 214/KH-BCA-C81 của Bộ trƣởng Bộ Công an, năm 2012 các
đơn vị chức năng phải nghiên cứu, soạn thảo, ban hành 4 thông tƣ hƣớng dẫn,
nhƣng đến hết năm 2012 mới chỉ ban hành đƣợc 1 thông tƣ (Thông tƣ số
71/2012/TT-BCA ngày 27/11/2012 về phân công trách nhiệm và quan hệ phối
hợp giữa các đơn vị CAND trong việc thực hiện công tác tái hòa nhập cộng
đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù). Vì vậy, theo chúng tôi, cần thiết
phải có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa của Bộ Công an đối với các đơn vị chức
năng trong việc nghiên cứu, xây dựng các văn bản hƣớng dẫn; quy trình công

72
tác; cơ chế, chính sách cụ thể đối với các cơ quan, tổ chức xã hội, doanh nghiệp,
cá nhân và ngƣời chấp hành xong án phạt tù... trong việc thực hiện công tác tái
hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù.
Ba là đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật thi
hành án hình sự: nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các cơ quan nhà
nƣớc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân dân trong
việc thực hiện pháp luật thi hành án hình sự, thu hút sự tham gia đông đảo của
các tầng lớp nhân dân vào hoạt động quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ ngƣời
bị kết án tái hòa nhập cộng đồng.
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức và xây dựng bộ máy quản lý tập trung thống
nhất trong lĩnh vực thi hành án, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho quản
lý nhà nước về thi hành án hình sự các cấp
Trƣớc yêu cầu thực tiễn đòi hỏi công tác Công an trong tình hình mới, bên
cạnh kết quả đạt đƣợc, hoạt động quản lý và tổ chức thi hành án còn bộc lộ
nhiều hạn chế; bộ máy quản lý và hiệu quả công tác thi hành án chƣa cáo. Bộ
máy quản lý và tổ chức thi hành án hiện hành chƣa đáp yêu cầu đổi mới, cải
cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để
khắc phục khiếm khuyết, hạn chế, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và tổ chức thi
hành án, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: "…cần phải đổi
mới tổ chức, hoạt động của các Cơ quan thi hành án".[21. tr234].
Ngày 15/09/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2009/NĐ-CP quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Quyết
định số 4051/QĐ-BCA ngày 11/12/2009 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục
CSTHAHS&HTTP, theo đó Tổng cục CSTHAHS&HTTP có chức năng tham
mƣu giúp Bộ trƣởng chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về thi hành án
hình sự trong phạm vi cả nƣớc; thống nhất quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án
hình sự theo quy định của pháp luật và Bộ trƣởng, tham gia đấu tranh phòng,
chống tội phạm.

73
Ngày 17/06/2010 Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khỏa XII, kỳ họp
thứ 7 thông qua Luật Thi hành án hình sự và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
1/7/2011. Để triển khai thực hiện Luật Thi hành án hình sự, Tổng cục Xây dựng
lực lƣợng CAND có Quyết định số 10968/QĐ-X11, ngày 24/12/2010 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng
CSTHAHS&HTTP thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Quyết
định số 9591/QĐ-X11 ngày 18/10/2011 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Xây dựng
lực lƣợng CAND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Đội CSTHAHS&HTTP thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh có chức năng, nhiệm vụ giúp trƣởng Công an quận, huyện tham mƣu cho cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thế, tổ chức xã
hội tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù, ngƣời
đƣợc đặc xá ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
Để chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác thi hành án hình sự nói chung và công tác
tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù nói riêng,
đối với các cơ quan, tổ chức xã hội, cá nhân có liên quan đến công tác tái hòa
nhập cộng đồng, sự phối kết họp giữa các cơ quan, tổ chức tham mƣu cho cấp
ủy Đảng, chính quyền; chỉ đạo, phối hợp với lực lƣợng Công an cơ sở ngƣời
trực tiếp quản lý, theo dõi, giám sát, giáo dục, hƣớng dẫn ngƣời chấp hành xong
án phạt tù trở về tái hòa nhập cộng đồng tại địa bàn dân cƣ, các lực lƣợng Cảnh
sát khác thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù đạt đƣợc hiệu quả, góp phần trong công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm thì việc hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan thi hành án
hình sự các cấp trong đó đặc biệt chú trọng đến cơ quan thi hành án hình sự cấp
huyện là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa quyết định đến công tác thi hành án
hình sự và công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng.
Để hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với ngƣời chấp hành án phạt tù
trên địa bàn thành phố Hà Nôi, theo chúng tôi cần thực hiện một số nội dung:
Công an các Quận, huyện trên thành phố Hà Nội tổ chức đào tạo bồi dƣỡng và

74
điều chuyển những cán bộ có đào tạo chuyên nghành Hỗ trợ tƣ pháp ở các
Trƣờng CAND về công tác tại Đội Cảnh sát thi hành án hình sự cấp quận, huyện
để thực hiện thống nhất QLNN về thi hành án hình sự nói chung, QLNN đối với
ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng nói riêng. Mặt khác,
tổ chức cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn về công nghệ thông tin để từ đó có
thể cập nhật, bổ sung trên hệ thống máy tính cớ cài phần mềm quản lý. Từ đó
giúp cho việc quản lý nhanh, chính xác hiệu quả.
Tiếp tục rà soát, phân loại và bổ sung biên chế theo chủ trƣơng của Đề án
“Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Công an tinh
gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn
đầu mối hoạt động hiệu quả, tăng cƣờng cho cơ sở, theo hƣớng “Bộ tinh, tỉnh
mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”. Bộ không tổ chức cấp trung gian, nâng
cao chất lƣợng các cục trực thuộc Bộ và sắp xếp, thu gọn các đơn vị sự nghiệp
công lập, để bảo đảm gắn kết, phát huy tối đa nguồn lực trong thực thi nhiệm vụ.
Xây dựng công an xã, thị trấn chính quy, trƣớc mắt bố trí công an xã chính quy
tại các địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự, tiến tới thực hiện thống
nhất trong toàn quốc khi hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan.
Đánh giá mô hình tổ chức các cấp công an, rà soát chức năng, nhiệm vụ
trùng lặp, chồng chéo giữa Bộ Công an với các bộ, ngành hoặc giữa các đơn vị,
lực lƣợng trực thuộc. Kiện toàn tổ chức bộ máy của công an cấp tỉnh, huyện,
Việc đổi mới sắp xếp bộ máy cần đƣợc thực hiện thận trọng, kỹ lƣỡng, khách
quan, khoa học.
Đối với các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cƣơng, tăng
cƣờng công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm các trƣờng
hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật, kỷ luật, có dấu hiệu suy thoái về tƣ
tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" hoặc bị mua
chuộc, lôi kéo bởi các phần tử xấu, "lợi ích nhóm"… để kịp thời ngăn chặn, xử
lý, tinh lọc đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp, nâng cao uy tín và tăng cƣờng xây
dựng hình ảnh đẹp của lực lƣợng công an.

75
Bộ Công an cũng cần phối hợp chặt chẽ với các địa phƣơng trong lãnh
đạo, chỉ đạo công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy, kiện toàn tổ chức Đảng
ở công an các tỉnh thành, chủ động đề xuất, áp dụng các cơ chế, chính sách phù
hợp đối với những ngƣời chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp. Các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới tổ chức bộ máy QLNN đối với ngƣời
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng cũng cần đƣợc cơ quan chức
năng sớm sửa đổi, điều chỉnh, thay thế, tạo cơ sở cho các tổ chức, hoạt động của
bộ máy QLNN nói chung, QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng.
3.2.3. Giải pháp riêng cho Hà Nội trong bố trí việc làm đối với người
chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
Cần xây dựng cơ chế hợp lý thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng
lớp nhân dân, các đoàn thể, tổ chức xã hội vào hoạt động quản lý nhà nƣớc trong
lĩnh vực thi hành án hình sự. Nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Khi nhân
dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp
đỡ hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn" [23. tr544].
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với vai trò là đơn vị chủ trì trong thực
hiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng. Ủy ban nhân dân đã giao cho Công an thành phố Hà Nội là đơn vị
tham mƣu trực tiếp cho ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong xây dựng và
triển khai thực hiện các Kế hoạch, mối quan hệ phối hợp giữa các lực lƣợng
trong quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng. Tổ chức tìm kiếm, bố trí việc làm cho ngƣời chấp hành xong án phạt
tù. Tìm kiếm giải pháp mang tính đặc thù riêng cho thành phố Hà Nội, bởi đây
là nơi tập trung đông ngƣời, phân bố không đồng đều về dân cƣ. Vì vậy cần xây
dựng mối quan hệ với các tổ chức để tạo công ăn việc làm cho số đối tƣợng trên.
Ở đây thành phố Hà Nội cần xây dựng mô hình các khu lao động tự giác
dành cho các đối tƣợng tù tha trở về địa phƣơng mà chƣa kiếm đƣợc việc làm.
Cụ thể cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp để tạo công việc giúp những đối

76
tƣợng trên sử dụng sức lao động nhằm tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản
thân, sau đó có thể tạo ra nhiều hơn của cải vật chất để giúp gia đình. Mặt khác,
trong quản lý nhà nƣớc các cơ quan có chức năng cần tham mƣu để phối hợp với
ngƣời dân xây dựng các trung tâm bảo trợ và tìm kiếm việc làm giúp các đối
tƣợng tù tha khi chƣa có việc làm. Họ có thể vào đây để làm việc, thể hiện tính
nhân văn của nhà nƣớc trong quản lý các đối tƣợng có lỗi lầm trong quá khứ,.
giúp họ xóa bỏ mặc cảm với xã hội, phòng ngừa tái phạm
Thực tiễn trong những năm qua, lực lƣợng Công an cơ sở đã chủ động
phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và gia
đình tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về
tái hòa nhập cộng đồng dân cƣ. Với việc thực hiện tốt các mối quan hệ phối hợp
này đã giúp ngƣời chấp hành xong án phạt tù xóa bỏ đƣợc mặc cảm, tự tin trong
cuộc sống, nhiều ngƣời đã đƣợc làm việc trong các cơ quan, đơn vị doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất, có ngƣời đã trở thành chủ các cơ sở sản xuất, đơn vị kinh
doanh. Mặc dù theo Thông tƣ số 71/2012/TT-BCA ngày 27/11/2012 đã xác định
rõ trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị Công an nhân trong tổ
chức tái hòa nhập cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tuy vậy sự phối hợp
giữa lực lƣợng Công an cơ sở với các cơ quan, tổ chức xã hội, đơn vị sản xuất
kinh doanh và gia đình chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề này. Vì vậy,
nhận thức và hành động cụ thể của các cơ quan, tổ chức xã hội gia đình trong
giúp đỡ, động viên ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng còn
hạn chế. Số ngƣời đƣợc các cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận làm việc chỉ chiếm
3,4%, đƣợc các tổ chức, cá nhân cho vay vốn 1,6% trong khi đó nhu cầu cần
đƣợc bố trí, giải quyết việc làm 18,7%, cần đƣợc đào tào nghề 19,6%, cần đƣợc
vay vốn để sản xuất, kinh doanh là 35,4%. Từ thực tế đó, xây dựng đƣợc cơ chế
phối hợp để nâng cao hiệu quả trong quan hệ phối hợp giữa lực lƣợng CSND,
đặc biệt là đối với lực lƣợng Công an cơ sở với các cơ quan, tổ chức xã hội, đơn
vị sản xuất kinh doanh trong tổ chức tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù là yếu tố quyết định đến việc giảm tỷ lệ tái phạm tội ở

77
ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Để xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp này, lực
lƣợng Công an thành phố Hà Nội với vai trò nòng cốt trong QLNN đối với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố
Hà Nội cần phải:
Công an thành phố Hà Nội nhất là đối với lực lƣợng Công an cơ sở tại các
quận huyện, xã, phƣờng phải làm tốt công tác tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phƣơng về công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp
hành xong án phạt tù để phòng ngừa tội phạm, trên cơ sở đó chính quyền địa
phƣơng xây dựng nội dung, chƣơng trình, ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị chỉ
đạo đối với các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức xã hội thực hiện cơ chế
phối hợp tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù
tái hòa nhập cộng đồng, góp phần trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm.
Xây dựng cơ chế phối hợp đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa lực
lƣợng CAND với các cấp, các ngành, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, đơn vị
doanh nghiệp, phát huy vai trò tích cực của gia đình tham gia quản lý, giáo dục,
giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù, trong đó lực lƣợng CAND là ngƣời
hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giám sát, phát hiện, đấu tranh
ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật của ngƣời chấp hành
xong án phạt tù tại đơn vị, cộng đồng dân cƣ, ủy ban nhân dân là cơ quan chỉ
đạo các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, xây dựng cơ chế chính sách, thành lập
quỹ hỗ trợ, xét duyệt vay vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giúp đỡ cho
ngƣời chấp hành xong án phạt tù tại đơn vị, cộng đồng dân cƣ, ổn định cuộc
sống, hòa nhập cộng đồng.
Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp phải phát huy vai trò
tích cực, chủ động trong tiếp nhận, quản lý, giáo dục, đào tạo, dạy nghề giúp đỡ
ngƣời chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống; kịp thời phát hiện đấu
tranh, ngăn chặn, đề xuất với các cơ quan chức năng xử lý những ngƣời có hành
vi vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự.

78
Lực lƣợng CAND phải đảm bảo điều kiện ANTT cho các cơ quan, tổ
chức xã hội, doanh nghiệp tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành
xong án phạt tù; tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng xây dựng
và thực hiện chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức xã hội, cá nhân tham
gia vào công tác, nhằm tạo ra phong trào rộng khắp để toàn dân tham gia quản
lý, giáo dục ngƣời lầm lỗi, giúp họ trở thành ngƣời lƣơng thiện, có ích cho xã
hội, góp phần công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Biểu dƣơng, khen thƣởng những cơ quan, tổ chức xã hội, đơn vị doanh
nghiệp, cá nhân có mô hình, sáng kiến trong tham gia giúp đỡ ngƣời chấp hành
xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; phối hợp với các cơ quan chức năng
tuyên truyền nhân rộng các mô hình sáng kiến, cách làm sáng tạo trong quản lý,
giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.
3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức xã hội,
gia đình xây dựng môi trường thuận lợi trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ
người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương
Quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng cần sự đồng thuận của cả cộng đồng, các tổ chức xã hội cùng tham
gia tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng nhanh và hiệu quả, góp phần phòng ngừa tội phạm. Để hoạt động
QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đạt
hiệu quả cao góp phần giữ gìn TTATXH cần phát huy sức mạnh tổng hợp sự
tham gia của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, các tập thể, cá nhân và của
toàn xã hội nhƣ sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Nhân dân giúp ta nhiều thì thắng lợi
nhiều, nhân dân giúp ta ít thì thắng lợi ít, nhân dân giúp ta hoàn toàn thì thắng
lợi hoàn toàn”.
Vai trò của các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, tập thể, cá nhân là rất to
lớn, yếu tố quyết định trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái
hòa nhập cộng đồng, phòng chống tội phạm, phòng ngừa tái phạm tội . Do vậy,
để tiến hành QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng

79
đồng thuận lợi, hiệu quả cao, cần phải tuyên truyền làm cho các cơ quan đoàn
thể, tổ chức xã hội, tập thể, cá nhân và mọi công dân thấy đƣợc lợi ích, trách
nhiệm, nghĩa vụ của mình trong tổ chức tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời
chấp hành xong án phạt tù góp phần phòng ngừa tội phạm. Nghị định số
80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ đã xác định một trong những
biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án
phạt tù: thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng dối với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù.
Phải bằng các biện pháp tuyên truyền, nhân rộng các mô hình điển hình,
tiên tiến để các cơ quan đoàn thể, tồ chức xã hội, tập thể, cá nhân và mọi công
dân thấy đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình nếu không tham gia, giúp đỡ ngƣời
chấp hành xong án phạt tù khi trở về với cuộc sổng xã hội thì họ rất dễ tái phạm,
hậu quả, tác hại không chỉ đụng chạm đến quyền lợi chung của cộng đồng xã hội
mà còn xâm phạm đến quyền lợi của chính bản thân và gia đình mình.
Đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù khi trở về với cuộc sống xã hội,
họ đã có thời gian bị giam giữ trong các trại giam nên gặp không ít những khó
khăn khi trở về cuộc sống xã hội, sự phân biệt, kỳ thị, xa lánh của cộng đồng...
bên cạnh đó, đời sống kinh tể cũng gặp nhiều khó khăn, không có việc làm, vốn
để làm... bƣớc đầu rất khó tạo dựng đƣợc cuộc sống mới.
Để phát huy đƣợc vai trò của các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, tập
thể, cá nhân và mọi công dân trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án
phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng, Công an thành phố Hà Nội phải làm tốt một số
nội dung sau:
Tuyên truyền, giáo dục giúp cho họ xóa bỏ mặc cảm, tự ti đối với quá
khứ lỗi lầm, ý thức cộng đồng, ý thức tự giác cải tạo, phấn đấu trong học tập, lao
động, rèn luyện để hòa nhập cộng đồng. Tuyên truyền, giáo dục đối với họ, để
họ thấy đƣợc chính sách của Nhà nƣớc, sự chia sẻ, giúp đỡ của xã hội, cộng
đồng, của cơ quan, tổ chức xã hội và mọi ngƣời để họ trở lại là một công dân tốt.
Phối hợp với các lực lƣợng liên quan gây dựng, ban hành quy chế phối

80
hợp; nội dung, chƣơng trình thông tin, truyền thông trên cơ sở chủ trƣơng, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác tái hòa nhập cộng đồng; chỉ
đạo các cơ quan thông tấn báo chí trung ƣơng, địa phƣơng, ngành để tuyên
truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân về chủ
trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành
xong án phạt tù, kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân xóa bỏ thái độ
phân biệt, định kiến, kỳ thị, quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ họ ổn dinh cuộc
sống góp phần phòng chống tái phạm tội.
Đối với lực tƣợng CSND, các Cục nghiệp vụ thuộc Tổng cục có chức
năng, nhiệm vụ tham mƣu giúp Bộ Công an và chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác
QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Tham
mƣu cho các cấp chính quyền, tổ chức xã hội, xây dựng nội dung, chƣơng trình
tuyên truyền, vận động; hình thức, phƣơng pháp tuyên truyền vận động; chỉ đạo,
hƣớng dẫn thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức
xã hội, doanh nghiệp tham gia công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp
hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết,
đánh giá, khắc phục những mặt hạn chế, đổi mới phƣơng pháp vận động.
Đối với lực lƣợng CSND cấp quận, huyện và cơ sở đang là lực lƣợng trực
tiếp tổ chức thực hiện vận động các cơ quan, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, tập
thể, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân, địa phƣơng tham gia tái hòa nhập cộng
đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực
lƣợng CSND các quận, huyện và lực lƣợng CSND cấp cơ sở thực hiện tuyên
truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia tạo điều kiện tái hòa nhập cộng
đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù, phòng ngừa tội phạm thực hiện phù
hợp với điều kiện của từng địa phƣơng kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác vận động,
rút kinh nghiệm, nâng hiệu quả hoạt động tuyên truyền vận động của địa phƣơng.
Với chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của lực lƣợng CSND trong tổ
chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù, phòng ngừa
tội phạm cần tập trung, quán triệt thực hiện các nội dung: Thống nhất mục tiêu,

81
nội dung tuyên truyền, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành
xong án phạt tù; xây dựng nội dung công tác tuyên truyền, vận động theo từng
chuyên đề, phối hợp chức năng, nhiệm vụ của mỗi lực lƣợng (lực lƣợng
CSTHAHS&HTTP, lực lƣợng Cảnh sát QLHC về ANTT).
3.2.5. Bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, chiến sỹ, bố trí
hợp lý cán bộ trong tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành
xong án phạt tù
Để công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập
cộng đồng theo đúng quy định của pháp luật, việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ
cho cán bộ chiến sỹ trong công tác thi hành án hình sự nói chung và QLNN đối
với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng nói riêng là điều
cần thiết. Hơn nữa, QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa
nhập cộng đồng hiện nay đã đƣợc luật hóa, liên quan trực tiếp đến quyền con
ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân, chấp hành và thực thi pháp luật, liên
quan đến nhiều ngành. Do đó, việc nâng cao trình độ cho cán bộ chiến sỹ thực
hiện nhiệm vụ QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập
cộng đồng, phòng ngừa tội phạm là đòi hỏi cấp bách và có ý nghĩa quan trọng
trong phòng ngừa tội phạm.
Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, phải đào tạo đúng trình độ theo tiêu
chuẩn, chức danh đã đƣợc quy định, đồng thời bồi dƣỡng, nâng cao trình độ,
năng lực thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong từng lĩnh vực của công tác
thi hành án hình sự nói chung và công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho
ngƣời chấp hành xong án phạt tù nói riêng.
Đối với cán bộ, chiến sỹ lực lƣợng CSTHAHS&HTTP cần tập trung kiến
thức sau:
+ Kiến thức Quản lý Nhà nƣớc về thi hành án hình sự; vận động quần
chúng tham gia công tác giáo dục cải tạo ngƣời phạm tội, xây dựng các phong
trào tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù.
+ Kiến thức pháp luật, nghiệp vụ về công tác thi hành án hình sự, thi hành
án phạt tù, tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân, công tác tổ chức tái
82
hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù,
Đối với lực lƣợng Công an cơ sở
+ Kiến thức quản lý Nhà nƣớc về ANTT, kiến thức pháp luật, nghiệp vụ
trong công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập
cộng đồng tạỉ địa bàn cơ sở theo quy định của pháp luật.
+ Kiến thức vận động quần chúng, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh tổ
quốc; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái
hòa nhập cộng đồng.
Để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, chiến sỹ, đổi với các cấp lãnh
đạo, phải thƣờng xuyên rà soát, phân loại cán bộ theo từng cấp học, bậc học, xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ hiện tại và lâu dài. Bên cạnh đó,
cần có chính sách thu hút các cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ
vào trong lĩnh vực thi hành án hình sự. Bố trí cán bộ một cách hợp lý, ƣu tiên
cán bộ có năng lực, trình độ tham gia vào công tác giáo dục, hƣớng nghiệp, dạy
nghề cho phạm nhân, trong công tác tổ chức thi hành án hình sự, tổ chức tái hòa
nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù ở các địa bàn cơ sở.
3.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra
Hoàn thiện chức năng thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nƣớc về
thi hành án hình sự. Đây là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà
nƣớc, đồng thời, là một bộ phận trong chƣơng trình quản lý, có quan hệ và ảnh
hƣởng đến việc thực hiện các chức năng khác và các bộ phận khác nhau trong
quản lý về công tác quản lý nhà nƣớc về thi hành án hình sự trong đó quản lý
nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Bởi
nó có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
đối ngoại. Mặt khác, thi hành án hình sự là lĩnh vực nhạy cảm về chính trị rất dễ
bị lợi dụng bởi các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng chống phá. Vì vậy, thực
hiện chức năng thanh, kiểm tra nhất là đối với việc tổ chức thực hiện, chấp hành
chủ trƣơng chính sách, quy định của pháp luật có liên quan đến công tác thi
hành án hình sự nói chung và đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù nói riêng
phải đặc biệt đƣợc quan tâm.

83
Để hoàn thiện chức năng thanh tra, kiểm tra, bên cạnh việc tăng cƣờng
hoạt động giám sát từ phía cơ quan quyền lực nhà nƣớc, giám sát của các tổ
chức chính tị xã hội, công dân…cần:
Một là, xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định cụ thể
thẩm quyền , nội dung, phạm vi và cơ chế hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với
thực hiện quản lý nhà nƣớc về công tác tái hòa nhập cộng đồng.
Hai là, quy định rõ trách nhiêm của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền khi có
vi phạm hoặc sơ hở, yếu kém trong hoạt động quản lý.
Ba là, cụ thể hóa và phát huy vai trò của cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám
sát đối với tổ chức thực hiện công tác thi hành án hình sự.[21, tr266].

84
Tiểu kết chƣơng 3

Quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng là một chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là hoạt động mang tính xã hội,
có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp, của các cơ quan, tổ chức xã hội,
trong đó lực lƣợng CSND giữ vai trò nòng cốt. Tuy nhiên, trong QLNN đối với
ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, các cơ quan, tổ chức
xã hội và gia đình đóng vai trò quan trọng, không chỉ là chỗ dựa tinh thần mà
còn là điều kiện đảm bảo cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
đƣợc với cuộc sống cộng đồng. Do đó, để tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho
ngƣời chấp hành xong án phạt tù đạt đƣợc hiệu quả, lực lƣợng CSND phải thực
hiện quy chế phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội, đặc biệt là đối với các cơ
quan, tổ chức xã hội và gia đình trên địa bàn cƣ trú của ngƣời chấp hành xong án
phạt tù trở về sinh sống.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc tổ chức nghiên cứu, tổng kết rút kinh
nghiệm, kết hợp với việc tìm kiếm, ứng dụng những thành tựu mới về khoa học
và công nghệ để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi
hành án hình sự, góp phần thống nhất nhận thức, đáp ứng kịp thời những vấn đề
đặt ra trong thực tiễn tổ chức thi hành án hình sự.

85
KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với
ngƣời chấp hành hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành
phố Hà Nội cần làm tốt các nội dung sau:
Những vấn đề lý luận có liên quan đến QLNN đối với ngƣời chấp hành
xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng
Khảo sát, phân tích về thực trạng công tác QLNN đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng từ năm 2012 đến 2017. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra những ƣu điểm, thành tích cũng nhƣ những hạn chế, thiếu
sót trong quá trình QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập
cộng đồng.
Quản nhà nƣớc về công tác thi hành án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
vừa mang những đặc trƣng của quản lý nhà nƣớc đồng thời có đặc điểm riêng.
Bởi đây là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong
việc xây dựng và sử dụng phƣơng tiện pháp luật nhằm huy động và tổ chức các
cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân trong thi hành án
phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng.
Quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập
cộng đồng là quản lý đối tƣợng đặc biệt quan trọng, quan hệ trực tiếp đến sự ổn
định chính trị, an toàn xã hội, là bộ phận trong phòng ngừa và đấu tranh chống
tội phạm bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội…
Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về công tác tái hòa nhập cộng
đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù cần phải nâng cao hiệu quả của
hoạt động quản lý về công tác thi hành án. Cần chú ý đến đổi mới và hoàn thiện
pháp luật về thi hành án phạt tù, xây dựng mối quan hệ giữa các ban ngành đoàn
thể, tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện quản lý nhà nƣớc về tái hòa nhập
cộng đồng. Đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sỹ là công
tác quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng

86
đồng. Hoàn thiện chức năng, thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nƣớc về
công tác thi hành án phạt tù trong lực lƣợng Công an nhân dân. Tổ chức nghiên
cứu, tổng kết rút kinh nghiệm, kết hợp với tìm kiếm việc làm, ứng dụng thành
tựu mới về khoa học công nghệ để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc
công tác thi hành án phạt tù, góp phần đáp ứng kịp thời những vấn đề mới, phức
tạp đặt ra trong hoạt động quản lý nhà nƣớc hiện nay.
Chất lƣợng, hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng chƣa đồng đều giũa
các địa phƣơng. hầu hết các mô hình mới dừng lại ở việc quản lý giáo dục, cảm
hóa ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng không tái phạm;
Các thủ tục xóa án tích còn nhiều bất cập, số đối tù tha về hòa nhập đƣợc với
cộng đồng, hoàn lƣơng, không tái phạm tội, có công ăn việc làm ổn định chủ
yếu vẫn do đƣợc sự trợ giúp của gia đình và do bản thân tự vƣơn lên. Căn cứ
vào thực trạng kết quả QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa
nhập cộng đồng, đề tài đã đƣa ra những dự báo và đề xuất một số giải pháp có
tính thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN đối với ngƣời chấp
hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề phức tạp với phạm vi, khả năng và
điều kiện nghiên cứu có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế nhất định. Kính mong nhận đƣợc nhiều sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu, và những đồng nghiệp quan tâm đến vấn đề này để đề tài
có thể hoàn thiện hơn

87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công an (2011), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật thi hành án hình sự,
Nxb lao động, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2010), Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đổi với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình
mới.
3. Bộ Công an (2004), Thông tư số 22/2004/TT-BCA(V19) ngày 15/12/2004
hướng dẫn thi hành một so quy định của Nghị định so 163/2003/NĐ- CP ngày
19/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn.
4. Bộ Công an (2005), Quyết định số 1154/2005/QĐ-BCA ngày 18/08/2005 quy
định chức năng, nhiệm vụ quyển hạn và tổ chức bộ máy của Đồn Công an khu
vực trọng điểm về an ninh trật tự..
5. Bộ Công an (2009), Quyết định số 35/2009/QĐ-BCA ngày 05/01/2010 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Giáo dục
cải tạo và hòa nhập cộng đồng.
6. Bộ Công an (2009), Quyết định sổ 4050/2009/QĐ-BCA ngày 14/12/2009 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Cảnh
sát Quản lỷ hành chính về trật tự an toàn xã hội.
7. Bộ Công an (2009), Quyết định số 4050/2009/QĐ-BCA ngày 1 1/12/2009 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ mảy của Tổng cục Cảnh
sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
8. Bộ Công an (2009), Quyết định số 4101/2009/QĐ-BCA ngày 16/12/2009 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
9. Bộ Công an (2010), Quyết định số 584/2010/QĐ-BCA ngày 23/02/2010 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát
Quản lý hành chỉnh về trật tự xã hội.

88
10. Bộ Công an (2011), Kế hoạch sổ 214/KH-BCA-C81 ngày 30/11/2011 triển
khai thực hiện Nghị định sổ 80/2011/NĐ-CP ngày 16/09/2011 của Chỉnh phủ
quy định các biện pháp đảm bảo tải hòa nhập cộng đồng đổi với người chấp
hành xong án phạt tù.
11. Bộ Công an (2011), Quyết định số 484/2011/QĐ-BCA ngày 11/02/2011 quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an huyện,
quận, thị xã, thành phổ thuộc tỉnh.
12. Bộ Công an (2011), Quyết định sổ 757/2011/QĐ-BCA ngày 08/03/2011, quy
định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an phường.
13. Bộ Công an (2012), Đề án hòa nhập cộng đồng đổi với người chấp hành
xong án phạt tù giai đoạn 2012 – 2015.
14. Bộ Công an-Bộ Quốc phòng-Bộ Tƣ pháp-Bộ Giáo dục và đào tạo (2012),
Thông tư liên tịch sổ 02/2012/ TTLT-BCA-BQP-BTP- BGDĐT ngày
06/02/2012 hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giảo dục
công dân, phổ hiến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh
hoạt, giải trí cho phạm nhân.
15. Bộ Công an (2012), Thông tư số 71/2012/TT-BCA ngày 27/11/2012 quy định
về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các đơn vị Công an nhân
dân trong việc thực hiện công tác tải hòa nhập cộng đồng đối với người chấp
hành xong án phạt tù..
16. Chính phủ (2009), Nghị định sổ 77/2009/NĐ-CP ngày 15/09/2009 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Công an tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương.
17. Chính phủ (2011), Nghị định sổ 80/2011/NĐ-CP ngày 16/09/2011 quy định
các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong
án phạt tù..
18. Công an thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo tổng kết tình hình, kết quả công
tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội các năm từ 2012 đến
2017.

89
19. Công an thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo kết quả công tác điều tra cơ bản
loại đối tượng trong diện cần thiết tổ chức tái hòa nhập cộng đồng năm 2016.
20. Công an thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị định
80/2011/CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ giai đoạn 2012-2017.
21. Vũ Trọng Hách (2006), Hoàn thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành
án hình sự ở Việt Nam, Nxb Tƣ pháp. Hà Nội
22. Vũ Văn Hòa (2013), Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành
xong án phạt tù theo chức năng của lực lượng cảnh sát nhân dân trong phòng
ngừa tội phạm ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Cảnh sát nhân dân; HN
23. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7 (1998), Nxb Chính trị Quốc gia.
24. Hoàng Ngọc Nhất (2000),Quản lý Nhà nước về công tác thi hành án phạt
tù", Nxb CAND Hà Nội
25. Học viện hành chính quốc gia (2007), Giáo trình Hành chính công, Nxb
khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
26. Học viện Hành chính quốc gia (2010), Giáo trình Lý luận hành chính Nhà
nước, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
27. Học viện hành chính quốc gia (2015), Giáo trình Quản lý công, Nxb Bách
khoa, Hà Nội
28. Nguyễn Đức Phúc (2016), đề tại khoa học cấp Bộ, Cơ sở lý luận và thực tiễn
hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự ở Việt Nam.
29. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Công an
nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Đặc xá,
Nxb tƣ pháp, Hà Nội.
31. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Bộ luật Hình sự
2015 sửa đổi 2017, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thi hành
án hình sự, Nxb tƣ pháp, Hà Nội.

90
33. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
34. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thi hành
án hình sự, Nxb tƣ pháp, Hà Nội.
35. Tổng cục Xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân (2010), Quyết định sổ
10968/QĐ-X11 ngày 24/12/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và
tổ chức bộ mảy của Phòng Cảnh sát thi hành ủn hình sự và hỗ trợ tư pháp
thuộc Công an tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương.
36. Tổng cục Xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân (2011), Quyết định số
9591/QĐ-X11 ngày 18/10/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và
tổ chức bộ máy của Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc
Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.
37. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, báo cáo tổng kết 08 năm (2008-2005)
thi hành Luật đặc xá, 05 năm (2011-2015) Thi hành luật Thi hành án hình sự.
năm 2016.
38. Văn phòng Trung ƣơng (2011), Công văn số 1753-CV/VPTW ngày
13/10/2011 về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban Bỉ thư triển khai
thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP.
39. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (2001), Chuyên đề một số lý luận và
thực tiễn về tái hoà nhập cộng đồng của công dân sau thời gian cải tạo, giam
giữ, Thông tin khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp.
40. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách
khoa và NXB Tƣ pháp, Hà Nội .

91

You might also like