You are on page 1of 134

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LƢU HUYỀN NGỌC

SO SÁNH CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO PHÁP


LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2016

i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LƢU HUYỀN NGỌC

SO SÁNH CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO PHÁP


LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự


Mã số : 06 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên

Hà nội – 2016
[

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi.Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và
đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Lƣu Huyền Ngọc

iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 6

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 8

3. Tính mới và đóng góp của đề tài................................................................ 8

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 9

5. Tổng quan tài liệu...................................................................................... 10

6. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 10

7. Kết cấu của khóa luận............................................................................... 10

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SO SÁNH PHÁP LUẬT


VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN ....... 12

1.1. Những vấn đề chung về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam
và Trung Quốc ............................................................................................... 12

1.1.1. Khái niệm ........................................................................................ 12

1.1.1.1. Khái niệm kết hôn ........................................................................ 12

1.1.1.2. Khái niệm điều kiện kết hôn ......................................................... 14

1.1.2. Ý nghĩa của quy định về điều kiện kết hôn ................................... 16

1.1.2.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý ................................................................. 16

1.1.2.2. Ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội ..................................................... 16

1.1.2.3. Ý nghĩa hội nhập quốc tế .............................................................. 17

1.1.2.4. Ý nghĩa về mặt văn hóa truyền thống, phong tục tập quán.......... 17

1
1.1.3. Sự cần thiết của quy định pháp luật về điều kiện kết hôn ở Việt
Nam và Trung Quốc.................................................................................... 18

1.1.3.1. Về mặt pháp lý................................................................................. 18

1.1.3.2. Về mặt xã hội................................................................................... 18

1.1.3.3. Về mặt kinh tế.................................................................................. 19

1.2. Các yếu tố chi phối đến pháp luật về điều kiện kết hôn của Việt
Nam và Trung Quốc...................................................................................... 20

1.2.1. Yếu tố kinh tế ...................................................................................... 20

1.2.2. Yếu tố tự nhiên, văn hóa truyền thống ............................................... 21

1.2.3. Yếu tố xã hội....................................................................................... 23

1.2.4. Yếu tố chính trị, pháp lý ..................................................................... 24

1.3. Những nội dung cơ bản đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật hôn nhân và
gia đình về điều kiện kết hôn ở Việt Nam và Trung Quốc ........................ 27

1.3.1. Quy định các điều kiện kết hôn về nội dung ...................................... 27

1.3.2. Quy định các điều kiện kết hôn về hình thức ..................................... 27

1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu pháp luật Trung Quốc về điều
kiện kết hôn .................................................................................................... 28

CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ


TRUNG QUỐC VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN ................................... 32

2.1. Điều kiện về tuổi kết hôn ....................................................................... 32

2.2. Điều kiện kết hôn về sự tự nguyện........................................................ 42

2.3. Điều kiện về năng lực hành vi dân sự................................................... 50

2.4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trƣờng hợp cấm kết hôn ... 54

2.5. Hôn nhân giữa những ngƣời cùng giới tính ........................................ 75

2
2.6. Cấm kết hôn đối với ngƣời mặc bệnh mà y học cho rằng không nên
kết hôn ............................................................................................................ 83

2.7. Điều kiện về đăng ký kết hôn ................................................................ 91

2.7.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn.............................................................. 93

2.7.2. Thủ tục đăng ký kết hôn ..................................................................... 96

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP


LUẬT PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN TỪ KINH NGHIỆM CỦA
TRUNG QUỐC ............................................................................................. 110

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn ở Việt
Nam ............................................................................................................... 110

3.1.1. Do pháp luật về điều kiện kết hôn vẫn còn những bất cập .............. 110

3.1.2. Do yêu cầu từ thực tiễn khách quan ở Việt Nam ............................. 112

3.1.3. Do yêu cầu học tập kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là Trung Quốc ..................................................................................... 113

3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn ở Việt Nam114

3.2.1. Đảm bảo sự định hướng của Đảng trong việc hoàn thiện pháp luật
nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững........... 114

3.2.2. Căn cứ vào điều kiện văn hóa, xã hội của Việt Nam nhằm đảm bảo
vai trò của pháp luật trong việc công nhận quan hệ vợ chồng – điều kiện
tiên quyết đầu tiên để xây dựng gia đình ................................................... 117

3.2.3.Hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn cần đáp ứng
yêu cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa ......................................................... 117

3.2.4.Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp về điều kiện kết hôn của
các quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc ................................. 118

3
3.3. Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoàn thiện pháp
luật về điều kiện kết hôn của Việt Nam .................................................... 118

3.3.1. Bỏ quy định về điều kiện kết hôn “Không bị mất năng lực hành vi
dân sự”, thay vào đó là quy định cấm kết hôn đối với người bị bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi118

3.3.2. Yêu cầu xuất trình giấy khám sức khỏe do cơ quan có thẩm quyền
cấp đối với cả hai trường hợp đăng kí kết hôn tại UBND cấp xã và UBND
cấp huyện ................................................................................................... 120

3.3.3. Bổ sung các quy định nhằm bảo vệ quyền kết hôn của người cao
tuổi.............................................................................................................. 121

KẾT LUẬN .................................................................................................. 123

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

4
CHỮ VIẾT TẮT

HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình

5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kết hôn là một sự kiện pháp lí đặc biệt quan trọng, một yếu tố cơ bản
cần thiết cho sự ra đời của gia đình – nền tảng của xã hội, nhận thức rõ
được điều này, pháp luật nước ta đã có những quy định rất cụ thể liên
quan đến kết hôn, trong đó, quy định về điều kiện kết hôn là một trong
những nội dung quan trọng, bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ khi muốn
thiết lập một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật công nhận
và bảo vệ.
Cuộc sống phức tạp ngày càng biến đổi đa chiều, đất nước đang trong
giai đoạn chuyển mình, những chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa,
tư tưởng của đất nước cộng với sự ảnh hưởng của tư tưởng, pháp luật trên
thế giới nói chung, các quốc gia trong khu vực nói riêng ít nhiều ảnh
hưởng đến cách nhìn nhận về hôn nhân, mà một trong những biểu hiện là
những thay đổi trong pháp luật nước ta. Làm sao để dung hòa tốt nhất,
bảo đảm tiến bộ, tinh thần pháp luật mà vẫn giữ được văn hóa, phong tục
tập quán tốt trong nhân dân, trong quy định về các điều kiện kết hôn là
điều rất đáng quan tâm trong xây dựng pháp luật về hôn nhân gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình năm của nước ta qua các lần sửa đổi đã có
những thay đổi ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 trên cơ sở các quy định của Luật hôn
nhân gia đình năm 2000 đã có những thay đổi, bổ sung về điều kiện kết
hôn. Nhưng trên thực tế, các quy định hiện hành còn bộc lộ những điểm
bất cập, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.
Chính sách hội hập quốc tế hiện nay của Nhà nước được tiến hành
trên mọi mặt, mà pháp luật là một trong những nội dung quan trọng nhằm
tạo ra điều kiện pháp lý đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế, quan hệ dân sự,
văn hóa của đất nước. Pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng không nằm

6
ngoài sự giao lưu này, ngoài tác động ảnh hưởng trong việc tham gia các
điều ước quốc tế, pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng chịu ảnh hưởng
của văn hóa trên thế giới.
Thực trạng trên đòi hỏi Nhà nước ta cần phải tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung,
quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn nói riêng nhằm tạo khung
pháp lý, điều chỉnh các quan hệ và phát huy tốt nhất vai trò của pháp luật
đối với vấn đề hôn nhân gia đình. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp Việt
Nam cần phải có hướng nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn của các quốc gia có nền lập pháp phát
triển trong khu vực nói riêng và trên toàn thế giới nói chung nhằm vận
dụng linh hoạt trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Việt Nam, núi liền núi, sông
liền sông, có bề dày lịch sử về giao lưu văn hóa, pháp luật về hôn nhân và
gia đình, mà cụ thể là các quy định về điều kiện kết hôn cũng có những
điểm giống và khác nhau, nghiên cứu pháp luật hôn nhân và gia đình
Trung Quốc về điều kiện kết hôn so sánh với pháp luật Việt Nam là điều
cần thiết để có thêm những hiểu biết, nhận thức mới nhằm đánh giá, qua
đó, học hỏi tiếp thu những điểm tốt. Đặc biệt vì là hai nước láng giềng,
nên việc kết hôn giữa công dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc là
tương đối phổ biến, nghiên cứu quy chế pháp lý của cả hai nước trong
quan hệ hôn nhân mà cụ thể là điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài là
việc rất thiết thực.
Bởi những lý do trên, việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam về điều
kiện kết hôn là rất cần thiết, nhất là trong hoàn cảnh Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014 vừa ra đời và mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm
2015, đồng thời về điều kiện kết hôn giữa pháp luật Việt Nam với pháp
luật Trung Quốc là một vấn đề thực tiễn và thực sự cần thiết.

7
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Làm rõ những vấn đề lý luận về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt
Nam, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của pháp luật hiện hành, so
sánh những quy định về điều kiện kết hôn của pháp luật Việt Nam và với
pháp luật Trung Quốc. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị khắc phục
những vướng mắc và giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc so sánh pháp luật Việt Nam và pháp
luật Trung Quốc về các điều kiện kết hôn.
- Phân tích, đánh giá quy định về điều kiện kết hôn theo pháp luật
Việt Nam và pháp luật Trung Quốc, trong đó bao gồm các điều kiện bắt
buộc và điều kiện cấm.
- So sánh điều kiện kết hôn của pháp luật Việt Nam và pháp luật
Trung Quốc, trong đó làm rõ sự giống và khau nhau giữa pháp luật hai
nước và nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó.
- Luận văn được làm trên cơ sở phân tích các điều kiện kinh tế, xã hội,
văn hóa truyền thống... của hai nước. Ngoài Luật Hôn nhân và gia đình
của Việt Nam và Luật Hôn nhân của Trung Quốc qua các năm, còn tìm
hiểu và phân tích thêm các văn bản pháp luật có liên quan của pháp luật
cả hai nước.
- Qua việc so sánh, đưa ra những bình luận, đánh giá về pháp luật của
hai nước.
- Đưa ra những kiến nghị khắc phục những vướng mắc và giải pháp
hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.
3. Tính mới và đóng góp của đề tài
Về quy định trong pháp luật Việt Nam, trước đó cũng đã có các công

8
trình nghiên cứu, bài viết về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam,
nhưng đó là các công trình nghiên cứu trên cơ sở các quy định của Luật
Hôn nhân gia đình năm 2000 và trước đó, hiện tại, Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 chỉ vừa mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015,
trong đó cũng có những sửa đổi, bổ sung đối với quy định về điều kiện
kết hôn. Hơn nữa, đất nước đang trên đà phát triển toàn diện, ở những
giai đoạn khác nhau, văn hóa, xã hội cũng cũng những biến chuyển, việc
nghiên cứu để hoàn thiện quy định của pháp luật luôn là điều cần thiết.
Về so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc trong
quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, hiện nay có rất ít công trình,
tài liệu.
Luận văn cung cấp những nhận thức toàn diện về điều kiện kết hôn
theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc. Làm rõ sự giống và
khác nhau giữa pháp luật hai nước về điều kiện kết hôn, nguyên nhân của
sự giống và khác nhau đó, trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá, bình
luận về pháp luật về điều kiện kết hôn của cả hai nước và quan điểm cá
nhân về việc tiếp thu những tiến bộ của pháp luật Trung Quốc về vấn đề
này; Đưa ra những kiến nghị khắc phục những vướng mắc và giải pháp
hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam, so
sánh với pháp luật Trung Quốc.
Phạm vi nghiên cứu: Về quy định các điều kiện kết hôn theo pháp
luật Việt Nam, do trong từng giai đoạn lịch sử thì việc quy định về chế
định này có những khác biệt. Trong phạm vi ngiên cứu đề tài, tìm hiểu
khái quát những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 1959, Luật Hôn
nhân và gia đình 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và đặc biệt
tập trung đi sâu nghiên cứu quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt

9
Nam năm 2014 về điều kiện kết hôn. So sánh quy định về điều kiện kết
hôn của Việt Nam và Trung Quốc, đánh giá trên cơ sở các điều kiện kinh
tế, văn hóa, xã hội, rút ra những điểm tiến bộ của pháp luật Trung Quốc
mà Việt Nam có thể học hỏi.
5. Tổng quan tài liệu
- Các quy định về điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình
của nước ta ở thời điểm hiện tại và trong các Luật Hôn nhân gia đình
trước đó.
- Quy định của pháp luật Trung Quốc về điều kiện kết hôn.
- Các bài viết, công trình về điêu kiện kết hôn theo pháp luật Việt
Nam, pháp luật Trung Quốc của các tác giả trong và ngoài nước.
6. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
So sánh cách điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam và pháp luật
Trung Quốc.
6.2. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
6.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về Nhà nước và Pháp luật, về hôn nhân và gia đình. Việc nghiên
cứu được thực hiện từ góc độ lý luận chung về hợp đồng và từ góc độ
hôn nhân và gia đình.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng
hợp, lịch sử, so sánh, thống kê v.v...
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham
khảo thì Khóa luận được chia làm ba chương, bao gồm:

10
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc so sánh pháp luật Việt Nam và
pháp luật Trung Quốc về các điều kiện kết hôn.
Chương 2: Pháp luật hiện hành của Việt Nam và Trung Quốc về các
điều kiện kết hôn.
Chương 3: Phương hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều
kiện kết hôn từ kinh nghiệm của Trung Quốc.

11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN
1.1. Những vấn đề chung về điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt
Nam và Trung Quốc
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm kết hôn
Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật hôn nhân và gia
đình (HN&GĐ) nói riêng, việc đưa ra một khái niệm đầy đủ về kết hôn
có ý nghĩa quan trọng. Nó phản ánh quan điểm của Nhà nước về kết hôn,
tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bản chất pháp của lý của kết hôn,
đồng thời xác định nội dung, phạm vi điều chỉnh của các qui phạm pháp
luật HN&GĐ ở Việt Nam, nhiều khái niệm kết hôn đã được các nhà làm
luật, các nhà nghiên cứu luật học, nghiên cứu ngôn ngữ đưa ra, chẳng bạn:
Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học (phần chuyên ngành Luật dân
sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật tố tụng dân sự) của Trường Đại học
Luật Hà Nội giải thích: kết hôn là việc nam và nữ chính thức lấy nhau
làm vợ, chồng theo quy định của pháp luật. Kết hôn đựợc hiểu là sự kiện
pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Việc kết hôn phải được đăng ký
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được công nhận là hợp pháp [46,
trang 150].
Trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam, khái niệm kết hôn đã được các
nhà làm luật và các nhà nghiên cứu luật học quan tâm hơn. Luật HN&GĐ
năm 1986 trong phần giải nghĩa một số danh từ đã nêu: “Kết hôn là việc
nam nữ lấy nhau thành vợ thành chồng theo quy định của pháp luật. Việc
kết hôn phải tuân theo các Điều 5, 6, 7, 8 của Luật HN&GĐ”. Luật
HN&GĐ năm 2000 định nghĩa: “Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ
vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết

12
hôn” [Điều 8, khoản 2]. Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 (Luật hiện
hành) thì định nghĩa “Kết hôn là việc nam nữa xác lập quan hệ vợ chồng
theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
[Điều 3, khoản 5]. Từ các khái niệm kết hôn nói trên cho thấy, mặc dù
còn chứa đựng những quan điểm khác nhau, song chúng có hai đặc điểm
chung sau:
Thứ nhất, các nhà làm luật khi đưa ra khái niệm kết hôn đều xuất phát
từ vị trí của kết hôn là một sự kiện thực tế mang tính xã hội, đó là việc
nam nữ lấy nhau thành vợ thành chồng và xác lập quan hệ hôn nhân
nhằm đảm bảo thực hiện những chức năng cơ bản mang tính xã hội của
gia đình, trong đó sinh sản tái xuất ra con người là một trong những chức
năng cơ bản nhất. Một người nam và một người nữ lấy nhau, chung sống
và sinh con đẻ cái, xây dựng gia đình là việc làm mang tính bản năng,
vốn có của con người, chính vì vậy, kết hôn là một quyền tự nhiên, một
quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, khi giai cấp thống trị xuất hiện
và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình
theo ý chí của mình, đã đưa hôn nhân gia đình vào phạm trù quản lý toàn
xã hội, làm cho xã hội có thể vận hành một cách tốt nhất. Từ đó, kết hôn
không còn là một quyền tự do theo bản năng của con người nữa mà bị chi
phối bởi ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị. Nhưng cũng từ đó, nhu
cầu cá nhân mới xuất hiện, đó là việc xác lập một cuộc hôn nhân được
Nhà nước cộng nhận và bảovệ.
Thứ hai, kết hôn qua các khái niệm này là một sự kiện pháp lý và có
các đặc điểm sau:
- Phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hôn
với nhau.
Điều này được thể hiện rõ khi hai bên nam nữ tiến hành đăng ký kết
hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn, cụ thể là thể hiện trong tờ khai đăng ký

13
kết hôn và thể hiện ý chí thông qua lời nói trước cơ quan đăng ký, rằng
họ mong muốn được kết hôn với nhau, việc kết hôn là hoàn toàn tự
nguyện, không có sự cưỡng ép nào. Ý chí tự nguyện chính là một trong
những điều kiện để đảm bảo đây là cuộc hôn nhân hợp pháp.
- Phải được Nhà nước thừa nhận
Hôn nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn
nhân tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết, trong đó bao
gồm điều kiện kết hôn về nội dung (các điều kiện để được kết hôn) và
hình thức (đăng ký kết hôn). Cơ quan đăng ký kết hôn sau khi xem xét,
xác nhận việc kết hôn của hai bên nam nữ là hợp pháp sẽ tiến hành đăng
ký kết hôn cho họ theo đúng nghi thức của pháp luật và sau khi đã đăng
ký xong, giữa hai bên nam nữ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết
hôn và chính thức xác lập quan hệ vợ chồng, phát sinh các quyền và
nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật. Việc kết hôn được
Nhà nước thừa nhận có ý nghĩa quan trọng vì lúc này không những chỉ là
mối quan hệ, trách nhiệm giữa hai bên nam nữ, mà còn là vấn đề mang
tính xã hội, có tác động đến sự phát triển của xã hội, giữ gìn văn hóa
truyền thống tốt đẹp và loại bỏ những hủ tục phản tiến bộ. Như vậy, kết
hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai bên
nam nữ và phải có điều kiện này quan hệ hôn nhân mới được Nhà nước
thừa nhận và bảo vệ.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm kết hôn như sau:
Kết hôn là hôn nhân được thành lập trên nền tảng pháp luật, chỉ việc hai
bên nam nữ căn cứ theo các quy định của pháp luật về điều kiện và trình
tự, xác lập quan hệ vợ chồng, chịu ràng buộc bởi các quyền lợi và nghĩa
vụ phát sinh từ quan hệ đó.
1.1.1.2. Khái niệm điều kiện kết hôn
Theo Từ điển Tiếng Việt, “điều kiện” được giải thích với các ý nghĩa
sau:

14
“1. Cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra.
(Sản xuất có phát triển mới có điều kiện nâng cao đời sống. Tạo điều kiện
hoàn thành kế hoạch).
2. Điều nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào đó.
(Đặt điều kiện. Ra điều kiện)
3. Những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra
của một cái gì đó (nói tổng quát); hoàn cảnh (Bay trong điều kiện thời tiết
xấu. Cải thiện điều kiện ăn ở. Điều kiện thuận lợi.)” [55, trang 311]. Theo
ba ý nghĩa được nêu trong Từ điển này, ta nên hiểu “điều kiện” trong
“điều kiện kết hôn” theo nghĩa thứ hai, đó là “điều nêu ra như một đòi hỏi
trước khi thực hiện một việc nào đó”, có nghĩa là “điều kiện kết hôn” là
những điều kiện được đưa ra, đòi hỏi người muốn kết hôn phải đáp ứng
được thì mới được phép kết hôn.
Theo từ điển giải thích từ ngữ luật học: “Điều kiện kết hôn là điều
kiện để Nhà nước công nhận việc kết hôn của hai bên nam nữ” [47, trang
79]. Hay nói các khác, điều kiện kết hôn là những đòi hỏi của pháp luật
đặt ra khi hai bên nam nữ kết hôn, chỉ khi các bên đáp ứng đầy đủ các đòi
hỏi đó thì việc kết hôn mới được coi là hợp pháp và được pháp luật thừa
nhận, bảo vệ.
Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã khẳng định:
“Không ai bị buộc phải kết hôn, nhưng ai cũng bị buộc phải tuân theo
luật hôn nhân một khi người đó kết hôn... hôn nhân không thể phục tùng
sự tùy tiện của người kết hôn mà trái lại sự tùy tiện của người kết hôn
phải phục tùng bản chất của hôn nhân” [Dẫn theo 37, trang 21].
Như vậy, không ai bị ép buộc phải kêt hôn tuy nhiên khi đã kết hôn
thì người đó buộc phải tuân theo một khuôn khổ nhất định trong đó điều
kiện kết hôn chính là những điều kiện tiên quyết mà người kết hôn phải
phục tùng. Bởi trong xã hội có giai cấp, Nhà nước với tư cách đại diện

15
cho giai cấp thống trị phải sử dụng luật để quy định các điều kiện kết hôn,
các quy định này được Nhà nước ban hành, thực thi và dùng sức mạnh
cưỡng chế nhà nước để bảo đảm thực hiện. Khi đó điều kiện kết hôn
phản ánh điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa truyền thống, phong tục tập
quán của xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
Như vậy, có thể hiểu: Điều kiện kết hôn là những yêu cầu của pháp
luật mà người kết hôn phải đáp ứng được thì cuộc hôn nhân đó mới được
coi là hợp pháp, xuất phát từ lợi ích của người kết hôn và yêu cầu phát
triển của xã hội.
1.1.2. Ý nghĩa của quy định về điều kiện kết hôn
1.1.2.1.Ý nghĩa về mặt pháp lý
Kết hôn là sự kiện pháp lý xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên
nam, nữ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ vợ chồng giữa họ với nhau. Việc quy định
các điều kiện kết hôn, thủ tục kết hôn... là cách để nhà nước quản lý việc
kết hôn của các cá nhân trong xã hội góp phần đảm bảo trật tự gia đình,
xã hội, phù hợp với thuần phong mỹ tục, bảo vệ được pháp chế xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, là tiền đề để xây dựng
gia đình thực sự đầm ấm, bền vững và hạnh phúc.
1.1.2.2. Ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đang có những chuyễn biến
mạnh mẽ dưới tác động của cả điều kiện, hoàn cảnh nội tại của đất nước
và những tác động từ kinh tế - xã hội của thế giới. Lĩnh vực HN&GĐ
cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Các vấn đề phát sinh trong lĩnh
vực HN&GĐ theo chiều hướng tiêu cực dưới các tác động này xuất hiện
ngày càng nhiều, và thực tế ngày càng nghiêm trọng, như vấn đề tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống, hôn nhân không xuất phát từ sự tự nguyện của
hai bên nam nữ... Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bền vững,

16
hạnh của gia đình, sự phát triển văn minh, tiến bộ của xã hội, của sức
khỏe và sự phát triển nòi giống, tác động tiêu cực đến các mặt khác như
văn hóa, kinh tế, giáo dục... Việc quy định về kiều kiện kết hôn là hoàn
toàn cần thiết và phù hợp với thực tiễn.
1.1.2.3. Ý nghĩa hội nhập quốc tế
Việt Nam đang trong quá trình phát triển về mọi mặt theo xu thế toàn
cầu hóa. Pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung, về điều kiện kết
hôn nói riêng cũng là một mắt xích trong guồng quay của sự phát triển đó.
Quy định của pháp luật có phù hợp thì mới có thể bắt kịp và tồn tại, phát
triển được, đồng thời cũng là động lực giúp các quan hệ xã hội, đặc biệt
là quan hệ hôn nhân gia và gia đình đảm bảo đáp ứng đáp ứng yêu cầu
hội nhập, giao lưu quốc tế mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.
1.1.2.4. Ý nghĩa về mặt văn hóa truyền thống, phong tục tập quán
Pháp luật và văn hóa, phong tục tập quán có mối quan hệ chặt chẽ,
song song cùng tồn tại, đồng thời bổ sung, hoàn thiện lẫu nhau. Quan hệ
hôn nhân và gia đình là một trong các quan hệ chịu sự chi phối, ảnh
hướng lớn của văn hóa truyền thống và phong tục tập quán. Văn hóa,
phong tục tập quán tồn tại trước pháp luật, Việt Nam là nước đa dân tộc
có lịch sử, văn hóa lâu đời có nhiều văn hóa, phong tục tập quán đã ăn
sâu vào trong tiềm thức của người dân Việt Nam, có những văn hóa,
phong tục tập quán tốt đẹp, có tác động tích cực đến xã hội, làm giàu
thêm bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng cũng có những văn hóa, phong tục
tập quán lạc hậu, cổ hủ, đi ngược lại và làm cản trở sự phát triển văn
minh, tiến bộ của xã hội như tảo hôn, hôn nhân cận huyết, hôn nhân
cưỡng ép... Bên cạnh các biện pháp khác, quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn lúc này chính là yếu tố quan trọng nhất giúp khắc phục và
xóa bỏ các phong tục cổ hủ và giữ gìn những nét văn hóa, phong tục tập
quán tốt đẹp, giúp cho gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững, là nền

17
tảng cho sự phát triển bền vững, văn mình của xã hội.
Như vậy, các quy định về điều kiện kết hôn có ý nghĩa đối với nhiều
mặt của đời sống xã hội và việc đảm bảo các quy định này được thi hành
trong thực tiễn sẽ góp phần bảo vệ trật tự gia đình, xã hội, phù hợp với
thuần phong mỹ tục, bảo vệ được pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
1.1.3. Sự cần thiết của quy định pháp luật về điều kiện kết hôn ở
Việt Nam và Trung Quốc
Bất kỳ một lĩnh vực nào trong đời sống xã hội cũng cần có sự điều
chỉnh của pháp luật, cần có các quy định cụ thể để diễn ra trong khuôn
khổ của pháp luật. Quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn cũng vậy,
kết hôn là một sự kiện pháp lí đặc biệt quan trọng, một yếu tố cơ bản cần
thiết cho sự ra đời của gia đình – nền tảng của xã hội.
1.1.3.1. Về mặt pháp lý
Điều kiện kết hôn xác định khi nào thì một người có thể kết hôn, xác
lập quan hệ vợ chồng, xây dựng nên gia đình – với những chức năng vô
cùng quan trọng đối với đời sống xã hội. Và chỉ khi nào việc kết hôn đáp
ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn về nội dung và hình thức, thì cuộc hôn
nhân đó mới được coi là hợp pháp, đi liền với nó là được Nhà nước công
nhận và bảo vệ.
1.1.3.2. Về mặt xã hội
Kết hôn là sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, và để đảm
bảo cho cuộc sống đó được tốt đẹp, hạnh phúc, ấm no thì khi kết hôn,
người kết hôn phải đáp ứng được các điều kiện cả về sức khỏe và tinh
thần, bản lĩnh, sẵn sàng làm chủ gia đình. Các nhà làm luật dựa trên các
cơ sở nghiên cứu về khoa học, xã hội, kinh tế, văn hóa, đã xây dựng pháp
luật về điều kiện kết hôn cho phù hợp nhất. Pháp luật của bất kỳ quốc gia
nào cũng đều quan tâm sâu sắc đến vấn đề này, Việt Nam và Trung Quốc

18
cũng vậy, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia mình để xây dựng
pháp luật phù hợp, đồng thời, đảm bảo các yếu tố về di truyền cho thế hệ
sau – tương lai của đất nước.
Việt Nam và Trung Quốc đều là hai quốc gia nhiều dân tộc, với lịch
sử văn hóa lâu đời, có những quan niệm, phong tục đến nay không còn
phù hợp nữa, pháp luật cần hạn chế và loại bỏ để góp phần tạo nên một
cuộc hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, văn minh. Có những tập tục xấu đã
ăn sâu vào tiềm thức của người dân, để thay đổi không phải một sớm một
chiều nhưng một khi pháp luật đã quy định thì hiệu quả cải thiện tình
hình sẽ lớn hơn rất nhiều, bởi cả tính cưỡng chế và các biện pháp thực
hiện pháp luật được triển khai sau khi luật có hiệu lực, điều này góp phần
đảm bảo trật tự xã hội, đồng thời phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
Hơn nữa, nhận thức của nhiều bộ phận người dân còn chưa cao, nên
họ sẽ không thể biết được nên làm gì và không nên làm gì, quy định của
pháp luật lúc này là sự định hướng cho suy nghĩ và hành động của họ, chỉ
kết hôn khi đã đáp ứng đủ các điều kiện, ngăn ngừa sự hình thành các gia
đình thoái hóa về giống nòi và đạo đức, hạn chế sự đổ vỡ trong hôn nhân,
gây ảnh hưởng đến bản thân chủ thể và người thân của họ, góp phần tạo
nên một xã hội ổn định, văn minh, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội
tốt thì gia đình lại càng tốt.
1.1.3.3. Về mặt kinh tế
Quy định về pháp luật về điều kiện kết hôn cũng đóng vai trò rất quan
trọng, khi góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này được
thể hiện ở hai khía cạnh, thứ nhất là về mặt di truyền, con cái sinh ra có
xuất phát điểm về sức khỏe và trí tuệ cao khi không bị mắc các bệnh
nguy hiểm, không bị thiểu năng, khiếm khuyết trên cơ thể. Khía cạnh thứ
hai là những tác động tích cực từ việc xây dựng gia đình ổn định, có nền

19
tảng vững chắc về kinh tế do khi kết hôn, người kết hôn đã có đầy đủ các
điều kiện tối thiểu để trở thành người chủ gia đình, đảm nhận những trách
nhiệm của người chủ gia đình, từ đó, có điều kiện thuận lợi để chăm lo
tốt cho con cái cả về sức khỏe và giáo dục nhân cách, bồi đắp trí tuệ, lớn
lên trở thành những công dân tốt, là những người có thể gánh vác và làm
tốt trách nhiệm công dân, xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước.
Đồng thời, các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn cũng là
biện pháp để giải tải áp lực cho nền kinh tế, việc hạn chế và loại bỏ
những người sinh ra đã mắc cái bệnh khiến cho họ không có đủ năng lực
sức khỏe và trí tuệ như một người bình thường từ việc cấm kết hôn cận
huyết, đã làm hạn chế số người phụ thuộc, không có khả năng lao động
trong xã hội, song song với nó là hạn chế các khoản phúc lợi xã hội
không mong muốn.
1.2. Các yếu tố chi phối đến pháp luật về điều kiện kết hôn của
Việt Nam và Trung Quốc
1.2.1. Yếu tố kinh tế
Pháp luật là hình thức phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, được
xây dựng dựa trên cơ sở kinh tế của quốc gia. Trong các quy định của
Nhà nước về điều kiện kết hôn, điều kiện kinh tế cũng để lại những dấu
ấn rõ nét. Về tuổi kết hôn, pháp luật các nước phát triển thưởng quy định
tuổi kết hôn thấp hơn tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam, ví dụ, nhiều
nước cho phép hạ tuổi kết hôn tối thiểu xuống là 16 tuổi như Anh, Nga,
Đức, Hà Lan, Na Uy, Canada... Nhưng đây đều là các nước có nền kinh
tế phát triển, thể chất và các vấn đề về tâm sinh lý của con người phát
triển sớm hơn, trưởng thành sớm hơn, kết hôn ở độ tuổi này vẫn hoàn
toàn phù hợp với nghiên cứu y học và tâm lý học. Hơn nữa, vì có nền
kinh tế phát triển nên vấn đề phúc lợi xã hội, bảo hiểm ở các nước này rất
lớn mạnh, có năng lực để đảm bảo cho đứa trẻ sinh ra có đủ điều kiện về

20
vật chất để phát triển. Việt Nam là nước đang phát triển, điều kiện kinh tế,
kéo theo các điều kiện khác ở Việt Nam hiện nay là khác so với các điều
kiện kể trên, đây chính là một lý do quan trọng khi tuổi kết hôn tối thiểu
được quy định trong pháp luật Việt Nam cao hơn so với các nước có kinh
tế phát triển nêu trên.
Sự phát triển của kinh tế, tạo điều kiện cho khoa học nói chung và
đặc biệt là y học phát triển, cũng là nhân tố tác động đến các quy định về
cấm kết hôn trong Luật HN&GĐ Việt Nam. Luật HN&GĐ Việt Nam
năm 1959 cấm người mắc bệnh hủi, hoa liễu kết hôn vì cho rằng đây là
những bệnh nguy hiểm, không nên cho phép kết hôn nhưng với sự phát
triển của y học, các nhà khoa học đã chứng minh rằng đây là những bệnh
có thể chữa khỏi và không di truyền, không ảnh hưởng đến nòi giống nên
đến Luật HN&GĐ Việt Nam năm 1986, quy định cấm người mắc bệnh
hủi chưa chữa khỏi kết hôn đã bị bỏ và đến Luật HN&GĐ Việt Nam năm
2000, quy định cấm người mắc bệnh hoa liễu chưa chữa khỏi kết hôn
cũng đã bị bỏ.
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 1959 quy định “Đối với những người
khác có họ trong phạm vi năm đời, hoặc có quan hệ thích thuộc về trực
hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán”, nhưng đến
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 1986, quy định này đã được sửa đổi, theo
đó chỉ cấm kết hôn đối với những người có họ trong phạm vi ba đời, và
quy định này cũng được giữ lại qua các lần sửa đổi của Luật HN&GĐ.
Bởi khoa học chứng mình rằng chỉ khi kết hôn giữa những người có quan
hệ họ hàng trong phạm vi ba đời thì mới ảnh hưởng đến sự phát triển nòi
giống và việc cấm kết hôn giữa những người có họ hàng trong phạm vi
ba đời là cần thiết chứ không thể giải quyết theo phong tục tập quán được.
1.2.2. Yếu tố tự nhiên, văn hóa truyền thống
Là một thực thể của thế giới tự nhiên, các mối quan hệ của con người

21
bị chi phối bởi yếu tự nhiên, các quan hệ về hôn nhân gia đình cũng
không nằm ngoài chi phối đó, pháp luật về hôn nhân gia đình và cụ thể ở
đây là điều kiện kết hôn cũng được xây dựng dựa trên sự tôn trọng các
quy luật tự nhiên, coi cơ sở sinh lý của hôn nhân là yếu tố mang tính bản
năng của con người. Mối quan hệ tự nhiên giữa bố mẹ và con cái, giữa
các anh chị em trong gia đình tạo nên đặc trưng riêng mang ý nghĩa về
mặt sinh học của gia đình. Vì vậy, pháp luật dựa trên các đặc trưng này
đã cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ và những
người có quan hệ họ hàng trong vòng ba đời, cấm những người mắc một
số bệnh nguy hiểm có thể di truyền kết hôn; hay về độ tuổi kết hôn, pháp
luật các nước cũng dựa trên các đặc điểm về tâm sinh lý của con người
để quy định cho phù hợp. Để tiến tới sự văn minh và phát huy tốt nhất vai
trò của pháp luật, luật pháp về hôn nhân gia đình, cụ thể là quy định về
điều kiện kết hôn cũng đều phải tôn trọng, xem xét một cách toàn diện và
đầy đủ đến yếu tố tự nhiên.
Việt Nam và Trung Quốc đều là hai nước có lịch sử văn hóa lâu đời,
xoay quanh vấn đề hôn nhân và gia đình, có nhiều văn hóa truyền thống
đã ăn sâu và tiềm thức của người dân và có tác động không nhỏ đến pháp
luật về điều kiện kết hôn. Có văn hóa tác động tích cực, cũng có văn hóa
tác động tiêu cực đến cuộc sống ngày nay, và với vai trò điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội, quy định của pháp luật phải làm sao đảm bảo yếu tố
tiến bộ xã hội, đồng thời giữ lại những văn hóa truyền thông tốt đẹp, đẩy
lùi và xóa bỏ sự lạc hậu, cổ hủ. Quy định của pháp luật về điều kiện kết
hôn cũng chịu sự chi phối khá rõ nét bởi văn hóa truyền thống, đặc biệt là
vấn đề hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, Việt Nam và Trung Quốc đều là hai
nước có lịch sử chế độ phong kiến trong một thời gian dài, mà ở chế độ
đó, hôn nhân tự nguyện là điều không bao giờ được nhắc tới trong pháp
luật cũng như trong đời sống, thay vào đó là hôn nhân sắp đặt, mua bán,

22
nam nữ không có quyền quyết định hôn nhân của mình, hôn nhân không
vì bản thân mà là vì lợi ích của gia đình, gia tộc.
Trong cuốn sách “Văn hóa tính dục và pháp luật”, tác giả Đàm Đại
Chính có viết: Văn hóa truyền thống là một sức ỳ bảo thủ, rất lớn mạnh.
Một cuộc vận động chính trị mạnh mẽ có thể cắt đứt sự sùng bái và kéo
dài của văn hóa truyền thống trong nhân dân, thậm chí có thể tạm thời
thay đổi trạng thái tâm lý của dân tộc, nhưng nó không đủ sức lung lay
tận gốc văn hóa truyền thống [17, trang 168]. Trung Quốc trong chế độ
phong kiến, quy phạm luật hôn nhân gia đình lẫn lộn với các quy phạm
pháp luật khác, trong rất nhiều phương diện phải nhờ vào các quy phạm
khác của xã hội bổ sung, nhưng tinh thần trọng nam khinh nữ, chế độ gia
trưởng phong kiến lấy phụ quyền làm trung tâm thì vẫn truyền từ đời này
sang đời khác, cha mẹ đối với con cái, gia trưởng đối với vợ nô lệ có
quyền rất lớn, cho sống chết, cho hay thu lại của cải [17, trang 60]. Thời
Trung Quốc cổ đại, lợi ích quần thể gia tộc trên hết, cá nhân có khả năng
tự chủ chọn đối tượng cho mình rất ít, trên thực tế, kết hôn là sự tập hợp
lợi ích của hai gia tộc... Hôn nhân bao biện lấy “tài sản nhiều ít”,“dòng
dõi cao thấp”, tức “môn đăng hộ đối” làm tiêu chuẩn, đó là đặc trưng
bản chất của hôn nhân phong kiến [17, trang 78].
Đấu tranh xóa bỏ các quan niệm lạc hậu về hôn nhân gia đình nói
chung và về các vấn đề xoay quanh điều kiện kết hôn nói riêng là một
quá trình lâu dài, trong đó, pháp luật là một vũ khí quan trọng. Khi xây
dựng pháp luật, nhà làm luật phải tính đến việc làm sao pháp luật ban
hành ra vừa phản ánh được tiến bộ xã hội, có tác dụng trong việc sửa đổi
tập tục, quan điểm lạc hậu, vừa giữ được những nét văn hóa truyền thống
tốt đẹp, phù hợp với điều kiện văn hóa – xã hội của đất nước.
1.2.3. Yếu tố xã hội
Quan hệ hôn nhân gia đình là một loại quan hệ xã hội, sự tồn tại và

23
phát triển của quan hệ hôn nhân gia đình do sự sự tồn tại và phát triển của
xã hội quyết định, đồng thời, cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc
về kiến trúc thượng tầng khác.
Trong lịch sử nhân loại, hôn nhân và gia đình đã trải qua nhiều hình
thái khác nhau, gắn liền với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Điều
kiện kết hôn cũng khác ở mỗi thời kỳ, phần nào nói lên tồn tại xã hội lúc
bấy giờ. Ở xã hội phong kiến, quan hệ hôn nhân gia đình đều lấy sức
cưỡng chế của pháp luật để bảo hộ cương thường truyền thống trung với
Vua, hiếu với cha mẹ và sự thống trị của chủ nghĩa gia tộc, nữ không có
quyền hôn nhân tự chủ, hoàn toàn khác với nguyên tắc hôn nhân tự
nguyên ở xã hội chủ nghĩa; hay về độ tuổi kết hôn, pháp luật thời phong
kiến cũng quy định tuổi kết hôn thấp hơn so với pháp luật xã hội chủ
nghĩa, bởi nhu cầu về con người trong thời chinh chiến binh đao và quan
niệm con gái khi đã mười ba, mười lăm tuổi chưa lấy chồng đã bị cho là
“gái ế”...
Ngoài ra các yếu tố khác như tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán,
văn hóa nghệ thuật cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến pháp luật về điều kiện
kết hôn, từ những tác động trong việc xây dựng pháp luật, đến việc thực
thi pháp luật. Trình độ, điều kiện phát triển văn hóa của mỗi vùng miền,
dân tộc là khác nhau nên luật hôn nhân gia đình của cả Việt Nam và
Trung Quốc khi quy định về điều kiện kết hôn đều có những điều chỉnh
cho phù hợp, đặc biệt là về độ tuổi kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn.
1.2.4. Yếu tố chính trị, pháp lý
Yếu tố chính trị là một trong những điểm nổi bật rõ nét nhất trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của hai quốc gia. Điều này được
thể hiện trên bước đường kiên định xây dựng đất nước đi theo con đường
chủ nghĩa xã hội, đề cao nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước.

24
Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản – với tư cách là đội tiên
phong, người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của đông đảo giai cấp
công nhân và nhân dân lao động giữ vai trò là lực lượng chính trị chủ
chốt lãnh đạo toàn thể xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị. Vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản của hai nước đã được khẳng định, kiểm
nghiệm trong thực tế đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước. Đảng hoạch định đường lối chính trị, những
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của đất được,
trên cơ sở đó Nhà nước có nhiệm vụ thể chế hóa thành các quy định pháp
luật. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản xuất phát từ bản chất là yêu cầu tất
yếu của chế độ xã hội chủ nghĩa, các chủ trương, chính sách của Đảng
đều nhằm hướng tới mục tiêu công bằng, dân chủ, tiến bộ xã hội.
Với nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, mọi
quan điểm, đường lối cua Đảng trong từng thời kỳ lịch sử đều có ảnh
hưởng rất lớn đến việc xây dựng và triển khai pháp luật thực định nói
chung, pháp luật lao động nói riêng, trong đó có pháp luật về hôn nhân và
gia đình nói chung, pháp luật về điều kiện kết hôn nói riêng.
Việc sử dụng nguồn luật của mỗi nước cũng là yếu tố ảnh hưởng đến
việc xây dựng pháp luật, đặc biệt là khi xây dựng pháp luật về một mối
quan hệ mang tính xã hội rất lớn như quan hệ hôn nhân và gia đình. Do
có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nên việc
sử dụng nguồn luật của Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều điểm
tương đồng.
Văn bản quy phạm pháp luật: Đây là loại nguồn hình thức chủ yếu,
cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật cả hai nước Việt Nam và Trung
Quốc. Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành do kết quả của hoạt
động xây dựng pháp luật, thể hiện trí tuệ của tập thể nên tính khoa học
tương đối cao nên nó có thể đáp ứng được kịp thời các yêu cầu của cuộc

25
sống. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước, buộc
các cá nhân, tập thể trong xã hội phải tuân theo, chi phối đến cả các yếu
tố khác đang tồn tại. Ví dụ trong quá trình lập pháp, các yếu tố tôn giáo,
phong tục tập quán... cũng được đưa ra xem xét để điều chỉnh cho phù
hợp, pháp luật sẽ giữ lại những cái tiến bộ và bài trừ những cái phản tiến
bộ, đi ngược lại tiến bộ xã hội. Cộng với các ưu điểm mang tính vượt trội
trong quản lý, thực thi, nên ở cả Việt Nam và Trung Quốc, văn bản quy
phạm pháp luật được coi là hình thức pháp luật quan trọng, phổ biến nhất.
Tập quán pháp: Tập quán pháp là những tập quán được Nhà nước
thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và
được Nhà nước đảm bảo thực hiện [50]. Khi Nhà nước cần điều chỉnh
một quan hệ xã hội, thông thường Nhà nước sẽ ban hành các quy phạm
pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quan hệ xã hội mà Nhà
nước cần điều chỉnh lại đang được điều chỉnh bởi các quy phạm tập quán.
Vì thế, nếu những tập quán này phù hợp với mục tiêu điều chỉnh các
quan hệ xã hội của Nhà nước, nhiều Nhà nước sẽ sử dụng phương pháp
thừa nhận, làm cho tập quán đó trở thành quy tắc xử sự có tính bắt buộc
chung được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Việt Nam và Trung Quốc đều
là hai quốc gia có bề dày về văn hóa với lịch sử lâu đời. Pháp luật ghi
nhận, bảo vệ những tập tục tiến bộ và phù hợp với truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, hạn chế và loại trừ các tập tục lạc hậu, trái với thuần phong
mỹ tục, không phù hợp với lợi ích của Nhà nước, cũng như của cộng
đồng.
Tiền lệ pháp: theo các Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của
Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2004 và của Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội năm 2005 thì tiền lệ pháp là việc nhà nước thừa nhận các
quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan tòa án cấp trên khi giải
quyết các vụ việc cụ thể làm cơ sở để áp dụng đối với các trường hợp

26
tương tự.
1.3. Những nội dung cơ bản đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật hôn
nhân và gia đình về điều kiện kết hôn ở Việt Nam và Trung Quốc
Khi xây dựng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn, tùy theo quan
điểm của nhà làm luật và điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà
các quốc gia có quy định riêng phù hợp. Luật pháp Việt Nam và Trung
Quốc về điều kiện kết hôn cũng có những điểm khác biệt, nhưng cũng
đều bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1.3.1. Quy định các điều kiện kết hôn về nội dung
Quy định của pháp luật về các điều kiện kết hôn về nội dung bao gồm:
Thứ nhất là các điều bắt buộc (điều kiện tích cực), bao gồm điều kiện
về tuổi kết hôn, yêu cầu về sự tự nguyện của hai bên chủ thể khi kết hôn.
Thứ hai là các điều kiện cấm (điều kiện tiêu cực), bao gồm: cấm
người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng
với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; cấm kết hôn giữa
những người có cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ hàng
trong phạm vi ba đời; cấm người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình kết hôn.
Ngoài những nội dung được liệt kê nêu trên, pháp luật của Việt Nam
và Trung Quốc khi quy định về điều kiện kết hôn cũng có thêm những
quy định khác của riêng từng nước, điều này sẽ được nêu và phân tích
làm rõ trong chương hai của luận văn.
1.3.2. Quy định các điều kiện kết hôn về hình thức
Điều kiện kết hôn về hình thức chính là các quy định về việc đăng ký
kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó quy định rõ về
thẩm quyền đăng ký kết hôn, nội dung Giấy chứng nhận kết hôn và thủ
tục đăng ký kết hôn.

27
1.4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu pháp luật Trung Quốc về
điều kiện kết hôn
Cuộc sống phức tạp ngày càng biến đổi đa chiều, đất nước đang trong
giai đoạn chuyển mình, những chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa,
tư tưởng của đất nước cộng với sự ảnh hưởng của tư tưởng, pháp luật trên
thế giới nói chung, các quốc gia trong khu vực nói riêng ít nhiều ảnh
hưởng đến cách nhìn nhận về hôn nhân, mà một trong những biểu hiện là
những thay đổi trong pháp luật nước ta. Làm sao để dung hòa tốt nhất,
bảo đảm tiến bộ, tinh thần pháp luật mà vẫn giữ được văn hóa, phong tục
tập quán tốt trong nhân dân, trong quy định về các điều kiện kết hôn là
điều rất đáng quan tâm trong xây dựng pháp luật về hôn nhân gia đình.
Chính sách hội hập quốc tế hiện nay của Nhà nước được tiến hành
trên mọi mặt, mà pháp luật là một trong những nội dung quan trọng nhằm
tạo ra điều kiện pháp lý đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế, quan hệ dân sự,
văn hóa của đất nước. Pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng không nằm
ngoài sự giao lưu này, ngoài tác động ảnh hưởng trong việc tham gia các
điều ước quốc tế, pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng chịu ảnh hưởng
của văn hóa trên thế giới.
Thực trạng trên đòi hỏi Nhà nước ta cần phải tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung,
quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn nói riêng nhằm tạo khung
pháp lý, điều chỉnh các quan hệ phát và phát huy tốt nhất vai trò của pháp
luật đối với vấn đề hôn nhân gia đình. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp
Việt Nam cần phải có hướng nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các quy
định của pháp luật về điều kiện kết hôn của các quốc gia có nền lập pháp
phát triển trong khu vực nói riêng và trên toàn thế giới nói chung nhằm
vận dụng linh hoạt trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Việc lựa chọn, học hỏi quốc gia nào vào tiếp thu có chọn lọc những

28
gì từ họ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể là các yêu tố chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Việt Nam,
núi liền núi, sông liền sông, có bề dày lịch sử về giao lưu văn hóa, pháp
luật về hôn nhân và gia đình, mà cụ thể là các quy định về điều kiện kết
hôn cũng có những điểm giống và khác nhau, nghiên cứu pháp luật hôn
nhân và gia đình Trung Quốc về điều kiện kết hôn so sánh với pháp luật
Việt Nam là điều cần thiết để có thêm những hiểu biết, nhận thức mới
nhằm đánh giá, qua đó, học hỏi tiếp thu những điểm tốt và phù hợp với
điều kiện ở Việt Nam.
Bởi những phân tích nói trên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
tác giả lựa chọn Trung Quốc là quốc gia để nghiên cứu và so sánh, từ đó
rút ra những kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị, hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về điều kiện kết hôn.

29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận của việc so sánh pháp luật Việt
Nam và pháp luật Trung Quốc về điều kiện kết hôn, có thể rút ra một số
kết luận sau:
1. Kết hôn là một sự kiện pháp lí đặc biệt quan trọng, một yếu tố cơ
bản cần thiết cho sự ra đời của gia đình – nền tảng của xã hội, trong đó,
quy định về điều kiện kết hôn là một trong những nội dung quan trọng,
bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ khi muốn thiết lập một mối quan hệ
hôn nhân hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuân thủ
nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn có ý nghĩa
quan trọng đối với hạnh phúc và sự phát triển tiến bộ, bền vững của gia
đình và xã hội, vì một đất được tiến bộ, giàu mạnh.
2. Có rất nhiều yếu tố chi phối đến pháp luật về điều kiện kết hôn như:
kinh tế, tự nhiên, văn hóa truyền thống, xã hội, chính trị, pháp lý. Mỗi
yếu tố có những tác động khác nhau đến quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn. Việc nghiên cứu tác động và quy định cho phù hợp, dung
hòa với những yếu tố này là điều vô cùng quan trọng để pháp luật hoàn
thành tốt nhiệm vụ là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội của mình,
đảm bảo tính thực thi trong đời sống.
3. Khi xây dựng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn, tùy theo
quan điểm của nhà làm luật và điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội mà các quốc gia có quy định riêng phù hợp. Luật pháp Việt Nam và
Trung Quốc về điều kiện kết hôn cũng có những điểm khác biệt, nhưng
cũng đều bao gồm hai nội dung cơ bản, thứ nhất, đó là điều kiện kết hôn
về nội dung, trong đó gồm các điều kiện bắt buộc và các điều kiện cấm;
thứ hai là điều kiện kết hôn về hình thức, là các quy định về việc đăng ký
kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó quy định rõ về
thẩm quyền đăng ký kết hôn, nội dung Giấy chứng nhận kết hôn và thủ

30
tục đăng ký kết hôn.
4. Điều chỉnh pháp luật về các điều kiện kết hôn, việc nghiên cứu và
tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia có nền lập pháp phát triển là điều
vô cùng cần thiết. Trong phạm vi đề tài này, Trung Quốc là quốc gia
được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.

31
CHƢƠNG 2
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN
2.1. Điều kiện về tuổi kết hôn
Tuổi kết hôn là một nội dung quan trọng trong quy định của pháp luật
các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và
về điều kiện kết hôn nói riêng, bởi nội dung của quy định này có ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc hôn nhân, chất lượng gia đình, dân số
và chất lượng dân số. Các quốc gia đều có quy định riêng về độ tuổi kết
hôn, nhà làm luật dựa trên cơ sở các nghiên cứu khoa học trong nhiều
lĩnh vực như sinh học, tâm lý học và nền tảng tư tưởng, văn hóa của bản
thân quốc gia để xây dựng pháp luật về tuổi kết hôn. Quy định về tuổi kết
hôn của Việt Nam và Trung Quốc vì thế cũng có những điểm khác biệt
và nội dung của quy định này cũng có những thay đổi trong quá trình ban
hành Luật hôn nhân và gia đình của cả hai nước.
Khi quy định về điều kiện kết hôn, Luật HN&GĐ Việt Nam quy định
các điều kiện tích cực (điều kiện cần phải có) gộp chung vào một điều
luật là Điều 8, còn Luật hôn nhân Trung Quốc năm 1980 (SĐ – BS năm
2001) (luật hiện hành, sau đây gọi là Luật hôn nhân Trung Quốc năm
2001) khi quy định về các điều kiện này không gộp chung vào một điều
luật mà quy định riêng rẽ tại các Điều khác nhau.
Theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014, điều kiện kết hôn về tuổi
được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 8, theo đó:
“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Khoản 1 Điều 2
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng
dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình, giải thích rõ
cách tính tuổi như sau:
“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định

32
tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường
hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được
xác định theo ngày, tháng, năm sinh.
Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện
như sau:
a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng
sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định
được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng
sinh”.
Đây là điểm mới của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 so với các
Luật cũ. Tuổi kết hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 1959, 1986 và
năm 2000 là nam từ hai mười tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.
Theo quy định này, thì nam chỉ cần bước sang tuổi hai mươi, nữ chỉ cần
bước sang tuổi mười tám là có thể kết hôn, chứ không cần phải đủ hai
mươi tuổi và đủ mười tám tuổi.
Tuổi kết hôn trong quy định về điều kiện kết hôn là tuổi kết hôn tối
thiểu mà nam, nữ phải đạt được khi muốn kết hôn. Đây không phải độ
tuổi tốt nhất để kết hôn, cũng không phải độ tuổi nhất định phải kết hôn.
Độ tuổi này được quy định dựa trên cơ sở hai yếu tố, đó là yếu tố tự
nhiên và yếu tố xã hội. Chỉ khi nam, nữ phát triển hoàn thiện về thể chất,
tâm lý, tinh thần đã ổn định mới có thể đảm nhận, gánh vác các nghĩa vụ
phát sinh sau khi kết hôn, quy định tuổi kết hôn không phù hợp, nếu theo
hướng hạ thấp độ tuổi sẽ không có lợi trong việc cải thiện chất lượng dân
số, gây tổn hại cho sức khỏe của hai bên nam nữ, đồng thời cũng dẫn đến
việc người đã kết hôn không có khả năng làm chủ gia đình, đảm nhận
nghĩa vụ của người làm bố làm mẹ, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự phát triển của kinh tế, xã hội; còn nếu theo hướng nâng cao độ

33
tuổi kết hôn, sẽ đồng nghĩa với hạn chế kết hôn, là trái với nhu cầu sinh
lý của con người, cũng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội. Cơ sở tự
nhiên của quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện
kết hôn về tuổi là bởi các lý do trên, đó là hợp với các quy luật của tư
nhiên, chỉ khi nam đã đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ đã đủ mười tám tuổi
trở lên thì họ mới có đủ năng lực tối thiểu để đảm nhận vai trò là người
chủ gia đình, năng lực sinh con và chăm sóc, giáo dục con cái.
Xét trên yếu tố xã hội, là nhà làm luật cân nhắc đến các vấn đề chính
trị, kinh tế, văn hóa, dân số, phong tục tập quán của quốc gia. Đây là một
cơ sở quan trọng trong việc xác định độ tuổi kết hôn. “Hôn nhân mặc dù
có tính tự nhiên nhưng tính xã hội là thuộc tính bản chất của nó, được
coi như một hình thức cụ thể của quan hệ xã hội. Khi xem xét điều kiện
kết hôn của hai nên nam – nữ, nhất định phải trên cơ sở lấy lợi ích của
toàn thể xã hội để xác định” [68, trang 91]. Quy định của pháp luật về
độ tuổi kết hôn hiện tại cao hơn thời phong kiến rất nhiều. Xét trên yếu tố
xã hội, có rất nhiều lý do để giải thích cho điều này. Thứ nhất là do thời
phong kiến chiến tranh triền miên, dịch bệnh nhiều dẫn đến tỷ lệ tử vong
cao, dân số tăng trưởng chậm, giai cấp thống trị để đáp ứng yêu cầu xây
dựng quân đội và phục vụ lao động, các triều đại đều thực hiện kết hôn
sớm, nên tuổi kết hôn được quy định tương đối thấp. Ngày nay các yêu
cầu đó hoặc không còn, hoặc không còn gắt gao, cần kíp như vậy nữa.
Thứ hai là do quan niệm “gái thập tam, nam thập lục” lúc bấy giờ. Người
xưa cho rằng con gái mười ba tuổi, con trai mười sáu tuổi là đã đến tuổi
dậy thì, đồng thời với nó là đã có khả năng sinh đẻ và quan niệm con gái,
con trai hơn ở độ tuổi lớn hơn độ tuổi này mà chưa lấy vợ, lấy chồng thì
sẽ bị coi là “ế”, thậm chí còn bị coi là bất hiếu nên cứ đến tuổi này là bố
mẹ dựng vợ gả chồng cho con, cộng với chế độ hôn nhân bao biện, sắp
đặt, con cái không có quyền quyết định việc kết hôn của mình, nên việc

34
kết hôn ở tuổi mười ba đối với nữ, mười sáu đối với nam là việc hết sức
bình thường. Thời hiện đại ngày nay, xu hướng kết hôn muộn trong tư
tưởng của giới trẻ ngày càng gia tăng, người ta không còn quá coi trọng
việc con cái lớn lên trước hết phải lấy vợ, lấy chồng, mà việc này có thể
diễn ra muộn hơn so với tuổi trưởng thành, và quan trọng là còn phụ
thuộc rất nhiều vào việc bản thân người nam, nữ đó có muốn kết hôn hay
không, đã muốn kết hôn chưa? Việc can thiệp của bố mẹ và dư luận xã
hội không có tính quyết định mà hoàn toàn phụ thuộc vào tự bản thân
mỗi người. Thứ ba là do khoa học thời phong kiến vẫn chưa phát triển,
nên người ta không thể biết được các ảnh hưởng tiêu cực của kết hôn ở
độ tuổi khoảng mười ba, mười sáu tuổi tới sự phát triển của nòi giống và
những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của hai bên nam nữ. Tuổi kết hôn
hiện nay được quy định trong luật pháp của các quốc gia cũng đều phải
dựa trên cơ sở khoa học về vấn đề này. Thứ tư là do sự phát triển của
kinh tế - xã hội, thay đổi trong quan niệm, tư duy, con người khi lớn lên,
trưởng thành có rất nhiều ước mơ, khát vọng để phấn đấu trong học tập,
sự nghiệp, cho tuổi trẻ, hôn nhân mà các nội dung của nó như tình dục,
gia đình, con cái... không phải lựa chọn đầu tiên để bước vào đời. Không
bị ảnh hưởng bởi tư tưởng xã hội, lễ giáo phong kiến, coi trọng con nối
dõi, xây dựng dòng họ, hôn nhân không phải vì mình mà vì dòng tộc, cha
mẹ, mà ngược lại, cái tôi được xã hội tôn trọng, và giới trẻ ngày nay cũng
quan niệm trước tiên họ nên phấn đấu cho sự nghiệp, cho một tuổi trẻ
hoài bão và nhiệt huyết, cho sự trưởng thành, ổn định, chín chắn trong tư
tương, suy nghĩ, tạo ra nền tảng kinh tế, tinh thần vững vàng cho một
cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Xét trên vấn đề pháp lý, Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định
tuổi kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên để phù
hợp với quy định của luật dân sự và tố tụng dân sự. Theo quy định của

35
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 về điều kiện kết hôn thì nam từ 20
tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên được đăng ký kết hôn, theo đó, nữ bước
sang tuổi 18 được coi là hợp pháp, tuy nhiên pháp luật lại không quy định
cụ thể họ có quyền tham gia tất cả các giao dịch liên quan đến tài sản
trong hôn nhân. Theo pháp luật hiện hành, nhiều giao dịch (giao dịch về
bất động sản, tín dụng…) đòi hỏi chủ thể của giao dịch phải từ đủ 18 tuổi
trở lên. Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, cá nhân phải đủ
18 tuổi trở lên mới có thể tự mình là chủ thể của quan hệ tố tụng. Như
vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nâng độ tuổi kết hôn
nhằm thống nhất với những quy định của pháp luật về người thành niên
là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có thể tham gia các giao dịch pháp luật.
Mặt khác, việc quy định nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn
có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nữ giới trong tố tụng
dân sự. Khi đủ 18 tuổi, nữ giới có thể tự mình xác lập các yêu cầu dân sự
như ly hôn mà không cần có người đại diện.
Theo Luật hôn nhân Trung Quốc năm 2001, điều kiện về tuổi kết hôn
được quy định tại Điều 6: “Tuổi kết hôn, nam từ đủ hai mười hai tuổi, nữ
từ đủ hai mươi tuổi. Khuyến khích kết hôn muộn và sinh con muộn”. So
với tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam, tuổi kết hôn theo pháp luật
Trung Quốc cao hơn hai tuổi đối với nam và hai tuổi đối với nữ. Sự khác
biệt này cũng xuất phát từ các yếu tố tự nhiên và xã hội. Trước đây, Luật
hôn nhân năm 1950 (Luật hôn nhân đầu tiên của Trung Quốc) quy định
tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ hai mươi tuổi, đối với nữ là từ đủ mười
tám tuổi, quy định này giống với quy định hiện hành của pháp luật Việt
Nam, sau đó Luật hôn nhân năm 1980 đã nâng tuổi kết hôn đối với nam
và nữ lên hai tuổi và không thay đổi khi luật này sửa đổi vào năm 2001,
chính là luật hiện này. Nguyên nhân chính của việc nâng độ tuổi kết hôn
xuất phát từ các yếu tố xã hội của Trung Quốc, quy định này có lợi trong

36
rất nhiều mặt, thứ nhất là có lợi trong việc thực hiện công tác kế hoạch
hóa gia đình, giảm mức sinh trong bối cảnh bùng nổ dân số ở Trung
Quốc lúc bấy giờ, và cả hiện tại, dân số Trung Quốc vẫn đang ở mức cao;
có lợi trong việc nâng cao chất lượng dân số cả về vật chất và văn hóa; có
lợi trong việc nâng cao chất lượng hôn nhân.
Quy định về tuổi kết hôn của pháp luật Trung Quốc tính đến sự phát
triển về thể chất và tinh thần của nam và nữ, nhưng cũng có tính đến sự
kiểm soát dân số quốc gia, khả năng tiếp nhận văn hóa và điều kiện hoàn
cảnh sống ở thành thị và nông thân, của những người dân tộc thiểu số.
Đây cũng là một điểm khác trong quy định của pháp luật Trung Quốc với
pháp luật Việt Nam về độ tuổi kết hôn. Quy định này có tính áp dụng
chung cho tất cả công dân Trung Quốc cũng như đồng bào Hoa Kiều,
Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và người nước ngoài kết hôn tại Trung
Quốc. Nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt, vì lợi ích của quốc gia
và xã hội, pháp luật có những quy định đặc biệt về tuổi kết hôn, ví dụ khu
vực dân tộc thiểu số có thể linh hoạt giảm độ tuổi kết hôn cho thích hợp,
với điều kiện nam không dưới hai mươi tuổi, nữ không dưới mười tám
tuổi. [68, trang 92]. Điều 50 Luật hôn nhân Trung Quốc năm 2001 quy
định: “Hội đồng nhân dân ở các địa phương dân tộc tự trị có quyền kết
hợp với tình hình hôn nhân gia đình cụ thể của từng địa phương linh hoạt
quy định cho phù hợp. Các châu tự trị, huyện tự trị linh hoạt quy định,
quy định có hiệu lực sau khi được Ủy ban thường vụ hội đồng nhân dân
huyện, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh phê chuẩn. Các khu tự trị
linh hoạt quy định, quy định này có hiệu lực sau khi được Uỷ ban thường
vụ quốc hội toàn quốc phê chuẩn” [69, Điều 50]. Áp dụng quy định này,
chính quyền tại nhiều địa phương đã linh hoạt quy định cho phù hợp với
tình hình ở địa phương mình, ví dụ như các Khu tự trị Ninh Hạ, Tân
Cương, Nội Mông Cổ, Tây Tạng và một số tỉnh quy định tuổi kết hôn là

37
nam từ đủ hai mươi tuổi, nữ từ đủ mười tám tuổi. Tuy nhiên, quy định
này chỉ áp dụng cho những người thuộc dân tộc thiểu số, không áp dụng
cho người Hán sinh sống ở những địa phương này.
Quy định mang tính linh hoạt về tuổi kết hôn cho thấy sự khoa học,
cân nhắc kĩ đến các điều kiện tự nhiên, xã hội khi làm luật của các nhà
làm luật Trung Quốc, góp phần đảm bảo trật tự xã hội, tạo điều kiện kết
hôn hợp pháp khi đến tuổi cho những người là người dân tộc thiểu số,
đây là trường hợp ngoại lệ khi họ không bị tác động bởi mục tiêu giảm
tải áp lực bùng nổ dân số khi nhà nước quyết định nâng độ tuổi kết hôn
của nam và nữ lên hai mươi hai tuổi và hai mươi tuổi. Hai mươi tuổi đối
với nam và mười tám tuổi đối với nữ vẫn là tuổi kết hôn thích hợp về tự
nhiên bởi đã có đầy đủ yếu tố về thể chất và tinh thần để kết hôn, giảm
tuổi kết hôn trong trường hợp này là quy định linh hoạt về tình hình văn
hóa, xã hội, nhưng vẫn đảm bảo về quy luật tự nhiên.
Một điểm khác biệt nữa trong quy định về tuổi kết hôn của Trung
Quốc so với pháp luật Việt Nam, đó là trong điều luật quy định về tuổi
kết hôn, có thêm nội dung “khuyên khích kết hôn muộn và sinh con
muộn”. Đây là điều khoản không mang tính bắt buộc, mà mang tính đề
xướng, khuyến khích người dân tự giác thực hiện kết hôn muộn và sinh
con muộn.
Nội dung thứ nhất trong quy định này là “kết hôn muộn”. Kết hôn
muộn là việc nam, nữ kết hôn muộn hơn so với tuổi kết hôn pháp định ba
tuổi, có nghĩa là nam kết hôn khi đủ hai mươi lăm tuổi, nữ kết hôn khi đủ
hai mươi ba tuổi, và đây phải là lần đầu tiên kết hôn của cả hai bên nam,
nữ. “Sinh con muộn” là việc phụ nữ sinh con lần đầu ở hai mươi tư tuổi
trở lên hoặc sinh con đầu sau khi đã “kết hôn muộn”, tức là kết hôn ở tuổi
hai mươi ba [84]. Kết hôn muộn và sinh con muộn là một nội dung quan
trọng của việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình và kiểm soát

38
tăng trưởng dân số ở Trung Quốc. Vai trò của kết hôn muộn thể hiện
thông qua nội dung, thứ nhất, kết hôn hôn muộn sẽ rút ngắn thời kỳ sinh
đẻ của phụ nữ, giảm lượng sinh đẻ; thứ hai là kéo dài khoảng cách giữa
hai thế hệ, giảm số lượng người cùng chung sống ở cùng một thời điểm,
điều này sẽ làm giảm áp lực của dân số lên các mặt của đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của Trung Quốc.
Có quy luật chung là trong năm đầu sau kết hôn, khoảng 80% số
cặp vợ chồng sinh con, các cặp còn lại sẽ tiếp tục sinh con trong
vào hai năm tiếp theo và vài ba năm kết hôn nếu một cặp vợ
chồng chưa sinh con thì chắc chắn là có lý do nào đó. Chính vì
vậy, kết hôn sớm sẽ dẫn đến sinh con sớm. Khảo sát trên thực tế
cho thấy, một phụ nữ vì một lý do nào đó đã kết hôn thì áp lực
“sinh con ngay trong năm đầu” là rất lớn và nếu chậm sinh con
sau hai năm kết hôn, họ sẽ bị coi là “có vấn đề” [44, trang 287].
Về việc này, có thể làm phép tính toán đơn giản, dễ hiểu sau, giả sử
phụ nữ cứ đến hai mươi tuổi là kết hôn và sinh con, vậy đến năm họ bốn
mươi tuổi sẽ có cháu, năm họ sáu mươi tuổi sẽ có chắt, năm họ 80 tuổi sẽ
có chút, năm họ một trăm tuổi sẽ có chít, trong vòng một trăm năm sẽ có
đến sáu thế hệ cùng tồn tại, sinh sống. Còn nếu phụ nữ cứ đến hai mươi
ba tuổi mới kết hôn và sinh con, thì họ sẽ có cháu vào năm bốn mươi sáu
tuổi, có chắt vào năm sáu mươi chín tuổi, có chút vào năm chín mươi hai
tuổi, trong vòng một trăm năm sẽ chỉ có năm thế hệ cùng nhau tồn tại,
sinh sống. Như vậy, trong vòng một trăm năm, đã giảm được từ sáu thế
hệ xuống còn năm thế hệ, giảm số ca sinh đẻ của cả một thế hệ, với quy
mô dân số hiện tại của Trung Quốc, số ca sinh nở có thể giảm thiểu là
một con số không hề nhỏ đối với bài toán về dân số ở Trung Quốc trong
hiện tại và những thập kỷ gần đây.
Ngoài ra, kết hôn muộn còn giúp cải thiện chất lượng dân số, bởi

39
thanh niên là thời kỳ có sự phát triển mạnh về thể chất và tri thức, nếu kết
hôn muộn, những người trẻ tuổi có thể dành nhiều sức lực, tâm huyết,
thời gian cho học tập và lao động, đặc biệt là với nữ giới, đặt một nền
móng vững chắc cho sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu về chất lượng dân số trong xã hội hiện đại;
hơn nữa, khi kết hôn muộn, thanh niên cũng có thời gian để tìm hiểu và
nhận thức tốt hơn các kiến thức khoa học về sức khỏe sinh sản, chất
lượng sinh sản, nếu có được các yếu tố nói trên, sẽ góp phần rất lớn vào
việc cải thiện chất lượng dân số, cải thiện giống nòi.
Tuy nhiên, kết hôn muộn và sinh con muộn cũng đưa đến một số tác
động tiêu cực. Đó là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ và thể
chất, trí tuệ của trẻ khi sinh ra. Theo nghiên cứu, sau tuổi ba mươi, khả
năng sinh nở của người phụ nữ bắt đầu giảm dần và đó là lý do vì sao các
cặp vợ chồng khó có con hơn và cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề sinh
sản hơn. Qua tuổi 40, khả năng sinh sản của nữ giới giảm nhiều. Sinh con
muộn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với mẹ và bé như nguy cơ sảy
thai cũng tăng lên, những con số thống kê về sảy thai tăng theo tuổi tác
cũng cho thấy gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới 35 tuổi, tỷ lệ sảy tăng lên
20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi; tật thai
nhi, một trong những biến chứng thường gặp nhất ở các bà bầu lớn tuổi
đó là thai nhi mắc hội chứng Down và các nguy cơ khác như các dị tật,
bệnh bẩm sinh do sự biến đổi gen; Tác động đến quá trình lâm bồn, sự
can thiệp của y học sẽ tăng lên cùng với tuổi tác của người mẹ. Phần lớn
trong số họ đều rơi vào tình trạng khó sinh và phải nhờ đến các biện pháp
hộ sinh; Tăng biến chứng, một số biến chứng thường gặp như cao huyết
áp, tim mạch, đái tháo đường, dễ có bệnh ở nhau thai (cơ quan cung cấp
oxy và nuôi dưỡng thai), tiền sản giật… Đồng nghĩa với đo sẽ là việc
phải tăng cường, sát sao hơn rất nhiều trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

40
[57].
Luật dân số và kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc năm 2001, sửa đổi
năm 2015 đã bỏ quy định về việc khuyến khích kết hôn muộn và sinh con
muộn do cân nhắc hơn nữa đến các tiêu cực kể trên. Nhưng trong suốt
một thời gian tương đối dài trước đó, khi Luật dân số và kế hoạch hóa gia
đình năm 2001 chưa sửa đổi, song song với quy định tại Điều 6 Luật hôn
nhân về “khuyến khích kết hôn muộn và sinh con muộn”, Nhà nước cũng
có những ưu đãi nhất định cho những cặp vợ chồng thực hiện chính sách
này. Điều 25 Luật dân số và kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc năm
2001 quy định: “công dân kết hôn muộn và sinh con muộn được nghỉ dài
ngày hơn cho kỳ nghỉ kết hôn và kỳ nghỉ thai sản hoặc nhận được các trợ
cấp phúc lợi khác” [69, Điều 25]. Đối với những cặp vợ chồng kết hôn
muộn, sẽ được tăng kỳ nghỉ kết hôn lên một tuần, số ngày nghỉ này phải
được sử dụng liên tiếp, trong thời gian hưởng kỳ nghỉ, vẫn được hưởng
tiền lương bình thường. Đối với những cặp vợ chồng sinh con muộn,
ngoài việc được nghỉ năm mươi sáu ngày trong kỳ nghỉ thai sản theo quy
định chung, còn được khuyến khích thêm mười lăm ngày nghỉ, trong thời
gian nghỉ thưởng này, tiền lương đầy đủ. Tuy nhiên tại Điều 29 của Luật
này, nhà làm luật cũng có quy định về việc áp dụng linh hoạt chính sách
phúc lợi, theo đó các huyện, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh có thể
dựa trên tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương mình đề linh hoạt quy
định về chính sách phúc lợi này và triển khai các biện pháp cụ thể để thực
hiện [69, Điều 29]. Quy định này cho thấy sự linh hoạt trong quy định
của nhà làm luật Trung Quốc với điều kiện trên một lãnh thổ rộng lớn, đa
dân tộc với các khu tự trị, sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội cũng
khác nhau, quy định này sẽ góp phần làm tăng hiệu quả áp dụng pháp
luật.
Kết hôn muộn và sinh con muộn không phải là quy định mang tính

41
bắt buộc mà là quy định mang tính khuyến khích, thúc đẩy, điểm này
không giống với quy định về tuổi kết hôn, do vậy, đối với vấn về này, chỉ
có thể thực hiện thông qua tuyên truyền, giáo dục để người dân tự giác
thực hiện, đương nhiên là với những chính sách khích lệ kèm theo đó.
Luật dân số và kế hoạch hóa gia đình được Trung Quốc sửa đổi năm
2015 đã bỏ quy định về khuyến khích kết hôn muộn và sinh con muộn
sau mười bốn năm thực hiện, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc
các chính sách khuyến khích kết hôn muộn và sinh con muộn trước đó là
sai lầm, bởi pháp luật thay đổi khi các nền tảng về kinh tế, văn hóa, xã
hội thay đổi, quy định của pháp luật được đặt ra nhằm làm công cụ cho
nhà nước điều chỉnh, điều tiết các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội.
Chính sách khuyến khích kết hôn muộn và sinh con muộn của Trung
Quốc được đề ra nhằm giảm tải áp lực dân số và nâng cao chất lượng dân
số, khi đã giải quyết được phần nào các nhiệm vụ này thì vấn đề về các
tác động tiêu cực của chính sách được cân nhắc nhiều hơn. Lưu ý một
điểm phân biệt rõ ràng, đó là các chính sách phúc lợi đối với các cặp vợ
chồng kết hôn muộn và sinh con muộn đã bị bãi bỏ trong Luật dân số và
kế hoạch hóa gia đình sửa đổi năm 2015 của Trung Quốc, điều này khác
với quy định “khuyến khích kết hôn muộn và sinh con muộn” tại Điều 6
Luật hôn nhân Trung Quốc.
Quy định về tuổi kết hôn, sự linh hoạt về tuổi kết hôn và khuyến
khích kết hôn muộn, sinh con muộn của Luật hôn nhân Trung Quốc là
điểm khác giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc khi quy
định về điều kiện kết hôn. Điểm khác nhau này đến từ sự khác nhau về
điều kiện kinh tế, xã hội mà trọng tâm là quy mô dân số giữa hai nước.
Quy định hiện hành về tuổi kết hôn của cả hai nước là hài hòa giữa yếu tố
tự nhiên và và yếu tố xã hội ở hai nước.
2.2. Điều kiện kết hôn về sự tự nguyện

42
Quyền tự do hôn nhân đều được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt
Nam và Hiến pháp Trung Quốc. Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp Việt Nam
năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền k ết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo
nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng,
tôn trọng lẫn nhau” [1, Điều 36]. Điều 49 Hiến pháp Trung Quốc quy
định: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân, gia đình, người mẹ và trẻ em... Cấm
phá hoại tự do hôn nhân” [80, Điều 49].
Luật HN&GĐ Việt Nam và Luật Hôn nhân của Trung Quốc ban hành
lần đầu tiên, qua các lần thay thế và luật hiện hành, có bãi bỏ, thay thế,
sửa đổi nhiều nội dung nhưng nguyên tắc hôn nhân tự nguyên luôn được
lấy làm nguyên tắc cơ bản của bộ luật. Điều kiện kết hôn về sự tự nguyện
của hai bên nam nữ là sự quy định cụ thể hơn và nhằm quán triệt việc
thực hiện nguyên tắc này, bởi sự tự nguyện khi kết hôn là điều kiện tiên
quyết để đạt được tự do hôn nhân.
Điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định
“Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”. Điều 5 Luật hôn
nhân Trung Quốc năm 2001 quy định: “Kết hôn phải do hai bên nam nữ
hoàn toàn tự nguyện, không được một bên nào cưỡng ép bên kia hoặc
người thứ ba nào can thiệp”.
Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP giải thích như sau: “Việc kết hôn do nam và nữ tự
nguyện quyết định” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn
nhân và gia đình là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với
nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ”.
Quy định hiện hành của pháp luật Trung Quốc đối với điều kiện kết
hôn về sự tự nguyện giống với quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam
năm 1986 và năm 2000. Đến Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014, các nhà
làm luật đã rút ngắn quy định này song nội dung, bản chất các quy định

43
này về cơ bản là giống nhau, khi quy định việc kết hôn phải do hai bên
nam nữ tự nguyện quyết định. Quy định này là sự cụ thể hóa nguyên tắc
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong chế độ kết hôn của Việt Nam và
nguyên tắc tự do hôn nhân trong chế độ kết hôn của Trung Quốc. Cốt lõi
của quy định này là việc có nên kết hôn hay không và kết hôn cùng với ai
là quyền quyết định thuộc về bản thân hai bên nam nữ. Cũng theo nội
dung đối với điều kiện kết hôn về sự tự nguyện, thì quy định này của luật
hôn nhân Trung Quốc cũng phản đối hôn nhân mua bán bao biện phong
kiến và các hành vi khác can thiệp vào tự do hôn nhân, còn đối với Luật
HN&GĐ của Việt Nam thì nội dung này được quy định cụ thể hơn ở điều
luật khác khi quy định về các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân
và gia đình, điều này sẽ được phân tích làm rõ sau. Tất cả các cuộc hôn
nhân trái với ý muốn của hai bên nam nữ đều không đáp ứng được điều
kiện kết hôn, là vi phạm pháp luật luật hôn nhân và gia đình.
Nội dung của điều luật mang nhiều hàm nghĩa, thứ nhất, việc kết hôn
do hai bên nam nữ hoàn toàn tự nguyện là muốn nói đến sự tự chủ của
hai bên nam nữ, hoàn toàn tự nguyên, đồng lòng muốn kết hôn với nhau,
xác lập quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tự
nguyện theo ý chí của mình chứ không phải là ý muốn mơ tưởng và miễn
cưỡng, là bản thân mình muốn như vậy chứ không phải ý muốn của một
người thứ ba nào khác. Điều này loại bỏ sự ép buộc của một bên đối với
bên kia và sự sự ép buộc của một người khác đối với một trong hai bên
hoặc cả hai bên nam nữ.
Thứ hai, cơ sở cho hôn nhân phải là tình yêu của hai bên nam nữ. Hai
người kết hôn với nhau vì tình yêu, vì ý nguyện muốn cùng nhau chung
sống gắn bó, hòa hợp hướng đến mục đích vun đắp, xây dựng một gia
đình hạnh phúc bền lâu, chứ không phải vì bất kỳ điều gì khác, như sự
chi phối của đồng tiền, địa vị, quyền thế, vì để tạo dựng mối quan hệ làm

44
ăn... bởi những yếu tố đó chỉ là cái bề ngoài, không có gì đảm bảo chúng
sẽ tồn tại mãi mãi. Cuộc đời con người trải qua bao sóng gió, lúc thăng
lúc trầm, không phải lúc nào cũng nhiều tiền, địa vị vững vàng, do vậy
nếu hai bên nam nữ kết hôn không phải vì tình yêu và vì những điều kiện
hình thức khác thì khi những điều kiện đó suy giảm hoặc không còn nữa
thì cuộc hôn nhân lúc này như mất đi cơ sở ban đầu của mình, nhiều phần
sẽ dẫn đến gia đình đổ vỡ hoặc không còn được như trước đó, điều này
không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hai bên nam nữ
và con cái họ, mà còn có ảnh hưởng đến xã hội bởi mối quan hệ mật thiết
của gia đình và xã hội.
Thứ ba là hai bên nam nữ nhất định phải có năng lực hành vi kết hôn
và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật
hôn nhân và gia đình. Có nghĩa là những người không đáp ứng được điều
kiện của pháp luật về tuổi kết hôn, bị mất năng lực hành vi dân sự và
thuộc vào các trường hợp cấm kết hôn thì cho dù thể hiện sự tự nguyện
kết hôn thì cuộc hôn nhân đó cũng bị coi là hôn nhân trái pháp luật. Khi
một người mất năng lực hành vi dân sự thì sự “tự nguyện” mà họ biểu
hiện không phải là sự “tự nguyện” thật sự. Theo quy định của Luật dân
sự Việt Nam năm 2015:
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu
quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng
lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Người bị tâm thần và người mắc bệnh khác dẫn đến không thể nhận
thức, không thể làm chủ được hành vi của mình thì họ không thể biết
mình đang muốn kết hôn, và muốn kết hôn với một người nào đó nên sự
tự nguyện trong trường hợp này là không phải là ý chí của họ. Một nội

45
dung nữa, đó là sự “tự nguyện” theo nội dung của điều luật về điều kiện
kết hôn chỉ có thể đến khi chủ thế muốn kết hôn đã đáp ứng đủ các điều
kiện cần phải có, đồng thời không thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì
sự “tự nguyện” của họ mới có giá trị để đi đến xác lập quan hệ vợ chồng.
Sự biểu đạt ý muốn kết hôn của hai bên nam nữ nhất định phải được thể
hiện khi họ hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn về thể chất, tinh thần và phải
được biểu hiện một cách chân thật với việc họ đã đáp ứng đủ các điểu
kiện để được kết hôn. Bởi tự do kết hôn cũng giống như bất kỳ quyền
công dân nào khác, không phải sự tự do tuyệt đối mà là sự tự do tương
đối, được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Luật hôn nhân quy định
rõ các điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn, phù hợp với các quy định này
mới là một cuộc hôn nhân hợp pháp và được pháp luật bảo vệ, còn nếu
không tuân thủ thì sẽ là bất hợp pháp và không được pháp luật công nhận,
bảo vệ. Do đó, sự “tự nguyện” khi kết hôn của hai bên nam nữ chỉ được
thực hiện và bảo vệ khi họ không vi phạm các quy định khác của pháp
luật về điều kiện kết hôn.
Thứ tư là cần phân biệt giữa sự góp ý, khuyên bảo thiện ý với một sự
cưỡng ép, can thiệp trái pháp luật của người thứ ba. Pháp luật quy định
việc kết hôn là do hai bên nam nữ hoàn toàn tự nguyện nhưng không
ngăn cấm sự quan tâm, giúp đỡ của bố mẹ, người thân, bạn bè đối với họ.
Nếu không trái với ý chí của hai bên nam nữ, không xâm phạm quyền tự
chủ hôn nhân của họ, chỉ đưa ra ý kiến thiện chí thì không phải là can
thiệp bất hợp pháp như cưỡng ép, cản trở việc kết hôn, việc có tiếp thu
hay tiếp thu đến đâu những ý kiến đó đều do hai bên nam nữ tự mình
quyết định [68, trang 90]. Trong Luật HN&GĐViệt Nam năm 2014, các
nhà làm luật đã tách quy định về cấm hành vi cưỡng ép, cản trở kết hôn
ra khỏi điều khoản điều kiện kiện kết hôn về sự tự nguyên để quy định tại
một điều luật riêng về các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân gia

46
đình.
Ngoài Hiến pháp và Luật HN&GĐ, để bảo vệ tốt hơn nữa sự tự
nguyện, tự do khi kết hôn của công dân, Việt Nam và Trung Quốc cũng
có các văn bản quy phạm pháp luật khác có nội dung nhằm đến mục đích
này. Điều 181 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 quy định:
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của
họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ... bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh
thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 03 năm [3, Điều 181].
Điều 267 Luật hình sự Trung Quốc năm 1997, sửa đổi, bổ sung năm
2015 quy định về Tội dùng bạo lực can thiệp vào tự do hôn nhân, theo đó,
dùng bạo lực can thiệp vào tự do hôn nhân của người khác sẽ bị phát tù
dưới, nếu việc dùng bạo lực dẫn đến cái chết của nạn nhân sẽ bị phạt tù
từ hai năm đến dưới bảy năm [71, Điều 267].
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có các văn bản quy phạm pháp luật khác
có nội dung quy định để bảo vệ tự do hôn nhân của công dân. Điều 44
Luật bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm
2015 quy định: “Nhà nước bảo vệ quyền tự chủ hôn nhân của phụ nữ,
cấm can thiệp vào tự do kết hôn, ly hôn của phụ nữ” [80, Điều 44]. Điều
21 Luật bảo vệ quyền và lợi ích của người già năm 2013, sửa đổi, bổ
sung năm 2015 quy định: “Pháp luật bảo vệ tự do hôn nhân của người
già. Con cái hoặc bất kỳ người thân nào cũng không được can thiệp vào
việc ly hôn, tái hôn và cuộc sống sau hôn nhân của người già. Quan hệ
hôn nhân của người già không làm mất đi nghĩa vụ nuôi dưỡng của
người có nghĩa vụ nuôi dưỡng” [74, Điều 21].

47
Trong hai văn bản quy phạm pháp luật với hai điều luật nói trên, đối
tượng hướng đến là phụ nữ và người già trước hết thể hiện sự quan tâm
đặc biệt của Nhà nước đến tự do hôn nhân nói chung và sự tự nguyện khi
kết hôn nói riêng của họ, thứ hai là phản ánh tồn tại xã hội, trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình, đây là hai đối tượng yếu thế cần được Nhà nước
bảo vệ hơn nữa, mà công cụ bảo vệ hữu hiệu trước tiên là pháp luật. Chế
độ phong kiến tồn tại hơn hai nghìn năm ở Trung Quốc với tư tưởng
trọng nam kinh nữ, coi nhẹ lợi ích của nữ giới đã làm cho địa vị của
người phụ nữ trong gia đình và xã hội có sự thấp kém hơn rất nhiều so
với nam giới. Điều này được biểu hiện trên nhiều phương diện, trong đó,
sự mất tự chủ trong hôn nhân là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất.
Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, hôn nhân phải phục
tùng lợi ích gia đình và ý chí của cha mẹ. “Lệnh cha mẹ, lời mối
mai” là hình thức hôn nhân hợp pháp. Môn đăng hộ đối và theo
của mà bàn hôn nhân là yêu cầu của lợi ích gia tộc, cũng là căn
cứ lệnh của cha mẹ, lời mối mai; lập hôn ước và thu nhận đồ sinh
lễ là điều kiện xác định hôn nhân mà lễ, pháp cùng công nhân.
Cổ đại Trung Quốc sớm đã có tục “lệ bì vi lễ”, “lệ bì” là đôi da
hươu, là một trong các lễ vật thành hôn. Lễ Ký – Khúc Lễ viết:
Nam nữ “không nhận tiền không thành (người) thân”, thực hiện
hôn nhân mua bán trắng trợn. Về sau thực hành sính lễ hôn thú
(tức là giao một số lượng nhất định đồ sính lễ, là điều kiện tất yếu
để thành hôn), trên thực tế vẫn là hôn nhân mua bán...” [17,
trang 138] “Ngoài ra, hiện tượng giấm hôn từ nhỏ cũng khá
nghiêm trọng, có người thậm chí “chỉ bụng hứa hôn... Trong văn
hóa truyền thống Trung Quốc, cá nhân không có quyền phát ngôn
về hôn nhân, hôn nhân cá nhân do gia trưởng căn cứ lợi ích gia
tộc mà quyết định. Tình trạng này vẫn còn tiếp diễn ở một số

48
vùng nông thôn Trung Quốc hiện nay, cán bộ xã thường làm ngơ,
thậm chí còn để con cái mình tham gia trò đổi hôn, chuyển hôn,
họ xem pháp luật như trò đùa [17, trang 142].
Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập cho đến nay,
Luật hôn nhân năm 1950, Luật hôn nhân năm 1980, và hiện hành là Luật
hôn nhân sửa đổi năm 2001 đều lấy tự do hôn nhân làm nguyên tắc cơ
bản, xóa bỏ chế độ hôn nhân phong kiến bao biện, ép buộc nhưng văn
hóa truyền thống vẫn có sức ảnh hưởng, tác động đến đời sống nhân nhân,
đặc biệt là ở các vùng nông thôn, dân tộc thiểu số có kinh tế, văn hóa
kém phát triển.
Đối với người đã cao tuổi, đặc biệt là người già, việc tái hôn ít được
con cái, người thân và xã hội quan tâm, bản thân họ cũng có những tư
tưởng, suy nghĩ tự hạn chế quyền tự do hôn nhân của mình khi đã mất đi
người vợ, người chồng. Có thể có nhiều lý do như tuổi đã cao, lại ái ngại
xã hội di nghị, cười chê. Ít ai có thể hiểu được sự thiếu thốn trong đời
sống tình cảm, tinh thần của họ. Nội dung của Điều 21 Luật bảo vệ quyền
và lợi ích của người già của Trung Quốc trước hết có ý nghĩa “nhắc” cho
con cái, xã hội biết về nhu cầu đối với đời sống tinh thần, tình cảm, cần
có người bạn đời chăm sóc nhau khi đã về già của bố - mẹ họ, của những
người già góa vợ, góa chồng. Sau là có ý nghĩa công nhận một lần nữa và
bảo vệ quyền tự do hôn nhân, cấm các hành vi can cản trở sự tự do này.
Đặc biệt, quy định về việc quan hệ hôn nhân của người già không làm
mất đi nghĩa vụ nuôi dưỡng của người có nghĩa vụ nuôi dưỡng có ý nghĩa
đảm bảo, bảo vệ cho cuộc sống của người gia sau khi họ tái hôn.
Hai quy định nêu trên thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật
Trung Quốc, sự quan tâm của Nhà nước đối với tự do hôn nhân nói
chung và sự tự nguyện kết hôn nói riêng của phụ nữ và người già, đồng
thời là quy định phụ trợ đắc lực cho sự thi hành quy định của Luật hôn

49
nhân trong thực tiễn. Pháp luật Việt Nam hiện hành không có các quy
định riêng, cụ thể về bảo vệ quyền tự nguyện kết hôn của phụ nữ và
người già. Trung Quốc xây dựng các quy định này dựa trên tình hình
thực tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục của đất nước mình. Quy
định bảo vệ quyền tự quyền tự chủ khi kết hôn của phụ nữ là cần thiết
trong bối cảnh hiện tại, như đã phân tích ở trên. Đối với tình hình thực tế
ở Việt Nam hiện nay thì tính cấp thiết của quy định này không cao,
không cần kíp như đối với Trung Quốc, đó cũng là một trong những lý do
mà Việt Nam không xây dựng điều luật riêng về nội dung này. Còn đối
với quy định bảo vệ quyền tự do hôn nhân của người già, đây là quy định
thể hiện sự tiến bộ của pháp luật Trung Quốc, mang đầy tính thực tế và
tính nhân văn. Đây là nội dung chưa được xây dựng trong pháp luật Việt
Nam, theo quan điểm của tác giả, thì nội dung này là một nội dung cần
thiết trong quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng ta nên học
hỏi, tiếp thu sự tiến bộ này của pháp luật Trung Quốc để đảm bảo hơn
nữa quyề kết hôn của công dân và tăng tính thực thi của pháp luật hôn
nhân và gia đình.
2.3. Điều kiện về năng lực hành vi dân sự
Điểm c khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 về điều
kiện kết hôn quy định: “Không bị mất năng lực hành vi dân sự”.
Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 “Khi một
người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố
người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám
định pháp y tâm thần”.
Như vậy, một người sẽ không được kết hôn nếu họ bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của

50
mình và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Quy định này nhằm đảm bảo cho yếu tố về sự tự nguyện khi kết hôn của
hai bên nam nữ, như đã phân tích ở trên. Thứ hai là do xuất phát từ yêu
cầu thực tế, một người bị tâm thần hoặc không làm chủ được hành vi của
mình thì ngay cả bản thân mình họ còn không tự làm chủ được, vậy làm
sao có thể đảm đương được các nghĩa vụ phát sinh khi đã xác lập quan hệ
vợ chồng, làm chủ gia đình? Việc chăm sóc gia đình, con cái, bố mẹ, xã
hội và thực hiện các giao dịch dân sự là điều không thể, như vậy không
thể đảm bảo được cuộc sống, hạnh phúc gia đình, đi ngược lại với mục
đích của hôn nhân. Còn về mặt pháp lý, nhiều trường hợp bị Tòa án tuyên
bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng ngoài những lúc phát bệnh, họ vẫn
có khả năng nhận thức được xung quanh, nhận thức những việc mình
đang làm, nhưng khi đã bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, thì
theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật dân sự, giao dịch của họ đều
phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Như vậy cũng là
rất khó khăn cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân họ, khi
đã kết hôn, các nghĩa vụ đó còn khó khăn và quan trọng hơn rất nhiều. Về
mặt y học, theo nghiên cứu và kết luận của các nhà khoa học, bệnh tâm
thần là bệnh có thể di truyền, do đó nếu những người mắc bệnh tâm thần
kết hôn và sinh con thì nhiều khả năng bệnh sẽ di truyền sang đời con,
điều này mang đến nhiều tác động tiêu cực, trước hết là cho bản thân đứa
trẻ sinh ra, được sống nhưng không nhận thức được xung quanh, làm chủ
bản thân, tương lai mù mịt và sẽ còn khổ hơn nữa nếu bố mẹ của đứa trẻ
cũng bị bệnh không thể chăm sóc được cho con. Thứ hai là ảnh hưởng
đến cuộc sống của người thân cả về tinh thần, vật chất và những trở ngại
trong sinh hoạt, học tập, công việc. Thứ ba là làm tăng thêm gánh nặng
cho xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng dân số.
Với những phân tích trên, việc pháp luật quy định người muốn kết

51
hôn không được mất năng lực hành vi dân sự là cần thiết cả về mặt khoa
học, xã hội, là quy định bổ trợ cho điều kiện kết hôn về sự tự nguyện, thể
hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật và sự quan tâm của nhà nước đến
đời sống nhân dân, đến chất lượng dân số quốc gia.
Tuy nhiên, điểm bất cập nằm ở chỗ, quy định này của Luật HN&GĐ
được quy định đi liền, hay nói cách khác là không thể tách rời với quy
định tại Điều 22 của Luật dân sự về người bị “mất năng lực hành vi dân
sự”. Theo quy định tại Điều 22 thì một người chỉ bị coi là mất năng lực
hành vi dân sự khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất
năng lực hành vi dân sự, nếu không có quyết định này của Tòa án thì một
người dù có đầy đủ các biểu hiện của bệnh tâm thần và có kết luận của
bác sĩ về bệnh tâm thần, nhưng nếu không có một quyết định tuyên bố
người này mất năng lực hành vi dân sự thì họ vẫn có thể có quyền kết
hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện khác của pháp luật, đó là trường hợp
một người bị tâm thần nhưng có những lúc phát bệnh, có những lúc
không phát bệnh, nếu họ đi đăng ký kết hôn vào những lúc không phát
bệnh, có biểu hiện bình thường, thể hiện sự tự nguyện của mình tại nơi
đăng ký kết hôn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn hoàn toàn có
thể làm thủ tục đăng ký kết hôn cho họ. Ngay cả khi họ bị phát hiện mắc
bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không làm chủ được hành vi tại cơ
quan đăng ký kết hôn, mà người có thẩm quyền coi như mình không biết,
thì người mắc bệnh vẫn đáp ứng được điều kiện kết hôn về năng lực hành
vi dân sự. Rõ ràng nếu không có người có quyền và lợi ích liên quan nào,
cơ quan, tổ chức nào gửi yêu cầu đến Tòa án để Tòa xác thực và tuyên bố
một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi thì họ vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của
điều kiện kết hôn về việc không bị mất năng lực hành vi dân sự. Kết hôn,
xây dựng gia đình là quyền, cũng là mong muốn, ước mong chính đáng

52
của con người nhưng quyền này, mong ước chính đáng này phải được
thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định điều kiện kết hôn đối với một
người là họ “không bị mất năng lực hành vi dân sự” với những ý nghĩa về
mặt kinh tế, xã hội, nhân văn rất lớn, nhưng quy định này lại chưa đủ
chặt chẽ về mặt pháp lý để việc áp dụng trong thực tiễn được dễ dàng, đạt
hiệu quả theo đúng mục đích của nó. Đây là một điểm bất cập của pháp
luật, để đạt được hiệu quả áp dụng theo đúng tinh thần của điều luật thì
cần thiết phải xây dựng văn bản hướng dẫn áp dụng chi tiết, chặt chẽ hơn
đối với trường hợp điều kiện kết hôn về năng lực hành vi dân sự quy định
tại điểm c, khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014.
Luật HN&GĐ năm 1959 đã từng quy định cấm những người loạn óc
mà chưa chữa khỏi kết hôn (Điều 10), và Luật hôn nhân và gia đình năm
1986 đã từng quy định cấm những người đam mắc bệnh tâm thần không
có khả năng nhận thức hành vi của mình kết hôn (Điều 7), thay vì quy
định đòi hỏi người muốn kết hôn phải có năng lực hành vi dân sự như
Luật HN&GĐ năm 2014. Luật HN&GĐ năm 2014 trên cơ sở kế thừa và
phát huy những điểm tích cực của pháp luật về hôn nhân và gia đình
1959, 1986, 2000 và nhằm bổ sung những hạn chế còn tồn tại, nhưng
phải chăng sự thay đổi về điều kiện kết hôn, quy định người muốn kết
hôn “không bị mất năng lực hành vi dân sự” là một sự thay đổi chưa hợp
lý?
Luật hôn nhân hiện hành của Trung Quốc không có quy định về điều
kiện kết hôn đối với năng lực hành vi dân sự của một người. Nhưng có
một điểm giống với pháp luật Việt Nam là pháp luật Trung Quốc cũng
cấm những người đang mắc các bệnh liên quan đến tâm thần kết hôn. So
với tinh thần của điều luật tại điểm c khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ Việt
Nam năm 2014 về yêu cầu những người kết hôn không bị mất năng lực

53
hành vi dân sự, thì là giống nhau, nhưng về mặt hình thức, nhà làm luật
Trung Quốc đã không quy định như vậy mà đưa quy định cấm này vào
chung với quy định các trường hợp bị cấm kết hôn, cụ thể hơn là các
bệnh bị cấm kết hôn, với một quy trình, thủ tục đăng ký kết hôn chắc chẽ,
đảm bảo đáp ứng cuộc kiểm tra y tế trước hôn nhân mới được cơ quan có
thẩm quyền tiến hành đăng ký kết hôn. Quy định như vậy khắc phục
được bất cập hiện tại của pháp luật Việt Nam đối với việc không cho
phép những người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không làm chủ
được hành vi của mình kết hôn, đáp ứng được mục đích của quy định với
các giá trị kinh tế, xã hội, nhân văn to lớn. Đây là điểm tiến bộ, khoa học
hơn của pháp luật Trung Quốc so với pháp luật Việt Nam, chúng ta cần
học hỏi, tiếp thu và áp dụng linh hoạt phù hợp. Nội dung về quy định
cấm kết hôn đối với người đang mắc bệnh liên quan đến tâm thần kết hôn
sẽ được tác giả nêu, phân tích và đánh giá cụ thể hơn ở mục các trường
hợp cấm kết hôn.
2.4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trƣờng hợp cấm kết
hôn
Điểm d khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “Việc kết
hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”. Theo đó, các điểm a,
b, c và d khoản 2 Điều 5 có nội dung như sau:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng

54
dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa
cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con
nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
2.4.1. Kết hôn giả tạo
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, “Kết
hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú,
nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của
Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây
dựng gia đình”.
Về mặt hình thức, kết hôn giả tạo vẫn đáp ứng được các yêu cầu về
điều kiện kết hôn nhưng về mục đích thì không đảm bảo, bởi cơ sở của
những cuộc hôn nhân này không phải là tình yêu giữa hai bên nam nữ và
việc kết hôn của họ không nhằm hướng đến mục đích xác lập quan hệ vợ
chồng, xây dựng gia đình hạnh phúc mà chỉ nhằm lợi dụng kết hôn để
nhằm vào các mục đích khác như xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc
tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài... và có thể họ sẽ rất nhanh chóng ly
hôn khi đã đạt được mục đích.
Trên hình thức là một cuộc hôn nhân, những đôi nam nữ kết hôn giả
tạo thường có thỏa thuận ngầm với nhau nhằm thực hiện mục đích của cả
hai bên, phổ biến là mục đích ban đầu xuất phát từ một người, sau đó
người này “thuê” người khác kết hôn với mình và sẽ trả cho họ một
khoản tiền hay trao đổi với họ bằng một lợi ích nào đó. Ví dụ, chị A, vì
muốn được xuất cảnh sang Mỹ, đã tìm hiểu, làm quen và “thuê” anh D -
hiện đang là người Việt Nam định cư tại Mỹ kết hôn với mình để được
bảo lãnh sang Mỹ. Đổi lại, chị A sẽ trả cho anh D một khoản tiền. Đợi
sau khi đã đạt được mục đích, hai người sẽ làm thủ tục ly hôn với nhau,
trong thời gian chưa ly hôn, thì quan hệ vợ chồng chỉ là quan hệ về mặt

55
pháp lý, chứ bản thân hai người hoàn toàn không có quan hệ vợ chồng về
thực chất, trong sinh hoạt, đời sống. Một mục đích phổ biến nữa của kết
hôn giả tạo đó là để đi xuất khẩu lao động, thường những cô gái có nhu
cầu xuất khẩu lao động thông qua dịch vụ môi giới đăng kí kết hôn với
đàn ông quốc tịch nước đó sẽ nhanh chóng được nhập cư mà không phải
mất thời gian chờ đợi.
Ngoài ra, một mục đích nữa của kết hôn giả tạo nữa đó là để che giấu
vấn đề đồng tính của một bên, mà bên kia không hề biết. Trong xã hội
Việt Nam hiện nay, những người đồng tính nói chung không nhận được
sự thông cảm, cởi mở của xã hội, mà ngược lại, họ bị kỳ thị dẫn đến các
tác động xấu cả về tinh thần và những mặt khác trong đời sống. Về tinh
thần, mặc cảm, xấu hổ, thiếu tự tin là tâm trạng, cảm xúc luôn thường
trực của những người đồng tính, họ còn luôn cảm thấy thiệt thòi vì sinh
ra khác người, điều này là do tự nhiên, đa phần từ khi sinh ra đã vậy, họ
không có quyền lựa chọn và càng không có lỗi gì đối với giới tính của
mình, nhưng những gì họ nhận được chỉ là sự kì thị, xa lánh của xã hội và
ngay cả bố mẹ, người thân cũng oán trách, mắng mỏ, gây áp lực cho họ.
Về các mặt khác như học tập, công việc... cũng đều rất khó khăn, bất
công cho người đồng tính. “Nghiên cứu của Viện iSEE về sự kỳ thị của
người đồng tính nam tại Việt Nam cho thấy:
 1,5% cho biết đã bị đuổi học khi bị phát hiện là người đồng tính.
 4,1% bị kỳ thị về vấn đề nhà ở.
 4,5% cho biết từng bị tấn công và bị đánh đập vì là người đồng
tính.
 15,1% cho biết bị gia đình chửi mắng vì là người đồng tính”[58].
Bởi các rào cản nói trên mà người đồng tính không dám công khai
thật giới tính của mình, thay vào đó họ vẫn chọn kết hôn với một người
khác giới (về hình thức), có trường hợp vẫn âm thầm chịu đựng để sinh

56
con, xây dựng gia đình nhưng nhiều trường hợp, việc kết hôn cũng không
đạt được cái mục tiêu đó ngay cả về hình thức, vợ chồng không có sự yêu
thương, quan tâm, và hơn nữa là tồn tại một mối quan hệ với một người
đồng tính khác, có khi là hai mối quan hệ nếu cả hai đều là người đồng
tính.
Trên thực tế, việc xác minh một cuộc hôn nhân có phải là kết hôn giả
tạo hay không là rất khó, bởi cả hai bên nam nữ đều đáp ứng được các
quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, về thủ tục đăng ký kết hôn
cũng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và thực tế về việc
“yêu” nhanh, kết hôn vội rồi ly hôn sớm là sự tồn tại thực tế hiện nay ở
một bộ phận giới trẻ. Nhưng điều quan trọng là hệ lụy của kết hôn giả tạo
rất nhiều và rất nghiêm trọng, tác động xấu đến bản thân người kết hôn
giả tạo, người thân của họ, xã hội và đối với cả hình ảnh quốc gia. Đối
với bản thân người kết hôn giả tạo, về mặt pháp lý, việc kết hôn của họ là
hoàn toàn hợp pháp, hai người xác lập quan hệ vợ chồng và có các quyền
lợi và nghĩa vụ đối với nhau, vậy nếu một bên “lặt lọng”, không muốn
tiếp tục thực hiện những thỏa thuận ngầm đó, đồng thời coi người kia là
vợ, chồng “thật” của mình, cũng không muốn ly hôn thì người kia phải
chịu cảnh làm vợ, chồng bất đắc dĩ, cuộc hôn nhân được xây dựng không
phải trên cơ sở tình yêu, thậm chí cũng không phải vì những lợi ích lâu
dài mà chỉ là nhu cầu cần thiết trong thời gian ngắn với mục đích như
xuất cảnh, nhập cảnh, hay nhập cư... Trong trường hợp này, những “hợp
đồng”, thỏa thuận ngầm giữa hai người dù được thỏa thuận dưới hình
thức miệng hay văn bản thì những thỏa thuận này chỉ là những ràng buộc,
cam kết mang tính nội bộ giữa hai người với nhau, chứ khi có tranh chấp
xảy ra không ai dám lấy ra làm bằng chứng để nhờ pháp luật can thiệp,
giải quyết. Nếu hai người sau đó không thể có tình cảm cho nhau và xây
dựng gia đình, mà một bên vì những lý do nào đó nhất định không muốn

57
ly hôn, không có lý lẽ, bằng chứng nào thuyết phục để Tòa án tuyên cho
ly hôn thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, hạnh phúc cả cuộc đời của cả hai
người. Những người vì mục đích xuất khẩu lao động, nhập cảnh, nhập
cư... mà nhờ đến môi giới, khi thỏa thuận giữa hai người không được
thực hiện hoặc bị phát hiện, buộc phải trở về nước thì không những mục
đích không đạt được mà còn bị mất một khoản tiền không hề nhỏ cho bên
môi giới.
Thứ hai là ảnh hưởng tới những chủ thể khác như con cái của họ khi
không có một gia đình hạnh phúc, ảnh hưởng đến tư tưởng, sự giáo dục,
học tập; ảnh hưởng đến sự phát triển, trật tự xã hội, nhất là đối với những
trường hợp kết hôn giả tạo nhằm che giấu vấn đề đồng tính; ảnh hưởng
tới hình ảnh quốc gia khi hàng năm đều có rất nhiều các cô gái Việt Nam
vì muốn nhập cư vào các nước khác bằng con đường kết hôn, nhưng sau
đó bị phát hiện và bị trục xuất vì lý do kết hôn giả tạo.
Pháp luật Trung Quốc không có các quy định về cấm két hôn giả tạo.
Với những ảnh hưởng tiêu cực nói trên, theo quan điểm của tác giả, quy
định cấm kết hôn giả tạo là cần thiết, vừa có tác dụng bảo vệ những
người có quyền và lợi ích liên quan, xã hội và hình ảnh quốc gia khỏi
những tác động xấu, đồng thời có tác dụng định hướng cho người muốn
thực hiện việc kết hôn giả tạo rằng đây là một hành vi trái pháp luật.
2.4.2. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
2.4.2.1. Tảo hôn
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, “Tảo
hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi
kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này”. Có nghĩa
là khi nam chưa đủ hai mươi tuổi, nữ chưa đủ mười tám tuổi mà kết hôn
thì sẽ bị coi là tảo hôn. Theo quy định này thì chỉ cần một trong hai bên
không đủ tuổi cũng đã bị coi là tảo hôn, vi phạm quy định của pháp luật

58
đối với điều kiện kết hôn về độ tuổi.
Các nội dung đối với quy định của pháp luật về tuổi kết hôn đã được
nêu, phân tích, đánh giá ở mục điều kiện kết hôn về tuổi, trong đó có cả
những phân tích đánh giá về tảo hôn, tức là lấy vợ, lấy chồng khi chưa đủ
tuổi theo quy định của pháp luật. Để quán triệt hơn nữa việc thực hiện
nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, tại Nghị định số
110/2013/NĐ – CP của Chính phủ ngày 24/9/2013 Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn
nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã,
Điều 47 có quy định về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, theo đó:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối
với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố
ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn
mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ
đó”.
Theo quan điểm của tác giả, quy định cấm tảo hôn là cần thiết nhưng
quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 về điều kiện kết hôn là không thuộc
vào trường hợp tảo hôn, là quy định không cần thiết, bởi điều kiện kết
hôn về tuổi đã được quy định rất rõ tại điểm a khoản 1 Điều 8, theo đó
nếu nam chưa đủ hai mươi tuổi, nữ chưa đủ mười tám tuổi mà kết hôn thì
hành vi đó là vi phạm pháp luật, cuộc hôn nhân của người kết hôn trước
tuổi luật định sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Luật hôn nhân Trung Quốc năm 2001 cũng không có quy định đối
với điều kiện kết hôn về việc không thuộc trường hợp tảo hôn. Theo quan
điểm của tác giả, như đã phân tích ở trên, đây là một điểm mà pháp luật
Việt Nam nên cân nhắc và học hỏi pháp luật Trung Quốc.
2.4.2.2. Cưỡng ép kết hôn

59
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014,
“Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ,
ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải
kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ”.
Hành vi cưỡng ép kết hôn được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác
nhau. Đe dọa, uy hiếp tinh thần như đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm
cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như đe
doạ sẽ đốt nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư của người bị đe doạ,
bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đe doạ sẽ tự tử nếu con, cháu mình
không lấy người nào đó. Những sự đe dọa và uy hiếp này khiến một
người có suy nghĩ phải lấy một người khác mặc dù họ không hề muốn.
Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau
khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có
thể không gây thương tích), giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu
rét, mắng nhiếc, làm nhục… nhằm mục đích cưỡng ép việc kết hôn. Yêu
sách của cải có thể hiểu là các đòi hỏi quá đáng về tài sản, theo tác giả,
nội dung này không phù hợp với quy định về hành vi cưỡng ép kết hôn,
bởi không có ai lại bị một người thứ ba nào cưỡng ép phải đưa cho người
thứ ba đó số tài sản nào đó để rồi “phải” kết hôn với một người mà họ
không muốn kết hôn. Có lẽ dụng ý của nhà làm luật là việc yêu sách của
cải quy định tại khoản 9 Điều 3 nói trên là trường hợp đối với cưỡng ép
ly hôn. Nhưng việc gộp hành vi cưỡng ép kết hôn và cưỡng ép ly hôn lại
trong một câu văn với những các chữ và câu cú như vậy là không rõ ràng.
Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ
họ; bắt cóc người không muốn lấy mình làm vợ hoặc làm chồng để buộc
họ phải kết hôn trái ý muốn; một bên gia đình tiến hành dựng vợ, gả
chồng cho người thân của mình với người khác trái với ý muốn của

60
người đó...
Cưỡng ép kết hôn là hành vi trái với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ, có nhiều tác động xấu tới người bị cưỡng ép và vợ (chồng), con
cái của họ và toàn thể xã hội. Người đầu tiên và cũng là người chịu tác
động lớn nhất chính là người bị cưỡng ép kết hôn, kết hôn là việc hệ
trọng của cả đời người, vợ chồng cùng nhau có những năm tháng dài
sống bên nhau xây dựng hạnh phúc, vậy nếu phải lấy người mà họ không
muốn lấy thì điều này là một sự tàn nhẫn, vi phạm quyền con người. Con
cái là những thành viên trong gia đình, tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng từ
điều này. Tác động xấu tới xã hội bởi gia đình là tế bào của xã hội, gia
đình không tốt thì xã hội không thể phát triển văn minh, tốt đẹp được.
Quy định điều kiện kết hôn không thuộc trường hợp cưỡng ép kết hôn
trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam được quy định tại điểm d
khoản 1 Điều 8 chứ không quy định đi kèm với điệu kiện kết hôn về sự
tự nguyện giống như Luật hôn nhân Trung Quốc, điều này đã được nhắc
tới một lần khi phân tích điều kiện kết hôn về sự tự nguyện, đây chỉ là sự
khác nhau về hình thức và ở cả hai bộ luật, vẫn đều đảm bảo tính rõ ràng,
hợp lý, logic của các quy định.
2.4.2.3. Lừa dối kết hôn
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dân thi hành một số
quy định của Luật hôn nhân và gia đình, lừa dối kết hôn “là hành vi cố ý
của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch
và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa
dối đã không đồng ý kết hôn”.
Theo quy định trên thì hành vi lừa dối kết hôn có rất nhiều, có thể là:
chị A nói rằng chị đã mang thai và đó là con của anh B mặc dù chị A
không hề có thai hoặc anh B không phải là bố của thai nhi mà là người

61
khác. Trong trường hợp này, nếu anh B chỉ kết hôn với chị A vì trách
nhiệm, chứ thực chất là không muốn kết hôn thì hành vi của chị A là
hành vi lừa dối kết hôn. Hay trường hợp chị H cố ý chuốc rượu cho anh
K say và không còn trọng trạng thái tỉnh táo, và khi anh K tỉnh rượu, chị
H nói rằng hai người đã giao cấu với nhau và anh K phải chịu trách
nhiệm về việc đó, nếu anh K đồng ý kết hôn cũng chỉ vì tránh nhiệm thì
anh K đã bị lừa dối kết hôn. Một ví dụ khác, như là chị L gia cảnh nghèo
túng, mẹ chị L lại đang mắc bệnh cần một khoản tiền rất lớn để chữa trị,
anh T vì biết được điều này đã nói với chị L là nếu đồng ý kết hôn với
anh T thì anh sẽ giúp về tiền của để chữa bệnh, lo cho cuộc sống của chị
L và gia đình đỡ khó khăn, mặc dù anh T này không hề có điều kiện để
thực hiện lời hứa đó. Trong trường hợp này, chị L lúc này ở trong hoàn
cảnh muốn chữa bệnh cho mẹ nhưng bản thân và gia đình không có điều
kiện, mà anh T lại có lời hứa như vậy nên chị L vẫn đồng ý kết hôn, sau
khi kết hôn, anh T đã không thực hiện lời hứa của mình. Hành vi của anh
T trong trường hợp này cũng là hành vi lừa dối kết hôn.
Như vậy có thể thấy, một người đồng ý kết hôn với một người khác
không xuất phát từ tình yêu và họ đã bị lừa dối để đi đến quyết định sẽ
kết hôn với người đó, nếu không bị lừa dối thì họ đã không đồng ý kết
hôn. Việc kết hôn trong trường hợp này không phải sự tự nguyện thật sự,
bởi đã có sự lừa dối khiến một bên hiểu sai lệch và đồng ý kết hôn. Nếu
sau khi kết hôn mà một bên phát hiện mình bị lừa dối thì theo quy định
tại khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP, đây sẽ là căn cứ để yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn
trái pháp luật.
Pháp luật của Trung Quốc không có quy định đối với điều kiện kết
hôn về việc không thuộc trường hợp lừa dối kết hôn. Theo quan điểm của
tác giả, quy định này là cần thiết, bởi hành vi lừa dối kết hôn đi ngược lại

62
với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Bảo vệ quyền lợi của người
bị lừa dối trong cuộc hôn nhân. Sau khi bị lừa dối và kết hôn, nếu vẫn
muốn làm vợ chồng của nhau thì họ vẫn có thể làm vợ chồng, chung sống
và xây dựng gia đình bình thường, nhưng nếu không muốn thì họ hoàn
toàn có thể yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật, chấm dứt quan hệ
vợ chồng. Đây là điểm tiến bộ của pháp luật Việt Nam so với pháp luật
Trung Quốc khi quy định về điều kiện kết hôn.
2.4.2.4. Cản trở kết hôn
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật HN&GĐ Việt Nam năm
2014 “Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ,
ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn
của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc
người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ”.
Các hành vi uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải
hoặc các hành vi khác trong quy định này đã được phân tích ở mục
“Cưỡng ép kết hôn”, chỉ khác ở mục đích của các hành vi này không phải
là để cưỡng ép kết hôn mà là để cản trở kết hôn, ngăn cản việc kết hôn
của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và
gia đình. Từ sự phân tích này, theo quan điểm của tác giả, quy định điều
kiện kết hôn tại điểm d khoản 1 Điều 8 với nội dung là không thuộc các
trường hợp cấm kết hôn, trong đó có cản trở kết hôn là không hợp lý. Vì
“cản trở kết hôn” là nhằm mục đích ngăn cản việc kết hôn của người có
đủ điều kiện kết hôn, một người có bị ngăn cản kết hôn hay không, không
hề liên quan đến việc họ có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật hay
không, đây không phải là điều kiện. Chi tiết hơn nữa, giống như thủ đoạn
“yêu sách của cải” của hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn quy định tại
khoản 9 Điều 3, có thể dụng ý của nhà làm luật đối với thủ đoạn “yêu
sách của cải” đối với hành vi cản trở kết hôn quy định tại khoản 10 Điều

63
3 là thủ đoạn của riêng hành vi cưỡng ép ly hôn, nhưng về mặt hình thức,
rõ ràng thủ đoạn “yêu sách của cải” vẫn được coi là thủ đoạn của hành vi
cưỡng ép kết hôn và cản trở kết hôn. Tác giả cho rằng hai nội dung này
không hợp lý và đây có lẽ là một sự “cẩu thả” khi xây dựng quy định
pháp luật.
Quy định cấm cản trở kết hôn là cần thiết vì hành vi này đi ngược lại
với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở hai người kết hôn,
xây dựng gia đình mặc dù họ có đủ điều kiện để kết hôn. Nhưng quy định
điều kiện kết hôn là phải không thuộc trường hợp cản trở kết hôn là
không hợp lý.
Pháp luật của Trung Quốc không có quy định đối với điều kiện kết
hôn về việc không thuộc trường hợp cản trở kết hôn. Các nhà làm luật
Trung Quốc đã lồng ghép quy định cấm mọi hành vi can thiệp của người
thứ ba tới việc kết hôn của hai bên nam nữ, điều này đã được phân tích
khi phân tích điều kiện về sự tự nguyện khi kết hôn. Quy định như vậy
hợp lý hơn, đạt được mục đích cấm mọi hành vi cản trở hôn nhân tự
nguyện.
2.4.3. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
“Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2
Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật
về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ
(chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

64
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-
1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ
(chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo
quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công
nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ
chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết”.
Và theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật HN&GĐ Việt Nam năm
2014, “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống
chung và coi nhau là vợ chồng”.
Trên cở sở tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm
2013 “...Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng...” và nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình quy định
tại khoản 1 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2014 “Hôn nhân tự nguyện, tiến
bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”, Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 cũng quy định cấm “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có
chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có
chồng, có vợ”.
Theo những quy định trên thì người được phép kết hôn khi họ đã có
đủ các điều kiện kết hôn khác và thuộc các trường hợp sau: người chưa
từng kết hôn; người đã kết hôn nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn lại;
người đã kết hôn nhưng vợ (chồng) của họ đã chết hoặc bị Tòa án tuyên
bố là đã chết; người không thuộc vào trường hợp đã xác lập quan hệ vợ
chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn
và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ
(chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; người không thuộc vào

65
trường hợp đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy
định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận
quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết
hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết. Đồng thời, những
người chưa có vợ, có chồng nếu trên cũng không được phép kết hôn với
những người đang có vợ hoặc chồng, là những người được quy định tại
khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP nêu trên.
Luật hình sự Việt Nam năm 2015 tại Điều 182 cũng quy định về Tội
vi phạm chế độ một vợ một chồng, với các chế tài hình sự tùy thuộc vào
mức độ vi phạm, theo đó:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà
kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là
đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03
tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải
chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một
chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.
Để quán triệt thực hiện nghiêm chỉnh quy định về các trường hợp
cấm kết hôn theo Luật HN&GĐ, tại Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ

66
– CP của Chính phủ ngày 24/9/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia
đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và khoản 35
Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 110/2013/NĐ – CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hôn nhân và
gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp có quy định về Hành
vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ,
một chồng có quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
đối với một trong các hành vi sau: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà
kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với
người mà mình biết rõ ràng là đang có chồng hoặc đang có vợ; đang có
vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người
mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi
với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con
riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
Luật hôn nhân hiện hành của Trung Quốc cũng quy định điều kiện
kết hôn là phải chưa có vợ, chồng, phù hợp với chế độ một vợ một chồng,
quy định này được thể hiện rõ tại Điều 2 và Điều 3 của Luật này. Điều 2
quy định thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Điều 3 quy định
“cấm trùng hôn” [69, Điều 3]. Trùng hôn có nghĩa là là đã có vợ, có
chồng mà còn kết hôn với người khác hoặc biết rõ một người đã có vợ,
có chồng mà còn kết hôn với họ, là hành vi phá hoại nghiêm trọng chế độ
hôn nhân một vợ một chồng, người vi phạm sẽ phải nhận những chế tài

67
của pháp luật [88]. Trùng hôn có hai hình thức là trùng hôn theo pháp
luật và trùng hôn thực tế. Trùng hôn theo pháp luật chỉ một người đã kết
hôn, chưa ly hôn nhưng lại đi đăng ký kết hôn với một người khác. Theo
quy định hiện hành của pháp luật, chỉ cần hai bên đã tiến hành đăng ký
kết hôn, bất luận có chung sống với nhau hay không thì đều là trùng hôn.
Trùng hôn thực tế chỉ một người đã kết hôn, chưa ly hôn nhưng chung
sống trên danh nghĩa vợ chồng với người khác mặc dù cũng chưa đăng
ký kết hôn. Tuy chưa đăng ký kết hôn nhưng chỉ cần hai bên nam nữ
công khai chung sống với nhau trên danh nghĩa vợ chồng thì cũng bị coi
là trùng hôn.
Theo pháp luật hiện hành của Trung Quốc, trùng hôn cũng sẽ làm
phát sinh các hậu quả pháp lý về dân sự và hình sự. Đối với trách nhiệm
dân sự, cuộc hôn nhân đó sẽ không có hiệu lực pháp luật, hay nói cách
khác là hôn nhân vô hiệu, theo nội dung tại Điều 32 Luật hôn nhân Trung
Quốc hiện hành [69, Điều 32], trùng hôn là nguyên nhân đầu tiên của hôn
nhân vô hiệu. Đối với trách nhiệm hình sự, theo quy định tại Điều 258
Luật hình sự hiện hành của Trung Quốc, người có hành vi trùng hôn sẽ bị
phạt tù dưới hai năm [71, Điều 258].
Trên thực tế ở cả Việt Nam và Trung Quốc, hiện tượng đã có vợ, có
chồng mà còn kết hôn với người khác xảy ra không nhiều, vì khi đăng ký
kết hôn, hai bên nam nữ phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, trong đó
có thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân của cả hai bên, chỉ cần một trong
hai bên nam, nữ vi phạm, cơ quan đăng ký kết hôn sẽ không đăng ký kết
hôn cho họ.
Quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình và các pháp luật Hình
sự Hình của Việt Nam và Trung Quốc như vậy là cần thiết vì điều đó sẽ
ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người vợ hay người chồng hợp pháp
kia đồng thời cũng gây ảnh hưởng tới xã hội với việc làm suy đồi đạo

68
đức, mất trật tự xã hội và tác động xấu tới nhận thức của trẻ. Là cơ sở
pháp lý xóa bỏ hoàn toàn chế độ đa thế thời kỳ phong kiến, lấy cơ sở tình
yêu xác lập và duy trì quan hệ hôn nhân. Thực hiện chế độ hôn nhân một
vợ một chồng mới đảm bảo gia đình có sự yêu thương, các thành viên
chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, hôn nhân tồn tại bền vững. Việc truy cứu
trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự cho thấy sự kiên quyết của Nhà
nước trong việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thêm một
cơ sở pháp lý xóa bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân một chồng, nhiều vợ
thời phong kiến đã ăn sâu vào trong văn hóa của cả hai nước trong suốt
một thời gian dài.
2.4.4. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người
cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba
đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ
nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng
với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
2.4.4.1. Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ
Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, “Những
người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống,
trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau”. Theo quy định này,
thì pháp luật cấm kết hôn giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ; giữa ông bà nội, ông
bà ngoại với cháu nội, cháu ngoại. Cụ thể là cấm kết hôn giữa bố đẻ với
con gái, mẹ đẻ với con trai; giữa ông nội (ngoại) với cháu gái nội (ngoại),
giữa bà nội (ngoại) với cháu trai nội (ngoại).
Luật hôn nhân Trung Quốc hiện hành cũng quy định cấm kết hôn
giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ tại khoản 1 Điều 7.
Quy định này được quy định xuyên suốt trong Luật HN&GĐ của cả
hai nước qua các lần ban hành, từ Luật HN&GĐ đầu tiên đến Luật hiện
hành.

69
2.4.4.2. Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, “Những
người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra
gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ,
cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô,
con cậu, con dì là đời thứ ba”.
Về việc này, Luật HN&GĐ năm 1959 quy định khác với quy định
hiện hành, cụ thể tại Điều 9: “Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị
em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác
có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì
việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán”. Luật HN&GĐ năm
1986 quy định cấm kết hôn đối với những người có quan hệ họ hàng
trong vòng ba đời, quy định này của Luật HN&GĐ năm 1986 được kế
thừa trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và 2014, bởi các nhà làm
luật sửa đổi quy định này trên cơ sở y học.
Theo minh chứng của khoa học, cơ thể người được hình thành từ
gene di truyền của bố và mẹ. Trung bình một người có thể chưa tới 500 -
600 nghìn gene khác nhau. Có hai loại đó là gene lặn và gene trội. Thông
thường gene trội là những biểu hiện tốt về người con được thừa hưởng từ
bố và mẹ như: chỉ số thông minh, màu tóc, nước da, màu mắt, chiều
cao…Còn gene lặn là những biểu hiện không tốt, có thể đó là gene lặn
bệnh lý và không bộc lộ ra ngoài. Tuy nhiên hôn nhân cận huyết là điều
kiện tốt cho gene lặn phát triển và biểu hiện rõ. Những cặp gene bệnh lý
ở cả bố và mẹ sẽ kết hợp với nhau làm cho hình hài đứa trẻ sinh ra bị dị
tật. Cụ thể như sau: Mắc bệnh di truyền và dị tật như bệnh mù màu,
không phân biệt được giữa hai sắc màu với nhau, rất dễ mắc phải những
bệnh về tim mạch, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh, Con bị dị tật như: câm,
điếc, vẹo đầu, mù…, bênh Down, bạch tạng hoặc da bị vảy cá.., sức đề

70
kháng kém và sinh lực yếu, kém phát triển về chiều cao và cận năng,
nhiều trường hợp bị thiểu năng, trí tuệ không phát triển; Suy giảm giống
nòi: Phần lớn những đứa trẻ được sinh ra từ hôn nhân cận huyết có khả
năng sinh sống rất thấp. Nếu sống được thì cũng rất dễ mặc phải những
căn bệnh như trên và gần như không có khả năng sinh sản. Nếu tiếp tục
những cuộc hôn nhân như thế có thể dẫn tới suy giảm giống nòi rất
nghiêm trọng [60]. Ngoài ra, về mặt xã hội, hôn nhân cận huyết còn để
lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết đây là những người thuộc đối
tượng phụ thuộc, không có khả năng lao động, lại dễ đau ốm, luôn cần có
người ở bên chăm sóc. Sau là gánh nặng về tinh thần cho gia đình, người
thân, nhìn đứa con của mình dị tất, thể chất, trí tuệ không phát triển bình
thường, lo lắng cho con cả một đời rồi đến lúc mất đi vẫn lo không biết ai
sẽ chăm sóc con.
Hiện nay, kết hôn cận huyết thống tuy đã giảm nhưng vẫn tiềm ẩn
nguy cơ phát sinh trở lại. Hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra ở một
số dân tộc trong vùng dân tộc thiểu số nước ta, phổ biến là kết hôn giữa
con cô với con cậu, con dì, con chú với con bác. Theo thống kê của Tổng
cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho thấy, các dân tộc Lô
lô, Hà nhì, Phù lá, Chứt, Ê đê, Chu ru, Si la, Pu péo, Mông, Rơ măm,
Brâu… có t ỷ lệ hôn nhân cận huyết thống lên đến 10%, tức là cứ 100
trường hợp kết hôn thì có 10 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Tại
tỉnh Lai Châu, từ năm 2004-2011 có trên 200 người kết hôn cận huyết
thống, tập trung trong một số dân tộc rất ít người như: Mảng, La hủ,
Cống. Tỉnh Lào Cai: Kết quả khảo sát của Tổng cục Dân số v à Kế hoạch
hóa gia đình năm 2012 tại 44 xã thuộc 9 huyện của tỉnh Lào Cai đã phát
hiện 224 cặp hôn nhân cận huyết thống, trong đó có 221 cặp là con bác
lấy con dì; con chị gái lấy con em trai; cháu lấy dì; chú lấy cháu; cháu lấy
cô... và có 200 cặp đã sinh ra 558 trẻ, trong đó có 51 trẻ không bình

71
thường (bạch tạng, thiểu năng, liệt, câm, mù lòa, lông mi trắng…) và 8
trẻ chết yểu; - Tỉnh Cao Bằng: Theo Chi cục Dân số v à Kế hoạch hóa gia
đình tỉnh Cao Bằng, hôn nhân cận huyết thống ở Cao Bằng diễn ra nhiều
nhất đối với dân tộc Dao (64%) và Mông (61%), ngay cả với dân tộc Tày
cũng xảy ra tính trạng này; Tỉnh Hòa Bình: Tại huyện Kim Bôi - nơi có
90% dân số là người Mường, có tới 23% dân số trong huyện mang gen
bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)34 ; Tỉnh Hà Tĩnh: Tình trạng kết
hôn cận huyết thống diễn ra phổ biến, tr ầm trọng giữa thanh niên dân tộc
Chứt tại bản Rào Tre (100% là dân tộc Chứt với 35 hộ và 137 nhân khẩu),
xã Hương Liên, huyện Hương Khê; Tỉnh Kon Tum: Năm 2012, qua khảo
sát tại 6 xã thuộc 3 huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi và Kon Plông của Chi cục
Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Kon Tum đã phát hiện 56 cặp hôn
nhân cận huyết thống/tổng số 350 cặp tảo hôn... [63].
Luật hôn nhân Trung Quốc hiện hành tại khoản 1 Điều 7 quy định
cấm cấm kết hôn giữa “những người có cùng dòng máu trực hệ và những
người khác có họ trong phạm vi ba đời”. Cũng giống như Luật HN&GĐ
Việt Nam năm 1959 – Luật HN&GĐ đầu tiên của Việt Nam, Luật hôn
nhân đầu tiên của Trung Quốc năm 1950 quy định “cấm kết hôn giữa
những người có họ trong phạm vi năm đời, từ tập quán” (khoản 1 Điều 5),
Luật hôn nhân Trung Quốc năm 1980 đã sửa đổi quy định này, cấm kết
hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (khoản 1 Điều 6) và
quy định này vẫn được giữ lại khi Trung Quốc tiến hành sửa đổi, bổ sung
Luật hôn nhân năm 1980 vào năm 2001.
Ở Trung Quốc, tập quán kết hôn cận huyết đã tồn tại suốt một thời
gian rất dài, trong lịch sử, có một vài triều đại đã quy định cấm kết hôn
cận huyết, hệ thống hình phạt từ thời Tống đến thời Minh, Thanh, pháp
luật đều quy định anh em họ kết hôn sẽ bị phạt trượng. Nhưng do nền
kinh tế tiểu nông với tư tưởng bảo thủ, vẫn còn chịu ảnh hưởng của

72
những tập quán cũ, chú trọng thân thích, chú trọng việc tập hợp những
người trong cùng một dòng tộc sống với nhau, vì vậy mà không thể ngăn
cấm được tập quán này và nó vẫn còn tồn tại kéo dài thêm hàng nghìn
năm. Đến nay, tuy Luật hôn nhân gia đình cũng cấm hành vi này và có
nhiều biện pháp khác nhau để bảo đảm thực hiện nhưng trên thực tế, hôn
nhân cận huyết thống vẫn còn diễn ra, đặc biệt là ở các vùng dân tộc
thiểu số, các vùng có kinh tế khó khăn, lạc hậu [85].
Là quy định được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở về y học, nên quy
định hiện hành của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật hôn
nhân Trung Quốc về vấn đề này là giống nhau. Với những hậu quả rất
nghiêm trọng như đã nêu trên, việc quy định cấm kết hôn giữa những
người có cùng dòng máu trực hệ và giữa những người có họ trong phạm
vi ba đời là vô cùng cần thiết, giúp giảm tải gánh nặng cho gia đình, xã
hội, tránh suy thói giống nòi, mang giá trị nhân văn sâu sắc khi góp phần
đảm bảo mọi trẻ em sinh ra đều phát triển thể chất và trí tuệ như những
người bình thường, ngoài ra, quy định như vậy có ý nghĩa làm lành mạnh
các mối quan hệ trong gia đình với những thuần phong mỹ tục cũng như
bảo vệ các giá trị đạo đức, luân thường đạo lý của nhân dân ta từ xưa,
góp phần xóa bỏ những hủ tục lâu đời ở các vùng dân tộc thiểu số.
2.4.4.3. Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã
từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con
rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Đây là quy định kế thừa Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Luật hôn nhân và gia đình năm
1959 và 1986 cũng có quy định cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi và con
nuôi. Khác với quy định cấm kết hôn giữa những người có dòng máu trực
hệ và giữa những có có họ trong vòng ba đời – là quy định dựa trên cơ sở
y học và luân lý đạo đức, hay quy định cấm những người đang có vợ, có

73
chồng kết hôn – là quy định nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình một
vợ một chồng, bảo vệ lợi ích của người vợ, người chồng hợp pháp, giữ
gìn luân lý đạo đức, cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa
người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ
vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng được quy định hoàn toàn trên cơ sở văn hóa, đạo đức, phong tục
tập quán. Việc kết hôn giữa những người này không để lại những hậu quả
về mặt y học, nhưng lại có những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt đạo
đức, xã hội, phá hoại các mối quan hệ trong gia đình. Là một nước với
nền văn hóa Phương Đông lâu đời, phong tục coi trọng thứ bậc, luân lý
trong gia đình, ngay cả trong cách xưng hô trong họ hàng cũng được gọi
theo thứ bậc, không phải cứ ai sinh ra trước sẽ làm chị, làm anh, làm cô,
dì, chú...và ai sinh ra sau sẽ làm em, làm cháu... như một nguyên tắc bất
thành văn, nữa là các mối quan hệ mà người ta gọi nhau là bố mẹ, là con,
việc kết hôn giữa họ là điều không được chấp nhận trong xã hội và văn
hóa của người Việt.
Đây là quy định hợp lý, cần thiết của pháp luật, đưa vào là một trong
những trường hợp cấm kết hôn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến
mọi mặt của xã hội, sự coi trọng và ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, góp phần làm ổn định các mối quan hệ trong gia đình,
ổn định trật tự xã hội. Ngoài ra, quy định này còn thể hiện sự khoa học
trong lập pháp của các nhà làm luật khi đã quan tâm đến yếu tố phong tục,
tập quán, đạo đức, góp phần làm tăng hiệu quả áp dụng pháp luật và niềm
tin trong nhân dân.
Tuy nhiên, có một vấn đề được đặt ra từ khi quy định cấm kết hôn
giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với
con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con
riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng được quy định lần đầu tiên ở

74
Luật HN&GĐ năm 2000 đến nay khi được giữ lại ở Luật HN&GĐ năm
2014, là vấn đề kết hôn giữa con đẻ và con nuôi. Qua tìm hiểu trên các
website báo mạng nói chung và các website về pháp luật nói riêng, đây là
câu hỏi được đặt ra và mong muốn, yêu cầu tư vấn rất nhiều, bởi theo
như quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp kết hôn giữa con đẻ và
con nuôi không bị cấm, thậm chí không được nhắc tới, nhưng với văn
hóa truyền thống tồn tại lâu đời của Việt Nam, cộng thêm với sự ảnh
hưởng của quy định cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa
người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ
vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng – tuy không liên quan về mặt pháp luật nhưng vẫn tạo ra một lối
mòn trong tư tưởng, vậy nên những người muốn kết hôn vẫn còn e ngại,
lo lắng mặc dù họ đáp ứng được tất cả các điều kiện kết hôn theo pháp
luật. Các yếu tố về pháp lý và văn hóa truyền thống ở thực tế là như vậy,
chỉ có như vậy, có lẽ việc kết hôn của những đôi nam, nữ trong trường
hợp này phụ thuộc vào văn hóa, phong tục tập quán, quan niệm của địa
phương họ và phụ thuộc vào bản lĩnh, sự quyết định của họ.
Luật hôn nhân Trung Quốc hiện hành không có quy định cấm kết hôn
giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với
con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con
riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, Nhà nước và các nhà làm
luật chỉ quan tâm đến yếu tố về huyết thống. Tuy đều là các quốc gia với
nền văn hóa phương Đông lâu đời, phong tục, quan niệm có nhiều nét
tương đồng nhưng lại khác nhau ở quy định mang đậm dấu ấn văn hóa
này.
2.5. Hôn nhân giữa những ngƣời cùng giới tính
Hôn nhân giữa những người cùng giới tình được hiểu là hôn nhân
giữa những người có cùng giới tính sinh học, không phải là hôn nhân

75
giữa một người có giới tính nam với một người là giới tính nữ, mà là hôn
nhân giữa hai người cùng mang giới tính nam hoặc hai người cùng mang
giới tính nữ.
Về vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính, Luật HN&GĐ
năm 1959 và 1980 không đặt ra vấn đề này, một trong những nguyên
nhân quan trọng là do vào thời điểm đó, hiện tượng này chưa thực sự
nhiều hoặc là có nhiều nhưng không được thể hiện công khai. Đến Luật
HN&GĐ năm 2000, trong bối cảnh sự ảnh hưởng của trào lưu của các
nước trên thế giới, đặc biệt là phương Tây, cũng như tính dân chủ và
quyền của con người ngày càng được mở rộng và nâng cao, hiện tượng
này diễn ra phổ biến và công khai rầm rộ trong xã hội, pháp luật nước ta
mới để tâm đến vấn đề này, đồng thời, coi đó là một hiện tượng tiêu cực
trong xã hội, Điều 10 của Luật này quy định cấm kết hôn giữa những
người cùng giới tính. Quy định “cấm” thể hiện rõ quan điểm của Nhà
nước đối với với đề này, đó chính là việc coi kết hôn chỉ là khái niệm khi
nó là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, xây dựng gia đình
với chức năng xã hội là tái sản xuất ra con người nhằm duy trì và phát
triển giống nòi, coi đây là một hiện tượng xã hội không lành mạnh, trái
với thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội.
Đến Luật HN&GĐ năm 2014, Khoản 2 Điều 8 của Luật quy
định“Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
tính”. Từ “cấm” ở Điều 10 của Luật năm 2000 được thay bằng cụm từ
“không thừa nhận”, điều này cho thấy quan điểm của Nhà nước về hôn
nhân giữa những người đồng tính đã có sự thay đổi. “Không thừa nhận”
có nghĩa là không cấm nhưng cũng không công nhận.
Hiện nay, hôn nhân đồng giới là vấn đề còn tồn tại tranh cãi gay gắt
giữa những người ủng hộ và không ủng hộ, nhưng vượt lên trên tất cả các
tranh luận trái chiều đó, cộng đồng người đồng giới trên thế giới nói

76
chung và ở Việt Nam nói riêng đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ công
khai thể hiện giới tính và thể hiện quyền bình đẳng của mình, trở thành
chủ để của nhiều cuộc thảo luận ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong các văn kiện pháp luật quan trọng trên thế giới cũng có những
nội dung thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng của tất cả mọi người, tuy
không nhắc trực tiếp đến người đồng tính nhưng chắc chắn một điều rằng,
họ cũng là những thành phần không nằm ngoài sự bình đẳng đó. Tuyên
ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên hợp quốc ghi nhận
tại Điều 2:
Tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính,
ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác,
nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay
địa vị xã hội, không phân biệt địa vị chính trị, pháp quyền hay
quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà một người xuất thân, cho
dù quốc gia hay lãnh thổ đó được độc lập, được đặt dưới chế độ
ủy trị, chưa tự quản hay có chủ quyền hạn chế.
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966,
trong Lời mở đầu cũng có nội dung “việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh
và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng cả tất cả các phần
tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hòa
bình thế giới”. Hay trong Lời nói đầu của Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị năm 1966, cũng có nội dung: “việc công nhân phẩm
giá vốn có và những quyền bình đẳng và bất di bất dịch của mọi thành
viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hòa
bình trên thế giới”.
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp khẳng
định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền quyền lợi; và
phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Chủ tịch Hồ Chí

77
Minh trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 từng nhắc lại lập luận
trên và tái khẳng định các quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự
do của một dân tộc cũng như của mỗi người. Trước những lý lẽ
trên, chúng ta không thể loại bỏ người LGBT ra ngoài vòng pháp
luật mà cần có những quy định rõ ràng nhằm thừa nhận và bảo vệ
các quyền, lợi ích chính đáng của người LGBT và xem đó như một
trong những vấn đề bảo đảm công bằng, bình đẳng xã hội [38,
trang 45].
Trong cuốn “Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và
vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật”, Luật gia Trương Hồng Quang đã
khẳng định, quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới có bản
chất là quyền tự nhiên của con người, với hai lý lẽ được đưa ra:
Thứ nhất là về sự công bằng trong quyền được sống và được tự do,
người LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) là người bình
thường như mọi cá nhân khác trong xã hội, có khả năng thực hiện
các nghĩa vụ và được quyền hưởng các quyền bình đẳng, ngang
bằng như những người khác. Một trong những quyền quan trọng
nhất là quyền được công nhận và tôn trọng. Thứ hai là về quyền
mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu hạnh phúc là một dạng thể hiện của
sự tự do, con người bằng khả năng của mình tìm kiếm hạnh phúc,
các giá trị sống cho bản thân. Đây là điều hiển nhiên trong mọi
chế độ chính trị - xã hội. Một trong các giá trị sống đó được tạo
dựng từ việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc và được Nhà
nước tôn trọng, bảo vệ quan hệ hôn nhân ấy [38].
“Công nhận và bảo vệ quyền của người LGBT cũng là nhằm bảo
đảm giá trị xã hội của pháp luật. Xác lập sự điều chỉnh lên một
quan hệ xã hội cụ thể không chỉ dựa trên ý chí, quyền lợi của giai
cấp thống trị mà còn phụ thuộc vào bản chất xã hội của quan hệ

78
đó và mối liến hệ với các yếu tố khác. Luật pháp khi ban hành phải
tính đến quyền lợi chung cho cả cộng đồng, trong đó quyền của
những nhóm người thiểu số, dễ bị tổn thương phải được chú ý đến.
Nền luật pháp nếu không đề cập quyền lợi của số ít người yếu thế
thì chưa thể là nền luật pháp dân chủ, tiến bộ. LGBT không phải là
hiện tượng xã hội có tính chất tạm thời. Sự tồn tại của hiện tượng
này là tất yếu, xuất hiện ở mọi xã hội, trong mọi giai đoạn lịch sử.
Sự phát triển của đời sống đã nâng cao các đòi hỏi về quyền tự do,
quyền sống của con người. Trong bối cảnh đó, người GLBT đã nảy
sinh các mâu thuẫn với xã hội liên quan đến các yêu cầu được xã
hội công nhận sự tồn tại của mình, được đối xử công bằng, được
kết hôn như những người khác, với những giá trị truyền thống,
chuẩn mực văn hóa, đạo đức lâu đời. Xung đột ngày càng mạnh
mẽ của các lợi ích ấy đòi hỏi cần có sự điều chỉnh hợp lý của pháp
luật. Cần thiết phải có những quy phạm điều hòa, giải quyết mâu
thuẫn trên đễ duy trì trật tự xã hội hợp lý, đồng thời bảo vệ toàn
diện các quyền cơ bản mà người LGBT đáng được hưởng” [38,
trang 52].
Tuy nhiên, những tổ chức, cá nhân ủng hộ việc cấm kết hôn giữa
những người đồng tính cũng có những lập luận xác đáng của họ. Những
người này cho rằng việc cho phép đồng tính kết hôn và nhận con nuôi sẽ
khuyến khích "tình dục thiếu kiểm soát", làm suy yếu giá trị gia
đình truyền thống và gây ra vấn đề dễ nhầm lẫn giới tính ở trẻ em, cho
rằng người đồng tính đáng được tôn trọng nhưng "gia đình được xây
dựng từ một người nam với một người nữ vẫn là một yếu tố quan trọng
cho sự ổn định của xã hội và không nên thay đổi điều này." [64]. Công
nhận hôn nhân đồng giới sẽ làm tăng số trẻ em là con ngoài giá thú và “sẽ
ảnh hưởng lớn nhất lên vai trẻ em. Đó là những nạn nhân vô tội của một

79
thử nghiệm xã hội khiến đạo đức và thậm chí là cả thể chất (của trẻ em)
đã bị phá vỡ trong cái gọi là "Tự do, bình đẳng và tiến bộ". Từ năm 1994,
số người đồng tính nam đã tăng 18%, và số lượng đồng tính nữ còn tăng
tới 157%. Điều này cho thấy những yếu tố văn hóa có tác động mạnh mẽ
trong việc khuyến khích các hành vi đồng tính, và ít nhất là gián tiếp, nó
làm suy yếu toàn bộ lý thuyết về việc "đồng tính là bẩm sinh"...
[64]. “Nhà đạo đức học Úc, Giáo sư Margaret Somerville quan sát thấy
rằng nhu cầu cho hôn nhân đồng tính "buộc chúng ta phải lựa chọn giữa
ưu tiên cho quyền của trẻ em hoặc quyền của người lớn đồng tính. Những
tuyên bố của người đồng tính luôn được ưu tiên với các phương tiện
truyền thông, được tung hô là tiến bộ và vì "quyền bình đẳng" của người
lớn. Nhưng sau đó, ai sẽ bảo vệ quan điểm của trẻ em?" [64]. Cũng liên
quan đến sự tác động của hôn nhân đồng giới đến trẻ em, Tiến sĩ xã hội
học Trayce Hansen cho rằng "Hai người phụ nữ có thể là người mẹ tốt
nhưng không ai có thể là một người cha hoàn hảo". Cha và mẹ, mỗi
người một giới tính sẽ giúp cho trẻ em có cái nhìn toàn diện hơn về giới
tính của bản thân, từ đó có suy nghĩ và hành động lành mạnh và cân bằng
trong các mối quan hệ sau này, đó là điều được nhân loại đúc rút qua
5.000 năm. Hôn nhân đồng tính sẽ làm cho trẻ em bối rối về biểu hiện
giới tính và vô tình khuyến khích những hành vi không đúng về giới tính
ở trẻ vị thành niên. Mặc dù đồng cảm với những người đồng tính nhưng
không nên vì sự đồng cảm đó mà biến trẻ em thành "chuột bạch" để rồi
gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội [64].
Quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người
cùng giới tình” của Luật HN&GĐ năm 2014, đưa vấn đề hôn nhân giữa
những người đồng tính vào “tình cảnh” không bị cấm nhưng không được
thừa nhận. Như vậy, trên thực tế, các cặp đồng tính sẽ được làm đám
cưới, tổ chức hôn lễ, và chung sống với nhau, nhưng cuộc hôn nhân của

80
họ không được Nhà nước thừa nhận bởi kết hôn phải là việc xác lập quan
hệ vợ chồng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết hôn khác với việc
làm đám cưới hay tổ chức hôn lễ, pháp luật không coi những hình thức
đám cưới, đám tiệc như những hành vi có giá trị pháp lý và được thừa
nhận. Việc “không thừa nhận” đồng nghĩa với việc các cặp đôi cùng giới
sẽ không thể đi đăng ký kết hôn, không được cấp chứng nhận kết hôn,
hay việc chung sống của họ sẽ không được pháp luật thừa nhận, và không
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ như vợ chồng giữa họ, và họ không có
những quyền về tài sản, nhân thân như cặp vợ chồng khác giới kết hôn.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng, việc thay đổi quy định từ “cấm”
kết hôn giữa những người cùng giới tính ở Luật HN&GĐ năm 2000
thành “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới” ở Luật
HN&GĐ năm 2014 thể hiện rằng các nhà làm luật và Nhà nước đã có cái
nhìn tích cực, cởi mở hơn về hôn nhân giữa những người cùng giới tính,
đây cũng là kết quả của quá trình vận động vào thảo luận xã hội trong
suốt nhiều năm qua tại Việt Nam nói riêng và tác động từ các nước trên
thế giới nói chung. Theo quan điểm của tác giả, việc quy định “không
thừa nhận” dẫn đến tình cảnh nói trên của cuộc hôn nhân giữa những
người cùng giới tính là một thực tế nhưng tình cảnh của hôn nhân đồng
giới ở Việt Nam hiện nay là như vậy, pháp luật dù là công cụ tối cao để
điều chỉnh các quan hệ xã hội nhưng cũng được xây dựng dưới ảnh
hưởng của các yếu tố khoa học, văn hóa, xã hội, với một vấn đề còn
nhiều tranh cãi hiện nay và còn chưa có được cái nhìn cởi mở trong đa số
nhân dân như hôn nhân đồng giới, thì việc pháp luật “thừa nhận hôn nhân
đồng giới” không phải là vấn đề đơn giản, cứ quy định là được. Tại thời
điểm ban hành Luật HN&GĐ năm 2014 và ngay cả ở thời điểm hiện tại,
vấn đề ủng hộ hay không ủng hộ việc thừa nhận hôn nhân giữa những
người cùng giới tính vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi cả ở Việt

81
Nam và trên thế giới, và để chứng minh cho quan điểm của mình thì bên
nào cũng đưa ra những lý lẽ rất xác đáng và chặt chẽ. Hơn nữa, với đặc
điểm về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của Việt Nam, thì việc
thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính vẫn còn phải mất rất
nhiều thời gian, từ “không cấm, nhưng không thừa nhận” đến “thừa nhận”
là còn cả một bước tiến dài và câu trả lời cho việc có nên hay không nên
thừa nhận hiện nay vẫn là vấn đề còn đang để ngỏ.
Luật hôn nhân Trung Quốc năm 2001 không đặt ra vấn đề hôn nhân
giữa những người cùng giới tính. Cho đến thời điểm hiện tại, làn sóng
đấu tranh đòi quyền bình đẳng của cộng đồng người đồng tính ở Trung
Quốc cũng đang dấy lên ngày càng mạnh mẽ, nhưng Nhà nước Trung
Quốc cũng chưa có những động thái nào về việc công nhận hôn nhân
đồng giới. Ngoài những phân tích nói trên về hôn nhân đồng giới, khi
xem xét đến vấn đề này ở Trung Quốc, còn phải chú ý thêm một điểm, đó
là nhiều quan điểm và cho rằng việc công nhận hôn nhân đồng giới sẽ
giúp Trung Quốc kiểm soát dân số - là vấn đề luôn nóng bỏng ở Trung
Quốc với dân số gần 1,4 tỷ người, bởi hiện nay, với khoảng 3 – 4% dân
số là người đồng tính, [64] tương đương với khoảng 50 triệu người, thì
việc công nhận hôn nhân đồng giới sẽ giảm mạnh tỷ lệ người đồng giới
kết hôn trong một cuộc hôn nhân dị tính (hôn nhân giữa một người nam
và một người nữ), từ đó giảm tỷ lệ sinh đẻ và giúp kiểm soát dân số.
Song điều này sẽ dẫn đến việc tăng số lượng trẻ em sinh ra là con ngoài
giá thú, bởi các cặp đồng tính không thể có con chung với nhau là con đẻ
của cả hai người, và nhu cầu cần có một đứa con là nhu cầu của hầu như
tất cả các cặp vợ chồng, trong đó có cả người đồng tính.
Đối với vấn đề hôn nhân giữa những người đồng tính, pháp luật nói
chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng, Nhà nước Việt
Nam và Trung Quốc vẫn còn đang có nhiều cân nhắc, bởi một khi đã

82
công nhận hôn nhân đồng giới có nghĩa là đã Nhà nước đã xây dựng một
quy tắc xử sự chung, bảo vệ và đảm bảo thực hiện, mà hiện nay, việc có
nên hay không nên công nhận vẫn còn đang là vấn đề còn rất nhiều tranh
cãi, cả ở Việt Nam, Trung Quốc và trên thế giới.
2.6. Cấm kết hôn đối với ngƣời mặc bệnh mà y học cho rằng
không nên kết hôn
Cấm kết hôn đối với “người mắc bệnh mà y học cho rằng không nên
kết hôn” là quy định được quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật hôn nhân
Trung Quốc hiện hành. Chi tiết cụ thể về các bệnh cấm kết hôn không
được quy định trong Luật hôn nhân mà được quy định ở các Luật khác.
Điều 8 Luật bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em năm 1994, sửa đổi bổ
sung năm 2009 quy định:
“Kiểm tra y học trước hôn nhân bao gồm kiểm tra các bệnh sau:
1. Các bệnh di truyền nghiêm trọng;
2. Bệnh truyền nhiễm;
3. Bệnh liên quan đến tâm thần
Sau khi kiểm tra y tế trước hôn nhân, cơ quan chăm sóc y tế cấp giấy
chứng nhận kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân” [75, Điều 8].
Điều 38 của Luật này giải thích:
“Bệnh truyền nhiễm chỉ các bệnh mà y học cho rằng ảnh hưởng đến
việc kết hôn và các bệnh sinh dục truyền nhiễm khác được quy định trong
Luật phòng và trị bệnh truyền nhiễm, đó là các bệnh AIDS, bệnh lậu,
bệnh giang mai, bệnh phong.
Bệnh di truyền nghiêm trọng chỉ các bệnh do di truyển bẩm sinh,
người mắc bệnh mất một phần hoặc toàn bộ năng lực tự chủ trong cuộc
sống, nguy cơ di truyền sang đời sau là rất cao, y học cho rằng đó là
những bệnh di truyền không nên sinh đẻ.
Bệnh liên quan đến tâm thần là chỉ các bệnh tâm thần phân liệt, bệnh

83
trầm cảm và các bệnh tâm thần nghiêm trọng khác” [75, Điều 38].
Trên cơ sở các quy định trên, các bệnh không nên kết hôn chủ yếu có
ba loại: Thứ nhất là các bệnh truyền nhiễm mà pháp luật quy định không
nên kết hôn đang trong thời gian phát bệnh. Bao gồm bệnh AIDS, bệnh
lậu, giang mai, viêm gan B, lao phổi... Người mắc bệnh truyền nhiễm nên
trì hoãn việc kết hôn, sau khi đã trị khỏi bệnh thì sẽ được phép kết hôn.
Thứ hai là người thiểu năng trí tuệ, đần độn, những người này không
có đủ năng lực hành vi dân sự. Nếu kết hôn, họ sẽ không có khả năng
đảm nhận, gánh vác các nghĩa vụ và trách nhiệm với gia đình, con cái....
Thứ ba là người mắc bệnh tâm thần nặng, chủ yếu là bệnh tâm thần
phân liệt và bệnh trầm cảm. Người bị bệnh tâm thần không có khả năng
nhận thức và kiểm soát hành vi như những người bình thường, thường
hoang tưởng, rối loạn tư duy, ảo giác, họ không có năng lực hành vi dân
sự, không thể đảm nhận, gánh vác các nghĩa vụ sau khi kết hôn. Quan
trọng hơn, bệnh tâm thần nặng là các bệnh có tính di truyền, theo thống
kê ngành y học, tỷ lệ di truyền cho đời sau của bệnh tâm thần phân liệt là
50% nếu một trong hai bên bố hoặc mẹ mắc bệnh, tỷ lệ này sẽ là 60%
nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh, tỷ lệ di truyền của bệnh trầm cảm sẽ là
xấp xỉ 22% [68, trang 96], bởi vậy, người mắc bệnh tâm thần sau khi kết
hôn, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình, ảnh
hưởng đến hạnh phúc vợ chồng mà còn là mối nguy hại rất lớn đối với
sức khỏe của con cái và chất lượng dân số. Bởi vậy, người mắc bệnh tâm
thần mà chưa được chữa khỏi thì không thể kết hôn, còn đối với người đã
được điều trị khỏi bênh, bởi tỷ lệ di truyền vẫn khá cao nên cũng thường
được khuyên bảo, động viên không nên kết hôn hoặc tiến hành cách biện
pháp tránh thai lâu dài rồi mới kết hôn.
Điều 9 và Điều 10 Luật bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng quy
định rõ:

84
Điều 9 Luật này quy định: “Qua kiểm tra y học trước khi kết hôn, đối
với những bệnh truyền nhiễm đang trong thời kỳ truyền nhiễm hoặc các
bệnh về tâm thần đang trong thời gian phát bệnh, bác sĩ phải đưa ra các
tư vấn y học; hai bên nam nữ chuẩn bị kết hôn nên trì hoãn việc kết hôn
lại” [75, Điều 9].
Điều 10 Luật này quy định: “Qua kiểm tra y học trước khi kết hôn,
đối với các trường hợp được chuẩn đoán mắc các bệnh di truyền mà y
học cho rằng không nên sinh đẻ, bác sĩ phải nói rõ cho hai bên nam nữ
biết được tình hình của bệnh, đưa ra tư vấn y học; Nếu hai bên nam nữ
đồng ý thực hiện các biện pháp tránh thai lâu dài hoặc cắt ống dẫn tinh
thì có thể kết hôn. Trừ các trường hợp Luật hôn nhân quy định cấm kết
hôn” [75, Điều 10].
Về vấn đề này, Điều 14 Luật các biện pháp triển khai thực hiện Luật
bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em quy định:
“Sau khi kiểm tra y học trước hôn nhân, cơ sở y tế phải cấp cho hai
bên nam nữ giấy chứng nhận kiểm tra y học trước hôn nhân.
Giấy chứng nhận kiểm tra y học trước hôn nhận phải xác định rõ
ràng có phát hiện các bệnh dưới đây không:
1. Bệnh truyền nhiễm đang trong giai đoạn truyền nhiễm;
2. Bệnh liên quan đến tâm thần đang trong thời gian phát bệnh;
3. Các bệnh di truyền nghiêm trọng không nên sinh con;
4. Các bệnh khác mà y học cho rằng không nên kết hôn.
Nếu phát hiện các bệnh quy định tại khoản 1, 2 và 3, bác sĩ phải nói
rõ cho hai bên nam nữ biết tình hình của bệnh, đưa ra các tư vấn phòng
bệnh và trị bệnh. Hai bên nam nữ dựa trên các tư vấn của bác sĩ có thể
trì hoãn việc kết hôn, cũng có thể tự nguyện thực hiện các biện pháp
tránh thai lâu dài hoặc thắt ống dẫn tinh; cơ sở y tế phải cung cấp cho
họ các tư vấn y học và phục vụ y tế” [76, Điều 14].

85
Các quy định tại Điều 9 và Điều 10 nêu trên thể hiện sự quan tâm,
trách nhiệm của các nhà làm luật và Nhà nước Trung Quốc khi xây dựng
quy định cấm người mắc bệnh kết hôn, với những ý nghĩa kinh tế, xã hội
quan trọng, nhưng không phải vì thế mà quy định xong rồi “bỏ đấy”,
cứng nhắc và chỉ quy định về lợi ích của xã hội, của Nhà nước, mà quy
định này được áp dụng linh hoạt, đảm bảo lợi ích quốc gia nhưng vẫn
không làm phương hại đến quyền kết hôn của cá nhân, cụ thể ở đây là
những người mắc bệnh di truyền nguy hiểm. Đồng thời còn quy định về
trách nhiệm của bác sĩ và cơ sở y tế đã tiến hành kiểm tra sức khỏe cho
các nhân đó.
Yêu cầu kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân là biện pháp quan trọng để
đảm bảo thi hành quy định của Luật hôn nhân về các trường hợp cấm kết
hôn, cụ thể là cấm kết hôn đối với người mắc bệnh mà y học cho rằng
không nên kết hôn. Góp phần ngăn chặn sự phát triển, lây lan của các
bệnh truyền nhiễm và bệnh di truyền, bảo vệ sức khỏe cho thế hệ sau, có
ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số.
Tuy nhiên, một số vấn đề được đặt ra, thứ nhất đó là hiện nay, với sự
phát triển của y học, các chuyên gia tư vấn di truyền có thể đưa ra các
tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc một tật bệnh di truyền và cho
các cặp vợ chồng lời khuyên có nên sinh con tiếp theo không, nếu có thì
làm gì để tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền; Kỹ thuật: chẩn đoán
đúng bệnh, xây dựng phả hệ người bệnh, tính được xác suất sinh ra con
bị bệnh; chẩn đoán trước sinh; Xét nghiệm trước sinh: xét nghiệm phân
tích nhiễm sắc thể, ADN xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không,
phương pháp: chọc dò dịch ối; sinh thiết tua nhau thai, ngưng thai kỳ để
giảm thiểu việc sinh ra trẻ tật nguyền. Chẩn đoán sớm được nhiều bệnh
di truyền để sau khi sinh có thể áp dụng các biện pháp ăn kiêng hợp lý
hoặc các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa hậu quả xấu của các gen

86
đột biến cũng có những bước tiến mới [65]. Hơn nữa, như đã phân tích ở
trên, việc di truyền bệnh từ bố, mẹ sang con không phải là tỷ lệ 100%,
thậm chí không đến 50%, nên việc cấm người mắc các bệnh di truyền
nguy hiểm kết hôn hoặc cho phép kết hôn với điều kiện phải đồng ý thực
hiện các biện pháp tránh thai hoặc thắt ống dẫn tinh phải chăng là một
quy định không mang tinh thần nhân đạo của pháp luật, bởi đã lấy đi
quyền thiêng liêng được làm cha, làm mẹ của các cặp vợ chồng, ai, đặc
biệt là những người đã lấy vợ, lấy chồng cũng mong muốn có con, được
nuôi dạy, chăm sóc, nhìn con mình lớn lên, trưởng thành, là sợi dây kết
nối tình cảm trong gia đình, là yếu tố không thể thiếu để xây dựng gia
đình bền vững, hạnh phúc.
Thứ hai, việc cấm kết hôn hoặc dùng các biện pháp tránh thai như
vậy sẽ làm tăng tỷ lệ con ngoài giá thú. Theo quy định của pháp luật,
những người mắc bệnh mà y học cho rằng không nên kết hôn sẽ không
được kết hôn nếu họ không thực hiện các biện pháp tránh thai hoặc thắt
ống dẫn tinh, có nghĩa rằng họ sẽ mất đi quyền sinh con, quyền làm cha
đẻ, mẹ đẻ. Những người không chấp nhận điều này, muốn có con đẻ của
mình có thể sẽ chọn có con ngoài hôn nhân, tự minh nuôi dạy, bất chấp
rủi ro việc con sinh ra và lớn lên có thể sẽ mắc bệnh di truyền. Hoặc việc
tính toán có con ngoài hôn nhân xong sau đó mới kết hôn là điều rất dễ
xảy ra bởi sự khao khát có con.
Đặt vào tình hình kinh tế, xã hội của Trung Quốc tại thời điểm Luật
hôn nhân có hiệu lực năm 1981 và Sửa đổi Luật hôn nhân năm 2001, lúc
này, Trung Quốc đang thi thi hành “Chính sách một con”, là chính sách
kiểm soát dân số, được áp dụng từ năm 1980 đến năm 2015. Tên chính
thức do chính phủ Trung Quốc đặt là “Chính sách kế hoạch hóa gia đình”.
Mục tiêu mà Trung Quốc đề ra khi thi hành chính sách một con là "giảm
bớt các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường", do lo ngại dân số tăng

87
nhanh có thể làm cạn kiệt tài nguyên, gia tăng nghèo đói và đe dọa sự ổn
định của xã hội. Có lẽ việc cấm người mắc bệnh kết hôn theo quy định
của Luật hôn nhân là nhằm hướng tới mục tiêu về chất lượng dân số,
nhưng trong tình hình áp lực dân số rất lớn đồng thời là giai đoạn thi
hành chính sách một con mà Nhà nước cũng “thẳng tay” hơn trong việc
cấm kết hôn và yêu cầu thực hiện tránh thai nếu muốn kết hôn đối với
những người “mắc bệnh mà y học cho rằng không nên kết hôn”. Trong
thực tế thi hành “chính sách một con”, chính phủ Trung Quốc đã có các
quy định nhằm thi hành chính sách này và quán triệt chặt chẽ việc thực
hiện các quy định này, như việc kiểm soát tình hình mang thai, yêu cầu
nạo phá thai, triệt sản... Có thể thấy, việc cấm kết hôn đối với “người
mắc bệnh mà y học cho rằng không nên kết hôn” còn “nhẹ nhàng”, nhân
đạo hơn rất nhiều so với các biện pháp thi hành “chính sách một con” nói
trên, hơn nữa Nhà nước Trung Quốc khi quy định như vậy cũng có thể lý
luận rằng đó là quy định mang tính nhân đạo và nâng cao chất lượng dân
số khi nó đảm bảo hơn việc sinh ra và lớn lên khỏe mạnh của đứa bé.
Nên việc quy định cấm kết hôn như vậy trên quan điểm của các nhà làm
luật và Nhà nước Trung Quốc cũng là dễ hiểu.
Các quy định của pháp luật phải được xây dựng dựa trên cơ sở chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia. Quy định cấm kết hôn đối với
“người mắc bệnh mà y học cho rằng không nên kết hôn” theo quy định
của Luật hôn nhân hiện hành của Trung Quốc là quy định mang đậm dấu
ấn chính trị, xã hội, là ý chí, chính sách của Nhà cầm quyền dựa trên tình
hình dân số và vì chất lượng dân số quốc gia. Về quy định nay, đối với
tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam, theo quan điểm của tác
giả, chúng ta không nên quy định nội dung như vậy, bởi thứ nhất, Trung
Quốc là quốc gia luôn phải đối mặt với việc bùng nố dân số với những hệ
quả về tài nguyên, môi trường, chất lượng sống, chất lượng dân theo sau

88
nó, còn Việt Nam chưa đứng trước áp lực về dân số lớn như vậy. Thứ hai,
quyền được sinh con, quyền có con để nuôi dưỡng, xây dựng gia đình là
quyền, cũng là mong ước của tất của những người làm cha, làm mẹ,
nhiều trường hợp con cháu sinh ra không bị di truyền nặng nề như cha
mẹ, hoặc có nhiều bệnh tỷ lệ di truyền không cao, hơn hết là việc bố mẹ
bất chấp tất cả rủi ro, mong muốn sinh ra và luôn nuôi hy vọng vào việc
sinh ra được khỏe mạnh của con mình. Quy định cấm là mặc nhiên cướp
đi quyền sinh con, quyền được làm bố đẻ, mẹ đẻ của các cặp vợ chồng,
điều này ít nhiều sẽ đều gây tổn thương thêm cho họ. Theo tác giả, thay
vì quy định cấm, chúng ta nên thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi
hiểu biết về các bệnh có tính di truyền, sự thật khách quan về tình trạng
cơ thể nếu mắc bệnh và các hệ lụy kinh tế, xã hội, tinh thần, chất lượng
dân số... khi người mắc bệnh này sinh con, đặc biệt là chủ động phổ biến
có hiệu quả cao hướng tới những người mắc bệnh. Phổ biến luật về nuôi
con nuôi, cho họ biết rằng bản thân vẫn có cơ hội được làm bố, làm mẹ
của những đứa con khỏe mạnh, được chăm sóc, giáo dục và về mặt pháp
luật, vẫn có các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ tương tự như đối với
con đẻ của mình. Khi đã có những hiểu biết về điều này, việc có quyết
định sinh con hay không là do họ quyết định. Đây hoàn toàn không phải
là “trò may rủi” đối với Nhà nước và xã hội, bởi làm vậy sẽ dung hòa
được giữa việc đảm bảo quyền sinh ra của đứa trẻ, quyền được làm cha,
làm mẹ của các cặp vợ chồng với lợi ích của Nhà nước, xã hội và của cả
chính bản thân họ. Chúng ta không quy định trực tiếp vào Luật hôn nhân
và gia đình, nhưng cũng không “bỏ mặc” họ loay hoay trong vòng luẩn
quẩn vì sự thiếu hiểu biết, đây là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn
xã hội, góp phần xây dựng nên một xã hội khỏe mạnh, đoàn kết, hạnh
phúc, văn minh.
Luật hôn nhân Trung Quốc năm 1950 cũng có quy định cấm kết hôn

89
đối với những người “mắc các bệnh hoa liễu hoặc các bệnh tâm thần mà
chưa được chữa khỏi, mắc bệnh phong hoặc các bệnh khác mà y học cho
rằng không nên kết hôn” (khoản 3 Điều 5). Ngoài ra, Luật năm 1950 còn
cấm “người có khiếm khuyết về thể chất, không có khả năng tình dục”
kết hôn (khoản 2 Điều 5), tuy nhiên, Luật hôn nhân năm 1980 đã bỏ quy
định này bởi đây không phải là bệnh, cũng không có tính di truyền,
không gây ra hậu quả xấu nào cho xã hội. Nếu một trong hai bên nam nữ
biết bên kia không có khả năng tình dục mà vẫn tự nguyện kết hôn với họ
thì rõ ràng việc cấm kết hôn là không cần thiết bởi vì đời sống tình dục
không phải là mục đích duy nhất của hôn nhân. Với sự hợp lý đó, khi sửa
đổi Luật hôn nhân năm 1980 vào năm 2001, quy định này cũng không
được quy định trong Luật sửa đổi.
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành không có quy định cụ
thể về cấm kết hôn đối với người mắc bệnh mà y học cho rằng không nên
kết hôn. Tuy nhiên, liên quan đến bệnh cấm kết hôn thì Luật hôn nhân
gia đình năm 2014 cũng cấm kết hôn đối với người bị bệnh tâm thần
hoặc mắc các bệnh khác không làm chủ được hành vi của mình, nhưng
không quy định trực tiếp mà thông qua quy định cấm người bị mất năng
lực hành vi dân sự kết hôn. Như đã phân tích ở mục 2.3 (điều kiện về
năng lực hành vi dân sự) thì quy định này cũng tồn tại những bất cập,
chưa hợp lý và khó khăn cho việc thi hành sao cho đạt được mục đích
của điều luật. Việc quy định riêng về các bệnh cấm kết hôn như pháp luật
của Trung Quốc sẽ khắc phục được sự bất cập nói trên. Ngoài ra, đối với
các bệnh truyền nhiễm, bệnh di truyền và các bệnh khác thì Luật hôn
nhân và gia đình hiện hành của Việt Nam không nhắc tới dù là thông qua
trực tiếp hay gián tiếp.
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 cũng quy định cấm kết hôn đối
với người “mất năng lực hành vi dân sự”, chỉ khác ở hình thức, đó là quy

90
định này ở Luật năm 2000 không được quy định như là một điều kiện kết
hôn như Luật năm 2014, tức là “Không được mất năng lực hành vi dân
sự” mà được quy định là một trong các trường hợp cấm kết hôn, tức là
cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự. Luật HN&GĐ
Việt Nam các năm 1959 và năm 1986 có nét tương đồng với Luật hôn
nhân Trung Quốc khi quy định dưới hình thức cấm người mắc bệnh kết
hôn chứ không thông qua quy định đối với năng lực hành vi dân sự,
khoản b Điều 7 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định cấm kết hôn đối với
người “Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi
của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu”; Điều 10 Luật HN&GĐ năm 1959
quy định “Những người sau đây không được kết hôn: bất lực hoàn toàn
về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa
khỏi”.
Quy định về cấm kết hôn đối với người mắc bệnh tại khoản 2 Điều 7
Luật hôn nhân Trung Quốc là quy định văn minh, tiến bộ. Đây là điều mà
pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hôn nhân gia đình nói
riêng nên học hỏi, tiếp thu và áp dụng linh hoạt vào hoàn cảnh của Việt
Nam.
2.7. Điều kiện về đăng ký kết hôn
Đăng ký kết hôn là việc hai bên nam nữ muốn kết hôn với nhau thì
phải đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn. Đăng ký
kết hôn chính là điều kiện kết hôn về hình thức, bởi nếu không tiến hành
đăng ký kết hôn thì mặc dù có đầy đủ các điều kiện kết hôn nói trên, cụ
thể là theo Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 thì hôn nhân của hai bên nam
nữ cũng không được coi là hợp pháp và không được pháp luật bảo vệ.
Đăng ký kết hôn là một thành phần không thể thiếu của chế độ hôn nhân
và gia đình, mang nhiều ý nghĩa quan trọng:
“Thứ nhất là thưc hiện đăng ký kết hôn thể hiện sự chỉ đạo và giám

91
sát của Nhà nước đối với hôn nhân của công dân. Tiến hành đăng ký kết
hôn là trình tự hợp pháp duy nhất để được kết hôn. Chỉ có thực hiện theo
trình tự này, quan hệ hôn nhân mới phát sinh hiệu lực pháp luật, được
Nhà nước công nhận và bảo vệ.
Thứ hai, thực hiện đăng ký kết hôn là sự thực hiện nghiêm chỉnh
pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng.
Nó duy trì sự tôn nghiêm của pháp luật, bảo vệ tự do hôn nhân; ngăn
chặn các hành vi can thiệp vào tự do hôn nhân; bảo vệ chế độ một vợ một
chồng; bảo vệ sức khỏe của hai bên nam nữ và thế hệ sau; ngăn chặn hôn
nhân cận huyết và hôn nhân giữa những người mà cuộc hôn nhân đó sẽ
làm băng hoại các giá trị văn hóa truyền thống, dẫn đến mất trật tự, văn
hóa xã hội; ngăn chặn các hành vi khác vi phạm pháp luật về hôn nhân và
gia đình, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của quan hệ hôn nhân.
Thứ ba, thực hiện đăng ký kết hôn góp phần nâng cao nhận thức pháp
luật của công dân, đặc biệt là hai bên nam nữ, là một hình thức tuyên
truyền pháp luật và giáo dục đạo đức xã hội, giảm thiểu tranh chấp hôn
nhân, duy trì ổn định xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên” [68, trang 98].
Pháp luật HN&GĐ Việt Nam và Trung Quốc đều có quy định rõ ràng
về đăng ký hết hôn, các nội dung này vừa có nét tương đồng giữa pháp
luật hai nước và vừa có những điểm khác nhau. Pháp luật giữa hai nước
có sự khác nhau là điều tất yếu vì điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã
hội, sự khác nhau về chính sách và quan điểm lập pháp, và gần hơn,
chính là sự khác nhau về các điều kiện kết hôn như đã phân tích ở các
mục trên. Tuy nhiên, trong đó đều có hai nội dung chính là thẩm quyền
đăng ký kết hôn và trình tự đăng ký kết hôn.
Điều 9 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định:
“1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm

92
quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì
không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải
đăng ký kết hôn”.
Điều 8 Luật hôn nhân Trung Quốc hiện hành quy định:
“Hai bên nam nữ muốn kết hôn phải tự mình đến cơ quan đăng ký kết
hôn tiến hành đăng ký kết hôn. Phù hợp với các quy định của Luật này sẽ
được đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nhận được Giấy
chứng nhận đăng ký kết hôn, quan hệ vợ chồng sẽ lập tức được xác lập.
Nếu chưa tiến hành đăng ký kết hôn thì phải làm đăng ký bổ sung” [69,
Điều 8].
2.7.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
2.7.1.1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt Nam
 Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Uỷ ban nhân dân cấp xã
Theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014
“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ
thực hiện đăng ký kết hôn”
Như vậy, nếu muốn đăng ký kết hôn, cả hai bên nam, nữ sẽ đến Uỷ
ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ để thực hiện
đăng ký kết hôn. Quy định đăng ký kết hôn ở cơ quan có thẩm quyền tại
nơi cư trú là quy định hợp lý, mang đầy tính thực tiễn, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đăng ký kết hôn của hai bên nam, nữ. Nhất là đối với
những người làm ăn xa quê hoặc đang tạm trú ở một nơi khác không phải
nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của họ, theo quy định này, thì họ sẽ có
thể đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình đang tạm trú
hoặc nơi đã đăng ký hộ khẩu thường trú để đăng ký.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

93
hướng dẫn Luật hộ tịch, Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới còn có
thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa
bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành
chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên
giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú. Đây là quy định
thể hiện sự linh hoạt của nhà làm luật, theo quy định hiện hành của Luật
hộ tịch thì việc đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam với người nước
ngoài thuộc thẩm quyền đăng ký của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư
trú của công dân Việt Nam, nhưng khu vực biên giới nước ta là nơi “có
nhiều đặc điểm, tình hình đặc điểm khác với các nơi khác, đó là: Địa hình
rất hiểm trở; thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt; dân cư thưa, chủ yếu là
đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ
thuật chậm phát triển; mức sống cả về vật chất, tinh thần thấp” [66] quy
định thêm về thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với việc đăng
ký kết hôn nêu trên sẽ giúp cho việc đăng ký được thuận tiện hơn. Tuy
nhiên điểm bất cập ở chỗ quy định của pháp luật hiện hành quy định thủ
tục đăng ký kết hôn giữa hai công dân Việt Nam (thuộc thẩm quyền Uỷ
ban nhân dân cấp xã) và giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
(thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân cấp huyện) là khác nhau, như việc
xác nhận tình trạng hôn nhân, tình hình sức khỏe nên quy định này tạo
nên tính thiếu đồng bộ cho pháp luật.
 Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Theo quy định tại Điều 37 Luật hộ tịch năm 2014, Ủy ban nhân dân
cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam
cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa
công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt
Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với

94
người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có
yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi
cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
2.7.1.2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn theo pháp luật Trung Quốc
Cơ quan tiến hành đăng kí kết hôn cho cư dân đại lục là chính quyền
cấp huyện; chính quyền tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc có thể căn
cứ theo nguyên tắc thuận tiện để xác định cơ quan cụ thể làm đăng kí kết
hôn cho cư dân ở nông thôn. Cơ quan tiến hành đăng kí kết hôn cho công
dân Trung Quốc với người nước ngoài, cư dân đại lục với cư dân Hồng
Kông, Ma Cao, Đài Loan là chính quyền tỉnh, khu tự trị, thành phố trực
thuộc hoặc cơ quan mà chính quyền tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc
chỉ định.
Theo Điều 4 Điều lệ đăng ký kết hôn Trung Quốc năm 2003, cư dân
đại lục kết hôn, hai bên nam nữ phải đến cơ quan đăng ký kết hôn thuộc
nơi có hộ khẩu thường trú của một trong hai bên để tiến hành đăng ký kết
hôn. Công dân Trung Quốc và người nước ngoài kết hôn với nhau tại
Trung Quốc, cư dân đại lục và cư dân Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan,
Hoa Kiều kết hôn với nhau tại Trung Quốc, hai bên nam nữ phải cùng
nhau đến cơ quan đăng ký kết hôn của bên có hộ khẩu thường trú ở đại
lục để tiến hành đăng ký kết hôn [78, Điều 4].
Đối với trường hợp cư dân là Công dân biên giới Trung Quốc và
công dân biên giới nước láng giềng của Trung Quốc, hai bên trực tiếp
đến cơ quan quản lý đăng ký hôn nhân của huyện (thành phố, khu) biên
giới để đề xuất xin, sau khi Cơ quan quản lý đăng ký hôn nhân thẩm tra
phù hợp quy định của “Luật hôn nhân nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa” và quy định này, thì cho phép đăng ký, cấp Giấy chứng nhận kết
hôn. Cả hai bên hoặc một bên không phù hợp quy định của “Luật hôn
nhân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” và quy định này, thì không

95
cho phép đăng ký.
Như vậy, về thẩm quyền đăng kí kết hôn, so với quy định của pháp
luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc có điểm khác biệt, đó là thẩm
quyền đăng kí kết hôn đối với công dân của quốc gia không thuộc ủy ban
nhân dân cấp xã mà thuộc chính quyền cấp huyện, tuy nhiên, pháp luật
Trung Quốc có sự linh hoạt khi quy định chính quyền tỉnh, khu tự trị,
thành phố trực thuộc có thể căn cứ theo nguyên tắc thuận tiện để xác định
cơ quan đăng kí kết hôn cho những cư dân sống ở vùng nông thôn, điều
này xuất phát từ đặc điểm, điều kiện sinh sống ở nông thôn còn nhiều
khó khăn, đặc biệt là trong việc đi lại. Theo quan điểm của tác giả, quy
định đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam ở trong nước thuộc thẩm
quyền của UBND cấp xã là hợp lý, vì quy định mang tính địa phương
như vậy vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng kí của hai bên nam nữ,
đồng thời thuận lợi cho việc quản lí xã hội, quản lí việc kết hôn của bản
thân người kết hôn và của Nhà nước.
2.7.2. Thủ tục đăng ký kết hôn
2.7.2.1. Thủ tục đăng ký kết hôn theo pháp luật Việt Nam
 Thủ tục đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã
Theo Điều 18 Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ – CP, hai
bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan
đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. Hai bên nam nữ
phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh
nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông
tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây
gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Trường hợp đăng ký
kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn
không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải
nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có

96
thẩm quyền cấp, theo đó, thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam
thực hiện, trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú,
nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy
ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân, quy định này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc
tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu. Về thủ tục cấp Giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân, người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp
Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn
nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện
kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; Trường hợp người
yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly
hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy
tờ hợp lệ để chứng minh, công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn
ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết
hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì nộp bản sao trích
lục hộ tịch tương ứng; Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng
hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc
cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì
công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01
bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của
người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký
thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh
về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng

97
minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã
từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn
nhân của người đó. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành
kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã
yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú
tại địa phương; Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy
đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
cho người yêu cầu; Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng (Giấy xác nhận tình
trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp) thì phải nộp lại Giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.
Về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, để quán triệt việc
thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, tại Nghị định số
110/2013/NĐ – CP của Chính phủ ngày 24/9/2013 Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn
nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã,
Điều 30 có quy định về Hành vi vi phạm quy định về cấp giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân, theo đó:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối
với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan
có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân;

98
b) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp
giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
c) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng
hôn nhân.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi
làm giả giấy tờ để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2,
Khoản 3 Điều này”.
Tại khoản 33 Điều 1 Nghị định số 67/2015/NĐ – CP của Chính phủ
ngày 14/8/2015 Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
110/2013/NĐ – CP ngày 24 tháng 9 năm 2003 của chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư
pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp,
hợp tác xã cũng có bổ sung, theo đó:
“33. Bổ sung Điểm d Khoản 2 Điều 30 như sau:
“Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về cấp giấy xác nhận tình
trạng hôn nhân
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau:
d) Cung cấp thông tin sai lệch để được cấp giấy xác nhận tình trạng
hôn nhân; sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục
đích.”
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định trên, nếu thấy đủ điều
kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình , công chức tư
pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch , cùng hai bên nam , nữ ký
tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết
hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

99
xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trường
hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải
quyết không quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng
ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công
dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương
cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam
nơi công dân Việt Nam thường trú, người yêu cầu đăng ký kết hôn cũng
phải xuất trình các giấy tờ như các trường hợp nên trên và nộp trực tiếp
hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm có: Tờ khai
đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01
Tờ khai chung, Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng
cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước
láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng, bản sao
giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên
giới của công dân nước láng giềng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác
minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trường hợp
cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc. Nếu
hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân
và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn,
công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên
nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi
bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn
 Thủ tục đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân huyện
Theo quy định taị Điều 38 Luật Hộ tịch, hai bên nam, nữ nộp tờ khai
theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của
Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần

100
hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Người nước ngoài, công dân Việt
Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng
hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Về giấy
chứng nhận tình trạng hôn nhân, đối với trường hợp người yêu cầu đăng
ký kết hôn đang cư trú ở trong nước thì phải nộp Giấy xác nhận tình
trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp, thủ tục
cấp như đối với trường hợp đăng ký kết hôn ở Uỷ ban nhân dân cấp xã
nêu trên, trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học
tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình
trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự
của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp. Ngoài
ra, cần phải đáp ứng các nội dung sau đây: Hai bên nam, nữ có thể khai
chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn, Giấy tờ chứng minh tình trạng
hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước
ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ
hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình
trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước
ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó,
nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không
ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có
giá trị sáu tháng kể từ ngày cấp. Trường hợp người nước ngoài không có
hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ
cư trú. Ngoài các giấy tờ nêu trên, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam
đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly
hôn hoặc hủy việc kết hôn, nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục
vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị

101
quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái
với quy định của ngành đó. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ
giấy tờ theo quy tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có
trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện giải quyết. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác
minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm
về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết
hồ sơ đăng ký kết hôn.
Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam , nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy
ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ,
nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch , cùng
hai bên nam , nữ ký tên vào Sổ hộ tịch . Hai bên nam, nữ cùng ký vào
Giấy chứng nhận kết hôn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là
người trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc
phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết
hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt
Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các
bên. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ
tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu
cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên
và hiệu quả quản lý Nhà nước.
2.7.2.2. Thủ tục đăng ký kết hôn theo pháp luật Trung Quốc
Điều 5 Điều lệ đăng ký kết hôn quy định, cư dân đại lục làm đăng ký
kết hôn phải xuất trình các giấy chứng nhận và tài liệu chứng minh sau:
1. Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân

102
2. Giấy xác nhận đang không có vợ hoặc chồng, giấy chứng nhận
giám định không có quan hệ về dòng máu trực hệ và không có quan hệ
họ hàng trong vòng ba đời với người mình kết hôn.
Cư dân Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan làm đăng kí kết hôn phải xuất
trình các giấy chứng nhận và tài liệu chứng minh sau:
1. Giấy chứng nhận thông hành đang có hiệu lực, chứng minh thư
nhân dân
2. Giấy chứng minh có công chứng do cơ quan công chứng nơi cư trú
công chứng xác nhận đang không có vợ hoặc chồng, không có dòng máu
trực hệ và quan hệ họ hàng trong vòng ba đời với người mình kết hôn.
Hoa Kiều làm đăng kí kết hôn phải xuất trình:
1. Hộ chiếu còn hiệu lực
2. Giấy chứng nhận đang không có vợ hoặc chồng, không có cùng
dòng máu trực hệ và quan hệ họ hàng trong vòng ba đời với người mà
mình kết hôn, do cơ quan công chứng của nước cư trú hoặc Đại sứ quán
nước đó tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cấp.
Người nước ngoài đăng ký kết hôn tại Trung Quốc phải xuất trình:
Hộ chiếu còn hiệu lực hoặc các chứng kiện du lịch quốc tế còn hiệu lực
khác; giấy xác nhận chưa có vợ hoặc chồng do cơ quan đại sư quán ở
nước sở tại cấp [78, Điều 5].
Thủ tục đăng kí kết hôn luôn gồm có ba bước, đó là xin đăng kí kết
hôn, thẩm tra, và phê chuẩn.
Thứ nhất là xin đăng kí kết hôn, đó là việc hai bên nam nữ đến cơ
quan đăng kí kết hôn yêu cầu được làm đăng ký kết hôn. Việc yêu cầu
bắt buộc phải do hai bên nam nữ tự mình đến cơ quan đăng ký kết hôn
mà một bên có hộ khẩu để đăng ký. Khi đến đăng ký kết hôn, hai bên
nam nữ phải xuất trình các giấy tờ sau: một là chứng minh thư nhân dân
và hộ chiếu, hai là giấy xác nhận rõ ngày tháng năm sinh và tình trạng
hôn nhân do ủy ban nhân dân xã cấp, ba là giấy chứng nhận kiểm tra sức
khỏe trước hôn nhân do cơ quan y tế cấp.

103
Thứ hai là thẩm tra, là việc cơ quan đăng ký kết hôn căn cứ vào quy
định của pháp luật tiến hành kiểm tra, xác thực. Thẩm tra chủ yếu phân
thành hai phương diện: một là thẩm tra thông tin, cơ quan đăng kí kết hôn
phải thâm tra xem những giấy chứng nhận, tài liệu mà người đến đăng kí
kết hôn cung cấp có chân thực, đầy đủ không, và có phù hợp với quy
định của pháp luật không. Hai là thẩm tra điều kiện, cơ quan đăng kí kết
hôn phải kiểm tra xem hai bên nam nữ có đáp ứng được các yêu cầu về
điều kiện kết hôn hay không. Bao gồm xác nhận xem hai bên nam nữ có
hoàn toàn tự nguyện kết hôn hay không, đã đủ tuổi kết hôn theo quy định
của pháp luật chưa, đã có vợ hoặc chồng chưa, có mắc các bệnh bị cấm
kết hôn không, hai bên nam nữ có quan hệ về trực hệ hoặc có quan hệ họ
hàng trong phạm vi ba đời không.
Điều 6 Điều lệ đăng ký kết hôn Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
năm 2003 quy định: Người đến đăng ký kết hôn thuộc vào một trong các
trường hợp sau đây, cơ quan đăng ký kết hôn không cho phép đăng ký:
1. Chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật
2. Không phù hợp với nguyên tắc tự nguyện kết hôn
3. Một bên hoặc cả hai bên nam, nữ đang có vợ, chồng
4. Có mối quan hệ với nhau về trực hệ hoặc quan hệ họ hàng trong
vòng ba đời.
5. Mắc phải bệnh mà y học cho rằng không nên kết hôn [78, Điều 6].
Điều 16 Luật các biện pháp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em năm
2005 quy định: Các địa phương khi thự hiện kiểm tra y tế trước hôn nhân,
cơ quan đăng ký kết hôn khi thực hiện đăng ký kết hôn, phải tiến hành
kiểm tra y học trước hôn nhân hoặc thẩm định Giấy chứng nhận kiểm tra
y học trước hôn nhân quy định tại Điều 11 Luật bảo vệ sức khỏe bà mẹ
và trẻ em.
Thứ ba là đăng kí, là việc cơ quan đăng kí kết hôn xác nhận tính hợp
pháp của yêu cầu xin đăng kí kết hôn của hai bên nam nữ, tiến hành
chính thức vào sổ và cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu hai bên nam nữ

104
không đáp ứng được các điều kiện kết hôn thì không đăng kí kết hôn cho
họ, và nêu rõ lý do không tiến hành đăng kí, đồng thời tiến hành tuyên
truyền, giáo dục pháp luật cho họ tự giác tuân thủ pháp luật.
Điều 7 Điều lệ đăng ký kết hôn Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm
2003 quy định: Cơ quan đăng ký kết hôn tiến hành thẩm tra
Trung Quốc cũng có quy chế pháp lý riêng đối với trường hợp công
dân sống ở vùng biên giới của Trung Quốc kết hôn với công dân sống ở
vùng biên giới của các nước láng giềng. Pháp luật Trung Quốc quy định:
Công dân biên giới Trung Quốc và công dân biên giới nước láng giềng
của Trung Quốc xin kết hôn, ly hôn, đăng ký tái kết hôn trên lãnh thổ
Trung Quốc, phải tuân thủ “Luật hôn nhân nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa”, làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật
Trung Quốc. Theo đó, Cơ quan quản lý đăng ký hôn nhân của công dân
biên giới là Cơ quan Dân chính của huyện (thành phố, khu) biên giới
Trung Quốc. Công dân biên giới xin đăng ký kết hôn, phải có các giấy tờ
và bằng chứng sau: Đối với công dân biên giới của nước láng giềng, cần
xuất trình: Thứ nhất là giấy chứng nhận là công dân biên giới của nước
láng giềng, thứ hai là Hộ chiếu hoặc Giấy xuất nhập cảnh khu vực biên
giới sử dụng thay thế hộ chiếu được hai bên xác nhận thông qua các kênh
ngoại giao; thứ ba là Chứng minh nhân dân có hiệu lực; thứ tư là Giấy
chứng nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan chính quyền của huyện
(thành phố, khu) biên giới cấp đã được công chứng, và xác nhận đồng ý
kết hôn với công dân biên giới Trung Quốc; thứ năm là Giấy khám sức
khỏe trước khi kết hôn được cấp bởi bệnh viện được chỉ định bởi huyện
(thành phố, khu) biên giới Trung Quốc. Đối với công dân biên giới Trung
Quốc thì phải xuất trình Chứng minh nhân dân Trung Quốc và sổ hộ
khẩu; Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan chính quyền nhân
dân xã, thị trấn thuộc huyện (thành phố, khu) biên giới Trung Quốc cấp;
Đối với người đã ly hôn, phải có giấy ly hôn; Giấy chứng nhận tình trạng
hôn nhân ghi rõ những nội dung như họ tên, địa chỉ, ngày sinh, dân tộc,

105
tình trạng hôn nhân (chưa từng kết hôn, ly hôn, vợ (chồng) đã chết)... [81]
Như vậy, quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc
đối với thủ tục đăng ký kết hôn có điểm tương đồng, cũng có điểm khác
biệt, nhưng về cơ bản đều là trình tự, thủ tục gồm ba bước là đến đăng kí
kết hôn, cơ quan đăng kí kết hôn xem xét, xác nhận xem người đăng kí
có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật không, và cuối cùng
là tiến hành đăng kí và cấp Giấy chứng nhận kết hôn nếu đủ điều kiện.
Các giấy tờ cần xuất trình cũng quy định tương tự nhau, bởi đây đều là
các đòi hỏi để đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội của Nhà nước, quản lý,
chăm lo tốt cho gia đình thì sẽ quản lý và chăm lo tốt được cho xã hội,
cho đất nước, vì một xã hội, đất nước phát triển ổn định, bền vững và tiến
bộ.

106
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc về
điều kiện kết hôn, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Pháp luật Việt Nam quy định tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ hai
mươi tuổi và đối với nữ là từ đủ mười tám tuổi. Pháp luật Trung Quốc
quy định tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ hai mươi hai tuổi và đối với
nữ là từ đủ hai mươi tuổi. Ngoài ra, pháp luật Trung Quốc còn có một vài
điểm bổ sung đối với nội dung này, thứ nhất là khuyến khích kết hôn
muộn và sinh con muộn, thứ hai là linh hoạt trong việc quy định tuổi kết
hôn khi cho phép khu vực dân tộc thiểu số giảm tuổi kế hôn nhưng nam
không được dưới hai mươi tuổi và nữ không được dưới mười tám tuổi,
thứ ba là linh hoạt trong khi cho phép Hội đồng nhân dân ở các địa
phương dân tộc tự trị có quyền kết hợp với tình hình hôn nhân gia đình
cụ thể của từng địa phương linh hoạt quy định cho phù hợp.
2. Điều kiện kết hôn về sự tự nguyện là điểm giống nhau giữa pháp
luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc mà cốt lõi của nó là việc có kết
hôn hay không và kết hôn với ai do là quyền hoàn toàn thuộc về bản thân
mỗi người.
3. Về bản chất, pháp luật Việt Nam và Trung Quốc đều cấm kết hôn
người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không làm chủ được
hành vi của mình. Nhưng điểm khác nhau ở chỗ, pháp luật Việt Nam
không quy định trực tiếp về việc này, mà yêu cầu chủ thể “không bị mất
năng lực hành vi dân sự”, có nghĩa là không bị Tòa án tuyên là mất năng
lực hành vi dân sự, theo đó nếu một người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh
không không làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa bị Tòa án
tuyên mất năng lực hành vi dân sự thì người này vẫn được phép kết hôn
nếu tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn khác theo quy định của pháp

107
luật. Còn pháp luật Trung Quốc thì quy định cấm kết hôn trực tiếp đối
với những trường hợp này.
4. Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện kết hôn là không thuộc
trường hợp kết hôn giả tạo, tảo hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
pháp luật Trung Quốc không quy định về các trường hợp này. Pháp luật
Việt Nam quy định điều kiện kết hôn là không thuộc trường hợp cưỡng
ép kết hôn; pháp luật Trung Quốc không quy định cụ thể mà chỉ coi
cưỡng ép kết hôn là hành vi bị cấm. Pháp luật Việt Nam quy định cấm
kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ
nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng
với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Còn pháp luật
Trung Quốc không có quy định cấm này.
5. Pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc đều cấm kết hôn giữa
những người có dòng máu trực hệ và những người có quan hệ họ hàng
trong vòng ba đời. Quy định này được quy định xuyên suốt trong Luật
hôn nhân và gia đình của cả hai nước qua các lần ban hành, từ Luật hôn
nhân và gia đình đầu tiên đến Luật hiện hành.
6. Pháp luật Việt Nam quy định “Nhà nước không công nhận hôn
nhân giữa những người cùng giới tính”, pháp luật Trung Quốc không đề
cập đến vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Hiện nay, đây
vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi ở cả hai nước, Nhà nước vẫn còn rất dè
dặt trong việc đưa ra những quy địnhvề hôn nhân giữa những người cùng
giới tính.
7. Pháp luật Việt Nam không có quy định cấm kết hôn đối với người
mắc bệnh mà y học cho rằng không nên kết hôn, pháp luật Trung Quốc
có quy định về điều cấm này, cụ thể gồm ba loại bệnh: Bênh truyền
nhiễm mà pháp luật cho rằng không nên kết hôn đang trong thời gian
phát bệnh, bệnh thiểu năng trí tuệ và bệnh liên quan đến tâm thần.

108
8. Về thẩm quyền đăng kí kết hôn, so với quy định của pháp luật Việt
Nam, pháp luật Trung Quốc có điểm khác biệt, đó là thẩm quyền đăng kí
kết hôn đối với công dân của quốc gia không thuộc UBND cấp xã mà
thuộc chính quyền cấp huyện, tuy nhiên, pháp luật Trung Quốc có sự linh
hoạt khi quy định chính quyền tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc có
thể căn cứ theo nguyên tắc thuận tiện để xác định cơ quan đăng kí kết
hôn cho những cư dân sống ở vùng nông thôn.
9. Quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc đối với
thủ tục đăng ký kết hôn có điểm tương đồng, cũng có điểm khác biệt,
nhưng về cơ bản đều là trình tự, thủ tục gồm ba bước là đến đăng kí kết
hôn, cơ quan đăng kí kết hôn xem xét, xác nhận xem người đăng kí có đủ
điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật không, và cuối cùng là tiến
hành đăng kí và cấp Giấy chứng nhận kết hôn nếu đủ điều kiện. Các giấy
tờ cần xuất trình cũng quy định tương tự nhau.
Trên đây là những điểm giống và khác nhau trong quy định về điều
kiện kết hôn giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc. Pháp
luật Việt Nam nên học hỏi những điểm tiến bộ của pháp luật Trung Quốc
và vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm phát
huy hơn nữa hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.

109
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN TỪ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn ở
Việt Nam
3.1.1. Do pháp luật về điều kiện kết hôn vẫn còn những bất cập
Luật HN&GĐ của nước ta qua các lần sửa đổi đã có những thay đổi
ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, Luật HN&GĐ năm
2014 trên cơ sở các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 đã có những
thay đổi, bổ sung về điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những
bất cập, vướng mắc, gây khó khăn cho việc áp dụng và hiệu quả đối với
các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội còn chưa cao. Những bất cập này thể
hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất là quy định điều kiện đối với hai bên nam nữ không bị mất
năng lực hành vi dân sự. Theo quy định này, một người sẽ không được
kết hôn nếu họ bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình và bị Tòa án ra quyết định tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự
năm 2015 thì một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi Tòa
án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân
sự, nếu không có quyết định này của Tòa án thì một người dù có đầy đủ
các biểu hiện của bệnh tâm thần và có kết luận của bác sĩ về bệnh tâm
thần, nhưng nếu không có một quyết định tuyên bố người này mất năng
lực hành vi dân sự thì họ vẫn có thể có quyền kết hôn nếu đáp ứng đủ các
điều kiện khác của pháp luật, đó là trường hợp một người bị tâm thần
nhưng có những lúc phát bệnh, có những lúc không phát bệnh, nếu họ đi
đăng ký kết hôn vào những lúc không phát bệnh, có biểu hiện bình
thường, thể hiện sự tự nguyện của mình tại nơi đăng ký kết hôn thì cơ

110
quan nhà nước có thẩm quyền vẫn hoàn toàn có thể làm thủ tục đăng ký
kết hôn cho họ. Ngay cả khi họ bị phát hiện mắc bệnh tâm thần hoặc các
bệnh khác không làm chủ được hành vi tại cơ quan đăng ký kết hôn, mà
người có thẩm quyền coi như mình không biết, thì người mắc bệnh vẫn
đáp ứng được điều kiện kết hôn về năng lực hành vi dân sự. Rõ ràng nếu
không có người có quyền và lợi ích liên quan nào, cơ quan, tổ chức nào
gửi yêu cầu đến Tòa án để Tòa xác thực và tuyên bố một người bị bệnh
tâm thần hoặc mắc các bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi thì họ vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của điều kiện kết
hôn về việc không bị mất năng lực hành vi dân sự. Kết hôn, xây dựng gia
đình là quyền, cũng là mong muốn, ước mong chính đáng của con người
nhưng quyền này, mong ước chính đáng này phải được thực hiện trong
khuôn khổ pháp luật.
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định điều kiện kết hôn đối
với một người là họ “không bị mất năng lực hành vi dân sự” với những ý
nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, nhân văn rất lớn, nhưng quy định này lại
chưa đủ chặt chẽ về mặt pháp lý để việc áp dụng trong thực tiễn được dễ
dàng, đạt hiệu quả theo đúng mục đích của nó. Đây là một điểm bất cập
của pháp luật, để đạt được hiệu quả áp dụng theo đúng tinh thần của điều
luật thì cần thiết phải xây dựng văn bản hướng dẫn áp dụng chi tiết, chặt
chẽ hơn đối với trường hợp điều kiện kết hôn về năng lực hành vi dân sự
quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014.
Thứ hai là điều kiện việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết
hôn theo điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình, theo
đó, các trường hợp cấm kết hôn gồm:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ

111
chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc
chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng
dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa
cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con
nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
Điểm bất cập ở chỗ, các quy định này có chỗ còn chưa phù hợp và
chưa có sự liên kết với các quy định khác về điều kiện kết hôn. Cụ thể,
thứ nhất là quy định điều kiện kết hôn về độ tuổi đã rất rõ ràng về độ tuổi
tối thiểu có thể kết hôn của hai bên nam, nữ, vậy quy định kết hôn không
thuộc vào trường hợp tảo hôn - là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên
hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, là một quy định thừa, không cần
thiết. Thứ hai là quy định điều kiện kết hôn là không thuộc vào trường
hợp “cưỡng ép kết hôn” có sự trùng lặp khi tại điểm b khoản 1 Điều 8 đã
quy định rất rõ điều kiện kết hôn về sự tự nguyện, không bên nào được
cưỡng ép bên nào hoặc người thứ ba nào cưỡng ép. Thứ ba là hành vi “ly
hôn giả tạo”- là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi
phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác
mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân tại điểm a và “cản trở kết
hôn” - là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của
cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện
kết hôn tại điểm b là hoàn toàn không phù hợp khi là nội dung của điều
kiện kết hôn. Các điểm a, b, c, d tại khoản 2 Điều 5 là các hành vi bị cấm,
pháp luật quy định nội dung này nhằm mục đích bảo vệ chế độ hôn nhân
và gia đình là cần thiết. Tuy nhiên việc gắn quy định về điều kiện kết hôn
với những nội dung này theo quy định tại Điều 8 là chưa hợp lý.
3.1.2. Do yêu cầu từ thực tiễn khách quan ở Việt Nam

112
Kết hôn là một sự kiện pháp lí đặc biệt quan trọng, một yếu tố cơ bản
cần thiết cho sự ra đời của gia đình – nền tảng của xã hội, nhận thức rõ
được điều này, quy định về điều kiện kết hôn là một trong những nội
dung quan trọng, bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ khi muốn thiết lập
một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo
vệ.
Cuộc sống phức tạp ngày càng biến đổi đa chiều, đất nước đang trong
giai đoạn chuyển mình, những chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa,
tư tưởng của đất nước cộng với sự ảnh hưởng của tư tưởng, pháp luật trên
thế giới nói chung, các quốc gia trong khu vực nói riêng ít nhiều ảnh
hưởng đến cách nhìn nhận về hôn nhân, mà một trong những biểu hiện là
những thay đổi trong pháp luật nước ta. Làm sao để dung hòa tốt nhất,
bảo đảm tiến bộ, tinh thần pháp luật mà vẫn giữ được văn hóa, phong tục
tập quán tốt trong nhân dân, trong quy định về các điều kiện kết hôn là
điều rất đáng quan tâm trong xây dựng pháp luật về hôn nhân gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình năm của nước ta qua các lần sửa đổi đã có
những thay đổi ngày càng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, Luật
HN&GĐ năm 2014 trên cơ sở các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000
đã có những thay đổi, bổ sung về điều kiện kết hôn nhưng vẫn còn những
điểm chưa hợp lý, vẫn còn thiếu những nội dung cần thiết để quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn “hoàn thành” tốt nhất “nhiệm vụ” của
mình đối với sự phát triển kinh tế, văn minh, tiến bộ xã hội và vẫn giữ
nhìn được bản sắc văn hóa dân tộc mà trọng tâm của nó là xây dựng gia
đình hạnh phúc, bền vững.
3.1.3. Do yêu cầu học tập kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới,
đặc biệt là Trung Quốc
Điều kiện kết hôn là chế định mang đậm dấu ấn kinh tế, chính trị, văn
hóa – xã hội của quốc gia, nhưng cũng không nằm ngoài xu thế phát triển

113
chung của thế giới, đặc biệt là với những quy định dựa trên các nghiên
cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực như pháp lý, y học, xã hội học. Việc
học hỏi, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế
giới là điều rất cần thiết. Trung Quốc là quốc gia láng giềng với Việt
Nam, núi liền núi, sông liền sông, có bề dày lịch sử về giao lưu văn hóa,
pháp luật về hôn nhân và gia đình, mà cụ thể là các quy định về điều kiện
kết hôn cũng có những điểm giống và khác nhau, nghiên cứu pháp luật
hôn nhân và gia đình Trung Quốc về điều kiện kết hôn so sánh với pháp
luật Việt Nam là điều cần thiết để có thêm những hiểu biết, nhận thức
mới nhằm đánh giá, qua đó, học hỏi tiếp thu những điểm tốt. Qua các nội
dung đã phân tích, so sánh ở Chương 2, có thể thấy được rõ sự tương
đồng và khác biệt, đặc biệt, thấy được các điểm tiến bộ và mặt hạn chế
của pháp luật về điều kiện kết hôn của Việt Nam và Trung Quốc. Tiếp
thu có chọn lọc những điểm tiến bộ và áp dụng linh hoạt cho phù hợp với
các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam, nhìn nhận các điểm
hạn chế để tránh mắc phải sai lầm là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt vì là
hai nước láng giềng, nên việc kết hôn giữa công dân hai nước Việt Nam
và Trung Quốc là tương đối phổ biến, nghiên cứu quy chế pháp lý của cả
hai nước trong quan hệ hôn nhân mà cụ thể là điều kiện kết hôn có yếu tố
nước ngoài là việc rất thiết thực.
3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn ở Việt
Nam
3.2.1. Đảm bảo sự định hướng của Đảng trong việc hoàn thiện
pháp luật nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc, bền
vững
Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo Nhà nước và xã hội
Việt Nam, việc ban hành và thực thi các văn bản pháp luật đều phải đảm
bảo thực hiện theo đường lối, chính sách của Đảng. Gia đình phát triển

114
bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là
nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của
xã hội và sự ổn định dân số của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay,
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đứng trước nhiều
vận hội cũng như thách thức, tác động mạnh mẽ tới vị trí, vai trò của gia
đình theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực.Vì vậy, việc Đảng ta đề ra
các chủ trương, chính sách để phát triển “các tế bào” của xã hội và việc
đảm bảo thực hiện các chủ trương, chính sách đó trong việc xây dựng
pháp luật về hôn nhân và gia đình là việc vô cùng quan trọng. Tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, vai trò của gia đình và xây dựng gia đình
trong thời kỳ mới được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và làm sâu sắc. Thứ
nhất, kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh khi bàn về vai trò của gia đình đối với sự phát triển của Nhà nước
và xã hội, “Đảng ta nhấn mạnh:“Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”2. Quan điểm của Đảng cho
thấy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng “tế
bào” phải phát triển bền vững. Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên
mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Không có gia đình tái tạo ra con
người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển
được” [67] Thứ hai, Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến
lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Đảng
ta nhận thức rõ rằng, con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những
phẩm chất tốt đẹp nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước
hết là từ mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội. Các gia đình chịu trách
nhiệm trước xã hội về sản phẩm của gia đình mình, phải có trách nhiệm
nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cung cấp cho xã hội những công dân hữu
ích. Cùng với nhà trường, gia đình tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy
người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động tương lai có chất lượng cao.

115
Thứ ba, Gia đình có vai trò giữ gìn, lưu truyền, phát triển văn hóa dân tộc.
Đảng ta nhấn mạnh gia đình là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích,
qua các câu ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên
dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục
hình thành nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý
các mối quan hệ hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét
đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ
đó mỗi cá nhân hình thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, tình cộng đồng, lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh
hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù
trong lao động sản xuất… Đảng ta chỉ rõ: Trong giai đoạn hiện nay để
“xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” cần
sự chung tay góp sức của toàn xã hội, mà xét đến cùng, đó là trách nhiệm
của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể [67]. Kết hôn là một sự kiện pháp
lí đặc biệt quan trọng, một yếu tố cơ bản cần thiết cho sự ra đời của gia
đình – nền tảng của xã hội. Quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn
có vai trò rất quan trọng bởi điều kiện kết hôn xác định khi nào thì người
ta con thể kết hôn, xác lập quan hệ vợ chồng, xây dựng nên gia đình –
với những chức năng vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội. Và chỉ
khi nào việc kết hôn đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn về nội dung và
hình thức, thì cuộc hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp, đi liền với nó
là được Nhà nước công nhận và bảo vệ. Xây dựng pháp luật về hôn nhân
và gia đình nói chung và quy định về điều kiện kết hôn nói riêng là một
nội dung quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình bền vững,
hạnh phúc mà Đảng đã đề ra, và ngược lại, việc xây dựng các quy định
này theo đường lối, định hướng của Đảng cũng là một yêu cầu cần phải
đảm bảo đối với các nhà làm luật.

116
3.2.2. Căn cứ vào điều kiện văn hóa, xã hội của Việt Nam nhằm
đảm bảo vai trò của pháp luật trong việc công nhận quan hệ vợ chồng
– điều kiện tiên quyết đầu tiên để xây dựng gia đình
Kết hôn là một sự kiện pháp lí đặc biệt quan trọng, một yếu tố cơ bản
cần thiết cho sự ra đời của gia đình – nền tảng của xã hội. Quy định của
pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung và về điều kiện kết hôn nói
riêng chịu sự chi phối của các yếu tố văn hóa, xã hội. Quan hệ hôn nhân
gia đình là một loại quan hệ xã hội, sự tồn tại và phát triển của quan hệ
hôn nhân gia đình do sự sự tồn tại và phát triển của xã hội quyết định.
Ngoài ra các yếu tố khác như tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán, văn
hóa nghệ thuật cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến pháp luật về điều kiện kết
hôn. từ những tác động trong việc xây dựng pháp luật, đến việc thực thi
pháp luật. Nội dung của quy định ngoài việc phù hợp với yếu tố tự nhiên,
khoa học, còn phải phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội mang tính đặc
thù của quốc gia, có như vậy, pháp luật mới có tính thực thi cao và phát
huy vai trò điều chỉnh của mình.
3.2.3. Hoàn thiện quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn cần
đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, song các quan hệ xã hội luôn
biến động, thay đổi, đòi hỏi pháp luật cũng phải thay đổi theo. Xu hướng
toàn cầu hóa hiện nay cũng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mới cho phù
hợp với sự thay đổi đa dạng của các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ
hôn nhân và gia đình mà điều kiện kết hôn là một nội dung trong đó.
Chính vì vậy, trong hoàn thiện pháp luật, việc đáp ứng yêu cầu trong bối
cảnh toàn cầu hóa là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề đặt ra, nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, toàn cầu hòa vừa mang đến
những tác động tích cực, đồng thời cũng đặt nước ta dưới những thách
thức, khó khăn. Làm sao để hòa nhập, giao lưu với thế giới, đồng thời

117
tiếp thu những văn minh, tiến bộ mà vẫn giữ được văn hóa, bản sắc dân
tộc là một vấn đề lớn trong mọi lĩnh vực. Quy định của pháp luật trong
lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và điều kiện kết hôn nói riêng cũng
không nằm ngoài những thách thức đó.
3.2.4. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp về điều kiện kết
hôn của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc
Với quá trình xây dựng và những thành tựu đạt được trong xây dựng
pháp luật nói chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng, cụ
thể hơn là pháp luật về điều kiện kết hôn nói trên của Trung Quốc, có thế
thấy đó là bài học rất quý báu để chúng ta nghiên cứu, học hỏi và vận
dụng linh hoạt vào điều kiện của quốc gia, theo hướng tránh những sai
lầm, điểm bất cập và học hỏi những tiến bộ trong quy định của pháp luật
về điều kiện kết hôn của Trung Quốc.
3.3. Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoàn
thiện pháp luật về điều kiện kết hôn của Việt Nam
3.3.1. Bỏ quy định về điều kiện kết hôn “Không bị mất năng lực
hành vi dân sự”, thay vào đó là quy định cấm kết hôn đối với người bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi
Quy định “Không bị mất năng lực hành vi dân sự” là một điều kiện
kết hôn là điểm bất cập của pháp luật, không phát huy tốt nhất được vai
trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, cụ thể là trong
quan hệ hôn nhân gia đình. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định điều kiện
kết hôn là “Không bị mất năng lực hành vi dân sự”, quy định này nhằm
đảm bảo cho yếu tố về sự tự nguyện khi kết hôn của hai bên nam nữ và
cũng xuất phát từ yêu cầu thực tế, một người bị tâm thần hoặc không làm
chủ được hành vi của mình thì ngay cả bản thân mình họ còn không tự
làm chủ được, bởi vậy họ không thể đảm đương được các nghĩa vụ phát

118
sinh khi đã xác lập quan hệ vợ chồng, làm chủ gia đình, việc chăm sóc
gia đình, con cái, bố mẹ, xã hội và thực hiện các giao dịch dân sự là điều
không thể, như vậy không thể đảm bảo được cuộc sống, hạnh phúc gia
đình, đi ngược lại với mục đích của hôn nhân. Nhưng theo quy định của
Bộ luật dân sự hiện hành, một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi chỉ bị coi là mất
năng lực hành vi dân sự nếu có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan đến Tòa án và Tòa án trên cơ
sở kết luận giám định pháp y tâm thần ra quyết định tuyên bố người này
là người mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, nếu không có người yêu
cầu và không có quyết định của Tòa án thì họ vẫn không bị coi là mất
năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền
đăng ký kết hôn dù có phát hiện hay không phát hiện ra bệnh của họ thì
cũng đều không có cơ sở pháp lý để từ chối tiến hành đăng ký kết hôn
cho họ.
Quy định trực tiếp cấm kết hôn đối với người bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi sẽ có
nhiều ưu điểm hơn. Trước hết là quy định như vậy sẽ đơn giản, dễ hiểu
hơn cho người dân, đọc lên sẽ hiểu ngay ý nghĩa cấm kết hôn của điều
luật, thay vì phải dẫn chiếu, tìm hiểu “năng lực hành vi dân sự là gì”,
“mất năng lực hành vi dân sự” là gì mới có thể hiểu được nội dung của
quy định. Thứ hai, quy định như vậy sẽ giải quyết được những bất cập
nêu trên khi quy định điều kiện kết hôn là “không bị mất năng lực hành
vi dân sự” mà vẫn giữ được hàm ý và đạt được mục đích của quy định,
đồng thời tăng hiệu quả cho việc áp dụng pháp luật, hướng tới xây dựng
xã hội tiến bộ, văn mình với những tế bào bền vững, hạnh phúc.

119
3.3.2. Yêu cầu xuất trình giấy khám sức khỏe do cơ quan có thẩm
quyền cấp đối với cả hai trường hợp đăng kí kết hôn tại UBND cấp xã
và UBND cấp huyện
Đây là điều kiện đi kèm khi đến đăng ký kết hôn của hai bên nam nữ,
nội dung đồng nhất với quy định cấm những người mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác không làm chủ được hành vi kết hôn. Vì chỉ có qua khám
sức khỏe và xuất trình giấy khám sức khỏe cho cơ quan có thẩm quyền
cấp thì mới có thể xác định được một người có mắc phải các bệnh cấm
kết hôn hay không. Bởi có nhiều trường hợp người mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh không không làm chủ được hành vi trong tình trạng bệnh là có
lúc phát bệnh, có lúc không phát bệnh, và họ có thể phát bệnh và ngừng
phát bệnh bất cứ lúc nào, nếu khi đến cơ quan đăng ký kết hôn làm thủ
tục đăng ký là thời điểm không phát bệnh thì về bề ngoài, họ hoàn toàn
giống như người bình thường và cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn
không thể nào phát hiện ra được.
Yêu cầu này cần được thực hiện ở cả hai trường hợp khi đến đăng kí
kết hôn ở UBND cấp xã và ở UBND cấp huyện. Bởi dù là đăng kí ở
UBND cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên thì UBND xã cũng chỉ
biết được tinh hình cụ thể của một bên, còn bên kia thì không biết rõ bởi
họ không cư trú tại địa phương, thậm chí ngay cả đối với công dân của xã
thì cũng cần có giấy xác nhận tình trạng sức khỏe bởi việc mắc bệnh có
thể xảy ra bất cứ lúc nào và không phải lúc nào cơ quan có thẩm quyền
tại địa phương cũng có thể theo dõi sát sao được hết. Cần làm triệt để, có
hiệu quả bởi nếu để lọt những người không có đủ điều kiện kết hôn mà
vẫn được kết hôn thì những quy định về điều kiện kết hôn của Luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam sẽ trở nên vô nghĩa, bởi thực chất họ không
đủ điều kiện kết hôn như quy định của pháp luật nhưng vẫn được kết hôn,
lúc này, các giá trị nhân văn, kinh tế, xã hội của điều luật đã không được

120
phát huy và đây chính là mầm mống cho sự phát triển đi xuống của xã
hội về chất lượng dân số, về sự bền vững, hạnh phúc của gia đình.
3.3.3. Bổ sung các quy định nhằm bảo vệ quyền kết hôn của người
cao tuổi
Đối với người đã cao tuổi, việc tái hôn ít được con cái, người thân và
xã hội quan tâm, bản thân họ cũng có những tư tưởng, suy nghĩ tự hạn
chế quyền tự do hôn nhân của mình khi đã mất đi người vợ, người chồng.
Có thể có nhiều lý do như tuổi đã cao, lại ái ngại xã hội di nghị, cười chê.
Ít ai có thể hiểu được sự thiếu thốn trong đời sống tình cảm, tinh thần của
họ. Pháp luật đã công nhân quyền kết hôn của công dân nhưng việc quan
tâm đến những đối tượng đặc biệt như người cao tuổi là điều nên thực
hiện, bởi yếu tố khách quan như tuổi tác và các tác động khác từ xã hội là
yếu tố có tác động tiêu cực đền quyền kết hôn của họ mà những thành
phần khác trong xã hội là những người trẻ tuổi không phải chịu.

121
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Qua việc phân tích nêu trên, xuất phát từ sự cần thiết của việc hoàn
thiện các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và trên cơ sở
nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng pháp luật về điều kiện kết hôn của
Trung Quốc. Pháp luật về điều kiện kết hôn của Việt Nam phải hoàn
thiện các vấn đề sau đây:
1. Quy định cấm kết hôn đối với người bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, thay vì quy
định điều kiện “không mất năng lực hành vi dân sự”.
2. Yêu cầu xuất trình giấy khám sức khỏe do cơ quan có thẩm quyền
cấp đối với cả hai trường hợp đăng kí kết hôn tại UBND cấp xã và
UBND cấp huyện.
3. Xây dựng các quy định cụ thể hơn nhằm mục đích bảo vệ quyền
kết hôn của người già mà đã ly hôn hoặc vợ (chồng ) đã chết, bị tuyên bố
là đã chết.

122
KẾT LUẬN

Quy định về điều kiện kết hôn là quy định không thể thiếu của pháp
luật nói chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng của các
quốc gia. Người muốn kết hôn bắt buộc phải tuân thủ các điều kiện này
khi muốn thiết lập một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật
công nhận và bảo vệ.
Mục tiêu về một xã hội văn minh, tiến bộ với hạt nhân là những gia
đình hạnh phúc, bền vững càng đòi hỏi hơn bao giờ hết các quy định chặt
chẽ, hợp lý của pháp luật về điều kiện kết hôn và sự tuân thủ các quy
định này của người dân, đặc biệt là trong bối cảnh giao lưu, hòa nhập
quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội mà quan hệ hôn
nhân và gia đình là một trong số đó.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật Trung Quốc, cũng
như đặt trong mối tương quan với các quy định của pháp luật Việt Nam
về điều kiện kết hôn, có thể rút ra những kết luận cơ bản cũng như bài
học cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hôn
nhân và gia đình nói chung và pháp luật về điều kiện kết hôn nói riêng
như sau:
1. Điều kiện kết hôn là những yêu cầu của pháp luật mà người kết
hôn phải đáp ứng được thì cuộc hôn nhân đó mới được coi là hợp pháp ,
xuất phát từ lợi ích của người kết hôn và yêu cầu phát triển của xã hội.
2. Việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn có
ý nghĩa rất quan trong trong việc xây dựng gia đình tiến bộ, bền vững,
hạnh phúc, vì một xã hội, một đất nước phát triển ổn đinh, tiến bộ. Điều
kiện kết hôn bao gồm điều kiện kết hôn về nội dung và điều kiện kết hôn
về hình thức, trong đó điều kiện kết hôn về nội dung bao gồm các điều
kiện bắt buộc và các điều kiện cấm, điều kiện kết hôn về hình thức là các
quy định về việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chủ thể kết hôn đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh các điều kiện về nội
dung và hình thức nói trên thì cuộc hôn nhân mới được coi là hợp pháp
và được Nhà nước thừa nhận, bảo vệ.

123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các năm 1946,
1959,1986, 1992.
2. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, 2015.
3. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.
4. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.
5. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.
6. Luật Hôn nhân và gia đình các năm 1959, 1986, 2000, 2014.
7. Luật Hộ tịch năm 2014.
8. Nghị định số 110/2013/NĐ – CP của Chính phủ ngày 24/9/2013 Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành
chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã.
9. Nghị định 67/2015/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 110/2013/NĐ – CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hôn nhân
và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp có quy định về
Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân
một vợ, một chồng.
10. Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ hướng
dẫn Luật hộ tịch.
11. Thông tư 15/2015/TT – BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư Pháp quy
định chi tiết thi thành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số
123/2015/NĐ – CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
một số Điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.
12. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
13. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp

124
14. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên hợp
quốc .
15. Lê Quốc Bình, Đánh giá dưới góc độ xã hội về tôn trọng, thực hiện
và bảo vệ quyền của người đồng tính trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình. Kỷ yếu Hội thảo khoa học về kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ
quyển của LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình, do Chính phủ
Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tổ
chức ngày 20, 21/12/2012.
16. Bộ Tư Pháp (1989), Những nguyên tắc chung về pháp luật dân sự của
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Tài liệu tham khảo), Hà Nội.
17. Đàm Đại Chính (2005), Văn hóa Tính dục và Pháp luật, Nxb. Thế
giới, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Cừ (2014), “Hoàn thiện các quy định về điều kiện kết
hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (kì 1)”, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 1/2014, tr15 – 19.
19. Nguyễn Văn Cừ, (2013), “Hoàn thiện các quy định về điều kiện kết
hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (kỳ 2)”, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 24/2013, tr 9 – 13.
20. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện (2002), "Bình luận khoa học Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam", Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Việt Đức (2014), Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội, Kết hôn giữa công dân Việt Nam với công
dân Trung Quốc, Đài Loan tại Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Hà Nội.
22. Nguyễn Hồng Hải (2002), “Về khái niệm và bản chất pháp lý của hôn
nhân”, Tạp chí Luật học, số 3/2002.
23. Nguyễn Thị Hiền (2013), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Trường hợp cấm kết hôn – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Hà Nội.

125
24. Tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa (2000), Hôn Nhân gia đình trong xã hội
hiện đại, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
25. Phạm Thị Thu Hoài (2011), Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
Luận văn Thạc sỹ, Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan thực trạng
và giải pháp, Hà Nội.
26. Dương Hoán (2010), Quyền kết hôn của người đồng tính, Kỷ yếu tọa
đàm khoa học Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm quyền của
các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Bùi Minh Hồng (2001), Trường Đại học luật Hà Nội, Luận văn thạc
sĩ, Các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
28. Đặng Thị Bích Huệ (2015), Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật –
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới
trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình – Những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Hương (2006), Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội, Pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài
tại Việt Nam, Hà Nội.
30. Vũ Thị Thanh Huyền (2013), Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội, Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ
trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hà Nội.
31. ThS. Ngô Thị Hường (2001), “Mấy vấn đề về quy định cấm kết hôn
giữa những người cùng giới tính”, Tạp chí Luật học, số 6/2001.
32. GS. BS Đặng Phương Kiệt (chủ biên) (2006), Gia đình Việt Nam –
Các giá trị truyền thống và những vấn đề tâm – bệnh lý xã hội, Nxb.
Lao động, Hà Nội.
33. Nguyễn Thị Lan (2015), “Hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng
dưới khía cạnh xã hội – pháp lý và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí
Khoa học , Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, Tập 31, số 1/ 2015,

126
Tr 43.
34. Bùi Thị Mừng (2013), “Một số vấn đề về cấm kết hôn giữa những
người cùng giới tính”, Tạp chí Luật học, số 1/2013.
35. Bùi Thị Mừng (2011), “Quyền kết hôn và ly hôn của phụ nữ Việt
Nam và Thái Lan nhìn dưới góc độ so sánh luật”, Tạp chí luật học, số
2/2011.
36. Bùi Thị Mừng (2011), Về độ tuổi kết hôn theo luật Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam năm 2000, Tạp chí luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, số 11/2011, tr38 – 43.
37. Bùi Thị Mừng (2015), Chế định kết hôn trong luật hôn nhân và gia
đình – Vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nôi,
Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
38. Trương Hồng Quang (2014), Người đồng tính, song tính, chuyển giới
tại Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
39. Trương Hồng Quang, Lê Thị Hoàng Thanh (2011), “Pháp luật Việt
Nam về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài”, Tạp chí Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, số 9/2011, tr 50 – 59.
40. Hoàng Như Thái (2012), Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật, Luận
văn Thạc sĩ, Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước
ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật một số nước
trên thế giới, Hà Nội.
41. Tiến sĩ Chu Hải Thanh, "Một số điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam", Tạp chí Nghề luật, số 1/2008.
42. Trần Trọng Thuyết, Để góp phần hạn chế vi phạm Điều 10 Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Tạp chí Dân chủ và pháp luật,
Bộ Tư Pháp, số 4/2008, tr 57 – 58.
43. Hồ Nữ Thục Trinh (2014), Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,

127
Luận văn Thạc sỹ, Hiện tượng kết hôn sớm nhìn từ góc độ công tác
xã hội, , Hà Nội.
44. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện xã hội học,
Mai Quỳnh Nam (chủ biên) (2002), Gia đình trong tấm gương xã hội
học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
46. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật so sánh, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội.
47. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ
Luật học (phần chuyên ngành Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia
đình, Luật tố tụng dân sự), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
48. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.
49. Trường Đại học Thủ Dầu Một; Chủ biên: Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn
Văn Hiệp ; Nguyễn Phương Lan, Ngô Tuyết Lan (2014), Văn hóa
Trung Quốc, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP.
Hồ Chí Minh.
50. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2007), Giáo trình lý
luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
51. Trường Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa, PGS.TS Hà Thị Mai
Hiên (2004), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội.
52. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội
và nhân văn, Khoa Luật (1999), Giáo trình Luật hôn nhân gia đình
Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

128
53. Bành Quốc Tuấn, Những điểm tiến bộ của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 về luật áp dụng điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố
nước ngoài, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 2/2015, tr 57 –
63.
54. Nguyễn Thị Vân (2015), Kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam năm 2014, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học
Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
55. Từ điển Tiếng Việt (1998), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
56. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, LG. Trương Hồng Quang
(2014), Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại Việt Nam và vấn
đề đổi mới hệ thống pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. http://suckhoedoisong.vn/ (ngày 05/5/2009) “Ảnh hưởng của tuổi tác
đến khả năng sinh sản của phụ nữ”.
58. http://www.laodong.com.vn (ngày 07/6/2009) “Thay đổi cách nhìn về
ngày đồng tính”.
59. www.ndt.com.vn (ngày 12/7/2012) “Phòng chống hôn nhân cận
huyết không đơn giản”.
60. http://suckhoecongai.com/ (ngày 29/7/2015) “Những tác hại của hôn
nhân cận huyết”.
61. hongquang.wordpress.com (ngày 06 /12 /2011) Trương Hồng Quang,
“Nhu cầu kết hôn của người đồng tính”
62. www.nld.com.vn (ngày 10/02/2012) “Nhức nhối nạn tảo hôn” .
63. http://ubdt.gov.vn/ (ngày 04/6/2015) "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”.
64. https://vi.wikipedia.org “Hôn nhân đồng giới”.
65. https://dayhocblog.wordpress.com (ngày 16/3/2013) “Bảo vệ vốn
gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học”.
66. http://web.cema.gov.vn/ (ngày 04/01/2007) “Xây dựng đời sống văn

129
hóa ở khu vực biên giới trong giai đoạn hiện nay”.
67. http://dangcongsan.vn/ (ngày 30/9/2015) “Đại hội XI về xây dựng gia
đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay”.
II. Tiếng Trung

68. 《成人高等法学教育主干课程教材, 婚姻家庭法教程》, (2001) 夏

吟兰 主编, 由中国政法大学出版社出版.

69. 中华人民共和国婚姻法(1950 年), (1980 年), (2001 年)


70. 中华人民共和国人口与计划生育法 (2001 年), (2015 年)

71. 中华人民共和国刑法(修订)2014 年

72. 最高人民法院最高人民法院关于适用《中华人民共和国》若干

问题的解释(二)(2003 年 12 月 25 日)

73. 最高人民法院最高人民法院关于适用《中华人民共和国》若干问
题的解 释 (三)(2011 年 8 月 9 日)
74. 中华人民共和国老年人权益保障法 (2015 年 4 月 24 日)
75. 中华人民共和国母婴保健法 (1994 年 10 月 27 日)

76. 母婴保健法实办法(2001 年 6 月 20 日)

77. 中华人民共和国传染病防治法 (2004 年 8 月 28 日)

78. 婚姻登记条例 (2003 年 8 月 8 日)

79. 中华人民共和国妇女权益保障法 (2005 年 8 月 28 日)

130
80. 民政部出台贯彻执行《婚姻登记条例》若干问题的意见
(2004 年 3 月 29 日)
81. 中国边民与毗邻国边民婚姻登记办法 (2012 年 8 月 8 日)

82. 中华人民共和国宪法修正案 (修正)(2004 年 3 月 14 日)

83. http://zhidao.baidu.com/ (2013 – 3 - 29) “什么叫做晚婚晚育?”

84. http://blog.sina.com.cn/ (2016 – 04 – 04) “重婚是什么意思?”

85. http://baike.baidu.com/ “近亲结婚”

131

You might also like