You are on page 1of 92

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN THUỲ LINH

Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN : NGUYỄN THUỲ LINH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM LONG

Hà Nội - 2017
i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoạn luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Các đánh giá, kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thuỳ Linh


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i


MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ........................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP .....................................................................................................5
1. 1. Tổng quan về Tài chính doanh nghiệp .......................................................5
1.1.1. Doanh nghiệp ...........................................................................................5
1.1.2. Tài chính doanh nghiệp ...........................................................................6
1.2. Phân tích Báo cáo Tài chính doanh nghiệp .................................................8
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp ....8
1.2.2. Thông tin phân tích báo cáo tài chính ....................................................9
1.2.3. Quy trình phân tích ................................................................................14
1.2.4. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính .....................................18
1.2.5. Nội dung phân tích báo cáo tài chính ...................................................27
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích báo cáo tài chính ..........................34
1.3.1. Các nhân tố chủ quan ............................................................................34
1.3.2. Các nhân tố khách quan ........................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG
TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN .....................................................36
2.1. Đặc điểm của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam ...............................36
2.1.1. Tầm quan trọng của ngành ...................................................................36
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành ...........................36
2.2. Khái quát về Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn ...........................37
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................37
2.2.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................41
iii

2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thời gian gần đây ........44
2.3. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng Vicem
Bút Sơn.................................................................................................................47
2.3.1. Thực trạng áp dụng quy trình phân tích báo cáo tài chính .................47
2.3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp phân tích báo cáo tài chính ..........47
2.3.3. Thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính ................................47
2.4. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi
măng Vicem Bút Sơn ..........................................................................................56
2.4.1 Kết quả đạt được......................................................................................56
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN ..........................60
3.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cố phần xi
măng Vicem Bút Sơn ..........................................................................................60
3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi
măng Vicem Bút Sơn ..........................................................................................61
3.2.1. Hoàn thiện sử dụng phương pháp phân tích tài chính ........................61
3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính ................................61
3.3 Kiến nghị ........................................................................................................69
3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước .......................................69
3.3.2. Kiến nghị với Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam ...............70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................72
PHỤ LỤC .................................................................................................................73
Phụ lục 1 : Bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn 73
iv

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường đại học Ngoại thương, các Thầy, Cô đã tận
tình dạy dỗ, giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tiến sĩ Phạm Long đã dành nhiều thời gian và
tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình và chỉ bảo cho tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn thạc sĩ.

Tôi cũng xin được cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ tôi trong quá trình
hoàn thành luận văn này.
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ đầy đủ

BTCT Báo cáo tài chính

LNST Lợi nhuận sau thuế

HTK Hàng tồn kho

ROA Tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

AOE Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu

ROS Tỷ suất sinh lời của doanh thu

SOA Số vòng quay của tài sản

EPS Lợi nhuận trên cổ phiếu

EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

TSCĐ Tài sản cố định

TSNH Tài sản ngắn hạn

TSDH Tài sản dài hạn

VCSH Vốn chủ sở hữu

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

HĐKD Hoạt động kinh doanh


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016.................................................45
Bảng 2.2. Tình hình tài sản của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn giai đoạn
2014-2016 (Đơn vị: triệu đồng) ................................................................................48
Bảng 2.3. Tình hình Nguồn vốn của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn giai
đoạn 2014-2016 (Đơn vị: triệu đồng) .......................................................................51
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn giai
đoạn 2014-2016 .........................................................................................................52
Bảng 2.5. Các hệ số phân tích cân đối vốn Công ty Vicem Bút Sơn giai đoạn 2014-
2016 ...........................................................................................................................54
Bảng 2.6. Các hệ số phân tích hiệu quả hoạt động Công ty Vicem Bút Sơn giai đoạn
2014-2016..................................................................................................................55
Bảng 2.1. Các hệ số phân tích khả năng sinh lời ......................................................55
Bảng 3.1. Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút
Sơn giai đoạn 2014-2016 ..........................................................................................61
Bảng 3.2. Các hệ số thể hiện khả năng cân đối vốn của Công ty xi măng Vicem Bút
Sơn và ngành vật liệu xây dựng ................................................................................63
Bảng 3.3. Các hệ số khả năng hoạt động của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút
Sơn và ngành sản xuất vật liệu xây dựng ..................................................................64
Bảng 3.4. Các hệ số phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần xi măng
Vicem Bút Sơn và ngành sản xuất vật liệu xây dựng ...............................................65
Bảng 3.5: Các hệ số cấu thành ROA trong phân tích Dupont giai đoạn 2014-2106 ........ 67
Bảng 3.6. Các hệ số cấu thành ROE trong phân tích Dupont từ giai đoạn 2014-2016 ....68
vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty ..........................................................41
Hình 3.1. Biểu đồ Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn giai đoạn 2014-2016 ...................62
viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN


1. Các thông tin chung

1.1. Tên luận văn: Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng
Vicem Bút Sơn

1.2. Tác giả: Nguyễn Thuỳ Linh

1.3. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

1.4. Bảo vệ năm: 2017

1.5. Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Long

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá các lý luận về Phân tích báo cáo tài chính và tìm hiểu
thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn,
đề tài đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ
phần xi măng Vicem Bút Sơn.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Phân tích thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xi măng
Vicem Bút Sơn giai đoạn 2014-2106.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ
phần xi măng Vicem Bút Sơn.

3. Những đóng góp mới của luận văn

- Luận văn phân tích và tìm ra những điểm còn hạn chế trong công tác phân
tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn.

- Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo
tài chính tại công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn.
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế ngày một phát triển, nhu cầu thông tin ngày càng trở nên đa dạng
và bức thiết. Những người sử dụng thông tin không những cần các số liệu đơn thuần
mà cần sự đánh giá, phân tích các số liệu ấy. Với những người sử dụng thông tin từ
các Báo cáo tài chính, họ còn cần phải được biết về sức mạnh tài chính, khả năng
phát triển của doanh nghiệp để có thể đưa ra các quyết định. Vì thế, hoạt động phân
tích báo cáo tài chính càng trở nên quan trọng không chỉ đối với các nhà quản lý
doanh nghiệp mà còn đặc biệt quan trọng với các nhà đầu tư, nhà cung cấp và các
chủ nợ. Phân tích báo cáo tài chính giúp cho doanh nghiệp nhận biết được vị thế,
khả năng hoạt động sản xuất cũng như thực trạng tài chính của mình. Phân tích báo
cáo tài chính giúp cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn: nên hay không
nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp. Với các chủ nợ, kết quả từ hoạt động phân
tích báo cáo tài chính sẽ giúp đưa ra quyết định cho vay hay không. Đối với các nhà
cung cấp, hoạt động này lại giúp đánh giá đối thủ để ra các quyết định hợp tác.

Là một doanh nghiệp sản xuất xi măng hàng đầu tại Việt Nam, báo cáo tài
chính của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn thực sự được nhiều đối tượng
quan tâm. Tuy nhiên, tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, hoạt động phân
tích báo cáo tài chính mới diễn ra trong một vài năm gần đây và còn nặng về tính
khái quát, chưa đầy đủ, phương pháp phân tích còn đơn giản, việc khai thác, sử
dụng kết quả phân tích với các đối tượng quan tâm chưa đúng mức,… do đó chưa
phát huy triệt để tác dụng của việc phân tích báo cáo tài chính trong việc nâng cao
hiệu quả quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động
của công ty.

Để góp phần giải quyết những tồn tại trong công tác phân tích báo cáo tài chính tại
Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện phân
tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn.”
2

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới luận văn

Phân tích báo cáo tài chính là chủ đề được nhiều tác giả trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu trên nhiều góc độ chuyên sâu khác nhau.

- Các công trình nghiên cứu nước ngoài: Tác giả Clyde P.Sticdney (2003),
“Finance Reporting and Statement Analysis” có những nghiên cứu sâu sắc về việc
trình bày báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính. Tác phẩm này trình bày
về phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nói chung. Tác giả Charles
H.Gibson (2012), “Finance Reporting Analysis – Using Finance Accounting
information”, tác giả đã đi sâu vào phân tích các phương pháp phân tích báo cáo tài
chính cũng như những hạn chế của việc thu thập số liệu. Tài liệu cũng nhấn mạnh
các mục tiêu của người sử dụng thông tin là khác nhau và trình bày các công cụ và
phương pháp phân tích nhằm đạt được mục tiêu đó.

- Các công trình nghiên cứu trong nước: Tác giả Phạm Thành Long (2008) với
luận án tiến sĩ “Hoàn thiện, kiểm tra, phân tích BCTC với việc tăng cường quản trị
tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” đã nghiên cứu các thực
trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm tra, nội dung kiểm tra
BCTC cũng như hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Tác giả Nguyễn Hồng Anh (2016) với luận án tiến
sĩ “Hoàn thiện phân tích BCTC các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước
ngoài ở Việt Nam” đã nêu ra những hạn chế và tồn tại trong công tác phân tích báo
cáo tài chính ở các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam qua đó nêu
những cách khắc phục những tồn tại đó.

Sau khi nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã công bố, tác giả nhận thấy
chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về công tác phân tích báo cáo tài chính tại một
doanh nghiệp cụ thể trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng mà cụ thể là Công ty cổ
phần xi măng Vicem Bút Sơn. Vì thế công trình nghiên cứu về việc hoàn thiện công
tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn là
không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào trước đó.
3

3. Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung vào các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa lý luận về phân tích báo cáo tài chính.

- Tìm ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong thực trạng phân tích
báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ
phần Xi măng Vicem Bút Sơn nhằm giúp phát triển công tác phân tích báo cáo tài
chính tại Công ty và giúp mang đến những thông tin hiệu quả cho người sử dụng kết
quả của báo cáo phân tích tài chính, đặc biệt là các cổ đông.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác phân tích báo cáo tài chính.

- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên
cứu quá trình, kết quả phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xi măng
Vicem Bút Sơn trong 3 năm 2014, 2015 và 2016.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Phân tích thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xi măng
Vicem Bút Sơn giai đoạn 2014-2106.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ
phần xi măng Vicem Bút Sơn.

6. Giả thuyết khoa học

Nếu tìm ra các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ
phần xi măng Vicem Bút Sơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại trong công tác
phân tích tại công ty, mặt khác đưa ra những kết luận chính xác và cần thiết giúp
những người sử dụng kết quả phân tích có quyết định đúng đắn.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
4

- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích và tổng hợp; thống kê và so sánh

8. Đóng góp khoa học của đề tài

Bằng các phương pháp nghiên cứu được áp dụng, đề tài đưa ra các giải pháp
hoàn thiện hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xi măng
Vicem Bút Sơn.

9. Kết cấu luận văn:

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục
bảng biểu, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng Vicem
Bút Sơn

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi
măng Vicem Bút Sơn
5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


DOANH NGHIỆP

1. 1. Tổng quan về Tài chính doanh nghiệp


1.1.1. Doanh nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm

Doanh nghiệp: Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân,
hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.

Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân.
Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các doanh nghiệp chứ
không phải các cá nhân. (Lưu Thị Hương, 2005, tr7)

Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp (2005): Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là
thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp

Thông thường trong tài chính, tổ chức kinh doanh được chia ra làm ba dạng
căn bản: doanh nghiệp tư nhân (Sole proprietorship), doanh nghiệp hợp danh
(Partnership) và doanh nghiệp cổ phần (Company or Corporation). Ngoài ba dạng
cơ bản, tổ chức kinh doanh trên thực tế cũng có những dạng cụ thể. Ví dụ như ở
Việt Nam, chúng ta còn có các loại hình như doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn
một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một
thành viên nhà nước, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,…

Trên thực thế, doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh chiếm số lượng
lớn nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cổ phần lại chiếm ưu thế về tỷ trọng hoá đơn
kinh doanh cũng như tỷ trọng về lợi nhuận trong các loại hình doanh nghiệp. (Vũ
Duy Hào, Trần Minh Tuấn, 2016, tr.4)
6

1.1.2. Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ
giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính
doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:

Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi
doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào
doanh nghiệp.

Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể
hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài
chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể
phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, doanh
nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp
cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa
sử dụng.

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế, doanh
nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hang hoá,
dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp
tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động… Điều quan
trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hang hoá
và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách
đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường.

Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất
– kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền
sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thong qua
hang loạt chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập),
chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí…(Vũ Duy Hào, Trần Minh
Tuấn, 2016, tr.10-tr.11)
7

Vai trò của Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp nắm vai trò thiết yếu trong hệ thống tài chính không
chỉ ở Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới. Sự tăng trưởng hay suy
thoái của nền kinh tế một quốc gia gắn liền với sự vận hành của bộ máy sản xuất
kinh doanh, vốn có quan hệ sống còn với sự thu hẹp hay mở rộng của nguồn lực tài
chính. Vì thế, việc phát huy vai trò của Tài chính doanh nghiệp là vô cùng quan
trọng, điều này không chỉ phụ thuộc vào bộ máy quản lý, điều hành tài chính doanh
nghiệp trong doanh nghiệp mà còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách điều hành kinh
tế vĩ mô của quốc gia.

Các vai trò cơ bản của Tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay:

– Tài chính doanh nghiệp là công cụ khai thác và thu hút vốn, đảm bảo và duy
trì vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Vốn là yếu tố tiền đề của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Một doanh
nghiệp bắt đầu kinh doanh hay mở rộng sản xuất đều phải có vốn đủ để đáp ứng nhu
cầu. Khi nhu cầu về vốn tăng cao, tất yếu nảy sinh vấn đề huy động vốn. Trong điều
kiện nền kinh tế hiện nay, việc khai thác và huy động vốn càng trở nên cấp bách và
mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Vì thế tài chính doanh nghiệp phải phát
huy vai trò khai thác và thu hút vốn qua các kênh huy động vốn khác nhau nhằm
huy động các nguồn vốn thích hợp với các mục tiêu kinh doanh, chi phí thấp, an
toàn và nhanh chóng cho doanh nghiệp.

– Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm
và hiệu quả

Hiện nay, mỗi nhà quản lý đều phải cân nhắc rất kỹ khi sử dụng vốn trong
doanh nghiệp bởi tình hình kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh trì trệ. Vì thế, mỗi
đồng vốn phải được sử dụng một cách cẩn trọng, tiết kiệm nhưng phải phát huy
được hiệu quả tối đa. Khi đó, tài chính doanh nghiệp phải phát huy tối đa vai trò của
mình trong việc sử dụng vốn bằng việc xem xét các mối quan hệ của doanh nghiệp
với các chủ thể kinh tế khác, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như phân tích thực trạng các số liệu kế toán để đảm bảo an toàn vốn
8

đồng thời cũng phân tích, tính toán để tạo ra khả năng quay vòng vốn nhanh nhất có
thể hoặc mở rộng nguồn vốn bằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính một cách có hiệu
quả nhất.

– Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ánh rõ nhất thực trạng sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu tài chính như hệ số nợ, hệ số
thanh toán, hệ số đòn bẩy… nhà quản lý có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để áp dụng các chính sách tốt nhất
đối với doanh nghiệp.

1.2. Phân tích Báo cáo Tài chính doanh nghiệp


1.2.1. Khái niệm, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

1.2.1.1. Khái niệm

Phân tích được hiểu theo cách chung nhất là sự phân chia các sự vật, hiện
tượng trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa các bộ phận cấu thành của sự vật
và hiện tượng đó. Trên cơ sở đó nhận thức được tính chất và hình thức phát triển
của các sự vật và hiện tượng đang nghiên cứu.

Hiện nay có nhiều cách diễn giải khác nhau về khái niệm phân tích báo cáo tài
chính. Tuy nhiên trong đề tài này, tác giả xin phép được sử dụng định nghĩa sau:

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so
sánh số liệu về tài chính trong kì hiện tại với các kì kinh doanh đã qua. Thông qua
việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể
đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong
tương lai của doanh nghiệp. (Nguyễn Năng Phúc, 2014, tr.14)

1.2.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính thì khác nhau tuỳ theo từng đối tượng
sử dụng thông tin được phân tích:
9

- Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: tạo thành chu kỳ đánh giá đều đặn về
các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, đánh giá khả năng
thanh toán, khả năng sinh lời cũng như các rủi ro của doanh nghiệp; làm cơ sở cho
các dự báo tài chính như lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân quỹ…; cung cấp thông
tin cho các quyết định của ban giám đốc, đồng thời là công cụ kiểm soát các hoạt
động quản lý.

- Đối với các nhà đầu tư (cổ đông và các nhà đầu tư khác): Mục tiêu chính
của các nhà đầu tư là gia tăng giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp vì họ đã bỏ vốn
vào doanh nghiệp và có thể phải chịu nhiều rủi ro. Các cổ đông và các nhà đầu tư
khi đầu tư vào doanh nghiệp quan tâm tới khả năng sinh lời, rủi ro, diễn biến giá
của cổ phiếu, do đó khi phân tích tài chính họ tập trung vào các nội dung này.

- Đối với chủ nợ (những người cho vay): người cho vay phân tích báo cáo tài
chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của doanh nghiệp.

Ngoài ra phân tích báo cáo tài chính cũng được các đối tượng khác quan tâm
bởi họ có sử dụng các thông tin của phân tích làm cơ sở cho các hoạt động của họ.
Đó là các cơ quan thuế, công an, những người hưởng lương trong doanh nghiệp.
(Vũ Duy Hào, Trần Minh Tuấn, 2016, tr.94-tr.95)

1.2.2. Thông tin phân tích báo cáo tài chính

1.2.2.1. Thông tin nội bộ

Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính công khai của doanh nghiệp và các báo
cáo nội bộ phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh
nghiệp.

Các báo cáo cần thiết đối với hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và là nội dung chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và
công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh
10

nghiệp. Bởi vậy hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích
sau:

- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công
nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong một kỳ hạch toán.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình
và kết quả hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã
qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ
quan trọng cho việc đề ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ
nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. (Nguyễn Thị Đông, 2008, tr.25)

Các báo cáo tài chính được sử dụng là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả
kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra,
để phục vụ yêu cầu quản lý, kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành các
ngành; các tổng công ty, tập đoàn sản xuất; các công ty liên kết có thể quy định
thêm các báo cáo tài chính liên kết khác.

Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của
một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính
có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh
doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông thường, Bảng cân đối kế toán
được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: Một bên phản
ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện
có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh
nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Đó là vốn của chủ (vốn tự có) và các khoản nợ.

Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển
hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống.
11

Bên tài sản: Tài sản lưu động (tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán, các
khoản phải thu, dự trữ); tài sản tài chính; tài sản cố định hữu hình và vô hình.

Bên nguồn vốn

Nợ ngắn hạn (Nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp, phải trả khác, nợ
ngắn hạn ngân hang thương mại và các tổ chức tín dụng khác); nợ dài hạn (nợ vay
dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát
hành trái phiếu); vốn chủ sở hữu (thường bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận
không chia, phát hành cổ phiếu mới).

Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản; bên
nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài
chính của doanh nghiệp.

Bên tài sản và bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ tiêu:
Số đầu kỳ, số cuối kỳ. Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có một số khoản
mục ngoài Bảng cân đối kế toán như: Một số tài sản thuê ngoài, vật tư, hàng hoá
nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hoá nhận bán hộ, ngoại tệ các loại…(Lưu Thị
Hương, 2005, tr.33-tr.34).

Báo cáo kết quả kinh doanh: Một thông tin không kém phần quan trọng
được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo Kết quả
kinh doanh. Khác với Bảng cân đối kế toán, báo cáo Kết quả kinh doanh cho biết sự
dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho
phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo Kết quả
kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi
bán hàng hoá, dịch vụ; so sánh tổng chi phi phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để
vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết
quả sản xuất – kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo Kết quả kinh
doanh phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm
năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp.
12

Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo Kết quả kinh doanh:
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính;
doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó.

Những loại thuế như: VAT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất, không phải là
doanh thu và không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không được phản ánh trên
báo cáo Kết quả kinh doanh. Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các
khoản phải nộp khác được phản ánh trong phần: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với
Nhà nước (Lưu Thị Hương, 2005, tr.35-tr36).

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được
chi trả hay không, cần tìm hiểu tình hình Ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân quỹ
thường được xác định cho thời gian ngắn (thường là từng tháng).

Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ (thu Ngân quỹ), bao gồm:
Dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hoá hoặc dịch vụ); dòng
tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất
thường.

Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi Ngân quỹ), bao gồm: Dòng
tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động
đầu, tài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường.

Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện
cân đối ngân quỹ đối với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối
kỳ. Từ đó, có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiếu cho doanh nghiệp nhằm
mục tiêu đảm bảo chi trả. (Lưu Thị Hương, 2010, tr.36)

Điểm khác biệt lớn giữa Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ là khấu hao. Báo cáo kết quả kinh doanh cố gắng dàn trải các khoản chi phí
đầu tư theo thời gian. Đối với chi phí khấu hao trong báo cáo kết quả kinh doanh,
chi phí đầu tư được hạch toán trong nhiều năm chứ không phải thời điểm mua. Trái
lại, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ công nhận ý nghĩa tiền mặt của việc chi tiêu đầu tư
khi phát sinh. Do đó, trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các khoản “chi phí” khấu
hao đã đước sử dụng để tính thu nhập ròng và khoản chi tiêu đầu tư sẽ được ghi
13

nhận khi khoản chi tiêu đó được thanh toán. Để làm được điều này, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ sẽ được tạo ra một cách riêng biệt trong các hoạt động kinh doanh,
đầu tư và tài chính. Bằng cách này, các dòng tiền vào ra dù lớn hay nhỏ của các
hoạt động đầu tư cũng không ảnh hưởng đến giá trị dòng tiền tao ra từ hoạt động
kinh doanh.

Thuyết minh báo cáo tài chính: là một báo cáo tổng hợp được lập để giải
thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất– kinh doanh, hoạt động
tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các
báo cáo khác không thể trình bày rõ rang và chi tiết. Qua đó giúp những người quan
tâm đến doanh nghiệp hiểu rõ ràng và chính xác hơn tình hình hoạt động thực tế của
doanh nghiệp.

Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản và được chia thành hai mảng
chính sau:

Thông tin về phương pháp kế toán đang áp dụng, cụ thể:


- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
- Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.
- Các chính sách kế toán áp dụng.
Thông tin cụ thể về tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp trong
kỳ báo cáo:
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán.

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh.
- Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Mặc dù Thuyết minh báo cáo tài chính là một phần bắt buộc của Báo cáo tài
chính và đã có mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo Quyết định của Bộ Tài chính
nhưng không có chuẩn mực nào về độ chính xác và rõ ràng. Vì thế các doanh
nghiệp sẽ công bố thông tin ở mức tối thiểu có thể, điều này phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của các nhà quản lý. Báo cáo tài chính càng minh bạch càng tốt nhưng vẫn
14

phải đảm bảo bí mật thương mại và bí quyết duy trì khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.

1.2.2.2. Thông tin bên ngoài

Các số liệu về ngành, các đối thủ cạnh tranh được các cơ quan quản lý nhà
nước, các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp có chức năng phân tích thực hiện.

1.2.3. Quy trình phân tích

1.2.3.1. Thu thập thông tin

Phân tích tài chính không phải chỉ giới hạn những tài liệu thu thập được từ tất
cả các báo cáo tài chính, mà cần phải thu thập đầy đủ những thông tin liên quan đến
tình hình tài chính doanh nghiệp, như: các thông tin chung về giá cả, thị trường, tiền
tệ, thuế, các thông tin về kinh tế ngành, về phương hướng, về kinh tế của doanh
nghiệp. Những thông tin liên quan đến doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng.
Ngoài báo cáo tài chính, còn phải thu thập các tài liệu trên báo cáo kế toán quản trị,
ngoài các chỉ tiêu tổng hợp, cần phải thu thập các chỉ tiêu chi tiết,…Có như vậy,
mới cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin.

Để đạt được hiệu quả cao trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, việc
thu thập và xử lý số liệu trước hết cần đảm bảo đầy đủ ba yêu cầu: chính xác, toàn
diện và khách quan.

Những tài liệu làm căn cứ phân tích thường bao gồm: tất cả các số liệu trên hệ
thống báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo
lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) như:

- Số liệu về quy mô vốn của doanh nghiệp, có thể chi tiết cho từng loại tài sản,
nguồn hình thành tài sản – làm căn cứ để phân tích sự biến động về quy mô, cơ cấu
tài sản và nguồn hình thành tài sản, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Số liệu về doanh thu đạt được (báo cáo kết quả kinh doanh)

- Số liệu về chi phí kinh doanh (báo cáo kết quả kinh doanh)

- Số liệu về lợi nhuận thu được (báo cáo kết quả kinh doanh)
15

Những số liệu trên không chỉ thu thập ở kỳ thực tế, mà còn thu thập ở các kỳ
kế hoạch, các kỳ kinh doanh trước, hoặc nhiều kỳ kinh doanh trước để đánh giá
chung tình hình hoàn thành kế hoạch, hoặc tốc độ tăng trưởng về tài chính doanh
nghiệp. Ngoài việc thu thập và xử lý số liệu qua hệ thống báo cáo tài chính theo chế
độ hiện hành của doanh nghiệp, hệ thống chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật-tài chính của
doanh nghiệp theo kế hoạch hàng năm, còn phải thu thập thêm các báo cáo chi tiết
về tài sản, nguồn hình thành tài sản, về doanh thu, về chi phí và lợi nhuận của từng
loại hoạt động, từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm hoặc từng loại sản phẩm.
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm các báo cáo bằng lời văn, những nhận định khó
khăn, thuận lợi trong hoạt động tài chính nói riêng và trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nói chung, hoặc có thể phỏng vấn trực tiếp những người
quản lý và theo dõi từng mặt hoạt động của doanh nghiệp,… Có như vậy, số liệu
thu thập được mới thực sự đảm bảo đầy đủ những luận chứng khoa học, nhằm phân
tích sâu sắc và toàn diện mọi mặt hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cung cấp
đầy đủ những thông tin đảm bảo mọi yêu cầu cho quản trị doanh nghiệp ngày càng
tốt hơn cả về số lượng và chất lượng.

Chất lượng phân tích phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tài liệu thu thập
được, Bởi vậy, sau khi thu thập được đầy đủ những tài liệu, cần phải tiến hành kiểm
tra độ tin cậy của những số liệu. Việc kiểm tra những tài liệu thu thập được cần tiến
hành trên nhiều mặt:

- Tính hợp pháp của tài liệu: trình tự lập có đúng với quy định đã được ban
hành thống nhất hay không, người lập báo cáo có đủ trình độ chuyên môn và đạo
đức nghề nghiệp hay không và phải có đầy đủ chữ ký và đóng dấu của cấp có thẩm
quyền phê duyệt.

- Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu có đảm bảo đầy đủ được sự thống
nhất hay không.

- Tính chính xác của việc tính và ghi các con số trên các bảng biểu: Cần kiểm
tra lại những con số được tính ra đảm bảo tính chính xác, hợp logic và có ghi đúng
dòng, cột quy định của biểu mẫu hay không.
16

- Cách đánh giá đối với chỉ tiêu giá trị.

Giai đoạn tiếp theo của quá trình thu thập và kiểm tra thông tin là xử lý các
thông tin đã thu thập được. Xử lý thông tin là một quá trình sắp xếp các thông tin đã
thu thập được theo những mục đích nhất định, nhằm tính toán, so sánh, giải thích,
đánh giá và xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động tài
chính của doanh nghiệp, phục vụ cho việc đưa ra các quyết định cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh tiếp theo. Đồng thời cũng là những căn cứ quan trọng phục vụ
cho việc dự báo, dự đoán tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong
tương lai (Nguyễn Năng Phúc, 2014, tr.50-tr.52).

1.2.3.2. Xử lý thông tin

Sau khi đã thu thập được đầy đủ những tài liệu cần thiết, vận dụng các phương
pháp phân tích phù hợp, cần xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích. Bởi vì, các chỉ
tiêu là sự biểu hiện bằng con số của quá trình và kết quả hoạt động trong sự thống
nhất giữa mặt lượng và mặt chất. Các chỉ tiêu tính ra có thể là số tuyệt đối, số bình
quân, số tương đối,…Các chỉ tiêu này, có thể phản ánh khái quát tình hình tài chính
của doanh nghiệp, hoặc các chỉ tiêu phản ánh nguồn vốn và chính sách huy động
vốn, các chỉ tiêu phản ánh tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, các
chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư của doanh nghiệp,…hoặc có thể tính ra các chỉ
tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu này có thể so sánh với kế hoạch, các
kỳ kinh doanh trước hoặc với các tiêu chuẩn định mức trong ngành, thậm chí so
sánh với tiêu chuẩn định nước ở một số nước tiên tiến trên thế giới. Tính chính xác
của việc tính toán các chỉ tiêu trên mang tính chất quyết định đến chất lượng của
công tác phân tích. Bởi vậy, khi tính toán xong các chỉ tiêu, cần phải tiến hành kiểm
tra lại các số liệu.

Các chỉ tiêu có thể trình bày dưới dạng biểu mẫu, biểu đồ hay đồ thị, hoặc có
thể bằng các phương trình kinh tế,…qua đó có thể vận dụng các phương pháp thích
hợp, giúp cho việc đánh giá sâu sắc thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Đồng
thời cũng là cơ sở để dự báo, dự đoán xu thế phát triển tài chính của doanh nghiệp.
17

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, cần xác định rõ nguyên nhân và chỉ ra nguyên nhân
chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân tổng quát, nguyên nhân cụ thể, nguyên
nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, nhân tố số lượng, nhân tố chất lượng,
nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực,…Đây chính là những căn cứ quan trọng để đề
xuất những kiến nghi và giải pháp.

Một trong những mục tiêu rất cơ bản của phân tích báo cáo tài chính là dự
đoán xu thế phát triển về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Đây
là một vấn đề mà chắc chắn mọi đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính
đều quan tâm. Dự đoán ở đây có thể căn cứ vào mục tiêu của hoạt động tài chính
doanh nghiệp, chẳng hạn: muốn tăng tổng lợi nhuận cần phải tăng doanh thu. Muốn
tăng tổng doanh thu thì phải tăng vốn, để tăng trưởng về vốn phải dự đoán về nhu
cầu vốn, thị trường vốn của doanh nghiệp trong tương lai. Để tiến hành dự đoán,
người ta có thể áp dụng nhiều phương pháp, như: dãy số biến động theo thời gian,
phương pháp nội suy, phương pháp tương quan và hồi quy bội,...Ngoài ra, còn phải
phân tích các yếu tố khác, như: giá cả, thị trường. quan hệ cung cầu về sản phẩm
hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường,…

1.2.3.3. Tổng hợp kết quả, rút ra kết luận

Phân tích báo cáo tài chính có thể được tiến hành trên từng báo cáo tài
chính, hoặc chỉ một số chỉ tiêu nào đó trên một báo cáo tài chính, hoặc phân tích các
chỉ tiêu có mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính hoặc phân tích toàn diện các mặt
hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Song, cuối giai đoạn của quá trình phân tích
cần phải tổng hợp lại, đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chung toàn bộ
hoạt động tài chính của doanh nghiệp hoặc phản ánh đúng theo mục tiêu và nội
dung phân tích đã được đề ra trong chương trình phân tích.

Trên cơ sở tổng hợp những kết quả đã phân tích cần rút ra những nhận xét,
những đánh giá, những ưu điểm và những tồn tại, những thành tích đã đạt được,
những yếu kém cần khắc phục trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. (Nguyễn
Năng Phúc, 2014, tr.54)
18

1.2.4. Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Việc phân tích báo cáo tài chính có thể sử dụng một hay tổng hợp một số
phương pháp phân tích. Một số phương pháp phân tích hay được sử dụng là phương
pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố,
phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích liên hoàn, phương pháp phân tích hồi
quy…Dưới đây là một số phương pháp phân tích báo cáo tài chính thường được sử
dụng:

1.2.4.1. Phương pháp so sánh

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức
độ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích các báo cáo tài chính của
doanh nghiệp, trước hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so
sánh là tuỳ thuộc và mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh được chọn là
gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc là
kỳ kế hoạch, hoặc là kỳ kinh doanh trước. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt
đối, số tương đối, hoặc là số bình quân.

Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo
thoả mãn các điều kiện so sánh sau đây:

- Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu.
- Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu.
- Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị
và thời gian).
Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài các
điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác, như: cùng phương hướng kinh
doanh, điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Tất cả các điều kiện kể trên gọi chung là đặc tính “có thể so sánh được” hay
tính chất “so sánh được” của các chỉ tiêu phân tích.
Ngoài ra, cần xác định mục tiêu so sánh trong phân tích các báo cáo tài chính.
Mục tiêu so sánh trong phân tích là nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và mức
19

biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích (năng suất
tăng, giá thành giảm).
- Mức biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ. Kỳ
thực tế với kỳ kế hoạch, hoặc kỳ thực tế với kỳ kinh doanh trước,…
- Mức biến động tương đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này với
trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có
liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Nội dung so sánh bao gồm:
- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước
nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của
doanh nghiệp.
- So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức
phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính của
doanh nghiệp.
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiêu biểu của
ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp tốt hay xấy, khả quan hay không khả quan.
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình
thức:
- So sánh theo chiều ngang
- So sánh theo chiều dọc
- So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu
So sánh ngang trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc so
sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ
tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự
biến động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của doanh
nghiệp. Qua đó, xác định được mức biến động (tăng hay giảm) về quy mô của chỉ
tiêu phân tích. Chẳng hạn, phân tích tình hình biến động về quy mô tài sản, nguồn
hình thành tài sản (số tổng cộng), tình hình biến động về quy mô của từng khoản,
20

từng mục ở cả hai bên tài sản và nguồn hình thành tài sản trên bảng cân đối kế toán
của doanh nghiệp.
So sánh dọc trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng
các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài
chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất của việc phân tích
theo chiều dọc trên các báo cáo tài chính là phân tích sự biến động về cơ cấu hay
những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Chẳng hạn, phân tích tình hình biến động về cơ cấu tài sản và nguồn vốn trên bảng
cân đối kế toán của doanh nghiệp, hoặc phân tích các mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi
nhuận với doanh thu, với tổng giá vốn hàng bán, với tổng tài sản,…trên các báo cáo
tài chính doanh nghiệp.
So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó được
thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính
được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng
có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hương phát triên của các
hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp.
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng. Nó
được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích nào
của doanh nghiệp. Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp,
nó được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt. (Nguyễn Năng Phúc, 2014, tr.27- tr.30)

1.2.4.2. Phương pháp hệ số

Phương pháp hệ số hay phương pháp tỷ số là việc sử dụng các hệ số để phân


tích. Đó là các hệ số đơn được thiết lập bởi thương của chỉ tiêu này với chỉ tiêu
khác.

Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày
càng được hoàn thiện vì:

- Nguồn thông tin kế toán và tài chính ngày càng được cải tiến và cung cấp
đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những hệ số tham chiếu tin cậy cho việc đánh
giá các hệ số của một doanh nghiệp, một nhóm hoanh nghiệp hay một ngành.
21

- Công nghệ thông tin ngày một phát triển cho phép lưu trữ và xử lý được
nhiều thông tin hơn, tốc độ xử lý thông tin nhanh và chính xác hơn.

- Giúp khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống
hàng loạt các hệ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc nhiều giai đoạn.

Để tiến hành áp dụng phương pháp này, người phân tích cần xác định được
các ngưỡng, các hệ số tham chiếu. Sau đó, áp dụng phương pháp so sánh để so sánh
các hệ số qua các mốc thời gian hoặc các hệ số của các doanh nghiệp với nhau hoặc
với trung bình ngành.

1.2.4.3. Phương pháp loại trừ


Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh
hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ sự ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Các nhân tố có thể làm tăng, có thể làm giảm, thậm chí có những nhân tố
không có ảnh hưởng gì đến các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể là
những nhân tố khách quan, có thể là nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố số lượng,
có thể là nhân tố thứ yêu, có thể là nhân tố tích cực và có thể là nhân tố tiêu cực…
Việc nhận thức được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ
tiêu phân tích là vấn đề bản chất của phân tích. Đó cũng chính là mục tiêu của phân
tích.
Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của các
hoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có thể được thực hiện bằng hai cách:
Cách một: dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố và được gọi là
“Phương pháp số chênh lệch”.
Cách hai: Thay thế sự ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố và được gọi là
“Phương pháp thay thế liên hoàn”.
Phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng
để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, khi các chỉ
tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích phải được biểu hiện dưới dạng tích số
hoặc thương số.
Phương pháp số chênh lệch
22

Như đã trình bày, phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh
hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Bởi vậy trước hết phải biết
được số lượng các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố
với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức lượng hoá sự ảnh hưởng của
nhân tố đó. Tiếp đó, phải sắp xếp và trình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích cần tuân theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến. Nghĩa
là nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau. Trong trường hợp có
nhiều nhân tố số lượng và nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước,
nhân tố thứ yếu xếp sau. Trình tự xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến
chỉ tiêu phân tích cũng được thực hiện theo quy tắc trên. Có thể khái quát mô hình
của phương pháp phân tích số chênh lệch nhằm xác định sự ảnh hưởng lần lượt của
từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, như sau:
Nếu gọi chỉ tiêu X cần phân tích. X phụ thuộc vào ba nhân tố ảnh hưởng và
được sắp xếp theo thứ tự: a, b, c.
Trường hợp 1: Các nhân tố này có quan hệ tích số đối với chỉ tiêu phân tích X.
Như vậy, chỉ tiêu X được xác định cụ thể như sau: X= a.b.c
Nếu quy ước kỳ kế hoạch là k, còn kỳ thực hiện được ký hiệu bằng số 1. Từ
quy ước này, chỉ tiêu X kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện lần lượt được xác định:
X1 = a1 . b1 . c1 và Xk = ak . bk . ck
Đối tượng cụ thể của phân tích được xác định:
- Số tuyệt đối: ∆X = X1 - Xk
𝑋1
- Số tương đối: . 100 x 100
𝑋𝑘
∆X là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ thực hiện so với kỳ kế
hoạch. Bằng phương pháp số chênh lệch có thể xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng
nhân tố a,b,c, đến chỉ tiêu phân tích X như sau:
- Ảnh hưởng của nhân tố a

∆𝑋𝑎 = (𝑎1 − 𝑎𝑘 )𝑏𝑘 . 𝑐𝑘

- Ảnh hưởng của nhân tố b

∆𝑋𝑏 = (𝑏1 − 𝑏𝑘 )𝑎1 . 𝑐𝑘


23

- Ảnh hưởng của nhân tố c

∆𝑋𝑐 = (𝑐1 − 𝑐𝑘 )𝑎1 . 𝑏1

Cuối cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị:

∆𝑋 = ∆𝑋𝑎 + ∆𝑋𝑏 + ∆𝑋𝑐

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cần
rút ra những kết luận và kiến nghị những giải pháp thiết thực nhằm không ngừng
nâng cao hiệu quả của chỉ tiêu phân tích.

Trường hợp 2: Các nhân tố a,b,c có quan hệ với chỉ tiêu phân tích X được biểu
hiện dưới dạng kết hợp cả tích số và thương số. Chỉ tiêu phân tích X có thể xác định
cụ thể như sau:

𝑎
X= .𝑐
𝑏

𝑎𝑘
- Kỳ kế hoạch là 𝑋𝑘 = 𝑏𝑘
. 𝑐𝑘
𝑎1
- Kỳ thực hiện là 𝑋1 = 𝑏1
. 𝑐1

Đối tượng phân tích :


𝑎𝑘
- Số tuyệt đối : ∆𝑋 = 𝑋1 − 𝑋𝑘 = 𝑎1
𝑏1
. 𝑐1 − 𝑏𝑘
. 𝑐𝑘

𝑋
- Số tương đối : .100
𝑋𝑘

Các nhân tố ảnh hưởng được xác định như sau

- Do ảnh hưởng của nhân tố a


𝑐𝑘
∆𝑋𝑎 = (𝑎1 − 𝑎𝑘 )
𝑏𝑘

- Do ảnh hưởng của nhân tố b


1 1
∆𝑋𝑏 = − (𝑎 − 𝑐𝑘 )
𝑏1 𝑏𝑘 1

- Do ảnh hưởng của nhân tố c


24

𝑎1
∆𝑋𝑐 = (𝑐1 − 𝑐𝑘 )(𝑐1 − 𝑐𝑘 )
𝑏1

- Tổng hợp, phân tích và kiến nghị :


∆𝑋 = ∆𝑋𝑎 + ∆𝑋𝑏 + ∆𝑋𝑐

(Nguyễn Năng Phúc, 2014, tr.32 – tr.35)

Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố
theo một trình tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh
hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Còn các chỉ tiêu chưa được thay thế
phải được giữ nguyên kỳ kế hoạch, hoặc kỳ kinh doanh trước (gọi tắt là kỳ gốc).
Cần nhấn mạnh rằng, đối với chỉ tiêu phân tích có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì
có bấy nhiêu nhân tố phải thay thế và cuối cùng tổng hợp lại sự ảnh hưởng của tất
cả các nhân tố bằng một phép cộng đại số. Số tổng hợp đó cũng chính bằng đối
tượng cụ thể của phân tích mà đã được xác định ở trên.

Bằng những giả định và ký hiệu như trên, có thể khái quát mô hình chung
phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích, như sau:

Trường hợp 1: Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích X được
biểu hiện dưới dạng tích số. Có thể khái quát như sau:

Đối tượng phân tích

- Số tuyệt đối ΔX = X1 - Xk

a
- Số tương đối X = .c . 100
b

Các nhân tố ảnh hưởng

- Do ảnh hưởng của nhân tố a

ΔXa = a1bkck – akbkck

- Do ảnh hưởng của nhân tố b


25

ΔX b = a1b1ck – a1bkck

- Do ảnh hưởng của nhân tố c


ΔXc = a1b1c1 – a1b1ck

Cuối cùng là tổng hợp, phân tích và kiến nghị.


Trên cơ sở phân tích sự ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố, cần kiến nghị những giải pháp xác thực, nhằm không ngừng nâng cao kết
quả hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
Trường hợp 2: Các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ kết hợp dưới dạng cả tích số và
thương số với chỉ tiêu phân tích X. Có thể khái quát như sau:
Đối tượng phân tích:
- Số tuyệt đối ΔX = X1 - Xk
X
- Số tương đối: .100
Xk
Các nhân tố ảnh hưởng

- Do ảnh hưởng của nhân tố a

ΔXa = a1bkck – akbkck

- Do ảnh hưởng của nhân tố b


ΔX b = a1b1ck – a1bkck

- Do ảnh hưởng của nhân tố c


ΔXc = a1b1c1 – a1b1ck

Tổng hợp, phân tích và kiến nghị.


Nếu trong trường hợp, từng nhân tố lại bao gồm nhiều yếu tố thì sẽ dùng dấu
∑ ở trước tích số hoặc tích số kết hợp với thương số đã được trình bày ở trên.
(Nguyễn Năng Phúc, 2014, tr.37-tr.38)

1.2.4.4. Phương pháp Dupont

Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân
tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa
các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ
tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Chẳng hạn, vận dụng mô hình
26

Dupont phân tích hiệu quả kinh doanh trong mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào và
kết quả đầu ra của doanh nghiệp trong một kì kinh doanh nhất định.

Chi phí đầu vào của doanh nghiệp có thể là tổng tài sản, tổng chi phí sản xuất
kinh doanh chi ra trong kỳ, vốn ngắn hạn, vốn dài hạn, vốn chủ sở hữu,…

Kết quả đầu ra của doanh nghiệp có thể là doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc tổng lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp,…

Phân tích Dupont được áp dụng nhiều nhất để phân tích tỷ suất sinh lợi của tài
sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu.

- Mô hình Dupont dùng trong phân tích ROA có dạng:

Tỷ suất Lợi nhuận thuần Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần
sinh lợi = = x
của tài sản Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản

- Mô hình Dupont dùng trong phân tích ROE có dạng:

Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tài sản bình quân
sinh lời = x x
của VCSH Doanh thu thuần Tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lời Hệ số tài sản so


Số vòng quay của
(ROE) của doanh thu với VCSH
tài sản (SOA)
(ROS) (AOE)

Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với
quản trị doanh nghiệp. Điều đó không chỉ được biểu hiện ở chỗ: Có thể đánh giá
hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đầy đủ và
khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Từ đó, đề ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng
cường công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp, góp phần không ngừng
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các kỳ kinh doanh tiếp theo
(Nguyễn Năng Phúc, 2014, tr.42- tr.44).
27

1.2.5. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

1.2.5.1. Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn
và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Quá đó, giúp các nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các
nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến
cân bằng tài chính. Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý
ra quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của minh, bảo đảm
cho doanh nghiệp một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những
rủi ro trong kinh doanh. Đồng ời, nội dung phân tích này còn góp phần củng cố cho
các nhận định đã rút ra khi đánh giá khái quát tình hình tài chính. (Nguyễn Năng
Phúc, 2014, tr.139)

Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính ra và
so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ
phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm
trong tổng số tài sản được xác định như sau:

Tỷ trọng của từng bộ phận tài Giá trị của từng bộ phận tài sản
= x 100
sản chiếm trong tổng số tài sản Tổng tài sản

Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm
trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mặc dầu cho phép các nhà
quản lý đánh giá được khái quát tình hình phân bổ (sử dụng) vốn nhưng lại không
cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì
vậy để biết được chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng
và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà
phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang tức là so sánh sự biến động giữa kỳ
phân tích với kỳ gốc (cả về số tuyệt đối và số tương đối) trên tổng số tài sản cũng
như theo từng loại tài sản. (Nguyễn Năng Phúc, 2014, tr.140-tr.141)

Phân tích cơ cấu nguồn vốn


28

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu
tài sản. Trước hết, các nhà phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa
kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng
số nguồn vốn. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn
được xác định như sau:

Tỷ trọng của từng bộ phận


Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
nguồn vốn chiếm trong tổng = x 100
Tổng tài sản
số nguồn vốn (%)

Cũng như phân tích cơ cấu tài sản, việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng yêu
cầu các nhà phân tích phải kết hợp giữa phân tích dọc, phân tích ngang và xác định
xu hướng tăng giảm của từng loại nguồn vốn và các yếu tố cấu thành nên chúng.

1.2.5.2. Phân tích khả năng cân đối vốn


Có nhiều hệ số thể hiện phân tích khả năng cân đối vốn
Hệ số nợ
Hệ số này cho biết bao nhiêu phần trăm Tổng tài sản được tài trợ bằng
nợ. Hệ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các
chủ nợ trong việc góp vốn.
Hệ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực
hoạt động, mục đích vay. Hệ số này càng thấp, mức độ an toàn cho chủ nợ trong
trường hợp doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, phải thanh lý tài sản càng cao.
Cách xác định:
Hệ số nợ Nợ phải trả
=
(lần) Tổng nguồn vốn

Hệ số tự chủ tài chính


Hệ số này phản ánh tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản của doanh
nghiệp. Để xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ Vốn chủ sở hữu trong Nguồn vốn của
doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng doanh
nghiệp cũng như từng ngành.
29

Hệ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp tốt
nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều.
Cách xác định:
Hệ số tự chủ tài chính Vốn chủ sở hữu
=
(lần) Tổng nguồn vốn

Hệ số đòn bẩy tài chính


Hệ số này phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này giúp
nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của
doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông
thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ
chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ
chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là
nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh
nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó
khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
Cách xác định:

Hệ số đòn bẩy tài chính Nợ phải trả


=
(lần) Vốn chủ sở hữu

1.2.5.3. Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán tổng quát


Hệ số này cho biết khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo
cáo. Hệ số này luôn có trị số lớn hơn 1, giá trị của hệ số này càng gần 1 mức độ rủi
ro của doanh nghiệp càng cao.
Cách xác định:
Khả năng thanh toán Tổng tài sản
=
tổng quát (lần) Tổng nợ phải trả
Hệ số thanh toán ngắn hạn
30

Cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như
tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn
của mình.
Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả
hết các khoản nợ ngắn hạn. Mặt khác nếu hệ số này thấp, khả năng trả nợ của doanh
nghiệp thấp. Tuy nhiên hệ số này quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh toán
của doanh nghiệp là tốt mà thể hiện doanh nghiệp sử dụng tài sản chưa hiệu quả.

Cách xác định:

Hệ số thanh toán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn


=
(lần) Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh


Hệ số này cho biết khả năng của doanh nghiệp sử dụng các tài sản ngắn hạn để
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho.
Nếu hệ số này nhỏ hơn nhiều so với 1 nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp chủ yếu là hàng tồn kho.
Cách xác định:
Hệ số thanh toán nhanh (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)
=
(lần) Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thời


Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp bằng Tiền và các khoản tương đương tiền.
Hệ số này lớn hơn 1 cho thấy khả năng ngay lập tức thanh toán các khoản nợ
cao. Tuy nhiên hệ số này lớn hơn 1 quá nhiều chứng tỏ lượng Tiền và các khoản
tương đương tiền khá cao, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Cách xác định:
Hệ số thanh toán tức thời Tiền và các khoản tương đương tiền
=
(lần) Nợ ngắn hạn
31

Hệ số thanh toán lãi vay


Hệ số này cho biết một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả
nợ lãi của nó đến mức nào. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán lãi vay của
doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn. Hệ số này thấp cho thấy một tình
trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh doanh có thể làm EBIT xuống dưới
mức nợ mà doanh nghiệp phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ.
Hệ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu
nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc
doanh nghiệp kinh doanh quá kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay.
Cách xác định:

Hệ số thanh toán lãi vay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
=
(lần) Chi phí trả lãi

1.2.5.4. Phân tích khả năng hoạt động


Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Hệ số này thể hiện khả năng quản lý hàng tồn kho.
Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng tồn kho là nhanh và ngược
lại.Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng
nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng
không tốt, vì như vậy có nghĩa lượng dự trữ hàng tồn khho không nhiều, nếu nhu
cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và
bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Mặt khác lượng dự trữ hàng tồn kho luôn phải
đảm bảo để đủ nguyên vật liệu duy trì khâu sản xuất.Vì thế, hệ số vòng quay hàng
tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu
khách hàng.
Cách xác định:
Vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán
32

(vòng) Hàng tồn kho bình quân

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho


Hệ số này cho các nhà đầu tư biết về khoảng thời gian cần thiết để doanh
nghiệp có thể thanh lý được hết số lượng hàng tồn kho của mình. Thông thường nếu
hệ số này ở mức thấp có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động khá tốt. Tuy nhiên,
hệ số này là khác nhau giữa các ngành nên phải tùy thuộc theo ngành để xác định
giá trị nào là tốt hay không tốt đối với doanh nghiệp.
Cách xác định:
Kỳ luân chuyển HTK 365
=
(ngày) Vòng quay HTK

Vòng quay khoản phải thu


Hệ số này phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt.
Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của
doanh nghiệp càng cao, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt
cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động
trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng
thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ
ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn
vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài
trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.
Cách xác định:
Vòng quay KPT Doanh thu thuần
=
(vòng) Phải thu KH bình quân

Kỳ thu tiền bình quân


Hệ số này cho biết khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu
hồi các khoản nợ từ khách hàng.
Kỳ thu tiền bình quân 365
=
(ngày) Vòng quay KPT
33

Vòng quay tổng tài sản


Hệ số này dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty, với
mỗi đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hệ số này càng cao chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Cách xác định:
Vòng quay TTS Doanh thu thuần
=
(vòng) Tổng TS bình quân
1.2.5.5. Phân tích khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lời trên Tổng tài sản– ROA

Đây là hệ số đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan
tâm đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số này cho biết doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng
tài sản.
Cách xác định:
ROA Lợi nhuận trước thuế
=
(lần) Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu


Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng Vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Hệ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ
thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp.
ROE Lợi nhuận sau thuế
=
(lần) Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần


Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.
ROS Lợi nhuận thuần từ HĐKD
=
(lần) Doanh thu thuần
34

Tỷ suất lợi nhuận gộp


Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp
dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nếu không tính đến chi phí tài chính, chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này sẽ phụ thuộc lớn vào đặc
điểm của từng ngành.
Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp
=
(lần) Doanh thu thuần

Phân tích Dupont


Sử dụng phương pháp phân tích Dupont để phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE). (Xem mục 1.2.4.5)

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phân tích báo cáo tài chính
1.3.1. Các nhân tố chủ quan

- Trình độ cán bộ phân tích: Trình độ chuyên môn của người thực hiện công
tác phân tích báo cáo tài chính quyết định phần lớn tính chính xác, khoa học của
công tác phân tích báo cáo tài chính. Cán bộ phân tích được đào tạo đầy đủ chuyên
môn nghiệp vụ phân tích báo cáo tài chính sẽ khiến cho kết quả của việc phân tích
báo cáo tài chính được tin cậy hơn. Công tác phân tích báo cáo tài chính cũng đòi
hỏi sự quan tâm của các lãnh đạo doanh nghiệp để kiểm tra tính chính xác hợp lý
của kết quả phân tích. Mặt khác tuỳ thuộc vào mục đích nhu cầu của lãnh đạo doanh
nghiệp mà công tác phân tích báo cáo tài chính sẽ khác nhau ở các doanh nghiệp
khác nhau.

- Trình độ công nghệ: Việc sử dụng các thiết bị công nghệ vào quá trình phân
tích như sử dụng các phần mềm phân tích, tính toán dữ liệu, tìm kiếm thông tin từ
internet cho phép người phân tích tài chính tiết kiệm thời gian và làm đa dạng hoá
kết quả phân tích báo cáo tài chính, phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.

- Công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính: Công tác kế toán, thống kê mang
lại những số liệu, thông tin thiết yếu nhất phục vụ cho quá trình phân tích tài chính (các
báo cáo tài chính, chính sách kế toán, các số liệu liên quan về kế hoạch sản xuất kinh
35

doanh…). Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát sẽ đảm bảo tính trung thực và hợp
lý của các thông tin trên để việc phân tích tài chính trở nên khách quan, chính xác,
tránh định hướng sai lệch cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế luôn biến đổi và ảnh hưởng tới kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp hàng ngày. Hơn nữa tiền lại có giá trị theo thời
gian khiến cho việc so sánh các giá trị tại các thời điểm khác nhau thường chỉ mang
tính tương đối. Vì thế kết quả phân tích tài chính cần phải có sự phù hợp để việc ra
quyết định được chính xác nhất.
- Môi trường pháp lý: các chính sách về thuế, chế độ kế toán, thống kê…
quyết định cách doanh nghiệp tính toán các chỉ tiêu và công bố thông tin. Trong quá
trình phân tích báo cáo tài chính, người thực hiện công tác phân tích sẽ dựa trên các
chính sách này để định hướng cho công việc của mình.
- Hệ thống thông tin: Các thông tin về chỉ số ngành, các thông tin của các đối
thủ cạnh tranh là mốc để doanh nghiệp so sánh khi phân tích báo cáo tài chính. Nếu
các thông tin này chính xác sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp để so sánh đối chiếu và
tìm ra các biện pháp phát huy thế mạnh cũng như khắc phục các điểm yếu của
mình. Nếu các thông tin này không chính xác có thể sẽ gây phản tác dụng.
36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN

2.1. Đặc điểm của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
2.1.1. Tầm quan trọng của ngành

Xi măng luôn là loại vật liệu xây dựng cơ bản và thông dụng nhất được sử
dụng rộng rãi trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giáo
dục, quốc phòng ... Tất cả các ngành nghề kinh tế đều cần tới xi măng và sự phát
triển của ngành công nghiệp xi măng kéo theo nhiều ngành nghề sản xuất dịch vụ
khác phát triển như xây lắp, sản xuất thiết bị phụ tùng, bê tông, bao bì và các dịch
vụ tư vấn khảo sát thiết kế, thăm dò chất lượng và trữ lượng. Bên cạnh đó ngành
công nghiệp xi măng Việt Nam đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng
của tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành

2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Trong vài năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP chững lại, thị trường bất
động sản đóng băng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ xi măng. Tuy nhiên,
Việt Nam là một nước đang phát triển, chính phủ đang chú trọng đến việc phát triển
cơ sở hạ tầng vì vậy sẽ tác động đến sự phát triển của ngành xi măng trong tương
lai.
2.1.2.2. Tình trạng cung vượt cầu
Với tình trạng cung vượt cầu như hiện nay thì mức độ cạnh tranh trong ngành
khá gây gắt. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng nhưng giá bán thành
phẩm khó tăng theo do nguồn cung dư thừa vì vậy rất khó khăn cho các doanh
nghiệp trong ngành xi măng. Bên cạnh đó, cạnh tranh không lành mạnh sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, làm giảm độ bền của công trình.
2.1.2.3. Nguyên vật liệu đầu vào
Trong cơ cấu giá vốn hàng bán chí phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu
và là nhân tố quan trọng quyết định lợi nhuận của công ty. Những biến động về giá
nguyên vật liệu sẽ tác động đáng kể đến giá thành và kết quả kinh doanh của công
37

ty. Clinker là nguyên liệu chính sản xuất xi măng chiếm đến 80% chi phí nguyên
vật liệu. (Clinker là sản phẩm nung thiêu kết ở 1,450 độ C của đá vôi - đất sét và
một số phụ gia điều chỉnh hệ số như quặng sắt, boxit, cát... ). Các doanh nghiệp xi
măng miền Bắc hầu như tự chủ được nguồn nguyên liệu này vì các mỏ đá vôi
nguyên liệu để sản xuất clinker tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Các doanh nghiệp xi
măng ở miền Trung và miền Nam như Holcim, Hà Tiên 1 phải vận chuyển từ ngoài
Bắc vào hoặc nhập khẩu từ Đài Loan, hay Hàn Quốc nên chi phí sẽ cao hơn. Điện
chiếm 15% -17% giá thành sản xuất ngành xi măng. Việc tăng giá điện ảnh hưởng
rất lớn tới giá thành sản phẩm.
2.1.2.4. Lãi suất
Do đặc điểm ngành, hầu hết các doanh nghiệp ngành xi măng đều có tỷ lệ nợ
khá cao nhằm đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng. Tỷ lệ nợ trung bình
ngành là 79%, rủi ro tín dụng ngành này khá lớn. Hiện nay lãi suất đang trong xu
hướng giảm, lãi suất cho vay doanh nghiệp xoay quanh 10-13% rất thuận lợi cho
các doanh nghiệp ngành xi măng, giảm được một khoảng chi phí tài chính khá lớn
so với những năm trước.

2.2. Khái quát về Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn


2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn

- Tên công ty: Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn

- Mã cổ phiếu: BTS

- Logo công ty:

- Vốn điều lệ: 1.090.561.920.000


38

- Địa chỉ: xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

2.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Thành lập

Công ty xi măng Bút Sơn là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập theo
Quyết định số 54/BXD-TCLĐ ngày 28/01/1997 của Bộ Xây dựng, là đơn vị thành
viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam (nay là Tổng công ty
công nghiệp xi măng Việt Nam).

Ban quản lý dự án xi măng Bút Sơn 2 là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần xi
măng Vicem Bút Sơn, được thành lập theo quyết định số 402/BUSOCO-HĐQT.06
ngày 02/10/2006 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn.
Ban quản lý đại diện cho chủ đầu tư trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng
dự án dây chuyền 2 nhà máy xi măng Bút Sơn.

Xí nghiệp tiêu thụ xi măng Vicem Bút Sơn được thành lập theo quyết định số
212/QĐ-BUSOCO-HĐQT ngày 05/11/2011 của Hội đồng quản trị Công ty CP xi
măng Vicem Bút Sơn. Xí nghiệp tiêu thụ xi măng Vicem Bút Sơn đâị diện cho
Công ty trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, tổ chức công tác bán
hàng và tiêu thụ sản phẩm.

Xí nghiệp khai thác mỏ Bút Sơn là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần xi măng
Vicem Bút Sơn được thành lập theo quyết định số 1125/QĐ-BUSOCO-HĐQT.08
ngày 11/12/2008 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn. Xí
nghiệp thực hiện nhiệm vụ khai thác đá vôi, đá sét cung cấp cho 2 dây chuyền để
sản xuất xi măng; khai thác và kinh doanh đá vôi, đá sét vật liệu xây dựng.

Quá trình phát triển

Công trình xây dựng nhà máy xi măng Bút Sơn được Thủ tướng chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 573/QĐ-TT ngày 23/11/1992 với công suất thiết kế
4000 tấn Clinker/ngày đêm, tương đương 1,356 triệu tấn xi măng/năm, tổng vốn
đầu tư là 195,832 triệu USD. Với thiết bị dây chuyền hiện đại đồng bộ do hang
39

Technip-Cle cộng hòa Pháp cung cấp, công nghệ lò quay phương pháp khô, bao
gồm các thiết bị hiện đại tiên tiến do các nước Tây Âu chế tạo.

Để quản lý đầu tư xây dựng công trình, Bộ Xây dựng đã có Quyết định thành
lập số 54/BXD/TCLĐ ngày 28/01/1997 thành lập Ban quản lý công trình xây dựng
Nhà máy xi măng Bút Sơn (tiền than của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
hiện nay).

Nhà máy đặt tại thung lũng núi đá thuộc xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh
Hà Nam; gần quốc lộ 1A, các Hà Nội 60km về phía nam, gần sông Đáy và tuyến
đường sắt Bắc Nam rất thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ và
đường thủy. Mặt bằng nhà máy rộng, xa khu vực dân cư và gần các nguồn nguyên
liệu khai thác chính, có chất lượng tốt tại các mỏ: Đá vôi Hồng Sơn, Liên Sơn, Bút
Phong, Núi Bùi, mỏ sét Khả Phong, Ba Sao.

Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động ngày 01/05/1999 dây chuyền 1 nhà máy
xi măng Bút Sơn luôn phát huy được công suất thiết kế. Sau 17 năm hoạt động sản
xuất kinh doanh, sản xuất của Công ty luôn ổn định và tăng trưởng khá, năm sau
cao hơn năm trước. Từ năm 2002, sản xuất đã vượt công suất thiết kế, hiệu quả sản
xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng, thị trường tiêu thụ xi măng Bút Sơn rộng
khắp, chất lượng sản phẩm đã khẳng định được vị trí của mình và ngày càng có uy
tín với người tiêu dung. Nhờ đó, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn
1.000 cán bộ công nhân viên của nhà máy.

Sản phẩm xi măng Bút Sơn mang nhãn hiệu “Quả địa cầu”, từ năm 1998 đến
nay chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong nước, cung cấp cho các công trình
trọng điểm của nhà nước và đáp ứng phần lớn nhu cầu xây dựng dân dụng. Từ năm
2010, công ty đã thực hiện xuất khẩu sang một số nước trong khu vực Đông Nam Á
và vẫn tiếp tục thực hiện xuất khẩu sang các nước này.

Sản phẩm xi măng Bút Sơn đã được khách hàng và người tiêu dùng đánh giá
cao, đạt nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý ở trong nước và quốc tế như Giải
thưởng chất lượng Việt Nam năm 2003, Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004,
Giải thưởng thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2009…
40

Năm 2002, đánh dấu mốc phát triển trong hoạt động của công ty khi công ty
bắt đầu có lợi nhuận. Tiếp theo những thành công đó, công ty liên tục thực hiện đạt
và vượt chỉ tiêu các kế hoạch kinh doanh hàng năm.

Cổ phần hoá

Theo Quyết định số 1007/QĐ-BXD ngày 18/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây


dựng về việc cổ phần hoá các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công
ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Bút Sơn thực hiện cổ phần hoá.

Ngày 01/05/2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam đã cấp giấy chứng nhận


đăng ký kinh doanh số 0603000105, Công ty xi măng Bút Sơn chính thức chuyển
thành Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn và hoạt động theo mô hình công ty cổ
phần.

Công ty cổ phần được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần được Đại hội đồng cổ đông thông qua và
đăng ký dinh doanh theo luật định. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là
900.000.000.000 đồng (chin trăm tỷ đồng), cổ phần phát hành lần đầu 90 triệu cổ
phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng.

Vốn điều lệ của Công ty theo giấy chứng nhận đăng ký dinh doanh số
0700117613 cấp lại lần thứ 09 ngày 2014 là 1.090.561.920.000 đồng tương đương
109.065.192 cổ phần, cơ cấu vốn điều lệ như sau:

- Cổ phần Nhà nước là 876.157.460.000 đồng tương đương 86.715.460 cổ


phần, chiếm 79,5% cổ phần đang lưu hành.

- Cổ phần cán bộ công nhân viên và các nhà đầu tư nắm giữ là
223.404.460.000 đồng tương đương 22.340.732 cổ phần, chiếm 20,5% cổ phần
đang lưu hành.

Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh xi măng và các sản phẩn từ
xi măng; xuất khẩu xi măng và Clinker; sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây
dựng…
41

- Địa bàn kinh doanh chính: Hà Nam, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

(Báo cáo thường niên năm 2016)

2.2.2. Cơ cấu tổ chức

2.2.2.1. Mô hình quản trị công ty

Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn được tổ chức và hoạt động tuân thủ
theo Luật doanh nghiệp năm 2005, các luật khác có liên quan và theo điều lệ của
Công ty.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty


Đại hội đồng cổ đông

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất
của Công ty, quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ Công ty quy định.
Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua báo cáo tài chính hằng năm của Công ty và ngân
sách tài chính cho năm tiếp theo. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị
và ban Kiểm soát của Công ty.

Hội đồng quản trị


42

Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, HĐQT có trách nhiệm giám sát giám
đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT theo qui
định của pháp luật và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết
ĐHĐCĐ quy định. Hiện tại HĐQT Công ty CP xi măng Vicem Bút Sơn có 07
thành viên.

Ban kiểm soát

Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,
trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt
động độc lập với HĐQT và Ban Tổng Giám Đốc.

Ban Tổng Giám Đốc

Ban Tổng Giám Đốc của công ty gồm có Tổng Giám Đốc và các Phó Tổng
Giám Đốc.

Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hằng ngày của Công ty và chịu
trách nhiệm trước pháp luật, trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao.

Các Phó Tổng Giám đốc là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết
những công việc đã được Tổng Giám Đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ
chính sách của nhà nước và điều lệ của Công ty.

Các phòng ban chức năng

- Phòng tài chính – Kế toán

- Phòng Kế hoạch – Chiến lược

- Phòng kỹ thuật nghiên cứu và triển khai.

- Phòng Hành chính quản trị.


43

- Phòng Vật tư và chuỗi cung ứng.

- Phòng công nghệ Thông tin.

- Phòng tổ chức và Nguồn nhân lực.

- Văn phòng Đảng – Đoàn thể.

- Ban kỹ thuật an toàn.

- Phòng Thí nghiệm - KCS

- Phòng bảo vệ quân sự

Các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, công tác lao
động tiền lương, nhân sự, định mức tiêu hao và nguyên vật liệu cho sản xuất, nguồn
cung cấp nguyên vật liệu, công tác sửa chữa tài sản, quản lý vật tư, công tác kế toán
tài chính thống kê, đời sống người lao động, an toàn kỹ thuật, phòng chống cháy
nổ,… và các điều kiện vật chất khác để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
sản phẩm và đầu tư.

Các phân xưởng sản xuất

- Phân xưởng nguyên liệu

- Phân xưởng Điện TĐH

- Phân xưởng Bột liệu

- Phân xưởng Cơ khí

- Xưởng nước và SCCT

- Phân xưởng Clinker

- Phân xưởng xi măng

Các phân xưởng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm tại 05 công
đoạn sản xuất chính của Công ty là công đoạn: Khai thác, Chuẩn bị nguyên liệu thô,
Nghiển nguyên liệu, Sản xuất Clinker, Nghiền xi măng và đóng bao.

Đơn vị trực thuộc

- Xí nghiệp tiêu thụ xi măng Vicem Bút Sơn


44

- Ban quản lý dự án xi măng Bút Sơn 2

- Xí nghiệp khai thác mỏ Bút Sơn

- Xí nghiệp vật liệu xây dựng Bút Sơn

2.2.2.2. Tổ chức bộ máy tài chính doanh nghiệp Công ty cổ phần xi măng Vicem
Bút Sơn

Phòng Tài chính Kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty
là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ chịu trách nhiệm về tài chính trong công ty. Đứng
đầu phòng Tài chính Kế toán là trưởng phòng, kiểm tra toàn bộ hệ thống tài chính
của công ty. Trưởng phòng Tài chính Kế toán có trách nhiệm giúp Ban Giám đốc về
mặt tài chính trong công ty để từ đó nắm bắt tình hình tài chính nhằm đưa ra các
quyết định kinh doanh hợp lý, hợp thời. Trong phòng Tài chính–Kế toán có sự phân
công công việc rõ ràng như sau:

- Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình mua sắm tài sản, trích khấu hao tài
sản cố định đúng thời điểm tình hình tăng giảm năng lực hoạt động.

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: tính lương và bảo hiểm
của công nhân viên trong công ty để từ đó lập bảng thanh toán lương.

- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: tập hợp và phân loại chi phí, xác
định đối tượng hạch toán chi phí, tập hợp phiếu tính giá thành.

- Ngoài ra còn các bộ phận kế toán tiền mặt, kế toán nguồn vốn chủ sở hữu, kế
toán hàng tồn kho...

Tuy mỗi người làm công việc riêng nhưng các công việc có mối quan hệ mật
thiết với nhau tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng phù hợp với tình hình sản xuất kinh
doanh của toàn công ty.

2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thời gian gần đây

Sản xuất

Sản xuất clinker: 2600.490 tấn, đạt 99% Nghị Quyết Đại hội cổ đông năm 2016,
bằng 99% so với năm 2015.
45

Sản xuất xi măng: 3.452.640 tấn, đạt 117% Nghị Quyết Đại hội cổ đông năm 2016,
tăng 30% so với năm 2015.
Tiêu thụ sản phẩm
Tổng sản phẩm tiêu thụ: 3.871.761 tấn, đạt 112% Nghị Quyết Đại hội Cổ đông năm
2016, tăng 13% so với năm 2015. Trong đó:
Tiêu thụ xi măng: 3.563.930 tấn, đạt 121% Nghị Quyết Đại Hội Cổ đông năm 2016,
tăng 29 % so với năm 2015.
Tiêu thụ Clinker: 307.832 tấn, đạt 62% Nghị quyết Đại Hội Cổ đông năm 2016, đạt
45% so với năm 2015.

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016
SS TH SS TH
2016 2016
TH năm KH năm TH năm
TT Chỉ tiêu với với
2015 2016 2016
KH TH
2016 2015
Sản lượng sản xuất
1
(tấn)

+ Xi măng sản xuất 2.658.553 2.950.000 3.452.640 117% 130%

+ Clinker sản xuất 2.629.440 2.630.000 2.600.491 99% 99%


Sản lượng tiêu thụ
2
(tấn)

+ Xi măng tiêu thụ 2.757.814 2.950.000 3.563.929 121% 129%

+ Clinker tiêu thụ 680.593 500.000 307.832 62% 45%


Tổng doanh thu (tỷ
3 3.061,579 3.031,500 3.280,951 108% 108%
đồng)
Lợi nhuận trước
4 147,577 140 165,498 118% 112%
thuế (tỷ đổng)

5 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 110,501 116 140,789 121% 127%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2106
46

Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm khác:


Đá xây dựng:
- Sản xuất: 829,721 m3, tăng 2% so với năm 2015.
- Tiêu thụ: 835.534 m3, tăng 2% so với năm 2015.

Gạch Block:

- Sản xuất: 18.140.885 viên QTC, đạt 99,95% năm 2015

- Tiêu thụ: 19.156.646 viên QTC, tăng 15% so với năm 2015

Các chỉ tiêu tài chính:


- Tổng doanh thu: 3.280.951 tỷ đồng, đạt 108% Nghị quyết Đại hội Cổ đông
năm 2016, tăng 8% so với năm 2015.
- Lợi nhuận trước thuế: 165.498 tỷ đồng, đạt 118% Nghị quyết Đại hội Cổ
đông năm 2016, tăng 12% so với năm 2015.
- Nộp ngân sách đúng theo luật định: 140.789 tỷ đồng.
Công tác đầu tư xây dựng:
Tổng giá trị ngân sách: 275,3 tỷ đồng
Tổng giá trị thực hiện: 92.9 tỷ đồng
Các hạng mục công trình đã hoàn thành trong năm 2016:
HĐQT Công ty đã phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án DC2;
Dự án mạng Lan, Cải tạo nâng cấp đường chuyên dùng vào nhà máy; Lập đề án
thăm dò,xin cấp phép và thi công thăm dò trữ lượng mỏ đá làm VLXD tại xã Thanh
Sơn, XDCB mỏ đá vôi Liên Sơn, Nhà kho chứa chất thải nguy hại…
Hạng mục công trình đang thực hiện: Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng Bút Sơn.
Đã hoàn thiện các thủ tục về công tác chuẩn bị đầu tư. Đang triển khai gói thi công
phá dỡ công trình trên đất mua, xây mới tường rào và sửa chữa văn phòng Cảng Bút
Sơn. (Tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên 2017)
47

2.3. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng Vicem
Bút Sơn
2.3.1. Thực trạng áp dụng quy trình phân tích báo cáo tài chính

Tại Công ty cổ phần xi măng ViCEM Bút Sơn, việc phân tích báo cáo tài
chính nhìn chung đã đầy đủ 3 bước của quy trình phân tích. Đó là Thu thập thông
tin, Xử lý thông tin và Tổng hợp kết quả, rút ra kết luận.

- Thu thập thông tin: Cán bộ phân tích đã thu thập thông tin từ báo cáo tài
chính đã kiểm toán của công ty 3 năm 2014, 2015 và 2016.

- Xử lý thông tin: Cán bộ phân tích đã tiến hành lọc thông tin, tính toán các giá
trị cần thiết phục vụ cho công tác phân tích.

- Tổng hợp kết quả, rút ra kết luận: Tại bước này, các thông tin sau khi qua xử
lý được tổng hợp dưới dạng bảng, biểu nhưng chưa có nhận xét đánh giá những yếu
kém, tồn tại của công ty.

2.3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Trong quá trình thực hiện việc phân tích tài chính tại Công ty, cán bộ phân tích
đã sử dụng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp so sánh được thực hiện theo cả 2 cách là so sánh ngang và so
sánh dọc chủ yếu là so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối. Khi sử dụng phương
pháp so sánh, Công ty đã đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu và
gốc so sánh được chọn. Tuy nhiên cán bộ phân tích chưa quan tâm đến việc so sánh
với các chỉ tiêu của các công ty cùng ngành hay trung bình ngành.

- Phương pháp hệ số: Cán bộ phân tích đã tính toán các hệ số giữa các chỉ tiêu
trong báo cáo tài chính theo các năm. Tuy nhiên việc tính toán và sử dụng mới dừng
lại ở các nhóm chỉ số cơ bản, chưa đi sâu phân tích một hệ số hay kết hợp các hệ số
với nhau.

2.3.3. Thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính

Công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn đã
được tiến hành dưới các nội dung sau:
48

2.3.3.1. Phân tích tổng quan

Phân tích tài sản

Cán bộ phân tích đã tổng hợp lại tình hình tài sản trong bảng sau đây:

Bảng 2.2. Tình hình tài sản của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn giai
đoạn 2014-2016 (Đơn vị: triệu đồng)

Tài Sản 2014 2015 2016

A. Tài sản ngắn hạn 802.223 776.358 820.037

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 217.558 136.883 149.924

1. Tiền 217.558 136.883 149.924

2. Các khoản tương đương tiền 0 0 0

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 55.000 4.244

1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 0 55.000 4.244

III. Các khoản thu ngắn hạn 173.648 55.862 95.454

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 128.871 45.848 33.440

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 25.502 5.369 46.478

3. Phải thu ngắn hạn khác 21.857 4.782 15.674

4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 2.582 137 173

IV. Hàng tồn kho 397.255 491.828 545.076

1.Hàng tồn kho 397.255 491.828 545.076

V. Tài sản ngắn hạn khác 13.762 36.785 25.339

1. Chi trả trước ngắn hạn 0 1.588 3.422

2.Thuế GTGT được khấu trừ 13.137 33.564 20.454

3.Thuế và các khoản phải thu nhà nước 625 1.634 1.463

B. Tài sản dài hạn 3.655.397 3.288.874 3.256.276


49

Tài Sản 2014 2015 2016

I.Các khoản phải thu dài hạn 3.188 4.045 8.501

1. Phải thu dài hạn khác 3.188 4.045 8.501

II. Tài sản cố định 3.604.406 3.180.441 3.103.473

1.Tài sản cố định hữu hình 3.604.391 3.179.864 3.103.473

- Nguyên giá 6.380.897 6.189.931 6.372.233

- Giá trị hao mòn lũy kế 2.776.506 3.010.068 3.268.760

2. Tài sản cố định vô hình 14 578 0

- Nguyên giá 436 1.236 1.236

- Giá trị hao mòn lũy kế 422 658 1.236

III.Tài sản dở dang dài hạn 34.692 40.405 59.108

1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 34.692 40.405 59.108

IV.Tài sản dài hạn khác 13.112 63.983 85.194

1. Chi phí trả trước dài hạn 13.112 63.983 85.194

Tổng cộng tài sản 4.457.620 4.065.233 4.067.313


Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm 2014, 2015, 2016

Nhìn chung tổng tài sản năm 2016 giảm so với năm 2014 (giảm khoảng 9%).
*Tài sản ngắn hạn

Khoản mục Tài sản ngắn hạn giảm gần 26 tỷ từ năm 2014 đến năm 2015
nhưng sau đó tăng 45 tỷ từ năm 2015 đến năm 2016 và đạt mức hơn 820 tỷ do sự
tăng lên của hầu hết các khoản mục.

Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh từ năm 2014 đến
năm 2015 (giảm hơn 80 tỷ, tương đương 37%). Trong năm 2016, khoản mục này có
sự tăng nhẹ nhưng vẫn chỉ bằng 68,91% so với năm 2014. Nguyên nhân do công ty
sử dụng tiền để đầu tư tài chính và đầu tư vào tài sản cố định.
50

Khoản mục Đầu tư tài chính ngắn hạn bắt đầu xuất hiện từ năm 2015 với trị
giá 55 tỷ đồng. Năm 2016, công ty cắt giảm đầu tư tài chính, đưa khoản mục này về
mức 4,244 tỷ (giảm 92%)

Khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 67,83% từ năm 2014 đến năm
2015. Trong năm 2015, khoản mục này tăng trở lại, đạt mức hơn 95 tỷ nhưng vẫn
khá thấp so với năm 2014 (bằng 54,97% so với năm 2014). Nguyên nhân do công ty
đã áp dụng một số biện pháp quản lý các khoản phải thu ngắn hạn hiệu quả.

Khoản mục Hàng tồn kho tăng khá nhiều từ năm 2014 đến năm 2016 (tăng
23,81% từ năm 2014 đến năm 2015 và tăng 10,83% từ năm 2015 đến năm 2016).
Nguyên nhân do sản lượng tăng qua các năm nhưng tình hình kinh doanh gặp một
số khó khăn như cạnh tranh khốc liệt, cung luôn nhiều hơn cầu.

Khoản mục Tài sản ngắn hạn tăng 23 tỷ từ năm 2014 đến năm 2015.Năm
2016, khoản mục này giảm một nửa so với lượng tăng năm 2015.

*Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn nhìn chung giảm từ năm 2014 đến năm 2016.

Khoản mục Các khoản phải thu dài hạn tăng khá nhiều từ năm 2014 đến năm
2016. Năm 2016, giá trị khoản mục này gấp 2,67 lần năm 2014.

Khoản mục Tài sản cố định là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ
thống tài sản dài hạn nói riêng và Tài sản nói chung. (hơn 90%). Tài sản cố định
giảm hơn 400 tỉ từ năm 2014 đến năm 2015 nguyên nhân do sự giảm đáng kể gần
tương ứng của Tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định vô hình tăng mạnh từ năm
2014 đến 2015(giá trị năm 2015 gấp hơn 40 lần năm 2014).Tuy nhiên đến năm
2016 thì khoản mục này bị khấu hao hết nên giảm về 0.

Khoản mục Tài sản dở dang dài hạn tăng dần qua các năm, năm 2015 tăng
16,47% so với năm 2014, năm 2016 tăng 46,29% so với năm 2015. Nguyên nhân
do công ty đầu tư xây dựng nhiều hạng mục công trình phục vụ cho sản xuất kinh
doanh của công ty.
51

Khoản mục Tài sản dài hạn khác tăng đáng kể qua các năm. Cụ thể năm 2015
tăng 387,98% so với năm 2014, năm 2016 tăng 33,15% so với năm 2015.

Phân tích Nguồn vốn

Bảng 2.3. Tình hình Nguồn vốn của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
giai đoạn 2014-2016 (Đơn vị: triệu đồng)
Nguồn vốn 2014 2015 2016
C. Nợ phải trả 3.363.666 2.829.894 2.709.630
I. Nợ ngắn hạn 1.781.024 1.794.993 1.688.884
1. Phải trả người bán ngắn hạn 282.160 442.509 294.125
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 33.692 65.199 69.025
3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3.803 18.372 15.190
4. Phải trả người lao động 31.202 58.264 49.679
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 64.060 35.077 18.643
6. Phải trả ngắn hạn khác 5.793 3.978 5.200
7. Vay ngắn hạn 1.360.315 1.171.594 1.237.022
II. Nợ dài hạn 1.582.642 1.034.901 1.020.747
1. Phải trả dài hạn khác 251.310 0 0
2. Vay dài hạn 1.328.444 1.030.857 1.015.846
3. Dự phòng phải trả dài hạn 3.188 4.045 4.901
D. Vốn chủ sở hữu 1.093.954 1.235.339 1.366.683
I. Vốn chủ sở hữu 1.093.654 1.235.229 1.366.683
1. Vốn góp của chủ sở hữu: 1.090.562 1.090.562 1.090.562
- Cổ phiểu phổ thông có quyền biểu quyết 1.090.562 1.090.562 1.090.562
2. Thặng dư vốn cổ phần 45.085 45.085 45.085
3. Quỹ đầu tư phát triển 99.563 99.563 99.563
4. LNST chưa phân phối/(lỗ lũy kế) 141.255 129 131.473
- Lỗ lũy kế đến cuối năm trước 262.824 141.255 129
- LNST chưa phân phối năm nay 121.568 141.384 131.344
Tổng cộng nguồn vốn 4.457.620 4.065.233 4.076.313
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm 2014, 2015, 2016
52

Nợ phải trả nhìn chung giảm từ năm 2014 đến năm 2016 (giảm hơn 654 tỷ).

Khoản mục Nợ ngắn hạn tăng nhẹ từ năm 2014 đến 2015, sau đó giảm
5,911% từ năm 2015 đến 2016 nguyên nhân của sự giảm này đó là do khoản mục
Phải trả người bán ngắn hạn giảm đáng kể trong năm 2016 (giảm gần 150 tỷ so với
năm 2015).

Khoản mục Nợ dài hạn giảm mạnh từ năm 2014 đến năm 2015 (34%) và giảm
nhẹ trong năm 2016 (1.37%) nguyên nhân do từ năm 2015 công ty đã thanh toán hết
và không phát sinh các khoản phải trả dài hạn khác cũng như trả một số khoản nợ
dài hạn.

Vốn chủ sở hữu tăng khá đều qua các năm (12,92% trong năm 2015 và 10,63
% năm 2016) nguyên nhân là do khoản lỗ luỹ kế từ năm 2013 đã được khấu trừ hêt
trong năm 2015 và từ năm 2016 không bị khấu trừ lỗ vào lợi nhuận sau thuế chưa
hoàn vốn.

Phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn giai
đoạn 2014-2016

2014 2015 2016


Giá trị Tỷ Giá trị Giá trị Tỷ
Chỉ tiêu Tỷ trọng
(triệu trọng (triệu (triệu trọng
(%)
đồng) (%) đồng) đồng) (%)

Doanh thu bán


2.930.279 100,00 2.999.849 100,00 3.248.480 100,00
hàng
Các khoản giảm
- 0,00 - - - -
trừ doanh thu

Doanh thu thuần


2.930.279 100,00 2.999.849 100,00 3.248.480 100,00
về bán hàng

Giá vốn hàng bán 2.330.490 79,53 2.467.772 82,26 2.701.080 83,15
53

Lợi nhuận gộp


599.789 20,47 532.077 17,74 547.400 16,85
về bán hàng
Doanh thu hoạt
132.861 4,53 56.187 1,87 25.631 0,79
động tài chính

Chi phí tài chính 296.982 10,13 159.496 5,32 129.643 3,99

Trong đó: Chi phí


233.102 7,95 141.955 4,73 124.755 3,84
lãi vay

Chi phí bán hàng 204.418 6,98 157.150 5,24 167.303 5,15

Chi phí quản lý


116.010 3,96 129.524 4,32 116.992 3,60
doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần


115.241 3,93 142.094 4,74 159.093 4,90
từ HĐKD

Thu nhập khác 12.112 0,41 5.545 0,18 6.840 0,21

Chi phí khác 5.567 0,19 62 0,00 436 0,01

Lợi nhuận khác 6.545 0,22 5.483 0,18 6.405 0,20

Tổng lợi nhuận


121.785 4,16 147.577 4,92 165.498 5,09
trước thuế

Chi phí thuế


- 0,00 5.902 0,20 33.813 1,04
TNDN hiện hành
Lợi nhuận sau
121.785 4,16 141.675 4,72 131.684 4,05
thuế TNDN
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán các năm 2014, 2015, 2016

Tỷ lệ Giá vốn hàng bán trên doanh thu của công ty khá cao và có xu hướng
tăng nhẹ qua các năm ( Năm 2014 là 79,53%, năm 2015 là 82,26%, năm 2016 là
83,15%). Vì vậy lợi nhuận gộp về bán hàng giảm nhẹ qua các năm từ 20,47% năm
2014 xuống 17,74% năm 2015 và 16,85% năm 2016
54

Doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng khá thấp và giảm đáng kể qua
các năm (chỉ chiếm 0,79% năm 2016). Chi phí tài chính năm 2016 chiếm đến hơn
10% nhưng đã giảm xuống còn 4% vào năm 2016 nguyên nhân do công ty đã giảm
khá nhiều chi phí lãi vay qua các năm. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn và có xu hướng giảm nhẹ.

Tỷ trọng Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu không có biến động nhiều và đều
ở mức trên 4% trong 3 năm.

2.3.3.2. Phân tích cân đối vốn

Bảng 2.5. Các hệ số phân tích cân đối vốn Công ty Vicem Bút Sơn giai đoạn
2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Hệ số nợ 75,46% 69,61% 66,47%

Hệ số tự chủ tài chính 24,53% 30,39% 33,60%

Hệ số đòn bẩy tài chính 307,48% 229,08% 198,26%


Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014, 2015, 2016
Hệ số nợ được duy trì ở mức khá cao, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần.
Đến năm 2016, hệ số này giảm còn 66,7%, chứng tỏ công ty giảm dần sự phụ thuộc
tài chính vào các chủ nợ.
Hệ số tự chủ tài chính của công ty luôn có chiều hướng gia tăng từ nằm 2014
đến năm 2016.
Hệ số đòn bẩy tài chính của công ty năm 2014 hệ số này ở mức 307,48 và
đang giảm rất tích cực. Đến năm 2016, hệ số này giảm còn 198,26%, bằng 74,5% so
với năm 2014.

2.3.3.3. Phân tích hiệu quả hoạt động

Các hệ số hiệu quả hoạt động mà công ty sử dụng đó là Vòng quay hàng tồn
kho, Kỳ luân chuyển hàng tồn kho, Vòng quay khoản phải thu, Kỳ thu tiền bình
quân và Vòng quay tổng tài sản.
55

Bảng 2.6. Các hệ số phân tích hiệu quả hoạt động Công ty Vicem Bút Sơn giai
đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2106

Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 5,97 5,55 5,21

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ngày) 61,11 65,75 70,06

Vòng quay khoản phải thu (vòng) 14,30 34,34 81,94

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 25,52 10,63 4,45

Vòng quay Tổng tài sản (vòng) 0,62 0,70 0,80


Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014, 2015 và 2016
Vòng quay hàng tồn kho nhìn chung giảm đều qua các năm. Vòng quay khoản
phải thu năm 2014 khá thấp, ở mức 14,3%. Hệ số này tăng khá nhanh vào năm 2015
và 2016. Đến năm 2016, hệ số này đạt 81,94%, nguyên nhân là do công ty đã áp
dụng thành công các biện pháp quản lý khoản phải thu. Vòng quay tổng tài sản tăng
dần qua các năm, năm 2014 là 0,62; đến năm 2015, hệ số này tăng lên mức 0,7 và
đạt mức 0,8 năm 2016.

2.3.3.4. Phân tích khả năng sinh lời

Các hệ số dùng để phân tích khả năng sinh lời đó là ROA (Tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản), ROE (Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu), ROS (Tỷ suất sinh lợi
trên doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận gộp, EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu).

Bảng 2.1. Các hệ số phân tích khả năng sinh lời

Chỉ tiêu 2014 2015 2016


ROA 2,57% 3,32% 3,24%
ROE 12,14% 12,16% 10,12%
ROS 4,16% 4,72% 4,05%
Tỷ suất lợi nhuận gộp 20,47% 17,74% 16,85%
EPS 1.117 1.299 1.207
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014, 2015 và 2016
56

Từ báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy Doanh thu thuần tăng dần qua các
năm dẫn đến sự gia tăng của các chỉ tiêu ROA, ROS và tỷ suất lợi nhuận gộp. Đây
là tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
ROA (Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản) của công ty năm 2014 và năm 2015
đạt 2,57% và 3,32%. Năm 2016, hệ số này giảm còn 3,24%.
ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) giảm qua 3 năm. Từ năm 2014 đến
năm 2016 đã giảm 2,02%
ROS ( Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần) hệ số này nhìn chung giảm
trong cả giai đoạn. Mặc dù Doanh thu của Công ty tăng trưởng khá tốt nhưng chi
phí của công ty bỏ ra hàng năm vẫn rất lớn nên mức tăng ROS vẫn thấp.
Về chỉ số EPS, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều biến động, công ty
gặp một số khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhưng mức lợi nhuận trên một cổ
phiếu từ năm 2014 đến năm 2016 không biến động nhiều.

2.4. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng
Vicem Bút Sơn

2.4.1 Kết quả đạt được

Qua thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn, có
thể đánh giá những kết quả đã đạt được của Công ty như sau:
Thứ nhất, về thông tin được sử dụng để phân tích, Công ty đã có sự kết hợp
giữa các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Về thông tin bên trong
doanh nghiệp, Công ty đã sử dụng các nguồn thông tin cập nhật, đáng tin cậy từ các
báo cáo tài chính qua các năm, các chính sách kế toán, các số liệu thống kê về các
số liệu liên quan được cung cấp bởi các phòng ban chức năng khác và chiến lược
kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ.
Thứ hai, về phương pháp phân tích, Công ty đã sử dụng hai phương pháp cơ
bản là phương pháp so sánh và phương pháp hệ số. Tuy việc sử dụng các phương
pháp này của Công ty chưa thực sự triệt để và khoa học nhưng nhìn chung mang lại
những hiệu quả nhất định là việc phân tích trở nên đơn giản và dễ hiểu, phù hợp với
mọi đối tượng sử dụng thông tin. Phương pháp tỷ lệ được Công ty sử dụng đã đưa
ra được những chỉ tiêu tài chính cần thiết. Việc sử dụng phương pháp so sánh cũng
57

có sự kết hợp giữa so sánh dọc và so sánh ngang, tạo tính linh hoạt, và các số liệu,
chỉ tiêu được so sánh trong ba năm liên tiếp (từ năm 2014 đến năm 2016) cũng giúp
người sử dụng thông tin có cái nhìn thông suốt về tình hình tài chính của Công ty
trong một quá trình.
Thứ ba, nội dung phân tích tài chính về cơ bản đã đưa ra những thông tin khái
quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp về tình hình tài sản, nguồn vốn,
khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời. Đây là nhũng chỉ tiêu
mà hầu hết các đối tượng sử dụng thông tin cần quan tâm đầu tiên: đó là nguồn vốn
được hình thành từ đâu, được sử dụng như thế nào; doanh nghiệp có khả năng tự
chủ về tài chính hay không; hoạt dộng kinh doanh có mang lại hiệu quả hay không.
Dù việc sử dụng các chỉ tiêu chưa thật sự triệt để nhưng về cơ bản, nó vẫn mang
tính hữu dụng đối với các đối tượng sử dụng thông tin.
Những kết quả đạt được từ công tác phân tích báo cáo tài chính của công ty đã
giúp lãnh đạo công ty có những nhận định đúng đắn trong công tác quản lý như:
- Trong 2 năm 2015 và 2016, công ty liên tục thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn
để giảm gánh nặng nợ và đảm bảo không xảy ra rủi ro tài chính. Từ kết quả phân
tích năm 2016, công ty nhận thấy được tầm quan trọng của hành động này và tiếp
tục lên kế hoạch tái cơ cấu vốn mặt khác tăng cường làm việc với các ngân hàng
thương mại trong nước để tăng hạn mức tín dụng và giảm lãi suất vay vốn.
- Trong năm 2015 và 2016, Công ty tiếp tục sắp xếp cơ cấu mô hình tổ chức
quản lý chi phí theo chuỗi giá trị (5 công đoạn, 7 phân đoạn), sản xuất , giảm số đầu
mối đơn vị từ 27 đơn vị xuống còn 21 đơn vị .

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Hạn chế

Nhìn chung hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xi măng
Vicem Bút Sơn vẫn chưa được chú trọng đúng mực và còn mang tính hình thức. Vì
vậy chất lượng phân tích chưa cao nên chưa đánh giá chính xác thực trạng tài chính
cũng như chưa đủ độ tin cậy đáp ứng kịp thời các thông tin cho công tác quản lý.
Những hạn chế được thể hiện ở một số mặt sau:
58

- Quy trình phân tích: Việc phân tích báo cáo tài chính diễn ra do được ban
lãnh đạo chỉ đạo, thường được dùng để phục vụ cho đại hội cổ đông thường niên.
Quy trình phân tích còn rất đơn giản, chỉ phân tích dựa trên các báo cáo tài chính
công khai hàng năm.

- Thông tin được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính
đã kiểm toán của công ty là nguồn thông tin duy nhất được sử dụng để phân tích.
Môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh hiện nay luôn có nhiều biến động và tiềm ẩn
nhiều rủi ro, vì thế việc nắm giữ những thông tin về ngành, đối thủ sẽ tạo lợi thế cho
công ty. Hiện nay, có rất nhiều thông tin dễ dàng tìm kiếm nhưng có những thông
tin phải mua lại từ các đối tượng cung cấp thông tin. Việc sở hữu thông tin không
chỉ cần thiết cho phân tích báo cáo tài chính mà còn cần thiết cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty. Các số liệu ngành, số liệu về đối thủ… cần được công
ty thu thập bổ sung.

- Phương pháp phân tích: Mặc dù công ty đã sử dụng kết hợp phương pháp so
sánh và phương pháp hệ số nhưng các phương pháp này sử dụng còn sơ sài. Việc so
sánh các chỉ tiêu vẫn còn đơn điệu, cứng nhắc và chỉ dừng lại so sánh một chỉ tiêu
thông thường qua các năm. Việc sử dụng phương pháp phân tích hệ số và so sánh
chưa cho thấy tác động của từng chỉ tiêu tới hiệu quả kinh doanh đồng thời chưa
thấy được điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra các quyết định phát triển cho tương lai.
Trong khi đó phương pháp Dupont có thể làm rõ các mối liên hệ tương quan thì
chưa được công ty áp dụng.

- Nội dung phân tích: Nội dung phân tích còn đơn điệu, chưa có sự so sánh với
trung bình ngành nên rất khó chỉ ra được vị thế của công ty hay tình hình sử dụng
tài sản, nguồn vốn, hoạt động kinh doanh là tốt hay xấu. Về cơ cấu tài sản, nguồn
vốn chưa được thể hiện để thấy tầm ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành 2 khoản
mục này qua đó công ty có kế hoạch điều chỉnh.

- Sử dụng kết quả phân tích còn hạn chế. Mặc dù nội dung phân tích đã đề cập
đến hầu hết các chỉ số cần thiết nhưng những kết quả này chưa đầy đủ nên rất khó
59

khăn cho ban lãnh đạo trong việc ra quyết định hay thể hiện được khả năng tài
chính của công ty trước đại hội cổ đông.

2.4.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan


- Do nhận thức của các nhà quản lý trong công ty: Các nhà quản lý chưa thấy
được tầm quan trọng cũng như vai trò của công tác phân tích báo cáo tài chính. Vì
vậy việc phân tích báo cáo tài chính còn ít được sử dụng. Các nhà quản lý của công
ty chưa sử dụng kết quả phân tích báo cáo tài chính thường xuyên. Kết quả phân
tích báo cáo tài chính thường được dùng như một báo cáo số liệu trước các cổ đông.
- Do trình độ chuyên môn của đội ngũ phân tích: Hiện nay công ty chưa có đội
ngũ nhân sự riêng cho hoạt động phân tích báo cáo tài chính. Hoạt động này thường
được thực hiện bởi thành viên ban kiểm soát với sự hỗ trợ của phòng tài chính kế
toán. Những người thực hiện này đều không được đào tạo về phân tích báo cáo tài
chính trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng để cung cấp thông tin
phục vụ cho việc phân tích chưa chặt chẽ, nên các thông tin chủ yếu lấy từ các số
liệu trên các báo cáo tài chính, dẫn đến sự không đầy đủ, thiếu tính thuyết phục của
việc phân tích.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hoạt động phân tích báo cáo tài chính chính không phải là một hoạt
động bắt buộc trên phương diện pháp lý nên Công ty chưa chưa nhận thức được sự
cần thiết của công tác này.

Thứ hai, thông tin hiện nay còn chưa phổ biến và cập nhật nên lượng thông tin
còn chưa đa dạng. Các nguồn tìm kiếm thông tin bên ngoài còn hạn chế hoặc có độ
tin cậy chưa cao.

Thứ ba, hiện tại chưa có quy chuẩn nào cho hoạt động phân tích báo cáo tài
chính. Các công thức, thuật ngữ được sử dụng trong phân tích còn chưa đồng bộ,
thống nhất. Điều này khiến cho việc sử dụng các công thức từ các nguồn khác nhau
tiềm ẩn rủi ro.
60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN
3.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cố phần xi măng
Vicem Bút Sơn

Hoạt động sản xuất

- Tăng cường công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp kỹ thuật,
công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm

- Tối ưu hoá vận hành, quản lý điều hành theo mô hình 5 công đoạn 7 phân
đoạn đã được Ban Giám đốc đề xuất, đưa ra các mục tiêu chủ yếu cho từng công
đoạn sản xuất, thường xuyên kiểm tra giám sát và đưa ra các giải pháp cụ thể đảm
bảo đáp ứng được mục tiêu tiết giảm tối đa các chi phí trong sản xuất.

- Khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên liệu hiện có của Công ty để
đáp ứng ổn định phối hợp liệu và giảm tiêu hao các nguyên liệu điều chỉnh phải
mua ngoài.

- Duy trì và làm tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa phòng ngừa; khi có điều
kiện sẽ tững bước tăng cường sửa chữa, khắc phục năng lực hoạt động của từng
công đoạn, thiết bị để đưa hệ thống máy móc thiết đạt công suất thiết kế ban đầu.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm quản lý, bảo trì thiết bị để có kế hoạch sửa chữa
cũng như mua sắm vật tư, thiết bị hợp lý, hạn chế tồn kho nhưng vẫn duy trì máy
móc thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

- Nâng cao hơn nữa phần sửa chữa tự làm, đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng và tiến độ sửa chữa.

Hoạt động kinh doanh


- Tiếp tục củng cố, phát triển và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, thiết lập vững
chắc hệ thống nhà phân phối (đặc biệt tại các địa bàn thị trường cốt lõi) đồng hành,
gắn bó chặt chẽ lâu dài với Công ty.
- Khảo sát đánh giá lại các thị trường xi măng Vicem đang tiêu thụ: Mức độ
hài lòng của khách hàng, những tiềm ẩn từ phía xi măng đối thủ… từ đó đưa ra các
giải pháp hợp lý để đấy mạnh sản lượng tiêu thụ.
61

- Ứng dụng công nghệ thông tin quản trị hiện đại trong công tác tiêu thụ, quản
lý thị trường, quản lý công nợ, xác định hiệu quả kinh doanh.

3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng
Vicem Bút Sơn

Trên cơ sở phân tích thực trạng, những mặt đạt được và hạn chế của công tác
phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, tác giả xin
được đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này của Công ty trên các
nội dung chủ yếu sau:

3.2.1. Hoàn thiện sử dụng phương pháp phân tích tài chính

Ngoài phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ, công ty cần sử dụng thêm
các phương pháp phân tích khác như phương pháp Dupont. Việc sử dụng phương
pháp này trong phân tích báo cáo tài chính sẽ được nói rõ hơn trong mục Hoàn thiện
nội dung phân tích báo cáo tài chính.

3.2.2. Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính

3.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn – tài sản dài hạn trong tổng tài sản và tỷ trọng vốn
chủ sở hữu-nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cho biết công ty đang sử dụng chính là
loại tài sản/nguồn vốn nào.

Bảng 3.1. Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn của


Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tài sản dài hạn 82% 81% 80%

Tài sản ngắn hạn 18% 19% 20%

Vốn chủ sở hữu 25% 30% 34%

Nợ phải trả 75% 70% 66%


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
62

Hình 3.1. Biểu đồ Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn giai đoạn 2014-2016
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty

Từ việc phân tích về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, cán bộ phân tích tài chính
của Công ty đã chỉ ra rằng Công ty luôn duy trì tỷ lệ Tài sản ngắn hạn – Tài sản dài
hạn, Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu khá ổn định

Về Tài sản: Qua 3 năm, tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn có xu hướng tăng ( từ
18% năm 2014 lên 20% năm 2016), nguyên nhân chính do hàng tồn kho tăng. Tỷ
trọng tài sản dài hạn giảm dần qua 3 năm do giá trị tài sản dài hạn giảm liên tục và
lớn hơn tốc độ giảm của Tổng tài sản, đặc biệt là khoản mục Tài sản cố định.

Về Nguồn vốn: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn tăng khá đều
trong 3 năm (Tỷ trọng 2014 là 25%, 2015 là 30%, 2016 là 34%). Giá trị này cũng
gần với mức trung bình ngành là 27% năm 2014, 21% năm 2015 và 38% năm 2016.
Có thể nói tỷ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu này là hợp lý đối với ngành sản
xuất vật liệu xây dựng
63

3.2.2.2. Khả năng cân đối vốn

Phần phân tích cân đối vốn của công ty, cán bộ phân tích chưa có so sánh với
các chỉ số trung bình ngành. Dưới đây là bảng các hệ số thể hiện cân đối vốn của
công ty và của trung bình ngành vật liệu xây dựng.

Bảng 3.2. Các hệ số thể hiện khả năng cân đối vốn của
Công ty xi măng Vicem Bút Sơn và ngành vật liệu xây dựng

2014 2015 2016

Cty Cty Cty


Chỉ tiêu
Vicem Ngành Vicem Ngành Vicem Ngành
Bút Sơn Bút Sơn Bút Sơn

Hệ số nợ 75,46% 73% 69,61% 69% 66,47% 62%

Hệ số tự chủ tài chính 24,53% 27% 30,39% 31% 33,60% 38%

Hệ số đòn bẩy tài chính 307,48% 270% 229,08% 225% 198,26% 166%

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2014, 2015, 2016 và cophieu68.vn
Hệ số nợ được duy trì ở mức khá cao, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần.
Đến năm 2016, hệ số này giảm còn 66,7% , chứng tỏ công ty giảm dần sự phụ thuộc
tài chính vào các chủ nợ. Tuy nhiên hệ số này vẫn cao hơn 4,47% so với trung bình
ngành (62%).
Hệ số tự chủ tài chính của công ty luôn ở mức thấp hơn một chút so với trung
bình ngành và có chiều hướng gia tăng từ nằm 2014 đến năm 2016.
Hệ số đòn bẩy tài chính của công ty luôn cao hơn mức trung bình ngành đặc
biệt năm 2014 hệ số này ở mức 307,48%, cao hơn 37,48% so với trung bình ngành.
Hệ số này đang giảm rất tích cực phù hợp với xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính
của ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đến năm 2016, hệ số này giảm còn 198,26%,
bằng 74,5% so với năm 2014, tuy nhiên vẫn cao hơn mức trung bình ngành 38,26%.
64

3.2.2.3. Phân tích khả năng hoạt động

Việc so sánh các hệ số hiệu quả hoạt động của công ty với mức trung bình
ngành sẽ khiến thông tin trở nên khách quan hơn. Từ đó người quản lý cũng dễ thấy
những điều hợp lý hay bất hợp lý trong công tác quản lý tài sản, hàng tồn kho hay
các khoản phải thu.

Bảng 3.3. Các hệ số khả năng hoạt động của Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút
Sơn và ngành sản xuất vật liệu xây dựng

2014 2015 2016

Cty Cty Cty


Chỉ tiêu Vicem Vicem Vicem
Ngành Ngành Ngành
Bút Bút Bút
Sơn Sơn Sơn

Vòng quay hàng tồn kho 5,97 4,14 5,55 4,22 5,21 4,01

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 61,11 88,16 65,75 86,49 70,06 91,02

Vòng quay khoản phải thu 14,30 16,24 34,34 35,08 81,94 83,00

Kỳ thu tiền bình quân 25,52 22,48 10,63 10,40 4,45 4,40

Vòng quay Tổng tài sản 0,62 0,82 0,70 0,83 0,80 0,83
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2014, 2015, 2016 và cophieu68.vn
Vòng quay hàng tồn kho nhìn chung giảm đều qua các năm và luôn cao hơn
mức trung bình ngành. Mặc dù việc vòng quay hàng tồn kho ở mức cao là phù hợp
đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng nhưng việc hệ số này cao hơn mức trung
bình ngành không phải là một tín hiệu tốt đối với hoạt đông kinh doanh của công ty.
Vòng quay khoản phải thu năm 2014 khá thấp, ở mức 14,3%. Hệ số này tăng
khá nhanh vào năm 2015 và 2016. Đến năm 2016, hệ số này đạt 81,94%, nguyên
nhân là do công ty đã áp dụng thành công các biện pháp quản lý khoản phải thu.
Tuy nhiên hệ số này luôn thấp hơn mức trung bình ngành một chút.
65

Vòng quay tổng tài sản năm 2014 là 1,31, cao hơn rất nhiều so với mức trung
bình ngành (0,82). Đến năm 2015, hệ số này giảm gần một nửa còn 0,7 nhưng lại
tăng trở lại gần sát mức trung bình ngành vào năm 2016.

3.2.2.4. Phân tích khả năng sinh lời

Các hệ số thể hiện khả năng sinh lời rất quan trọng đối với những người sử
dụng báo cáo tài chính vì nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty. Việc so sánh
các hệ số này với mức trung bình ngành sẽ làm cho chúng có ý nghĩa hơn và khiến
những người sử dụng thông tin có quyết định dễ dàng và chính xác hơn.

Bảng 3.4. Các hệ số phân tích khả năng sinh lời của Công ty cổ phần xi măng
Vicem Bút Sơn và ngành sản xuất vật liệu xây dựng

2014 2015 2016

Cty Cty Cty


Chỉ tiêu Vicem Vicem Vicem
Ngành Ngành Ngành
Bút Bút Bút
Sơn Sơn Sơn

ROA 2,57% 4,67% 3,32% 3,33% 3,24% 2,25%

ROE 12,14% 13% 12,16% 14% 10,12% 17%

ROS 4,16% 4% 4,72% 6% 4,05% 9%

Tỷ suất lợi nhuận gộp 20,47% 23% 17,74% 19% 16,85% 18%

EPS 1.117 4,59 1.299 0,89 1.207 0,68


Nguồn báo cáo thường niên các năm 2014, 2015, 2016 và cophieu68.vn
Từ báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy Doanh thu thuần tăng dần qua các
năm dẫn đến sự gia tăng của các chỉ tiêu ROA, ROS và tỷ suất lợi nhuận gộp. Đây
là tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
ROA (Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản) của công ty năm 2014 và năm 2015
đạt 2,57% , thấp hơn 2,1% so với ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Hệ số này tăng
0,75% vào năm 2015 và đã xấp xỉ bằng hệ số trung bình ngành. Đến năm 2016, hệ
số này giảm đi 0,09% nhưng vẫn cao hơn trung bình ngành 0,99%.
66

ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) giảm qua các năm và luôn thấp hơn
mức trung bình ngành, nhất là năm 2016 thấp hơn 6,88% so với trung bình ngành
nguyên nhân là do Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng
Nguồn vốn.
ROS (Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần) hệ số này năm 2015 tăng so với
năm 2014 nhưng nhìn chung cả giai đoạn lại giảm 0,11%. Điều này chứng tỏ rằng
mặc dù Doanh thu của Công ty tăng trưởng khá tốt nhưng chi phí của công ty bỏ ra
hàng năm vẫn rất lớn nên mức tăng ROS vẫn thấp và thấp hơn trung bình ngành khá
nhiều.
Về chỉ số EPS, mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều biến động, công ty
gặp một số khó khan trong sản xuất kinh doanh nhưng mức lợi nhuận trên một cổ
phiếu từ năm 2014 đến năm 2016 không biến động nhiều như mức trung bình
ngành. Năm 2016, EPS của công ty cao hơn mức của trung bình ngành 0,527.

3.2.2.5. Phân tích Dupont

- Sử dụng phân tích Dupont để phân tích Tỷ suất sinh lời của Tài sản (ROA)

Tỷ suất
sinh lời Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
= = x
của tài Tài sản bình quân Doanh thu thuần Tài sản bình quân
sản

Tỷ suất sinh lời của Số vòng quay của


(ROA) doanh thu (ROS) tài sản (SOA)

Từ mô hình phân tích trên cho thấy, để nâng cao khả năng sinh lời của một
đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, quản trị doanh nghiệp phải nghiên cứu
và xem xét có những biện pháp gì cho việc nâng cao không ngừng khả năng sinh lời
của quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. số vòng quay của tài sản càng cao,
điều đó chứng tỏ rằng sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp càng lớn. Do vậy, làm
cho tỉ lệ sinh lời của tài sản càng lớn. Để nâng cao số vòng quay của tài sản, một
mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp
ký về cơ cấu của tổng tài sản. Như vậy tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình
67

quân có quan hệ mật thiết với nhau, thông thường chúng có quan hệ cùng chiều.
Nghĩa là tổng tài sản tăng thì tổng doanh thu thuần cũng tăng.

Tỉ lệ lãi theo doanh thu thuần lại phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bản. Đó là tổng
lợi nhuận thuần và doanh thu thuần. Hai nhân tố này lại có quan hệ cùng chiều.
Nghĩa là nếu doanh thu thuần tăng thì cũng làm cho lợi nhuận thuần tăng thì cũng
làm cho lợi nhuận thuần tăng. Để tăng quy mô về doanh thu thuần ngoài việc phải
giảm các khoản giảm trừ doanh thu, còn phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm, bao gồm cả chi phí ngoài sản xuất và chi phí sản xuất sản phẩm. Đồng
thời cũng phải thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng giá bán, góp
phần nâng cao tổng mức lợi nhuận.

Sau đây là bảng phân tích ROA bằng phương pháp phân tích Dupont:

Bảng 3.5: Các hệ số cấu thành ROA trong phân tích Dupont giai đoạn 2014-2106

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

ROA (%) 2,57 3,32 3,24

ROS (%) 4,16 4,72 4,05

SOA (lần) 0,62 0,7 0,83


Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2014, 2015, 2106

So sánh 2 năm 2014 và 2015

Như vậy ROA năm 2015 tăng so với năm 2016 là 0,75% chứng tỏ hiệu quả sử
dụng tài sản đã tăng cao. Đây là ảnh hưởng của 2 nhân tố:

+ Tỷ suất sinh lời năm 2015 tăng 0,56% so với năm 2014 chứng tỏ kiểm soát
chi phí đã tốt hơn.

+ Số vòng quay của tài sản năm 2015 tăng 0,08 so với năm 2014 chứng tỏ sức
sản xuất của các tài sản đã được nâng cao.

So sánh 2 năm 2015 và 2016

ROA năm 2016 đã giảm 0,67% so với năm 2015:

+ Tỷ suất sinh lời năm 2016 giảm 0,67% chứng tỏ công ty cần xem xét thêm
về hiệu quả sử dụng chi phí.
68

+ Số vòng quay của tài sản tăng 0,13 lần tức là đã tăng 18%. Công ty đang
ngày một nâng cao sức sản xuất.

- Sử dụng phân tích Dupont để phân tích Tỷ suất sinh lời của VCSH.

ROE là hệ số được quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Sử dụng mô
hình Dupont để phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu sẽ khiến cho việc
nhìn nhận chỉ tiêu này được rõ ràng hơn.

Tỷ suất Lợi nhuận sau


Doanh thu thuần Tài sản bình quân
sinh lời = thuế x x
của VCSH Tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lời Hệ số tài sản so


Số vòng quay của
(ROE) của doanh thu với VCSH
tài sản (SOA)
(ROS) (AOE)

Nhìn vào quan hệ trên ta thấy muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở
hữu có thể tác động vào 3 nhân tố: hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài
chính), số vòng quay của tài sản và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó đưa
ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần đẩy nhanh tỷ
suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).

Sau đây là bảng mô tả phân tích ROE bằng phương pháp Dupont:

Bảng 3.6. Các hệ số cấu thành ROE trong phân tích Dupont từ giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016


ROE (%) 12,14 12,16 10,12
ROS (%) 4,16 4,72 4,05
SOA (lần) 0,62 0,7 0,83
AOE (lần) 4,71 3,68 3,01
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2014, 2105, 2016 và tác giả tự tổng hợp

So sánh 2 năm 2014 và 2015

Như vậy ta thấy chỉ tiêu ROE năm 2015 tăng 0,02% so với năm 2014 chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đã có chút khởi sắc. Việc tăng nhẹ này là do:

+ ROS tăng 0,56% chứng tỏ công ty đã mở rộng thị phần, kiểm soát chi phí.
69

+ Số vòng quay của tổng tài sản (SOA) cũng tăng nhẹ so với năm trước 0,01
chứng tỏ sự vận động của các tài sản đã được cải thiện.

+ Đòn bẩy tài chính giảm mạnh 1,03 so với năm trước. Nguyên do là do công
ty đang dần tiến tới giảm sử dụng nợ, tăng sử dụng vốn chủ sở hữu.

So sánh 2 năm 2015 và 2016

+ Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần giảm 2,04% so với năm trước chứng tỏ
việc mở rộng thị phần và kiểm soát chi phí của công ty chưa hiệu quả. Đây là nhân
tố tiêu cực khiến chỉ tiêu ROE giảm.

+ Số vòng quay của tài sản năm 2016 tăng 0,13 so với năm 2015 chứng tỏ sự
vận động của các tài sản đã nhanh hơn khá nhiều so với năm 2015. Đây là nhân tố
tích cực đóng góp chỉ tiêu ROE.

+ Đòn bẩy tài chính năm 2016 giảm ít hơn so với năm 2015 chứng tỏ công ty
đang chậm lại trong quá trình làm giảm nợ vay.

3.3 Kiến nghị


3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước

Để tạo điều kiện cho công tác phân tích báo cáo tài chính trong các doanh
nghiệp được thực hiện đầy đủ và ngày một phát triển, các cơ quan quản lý nhà nước
cần phải thực hiện một số thay đổi trong thực hiện các chính sách như sau:

- Xây dựng các quy định, bộ quy chuẩn và hướng dẫn phân tích báo cáo tài
chính; nhằm tạo động lực cho các doanh nghiệp thực hiện công tác phân tích tài
chính. Ngoài ra cũng như việc tập huấn để nâng cao các hiểu biết về thuế và bảo
hiểm xã hội, các cơ quan quản lý nên tổ chức các lớp tập huấn về công tác phân tích
tài chính cho các doanh nghiệp.

- Xây dựng các hệ thống các hệ số tài chính đặc trưng cho từng ngành, đưa ra
các mức để phân loại doanh nghiệp trong từng ngành.

- Các cơ quan như Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Tổng cục thống kê cần đưa ra
các dữ liệu tổng hợp của các ngành trong cả nước làm cơ sở cho các doanh nghiệp
70

đối chiếu so sánh trong quá trình phân tích báo cáo tài chính, qua đó biết được vị
thế của doanh nghiệp mình và có các điều chỉnh phù hợp.

3.3.2. Kiến nghị với Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc phân tích báo cáo tài chính là rất cần
thiết với các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty công nghiệp xi
măng Việt Nam khi mà công nghệ mới ngày càng được cập nhật, cạnh tranh trong
nước và trên thế giới ngày một khốc liệt, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt
Nam nên có sự quan tâm đến công tác phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty
và các đơn vị thành viên bằng cách thực hiện một số việc sau:

- Phân tích số liệu tổng hợp của tất cả các đơn vị thành viên để tìm ra số liệu
trung bình ngành Xi măng, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên so sánh, đối
chiếu từ đó rút ra những sửa đổi cho mình.

- Quy định việc phân tích báo cáo tài chính là cần thiết và bắt buộc để thúc đẩy
các đơn vị thành viên phân tích báo cáo tài chính hàng năm.
- Tổ chức các lớp tập huấn phân tích báo cáo tài chính cho các cán bộ thực
hiện phân tích tài chính ở các đơn vị thành viên để nâng cao trình độ và chất lượng
phân tích.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phân tích báo cáo tài chính ở Tổng
công ty và các đơn vị.
71

KẾT LUẬN
Hoạt động phân tích báo cáo tài chính thực sự là hoạt động cần thiết đối với tất
cả các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh và tài chính của mình. Mặt khác, đối với các đối tượng
ngoài doanh nghiệp quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, hoạt động phân tích báo cáo tài chính sẽ đưa cho họ những thông tin cần
thiết để họ cân nhắc trước khi ra các quyết định của mình.

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động phân tích báo cáo tài
chính tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, đề tài “Hoàn thiện phân tích
báo cáo tài chính Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn” đã hoàn thành. Với
nỗ lực của bản thân tác giả và sự chỉ bảo tận tình của TS. Phạm Long, những nội
dung và yêu cầu nghiên cứu đã được thực hiện đầy đủ. Trong phạm vi nghiên cứu,
đề tài đã chỉ ra được những thiếu sót trong công tác phân tích báo cáo tài chính của
Công ty cũng như đưa ra một số đóng góp cho hoạt động phân tích báo cáo tài chính
của Công ty.

Hy vọng rằng đây là cơ sở giúp cho Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
có thể thực hiện tốt hơn công tác phân tích báo cáo tài chính.

Tuy nhiên với khả năng và thời gian còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để luận văn có
thể hoàn thiện hơn nữa.
72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Nguyễn Hồng Anh,“Hoàn thiện phân tích BCTC các doanh nghiệp sản xuất liên
doanh với nước ngoài ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, 2016

2, Gibson, Charles,“Finance Reporting Analysis – Using Finance Accounting


information”, South Western Educational Publishing, 2012

3, Stickney, Clyde, “Finance Reporting and Statement Analysis”, South Western


Educational Publishing, 2003

4, Các chỉ số tài chính ngành vật liệu xây dựng – Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Cây
cầu vàng. Địa chỉ: http://www.cophieu68.vn/statistic_index.php?id=%5Evlxd

5, Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, Báo cáo tài chính đã kiểm toán các
năm 2014, 2105, 2106

6, Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, Báo cáo thường niên các năm 2014,
2015, 2106

7, Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, Tài liệu đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2017

8, Công ty cổ phần Chứng khoán Phương Nam, Báo cáo phân tích ngành xi măng,
2013

9, Nguyễn Thị Đông, Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, 2008

10, Vũ Duy Hào, Ths. Trần Minh Tuấn, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân, 2016

11, Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (dùng cho sinh viên trong
ngành), NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2005

12, Phạm Thành Long,“Hoàn thiện, kiểm tra, phân tích BCTC với việc tăng cường
quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ
Đại học Kinh tế quốc dân, 2008

13, Nguyễn Năng Phúc, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh
tế quốc dân, 2014

14, Nguyễn Ngọc Quang, “Phân tích báo cáo tài chính”, NXB Tài chính, 2013
73

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : Bảng cân đối kế toán Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
74
75
76
77
78
79
80

Phụ lục 2: Báo cáo kết quả kinh doanh


81
82

You might also like