You are on page 1of 182

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI CẤU


TRÚC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI CẤU TRÚC


CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Kinh tế


Mã số : 9 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. TS. Nguyễn Minh Hằng
2. TS. Đồng Ngọc Ba

HÀ NỘI – 2021
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Những kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực. Việc trích dẫn tài liệu
trong luận án trung thực, chính xác, có nguồn rõ ràng và đảm bảo quy chế của cơ
sở đào tạo. Những điểm mới trong luận án chưa từng được ai công bố ở công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hương


ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin cảm ơn các Thầy, Cô giáo của trường Đại học
Luật Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian tôi làm nghiên cứu sinh tại đây.
Đặc biệt, tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Nguyễn Minh Hằng và thầy TS.
Đồng Ngọc Ba đã rất tâm huyết hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn cảm thông, khích lệ để tôi có
nghị lực, thời gian và các nguồn lực khác trong suốt quá trình thực hiện Luận án.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hương


iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các thương vụ tái cấu trúc các ngân hàng thương mại giai đoạn 2010 -
2020 ...........................................................................................................................67
Bảng 2.2: Tổng hợp lãi suất tiết kiệm từng kỳ các ngân hàng tháng 5/2021 ............77
Bảng 2.3: Lộ trình thực hiện Công ước Basel III......................................................86
Bảng 2.4: Danh sách những ngân hàng thương mại đạt chuẩn Basel II ...................88
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại giai đoạn 2012 – 2020 ..92
Bảng 2.6: Tình hình thực tế xử lý tài sảxn bảo đảm và thu nợ xấu năm 2017, 2018
tại VCCB ................................................................................................................ 117
Bảng 3.1: Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam .................137
iv

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010 – 2020 .............................................64
Biểu đồ 2.2: Tăng tưởng tiền gửi các NHTM giai đoạn 2013 – 6/2019 ...................79
Biểu đồ 2.3: Kết quả thu hồi nợ xấu qua các năm của VAMC ...............................101
Biểu đồ 2.4: Tổng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2018...104
Biểu đồ 2.5: Thực trạng tài sản bảo đảm tại các NHTM Việt Nam cuối 2019.......120
Biểu đồ 3.1: Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất .........................................138
v

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ


1 ATTC An toàn tài chính
2 BLDS 2015 Bộ Luật dân sự năm 2015
Bank for International Settlements (Ngân hàng
3 BIS
Thanh toán Quốc tế)
4 Basel Hiệp định Basel
5 BCBS Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng
6 CIC Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng
7 CAR Capital Adequacy Ratio (Tỷ lệ an toàn vốn)
Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn
8 Đề án 254 2011 – 2015” theo Quyết định số 254/QĐ – TTg
ban hành vào ngày 01/03/2012.
9 IFM Quỹ tiền tệ Quốc tế
10 M&A Mergers and Acquisitions (Mua lại và sáp nhập)
11 NHTM Ngân hàng thương mại
12 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
13 NHNN Ngân hàng nhà nước
14 NHTW Ngân hàng Trung ương
15 NXB Nhà xuất bản
Prompt Corective Action (Hành động khắc phục
16 PCA
kịp thời)
17 TCT Tái cấu trúc
18 TCTD TCTD
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
19 VAMC
Quản lý tài sản của TCTD Việt Nam
World Trade Organization (Tổ chức Thương mại
20 WTO
Thế giới)
21 WB World Bank
22 XLTC Xử lý tài chính
vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i


LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC BIỂU .................................................................................................. iv
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
4.1. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
4.2. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4
6. Những điểm mới của luận án...................................................................................5
7. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án ...................................5
8. Kết cấu của luận án..................................................................................................5
PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ ...........................7
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................................7
1.1. Những công trình liên quan đến khái niệm tái cấu trúc ngân hàng thương mại, xử
lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại .................................................7
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu
trúc các ngân hàng thương mại .................................................................................12
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý nợ xấu khi tái
cấu trúc các ngân hàng thương mại ...........................................................................15
1.4. Những công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý tài sản khi tái
cấu trúc các ngân hàng thương mại ...........................................................................18
2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ......................................................................................19
2.1. Lý thuyết nghiên cứu .........................................................................................19
2.2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................20
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................21
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................23
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ PHÁP
LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI........................................................................................................23
1.1. Những vấn đề lý luận về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương
vii

mại .............................................................................................................................23
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ..23
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích xử lý tài chính khi tái cấu trúc ngân hàng
thương mại. ...............................................................................................................32
1.1.3. Mối quan hệ giữa xử lý tài chính và tái cấu trúc các ngân hàng thương
mại. ............................................................................................................................38
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại ................................................................................................................41
1.2.1. Khái niệm pháp luật xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại ...............................................................................................................41
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc
các ngân hàng thương mại.........................................................................................44
1.2.3. Nội dung của pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại ................................................................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................62
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI
CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM. ...................63
2.1. Pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ...................63
2.1.1. Pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại ....................................................................................................... 63
2.1.2. Pháp luật về xử lý vốn huy động khi tái cấu trúc các ngân hàng thương
mại .............................................................................................................................72
2.1.3. Pháp luật về tỷ lệ vốn an toàn khi tái cấu trúc các ngân hàng thương
mại ................................................................................................................... 85
2.2. Pháp luật về xử lý nợ xấu khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại .....................89
2.2.1. Pháp luật về xử lý nợ xấu trong trường hợp ngân hàng thương mại tự
tái cấu trúc ................................................................................................................93
2.2.2. Pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp khi tái cấu trúc các ngân
hàng thương mại ......................................................................................................105
2.2.3. Pháp luật về xử lý nợ xấu trong trường hợp kiểm soát đặc biệt, mua bán,
hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại ..............................................................112
2.3. Pháp luật về xử lý tài sản khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại .................. 114
2.3.1. Pháp luật về xử lý tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại khi tái
cấu trúc các ngân hàng thương mại .........................................................................114
2.3.2. Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm khi tái cấu trúc các ngân hàng thương
mại ...........................................................................................................................116
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................129
viii

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI


CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC THI..............................................................................130
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực thi..................................130
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại và nâng cao hiệu quả thực thi nhằm thể chế quan điểm, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam về tái cấu trúc ngân hàng thương mại ...........................130
3.1.2. Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại cần
được pháp điển hóa .................................................................................................131
3.1.3. Xử lý tài chính phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của tái cấu trúc
các ngân hàng thương mại.......................................................................................131
3.1.4. Nhà nước được phép can thiệp vào quá trình xử lý tài chính khi tái cấu
trúc các ngân hàng thương mại ...............................................................................132
3.1.5. Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với lĩnh vực pháp luật khác và phải phù hợp với
yêu cầu hội nhập quốc tế .........................................................................................133
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam...........................................................................................134
3.2.1. Bổ sung một số Điều luật cho Chương VIII của Luật Các tổ chức tín
dụng ............................................................................................................... 134
3.2.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc các
ngân hàng thương mại .............................................................................................136
3.2.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu khi tái cấu trúc các
ngân hàng thương mại .............................................................................................145
3.2.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản khi tái cấu trúc ngân
hàng thương mại ......................................................................................................150
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi những quy định của pháp luật về xử
lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ..........................................154
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................158
KẾT LUẬN ............................................................................................................159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, hoạt động ngân hàng luôn giữ vai trò là
huyết mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mọi ngành nghề khác trong
xã hội. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà hoạt động của ngành ngân hàng rất nhạy
cảm, nếu như không có cơ chế vận hành phù hợp có thể gây tổn hại rất lớn cho sự
phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình thế giới và
khu vực có nhiều biến động thất thường. Các cuộc khủng hoảng tài chính, khủng
hoảng kinh tế ở Đông Á, Mỹ, Châu Âu… tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế
và đời sống của nhiều người. Sau những cuộc khủng hoảng như vậy, nhiều quốc gia
đã nhìn nhận ra rằng để phục hồi và duy trì sự phát triển ổn định kinh tế thì nhất
định phải quan tâm tới ngành ngân hàng.
Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thể hiện rõ một trong những
phương hướng, nhiệm vụ là: “Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ
thống NHTM và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước; cơ
cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công”. Thực
hiện chủ trương của Ðảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ đã thông qua Quyết định
số 245/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt Ðề án Cơ cấu lại hệ thống TCTD giai
đoạn 2011-2015. Tiếp đó, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 734/QÐ-NHNN
ngày 18/4/2013 ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Ðề án Cơ cấu lại
hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015. Ngày 19/07/2017 Thủ tướng chính phủ
đã thông qua Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống
các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” … Điều đó thể hiện sự
quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong TCT các NHTM. Đến năm 2020, các
NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn của Basel II, trong đó ít nhất 12-15
NHTM áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên); có ít nhất từ
1 đến 2 NHTM nằm trong tốp 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á1.
XLTC với những hoạt động cơ bản là xử lý vốn, xử lý nợ xấu, xử lý tài sản
được coi là nhiệm vụ trọng tâm quyết định sự thành công của quá trình TCT các
NHTM. Nhà nước đã quan tâm và ban hành nhiều quy định của pháp luật tạo cơ sở
cho hoạt động XLTC diễn ra hiệu quả góp phần thúc đẩy quá trình TCT NHTM.
Nội dung chủ yếu của những quy định đó thuộc các văn bản quy phạm pháp luật
sau: Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Doanh nghiệp
năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Cạnh tranh năm
1
Vân Linh (2019), Cuộc đua Basel II trước cột mốc 2020, Website: vietgiaitri.com, cập nhật: 08:12 16/11/2019, https://vietgiaitri.com/cuoc-dua-
basel-ii-truoc-cot-moc-2020-20191116i4452200/
2

2018, BLDS 2015, Luật Đất đai năm 2013, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày
11/2/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, Thông tư số
36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số
03/2014/TT-NHNN ngày 23/04/2014 quy định về quỹ bảo đảm an toàn hệ thống
quỹ tín dụng nhân dân, Thông tư số 06/2017/TT-NHNN ngày 05/07/2017 sửa đổi,
bổ sung một số Điều của Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 và
Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015… Những quy định pháp luật này
đã xác định những nội dung cơ bản về XLTC khi TCT các NHTM bao gồm: xử lý
vốn (xử lý vốn chủ sở hữu, vốn huy động và đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn); xử lý nợ
xấu; xử lý tài sản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công kể trên, một số quy định
pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM còn bất cập và khó triển khai trong thực
tiễn. Những bất cập nổi cộm như: Pháp luật chưa xác định rõ tiêu chí định giá cổ
phần, trường hợp các bên không đạt được sự thỏa thuận trong định giá cổ phần, tỉ lệ
lãi suất đối với khoản tiền gửi trước khi TCT các NHTM sẽ được tính theo lãi suất
mới như thế nào, tỉ lệ an toàn vốn sau khi TCT các NHTM… Để quá trình TCT các
NHTM thành công thì công tác XLTC cần được thực hiện hiệu quả. Và trong bối
cảnh đó nhu cầu hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này là tất yếu.
Vì những lý do kể trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Pháp luật về xử lý tài
chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nội dung Chương 1 của luận án sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý
luận của pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM.
- Nội dung Chương 2 của luận án giúp đánh giá được ưu điểm, nhược điểm
thực trạng pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM.
- Nội dung Chương 3 của luận án góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM và nâng cao hiệu quả thực thi
trong thực tiễn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nêu trên, nghiên cứu sinh xác định luận án có
những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phân tích và chỉ rõ bản chất của các khái niệm: Khái niệm TCT NHTM, khái
niệm XLTC khi TCT NHTM, khái niệm pháp luật về XLTC khi TCT NHTM.
- Luận giải những vấn đề lý luận về XLTC khi tái cấu các NHTM, pháp luật
về XLTC khi TCT các NHTM.
- Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện
3

hành về XLTC khi TCT các NHTM.


- Đánh giá thực tiễn thi hành quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về XLTC
khi TCT các NHTM.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới (Nhật Bản, Thái
Lan, Malaysia…) và đề xuất những bài học cho Việt Nam.
- Phân tích định hướng và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định
pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM và nâng cao hiệu quả thực thi.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng
pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM ở Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về XLTC khi TCT các
NHTM từ khoảng năm 2010 đến nay.
- Phạm vi văn bản quy phạm pháp luật: Nghiên cứu các quy định pháp luật
Việt Nam về XLTC khi TCT các NHTM trong các văn bản quy phạm pháp luật
thuộc các lĩnh vực pháp luật chủ yếu sau: Pháp luật tài chính – ngân hàng, pháp luật
về doanh nghiệp, pháp luật dân sự, pháp luật thương mại, pháp luật cạnh tranh…
- Đề tài nghiên cứu pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM của một số quốc
gia trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan…
- Phạm vi các NHTM: Tác giả nghiên cứu vấn đề TCT các NHTM ở một số
trường hợp nổi bật như: Trường hợp NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Sài Gòn – Hà
Nội, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa hợp nhất thành NHTMCP Sài Gòn (năm 2011);
NHTMCP Nhà Hà Nội sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (năm 2012);
NHTMCP Đại Á sáp nhập vào NHTMCP Phát triển TP.HCM (năm 2012);
NHTMCP Phát triển Mê Kông sáp nhập vào NHTMCP Hàng Hải (năm 2015); Các
Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu trở thành
các ngân hàng TNHH Một thành viên thuộc sở hữu 100% vốn Nhà nước (Nhà nước
mua lại với giá 0 đồng) (năm 2015); NH KEB Hana Bank của Hàn Quốc mua lại
15% cổ phần của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (năm 2019)…
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Quan điểm, học thuyết, lý thuyết về TCT NHTM, XLTC khi TCT NHTM.
- Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước về thực hiện TCT
các NHTM ở Việt Nam.
- Tình hình TCT các NHTM của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
quốc gia đã thành công trong tái cấu NHTM và có điều kiện kinh tế - xã hội tương
đồng với Việt Nam.
4

- Tình hình TCT các NHTM ở Việt Nam trong những năm gần đây.
- Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về về XLTC khi TCT các
NHTM trong các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu sau đây: Luật Các TCTD
năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư
năm 2014, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Cạnh tranh năm 2018, BLDS 2015, Luật
Đất đai năm 2013, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 quy định việc
sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD, Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày
20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày
23/04/2014 quy định về quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân,
Thông tư số 06/2017/TT-NHNN ngày 05/07/2017 sửa đổi, bổ sung một số Điều của
Thông tư số 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 và Thông tư số 04/2015/TT-
NHNN ngày 31/03/2015…
- Thực tiễn thi hành quy định pháp luật XLTC khi TCT các NHTM ở nước ta.
- Một số kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan … trong
xây dựng pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Theo
đó, nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo thực thi
bắt buộc, nghiêm chỉnh trong thực tiễn. Nhà nước xây dựng những quy định của
pháp luật nhằm định hướng, điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình XLTC khi TCT các NHTM.
- Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
- Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, so
sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, quy nạp, diễn dịch, bình luận, lập luận, thu thập
số liệu, logic… Những phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực
hiện luận án. Tuy nhiên, mỗi chương, phần của luận án, nghiên cứu sinh lại tập
trung sử dụng những phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả. Cụ thể như sau:
+ Trong Phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài,
nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp để tìm
hiểu công trình nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan và chỉ ra được những
vấn đề còn bỏ ngỏ sẽ được làm sáng tỏ trong luận án.
+ Trong Chương 1 của luận án, nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng phương
pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, diễn giải... nhằm lý giải
5

những vấn đề lý luận đặt ra.


+ Trong Chương 2 của luận án, nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng phương
pháp phân tích, bình luận, lập luận, diễn giải, đánh giá, so sánh, tổng hợp để làm rõ
những thành công và những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về XLTC
khi TCT các NHTM và thực tiễn tiễn thi hành.
+ Trong Chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp bình luận, tổng
hợp, suy luận logic, so sánh, lập luận để xác định định hướng và kiến nghị một số
giải pháp hoàn thiện pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM.
6. Những điểm mới của luận án
- Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về XLTC khi
TCT các NHTM, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM.
- Luận án góp phần làm rõ khái niệm XLTC khi TCT các NHTM.
- Luận án phân tích, giải mã nội hàm của khái niệm pháp luật về XLTC khi
TCT các NHTM.
- Luận án đánh giá ưu điểm, nhược điểm của pháp luật hiện hành về XLTC
khi TCT các NHTM ở Việt Nam và thực tiễn thi hành.
- Luận án phân tích các định hướng đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật về
XLTC khi TCT các NHTM.
- Luận án đề xuất các giải pháp mang tính khoa học nhằm mục đích hoàn
thiện pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM ở Việt Nam.
7. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Phần lớn những vấn đề trình bày trong luận án là lần đầu tiên
được nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống. Đây được coi là những
đóng góp đáng ghi nhận góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về XLTC khi TCT các
NHTM và pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM ở nước ta.
- Về mặt thực tiễn: Luận án có thể được tham khảo cho quá trình xây dựng,
ban hành chính sách, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM ở nước ta; Luận án
có thể làm tài liệu tham khảo cho các NHTM thực hiện TCT; Đồng thời, luận án
cũng là tài liệu tham khảo cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu về TCT các NHTM,
XLTC khi TCT các NHTM, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM.
Như vậy, đóng góp của luận án không chỉ cho khoa học pháp lý mà còn là
nguồn tài liệu cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tài chính, ngân
hàng, tiền tệ.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án
được kết cấu như sau:
- Phần tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
6

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử lý tài chính và pháp luật về xử lý tài


chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân
hàng thương mại và nâng cao hiệu quả thực thi
7

PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ


LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Những công trình liên quan đến khái niệm tái cấu trúc ngân hàng thương
mại, xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Nội dung đầu tiên, quan trọng cần phải giải quyết khi nghiên cứu pháp luật
về XLTC khi TCT các NHTM là khái niệm TCT NHTM và XLTC khi TCT
NHTM. Bởi vì, nếu như nghiên cứu sinh không làm rõ được hai khái niệm này thì
sẽ không xác định được hoặc xác định không chính xác các nội dung khác đặc biệt
là nội dung của pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM.
Thứ nhất, đối với khái niệm TCT NHTM, nghiên cứu sinh xin kế thừa những
thành công của các công trình khoa học trước đó. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên
cứu khoa học đều có những nhận định riêng về khái niệm này. Vì thế, tác giả vẫn
phân tích và chỉ ra quan điểm của một số nhà khoa học nổi bất về khái niệm TCT
NHTM. Cụ thể:
Trong bài nghiên cứu: “Tiếp tục TCT hệ thống ngân hàng Việt Nam” đăng trên
Tạp chí Khoa học đào tạo ngân hàng số 128/2013, hai tác giả Lê Thị Tuấn Nghĩa,
Phạm Mạnh Hùng đã trình bày quan điểm của Ngân hàng thế giới về TCT ngân
hàng như sau: “TCT ngân hàng bao gồm một loạt các biện pháp được phối hợp chặt
chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín
dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống tài chính là nguyên nhân
gây ra khủng hoảng”. Chúng ta cần lưu ý rằng, Ngân hàng thế giới đưa ra quan
điểm về TCT ngân hàng nói chung chứ không chỉ riêng TCT NHTM. Khi đưa ra
khái niệm TCT NHTM, Ngân hàng thế giới quan tâm nhiều tới mục tiêu của quá
trình này. Chính khái niệm này đã giúp cho các nhà nghiên cứu trong đó có nghiên
cứu sinh nhìn nhận được tổng quát về TCT ngân hàng nói chung và TCT NHTM
nói riêng. Theo đó, đây là nhiệm vụ cấp bách giúp duy trì hệ thống thanh toán quốc
gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại
trong hệ thống tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Đồng thời trong bài viết này, hai tác giả Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh
Hùng đã trình bày quan điểm của Claudia Dziobek (1998) và Ceyla Pazarbasioglu
về TCT ngân hàng. Cụ thể: “TCT ngân hàng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng
cao hiệu suất hoạt động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và
khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm
tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công
chúng”. Điều quan trọng nhất mà nghiên cứu sinh học hỏi được từ quan điểm của
Claudia Dziobek (1998) và Ceyla Pazarbasioglu đó là xác định được những hoạt
8

động cụ thể của TCT ngân hàng. Những hoạt động đó bao gồm: TCT tài chính,
TCT hoạt động và giám sát an toàn. Như vậy, TCT tài chính là một bộ phận quan
trọng của TCT ngân hàng. Chính nhận thức này đã giúp nghiên cứu sinh xác định
được mối quan hệ giữa XLTC và TCT NHTM. XLTC thành công góp phần rất lớn
thúc đẩy quá trình TCT NHTM.
Trong bài viết: “TCT hệ thống NHTM ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Phát
triển và hội nhập số tháng 10/2013, tác giả Vũ Văn Thực đã đưa ra định nghĩa TCT
NHTM như sau: “TCT NHTM là việc thay đổi một, một vài hoặc tất cả các phương
diện ngồn vốn, tài sản, tài chính, cơ cấu tổ chức, tư duy quản lý, cách thức quản trị,
điều hành… để giúp các NHTM hoạt động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả”. Theo
quan điểm này, TCT NHTM có thể diễn ra với quy mô lớn nhưng cũng có thể diễn
ra với quy mô nhỏ tùy thuộc vào từng NHTM cụ thể. Mục đích cuối cùng của hoạt
động TCT NHTM đó là giúp các NHTM hoạt động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả.
Trong cuốn sách “TCT hệ thống tài chính ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội (năm 2017), tác giả Lê Trung Thành phân tích định nghĩa TCT
NHTM của Ủy ban Basel Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng. Theo đó: “TCT
NHTM theo chuẩn mực Basel II là việc thay đổi, điều chỉnh các yếu tố liên quan
như cấu trúc chiến lược, cấu trúc sở hữu, quản trị, tài chính, hoạt động và các thành
phần khác… tạo nên cấu trúc tổng thể của NHTM cho phù hợp với các quy định của
Hiệp ước Basel II”. Như vậy, Ủy ban Basel đưa ra định nghĩa TCT NHTM dựa trên
chuẩn mực mà Ủy ban này đã đưa ra. Các quốc gia là thành viên của hiệp ước khi
thực hiện TCT NHTM cần phải quan tâm tới các chuẩn mực này như một nghĩa vụ
quan trọng.
Trong Luận án tiến sĩ kinh tế (năm 2014): “TCT hệ thống NHTM Việt Nam”,
tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa lập luận và đưa ra quan điểm về TCT NHTM như sau:
“TCT NHTM là thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ
thống NHTM nhằm mục đích duy trì sự phát triển ổn định (bền vững, an toàn) và
hiệu quả chức năng trung gian tài chính của hệ thống NHTM trong nền kinh tế, đặc
biệt là chức năng thanh toán và trung gian tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả
hoạt động của các NHTM”. Nhìn chung, quan điểm của tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa
có nhiều điểm giống so với các nhà khoa học khác. Tuy nhiên, tác giả lại nhấn
mạnh quá trình TCT NHTM nhằm khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống
NHTM. Với quan điểm như vậy, nghiên cứu sinh sẽ đặt ra câu hỏi vậy TCT NHTM
chỉ đặt ra khi hệ thống NHTM có khiếm khuyết? Trong điều kiện hoạt động bình
thường, ổn định thì NHTM có nhất thiết phải TCT không?
9

John Hawkins và Philip Turner (1999), Bank restructuring in practice: An


over view, Moneytary and economic Department Basel, Switzerland. Trong bài viết
này, các tác giả phân tích tổng quát bản chất của quá trình TCT ngân hàng. Các tác
giả đưa ra các lập luận nhằm xác định sự cần thiết phải TCT NHTM, bản chất của
TCT NHTM, những nội dung cần thiết trong TCT NHTM… Những nội dung này
trong bài viết có giá trị tham khảo rất lớn đối với nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh
sẽ hiểu rõ được bản chất và những hoạt động chủ yếu trong quá trình TCT NHTM.
Sau khi nghiên cứu một số quan điểm của các nhà khoa học đi trước về khái
niệm TCT NHTM, nghiên cứu sinh thấy rằng tuy câu từ của mỗi định nghĩa có khác
nhau nhưng về cơ bản nội dung có nhiều điểm tương đồng. Những điểm tương đồng
đó là:
- TCT NHTM là việc sửa chữa yếu kém để phát triển, thay đổi để phát triển
mạnh hơn, tốt hơn và hoàn thiện hơn. TCT diễn ra trong một khoảng thời gian nhất
định chứ không phải trong suốt quá trình hoạt động của các NHTM.
- TCT NHTM bao gồm nhiều hoạt động như: TCT tài chính, TCT hoạt động
sản xuất kinh doanh, TCT nhân sự…
- Mục đích của TCT là làm cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn, an
toàn hơn.
Với những điểm kế thừa được của các công trình nghiên cứu đi trước về khái
niệm TCT NHTM như vậy, nghiên cứu sinh sẽ lập luận và đưa ra khái niệm TCT
NHTM của riêng mình.
Thứ hai, về khái niệm XLTC khi TCT NHTM
Khái niệm XLTC khi TCT NHTM, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng chưa có
công trình nghiên cứu khoa học nào lập luận một cách sâu sắc để đưa ra khái niệm
XLTC khi TCT NHTM. Vì thế, tác giả dự kiến sẽ phân tích từng khái niệm thành
phần đó là: Xử lý là gì? Tài chính là gì? XLTC là gì? Và sau đó kết hợp với khái
niệm TCT NHTM phân tích trước đó, nghiên cứu sinh sẽ đưa ra khái niệm XLTC
khi TCT NHTM.
Đối với khái niệm xử lý, nghiên cứu sinh dự kiến sẽ xem trong Từ điển Tiếng
Việt là phù hợp nhất. Bởi vì đây là khái niệm mang tính phổ thông chứ không phải
là khái niệm của chuyên ngành nào đó.
Khái niệm tài chính, nghiên cứu sinh dự kiến tham khảo những công trình
nghiên cứu thuộc chuyên ngành kinh tế. Theo đó, trong bài viết: “Khái niệm về tài
chính” đăng trên Website: quantri.vn, tác giả Đặng Thị Việt Đức và Phan Anh Tuấn
đã phân tích và đưa ra khái niệm tài chính như sau: “Tài chính là phạm trù kinh tế,
phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh
10

trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong
nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định”. Theo
quan điểm này, hai tác giả muốn nhấn mạnh vào quá trình phân phối các nguồn của
cải, vật chất trong xã hội. Tuy nhiên, trước khi đưa ra khái niệm này, hai tác giả
cũng chỉ ra rằng: Nguồn tài chính không chỉ hình thành từ các quỹ tiền tệ mà còn từ
những tài sản hiện vật có khả năng chuyển hóa thành tiền tệ. Những tài sản này khi
cần có thể chuyển hóa thành tiền tệ để trở thành các nguồn tài chính. Như vậy,
nghiên cứu sinh cho rằng, khái niệm tài chính phải được hiểu theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tài chính sẽ là quá trình phân phối của cải vật chất.
Theo nghĩa hẹp, tài chính là tiền tệ và những tài sản hiện vật có khả năng chuyển
hóa thành tiền tệ. Và với đề tài: “Pháp luật về XLTC khi TCT NHTM ở Việt Nam”,
nghiên cứu sinh sử dụng khái niệm tài chính theo nghĩa hẹp.
Trong Luận án tiến sĩ Kinh tế: “Giải pháp TCT tài chính các doanh nghiệp
trong ngành thép ở Việt Nam” – Học viện Tài chính, năm 2016, tác giả Đặng
Phương Mai đưa ra khái niệm TCT tài chính. Cụ thể: “TCT tài chính là quá trình
thay đổi một cách căn bản cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, để thiết lập một cấu
trúc tài chính phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng như sự
thay đổi của môi trường kinh doanh, nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp”. Trong định nghĩa này, tác giả gắn TCT tài chính cho một đối tượng cụ thể
đó là doanh nghiệp. Đồng thời, theo quan điểm của tác giả TCT tài chính là quá
trình. Quá trình đó giúp thay đổi một cách căn bản cấu trúc tài chính. Mục đích của
quá trình này là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Trong bài viết: “Tiếp tục TCT hệ thống ngân hàng Việt Nam” đăng trên Tạp
chí khoa học đào tạo ngân hàng số 128/2013, Hai tác giả Lê Thị Tuấn Nghĩa và
Phạm Mạnh Hùng đã trình bày quan điểm của Claudia Dziobek (1998) và Ceyla
Pazarbasioglu về XLTC. Theo đó: “TCT tài chính hướng đến việc phục hồi khả
năng thanh khoản bằng cách cải thiện bảng cân đối của các NHTM thông qua các
biện pháp như tăng vốn, giảm nợ, hoặc nâng giá trị tài sản”. Chính quan điểm này
đã giúp nghiên cứu sinh nhận thức được những nội dung của hoạt động xử lý tái
chính khi TCT NHTM. Theo đó, XLTC khi TCT NHTM gồm: Xử lý vốn; xử lý tài
sản; xử lý nợ. Riêng đối với hoạt động xử lý nợ, nghiên cứu sính sẽ tiếp tục nghiên
cứu để xác định có nên chỉ đi sâu vào xử lý nợ xấu. Bởi vì, xử lý nợ gắn với quá
trình TCT NHTM có lẽ chỉ cần quan tâm đến nợ xấu?
Trong nghiên cứu: “Bank restructuring in practice: An over view, Moneytary
and economic Department Basel”, hai tác giả John Hawkins và Philip Turner (1999)
cho rằng xử lý tài chính là việc giảm nợ quá hạn, cải thiện khả năng thanh toán, các
11

ngân hàng cần hỗ trợ các công ty (khách hàng) có khả năng hoạt động lành mạnh
trở lại, kêu gọi hỗ trợ của chính phủ, gia nhập thị trường thứ cấp, bán nợ xấu cho
công ty mua bán nợ hoặc cho các ngân hàng lành mạnh có tiềm lực2. Như vậy, hai
tác giả đã nhấn mạnh vào những hoạt động cụ thể của XLTC, đó là: Giảm nợ quá
hạn, cải thiện khả năng thanh toán, sự hỗ trợ của chính phủ, gia nhập thị trường thứ
cấp, bán nợ xấu. Theo nghiên cứu sinh, việc liệt kệ những hoạt động của quá trình
XLTC theo hai tác giả trên là chưa đầy đủ. Một số hoạt động XLTC khác chưa
được các tác giả đề cập như: xử lý vốn, xử lý tài sản.
Như vậy, sau khi nghiên cứu những công trình liên quan đến khái niệm
TCT các NHTM, XLTC khi TCT các NHTM, nghiên cứu sinh có một số nhận
định như sau:
- Những công trình nghiên cứu đi trước đã rất thành công trong việc lập luận
và đưa ra khái niệm TCT NHTM. Vì vậy, đối với khái niệm này, nghiên cứu sinh
xin kế thừa những thành công đó.
- Khái niệm tài chính đã được phân tích, trình bày trong nhiều công trình
nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh cũng sẽ cố gắng lập luận để có được khái
niệm tài chính phù hợp với đề tài luận án của mình.
- Đã có những công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm XLTC. Tuy nhiên,
nghiên cứu sinh cho rằng nội hàm khái niệm XLTC trong luận án này rộng hơn khái
niệm XLTC của các tác giả trước đó.
- Khái niệm XLTC khi TCT NHTM chưa có nhà nghiên cứu nào phân tích và
đưa ra quan điểm riêng. Trên cơ sở những kế thừa và phát triển, nghiên cứu sinh sẽ
đưa ra quan điểm riêng của mình về khái niệm này. Đây được coi là một trong
những điểm mới nổi bật trong luận án của nghiên cứu sinh.
Bên cạnh đó, sau khi đưa ra khái niệm XLTC khi TCT NHTM, nghiên cứu
sinh còn lập luận để để xác định mối quan hệ giữa giữa XLTC và TCT NHTM.
Trong phần này, nghiên cứu sinh có tham khảo quan điểm của một số học giả sau:
Những quan điểm này đều chỉ ra rằng, XLTC có mối quan hệ tương hỗ với
TCT NHTM.
Mối quan hệ giữa XLTC với TCT NHTM, theo nghiên cứu của Wei Xu cho
thấy XLTC có mối quan hệ vững chắc và hiệu quả với TCT NHTM: (1) Hiệu quả
của việc XLTC có mối quan hệ tỉ lệ thuận với hiệu quả của quá trình TCT NHTM;
(2) Khi XLTC tốt thì hiệu quả của hoạt động TCT cũng sẽ đạt hiểu quả cao3.

2
John Hawkins và Philip Turner (1999), Bank restructuring in practice: An over view, Moneytary and economic Department Basel,
Switzerland.
3
Wei Xu, Xiangzhen Xu, Shoufeng Zhang, 2005. An empirical study on relationship between corporation performance and capital
structure. China – USA Business Review. 4 (4), Apr 2015, Tr49 – 53.
12

Nghiên cứu của Dilip Ratha (2003) cho thấy đòn bẩy tài chính tác động đến
hiệu quả của doanh nghiệp và hiệu quả của quá trình TCT doanh nghiệp ở các nước
đang phát triển4.
Berger (2008) về cơ cấu vốn hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua
việc kiểm định lý thuyết chi phí đại diện cho thấy: Cơ cấu vốn tác động đến hiệu
quả hoạt động TCT của các NHTM và ngược lại hoạt động TCT NHTM cũng tác
động đến cơ cấu vốn5. Từ đó thấy được vị trí quan trọng của việc cơ cấu vốn đối với
hoạt động của NHTM.
Berger (1995), Zeitun (2012) và Trujilo – Ponce (2010) tìm thấy mối quan hệ
đồng biến giữa nguồn vốn và khả năng sinh lợi, việc tăng vốn sẽ làm tăng lợi nhuận
kỳ vọng bằng việc giảm chi phí kiệt quệ tài chính giúp NHTM thoát khỏi trình trạng
phá sản giúp đạt được mục tiêu TCT đề ra6. Nghiên cứu sinh nhận thấy đây là một
quan điểm không mới nhưng lại rất chính xác trong việc nghiên cứu về mối quan hệ
giữa việc tái cấu trúc NHTM với hoạt động xử lý vốn, lý luận trên sẽ giúp nghiên
cứu sinh sử dụng lập luận phân tích các hoạt động xử lý tài chính trong quá trình
ngân hàng tái cấu trúc.
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý vốn khi tái
cấu trúc các ngân hàng thương mại
Khi tìm hiểu những tài liệu liên quan đến pháp luật về xử lý vốn khi TCT các
NHTM, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng: Đối với phần lý luận về pháp luật xử lý
vốn khi TCT các NHTM chưa có nhà nghiên cứu nào trình bày quan điểm về nội
dung này. Theo đó, nội dung này tác giả sẽ phân tích, lập luận theo quan điểm riêng
của mình. Tác giả dự kiến sẽ trình bày vấn đề này theo hai nhóm nội dung là: pháp
luật về xử lý vốn chủ sở hữu khi TCT NHTM và pháp luật về xử lý vốn huy động
khi TCT NHTM.
Có nhiều công trình khoa học của các tác giả đi trước nghiên cứu liên quan
đến nội dung về thực trạng pháp luật xử lý vốn khi TCT NHTM. Cụ thể như sau:
Berger, A, Deyoung, R., Flannery, M., Lee, D., & Oztekin, O., 2008. How
do large banking organizations manage their capital ration? Journal of Financial
Servicearch. Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích tỷ lệ vốn của các ngân hàng
lớn trên thế giới. Nghiên cứu sinh sẽ nghiên cứu xem xét để đánh giá bài học kinh
nghiệm từ các ngân hàng này về vấn đề tỷ lệ vốn. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc,

4
Ratha, D., Mohapatra, S. and P. Suttle, 2003. Corporate Financial Structures and Performance in Developing Countries. World Bank
Global Development Finance 2003, Tr109 – 122.
5
Berger, A, Deyoung, R., Flannery, M., Lee, D., & Oztekin, O., 2008. How do large banking organizations manage their capital ration?
Journal of Financial Servicearch, 34, Tr 123 – 149.
6
Zeitun, R., 2012. Determinants of Islamic and Conventional Banks Performance In Gcc Counties Using Panel Data Analysis. Global
Economy and Finance journal, 5(1). Tr 53 - 72
13

nghiên cứu sinh đánh giá, đề xuất về việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tỷ lệ an
toàn vốn của các NHTM Việt Nam.
John Armour – Center for Business Research, University of Cambridge:
“Legal Capital: An outdated Concept?”, Working Paper No. 320, 03/2006, Page 19
Trong bài viết, tác giả lập luận những vấn đề xoay quanh vốn pháp định cho các
doanh nghiệp nói chung, các NHTM nói riêng. Tác giả nghiêng về vấn đề bỏ quy
chế vốn pháp định nhiều hơn. Nghiên cứu sinh đặc biệt chú ý đến lập luận này và sẽ
nghiên cứu xem với điều kiện kinh tế - xã hội như ở Việt Nam và với đặc thù của
ngành ngân hàng – kinh doanh tiền tệ thì có cần thiết phải quy định vốn pháp định
hay không?
Trong bài viết: “Những lợi ích và hạn chế của những thương vụ thâu tóm và
sáp nhập ngân hàng” đăng trên Website: nghiencuuphapluat.vn, ThS. Hồ Tuấn Vũ
đã chỉ ra những lợi ích và hạn chế của những trường hợp sáp nhập, mua bán, hợp
nhất NHTM. Trong đó có một nội dung mà nghiên cứu sinh rất quan tâm đó là:
“Khi TCT NHTM, các quyền lợi và ý kiến của cổ đông thiểu số có thể bị bỏ qua
trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua việc sáp nhập bởi vì số phiếu
của họ không đủ để phủ quyết Nghị quyết đại hội đồng cổ đông. Sau khi TCT
NHTM, tỉ lệ cổ phiếu của họ càng ít hơn nữa. Như vậy, họ càng có ít cơ hội hơn
trong việc thể hiện ý kiến của mình trong các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông”.
Quan điểm này của tác giả Hồ Tuấn Vũ được nghiên cứu sinh sử dung khi phân tích
về nội dung xử lý vốn chủ sở hữu và đảm bảo quyền của cổ đông trong NHTM thực
hiện TCT.
Trong bài viết: “Quyền của cổ đông lớn của bên sáp nhập trong quá trình
sáp nhập và sáp nhập từ một số thương vụ sáp nhập NHTM” đăng trong Kỷ yếu
Hội thảo khoa học cấp khoa -Trường Đại học Luật Hà Nội – năm 2019, tác giả
Nguyễn Minh Hằng và Lương Linh Chi đã phân tích trường hợp sáp nhập giữa
NHTM cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) và NHTM cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
(SHB) năm 2011, khi Habubank công bố dự thảo đề án sáp nhập vào SHB với mục
đích chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế của mình. Và theo đó, việc sáp nhập này
ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi củ các cổ đông, nhất là các cổ đông lớn. Nghiên
cứu sinh sẽ tham khảo kết quả nghiên cứu này của bài viết làm minh chứng cho việc
phân tích về những ảnh hưởng của quá trình TCT NHTM đến quyền lợi của các cổ
đông. Trước những bất cập đặt ra, nghiên cứu sinh sẽ nỗ lực đề xuất những giải
pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn khi TCT NHTM, góp phần đảm bảo quyền
lợi của các cổ đông.
14

Những quan điểm của TS. Nguyễn Thị Gấm trong bài viết: “Hoạt động mua
bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp” đăng trên
Website: thitruongtaichinhtiente.vn về vấn đề NHTM trong nước bán cổ phần cho
nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp nghiên cứu sinh phải dành sự quan tâm tới nội dung
này. Hiện nay, có quan điểm cho rằng không nên cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ
phần ở các NHTM, đặc biệt là các NHTM lớn vì nếu nhà đầu tư nước ngoài nắm
một lượng cổ phần chi phối trong NHTM nào đó có thể ảnh hưởng đến tính an toàn
của chính NHTM đó và hệ thống tài chính quốc gia. Nghiên cứu sinh sẽ cố gắng tìm
hiểu xem việc các nhà đầu tư nước ngoài trở thành những cổ đông (thậm chí là cổ
đông lớn) trong các NHTM trong nước có ảnh hưởng tới vấn đề an toàn tài chính
hay không? Nếu vẫn cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu của các NHTM
thì pháp luật cần thiết phải có những quy định như thế nào để đảm bảo tính an toàn
của hệ thống tín dụng?
Trong luận văn tiến sĩ Luật học: “Pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM ở
Việt Nam hiện nay” năm 2016 - Học viện Khoa học xã hội, tác giả Phạm Minh Sơn
đã phân tích rất kỹ cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật về mua lại và sáp nhập
NHTM ở nước ta. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đưa ra được các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này và nâng cao hiệu quả thực thi. Nghiên cứu
sinh đã học hỏi được nhiều lập luận của tác giả Phạm Minh Sơn khi thực hiện phần
nội dung pháp luật về xử lý vốn khi TCT các NHTM. Đó là những lập luận về
quyền, nghĩa vụ của NHTM đối với chủ thể gửi tiền, chủ thể mua giấy tờ có giá,
chủ thể cho NHTM vay khi NHTM mua lại, sáp nhập. Thông qua đó nghiên cứu
sinh sẽ khẳng định được giới hạn quyền và nghĩa vụ của NHTM. Theo đó, NHTM
chỉ có nghĩa vụ thông báo tới các chủ thể kia mà không phải lấy ý kiến về vấn đề
việc mua lại, sáp nhập, hợp nhất.
Sau khi nghiên cứu những công trình khoa học kể trên, liên quan tới nội
dung pháp luật về xử lý vốn khi TCT NHTM, nghiên cứu sinh có một số nhận xét
như sau;
- Đã có công trình chỉ ra rằng cần phải có giải pháp nhằm giải quyết quyền
lợi của các cổ đông khi TCT NHTM. Đây là nội dung mà nghiên cứu sinh sẽ kế
thừa thành công của các công trình đi trước.
- Đã có công trình nghiên cứu chỉ ra giới hạn quyền và nghĩa vụ của NHTM
đối với chủ thể gửi tiền, chủ thể mua giấy tờ có giá, chủ thể cho NHTM vay khi
mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM.
- Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích một cách toàn diện,
sâu sắc, tập trung về nội dung pháp luật xử lý vốn khi TCT NHTM. Nhiều nội dung
15

còn bỏ ngỏ như: khái niệm xử lý vốn khi TCT NHTM, cơ sở lý luận pháp luật về xử
lý vốn khi TCT NHTM, những quy định pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu khi TCT
NHTM. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích nội dung pháp luật về
xử lý vốn huy động khi TCT NHTM. Trong nội dung này có nhiều vấn đề cần làm
sáng tỏ như sau: khi TCT NHTM thì lãi suất của vốn huy động là bao nhiêu? Nếu
như không đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền có thể dẫn tới những hệ lụy rất lớn
(người gửi tiền ồ ạt rút tiền). Điều đó không chỉ làm cho quá trình TCT không thành
công mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tài chính quốc gia. Những nội dung còn
bỏ ngỏ này sẽ được nghiên cứu sinh làm rõ trong luận án của mình.
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý nợ xấu khi
tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Khoản nợ ở đây được hiểu là số tiền mà khách hàng vay của NHTM. Với tư
cách là trung gian tài chính, số lượng người vay tiền các NHTM rất nhiều. Những
khoản nợ này được phân loại thành: nợ thông thường và nợ xấu. Nợ thông thường là
khoản nợ vẫn đang thực hiện đúng về tiến độ trả lãi và gốc theo hợp đồng tín dụng.
Nợ xấu hiểu một cách khái quát là những khách hàng (con nợ) không có khả năng
trả gốc và lãi cho NHTM theo hợp đồng tín dụng nữa. Thực chất, khi NHTM tiến
hành TCT, những khoản nợ thông thường không có nhiều sự thay đổi và vẫn tiếp
tục thực hiện như hợp đồng tín dụng trước đây. Nhưng đối với nợ xấu, NHTM phải
tiến hành xử lý để đảm bảo cho quá trình tái cấu thành công và hoạt động kinh
doanh của NHTM diễn ra hiệu quả. Vì thế, nghiên cứu sinh dự kiến trong luận án
chỉ trình bày nội dung pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT NHTM. Liên quan đến
nội dung này của luận án có những công trình nghiên cứu sau đây:
Bài viết: “Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của các
NHTM Việt Nam” của TS. Đặng Hà Giang đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 2 -
Tháng 6/2020 đã chỉ ra rằng, bước sang năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid 19 đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế và tỉ lệ nợ xấu ở các NHTM tăng
lên rất nhiều. Nghiên cứu sinh sử dụng kết quả nghiên cứu này để phục vụ cho lập
luận về nợ xấu là vấn đề mà quá trình TCT NHTM phải đối mặt. Quá trình xử lý nợ
xấu chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế - xã hội khác.
Bài viết: “Mô hình AMC giải quyết nợ xấu tại các nước Đông Á” của ThS.
Phan Huy Đức đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Một số giải pháp nhằm phát
triển sản xuất kinh doanh trong điều kiện hiện nay” – Website: apchitaichinh.vn,
năm 2013 đã phân tích mô hình AMC nhằm giải quyết nợ xấu của một số nước ở
Đông Á. Theo đó, rất nhiều quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,
Malaysia… xây dựng được mô hình AMC giải quyết nợ xấu hiệu quả. Đây là tài
16

liệu bổ ích giúp nghiên cứu sinh có thể phân tích và đề xuất bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam trong giải quyết nợ xấu nói chung và giải quyết nợ xấu trong quá
trình TCT NHTM nói riêng.
Trong bài viết: “AMC các ngân hàng có đang hoạt động hiệu quả?” đăng
trên Website: vnfinance.vn – ngày 29/12/2020, tác giả Hà Phương đã phân tích và
chỉ ra một số bất cập trong hoạt động của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
của các NHTM. Theo tác giả bài viết nhận định nhiều công ty quản lý nợ, khai thác
tài sản của NHTM ít tham gia thị trường mua bán nợ nên chưa xử lý được nợ xấu
thực chất. Những phân tích trong bài viết này đã giúp nghiên cứu sinh chỉ ra được
những khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu khi TCT NHTM. Một trong những
nguyên nhân chính của khó khăn đó là do cơ chế pháp luật chưa tạo ra được môi
trường xử lý nợ xấu thực chất và hiệu quả. Trên cơ sở những lập luận đó, tác giả sẽ
tìm được giải pháp góp phần làm cho hoạt động của các công ty quản lý nợ và khai
thác tài sản của các NHTM hoạt động hiệu quả hơn. Tác giả Anh Khoa trong bài
viết: “Nợ xấu và VAMC” đăng trên Website: tapchitaichinh.vn, ngày: 29/06/2019
đã chỉ ra vài trò của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
(VAMC) trong xử lý nợ xấu cho các NHTM. Theo đó, bài viết chỉ ra rằng: “Việc
“tạm nhốt” nợ xấu tại VAMC đã giúp nhiều TCTD có thêm thời gian để tích tụ tài
chính, cũng như tập trung nguồn lực xử lý những khoản nợ có vấn đề khác cấp thiết
hơn. Kết quả là sau vài năm kinh doanh hiệu quả trở lại, không ít ngân hàng đã mua
lại nợ xấu đã bán cho VAMC, hoặc đủ sức trích lập 100% dự phòng và tất toán trái
phiếu đặc biệt với VAMC”. Những phân tích này là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích
cho nghiên cứu sinh khi nghiên cứu và đề xuất những giải pháp cho quá trình xử lý
nợ xấu khi TCT các NHTM.
Tác giả Anh Minh trong bài viết: “Tìm giải pháp để tái cơ cấu, xử lý nợ xấu
các ngân hàng cần đi vào chiều sâu” đăng trên Báo điện tử Chính phủ, ngày:
30/09/2020, đã phân tích thực trạng xử lý nợ xấu, TCT NHTM ở nước ta. Tác giả
cũng chỉ ra những một số vướng mắc, tồn tại trong thực trạng ấy. Trên cơ sở đó, tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong xử lý nợ xấu góp
phần cho quá trình TCT NHTM thành công hơn nữa. Có thể nói, nghiên cứu sinh
tham khảo được nhiều ý tưởng của tác giả Anh Minh khi phân tích về thực trạng
pháp luật xử lý nợ xấu khi TCT NHTM và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này.
Trong bài viết: “Hiện trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam và chính sách
phát triển” đăng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 8/2013, tác giả Đào Duy
Huân đã chỉ ra một vấn đề thực tiễn. Đó là: Các NHTM không hề mặn mà khi lựa
17

chọn bán nợ cho các chủ thể là cá nhân, tổ chức vì sự bảo mật các thông tin trong
hoạt động kinh doanh của các NHTM có thể bị phá vỡ. Như vậy, phương thức xử lý
nợ xấu khi TCT NHTM bằng cách bán nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân khác có một
nhược điểm rất lớn là nhiều thông tin của NHTM bị lộ ra bên ngoài. Nghiên cứu sinh
phải dành thời gian để xem xét và đưa ra phương án giải quyết cho thực trạng này.
TS. Tôn Thanh Tâm trong bài viết: “Bàn về xử lý nợ xấu” đăng trên Tạp chí
Ngân hàng số 23 (tháng 1/2017) đã phân tích và đưa ra các ví dụ thực tế về phương
thức hoán đổi nợ xấu thành cổ phần. Theo đó, một số NHTM áp dụng biện pháp
này gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội hoán đổi nợ thành vốn góp vào
CTCP thuỷ sản Bình An (BianfishCo), hay NHTM CP Công thương Việt Nam tham
gia làm cổ đông chiến lược khi cổ phần hoá các cảng thành viên thuộc Tổng công ty
hàng hải Việt Nam (Vinalines) với số nợ chuyển thành vốn góp là 5000 tỷ đồng…;
hay Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng thực hiện hoán đổi nợ thành vốn góp
với 12,6 triệu cổ phần tại Công ty vận tải biển. Sau khi nghiên cứu tài liệu này,
nghiên cứu sinh cho rằng, chắc chắn biện pháp hoàn đổi nợ xấu thành cổ phần có
những ưu điểm nhất định nên trên thực tế mới có nhiều NHTM lựa chọn như vậy.
Những phân tích này được nghiên cứu sinh sử dụng để làm minh chứng cho những
phân tích về pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp khi TCT NHTM trong
luận án của mình.
Trong các bài viết: (1) “Vốn hóa nợ: Con dao hai lưỡi” đăng trên Tạp chí Tài
chính online ngày 20/01/2015; (2) “Chuyển nợ thành vốn góp: Chỉ nên là giải pháp
tình thế” của tác giả Nguyễn Vũ đăng trên Website: Thời báo Ngân hàng - Cơ quan
ngôn luận của NHNN Việt Nam, ngày: 07/10/2016; (3) “Chuyển nợ xấu thành vốn
góp: Có còn phù hợp” của tác giả Đỗ Linh đăng trên Website: saigondautu.com.vn,
ngày: 2/4/2018 đều đưa ra những nhận định rằng phương thức chuyển nợ xấu thành
vốn góp như nhiều NHTM hiện nay đang thực hiện có kết quả đáng kể góp phần
vào quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh
nhận thấy rằng, hoạt động này hiện nay chưa có các quy định của pháp luật để điều
chỉnh nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các chủ thể liên quan. Trên cơ sở những
nhận định đó, nghiên cứu sinh sẽ đề xuất những giải pháp mang tính pháp lý cho
những hoạt động này.
Sau khi nghiên cứu những công trình khoa học liên quan đến nội dung pháp
luật về xử lý nợ xấu khi TCT NHTM, nghiên cứu sinh có một vài nhận xét như sau:
- Các công trình đã chỉ ra được một số phương thức hữu hiệu nhất để các
NHTM có thể xử lý nợ xấu. Trong đó hai phương thức chủ yếu nhất đó là mua bán
nợ xấu và hoán đổi nợ xấu thành vốn góp. Có một số công trình đã đánh giá được
18

một vài khía cạnh pháp lý về xử lý nợ xấu khi TCT NHTM. Những kết quả nghiên
cứu này được nghiên cứu sinh tham khảo khi phân tích nội dung pháp luật về xử lý
nợ xấu khi TCT NHTM.
- Tuy nhiên, có thể đánh giá, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ tập
trung vào các giải pháp xử lý nợ xấu ở các NHTM. Chưa có công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách sâu sắc, có hệ thống những quy định pháp luật về xử lý nợ
xấu khi TCT các NHTM. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ như: Khái niệm, nội dung pháp
luật về xử lý nợ xấu khi TCT NHTM; đánh giá ưu điểm, tồn tại trong thực trạng quy
định pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT NHTM. Những vấn đề này sẽ được nghiên
cứu sinh làm sáng tỏ trong luận án của mình.
1.4. Những công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về xử lý tài sản khi tái
cấu trúc các ngân hàng thương mại
Nghiên cứu sinh đã tham khảo bài viết: “Hoàn thiện quy định của pháp luật
về định giá tài sản trí tuệ và sử dụng lao động trong các thương vụ mua lại và sáp
nhập NHTM” của tác giả Trần Thị Bảo Anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
số 22(374)-tháng 11/2018. Theo đó, nghiên cứu sinh học hỏi được từ bài viết này
phương pháp định giá tài sản sở hữu trí tuệ trong khi mua lại, sáp nhập NHTM.
Nhưng phương pháp mà tác giả bài viết đưa ra mang tính chất định tính nhiều hơn.
Nghiên cứu sinh cho rằng điều đó là hoàn toàn phù hợp vì xuất phát từ đặc tính của
những tài sản sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, tài sản vô hình của NHTM tham gia TCT
rất khó định giá vì thường NHTM TCT (đặc biệt theo hình thức mua bán, sáp nhập,
hợp nhất, kiểm soát đặc biệt) hoạt động yếu kém. Và trong trường hợp đó những
yếu tố như thương hiệu, bằng sáng chế… có giá trị rất thấp.
Trong Luận văn thạc sĩ luật học: “Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các
NHTM theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn NHTM cổ phần Bản Việt” –
năm 2019, Học viện Khoa học xã hội, tác giả Nguyễn Như Quỳnh đã phân tích cơ
sở lý luận, thực trạng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm. Những minh chứng cho
thực trạng pháp luật được tác giả Nguyễn Như Quỳnh sử dụng là từ thực tiễn xử lý
tài sản bảo đảm của NHTMCP Bản Việt (Viet Capital Bank). Nghiên cứu sinh đã
học hỏi phần đánh giá thực tiễn này của tác giả Nguyễn Như Quỳnh để minh chứng
cho phần nghiên cứu về tình hình xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM hiện nay.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đánh giá được những bất cập, vướng mắc mà các
NHTM gặp phải trong thực tiễn nhằm đề ra các giải pháp giải quyết phù hợp.
Trong luận văn tiến sĩ Luật học: “Pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM ở
Việt Nam hiện nay” năm 2016 - Học viện Khoa học xã hội, tác giả Phạm Minh Sơn
đã phân tích về trường hợp chuyển giao toàn bộ tài sản của NHTM cho một tổ chức
mới (thường là NHTM mới) trong trường hợp mua bán, sáp nhập. Đây là nguồn tài
19

liệu tham khảo bổ ích để nghiên cứu sinh khẳng định giới hạn trách nhiệm của
NHTM đối với chủ nợ khi mua bán, sáp nhập, hợp nhất. Theo đó, NHTM chỉ có
trách nhiệm thông báo với chủ nợ (thường là chủ sở hữu tài sản bảo đảm) mà không
cần thiết phải lấy ý kiến của chủ nợ khi mua bán, sáp nhập, hợp nhất và kiểm soát
đặc biệt.
Các bài viết: “Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền xử lý
tài sản bảo đảm của TCTD” đăng ngày 11/12/2016; “Các vướng mắc phát sinh từ
thực tiễn xử lý tài sản bảo đảm và kiến nghị” đăng ngày 12/12/2016 trên Website:
thoibaonganhang.vn đã giúp nghiên cứu sinh nhìn nhận được một số khó khăn, bất
cập khi xử lý tài sản bảo đảm tại các TCTD nói chung, NHTM nói riêng. Nghiên
cứu sinh nhận thấy rằng, những khó khăn vướng mắc này có thể do chính sách,
pháp luật của nhà nước hoặc do thực tế thực thi chưa nhận được sự hợp tác của các
cơ quan nhà nước. Trên cơ sở tham khảo những bất cập đó, nghiên cứu sinh đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
Trong bài viết: “Trình tự xử lý tài sản thế chấp tại các TCTD” của tác giả
đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử ngày 29/09/2020 đã chỉ rõ những khó
khăn khi xử lý trường hợp bảo lãnh bằng việc thế chấp tài sản của bên thứ ba đảm
bảo cho khoản vay tại các TCTD. Theo đó, hiện nay đang có nhiều quan điểm khác
nhau xung quanh vấn đề này. Đó là thời điểm nào TCTD được phép xử lý tài sản,
điều kiện để TCTD được phép xử lý tài sản… Nghiên cứu sinh học hỏi được nhiều
nội dung của bài viết để đánh giá về tính thiếu hoàn thiện của pháp luật về xử lý tài
sản khi TCT các NHTM.
Như vậy, sau khi nghiên cứu, đánh giá những công trình nghiên cứu khoa
học nói trên, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng:
- Các công trình tập trung nghiên cứu về xử lý tài sản trong điều kiện hoạt
động bình thường của các TCTD nói chung, NHTM nói riêng. Đặc biệt, chưa có
công trình nghiên cứu nào đánh giá về xử lý tài sản trong trường hợp mua bán, hợp
nhất, sáp nhập và kiểm soát đặc biệt NHTM.
- Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách riêng biệt, đầy đủ về
xử lý tài sản khi TCT các NHTM. Đây cũng là điểm mới của luận án này so với
công trình nghiên cứu khoa học đi trước.
2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
2.1. Lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết của ngành tài chính – ngân hàng cụ thể là các học thuyết, lý thuyết,
quan điểm về TCT NHTM, XLTC khi TCT NHTM nhằm lý giải những những vấn
đề như đặc điểm, cấu trúc, nguyên lý hoạt động cơ bản, sự liên kết, vai trò với nền
kinh tế… của NHTM. Lý thuyết này mang tính phổ biến rộng rãi, vì vậy mặc dù
20

nghiên cứu sinh thực hiện luận án dưới góc độ luật học nhưng vẫn có thể tiếp cận.
- Lý thuyết kinh tế học nhằm giải quyết các vấn đề về thị trường tài chính –
tiền tệ. Theo đó, quá trình XLTC khi TCT các NHTM chịu sự tác động của các quy
luật của thị trường tài chính – tiền tệ như quy luật cung - cầu, quy luật tài chính là
huyết mạch của nền kinh tế, quy luật dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tình
hình kinh tế - xã hội. Các nhà nghiên cứu pháp luật vẫn thừa nhận việc xây dựng và
thực thi pháp luật chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố kinh tế. Vì vậy, pháp luật về
XLTC khi TCT các NHTM không phải ngoại lệ.
- Lý thuyết về tự do thỏa thuận trong góp vốn thành lập doanh nghiệp sẽ được
sử dụng để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các cổ
đông khi TCT NHTM, tránh tình trạng các cổ đông lớn thâu tóm quyền lực làm ảnh
hưởng tiêu cực đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ. Lý thuyết này còn được sử dụng
để giải quyết nội dung liên quan đến quyền lợi của các NHTM tham gia TCT dưới
hình thức mua bán, sáp nhập, hợp nhất.
- Lý thuyết về hợp đồng được áp dụng để giải quyết quyền lợi của khách hàng
(chủ yếu là người gửi tiền) khi TCT NHTM. Theo đó, khách hàng có quyền thỏa
thuận về những quyền lợi khi ngân hàng thực hiện TCT.
- Lý thuyết về an toàn hệ thống tài chính quyết định sự an toàn của nền kinh tế
quốc gia. Theo đó, hoạt động của các NHTM rất nhạy cảm vì nó tác động trực tiếp, sâu
sắc tới toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, trong một số trường hợp, các quy định của pháp luật
khi TCT NHTM được xây dựng, thực hiện phải đảm bảo cơ sở lý thuyết này.
- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận về nhà nước và pháp luật theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Bên cạnh đó, luận án cũng được thực hiện
trên nền tảng quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về TCT NHTM,
XLTC khi TCT NHTM đã đề ra trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đây là
những tư tưởng chính trị, pháp lý quan trọng để nghiên cứu sinh thực hiện đề tài
luận án.
Khi thực hiện luận án, nghiên cứu sinh cũng tiếp thu có chọn lọc một số quan
điểm, kinh nghiệm của các nước về TCT NHTM, XLTC khi TCT NHTM. Đặc biệt
nghiên cứu quan tâm tới là kinh nghiệm về XLTC khi TCT các NHTM của những
quốc gia thành công trong thực hiện TCT NHTM và có nền kinh tế tương đồng với
Việt Nam. Thông qua đó, nghiên cứu sinh sẽ đề xuất được những bài học hữu ích
cho Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, TCT NHTM là gì? XLTC khi TCT NHTM là gì? XLTC khi TCT
21

NHTM có phải là toàn bộ quá trình TCT NHTM hay chỉ là một hoạt động của quá
trình đó?
Thứ hai, nhà nước can thiệp như thế nào để đảm bảo quá trình XLTC khi
TCT NHTM diễn ra thành công, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, khách hàng và
đảm bảo an toàn cho hoạt động của các NHTM đồng thời cũng là đảm bảo an toàn
cho nền tài chính quốc gia?
Thứ ba, pháp luật về XLTC khi TCT NHTM là gì? Cách tiếp cận nội dung
của pháp luật về XLTC khi TCT NHTM như thế nào là hợp lý nhất? Pháp luật về
XLTC khi TCT NHTM được xây dựng, hoàn thiện và thực thi trên cơ sở những
nguyên tắc nào?
Thứ tư, thực trạng pháp luật về XLTC khi TCT NHTM ở Việt Nam như thế
nào? Các quy định đã hoàn thiện, đủ mạnh để đảm bảo cho quá trình XLTC khi
TCT NHTM được diễn ra thuận lợi, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, khách hàng và
sự an toàn của nền tài chính quốc gia hay chưa?
Thứ năm, việc hoàn thiện pháp luật về XLTC khi TCT NHTM và nâng cao
hiệu quả thực thi trong thực tiễn cần phải tuân theo những định hướng cụ thể như
thế nào? Giải pháp nào giúp hoàn thiện pháp luật về XLTC khi TCT NHTM? Giải
pháp nào giúp quá trình thực thi pháp luật về XLTC khi TCT NHTM được hiệu quả
hơn?
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu
Thứ nhất, hoạt động XLTC là trọng tâm của quá trình TCT NHTM. Nếu
XLTC không thành công thì quá trình TCT NHTM cũng thất bại. Tuy nhiên, đây là
quá trình phức tạp vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của nhiều chủ thể
(NHTM, các cổ đông, khách hàng…) nên nhà nước cần có một hệ thống pháp luật
đủ mạnh để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình này.
Thứ hai, XLTC tập trung vào một số hoạt động cơ bản như sau: xử lý vốn, xử
lý nợ xấu, xử lý tài sản. Tuy nhiên, sự phân chia các hoạt động này chỉ mang tính
chất tương đối. Các bộ phận cấu thành của XLTC khi TCT các NHTM có sự tác
động qua lại lẫn nhau. Sự thành công của hoạt động tác động tích cực tới hoạt động
khác và ngược lại.
Thứ ba, XLTC phải đặt trong mối quan hệ thống nhất với những hoạt động
khác của quá trình TCT NHTM như TCT nhân sự, TCT hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, XLTC phải giúp cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn góp phần
tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
22

KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN


1. Trong thời gian qua, vấn đề TCT NHTM, XLTC khi TCT NHTM đã thu
hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Đã có nhiều
bài tạp chí, đề tài, sách, bài hội thảo nghiên cứu về nội dung này. Mỗi công trình
nghiên cứu khoa học tiếp cận dưới góc độ khác nhau nhưng nhìn chung vấn đề
được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng đầu đó là khái niệm TCT NHTM; mua
bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM; xử lý nợ xấu; xử lý tài sản bảo đảm.
2. Khi đánh giá tình hình nghiên cứu, nghiên cứu sinh nhận thấy các công
trình liên quan tới đề tài luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản
gồm phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác –
Lê nin; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khảo sát thực tế, suy luận logic,
đánh giá, bình luận, quy nạp… Những phương pháp này được các nhà nghiên cứu
vận dụng khéo léo, hợp lý. Nghiên cứu sinh cũng kế thừa những phương pháp này
trong quá trình nghiên cứu luận án.
3. Qua tìm hiểu những công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án,
nghiên cứu sinh nhận thấy các công trình này đã giải quyết được một số vấn đề lý
luận và thực tiễn như sau:
- Đưa ra các quan điểm riêng về TCT NHTM, các hoạt động trong TCT
NHTM;
- Đánh giá được một số nội dung pháp luật về xử lý vốn, xử lý nợ xấu, xử lý
tài sản bảo đảm của các NHTM.
- Chỉ ra được nhiều khó khăn của NHTM trong xử lý vốn, xử lý nợ xấu, xử lý
tài sản.
4. Nhìn chung, các công trình liên quan tới đề tài của luận án đã thu được
nhiều thành tựu và là nguồn tài liệu quý giá cho nghiên cứu sinh khi nghiên cứu
luận án của mình. Tuy nhiên, có thể khẳng định chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách có hệ thống, toàn diện, sâu sắc vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật
về XLTC khi TCT các NHTM. Các công trình nghiên cứu tập trung vào XLTC
trong điều kiện NHTM hoạt động bình thường (không phải TCT). Đây là lý do
nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM ở Việt
Nam” làm luận án tiến sĩ của mình
23

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ
LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI CẤU TRÚC CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Những vấn đề lý luận về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “tái cấu trúc” (Restructuring) hay còn có cách gọi
khác là “tái cơ cấu” là quá trình tổ chức (re-organize), sắp xếp lại tổ chức dựa trên kết
cấu cũ, nhằm tạo ra sức hoạt động tốt hơn cho tổ chức, thuật ngữ này ngày càng trở
nên thông dụng và được sử dụng rộng rãi ở quốc tế. Mục tiêu chung của TCT là giúp
đối tượng tổ chức lại, thay đổi, làm mới (refresh) để hoạt động hiệu quả hơn dựa trên
những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược trước đó. Một kế hoạch
TCT toàn diện thường sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, nguồn
nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động, các nguồn lực khác của đối tượng.
TCT cũng có thể được triển khai cục bộ tại một hay nhiều bộ phận của đối tượng nhằm
đạt mục tiêu là cải thiện khả năng hoạt động của bộ phận đó.
Từ khái niệm TCT, chúng ta có thể đi đếm tìm hiểu khái niệm TCT NHTM.
Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới: TCT ngân hàng bao gồm một loạt các biện
pháp được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả năng
tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống tài
chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng (WB, 1998)7. Như vậy, Ngân hàng thế giới
đưa ra quan điểm về TCT ngân hàng nói chung chứ không chỉ riêng TCT NHTM. Với
cách định nghĩa này, Ngân hàng thế giới nhấn mạnh vào mục tiêu của quá trình TCT
ngân hàng. Theo đó, TCT ngân hàng giúp duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả
năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ
thống tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng. Nghiên cứu sinh cho rằng, Ngân
hàng thế giới đưa ra định nghĩa này trong bối cảnh nền kinh tế thế giới trải qua nhiều
cuộc khủng hoảng và các quốc gia đã nhận thức được rằng cần thiết phải có các biện
pháp đảm bảo cho hoạt động của hệ thống tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng thế giới đưa ra
mục tiêu cụ thể trong định nghĩa về TCT ngân hàng.
Trong nghiên cứu của mình Claudia Dziobek (1998) và Ceyla Pazarbasioglu
định nghĩa TCT ngân hàng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt
động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải

7
Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2013), Tiếp tục tái cẩu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng số
128, 129.
24

thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của
một trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng8. Theo quan điểm này
thì TCT ngân hàng bao gồm TCT tài chính, TCT hoạt động và giám sát an toàn. Như
vậy, TCT tài chính là một bộ phận của quá trình TCT ngân hàng. Đó không phải là
toàn bộ quá trình TCT ngân hàng nhưng là bộ phận không thể thiếu và quyết định
thành công của quá trình TCT ngân hàng. Với định nghĩa này, chúng ta còn biết thêm
rằng, TCT tài chính hướng đến việc phục hồi khả năng thanh khoản bằng cách cải
thiện bảng cân đối của các NHTM thông qua các biện pháp như tăng vốn, giảm nợ,
hoặc nâng giá trị tài sản.
Tác giả Vũ Văn Thực đã đưa ra định nghĩa về TCT NHTM như sau: “TCT
NHTM là việc thay đổi một, một vài hoặc tất cả các phương diện ngồn vốn, tài sản, tài
chính, cơ cấu tổ chức, tư duy quản lý, cách thức quản tri điều hành… để giúp các
NHTM hoạt động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả hơn”9. Theo quan điểm này, TCT
NHTM có thể diễn ra với quy mô lớn nhưng cũng có thể diễn ra với quy mô nhỏ tùy
thuộc vào từng NHTM cụ thể. Mục đích cuối cùng của hoạt động TCT NHTM đó là
giúp các NHTM hoạt động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả.
Ủy ban Basel đưa ra định nghĩa TCT NHTM dựa trên chuẩn mực mà Ủy ban
này đã đưa ra. Cụ thể: “TCT NHTM theo chuẩn mực Basel II là việc thay đổi, điều
chỉnh các yếu tố liên quan như cấu trúc chiến lược, cấu trúc sở hữu, quản trị, tài chính,
hoạt động và các thành phần khác… tạo nên cấu trúc tổng thể của NHTM cho phù hợp
với các quy định của Hiệp ước Basel II” 10. Theo đó, các quốc gia là thành viên của
hiệp ước khi thực hiện TCT NHTM cần phải quan tâm tới các chuẩn mực này như một
nghĩa vụ quan trọng. Và khi xem xét các tiêu chuẩn của Basel II, nghiên cứu sinh thấy
rằng, mục đích của cuối cùng của quá trình TCT NHTM cũng chỉ để giúp thiết chế này
hoạt động hiệu quả hơn, làm tốt vai trò trung gian tài chính và góp phần giữ gìn sự ổn
định của nền kinh tế quốc gia.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa: “TCT NHTM là thực hiện các
biện pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống NHTM nhằm mục đích duy
trì sự phát triển ổn định, bền vững, an toàn và hiệu quả chức năng trung gian tài chính
của hệ thống NHTM trong nền kinh tế, đặc biệt là chức năng thanh toán và trung gian
tín dụng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM”11. Nhìn chung, quan
điểm của tác giả Nguyễn Quỳnh Hoa có nhiều điểm giống so với các nhà khoa học
khác. Tuy nhiên, tác giả lại nhấn mạnh quá trình TCT NHTM nhằm khắc phục những

8
Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2013), Tiếp tục tái cẩu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng số
128, 129.
9
Vũ Văn Thực (2013), “TCT hệ thống NHTM ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, 10, 17-21.
10
Lê Trung Thành (2017), “TCT hệ thống tài chính ở Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, tr.68
11
Nguyễn Quỳnh Hoa (2014) “TCT hệ thống NHTM Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, tr.26
25

khiếm khuyết của hệ thống NHTM. Trong quá trình hoạt động, các NHTM có thể tự
TCT để hoạt động được hiệu quả hơn.
Thông thường, đối với NHTM các trường hợp dẫn đến TCT bao gồm: (1) Chia
là việc một tổ chức NHTM chia thành viên, tài sản để thành lập hai hay nhiều NHTM
mới. Sau khi chia thì NHTM cũ chấm dứt hoạt động; (2) Tách là việc một NHTM
chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình để thành lập một hoặc một số
NHTM mới mà không chấm dứt sự tồn tại của NHTM bị tách; (3) Hợp nhất là việc hai
hay nhiều NHTM hợp thành một NHTM mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các
NHTM bị hợp nhất; (4) Sáp nhập là trường hợp một hoặc một số NHTM có thể sáp
nhập vào một NHTM khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của mình cho NHTM nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của
NHTM bị sáp nhập; (5) Mua bán là trường hợp một hoặc nhiều NHTM bỏ ra một
khoản tài chính để mua lại toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ của một hay nhiều NHTM
khác. Sau khi mua lại, NHTM bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của NHTM mua
lại; (6) Chuyển đổi loại hình là việc một NHTM đổi loại hình hoạt động theo quy định
của pháp luật; (7) NHTM tự TCT là trường hợp NHTM có quyền thực hiện TCT để
phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, đáp ứng quyền tự do kinh doanh
theo quy định của pháp luật; (8) Trường hợp hiểm soát đặc biệt là trường hợp NHTM
không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn bị buộc để cơ quan quản lý ngân hàng giới
thiệu những NHTM lành mạnh ở trong hoặc ngoài nước mua lại, hoặc chỉ định NHTM
do nhà nước nắm cổ phần chi phối mua lại, hoặc do chính cơ quan quản lý ngân hàng
mua lại.
NHTM trong thời điểm cần được TCT thường đang hoạt động kém hiệu quả. Vì
thế, hình thức chia, tách không phù hợp với TCT NHTM do phải lựa chọn hình thức
khác để mạnh hơn. NHTM được tổ chức và thành lập dưới ba hình thức cơ bản: (1)
NHTM trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần (trừ trường
hợp số 2); (2) NHTM nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; (3) TCTD liên
doanh, TCTD 100% vốn nước ngoài (trong đó có NHTM 100% vốn nước ngoài) được
thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn12. Như vậy, TCT
NHTM dưới hình thức chuyển đổi loại hình cũng không phù hợp. Tóm lại, TCT
NHTM gồm những hình thức như sau: mua bán, hợp nhất, sáp nhập NHTM. Các hình
thức cụ thể sẽ bao gồm: (1) NHTM mua lại một hoặc một số NHTM khác hoặc một
doanh nghiệp khác; (2) Hai hoặc nhiều NHTM hợp nhất với nhau, hoặc NHTM và một
doanh nghiệp khác hợp nhất với nhau; (3) Một hoặc nhiều NHTM hoặc doanh nghiệp
sáp nhập vào một NHTM; (4) Trường hợp hiểm soát đặc biệt; (5) NHTM tự TCT.

12
Điều 6 Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
26

Từ những sự phân tích nói trên, nghiên cứu sinh cho rằng cách định nghĩa về
khái niệm TCT của mỗi nhà khoa học có thể khác nhau về câu chữ nhưng nội dung có
nhiều điểm tương đồng, như:
- TCT NHTM là việc sửa chữa yếu kém để phát triển, thay đổi để phát triển
mạnh hơn, tốt hơn và hoàn thiện hơn. TCT diễn ra trong một khoảng thời gian nhất
định chứ không phải trong suốt quá trình hoạt động của các NHTM.
- TCT NHTM bao gồm nhiều hoạt động như: TCT tài chính, TCT hoạt động sản
xuất kinh doanh, TCT nhân sự…
- Mục đích của TCT là làm cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn, an toàn hơn.
Có thể đánh giá, nhiều học giả đã thành công trong việc phân tích, lập luận và
đưa ra khái niệm TCT NHTM. Trong số những học giả kể trên, nghiên cứu sinh tán
thành nhất với quan điểm của học giả Nguyễn Quỳnh Hoa.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, trong một số văn bản quy phạm pháp luật
hoặc một số công trình nghiên cứu khoa học còn sử dụng những khái niệm tương tự
như khái niệm “TCT NHTM”. Các khái niệm đó là: “tái cơ cấu NHTM”, “tổ chức lại
NHTM”. Nghiên cứu sinh cố gắng lý giải sự khác biệt giữa các khái niệm này, đồng
thời chỉ rõ lý do nghiên cứu sinh sử dụng khái niệm “TCT NHTM”. Để lý giải điểm
khác nhau giữa các khái niệm “TCT NHTM”, “tái cơ cấu NHTM”, “tổ chức lại
NHTM”, nghiên cứu sinh bắt đầu từ việc làm rõ các khái niệm “cấu trúc”, “cơ cấu”,
“tổ chức”.
“Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh
thể”13. Khái niệm “cơ cấu” thiên về vấn đề tổ chức các thành phần sao cho khoa học
và hợp lý. Vậy, khi cơ cấu một chỉnh thể nào đó, người ta quan tâm nhiều đến vấn đề
từng thành phần trong đó có phù hợp với vị trí được sắp xếp hay không. Tất nhiên,
giữa các thành phần trong chỉnh thể có mỗi liên kết nhất định nhưng đó không phải là
nội hàm chính của khái niệm “cơ cấu”.
“Tổ chức là làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những
chức năng chung nhất định”. Khái niệm “tổ chức” có nội hàm rộng hơn khái niếm
“cấu trúc” và “cơ cấu”. Và khi nói đến “tổ chức” người ta thường hay nghĩ đến những
hoạt động mang tầm vĩ mô. Sự tác động giữa các bộ phận khi phải tổ chức không quá
sâu sắc như khi cấu trúc, chỉ miễn sao các bộ phận đó cùng góp phần để chỉnh thể thực
hiện được chức năng chung nhất định. Thông thường, người ta hay dùng khái niệm “tổ
chức” cho bộ máy nhân sự trong hệ thống các cơ quan.
“Cấu trúc là toàn bộ nói chung những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo
nên một chỉnh thể”14. Khái niệm “cấu trúc” quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa các

13
Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.214
14
Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.128
27

thành phần trong một chỉnh thể. Điều đó chứng tỏ, đứng trong một chỉnh thể nào đó,
mỗi bộ phận phải phù hợp với chính vị trí của nó và phải có tác động tương hỗ với các
bộ phận khác. Sự tác động qua lại đó giúp cho chỉnh thể được hoàn thiện.
Như vậy, nghiên cứu sinh thấy rằng sử dụng khái niệm “TCT NHTM” sẽ phù
hợp hơn. Bởi vì, quá trình TCT với nhiều hoạt động khác nhau như XLTC, tổ chức bộ
máy nhân sự, cải thiện hoạt động kinh doanh… sẽ giúp cho NHTM (với vai trò là
chỉnh thể) hoạt động hiệu quả hơn. TCT NHTM bắt buộc phải dựa trên mối quan hệ
giữa các vấn đề tài chính, nhân sự, kinh doanh… Giải quyết vấn đề này là tiền đề cho
giải quyết vấn đề khác. Ngoài ra, quá trình TCT NHTM còn phải đặt trong mối quan
hệ thống nhất với hệ thống tài chính. Theo đó, TCT NHTM phải đảm bảo tính ổn định
của thị trường tài chính. Với cách hiểu đó, các NHTM tham gia TCT là các thành
phần, còn hệ thống tài chính là một tổng thể. Đó là lý do mà tác giả sử dụng khái niệm
“TCT NHTM” chứ không phải là “tái cơ cấu NHTM” hay “tổ chức lại NHTM”.
Từ sự phân tích nói trên, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm TCT NHTM như sau:
TCT các NHTM là việc thực hiện tổng thể các biện pháp nhằm thay đổi, sắp xếp lại
các nguồn lực như tài chính, cơ cấu quản lý, sở hữu, nguồn nhân lực… để tạo ra một
nguồn lực mới hợp lý hơn giúp NHTM hoạt động hiệu quả hơn và góp phần kích thích
sự phát triển của hệ thống tài chính.
1.1.1.2. Đặc trưng tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
TCT các NHTM có điểm khác biệt với TCT các lĩnh vực khác như ngành công
nghiệp, thương mại, dịch vụ, viễn thông... Bởi vì, ảnh hưởng của các ngành khác đến
nền kinh tế xã hội không có tính rộng khắp và tính lan truyền. Trong khi đó các
NHTM kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt - kinh doanh tiền tệ, do vậy hoạt động của
các NHTM liên quan mật thiết với mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế - xã hội trong
mỗi quốc gia, thậm chí vươn ra khỏi khuôn khổ của một quốc gia. Vì thế, so với TCT
các lĩnh vực khác, TCT các NHTM có những trưng sau:
Thứ nhất, hình thức, chủ thể TCT: NHTM bị sáp nhập, hợp nhất, kiểm soát
đặc biệt chuyển toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình cho NHTM hợp
nhất (đối với trường hợp hợp nhất), tổ chức nhận chuyển giao (đối với trường hợp
kiểm soát đặc biệt). NHTM bị sáp nhập, hợp nhất chấm dứt sự tồn tại, NHTM bị kiểm
soát đặc biệt chuyển giao cho chủ thể mới. Thực chất, các doanh nghiệp khác (không
phải NHTM) cũng có thể thực hiện TCT theo hình thức sáp nhập, hợp nhất. Nhưng
ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể TCT theo các hình thức khác như chia, tách,
chuyển đổi loại hình. Trong khi đó các hình thức này không phù hợp để TCT NHTM.
Bên cạn đó, các NHTM được TCT theo hình thức kiểm soát đặc biệt nhưng những
doanh nghiệp thông thường hầu như không thực hiện TCT theo hình thức này.
28

Thứ hai, TCT NHTM có thể thực hiện trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc.
Trường hợp tự nguyện TCT là hoạt động của NHTM nhằm phù hợp với mục tiêu phát
triển và nguyện vọng của chủ sở hữu. Trường hợp bắt buộc TCT là khi các NHTM
không đảm bảo được mức vốn pháp định và chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định
của pháp luật hiện hành, hay trong trường hợp NHTM hoạt động yếu kém, hoặc bị đặt
vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Như vậy, có thể thấy, hoạt động TCT vừa là quyền
lợi vừa là nghiã vụ của các NHTM. Các NHTM có thể tự nguyện, tự TCT nếu như có
nhu cầu phù hợp với quy định của pháp luật, trường hợp này được hiểu là quyền của
NHTM. Nhưng nếu trong trường hợp NHTM hoạt động yếu kém, không đảm bảo
được mức vốn pháp định và chỉ tiêu an toàn tài chính, có nguy cơ mất an toàn cho toàn
bộ hệ thống NHTM thì NHNN có thể ra quyết định đưa NHTM đó vào diện kiểm soát,
kiểm soát đặc biệt. Khi đó, bắt buộc NHTM phải triển khai nhanh chóng hoạt động
TCT, trong trường hợp này thì lại là nghĩa vụ mà NHTM phải thực hiện theo quy định
của pháp luật. Các doanh nghiệp thông thường chủ yếu TCT theo hình thức tự nguyện,
hầu như không có trường hợp TCT bắt buộc.
Thứ ba, tính quyết liệt trong của công cuộc TCT. Hoạt động của NHTM có tầm
ảnh hưởng rộng khắp và lan truyền đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính
vì vây khi các NHTM yếu kém sẽ kéo theo sự suy yếu của tất cả các lĩnh vực khác.
Chỉ cần một NHTM đổ vỡ, nguy cơ đổ vỡ toàn hệ thống rất lớn, và lan truyền rộng
khắp. TCT NHTM giúp các NHTM thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ, giải thể, phá sản. Việc
TCT sẽ góp phần sắp xếp lại các NHTM kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo tỷ
lệ an toàn tài chính sẽ có một cấu trúc mới hoạt động hiệu quả hơn, lành mạnh hơn và
an toàn hơn, đảm bảo được lợi ích của các nhà đầu tư, khách hàng cũng như toàn bộ
hệ thống NHTM nói chung. Chính vì vậy TCT các NHTM đòi hỏi phải thực hiện một
cách quyết liệt, đúng đắn.
Thứ tư, TCT các NHTM là chương trình mang tầm cỡ quốc gia. Như trên đã đề
câp về tầm ảnh hưởng của các NHTM đối với nền kinh tế xã hội của một quốc gia, vì
vây tái cơ cấu các NHTM không chỉ liên quan đến riêng ngành ngân hàng mà còn liên
quan đến nhiều lĩnh vực khác. Nếu chỉ để riêng các ngân hàng TCT thì sẽ không đạt
mục tiêu đề ra. Tất cả các ngành, các lĩnh vực cần phải tiến hành tái cấu trúc để đảm
bảo sự thống nhất mục tiêu phát triển trên diện rộng. Vậy, TCT các NHTM phải đảm
bảo có sự tham gia, phối hợp tích cực, hiệu quả của nhiều cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ năm, việc TCT NHTM phải tuân theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ hơn
so với TCT doanh nghiệp. Vì việc TCT các NHTM không chỉ ảnh hưởng đến các chủ
thể TCT mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, nhà đầu tư
và Nhà nước, hệ thống ngân hàng quốc gia và toàn bộ nền kinh tế nên phải quy định
29

những trình tự và thủ tục nghiêm ngặt để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan và
đảm bảo an toàn cho cả hệ thống ngân hàng cũng như sự ổn định của nền kinh tế. Việc
TCT sẽ góp phần cơ cấu lại các NHTM kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo tỷ lệ
an toàn tài chính giúp cho các NHTM có được một cấu trúc hoạt động mới lành mạnh
và minh bạch hơn, đảm bảo lợi ích của khách hàng cũng như toàn bộ hệ thống NHTM
nói riêng và lợi ích của Nhà nước nói chung. Các hoạt động chủ yếu nhằm TCT
NHTM gồm: TCT tài chính, TCT hoạt động kinh doanh, TCT nhân sự, TCT sở hữu...
TCT tài chính hay còn gọi là XLTC là một khâu đặc biệt quan trọng của quá trình TCT
các NHTM. Như vậy, XLTC khi TCT NHTM là một trong những hoạt động quyết
định việc thành bại của các NHTM trong quá trình TCT.
1.1.1.3. Mục đích tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
a. Trên thế giới
Ở tầm vĩ mô, quá trình TCT NHTM giúp các quốc gia vượt qua những cuộc
khủng hoảng kinh tế. Theo đó, trong những thập niên gần đây, nền kinh tế thế giới đã
trải qua nhiều thăng trầm. Nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ở một nước, một số
nước và rồi lan rộng ra nhiều quốc gia khác. Điển hình chúng ta có thể kể tới:
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á bắt đầu từ tháng 7/1997 ở Thái Lan đã gây
ra những ảnh hưởng kinh tế - tài chính vĩ mô nặng nề như: Mất giá tiền tệ, sụp đổ thị
trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước Đông Á. Nhiều doanh nghiệp bị
phá sản, dẫn đến hàng triệu người ở một số quốc gia Châu Á bị đẩy xuống dưới
ngưỡng nghèo trong giai đoạn 1997-1998.
Cuộc khủng hoảng tài chính do bong bóng bất động sản cùng với giám sát tài
chính thiếu hoàn thiện ở Mỹ năm 2007, bùng phát mạnh năm 2008 đã lan rộng ra
nhiều nước trên thế giới, dẫn tới sự đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ
tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Tiếp đến là tình trạng bất ổn trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu khiến khu
vực này đến nay còn chìm đắm trong cuộc khủng hoảng nợ và làm tốc độ tăng trưởng
kinh tế toàn cầu chậm lại. Thế giới nhận thức rõ những cuộc khủng hoảng này đều bắt
nguồn từ quản trị doanh nghiệp, nhất là quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính.
Tình trạng tồi tệ của các NHTM đã khiến cho dòng vốn khó ra được nền kinh tế, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất thực.
Sau khủng hoảng tài chính Đông Á, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính từ
Mỹ năm 2008, thế giới nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính -
ngân hàng vững mạnh, minh bạch. Vì vậy, vấn đề cải cách cơ cấu nền kinh tế nói
chung, TCT các NHTM nói riêng ngày càng trở lên cấp thiết, sự phát triển lành mạnh
và sự an toàn của hệ thống ngân hàng có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế.
30

Bước sang năm 2020, thế giới đã chứng kiến sự bùng phát khủng khiếp của
dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt hoạt động của con người, doanh
nghiệp (DN) cũng như các NHTM. Dịch bệnh đã gây ra những hậu quả khôn lường:
Hơn 2,6 triệu người chết15, nhiều nước đóng cửa, sản xuất đình đốn, Chính phủ các
nước phải tung ra các gói cứu trợ cho y tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong cơn
nguy nan... Sức khỏe của các NHTM phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của doanh nghiệp
nói riêng và nền kinh tế nói chung, vậy nên khi các doanh nghiệp và nền kinh tế bị ảnh
hưởng của dịch Covid-19 thì các NHTM cũng bị ảnh hưởng trực tiếp nhất.
Sau những cuộc khủng kinh tế - xã hội như vậy, các quốc gia trên thế giới đã
nhận thức được vai trò của TCT NHTM. Theo đó, mục đích của TCT NHTM giúp ổn
định hoạt động của hệ thống tín dụng, giúp cho các NHTM làm tốt vai trò của thiết chế
trung gian thanh toán. Thông qua đó, quá trình TCT NHTM góp phần ổn định nền
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
b. Ở Việt Nam
Nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi phải nâng cao sức mạnh tổng
hợp và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng.
Chính phủ đã thông qua đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu
giai đoạn 2016-2020” đặt ra các mục đích sau:
Thứ nhất, thực hiện TCT các NHTM khi hệ thống ngân hàng phát sinh những
vấn đề bất ổn và có nguy cơ đẩy các NHTM rơi vào khủng hoảng kéo theo nguy cơ
khủng hoảng kinh tế - xã hội hoặc một ngân hàng lớn bị rơi vào khủng hoảng có nguy
cơ lan rộng ra toàn hệ thống. Trong trường hợp này TCT các NHTM là nhằm hồi sinh
các NHTM. Những dấu hiệu cho thấy các NHTM có bất ổn trầm trọng cần phải thực
hiện TCT nhằm hồi sinh.
Khủng hoảng kinh tế kéo dài: một khi khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là khủng
hoảng kinh tế toàn cầu do dịch bệnh Covid 19 kéo dài chưa có vắc xin phòng bệnh
hiệu quả, môi trường kinh doanh của ngân hàng xấu đi nghiêm trọng dẫn đến các mặt
hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả, nợ xấu gia tăng, tỷ lệ an toàn vốn giảm sút.
Khi nợ xấu trong các NHTM tăng cao, nguy cơ mất vốn của ngân hàng ngày càng lớn.
Là trung gian tín dụng, nên khi nợ xấu gia tăng các NHTM có nguy cơ mất thanh
khoản, rủi ro vỡ nợ ngày càng lớn, các NHTM suy yếu, đe dọa sự bất ổn cho cả nền
kinh tế, xã hội của một quốc gia, thâm chí cả khu vực.
Trong bối cảnh đó niềm tin của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội vào các
NHTM giảm sút và ảnh hưởng ngược lại cho chính các NHTM. Vòng xoáy đó ngày
càng lan rộng, hướng giải quyết duy nhất là TCT các NHTM. Khuôn khổ giám sát và

15
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/3 (giờ Việt Nam).
31

quản lý yếu: Khi khuôn khổ giám sát của chính phủ, NHNN chưa hoàn thiện, nhiều khe
hở. Khuôn khổ giám sát kém cộng thêm với cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và sự
quản lý yếu kém trong chính từng NHTM dẫn đến sự bùng phát những bất ổn trong cả
hệ thống thì việc TCT các NHTM góp phần nâng cao chất lượng của các NHTM, ổn
định hệ thống NHTM.
Thứ hai, thực hiện TCT các NHTM là nhằm mục đích duy trì sự phát triển ổn
định, hiệu quả chức năng trung gian tài chính của các NHTM. Khi nền kinh tế phát triển
sẽ đòi hỏi các NHTM phải thay đổi để thích ứng, đảm bảo các mặt hoạt động có hiệu quả.
Sự thay đổi trong điều kiện này phải theo nguyên lý vòng xoáy ốc dẫn đến, do vây cần
thiết phải TCT các NHTM cho mục tiêu phát triển.
Hiện nay, hoạt đông TCT không chỉ thực hiện khi các NHTM trong tình trạng
khủng hoảng với mục tiêu hồi sinh, mà việc TCT các ngân hàng còn là công việc
thường xuyên ngay cả khi các NHTM đang hoạt động bình thường hay hoạt động tốt
hướng tới mục tiêu phát triển. TCT các NHTM nếu được xem là công việc thường
xuyên sẽ tránh gây những hậu quả xấu cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, giảm
thiểu được chi phí cho việc TCT.
Thứ ba, thực hiện TCT các NHTM là nhằm mục đích khôi phục niềm tin vào
hệ thống ngân hàng, TCT các NHTM hướng tới việc thay đổi căn bản trong từng ngân
hàng và cả hệ thống để có khuôn khổ quản trị mới, cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng
tính cạnh tranh và khả năng chống đỡ rủi ro, tăng cường cơ sở hạ tầng hệ thống và cải
thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của tổ chức kinh tế và công chúng. Nếu
như không thực hiện TCT NHTM để khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng thì hệ
thống ngân hàng nói chung, các NHTM nói riêng khó có thể đững vững trên thị
trường. Bởi lẽ, khách hàng không có niềm tin vào kênh đầu tư và vay vốn này thì họ sẽ
không thể lựa chọn.
Thứ tư, cấu trúc các NHTM là nhằm mục đích thực hiện quá trình hội nhập
quốc tế, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính là một trong những cam kết của Việt Nam
khi gia nhập WTO. Do vậy, để tham gia được “sân chơi” chung này, thị trường dịch
vụ tài chính nói chung và hoạt động của NHTM nói riêng ở trong nước phải tích cực
củng cố, phát triển và trau dồi học hỏi kinh nghiệm tiên tiến của nhiều quốc gia trên
thế giới. Không nằm ngoài xu thế chung này, các NHTM trong nước hiện nay đã chủ
động nâng cao trình độ quản lý, giám sát, điều hành; đầu tư công nghệ hiện đại cũng
như khả năng quản trị nhằm mục đích tăng cường chất lượng hoạt động kinh doanh,
tăng lực tài chính cũng như mức độ cạnh tranh của các NHTM. Có thể nói, quá trình
TCT của các NHTM đã góp phần thúc đẩy NHTM cũng như thị trường dịch vụ tài
chính trong nước phát triển theo hướng lành mạnh, minh bạch hơn và cần tiến tới phù
32

hợp với các chuẩn mực chung của quốc tế. Bên cạnh đó, các NHTM trong nước thông
qua quá trình TCT của mình cũng sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết để có thể dễ dàng
hơn khi tham gia vào tiến trình hội nhập này, nhất là khi phải cạnh tranh trực tiếp với
các NHTM có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì vậy, trong hoạt động TCT của
mình, các NHTM cần phải thực hiện một cách nghiêm túc và tuân theo một quy trình
cụ thể nếu muốn tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh doanh hội nhập như
hiện nay.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích xử lý tài chính khi tái cấu trúc ngân hàng
thương mại.
1.1.2.1. Khái niệm xử lý tài chính khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại.
Hiểu một cách chung nhất: “Xử lý là áp dụng vào cái gì đó những thao tác nhất
định để nghiên cứu, sử dụng”16. Theo định nghĩa này, xử lý là hoạt động của con
người làm cho đối tượng biến đổi theo hướng khác. Theo nghĩa tích cực, xử lý giúp
cho đối tượng khắc phục được những yếu kém, khiếm khuyết làm cho đối tượng trở
nên tốt đẹp hơn. Sự tốt đẹp hơn thể hiện dưới nhiều khía cạnh, có thể là tăng lên về số
lượng, chất lượng, có thể là hoạt động hiệu quả hơn. Và chắc chắn rằng, chủ thể của
hoạt động xử lý phải là con người (có thể là cá nhân hoặc tổ chức).
Theo quan điểm của hai tác giả Đặng Thị Việt Đức và Phan Anh Tuấn: “Tài
chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình
thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của
các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất
định”17. Theo quan điểm này, hai tác giả muốn nhấn mạnh vào quá trình phân phối các
nguồn của cải, vật chất trong xã hội. Tuy nhiên, trước khi đưa ra khái niệm này, hai tác
giả cũng chỉ ra rằng: “Nguồn tài chính không chỉ hình thành từ các quỹ tiền tệ mà còn
từ những tài sản hiện vật có khả năng chuyển hóa thành tiền tệ. Những tài sản này khi
cần có thể chuyển hóa thành tiền tệ để trở thành các nguồn tài chính”. Như vậy, nghiên
cứu sinh cho rằng, khái niệm tài chính phải được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, tài chính sẽ là quá trình phân phối của cải vật chất. Theo nghĩa hẹp,
tài chính là tiền tệ và những tài sản hiện vật có khả năng chuyển hóa thành tiền tệ. Và
với đề tài: “Pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM ở Việt Nam”, nghiên cứu sinh sử
dụng khái niệm tài chính theo nghĩa hẹp. Theo đó, tài chính bao gồm: tiền tệ, tài sản có
khả năng chuyển hóa thành tiền tệ. Và đối với NHTM những tài sản có khả năng
chuyển hóa thành tiền tệ bao gồm: tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, trụ sở kinh
doanh…); tài sản vô hình (thương hiệu của NHTM); các khoản tiền mà khách hàng nợ

16
Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr.1163
17
Ths. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn, Khái niệm về tài chính, Website: quantri.vn, http://quantri.vn/dict/details/8253-khai-niem-
ve-tai-chinh
33

NHTM. Tóm lại, tài chính của NHTM bao gồm: vốn, các khoản nợ và tài sản.
Từ sự phân tích nói trên, nghiên cứu sinh xây dựng khái niệm XLTC như sau:
XLTC là thay đổi, sắp xếp lại các nguồn tài chính bao gồm vốn, các khoản nợ, tài sản
đặt trong mối quan hệ với những thay đổi, sắp xếp các yếu tố khác nhằm làm cho tổng
thể hoạt động hiệu quả hơn.
Trước nghiên cứu sinh đã có nhiều nhà khoa học đưa ra quan điểm về khái niệm
này. Có tác giả thì sử dụng khái niệm “XLTC”, có tác giả lại sử dụng khái niệm “TCT
tài chính”. Theo đó, khái niệm mà nghiên cứu sinh đưa ra có điểm giống và điểm khác
biệt so với quan điểm của các tác giả trước đây.
Tác giả Đặng Phương Mai đã định nghĩa TCT tài chính như sau: “TCT tài chính
là quá trình thay đổi một cách căn bản cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, để thiết lập
một cấu trúc tài chính phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng
như sự thay đổi của môi trường kinh doanh, nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp”18. Trong định nghĩa này, tác giả gắn TCT tài chính cho một đối tượng cụ thể
đó là doanh nghiệp. Đồng thời, theo quan điểm của tác giả TCT tài chính là quá trình.
Quá trình đó giúp thay đổi một cách căn bản cấu trúc tài chính. Mục đích của quá trình
này là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Đồng thời vì Đặng Phương Mai sử dụng thuật
ngữ “TCT tài chính” nên mục tiêu của quá trình này là “thay đổi một cách căn bản cấu
trúc tài chính”. Có nghĩa rằng, sau khi TCT tài chính thì tỉ lệ các loại tài chính trong
một tổng thể sẽ có sự thay đổi.
Quan điểm của Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu về TCT tái chính
NHTM như sau: “TCT tài chính hướng đến việc phục hồi khả năng thanh khoản bằng
cách cải thiện bảng cân đối của các NHTM thông qua các biện pháp như tăng vốn,
giảm nợ, hoặc nâng giá trị tài sản”19. Hai tác giả này khi định nghĩa TCT tài chính đã
nhấn mạnh mục đích của quá trình này là nhằm “hướng đến việc phục hồi khả năng
thanh khoản” đồng thời xác định các biện pháp để thực hiện TCT tài chính đó là: “tăng
vốn, giảm nợ, hoặc nâng giá trị tài sản”.
Theo John Hawkins và Philip Turner (1999) cho rằng xử lý tài chính là việc giảm
nợ quá hạn, cải thiện khả năng thanh toán, các ngân hàng cần hỗ trợ các công ty
(khách hàng) có khả năng hoạt động lành mạnh trở lại, kêu gọi hỗ trợ của chính phủ,
gia nhập thị trường thứ cấp, bán nợ xấu cho công ty mua bán nợ hoặc cho các ngân
hàng lành mạnh có tiềm lực20. Hai tác giả đã nhấn mạnh vào những hoạt động cụ thể
của XLTC, đó là: giảm nợ quá hạn, cải thiện khả năng thanh toán, sự hỗ trợ của chính

18
Đặng Phương Mai (2016), Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học
viện Tài chính.
19
Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2013), “Tiếp tục tái cẩu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng,
số 128, 129.
20
John Hawkins và Philip Turner (1999), Bank restructuring in practice: An over view, Moneytary and economic Department Basel,
Switzerland.
34

phủ, gia nhập thị trường thứ cấp, bán nợ xấu. Theo nghiên cứu sinh, việc liệt kệ những
hoạt động của quá trình XLTC theo hai tác giả trên là chưa đầy đủ. Một số hoạt động
XLTC khác chưa được các tác giả đề cập như: xử lý vốn, xử lý tài sản.
Nghiên cứu sinh cho rằng, khái niệm “XLTC” trong luận án này có nội hàm rộng
hơn khái niệm “TCT tài chính” của tác giả Đặng Phương Mai; của Claudia Dziobek và
Ceyla Pazarbasioglu; của John Hawkins và Philip Turner. Theo quan điểm của nghiên
cứu sinh, XLTC bao gồm cả việc thay đổi cấu trúc tài chính và những thay đổi khác
như thay đổi biện pháp sử dụng tài chính, chủ sở hữu. Các biện pháp XLTC của
NHTM bao gồm tổng thể các biện pháp về xử lý vốn, xử lý tài sản, xử lý nợ (chứ
không chỉ là “tăng vốn, giảm nợ, hoặc nâng giá trị tài sản” như trong quan điểm về
TCT tài chính của Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu hoặc “giảm nợ quá hạn,
cải thiện khả năng thanh toán, sự hỗ trợ của chính phủ, gia nhập thị trường thứ cấp,
bán nợ xấu” như của John Hawkins và Philip Turner). Đồng thời, các biện pháp XLTC
vừa làm thay đổi chính từng thành phần tài chính của NHTM, vừa làm thay đổi cấu
trúc tài chính (chứ không chỉ làm thay đổi cấu trúc tài chính như quan điểm của Đặng
Phương Mai).
Từ khái niệm TCT NHTM đã được phân tích tại Mục 2.1.2.1. của luận án kết
hợp với khái niệm XLTC, nghiên cứu sinh xin đưa ra khái niệm XLTC khi TCT
NHTM như sau: XLTC khi TCT NHTM là thay đổi, sắp xếp lại các nguồn tài chính
bao gồm vốn, các khoản nợ, tài sản và đặt trong mối quan hệ với sự thay đổi, sắp xếp
lại một cách tổng thể các yếu tố khác của NHTM như cơ cấu quản lý, sở hữu, nguồn
nhân lực… giúp NHTM hoạt động hiệu quả hơn và góp phần kích thích sự phát triển
của hệ thống tài chính.
Với quan điểm nói trên, XLTC khi TCT NHTM được coi là một quyết định
quan trọng trong chiến lược tài chính tổng thể của các NHTM. Hoạt động này được
thực hiện một cách chủ động và có kế hoạch. Một khi cấu trúc tài chính hiện tại của
các NHTM có dấu hiệu suy yếu ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị các NHTM cần có
những điều chỉnh theo từng mức độ để đảm bảo phù hợp hơn. Trong một số trường
hợp, XLTC được coi là một biện pháp khẩn cấp nhằm giúp các NHTM thoát khỏi tình
trạng khó khăn nghiêm trọng về tài chính khi hiệu quả hoạt động kinh doanh sụt giảm
nhanh chóng, các NHTM đứng trên bờ vực phá sản. Lúc này XLTC thường gắn liền
với quá trình TCT các NHTM và XLTC nhằm đảm bảo sự tồn tại của các NHTM.
1.1.2.2. Đặc điểm và mục đích của xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại
a. Đặc điểm của xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Xử lý tài chính khi tái cấu trúc các NHTM là tác động của các chủ thể khác
35

nhau vào các yếu tố vốn, các khoản nợ, và tài sản để các yếu tố này được vận hành
hiệu quả hơn. Để xử lý tài chính có hiệu quả đòi hỏi phải nắm được đặc điểm của xử lý
tài chính khi tái cấu trúc các NHTM. Đặc điểm của xử lý tài chính khi tái cấu trúc các
NHTM chịu sự chi phối bởi đặc điểm hoạt động của các NHTM - đối tượng quản lý và
mô hình tổ chức hệ thống bộ máy quản lý NHTM - chủ thể quản lý. Từ đó có thể khái
quát các đặc điểm cơ bản xử lý tài chính khi tái cấu trúc các NHTM như sau:
Thứ nhất, đối tượng tiến hành xử lý tài chính khi tái cấu trúc các NHTM là các
NHTM có thể đang trong thời kỳ hoạt động yếu kém hoặc những NHTM muốn TCT
để hoạt động hiệu quả hơn. Chính vì vậy, tùy từng trường hợp mà nhà nước quy định
nhằm định hướng hình thức TCT cho các NHTM phù hợp với từng trường hợp. Đối
với các NHTM đang hoạt động yếu kém thì thường áp dụng hình thức TCT mua bán,
sáp nhập, hợp nhất, kiểm soát đặc biệt. Đối với các NHTM đang hoạt động bình
thường thì áp dụng hình thức tự TCT.
Thứ hai, xử lý tài chính khi tái cấu trúc các NHTM có thể sử dụng nhiều
phương pháp xử khác nhau. Mỗi phương pháp có đặc điểm riêng, có cách thức tác
động riêng và có các ưu, nhược điểm riêng ví dụ như: mua bán, sáp nhập, hợp nhất
NHTM; mua bán nợ xấu; hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của NHTM; ... Tuỳ theo đặc
điểm của từng NHTM có thể lựa chọn phương pháp này hay phương pháp khác làm
phương pháp nổi bật trên nguyên tắc chung là phải sử dụng đồng bộ và kết hợp chặt
chẽ các phương pháp xử lý. Tuy nhiên, do đặc điểm của NHTM là quá trình hoạt động
luôn gắn liền với sự quản lý của các cơ quan Nhà nước, nên xử lý tài chính khi tái cấu
trúc các NHTM phải đặc biệt chú trọng tới các phương pháp, công cụ mang tính quyền
uy, mệnh lệnh để đảm bảo tính tập trung, thống nhất, hiệu quả. Đó là các phương pháp
tổ chức, hành chính, các công cụ pháp luật, thanh tra, kiểm tra. Đây cũng là một đặc
điểm quan trọng của xử lý tài chính khi tái cấu trúc các NHTM.
Thứ ba, nội dung của xử lý tài chính khi tái cấu trúc các NHTM là sắp xếp lại
các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ thuộc sở hữu của NHTM có thể chi phối và sử
dụng trong một thời kỳ nhất định bao gồm tạo lập, hình thành và phát triển, duy trì
nguồn tài chính. Các nguồn tài chính đó có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ hoặc tài sản,
nhưng tổng số nguồn lực tài chính đó là biểu hiện về mặt giá trị, là đại diện cho một
lượng của cải vật chất của xã hội. Về lý thuyết cũng như thực tiễn, sự vận động của
các nguồn tài chính phải ăn khớp với sự vận động của của cải vật chất mới đảm bảo
cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Điều đó càng có ý nghĩa và cần thiết bởi vì
tổng nguồn lực tài chính mà NHTM nắm giữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn lực
tài chính của toàn xã hội. Do đó, trong xử lý tài chính khi tái cấu trúc các NHTM
không những phải quản lý nguồn tài chính đang tồn tại cả dưới hình thức tiền tệ, cả
dưới hình thức tài sản, mà còn phải quản lý sự vận động của tổng nguồn lực tài chính,
36

sự vận động về mặt giá trị - trên cơ sở tính toán để đảm bảo cân đối với sự vận động
của các luồng của cải vật chất và lao động - sự vận động về mặt giá trị sử dụng - trong
đời sống thực tiễn hoạt động của NHTM.
Thứ tư, thông qua các chức năng tạo lập và phân phối vốn, thực hiện quyền và
nghĩa vụ kiểm tra, giám sát quá trình XLTC của NHTM nhằm đảm bảo cho hoạt động
xử lý tài chính khi tái cấu trúc tuân thủ các quy định của pháp luật, hướng tới hoạt
động có hiệu quả hơn của các NHTM khi tái cấu trúc thành công.
Chúng ta phải lưu ý rằng, khi NHTM hoạt động trong điều kiện bình thường
(không phải TCT) vẫn có thể tiến hành XLTC. Thực tế là trong quá trình hoạt động
của mình, NHTM vẫn đang tiến hành các hoạt động XLTC liên tục, thường xuyên. Bởi
vì có hoạt động XLTC là một trong những nghiệp vụ kinh doanh của NHTM. Vậy quá
trình XLTC trong điều kiện bình thường và XLTC khi TCT NHTM có điểm khác biệt
như thế nào? Làm rõ được điều này sẽ giúp chúng ta phân tích được nội dung của pháp
luật về XLTC khi TCT NHTM sẽ tập trung vào vấn đề nào. Quá trình XLTC khi TCT
NHTM sẽ đa dạng và phức tạp hơn XLTC trong điều kiện thông thường. Những điểm
khác biệt cơ bản giữa XLTC khi TCT và XLTC trong điều kiện bình thường gồm:
- Hoạt động xử lý vốn trong điều kiện bình thường chủ yếu tập trung vào hoạt
động tăng vốn chủ sở hữu, kết nạp thêm cổ đông, xử lý quyền và nghĩa vụ của các cổ
đông khi có sự thay đổi về tỉ lệ vốn góp, huy động tiền gửi của khách hàng thông qua
các hình thức gửi tiết kiệm, mua trái phiếu NHTM…. Hoạt động xử lý vốn khi TCT
NHTM sẽ phải tập trung vào nội dung tính giá trị cổ phần. Đặc biệt trong trường hợp
NHTM sáp nhập, hợp nhất thì việc xác định giá trị cổ phần có ý nghĩa hàng đầu trong
xử lý vốn bởi giá trị cổ phần quyết định vai trò, quyền lợi, nghĩa vụ của các cổ đông.
Từ đó chúng ta thấy rằng, việc lựa chọn cách thức, phương thức định giá cổ phần khi
TCT NHTM rất quan trọng. Bên cạnh đó, quá trình xử lý vốn khi TCT NHTM còn
phải đảm bảo các quy định của pháp luật cạnh tranh để tránh tình trạng tập trung kinh
tế. Hơn nữa, hoạt động huy động vốn khi TCT NHTM sẽ nhạy cảm hơn khi có sự biến
động về kinh tế - xã hội (chủ yếu là những biến động tiêu cực như dịch bệnh, chiến
tranh, bong bóng bất động sản…) so với huy động vốn khi không TCT.
- Hoạt động xử lý nợ trong điều kiện bình thường chủ yếu tập trung vào các
khoản nợ xấu, tuy nhiên hoạt động xử lý nợ khi TCT các NHTM có thể dẫn đến việc
chuyển giao cả các khoản nợ xấu và các khoản nợ đang thực hiệc đúng nghĩa vụ.
Trong trường hợp NHTM tiến hành hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất thì tất cả
các khoản nợ sẽ là đối tượng được đưa ra để xử lý, qua đó sẽ ảnh hưởng đến quyền và
nghĩa vụ của rất nhiều chủ thể trong đó có người chủ thể mua nợ, nhà đầu tư, khách
hàng vay (con nợ) ... Do đó hoạt động xử lý nợ khi TCT các NHTM có bản chất phức
tạp hơn và rộng hơn so với hoạt động xử lý nợ trong điều kiện bình thường.
37

- Hoạt động xử tài sản trong điều kiện bình thường chủ yếu tập trung vào đối
tượng là các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu từ hoạt động cho vay của NHTM,
tuy nhiên hoạt động xử lý tài sản khi TCT các NHTM lại hướng tới cả các tài sản bảo
đảm của các khoản nợ xấu từ hoạt động cho vay của NHTM và tài sản thuộc sổ hữu
của các NHTM. Đây là điểm nổi bật khác biệt của hoạt động XLTC trong hoạt động
bình thường với XLTC khi TCT các NHTM.
b. Mục đích của xử lý tài chính xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại
XLTC là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình tái cấu trúc NHTM, hay nói cách
khác quá trình TCT NHTM có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
động XLTC. Các phương thức TCT NHTM rất đa dạng (mua bán, sáp nhập, hợp nhất,
kiểm soát đặc biệt và NHTM tự TCT). Ở mỗi phương thức đó, mục đích của XLTC lại
khác nhau. Cụ thể:
- Đối với TCT bằng phương thức mua bán NHTM thì mục đích của XLTC là
“cứu“ các NHTM đang hoạt động yếu kém bằng cách mua lại toàn bộ quyền và nghĩa
vụ của ngân hàng đó. Với nội dung như vậy, chắc chắn bên mua phải là NHTM đang
có hoạt động kinh doanh tốt. Sau khi mua bán xong, bên mua áp dụng các biện pháp
để phục hồi hoạt động kinh doanh cho NHTM bị mua lại. Thông qua đó, tránh sự phá
sản của một, một vài NHTM trên thị trường.
- Đối với TCT bằng phương thức sáp nhập, hợp nhất NHTM: Việc sáp nhập,
hợp nhất nhằm tăng quy mô vốn, quy mô hoạt động của những NHTM nhỏ. Theo đó,
sau khi sáp nhập, hợp nhất sẽ hình thành trên thị trường một NHTM mới có quy mô
vốn, hoạt động lớn hơn thay vì trên thị trường có nhiều NHTM có quy mô nhỏ, vốn ít,
sức cạnh tranh kém.
- Đối với TCT bằng phương thức kiểm soát đặc biệt: Nhà nước với tư cách là
chủ thể quản lý vĩ mô mua lại NHTM với giá 0 đồng để tránh tình trạng NHTM bị phá
sản và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính. Thông qua hoạt động đó, nhà nước
cũng giúp nền kinh tế không bị rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng.
- Đối với phương thức NHTM tự tái cấu trúc: NHTM tự thực hiện các biện
pháp cần thiết nhằm tăng quy mô vốn, mở rộng thị trường và mục đích là hoạt động
kinh doanh của chính NHTM đó hiệu quả hơn.
Như vậy, ở mỗi phương thức TCT NHTM thì mục đích của hoạt động XLTC sẽ
khác nhau. Tuy nhiên, mục đích lớn nhất, cuối cùng của quá trình XLTC khi TCT
NHTM là giúp các NHTM hoạt động hiệu quả hơn mang lại lợi ích cho chủ sở hữu
NHTM. Thông qua đó, nhà nước đạt được mục đích quản lý vĩ mô là tránh tình trạng
các NHTM bị phá sản dẫn tới hậu quả đổ vỡ của cả hệ thống tài chính.
38

1.1.3. Mối quan hệ giữa xử lý tài chính và tái cấu trúc các ngân hàng thương mại.
Qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về XLTC và TCT NHTM cho thấy hoạt
động XLTC và TCT các NHTM có mối quan hệ tập hợp lớn và tập hợp con. Điều đó
có nghĩa là, XLTC là một trong những nội dung của TCT NHTM. Quá trình TCT các
NHTM không thể thành công nếu hoạt động XLTC không tốt. Giữa XLTC và TCT
NHTM có mối quan hệ tương hỗ. Các kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế
giới cũng cho thấy điều này. Cụ thể:
Theo nghiên cứu của Wei Xu cho thấy XLTC có mối quan hệ vững chắc và
hiệu quả với TCT NHTM: (1) Hiệu quả của việc XLTC có mối quan hệ tỉ lệ thuận với
hiệu quả của quá trình TCT NHTM; (2) Khi XLTC tốt thì hiệu quả của hoạt động TCT
cũng sẽ đạt hiểu quả cao21.
Nghiên cứu của Dilip Ratha (2003) cho thấy đòn bẩy tài chính tác động đến
hiệu quả của doanh nghiệp và hiệu quả của quá trình TCT doanh nghiệp ở các nước
đang phát triển22.
Berger (2008) về cơ cấu vốn hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông qua
việc kiểm định lý thuyết chi phí đại diện cho thấy: Cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả
hoạt động TCT của các NHTM và ngược lại hoạt động TCT NHTM cũng tác động đến
cơ cấu vốn23.
Berger (1995), Zeitun (2012) và Trujilo – Ponce (2010) tìm thấy mối quan hệ
đồng biến giữa nguồn vốn và khả năng sinh lợi, việc tăng vốn sẽ làm tăng lợi nhuận kỳ
vọng bằng việc giảm chi phí kiệt quệ tài chính giúp NHTM thoát khỏi trình trạng phá
sản giúp đạt được mục tiêu TCT đề ra24.
Như vậy, các quan điểm trên cho chúng ta thấy XLTC và TCT NHTM có mối
quan hệ qua lại với nhau. Theo quan điểm của tác giả, để xác định chính xác mối quan
hệ giữa XLTC và TCT NHTM chúng ta cần xác định sự hình thành của hai hoạt động
trên, XLTC có trước hay TCT có trước. Trong điều kiện hoạt động bình thường
(không phải trường hợp TCT), NHTM hoàn toàn có thể XLTC. Tuy nhiên, với đề tài
này, nghiên cứu sinh nghiên cứu về XLTC khi TCT NHTM. Vậy, nghiên cứu sinh cho
rằng, việc xác định XLTC và TCT cái nào có trước, cái nào có sau phải dựa vào từng
tiêu chí cụ thể. Gồm:
- Xét về nhu cầu: TCT NHTM có trước hoạt động XLTC. Sự xuất hiện hoạt
động TCT NHTM sẽ yêu cầu NHTM phải tiến hành việc TCT cơ cấu tổ chức, XLTC,

21
Wei Xu, Xiangzhen Xu, Shoufeng Zhang, 2005. An empirical study on relationship between corporation performance and capital structure.
China – USA Business Review. 4 (4), Apr 2015, Tr49 – 53.
22
Ratha, D., Mohapatra, S. and P. Suttle, 2003. Corporate Financial Structures and Performance in Developing Countries. World Bank
Global Development Finance 2003, Tr109 – 122.
23
Berger, A, Deyoung, R., Flannery, M., Lee, D., & Oztekin, O., 2008. How do large banking organizations manage their capital ration?
Journal of Financial Servicearch, 34, Tr 123 – 149.
24
Zeitun, R., 2012. Determinants of Islamic and Conventional Banks Performance In Gcc Counties Using Panel Data Analysis. Global
Economy and Finance journal, 5(1). Tr 53 - 72
39

TCT nguồn nhân lực, TCT hoạt động kinh doanh…. Điều đó chứng tỏ, khi có yêu cầu
về TCT NHTM thì mới làm nảy sinh việc phải XLTC. Vậy, TCT NHTM có trước,
hoạt động XLTC có sau.
- Xét về thực hiện: XLTC song song với quá trình TCT. Tức là, hoạt động
XLTC phải đặt trong mối quan hệ với tổ chức bộ máy quản lý, phục hồi kinh doanh...
mới mang lại hiệu quả cao nhất. XLTC là tiền đề cho những cho những hoạt động kể
trên của quá trình TCT NHTM. Ngược lại, việc tổ chức bộ quản lý, phục hồi hoạt động
kinh doanh…. cũng giúp quá trình XLTC thành công.
- Xét về kết quả: XLTC sẽ kết thúc trước TCT. Quá trình TCT NHTM là tổng
thể các hoạt động về tổ chức lại bộ máy quản lý, phục hồi hoạt động kinh doanh,
XLTC… Như vậy, khi các hoạt động thành phần kể trên hoàn thiện thì quá trình TCT
NHTM mới thành công và ngược lại.
Với phân tích phía trên, chúng ta nhận thấy rằng, giữa XLTC và TCT NHTM
có những mối quan hệ cụ thể như sau:
Thứ nhất, XLTC là hoạt động không thể thiếu của TCT NHTM. Quá trình TCT
của NHTM thực hiện đồng loạt các biện pháp nhằm cải tổ, sắp xếp các yếu tố liên
quan đến hoạt động của NHTM trong đó có XLTC. Có thể khẳng định, nếu không tiến
hành xử lý hoặc xử lý không thành công yếu tố tài chính thì quá trình TCT NHTM
không thành công. Bởi vì, tài chính là đối tượng kinh doanh chính của các NHTM, là
yếu tố quan trọng hàng đầu trong tổ chức, hoạt động của NHTM. Sự quan trọng của
hoạt động XLTC đối với hoạt động TCT các NHTM thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu
sau đây:
- XLTC góp phần tạo nguồn lực tài chính cho quá trình TCT NHTM. Để thực
hiện được đề án TCT các NHTM chúng ta cần có đầy đủ các nguồn lực để thực hiện
bao gồm nhân lực, vật lực và các nguồn lực khác. Vật lực ở đây chính là nguồn tài
chính thực hiện cho hoạt động TCT. Do đó, khi XLTC tốt sẽ tạo điều kiện cho các
NHTM thực hiện được các mục tiêu của quá trình TCT.
- XLTC góp phần thay đổi cấu trúc sở hữu, quyết định quan hệ quản lý và phân
chia lợi nhuận. Tức là, chủ thể nào sở hữu số cổ phần nhiều hơn thường sẽ có quyền
quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh và hưởng lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy,
trong quá trình TCT NHTM, việc xử lý vốn chủ sở hữu và huy động vốn trở thành
hoạt động không thể thiếu và góp phần quyết định sự thành công của quá trình này.
Thứ hai, XLTC giúp cho quá trình TCT diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và
thành công.
TCT NHTM là quá trình xử lý, sắp xếp lại nhiều yếu tố của NHTM. Trong đó
tái XLTC là mắt xích quan trọng có tác động tới nhiều yếu tố khác. Việc XLTC
40

thường được tiến hành trước hoặc song song với quá trình xử lý các yếu tố khác khi
TCT NHTM. Nếu XLTC thành công, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể liên
quan sẽ góp phần cho việc xử lý các yếu tố khác như xử lý tài sản, xử lý cơ cấu tổ
chức… thành công. Hơn nữa, XLTC thành công giúp cho quá trình sản xuất, kinh
doanh của NHTM sớm đi vào ổn định. Đây là mục đích quan trọng nhất của quá trình
TCT NHTM. Ngoài ra, hoạt động XLTC của NHTM này thành công sẽ có tác động
tích cực đối với quá trình TCT của NHTM khác. Ngược lại, nếu quá trình XLTC
không đạt kết quả sẽ kéo dài quá trình TCT, thậm chí sẽ không thể TCT NHTM.
Thứ ba, TCT NHTM góp phần làm ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó gián tiếp giúp
cho hoạt động XLTC hiệu quả hơn.
Thực tế cho thấy, hoạt động cuả NHTM luôn có ảnh hưởng lớn tới kinh tế vĩ
mô. Một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hoạt động hiệu quả sẽ là tiền đề vững chắc
cho nền kinh tế ổn định. Mục tiêu lớn nhất của quá trình TCT NHTM là đảm bảo
NHTM sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, việc TCT NHTM sẽ góp phần rất lớn giúp
cho hoạt động XLTC ngày càng hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Quá trình XLTC khi TCT NHTM được tiến hành song song với nhiều hoạt
động khác như TCT tổ chức bộ máy quản lý, TCT hoạt động sản xuất kinh doanh, TCT
sở hữu… Những hoạt động này có xu hướng ngày càng hoàn thiện sẽ giúp cho quá trình
XLTC cũng diễn ra nhanh chóng hơn. Ví dụ: Khi bộ máy quản lý hoàn thiện thì người
quản lý sẽ đôn đốc quá trình XLTC một cách hiệu quả, toàn diện và nhanh chóng.
- Khi TCT, NHTM hoạt động kinh doanh sẽ tốt hơn góp phần hoàn thiện nốt
quá trình XLTC. Như vậy, kết quả TCT NHTM thành công là điều kiện quyết định
cho huy động vốn hiệu quả. Có thể nói, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ tạo
ra hiệu ứng tích cực cho quá trình XLTC thành công đặc biệt là hoạt động huy động
vốn. Bởi vì, một trong những tiêu chí quan trọng mà người gửi tiền xem xét khi lựa
chọn NHTM đó là tình hình kinh doanh ổn định.
Thứ tư, quá trình TCT NHTM thành công đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu
quả hoạt động của các NHTM, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động
XLTC. Do đặc thù nền kinh tế Việt Nam, các NHTM đến nay vẫn đóng vai trò quan
trọng chi phối tài chính của nền kinh tế quốc gia. Do đó, hoạt động của NHTM có vai
trò chủ chốt, ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng và phát triển thị trường tài chính có
cấu trúc hợp lý hơn. Mục đích cuối cùng của quá trình TCT các NHTM là để hướng
tới nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM nói riêng và hệ thống các NHTM nói
chung. Các NHTM yếu kém sau khi TCT có sự chuyển biến rõ rệt về bản chất bao
gồm các yếu tố như quản trị, sở hữu, tài chính…Vì thế, hoạt động XLTC sẽ được diễn
ra hiệu quả hơn nếu như chúng ta triển khai cùng quá trình TCT NHTM.
41

1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân
hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm pháp luật xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại
“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng
của nhà nước”25. Pháp luật là ý chí của nhà nước và điều chỉnh các quan hệ xã hội theo
định hướng định sẵn. Khi nhà nước muốn điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực nào
thì nhà nước xây dựng pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực đó và bắt
buộc mọi chủ thể trong xã hội phải thực hiện. Tương tự, nhà nước thấy hoạt động XLTC
khi TCT các NHTM cần thiết phải tuân thủ những khuôn khổ nhất định thì nhà nước
ban hành các quy định điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình này.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bản chất là dân chủ nên việc ban
hành các quy định của pháp luật phải dựa trên lợi ích của số đông. Dưới góc độ pháp lý,
việc hình thành các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động XLTC khi TCT các
NHTM bắt nguồn từ nhu cầu quản lý xã hội, quản lý kinh tế nói chung và quản lý hoạt
động tài chính - ngân hàng nói riêng. Trong quá trình hoạt động của các NHTM, sự bất
ổn, rủi ro là điều không thể tránh khỏi và những bất ổn và rủi ro đó thì NHTM nào
cũng muốn tìm cách giải quyết. Để ngăn chặn những rủi ro, bất ổn đó, NHTM sẽ tính
toán và đưa ra các phương án riêng của mình. Ngoài ra, nhà nước với vai trò là chủ thể
quản lý vĩ mô phải quan tâm tới hoạt động của các NHTM. Khi xét thấy, các NHTM
có dấu hiệu bất ổn, nhà nước cần xây dựng các biện pháp để xử lý tình trạng đó. Một
trong những biện pháp đó là TCT các NHTM. Trong TCT NHTM thì XLTC được coi
là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định đến sự thành công của quá trình này.
Do hoạt động XLTC trong TCT NHTM rất phức tạp, có ảnh hưởng tới lợi ích
của nhiều chủ thể, đặc biệt là quyền và lợi ích của các NHTM được tiến hành TCT.
Nên để giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên
khi tiến hành TCT NHTM, cần có pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này nhằm hướng các
quan hệ XLTC khi TCT các NHTM đi theo đúng quỹ đạo mong muốn của nhà nước,
bảo vệ tối đa lợi ích hợp pháp của các chủ thể và thực sự đem lại hiệu quả cho nền
kinh tế. Thông qua sự can thiệp của Nhà nước, các quan hệ XLTC khi TCT NHTM
giữa các chủ thể được hình thành và phát triển theo những định hướng được Nhà nước
đặt ra. Tất nhiên, những định hướng này là có lợi cho nền kinh tế.
Dựa trên những phân tích và kết hợp với khái niệm XLTC khi TCT NHTM tại
Mục 1.1.2.1. của luận án, nghiên cứu sinh mạnh dạn đưa ra khái niệm pháp luật về

25
Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
42

XLTC khi TCT NHTM như sau: Pháp luật về XLTC khi TCT NHTM là tổng hợp các
quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực
hiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thay đổi, sắp xếp
lại các nguồn tài chính bao gồm vốn, các khoản nợ, tài sản và đặt trong mối quan hệ
với sự thay đổi, sắp xếp lại một cách tổng thể các yếu tố khác của NHTM như cơ cấu
quản lý, sở hữu, nguồn nhân lực… giúp NHTM hoạt động hiệu quả hơn và góp phần
kích thích sự phát triển của hệ thống tài chính.
NHTM là một trong những tổ chức trung gian tài chính. Hoạt động của các
NHTM tác động rất lớn các ngành nghề khác trong xã hội. Chính vì vậy, mà hoạt
động này cũng rất nhạy cảm và cần phải có cơ chế kiểm soát khắt khe. Chính bởi
những đặc điểm của NHTM và vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế đã tạo nên
sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật một cách khác biệt hơn so với các loại
hình hoạt động doanh nghiệp thông thường. Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình thực hiện hoạt động XLTC khi TCT các NHTM thường rất đa dạng và phức
tạp, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Pháp luật điều chỉnh hoạt động XLTC khi
TCT NHTM xuất phát từ việc NHTM có vai trò quan trọng đặc biệt đối với nền kinh
tế, hoạt động NHTM tiềm ẩn nhiều rủi ro, có ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình kinh
tế, xã hội của mỗi quốc gia. Pháp luật XLTC khi TCT các NHTM để đảm bảo rằng
những hoạt động XLTC khi TCT các NHTM được diễn ra trên thực tế và an toàn;
đáp ứng quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; cơ quan quả lý ngân
hàng; các NHTM có cơ sở pháp lý thực hiện hoạt động XLTC khi TCT NHTM và
buộc phải thực hiện trong khung pháp lý đó, kể cả khi có sự can thiệp của nhà nước
đối với các NHTM yếu kém cũng phải mang tính khách quan, bình đẳng và minh
bạch vì lợi ích chung của nền kinh tế. Ngoài ra pháp luật về XLTC khi TCT NHTM
cần thiết để kiểm soát hành vi tập trung kinh tế khi TCT có thể dẫn đến sự chấm dứt
hoạt động của một NHTM nào đó, dẫn đến việc hình thành NHTM, nhóm NHTM có
vị trí thống lĩnh thị trường, giúp các ngân hàng không bị thâu tóm trong quá trình
kinh doanh hội nhập; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, người
lao động và các bên tham gia quan hệ XLTC khi TCT NHTM.
Trong quá trình nghiên cứu việc tìm ra đặc điểm của pháp luật về XLTC khi
TCT các NHTM sẽ góp phần xác định đúng những nội dung điều chỉnh chủ yếu của
pháp luật trong lĩnh vực này. Những đặc điểm của pháp luật về XLTC khi TCT các
NHTM được xác định như sau:
Một là, đối tượng chịu sự điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật này là quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình XLTC khi TCT các NHTM. Theo đó, những NHTM phải
43

thực hiện TCT là những NHTM hoạt động yếu kém. Hoạt động XLTC cũng diễn ra tại
các NHTM hoạt động yếu kém (đến mức phải tiến hành TCT). Trong quá trình XLTC
khi TCT các NHTM có rất nhiều quan hệ xã hội phức tạp phát sinh. Nhà nước với vai
trò là chủ thể quản lý vĩ mô sẽ ban hành các quy định của pháp luật nhằm điều chỉnh
những quan hệ này theo định hướng hài hòa lợi ích của các chủ thể liên quan.
Hai là, pháp luật về XLTC khi tái cấu các NHTM có mối quan hệ mật thiết với
các lĩnh vực pháp luật khác. Theo đó, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM được
coi là lĩnh vực pháp luật tài chính – ngân hàng. Nên khi nghiên cứu những quy định về
XLTC khi TCT NHTM, chúng ta phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật
tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, nội dung pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM
cũng đặt trong chỉnh thể thống nhất với các quy định thuộc lĩnh vực khác như: pháp
luật dân sự, pháp luật thương mại, pháp luật phá sản, pháp luật cạnh tranh… Về
nguyên tắc, trong trường hợp có quy định khác nhau về XLTC khi TCT các NHTM
giữa pháp luật tài chính – ngân hàng và pháp luật khác thì áp dụng theo quy định của
pháp luật tài chính – ngân hàng (chuyên ngành). Trong trường hợp, pháp luật tài chính
– ngân hàng không có quy định riêng thì áp dụng các quy định pháp luật khác có
liên quan.
Ba là, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM luôn khắt khe. Vì, hoạt động
của các NHTM ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, nên cơ chế vận hành phải nghiêm
ngặt hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Điều đó cũng có nghĩa rằng, XLTC
khi TCT các NHTM cũng phải tuân theo các quy chuẩn đặc biệt. Chính điều đó đặt ra
yêu cầu nội dung pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM rất chặt chẽ. Sự chặt chẽ đó
thể hiện dưới một số phương diện chủ yếu sau đây: Nhà nước được can thiệp sâu rộng,
trực tiếp vào quá trình XLTC khi TCT các NHTM; Pháp luật phải quy định cụ thể về
tránh trường hợp tập trung kinh tế khi TCT các NHTM; Pháp luật phải quy định về tỉ
lệ an toàn vốn tối thiểu khi TCT các NHTM; Pháp luật phải quy định về điều kiện của
chủ thể tham gia xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản…
Bốn là, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM phải đảm bảo thực hiện các
cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam là thành viên của nhiều Công
ước quốc tế về tài chính – ngân hàng. Do đó, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM
phải đảm bảo không đi ngược lại các cam kết trong Công ước đó. Hơn nữa, pháp luật
trong lĩnh vực này phải là một cách để nhà nước khẳng định thiện chí của Việt Nam
với quốc gia khác cũng là thành viên của các Công ước về tài chính – ngân hàng.
Ngoài ra, nếu các quy định pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM mà tuân thủ theo
tiêu chuẩn của các Công ước quốc tế đặt ra thì giúp Việt Nam hội nhập dễ dàng hơn.
44

1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các
ngân hàng thương mại
Việc xác định các yếu tố tác động tới pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM rất
quan trọng. Bởi khi xây dựng, thực thi các quy định pháp luật về XLTC khi TCT
các NHTM phải tính tới các yếu tố này để đạt hiệu quả cao nhất. Những yếu tố cơ
bản tác động tới pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM gồm: yếu tố chính trị, yếu tố
kinh tế, yếu tố lợi ích, yếu tố hội nhập quốc tế.
Thứ nhất, yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị được hiểu là quan điểm, nhận thức của Đảng cầm quyền về TCT
các NHTM, XLTC khi TCT các NHTM. Theo đó, nếu ở một quốc gia, mà Đảng cầm
quyền cho rằng việc TCT các NHTM là không cần thiết hoặc chưa cần thiết (có thể vì
yêu cầu về TCT NHTM đối với kinh tế- xã hội của quốc gia đó chưa cấp bách) thì
không cần phải xây dựng pháp luật về TCT các NHTM và pháp luật về XLTC khi TCT
các NHTM. Ngược lại, ở các quốc gia Đảng cầm quyền xác định việc TCT các NHTM
là cần thiết thì nội dung này sẽ được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật. Như
vậy, đường lối của Đảng cầm quyền tại mỗi quốc gia sẽ quyết định việc có ban hành
hay không pháp luật về TCT các NHTM. Trong đó có các quy định về XLTC khi TCT
các NHTM. Ngoài ra, quan điểm của Đảng cầm quyền còn định hướng nội dung của
pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM.
Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất giữ vai trò lãnh đạo.
Đảng đã có chủ trương, đường lối về TCT các NHTM. Cụ thể: Trong Báo cáo chính trị
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng đã thể hiện rõ một trong những phương hướng, nhiệm vụ là: “Cơ cấu lại
thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính, từng
bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước; cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu,
bảo đảm an toàn nợ công”. Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm chỉ đạo vấn đề TCT
NHTM. Quan điểm này của Đảng chi phối tới pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM
như sau:
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bắt buộc phải xây dựng, ban hành những
quy định của pháp luật về TCT các NHTM, XLTC khi TCT các NHTM. Bởi vì, Đảng
đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, bức thiết quyết định đến sự phát triển của hệ
thống tài chính nói riêng, của nền kinh tế quốc gia nói chung.
- Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phải giải quyết vấn đề nợ xấu. Vì đây là
nguyên nhân lớn dẫn đến sự bất ổn của thị trường tài chính. Vì vậy, pháp luật phải thể chế
hóa quan điểm này theo hướng: XLTC là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình TCT các
NHTM. Trong đó, xử lý nợ xấu là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt và phải có các quy
định khắt khe, cụ thể để điều chỉnh hoạt động này.
45

Thứ hai, yếu tố kinh tế


Yếu tố kinh tế tác động đến pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM như sau:
- Sự khủng hoảng của nền kinh tế dẫn đến nhiều NHTM bị tác động tiêu cực,
đứng trước nguy cơ đổ vỡ, phá sản. Chính điều đó đặt ra yêu cầu phải TCT các
NHTM. Vì sự bức thiết của hoạt động này nên nhà nước phải ban hành các quy định
của pháp luật về TCT các NHTM, XLTC khi TCT các NHTM.
- Việc xác định đúng vai trò của các NHTM đối với nền kinh tế quốc gia sẽ chi
phối nội dung của pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. Theo đó, các NHTM là
một trong những yếu tố tạo nên huyết mạch cho nền kinh tế. Vì thế, pháp luật về TCT
các NHTM nói chung, XLTC khi TCT các NHTM nói riêng phải khắt khe hơn so với
XLTC trong lĩnh vực khác.
- Giữa phát triển kinh tế và XLTC khi TCT các NHTM có mối quan hệ tương
hỗ. Theo đó, sự phát triển của nền kinh tế tạo ra nguồn vốn để thực hiện XLTC khi
TCT các NHTM. Ngược lại, hoạt động XLTC khi TCT các NHTM thành công làm
cho hệ thống NHTM hoạt động hiệu quả sẽ kích thích sự phát triển kinh tế. Vì vậy,
việc xây dựng, ban hành các quy định pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM phải
quan tâm tới trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ: Nếu như kinh tế kém phát triển,
nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp thì công cụ tái cấp vốn rất khó thực hiện, pháp luật
có quy định về tái cấp vốn cũng chỉ mang tính hình thức. Ngược lại, nếu nguồn ngân
sách đảm bảo cho việc thực hiện biện pháp tái cấp vôn thì cũng cần thiết phải xây
dựng các quy định pháp luật giúp triển khai có hiệu quả biện pháp này.
Thứ ba, yếu tố hội nhập quốc tế
Việt Nam đã tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Điều đó mang lại
nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra thách thức mà chúng ta cần khắc phục để phát triển
kinh tế - xã hội. Bất cứ hoạt động kinh tế - xã hội nào cũng chịu sự tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp của vấn đề hội nhập quốc tế. Hoạt động của các NHTM không phải là
ngoại lệ của vấn đề này. Và như vậy, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM chịu sự
chi phối sâu sắc của vấn đề hội nhập quốc tế. Cụ thể:
- Pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM phải tuân theo các cam kết trong các
công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Công ước quốc tế nổi bật liên quan đến
vấn đề XLTC khi TCT các NHTM là: Công ước Basel II. Theo đó, nội dung chủ yếu
của Công ước này là quy định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro và tăng cường
đảm bảo hệ thống tài chính. Những tiêu chuẩn này cần được “nội luật hóa” trong các
văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về XLTC khi TCT các NHTM.
- Khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế sâu sắc thì có nhiều nhà đầu tư nước
ngoài tham gia quá trình XLTC khi TCT các NHTM trong nước. Thực tế cho thấy,
46

trong thời gian qua nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần trong các
NHTM của Việt Nam. Vậy, đứng trước tình hình này, nhà nước cần phải xây dựng
khung pháp lý để vừa đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, vừa bảo vệ được
sự an toàn của hệ thống tài chính quốc gia.
- Nhà nước cần học hỏi kinh nghiệm của quốc gia đi trước đã thành công trong
XLTC khi TCT các NHTM nhằm xây dựng các quy định pháp luật trong nước cho phù
hợp. Đặc biệt, nhà nước nên quan tâm nhiều đến quy định của các quốc gia có trình độ
phát triển kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam.
- Bên cạnh đó, các quy chuẩn được các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nghề
nghiệp xây dựng và ban hành mang tính khuyến nghị cho các quốc gia. Các tiêu chuẩn
này không mang tính pháp lý bắt buộc với các quốc gia nên mức độ ảnh hưởng tới
pháp luật của mỗi quốc gia có sự hạn chế nhất định. Tuy nhiên, đây cũng là một trong
những nội dung mà nhà nước Việt Nam cần tham khảo trong quá trình xây dựng pháp
luật về XLTC khi TCT các NHTM. Bởi vì, sự tương thích của pháp luật quốc gia với
các tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế.
1.2.3. Nội dung của pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại
Nội dung của pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM được tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau. Trong đó có các hướng tiếp cận chủ yếu như sau:
Thứ nhất, xét dưới góc độ quan hệ giữa các chủ thể tham gia XLTC khi TCT
các NHTM, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM điều chỉnh những quan hệ xã hội
sau đây:
- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ quan quản lý nhà nước trong
XLTC khi TCT các NHTM. Đây là quan hệ pháp luật hành chính phát sinh từ hoạt
động quản lý nhà nước về XLTC khi TCT các NHTM. Trong quá trình quản lý, các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phải phối hợp, kết hợp, hỗ trợ nhau. Những quan hệ này
có thể là quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước
cấp dưới hoặc giữa các cơ quan quản lý ngang cấp.
- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với chủ thể thực hiện trực tiếp hoạt
động XLTC khi TCT các NHTM. Theo đó, những chủ thể thực hiện trực tiếp hoạt
động XLTC khi TCT NHTM chịu sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Đây
cũng là quan hệ hành chính mang tính mệnh lệnh đơn phương. Các quan hệ như vậy
chủ yếu gồm: Quan hệ giữa NHNN với các NHTM tham gia TCT; Quan hệ giữa
Chính phủ với NHTM tham gia TCT trong một số trường hợp đặc biệt; Quan hệ giữa
cơ quan quản lý hành chính địa phương với các NHTM thực hiện TCT.
- Quan hệ giữa các chủ thể có quyền và lợi ích trực tiếp liên quan đến quá trình
47

XLTC khi TCT các NHTM. Những chủ thể này gồm: Các NHTM tham gia TCT, cổ
đông trong các NHTM tham gia TCT, khách hàng của những NHTM tham gia TCT.
Đây là quan hệ dân sự với đặc trưng là các chủ thể tự do thỏa thuận, bình đẳng. Các
quan hệ mang tính chất dân sự trong lĩnh vực XLTC khi TCT các NHTM gồm: Quan
hệ giữa NHTM với cổ đông về xác định những vấn đề liên quan đến XLTC khi TCT
NHTM; Quan hệ giữa các NHTM trong một thương vụ TCT; Quan hệ giữa NHTM
với khách hàng về việc xác định lãi suất gửi tiền, lãi suất vay tiền; Quan hệ giữa các cổ
đông của các NHTM trong một thương vụ TCT.
Ưu điểm của cách tiếp cận này là chúng ta thấy vị trí, vai trò của từng loại chủ
thể trong XLTC khi TCT các NHTM. Đặc biệt, chúng ta nhìn nhận rõ tính chất của
từng quan hệ pháp luật (hành chính, dân sự). Từ đó tìm ra các phương pháp điều chỉnh
phù hợp với từng quan hệ. Tuy nhiên, với cách tiếp cận này khi xây dựng và thực thi
các quy định pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM thường bị trùng lặp về mặt chủ
thể. Bởi vì, có chủ thể tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật XLTC khi TCT các
NHTM khác nhau.
Thứ hai, xét dưới góc độ các trường hợp TCT NHTM. Như tác giả đã lập luận ở
Mục 1.1.1.1. (về khái niệm TCT NHTM), thì các trường hợp TCT NHTM sẽ bao gồm:
mua bán NHTM, hợp nhất NHTM, sáp nhập NHTM, kiểm soát đặc biệt NHTM. Vậy,
pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM theo cách tiếp cận này sẽ bao gồm những nội
dung sau đây:
- Những quy định về XLTC khi mua bán các NHTM;
- Những quy định về XLTC khi hợp nhất các NHTM;
- Những quy định về XLTC khi sáp nhập các NHTM;
- Những quy định về XLTC trong trường hợp kiểm soát đặc biệt NHTM.
Ưu điểm của cách tiếp cận này là giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng đặc trưng của
từng trường hợp TCT NHTM. Và thông qua đó, chúng ta cũng thấy rõ được những
điểm khác biệt cơ bản của quá trình XLTC khi TCT NHTM trong từng trường hợp cụ
thể. Tuy nhiên, nhược điểm của cách tiếp cận này là dẫn tới sự trùng lặp về mặt chủ
thể, biện pháp, điều kiện XLTC khi TCT các NHTM. Bởi vì, các trường hợp TCT
NHTM kể trên cùng chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật về chủ thể, biện
pháp, điều kiện XLTC. Chỉ có một số trường hợp cần có quy định riêng biệt như
trường hợp kiểm soát đặc biệt.
Thứ ba, xét dưới góc độ các hoạt động XLTC khi TCT các NHTM, pháp luật
về XLTC khi TCT các NHTM bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Pháp luật về xử lý vốn khi TCT các NHTM;
- Pháp luật về xử lý tài sản khi TCT các NHTM;
- Pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT các NHTM.
48

Ưu điểm của cách tiếp cận này là giúp chúng ta nhìn nhận rõ từng hoạt động
của XLTC khi TCT các NHTM, từng biện pháp xử lý các bộ phận tài chính của
NHTM tham gia TCT. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể tạo ra sự trùng lặp về mặt
trường hợp TCT các NHTM vì các hoạt động XLTC nêu trên đều phải đặt trong các
trường hợp TCT các NHTM. Hoặc chúng ta không nhận thấy rõ một quan hệ XLTC
khi TCT NHTM là hành chính hay dân sự.
Trong luận án này, tác giả tiếp cận nội dung của pháp luật về XLTC khi TCT
các NHTM theo hướng thứ ba. Đó là tiếp cận theo các hoạt động XLTC khi TCT các
NHTM. Vì, với đề tài: “Pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM ở Việt Nam” thì
nghiên cứu sinh xác định nhiệm vụ trọng tâm là “XLTC” đặt trong bối cảnh “TCT các
NHTM”. Mà như nghiên cứu sinh đã lập luận ở Mục 1.1.2.1, “xử lý” là hoạt động của
con người. Vì thế, tiếp cận nội dung pháp luật theo hướng hoạt động là hợp lý nhất. Và
những nhược điểm của cách tiếp cận này không gây khó khăn đối với người nghiên
cứu pháp luật. Vì, thực chất các hoạt động XLTC cụ thể (xử lý vốn, xử lý nợ, xử lý tài
sản,) có nhiều đặc trưng riêng dù đặt trong một trường hợp TCT. Ví dụ: Xử lý vốn khi
sáp nhập, hợp nhất NHTM sẽ khác xử lý vốn khi mua bán NHTM. Thậm chí, có
những trường hợp TCT NHTM không sử dụng một số hoạt động XLTC. Ví dụ: Hoạt
động xử lý tài sản không áp dụng trong trường hợp kiểm soát đặc biệt NHTM. Ngoài
ra, chúng ta có thể nhìn nhận dễ dàng một quan hệ pháp luật nào đó là quan hệ hành
chính hay quan hệ dân sự và một cách dễ dàng.
Nhà nước có vai trò rất lớn trong XLTC khi TCT các NHTM. Điều đó thể hiện
ở các khía cạnh sau đây:
- TCT nói chung, XLTC khi TCT nói riêng không chỉ là vấn đề của các NHTM
mà đó là vấn đề mang tính quốc gia. Vì hoạt động của mỗi NHTM đều ảnh hưởng rất
lớn đến các TCTD khác và toàn bộ nền kinh tế.
- XLTC khi TCT NHTM phát sinh nhiều quan hệ xã hội phức tạp bao gồm cả
những quan hệ trong nội bộ các NHTM và quan hệ giữa NHTM với các chủ thể khác.
Vì thế, nếu nhà nước để việc XLTC khi TCT các NHTM diễn ra tự phát thì có thể
dẫn đến tình trạng các NHTM tự làm theo ý mình và gây thiệt hại cho nền kinh tế. Nhà
nước với vai trò là chủ thể quản lý xã hội cần thiết phải có sự can thiệp hợp lý nhằm định
hướng quá trình XLTC khi TCT các NHTM. Pháp luật với tư cách là quy tắc xử sự chung
do nhà nước ban hành, đảm bảo thực hiện là công cụ hữu hiệu nhất, quan trọng nhất để
nhà nước can thiệp nhằm định hướng quá trình XLTC khi TCT các NHTM.
1.2.3.1. Pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Vốn của NHTM hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị về tài sản vật
chất, uy tín, thương hiệu giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của NHTM hiệu quả.
49

Với cách hiểu này, vốn của NHTM bao gồm cả những tài sản vật chất hữu hình và
những giá trị vô hình. Hiểu theo nghĩa hẹp, vốn của NHTM bao gồm những tài sản hữu
hình phục vụ cho quá trình kinh doanh. Những tài sản này bao gồm cả tiền tệ và cơ sở
vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, NHTM có ngành nghề kinh doanh
rất đặc biệt, đó là kinh doanh tiền tệ (huy động tiền gửi và cho vay tiền). Nên thông
thường NHTM bỏ ra một tỉ lệ rất ít vốn để đầu tư cho cơ sở vật chất. Vốn của NHTM
chủ yếu được thể hiện dưới dạng tiền tệ, bao gồm có vốn chủ sở hữu và vốn huy động.
Trong luận án này, tác giả sử dụng khái niệm vốn của NHTM theo nghĩa hẹp.
Vốn là yếu tố không thể thiếu và quan trọng nhất của tất cả các hoạt động kinh
doanh. Đặc biệt với các NHTM vốn có vai trò quyết định đến sự hình thành, tồn tại và
phát triển. Vốn là đối tượng trực tiếp của hoạt động ngân hàng, là hàng hóa, là phương
tiện hoạt động của các NHTM. NHTM thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại
vốn, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế phát
triển. Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể hiểu: Vốn của NHTM là những giá trị tài
sản (chủ yếu là tiền tệ) do NHTM tạo lập hoặc huy động là công cụ để ngân hàng hoạt
động, đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Trong quá trình TCT các NHTM, việc xử lý những vấn đề liên quan đến vốn có
mục đích cuối cùng là làm cho các NHTM TCT thành công. Vậy, pháp luật về xử lý
vốn khi TCT NHTM là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể tiến hành các hoạt động nhằm tìm ra các
giải pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến vốn để đảm bảo các NHTM TCT
thành công và kinh doanh đạt hiệu quả.
Vốn của NHTM bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Tuy nhiên, vì
NHTM chỉ là tổ chức trung gian tài chính, nên vốn chủ sở hữu thường chiếm một tỉ lệ
rất nhỏ. Hơn nữa, khách hàng của NHTM là người vay tiền nên nếu họ không có khả
năng thanh toán cho NHTM trong khoảng thời gian nhất định thì nợ của họ được coi là
nợ xấu. Khi lượng nợ xấu tăng lên nhanh chóng thì NHTM đứng trước nguy cơ phá
sản. Việc phá sản của một NHTM có thể ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế.
Vậy, để đảm bảo cho hoạt động thông thường của NHTM và nền kinh tế, các NHTM
phải luôn giữa tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Từ đó, chúng ta suy ra được, nội dung của
pháp luật về xử lý vốn khi TCT các NHTM gồm: Pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu
khi TCT các NHTM; Pháp luật về xử lý vốn huy động khi TCT các NHTM; Pháp luật
về đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu khi TCT các NHTM;
*Pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu khi TCT các NHTM
Pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu khi TCT các NHTM phải đảm bảo có các nội
dung sau đây:
50

Thứ nhất, pháp luật phải quy định về điều kiện vốn pháp định của NHTM sau
khi TCT. Tức là khi tiến TCT, các NHTM phải tính toán được rằng sau khi TCT
NHTM mới có vốn đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Bởi vì, NHTM có
ngành nghề kinh doanh đặc biệt (kinh doanh tiền tệ), hoạt động của nó tác động trực
tiếp tới mọi ngành nghề trong xã hội. Ngành nghề kinh doanh này rất nhạy cảm, nếu
không có cơ chế vận hành phù hợp thì kéo theo sự đổ vỡ của nhiều lĩnh vực kinh tế
khác. Vì vậy, nhà nước đã xác định NHTM có ngành nghề là hoạt động kinh doanh có
điều kiện về vốn pháp định. Điều đó có nghĩa là, khi thành lập mới NHTM hay khi
TCT NHTM thì vẫn phải đảm bảo điều kiện về vốn pháp định.
Thứ hai, pháp luật phải có những quy định về tránh tập trung kinh tế khi TCT
NHTM. Trước khi tiến hành TCT NHTM, các NHTM cần xem xét vấn đề cấm tập
trung kinh tế theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Theo đó, các hoạt động TCT
NHTM (mua bán, sáp nhập, hợp nhất) thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo
quy định của pháp luật cạnh tranh thì không được thực hiện. Những quy định này đảm
bảo sự lành mạnh của thị trường kinh doanh tài chính tiền tệ. Pháp luật cạnh tranh đưa
ra nhiều tiêu chí để xác định trường hợp cấm tập trung kinh tế. Trong số đó, tiêu chí về
vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chí quan trọng.
Thứ ba, pháp luật phải có những quy định về xác định lại mức sở hữu cổ phần
của các cổ đông sau khi TCT NHTM như thế nào. Điều đó chứng tỏ khâu định giá cổ
phần rất quan trọng. Hầu hết trong các trường hợp TCT, việc định giá cổ phần chỉ áp
dụng đối với trường hợp mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM. Cổ phần của NHTM
được mang ra định giá lại là NHTM bị bán, NHTM sáp nhập, các NHTM hợp nhất.
Chính vì vậy, pháp luật xử lý vốn chủ sở hữu khi TCT NHTM sẽ chủ yếu hướng đến
phương pháp định giá cổ phần. Việc xác định giá trị cổ phần của NHTM khi được thực
hiện dựa trên hai nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Các bên có quyền và nghĩa
vụ thỏa thuận về cách thức, nội dung định giá bao gồm cổ đông của các NHTM tiến
hành TCT. Bởi vì, việc xác định giá trị của cổ phần ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
của họ. Những hoạt động thỏa thuận chủ yếu gồm: Thỏa thuận của cổ đông về việc có
TCT NHTM hay không; Thỏa thuận giữa cổ đông của các NHTM TCT về xác định
giá trị cổ phần; Thỏa thuận về cách thức định giá (tự định giá hoặc nhờ một tổ chức
trung gian định giá) giữa các NHTM tham gia TCT.
- Nguyên tắc đảm bảo sự quản lý của nhà nước. Cơ sở để xác lập nguyên tắc
này xuất phát từ lý do TCT NHTM là xu hướng tất yếu. Những NHTM hoạt động yếu
kém có thể ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Trong những trường hợp ấy
TCT NHTM không chỉ là quyền của các NHTM mà đó còn là nghĩa vụ bắt buộc để
51

đảm bảo an toàn cho nền kinh tế. Vì thế, đối với trường hợp bắt buộc phải TCT
NHTM, nếu các bên không đạt được sự thỏa thuận về xác định giá trị của cổ phần thì
cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành định giá giúp các NHTM đó.
Thứ tư, nhà nước phải quan tâm xây dựng những quy định pháp luật điều chỉnh
những quan hệ xã hội phát sinh trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu
của các NHTM trong nước. Theo đó, pháp luật cần làm rõ những nội dung cơ bản như
sau: Về điều kiện nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phần của NHTM, thủ tục
mua cổ phần, tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở
hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài tại một NHTM Việt Nam, điều kiện
đối với NHTM khi bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc xây dựng những
quy định pháp luật này không chỉ dưa trên nguyên tắc thúc đẩy NHTM TCT thành
công mà còn phải đảm bảo nguyên tắc an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia.
*Pháp luật về xử lý vốn huy động khi TCT các NHTM
Huy động vốn là hoạt động thường xuyên mang tính nghề nghiệp của NHTM.
Hoạt động này được thực hiện ngay cả khi không TCT NHTM. Trường hợp NHTM tự
TCT thì hoạt động huy động vốn vẫn diễn ra nhưng sẽ được NHTM chú trọng hơn để
mang lại hiệu quả và thúc đẩy quá trình TCT sớm hoàn thành. Những nội dung cơ bản
của pháp luật về huy động vốn trương trường hợp này chủ yếu gồm:
Thứ nhất, những quy định pháp luật về huy động vốn trong trường các NHTM
tự TCT. NHTM huy động vốn thông qua các hình thức nhận tiền gửi của khách hàng,
phát hành giấy tờ có giá, vay TCTD khác và NHTW, hình thức khác (Ủy thác, nguồn
trong thanh toán...). Thông thường hoạt động huy động vốn của các NHTM phải tuân
thủ những quy định chung của pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, khi NHTM
thực hiện các hoạt động TCT thì hoạt động huy động vốn sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh
hơn rất nhiều so với huy động vốn thời điểm không TCT. Bởi vì trong điều kiện TCT
nên các NHTM phải đảm bảo tính hiệu quả cao nhất của hoạt động này nhằm kích
thích quá trình TCT nhanh chóng hơn.
- Đối với hình thức huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của khách hàng
phải quan tâm tới quyền lợi của khách hàng bởi đây không phải là quan hệ vay tài sản
thông thường. Chính vì vậy, các quy định về quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên
cho vay theo quy định của Bộ luật dân sự không thể điều chỉnh hết những quan hệ phát
sinh. Pháp luật về các TCTD cần có những quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn để bảo vệ
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhận tiền gửi. Hơn nữa, với sự phát triển
của khoa học công nghệ, NHTM có các hình thức nhận tiền gửi thông qua các thiết bị,
phần mềm trực tuyến. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc gửi tiền như vậy còn
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, pháp luật cần quy định nhằm lường trước và hạn chế
52

những rủi ro cho hoạt động nhận tiền gửi như vậy. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự cạnh
tranh lành mạnh giữa các NHTM, việc quy định mức lãi suất trần đối với hoạt động
huy động tiền gửi của khách hàng là cần thiết. Mức lãi suất trần do NHTW công bố
hàng năm tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
- Đối với hình thức huy động vốn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá: Các
quy định pháp luật cần tập trung xác định những loại giấy tờ có giá mà NHTM được
phép pháp hành. Theo đó, NHTM được thành lập và hoạt động với loại hình là công ty
cổ phần. Vậy, loại hình doanh nghiệp này được phát hành mọi loại giấy tờ có giá để
huy động vốn; Đối tượng được mua giấy tờ có giá của NHTM phải được xác định cụ
thể đó là cá nhân, tổ chức nào được phép mua giấy tờ có giá của NHTM. Bởi, hoạt
động của NHTM không chỉ ảnh hưởng tới chủ sở hữu NHTM, khách hàng, đối tác của
NHTM mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tài chính và nền kinh tế. Vì thế, không
phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thể mua giấy tờ có giá (đặc biệt là cổ phiếu) của
NHTM; Trình tự, thủ tục chào bán cần được quy định cụ thể cho từng phương thức
(chào bán ra ngoài công chúng và chào bán riêng lẻ).
- Đối với hình thức huy động vốn bằng hình thức vay vốn của NHTW và các
TCTD khác. Theo đó, kênh huy động vốn này cũng được NHTM thực hiện thường
xuyên để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Pháp luật về nội dung này cần tập trung vào
những vấn đề cơ bản như sau: Trường hợp NHTM được vay vốn từ NHTW, các
TCTD khác; Mục đích của việc vay vốn từ NHTW và các TCTD khác; Thời hạn
NHTM được vay vốn từ NHTW và các TCTD khác...
Thứ hai, những quy định pháp luật về xử lý vốn huy động của NHTM trong
trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập và kiểm soát đặc biệt NHTM. Bản chất của
việc NHNN kiểm soát đặc biệt NHTM là chuyển giao toàn bộ NHTM cho NHNN với
giá 0 đồng. Vì thế, toàn bộ vốn huy động theo tất cả các phương thức (nhận tiền gửi
của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của NHTW và các TCTD khác) đều
chuyển cho nhà nước hoạt NHTM khác. Tuy nhiên, trong trường hợp này, một trong
những nội dung phải quan tâm đó là đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đặc biệt là
khách hàng gửi tiền. Bởi vì, nếu có thông tin NHTM hoạt động yếu kém phải TCT
theo hình thức mua bán, sáp nhập, hợp nhất, kiểm soát đặc biệt thì có thể họ ồ ạt đi rút
tiền ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của NHTM và quá trình TCT.
Ngoài ra, TCT NHTM có nhiều trường hợp mà các ngân hàng tham gia TCT
đang trong giai đoạn hoạt động yếu kém. Nếu trường hợp đó, NHTM tiếp tục huy
động vốn theo hình thức phát hành giấy tờ có giá và huy động vốn tiền gửi sẽ có thể
tác động tiêu cực đến quyền lợi của khách hàng. Vì vậy, pháp luật cần xác định rõ
trường hợp nào NHTM không được huy động vốn nữa để đảm bảo an toàn cho khách
hàng, ổn định NHTM để nhanh chóng TCT thành công.
53

*Pháp luật về đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu khi TCT các NHTM
NHTM là trung gian tài chính nên hoạt động của NHTM có sự tác động rất lớn
đối với nền kinh tế. Vốn của NHTM có một phần do vốn góp của chủ sở hữu và phần
lớn và vốn huy động (trong đó hình thức huy động tiền gửi của khách hàng là chủ
yếu). Tuy nhiên, hoạt động của NHTM nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến
những hậu quả NHTM có tỉ lệ nợ xấu cao, không có khả năng thanh toán cho người
gửi tiền… Vì thế, pháp luật luôn quy định một tỉ lệ an toàn vốn cho các NHTM. Việc
xây dựng và thực thi những quy định pháp luật về tỷ lệ an toàn vốn còn giúp Việt Nam
thực thi các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đối với hoạt động TCT, chúng ta sẽ không thể biết trước sau khi TCT vốn chủ
sở hữu, vốn huy động, nợ xấu của NHTM như thế nào. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho
hoạt động của NHTM, pháp luật cần xác định các tiêu chí để các NHTM tham gia
TCT chứng minh được sau khi TCT NHTM vẫn đảm bảo tỉ lệ an toàn
1.2.3.2. Pháp luật về xử lý nợ xấu khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Trong quá trình xử lý nợ khi TCT NHTM thì các khoản nợ thông thường sẽ tiếp
tục được thực hiện theo quy định của pháp luật. Khoản nợ có ảnh hưởng rất lớn đến
kết quả của quá trình TCT các NHTM là nợ xấu của chính các NHTM đó. Tác động
của tình hình kinh tế xã hội dẫn đến tình trạng nợ xấu của các NHTM đang tăng mạnh,
nợ xấu của các NHTM chồng chéo lên nhau tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Đây là
vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay cần phải giải quyết nhanh chóng nhằm thúc
đẩy quá trình TCT thành công các NHTM. Do đó, trong phạm vi luận án tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu về hoạt động xử lý nợ xấu khi TCT các NHTM mà không đi vào
nghiên cứu các khoản nợ thông thường.
Khái niệm nợ xấu còn gọi là nợ khó đòi hay các khoản nợ có vấn đề được sử
dụng phổ biến nhằm ám chỉ các khoản nợ bị suy giảm khả năng thu hồi hoặc mất khả
năng thu hồi. Theo Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng (viết tắt là BCBS), một khoản
nợ tại NHTM được coi là nợ xấu hay không có khả năng hoàn trả khi ngân hàng nhận
thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ và khoản vay đã quá hạn trả nợ trên
90 ngày26.
Tại Việt Nam, khái niệm về nợ xấu được hình thành và thay đổi dựa theo đòi
hỏi của thực tiễn cũng như theo xu hướng hội nhập. Trong giai đoạn trước 2005 thì
mặc dù pháp luật không đưa ra quy định cụ thể về nợ xấu mà chỉ có các quy định về
nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan trong
hoạt động tín dụng của các NHTM. Trong thời điểm này, quan điểm nợ xấu được hiểu
là tổng thể các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và việc phân loại nợ xấu được xác định

26
Basel committee on banking supervision 2002.
54

theo thời gian quá hạn bao gồm: nợ quá hạn dưới 90 ngày, nợ quá hạn từ 90 ngày đến
180 ngày, nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày, trong đó các khoản nợ quá hạn trên
90 ngày được gọi là nợ khó đòi.
Ngoài ra, dưới góc độ pháp lý, nợ xấu còn được hiểu là sự vi phạm nghĩa vụ
pháp lý - nghĩa vụ pháp lý không thực hiện. Đó là nghĩa vụ chủ thể phải trả một khoản
tài chính cụ thể cho NHTM. Nghĩa vụ này được phát sinh dựa trên cơ sở là hợp đồng
được xác lập giữa NHTM và chủ thể nợ. Nghĩa vụ này được phát sinh kể từ thời điểm
hợp đồng phát sinh đến hạn phải trả nhưng không được bên nợ thực hiện đúng và đầy
đủ, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi nghĩa vụ trả nợ không đúng hạn đều được
gọi là nợ xấu. Một khoản nợ chỉ được đánh giá là nợ xấu khi khách hàng không thực
hiện được nghĩa vụ của mình sau một khoảng thời gian nhất định hoặc cả trường hợp
bên nợ vẫn đang thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nhưng bản thân NHTM nhận định bên nợ
khó có khả năng trả nợ do bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hay chủ
doanh nghiệp phá sản, bỏ trốn. Nghĩa vụ trả nợ của bên nợ gắn liền với quyền thu hồi
nợ của NHTM. Do đó, NHTM có thể tự mình thu hồi thông qua các nghiệp vụ khác
nhau hoặc cũng có thể chuyển giao quyền thu hồi nợ này cho một bên thứ ba khi xác
lập quan hệ mua bán nợ xấu.
Từ những phân tích trên có thể hiểu, nợ xấu của NHTM là một khoản nợ hình
thành khi nghĩa vụ trả nợ của bên nợ đối với NHTM không được thực hiện hoặc thực
hiện không đúng, không đầy đủ sau một khoảng thời gian nhất định theo luật định
hoặc đang thực hiện nhưng được NHTM nhận định bên nợ không còn khả năng thực
hiện nghĩa vụ trả nợ.
Trong quá trình quản lý nhà nước, việc hình thành các quy định của pháp luật
điều chỉnh hoạt động xử lý nợ xấu bắt nguồn từ nhu cầu quản lý xã hội, quản lý kinh tế
nói chung và quản lý hoạt động của NHTM nói riêng. Trong quá trình hoạt động của
NHTM, sự hình thành của các khoản nợ xấu là điều khó tránh khỏi và rủi ro từ những
khoản nợ xấu mang lại là những nguy cơ tiềm tàng mà bất kỳ NHTM nào cũng phải
tìm cách giải quyết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của NHTM. Việc TCT NHTM có
đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào việc xử lý nợ xấu thành công. Nếu
NHTM không xử lý nợ có nghĩa là rủi ro của khoản nợ xấu thuộc về NHTM. Khi đó,
để có thể ngăn chặn các rủi ro từ khoản nợ xấu, NHTM phải thực hiện các phương
thức khác như mua bán nợ xấu, chuyển nợ thành vốn góp...
Như vậy, hoạt động xử lý nợ xấu có vai trò đặc biệt quan trong đối với quá trình
TCT NHTM nói riêng và với hoạt động của NHTM nói chung, giúp NHTM ngăn chặn
những nguy cơ rủi ro và có khả năng giải quyết nhanh chóng, triệt để vấn đề nợ xấu,
đồng thời cũng có những tác động rất mạnh mẽ tới nền kinh tế và hoạt động của các
55

doanh nghiệp. Xử lý nợ xấu là là hoạt động mang tính rủi ro cao, có ảnh hưởng tới lợi
ích của nhiều chủ thể nên để giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn đó, cần có pháp luật điều
chỉnh lĩnh vực hoạt động này nhằm hướng các quan hệ xử lý nợ xấu đi theo một định
hướng nhất định phù hợp với mong muốn của Nhà nước và bảo vệ tối đa lợi ích hợp
pháp của các chủ thể, đem lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước. Do đó, sự can thiệp của
Nhà nước thông qua pháp luật là yêu cầu tất yếu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên được thực hiện đầy đủ, đồng thời ngăn chặn được những rủi ro có thể
mang lại đối với nền kinh tế. Thông qua việc can thiệp của Nhà nước, các quan hệ xử
lý nợ xấu giữa các chủ thể được hình thành và phát triển theo định hướng được Nhà
nước định ra.
Đối tượng trong quan hệ xử lý nợ xấu chính là các khoản nợ xấu của NHTM.
Các khoản nợ xấu là một loại tài sản đặc biệt và có thể trở thành đối tượng của các
giao dịch dân sự. Mặc dù xử lý nợ xấu là một giao dịch dân sự, quan hệ mua bán nợ
xấu không đơn thuần được điều chỉnh bằng pháp luật Dân sự dó đối tượng xử lý nợ
xấu là một loại tài sản đặc biệt, nợ khó đòi, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, cần phải có
quy định pháp luật riêng, chuyên biệt để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội đặc thù này
bên cạnh luật chung là luật Dân sự.
Việc hình thành các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu của các NHTM có
ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu của các chủ thể xử lý
nợ xấu trên thị trường, hạn chế rủi ro đối với các bên tham gia vào quá trình xử lý nợ
xấu, góp phần giữ vững sự phát triển của các NHTM. Có thể thấy, việc ban hành các
quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xử lý nợ xấu mang tính tất yếu khách quan.
Hiện nay trong khoa học pháp lý cũng như pháp luật thực định chưa có một
định nghĩa cụ thể về TCT các khoản nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM. Tuy
vậy, qua các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành có thể hiểu TCT các khoản nợ
xấu trong hoạt động của NHTM được hiểu là việc các chủ thể có liên quan (nhà nước
và các NHTM) sử dụng các biện pháp vĩ mô và vi mô nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ
xấu của mỗi NHTM và hệ thống NHTM. Theo cách hiểu này, hoạt động TCT các
khoản nợ xấu không chỉ là việc xử lý nợ xấu của một ngân hàng riêng lẻ mà phạm vi
của nó còn rộng hơn, bao gồm việc xử lý nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng. Còn nếu
hiểu theo nghĩa hẹp, TCT các khoản nợ xấu trong hoạt động TCT các NHTM là việc
các NHTM sử dụng các biện pháp nghiệp vụ tài chính lẫn công cụ pháp lý nhằm giảm
tỷ lệ các khoản nợ được coi là nợ xấu của ngân hàng góp phần lành mạnh hóa tình
hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong nền kinh tế.
Theo nghĩa này, TCT các khoản nợ xấu trong hoạt động XLTC khi TCT các NHTM
chỉ là công việc có tính kỹ thuật nghiệp vụ của từng ngân hàng. Chúng ta có thể hiểu
56

pháp luật về TCT nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM là hệ thống các quy tắc
xử sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh quan hệ xã hội về các
khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không
thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức
vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản
nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn và cần thực hiện thiết lập, sắp xếp lại các
khoản nợ xấu để đảm bảo yêu cầu của TCT NHTM. Xuất phát từ những tác động của
nợ xấu đối với hoạt động của NHTM và nền kinh tế có thể nhận thấy vai trò, ý nghĩa
quan trọng của các quy định của pháp luật về việc xử lý nợ. Trước hết, khi Nhà nước
ban hành các văn bản điều chỉnh phù hợp và hiệu quả về xử lý nợ xấu sẽ góp phần
giúp các NHTM xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao nhất, lành mạnh hóa tình hình tài chính
và đảm bảo tính an toàn cao trong hoạt động ngân hàng. Một khi nợ xấu được xử lý,
nguồn vốn tồn đọng được khơi thông và quay trở lại giúp ngân hàng tăng trưởng tín
dụng. Nếu như nợ xấu tác động tiêu cực đến uy tín, năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thì xử lý nợ xấu ngược lại, đem đến cho ngân hàng một diện mạo mới, mạnh mẽ hơn,
sung sức hơn. Những đợt tổng lực xử lý nợ xấu được ví như một lần ngân hàng được
thay máu, giúp ngân hàng đào thải những khoản vay kém chất lượng, giữ lại những
khoản vay an toàn, từ đó “tăng sức đề kháng" của các NHTM và của cả hệ thống
NHTM. Cũng nhờ hoạt động xử lý nợ xấu, ngân hàng có cơ hội rà soát đánh giá lại
tình hình khách hàng từ đó phân loại khách hàng và rút ra những kinh nghiệm để xây
dựng quy trình quản trị rủi ro áp dụng cho tổ chức mình.
Cấp tín dụng là hoạt động mang tính nghề nghiệp thường xuyên của NHTM.
Dù có các biện pháp thẩm định kỹ càng về khả năng trả nợ của khách hàng nhưng
NHTM không thể lường trước hết mọi tình huống có thể xảy ra nợ xấu. Vì thế, nợ xấu
xuất hiện cả khi NHTM hoạt động bình thường và trong cả khi NHTM thực hiện TCT.
NHTM tự TCT thì các biện pháp xử lý nợ xấu tương tự như trong điều kiện hoạt động
bình thường. Ở Việt Nam, biện pháp hiệu quả cho việc xử lý nợ xấu của các NHTM
được áp dụng phổ biến nhất vẫn là mua bán nợ xấu và hoán đổi nợ xấu thành vốn góp.
Trường hợp xử lý nợ xấu trong trường hợp NHTM tự TCT cũng áp dụng hai
biện pháp xử lý nói trên. Còn đối với trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập, kiểm
soát đặc biệt NHTM thì toàn bộ nợ xấu của NHTM được chuyển giao cho chủ thể mới.
*Pháp luật về xử lý nợ xấu trong trường hợp NHTM tự TCT
Thứ nhất, quy định về mua bán nợ xấu: Hoạt động mua bán nợ xấu có vai trò
quan trọng đặc biệt đối với các NHTM trong quá trình XLTC khi TCT các NHTM.
Việc mua bán nợ xấu giúp các NHTM ngăn chặn được những nguy cơ rủi ro và có khả
năng giải quyết nhanh chóng, triệt để vấn đề nợ xấu, đồng thời cũng có tác động mạnh
mẽ tới nền kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp. Do hoạt động mua bán nợ xấu
57

mang tính rủi ro cao và có ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều chủ thể nên để giảm thiểu
những rủi ro tiềm ẩn đó, cần có pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này nhằm hướng các
quan hệ mua bán nợ xấu đi theo đúng quỹ đạo mong muốn của nhà nước, bảo vệ tối đa
lợi ích hợp pháp của các chủ thể và thật sự đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Như vậy, sự
can thiệp của Nhà nước thông qua pháp luật là cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên được thực hiện đầy đủ, đồng thời ngăn chặn những rủi ro có thể
mang lại cho nền kinh tế trong việc thực hiện hoạt động TCT các NHTM. Thông qua
sự can thiệp của Nhà nước, các quan hệ mua bán nợ xấu giữa NHTM và bên mua nợ
hình thành và phát triển theo những định hướng được Nhà nước đặt ra.
Đối tượng chuyển giao trong quan hệ mua bán nợ xấu là các khoản nợ xấu, tức
là các khoản nợ có khả năng thu hồi rất thấp. Các khoản nợ xấu là một loại tài sản, tức
là có thể trở thành đối tượng của giao dịch dân sự. Mặc dù một loại giao dịch dân sự,
quan hệ mua bán nợ xấu không thể thuần túy điều chỉnh bằng pháp luật dân sự do tính
phức tạp của loại tài sản là hàng hóa trong quan hệ này và nguy cơ rủi ro lớn của loại
hàng hóa đặc biệt này đem lại cho bên mua. Vì vậy cần phải có các quy định pháp luật
riêng hay các quy định pháp luật chuyên ngành mà cụ thể pháp luật ngân hàng để điều
chỉnh nhóm quan hệ xã hội đặc thù này bên cạnh luật chung là luật dân sự.
Thứ hai, quy định về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp: Pháp luật về hoán đổi nợ
xấu của NHTN thành vốn góp doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu tạo ra những chuẩn
mực xử sự mang tính bắt buộc chung cho các chủ thể có liên quan như các NHTM và
các doanh nghiệp mang nợ khi thực hiện hoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp.
Pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của doanh nghiệp để xử lý nợ xấu của
NHTM điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa NHTM và doanh nghiệp mắc nợ,
giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với NHTM và giữa cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp mắc nợ trong quá trình thực hiện hoán
đổi nợ xấu của các NHTM thành vốn góp cổ phần của doanh nghiệp mắc nợ. Đây là
một trong những phương thức XLTC rất hiệu quả giúp các NHTM thu hồi được khoản
nợ xấu, đảm bảo an toàn tài chính cho các NHTM và tạo điều kiện cho các doang
nghiệp có cơ hội trả nợ.
*Pháp luật về xử lý nợ xấu trong trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập
và kiểm soát đặc biệt NHTM
Hậu quả của mua bán, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt là NHTM sẽ
không còn tồn tại nữa. Kết thúc quá trình này sẽ hình thành một NHTM mới và về mặt
lý thuyết NHTM mới này sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Thực chất, xử lý nợ xấu khi mua
bán, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt NHTM là quá trình chuyển giao nợ xấu từ
NHTM sang chủ thể khác. Cụ thể:
58

- NHTM chuyển giao nợ xấu sang nhà nước trong trường hợp kiểm soát đặc
biệt. Đối với trường hợp này việc định giá nợ xấu, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
thể liên quan là không cần thiết vì NHNN đã mua lại NHTM với giá 0 đồng.
- NHTM chuyển giao nợ xấu sang TCTD khác (chủ yếu là NHTM khác) trong
trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập. Trường hợp này, pháp luật cần phải có
những quy định hướng dẫn các bên xác định đúng giá trị khoản nợ xấu bởi vì giá trị
của các khoản nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của NHTM và giá trị cổ phần mà
các cổ đông trong NHTM sở hữu.
1.2.3.3. Pháp luật về xử lý tài sản khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm tài sản được ghi nhận trong BLDS 2015: “Tài
sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”27. Tài sản của NHTM cũng bao gồm
những loại kể trên. Tuy nhiên, đối với NHTM với loại hình kinh doanh đặc biệt (trung
gian tài chính) thì tiền là tài sản rất đặc biệt được gọi là “vốn”. Nội dung pháp luật về
xử lý vốn khi TCT NHTM đã được nghiên cứu sinh trình bày tại Mục 2.2.3.1. Trong
phần này của luận án, nghiên cứu sinh chỉ nghiên cứu vấn đề pháp luật về xử lý tài sản
dưới hình thức vật và giấy tờ có giá khi TCT NHTM. Vật và giấy tờ có giá là tài sản
của NHTM được chia thành hai nhóm cơ bản như sau:
- Nhóm 1: Tài sản thuộc sở hữu, gồm: (1) Những vật phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của NHTM ví dụ là hệ thống máy tính, bàn ghế, văn phòng...; (2) Giấy tờ
có giá của NHTM chủ yếu gồm cổ phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái
phiếu, hối phiếu, chứng chỉ quỹ, sec, quyền mua cổ phần, chứng quyền... Nhưng
chúng ta lưu ý rằng, những loại giấy tờ có giá này là thuộc quyền sở hữu của NHTM
tham gia TCT chứ không phải do NHTM tham gia TCT phát hành ra; (3) Tài sản vô
hình, gồm: thương hiệu, nhãn hiệu của NHTM và các sản phẩm sở hữu trí tuệ khác của
NHTM).
- Nhóm 2: Tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng, gồm: động sản và
bất động sản.
Vậy, pháp luật về xử lý tài sản khi TCT NHTM bao gồm những chế định chủ
yếu sau đây: Pháp luật về xử lý tài sản thuộc sở hữu của NHTM và pháp luật về xử lý
tài sản bảo đảm khi TCT các NHTM. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật cũng cần
quan tâm đến từng trường hợp TCT. Đối với mỗi trường hợp TCT NHTM khác nhau
thì nội dung xử lý những tài sản này sẽ khác nhau. Ví dụ: Đối với trường hợp nhà nước
mua lại một NHTM với giá 0 đồng (kiểm soát đặc biệt) thì toàn bộ tài sản thuộc sở
hữu của NHTM chuyển giao cho nhà nước; Trong trường hợp NHTM A sáp nhập với
NHTM B để tạo ra một NHTM mới (NHTM AB) thì toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của

27
Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015
59

NHTM A, NHTM B chuyển giao cho NHTM AB; Trường hợp một NHTM tự TCT để
kinh doanh tốt hơn thì một trong những hoạt động mà họ thực hiện là xử lý nợ xấu.
Trường hợp này NHTM sẽ phải tiến hành xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu.
Hình thức xử lý chủ yếu của các NHTM hiện nay là bán, bán đấu giá các tài sản đảm
bảo, chuyển tài sản bảo đảm thành tài sản của NHTM.
*Pháp luật về xử lý tài sản thuộc sở hữu của NHTM:
Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, tài sản thuộc sở hữu của các NHTM
là những cơ sở vất chất, tư liệu lao động không thể thiếu cho sự hoạt động của NHTM.
Với sự phát triển của nền kinh tế và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật những loại
tài sản này không ngừng được đổi mới, hiện đại hoá để góp phần nâng cao năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm của ngân hàng. Trong xu thế hội nhập quốc tế và
hiện đại hoá ngân hàng thì tài sản thuộc sở hữu của NHTM là cơ sở vật chất và
phương tiện cần thiết để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Điều đó
đã đặt ra cho công tác quản lý tài sản trong các NHTM những yêu cầu ngày càng cao.
Dựa vào phương thức tồn tại chúng ta có thể phân tài sản thuộc sở hữu của NHTM
thành hai loại là tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể đơn chiếc với kết
cấu độc lập hoặc một tổ hợp gồm nhiều bộ phận liên kết lại với nhau để thực hiện hoàn
chỉnh một hoặc một số chức năng nhất định. Chúng được phân chia thành các nhóm
như nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện truyền tải, thiết bị truyền dẫn, máy văn phòng,
dụng cụ đo lường... Giấy tờ có giá cũng là một loại tài sản hữu hình phổ biến trong
NHTM. So với những loại hình doanh nghiệp sản xuất, NHTM với ngành nghề kinh
doanh mang tính chất dịch vụ nên những loại tài sản này không phải là nhiều. Điều đó
cũng chi phối đến việc xây dựng pháp luật về xử lý tài sản khi TCT các NHTM. Đó là
pháp luật về nội dung này không phải là nội dung quan trọng nhất trong chế định pháp
luật về XLTC khi TCT các NHTM.
Nội dung cơ bản của pháp luật về xử lý tài sản hữu hình khi TCT các NHTM là
xác định trình tự, thủ tục chuyển giao tài sản hữu hình của NHTM cho các chủ thể
khác (Ví dụ: Chuyển giao cho nhà nước trong trường hợp kiểm soát đặc biệt; NHTM
sáp nhập chuyển giao toàn bộ tài sản cho NHTM được sáp nhập). Bên cạnh đó, pháp
luật cũng cần đưa ra các quy định nhằm xác định giá trị tài sản hữu hình của NHTM
tại thời điểm tham gia TCT. Vì việc xác định đúng giá trị tài sản hữu hình có ảnh
hưởng lớn đến việc xác định giá trị NHTM và giá trị cổ phần mà các cổ đông sở hữu.
Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá
trị và do ngân hàng nắm giữ, sử dụng trong kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các
đối tượng khác thuê như: quyền sử dụng đất có thời hạn, bản quyền bằng sáng chế,
60

phần mềm máy tính, nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu của ngân hàng… Các nguồn lực
vô hình chỉ được coi là tài sản vô hình của NHTM khi nó đáp ứng được yêu cầu về
tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực, và tính chắc chắn của lợi ích
kinh tế. Có những nguồn lực không được ghi nhận là tài sản vô hình của NHTM, như:
lợi thế thương mại; các nhãn hiệu hàng hoá, danh sách khách hàng và các khoản mục
tương tự được hình thành trong nội bộ ngân hàng… Đối với các tài sản vô hình rất khó
để xác định giá trị thực khi thực hiện hoạt động TCT. Liệu rằng kết quả của hoạt động
TCT NHTM có xử lý được một cách thỏa đáng các tài sản vô hình hay không thì đây
là một câu hỏi đặt ra cho hệ thống pháp luật cần phải giải quyết.
*Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm khi tái cấu các NHTM
Trong quá trình hoạt động của các NHTM, một trong những quan hệ phát sinh
phổ biến nhất là quan hệ tín dụng trên cơ sở một bên là NHTM và một bên là khách
hàng vay. Để thực hiện được quan hện vay, thông thường khách hàng sẽ phải có tài
sản hoặc có người có tài sản bảo lãnh để đảm bảo dự phòng cho việc thực hiện nghĩa
vụ trả nợ cho NHTM, tài sản đó được hiểu là tài sản bảo đảm.
Theo Từ điển Luật học, tài sản bảo đảm là “Tài sản được bên bảo đảm dùng để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thông qua các biện pháp bảo
đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, đặt cọc...”28. Dưới góc độ pháp
lý, BLDS 2015 không đưa ra định nghĩa tài sản bảo đảm mà quy định mang tính tiêu
chuẩn đối với tài sản bảo đảm. Theo đó: (1) Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu
của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu; (2) Tài sản
bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được; (3) Tài sản bảo đảm có
thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai; (4) Giá trị của tài sản bảo
đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Trong quá trình TCT các NHTM, xử lý tài sản bảo đảm được coi là một trong
những nội dung cần được quan tâm. Bởi vì đây là một khâu không thể thiếu trong quá
trình TCT NHTM và ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động XLTC khác. Ví dụ:
Việc xử lý tài sản đảm bảo giúp tác động trực tiếp đến hoạt động xử lý nợ xấu. Tùy
từng trường hợp TCT NHTM, phương thức xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ khác nhau
và pháp luật về chúng cũng sẽ khác nhau. Chúng ta có thể phân loại như sau:
- Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm khi NHTM tự TCT. Các biện pháp xử lý tài
sản bảo đảm khi NHTM tự TCT gồm: (1) NHTM bán nợ cho một chủ thể khác thì sẽ
đồng thời chuyển giao cả tài sản bảo đảm cho chủ thể đó. Nội dung này được nghiên
cứu trình bày trong phần pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT các NHTM nên sẽ không
trình bày ở phần này nữa; (2) NHTM tự xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp

28
Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (2005), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách Khoa – NXB Tư pháp, Tr. 685
61

NHTM tự xử lý nợ quá hạn của khách hàng. Theo đó, các cách chủ yếu mà NHTM
hiện nay đang áp dụng đó là: Để cho người nợ tiền tự chuyển nhượng tài sản bảo đảm
của mình và số tiền bán được sẽ trả đủ nợ cho NHTM; Trường hợp người nợ tiền
không thể hoặc không muốn tự chuyển nhượng tài sản đó thì NHTM có thể chuyển
thành tài sản của NHTM hoặc bán, bán đấu giá. Nếu NHTM để cho người nợ tiền tự
chuyển nhượng tài sản bảo đảm thì hoạt động này dựa trên sự thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên, về mặt pháp lý và thực tiễn, quá trình chuyển nhượng đó phải có sự đồng ý
và kiểm soát của NHTM.
- Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm khi mua bán, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát
đặc biệt NHTM. Thực chất, xử lý tài sản bảo đảm khi mua bán, hợp nhất, sáp nhập,
kiểm soát đặc biệt NHTM là quá trình chuyển giao tài sản bảo đảm từ NHTM sang
nhà nước hoặc từ NHTM này sang NHTM khác. Đối với trường hợp kiểm soát đặc
biệt, việc định giá tài sản bảo đảm không cần thiết vì NHNN đã mua lại toàn bộ
NHTM với giá 0 đồng nên toàn bộ tài sản bảo đảm cũng chuyển giao cho NHNN.
Nhưng đối với trường hợp mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM thì quá trình chuyển
giao tài sản cần phải xác định đúng giá trị tài sản bởi vì giá trị của tài sản đảm bảo các
khoản vay ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của NHTM và giá trị cổ phần mà các cổ
đông trong NHTM sở hữu.
62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


1. Sau khi đánh giá, so sánh quan điểm của học giả trong và ngoài nước, quy
định pháp luật của một số nước trên thế giới và của Việt Nam về TCT NHTM, nghiên
cứu sinh đưa ra quan điểm về TCT NHTM: TCT các NHTM là việc thực hiện tổng thể
các biện pháp nhằm thay đổi, sắp xếp lại các nguồn lực như tài chính, cơ cấu quản lý,
sở hữu, nguồn nhân lực… để tạo ra một nguồn lực mới hợp lý hơn giúp NHTM hoạt
động hiệu quả hơn và góp phần kích thích sự phát triển của hệ thống tài chính.
2. XLTC khi TCT NHTM là thay đổi, sắp xếp lại các nguồn tài chính bao gồm
vốn, các khoản nợ, tài sản và đặt trong mối quan hệ với sự thay đổi, sắp xếp lại một
cách tổng thể các yếu tố khác của NHTM như cơ cấu quản lý, sở hữu, nguồn nhân
lực… giúp NHTM hoạt động hiệu quả hơn và góp phần kích thích sự phát triển của hệ
thống tài chính.
3. Từ khái niệm, nghiên cứu sinh đã phân tích những đặc điểm của XLTC khi
TCT các NHTM. Giữa XLTC và TCT NHTM có mối quan hệ khăng khít, tác động
qua lại. Trong đó, TCT là tập hợp lớn, XLTC là tập hợp con. Hay nói một cách đơn
giản, XLTC là một trong những hoạt động trọng tâm của quá trình TCT NHTM.
4. Sau khi phân tích khái niệm pháp luật theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin và kết hợp với khái niệm XLTC khi TCT các NHTM, tác giả đưa ra khái niệm
pháp luật về XLTC khi TCT NHTM. Theo đó: Pháp luật về XLTC khi TCT NHTM là
tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và
đảm bảo thực hiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thay
đổi, sắp xếp lại các nguồn tài chính bao gồm vốn, các khoản nợ, tài sản và đặt trong
mối quan hệ với sự thay đổi, sắp xếp lại một cách tổng thể các yếu tố khác của NHTM
như cơ cấu quản lý, sở hữu, nguồn nhân lực… giúp NHTM hoạt động hiệu quả hơn và
góp phần kích thích sự phát triển của hệ thống tài chính.
5. Pháp luật về XLTC khi tái cấu NHTM được xây dựng và thực thi chịu sự ảnh
hưởng bởi những yếu tố sau đây: Yếu tố chính trị; Yếu tố kinh tế; Yếu tố chính trị; Yếu
tố lợi ích; Yếu tố hội nhập quốc tế. Khi xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về
XLTC khi TCT các NHTM phải cân nhắc tới các yếu tố này để đạt hiệu quả cao nhất.
6. Nội dung của pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM được tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau. Trong luận án, nghiên cứu sinh tiếp cận dưới góc độ các
hoạt động XLTC khi TCT các NHTM, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM bao
gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Pháp luật về xử lý vốn khi TCT các NHTM;
Pháp luật về xử lý tài sản khi TCT các NHTM; Pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT các
NHTM.
63

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI CẤU TRÚC
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.
2.1. Pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
2.1.1. Pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Pháp luật về về điều kiện vốn pháp định của ngân hàng thương mại sau khi tái
cấu trúc
Thực chất, vấn đề vốn pháp định của NHTM nói riêng và của doanh nghiệp nói
chung có nhiều quan điểm trái chiều. Trong bài viết: “Quy định về vốn pháp định
trong thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam dưới góc nhìn so sánh” đăng trên Tạp chí
Luật học số 10/2011, tác giả Trần Huỳnh Thanh Nghị đã đưa và phân tích các quan
điểm khác nhau trên thế giới về vấn đề vốn pháp định. Theo đó: Ở các nước theo
trường phái Thông luật Anh – Mỹ thì vốn pháp định không phổ biến như là biện pháp
để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, chẳng hạn, ở Hoa Kỳ, hầu hết các bang của nước này
đều bãi bỏ vốn pháp định như bang California29 hoặc chỉ còn tồn tại rất ít30 ở một số
tiểu bang như bang Delaware hay NewYork31. Ở Anh Quốc, vốn pháp định chỉ áp
dụng cho mô hình công ty cổ phần, chứ không áp dụng cho các loại hình công ty
khác32. Ngược lại, ở các nước Châu Âu lục địa thì vốn pháp định vẫn chiếm một vai
trò quan trọng trong pháp luật doanh nghiệp33.
Ở Việt Nam, các nhà làm luật giữ quan điểm vẫn quy định vốn pháp định đối
với một số ngành nghề (trong đó có áp dụng cho trường hợp thành lập NHTM). Theo
quan điểm của nghiên cứu sinh, việc quy định vốn pháp định hay không là do quan
điểm chính trị, pháp lý của từng quốc gia. Nhưng đối với Việt Nam, nền kinh tế dễ bị
tổn thương bởi những tác động tiêu cực từ tình hình kinh tế bên ngoài. Hơn nữa,
NHTM với ngành nghề là kinh doanh tiền tệ có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của
toàn bộ nền kinh tế. Cho nên, việc quy định vốn pháp định đối với ngành nghề này là
hoàn toàn phù hợp. Điều đó không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ mà hơn
thế nữa là giúp bảo vệ hệ thống tài chính quốc gia và toàn bộ nền kinh tế.
Nhiều quan điểm cho rằng, quy định về vốn pháp định đối với NHTM ở Việt
Nam còn thấp so với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Thời điểm năm 2006, mức
vốn pháp định đối với NHTM là 3.000 tỷ, sau hơn 10 năm, mức vốn pháp định vẫn chỉ
quy định là 3.000 tỷ. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đạt

29
Luật Công ty Trách nhiệm hữu hạn của Bang California ban hành năm 2005. Trong đó, không khống chế số vốn tối thiểu mà DN thành lập
tại tiểu bang lớn nhất của Hoa Kỳ.
30
John Armour – Center for Business Research, University of Cambridge: “Legal Capital: An outdated Concept?”, Working Paper No. 320,
03/2006, Page 19
31
Dr. Andreas Engert, LL.M “Life without Legal capital: Lessons from Americn Law” Working Paper, 01/2006, Page 19
32
Dr. Andreas Engert, LL.M “Life without Legal capital: Lessons from Americn Law” Working Paper, 01/2006, Page 19
33
John Armour – Center for Business Research, University of Cambridge: “Legal Capital: An outdated Concept?”, Working Paper No. 320,
03/2006, Page 1
64

mức dương, kể cả năm 2020, toàn bộ kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch
bệnh Covid – 19 nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt 2,91%34.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010 – 2020
Đơn vị: %

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 14/01/2021)


Hiện nay, pháp luật đã có quy định về cách xác định vốn điều lệ tại một thời
điểm nhất định35. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động XLTC khi
TCT các NHTM. Bởi vì, thông thường, các NHTM tham gia TCT là những NHTM có
hoạt động kinh doanh yếu kém. Điều đó, thường đồng nghĩa với giá trị thực vốn điều
lệ của NHTM đã giảm so với trước đây. Việc xác định đúng giá trị thực vốn điều lệ
của NHTM giúp cho chính các NHTM xác định được nhiều vấn đề liên quan như: Vốn
điều lệ của NHTM tham gia TCT có đáp ứng quy chuẩn vốn pháp định không? Giá trị
thực vốn điều lệ của NHTM tham gia TCT là căn cứ rất quan trọng để xác định giá trị
của NHTM, cổ phần của NHTM đó.
2.1.1.2. Điều kiện tránh tập trung kinh tế khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Trước khi tiến hành TCT NHTM theo hình thức mua bán, sáp nhập, hợp nhất
thì cần phải xem xét chi tiết pháp lý liên quan đến các vấn đề kiểm soát tập trung kinh
tế theo pháp luật cạnh tranh. Về mặt lý thuyết, TCT NHTM là một hình thức tập trung
kinh tế có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, triệt tiêu cạnh tranh và tạo ra hiện tượng độc
quyền trên thị trường, gây tác động tiêu cực đến người tiêu dùng và xã hội, vì vậy cần
có sự điều chỉnh của pháp luật. Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định một trong
những điều kiện để được thực hiện sáp nhập, hợp nhất, mua bán NHTM là không
thuộc các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm tại Luật Cạnh tranh36. So với Luật Cạnh
tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh năm 2018 không quy định cấm tập doanh nghiệp

34
Tổng Cục Thống kê (2020), “Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh”, Website: gso.gov.vn, cập nhật: 14/01/2021,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/
35
Điều 6, Điều 7 Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/ 11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
36
Điều 9, 13, 17 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng
65

tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan, mà thay vào đó chỉ quy định cấm
doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động
hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường37. Nhiều quan điểm cho rằng, quy
định của Luật Cạnh tranh năm 2018 phù hợp hơn so với Luật Cạnh tranh năm 2004.
Bởi vì, cách tiếp cận của Luật Cạnh tranh 2004 chủ yếu nhìn nhận sức mạnh của một
doanh nghiệp trên thị trường ở góc độ “thị phần” mà chưa đi vào bản chất. Đây có thể
xem là cách tiếp cận “cứng” và không thực tế bởi lẽ việc đánh giá và cấm tập trung
kinh tế chỉ dựa trên tiêu chí thị phần không phản ánh đầy đủ, chính xác thực tế thị
trường và mức độ tác động của vụ việc đến môi trường cạnh tranh, dẫn tới bỏ sót
những trường hợp có khả năng tác động tiêu cực đến cạnh tranh hoặc ngược lại, quy
định cấm những trường hợp trên thực tế không gây ra tác động hạn chế cạnh tranh
đáng kể38. Theo quy định của Luật Canh tranh năm 2018, thì Ủy ban Cạnh tranh quốc
gia được trao quyền đánh giá tác động cạnh tranh của việc tập trung kinh tế và tăng
cường sự chủ động của doanh nghiệp trong việc thực hiện tục thông báo với cơ quan
cạnh tranh và mở rộng các yếu tố đánh giá một vụ việc tập trung kinh tế.
NHTM trước khi tiến hành TCT theo các hình thức tập trung kinh tế (mua bán,
sáp nhập, hợp nhất) phải xác định được có thuộc trường hợp cấm tập trung kinh tế hay
không. Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 quy định chi tiết một số điều
của Luật Cạnh tranh (năm 2018) đã chỉ rõ những trường hợp NHTM phải thông báo
cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi thực hiện TCT dưới hình thức tập trung kinh tế.
Theo đó, có bốn trường hợp như sau: (1) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của
TCTD hoặc nhóm TCTD liên kết mà TCTD đó là thành viên đạt 20% trở lên trên tổng
tài sản của hệ thống các TCTD trên thị trường Việt Nam trong năm tài chính liền kề
trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; (2) Tổng doanh thu trên thị trường Việt
Nam của TCTD hoặc nhóm TCTD liên kết mà TCTD đó là thành viên đạt từ 20% trở
lên trên tổng doanh thu của hệ thống các TCTD trong năm tài chính liền kề trước năm
dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; (3) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của
TCTD từ 20% trở lên trên tổng vốn điều lệ của hệ thống các TCTD trong năm tài
chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; (4) Thị phần kết hợp của
các TCTD dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan
trong năm tài chính liên kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế39.
Nhưng có quan điểm cho rằng, việc quy định phải thông báo cho Ủy ban Cạnh
tranh quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế theo trường hợp (1) và (2) đang
gây khó khăn cho các NHTM thực hiện TCT. Bởi vì: Thứ nhất, pháp luật chưa giải

37
Điều 30 Luật Canh tranh năm 2018
38
Đỗ Khắc Tất Hưng, Vũ Diệu Thảo (2018), Luật Cạnh tranh 2018: Khi tư duy kinh tế kết hợp cùng tư duy pháp lý, Báo Diễn đàn Doanh
Nghiệp, ngày 03/09/2018, https://nhquang.com/vi/luat-canh-tranh-2018-khi-tu-duy-kinh-te-ket-hop-cung-tu-duy-phap-ly/
39
Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh
66

thích rõ thế nào là “nhóm TCTD liên kết”. Trong Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày
24/03/2020 mới chỉ giải thích khái niệm “nhóm doanh nghiệp liên kết”. Cụ thể:
“Nhóm doanh nghiệp liên kết về tổ chức và tài chính (sau đây gọi chung là nhóm
doanh nghiệp liên kết) là nhóm các doanh nghiệp cùng chịu sự kiểm soát, chi phối của
một hoặc nhiều doanh nghiệp trong nhóm hoặc có bộ phận điều hành chung”40. Có
quan điểm cho rằng định nghĩa về nhóm công ty liên kết theo các quy định của Việt
Nam về kiểm soát tập trung kinh tế có thể làm phát sinh một số vấn đề sau: Để xác
định liệu một quan hệ liên kết có tồn tại hay không, Nghị Định 35/2020 đề cập đến sự
kiểm soát của một hoặc nhiều công ty mẹ. Đây là cách tiếp cận không phổ biến bởi để
xác định một mối quan hệ liên kết giữa hai công ty thì chỉ cần xác định một công ty
mẹ duy nhất. Cả Luật Cạnh Tranh Của Liên Minh Châu Âu (Điều 5.4) và Luật Chống
Độc Quyền Của Mỹ (định nghĩa về “person” ở Điều 801.1(a)(1)) sử dụng cách tiếp
cận là chỉ có một công ty mẹ chi phối duy nhất41. Vì vậy, chính các doanh nghiệp
không phải là NHTM cũng không xác định được trường hợp TCT của mình có thuộc
ngưỡng phải thông báo tập trung kinh tế hay không? Nên các NHTM cũng khó để vận
dụng khái niệm này nhằm xác định khái niệm “nhóm TCTD liên kết”.
2.1.1.3. Pháp luật về xác định giá trị cổ phần của các cổ đông khi tái cấu trúc các
ngân hàng thương mại
Thứ nhất, những quy định xác định giá trị cổ phần của NHTM tham gia TCT.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định trực tiếp về nội dung này. Theo đó, việc xác định
giá trị cổ phần của NHTM tham gia TCT dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các cổ
đông. Thực tế cho thấy, những thương vụ TCT là do các bên tự thỏa thuận được giá trị
cổ phần của NHTM. Nhưng pháp luật chưa xác định giả sử có trường hợp các bên
không đạt được sự thỏa thuận về xác định giá trị cổ phần NHTM thì sẽ xử lý như nào?
Bởi vì nếu các bên kéo dài thời gian thỏa thuận, không xử lý được vấn đề vốn chủ sở
hữu thì sẽ không thể đẩy nhanh quá trình TCT các NHTM. Điều đó không chỉ ảnh
hưởng đến các NHTM mà còn gây hoang mang cho người tiêu dùng (đặc biệt là người
gửi tiền) và tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Vì thế, trong trường hợp này cần có sự
can thiệp của nhà nước với vai trò là hướng đến bảo vệ lợi ích công cộng.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, khi TCT NHTM, các quyền lợi và ý kiến của
cổ đông thiểu số có thể bị bỏ qua trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua
việc sáp nhập bởi vì số phiếu của họ không đủ để phủ quyết Nghị quyết đại hội đồng
cổ đông. Nếu khi các cổ đông thiểu số không hài lòng với phương án sáp nhập thì họ
có thể bán cổ phiếu của mình đi, như thế họ sẽ bị thiệt thòi do khi họ bán cổ phiếu là

40
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh
41
Nguyễn Quang Vũ (2020), “Xác định nhóm công ty liên kết theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Website: vietnam-business-
law.info, cập nhật: 29/9/2020
67

thời điểm thương vụ sáp nhập sắp hoàn tất cho nên giá của cổ phiếu lúc này không còn
được cao như thời điểm mới có thông tin của thương vụ thâu tóm và sáp nhập. Hơn
nữa nếu họ tiếp tục nắm giữ thì tỷ lệ quyền biểu quyết của họ trên tổng số cổ phiếu có
quyền biểu quyết sẽ nhỏ hơn trước. Bởi vì sau sáp nhập hai hay nhiều ngân hàng lại
với nhau thì số vốn điều lệ sẽ ít nhất bằng vốn điều lệ của các ngân hàng cộng lại do
đó tổng số quyền biểu quyết sẽ lớn hơn trước. Khi đó tỷ lệ quyền lợi của các cổ đông
thiểu số trên tổng số sẽ giảm xuống. Họ càng có ít cơ hội hơn trong việc thể hiện ý
kiến của mình trong các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông42. Quá trình tái cấu trúc
các NHTM ở nước ta hiện nay đang diễn ra rất mạnh mẽ, có thể thấy rõ tình hình tái
cấu trúc các ngân hàng thương mại thời gian quan trong bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1 Các thương vụ tái cấu trúc các ngân hàng thương mại giai đoạn
2010 - 2020
Năm Tổ chức trước M&A Tổ chức sau M&A Hình thức M&A
NHTMCP Quốc tế
1. NHTMCP Quốc tế Việt Nam
2010 Việt Nam Mua lại 15% vốn
2. Ngân hàng Commonwealth of Australia

1. NHTMCP Đệ Nhất
NHTMCP Sài Gòn
2011 2. NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội Hợp nhất
3. NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa
1. NHTMCP Nhà Hà Nội NHTMCP Sài Gòn –
2012 Sáp nhập
2. NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội Hà Nội
1. NHTMCP Đại Á NHTMCP Phát triển
2013 Sáp nhập
2. NHTMCP Phát triển TP.HCM TP.HCM
1. NHTMCP Phương Tây NHTMCP Đại chúng
2013 2. Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu Việt Nam Sáp nhập
khí Việt Nam
1. NHTMCP Nhà đồng bằng song
Cửu Long NHTMCP Đầu tư và
2015 Sáp nhập
2. NHTMCP Đầu tư và Phát triển Phát triển Việt Nam
Việt Nam
1. NHTMCP Công Thương Việt Nam NHTMCP Công
2015 Sáp nhập
2. NHTMCP Xăng dầu Petrolimex Thương Việt Nam
1. NHTMCP Phương Nam NHTMCP Sài Gòn
2015 Sáp nhập
2. NHTMCP Sài Gòn Thương Tín Thương Tín
1. NHTMCP Phát triển Mê Kông
2015 NHTMCP Hàng Hải Sáp nhập
2. NHTMCP Hàng Hải
2015 1. Ngân hàng Xây dựng Trờ thành các ngân Mua lại 0 đồng

42
Hồ Tuấn Vũ (2016), Thâu tóm, sáp nhập ngân hàng và lợi ích, Website: www.tuvananninh.org, cập nhật: háng Sáu 28, 2016,
https://www.tuvananninh.org/thau-tom-sap-nhap-ngan-hang-va-loi-ich/
68

Năm Tổ chức trước M&A Tổ chức sau M&A Hình thức M&A
2. Ngân hàng Đại Dương hàng TNHH Một
3. Ngân hàng Dầu khí toàn cầu thành viên thuộc sở
hữu 100% vốn Nhà
nước.
1. NHTMCP Đầu tư và Phát triển NHTMCP Đầu tư và
2019 Việt Nam Phát triển Việt Nam Mua lại 15% vốn
2. KEB Hana Bank của Hàn Quốc
1. Ngân hàng Aozora, Nhật Bản Ngân hàng TMCP
2020 Mua lại 15% vốn
2. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) Phương Đông (OCB)
(Nguồn: tác giả thu thập tổng hợp)
Cụ thể như trường hợp sáp nhập giữa NHTM cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank)
và NHTM cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) năm 2011, khi Habubank công bố dự thảo
đề án sáp nhập vào SHB với mục đích chấm dứt hoạt động, đóng mã số thuế của mình.
Theo đó, các cổ đông sở hữu cổ phần của Habubank sau khi sáp nhập có sự thay đổi
lớn về tỷ lệ vốn góp vào SHB. Có thể nói việc sáp nhập giữa SHB và Habubank đã
ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các cổ đông góp vốn, đặc biệt là các cổ đông chiến
lược. Tại Habubank trước khi sáp nhập có Deutsche Bank – là cổ đông chiến lược của
Habubank sở hữu số cổ phiếu chiếm 10% vốn điều lệ của Habubank. Khi thực hiện
việc TCT bằng biện pháp sáp nhập, phương án hoán đổi cổ phiếu Habubank đã được
Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép, cổ đông nắm giữ 1 cổ phiếu Habubank được
hoán đổi sang 0,75 cổ phiếu của SHB và cổ đông nắm giữ 1 cổ phiếu của SHB sẽ được
nhận them 0,21 cổ phiếu SHB. Sau khi sáp nhập thì toàn bộ số cổ phiếu của Deutsche
Bank nắm giữ chỉ còn lại 30,375 triệu cổ phiếu của SHB, chiếm 3,426% vốn điều lệ
mới của SHB trong tổng số 8.865 tỷ đồng. Khi nắm giữ tỷ lệ dưới 5% cổ phần như vậy
Deutsche Bank có thể phải chấp nhận hai phương án đề xuất TCT đó là: (1) Bán lại cổ
phần sở hữu cho các cổ đông hiện hữu; (2) Mua thêm cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu lên
10% vốn điều lệ để duy trù tư cách là cổ đông chiến lược tại SHB.43
Từ thực tiễn hoạt động TCT của Habubank và SHB, nghiên cứu sinh cho rằng,
khi NHTM lâm vào tình trạng xấu, yếu kém buộc phải TCT thì việc tổ chức họp đội
đồng cổ đông để thông qua quá trình TCT nhiều khi mang tính hình thức. Theo đó, các
cổ đông buộc phải chấp nhận việc TCT và chấp nhận việc thay đổi tỷ lệ cũng như giá
trị vốn góp của mình. Các cổ đông của NHTM khi lựa chọn tham gia vào loại hình
doanh nghiệp là công ty cổ phần thì họ phải nhận thức rõ ràng đây là loại hình doanh
nghiệp đối vốn. Vốn của NHTM sẽ có nhiều thay đổi trong quá trình hoạt động. Và
loại hình doanh nghiệp này dễ dàng tham gia TCT và có trường hợp bắt buộc phải
TCT theo quyết định của cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích công cộng.
43
Nguyễn Minh Hằng, Lương Linh Chi (2019), Quyền của cổ đông lớn của bên sáp nhập trong quá trình sáp nhập và sáp nhập từ một số
thương vụ sáp nhập NHTM. Hội thảo khoa học cấp khoa-Trường Đại học Luật Hà Nội.
69

Thứ hai, những quy định nhằm đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn tối đa của các cổ
đông sau khi TCT các NHTM
Để tránh tình trạng một chủ thể có quyền chi phối NHTM, pháp luật quy định
về tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một cá nhân, tổ chức trong một NHTM. Hiện nay,
Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định: Một cổ đông là
cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD; Một cổ đông là
tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một TCTD. Như vậy, sẽ có
vấn đề nảy sinh khi TCT các NHTM đó là có thể xảy ra tình trạng tỷ lệ sở hữu cổ phẩn
của một cổ đông bị vượt quá tỷ lệ tối đa nên trên. Vậy, trong trường hợp này, phần
vượt quá đó được xử lý như thế nào? Hiện nay, Thông tư số 06/2015/TT-NHNN ngày
01/06/2015 đã quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp sở
hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại Điều 55 của Luật Các TCTD. Tuy nhiên,
Thông tư này chỉ áp dụng đối với sở hữu cổ phần của TCTD vượt giới hạn quy định tại
Điều 55 Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) phát sinh trước ngày
Luật này có hiệu lực thi hành. Nghiên cứu sinh cho rằng, các NHTM trong quá trình
TCT có thể học hỏi quy định của Thông tư này về xử lý tỷ lệ sở hữu cổ phần vượt quá.
Nhưng, để đảm bảo tính chính xác, nhà nước cùng cần có quy định chỉ rõ ràng rằng,
việc xử lý cổ phần vượt quá khi TCT các NHTM thực hiện như quy định của pháp luật
về xử lý cổ phần vượt quá trong trường hợp thông thường (không TCT).
Ngoài ra, còn một vấn đề nữa mà chúng ta cần phải quan tâm đó là những quy
định của pháp luật Việt Nam về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại
NHTM. Quy định này có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình TCT các NHTM. Bởi vì,
trong thời gian qua, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua lại cổ
phần của các NHTM Việt Nam. Đây cũng là một xu hướng mang lại nhiều thuận lợi
cho quá trình TCT44. Đa số quan điểm đều cho rằng ngành ngân hàng là một trong
những ngành nhạy cảm với an ninh kinh tế quốc gia, vì vậy việc quy định tỷ lệ sở hữu
tối đa để hạn chế quyền kiểm soát đối với nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết. Để hạn
chế sự thâu tóm, đề phòng một cá nhân, tổ chức giữ quyền chi phối NHTM đối với
việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các NHTM khi TCT, pháp luật Việt Nam
quy định về điều kiện, thủ tục mua cổ phần, tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các
nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài tại
một NHTM Việt Nam, điều kiện đối với NHTM khi bán cổ phần cho các nhà đầu tư
nước ngoài. Theo đó, hiện nay, pháp luật đã quy định: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một
cá nhân nước ngoài không được vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam;

44
T.S. Nguyễn Thị Gấm (2019), Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Tạp chí thị trường Tài
chính tiền tệ, cập nhật: 14/11/2019 07:30, https://thitruongtaichinhtiente.vn/amp/hoat-dong-mua-ban-va-sap-nhap-ngan-hang-tai-viet-nam-
thuc-trang-va-giai-phap-25235.html
70

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài không được vượt quá 15% vốn điều
lệ của một TCTD Việt Nam (trừ một số trường hợp đặc biệt). Như vậy, tỷ lệ cổ phần
tối đa mà một nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu trong một TCTD (trong đó có
NHTM) giống với nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, pháp luật có cho phép trong một
số trường hợp đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài có thể tỷ lệ sở hữu cổ phần trong một
TCTD (trong đó có NHTM) cao hơn quy định kể trên. Cụ thể: Tỷ lệ sở hữu cổ phần
của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của
một TCTD Việt Nam. Trong đó, nhà đầu tư chiến lược được hiểu là: “Nhà đầu tư
chiến lược nước ngoài là tổ chức nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng
văn bản của người có thẩm quyền về việc gắn bó lợi ích lâu dài với TCTD Việt Nam
và hỗ trợ TCTD Việt Nam chuyển giao công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng; nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành”45. Bên cạnh đó, pháp
luật cũng quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có
liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một
TCTD Việt Nam. Tỷ lệ này cũng giống với tỷ lệ mà nhà đầu tư trong nước được phép
sở hữu trong các TCTD (trong đó có NHTM). Tuy nhiên, pháp luật quy định một
trường hợp đặc biệt theo hướng mở rộng quyền sở hữu cổ phần trong TCTD (trong đó
có NHTM) cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể: Trong trường hợp đặc biệt để thực
hiện cơ cấu lại TCTD yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, Thủ
tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà
đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài
tại một TCTD cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn như trên.
Như vậy, nhà nước đã nới lỏng các quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở
hữu cổ phần trong các NHTM. Có nhiều người ủng hộ quan điểm này vì cho rằng việc
cho phép như vậy giúp các NHTM vượt qua khó khăn, nhanh chóng TCT thành công.
Với việc nới lỏng các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài là xu hướng tất yếu
trong quá trình tự do hóa thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay, tăng giới hạn sở
hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo cơ hội cho các cá nhân, tổ chức nước
ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Các thương vụ gần nhất đây chúng ta có thể
kể đến là sáp nhập (M&A) giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) và KEB Hana Bank, KEB Hana Bank chính thức trở thành cổ đông chiến lược
nước ngoài đầu tiên của BIDV sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV. Theo đó, BIDV đã
phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank hơn 603,3 triệu cổ phần với tổng giá trị giao
dịch gần 20.300 tỷ đồng. Sau khi phát hành cổ phần cho KEB Hana Bank, vốn điều lệ
BIDV tăng từ 34.187 tỷ đồng lên 40.220 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng

45
Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
71

Việt Nam.46 Bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc NHNN Việt Nam khẳng định:
NHNN đánh giá cao việc BIDV mở rộng hợp tác chiến lược lâu dài với một ngân hàng
lớn của Hàn Quốc như KEB Hana Bank với giao dịch M&A (mua bán và sáp nhập)
lớn nhất trong lịch sử lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và là giao dịch lớn nhất của
một ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này
sẽ giúp BIDV trở thành NHTM Việt Nam có quy mô vốn điều lệ lớn nhất toàn hệ
thống, tạo nền tảng để BIDV nâng cao hơn nữa năng lực tài chính, quản trị điều hành,
quản trị rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đẩy
mạnh hơn nữa việc cung cấp các dịch vụ tài chính tại Việt Nam và đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, sẽ giúp Ngân hàng KEB Hana mở rộng, nâng cao
hiệu quả hoạt động tại thị trường Việt Nam; giúp cộng đồng doanh nghiệp hai nước có
thêm sự hỗ trợ đắc lực hơn từ hai định chế tài chính hàng đầu của hai nước.47 Từ
thương vụ hợp tác chiến lược giữa BIDV và KEB Hana Bank cho thấy các nhà đầu tư
nước ngoài rất lạc quan về sự ổn định và tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt
Nam, vào ngành tài chính ngân hàng Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cho quá trình TCT
của Việt Nam được thực hiện hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng nghiên cứu sinh lại cho rằng pháp luật đang không công bằng giữa nhà
đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ mà nhà đầu tư nước ngoài được
phép sở hữu cổ phần trong các NHTM của Việt Nam có một số trường hợp cao hơn so
với nhà đầu tư trong nước. Trong khi đó, khái niệm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
với các tiêu chuẩn rất định tính. Và với các tiêu chuẩn đó, nhiều nhà đầu tư trong nước
cũng vẫn có thể đáp ứng để trở thành nhà đầu tư chiến lược. Vậy, tại sao pháp luật
không cho phép nhà đầu tư trong nước có quyền sở hữu cổ phần trong các NHTM như
nhà đầu tư nước ngoài? Trong khi đó, xét về lâu dài, việc cho phép các nhà đầu tư
nước ngoài sở hữu một tỷ lệ lớn cổ phần trong NHTM trong nước sẽ kém an toàn hơn
so với nhà đầu tư trong nước. Bởi vì, việc thu hút nguồn vốn đầu tư cho quá trình hoạt
động của các TCTD nói chung và quá trình TCT các NHTM nói riêng có thể sẽ dẫn
đến hệ thống tài chính trong nước phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn lực bên ngoài,
nguồn vốn bên ngoài đổ về có thể làm cho hệ thống tài chính khó kiểm soát. Từ đó,
các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng trong việc lợi dụng các kẽ hở của các quy
định pháp luật nhằm thâu tóm các NHTM Việt Nam. Do đó, việc nới lỏng các quy
định đối với nhà đầu tư nước ngoài cần nghiên cứu kỹ.

46
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2019), “KEB Hana Bank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của
BIDV”, Website: bidv.com.vn, cập nhật: 11/11/2019, https://www.bidv.com.vn/bidv/tin-tuc/thong-tin-bao-chi/keb-hana-bank-tro-thanh-co-
dong-chien-luoc-nuoc-ngoai-bidv.
47
BIDV (2016), “Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền xử lý TSBĐ của TCTD”, Website: thoibaonganhang.vn, Cập nhật:
15:00 - 11/12/2016, https://thoibaonganhang.vn/kho-khan-vuong-mac-trong-qua-trinh-thuc-hien-quyen-xu-ly-tsbd-cua-tctd-57062-
57062.html.
72

2.1.2. Pháp luật về xử lý vốn huy động khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Pháp luật về xử lý vốn huy động trong trường hợp các ngân hàng thương mại
tự tái cấu trúc
Hiện nay, các quy định của pháp luật không tách riêng vấn đề huy động vốn
trong điều kiện TCT và điều kiện hoạt động bình thường. Vì vậy, hoạt động huy động
vốn trong trường hợp NHTM TCT tuân thủ các quy định pháp luật về huy động vốn
của NHTM nói chung. Tuy nhiên, trong điều kiện NHTM nỗ lực TCT thì hoạt động
huy động vốn cần được quan tâm để đạt hiệu quả tốt nhất. Để thực hiện được mục tiêu
đó thì những quy định pháp luật về huy động vốn của NHTM cần hoàn chỉnh, thống
nhất và phù hợp với thực tiễn.
a. Pháp luật về huy động vốn của NHTM từ nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của NHTM và người gửi tiền trong quan hệ gửi
tiền. Thực tế, giao dịch nhận tiền gửi được các NHTM thực hiện bằng việc ban hành
một quy chế nhận tiền gửi trên cơ sở các quy định của pháp luật ngân hàng, niêm yết
công khai trước hội sở chính hoặc văn phòng giao dịch của các chi nhánh ngân hàng
để cho tất cả các khách hàng đều có thể biết được. Hoặc, hiện nay nhiều NHTM đã
triển khai gửi tiền “online” những quy chế gửi tiền cơ bản cũng được cung cấp đến
người gửi tiền. Những nội dung vừa kể trên được coi như là lời đề nghị giao kết hợp
đồng tiền gửi. Khi khách hành có hành vi ký hợp đồng, mở tài khoản thì lúc đó hợp
đồng tiền gửi sẽ hình thành và kéo theo hệ quả pháp lý là làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ của bên NHTM và người gửi tiền. Cụ thể, quyền và nghĩa vụ pháp lý của
NHTM và người gửi tiền phát sinh bao gồm:
- NHTM với vai trò là bên nhận tiền và có vị trí là trung gian tài chính trong
nền kinh tế quốc dân sẽ có những quyền cơ bản sau trong quan hệ nhận tiền gửi với
khách hàng: (1) Được nhận số tiền mà khách hàng gửi vào tài khoản của họ do ngân
hàng lập ra và NHTM sẽ trở thành chủ sở hữu của nguồn vốn đó. NHTM có quyền sở
hữu với khoản tiền gửi đó bởi khi xác lập giao dịch nhận tiền gửi đối với khách hàng,
NHTM đã thể hiện rõ nguyện vọng được trao quyền chiếm hữu, sử dụng, định doạt đối
với số tiền này, và khách hàng cũng đã đồng ý bằng việc thực hiện mở tài khoản tại
NHTM; (2) NHTM có quyền sử dụng số tiền gửi của khách hàng để thực hiện các hoạt
động kinh doanh; (3) NHTM có quyền đưa ra nhiều hình thức nhận tiền gửi, nhiều loại
kỳ hạn, mức lãi suất… miễn sao là phù hợp các quy định của pháp luật; (4) NHTM
cũng có nghĩa vụ phải bảo đảm an ninh cho số dư tiền gửi và trả gốc, lãi cho khách
hàng gửi tiền khi thời hạn gửi tiền kết thúc; (5) NHTM có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm
tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi; (6) NHTM có quyền từ chối việc điều tra, phong
tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà
nước theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
73

- Người gửi tiền với tư cách là người cho NHTM vay sẽ có các quyền và nghĩa
vụ cơ bản sau đây trong quan hệ gửi tiền: (1) Người gửi tiền có quyền yêu cầu NHTM
hoàn trả cho mình toàn bộ số tiền đã gửi và tiền lãi như đã thỏa thuận; (2) Người gửi
tiền có quyền yêu cầu NHTM cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản tiền gửi, có
quyền khiếu nại, khởi kiện khi NHTM cung cấp các thông tin không đúng, không
chính xác liên quan số tiền gửi; (3) Người gửi tiền có nghĩa vụ chuyển tiền vào tài
khoản đã lập ở ngân hàng đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng, cung cấp các
thông tin theo yêu cầu của NHTM về số tiền gửi chính xác, trung thực, chịu trách
nhiệm đảm bảo nguồn gốc về số tiền gửi là hợp pháp, chịu trách nhiệm về giải quyết
các tranh chấp liên quan đến số tiền gửi tại NHTM.
Thực chất, trong Luật Các TCTD năm 2010 không quy định về quyền, nghĩa vụ
của các TCTD (bao gồm cả NHTM) và người gửi tiền trong quan hệ gửi tiền. Những
quyền và nghĩa vụ của NHTM, người gửi tiền được xác định theo quy định của BLDS
201548. Mặc dù, việc xác định quyền, nghĩa vụ của NHTM, người gửi tiền theo BLDS
2015 là không sai. Nhưng do quan hệ gửi tiền có nhiều điểm khác biệt so với quan hệ
vay tài sản thông thường khác như: Người gửi tiền có quyền được biết tình trạng “tài
sản cho vay – tiền gửi” của mình đang như thế nào?; (2) Người gửi tiền có quyền đòi
tiền gửi trước hạn; (3) Trong trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập NHTM thì
NHTM không có nghĩa vụ phải hỏi ý kiến của người gửi tiền về việc chuyển giao toàn
bộ hợp đồng gửi tiền đó cho NHTM khác; (4) NHTM có nghĩa vụ cung cấp thông tin
về số tiền gửi, hợp đồng gửi tiền của người gửi tiền cho cơ quan nhà nước để điều tra
những vụ án, vụ việc nhất định (thường là những vụ án tham nhũng)… Chúng ta vẫn
cần những quy định của pháp luật chuyên ngành để xác định các quyền cơ bản của
NHTM và người gửi tiền trong quan hệ gửi tiền.
Thứ hai, về hình thức của hợp đồng gửi tiền. Hoạt động huy động vốn bằng hình
thức nhận tiền gửi khách hàng là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng của NHTM. Hoạt
đông này mang tính thường xuyên, nghề nghiệp của NHTM. Do tính chất quan trọng
của hoạt động này nên trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành xác định
việc gửi tiền của khách hàng tại NHTM phải được xác lập thành văn bản. Tuy nhiên, với
sự bùng nổ của công nghệ thông tin, khái niệm “văn bản” trong lĩnh vực ngân hàng nói
chung và trong giao dịch gửi tiền nói riêng được hiểu theo nghĩa rộng. Tức là, bao gồm
các văn bản, tài liệu giao dịch trên giấy và văn bản, tài liệu giao dịch thể hiện trên các
phương tiện điện tử như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác
theo quy định của pháp luật49. Việc pháp luật thừa nhận rộng rãi các hình thức giao dịch
thương mại của NHTM (nhất là hình thức điện tử tương tự văn bản) sẽ tạo điều kiện

48
Mục 4 Chương XVI BLDS 2015
49
Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005
74

thúc đẩy các giao dịch gửi tiền trong NHTM phát triển.
Đối với hình thức nhận tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) thì giao dịch
được thực hiện thông qua thủ tục mở tài khoản tiền gửi. Thông tư số 23/2014/TT-
NHNN ngày 19/8/201450 của NHNN (Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật mới nhất
sửa đổi, bổ sung Thông tư này là Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020
của NHNN Việt Nam) về hợp đồng tiền gửi thanh toán giữa NHTM và người gửi tiền
thông qua văn bản đề nghị mở tài khoản. Giấy này do NHTM soạn mẫu sẵn, đưa cho
khách hàng khách hàng đồng ý thì điền đầy đủ các thông tin và ký tên. Sự thỏa thuận
giữa các bên thể hiện ở hành vi khách hành đồng ý với toàn bộ nội dung trong giấy đề
nghị (hợp đồng mẫu) do NHTM phát hành. Hiện nay, các NHTM thường có ba loại
thẻ tiền gửi không kỳ hạn như sau:
- Thẻ tín dụng - Credit Card: Thẻ tín dụng được quyền sử dụng trước trả tiền
sau. Điều đó có nghĩa là ngân hàng cho bạn vay một khoản tiền để thanh toán các nhu
cầu mua sắm và sinh hoạt. Sau thời hạn ưu đãi hưởng lợi ích không lãi suất bạn phải
thanh toán toàn bộ số tiền đã vay nếu quá hạn ngân hàng sẽ tính lãi trên số tiền vay.
- Thẻ ghi nợ - Debit Card: Thẻ ghi nợ chỉ có thể sử dụng khi tài khoản có tiền
và không được sử dụng quá số tiền mà thẻ đang có. Nếu người dùng không đủ tiền
trong tài khoản để mua sắm thì bắt buộc phải trực tiếp ra chi nhánh ngân hàng để nạp
thêm tiền vào tài khoản hoặc nhận chuyển khoản từ ai đó.
- Thẻ ATM là tên gọi thông dụng về một loại thẻ bất kỳ, có thể giao dịch, rút
tiền được bằng máy ATM. Như vậy, thẻ ATM bao gồm cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.
Thẻ có nhiều chức năng như thanh toán, rút tiền, chuyển tiền, mua thẻ điện thoại…
Trong Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về tiền gửi
tiết kiệm có quy định về thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm51. Cụ thể: Thẻ tiết kiệm hoặc
sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền
tại TCTD, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao
dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của TCTD. Thông tư cũng xác định những
nội dung chủ yếu mà thẻ tiết kiệm phải có. Nghiên cứu sinh cho rằng, thẻ tiết kiệm
hoặc sổ tiết kiệm này chính là hợp đồng gửi tiền được xác lập dưới dạng văn bản trong
quan hệ gửi tiền tiết kiệm. Thực tế khi khách hàng muốn gửi tiền tại NHTM, NHTM
sẽ yêu cầu tự kê khai số tiền gửi trong một tờ phiếu, sau đó chuyển tiền mặt hoặc
chuyển khoản cho NHTM, NHTM đưa lại cho khách hàng một văn bản với tên gọi
thông thường là “Thẻ tiết kiệm” hoặc “Sổ tiết kiệm”. Đây được coi là văn bản trong
giao dịch gửi tiền tiết kiệm. Hiện nay, các NHTM đều có thông tin về tiền gửi tiết

50
Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán
51
Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về tiền gửi tiết kiệm
75

kiệm của từng khách hàng trên hệ thống thông tin lưu trữ. Vì vậy, nếu khách hàng bị
mất sổ tiết kiệm thì NHTM vẫn có những thông tin cần thiết để xác định quyền và
nghĩa vụ của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn nên rất thận trọng trong việc lưu
giữ “Sổ tiết kiệm” vì đây là văn bản quan trọng nhất (và có thể nói là duy nhất) với
khách hàng để chứng minh quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Ngoài ra, nhiều
NHTM đã triển khai việc gửi tiết kiệm trên ứng dụng Smartbanking. Theo đó, người
gửi tiền chỉ cần thực hiện một số thao tác và chuyển tiền từ thẻ ATM vào tài khoản tiết
kiệm. Việc tất toán tài khoản tiết kiệm đó cũng thực hiện một số thao tác trên điện
thoại thông minh và chuyển về tài khoản ATM. Mọi quyền lợi của việc gửi tiền trên
ứng dụng Smartbanking giống như gửi tại quầy giao dịch của NHTM.
Thông tư số 49/2018/TT-NHNN quy định: “Thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn giữa
TCTD và khách hàng phải được lập thành văn bản”52. Quy trình, thủ tục gửi tiền
không kỳ hạn theo Thông tư số 49/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 cũng tương tự
như gửi tiền tiết kiệm theo Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018. Khi
hoàn tất các thủ tục, khách hàng cũng được cấp một chứng chỉ gửi tiền.
Như vậy, việc gửi tiền tại NHTM dưới hình thức nào cũng phải lập thành văn
bản. Điều đó thể hiện nhà nước đã nhận thức rõ ràng rằng hoạt động huy động vốn từ
người gửi tiền của NHTM rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các hợp đồng
gửi tiền/nhận tiền gửi đều do NHTM phát hành, khách hàng thể hiện thiện chí bằng
cách điền các thông tin đầy đủ vào và nộp tiền cho giao dịch viên của NHTM. Như
vậy, rất có thể NHTM sẽ soạn thảo ra những điều khoản có lợi cho bản thân mình và
ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của người gửi tiền. Vì vậy, nhà nước cần có những
quy định nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của cả người gửi tiền và phía NHTM.
Thứ ba, hình thức huy động tiền gửi. Theo quy định của pháp luật hiện hành,
có ba hình thức gửi tiền chủ yếu của khách hàng tại NHTM, bao gồm: tiền gửi không
kỳ hạn (tiền gửi thanh toán thông qua việc phát hành các loại thẻ: Thẻ tín dụng - Credit
Card; Thẻ ghi nợ - Debit Card; Thẻ ATM), tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.
Hiện nay, ở Việt Nam, người sử dụng các thẻ thanh toán (tiền gửi không kỳ
hạn) (Thẻ tín dụng - Credit Card; Thẻ ghi nợ - Debit Card; Thẻ ATM) hầu như không
phải trả phí. NHTM thu phí sử dụng những dịch vụ liên quan đến những loại thẻ trên
theo hạch toán của chính NHTM. Các quy định của pháp luật liên quan đến nội dung
này chưa cụ thể, chi tiết. Vì thế, đã có những thời điểm một số NHTM tự tăng giá sử
dụng dịch vụ liên quan đến những loại thẻ kể trên53. Trước tình đó, nhiều khách hàng
đã chuyển qua dùng tiền mặt và không dùng hoặc hạn chế dùng các loại thẻ thanh toán

52
Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về tiền gửi tiết kiệm
53
Trung Anh (2015), Thẻ ATM "cõng" quá nhiều loại phí, Website: baoquangninh.com.vn, cập nhật: Thứ 4, 29/07/2015 | 14:19:45 [GMT
+7], https://baoquangninh.com.vn/the-atm-cong-qua-nhieu-loai-phi-2278494.html
76

kể trên. Điều này đã làm cho mục tiêu giảm thiểu dùng tiền mặt trong thanh toán của
nhà nước khó đạt được. Đồng thời, NHTM không tận dụng được nguồn vốn không kỳ
hạn của khách hàng. Đứng trước thực trạng đó, nhà nước cần xây dựng một khung
pháp lý đầy đủ điều chỉnh hoạt động thu phí khi sử dụng những loại thẻ kể trên.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hình thức gửi tiền tiết kiệm và gửi tiền
không kỳ hạn có điểm khác biệt cơ bản là chủ thể. Theo đó, Thông tư số 48/2018/TT-
NHNN ngày 31/12/2018 xác định người gửi tiền tiết kiệm là cá nhân54. Nhưng theo
Thông tư số 49/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định người gửi tiền có kỳ hạn là
cá nhân hoặc tổ chức. Như vậy, cá nhân có thể tham gia gửi tiền tại NHTM dưới mọi
hình thức, tổ chức thì không được gửi tiền tiết kiệm. Trong bối cảnh đẩy nhanh quá
trình TCT, việc đa dạng hóa các nguồn vốn là cần thiết. Vậy quy định của pháp luật
đang hạn chế quyền tham gia gửi tiền tiết kiệm của tổ chức và cũng hạn chế luôn một
nguồn vốn khá tiềm năng của các TCTD (trong đó có NHTM).
Thứ tư, lãi suất tiền gửi. Với ngành nghề kinh doanh rất đặc biệt – kinh doanh
tiền tệ thì lãi suất tiền gửi là một trong những nội dung rất quan trọng trong hoạt động
của NHTM. Lãi suất được coi là giá cả tiền gửi. Lãi suất không chỉ thể hiện sức mạnh
cạnh tranh của một NHTM mà còn thể hiện tình hình kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Theo quy luật cung – cầu, cạnh tranh… thì lãi suất tiền gửi hoàn toàn do các NHTM
quyết định. Tuy nhiên, nhà nước với vai trò là người quản lý vĩ mô sẽ phải có chính
sách điều tiết để lãi suất phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tránh
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể dẫn tới độc quyền. Từ khi Luật Các
TCTD năm 2010 được ban hành, NHNN đã điều hành chính sách lãi suất tiền gửi bằng
việc ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật (Thông tư) điều chỉnh lãi suất
liên tục thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Hiện nay, quy định về lãi
suất huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam được quy định trong Thông tư
số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014. Cụ thể: TCTD áp dụng lãi suất tiền gửi bằng
đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến
dưới 6 tháng do Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với
từng loại hình TCTD55. Trên cơ sở quy định này, Thống đốc NHNN Việt Nam sẽ
quyết định mức lãi suất tại mỗi thời điểm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Trong
Quyết đinh số 1729/QĐ-NHNN ngày 30/9/2020 đang có hiệu lực thi hành quy định về
mức lãi suất tối đa mà NHTM áp dụng với tiền gửi như sau: (1) Mức lãi suất tối đa áp
dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,2%/năm; (2) Mức

54
Điều 3 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về tiền gửi tiết kiệm.
55
Khoản 1 Điều 1 Thông tư số số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá
nhân tại tổ chức tín dụng.
77

lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là
4,0%/năm56. Như vậy, nhà nước chỉ quy định về mức lãi suất trần cao nhất, các NHTM
sẽ tự đưa ra mức lãi suất cạnh trạnh. Xem xét Bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Tổng hợp lãi suất tiết kiệm từng kỳ các ngân hàng tháng 5/202157
Đơn vị: %/năm
Ngân hàng 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng
Vietcombank 2,90 3,20 3,80 5,50 5,30
Vietinbank 3,10 3,40 4,00 5,60 5,60
BIDV 3,10 3,40 4,00 5,60 5,60
MB Bank 3,00 3,40 4,54 5,12 5,35
VietCapitalBank 3,80 3,80 5,90 6,20 6,30
VIB 3,65 - 5,20 - 6,30
VP Bank 3,65 3,70 5,20 5,50 5,60
SHB 3,50 3,70 5,80 6,40 6,70
PublicBank 3,30 3,60 5,00 6,70 5,80
Sacombank 3,10 3,40 4,80 5,60 6,20
Sea Bank 3,50 3,60 5,40 6,10 6,20
Maritime Bank 3,00 3,50 5,00 - 5,60
ACB 3,00 3,20 4,40 5,50 6,20
Techcombank 2,55 2,75 3,90 4,50 4,50
PGBack 3,70 3,70 5,30 5,80 6,20
PVcombank 3,90 3,90 5,60 6,20 6,60
Bản Việt Bank 3,35 3,45 5,80 6,30 6,55
SCB 3,95 3,95 5,70 6,80 6,80
TP Bank 3,50 3,55 5,40 - -
Đông Á Bank 3,40 3,40 5,30 5,80 6,10
Bắc Á Bank 3,60 3,60 5,70 6,20 6,50

Xem bảng trên chúng ta thấy rằng các NHTM đều áp dụng đúng quy định của
pháp luật về lãi suất tiền gửi trần. Và mức lãi suất tiền gửi tại các NHTM cũng mang
tính cạnh tranh tức là không có NHTM nào lãi suất tiền gửi cao quá và không có
NHTM nào lãi suất tiền gửi thấp quá. Sự can thiệp của nhà nước trong việc quy định
mức lãi suất tiền gửi trần như hiện nay là hợp lý với cơ sở lý luận về hoạt động của các

56
Điều 1 Quyết định số 1729/QĐ-NHNN ngày 30/09/2020 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân
tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014.
57
HF (2021), Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay UPDATE 6/2021 so sánh trực quan chi tiết nhất, Website: house-family.net, cập
nhật: 1/6/2021
78

TCTD và thực tiễn kinh tế - xã hội của Việt Nam.


Thứ năm, bảo hiểm tiền gửi. Về bản chất, hợp đồng gửi tiền là hợp đồng vay
tiền của NHTM từ khách hàng. Tuy nhiên, quan hệ vay tài sản này không cần phải
thực hiện biện pháp bảo đảm nào. Vì vay tiền của khách hàng là hoạt động kinh doanh
được pháp luật cho phép của NHTM. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng,
pháp luật có các quy định yêu cầu các NHTM phải tham gia bảo hiểm tiền gửi để bảo
vệ quyền lợi của người gửi tiền. Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 201258 và Nghị
định số 68/2013/NĐ-CP59 xác định NHTM là một trong những tổ chức phải tham gia
bảo hiểm tiền gửi.
Theo quy định của Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nếu
NHTM rơi vào tình trạng phá sản thì sẽ thực hiện thủ tục phá sản như doanh nghiệp,
theo thứ tự ưu tiên thanh toán, nếu còn tiền thì người gửi tiền sẽ được thanh toán, nếu
hết tiền thì người gửi tiền không được thanh toán. Thông thường nếu đã tới phá sản thì
sẽ không đủ khả năng thanh toán cho người gửi. Tuy nhiên, người gửi là cá nhân sẽ
được bảo hiểm trả tối đa 75.000.000 đồng đối với mọi khoản tiền gửi theo Quyết định
số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/06/2017 về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Việc quy định chỉ
chi trả bảo hiềm tiền gửi đối với cá nhân mà không có tổ chức đang tạo ra sự bất bình
đẳng giữa những người gửi tiền. Trong trường hợp nhà nước không có cơ chế bảo vệ
quyền lợi của người gửi tiền là tổ chức như vậy sẽ khó huy động vốn từ chủ thể này.
Đánh giá tổng thể, hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, bảo vệ quyền lợi của
khách hàng. Hơn nữa, thực tế cho thấy nhà nước đang thực hiện các biện pháp quản lý,
giám sát hoạt động của các NHTM. Do đó, việc gửi tiền vào các NHTM vẫn là một
kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn. Nhìn vào Biểu đồ 3.2 dưới đây chúng ta thấy
rằng, trong khoảng thời gian vừa qua số lượng tiền gửi của khách hàng tại các NHTM
liên tục tăng trong khoảng thời gian từ 2013-2019. Sang năm 2020 và 2021, dịch bệnh
Covid -19 đã tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế. Và trong bối cảnh đó việc cấp
tín dụng và huy động vốn của NHTM đều bị suy giảm60. Điều đó cũng làm cho quá
trình TCT các NHTM bị chậm lại so với mục tiêu đặt ra.

58
Khoản 3 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012
59
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/06/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi.
60
Minh Phương (2020), “Tín dụng ngân hàng tăng chậm vì ảnh hưởng bởi dịch COVID-19”, Website: baotintuc.vn, Cập nhật: 20/06/2020
79

Biểu đồ 2.2: Tăng tưởng tiền gửi các NHTM giai đoạn 2013 – 6/201961
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM)


b. Pháp luật về NHTM huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá
Phát hành giấy tờ có giá cũng là một kênh huy động vốn rất quan trọng của các
NHTM. Theo quy định của pháp luật hiện hành, NHTM được phép phát hành những
loại giấy tờ có giá sau đây: Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Vì vậy,
nhà nước cũng quan tâm xây dựng, ban hành nhiều quy phạm pháp luật về nội dung
này để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh đáp ứng nhu cầu huy động vốn, kích
thích quá trình TCT các NHTM. Những ưu điểm nổi bật của pháp luật trong lĩnh vực
này bao gồm:
- Đối tượng được mua giấy tờ có giá của NHTM đã mở rộng. Theo đó, Thông
tư số 01/2021/TT-NHNN ngày 31/03/2021 có quy định: Đối tượng mua giấy tờ có giá
là các TCTD (trong đó có NHTM) bao gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá
nhân nước ngoài. Quy định này phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay và điều đó giúp cho các NHTM thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
- Pháp luật đã quy định về trình tự, thủ tục chào bán phù hợp với từng loại giấy
tờ có giá.của NHTM. Theo đó, trái phiếu tuân thủ trình tự chào bán theo hai phương
thức chủ yếu là: Chào bán ra công chúng và chào bán riêng lẻ. Đối với kỳ phiếu, tín
phiếu, chứng chỉ tiền gửi hiện nay pháp luật đang để cho các NHTM tự quyết định
cách thức chào bán.
- Pháp luật đã thống nhất về đồng tiền được sử dụng để thanh toán khi mua giấy
tờ có giá của NHTM là bằng đồng Việt Nam. Quy định này đã thống nhất giúp cho các
chủ hiểu và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
Bên cạnh những thanh tựu kể trên, những quy định của pháp luật về huy động
vốn của NHTM bằng phát hành giấy tờ có giá còn một số bất cập như sau:

61
Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh (2019), “Tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Tạp chí Ngân hàng, Tháng 3
80

- Việc giải thích những khái niệm kể trên không đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp
luật của những người có nhu cầu. Theo đó, trong Thông tư số 01/2021/TT-NHNN
ngày 31/03/2021 đã giải thích các khái niệm trên theo cách “gộp chung”: “Kỳ phiếu,
tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá
trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Với quy định
như vậy chúng ta sẽ hiểu rằng bản chất của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái
phiếu là giống nhau. Vậy tại sao quy định của pháp luật phải sử dụng bốn tên gọi để
chỉ một loại giấy tờ cùng bản chất. Nghiên cứu sinh cho rằng, theo cách hiểu từ trước
đến nay bốn loại giấy tờ trên có điểm giống và có nhiều điểm khác biệt nên cần phải
giải thích rõ ràng để NHTM và khách hàng hiểu rõ bản chất pháp lý của từng loại.
- Pháp luật quy định trình tự, thủ tục phát hành giấy tờ có giá của NHTM còn
nhiều phức tạp. Nghiên cứu sinh cho rằng bản chất hoạt động phát hành giấy tờ có giá
là các NHTM vay tiền của khách hàng. Vậy, thay vì phải chào bán thông qua những
thủ tục phức tạp pháp luật nên cho phép NHTM chào bán ngay tại các quầy giao dịch.
Khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền thì giao dịch viên có thể gợi ý về các phương thức
“gửi tiền tiết kiệm, gửi tiền có kỳ hạn, mua giấy tờ có giá” để họ lựa chọn.
Với những hạn chế nói trên của pháp luật và do NHTM chưa linh hoạt trong
cách thức chào bán nên có nhiều khách hàng không lựa chọn kênh đầu tư này. Chính
vì điều đó, trong khoảng thời gian dài việc huy động vốn bằng hình thức phát hành
giấy tờ có giá của NHTM không hiệu quả. Tuy nhiên, điều đó không phủ nhận vai trò
của phương thức huy động vốn này. Thực tế, trong những năm qua, cùng với sự phát
triển của ngành ngân hàng, hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá vẫn
mang lại hiệu quả. Cụ thể, trong năm 2019 tổng lượng tiền gửi khách hàng và phát
hành giấy tờ có giá của 26 NHTM tính đến cuối quý 4 đạt hơn 6.3 triệu tỷ đồng, so với
con số gần 5.5 triệu tỷ đồng hồi đầu năm đã tăng 16%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi
khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của các NHTM ở mức khoảng 4-47% so với
đầu năm. Trong đó tăng trưởng cao nhất là VIB (47%)62. Để phương thức này mang lại
hiệu quả cao hơn, điều quan trọng là chính nhà nước phải xây dựng được quy phạm
pháp luật mang tính định hướng cho các NHTM thực hiện các giải pháp phù hợp.
c. Pháp luật về vay vốn của NHTM từ NHNN và các TCTD khác
*Quy định về vay vốn của NHTM từ NHNN
Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật gọi đây là trường hợp NHNN
tái cấp vốn cho NHTM. Theo đó, NHNN tái cấp vốn cho NHTM là việc NHNN đồng
ý cho NHTM vay một khoản tiền trong một thời gian xác định để giải quyết công việc

62
Ái Minh (2020), “Tình hình huy động và cho vay tại các ngân hàng năm 2019”, Website: vietstock.vn, cập nhật: 15/02/2020 10:00
81

thường mang tính cấp bách của NHTM với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Nhưng chúng ta cần lưu ý rằng, có hai trường hợp cơ bản tái cấp vốn của NHNN với
các TCTD (trong đó có NHTM): (1) Tái cấp vốn để NHTM thực hiện những công việc
liên quan đến hoạt động kinh doanh của chính NHTM; (2) Tái cấp vốn để NHTM thực
hiện những công việc phục vụ một chính sách xã hội nào đó của nhà nước. Tuy nhiên,
cũng có trường hợp, việc tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM mang cả hai ý nghĩa
nói trên.
Theo quy định tại Thông tư số 24/2019/TT-NHNN này 28/11/2019, mục đích
NHNN tái cấp vốn cho NHTM bao gồm: (1) Hỗ trợ cho NHTM chi trả tiền gửi cho
khách hàng là cá nhân, tổ chức, chi trả tiền vay cho TCTD khác, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài; (2) Hỗ trợ nguồn vốn cho vay ngành, lĩnh vực được khuyến khích phát
triển. Việc tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM được tính mức lãi suất do NHNN
công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản tái cấp vốn được giải ngân, gia hạn.
Trong trường hợp quá hạn trả nợ mà các NHTM chưa trả được số vốn vay đó thì lãi
suất đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất đang áp dụng đối với
khoản tái cấp vốn. Hiện nay, theo Quyết định số 1728/QĐ-NHNN ngày 30/09/2020 thì
lãi suất tái cấp vốn là 4,0%/năm.
Tái cấp vốn chỉ là một công cụ trong quá trình xử lý vốn khi TCT các NHTM.
Bởi vì, tái cấp vốn không thể hiện rõ rệt sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống tài
chính. Thậm chí, có nhiều trường hợp khi phải sử dụng đến công cụ tái cấp vốn thì
đồng nghĩa với việc tình hình phát kinh tế - xã hội đang gặp những vấn đề khó khăn
nhất định. Ví dụ, ngày 05/4/2021, NHNN đã ban hành Thông tư số 04/2021/TT-
NHNN quy định về tái cấp vốn đối với TCTD sau khi TCTD cho Tổng công ty Hàng
không Việt Nam – CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ,
trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam –
CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19. Theo Thông tư này, số tiền tái cấp vốn
tối đa đối với từng khoản cho vay VNA không vượt quá số tiền cho vay của từng
khoản cho vay VNA theo Giấy đề nghị vay tái cấp vốn của TCTD. Tổng số tiền tái cấp
vốn đối với các TCTD tối đa là 4.000 tỷ đồng (bốn nghìn tỷ đồng). Lãi suất tái cấp
vốn là 0%/năm, áp dụng đối với thời hạn tái cấp vốn và thời hạn gia hạn tái cấp vốn
(nếu có). Lãi suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái
cấp vốn do NHNN công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản tái cấp vốn được
chuyển quá hạn. NHNN tái cấp vốn không có tài sản bảo đảm đối với TCTD. Vì thế,
nghiên cứu sinh cho rằng, việc vay vốn của NHTM từ NHNN không có nhiều ý nghĩa
trong TCT NHTM như những hoạt động huy động vốn khác. Nhưng điều đó không có
nghĩa rằng chúng ta phủ nhận vai trò của kênh huy động vốn này trong TCT NHTM.
82

Sự phân tích này chỉ muốn giúp chúng ta xác định rõ cần tập trung vào biện pháp xử lý
vốn nào khi thực hiện TCT NHTM.
*Quy định về vay vốn của NHTM từ các TCTD khác
NHTM vay vốn của TCTD khác là sự thỏa thuận giữa hai chủ thể này về việc
TCTD cho NHTM vay một khoản tiền trong một thời gian xác định với nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi. Hiện nay, theo quy định của Thông tư số 21/2012/TT-NHNN
ngày 18/06/2012 (Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 01/2013/TT-NHNN ngày
07/01/2013 và Thông tư số 18/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016), mục đích của hoạt
động vay liên ngân hàng này để TCTD (trong đó có NHTM) bù đắp thiếu hụt tạm thời
dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối vốn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, bản chất
của kênh huy động vốn này có nhiều điểm khác biệt so với các kênh huy động vốn
khác. Các TCTD (trong đó có NHTM) chỉ có một phần là vốn chủ sở hữu, phần lớn
vốn của các TCTD có được là do huy động vốn từ cá nhân, tổ chức trong xã hội. Việc
các NHTM vay vốn từ các TCTD khác không thể được coi là kênh huy động vốn quan
trọng nhất. Vì thế, pháp luật đã có những quy định nhằm hạn chế tình trạng các
NHTM vay vốn của các TCTD khác trong thời gian dài. Theo đó, Thông tư số
01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 có quy định: “Thời hạn cho vay giữa các TCTD,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa dưới 01 năm”63. Bên cạnh đó, pháp luật cũng
yêu cầu các TCTD (trong đó có NHTM) phải sử dụng nguồn vốn vay trên thị trường
liên ngân hàng linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp định hướng kinh doanh của TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của
Thống đốc NHNN64.
2.1.2.2. Pháp luật về xử lý vốn huy động trong trường hợp kiểm soát đặc biệt, mua
bán, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại
Bản chất của việc NHNN kiểm soát đặc biệt NHTM là chuyển giao toàn bộ
NHTM cho NHNN với giá 0 đồng. Hiện nay, kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo
quy định tại Mục 1 Chương VIII của Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm
2017); Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định việc tổ chức lại
TCTD và Thông tư số 11/2019/TT-NHNN ngày 02/8/2019 quy định về kiểm soát đặc
biệt đối với TCTD. NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ tài sản của NHTM với giá 0 đồng.
Tức là tất cả khoản nợ, tài sản, quyền, nghĩa vụ của NHTM được định giá bằng 0. Mặc
dù về bản chất kiểm soát đặc biệt không phải là NHNN mua lại toàn bộ số cổ phần
thuộc quyền sở hữu của tất cả cổ đông, nhưng tất cả cổ đông của NHTM bị chấm dứt

63
Điều 1 Thông tư số 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012
của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
64
Điều 4 Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa
các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
83

toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông là chưa có cơ sở pháp lý vững chắc. Như
vậy, trong trường hợp này, vốn huy động của NHTM bị kiểm soát đặc biệt cũng được
định giá bằng 0 đồng. Về trình tự, thủ tục chuyển giao vốn huy động được thực hiện
cùng với việc chuyển giao toàn bộ NHTM cho NHNN. Trên thực tế đã có những
trường hợp NHNN mua lại NHTM hoạt động yếu kém với giá 0 đồng. Đó là trường
hợp của NHTM cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB). Khái quát quá trình NHNN thực
hiện hoạt động kiểm soát đặc biệt với VNCB như sau65:
- Ngày 31/1/2015, VNCB tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm
2015 lần thứ 3. Đại hội đã quyết định không thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ
để đảm bảo giá trị thực vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng bằng mức vốn pháp định
(3.000 tỷ đồng). NHNN đã tuyên bố sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của ngân
hàng với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần.
- Ngày 05/03/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 249/QĐ-
NHNN, quyết định mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi VNCB thành công ty TNHH
một thành viên (NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CBBank). NHNN đã
tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của VNCB với giá bằng
0 đồng/1 cổ phần. Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của
VNCB, chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông đối với các cổ đông hiện
hữu của VNCB.
- Tại Lễ công bố quyết định chuyển đổi mô hình VNCB thành CBBank, NHNN
thông báo các quyết định bổ nhiệm nhân sự chủ chốt của ngân hàng.
- Sau khi mua lại bắt buộc và chuyển đổi mô hình, vốn điều lệ của CBBank
được NHNN công bố là 3.000 tỷ đồng - mức tối thiểu theo quy định hiện hành.
- NHNN tiến hành hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập, tổ
chức và hoạt động của VNCB, CBBank như thực hiện đăng ký kinh doanh, chuyển đổi
hình thức pháp lý, đăng ký quyền sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ hay các thủ tục liên
quan đến chứng khoán niêm yết...
Như vậy, có thể đánh giá những quy định pháp luật về xử lý vốn huy động
trong trường hợp kiểm soát đặc biệt NHTM đã được quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các các chủ thể có liên quan thực
hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình kiểm soát đặc biệt NHTM.
Bản chất của xử lý vốn huy động trong trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập
NHTM là chuyển giao toàn bộ vốn huy động của NHTM cho một chủ thể mới (thường
là NHTM mới trong thương vụ mua bán, sáp nhập, hợp nhất). Hiện nay, nội dung này
được điều chỉnh chủ yếu trong Mục 2 Chương VIII Luật Các TCTD năm 2010 (sửa

65
Phạm Minh Sơn (2016), Pháp luật về mua lại và sáp nhập Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học – Học
viện Khoa học xã hội.
84

đổi, bổ sung năm 2017) và Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định
về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD; Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày
31/12/2015 quy định việc tổ chức lại TCTD. Nội dung chủ yếu của pháp luật xử lý vốn
huy động trong trường hợp mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM gồm:
- Người gửi tiền, người mua giấy tờ có giá, người cho NHTM vay tiền về bản
chất đều là người cho NHTM vay tiền. Vậy, khi mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM
thì có cần thiết phải hỏi ý kiến của những người cho vay tiền này hay không? Thông tư
số 36/2015/ TT-NHNN ngày 31/12/2015 có quy định: “Hợp đồng sáp nhập, hợp nhất
phải được các TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất gửi đến các chủ nợ và thông báo cho
người lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày NHNN chấp thuận nguyên tắc sáp
nhập, hợp nhất TCTD”66. Vây, NHTM chỉ có nghĩa vụ thông báo cho chủ nợ (người
vay tiền của NHTM) chứ không có nghĩa vụ thông báo cho người cho NHTM vay tiền.
Nghiên cứu sinh cho rằng đây là điểm bất hợp lý của pháp luật. NHTM với vai trò là
trung gian tài chính thì người cho NHTM vay tiền hay người vay tiền của NHTM đều
là khách hàng quyết định sự tồn tại, phát triển của NHTM. Vì vậy, nếu đã xác định
nghĩa vụ của NHTM phải thông báo cho chủ nợ thì cũng phải thông báo cho người gửi
tiền, người mua giấy tờ có giá, người cho NHTM vay tiền.
- Giải quyết quyền lợi của khách hàng (người gửi tiền). Hiện nay, pháp luật về
TCT NHTM đang để những trường hợp đó cho các NHTM tự quyết định. NHTM sau
khi TCT thành công thì đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị quyết định áp dụng
chính sách với người gửi tiền. Như vậy, chắc chắn sẽ có những chính sách trước đó bị
thay đổi. Trên thực tế, vì giữ uy tín, sức mạnh cạnh tranh nên các NHTM sau khi TCT
sẽ lựa chọn cách thức đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng.
Nhưng theo quan điểm của nghiên cứu sinh để đảm bảo vệ quyền lợi của khách
hàng và đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính và nền kinh tế, pháp luật nên có
những quy định cụ thể về bảo vệ quyền lợi của khách hàng sau khi TCT. Viêc quy
định cụ thể, công khai như vậy cũng giúp cho quá trình TCT diễn ra an toàn, nhanh
chóng và hiệu quả. Ví dụ: Khi có thông tin NHTM A chuẩn bị sáp nhập vào NHTM B,
người gửi tiền sẽ lo lắng rằng liệu số tiền họ gửi có được đảm bảo về lãi suất như khi
gửi ở NHTM A trước đây không? Sẽ có những trường hợp, người gửi tiền rút tiền về
để gửi ở NHTM khác có mức lãi suất tương đương mà không trong quá trình sáp nhập.
Nếu lượng khách hàng rút tiền quá đông dẫn gây tác động tiêu cực cho hoạt động của
NHTM A và quá trình TCT NHTM.
Trên thực tế đã có nhiều trường hợp mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM mà
không gặp phải sự phản ứng của chủ nợ, quyền lợi của người gửi tiền vẫn được bảo vệ.

66
Khoản 3 Điều 21 Thông tư số 36/2015/ TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng
85

Ví dụ, trường hợp hợp nhất giữa ba NHTM: NHTM cổ phần Đệ nhất (FCB), NHTM
cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) và NHTM cổ phần Sài Gòn (SCB) (năm 2011)67.
Đây được coi là một trong những trường hợp TCT NHTM đầu tiên ở nước ta. Trước
thời điểm hợp nhất, FCB, TNB và SCB bị thiếu hụt thanh khoản tạm thời do mất cân
đối kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Để khắc phục tình trạng khó khăn về
thanh khoản hiện nay và xây dựng chiến lược phát triển mới, ba NHTM này đã tự
nguyện hợp nhất với nhau để trở thành một NHTM có quy mô lớn hơn cả về năng lực
tài chính và quản trị, kinh doanh, phát huy thế mạnh của ba Ngân hàng trong một
NHTM hợp nhất. Ngân hàng mới được thành lập là NHTM cổ phần Sài Gòn. Sau khi
hợp nhất, NHTM mới thành lập vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền tại
ba NHTM cũ, quyền lợi chính đáng của các cá nhân, tổ chức khác trong quan hệ cho
vay vốn cũng được quan tâm và giải quyết một cách hợp lý. Như vậy, thực tế ở nước
ta, TCT NHTM góp phần bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tốt hơn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu pháp luật về xử lý vốn huy động khi TCT NHTM, tác
giả luận án còn nhận thấy còn một nội dung cần được làm rõ, hoàn thiện như sau: Để
đánh giá một NHTM hoạt động yếu kém cần một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy,
có thể xảy ra tình trạng, một NHTM hoạt động yếu kém mà vẫn tiếp tục huy động vốn
để có các giải pháp tình thế về vốn nhưng điều đó có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi
của khách hàng và hệ thống tài chính. Vậy, nhà nước phải nghiên cứu, xây dựng
những quy định của pháp luật về trường hợp NHTM phải dừng huy động vốn khi có
dấu hiệu hoạt động yếu kém đến mức cần phải áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt
hoặc mua bán, sáp nhập, hợp nhất.
2.1.3. Pháp luật về tỷ lệ vốn an toàn khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Trong NHTM, vốn bao gồm có vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Với lĩnh vực
hoạt động là trung gian tài chính, những hoạt động của NHTM tác động trực tiếp tới sự
an toàn của hệ thống tài chính và nền kinh tế. Vốn chủ sở hữu của NHTM là vốn mà các
cổ đông tự có nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số vốn. Vốn huy động chiếm tỉ lệ lớn
nhưng là vốn của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội. Vì vậy các cá nhân, tổ chức
gửi tiền có thể rút vốn bất kỳ thời điểm nào. Trường hợp có nhiều người cùng rút tiền
trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các NHTM.
Hơn nữa, những khoản nợ của NHTM rất nhiều do các cá nhân, tổ chức trong xã hội vay
để tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh. Nếu những cá nhân, tổ chức vay tiền mà không
thanh toán được khoản vay đó thì tỉ lệ nợ xấu của NHTM gia tăng. Chính vì vậy, pháp
luật luôn đưa ra những quy định về đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn. Theo Ủy ban Giám sát tài
chính quốc gia, tỉ lệ an toàn vốn của các NHTM được thực theo Công ước Basell III. Cụ
thể, chúng ta có thể xem lộ trình thực hiện theo Bảng 2.3 phân tích dưới đây:

67
Trần Bắc Hà (2011), “Hợp nhất ba ngân hàng”, Website: tuoitre.vn, cập nhật: 07/12/2011 09:18 GMT+7
86

Bảng 2.3: Lộ trình thực hiện Công ước Basel III68


Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tỉ lệ vốn chủ sở hữu
tối thiểu (cổ phần phổ 3.5% 4% 4.5% 4.5% 4.5% 4.5% 4.5%
thông)
Dự phòng bảo toàn vốn 0.625% 1.25% 1.875% 2.5%
Vốn chủ sở hữu tối
thiểu cộng dự phòng 3.5% 4% 4.5% 5.125% 5.76% 6.375% 7%
bảo toàn vốn
Loại trừ khỏi vốn chủ
sở hữu các khoản vốn 20% 40% 60% 80% 100% 100%
không đủ tiêu chuẩn
Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4.5% 5.5% 6% 6% 6% 6% 6%
Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8% 8% 8% 8% 8% 8% 8%
Tổng vốn tối thiểu
cộng dự phòng bảo 8% 8% 8% 8.625% 9.25% 9.875% 10.5%
toàn vốn
Loại trừ khỏi vốn cấp 1
và cấp 2 các khoản
Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013
không còn đủ tiêu
chuẩn
Vốn dự phòng phân Từ 0 – 2.5%, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi
theo chu kỳ quốc gia
Hiệp ước Basel về tiêu chuẩn vốn quốc tế năm 1987 chính thức thông qua năm
1988 gồm Mỹ và 11 nước công nghiệp hàng đầu. Hiệp ước Basel đã được phát triển
thành một khung tiêu chuẩn toàn cầu để giải quyết yêu cầu cấp bách cho một thị
trường tài chính an toàn hơn. Hiệp ước Basel II và III đã sửa đổi các tiêu chuẩn về tỷ
lệ an toàn vốn, đưa rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động vào để xây dựng nên các trụ
cột cơ bản để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Theo Ngân hàng Thanh
toán Quốc tế (BIS), tính đến tháng 10/2013, 14 nước thành viên hội đồng Basel đã
thông qua các quy định về vốn dựa trên chuẩn Basel III, 13 quốc gia thành viên còn lại
vẫn đang tiếp tục ban hành các quy định theo chuẩn Basel III. Liên quan tới việc duy
trì vốn bắt buộc đối với NHTM thì NHTM phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp
nhất ở một tỷ lệ bắt buộc, thường là mức 8% trở lên (theo chuẩn mực quốc tế Basel II).

68 http://www.basel-iii-accord.com/. Truy cập 12/02/2020


87

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa vốn tự có và tổng
tài sản có đã được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.
Tại Inđônêsia, Chính phủ khuyến khích TCT các NHTM bằng cách đưa ra các
tiêu chuẩn mà một NHTM phải đạt được như quy mô về vốn, chỉ tiêu tài chính, thị
trường, năng lực cạnh tranh. Nếu không đạt được, NHTW Inđônêsia sẽ yêu cầu các
ngân hàng tiến hành sáp nhập và mua lại69.
Đối với Việt Nam, Hiệp ước Basel I ra đời từ năm 1988 nhưng phải 17 năm sau
Việt Nam mới bắt đầu thực hiện theo Basel I với các quy định đảm bảo các tỷ lệ an
toàn trong hoạt động của các TCTD. Cách đây hơn 10 năm, định hướng triển khai thực
hiện Basel II tại Việt Nam đã được NHNN (NHNN) xác định là một trong những trọng
tâm của ngành Ngân hàng tại Đề án “Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020”. Trên cơ sở định hướng này và căn cứ vào mức độ
quan tâm, sự sẵn sàng của các NHTM cũng như đảm bảo tính đa dạng về quy mô và
loại hình sở hữu, NHNN đã ban hành Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH ngày
17/3/2014 lựa chọn 10 ngân hàng trong nước triển khai thí điểm Basel II, tiến tới triển
khai áp dụng Basel II đối với tất cả các NHTM trong nước.
Mười ngân hàng triển khai thí điểm Basel II gồm: Vietcombank, Vietinbank,
BIDV, Maritime Bank, MB, Sacombank, ACB, VPBank, Techcombank, VIB. Cùng
với đó, NHNN đã ban hành khung khổ pháp lý cần thiết hướng dẫn các NHTM thực
hiện đầy đủ các trụ cột của Basel II, thể hiện tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD
gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ
– TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp đó, tại Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện các Nghị
quyết số 05/NQ-TW, ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của
Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã yêu
cầu NHNN phải tăng cường chỉ đạo thực hiện lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng
cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM theo quy định của pháp luật và phù hợp
với thông lệ quốc tế. Đến năm 2020, các NHTM cơ bản phải có mức vốn tự có đáp
ứng theo chuẩn mực Basel II, trong đó có ít nhất từ 12 đến 15 NHTM áp dụng thành
công Basel II.
Năm 2016, thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng và Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội, NHNN đã ban hành Thông tư số
41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với ngân hàng, chi nhánh

69
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2013), “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở một số nước Đông Nam Á và kinh nghiệm đối với
Việt Nam”, Website: dangcongsan.vn, cập nhật: 16/02/2013
88

ngân hàng nước ngoài ở mức 8% tổng tài sản có rủi ro theo chuẩn Basel II có hiệu lực từ
ngày 1/1/2020. Ngân hàng có khả năng thực hiện sớm thì đăng ký áp dụng trước. Tính
đến năm 2020, đã có 18 NHTM đạt chuẩn Basel II về tỷ lệ an toàn vốn. Trong đó, có
nhiều NHTM đạt tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn chuẩn Basel II và văn bản quy phạm
pháp luật của nhà nước đặt ra. Chúng ta có thể theo dõi Bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Danh sách những ngân hàng thương mại đạt chuẩn Basel II
(Tính đến tháng 6 năm 2020)70
CAR
STT TÊN NGÂN HÀNG
(%)
1 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) 10.1
2 NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 8.74
3 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) 9,69
4 NHTM Cổ phần Quân đội (MB Bank) 11.27
5 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 16.87
6 NHTM Cổ phần Tiên Phong (TP Bank) 10.69
7 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) 11.9
8 NHTM cổ phần Phương Đông (OCB) 11.19
9 NHTM Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank) 8.31
10 NHTM Cổ phần Bản Việt (Vietcapital Bank) 8.54
11 NHTM Cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) 12.11
12 NHTM Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) 8.75
13 NHTM cổ phần Nam Á (Nam A Bank) 8.99
14 Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhanbank) 18.52
15 NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) 11.78
16 NHTM Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) 12.24
17 NHTM Cổ phần hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB) 10.80
18 NHTM Cổ phần Á Châu (ACB) 11.23
(Nguồn: Bảng do tác giả tự tổng hợp dựa trên các báo cáo tài chính của các NHTM)
Trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn
2016 – 2020” (Ban hành kè theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 của
Thủ tướng Chính phủ) đặt ra mục tiêu: “Đến năm 2020, các NHTM cơ bản có mức
vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành
công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên)”. Như vậy, chúng ta đã không thực
hiện được trọn vẹn mục tiêu đặt ra trong Đề án nói trên. Nguyên nhân của tình trạng

70
NCS. Lê Thị Thu Trang (2020), “Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn Basel II về quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Website: taichinhdoanhnghiep.net.vn, cập nhật: 24/12/2020, 17:01
89

này là do tình hình kinh tế xã hội trong mấy năm gần đây rất khó khăn. Đặc biệt cuối
năm 2019, đầu năm 2020, dịch Covid 19 bùng nổ ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến
toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đến cuối năm 2019,
NHNN đã phải lùi thời gian cho các NHTM chưa áp dụng đầy đủ các tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu theo chuẩn Basel II đến trước ngày 1/1/2023 thay vì 1/1/202171.
Việc thực hiện chuẩn mực an toàn vốn theo quy định của chuẩn Basel II cũng là
một trong những nhiệm vụ đặt ra của quá trình XLTC khi TCT các NHTM ở Việt
Nam hiện nay. Điều đó có nghĩa là các tiêu chuẩn, điều kiện quy định về vốn, an toàn
vốn trong hoạt động của các NHTM liên quan đến quy định về “chuẩn mực” vốn đối
với các NHTM sau khi thực hiện TCT các NHTM, theo đó (1) Vốn là một trong những
điều kiện tiên quyết để thực hiện việc TCT NHTM. (2) An toàn vốn tối thiểu được đặt
ra ngày một gay gắt trong quá trình hoạt động và TCT của các NHTM, buộc các cơ
quan quản lý ngân hàng và bản thân các NHTM phải tiếp cận thực hiện các chuẩn mực
này. TCT các NHTM liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tổ chức và tổ chức lại
NHTM; liên quan đến vốn, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng thực hiện mua lại, sáp
nhập sau khi mua lại, sáp nhập. Vì vậy “chuẩn mực” về vốn, tỷ lệ an toàn vốn được
xem là tiêu chuẩn, điều kiện quan trọng để một thương vụ mua lại, sáp nhập, hợp nhất
NHTM được phép thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định về nghĩa
vụ chứng minh sau khi TCT vốn của NHTM đạt tỉ lệ an toàn như Basel II và văn bản
quy phạm pháp luật của Việt Nam đã xác định. Và trong trường hợp, các NHTM tham
gia TCT chưa đạt tỷ lệ an toàn vốn thì có được công nhận là TCT thành công hay
không? Những nội dung này cần được làm rõ để các NHTM có giải pháp thực hiện
phù hợp.
2.2. Pháp luật về xử lý nợ xấu khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại
Thực tế, ở nước ta, nợ xấu tại các NHTM ở Việt Nam không phải mới phát sinh
trong những năm gần đây, mà đã tích tụ từ thời gian trước. Khi tình hình kinh tế - xã
hội khó khăn, dịch bệnh diễn biến khó lường cũng là lúc nợ xấu gia tăng. Nợ xấu đã
phát sinh đầu năm 2000, gia tăng từ năm 2007 và được đặc biệt quan tâm cuối năm
2011. Trong giai đoạn, 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%,
nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%72. Do đó, các cơ quan nhà nước đã rất
quan tâm tới vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu.
Chính vì vậy, ngày 03/01/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-

71
NCS. Lê Thị Thu Trang (2020), “Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn Basel II về quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Website: taichinhdoanhnghiep.net.vn, cập nhật: 24/12/2020, 17:01
Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/ 11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
72
NCS. Châu Đình Linh (2015), “Bức tranh toàn diện về xử lý nợ xấu ngân hàng từ 2010 đến tháng 8/2015”, Website: nganhangonline.com,
cập nhật: 09/04/2015
90

CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Trong Nghị quyết trên, một vấn đề
lớn được đề cấp là hoạt động “Tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, trọng tâm là
các NHTM” với việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và bảo đảm trích lập dự phòng rủi ro ở các
ngân hàng. Sau đó, Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015” theo
Quyết định số 254/QĐ – TTg ra đời vào ngày 01/03/2012. Đề án đã xác định một
trong giải pháp nhằm cơ cấu lại NHTMNN là: “Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát
chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu. Tập trung xử lý nợ xấu của các NHTM nhà nước
để sớm làm sạch bảng cân đối của NHTM nhà nước; phấn đấu đạt tỷ lệ nợ xấu của các
NHTM nhà nước dưới 3% theo tiêu chuẩn phân loại nợ và chuẩn mực kế toán của Việt
Nam”. Đối với NHTMCP, Đề án cũng đưa ra nhiều biện pháp nhằm xử lý nợ xấu. Ví
dụ, các NHTMCP xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp: Tiến hành đánh giá lại chất
lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu; Bán nợ xấu có tài sản bảo đảm
cho Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính;
Bán nợ xấu cho các doanh nghiệp không phải TCTD, công ty mua bán nợ tư nhân và
công ty mua bán nợ của các NHTM;Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh
nghiệp vay…
Ở giai đoạn đó, NHNN đã rất quyết liệt triển khai nhiệm vụ theo tinh thần Đề
án 254, bằng cách phân loại hệ thống NHTM thành ba nhóm: Nhóm 1, gồm các
NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực quy mô đủ lớn để phát triển
thành các ngân hàng trụ cột của hệ thống; Nhóm 2, gồm các NHTM có tài chính lành
mạnh, nhưng quy mô nhỏ; Nhóm 3, gồm các NHTM có tình hình tài chính khó khăn
buộc phải thực hiện tái cơ cấu. Đến hết năm 2012, NHNN chỉ tập trung củng cố thanh
khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tái cơ cấu tổ chức, tăng
cường quản trị hệ thống ngân hàng… để tiến đến xử lý nợ xấu toàn diện. Năm 2013,
Chính phủ và NHNN khẩn trương thông nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm xử lý triệt để
nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Và nhiệm vụ của NHNN trong Đề án 254 được thực
thi sang giai đoạn 2, là lành mạnh hóa hệ thống tài chính nói chung, NHTM nói riêng
với việc tăng cường xây dựng các quy định về an toàn vốn, xử lý nợ xấu hệ thống qua
việc thành lập VAMC và nâng cao quản trị rủi ro, hướng đến hoàn thiện chuẩn mực
Basel II. Ở thời điểm này, nhiều các Quyết định, Thông tư liên quan đến xử lý nợ xấu
được ban hành:
- Ngày 21/01/2013, NHNN ban hành Thông tư 02/2013/TT – NHNN, quy
định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
91

- Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 về việc thành lập, tổ chức và


hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).
- Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty
Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-
TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013, quy định về việc mua bán
và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).
Sau khoảng thời gian này, NHNN đã thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu theo
hướng như sau: NHNN tiếp tục cho phép các TCTD (trong đó có NHTM) thực hiện
việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm góp phần giảm bớt gánh
nặng tài chính và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay. Tuy nhiên, các quy
định của pháp luật đã chặt chẽ hơn để tránh các NHTM lợi dụng việc cơ cấu nợ để che
giấu nợ xấu.
- Ngày 18/3/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cho phép các
TCTD (trong đó có NHTM) tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và
giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 1/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ
chỉ được cơ cấu lại một lần.
Năm 2015 là năm cuối cùng của giai đoạn 2011 – 2015 thực hiện Đề án 254.
Chính vì vậy, Chính phủ và NHNN đã thực hiện rất quyết liệt nhiều biện pháp để xử lý
triệt để nợ xấu.Vì nếu không xử lý triệt để nợ xấu tại thời điểm này thì nên kinh tế Việt
Nam có thể rơi vào tình trạng bất ổn kéo dài. NHNN đã ban hành Chỉ thị 02/CT-
NHNN ngày 27/01/2015 về việc tăng cường xử lý nợ xấu của TCTD (trong đó có
NHTM). Theo đó, NHNN yêu cầu: VAMC phải mua 70.000 – 100.000 tỷ đồng nợ xấu
trong năm đó; các TCTD phải xử lý được tối thiểu 60% số nợ xấu cần xử lý trong năm
2015 trước 30/6; thực hiện bán nợ cho VAMC phải đạt tối thiểu 75% trong 6 tháng
đầu năm; Và các TCTD phải tập trung nguồn lực xử lý nợ xấu.
Sau đó, các cơ quan nhà nước và các TCTD (trong đó có các NHTM) đã nỗ lực
rất nhiều trong việc xử lý nợ xấu của các TCTD, NHTM. Với sự nỗ lực đó, tỷ lệ nợ
xấu tại các TCTD nói chung, NHTM nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi
nhận. Theo dõi Phụ lục V, chúng ta thấy rằng, năm 2019, đã có rất nhiều NHTM có tỷ
lệ nợ xấu đạt dưới 2%, cá biệt có NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đạt tỷ lệ
nợ xấu dưới 1% (0,799%). Hoặc như trường hợp của NHTM Cổ Phần Sài Gòn
Thương Tín (Sacombank), số liệu nợ xấu của ngân hàng được ghi nhận trong báo cáo
tài chính năm 2016 vào khoảng 20.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,9% dư nợ tín dụng
đẩy ngân hàng này vào top những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất ngành ngân
92

hàng. Tuy nhiên, với việc đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu, cho đến năm 2019, nợ
xấu của Sacombank giảm xuống chỉ còn 5.808 tỷ đồng, chiếm 2,11 dư nợ tín dụng,
đáp ứng yêu cầu của NHNN về tỷ lệ đảm bảo tối thiểu. Chính điều đó góp phần rất lớn
vào việc ổn định hệ thống tài chính của Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019, tình
hình dịch bệnh Covid – 19 diễn ra nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ nền
kinh tế. Điều đó làm cho tỷ lệ nợ xấu ở các NHTM lại tăng lên đáng kể. Trong quý
I/2020, tỷ lệ nợ xấu của 18 NHTM niêm yết tăng từ 1,44% cuối quý IV/2019 lên
1,65%. Có 6/18 ngân hàng niêm yết công bố thuyết minh trái phiếu VAMC với tổng
dư nợ là hơn 4,85 nghìn tỷ đồng, giảm từ mức 6 nghìn tỷ đồng cuối năm 2019. Cũng
trong quý I/2020, tỷ lệ tạo mới nợ xấu của 18 NHTM đang niêm yết là 0,23%, tăng
mạnh so với 7 quý trước và tương đương mức quý I/2018. Theo Thông tư số
01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của NHNN quy định về việc TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm
nợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các ngân hàng có thể quyết định cơ cấu lại thời
hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Từ 23/1-28/3/2020, các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 12.000 khách
hàng với dư nợ 13,5 nghìn tỷ đồng. Như vậy, nếu không có việc cơ cấu lại này, tỷ lệ
tạo mới nợ xấu trong quý I/2020 sẽ ở mức cao hơn73. Chúng ta có thể theo dõi Bảng
2.5 dưới đây về tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM giai đoạn 2012-2020:
Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại giai đoạn 2012 – 2020
Ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
BIDV 2,90 2,35 1,8 1,68 1,96 1,62 1,76 1,77 2,03
VCB 2,40 2,98 3,09 1,84 1,48 1,14 1,18 0,79 0,83
Vietinbank 1,64 0,82 1,1 0,92 1,02 1,14 1,26 1,16 1,70
Eximbank 1,32 1,98 2,94 1,86 2,95 2,27 2,07 1,71 2,08
Sacombank 1,97 2,04 1,18 1,86 5,35 4,67 2,2 1,94 2,15
MB 1,84 2,56 2,73 1,61 1,32 1,20 1,57 1,16 1,37
ACB 2,46 2,99 3,6 1,32 0,88 0,70 0,84 0,54 0,68
Techcombank 2,05 5,93 4,12 1,67 1,57 1,61 2,05 1,33 0,91
TP bank 3.66 1.97 4,83 2,72 0,7 1,10 1,12 1,29 1,47
Saigonbank 2,93 3,72 3,75 1,9 2,6 2,98 2,20 1,94 2,27
VP bank 2,72 2,27 2,9 2,69 2,79 3,39 4,70 3,42 3,19
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các Báo cáo Tài chính qua các năm của các NHTM)

73
TS. Đặng Hà Giang (2020), “Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí
Tài chính, Kỳ 2 - Tháng 6
93

Xử lý nợ xấu vừa là hoạt động vừa là mục tiêu của TCT các NHTM. Khi
nghiên cứu các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu, nghiên cứu sinh sẽ phân chia thành
hai nhóm quy định chính như sau: (1) Quy định về xử lý nợ xấu trong trường hợp
NHTM tự TCT; (2) Quy định về xử lý nợ xấu trong trường hợp mua bán, hợp nhất,
sáp nhập, kiểm soát đặc biệt NHTM
2.2.1. Pháp luật về xử lý nợ xấu trong trường hợp ngân hàng thương mại tự tái
cấu trúc
2.2.1.1. Pháp luật về đối tượng mua bán nợ xấu khi tái cấu trúc ngân hàng
thương mại
Quan hệ mua bán nợ xấu khi TCT các NHTM thường diễn ra ở trường hợp
NHTM tự TCT. Quan hệ mua bán nợ xấu hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa
NHTM (bên bán nợ) với tổ chức, cá nhân có nhu cầu (bên mua nợ) về việc mua bán
khoản nợ xấu của NHTM. Hoạt động mua bán nợ xấu là một hoạt động đặc biệt vì đối
tượng của hoạt động này là “nợ xấu”. Nợ xấu chỉ phát sinh khi khách hàng vay tiền
của NHTM không trả gốc và lãi đầy đủ theo hợp đồng vay. Trước đây, nhiều học giả
đã đánh giá cao cách tiếp cận khái niệm nợ xấu trong Thông tư số 13/2018/TT-NHNN
ngày 18/5/2018: Theo đó, Thông tư này đưa ra khái niệm: Khoản cấp tín dụng có vấn
đề do NHTM quy định đảm bảo tối thiểu là khoản cấp tín dụng được phân loại vào
nhóm nợ từ nhóm 2 trở lên theo quy định của NHNN về phân loại tài sản có, mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro74. Quy định này đã tạo lập sự khác biệt giữa nợ xấu và các khoản cho vay có vấn đề
(các khoản vay không hiệu quả) trong hoạt động của các TCTD (trong đó có
NHTM)75. Điều này chưa từng thấy trong cả văn bản quy phạm pháp luật gần đó nhất
(Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có,
mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro trong hoạt động của TCTD). Hiện nay, khái niệm nợ xấu được định nghĩa trong
Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Phụ lục thuộc Nghị quyết số 42/2017/QH14 của
Quốc hội ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Theo đó, nợ xấu
được xác định theo hai phương pháp là định lượng và định tính. Theo phương pháp
định lượng có rất nhiều tiêu chí để xác định nợ xấu. Ví dụ: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến
180 ngày; Nợ gia hạn lần đầu; Nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng… Theo phương pháp định tính, pháp luật
cũng đưa ra nhiều tiêu chí để xác định nợ xấu nhưng tiêu chí cơ bản nhất đó là khoản
nợ đó được chính các TCTD (trong đó có các NHTM) đánh giá là không có khả năng

74
Khoản 19 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT–NHNN ngày 18/05/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
75
Hoàng Văn Thành (2019), “Pháp luật về mua bán nợ xấu từ hoạt động cho vay của TCTD ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học
Luật Hà Nội
94

thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn; không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Nghiên cứu
sinh cho rằng, việc xác định nợ xấu như trong Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc
hội ngày 21/6/2017 là hợp lý với thực tiễn hoạt động của NHTM Việt Nam. Cách xác
định này còn giúp các NHTM phân loại được nợ xấu thành các nhóm và từ đó có các
biện pháp xử lý phù hợp với từng nhóm nợ xấu. Tuy nhiên, không phải mọi khoản nợ
xấu đều có thể trở thành đối tượng của hoạt động mua bán nợ xấu. Thông tư số
09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 đưa ra điều kiện một khoản nợ của TCTD (trong
đó có NHTM) được mua bán. Vậy, những chủ thể mua bán nợ xấu của NHTM có thể
dựa vào điều kiện này để xác định khoản nợ xấu có đủ điều kiện để mua bán hay
không. Những điều kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền và nghĩa
vụ của bên bán nợ, bên mua nợ và khách hàng (bên nợ), đồng thời ngăn chặn những
tranh chấp không đáng có giữa các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng
mua bán nợ xấu, tránh được những rủi ro cho các chủ thể mua nợ xấu. Các điều kiện
đó gồm:
Thứ nhất, hồ sơ chứng từ và các tài liệu có liên quan của khoản nợ được mua
bán hợp đồng bảo đảm do bên bán nợ cung cấp phải phản ánh đầy đủ, chính xác thực
trạng khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật76. Việc đảm bảo các điều kiện này có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chứng minh tính chất pháp lý của khoản nợ được
thực hiện hoạt động mua bán. Từ đó bên mua nợ có cái nhìn khách quan trong việc lựa
chọn khoản nợ để mua cũng như việc đánh giá khoản nợ một cách đúng đắn, từ đó có
thể đưa ra quyết định mua hay không mua khoản nợ và đưa ra giá mua phù hợp. Hiện
nay, theo quy định của BLDS 2015, trường hợp NHTM cố ý không cung cấp đầy đủ hồ
sơ, chứng từ cho bên mua nợ xấu thì được cho là lừa dối khi giao kết giao dịch dân sự.
Và với trường hợp này bên mua nợ có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch mua bán
nợ xấu vô hiệu77. Tuy nhiên, nợ xấu là một loại hàng hóa đặc biệt, trong nhiều trường
hợp chính NHTM cũng không thể hiểu rõ cần phải cung cấp những loại giấy tờ nào cho
bên mua. Vì vậy, pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn nhằm hướng dẫn bên bán
nợ xấu phải cung cấp những loại giấy tờ gì cho bên mua nợ xấu.
Thứ hai, không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua bán khoản
nợ78. Ý tưởng của nhà làm luật trong trường hợp này rất phù hợp vì có lẽ nhà làm luật
xác định “không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua bán khoản nợ đó
giữa TCTD và người vay nợ”. Quan hệ vay nợ giữa các NHTM và khách hàng (con
nợ) là một quan hệ dân sự, do đó việc thỏa thuận, cam kết do các bên tự thỏa thuận,

76
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 của NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
77
Điều 127 BLDS 2015
78
Khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 của NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
95

định đoạt và đưa ra ý chí của các chủ thể. Do đó nếu khách hàng vay và phía NHTM
có ký thỏa thuận bằng văn bản về việc không được bán khoản nợ thì khoản nợ đó sẽ
không là đối tượng trong quan hệ mua bán nợ xấu. Khi đó NHTM sẽ phải thực hiện
các biện pháp nghiệp vụ để thực hiện việc thu hồi nợ mà không được bán nợ. Tuy
nhiên, với quy định như hiện nay, người đọc sẽ thấy rằng chỉ cần có văn bản thỏa
thuận về việc không được mua bán khoản nợ giữa NHTM và bất cứ ai thì khoản nợ, nợ
xấu đó đều không được phép mua bán. Điều này là không phù hợp bởi vì chỉ có
NHTM và người vay tiền mới có quyền được đưa ra thỏa thuận như vậy.
Thứ ba, khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
tại thời điểm mua bán nợ trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về
việc bán nợ.79 Về bản chất, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động cho vay của NHTM là
một loại tài sản. Vì vậy, NHTM hoàn toàn có quyền sử dụng khoản nợ làm tài sản bảo
đảm cho một giao dịch dân sự nào đó. Trong trường hợp khoản nợ đang được sử dụng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì không thể mang ra mua bán trừ trường hợp
bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ.
3.2.1.2. Pháp luật về chủ thể mua bán nợ xấu khi TCT NHTM
a. Bên bán nợ (NHTM có nợ xấu cần bán)
Trong hoạt đông mua bán nợ xấu, NHTM có quyền bán khoản nợ xấu của mình
cho một chủ thể khác, tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán nợ xấu. Việc này xuất
phát từ bản chất của hoạt động mua bán nợ xấu là việc mua bán quyền đòi nợ, đây là
một loại tài sản đặc biệt được ghi nhận trong BLDS 2015. Để xử lý các khoản nợ xấu,
NHTM có thể sử dụng biện pháp lựa chọn phương pháp bán nợ xấu cho các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu. Khi lựa chọn phương pháp bán nợ xấu, NHTM sẽ trở thành bên
bán nợ trong quan hệ mua bán nợ xấu với bên mua nợ.
Bên bán nợ là NHTM sở hữu nợ xấu phát sinh từ nghiệp vụ cho vay và khoản
trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh theo hợp đồng cấp tín dụng đã ký của TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, đang được theo dõi hạch toán nội bảng, ngoại bảng tại
bảng cân đối kế toán hoặc đã xuất toán ra khỏi bảng cân đối kế toán80, được bán cho
bên mua nợ. Để trở thành chủ thể của quan hệ mua bán nợ xấu khi TCT NHTM bên
bán nợ phải đảm bảo các điều kiện sau đây: (1) Là NHTM được thành lập theo quy
định của pháp luật tiến hành TCT; (2) Sở hữu nợ xấu cần bán (đáp ứng điều kiện về
đối tượng). Trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán nợ xấu bên bán nợ được
quyền lựa chọn bán hay không bán nợ xấu cho bên mua nợ. Quyền bán nợ này được
thể hiện ở việc bên bán nợ được quyền lựa chọn khoản nợ xấu để bán cho bên mua nợ

79
Khoản 3 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 của NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
80
Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 của NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
96

và được quyền lựa chọn bên mua nợ. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, các
NHTM được quyền tự phân loại các khoản nợ xấu và đánh giá khả năng thu hồi nợ
gốc và lãi. Do đó, NHTM được quyền lựa chọn khoản nợ xấu nào sẽ bán cho bên mua
nợ, khoản nợ xấu nào sẽ áp dụng biện pháp nghiệp vụ để tự thu hồi nợ.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng, pháp luật có quy định về
một số trường hợp NHTM không được bán nợ xấu. Cụ thể: NHTM không được bán nợ
cho công ty con của chính NHTM đó, trừ trường hợp bán nợ cho công ty quản
lý nợ và khai thác tài sản của NHTM mẹ theo phương án tái cơ cấu đã được
phê duyệt81. Như vậy, đối với các NHTM đã thành lập hoặc mua lại công ty quản lý nợ
và khai thác tài sản trực thuộc NHTM (viết tắt là AMC), NHTM được phép bán bán
nợ cho công ty con này theo phương án TCT đã được NHNN phê duyệt. Quy định này
tạo cơ sở thúc đẩy quá trình TCT NHTM đồng thời cũng kiểm soát được tình trạng
NHTM chưa thành lập hoặc mua lại AMC nhưng vẫn chuyển giao nợ xấu cho công ty
con để “làm đẹp” sổ sách kế toán, báo cáo tài chính nhưng không phản ánh thực trạng
nợ xấu của NHTM.
b. Bên mua nợ
Theo quy định của pháp luật hiện nay chủ thể mua nợ trong giao dịch mua ban
nợ xấu lại rất đa dạng. Bên mua nợ bằng hành vi mua lại khoản nợ của mình giúp bên
bán nợ giải quyết các bài toán về nợ xấu. Dựa trên yếu tố cư trú, bên mua nợ có thể
được chia thành chủ thể cư trú hoặc không cư trú, trong đó, chủ thể cư trú gồm: (1)
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được NHNN chấp thuận hoạt động mua nợ;
(2) Tổ chức kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (không phải TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài) đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của pháp luật;
(3) Tổ chức khác, cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.82 NHTM xử lý nợ
xấu được bán nợ xấu của mình cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp
không có chức năng kinh doanh mua bán nợ.83
Như vậy, chúng ta có thể thấy từ cá nhân đến tổ chức, người nước ngoài có đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể trở thành chủ thể mua nợ xấu của
NHTM. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy mặc dù pháp luật quy định rất đa dạng
chủ thể mua nợ nhưng hiện nay việc tham gia với tư cách bên mua nợ xấu của các
NHTM chủ yếu tập trung vào các chủ thể chủ yếu như công ty quản lý nợ và khai thác
tài sản trực thuộc NHTM (viết tắt là AMC); Công ty quản lý tài sản của các TCTD

81
Khoản 7, Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 của NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
82
Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 của NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
83
Khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
97

Việt Nam (viết tắt là VAMC). Vì thế nghiên cứu sinh sẽ tập trung phân tích quy định
của pháp luật về hai chủ thể mua nợ kể trên.
Thứ nhất, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM (AMC)
Ngày 07/11/2001, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 1389/2001/QĐ-
NHNN quy định về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc
NHTM. Theo đó: “NHTM được thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực
thuộc NHTM, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có” 84. AMC là
pháp nhân độc lập, nhưng về mặt nghiệp vụ, đây thực chất là một bộ phận của NHTM.
Hiện tại, các ngân hàng đều xác định AMC là công ty con và là dạng công ty con đặc
biệt. Các NHTM được quyền thành lập AMC là các NHTM nhà nước hoặc các NHTM
cổ phần: “NHTM được thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản theo quy định
tại Điều 1 Quy định này khi có đủ các điều kiện sau: 1. Đã có thời gian hoạt động ít
nhất 3 năm kể từ ngày khai trương hoạt động; 2. Có nhu cầu thành lập Công ty quản lý
nợ và khai thác tài sản”85. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nhà
nước và NHTM cổ phần thành lập AMC, khuyến khích các NHTM thành lập công ty
mua bán nợ trực thuộc để tự giải quyết tình trạng nợ xấu của mình, góp phần thực hiện
chiến lược TCT.
Phần lớn các AMC công tại các nước Đông Á trong thời kỳ khủng hoảng tài
chính khu vực đã được xây dựng theo đuổi mô hình đa mục tiêu: Gấp rút bán, thanh lý
nợ xấu đồng thời với thực hiện TCT. Tại Hàn Quốc, vai trò TCT doanh nghiệp của
KAMCO trong quá trình giải quyết một danh mục nợ xấu khổng lồ là rất rõ ràng cho
dù nhiệm vụ mấu chốt được đề ra ngay từ khi AMC này được thành lập là giải quyết
nợ xấu càng sớm càng tốt.
Tại Malaysia, mặc dù có một cơ quan riêng tập trung vào TCT doanh nghiệp
(CDRC) nhưng AMC công tại quốc gia này là Danaharta vẫn tham gia một cách gián
tiếp và trực tiếp vào quá trình tái cơ cấu phức tạp này.
Tại các quốc gia khác trong khu vực Đông Á trong giai đoạn này, danh mục các
nhiệm vụ chính của AMC được đúc kết từ kết quả của việc thực thi các chính sách đặt
ra ngay từ đầu. Ví dụ: Khi thành lập AMC IBRA - cơ quan AMC công tại Indonesia
được thành lập ngay từ năm 1998 với mục tiêu ban đầu là tập trung hơn vào TCT
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước áp lực phải nhanh chóng thanh lý các khoản nợ xấu để
tài trợ cho một ngân sách ngày càng bị thâm hụt, IBRA đã phải tiến hành bán các
khoản nợ xấu chưa được TCT kể từ đầu năm 2002. Hoặc IBRA tại Trung Quốc, sau
bốn năm giành rất nhiều thời gian và nguồn lực cho việc TCT hàng trăm doanh nghiệp

84
Khoản 1 Điều 1 quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 quy định về việc thành lập công tu
quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM.
85
Điều 3 quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 quy định về việc thành lập công tu quản lý nợ
và khai thác tài sản trực thuộc NHTM.
98

Nhà nước cỡ lớn (chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị các khoản nợ xấu được bốn AMC này
mua) chủ yếu thông qua nghiệp vụ biến các khoản nợ thành cổ phần tại các doanh
nghiệp này, bốn AMC công của Trung Quốc sau đó đã tập trung hơn vào việc bán và
thanh lý các khoản nợ xấu thông qua các công cụ khác nhau.
Trong khi đó tại Nhật Bản, do được xây dựng với vai trò là một cơ quan thu
gom nợ xấu, AMC công của quốc gia này là RCC đã chỉ áp dụng một biện pháp chính
là tập trung tối đa thu hồi các khoản nợ xấu. Chỉ sau khoảng ba năm kể từ ngày thành
lập thì vai trò tham gia vào việc TCT doanh nghiệp mới được thêm vào trong chức
năng hoạt động của RCC86.
Tại Việt Nam, AMC trực thuộc các NHTM là một trong những chủ thể đầu
tiên tham gia vào hoạt động mua bán nợ xấu của các NHTM. Hiện tại, ở Việt Nam
đã có các văn bản điều chỉnh trực diện hoạt động của AMC là Quyết định
150/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Thành lập công ty
quản lý nợ và khai thác tài sản NHTM. Sau đó, NHNN có Quyết định
1390/2001/QĐ-NHNN về Ban hành điều lệ mẫu công ty quản lý nợ và khai thác tài
sản NHTM. Bộ Tài chính có thêm Thông tư 27/2002/TT-BTC Quy định chế độ tài
chính cho các công ty AMC, Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động
mua bán nợ của TCTD, chi nhánh nước ngoài.
Các AMC được thành lập bởi 100% vốn của các NHTM, nhằm chuyên nghiệp
hóa hoạt động quản lý, xử lý nợ quá hạn của NHTM mẹ và xử lý nhanh chóng các
khoản nợ góp phần tạo lập hệ thống tài chính lành mạnh. Chính hình thức sở hữu trên
giúp AMC có khả năng tiếp cận các khoản nợ xấu của NHTM mẹ rất đơn giản. Ngoài
ra ưu thế vượt trội của các AMC so với VAMC hay DATC là không chịu sức ép và sự
can thiệp từ phía các cơ quan công quyền.
Tất cả các AMC đều được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành
viên do tổ chức (NHTM) là chủ sở hữu. Hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày
21/06/2017 của Quốc hội đã cho phép các NHTM ủy thác cho công ty AMC của chính
NHTM đó thu giữ tài sản. Với mô hình trên sẽ đảm bảo tính tập trung quyền lực cao,
dễ dàng quản lý và đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, với mô hình này thì khả năng
huy động vốn thấp, nguồn vốn phụ thuộc hoàn toàn vào NHTM mẹ, từ đó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC và kết quả của hoạt
động mua bán nợ xấu khi TCT NHTM.
Tại Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), tính đến cuối năm
2019, đơn vị này quản lý 5 tài sản xử lý nợ với tổng giá trị là 388 tỷ đồng. Trong đó,
một tài sản để xử lý nợ được mua năm 2019 với giá phí là 139 tỷ đồng. Tuy nhiên,

86
ThS. Phan Huy Đức (2013), “Mô hình AMC giải quyết nợ xấu tại các nước Đông Á”, Website: tapchitaichinh.vn, cập nhật: 10:06
26/03/2013
99

trong năm 2019, ACBA thu về 8,8 tỷ đồng doanh thu và 6,7 tỷ đồng lợi nhuận trước
thuế. Quy mô vốn điều lệ của ACBA là 340 tỷ đồng. Tại MB AMC, một trong các tài
sản đơn vị này từng xử lý là phần vốn góp tại MBLand. Trong cả năm 2018, đây cũng
là thương vụ quan trọng nhất của MB AMC giúp lợi nhuận đạt được trong năm nay
cao gấp 2,4 lần năm 2017. Năm 2019, Công ty đạt lợi nhuận trước thuế tăng trưởng
18% so với 2018, trong đó doanh số xử lý nợ tăng trưởng 14% và doanh số tư vấn
thẩm định tài sản tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.87
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các ngân hàng lớn đều thành lập AMC nhưng tỷ lệ
nợ xấu của các NHTM vẫn có xu hướng tăng, việc thu giữ cũng không hề đơn giản.
Như vậy, liệu việc tham gia của AMC có góp phần triệt để cho NHTM tiến hành xử lý
nợ xấu trong quá trình TCT hay chỉ không hay chỉ để làm “sạch” báo cáo tài chính sau
khi TCT bằng phương pháp bán nợ cho AMC, trở thành nơi tồn đọng nợ xấu của
NHTM mẹ gây ảnh hưởng đến kết quả của quá trình TCT. Nguyên nhân của thực
trạng trên là do sự thiếu quy chế pháp lý để xây dựng một thị trường mua bán nợ tập
trung, trong đó kết nối các AMC thành một hệ thống có sự liên kết chặc chẽ. Chúng ta
chưa xác định đúng vai trò của AMC trong công tác xử lý nợ xấu, vai trò của AMC
cần phải được quy định cụ thể, đồng thời cần xác định rõ thời hạn AMC xử lý các
khoản nợ. Ngoài ra một thực tế hiện nay cho thấy quy chế pháp lý cho quá trình hoạt
động của AMC vẫn còn thiếu, để AMC hoạt động hiệu quả hơn đáp ứng được nhu cầu
của các NHTM nói chung và đáp ứng quá trình TCT NHTM nói riêng chúng ta cần
xây dựng một quy chế pháp lý riêng biệt, phù hợp hơn trong đó đánh giá đúng vị trí,
vai trò chức năng của AMC trên thị trường mua bán nợ xấu và trong quá trình mua bán
nợ xấu khi TCT NHTM.
Thứ hai, Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (viết tắt là VAMC)
Ngày 18/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về thành
lập tổ chức và hoạt động Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (viết tắt là
VAMC). Ngày 31/05/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 843/QĐ-
TTg về việc phê duyệt đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và đề án “Thành
lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam”. Trên cơ sở đó ngày
27/06/2013, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 1459/QĐ-NHNN Thành lập Công
ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC). Theo quy định tại Điều 9 của Nghị
định 53/2013/NĐ–CP thì vốn điều lệ của VAMC là 500 tỷ đồng Việt Nam nhưng sau
đó Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 đã nâng mức vốn điều lệ của
VAMC lên 2.000 tỷ đồng88. VAMC hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. VAMC có

87
https://vnfinance.vn/amc-cac-ngan-hang-co-dang-hoat-dong-hieu-qua-13337.html đăng 06:34 29/12/2020; truy cập 15/01/2021
Hà Phương (2020), “AMC các ngân hàng có đang hoạt động hiệu quả?”, Website: vnfinance.vn, cập nhật: 06:34 29/12/2020
88
Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013
của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
100

các hoạt động chủ yếu: Mua nợ xấu của các TCTD; Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán
nợ, tài sản bảo đảm; Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành
vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử
dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ; Quản lý khoản
nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu,
bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay; Tư vấn,
môi giới mua bán nợ và tài sản; Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; Tổ chức bán
đấu giá tài sản; Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của TCTD;
Và các hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản
sau khi được Thống đốc NHNN cho phép.89
Sự ra đời Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội, VAMC đã
tiến hành đánh giá các khoản nợ để phân loại khách hàng thành các biện pháp xử lý nợ
cụ thể. Từ kết quả phân tích, phân loại nợ, VAMC đã phối hợp với các NHTM để triển
khai các biện pháp xử lý nợ đối với một số khách hàng có lựa chọn. VAMC đã cùng
với các NHTM trực tiếp làm việc với các khách hàng có dư nợ lớn để yêu cầu khách
hàng trả nợ, thống nhất các biện pháp xử lý nợ với từng khách hàng (khách hàng tự trả
nợ, bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ để tiếp tục hoạt động và trả nợ...).
Công tác phối hợp giữa VAMC và NHTM trong thu hồi nợ xấu ngày càng gắn kết và
hiệu quả hơn, vị trí của VAMC trong quá trình TCT các NHTM ngày càng được
khẳng định. Đối với các khoản nợ xấu phải xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) để thu hồi
nợ, VAMC thực hiện thu giữ TSBĐ để tiến hành các thủ tục phát mại thu hồi nợ theo
đề nghị của các TCTD; phối hợp chặt chẽ với TCTD trong khởi kiện khách hàng
“chây ỳ” trả nợ; thực hiện tổ chức bán đấu giá TSBĐ tiền vay theo quy định của pháp
luật; đề xuất với các cơ quan chức năng có liên quan (chính quyền địa phương, Công
an, Tòa án, Viện kiểm sát) tháo gỡ khó khăn trong quá trình xử lý TSBĐ thu hồi nợ
xấu tại VAMC và TCTD. Kết quả thu hồi nợ xấu bán qua VAMC từ 2013 -2018 đã
mua tổng cộng 338.800 tỷ đồng nợ xấu thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt, nhưng số
thu hồi nợ chỉ đạt 115,6 tỷ đồng, tương ứng 34,1%90, năm 2017 đạt 30.853 tỷ đồng,
vượt 38% kế hoạch được NHNN giao từ đầu năm. Nhờ xác định đúng mục tiêu, nợ
xấu thu được qua 2 năm 2016 và 2017 chiếm 72% tổng nợ xấu thu hồi qua 7 năm
2013-2019 (xem Biểu đồ 2.3).

89
Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)
90
Anh Khoa (2019), “Nợ xấu và VAMC”, Website: tapchitaichinh.vn, cập nhật: 16:00 29/06/2019
101

Biểu đồ 2.3: Kết quả thu hồi nợ xấu qua các năm của VAMC
Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của VAMC các năm từ 2013 đến 2019)
Trong báo cáo gửi đến Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5- 6/2020) của NHNN
để triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 có hiệu quả, NHNN đã ban
hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 và các văn bản sửa đổi, bổ sung các
quy định về mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo
tiền đề để VAMC đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Theo báo
cáo, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2020, cả hệ thống TCTD đã xử lý được
299.800 tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017. Trong đó,
xử lý nợ xấu nội bảng (không bao gồm xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro và bán nợ
cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt) là 169.400 tỷ đồng (chiếm 56,5%
tổng nợ xấu đã xử lý). Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán
xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 là 65.300 tỷ đồng (chiếm
21,79% tổng nợ xấu đã xử lý). Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số
42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu
đặc biệt là 65.080 tỷ đồng (chiếm 21,7%). Lũy kế từ khi thành lập đến cuối tháng
3/2020, VAMC đã xử lý được số tiền là 272.246 tỷ đồng dư nợ gốc của TCTD (số tiền
mua nợ của VAMC là 225.236 tỷ đồng), dư nợ gốc của TCTD còn lại phải xử lý là
95.160 tỷ đồng. Trong tổng số dư nợ gốc của TCTD đã được xử lý, VAMC phối hợp
với các TCTD thu hồi được số tiền là 152.685 tỷ đồng. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết số
42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ của VAMC đạt 91.381
tỷ đồng, bằng 60% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm 2013 đến cuối tháng 3/202091.

91
Hồng Anh (2016), “Để tái cơ cấu ngân hàng đi vào chiều sâu”, Website: nhandan.vn, cập nhật: 04/12/2016
102

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực thời gian qua, tuy nhiên, tiến trình xử lý
nợ xấu bằng hoạt động mua bán nợ xấu đang gặp nhiều trở ngại bởi đại dịch Covid-19.
Bởi vì dịch bệnh đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, từ đó ảnh hưởng
tới dòng tiền trả nợ của người dân và doanh nghiệp, nợ xấu có dấu hiệu tăng cao gây
áp lực lớn đến cả hệ thống tài chính nói chung và hoạt động mua bán nợ xấu nói riêng.
NHNN đánh giá, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát trong quý I, tỷ lệ nợ xấu
nội bảng, đã bán cho VAMC và nợ đã phân loại sẽ ở mức 1,9 - 3,2% vào cuối quý II
và 2,6 - 3% vào cuối 2020. Còn trường hợp dịch được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ này
sẽ tăng lên 4% và 3,7% tương ứng cuối quý II và cuối năm nay. “Thậm chí, nợ xấu có
thể cao hơn, ảnh hưởng đến tiến độ cơ cấu, xử lý của các ngân hàng và khả năng phục
hồi các nhà băng yếu kém”92 .
Thứ ba, các tổ chức, cá nhân mua nợ khác
Ngoài các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước có thể tham gia hoạt động mua bán nợ của các NHTM. Hiện nay, pháp luật
không quy định một cách cụ thể về các điều kiện để tổ chức, cá nhân trong nước và
ngoài nước mua nợ xấu của các NHTM như đối với các công ty mua bán nợ chuyên
kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Bởi các chủ thể này không thực hiện việc mua bán nợ
xấu một cách thường xuyên, liên tục mang tính nghề nghiệp mà họ mua nợ xấu của
NHTM đối với từng trường hợp cụ thể, từng khoản nợ xấu cụ thể khi nhận thấy cơ hội
lợi nhuận từ các khoản nợ xấu đó.
Khi NHTM bán nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có
ưu điểm là các chủ thể này có nguồn vốn sẵn có dồi dào, có đủ khả năng thanh toán
trực tiếp cho các NHTM bán nợ, đáp ứng được nhu cầu thu hồi vốn nhanh của các
NHTM. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta có thể thấy các NHTM không hề mặn mà khi
lựa chọn bán nợ cho các chủ thể là cá nhân, tổ chức vì sự bảo mật các thông tin trong
hoạt động kinh doanh của các NHTM có thể bị phá vỡ93. Chính điều đó dẫn đến việc
các NHTM chỉ bán nợ xấu cho tổ chức, cá nhân khác khi tỷ lệ nợ xấu vượt mức an
toàn tối thiểu, nhằm tránh bị NHNN áp dụng các biện pháp kiểm soát đặc biệt. Ngay
cả trong các trường hợp cấp thiết nếu NHTM không thể bán nợ xấu cho VAMC hoặc
AMC thì mới lựa chọn bán nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân khác. Điều này gây ra việc
rất nhiều chủ thể là cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính để mua nợ xấu và có nhu cầu
mua nợ xấu của NHTM không tiếp cận được để mua các khoản nợ xấu của các
NHTM. Do đó, thực trạng trên gây ra việc giới hạn chủ thể tham gia mua bán nợ xấu,
không tạo ra được thị trường rộng rãi cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước

92
Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương của NHNN diễn ra ngày 10/4/2020.
93
Đào Duy Huân (2013), “Hiện trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam và chính sách phát triển”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 8 (18),
Tr. 21 – 24.
103

tham gia mua bán nợ xấu của NHTM. Ở Việt Nam, từ khi VAMC ra đời, hoạt động
kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình mua bán nợ xấu của các
NHTM đã được chú ý tới nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, trên thị trường
mua bán nợ xấu dường như một mình VAMC gồng mình gánh vác nhiệm vụ giải
phóng khối nợ xấu của các NHTM nói riêng và toàn hệ thống TCTD nói chung.
Như vậy, sự tham gia vào hoạt động mua bán nợ xấu của các cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước phụ thuộc vào quan điểm phát triển thị trường mua bán nợ của
nhà nước tại mỗi thời điểm. Ngoài ra, pháp luật cần mở rộng quyền tham gia mua bán
nợ xấu của các tổ chức, cá nhân không chuyên sẽ tạo ra rất nhiều tác động tích cực,
thúc đẩy quan hệ mua bán nợ xấu công khai, minh bạch, đồng thời tạo ra sự đa dạng
của các chủ thể tham gia vào thị trường mua bán nợ ở Việt Nam.
2.2.1.3. Pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động mua bán nợ xấu khi tái cấu
trúc các ngân hàng thương mại
Chủ thể có vai trò quan trọng nhất trong quản lý nhà nước về mua bán nợ xấu
khi TCT các NHTM là NHNN. Vai trò của NHNN về quản lý đối với hoạt động mua
bán nợ xấu khi TCT NHTM thể hiện qua việc NHNN xây dựng khuôn khổ pháp lý đối
với hoạt động mua bán nợ xấu khi TCT các NHTM ở Việt Nam. NHNN đã chủ trì
soạn thảo, xây dựng, bổ sung và sửa đổi các khuôn khổ pháp lý về điều chỉnh tổ chức
và hoạt động của các NHNN, các TCTD để trình lên các cấp có thẩm quyền. Kể từ năm
1990 đến nay đã có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thực
hiện chính sách, pháp luật về tiền tệ trong ngành ngân hàng. Luật NHNN Việt Nam năm
2010 và Luật Các TCTD năm 2010 tạo cơ sơ pháp lý để NHNN nâng cao trách nhiệm,
thẩm quyền và sự chủ động trong việc quản lý, giám sát an toàn hoạt động của các NHTM
nói chung quản lý hoạt động mua bán nợ xấu khi TCT các NHTM nói riêng.
Để đảm bảo sự an toàn, chặt chẽ trong hoạt động của các NHTM, NHNN đã lập
và thực hiện các đề án cơ cấu và kiểm soát nợ xấu ở các NHTM, được chia làm 2 giai
đoạn chính 2011-2015 và 2016-2020. Trước tình hình nợ xấu gia tăng sau cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới năm 2008, NHNN thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống
TCTD giai đoạn 2011-2015” ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg. Khi thực hiện
đề án này, phía NHNN đã đánh giá lại thực trạng nợ xấu nói chung và thực trang mua
bán nợ xấu nói riêng của các NHTM, xây dựng và đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định 843/2013/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về phê duyệt Đề án “Xử lý
nợ xấu của hệ thống các TCTD” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý Tài sản của các
TCTD Việt Nam (VAMC)”. NHNN chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán
nợ xấu của các NHTM bao gồm: Hoàn thiện các văn bản pháp lý hỗ trợ cho quá trình
đánh giá; kiểm tra, kiểm soát và xử lý nợ xấu; trích loại và sử dụng dự phòng rủi ro
104

hiệu quả nhất. Nhờ đó các NHMT hoạt động an toàn hơn và thúc đẩy xử lý nợ xấu nói
chung và mua bán nợ xấu của NHTM nói riêng hiệu quả hơn. Khuôn khổ pháp lý về
mua bán, xử lý nợ xấu thuộc phạm vi quản lý của NHNN gồm: Thứ nhất, ban hành các
văn bản quy định về thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của VAMC; Thứ hai, ban
hành quy định mới về mua, bán nợ của các NHTM; Thứ ba, phối hợp với các bộ,
ngành ban hành các văn bản quy định về hoạt động mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm
của các NHTM và VAMC. Giai đoạn tiếp theo, Đề án “Cơ cấu hệ lại thống TCTD gắn
với xử lí nợ xấu giai đoạn 2016-2020” được ban hành kèm theo Quyết định số
1058/QĐ-TTg. Ở đề án này, NHNN yêu cầu các NHTM rà soát lại toàn bộ thực trạng
nợ xấu, hướng dẫn công tác thu giữ tài sản được xác định theo các quy định tại Nghị
quyết 42; thành lập Ban chỉ đạo, các tổ công tác xử lý nợ xấu…
Báo cáo của NHNN cho biết, Nghị quyết số số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017
về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD bước đầu đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện
thuận lợi để xử lý nợ xấu. Theo thống kê của NHNN tính từ năm 2012 đến cuối tháng
3/2019, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 907,3 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó,
riêng trong năm 2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 163,14 nghìn tỷ đồng nợ
xấu. Nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD tiếp tục được xử lý, kiểm soát và duy trì
ở mức dưới 3% (xem Biểu đồ 2.4).
Biểu đồ 2.4: Tổng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2018

Ngoài ra, để kiểm soát quá trình mua bán nợ xấu khi TCT các NHTM, NHNN
còn quan tâm tới đội ngũ cán bộ, phát triển cả về số lượng và trình độ chuyên môn đáp
ứng yêu cầu công tác. Hiện nay, NHNN còn sử dụng một số công cụ tiền tệ rất hữu
hiệu để giám sát hoạt động xử lý nợ xấu khi TCT các NHTM. Các công cụ đó gồm: dự
trữ bắt buộc, tái cấp vốn, kiểm soát đặc biệt.
105

Công tác thanh tra, giám sát các NHTM trong lĩnh vực mua bán nợ xấu vẫn được
NHNN thực hiện theo định kỳ. Hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN được quy định
trong Luật NHNN năm 2010. Tổ chức bộ máy thanh tranh giám sát được cơ cấu nhằm
nâng cao năng lực hoạt động. NHNN thực hiện giám sát từ xa hoạt động xử lý nợ xấu
khi TCT các NHTM dựa trên cơ sở các nội dung: Diễn biến quá trình TCT NHTM; Việc
thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động. Sự giám sát này buộc các NHTM
phải thực hiện chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Các
chuẩn mực quốc tế Basel I, II đang được áp dụng tại nhiều NHTM hiện nay để quản trị
rủi ro tốt hơn và thúc đẩy quá trình TCT NHTM nhanh hơn.
Bên cạnh những thành công đáng kể nêu trên, công tác quản lý nhà nước trong
hoạt động mua bán nợ xấu khi TCT các NHTM ở Việt Nam cũng còn một số hạn chế,
khó khăn nhất định. Cụ thể: (1) Quản lý nhà nước trong hoạt động mua bán nợ xấu khi
TCT các NHTM hiện còn sử dụng một số biện pháp hành chính như: giao chỉ tiêu xử
lý nợ xấu, hạn chế chủ thể tham gia xử lý nợ xấu; (2) Công tác thanh tra hoạt động xử
lý nợ xấu khi TCT các NHTM của NHNN đôi khi còn chưa hiệu quả; (3) Chưa xây
dựng được cơ chế quản lý thống nhất giữa các cơ quan khi tiến hành quản lý hoạt động
mua bán nợ xấu khi TCT các NHTM. Những hạn chế này cần được hoàn thiện để công
tác quản lý nhà nước về xử lý nợ xấu khi TCT các NHTM đạt hiệu tốt nhất.
2.2.2. Pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại
Biện pháp hoán đổi nợ thành vốn góp được ghi nhận trong các quy định của
pháp luật từ rất sớm, với mục đích XLTC khi TCT các NHTM, Nhà nước đã cho phép
các doanh nghiệp nhà nước được chuyển nợ thành vốn góp. Thực hiện chủ trương
TCT các NHTM thì biện pháp hoán đổi nợ xấu thành vốn góp được pháp luật quy định
rất cụ thể như sau:
Thứ nhất, tại Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai
đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1058/QĐ-
TTg ngày 19/7/2017 đã xác định cụ thể các biện pháp xử lý nợ xấu của các NHTM,
trong đó bao gồm cả giải pháp chuyển nợ xấu thành vốn góp đối với các khoản nợ xấu
liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trung
ương, địa phương và nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, nợ xấu cho vay theo các
chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nợ được Chính phủ
bảo lãnh. Đối với các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước: Đại diện chủ sở hữu
doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm xác định định hướng hoạt động của doanh
nghiệp để có biện pháp xử lý phù hợp, trong đó trường hợp tiếp tục duy trì hoạt động
thì cho phép TCTD chuyển nợ thành vốn góp hoặc bổ sung nguồn vốn cho doanh
nghiệp để có nguồn trả nợ TCTD94.

94
Điểm đ khoản 2 mục II Phần B của Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
106

NHTM được phép chuyển nợ xấu thành vốn góp đối với nợ xấu của doanh
nghiệp nhà nước theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/ 07/2017 để xử lý các
khoản nợ xấu. Khi đó, các NHTM phải đảm bảo tuân thủ quy định về giới hạn tỷ lệ
góp vốn, mua cổ phần tại Điều 129 Luật các TCTD năm 2010. Mức góp vốn, mua cổ
phần của một NHTM và các công ty con, công ty liên kết của NHTM đó vào một
doanh nghiệp không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn
góp95. Bên cạnh đó, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một NHTM vào các doanh
nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của NHTM đó (không bao gồm mức
góp vốn, mua cổ phần của công ty quản lý quỹ là công ty con, công ty liên kết của
NHTM, công ty tài chính vào một doanh nghiệp từ các quỹ do công ty đó quản lý96)
không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của NHTMH97 Các quy định về
giới hạn góp vốn, mua cổ phần của NHTM theo Luật Các TCTD năm 2010 cũng được
hướng dẫn cụ thể tại Mục 6 Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 và các
văn bản sửa đổi, bổ sung như Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 và
Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017.
Thứ hai, pháp luật quy định việc các NHTM với tư cách là chủ nợ của doanh
nghiệp nhà nước được phép hoán đổi nợ xấu thành vốn góp để xử lý nợ xấu. Việc hoán
đổi nợ xấu thành vốn góp cổ phần của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Nghị
định số 64/2002/NĐ-CP ban hành ngày 04/7/2002. Theo đó, doanh nghiệp phải huy
động các nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả trước khi thực hiện cổ phần
hoá hoặc thoả thuận với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần. Việc
chuyển nợ thành vốn góp cổ phần được xác định thông qua kết quả đấu giá bán cổ
phần hoặc do doanh nghiệp và chủ nợ thoả thuận nhưng không thấp hơn giá bán cổ
phần cho các đối tượng khác ngoài doanh nghiệp98. Đối với trường hợp doanh nghiệp
có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn đối với các NHTM thì các
doanh nghiệp thoả thuận với Ngân hàng cho vay để được giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ,
giảm lãi suất vay hoặc chuyển vốn vay thành vốn góp cổ phần. Các NHTM có trách
nhiệm xử lý các khoản nợ đọng theo quy định hiện hành99.
Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày
12/7/2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước. Theo đó,
khoản 2 Điều 12 Nghị định số 69/2002/NĐ-CP quy định doanh nghiệp đang thực hiện
thủ tục cổ phần hoá, giao, bán thì ngoài biện pháp khoanh nợ, xoá nợ nói trên, doanh
nghiệp phối hợp với NHTM là chủ nợ và các tổ chức có chức năng mua bán nợ để xử

95
Khoản 1 Điều 129 Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
96
Khoản 22 Điều 1 Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
97
Khoản 3 Điều 129 Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
98
Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần
99
Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần
107

lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo hướng mua hoặc bán lại nợ hoặc chuyển nợ thành
vốn góp của NHTM vào doanh nghiệp cổ phần theo quy định của pháp luật về tỷ lệ
vốn góp. Ngoài ra tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ban hành ngày 16/11/2004 chính
thức có hiệu lực thi hành cũng quy định cho phép thực hiện việc hoán đổi nợ thành
vốn góp cổ phần của doanh nghiệp nhà nước đối với chủ nợ (bao gồm các NHTM);
Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ban hành ngày 26/6/2007 chính thức có hiệu lực từ
ngày 01/8/2007, thay thế Nghị định số 187/2004/NĐ-CP đã sửa đổi việc ghi nhận giá
trị chuyển đổi các khoản nợ thành vốn góp cổ phần theo kết quả đấu giá thành công
của chủ nợ; và Nghị định số 109/2007/NĐ-CP cũng khẳng định lại việc xử lý các
khoản nợ quá hạn của doanh nghiệp nhà nước đối với NHTM theo quy định hiện hành
của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng; Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ban hành ngày
18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, thay
thế Nghị định số 109/2007/NĐ-CP tiếp tục ghi nhận việc chuyển các khoản nợ thành
vốn góp cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước, đồng thời quy định cụ thể việc hoán đổi
nợ các doanh nghiệp nhà nước vay từ các TCTD thành vốn góp cổ phần; Thông tư số
127/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, được ban hành
ngày 05/9/2014 và có hiệu lực đến hết ngày 17/6/2018 cũng quy định trong quá trình
XLTC trước khi xác định giá trị doanh nghiệp nếu doanh nghiệp cổ phần hóa có khó
khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn của các Ngân hàng thì có thể thỏa
thuận với ngân hàng cho vay để chuyển nợ vay thành vốn góp cổ phần. Việc chuyển
nợ vay thành vốn góp cổ phần được thực hiện theo kết quả đấu giá thành công của
ngân hàng cho vay hoặc theo giá đấu thành công thấp nhất. Trường hợp, ngân hàng
cho vay được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược thì việc chuyển nợ thành cổ phần được
xác định theo giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.100 Hiện nay, Nghị định số
126/2017/NĐ-CP ban hành ngày 16/11/2017 thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và
có hiệu lực bắt đầu tư ngày 01/01/2018 quy định việc các NHTM được thực hiện hoán
đổi nợ xấu thành vốn góp cổ phần101. Và trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, nếu
doanh nghiệp có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ vay quá hạn của các
NHTM (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) do kinh doanh thua lỗ thì xử lý
nợ theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng102.
Thứ ba, việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp của NHTM còn được
thực hiện theo Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)

100
Theo điểm d Khoản 4 Điều 9 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp
khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
101
Theo Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
102
Theo Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
108

trên cơ sở quy định cho phép các doanh nghiệp là công ty cổ phần tiến hành chào bán,
phát hành thêm cổ phiếu và dùng cổ phiếu đó để đổi lấy khoản nợ của tổ chức phát hành
đối với chủ nợ.103 Đây được xem là quy định cho phép các NHTM được hoán đổi nợ xấu
thành cổ phiếu của công ty cổ phần nhằm xử lý nợ xấu.
2.2.2.1. Pháp luật về các điều kiện thực hiện hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của doanh
nghiệp khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Điều kiện đầu tiên để thực hiện việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanh
nghiệp khi TCT các NHTM phải có đối tượng là các khoản nợ xấu. Đối tượng được
xác định đủ điều kiện tham gia hoán đổi nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp khi TCT
các NHTM đã được nghiên cứu sinh đề cập cụ thể tại mục 2.2.2.1….Về quy định giới
hạn mức vốn góp của các NHTM trong các doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả phần
vốn góp được hoán đổi từ các khoản nợ xấu của NHTM vào các doanh nghiệp đang
mắc nợ. Theo Điều 129 Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), mức
góp vốn, mua cổ phần của NHTM không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh
nghiệp nhận vốn góp. Do đó, tỷ lệ giới hạn của việc hoán đổi nợ xấu của NHTM thành
vốn góp của một doanh nghiệp sẽ không được phép vượt quá 11% vốn điều lệ của
doanh nghiệp nhận vốn góp.
Đối với quy định về quy chuẩn đánh giá khả năng hồi phục của doanh nghiệp
mắc nợ để các NHTM khi TCT quyết định thực hiện việc hoán đổi nợ xấu thành vốn
góp cổ phần cũng như thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp được hoán
đổi nợ xấu và quy định các điều kiện cụ thể áp dụng đối với việc hoán đổi nợ xấu của
NHTM thành vốn góp của doanh nghiệp trong các lĩnh vực và áp dụng đối với từng
loại hình doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa được quy định và đề cập đến.
Trên thực tế cho thấy, NHNN với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đã nhiều lần đưa ra dự thảo hướng dẫn góp
vốn, mua cổ phần của các TCTD, trong đó có phần liên quan đến hoán đổi nợ xấu. Ví
dụ như dự thảo lần 1 được lấy ý kiến hoàn thiện thời điểm năm 2011, tháng 10/2016,
NHNN lại tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo này. Nội dung dự thảo có đưa ra quy
định việc các TCTD được thực hiện hoán đổi nợ xấu thành vốn góp, mua cổ phần phải
đảm bảo các điều kiện như sau:
Thứ nhất, chỉ được thực hiện đối với nợ thuộc nhóm 5 hoặc nợ đã được xử lý
bằng dự phòng rủi ro. Nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn, gồm: (1) các khoản nợ
quá hạn trên 360 ngày; (2) các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ
90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (3) các khoản nợ cơ cấu

103
Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày
20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Chứng khoán
109

lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(4) các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn; (5) các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; (6) các khoản nợ được phân
loại vào nhóm 5 đối với các trường hợp NHTM phải chuyển khoản nợ vào nhóm có
rủi ro cao hơn104. Như vậy, với quy định của dự thảo này, các NHTM càng khó có sự
tiếp cận trong việc chuyển đổi nợ xấu thành vốn góp tại doanh nghiệp do những doanh
nghiệp có khoản nợ ngân hàng rơi vào nhóm 5 như trên hầu hết được đánh giá là
những doanh nghiệp khó có khả năng phục hổi và trả được nợ. Do đó, với nhóm đối
tượng này, khi chuyển sang vị trí chủ sở hữu thay cho vị trí chủ nợ, thì NHTM sẽ mất
rất nhiều thời gian, tài chính, công sức để khôi phục lại doanh nghiệp, chưa kể đến các
rủi ro cho việc doanh nghiệp sẽ không hoạt động lại bình thường được hoặc gây ra
hiện tượng mất vốn cho các NHTM.
Thứ hai, các NHTM khi tiến hành TCT bằng biện pháp hoán đổi nợ xấu
thành vốn góp phải tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn trước và sau khi hoán đổi nợ
thành vốn góp, mua cổ phần, trừ trường hợp đặc biệt khi các NHTM đang trong quá
trình triển khai tái cơ cấu theo chỉ đạo của NHNN.
Tuy nhiên, có thể do nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh các quy định của dự
thảo, nên cho đến nay, sau nhiều lần tiếp thu, cân nhắc các ý kiến đóng góp, NHNN
vẫn chưa ban hành được Thông tư hướng dẫn việc góp vốn, mua cổ phần của các
NHTM. Biện pháp hoán đổi nợ xấu thành cổ phần trên thực tế đã được một số NHTM
áp dụng, như Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội hoán đổi nợ thành vốn góp vào
CTCP thuỷ sản Bình An (BianfishCo), hay NHTM CP Công thương Việt Nam tham
gia làm cổ đông chiến lược khi cổ phần hoá các cảng thành viên thuộc Tổng công ty
hàng hải Việt Nam (Vinalines) với số nợ chuyển thành vốn góp là 5000 tỷ đồng…; hay
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng thực hiện hoán đổi nợ thành vốn góp với 12,6
triệu cổ phần tại Công ty vận tải biển Việt Nam…105
Trên thực tế, việc hoán đổi nợ thành vốn góp của doanh nghiệp để xử lý nợ
xấu của NHTM đã đạt được những điểm tích cực như: Với các NHTM, việc hoán đổi
nợ xấu thành vốn góp giúp các NHTM sớm thoát khỏi nợ xấu, “làm đẹp” bản báo cáo
tài chính, đồng thời giúp các NHTM tăng nguồn vốn do vốn cho vay chuyển thành
khoản đầu tư tài chính của ngân hàng. Đối với doanh nghiệp không có khả năng trả nợ
và trở thành con nợ xấu thì việc chuyển nợ thành vốn góp sẽ ngay lập tức giúp doanh
nghiệp bỏ áp lực trả nợ cho ngân hàng, từ đó doanh nghiệp có điều kiện khôi phục
ngay hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn như trường hợp của Thuỷ sản

104
Điểm đ Khoản 2 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 22/2014/VBHN-NHNN – hợp nhất Quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD
105
TS. Tôn Thanh Tâm (2017), Bàn về xử lý nợ xấu, Tạp chí Ngân hàng, số 23 (1.2017)
110

Phương Nam. Tháng 11.2012, công ty này nợ ngân hàng gần 1.600 tỷ đồng và đứng
trước nguy cơ phá sản. Khi đó, các NHTM chủ nợ đã TCT khoản nợ của Thuỷ sản
Phương Nam bằng cách hoán đổi nợ xấu thành vốn góp của doanh nghiệp. Cụ thể,
Ngân hàng Liên Việt sở hữu hơn 62% vốn, còn Ngân hàng An Bình sở hữu hơn 34%.
Công ty mua bán nợ DATC là đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình TCT của Thuỷ
sản Phương Nam, và công ty này đã đạt được những kết quả khởi sắc sau khi vốn hoá
khoản nợ xấu106.
Tuy nhiên, xoay quanh biện pháp này, phần nhiều là các ý kiến trái chiều được
đưa ra. Theo đó, nhiều chuyên gia kinh tế bình luận rằng: NHTM là trung gian tài
chính, chuyên cung ứng vốn và dịch vụ lại đi sở hữu cổ phần, đầu tư theo kiểu “lẩu
thập cẩm” như VietinBank đi làm cầu cảng, ACB đi làm vận tải biển, một số nhà băng
lại đi làm xi măng, sắt, thép, thậm chí cả phân bón và cá tra…như vậy, chắc chắn sẽ
không hiệu quả đối với phần vốn hoán đổi và gặp rất nhiều rủi ro đối với vốn hóa mà
NHTM sở hữu tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các NHTM cũng không hề có sự “mặn mà” trong việc hoán đổi
nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp. Bởi lẽ, việc hoán đổi chỉ được thực hiện với
những khoản nợ thuộc nhóm 5 hoặc nợ đã được xử lý bằng dự phòng, đây đều là
những khoản nợ xấu có nguy cơ mất vốn cao và không có khả năng đòi được, thậm
chí, doanh nghiệp nợ còn đang đứng trước nguy cơ phá sản. Như vậy, NHTM hoán đổi
nợ thành vốn góp của doanh nghiệp trong trường hợp này chắc chắn sẽ gặp rất nhiều
khó khăn, nhất là lại không đúng chuyên môn, sở trường của ngân hàng107. Nếu doanh
nghiệp có khoản nợ được hoán đổi không vực dậy được, thì khoản “đầu tư” mà NHTM
hoán đổi thành vốn góp doanh nghiệp sẽ thua lỗ, mất vốn. Như vậy, việc hoán đổi nợ
xấu thành vốn góp chưa phải là biện pháp khả ái để cho các NHTM lựa chọn thực hiện
XLTC khi TCT.
Ngoài ra, pháp luật quy định giới hạn chế tỷ lệ vốn mà NHTM được sở hữu tại
doanh nghiệp cũng như tỷ lệ vốn mà NHTM được mang đi để góp vốn vào doanh
nghiệp. Với việc một NHTM không được sở hữu vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh
nghiệp nhận vốn góp và phải xin ý kiến của NHNN nếu doanh nghiệp nhận vốn góp
không thuộc các lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, tín dụng tiêu dùng…,
chính những thủ tục pháp lý phức tạp và tỷ lệ sở hữu tối đa thấp như vậy, các NHTM
khi trở thành cổ đông sẽ khó có thể đóng vai trò chi phối và điều hành doanh nghiệp
được. Như vậy, khả năng để các NHTM tham gia sâu vào việc TCT doanh nghiệp và
lựa chọn để xử lý khi TCT NHTM sẽ khó đạt được sự chủ động và kết quả như mong

106
Tạp chí Tài chính online (2015), “Vốn hóa nợ: Con dao hai lưỡi”, Website: tapchitaichinh.vn, Cập nhật: 09:11 20/01/2015
107
Nguyễn Vũ (2016), “Chuyển nợ thành vốn góp: Chỉ nên là giải pháp tình thế”, Website: thoibaonganhang.vn, Cập nhật:
09:16 | 07/10/2016
111

đợi. Đây là rào cản rất lớn để các NHTM chủ động xử lý nợ xấu thông qua biện pháp
hoán đổi thành vốn góp doanh nghiệp khi TCT NHTM. Đối với các khoản nợ càng lớn
thì việc thực hiện biện pháp hoán đổi thành vốn góp doanh sẽ khiến các NHTNM gặp
càng nhiều thách thức với tư cách là một cổ đông lớn hoặc cổ đông của doanh nghiệp
có hoạt động quy mô lớn và phức tạp, yêu cầu cao về kỹ thuật ngành nghề; khi đó vấn
đề năng lực của ngân hàng để tham gia tái cơ cấu, giám sát và quản trị doanh nghiệp là
không đơn giản.
2.2.2.2. Pháp luật về trình tự và thủ tục thực hiện hoán đổi nợ xấu của ngân hàng
thương mại thành vốn góp cổ phần của doanh nghiệp
Các quy định của pháp luật về việc các NHTM thực hiện hoán đổi nợ xấu thành
vốn góp của doanh nghiệp mắc nợ khi TCT được xác định kể từ khâu lập phương án
hoán đổi, quyết định việc hoán đổi, tiến hành thỏa thuận về việc hoán đổi, quyết định
mức hoán đổi và thời điểm hoán đổi, cho đến khi tiến hành việc hoán đổi và thực hiện
công tác kế toán sau hoán đổi vẫn chưa được ban hành. Do đó, việc hoán đổi nợ xấu
của NHTM thành vốn góp cổ phần của doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở tự
nguyện, tự thỏa thuận giữa NHTM và doanh nghiệp mắc nợ và không được trái với
các quy định pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, việc thiếu vắng quy định pháp luật về
việc thay đổi nội dung về vốn góp cổ phần đối với công ty đại chúng cần phải được
công bố thông tin kịp thời đến các nhà đầu tư để đảm bảo lợi ích chính đáng của họ
cũng như đảm bảo sự minh bạch an toàn của thị trường chứng khoán cũng chưa được
pháp luật chứng khoán quy định cụ thể.
Cụ thể như trường hợp CTCP Thủy sản Bình An (Bianfishco) năm 2012 thua
lỗ, số dư nợ đọng lớn, các NHTM đã phối hợp TCT lại hoạt động thông qua việc hoán
đổi nợ xấu thành vốn góp cổ phần và SHB trở thành cổ đông lớn nhất, sở hữu 25 triệu
cổ phần, tương đương 50% vốn điều lệ. Ngoài ra, VietinBank cũng chuyển số nợ vay
5.000 tỷ đồng của Vinalines và các đơn vị thành viên thành vốn cổ phần tại các cảng
thành viên khi tiến hành cổ phần hóa. Tương tự, ACB mua lại 12,6 triệu cổ phần của
CTCP vận tải biển Việt Nam, đơn vị thành viên của Vinalines108. Tuy nhiên, hiện nay
quy định về hoán đổi nợ xấu thành thành vốn góp vẫn chưa có một văn bản nào hướng
dẫn cụ thể. Biện pháp này mới được nêu ra trong Đề án cơ cấu lại các TCTD và xử lý
nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 của Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1058/QĐ-
TTg ngày 19/7/2017. Từ năm 2016 đến nay, NHNN đã đưa ra dự thảo và lấy ý kiến để
xây dựng những quy định cụ thể nhằm chuyển đổi nợ xấu thành vốn góp. Tuy nhiên,
vẫn chưa có một văn bản nào được ban hành để hướng dẫn cụ thể vấn đề này. Việc
không có một cơ chế pháp lý rõ ràng đã khiến cho việc thực hiện biện pháp này gặp rất

108
Đỗ Linh (2018), “Chuyển nợ xấu thành vốn góp: Có còn phù hợp”, Website: cafef.vn, Cập nhật: 02-04-2018 - 09:01
112

nhiều khó khăn, khiến cho khó khả thi trên thực tế. Do đó, việc nhanh chóng hoàn
thiện quy định của pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp để xử lý nợ xấu là một
yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay.
Không những vậy, do tính đặc thù của hoạt động ngân hàng, hoạt động của các
TCTD không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng mà còn chịu sự điều
chỉnh của pháp luật liên quan. Chẳng hạn như đối với việc xử lý nợ xấu của các
NHTM, bên cạnh sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng thì còn chịu sự điều chỉnh của
pháp luật doanh nghiệp, pháp luật chứng khoán, pháp luật đất đai.
2.2.2.3. Pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động hoán đổi nợ xấu thành vốn
góp khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Các quy định pháp luật về quản lý nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật của các
chủ thể có thẩm quyền đối với hoạt động hoán đổi nợ xấu của NHTM thành vốn góp
cổ phần của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu của các NHTM đạt
hiệu quả và bảo đảm an toàn trong hoạt động của các NHTM hiện nay nhìn chung còn
chưa quy định cụ thể thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ cho từng chủ thể quản lý cũng
như các chế tài áp dụng để xử lý hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động hoán đổi
nợ xấu của NHTM thành vốn góp cổ phần của doanh nghiệp nhằm xử lý nợ xấu. Các
quy định hiện đang được áp dụng còn đang rất chung chung do được quy định trong
văn bản điều chỉnh đối với những doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói
riêng, chưa có các quy định đặc thù đối với các doanh nghiệp trong mối tương quan
với các NHTM và trong bối cảnh NHTM đang phải tích cực xử lý vấn đề nợ xấu nhằm
thực hiện mục tiêu TCT. Do đó, việc hoán đổi nợ thành cổ phiếu doanh nghiệp đối với
khoản nợ NHTM hiện nay vẫn chỉ phát sinh một cách rất dè chừng, và trong các
trường hợp cụ thể, các NHTM sẽ xin ý kiến chấp thuận của NHNN.
2.2.3. Pháp luật về xử lý nợ xấu trong trường hợp kiểm soát đặc biệt, mua bán, hợp
nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại
Cũng giống như đối với xử lý vốn khi kiểm soát đặc biệt NHTM, toàn bộ nợ
xấu của NHTM được chuyển giao cho tổ chức mới (thường là NHTM mới) trong
trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập NHTM. Toàn bộ nợ xấu của NHTM được
chuyển giao cho NHNN trong trường hợp kiểm soát đặc biệt. Sau khi NHTM thực
hiện xong thương vụ mua bán, hợp nhất, sáp nhập và kiểm soát đặc biệt thì nợ xấu
được xử lý như trong trường hợp NHTM tự TCT. Vậy, NHTM trước khi chuyển giao
nợ xấu có cần thiết phải hỏi ý kiến của chủ khoản nợ xấu hay không? Vì chủ nợ xấu
vẫn là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi NHTM chuyển giao toàn bộ khoản
nợ xấu đó cho một chủ thể khác. Theo quy định tại Thông tư số 11/2019/TT-NHNN
ngày 02/8/2019 xác định Thống đốc NHNN có thẩm quyền công bố thông tin NHTM
113

bị kiểm soát đặc biệt109. Trong Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 Quy
định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD; Thông tư số 36/2015/ TT-NHNN ngày
31/12/2015 quy định việc tổ chức lại TCTD đều xác định hợp đồng sáp nhập, hợp
nhất, mua lại phải được gửi đến các chủ nợ (trong đó có cả chủ nợ xấu). Với những
quy định này các nhà làm luật đã ngầm thừa nhận ý kiến của các chủ nợ, chủ nợ xấu
không có ý nghĩa quyết định trong việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM. Nghiên
cứu sinh cho rằng, điều đó hoàn toàn phù hợp vì khi khách hàng vay tiền của NHTM,
họ đã phải tự xác định được cấp tín dụng là nghiệp vụ thường xuyên của NHTM. Với
ngành nghề kinh doanh như vậy khi xảy ra rủi ro sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống tài
chính và nền kinh tế. Và trong trường hợp đó, nhà nước và NHTM sẽ đưa ra các
phương án giải quyết mà nguyên tắc đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính được đặt
lên hàng đầu. Tuy nhiên, có một điểm bất hợp lý trong quy định này đó là pháp luật
yêu cầu NHTM phải thông báo cho tất cả các chủ nợ, chủ nợ xấu về hợp đồng mua
bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM. Bởi vì, chủ nợ, chủ nợ xấu của NHTM rất nhiều (có
thể lên đến hàng nghìn chủ nợ). Vậy, việc NHTM thông báo hợp đồng đến từng chủ
nợ là rất khó khăn, lãng phí và không cần thiết. Hơn nữa, trong hợp đồng sáp nhập,
hợp nhất NHTM có nhiều thông tin mang tính bí mật nếu gửi cho một lượng chủ nợ
(và người lao động) đông như vậy thì không thể bảo mật được thông tin đó. Điều đó
ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình TCT NHTM. Pháp luật cần thiết phải có quy định
hướng dẫn nội dung này theo hướng đơn giản hóa mà vẫn đạt được mục đích.
Trên thực tế, có những trường hợp kiểm soát đặc biệt, mua bán, hợp nhất, sáp
nhập NHTM được thực hiện mà chỉ cần thông báo đến các chủ nợ (và người lao
động). Nhiều khoản nợ xấu của NHTM đã được xử lý sau khi kiểm soát đặc biệt,
mua bán, sáp nhập, hợp nhất. Ví dụ: Khi NHTM cổ phần Đại Dương
(OceanBank) đã bộc lộ hoạt động yếu kém trong thời gian dài. Sau đó, NHNN đã
thực hiện kiểm soát đặc biệt với OceanBank (mua lại với giá 0 đồng). NHNN chuyển
đổi OceanBank thành Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đại Dương.
NHNN thực hiện hàng loạt các giải pháp để xử lý các vấn đề bất cập của Ngân hàng
này (trong đó có vấn đề nợ xấu). Chủ trương của NHNN là tái cơ cấu Ngân hàng Đại
Dương, đảm bảo chi trả tiền gửi, ngăn ngừa sự lây lan các yếu kém của Ngân hàng
này sang tổ chức chức tín dụng khác nên110.
Hoặc như đối với trường hợp NHTM cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) sáp
nhập và NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Các khoản vay từ nhóm khách hàng
Vinashin đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng, nhất là với chi phí vốn

109
Điều 6, Điều 1 Thông tư số 11/2019/TT-NHNN ngày 02/8/2019 quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
110
Minh Phương (2015), “Chuyển đổi Ocean Bank thành ngân hàng thương mại TNHH một thành viên”, Website: baotintuc.vn, Cập nhật:
08/05/2015 22:19
114

ngày càng cao, thì hệ quả là kết quả tài chính và chất lượng tài sản có từ năm 2011 của
Habubank bị suy giảm rất nhiều. Với tình hình như vậy thì ngân hàng cần có ngay các
giải pháp tích cực để giải quyết tình trạng này một cách có hiệu quả. Ban lãnh đạo
Habubank đã quyết định lựa chọn giải pháp sáp nhập Habubank vào SHB. Ngân hàng
sau khi sáp nhập sẽ vẫn giữ tên là NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, có vốn điều lệ
khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng. Sau khi sáp
nhập, NHTMCP SHB đã có nhiều giải pháp nhằm xử lý nợ xấu của Habubank trước
đất. NHTM SHB giữ nguyên vốn điều lệ trong vòng 3 năm (2012-2014), giảm tỷ lệ nợ
xấu từ 3,2% năm 2012 xuống còn 2,4% vào năm 2013 và 2014111.
Một nội dung nữa mà pháp luật còn bỏ ngỏ đó là giá trị của khoản nợ xấu được
xác định như thế nào khi mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM. Trong khi đó, việc xác
định giá trị các khoản nợ xấu có ý nghĩa vô cùng lớn đối với những thương vụ này.
Bởi vì, giá trị khoản nợ xấu tác động trực tiếp tới giá trị cổ phần của những NHTM bị
bán, bị sáp nhập. Có thể nêu không xác định được giá trị các khoản nợ xấu thì các cổ
đông của NHTM không đồng ý mua bán, hợp nhất, sáp nhập. Điều đó làm cho quá
trình TCT NHTM kéo dài và có thể không đạt được mục tiêu đặt ra. Rõ ràng, thực tiễn
đang cần nhà nước xây dựng những quy định của pháp luật mang tính chất hướng dẫn
để các NHTM hiểu rõ những quyền và nghĩa vụ cần thiết trong xử lý nợ xấu khi mua
bán, sáp nhập, hợp nhất và kiểm soát đặc biệt NHTM. Chúng ta có thể nhận thấy,
những văn bản quy phạm pháp luật về mua bán, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt
NHTM (Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 Quy định việc sáp nhập,
hợp nhất, mua lại TCTD; Thông tư số 36/2015/ TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định
việc tổ chức lại TCTD) đều chưa giải quyết nội dung kể trên. Những văn bản quy
phạm pháp luật này mới gần như chỉ hướng dẫn về điều kiện, trình tự, thủ tục mua
bán, hợp nhất, tổ chức lại NHTM. Như vậy, để quá trình TCT NHTM diễn ra nhanh
chóng và hiệu quả thì nhà nước cần ban hành những quy định của pháp luật nhằm
hướng dẫn những nội dung này.
2.3. Pháp luật về xử lý tài sản khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại
2.3.1. Pháp luật về xử lý tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại khi tái
cấu trúc các ngân hàng thương mại
Như nghiên cứu sinh đã phân tích trong phần lý luận của luận án, tài sản thuộc
sở hữu của NHTM bao gồm: tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Việc xử lý tài sản
thuộc sở hữu khi TCT các NHTM cũng rất phức tạp. Tùy từng trường hợp TCT, vấn
đề xử lý tài sản sẽ có cách thức khác nhau. Chúng ta không thể áp dụng một cách xử lý
tài sản cho tất cả các trường hợp TCT NHTM. Dựa vào, kết quả của quá trình xử lý tài

111
VISC (2012), “Habubank công bố đề án sáp nhập vào SHB”, Website: http: vics.vn, Cập nhật: 25/04/2012
115

sản thuộc sở hữu của NHTM, nghiên cứu sinh phân chia vấn đề xử lý tài sản hiện có
của NHTM ra thành các trường hợp cụ thể như sau:
- Những trường hợp chuyển giao tài sản của NHTM tham gia TCT gồm có các
trường hợp sau đây: (1) Nhà nước mua lại một NHTM hoạt động yếu kém với giá 0
đồng (kiểm soát đặc biệt): Toàn bộ tài sản hiện có của NHTM này chuyển giao cho
nhà nước. Sau khi nhà nước mua lại thì nhà nước có toàn quyền đối với NHTM (trong
đó có các tài sản hiện có). Thực tế, đã có trường hợp nhà nước mua lại một NHTM
hoạt động yếu kém với giá 0 đồng đó là: Ngân hàng Xây dựng (VNCB) ngày
02/02/2015; Ngân hàng Đại dương (OceanBank), ngày 25/04/2015; Ngân hàng Dầu
khí Toàn cấu (GP. Bank) ngày 7/7/2015; (2) Sáp nhập NHTM, theo đó NHTM bị sáp
nhập chuyển giao toàn bộ tài sản hiện có cho NHTM được sáp nhập; (3) Hợp nhất
NHTM, theo đó hai hoặc nhiều NHTM hợp nhất chuyển giao toàn bộ tài sản hiện có
cho NHTM mới được thành lập.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về trình tự, thủ tục chuyển giao tài sản khi
sáp nhập, hợp nhất các NHTM. Điều đó gây khó khăn cho quá trình TCT NHTM nói
chung và xử lý tài sản khi TCT NHTM nói riêng. Riêng đối với trường hợp kiểm soát
đặc biệt, việc chuyển giao tài sản được thực hiện theo quy định tại Thông tư số
129/2015/TT-BTC ngày 24/08/2015 hướng dẫn trình tự, thủ tục XLTC khi thành lập
mới, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm
chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Bởi vì, khi nhà nước
mua lại các NHTM với giá 0 đồng thì sau đó các NHTM sẽ được tổ chức lại loại hình
hoạt động đó là các NHTM TNHH MTV do nhà nước là chủ sở hữu.
- Những trường hợp không chuyển giao tài sản của NHTM tham gia TCT đó là
trường hợp NHTM tự TCT để hoạt động tốt hơn hoặc trường hợp NHTM bán một
phần cổ phần cho một chủ thể nào đó.
Khi TCT NHTM, việc định giá chính xác các tài sản hữu hình của NHTM là
cần thiết. Vì nó là một trong những tiêu chí quan trọng để xác định giá trị cổ phần mà
các cổ đông trong NHTM sở hữu. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, chưa có khung
pháp lý chung cũng như cơ sở tham chiếu phục vụ cho việc định giá tài sản, tình trạng
thiếu thông tin và các dữ liệu thống kê không đầy đủ, thiếu tính chính xác đã làm cho
vấn đề định giá tài sản của các NHTM trở nên khó khăn. Mọi sự định giá hoàn toàn
phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia TCT NHTM. Chính điều đó làm cho
tình trạng thâu tóm NHTM theo kiểu ép giá có cơ hội để phát triển. Vì thế, nghiên cứu
sinh cho rằng, việc xây dựng một khung pháp lý đầy đủ để định giá đúng giá trị các tài
sản hiện có của các NHTM là rất cần thiết.
116

Pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về việc xác định giá trị của tài sản vô
hình (như công nghệ, thương hiệu, nhãn hiệu, sáng chế công nghiệp…) của doanh
nghiệp nói chung, NHTM nói riêng. Quy định trong điểm a khoản 7, Điều 18 Thông tư
số 127/2014/ TT- BTC ngày 05/09/2014 Hướng dẫn xử lý tài chính và giá trị doanh
nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
có thừa nhận giá trị của thương hiệu (bao gồm nhãn hiệu và tên thương mại) được tính
vào giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản
vô hình chưa theo một chuẩn mực chung. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là điểm
hạn chế của pháp luật Việt Nam112. Nhưng, nghiên cứu sinh cho rằng, việc xác định
giá trị tài sản vô hình sẽ khó có được các tiêu chí chung mang tính định lượng. Bởi vì
chính loại tài sản có những đặc tính không thể định lượng tiêu chí xác định giá trị, cụ
thể: (1) Tính thời điểm (Ví dụ: Phần mềm công nghệ của NHTM tại năm 2018 là rất
mới nên có giá trị cao nhưng đến năm 2020 đã có phần mềm công nghệ khác tốt hơn
thì phần mềm cũ giảm giá trị rất nhiều); (2) Tính phù hợp (Ví dụ: Phần mềm kế toán A
được một NHTM X sử dụng nhưng NHTM Y lại không muốn sử dụng phần mềm đó).
Chính vì vậy, nghiên cứu sinh cho rằng, việc đánh giá giá trị tài sản vô hình trong
NHTM khi TCT cũng chỉ là những quy định mang tính định hướng.
2.3.2. Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
2.3.2.1. Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm khi các ngân hàng thương mại tự tái cấu trúc
Quá trình xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp NHTM tự TCT tuân thủ
những quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm. Thực tế, hiện nay, việc xử lý tài sản
bảo đảm của NHTM không độc lập mà đây là một trong những hoạt động của xử lý
nợ, xử lý nợ xấu. Bản chất của quá trình xử lý tài sản bảo đảm là chuyển tài sản bảo
đảm thành tiền để thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm hoặc dùng chính tài sản bảo đảm
để khấu trừ nợ với bên chủ nợ có bảo đảm. Chúng ta có thể xem xét quá trình xử lý tài
sản bảo đảm của NHTM cổ phần Bản Việt (VCCB) trong Bảng 2.6 dưới đây:

112
Trần Thị Bảo Anh (2018),” Hoàn thiện quy định của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ và sử dụng lao động trong các thương vụ mua lại
và sáp nhập NHTM”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22(374)-tháng 11.
117

Bảng 2.6: Tình hình thực tế xử lý tài sản bảo đảm và thu nợ xấu năm
2017, 2018 tại VCCB
Đơn vị: tỷ đồng
STT Các biện pháp xử lý nợ xấu 2017 2018
Nợ xấu đã bán cho VAMC trước
1 161 271
15/08/2017 (tính theo giá gốc)
1.1 Đôn đốc thu hồi nợ 74 98
1.2 Thu giữ theo Nghị quyết 42/2017/QH14 0 74
1.3 Bán theo giá thị trường 8 27
1.4 Khởi kiện khách hàng vay 79 72
2 Nợ xấu cho vay trước 15/08/2017 229 309
2.1 Đôn đốc thu hồi nợ 133 63
2.2 Bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm 81 101
2.3 Thu giữ theo Nghị quyết 42/2017/QH14 6 84
2.4 Khởi kiện khách hàng vaỵ 9 61
Tổng nợ xấu thu hồi 390 580
(Nguồn: Số liệu xử lý tài sản bảo đảm và thu hồi nợ của VCCB năm 2017 và 2018)
Hiện nay, những quy định pháp luật đang có hiệu lực thi hành hành về xử lý tài
sản bảo đảm tập trung phần lớn trong BLDS 2015, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày
19/3/2021 quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên,
theo quy định chuyển tiếp trong Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021: (1)
Hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập, thực hiện trước ngày Nghị định
số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 có hiệu lực thì áp dụng Nghị định
số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày
22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006; (2) Hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm giao kết trước ngày Nghị định
số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 có hiệu lực (15/05/2021) mà chưa được thực hiện
hoặc đang được thực hiện có nội dung khác với quy định của Nghị định số
21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 thì các bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp
đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm phù hợp với Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày
19/3/2021. Thực tế, hiện nay các loại tài sản bảo đảm tiền vay mà NHTM đang xử lý
sẽ đều là đối tượng của hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm giao kết trước ngày
Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 có hiệu lực thi hành. Vì vậy, khi NHTM
xử lý tài sản bảo đảm phải nghiên cứu, xem xét pháp luật để áp dụng cho phù hợp. Cụ
thể có những trường hợp như sau:
118

- Trường hợp 1: Nếu các bên (NHTM, khách hàng vay tiền) không có thỏa thuận
mới thì việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định trong Nghị định
số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012;
- Trường hợp 2: Nếu các bên (bên NHTM và khách hàng vay tiền) có thỏa
thuận mới về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm tuân theo
quy định của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 thì việc xử lý tài sản bảo
đảm được thực hiện theo quy định của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021.
Theo quy định của Bộ luật dân sư năm 2015, việc xử lý tài sản bảo đảm theo
phương thức nào là do sự thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Theo đó,
NHTM và khách hàng có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản
sau đây: Bán đấu giá tài sản; Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm
nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; Phương
thức khác.Trường hợp không có thỏa thuận của các bên về phương thức xử lý tài sản
bảo đảm thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác113. Thực tế
xử lý tài sản bảo đảm tại các NHTM cho thấy, các phương thức xử lý tài sản mà
NHTM áp dụng nhiều nhất trên thực tế là: Bán đấu giá tài sản; NHTM tự bán tài sản;
NHTM nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.
Trong từng trường hợp cụ thể, NHTM có thể áp dụng một trong ba phương thức xử lý
tài sản bảo đảm kể trên. Cũng có trường hợp, NHTM áp dụng phương thức xử lý tài
sản bảo đảm này không phù hợp thì lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác
(Ví dụ: NHTM đã tiến hành xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức tự bán tài sản.
Nhưng việc tự bán tài sản không đạt kết quả về giá như NHTM mong muốn. Sau đó,
NHTM lại thay đổi phương thức xử lý tài sản này bằng cách chuyển thành tài sản
thuộc sở hữu của NHTM).
Khi NHTM tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo ba phương thức này đều tuân
theo một số quy định chung của pháp luật bao gồm: Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm;
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm: Quy trình xử lý tài sản bảo đảm (Thông báo về
việc xử lý tài sản bảo đảm; Giao tài sản bảo đảm để xử lý; Nhận lại tài sản bảo đảm;
Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm...). Bên cạnh đó, từng
phương thức xử lý tài sản bảo đảm sẽ có những quy định riêng điều chỉnh. Như vậy, ở
phần này, nghiên cứu sinh chia thành hai nội dung nghiên cứu chính đó là: Những quy
định chung về xử lý tài sản bảo đảm (áp dụng cho cả phương thước chuyển thành tài
sản của NHTM, phương thức bán, bán đấu giá tài sản bảo đảm); Những quy định riêng
(áp dụng cho từng phương thức).
a. Những quy định chung

113
Điều 303 BLDS 2015
119

*Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm


Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định trong Nghị định số
163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012.
Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 không còn quy định về nguyên tắc
này. Tuy nhiên, nghiên cứu những quy định trong Nghị định này, chúng ta thấy rằng
việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm và bên nhận
bảo đảm. Bởi vì việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay có liên quan trực tiếp đến lợi ích
của các bên, trong đó chủ yếu gồm bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Nguyên tắc này
đòi hỏi việc xử lý tài sản bảo đảm không được gây thiệt hại cho lợi ích của bên bảo
đảm (với tư cách là chủ tài sản) cũng như lợi ích của bên nhận bảo đảm (với tư cách là
chủ nợ có bảo đảm). Việc chuyển giao tài sản để bán, xác định giá bán, tổ chức bán tài
sản bảm đảm phải công khai, minh bạch và bám sát giá thị trường.
- Nguyên tắc xử lý nhanh chóng, kịp thời, giảm thiểu chi phí trong quá trình xử
lý tài sản. Bởi vì việc tiết kiệm chi phí cho các bên liên quan cũng là tiết kiệm các
nguồn lực xã hội. Để thực hiện được nguyên tắc này, các bên phải giải quyết dứt điểm,
đúng quy trình, thủ tục luật định. Các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm cần được đơn giản
hóa mà vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
- Nguyên tắc ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên. Bởi vì
đây là quan hệ dân sự nên phải tôn trọng tối đa ý chí, nguyện vọng của các bên trong
quan hệ đó. Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải ưu tiên áp dụng các phương thức xử
lý tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên,
trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ, không thể thực hiện được
thì xử lý theo quy định chung của pháp luật.
- Nguyên tắc xác định rõ và thực hiện đúng thẩm quyền xử lý tài sản bảo đảm.
Chủ thể chủ yếu trong quan hệ bảo đảm bao gồm bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm.
Ngoài ra, tùy từng hình thức bảo đảm mà quan hệ bảo đảm có sự xuất hiện thêm của
các chủ thể khác (Ví dụ: Trong quan hệ bảo lãnh gồm có ba bên: NHTM, người vay
tiền và bên bảo lãnh). Pháp luật đã quy định người xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận
bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền. Căn cứ nội dung đã thỏa thuận
trong hợp đồng bảo đảm, người xử lý tài sản bảo đảm có quyền tiến hành xử lý tài sản
bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm.
*Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Thực chất, khi cho khách hàng vay tiền, NHTM luôn tính toán để hạn chế thấp
nhất rủi ro cho mình. Những khoản vay theo hình thức tín chấp thường lãi suất cao và
số tiền cho khách hàng vay không nhiều. Những khoản vay theo hình thức thế chấp (có
120

tài sản bảo đảm) thường lãi suất thấp hơn và số tiền khách hàng được vay nhiều hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho chính mình, NHTM thường cho khách hàng vay
tiền với mức thấp hơn giá trị tài sản bảo đảm. Nhìn vào Biểu đồ 2.5 về thực trạng tài
sản bảo đảm tại các NHTM Việt Nam cuối năm 2019, chúng ta thấy rằng Tỷ lệ tài sản
bảo đảm/Dư nợ cho vay luôn dương.
Biểu đồ 2.5: Thực trạng tài sản bảo đảm tại các NHTM Việt Nam cuối 2019114

Theo quy định của BLDS 2015, NHTM sẽ xử lý tài sản bảo đảm trong những
trường hợp sau đây: Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; Bên có nghĩa vụ phải thực hiện
nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo
quy định của luật; Ngoài ra, trong một số trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc
luật có quy định, NHTM sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm115. Thực tế cho thấy,
NHTM chủ yếu xử lý tài sản bảo đảm theo trường hợp thứ nhất. Thông thường, một
khách hàng khi vay tiền của NHTM sẽ trả nợ theo kỳ hạn nhất định nhưng có trường
hợp đến hạn thanh toán mà người vay tiền không thực hiện nghĩa vụ (trả gốc và lãi).
Trong trường hợp đó, NHTM được xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay.

114
Minh Tâm (2020), “'Soi' tài sản bảo đảm của các ngân hàng thương mại thời suy thoái do Covid-19”, Website: vietnamfinance.vn, Cập
nhật: 09:01 15/04/2020
115
Khoản 1 Điều 299 BLDS 2015
121

Thực tế, có nhiều trường hợp một tài sản được dùng để đảm bảo cho nhiều
nghĩa vụ với nhiều chủ thể khác nhau. Hiện nay, Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày
19/03/2021 có quy định: “Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài
sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài
sản này được xử lý theo quy định đó”116. Như vậy, trong trường hợp này, NHTM (là
một trong những bên nhận bảo đảm) có được tham gia vào quy trình xử lý tài sản bảo
đảm đó không. Nếu như NHTM không được tham gia vào quá trình xử lý tài sản bảo
đảm đó thì quyền lợi của họ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, pháp luật cần có
hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này để đảm bảo quyền bình đẳng của các chủ thể
nhận bảo đảm trong xử lý tài sản bảo đảm.
*Quá trình xử lý tài sản bảo đảm
Tùy từng biện pháp bảo đảm tài sản, có tài sản bảo đảm khi xử lý do NHTM
quản lý (cầm cố tài sản), có tài sản bảo đảm khi xử lý do chủ sở hữu hoặc chủ thể khác
quản lý (thế chấp tài sản). Nhưng thông thường hiện nay, biện pháp bảo đảm hay được
NHTM sử dụng là thế chấp tài sản (chủ yếu là thế chấp quyền sử dụng đất). Theo đó,
NHTM chỉ giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên vay, còn thực tế đất đai,
nhà ở vẫn đang được các khách hàng sử dụng hoặc cho người khác sử dụng. Vì vậy,
khi muốn xử lý tài sản bảo đảm, NHTM phải tiến hành theo từng bước cụ thể.
Bước 1: Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
Hoạt động này được thực hiện trước khi xử lý tài sản bảo đảm. NHTM phải
thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho
bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ
bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có
quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm
khác về việc xử lý tài sản đó. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc
xử lý tài sản bảo đảm theo quy định mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo
đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.Thực tế, mỗi NHTM có một văn bản thông báo
theo mẫu riêng nhưng những nội dung cơ bản mà bản thông báo về việc xử lý tài sản
bảo đảm phải có gồm: (1) Lý do xử lý tài sản; (2) Nghĩa vụ được bảo đảm; (3) Mô tả
tài sản; (3) Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
Bước 2: Giao tài sản bảo đảm để xử lý
Nếu như ở Bước 1, NHTM chủ động ra văn bản thông báo thu hồi tài sản bảo
đảm thì ở Bước 2 NHTM rất khó để chủ động. Vì mặc dù pháp luật quy định: Người
đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để
xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tải sản bảo đảm theo quy định của

116
Khoản 3 Điều 49 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021, quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
122

pháp luật117. Và trong trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên
nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác. Trong Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và Thông tư
Liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 cũng quy định
trong trường hợp bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an
ninh, trật tự nơi công cộng thì NHTM có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ
quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm phối hợp, hỗ trợ trong quá trình
tiến hành thu giữ. Cũng nhiều quan điểm cho rằng, thực tế sự tham gia của các cơ quan
này chưa thực sự phát huy hiệu quả, luôn chỉ mang tính chất chứng kiến118. Vì vậy,
việc xử lý tài sản bảo đảm vẫn trông chờ vào thái độ hợp tác của người quản lý tài sản.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 301 BLDS 2015: Người đang giữ tài sản bảo
đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý. Trường hợp
người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa
án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Như vậy, khi NHTM xử
lý tài sản bảo đảm không được thực hiện thu giữ tài sản mà phải yêu cầu Tòa án giải
quyết. Nghiên cứu sinh cho rằng chính quy định này tạo ra rào cản cho hoạt động xử lý
tài sản bảo đảm. Theo đó, các vụ việc giải quyết tài sản bảo đảm phải thông qua con
đường của Tòa án. Bên cạnh đó, NHTM không thể thực hiện việc khởi kiện để yêu cầu
Tòa án giải quyết riêng về nội dung giao tài sản bảo đảm mà phải thực hiện khởi kiện
về giải quyết việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của tổ chức, cá nhân vay tiền. Theo
đó, xử lý vấn đề giao tài sản bảo đảm được thực hiện cùng với vụ kiện này. Chính điều
đó gây khó khăn cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm của NHTM. Trong nhiều trường
hợp NHTM chỉ muốn xử lý vấn đề tài sản bảo đảm vì xử lý xong tài sản bảo đảm là
NHTM đạt được mục đích thu hồi nợ của mình. Tuy nhiên, để xử lý được tài sản bảo
đảm NHTM buộc phải khởi kiện tại Tòa án về giải quyết tranh chấp tín dụng ngân
hàng. Trong khi thực tế cho thấy, thủ tục Tòa án thường kéo dài, mất nhiều thời gian
và các bên luôn cảm thấy mệt mỏi khi phải “theo kiện”.
Bước 3: Định giá tài sản bảo đảm
Định giá tài sản là khâu rất quan trọng trong xử lý tài sản bảo đảm vì hoạt động
này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NHTM và người vay tiền. Tuy nhiên, hiện
nay, BLDS 2015 mới chỉ đưa ra một vài quy định mang tính nguyên tắc về định giá tài
sản bảo đảm. Cụ thể, các nguyên tắc đó là: (1) Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có
quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài
sản khi xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định

117
Điều 301 BLDS 2015
118
BIDV (2016), “Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền xử lý TSBĐ của TCTD”, Website: thoibaonganhang.vn, Cập nhật:
15:00 - 11/12/2016
123

giá thông qua tổ chức định giá tài sản; (2) Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm
khách quan, phù hợp với giá thị trường; (3) Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại
nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm
trong quá trình định giá tài sản bảo đảm119. Với những quy định này, NHTM và bên
vay tiền rất khó khăn trong việc xác định chính xác giá trị của tài sản bảo đảm (tại thời
điểm xử lý). Thực tế cho thấy, việc thẩm định giá trị tài sản bảo đảm thường thông qua
tổ chức thẩm định do NHTM lựa chọn. Tổ chức thẩm định đưa ra giá trị của tài sản
bảo đảm và NHTM thông báo kết quả thẩm định cho bên vay tiền, bên bảo đảm. Nếu
bên bảo đảm, bên vay tiền có ý kiến thì hai bên mới tiến hành thỏa thuận lại, thẩm định
lại. Vậy, giả sử các bên không thống nhất được giá trị của tài sản bảo đảm thì quá trình
xử lý tài sản bảo đảm sẽ kéo dài. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM,
quá trình TCT NHTM. Nghị định số 61/2017/NĐ-CP ngày 16/05/2017 cũng chưa có
quy định cụ thể về nội dung này. Nghiên cứu sinh cho rằng, việc xây dựng một cơ chế
thẩm định giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp này dựa trên nguyên tắc tôn trọng
sự thỏa thuận và quyền lợi của các bên là cần thiết.
Bước 4: Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm
Sau khi NHTM xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được có thể lớn hơn, bằng
hoặc thấp hơn nghĩa vụ của bên bảo đảm. BLDS 2015 đã có quy định về việc thanh
toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm. Những chi phí mà NHTM sẽ trừ đi
trước khi thực hiện thanh toán là chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế
chấp. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị
nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.Trường
hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ
được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ
không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên
nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần
nghĩa vụ chưa được thanh toán.
*Phương thức xử lý tài sản
Sau khi tiến hành thu hồi tài sản NHTM tiến hành xử lý tài sản bảo đảm. Hiện
nay, BLDS 2015 có quy định về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm cơ bản gồm:
Chuyển thành tài sản của NHTM; Bán tài sản bảo đảm; Bán đấu giá tài sản bảo đảm.
Những nội dung cơ bản của pháp luật trong phần này được nghiên cứu sinh làm rõ ở
Mục b. (Những quy định riêng). Xét đến cùng, các phương thức xử lý tài sản bảo đảm
thực chất là biến các tài sản bảo đảm thành tiền để thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm
(NHTM) hoặc dùng chính tài sản bảo đảm để khấu trừ nợ với bên chủ nợ có bảo đảm.

119
Điều 306 BLDS 2015
124

b. Những quy định riêng


*Đối với trường hợp chuyển tài sản bảo đảm thành tài sản của NHTM
Theo quy định tại Điều 305 BLDS 2015, đây được gọi là thủ tục NHTM “Nhận
chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm”. Tuy
nhiên, theo quy định của pháp luật, NHTM chỉ được chuyển tài sản bảo đảm thành tài
sản của mình khi có sự đồng ý bằng văn bản của bên bảo đảm (khách hàng vay tiền).
Sự đồng ý này có thể xác lập từ khi giao kết hợp đồng bảo đảm hoặc sau đó. Như vậy,
trong trường hợp không có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng thì NHTM không
thể thực hiện thủ tục chuyển tài sản bảo đảm thành tài sản của mình. Thực tế, khi soạn
thảo hợp đồng tín dụng cho vay, NHTM sẽ soạn cả hợp đồng bảo đảm thực hiện khoản
vay và có kèm điều khoản với nội dung bên bảo đảm đồng ý cho NHTM chuyển tài
sản bảo đảm thành tài sản của NHTM khi bên bảo đảm không thực hiện đúng nghĩa vụ
với NHTM.
Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện những quy định này, NHTM gặp không ít
những khó khăn. Bởi vì cũng theo quy định của BLDS 2015: “Trường hợp giá trị của
tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải
thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm
nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở
thành nghĩa vụ không có bảo đảm”120. Việc xác định giá trị tài sản như nào rất khó và
hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước. Bởi vì, khi NHTM và
người vay tiền ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm thực hiện khoản vay thì
NHTM đã tiến hành thẩm định giá trị tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, sau một khoảng thời
gian giá trị tài sản bảo đảm có thể tăng lên hoặc giảm đi. Hiện nay, pháp luật chưa có
quy định về hướng dẫn về quy trình thẩm định giá trị tài sản mà có sự tham gia của
bên bảo đảm. Nếu chỉ để NHTM tự đánh giá giá trị tài sản thì sẽ thiếu khách quan và
không đảm bảo công bằng cho bên khách hàng.
BLDS 2015 quy định: “Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển
quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật”121. Quy định
này hoàn toàn hợp lý bởi vì tại thời điểm xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản đó chưa
thuộc quyền sở hữu của NHTM. NHTM muốn trở thành chủ sở hữu của tài sản đó phải
cần thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu và phía bên bảo đảm (thường là chủ sở
hữu) phải có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục để chuyển quyền sở hữu tài sản cho
NHTM. Tuy nhiên, giả sử phía bên bảo đảm không thiện chí thực hiện nghĩa vụ này
thì rất khó khăn cho NHTM trong việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản.

120
Khoản 3 Điều 305 BLDS 2015
121
Khoản 4 Điều 305 BLDS 2015
125

*Đối với trường hợp bán, bán đấu giá tài sản bảo đảm
Về nội dung này đã có quy định tại Điều 304 BLDS 2015 (Bán tài sản cầm cố,
thế chấp). Theo đó, việc bán đấu giá tài sản bảo đảm phải tuân thủ các quy định pháp
luật về bán đấu giá, việc bán tài sản bảo đảm tuân thủ theo quy định của BLDS 2015.
Về bản chất, việc bán tài sản hoặc bán đấu giá tài sản bảo đảm là chuyển quyền sở hữu
tài sản từ bên bảo đảm cho người khác. Nếu việc chuyển quyền sở hữu thông thường
thì chủ sở hữu có toàn quyền bán, bán đấu gia. Nhưng tài sản bảo đảm để thực hiện
nghĩa vụ với NHTM nên quyền của chủ sở hữu chuyển sang cho NHTM.
Đối với phương thức bán đấu giá tài sản bảo đảm, pháp luật đã quy định rõ ràng
rằng là theo trình tự, thủ tục công khai. Tuy nhiên, việc bán đấu giá tài sản để xử lý nợ
còn hạn chế do bên bảo đảm/bên giữ tài sản bảo đảm không bàn giao tài sản để bán
đấu giá. Thực tế, đã có những trường hợp tài sản được bán đấu giá trước khi bàn giao,
hoặc đã bàn giao về thủ tục pháp lý nhưng không thể bàn giao thực tế… Sau khi bán
đấu giá, bên thế chấp kiện yêu cầu hủy Hợp đồng bán đấu giá, hủy Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cấp cho người
mua. Còn nên trúng đấu giá khởi kiện vì không thể bàn giao nhà đã làm thủ tục bán
đấu giá phát sinh tranh chấp kéo dài. Nguyên nhân là do quy định của pháp luật và cơ
chế của nhà nước chưa khắt khe với bên bảo đảm/bên giữ tài sản bảo đảm trong việc
thực hiện nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm để xử lý cho bên nhận bảo đảm.
Đối với trường hợp bán tài sản bảo đảm, mặc dù BLDS 2015 đã quy định: “Sau
khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực
hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên
mua tài sản”122. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, chủ sở hữu tài sản không hợp tác để
chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua gây khó khăn rất lớn cho phía NHTM. Mặc
dù khi soạn thảo hợp đồng tín dụng (thường là hợp đồng mẫu của NHTM), NHTM
luôn có điều khoản về trường hợp khi xử lý tài sản bảo đảm nếu người bảo đảm không
thiện chí thực hiện các nghĩa vụ thì NHTM có toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm. Tuy
nhiên, trên thực tế, nhiều cơ quan nhà nước chưa thống nhất áp dụng cách xử lý trong
trường hợp này. Tức là nhiều cơ quan vẫn yêu cầu phải có sự đồng ý của chủ sở hữu
hoặc có văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho NHTM thì NHTM mới được làm thủ
tục chuyển nhượng tài sản bảo đảm cho người khác. Giải quyết khó khăn này, Nghị
định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 đã có quy định: “Bên nhận bảo đảm thực
hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì
không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm”123. Tuy nhiên,
những hợp đồng bảo đảm trước đây được ký kết trên cơ sở quy định của Nghị định số

122
Khoản 2 Điều 304 BLDS 2015
123
Khoản 2 Điều 49 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
126

163/2006/NÐ-CP ngày 29/12/2006. Trong khi đó, điều khoản chuyển tiếp chỉ quy định
rằng: (1) Hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập, thực hiện trước ngày
Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng theo Nghị định trước; (2) Hợp đồng bảo đảm,
biện pháp bảo đảm mà chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện có nội dung
khác với quy định của Nghị định này thì các bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung
hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm phù hợp với Nghị định này và để áp dụng quy
định của Nghị định này. Vậy, NHTM cũng không thể có toàn quyền thực hiện giao
dịch chuyển nhượng tài sản cho người khác vì vẫn cần sự thỏa thuận của chủ sở hữu.
Ngoài ra, thực tiễn NHTM khi cho khách hàng vay tiền còn áp dụng một hình
thức bảo đảm nữa đó là bảo lãnh bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba. Tức là người
thứ ba cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng nếu như khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ với NHTM. Để đảm bảo cho việc bảo lãnh
của mình bên thứ ba có thế chấp một tài sản. Việc làm này của NHTM không vi phạm
pháp luật, đạo đức xã hội. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành chưa có quy
định về xử lý tài sản trong trường hợp này. Nên thực tiễn tại mỗi NHTM áp dụng cách
thức giải quyết khác nhau với trường hợp này tạo nên sự thiếu thống nhất, đồng bộ124.
2.3.1.2. Pháp luật về chuyển giao tài sản bảo đảm trong trường hợp kiểm soát đặc
biệt, mua bán, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại
Hiện nay, kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương VIII
của Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Thông tư số 36/2015/TT-
NHNN ngày 31/12/2015 quy định việc tổ chức lại TCTD và Thông tư số 11/2019/TT-
NHNN ngày 02/8/2019 quy định về kiểm soát đặc biệt đối với TCTD. Bản chất của
việc NHNN kiểm soát đặc biệt NHTM là chuyển giao toàn bộ NHTM cho NHNN với
giá 0 đồng. Sự chuyển giao này xét cả về mặt pháp lý và thực tế. Như vậy, tài sản bảo
đảm của NHTM cũng được chuyển giao cho NHNN với giá 0 đồng. Trường hợp kiểm
soát đặc biệt thì tất cả khoản nợ, tài sản, quyền, nghĩa vụ của NHTM được định giá
bằng 0. Mặc dù về bản chất kiểm soát đặc biệt không phải là NHNN mua lại toàn bộ
số cổ phần thuộc quyền sở hữu của tất cả cổ đông, nhưng tất cả cổ đông của NHTM bị
chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông là chưa có cơ sở pháp lý vững
chắc. Như vậy, trong trường hợp này, tài sản bảo đảm của NH bị kiểm soát đặc biệt
cũng được định giá bằng 0 đồng. Về trình tự, thủ tục chuyển giao tài sản bảo đảm
được thực hiện cùng với việc chuyển giao toàn bộ NHTM cho NHNN. Trên thực tế đã
có những trường hợp NHNN mua lại NHTM hoạt động yếu kém với giá 0 đồng. Ví dụ
như trường hợp NHNN mua lại Ngân hàng cổ phần Dầu khí toàn cầu (GPBank) với
giá 0 đồng. Theo đó, từ năm năm 2012, thanh tra NHNN đã phát hiện nhiều yếu kém,

124
Lại Hiệp Phong (2020), “Trình tự xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng”, Website: tapchitoaan.vn, Cập nhật: 29/09/2020 - 14:50
127

rủi ro trong hoạt động của GPBank. Ngân hàng thua lỗ trong kinh doanh, âm vốn chủ
sở hữu và quản trị, điều hành kém hiệu quả. Trong ba năm qua, GPBank được tạo điều
kiện để tự TCT, song theo NHNN đơn vị đã không trình được phương án khả thi và
tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém. Do vậy, NHNN đã đưa GPBank vào diện kiểm soát đặc
biệt, đồng thời yêu cầu thuê tổ chức độc lập kiểm toán và định giá tài sản để xác định
giá trị thực của vốn điều lệ, từ đó tăng vốn đảm bảo an toàn hệ thống đúng quy định.
Qua ba lần tổ chức, đại hội cổ đông bất thường của GPBank không thành công, ngân
hàng cũng không đề xuất được giải pháp khả thi về tăng vốn điều lệ. Sau đó, NHNN ra
quyết định mua lại GPbank với giá 0 đồng125. NHNN tiếp nhận toàn bộ quyền, nghĩa
vụ, tài sản của GPbank và chuyển đổi GPbank thành NHTM TNHH một thành viên
Dầu khí toàn cầu.
Trong trường hợp mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM thì xử lý tài sản bảo đảm
thường sẽ được tiến hành chuyển giao cho bên thứ ba (NHTM sau khi hợp nhất, sáp
nhập). Ðối với tài sản bảo đảm là động sản, phần lớn NHTM chuyển giao trực tiếp tài
sản trên cho chủ thế mới sau khi mua bán hợp nhất, sáp nhập NHTM. Đối với tài sản
là bất động sản, NHTM chuyển giao hợp đồng thế chấp, Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho NHTM mới. Việc chuyển giao tài sản bảo đảm được NHTM thực hiện
cùng “trọn gói” với chuyển giao nợ, nợ xấu. Tuy nhiên, trong trường hợp này có
những vấn đề thực tiễn và pháp lý đặt ra như sau và cần có quy định để điều chỉnh:
Thứ nhất, NHTM có được quyền chuyển giao tài sản bảo đảm như vậy không?
Bởi vì thực chất NHTM không phải là chủ sở hữu của những tài sản bảo đảm này.
Việc tiến hành TCT theo hình thức sáp nhập, hợp nhất, mua bán là ý chí của các
NHTM. Nhưng do NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ vì vậy hoạt động cho vay của
NHTM không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của chính NHTM mà còn ảnh hưởng đến
quyền lợi của người vay tiền. Vì vậy, NHTM không thể tự mình quyết định việc
chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ đó cho NHTM khác.
Khách hàng có được quyền bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình trong trường hợp này
không? Theo đó, khách hàng tham gia quan hệ vay tiền mang tính chất dân sự, thương
mại. Vì lý thuyết họ hoàn toàn có quyền tự do, thỏa thuận với NHTM về các quyền và
nghĩa vụ liên quan. Nếu như vậy, khác hàng cũng có quyền đồng ý hoặc không đồng ý
việc chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ vay tiền của họ cho NHTM khác. Tuy nhiên,
nếu như pháp luật để cho họ tự do bày tỏ nguyện vọng như vậy thì có thể ảnh hưởng
tiêu cực tới quá trình TCT NHTM và thông qua đó ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống tài
chính. Tuy nhiên, việc xây dựng những quy định pháp luật theo hướng nào cũng phải
dựa trên cơ sở lý luận vững chắc và vì lợi ích công cộng. Hiện nay, Thông tư số

125
Kỳ Duyên (2015), “NHNN mua lại GPBank với giá 0 đồng”, Website: vnexpress.net, Cập nhật: 7/7/2015
128

36/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định về tổ chức lại TCTD có quy định:
“Hợp đồng sáp nhập, hợp nhất phải được các TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất gửi
đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
NHNN chấp thuận nguyên tắc sáp nhập, hợp nhất TCTD”126. Như vậy, NHTM không
cần thiết phải lấy ý kiến của chủ nợ (thường là chủ sở hữu của tài sản bảo đảm) khi
mua bán, sáp nhập, hợp nhất.
Mục 2.2.2. chỉ ra rằng quy định này của Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày
31/12/2015 rất khó thực hiện bởi số lượng chủ nợ của NHTM rất lớn và hợp đồng sáp
nhập, hợp nhất NHTM có nhiều nội dung thuộc về bí mật kinh doanh nên việc gửi cho
từng chủ nợ (và người lao động) là rất khó khăn và không cần thiết.
Thứ hai, khi chuyển giao toàn bộ tài sản bảo đảm cho NHTM khác thì việc định
giá những tài sản bảo đảm này rất quan trọng. Vì giá trị của tải sản bảo đảm là một
trong những tiêu chí có ý nghĩa lớn để xác định giá trị khoản nợ và giá trị cổ phần của
NHTM. Nhiều khoản nợ của NHTM đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Những tài sản thế
chấp này đã được định giá từ thời điểm NHTM làm thủ tục cho khách hàng vay tiền.
Nhưng thực tiễn cho thấy, thường NHTM định giá tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị
thực của tài sản để hạn chế rủi ro cho chính mình. Ngoài ra, giá trị tài sản bảo đảm có
thể tăng lên (thường quyền sử dụng đất sẽ tăng) hoặc giảm đi (thường tài sản có tính
khấu hao cao như ô tô, xe máy…). Vì thế, tại thời điểm NHTM cho khách hàng vay
giá trị của tài sản thế chấp khác với thời điểm mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM.
Các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM đang thiếu
những quy định hướng dẫn cách xác định giá trị tài sản bảo đảm.

126
Khoản 3 Điều 21 Thông tư số 36/2015/ TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng.
129

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


1. Thời gian qua, nhà nước đã xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật về
XLTC khi TCT các NHTM làm cơ sở cho các chủ thể khác thực hiện đúng quyền và
nghĩa vụ của mình đảm bảo quá trình TCT diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên,
Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) còn thiếu nhiều quy định về
TCT các TCTD (trong đó có NHTM) nói chung, về XLTC khi TCT các TCTD (trong
đó có NHTM) nói riêng. Nhiều quy định về XLTC khi TCT NHTM còn được ban hành
mà nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, thay thế gây khó khăn cho việc áp dụng.
2. Pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu khi TCT các NHTM phải đảm bảo quy định
của pháp luật về vốn pháp định (tối thiểu 3.000 tỷ đồng), các quy định về tránh tập
trung kinh tế, quy định nhằm đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn tối đa của các cổ đông sau khi
TCT các NHTM. Tuy nhiên, hiện nay các quy định pháp luật về xác định giá trị cổ
phần của NHTM tham gia TCT còn bỏ ngỏ.
3. Nhiều quy định về huy động vốn của NHTM còn bất cập như chưa quy định rõ
quyền và nghĩa vụ của NHTM và người gửi tiền, pháp luật hạn chế quyền gửi tiền tiết
kiệm của tổ chức, các quy định về hợp đồng mẫu chưa chặt chẽ… Trường hợp xử lý
vốn huy động khi kiểm soát đặc biệt, mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM thì pháp
luật đã xác định trình tự, thủ tục chuyển giao toàn bộ NHTM đồng thời là chuyển giao
toàn bộ quyền và nghĩa vụ trong quan hệ huy động vốn của NHTM. Nhưng có những
nội dung mà pháp luật cần bỏ ngỏ như không quy định nghĩa vụ thông báo của NHTM
cho chủ thể gửi tiền, chủ thể mua giấy tờ có giá, chủ thể cho NHTM, chưa có quy định
mang tính định hướng việc giải quyết quyền lợi cho khách hàng khi NHTM TCT…
4. Pháp luật về xử lý nợ xấu khi NHTM TCT được nghiên cứu ở hai trường hợp:
Trường hợp NHTM tự TCT và trường hợp kiểm soát đặc biệt, mua bán, hợp nhất
NHTM. Những thành công của pháp luật lĩnh vực này trong thời gian qua đã góp phần
các NHTM giải quyết một số lượng nợ xấu nhất định. Tuy nhiên, việc mua bán nợ xấu
NHTM cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ nào; thiếu các quy định để đảm bảo hoạt
động của VAMC hiệu quả; quy định để phát triển thị trường nợ xấu còn vắng bóng…
5. Với ngành nghề kinh doanh đặc thù là ngành dịch vụ, tài sản thuộc sở hữu của
NHTM không có nhiều và không đặt ra những vấn đề bức thiết cần phải xử lý khi
TCT. Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm khi NHTM tự TCT đã có nhiều thành tựu
đáng ghi nhận đã góp phần tháo gỡ những khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm cho
các NHTM, giúp NHTM thu hồi nợ và TCT thành công. Tuy nhiên, pháp luật về nội
dung nà còn nhiều bất cập như: Chưa có các cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước
với NHTM để yêu cầu chủ sở hữu tài sản bảo đảm, người quản lý tài sản bảo đảm giao
tài sản bảo đảm để xử lý; thiếu các quy định về định giá tài sản bảo đảm.
130

Chương 3
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI TÁI CẤU TRÚC
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC THI
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực thi
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại và nâng cao hiệu quả thực thi nhằm thể chế quan điểm, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam về tái cấu trúc ngân hàng thương mại
Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo, các quan điểm, đường lối của
Đảng đi vào cuộc sống thông qua việc thể chế hóa thành các quy định của pháp luật.
Tại Đại hội Đảng VIII (6/1996) đã xác định nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó, các NHTM giữ vai
trò trung gian thanh toán và tác động trực tiếp đến mọi ngành nghề trong xã hội. Đảng
Cộng sản Việt Nam nhận thức được vấn đề đó đã luôn quan tâm tới hoạt động của các
NHTM. Đặc biệt, khi nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới đối mặt với nhiều
thách thức, khó khăn, Đảng đã luôn sát sao và kịp thời đưa ra các chiến lược chỉ đạo
nhằm giải quyết những khó khăn cho các NHTM và cũng để giúp ổn định thị trường
tài chính quốc gia. Từ cuối những năm 1990 đầu những năm 2000, nhiều cuộc khủng
hoảng kinh tế diễn ra ở một số quốc ra và nhanh chóng lan rộng. Trước hoàn cảnh đó,
có nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp nhằm TCT hệ thống NHTM. Đảng Cộng
sản Việt Nam cũng đã nhanh chóng bắt kịp tình hình và chỉ đạo thực hiện công tác
này. Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thể hiện rõ một trong những phương
hướng, nhiệm vụ là: “Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ thống NHTM
và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước; cơ cấu lại và giải
quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an toàn nợ công”. Báo cáo chính trị đã chỉ ra
nhiệm vụ cấp bách là phải cơ cấu lại thị trường tài chính và trong đó NHTM là một
trong những đối tượng được quan tâm hàng đầu. Thực tế cho thấy, quan điểm này của
Đảng Cộng sản Việt Nam nhanh chóng được thể chế hóa trong nhiều văn bản quy
phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính quan điểm này của
Đảng đã chi phối rất lớn đến nội dung của pháp luật về XLTC khi TCT NHTM. Theo
đó, XLTC là một trong những nội dung trọng tâm của TCT NHTM. Trong XLTC, vấn
đề nợ xấu cần có các biện pháp giải quyết dứt điểm. Đây có thể được coi là nội dung
quan trọng nhất trong XLTC khi TCT NHTM. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần
nhanh chóng có các biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn để đẩy nhanh công tác
131

xử lý nợ xấu. Điều đó vừa tránh giúp các NHTM thoát khỏi tình trạng khủng hoảng,
nguy cơ đổ vỡ, vừa thúc đẩy quá trìn phục hồi kinh tế - xã hội nói chung.
3.1.2. Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại cần
được pháp điển hóa
Hiện nay, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm XLTC
khi TCT các NHTM. Như đã phân tích ở Chương 3 của luận án, các quy phạm pháp
luật về nội dung này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhiều quy định được ban
hành kịp thời để giải quyết các vấn đề liên quan đến xử lý vốn, xử lý tài sản và xử lý
nợ xấu. Điều đó thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới vấn đề TCT các NHTM nói
chung, XLTC khi TCT các NHTM nói riêng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các
chủ thể liên quan đến hoạt động XLTC khi TCT các NHTM thực hiện đầy đủ quyền
và nghĩa vụ pháp lý của mình.
Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể, hệ thống pháp luật về XLTC khi TCT các
NHTM chưa toàn diện, còn nhiều mâu thuẫn gây khó khăn cho quá trình XLTC khi
TCT các NHTM. Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân lớn cản trở quá
trình TCT các NHTM. Đặc biệt, chúng ta chưa có văn bản luật chuyên biệt về TCT các
NHTM (trong đó có XLTC). Các quy định pháp luật về TCT các NHTM (trong đó có
XLTC) nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau và chủ yếu là các văn bản dưới luật
(Nghị định, Thông tư, Quyết định…) nên hiệu lực điều chỉnh còn thấp. Việc xây
dựng một văn bản luật chuyên biệt về TCT các NHTM là cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cần xem xét trên nhiều phương diện để xác định rất nhiều các
vấn đề liên quan khi xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật chuyên biệt về TCT.
Những vấn đề đó gồm: sẽ ban hành loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Nội dung
chính của văn bản đó ra sao? Vấn đề XLTC khi TCT NHTM có cần thiết phải được
xây dựng thành một văn bản chuyên biệt riêng hay chỉ cần xây dựng thành một phần
(Chương, Mục) trong một văn bản quy phạm pháp luật nào đó? Để xác định được
những nội dung kể trên, các nhà làm luật cần xem xét dưới nhiều phương diện khác
nhau như: Mức độ quan trọng của XLTC khi TCT các NHTM đối với kinh tế, chính
trị, xã hội của quốc gia; Thời gian tồn tại của những quan hệ xã hội phát sinh trong
XLTC khi TCT các NHTM là bao lâu và có thường xuyên hay không?
3.1.3. Xử lý tài chính phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của tái cấu trúc
các ngân hàng thương mại
Khi TCT, các NHTM phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như XLTC, cơ
cấu lại bộ máy nhân sự, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh… Như vậy, XLTC
không phải toàn bộ quá trình TCT NHTM nhưng là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình
này. Bởi vì, XLTC quyết định sự thành công hoặc thất bại của quá trình TCT các
132

NHTM. XLTC tác động trực tiếp đến các hoạt động khác bởi vì quan hệ sở hữu quyết
định quan hệ quản lý, vốn quyết định đến quá trình kinh doanh. Ngoài ra, việc xử lý nợ
xấu còn được xem như là yếu tố quyết định việc phục hồi hoạt động kin doanh của
NHTM. Với vai trò như vậy, XLTC phải được xác định là nhiệm vụ trong tâm của quá
trình TCT các NHTM. Nhiều văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng thể
hiện rõ định hướng này. Cụ thể, trong Quyết định Số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 về
việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030 có xác định mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021 – 2025 như
sau: Phấn đấu đến cuối năm 2025: “Có ít nhất từ 2 - 3 NHTM nằm trong tốp 100 ngân
hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á và 3 - 5 ngân hàng niêm yết cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài; Tất cả các NHTM áp dụng Basel II
theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp
nâng cao tại NHTM Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng
quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn; Tăng tỷ
trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM
lên khoảng 16 - 17%; Nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD dưới 3%”. Theo đó, những
quy định của pháp luật phải thể hiện nội dung này theo hướng:
- Nhà nước cần bổ sung ngay những quy định còn thiếu về XLTC khi TCT các
NHTM nhằm đảm bảo cho các NHTM có hướng giải quyết những vấn đề đang cản trở
quá trình TCT.
- Những quy định pháp luật về XLTC sẽ luôn gắn liền với những quy định về
thực hiện các hoạt động khác trong TCT các NHTM. Ví dụ: Quy định về định giá cổ
phần phải gắn liền với quy định về tổ chức bộ máy nhân sự sau khi TCT NHTM.
- Dù hoạt động XLTC là nhiệm vụ trọng tâm khi TCT các NHTM nhưng
không phải toàn bộ quá trình này nên những quy định về xử lý tài khi TCT các
NHTM thuộc văn bản quy phạm pháp luật về TCT các NHTM. Tuy nhiên, do tính
chất phức tạp và quan trọng của hoạt động XLTC khi TCT các NHTM nên những
quy định pháp luật về vấn đề này thường chiếm số lượng lớn trong văn quy phạm
pháp luật về TCT các NHTM.
- Có nhiều quy định về hoạt động khác trong TCT các NHTM (TCT bộ máy
nhân sự, phục hồi hoạt động kinh doanh…) phụ thuộc vào quy định về XLTC khi TCT
các NHTM.
3.1.4. Nhà nước được phép can thiệp vào quá trình xử lý tài chính khi tái cấu trúc
các ngân hàng thương mại
Nhìn nhận từ kinh nghiệm của các quốc gia đi trước và từ thực tiễn ở Việt Nam
cho thấy việc TCT các NHTM nói chung, XLTC khi TCT các NHTM nói riêng muốn
133

thành công thì cần có sự can thiệp đáng kể của nhà nước. Tất nhiên, sự can thiệp của
nhà nước và qua trình này là vì lợi ích chung cho toàn bộ hệ thống tài chính và nền
kinh tế quốc gia. Lý do:
- XLTC khi TCT các NHTM là hoạt động mang tính cụ thể của chính các NHTM
tham gia TCT. Tuy nhiên, hoạt động đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các
NHTM và thông qua đó tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự an toàn của hệ thống tài
chính quốc gia. Như vậy, nhà nước với vai trò là người quản lý nhằm hướng đến lợi ích
cho số đông thì tất yếu phải can thiệp vào quá trình XLTC khi TCT các NHTM. Sự can
thiệp của nhà nước giúp các NHTM XLTC thành công và bảo vệ toàn bộ nền kinh tế.
- XLTC khi TCT các NHTM là một lĩnh vực tương đối mới mẻ. Lĩnh vực này
diễn ra trên thế giới và ở Việt Nam được khoảng 10 năm trở lại đây. Hơn nữa, TCT
NHTM nói chung, XLTC khi TCT các NHTM nói riêng không phải là hoạt động
mang tính thường xuyên của các NHTM. Vì vậy, những quy định pháp luật điều chỉnh
quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này còn rất ít. Trong một số trường hợp cụ thể,
việc XLTC khi TCT các NHTM phải có sự can thiệp trực tiếp, kịp thời của cơ quan
quản lý nhà nước để giải quyết những vấn đề phát sinh mà chưa có quy định điều
chỉnh hoặc có quy định điều chỉnh rồi nhưng không khả thi.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu các NHTM hoạt động yếu kém đến mức
có nguy cơ phá sản và gần như các giải pháp về mua bán, sáp nhập, hợp nhất với các
NHTM (hoặc TCTD) khác không khả thi thì nhà nước còn có thể trở thành chủ thể tiến
hành TCT NHTM đó (mua lại với giá 0 đồng). Việc can thiệp đó giúp phục hồi hoạt
động kinh doanh của NHTM hoạt động yếu kém và giúp bảo vệ nền kinh tế quốc gia.
Nhà nước can thiệp vào quá trình XLTC khi TCT các NHTM theo hai hướng:
(1) Can thiệp gián tiếp thông qua việc xây dựng những quy định pháp luật, chính sách
trong XLTC khi TCT NHTM. Lúc này, nhà nước với vai trò là người quản lý vĩ mô sẽ
xem xét trên nhiều phương diện lý luận và thực tiễn để đưa ra những quy định phù hợp
nhất; (2) Can thiệp trực tiếp với những trường hợp cần kiểm soát đặc biệt. NHNN với
vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng sẽ hỗ trợ
những NHTM bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
3.1.5. Pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại phải
đặt trong mối quan hệ tổng thể với lĩnh vực pháp luật khác và phải phù hợp với yêu
cầu hội nhập quốc tế
Trong hệ thống pháp luật sự phân chia giữa các lĩnh vực pháp luật chỉ mang
tính chất tương đối, không có lĩnh vực pháp luật nào độc lập tuyệt đối. Các lĩnh vực
pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Pháp luật về XLTC khi TCT
các NHTM có quan hệ mật thiết với pháp luật tài chính – ngân hàng, pháp luật
134

doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật dân
sự… Chính vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật về XLTC khi
TCT các NHTM phải thống nhất với các lĩnh vực kể trên. Điều đó tránh được sự
mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp giữa các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Đặc biệt, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM phải tuân thủ các nguyên tắc của
pháp luật về tài chính – ngân hàng.
Ngoài ra, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM phải phù hợp với yêu cầu hội
nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế và khu vực đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với pháp luật
Việt Nam nói chung và pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM nói riêng. Những
quy định của pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM cần phải đảm bảo phù hợp với
những thông lệ quốc tế, tạo lập sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đây cũng là điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài vào quá trình TCT các NHTM nói chung.
Bên cạnh đó, pháp luật XLTC khi TCT các NHTM phải là công cụ để Việt Nam
thể hiện việc thực hiện các nghĩa vụ trong các cam kết quốc tế, công ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên. Việt Nam là thành viên của Công ước Basel II (là phiên bản
thứ hai của Hiệp ước Basel của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng). Công ước này
xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng
cường hệ thống tài chính. Như vậy, trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật về
XLTC khi TCT các NHTM, nhà làm luật cần tham khảo những tiêu chuẩn của Basel II
để xây dựng những quy định đảm bảo tiệm cần dần với những tiêu chuẩn này.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân
hàng thương mại ở Việt Nam
3.2.1. Bổ sung một số Điều luật cho Chương VIII của Luật Các tổ chức tín dụng
Hiện nay, về mặt hình thức (nguồn) của văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến vấn đề XLTC khi TCT các NHTM có những vấn đề nổi cộm như sau:
Thứ nhất, quy định trong Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) còn sơ sài về TCT các TCTD nói chung và XLTC khi TCT TCTD (trong đó có
NHTM) nói riêng. Những quy định này tập trung chủ yếu ở Chương VIII: KIỂM
SOÁT ĐẶC BIỆT, TỔ CHỨC LẠI, PHÁ SẢN, GIẢI THỂ, THANH LÝ TCTD (Từ
Điều 145 đến Điều 157 tương ứng với 13 Điều). TCT TCTD (trong đó có NHTM) là
quá trình cần thiết để đảm bảo tính an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính. Tuy
nhiên, TCT TCTD nói chung, TCT NHTM nói riêng cũng là quá trình phức tạp cần có
hành lang pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh hết những quan hệ xã hội phát sinh. Với số
lượng không nhiều Điều trong Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
như hiện nay thì nhiều nội dung về TCT các TCTD chưa được quy định.
135

Thứ hai, trong khi Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
chưa có nhiều quy định về TCT các TCTD, XLTC khi TCT các TCTD nhưng yêu cầu
thực tiễn đã đặt ra bức thiết về xây dựng, ban hành pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Trong bối cảnh đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật dưới hình thức văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư, Quyết
định…) để kịp thời điều chỉnh những vấn đề mà thực tế TCT các TCTD đặt ra. Các
văn bản quy phạm pháp luật này ra đời trong điều kiện “vội vàng” như vậy nên nhiều
quy định nhanh chóng lỗi thời. Và cơ quan nhà nước lại tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay
thế những văn bản quy phạm pháp luật đó. Chính vì vậy, trong thời gian qua, có rất
nhiều các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề về TCT các TCTD được ban
hành, thay thế, sửa đổi, bổ sung. Điều đó gây khó khăn cho quá trình theo dõi, áp
dụng. Ví dụ, riêng vấn đề tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu, trong một thời gian ngắn đã có
những văn bản được ban hành như sau:
- Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN Việt
Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 của Thống đốc NHNN Việt
Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày
20/11/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 của Thống đốc NHNN Việt
Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày
20/11/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tư số 16/2018/TT-NHNN ngày 31/7/2018 của Thống đốc NHNN Việt
Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày
20/11/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Điều 4 Thông tư số 13/2019/TT-NHNN ngày 21/8/2019 của Thống đốc
NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư có liên quan đến việc
cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cho đến khi Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định các
giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài có hiệu lực thì những văn bản quy phạm pháp luật nêu trên mới hết hiệu
lực thi hành. Trong một thời gian ngắn mà có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về
một nội dung được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế liên tục thì gây khó khăn rất
lớn cho người áp dụng luật. Vì thế, nhu cầu tất yếu là phải pháp điển hóa các văn bản
136

quy phạm pháp luật về TCT các TCTD nói chung, XLTC khi TCT các TCTD nói
riêng (trong đó có áp dụng cho NHTM). Nghiên cứu sinh đề xuất giải pháp cụ thể về
vấn đề này như sau:
1. Các nhà làm luật phải xây dựng một Chương riêng về TCT các TCTD trong
Luật Các TCTD.
- Về tên gọi, Chương này được đổi tên thành: “TÁI CẤU TRÚC CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG”.
- Chương này có nội dung chủ yếu gồm: Các trường hợp TCT các TCTD (Tự
TCT; Mua bán, hợp nhất, sáp nhập TCTD; Các biện pháp TCT TCTD (TCT nguồn
nhân lực; TCT hoạt động kinh doanh; XLTC; các hoạt động khác). Trong đó, các điều
khoản về XLTC mang tính trọng tâm với các nội dung chủ yếu gồm: Xử lý vốn; Xử lý
nợ xấu; Xử lý tài sản. Với nội dung trọng tâm như vậy, Chương này tạo ra hành lang
pháp lý cần thiết để các chủ thể có liên quan có thể thực hiện hoạt động XLTC khi
TCTNHTM.
- Nội dung trọng tâm của Chương này về XLTC khi TCT NHTM được xây
dựng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản như sau: Đảm bảo sự an toàn của hệ thống
tài chính quốc gia; Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các TCTD: Mọi hoạt động
TCT NHTM phải đặc trong giới hạn pháp lý và sự kiểm soát của nhà nước.
2. Ban hành Nghị định hướng dẫn về XLTC khi TCT các TCTD. Nghị định này
có phạm vi điều chỉnh là quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về XLTC khi TCT
TCTD theo Luật Các TCTD. Đối tượng áp dụng của Nghị định là cơ quan nhà nước,
các TCTD TCT, các cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến TCT các
TCTD. Nội dung cơ bản của Nghị định này là hướng dẫn cụ thể các điều về xử lý vốn,
xử lý tài sản, xử lý nợ xấu.
Xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật về TCT các TCTD, XLTC khi
TCT các TCTD cũng là căn cứ để thực hiện hoạt động XLTC khi TCT các NHTM. Vì,
chúng ta không thể xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật riêng về XLTC khi
TCT NHTM. Điều đó sẽ tạo thành sự rườm rà không cần thiết trong văn bản quy phạm
pháp luật. Khi xây dựng những nội dung về TCT các TCTD, XLTC khi TCT các
TCTD cần tham khảo nội dung mục 3.2.2. để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó,
những văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác cũng cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ
sung để đảm bảo tín thống nhất trong toàn hệ thống pháp luật.
3.2.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn khi tái cấu trúc các ngân
hàng thương mại
Trong Mục 3.2.1. này, nghiên cứu sinh sẽ trình bày những giải pháp hoàn thiện
pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu, vốn huy động và tỷ lệ an toàn vốn. Tuy nhiên sự
phân chia chỉ mang tính chất tương đối. Vì có những giải pháp nhằm hoàn thiện quy
137

định pháp luật về vốn chủ sở hữu nhưng cũng tác động rất lớn đến vốn huy động, tỷ lệ
an toàn vốn hoặc ngược lại.
3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn chủ sở hữu khi tái cấu trúc các
ngân hàng thương mại
Thứ nhất, hoàn thiện quy định về tăng vốn điều lệ
Như nội dung đã được phân tích tại Chương 2 của luận án, thì mức vốn pháp
định đối với NHTM hiện nay đang thấp so với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Vậy,
nhà làm luật cần nghiên cứu để xây dựng mức vốn pháp định mới cho phù hợp. Theo
quan điểm của nghiên cứu sinh, nhà làm luật phải dựa vào nhiều tiêu chí để đánh giá
đúng mức vốn pháp định. Một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu đó là thu
nhập bình quân trên đầu người. Theo dõi Bảng 3.1 dưới đây, chúng ta thấy rằng, thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng 2 lần từ năm 2006 đến năm 2010, tăng
hơn 4 lần từ năm 2006 đến năm 2020. Những con số này giúp chúng ta khẳng định
rằng, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam liên tục tăng. Điều đó chứng tỏ, nền
kinh tế phát triển với tốc độ khá cao kéo theo nhiều hoạt động sản xuất, kinh doan
khác cũng phát triển. Vì vậy, năm 2006, Việt Nam quy định mức vốn pháp định với
NHTM là 3.000 tỷ đồng thì phù hợp. Nhưng đến thời điểm hiện nay thì mức vốn pháp
định này không còn phù hợp nữa. Nghiên cứu sinh đề xuất, pháp luật cần quy định
mức vốn pháp định đối với NHTM là 5.000 tỷ đồng (gấp khoảng 1,7 lần so với mức
vốn pháp định năm 2006).
Bảng 3.1: Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam
Đơn vị: VNĐ
2006 2010 2020
1.1694.000 22.778.000 50.280.000
Nguồn: Tổng cục thống kê, ngày 09/11/2021 và 27/12/2020
Thực tế, hiện nay, nhiều NHTM đã có mức vốn điều lệ vượt xa so với mức vốn
pháp định. Theo dõi Biểu 3.1 dưới đây, chúng ta thấy rằng, nhiều NHTM đã có mức
vốn điều lệ cao gấp nhiều lần mức vốn pháp định. Ví dụ: Mức vốn điều lệ của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV) đạt 40.220 tỷ đồng (cao gấp 13,4 lần mức
vốn pháp định); Mức vốn pháp định của NHTM cổ phần Công thương Việt Nam
(VietinBank) là 37.234 tỷ đồng (cao gấp 12,4 lần mức vốn pháp định); Mức vốn pháp
định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là 37.089 tỷ đồng
(Cao gấp khoảng gần 12,4 lần so với mức vốn pháp định)…:
138

Biểu đồ 3.1: Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất127


Đơn vị: tỷ đồng

Như vậy, việc tăng vốn pháp định sẽ góp phần loại bỏ được những NHTM yếu
kém ra khỏi thị trường. Điều đó giúp cho quá trình TCT NHTM diễn ra nhanh chóng
hơn. Chính điều này cũng phù hợp với mục tiêu mà nhà nước đặt ra trong Đề án “Cơ
cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020”128. Cụ thể: “Tiếp tục cơ
cấu lại hệ thống các TCTD gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các
TCTD yếu kém bằng hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận
trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững ổn định an toàn hệ thống;
Giảm số lượng TCTD yếu kém để có số lượng các TCTD phù hợp và uy tín, hoạt động
lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản”.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế khi
NHTM tiến hành TCT
Nghiên cứu sinh cho rằng khái niệm “nhóm TCTD liên kết” có nội hàm giống
khái niệm “nhóm doanh nghiệp liên kết” quy định trong Nghị định số 35/2020/NĐ-CP
ngày 24/03/2020. Vậy, nhóm TCTD liên kết được hiểu là: Nhóm TCTD liên kết về tổ
chức và tài chính là nhóm các TCTD cùng chịu sự kiểm soát, chi phối của một hoặc
nhiều TCTD trong nhóm hoặc có bộ phận điều hành chung. Nhưng, thực tế sẽ không
thể tồn tại những “nhóm TCTD liên kết” vì nếu đã cùng chịu sự kiểm soát, chi phối
của một hoặc nhiều TCTD trong nhóm hoặc có bộ phận điều hành chung thì từng
TCTD trong nhóm phải có mối quan hệ rất mật thiết với nhau và với TCTD chi phối.
Theo quan điểm hiện nay, mối quan hệ ấy chỉ có thể là quan hệ giữa TCTD và các
công ty con của nó. Như vậy, việc xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế của

127
Mạnh Đức (2020), “Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất tính đến hết tháng 3/2020”, Website: tapchitaichinh.vn, Cập nhật: 08:55
29/05/2020
128
Ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ
139

các TCTD nói chung, của NHTM nói riêng như hiện nay là không phù hợp cần sửa
đổi, bổ sung. Cụ thể nên bỏ quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định số
35/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020.
Thứ ba, pháp luật cần quy định cụ thể hơn nữa về cách thức, phương thức xác
định giá trị cổ phần khi TCT NHTM. Theo đó, những quy định này chỉ áp dụng cho
các trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập NHTM (không áp dụng cho trường hợp
tự TCT của NHTM). Theo đó, pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận về giá trị của
cổ phần. Các bên ở đây bao gồm các NHTM tham gia sáp nhập, hợp nhất, mua bán.
Trường hợp không đạt được sự thỏa thuận mà điều đó gây cản trở tới quá trình TCT
NHTM thì NHNN sẽ cho tổ chức thẩm định độc lập để xác định giá trị cổ phần.
Pháp luật cũng cần xây dựng các tiêu chí cơ bản để xác định giá trị cổ phần của
NHTM khi TCT. Tác giả xin đề xuất các tiêu chí như sau: (1) Tính hiệu quả trong hoạt
động của NHTM ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phần của NHTM đó; (2) Căn cứ
vào giá trị cổ phần trước khi TCT NHTM; (3) Căn cứ vào mối trương quan giữa cổ
phần của những NHTM tham gia TCT.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định về tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư trong
các TCTD nói chung, trong NHTM nói riêng. Theo đó, nhà nước cần sửa đổi, bổ sung
quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư trong các TCTD nói chung,
NHTM nói riêng. Những nội dung của pháp luật về vấn đề này phải đảm bảo:
- Trong trường hợp thông thường (không phải TCT), tỷ lệ sở hữu cổ phần của
nhà đầu tư nước ngoài được quy định giống với nhà đầu tư trong nước (như quy định
hiện nay của Luật Các TCTD năm 2010 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và Nghị định số
01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014;
- Trong trường hợp TCT, cần thiết phải có những biện pháp để phục hồi những
TCTD (trong đó có các NHTM) hoạt động yếu kém, có nguy cơ phá sản thì pháp luật
cho phép nhà đầu tư (bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài) được phép sở
hữu một tỷ lệ cổ phần cao hơn trong trường hợp thông thường. Và theo định hướng
nhà nước có thể can thiệp trực tiếp vào quá trình TCT các NHTM, trường hợp này
phải được sự quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Pháp luật cần quy định khái niệm nhà đầu tư chiến lược nói chung (chứ không
phải chỉ quy định khái niệm “nhà đầu tư chiến lược nước ngoài” như hiện nay). Theo
đó, các nhà đầu tư (bao gồm cả trong nước và nước ngoài) đáp ứng tiêu chuẩn như
pháp luật quy định đều được coi là nhà đầu tư chiến lược và có quyền sở hữu tỷ lệ cổ
phần trong các TCTD (bao gồm cả NHTM) như nhau.
140

3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn huy động khi tái cấu trúc các
ngân hàng thương mại
a. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn huy động khi ngân hàng thương mại tái
cấu trúc
Thứ nhất, nhà nước cần bổ sung những quy định về quyền, nghĩa vụ của
TCTD (bao gồm cả NHTM) và người gửi tiền trong quan hệ gửi tiền. Theo đó, quy
định này không cần nhắc lại những quyền, nghĩa vụ cơ bản của các bên trong quan hệ
vay tài sản đã được quy định trong BLDS 2015. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chặt chẽ,
quy định này cần khẳng định: Ngoài những quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vay tiền
theo quy định của pháp luật dân sự, NHTM và người gửi tiền còn có quyền và nghĩa
vụ theo quy định của Luật các TCTD. Những quyền và nghĩa vụ đặc thù đó đã được
nghiên cứu sinh phân tích trong Chương 2 của luận án này. Việc xây dựng những quy
định riêng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ gửi tiền trong Luật các TCTD
sẽ góp phần rất lớn trong đảm bảo, giải quyết hài hòa quyền lợi của chính họ. Đồng
thời, việc quy định như vậy giúp cho hoạt động huy động vốn của NHTM đạt hiệu
quả, kích thích quá trình TCT NHTM thành công nhanh chóng.
Thứ hai, hoàn thiện những quy định về hình thức của hợp đồng gửi tiền tại
NHTM. Theo đó, các NHTM phải đăng ký hợp đồng mẫu với NHNN, NHNN xem xét
nội dung cả hợp đồng đã đảm bảo hài hòa lợi ích giữa NHTM và người gửi tiền hay
chưa. Những quy định này sẽ hạn chế được tình trạng phía NHTM soạn sẵn những hợp
đồng với các điều khoản có lợi cho mình. Chính điều đó sẽ giúp cho khách hàng ngày
càng tin tưởng vào kênh đầu tư (thường là lãi suất không cao như nhiều kênh đầu tư
khác) này. Thông qua đó, số lượng người gửi tiền, tiền gửi sẽ ngày càng nhiều hơn và
sẽ góp phần thúc đẩy quá trình TCT NHTM nhanh chóng thành công.
Thứ ba, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc thu phí khi sử dụng các loại thẻ
thanh toán của NHTM. Theo đó, để xây dựng, hoàn thiện được những quy định của
pháp luật về nội dung này thì cần phải làm rõ việc sử dụng những loại thẻ thanh toán
(Thẻ tín dụng - Credit Card; Thẻ ghi nợ - Debit Card; Thẻ ATM) là dịch vụ của các
NHTM hay là công cụ để nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Nếu coi
những dịch vụ liên quan đến những loại thẻ kể trên là dịch vụ kinh doanh của NHTM
thì sẽ tuân thủ theo các quy luật của thị trường (quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy
luật cạnh tranh…). Và trong trường hợp này, NHTM sẽ thu phí nhưng nhà nước phải
tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh và buộc các NHTM phải có chính
sách tăng chất lượng, giảm giá thành. Nếu coi những loại thẻ trên là công cụ để nhà
nước thực hiện chính sách hạn chế việc dùng tiền mặt, tạo thuận lợi trong quản lý,
minh bạch dòng tiền thì các NHTM không được thu phí. Phí thu được chỉ để tu bổ lại
141

hệ thống cơ sở vật chất cho việc sử dụng những loại thẻ trên (cây ATM), nhằm phục
vụ tốt hơn cho nhu cầu giao dịch của người dân. Tuy nhiên, việc thu phí cũng cần cân
nhắc cho hợp lý đồng thời cần kết hợp với việc nâng cao chất lượng dịch vụ của hệ
thống để đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam
hiện nay, áp dụng cơ sở lý luận nào cho việc sử dụng các loại thẻ kể trên đều có những
vướng mắc nhất định. Nếu coi những loại thẻ kể trên là dịch vụ của NHTM thì chắc
chắn NHTM phải thu phí (thậm chí có thể là phí cao) và lúc này người sử dụng ở Việt
Nam vốn giữ thói quen sử dụng tiền mặt rất lâu đời sẽ không sử dụng thẻ thanh toán.
Nếu như vậy, mục tiêu hạn chế tiền mặt trong chính sách tiền tệ của nhà nước không
thể đạt được. Nhưng nếu như coi việc sử dụng những loại thẻ trên là chính sách tiền tệ
của nhà nước thì NHTM không được thu phí. Trong khi đó, để cung cấp dịch vụ đó
NHTM phải cũng phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định và vốn có được của khách
hàng từ gửi tiền dưới hình thức này NHTM cũng khó sử dụng cho việc cấp tín dụng
(do không biết thời điểm nào khách hàng sẽ tất toán tiền gửi). Với tất cả những điều
kiện như vậy NHTM cũng không tha thiết trong việc phát hành các loại thẻ nói trên và
nếu có phát hành thì không chú trọng cải thiện chất lượng. Và khi chất lượng của dịch
vụ không tốt thì khách hàng cũng không tha thiết sử dụng. Trong điều kiện đó, mục
tiêu hạn chế thanh toán bằng tiền mặt của nhà nước cũng không đạt được. Vậy,
phương án tốt nhất đó là dung hòa cả hai cơ sở lý thuyết trên. Theo đó, không quá coi
trọng lý thuyết nào và không bỏ qua lý thuyết nào. NHTM vẫn được thu phí dịch vụ
của những loại thẻ trên và tất nhiên nhà nước phải kiểm soát mức phí hợp lý với người
sử dụng (mức thu phí sẽ rất thấp - ở mức mà khách hàng không phải bận tâm về việc
không lựa chọn dịch vụ chỉ vì phí). Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ cho NHTM để
bù đắp phần chênh lệch mà NHTM bị thiệt khi thu phí thấp. Có thể nói, với quy định
như này, NHTM vẫn thu đủ chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán, khách
hàng vẫn được sử dụng dịch vụ chất lượng. Khách hàng ngày càng lựa chọn nhiều hơn
việc sử dụng các loại thẻ trên tức là sử dụng gửi tiền thanh toán. Thông qua đó lượng
vốn huy động của NHTM tăng lên đáng kể. Chính điều đó góp phần tích cực vào quá
trình TCT NHTM ở nước ta.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định pháp luật cho phép tổ chức cũng được tham
gia gửi tiết kiệm. Bởi vì thực tế cho thấy, chính các tổ chức cũng có mong muốn được
gửi tiết kiệm (thường có lãi suất cao hơn) và NHTM cũng muốn huy động được vốn từ
các tổ chức (thường có nguồn vốn lớn). Bên cạnh đó, hiện nay, việc tất toán các khoản
tiền gửi dưới hình thức tiết kiệm rất linh hoạt. Vì thế, trong trường hợp các tổ chức có
cần sử dụng khoản tiền tiết kiệm đó gấp gáp cũng không quá khó khăn về mặt thời
142

gian tất toán. Việc cho phép các tổ chức được tham gia gửi tiền tiết kiệm tại các
NHTM cũng giúp cho quá trình huy động vốn nói riêng, TCT NHTM nói chung diễn
ra thành công. Bên cạnh đó, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cũng cần quy định đối
tượng được bảo vệ. Theo đó, khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức cũng được chi trả
mức bảo hiểm tiền gửi như nhau trong trường hợp NHTM bị phá sản.
Thứ năm, NHTM huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy,
một trong những yếu tố để NHTM khẳng định vị trí cạnh tranh đó là chính sách về lãi
suất tiền gửi. Như vậy, trong thời gian việc huy động vốn khó khăn, các NHTM có thể
liên tục đưa ra mức lãi suất cao. Điều đó có thể tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất
không có điểm dừng giữa các NHTM. Khi lãi suất huy động tăng vọt lên như vậy sẽ có
nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Những doanh nghiệp vay vốn để sản xuất,
kinh doanh phải chịu lãi suất cao; Nhiều chủ thể thay vì sử dụng vốn để sản xuất, kinh
doanh thì họ lại gửi tiền trong NHTM để hưởng lãi suất vì mức lãi suất cao hơn rất
nhiều so với lãi suất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu tình trạng đó kéo dài
sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế khi mà không có sản xuất thực. Do đó,
hiện nay Ngân hàng Trung ương vẫn quy định về mức lãi suất huy động tiền gửi của
các NHTM. Tuy nhiên, hiện nay nhà nước đang can thiệp “hơi sâu” vào mức lãi suất
với từng hình thức gửi tiền. Trong tương lai khi nền kinh tế đã đi vào ổn định thì việc
can thiệp như vậy là không hợp lý. Vì thế, nhà làm luật nên dự liệu một khung lãi suất
trần rộng hơn nhằm áp dụng khi nền kinh tế đã ổn định. Việc quyết định mức lãi suất
huy động tiền giử như thế nào là do chính sách của mỗi NHTM. Điều đó sẽ phù hợp
với quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế thị trường.
Thứ sáu, nhà nước cần ban hành những quy định của pháp luật nhằm hoàn
thiện quy định pháp luật về huy động vốn bằng phương thức phát hành giấy tờ có giá
của NHTM. Theo đó, những nội dung cần tập trung hoàn thiện gồm:
- Thông tư về phát hành giấy tờ có giá của các TCTD cần giải thích rõ các khái
niệm kỳ phiếu, tín phiêu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Nội dung giải thích phải làm rõ
điểm khác biệt cơ bản giữa những loại giấy tờ có giá này. Việc quy định như vậy sẽ
giúp các TCTD (trong đó có NHTM) đưa ra các chính sách phù hợp trong việc phát
hành từng loại giấy tờ có giá. Bên cạnh đó, khách hàng cũng hiểu rõ bản chất pháp lý
từng loại giấy tờ có giá của NHTM và lựa chọn theo nhu cầu của bản thân.
- Nhà nước cần ban hành những quy định của pháp luật mang tính định hướng
để các NHTM phát huy tốt hơn hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá.
Theo đó, các quy định của pháp luật cho phép NHTM được chào bán giấy tờ có giá tại
quầy giao dịch. NHTM niêm yết công khai giá trị, lãi suất các loại giấy tờ có giá tại
khu vực khách hàng dễ quan sát. Việc chào bán giấy tờ có giá như vậy giống như giao
dịch nhận tiền gửi của NHTM.
143

b. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn huy động khi kiểm soát đặc biệt, mua
bán, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng thương mại
Thứ nhất, hoàn thiện quy định về nghĩa vụ công bố thông tin của NHTM cho
chủ thể gửi tiền, chủ thể mua giấy tờ có giá và chủ thể cho NHTM vay tiền. Theo đó,
NHTM phải có trách nhiệm công bố thông tin về tình hình mua bán, sáp nhập, hợp
nhất. Thời điểm công bố thông tin là ngay sau khi Đại hội đồng cổ đông của NHTM
họp và quyết định mua bán, sáp nhập, hợp nhất. Hình thức công bố thông tin là đăng
tải trên Website chính thức của NHTM. Nhiều người cho rằng việc công bố thông tin
có thể gây bất lợi cho NHTM vì người gửi tiền có thể đi rút tiền “ồ ạt” khi biết được
NHTM chuẩn bị mua bán, sáp nhập, hợp nhất vì sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh việc công bố rõ rệt thông tin về mua bán, sáp nhập,
hợp nhất NHTM và những cam kết bảo vệ quyền lợi của khách hàng là cách tốt nhất
để đảm bảo người gửi tiền hợp tác trong quá trình NHTM TCT.
Thứ hai, pháp luật cần quy định rõ về hướng giải quyết quyền lợi cho người
gửi tiền của những NHTM tham gia TCT. Theo đó, đối với trường hợp mua bán, sáp
nhập, hợp nhất, kiểm soát đặc biệt NHTM thì lãi suất tiền gửi của người gửi tiền được
xác định như sau:
(1) Mức lãi suất tiền gửi do NHTM (sau khi TCT) và người gửi tiền tự thỏa
thuận với nhau.
(2) Trường hợp không thỏa thuận được thì áp dụng theo hướng có lợi cho người
gửi tiền như sau:
- Nếu là gửi tiền có kỳ hạn và vẫn đang trong kỳ hạn đó thì áp dụng mức lãi
suất cao nhất mà các NHTM tham gia TCT đang áp dụng hoặc vẫn áp dụng theo lãi
suất trước khi TCT NHTM.
Đối với trường hợp này, nhiều ý kiến cho rằng nếu NHTM trước khi tham gia
TCT áp dụng lãi suất rất cao thì gây khó khăn cho NHTM sau khi TCT phải áp dụng
mức lãi suất đó. Nghiên cứu sinh cho rằng, các NHTM dù là trước hay sau khi TCT
đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về lãi suất tiền gửi nên thông thường lãi
suất dù có cao nhưng vẫn trong một giới hạn pháp luật cho phép. Ngoài ra, thực tiễn
cho thấy, kỳ hạn tiền gửi của các NHTM thường cao nhất là 01 năm (sau thời điểm đó
được áp dụng mức lãi suất theo NHTM sau TCT, theo sự biến động của thị trường). Vì
vậy, việc áp dụng các biện pháp đảm bảo quyền lợi cho khách hàng gửi tiền khi TCT
NHTM đều trong khả năng của NHTM. Chúng ta không phải lo ngại rằng NHTM
không thể đáp ứng được yêu cầu về lãi suất tiền gửi như vậy. Trong khi đó, việc đặt ra
những quy định để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền khi tái cấu túc NHTM có tác
dụng rất lớn trong việc bảo vệ hoạt động của NHTM.
144

- Nếu là tiền gửi không kỳ hạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn nhưng đã qua kỳ hạn gửi
tiền thì việc áp dụng mức lãi suất mới của NHTM sau TCT.
Thứ ba, nhiều trường hợp NHTM đã rơi vào tình trạng hoạt động yếu kém nếu
vẫn tiếp tục huy động vốn thì có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức gửi
tiền, mua giấy tờ có giá… Và thông qua đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động lành mạnh
của hệ thống tài chính. Vì vậy, theo quan điểm của nghiên cứu sinh, nhà nước cần xây
dựng các quy định pháp luật để xác định trường hợp nào NHTM phải dừng hoạt động
huy động vốn để tiến hành TCT theo hình thức mua bán, hợp nhất, sáp nhập và kiểm
soát đặc biệt. Tiêu chí quan trọng để yêu cầu NHTM dừng huy động tiền gửi là số nợ
xấu, tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu. Nếu như tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu quá
lớn và nguy cơ NHTM không còn hoặc còn rất ít vốn chủ sở hữu khi phải thanh toán
cho các khoản nợ xấu thì Ngân hàng Trung ương sẽ phải yêu cầu NHTM dừng hoạt
động huy động vốn và chuẩn bị cho quá trình TCT NHTM. Tuy nhiên, sau đó, NHTM
tăng được vốn chủ sở hữu lên đáng kể hoặc giảm được số lượng nợ xấu hoặc cả hai
điều kiện trên xảy ra thì NHTM tiếp tục được huy động vốn tiền gửi. Trong trường
hợp này, mọi hoạt động của NHTM (bao gồm cả hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt
động tăng vốn chủ sở hữu…) đặt dưới sự kiểm soát khắt khe của NHTW.
3.2.2.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về tỷ lệ an toàn vốn khi tái cấu trúc các
ngân hàng thương mại
Nhà nước cần quy định rõ về trách nhiệm chứng minh tỷ lệ an toàn vốn sau khi
TCT các NHTM. Theo đó, nghĩa vụ này thuộc về các NHTM tham gia TCT. Các
NHTM dựa vào công thức tính tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu để đưa ra giải pháp cho phù
hợp. Công thức như sau129:

C
CAR = 100%
RWA 12,5(KOR
KMR)
Trong đó:
- C: Vốn tự có;
- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;
- KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động;
- KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.
Việc chứng minh được thực hiện song song với quá trình TCT các NHTM. Và
theo quan điểm của nghiên cứu sinh, “đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu” phải được
coi là quy chuẩn bắt buộc các NHTM đạt được mới được công nhận là TCT thành

129
Điều 6 Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
145

công. Nếu như chưa thể đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thì NHTM phải đưa ra các
biện pháp thực hiện cho đến khi nào đạt được quy chuẩn này.
Như vậy, các NHTM có thể thực hiện các biện pháp như sau để tăng tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu: (1) Giảm các chỉ số RWA, KOR, KMR; (2) Tăng chỉ số C; (3) Đồng
thời tăng chỉ số C và giảm các chỉ số RWA, KOR, KMR. Cách làm chủ yếu hiện nay của
các NHTM là cách số (3). Tuy nhiên, tốc độ tăng chỉ số C sẽ nhanh hơn tốc độ giảm
các chỉ số RWA, KOR, KMR rất nhiều. Ví dụ: Đối với trường hợp TCT của BIDV cuối
năm 2019, theo đó BIDV bán 15% cho đối tác KEB Hana Bank (Hàn Quốc)
603.302.706 cổ phần, tương ứng tỷ lệ 15% vốn điều lệ của BIDV sau khi đầu tư. Vốn
điều lệ BIDV tăng từ 34.187 tỷ đồng lên 40.220 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân
hàng Việt Nam130. Bên cạnh đó, dựa trên quy định về tỷ lệ vốn điều lệ của NHTM, các
NHTM cổ phần (NHTMCP) rà soát tình hình triển khai, thực hiện phương án TCT đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế trong
hoạt động xử lý vốn. Đến tháng 3/2020, vốn điều lệ của các NHTMCP đạt 286,2 nghìn
tỷ đồng, chiếm 46,6% toàn hệ thống, tăng 42,51% so với cuối năm 2016; tổng tài sản
đạt 5.252,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 42% toàn hệ thống, tăng 53,15% so với cuối năm
2016. Trong năm 2020 để thực hiện đề án TCT có 13 ngân hàng đặt ra kế hoạch tăng
vốn điều lệ với tổng số vốn tăng thêm dự kiến khoảng 187.550 tỷ đồng. Đến thời điểm
đầu tháng 10/2020, sau khi LienVietPostBank được NHNN chấp thuận cho tăng vốn
điều lệ từ 9.769 tỷ đồng lên hơn 10.746 tỷ đồng, toàn hệ thống đã có 11 NHTMCP
(bao gồm: Techcombank, MB, ACB, SHB, HDBank, SeABank, VIB, OCB,
BacABank, VietCapitalBank và LienVietPostBank) hoàn thành xong các hồ sơ tăng
vốn với tổng số vốn tăng thêm đạt khoảng trên 158.944 tỷ đồng131.
3.2.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu khi tái cấu trúc các
ngân hàng thương mại
3.2.3.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong trường hợp ngân hàng thương mại
tự tái cấu trúc
a. Hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại
Thứ nhất, quy định chi tiết những loại giấy tờ mà bên bán nợ xấu phải cung
cấp cho bên mua nợ xấu. Theo đó, những loại giấy tờ cơ bản gồm: (1) Hợp đồng tín
dụng (vay nợ); (2) Hợp đồng bảo đảm khoản vay; (3) Giấy tờ chứng nhận quyền sở
hữu của tài sản bảo đảm; (4) Những giấy tờ nhân thân của người vay tiền. Ngoài ra,
nếu bên mua nợ có yêu cầu thêm bất cứ giấy tờ gì liên quan đến khoản nợ xấu thì bên
bán nợ phải cung cấp. Việc quy định chi tiết như vậy vừa nhằm xác định các nghĩa vụ

130
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2019), “KEB Hana Bank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của
BIDV”, Website: bidv.com.vn, cập nhật: 11/11/2019
131
An Nhiên (2020), “11 Ngân hàng được tăng vốn tính đến tháng 10/2020”, Website: thuonghieusanpham.vn, Cập nhật: 29/10/2020 14:00
146

rất cụ thể của bên bán nợ nhằm tránh tình trạng giấu thông tin của các khoản nợ xấu.
Đồng thời, việc quy định chi tiết cũng giúp bên bán nợ xấu xác định đúng nghĩa vụ
pháp lý.
Thứ hai, sửa đổi quy định về điều kiện khoản nợ được mua, bán: “Không có
thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ”. Theo đó, nội dung
phải sửa đổi thành: Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán
khoản nợ giữa NHTM và người vay tiền. Bởi vì, chỉ có NHTM và người vay tiền mới
có quyền thỏa thuận về vấn đề này. Tuy nhiên, quy định này bất cập trong trường hợp
nợ đã chuyển thành nợ xấu. Bởi vì khi đã chuyển thành nợ xấu tức là chủ nợ không có
khả năng thanh toán cả gốc và lãi. Vậy mà do đã tồn tại thỏa thuận trên nên NHTM
không thể bán khoản nợ xấu đó cho tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy, nghiên cứu sinh
mạnh dạn đề xuất rằng, điều kiện về: “Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc
không được mua, bán khoản nợ giữa NHTM và người vay tiền” chỉ áp dụng với nợ
thông thường, không áp dụng với nợ xấu.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo cho các công ty quản lý nợ và khai
thác tài sản trực thuộc NHTM (AMC) hoạt động hiệu quả. Theo đó, pháp luật quy định
số lượng nợ xấu mà AMC được mua của NHTM mẹ. Khi nào Công ty AMC này xử lý
xong nợ xấu đó mới được phép mua thêm. Đồng thời pháp luật cũng quy định thời
gian để Công ty AMC phải xử lý xong một khoản nợ xấu. Quá thời hạn đó, khoản nợ
xấu đó được đưa vào danh sách nợ gần như không thể đòi và coi như đó là một thương
vụ làm ăn thua lỗ của AMC và NHTM. Tất nhiên, nhà nước không thể tước quyền của
NHTM, AMC đối với khoản nợ đó. Đến một thời điểm nào đó, AMC xử lý được
khoản nợ xấu đó thì vẫn được kê khai trong hạch toán tài chính của AMC. Quy định
này sẽ tránh được tình trạng các NHTM bán nợ xấu cho AMC chỉ để “làm đẹp” sổ
sách kế toàn còn bản chất nợ xấu không mất đi. Khi quy định nghĩa vụ như vậy cho
AMC bắt buộc chính AMC và các NHTM mẹ phải đưa ra các giải pháp nhằm phòng,
giải quyết nợ xấu. Điều đó làm cho quá trình TCT các NHTM là thực chất chứ không
phải chỉ mang tính hình thức.
Thứ tư, hoàn thiện những quy định của pháp luật nhằm xây dựng một thị
trường mua bán nợ lành mạnh. Những nội dung cụ thể cần quan tâm đó là:
- Xây dựng cơ sở để xác định giá bán nợ, nợ xấu. Theo đó cơ quan chủ trì thực
hiện nhiệm vụ này đó là Bộ Tài chính, NHNN. Ngoài ra, các cơ quan khác trong phạm
vi thẩm quyền phối hợp với hai cơ quan này thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở định
giá nợ, nợ xấu. Theo đó, NHNN và Bộ Tài chính xây dựng các tiêu chí, công thức định
giá nợ, nợ xấu. Đồng thời, hai cơ quan này cũng xây dựng những quy định của pháp
luật nhằm xác định việc thành lập, hoạt động của tổ chức định giá nợ, nợ xấu.
147

- Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động mua nợ, nợ xấu của
NHTM. Theo đó, những chủ thể mua bán nợ, nợ xấu của NHTM sẽ được giảm hoặc
miễn thuế thu nhập. Việc xác định miễn hay giảm, mức giảm, thời gian miễn hoặc
giảm cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Và theo quan điểm của nghiên cứu sinh chính
sách áp dụng miễn, giảm thuế thu nhập chỉ áp dụng cho những trường hợp mua nợ xấu
về để xử lý chứ không áp dụng cho người mua đi, bán lại.
- Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho
TCTD, VAMC, Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC), các
doanh nghiệp khác có chức năng kinh doanh mua bán nợ tham gia xử lý nợ xấu hiệu
quả, triệt để trong các giai đoạn tiếp theo. Hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm
tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia thị trường mua bán nợ, nợ xấu
của NHTM. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng được nhận các ưu đãi như những
nhà đầu tư trong nước.
- Nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về chứng khoán, trong đó xây dựng
khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, góp phần tạo cơ sở
pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch nợ trên thị trường chứng khoán và chuyển đổi
các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch vào thời điểm
thích hợp.
b. Hoàn thiện pháp luật về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp khi tái cấu trúc ngân hàng
thương mại
Thứ nhất, nhà nước ban hành một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc
hoán đổi nợ xấu thành vốn góp trong các NHTM.
Theo dõi quá trình TCT các NHTM chúng ta thấy rằng, NHNN đã cố gắng xây
dựng những Dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoán đổi nợ xấu thành vốn góp. Tuy
nhiên, sau thời gian dài, Dự thảo Thông tư đó vẫn chưa được thông qua. Có nhiều
quan điểm cho rằng, việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp có nhiều nhược điểm và lỗi
thời132. Nhưng nghiên cứu sinh cho rằng, ở nước ta vẫn rất cần một Thông tư của
NHNN hướng dẫn hoán đổi nợ xấu thành vốn góp vì những lý do sau đây:
- Biện pháp xử lý nợ xấu nào cũng có ưu điểm, nhược điểm nên cùng một lúc
chúng ta cần duy trì nhiều biện pháp xử lý nợ xấu khác nhau. Điều đó giúp cho NHTM
có nhiều sự lựa chọn và trong một trường hợp cụ thể, NHTM lựa chọn biện pháp xử lý
nợ xấu phù hợp nhất.
- Các quốc gia trên thế giới vẫn đang sử dụng biện pháp hoán đổi nợ xấu thành
vốn góp. Điều đó chứng tỏ biện pháp này vẫn mang lại những lợi ích nhất định cho
quá trình TCT NHTM.

132
TS. Đỗ Hoài Linh (2018), “Chuyển nợ xấu thành cổ phần liệu đã lỗi thời?”, Website: cafef.vn, Cập nhật: 29-04-2018 - 14:34
148

- Trên thực tế, nhiều NHTM Việt Nam đã và đang sử dụng biện pháp hoán đổi
nợ xấu thành vốn vóp (đặc biệt là hoán đổi cổ phiếu – là tài sản bảo đảm của các
khoản nợ xấu thành vốn góp).
- Khi thừa nhận hoán đổi nợ xấu thành vốn góp thì NHNN phải ban hành một
Thông tư hướng chi tiết, cụ thể này.
Thứ hai, những nội dung cơ bản trong Thông tư về hoán đổi nợ xấu do NHNN
ban hành cần xây dựng, hoàn thiện gồm:
- Hoàn hiện quy định xác định tỷ lệ nợ xấu được phép hoán đổi thành vốn góp.
Đối với các NHTM có nợ xấu cần xử lý, thì hoạt động sản xuất kinh doanh thường
không được mạnh. Trong nhiều trường hợp, NHTM còn khó khăn về vốn lưu động vì
vậy các hoạt động của họ mang tính chất cầm chừng. Trong trường hợp này việc
chuyển đổi nợ thành vốn của NHTM cũng chỉ được coi là một trong những giải pháp
nhằm xử lý nợ xấu. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các TCTD nói
chung, NHTM nói riêng, nhà nước cần xây dựng những quy định của pháp luật nhằm
xác định tỷ lệ nợ xấu mà một NHTM được phép chuyển đổi thành vốn góp. Tỷ lệ nợ
xấu được chuyển đổi thành vốn góp phải thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu được xử lý bằng
phương thức khác.
- Hoàn thiện quy định về định giá khoản nợ xấu hoán đổi thành vốn góp. Đối
với nội dung này, chúng ta có thể tham khảo trong Mục 3.2.2.2. về định giá khoản nợ
xấu khi mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM.
- Hoàn thiện những quy định pháp luật về phân loại những khoản nợ mà NHTM
được phép chuyển đổi thành nợ xấu.
Như nghiên cứu sinh đã phân tích tại Chương 2 của Luận án, có nhiều trường
hợp NHTM chuyển nợ xấu thành vốn góp. Mà khoản nợ xấu đó có tài sản bảo đảm là
cổ phần, cổ phiếu trong các doanh nghiệp. Vậy vô hình chung, NHTM trở thành chủ
thể kinh doanh những ngành nghề đó. Sẽ có những trường hợp NHTM trở thành cổ
đông lớn trong một doanh nghiệp nào đó. Vậy, nếu như NHTM chuyển nhiều cổ phần
của nhiều doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác nhau thì NHTM trở thành
chủ thể kinh doanh nhiều ngành nghề. Điều đó không phù hợp và đặc biệt với những
ngành nghề cần chủ sở hữu phải am hiểu về chuyên môn. Vậy, trong trường hợp này,
pháp luật quy định số lượng, loại ngành nghề mà NHTM được phép kinh doanh. Trong
trường hợp hoán đổi nợ xấu thành vốn góp phải tính toán đến trường hợp này. Quy
định như vậy sẽ hướng vấn đề TCT NHTM trở nên thực chất, tránh tình trạng TCT
mang tính hình thức.
- Pháp luật cần bổ sung thời gian của việc hoán đổi nợ xấu thành vốn góp để
đảm bảo lộ trình giải quyết nợ xấu, tránh tình trạng kéo dài, giải quyết không dứt
149

điểm. Tuy nhiên, khi xây dựng quy định này, các nhà làm luật cần tính toán cho từng
hoạt động cụ thể để đưa ra thời han cho phù hợp. Trong thời hạn đó NHTM và doanh
nghiệp có khả năng hoán đổi được nợ xấu thành vốn góp. Và như vậy, NHTM phải rất
thận trọng để lựa chọn phương thức xử lý nợ xấu như thế nào tránh rủi cho cho chính
họ.
3.2.3.2. Hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong trường hợp kiểm soát đặc biệt,
mua bán, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại
Thứ nhất, hoàn thiện quy định về công bố thông tin mua bán, sáp nhập, hợp
nhất NHTM cho chủ nợ xấu.
Như nghiên cứu sinh đã phân tích tại Chương 2 của luận án, chủ nợ xấu vẫn là
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong quá trình mua bán, sáp nhập, hợp nhất
NHTM. Việc quyết định mua bán, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt là quyền
tuyệt đối của NHTM. Điều đó có nghĩa là NHTM không cần thiết phải hỏi ý kiến của
các chủ nợ, chủ nợ xấu khi tiến hành hoạt động này. Tuy nhiên, chủ nợ, chủ nợ xấu có
quyền được NHTM thông báo về sự kiện này. Vì vậy, pháp luật đã xác định NHTM
phải thông báo về hợp đồng mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM cho chủ nợ nói
chung, chủ nợ xấu nói riêng. Nhưng quy định này đang khó triển khai trên thực tế vì
chủ nợ, chủ nợ xấu của NHTM rất nhiều và NHTM cũng không muốn công bố rộng
rãi bản hợp đồng mua bán, sáp nhập, hợp nhất. Vì vậy, theo quan điểm của nghiên cứu
sinh là chỉ cần xác định NHTM có nghĩa vụ công bố thông tin rộng rãi đảm bảo chủ nợ
xấu có thể tiếp cận thông tin đó. Nội dung này đã được nghiên cứu sinh phân tích tại
Phần b. về “Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn huy động khi kiểm soát đặc
biệt, mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM” của Mục 3.2.2.2.. Theo đó, NHTM phải
công khai thông tin mua bán, sáp nhập, hợp nhất trên Website chính thức của NHTM
về quyết định mua bán, sáp nhập, hợp nhất.
Thứ hai, nhà nước cần xây dựng những quy định của pháp luật nhằm định giá
nợ xấu, tiêu chí định giá nợ xấu khi mua bán, sáp nhập và hợp nhất NHTM. Sở dĩ vấn
đề này không đặt ra trong trường hợp kiểm soát đặc biệt vì trong trường hợp kiểm soát
đặc biệt toàn bộ NHTM được định giá bằng 0 đồng. Vì thế mọi tài sản, tài sản bảo đảm
của NHTM cũng được định giá bằng 0 đồng. Nhà nước xây dựng các tiêu chí định giá
khoản nợ xấu. Theo nghiên cứu sinh những tiêu chí cơ bản gồm: (1) Thời gian quá hạn
của khoản nợ xấu; (2) Vấn đề bảo đảm của khoản nợ xấu; (3) Giá trị tài sản bảo đảm
của khoản nợ xấu; (4) Khả năng thanh khoản của tài sản bảo đảm; (5) Khả năng xử lý
khoản nợ xấu đó. Việc định giá đúng các khoản nợ xấu giúp giải quyết quyền và nghĩa
vụ của các cổ đông trong NHTM bị bán, bị sáp nhập, bị hợp nhất. Thông qua đó kích
thích quá trình TCT NHTM diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
150

3.2.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản khi tái cấu trúc ngân
hàng thương mại
Mặc dù không phải là nội dung trọng tâm của pháp luật về XLTC khi TCT các
NHTM. Bởi vì hoạt động xử lý tài sản phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động XLTC
khác hoặc có thể coi là một phần của hoạt động XLTC khác (thường là khi xử lý nợ,
nợ xấu, NHTM sẽ đồng thời xử lý tài sản bảo đảm). Tuy nhiên, việc nghiên cứu và
hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản khi tái các NHTM là nội dung không thể thiếu
trong bối cảnh nhà nước đang nỗ lực thúc đẩy quá trình TCT các NHTM. Với những
vấn đề đã đánh giá trong Chương 2 của luận án, đặc biệt những đánh giá về bất cập
trong thực trạng pháp luật về xử lý tài sản khi TCT các NHTM, nghiên cứu sinh có
một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về nội dung này như sau:
3.2.4.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng thương mại
khi tái cấu trúc
Chúng ta thừa nhận rằng, hoạt động kinh doanh của NHTM là một ngành dịch
vụ (không phải ngành sản xuất hàng hóa). Và trên thực tế cho thấy cơ sở vật chất phục
vụ cho hoạt động của NHTM không nhiều. Vì thế, trong trường hợp NHTM tự TCT
thì việc xử lý tài sản thuộc sở hữu của NHTM không đặt ra nhiều vấn đề bức thiết.
Nghiên cứu sinh chỉ phân tích những quy định của pháp luật về xử lý tài sản thuộc sở
hữu của NHTM trong trường hợp mua bán, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt
NHTM. Dựa vào sự phân tích đó (Chương 2), nghiên cứu sinh đề xuất giải pháp hoàn
thiện pháp luật về nội dung này như sau:
Nhà nước cần xây dựng những quy định của pháp luật nhằm xác định giá trị tài
sản thuộc sở hữu của NHTM tham gia TCT. Theo đó, pháp luật cần xây dựng những
tiêu chí nhằm xác định giá trị tài sản thuộc sở hữu của các NHTM tham gia TCT. Tuy
nhiên, những quy định này cũng chỉ đưa ra các tiêu chí mang tính định tính chứ rất khó
để định lượng. Các tiêu chí cơ bản gồm: (1) Dựa vào giá thị trường của tài sản đó; (2)
Dựa vào sự thỏa thuận của các bên; (3) Tính khấu hao tài sản theo thời gian và cường
độ sử dụng. Vì đây là quan hệ pháp luật mang tính chất dân sự nên sự thỏa thuận của
các bên vẫn được coi trọng. Nhà nước cũng chỉ can thiệp được một phần vào quan hệ
dân sự đó. Tuy nhiên để tránh tình trạng các NHTM nhỏ không bị “chèn ép” thì pháp
luật cho phép NHTM chuẩn bị chấm dứt tồn tại trong các thương vụ mua bán, sáp
nhập, hợp nhất có quyền rút một số tài sản ra khỏi danh sách tài sản thuộc sở hữu của
mình. NHTM đó có quyền định đoạt tài sản đó theo cách thức mà họ cho là phù hợp.
Bên cạnh đó, nhà nước cần ban hành những quy định của pháp luật nhằm chỉ rõ
quy trình, thủ tục chuyển giao tài sản hiện có của NHTM trong trường hợp mua bán,
sáp nhập, hợp nhất. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, thời điểm chuyển giao tài
151

sản thuộc sở hữu của NHHTM được thực hiện cùng với chuyển giao toàn bộ những tài
sản khác, quyền, nghĩa vụ của NHTM.
3.2.4.2. Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm khi tái cấu trúc các ngân hàng
thương mại
a. Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp ngân hàng thương
mại tự tái cấu trúc
Thứ nhất, hoàn thiện những quy định pháp luật về giao tài sản bảo đảm để xử
lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của bên nhận bảo đảm. Theo đó, những nội dung pháp
luật cần hoàn thiện bao gồm:
- NHNN kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét quy định bổ sung thủ tục tố
tụng rút gọn để giải quyết tranh chấp tín dụng ngân hàng. Thủ tục này phải đơn giản
hơn thủ tục thông thường và thủ tục này áp dụng riêng cho việc giải quyết tranh chấp
tín dụng.
- NHNN, Bộ Tư pháp làm việc với Tòa án nhân dân tối cao thống nhất trình tự
xét xử theo hướng các bên có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết việc giao tài sản
mà không cần giải quyết vụ kiện đòi nợ.
Những quy định này sẽ giúp cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm của NHTM
thuận lợi hơn rất nhiều. NHTM sẽ thực hiện quyền của mình theo hướng (1) Nếu bên
bảo đảm, người quản lý tài sản bảo đảm thiện chí giao tài sản bảo đảm thì NHTM nhận
lại tài sản bảo đảm và xử lý; (2) Trường hợp bên bảo đảm, người quản lý tài sản bảo
đảm không thiện chí giao tài sản bảo đảm thì NHTM khởi kiện yêu cầu Tòa án can
thiệp để giúp họ nhận được tài sản bảo đảm nhằm phục vụ cho quá trình xử lý.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về quyền bán đấu giá tài sản bảo đảm chưa
chuyển giao. Theo đó, để giải quyết tình trạng tài sản bảo đảm được bán đấu giá trước
khi bên bảo đảm/người giữ tài sản bảo đảm chuyển giao cho NHTM thì NHNN, Bộ Tư
pháp, Tòa án nhân dân tối cao cần phối hợp để xây dựng hướng dẫn về việc TCTD
(trong đó có NHTM) được bán đấu giá tài sản bảo đảm kể cả trong trường hợp bên bảo
đảm, người quản lý tài sản bảo đảm chưa bàn giao tài sản cho bên nhận bảo đảm. Sau
khi bán đấu giá, trường hợp bên bảo đảm, người quản lý tài sản bảo đảm vẫn không
thực hiện nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm hoặc người trúng đấu
giá có quyền khởi kiện tại Tòa án yêu cầu giải quyết việc giao tài sản. Việc bán đấu giá
tài sản đã được tiến hành công khai, chặt chẽ tuân theo thủ tục do pháp luật quy định
nên Tòa án sẽ phải phán quyết và có biện pháp cưỡng chế bên bảo đảm, người quản lý
tài sản bảo đảm bàn giao tài sản cho bên trúng đấu giá.
Thứ ba, nhà nước cần ban hành những quy định hướng dẫn trình tự, thủ tục
nhằm định giá tài sản bảo đảm trong trường hợp NHTM nhận chính tài sản bảo đảm để
152

thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Để đảm bảo tính khách quan,
công bằng, nhà nước cho phép bên NHTM có quyền lựa chọn một tổ chức thẩm định
giá, bên bảo đảm (khách hàng vay tiền) có quyền lựa chọn một tổ chức thẩm định giá,
bên NHTM và bên bảo đảm thỏa thuận lựa chọn một tổ chức thẩm định giá. Giá trị của
tài sản được xác định là trung bình trung của ba phương thức thẩm định trên. Trường
hợp, bên nào đó không lựa chọn tổ chức thẩm định thì đồng nghĩa với việc tự loại bỏ
quyền của mình. Nhà nước cũng cần nghiên cứu xây dựng những quy định pháp luật
nhằm xác định trách nhiệm của các tổ chức thẩm định giá trong trường hợp này. Việc
hoàn thiện những quy định pháp luật này sẽ hạn chế được tình trạng NHTM tự định
giá tài sản bảo đảm hoặc tự lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản. Và điều đó làm ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên bảo đảm.
Thứ tư, nhà nước cần bổ sung quy định về trường hợp bên bảo đảm, chủ sở
hữu tài sản bảo đảm không thiện chí thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản
cho bên nhận bảo đảm. Theo đó, kể cả xảy ra tình trạng như kể trên cũng sẽ không làm
hạn chế quyền trở thành chủ sở hữu tài sản bảo đảm của NHTM. Tuy nhiên, để đảm
bảo tính hợp lý, nhà nước nên xây dựng những quy định của pháp luật dành một
khoảng thời gian nhất định để bên NHTM yêu cầu và để bên bảo đảm có thời gian
thực hiện nghĩa vụ. Khoảng thời gian đó cũng là căn cứ để chứng minh bên bảo đảm
có thiện chí thực hiện nghĩa vụ hay không. Theo đó, nghiên cứu sinh xin đề xuất quy
định với nội dung cơ bản như sau: Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày NHTM có yêu
cầu mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ để chuyển quyền sở hữu tài sản bảo
đảm cho NHTM thì NHTM có thể tự mình thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu.
Thứ năm, nhà nước cần có hướng dẫn quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định
số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021: “Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan
quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó”. Việc hướng dẫn quy định này phải
dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng của tất cả các chủ thể nhận bảo đảm.
Những nội dung mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần làm rõ trong quy định này
gồm: (1) “Nghĩa vụ khác” ở đây được hiểu là gì? Vì rõ ràng với quy định này cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đang ưu tiên vấn đề xử lý tài sản bảo đảm cho “nghĩa vụ
khác”. Việc ưu tiên như vậy ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên
nhận bảo đảm. Nhà nước không chỉ làm rõ khái niệm “nghĩa vụ khác” mà còn phải chỉ
rõ cơ sở lý luận của việc ưu tiên “nghĩa vụ khác”. Còn đối với trường hợp một tài sản
được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ với nhiều chủ thể khác nhau hiện nay đã có
quy định trong Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành.
153

Thứ sáu, sửa đổi quy định chuyển tiếp trong Nghị định số 21/2021/NĐ-CP
ngày 19/03/2021 quy định thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Có
nhiều điểm khác biệt giữa Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 và những
Nghị định trước đây về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Mặc dù đã có những quy định
chuyển tiếp nhưng trong phần thực trạng nghiên cứu sinh đã chỉ rõ một số bất cập
trong quy định này. Việc áp dụng quy định mới cho những hợp đồng bảo đảm đã ký
kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực gần như vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sự thỏa
thuận của các bên. Chính điều đó làm cho việc thực hiện quyền của NHTM khi xử lý
tài sản bảo đảm nhiều khi còn khó khăn. Vì vậy, nhà làm luật cần xác định những nội
dung nào mà khi chuyển tiếp cần có sự thỏa thuận của các bên, những nội dung nào
đương nhiên chuyển tiếp. Theo đó, quy định tại Khoản 2 Điều 49 của Nghị định
21/2021/NĐ-CP: “Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở
thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản
đồng ý của bên bảo đảm” được thực hiện theo chuyển tiếp đương nhiên.
Thứ bảy, pháp luật cần xây dựng, hoàn thiện những quy định của pháp luật về
trình tự xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp bảo lãnh bằng thế chấp tài sản bảo đảm
cho khoản vay tại các TCTD (trong đó có NHTM). Theo đó, những nội dung cơ bản
mà pháp luật phải có gồm: (1) Giải thích và làm rõ bản chất pháp lý của biện pháp này.
Theo đó khái niệm bảo lãnh không cần thiết phải sao chép lại như BLDS 2015. Pháp
luật cần giải thích rõ thế nào là thế chấp bằng tài sản của bên bảo lãnh; (2) Điều kiện
để xử lý tài sản sản thế chấp trong trường hợp bảo lãnh bằng thế chấp tài sản bảo đảm
cho khoản vay tại các TCTD cần phải đủ 3 điều kiện: Đã yêu cầu không thành người
có nghĩa vụ (bên vay); Không được yêu cầu xử lý ngay tài sản bảo đảm; Đã yêu cầu
không thành người thứ ba (bên bảo lãnh) thực hiện thay. Những quy định này sẽ góp
phần rất lớn vào giải quyết những vướng mắc mà các NHTM đang gặp phải khi xử lý
tài sản bảo đảm là tài sản thế chấp của bên bảo lãnh.
b. Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp kiểm soát đặc biệt,
mua bán, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại
Thứ nhất, vấn đề công khai thông tin mua bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM
được thực hiện trên Website của NHTM nên chủ nợ, chủ sở hữu, người quản lý tài sản
bảo đảm sẽ tiếp cận được. Theo đó, NHTM chỉ có nghĩa vụ công bố thông tin về mua
bán, sáp nhập, hợp nhất NHTM mà không cần thiết phải lấy ý kiến của chủ nợ, chủ sở
hữu, người quản lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần có những quy định
nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay tiền. Đó là quyền lợi của họ được bảo vệ
mức tối thiểu phải được như trước khi mua bán, hợp nhất, sáp nhập NHTM. Việc hoàn
thiện những quy định này giúp cho chính các NHTM xác định rõ quyền và trách nhiệm
154

về chuyển giao khoản nợ, chuyển giao tài sản bảo đảm của khoản nợ khi mua bán, sáp
nhập, hợp nhất, kiểm soát đặc biệt.
Thứ hai, nhà nước cần ban hành những quy định của pháp luật nhằm xác định
giá trị tài sản bảo đảm bởi việc xác định đúng giá trị của tài sản bảo đảm góp phần xác
định đúng giá trị của khoản nợ, giá trị của cổ phần. Về nguyên tắc, tài sản bảo đảm
phải được xác định giá trị tài thời điểm mua bán, hợp nhất, sáp nhập chứ không phải
lấy theo giá mà NHTM đã định khi cho khách hàng vay tiền. Nhà nước sẽ ban hành
những quy định pháp luật nhằm định hướng cách xác định giá trị tài sản bảo đảm với
các tiêu chí cơ bản như sau: (1) Giá mà NHTM đã định khi cho khách hàng vay tiền
(chỉ mang tính chất tham khảo; (2) Giá nhà nước công bố; (3) Giá thị trường; (4) Thời
gian sử dụng của tài sản bảo đảm (5) Mức độ sử dụng tài sản bảo đảm; (6) Khả năng
thanh khoản của tài sản bảo đảm.
3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi những quy định của pháp luật về
xử lý tài chính khi tái cấu trúc các ngân hàng thương mại
Bên cạnh việc hoàn thiện những quy định của pháp luật như đã trình bày tại
Mục 3.2. thì việc xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định
của pháp luật về XLTC khi TCT NHTM cũng rất cần thiết. Các giải pháp gồm:
Thứ nhất, tăng cường công tác thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt
động XLTC khi TCT các NHTM.
Thanh tra, giám sát là một trong những nội dung trong quản lý nhà nước nói
chung, về XLTC khi TCT các NHTM nói riêng. Thanh tra, giám sát có tác dụng phòng
và chống các hành vi sai phạm. Nhà nước đã coi trọng công tác thanh tra, giám sát của
NHNN trong ngành ngân hàng. Cụ thể, ngày 7/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký
ban hành Nghị định số 26/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra, giám sát ngành ngân hàng. Nghị định đã mở rộng thêm quyền của cơ quan thanh
tra, giám sát ngành ngân hàng. Đồng thời, Nghị định số 26/2014/NĐ-CP đã thể hiện sự
đổi mới căn bản về mô hình tổ chức thanh tra trong NHNN theo hướng bảo đảm
nguyên tắc tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến
địa phương. Điều này phù hợp với nguyên tắc tập trung – dân chủ trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước và xu hướng siết chặt quản trị ngành ngân hàng từ
trên trung ương. Tuy nhiên, Nghị định số 26/2014/NĐ-CP mới chỉ quy định chung về
thanh tra của ngành ngân hàng. Để công tác XLTC khi TCT các NHTM đạt hiệu quả
thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xây dựng những văn bản hướng dẫn cụ thể
thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, các cơ quan thanh tra ngân hàng cũng phải kiện toàn bộ máy nhân
sự có trình độ chuyên môn, có nghiệp vụ thanh tra và đạo đức nghề nghiệp để thực
155

hiện tốt công tác. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát ngân
hàng nhằm củng cố, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật công tác XLTC khi TCT các
NHTM. Hoạt động thanh tra cũng giúp phát hiện ra những hành vi sai phạm như che
giấu nợ xấu, không công bố thông tin kịp thời, tẩu tán tài sản khi thực hiện mua lại,
sáp nhập… Công tác thanh tra còn giúp phát hiện sớm các rủi ro, nguy cơ lợi cho quá
trình XLTC khi TCT các NHTM và đề ra các giải pháp phù hợp, kịp thời. Thanh tra,
giám sát hoạt động XLTC còn giúp cơ quan nhà nước đánh giá được “sức khỏe” của
từng NHTM và có các biện pháp can thiệp kịp thời (kiểm soát đặc biệt) khi nhận thấy
NHTM không có khả năng thanh toán và phục hồi kinh doanh.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước khác (không
phải NHNN) có tham gia vào quá trình XLTC khi TCT các NHTM. Hoạt động XLTC
khi TCT các NHTM rất phức tạp đo đó số lượng tổ chức, cơ quan tham gia vào quá
trình này cũng rất đa dạng. Mỗi cơ quan, tổ chức tham gia vào một, một vài khâu của
hoạt động XLTC khi TCT các NHTM. Những cơ quan nhà nước tham gia vào XLTC
khi tài chính khi TCT các NHTM bao gồm cả cơ quan nhà nước ở trung ương và địa
phương, như: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban chứng
khoán, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh… Để nâng cao vai trò hoạt động của những cơ quan
này trong XLTC khi TCT các NHTM, chúng ta cần chú trọng các giải pháp như sau:
- Kiện toàn bộ máy cho chính các cơ quan này, đảm bảo các cơ quan có đủ nguồn
nhân lực phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về XLTC khi TCT các NHTM;
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này trong quản lý hoạt động
XLTC khi TCT các NHTM. Cơ chế phối hợp chặt chẽ sẽ tránh được tình trạng chồng
chéo thẩm quyền và đùn đẩy trách nhiệm.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa NHNN với những cơ quan nói trên. Theo đó,
NHNN sẽ giữ vai trò là cơ quan quản lý trực tiếp về XLTC khi TCT các NHTM. Các
cơ quan nhà nước khác, trong phạm vi quyền hạn phải phối hợp và chịu sự giám sát
của NHNN trong lĩnh vực này.
Thứ ba, phát triển mô hình các tổ chức thẩm định tài chính ngân hàng độc lập.
Theo đó, đây là những tổ chức phi nhà nước, có ngành nghề hoạt động là cung cấp
dịch vụ thẩm định các yếu tố thuộc NHTM. Để cho mô hình này phát triển, sự định
hướng của nhà nước bằng các văn bản quy phạm pháp luật rất hiệu quả. Theo đó, nhà
nước sẽ xây dựng văn bản về hoạt động của tổ chức thẩm định tài chính – ngân hàng
này với những nội dung cơ bản sau đây: (1) Xác định rõ đây là tổ chức thẩm định hoạt
động vì mục tiêu lợi nhuận; (2) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thẩm định; (3) Tiêu
chuẩn của thẩm định viên. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của thẩm định
viên đó là phải được đào tạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; (4) Sự hỗ trợ của
156

nhà nước đối với các tổ chức thẩm định ngân hàng độc lập. Sự phát triển của mô hình
thẩm định ngân hàng độc lập sẽ giúp cho việc định giá tài sản, tài bản bảo đảm, khoản
nợ… của NHTM được chính xác hơn. Thông qua đó giúp cho việc xác định giá trị cổ
phần của NHTM đúng hơn và thúc đẩy quá trình TCT NHTM diễn ra hiệu quả.
Thứ tư, xây dựng và thực thi nghiêm chỉnh cơ chế yêu cầu NHTM phải công
khai thông tin hoạt động. Để thực hiện được mục tiêu này thì cần thiết phải ứng dụng
khoa học công nghệ vào trong quản trị ngân hàng. Theo đó, NHNN xây dựng cơ sở dữ
liệu buộc các TCTD (trong đó có các NHTM) phải công khai thông tin về tình hình tài
chính và hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua cơ sở dữ liệu này, NHNN sẽ đánh
giá được tình hình hoạt động của từng NHTM và quá trình XLTC khi TCT NHTM
diễn ra đến đâu. Như vậy, NHNN cũng nhanh chóng xác định được NHTM nào hoạt
động yếu kém và cần có sự can thiệp của nhà nước. Mỗi NHTM có trách nhiệm tự
cung cấp những thông tin mà cơ sở dữ liệu yêu cầu. Tuy nhiên, nếu như việc quản lý
cơ sở dữ liệu không tốt có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Do những đối tượng
xấu lợi dụng cơ sở dữ liệu đó để lừa đảo tiền của người dân. Vì thế, cơ sở dữ liệu đó
chỉ NHNN mới được quản lý toàn bộ. Đồng thời, phần mềm cơ sở dữ liệu cần xây
dựng các cấp độ bảo vệ khác nhau. Từng chủ thể khác nhau mà quyền truy cập vào cơ
sở dữ liệu cũng khác nhau.
Thứ năm, tăng cường công tác tuyên truyền về XLTC khi TCT các NHTM.
Hoạt động tuyên truyền giúp tác động vào nhận thức của con người và dẫn đến thay
đổi hành vi. Mặc dù tác dụng của biện pháp này không rõ rệt nhưng biện pháp này vẫn
có nhiều ưu điểm như chi phí thấp, đơn giản, dễ thực hiện… nên chúng ta cũng vẫn
nên sử dụng khi muốn những chủ thể có liên quan hiểu rõ, hiểu đúng các quy định
pháp luật. Đối tượng cần tuyên truyền đó là những NHTM đang trong quá trình TCT,
người dân (vì số lượng người dân là khách hàng của NHTM rất đông). Nội dung tuyên
truyền pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM tập trung chủ yếu vào: (1) Quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến XLTC khi TCT các NHTM; (2) Những nội
dung chính của hoạt động XLTC khi TCT các NHTM; (3) Những khó khăn trong thực
thi các quy định của pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM; (4) Những lợi ích mà
NHTM có được khi thực hiện XLTC nói riêng, TCT nói chung thàn công… Hình thức
tuyên truyền đa dạng, có thể thông qua Website, đài truyền thanh, truyền hình, các
băng rôn, khẩu hiệu, các cuộc thi tìm hiểu… hoặc có thể thông qua buổi giảng dạy của
các chuyên gia.
Thứ sáu, chính các NHTM cũng phải tự hoàn thiện để đẩy nhanh quá trình
XLTC khi TCT. Có thể nói đây là giải pháp mang tính quyết định tới sự thành công
của hoạt động XLTC khi TCT NHTM. Và thông qua đó thúc đẩy quá trình TCT các
157

NHTM. Trước hết các NHTM phải nhận thức được vị trí, vài trò và nhiệm vụ của
mình trong XLTC khi TCT. Sau đó, để đáp ứng được nhiệm vụ đã xác định, NHTM
phải có các kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra. Nghiên cứu sinh
đề xuất một số giải pháp cho chính các NHTM như sau:
- Nâng cao chất lượng những cán bộ ngành ngân hàng tham gia vào quá trình
XLTC khi TCT. Những người này vừa phải có trình độ chuyên môn về ngân hàng, vừa
phải có trình độ hiểu biết pháp luật về XLTC khi TCT NHTM.
- Hoàn thiện các cơ sở vật chất, công nghệ thông tin cho quá trình XLTC khi
TCT các NHTM đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về minh bạch thông tin.
- Triển khai quyết liệt công tác XLTC nhằm thúc đẩy quá trình TCT NHTM.
Những cá nhân, tập thể nào trì hoãn thì cần có hình thức xử lý phù hợp.
- Khôi phục hoạt động kinh doanh để đảm bảo NHTM ngày càng vững mạnh
vừa thúc đẩy quá trình TCT sớm thành công. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng nhằm thu hút khách hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh cho NHTM trên thị
trường tài chính.
158

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


1. Chương 1 của luận án đã phân tích những vấn đề lý luận về XLTC khi TCT
NHTM, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM. Chương 2 của luận án đánh giá
thực trạng lĩnh vực pháp luật này. Trên cở sở lý luận và thực trạng đó, Chương 3 của
luận án đề cập tới định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về XLTC khi
TCT các NHTM và nâng cao hiệu quả thực thi trong thực tiễn. Những giải pháp đề ra
trong Chương 3 của luận án phải thực hiện đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời.
2. Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật XLTC khi TCT các NHT ở Việt Nam và
nâng cao hiệu quả thực thi trong thực tiễn cần theo định hướng sau: Pháp luật về
XLTC khi TCT các NHTM thể chế quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam về TCT NHTM; Pháp luật XLTC khi TCT các NHTM cần được pháp điển hóa;
Nhà nước phải xác định XLTC là nhiệm vụ trọng tâm của TCT NHTM; Nhà nước
được phép can thiệp vào quá trình XLTC khi TCT các NHTM; Pháp luật XLTC khi
TCT các NHTM phải đặt trong tổng thể với lĩnh vực pháp luật khác và phù hợp với
yêu cầu hội nhập quốc tế, đặc biệt các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Chương 3 của luận án xác định việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về XLTC
khi TCT các NHTM phải thực hiện theo lộ trình. Luật Các TCTD cần bổ sung thêm
các quy định về TCT các TCTD (trong đó có NHTM). Trên cơ sở những quy định
trong Luật Các TCTD, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành những văn bản
nhằm hướng dẫn cụ thể những nội dung về XLTC khi TCT các TCTD (trong đó có
NHTM). Khi xây dựng những quy định đó, cơ quan nhà nước cần xem xét kỹ lưỡng để
tránh tính trạng xây dựng những quy định không phù hợp với thực tiễn.
4. Trên cơ sở những bất cập trong Chương 2 của Luận án, nghiên cứu sinh đã đề
xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM.
Các nhóm giải pháp gồm: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vốn khi TCT các NHTM;
Hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT các NHTM; Hoàn thiện pháp luật về xử
lý tài sản khi TCT các NHTM. Việc phân chia thành các nhóm như vậy chỉ mang tính
chất tương đối. Việc hoàn thiện nội dung pháp luật này là cơ sở, tiền đề cho việc hoàn
thiện nội dung pháp luật khác.
5. Chương 3 của luận án cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM: Tăng cường thanh tra, giám sát của
NHNN đối với hoạt động XLTC khi TCT các NHTM; Nâng cao hiệu quả hoạt động
của các cơ quan nhà nước khác; Phát triển mô hình các tổ chức thẩm định tài chính
ngân hàng độc lập; Xây dựng và thực thi nghiêm chỉnh cơ chế yêu cầu NHTM phải
công khai thông tin; Tăng cường tuyên truyền về XLTC khi TCT các NHTM; Chính
các NHTM cũng phải tự hoàn thiện để đẩy nhanh quá trình XLTC khi TCT.
159

KẾT LUẬN
1. TCT NHTM là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cần củng cố hệ thống tài chính
để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt từ cuối năm 2019, tình hình dịch bệnh
Covid – 19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới mọi ngành kinh tế đặc biệt là hệ thống
ngân hàng càng đặt ra những yêu cầu về TCT NHTM phải quyết liệt hơn. Trong các
hoạt động của quá trình TCT các NHTM thì XLTC là hoạt động trọng tâm.
2. Dưới góc độ pháp lý, có thể đánh giá chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách có hệ thống, toàn diện, sâu sắc vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về XLTC
khi TCT các NHTM. Đây là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về XLTC khi
TCT các NHTM ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình.
3. Nội dung pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM được tiếp cận dưới góc độ
khác nhau. Trong luận án này, nghiên cứu sinh tiếp cận theo tiêu chí hoạt động XLTC.
Theo đó, nội dung của pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM bao gồm: Pháp luật về
xử lý vốn khi TCT các NHTM; Pháp luật về xử lý nợ xấu khi TCT các NHTM; Pháp
luật về xử lý tài sản khi TCT các NHTM.
4. Bên cạnh những thành tựu, pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM còn nhiều
bất cập. Chính những bất cập gây khó khăn cho hoạt động TCT của các NHTM. Pháp
luật về xử lý vốn khi TCT các NHTM chưa giải quyết được tình trạng không đảm bảo
tỷ lệ an toàn vốn ở một số NHTM yếu kém. Pháp luật chưa giải quyết bài toán nợ xấu
triệt để. Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm chưa tạo ra được môi trường xử lý tài sản
bảo đảm nhanh chóng, triệt để.
5. Chương 1 của luận án phân tích lý luận về XLTC khi TCT các NHTM, pháp
luật về XLTC khi TCT cá NHTM. Chương 2 của luận án phân tích thực trạng pháp
luật về XLTC khi TCT các NHTM. Trên cơ sở những phân tích đó, nghiên cứu sinh đã
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này và nâng cao
hiệu quả thực thi trong thực tiễn.
6. Nhóm các giải pháp hoàn thiện pháp luật bao gồm cả hoàn thiện cả về mặt
hình thức và nội dung. Những bất cập trong pháp luật về XLTC khi TCT các NHTM
được phân tích tại Chương 2 của luận án đều có những giải pháp hoàn thiện trong
Chương 3 của luận án.
7. Những giải pháp về nâng cao hiệu quả thực thi cũng được xây dựa trên những
khó khăn bất cập từ thực tiễn đặt ra và những nội dung đó đã được nghiên cứu sinh chỉ
rất rõ trong Chương 2 của luận án. Tổng thể những giải pháp về nội dung và hình thức;
giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi cần được thực hiện nhanh
chóng, đồng bộ để mang lại hiệu quả cao nhất.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Hương (2020), “Pháp luật về xử lý nợ xấu trong quá trình TCT
các NHTM ở Việt Nam - Kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số
đặc biệt tháng 5/2020, tr. 198-202.
2. Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Minh Hằng (2021), “Cơ sở lý luận của pháp luật
về XLTC khi TCT NHTM tại Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội,
118(179), tr. 87-92.
3. Nguyễn Thị Hương (2021), “Pháp luật về xử lý vốn khi TCT NHTM ở Việt
Nam”, Tạp chí Thanh tra, Số 04-2021, tr. 37-40.
4. Nguyễn Thị Hương (2021), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
XLTC khi TCT NHTM ở Việt Nam”, Tạp chí Nghề luật Số 06-2021, tr. 7-12.
5. Nguyễn Thị Hương (2021), “Pháp luật Việt Nam về XLTC khi TCT các
NHTM thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập”, Tạp chí Công thương Số 12-
2021, tr. 82-87.
6. Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Thị Hương (2021), “Pháp luật về tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu khi tái cấu trúc ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập quốc tế”, Hội thảo khoa học quốc tế - Pháp luật trong thời đại cách
mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, Trường đại học Luật Hà Nội,
tr 419-433.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Hồng Anh (2016), “Để tái cơ cấu ngân hàng đi vào chiều sâu”, Website:
nhandan.vn, cập nhật: 04-12-2016, http://baochinhphu.vn/Tai-chinh/Tim-giai-
phap-de-tai-co-cau-xu-ly-no-xau-cac-ngan-hang-can-di-vao-chieu-
sau/409087.vgp, đăng 15:18, 30/09/2020, truy cập 10:00, 17/10/2020
2. Trần Thị Bảo Anh (2018), “Hoàn thiện quy định của pháp luật về định giá tài sản
trí tuệ và sử dụng lao động trong các thương vụ mua lại và sáp nhập ngân hàng
thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22(374)-tháng 11.
3. Trung Anh (2015), “Thẻ ATM "cõng" quá nhiều loại phí”, Website:
baoquangninh.com.vn, cập nhật: Thứ 4, 29/07/2015 | 14:19:45 [GMT +7],
https://baoquangninh.com.vn/the-atm-cong-qua-nhieu-loai-phi-2278494.html
4. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2013), “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở
một số nước Đông Nam Á và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Website:
dangcongsan.vn, cập nhật: 16/02/2013, https://dangcongsan.vn/kinh-te/tai-co-
cau-he-thong-ngan-hang-o-mot-so-nuoc-dong-nam-a-va-kinh-nghiem-doi-voi-
viet-nam-171378.html
5. BIDV (2016), “Khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền xử lý
TSBĐ của TCTD”, Website: thoibaonganhang.vn, Cập nhật: 15:00 - 11/12/2016,
https://thoibaonganhang.vn/kho-khan-vuong-mac-trong-qua-trinh-thuc-hien-
quyen-xu-ly-tsbd-cua-tctd-57062-57062.html.
6. Bộ Tài chính (2002), Thông tư 27/2002/TT-BTC ngày 22/3/2002 hướng dẫn chế
độ tài chính đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng
thương mại.
7. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 hướng dẫn
xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
8. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường, NHNN (2014), Thông tư Liên tịch số
16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 Hướng dẫn một số vấn đề
về xử lý tài sản bảo đảm.
9. Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (2005), Từ điển Luật học, NXB Từ điển
Bách Khoa – NXB Tư pháp, Tr 685.
10. Chính phủ (2002), Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/ 6 /2002 về việc chuyển
doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
11. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch
bảo đảm.
12. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2011 về những giải pháp
chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2012.
13. Chính phủ (2013), Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/06/2013 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi.
14. Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 về việc thành
lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
Việt Nam (VAMC).
15. Chính phủ (2014), Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 về việc nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
16. Chính phủ (2015), Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013
của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản
của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
17. Chính phủ (2015), Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
18. Chính phủ (2017), Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển
doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh
nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
19. Chính phủ (2017), Nghị định số 61/2017/NĐ-CP ngày 16/05/2017 quy định chi
tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản
nợ xấu và việc thành lập hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ
xấu đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn.
20. Chính phủ (2019), Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành
Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.
21. Chính phủ (2019), Nghị định số 86/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định mức
vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
22. Chính phủ (2020), Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 quy định chi
tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.
23. Chính phủ (2021), Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 quy
định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
24. C.Chung (2021), “BIDV và KEB Hana Bank: Dấu mốc lịch sử giao dịch M&A
ngân hàng”, Website: thoibaonganhang.vn, cập nhật: 12/11/2019,
https://thoibaonganhang.vn/bidv-va-keb-hana-bank-dau-moc-lich-su-giao-dich-
ma-ngan-hang-94609.html; Đăng: 16:41 | 12/11/2019; truy cập: 09: 43. ngày
29/03/2021
25. Mạnh Đức (2020), “Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất tính đến hết tháng
3/2020”, Website: tapchitaichinh.vn, Cập nhật: 08:55 29/05/2020,
https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/top-10-ngan-hang-co-von-dieu-le-lon-nhat-
tinh-den-het-thang-32020-323565.html.
26. Ths. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn, “Khái niệm về tài chính”,
Website: quantri.vn, http://quantri.vn/dict/details/8253-khai-niem-ve-tai-chinh
27. ThS. Phan Huy Đức (2013), “Mô hình AMC giải quyết nợ xấu tại các nước Đông
Á”, Website: tapchitaichinh.vn, cập nhật: 10:06 26/03/2013,
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/bai-1-mo-hinh-
amc-giai-quyet-no-xau-tai-cac-nuoc-dong-a-51818.html, đăng 10:06 26/03/2013,
truy cập 19:08 ngày 25/11/2019.
28. Kỳ Duyên (2015), “NHNN mua lại GPBank với giá 0 đồng”, Website:
vnexpress.net, Cập nhật: 7/7/2015, 12:02, https://vnexpress.net/ngan-hang-nha-
nuoc-mua-lai-gpbank-voi-gia-0-dong-3244919.html
29. T.S. Nguyễn Thị Gấm (2019), “Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng tại
Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, cập
nhật: 14/11/2019 07:30, https://thitruongtaichinhtiente.vn/amp/hoat-dong-mua-
ban-va-sap-nhap-ngan-hang-tai-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-25235.html.
30. TS. Đặng Hà Giang (2020), “Tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 -
Tháng 6
31. Trần Bắc Hà (2011), “Hợp nhất ba ngân hàng”, Website: tuoitre.vn, cập nhật:
07/12/2011 09:18 GMT+7, https://tuoitre.vn/hop-nhat-ba-ngan-hang-468238.htm
32. Nguyễn Minh Hằng, Lương Linh Chi (2019), “Quyền của cổ đông lớn của bên
sáp nhập trong quá trình sáp nhập và sáp nhập từ một số thương vụ sáp nhập
NHTM”, Hội thảo khoa học cấp khoa, Trường Đại học Luật Hà Nội.
33. HF (2021), Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay UPDATE 6/2021 so sánh trực
quan chi tiết nhất, Website: house-family.net, cập nhật: 1/6/2021, https://www.house-
family.net/blog/lai-suat-ngan-hang-nao-cao-nhat-hien-nay-update
34. Nguyễn Quỳnh Hoa (2014), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp. HCM, tr.26
35. Đào Duy Huân (2013), “Hiện trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam và chính
sách phát triển”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 8 (18), Tr. 21 – 24.
36. Đỗ Khắc Tất Hưng, Vũ Diệu Thảo (2018), Luật Cạnh tranh 2018: Khi tư duy
kinh tế kết hợp cùng tư duy pháp lý, Báo Diễn đàn Doanh Nghiệp, ngày
03/09/2018, https://nhquang.com/vi/luat-canh-tranh-2018-khi-tu-duy-kinh-te-ket-
hop-cung-tu-duy-phap-ly/
37. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương (2020), “Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân
hàng tại Việt Nam - Một số khó khăn và giải pháp”, Tạp chí Tài chính Ngân
hàng, Số 5
38. Anh Khoa (2019), “Nợ xấu và VAMC”, Website: tapchitaichinh.vn, cập nhật:
16:00 29/06/2019, http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/no-xau-va-vamc-
309100.html, đăng 16:00 29/06/2019, truy cập 17/09/2020
39. Đỗ Linh (2018), “Chuyển nợ xấu thành vốn góp: Có còn phù hợp”, Website:
cafef.vn, Cập nhật: 02-04-2018 - 09:01, https://cafef.vn/chuyen-no-xau-thanh-
von-gop-co-con-phu-hop-20180402085312728.chn.
40. NCS. Châu Đình Linh (2015), “Bức tranh toàn diện về xử lý nợ xấu ngân hàng từ
2010 đến tháng 8/2015”, Website: nganhangonline.com, cập nhật: 09/04/2015,
http://www.nganhangonline.com/buc-tranh-toan-dien-ve-xu-ly-no-xau-ngan-
hang-tu-2010-den-thang-8-2015-79232.html
41. TS. Đỗ Hoài Linh (2018), “Chuyển nợ xấu thành cổ phần liệu đã lỗi thời?”,
Website: cafef.vn, Cập nhật: 29-04-2018 - 14:34, https://cafef.vn/chuyen-no-xau-
thanh-co-phan-lieu-da-loi-thoi-20180429143358229.chn.
42. Vân Linh (2019), “Cuộc đua Basel II trước cột mốc 2020”, Website:
vietgiaitri.com, cập nhật: 08:12 16/11/2019, https://vietgiaitri.com/cuoc-dua-
basel-ii-truoc-cot-moc-2020-20191116i4452200/
43. Song Long (2020), “Tìm giải pháp để tái cơ cấu, xử lý nợ xấu các ngân hàng cần
đi vào chiều sâu”, Website: muabannosonglong.com, cập nhật: 30/9/2020,
https://muabannosonglong.com/vi/tim-giai-phap-de-tai-co-cau-xu-ly-no-xau-cac-
ngan-hang-can-di-vao-chieu-sau
44. Đặng Phương Mai (2016), Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp
trong ngành thép ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính.
45. Ái Minh (2020), “Tình hình huy động và cho vay tại các ngân hàng năm 2019”,
Website: vietstock.vn, cập nhật: 15/02/2020 10:00,
https://vietstock.vn/2020/02/tinh-hinh-huy-dong-va-cho-vay-tai-cac-ngan-hang-
nam-2019-757-731341.htm
46. NHNN (2001), Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 về Ban hành
điều lệ mẫu công ty quản lý nợ và khai thác tài sản NHTM.
47. NHNN (2001), Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 quy định
về việc thành lập công tu quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM.
48. NHNN (2010), Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 quy định về
việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng
49. NHNN (2012), Thông tư số 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 sửa đổi, bổ
sung một số điều tại Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 của Thống
đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có
giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
50. NHNN (2012), Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 quy định về
hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
51. NHNN (2013), Thông tư số 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 sửa đổi, bổ
sung một số điều tại Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 của Thống
đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có
giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
52. NHNN (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD.
53. NHNN (2013), Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 quy định về
việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam (VAMC).
54. NHNN (2014), Quyết đinh số 1729/QĐ-NHNN ngày 30/9/2020 về mức lãi suất
tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín
dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số
07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.
55. NHNN (2014), Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 quy định lãi suất
đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.
56. NHNN (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cho phép các TCTD
tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể
từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 1/4/2015 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu
lại một lần.
57. NHNN (2014), Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc
mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
58. NHNN (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các
giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
59. NHNN (2014), Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 quy định lãi suất
đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.
60. NHNN (2014), Văn bản hợp nhất số 22/2014/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014
Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
61. NHNN (2015), Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 27/01/2015 về việc tăng cường xử lý
nợ xấu của TCTD.
62. NHNN (2015), Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 của NHNN quy định
về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
63. NHNN (2015), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
64. NHNN (2015), Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 quy định về
hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
65. NHNN (2015), Thông tư số 36/2015/ TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định việc
tổ chức lại tổ chức tín dụng.
66. NHNN (2016), Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của
Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
67. NHNN (2016), Thông tư số 18/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 của
Thống đốc NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn
giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
68. NHNN (2016), Thông tư số 32/2016/TT-NHNN, ngày 26/12/2016 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, ngày 19/8/2014 của
NHNN Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán.
69. NHNN (2016), Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ
an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
70. NHNN (2017), Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/ 2017 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm
2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
71. NHNN (2018), Thông tư 02/2013/TT–NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân
loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
72. NHNN (2018), Thông tư 13/2018/TT–NHNN ngày 18/05/2018 quy định về hệ thống
kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
73. NHNN (2018), Thông tư 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về tiền
gửi tiết kiệm.
74. NHNN (2018), Thông tư số 02/2018/TT -NHNN, ngày 12/02/2018 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, ngày 19/8/2014 của
NHNN Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán.
75. NHNN (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định về hệ
thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
76. NHNN (2018), Thông tư số 16/2018/TT-NHNN ngày 31/ 7/ 2018 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm
2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
77. NHNN (2018), Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về tiền
gửi tiết kiệm.
78. NHNN (2018), Thông tư số 49/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 quy định về tiền
gửi có kỳ hạn.
79. NHNN (2019), Thông tư số 02/2019/TT-NHNN, ngày 28/02/2019 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, ngày 19/8/2014 của
NHNN Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán.
80. NHNN (2019), Thông tư số 11/2019/TT-NHNN ngày 02/8/2019 quy định về kiểm
soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
81. NHNN (2019), Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/ 11/2019 quy định các
giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
82. NHNN (2019), Thông tư số 24/2019/TT-NHNN ngày 28/11/2019 quy định về tái
cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với tổ chức tín dụng.
83. NHNN (2020), Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ,
miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng
bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid - 19).
84. NHNN (2020), Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống
đốc NHNN Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
85. NHNN (2021), Thông tư số 01/2021/TT-NHNN ngày 31/03/2021 quy định về
phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hang nước ngoài.
86. NHNN Việt Nam (2020), Quyết định số 1729/QĐ-NHNN ngày 30/09/2020 về
mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư số
07/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014.
87. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2019), “KEB Hana Bank
chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của BIDV”, Website:
bidv.com.vn, cập nhật: 11/11/2019, https://www.bidv.com.vn/bidv/tin-tuc/thong-
tin-bao-chi/keb-hana-bank-tro-thanh-co-dong-chien-luoc-nuoc-ngoai-bidv.
88. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Mạnh Hùng (2013), “Tiếp tục tái cẩu trúc hệ thống
ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng, số 128, 129.
89. An Nhiên (2020), “11 Ngân hàng được tăng vốn tính đến tháng 10/2020”,
Website: thuonghieusanpham.vn, Cập nhật: 29/10/2020 14:00,
https://thuonghieusanpham.vn/11-ngan-hang-duoc-tang-von-tinh-den-thang-
102020-11415.html.
90. Lại Hiệp Phong (2020), “Trình tự xử lý tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng”,
Website: tapchitoaan.vn, Cập nhật: 29/09/2020 - 14:50,
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/trinh-tu-xu-ly-tai-san-the-chap-tai-cac-
to-chuc-tin-dung.
91. Hà Phương (2020), “AMC các ngân hàng có đang hoạt động hiệu quả?”,
Website: vnfinance.vn, cập nhật: vnfinance.vn, cập nhật: 06:34 29/12/2020,
https://vnfinance.vn/amc-cac-ngan-hang-co-dang-hoat-dong-hieu-qua-
13337.html
92. Minh Phương (2015), “Chuyển đổi Ocean Bank thành ngân hàng thương mại
TNHH một thành viên”, Website: baotintuc.vn, Cập nhật: 08/05/2015 22:19,
https://baotintuc.vn/tin-tuc/chuyen-doi-ocean-bank-thanh-ngan-hang-thuong-
mai-tnhh-mot-thanh-vien-20150508214836198.htm.
93. Minh Phương (2020), “Tín dụng ngân hàng tăng chậm vì ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19”, Website: baotintuc.vn, Cập nhật: 20/06/2020,
https://baotintuc.vn/thi-truong-tai-chinh/tin-dung-ngan-hang-tang-cham-vi-anh-
huong-boi-dich-covid19-20200620164903921.htm
94. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại
95. Quốc Hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng.
96. Quốc Hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi
97. Quốc Hội (2015), Bộ Luật Dân sự
98. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý
nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
99. Quốc Hội (2018), Luật Cạnh tranh
100. Quốc hội (2019), Luật Chứng khoán
101. Nguyễn Như Quỳnh (2019), Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các ngân hàng
thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Ngân hàng thương mại
cổ phần Bản Việt, Luận văn thạc sỹ Luật Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội.
102. Phạm Minh Sơn (2016), Pháp luật về mua lại và sáp nhập Ngân hàng thương
mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học – Học viện Khoa học xã hội.
103. Minh Tâm (2020), “'Soi' tài sản bảo đảm của các ngân hàng thương mại thời suy
thoái do Covid-19”, Website: vietnamfinance.vn, Cập nhật: 09:01 15/04/2020,
https://vietnamfinance.vn/soi-tai-san-bao-dam-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-
thoi-suy-thoai-do-covid-19-20180504224237330.htm
104. TS. Tôn Thanh Tâm (2017), “Bàn về xử lý nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng, số 23
(1.2017)
105. Tạp chí Tài chính online (2015), “Vốn hóa nợ: Con dao hai lưỡi”, Website:
tapchitaichinh.vn, Cập nhật: 09:11 20/01/2015, https://tapchitaichinh.vn/nghien-
cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/von-hoa-no-con-dao-hai-luoi-93075.html
106. Hoàng Văn Thành (2019), Pháp luật về mua bán nợ xấu từ hoạt động cho vay
của tổ chức tín dụng ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội
107. Lê Trung Thành (2017), Tái cấu trúc hệ thống tài chính ở Việt Nam, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, tr.68
108. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh (2019), “Tăng trưởng huy động vốn từ tiền
gửi khách hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính Ngân
hàng, Số 23.
109. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định 150/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 về
Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản NHTM.
110. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 Phê
duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai
đoạn 2016 – 2020”.
111. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ – TTg ngày 01/03/2012 ban
hành Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”.
112. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 ban
hành Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành
lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”.
113. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/06/2017
về hạn mức trả tiền bảo hiểm.
114. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 1728/QĐ-NHNN ngày 30/09/2020
về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong
thanh toán tiền điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong
thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng.
115. Thủ tướng Chính phủ (2021), Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 26/03/2021 về
việc NHNN việt nam tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng
cho tổng công ty hàng không Việt Nam – CTCP vay theo Nghị quyết của Quốc
hội và Nghị quyết của Chính phủ.
116. Vũ Văn Thực (2013), “Tái cấu trúc hệ thống NHTM ở Việt Nam”, Tạp chí Phát
triển và hội nhập, 10, 17-21.
117. Tổng Cục Thống kê (2020), “Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy
bản lĩnh”, Website: gso.gov.vn, cập nhật: 14/01/2021,
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-
2020-mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/
118. NCS. Lê Thị Thu Trang (2020), “Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn Basel II về quản
trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Website:
taichinhdoanhnghiep.net.vn, cập nhật: 24/12/2020, 17:01,
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/giai-phap-dap-ung-tieu-chuan-basel-ii-ve-
quan-tri-rui-ro-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-d17615.html
119. Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
120. Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr. 214
121. VISC (2012), “Habubank công bố đề án sáp nhập vào SHB”, Website: http:
vics.vn, Cập nhật: 25/04/2012,
http://vics.vn/TinTuc/TinKinhTe/168409/habubank-cong-bo-de-an-sap-nhap-
vao-shb.aspx.
122. Hồ Tuấn Vũ (2016), “Thâu tóm, sáp nhập ngân hàng và lợi ích”, Website:
www.tuvananninh.org, cập nhật: háng Sáu 28, 2016,
https://www.tuvananninh.org/thau-tom-sap-nhap-ngan-hang-va-loi-ich/.
123. Nguyễn Quang Vũ (2020), “Xác định nhóm công ty liên kết theo quy định của
pháp luật Việt Nam”, Website: vietnam-business-law.info, cập nhật:
29/9/2020, https://vietnam-business-law.info/blog-lut-kinh-
doanh/2020/9/29/xc-nh-nhm-cng-ty-lin-kt-theo-quy-nh-ca-php-lut-vit-
nam#:~:text=Nh%C3%B3m%20c%C3%B4ng%20ty%20li%C3%AAn%
20k%E1%BA%BFt%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20kh%C3%A1
i%20ni%E1%BB%87m%20quan,kinh%20t%E1%BA%BF%20%E1%BB
%9F%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.&text=C%E1%BB%A5%20th%E1
%BB%83%2C%20Ngh%E1%BB%8B%20%C4%90%E1%BB%8Bnh%2
035,b%E1%BB%99%20ph%E1%BA%ADn%20%C4%91i%E1%BB%81
u%20h%C3%A0nh%20chung.
124. Nguyễn Vũ (2016), “Chuyển nợ thành vốn góp: Chỉ nên là giải pháp tình thế”,
Website: thoibaonganhang.vn, Cập nhật: 09:16 | 07/10/2016,
http://thoibaonganhang.vn/chuyen-no-thanh-von-gop-chi-nen-la-giai-phap-tinh-
the-54460.html.
II. Tài liệu Tiếng Anh
125. Basel committee on banking supervision 2002.
126. Berger, A, Deyoung, R., Flannery, M., Lee, D., & Oztekin, O., 2008. How do
large banking organizations manage their capital ration? Journal of Financial
Servicearch, 34, Tr 123 – 149.
127. Dr. Andreas Engert, LL.M “Life without Legal capital: Lessons from Americn
Law” Working Paper, 01/2006, Page 19
128. John Armour – Center for Business Research, University of Cambridge: “Legal
Capital: An outdated Concept?”, Working Paper No. 320, 03/2006, Page 19
129. John Hawkins và Philip Turner (1999), Bank restructuring in practice: An over
view, Moneytary and economic Department Basel, Switzerland.
130. Ratha, D., Mohapatra, S. and P. Suttle, 2003. Corporate Financial Structures and
Performance in Developing Countries. World Bank Global Development
Finance 2003, Tr109 – 122.
131. Wei Xu, Xiangzhen Xu, Shoufeng Zhang, 2005. An empirical study on
relationship between corporation performance and capital structure. China –
USA Business Review. 4 (4), Apr 2015, Tr49 – 53.
132. Zeitun, R., 2012. Determinants of Islamic and Conventional Banks Performance
In Gcc Counties Using Panel Data Analysis. Global Economy and Finance
journal, 5(1). Tr 53 - 72

You might also like