You are on page 1of 111

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ ĐỨC HIẾU

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HƯNG YÊN – 2022


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ ĐỨC HIẾU

PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG


MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN


........................................... ........................................

HƯNG YÊN – 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả sử dụng phân tích trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng.
TP.Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng 06 năm 2022

Tác giả

i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Rủi ro tín dụng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
nói riêng. Trong thời gian qua ACB tích cực thực hiện các biện pháp nhằm
xây dựng chính sách tín dụng, đầu tư công nghệ trong cách thức điều hành
hoạt động kinh doanh của ngân hàng để giảm thiểu những rủi ro do hoạt động
tín dụng mang lại.
Để tìm ra giải pháp hạn chế RRTD tại ACB, luận văn đã tổng hợp những
lý luận, nghiên cứu trước đây về RRTD tại NHTM; cách thức nhận biết
RRTD; các công cụ đo lường; biện pháp hạn chế RRTD tại NHTM. Thông
qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, RRTD, các biện pháp đang áp
dụng để hạn chế RRTD của ACB giai đoạn 2019 – 2021, định hướng phát
triển của ACB trong giai đoạn sắp tới. Từ đó luận văn tìm ra các thành tựu và
hạn chế trong công tác kiểm soát, giảm thiểu RRTD, nguyên nhân chủ yếu
gây ra RRTD tại ACB và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế RRTD
tại ACB trong thời gian sắp tới.

ii
MỤC LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN..........................................................................................


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..................................................................................
Tổng quát:.................................................................................................................
3.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......................................................................................
Câu hỏi tổng quát:.....................................................................................................
4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................
Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................................
5.PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................
6.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................................
7.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................
8.TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Các nghiên cứu nước ngoài........
9.BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN................................................................................
CHƯƠNG 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................
1.1.RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.......................................................................................................
1.1.1.Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại........................................
1.1.2.Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại...........................
1.1.2.1.Khái niệm rủi ro tín dụng........................................................................12
1.1.2.2.Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng.......................................13
1.1.2.3.Phân loại rủi ro tín dụng..........................................................................16
1.1.2.4.Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng.......................................................19
1.1.2.5.Các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng......................................................23
1.1.2.6.Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel...................26
1.2.HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI...........................................................................................

iii
1.2.1.Ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro tín dụng..........................................................
1.2.1.1.Đối với ngân hàng thương mại.............................................................28
1.2.2.2. Đối với khách hàng của ngân hàng.....................................................29
1.2.2.3. Đối với nền kinh tế...............................................................................29
1.2.2.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng..............................................................
1.2.2.1.Nguyên nhân khách quan.....................................................................30
1.2.2.2.Nguyên nhân từ ngân hàng...................................................................31
1.2.2.3.Nguyên nhân từ phía khách hàng........................................................32
1.3.KINH NGHIỆM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.....................................................................
1.3.1. Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng ở một số ngân hàng thương mại
trong nước ........................................................................................................
1.3.1.1.Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam ........................................................................................................34
1.3.1.2.Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam ........................................................................................................36
1.3.2. Bài học cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu về hạn chế rủi ro tín
dụng.........................................................................................................................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU...............................
2.1.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU..........
2.1.1.Lịch sử hình thành..........................................................................................
2.1.2.Cơ cấu tổ chức................................................................................................
2.1.3.Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn
2019 - 2021..............................................................................................................
2.1.3.1.Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á
Châu giai đoạn 2019 - 2021................................................................................44
2.1.3.2.Phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
giai đoạn 2019 – 2021.........................................................................................45
2.1.3.3.Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Á Châu giai đoạn 2019 – 2021...................................................................46

iv
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN Á CHÂU...............................................................................................
2.2.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Á Châu giai đoạn 2019-2021...................................................................................
2.2.1.1.Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Á Châu giai đoạn 2019 – 2021.............................................................48
2.2.1.2.Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Á Châu giai đoạn 2019 – 2021............................................................................55
2.2.2.Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.........................
2.2.2.1.Quy trình tín dụng và chính sách tín dụng...............................................57
2.2.2.2.Bảo đảm tín dụng....................................................................................60
2.3.ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU......................................................................................................
2.3.1.Kết quả đạt được.............................................................................................
2.3.1.1.Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng...............................................61
2.3.1.2.Minh bạch hóa thông tin..........................................................................62
2.3.1.3.Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ........................................63
2.3.1.4.Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng63
2.3.1.5.Ngân hàng đã hoàn thiện việc áp dụng Basel II trong quá trình kiểm soát
rủi ro tín dụng.....................................................................................................64
2.3.2.Hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Á Châu......................................................................................................
2.3.2.1.Quy trình tín dụng còn tiềm ẩn rủi ro......................................................65
2.3.2.2.Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phụ thuộc nhiều vào thông tin từ
khách hàng ........................................................................................................67
2.3.3.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á
Châu ........................................................................................................
2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan........................................................................68
2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan............................................................................70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU....................
3.1.ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

v
PHẦN Á CHÂU ĐẾN 2025....................................................................................
3.1.1.Định hướng chung..........................................................................................
3.1.2.Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng................................................................
3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.......................................................................................
3.2.1.Nhóm giải pháp nghiệp vụ..............................................................................
3.2.1.1.Hoàn thiện chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo...................................75
3.2.1.2.Tăng cường biện pháp bảo đảm tín dụng................................................76
3.2.1.3.Tăng cường việc giảm thiểu rủi ro từ phía khách hàng...........................76
3.2.1.4.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.....................................77
3.2.1.5.Tăng cường tuân thủ quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng.........78
3.2.1.6.Hoàn thiện chính sách lãi suất.................................................................78
3.2.1.7.Tăng cường công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề.....................................78
3.2.2.Nhóm giải pháp hỗ trợ....................................................................................
3.2.2.1.Hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....................................79
3.2.2.2.Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng...................................................80
3.2.2.3.Tăng cường phát triển, ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến vào các
nghiệp vụ ngân hàng tạo nên nhiều tiện ích mới.................................................81
3.2.2.4.Tăng cường đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu ngân hàng............................81
3.2.2.5.Tăng cường các giải pháp khác...............................................................81
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM...........................
3.3.1. Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả............................................................
3.3.2. Tăng cường vai trò của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng...................
3.3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng..................
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................
PHỤ LỤC 1.............................................................................................................

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
BCTC : Báo cáo tài chính
BIDV : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển
Việt Nam
CBTD : Cán bộ tín dụng
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước
CTCP : Công ty cổ phần
CN/PGD : Chi nhánh/Phòng giao dịch
DN : Doanh nghiệp
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
KH : Khách hàng
MMLC : Khách hàng doanh nghiệp lớn
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NQH : Nợ quá hạn
RRTD : Rủi ro tín dụng
SME : Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
TCTD : Tổ chức tín dụng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSBĐ : Tài sản bảo đảm
UBND : Uỷ ban nhân dân
VAMC : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài
sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam
VCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
WB : Ngân hàng thế giới

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của ACB..................................................................42
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của ACB giai đoạn 2019 - 2021...............44
Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại ACB giai đoạn 2019 – 2021.........................45
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB giai đoạn 2019 – 2021......47
Bảng 2.4 Dư nợ theo loại hình cho vay của ACB giai đoạn 2019 – 2021......49
Bảng 2.5 Dư nợ theo thời hạn cho vay của ACB giai đoạn 2019 – 2021.......50
Bảng 2.6 Dư nợ theo loại tiền tệ cho vay của ACB giai đoạn 2019 – 2021. . .51
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
của ACB giai đoạn 2019 – 2021.....................................................................53
Bảng 2.8 Tình hình nợ xấu của ACB giai đoạn 2019 – 2021.........................55
Bảng 2.9 Phân loại nợ của ACB giai đoạn 2019 – 2021.................................56
Bảng 2.10 Dự phòng rủi ro cho vay tại ACB giai đoạn 2019 – 2021.............57
Bảng 2.11 Tỉ lệ giao dịch qua các loại hình tại ACB giai đoạn 2019 – 2021. 64
Bảng 2.12 Mức độ xếp hạng tín nhiệm ACB do Moody’s đánh giá 2021......65
Bảng 2.13 Mức độ xếp hạng tín nhiệm của ACB do Fitch Ratings đánh giá
năm
2021………………………………………………………………………….65

viii
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh tế đất nước ngày càng phát triển đời sống của người dân ngày
càng được nâng cao. Cùng với đó là sự ra đời hàng loạt của các doanh
nghiệp, nhà máy, khu chế xuất, khu công nghiệp… dẫn đến nhu cầu về vốn
gia tăng mạnh mẽ. Song trên thị trường không phải lúc nào cũng có sẵn
nguồn tiền để đáp ứng cho nhu cầu đó, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của một số đơn vị bị ngưng trệ trong khi một số đơn vị khác làm ăn
rất thành công nhưng lại không biết phát huy tối đa hiệu quả sử dụng số
tiền lợi nhuận thu được. Ngân hàng, với chức năng trung gian tài chính, đã
làm tốt vai trò của mình – là cầu nối gắn kết các chủ thể trong xã hội, góp
phần phân bố hợp lý nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia, tạo điều kiện
phát triển cân nối nền kinh tế. Và ACB đóng vai trò một trong những cầu
nối đó, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, phục vụ
các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp,
góp phần điều tiết lượng tiền ngoài lưu thông. Tuy nhiên, trong quá trình
hoạt động của mình, ACB nói riêng và của ngành ngân hàng nói chung
luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi
ro lãi suất và rủi ro hối đoái. Trong đó đáng quan tâm nhiều nhất chính là
rủi ro tín dụng, bởi tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất của Ngân hàng
thương mại, nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số đầu tư của Ngân
hàng và chiếm từ 70 – 90% tổng thu nhập của Ngân hàng, đây là loại rủi ro
lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất, nó có
thể ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng hoạt động của Ngân hàng,
làm cho các ngân hàng thiệt hại và thua lỗ thậm chí có thể phá sản. Do đó,
nhận dạng rủi ro và đề ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn
chế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách của các ngân hàng.

1
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo mang lại
nguồn thu nhập chính của NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tìm ẩn
nhiều rủi ro trong đó RRTD là rủi ro mang tính tất yếu và không thể loại bỏ
mà chỉ có thể hạn chế RRTD ở mức thấp nhất.
Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của
vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt
động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản.
RRTD dẫn đến nhiều hậu quả, cụ thể:
 Đối với bản thân ngân hàng:
Nếu một NHTM có tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ lớn, có nhiều khoản tín
dụng không thu hồi được hoặc bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt
thì uy tín của ngân hàng sẽ giảm sút nghiêm trọng. Thêm nữa, RRTD xảy
ra sẽ làm giảm khả năng thanh toán của NHTM..
 Đối với nền kinh tế:
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh dựa trên lòng tin. Một khi RRTD
xảy ra, uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng bị ảnh hưởng đầu tiên,
tiếp theo người dân, các tổ chức kinh tế mất lòng tin vào ngân hàng đó hay
thậm chí là cả hệ thống ngân hàng và họ sẽ kéo đến rút tiền ồ ạt.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu có mạng lưới hoạt chi
nhánh/phòng giao dịch rộng khắp cả nước. Trải qua những khủng hoảng
trong giai đoạn trước (sự kiện năm 2012) ACB đang dần hoàn thiện và trở
lại đường đua của các NHTM Việt Nam. Tăng trưởng tín dụng của ACB đã
đạt được những con số ấn tượng, năm 2021 dư nợ cho vay tăng 16,2% và
toàn dụng tối đa hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN cho phép, đạt
231 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch là 15%. Đi đôi với tốc độ tăng
trưởng ACB cần đề ra chính sách nhằm kiểm soát RRTD ở mức tối ưu
nhất. Do vậy, tác giả lựa đã lựa chọn đề tài: “Phân tích rủi ro tín dụng trong

2
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai
đoạn 2019 - 2021” để đi sâu nghiên cứu thực trạng RRTD và công tác kiểm
soát RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2019 -
2021, từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm hạn chế RRTD của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Á Châu trong giai đoạn sắp tới.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tổng quát:
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, nghiên cứu, đánh giá các
nguyên nhân gây ra RRTD và đề ra các giải pháp để hạn chế RRTD trong
hoạt động kinh doanh của ACB trong giai đoạn tiếp theo.
Cụ thể:
+ Tổng hợp lý thuyết về RRTD đối với hoạt động kinh doanh của
NHTM
+ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, RRTD tại ACB,
các nguyên nhân gây ra RRTD của ACB giai đoạn 2019 – 2021
+ Đề ra các giải pháp cụ thể để hạn chế RRTD trong hoạt động kinh
doanh của ACB trong giai đoạn tiếp theo.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi tổng quát:
Biện pháp nào để hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh của
ACB một cách hiệu quả nhất?
Câu hỏi cụ thể:
+ Trong kinh doanh của NHTM thường xảy ra các loại rủi ro nào?
+ Nên học hỏi bài học kinh nghiệm nào từ các NHTM trong nước để
hạn chế rủi ro tín dụng tại ACB?
+ Phân tích hoạt động tín dụng của ACB giai đoạn 2019 - 2021,
những thuận lợi và khó khăn mà ACB phải đối mặt là gì? Phân tích thực

3
trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại ACB?
+ Giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ACB giai
đoạn tiếp theo như thế nào?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại và giải pháp hạn chế rủi ro
trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Nghiên cứu khái niệm, cơ sở, thực trạng RRTD tại
của ACB từ đó đưa ra giải pháp khắc phục, cải thiện RRTD
+ Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu công tác hạn chế RRTD
của ACB
+ Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động
của ACB trong 4 năm từ 2019 đến 2021.
5. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứa định tính dựa trên các
phương pháp chi tiết sau:
+ Phương pháp tổng hợp để hệ thống lý thuyết về RRTD từ đó xây
dựng cơ sở lý thuyết riêng của luận văn
+ Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh đối với số liệu về tình
hình kinh doanh của ACB cũng như số liệu của ngành ngân hàng để đánh
giá thực trạng RRTD tại ACB giai đoạn 2019 - 2021.
+ Phương pháp thăm dò: khảo sát ý kiến của nhân viên tín dụng tại các
đơn vị kinh doanh trong hệ thống ACB để từ đó chọn lọc, xác định nguyên
nhân chủ yếu gây ra RRTD tại ACB giai đoạn 2019 - 2021.
+ Phương pháp chuyên gia: Luận văn đã trích dẫn, kế thừa một số công
trình nghiên cứu của các tác giả trong nước; số liệu phản ánh kết quả hoạt

4
động tín dụng của một số đối thủ cạnh tranh chính trong hoạt động kinh
doanh tín dụng của ACB
+ Phương pháp quy nạp: liên kết các số liệu độc lập để tìm ra quy luật
và cách thức vận hành của ACB
+ Phương pháp diễn giải: tìm ra các biểu hiện trong các hoạt động của
ACB, từ đó nêu lên những nguyên lý, lý thuyết đã được chứng minh.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến RRTD nói chung và
của ACB nói riêng, bao gồm các nội dung sau:
+ Hệ thống lý luận về RRTD, tiêu chí đánh giá, đo lường RRTD.
+ Tác động của RRTD đến ACB nói riêng và hệ thống ngân hàng, nền
kinh tế nói chung
+ Thực trạng hạn chế RRTD của ACB giai đoạn 2019 - 2021. Các khó
khăn mà ngân hàng phải đối mặt để kiểm soát RRTD, xử lý RRTD…
+ Dựa trên các lý thuyết đã được tổng hợp cùng với các đánh giá về
thực trạng hạn chế RRTD để đưa ra các đề xuất và kiến nghị nhằm hạn chế
RRTD trong hoạt động kinh doanh của ACB.

7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI


Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích về hoạt động tín dụng, rủi ro tín
dụng tại ACB, qua đó thấy được thực trạng cấp tín dụng cũng như hạn chế
và nguyên nhân làm cho rủi ro tín dụng gia tăng, từ đó đưa ra giải pháp, đề
xuất các kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của ACB
Về mặt khoa học:
+ Tổng quan về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại
+ Các chỉ tiêu xác định hạn chế rủi ro tín dụng như: tỷ lệ nợ xấu; giảm

5
tỷ lệ nợ xấu.
+ Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro tín dụng: đối với hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại; đối với nền kinh tế, hệ thống ngân hàng;
đối với khách hàng vay vốn.
+ Khuynh hướng hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
Về thực tiễn
+ Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Á Châu
+ Đề xuất các giải pháp, kiến nghị hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU


Các nghiên cứu nước ngoài
- Nghiên cứu của Clup (2002) về ERM đã cụ thể hóa quy trình quản trị
rủi ro bao gồm các bước cơ bản: nhận diện rủi ro, quản trị rủi ro tại các tổ
chức, doanh nghiệp đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn
thường có xu hướng thực hiện ERM đầy đủ hơn, do đó giá trị doanh nghiệp
có xu hướng tăng lên.
- Horcher (2008) đề cập tới một loạt các rủi ro tài chính mà các tổ chức
có thể phải đối mặt trong cuốn sách của mình như: rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi
suất, rủi ro hoạt động, RRTD,....Từ đó tác giả đưa ra các kế hoạch để giảm
thiểu rủi ro, đồng thời cũng đề cập đến những nỗ lực của toàn cầu trong
việc đo lường rủi ro và quản lý rủi ro tài chính trong hệ thống ngân hàng.
- Goyal (2010) dựa trên việc trình bày từng trụ cột tiêu chuẩn Basel II
là yêu cầu dự trữ bắt buộc, rà soát giám sát, tăng cường kỷ luật thị trường
và tình hình hệ thống ngân hàng Ấn Độ để đề xuất tương xứng các nguồn
vốn đối với RRTD, nguồn vốn đối với rủi ro hoạt động và nguốn vốn đối

6
với rủi ro thị trường. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra những thách thức của ngân
hàng Ấn Độ trong việc thay thế kiểm soát nội bộ và mô hình quản lý rủi ro,
đặc biệt là việc áp dụng bộ tiêu chuẩn Basel II.
- Rose (2012) lại hướng người đọc hình dung về lĩnh vực ngân hàng
theo phương diện từ KH và những nhà quản trị. Trong cuốn sách của ông
chủ yếu tập trung vào phân tích những cải cách trong hệ thống tài chính
hiện đại, những rủi ro hệ thống, những thách thức đặt ra trong hệ thống tài
chính hiện nay, những nguyên nhân và thách thức của suy thoái kinh tế thế
giới....từ đó cung cấp cho người đọc những phương pháp kiểm soát rủi ro
của ngân hàng trong nền kinh tế đầy bất ổn hiện nay.
- Clara-Iulia, Zinca (2015) đề cập đến các rủi ro trong hoạt động ngân
hàng, đồng thời dựa trên các tiêu chuẩn về đánh giá rủi ro phổ biến của các
tổ chức để đề xuất giải pháp quản lý rủi ro như phát triển văn hóa rủi ro, cải
thiện việc thu các khoản phải thu, phát triển mô hình rủi ro hiệu quả và
sáng tạo, tư duy lại việc phân bổ vốn, phát triển tầm nhìn giảm thiểu rủi ro
và tập trung vào các rủi ro ý nghĩa, các quy trình chủ yếu, sự phối hợp ở
cấp cao nhất, quy định rõ vai trò, trách nhiệm, đánh giá mức độ giảm thiểu
rủi ro, lợi ích và chi phí quản trị rủi ro, sử dụng công nghệ thông tin để hỗ
trợ quản trị rủi ro.
- Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng của ngân hàng Thanh toán Quốc
tế (2001) chỉ ra rằng: Đối với lĩnh vực ngân hàng, RRTD được đánh giá là
rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và là một phần cố hữu của các hoạt động
kinh doanh cốt lõi của ngân hàng.
- Các nghiên cứu trên đã giúp xây dựng cơ sở lý luận chung và toàn
diện về RRTD, các tiêu chuẩn đo lường RRTD. Đây là tiền đề để hoàn
thiện lý luận về RRTD, từ đó đưa ra các giải pháp hạn chế RRTD trong
hoạt động của NHTM tại Việt Nam.

7
Các nghiên cứu trong nước
- Công tác hạn chế RRTD rất được các NHTM, các nhà nghiên cứu
quan tâm, thời gian gần đây, trong nước cũng có nhiều nhà nghiên cứu thực
hiện các công trình nghiên cứu về RRTD, quản trị RRTD có thể kể đến
như sau:
+ Nguyễn Đức Tú (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ trường đại
học kinh tế quốc dân.
Luận án khái quát hóa những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản lý
RRTD. Đưa ra các mô hình có thể áp dụng để quản lý RRTD của NHTM,
các biện pháp thích hợp mà ngân hàng cần áp dụng để kiểm tra giám sát
khoản vay nhằm đảm bảo an toàn vốn: cải cách tổ chức bộ máy và nhân sự
quản lý rủi ro; tăng cường quản lý rủi ro ở cấp độ danh mục và ngành hàng;
hoàn thiện công tác đo lường RRTD theo hướng lượng hóa rủi ro, ứng
dụng nghiệp vụ phái sinh để hạn chế RRTD …. Nhìn chung luận án đã
khái quát hóa hầu hết các vấn đề cơ bản về RRTD, công tác kiểm soát, hạn
chế RRTD. Tuy nhiên, luận án được nghiên cứu vào năm 2012, môi trường
kinh doanh, hê thống pháp luật, trình độ quản lý có sự khác biệt so với giai
đoạn hiện nay.
+ Bùi Diệu Anh (2012), “Quản trị danh mục cho vay tại các ngân
hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” Luận án Tiến sỹ Trường Đại học
Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Luận án đưa ra đề xuất xây dựng mô hình đo lường rủi ro danh mục
cho vay tại các NHTM cổ phần, thông qua mô hình giúp các ngân hàng
định lượng chính xác rủi ro trên danh mục cho vay, trên cơ sở đó tính toán
tổn thất để trích lập dự phòng rủi ro, cũng như duy trì vốn tự có sát đúng

8
với mức độ rủi ro riêng biệt của từng ngân hàng; đề xuất áp dụng chứng
khoán hoá và công cụ phái sinh tín dụng với ý nghĩa hai công cụ này được
sử dụng để điều chỉnh ngoại bảng đối với danh mục cho vay của ngân
hàng, qua đó rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng sẽ được giảm thiểu.
Tuy đối tượng nghiên cứu của đề tài là các NHTM cổ phần ngoài nhà
nước, song những nội dung mà đề tài đề cập có thể vận dụng đối với các
NHTM khác, ngoài đối tượng ngân hàng mà tác giả nghiên cứu
+ Đỗ Thị Thu Quỳnh (2013), Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1
TP.HCM, Luận văn thạc sĩ trường đại học kinh tế TP. HCM.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu các tiêu chí đánh giá rủi ro theo định
tính (mô hình 6C) và định lượng (mô hình xép hạng của Moody’s và
Standard & Poor) cũng như ứng dụng các nguyên tắc của Basel trong quản
trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP.
HCM
+ Nguyễn Thường Lạng (2020) – Trường Đại học Kinh tế quốc dân
đăng bài trên tạp chí tài chính “Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra” Bài viết khái quát thực tế quản trị
rủi ro hiện nay (bao gồm RRTD) và nhận diện cụ thể những thách thức đặt
ra trong thời gian tới đối với các NHTM Việt Nam.
- Ngoài các công trình nghiên cứu ở trên, còn có thể kể đến nhiều công
trình nghiên cứu về quản trị rủi ro như: một thách thức nội tại của hệ thống
NHTM Việt Nam (Cấn Văn Lực, 2019); Phát triển bền vững hệ thống ngân
hàng như là một quan niệm bao trùm cả quản trị rủi ro (Nguyễn Thị Mùi,
2014)
- Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này đã tập trung làm rõ, hệ
thống hóa lý luận RRTD và các biện pháp hạn chế RRTD trên cơ sở của

9
Basel cũng như các mô hình Moody’s và Standard & Poor,… Tuy nhiên,
tình hình kinh tế, các yếu tố khách quan cũng như chủ quan tác động đến
RRTD cũng liên tục biến động. Đồng thời do yếu tố đặc thù của kinh tế ở
mỗi quốc gia là khác nhau, việc áp dụng các mô hình, phương pháp kinh tế
khi ứng dụng vào Việt Nam cần có sự điều chỉnh.
- Do vậy, việc thiết lập các biện pháp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng cần phải có sự thay đổi, điều chỉnh theo từng
thời kỳ nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Viêc phân loại, đánh giá KH
cần được xem xét dựa trên nhiều gốc độ, phương diện bằng việc áp dụng
các mô hình 6C, mô hình điểm số Z, cập nhật Basel II vào hệ thống đánh
giá của ngân hàng thương mại nói chung và ACB nói riêng.
9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Chương 1: Cở sở lý luận về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Á Châu
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.

10
CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với
các chủ thể kinh tế khác trong xã hội dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi sau thời gian nhất định, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là
người đi vay vừa là người cho vay thông qua các hình thức cho vay, chiết
khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài chính. Ngoài ra, trong những
năm gần đây, thẻ tín dụng cũng được xem là một hình thức cấp tín dụng.
- Cho vay:
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi [chương 1, điều 4, khoản 12, Luật các tổ chức tín dụng].
- Bảo lãnh:
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD cam kết
với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng khi KH không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo
thỏa thuận. [chương 1, điều 4, khoản 19 Luật các TCTD].
- Bao thanh toán
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên
mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải
thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng

11
dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. [chương 1,
điều 4, khoản 17 Luật các TCTD].
- Chiết khấu
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi
các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước
khi đến hạnt hanh toán. [chương 1, điều 4, khoản 19 Luật các TCTD].
- Cho thuê tài chính
Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn
trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính.
Các hoạt động cấp tín dụng trên đây của NHTM đều có tiềm ẩn nhiều
rủi ro.
1.1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Có nhiều định nghĩa khác nhau về RRTD Trong bộ “17 nguyên tắc
quản trị RRTD” của Basel 2 được Ủy ban Basel ban hành tháng 9/2000
có đề cập: “RRTD là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác
không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận”.
Theo cuốn Quản trị rủi ro ngân hàng (2001) của Joel Bessis, RRTD
được hiểu là những tổn thất do KH không trả được nợ hoặc đó là sự giảm
sút chất lượng tín dụng của những khoản vay.
RRTD là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hợp đồng tín
dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại. (Lê Thị Mận
2015, trang 47).
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, định nghĩa RRTD
trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ
chức tín dụng,

12
chi nhánh ngân hàng nước ngoài do KH không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.
RRTD là loại rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối
tác không thực hiện một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng
đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thanh toán nợ cho dù đấy là
nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn.
Hiểu một cách khác thì RRTD đó là rủi ro không thu hồi được nợ khi
khoản vay đến hạn do người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn
theo hợp đồng tín dụng. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín
dụng của ngân hàng.
Như vậy, RRTD là rủi ro không thể tránh khỏi và có thể xảy ra bất cứ
lúc nào, có thể nói rằng việc ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính
tín dụng chính là hoạt động kinh doanh thu lợi dựa trên rủi ro phát sinh từ
chính hoạt động đó, RRTD tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau
khi cấp tín dụng cho khách hàng và biểu hiện ra bên ngoài là món vay
không thu hồi được, phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ có khả năng mất
vốn.
Để xem xét thực trạng RRTD của một NHTM, người ta thường phải
xét đến tỷ trọng các nhóm nợ, đặc biệt là xấu cao hay thấp. Nếu các tỷ
trọng này càng cao thì khả năng bảo toàn vốn tín dụng của ngân hàng càng
thấp.
1.1.2.2. Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
 Đặc điểm của RRTD
 Rủi ro tín dụng có tính tất yếu:
RRTD luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của NHTM.
Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên
mối qua hệ: Lợi nhuận - rủi ro. NHTM phải đánh giá tính khả thi của

13
phương án kinh doanh dựa trên mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nhằm
tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích phù hợp với mức chấp nhận rủi
ro. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là
hợp lý, kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài
chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.
 Rủi ro tín dụng có tính đa dạng, phức tạp:
Sự đa dạng và phức tạp của RRTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân
khác nhau: KH vay vốn, loại hình tín dụng, sự chuyển biến của nền kinh tế,
quy định của pháp luật, sự đa dạng của nguyên nhân gây ra RRTD cũng
như diễn biến sự việc, hậu quả khi xảy ra rủi ro… Do đó, khi phòng ngừa
và xử lý RRTD phải chú ý đến mọi dấu hiệu, xuất phát từ nguyên nhân bản
chất và hậu quả do RRTD đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
 Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp/bị động:
RRTD xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân vốn vay và trong quá trình
sử dụng vốn vay của khách hàng nên khách hàn mới là người có đầy đủ
thông tin về chất lượng, hiệu quả của khoản vay. Dẫn đến tình trạng thông
tin bất cân xứng và ngân hàng ở vào thế bị động, ngân hàng thường biết
thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác về những khó khăn thất
bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ.
 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
 Dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa KH với ngân hàng, KH
thường có các biểu hiện sau đây:
+ KH không thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ gốc và nợ
lãi;
+ Đề nghị ngân hàng gia hạn nợ, cơ cấu nợ, hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ;
+ Có biểu hiện giảm vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu;

14
+ Sử dụng vốn khác với mục đích thoả thuận trong hợp đồng;
+ Chu kì vay thường xuyên gia tăng; đề nghị ngân hàng tăng hạn mức
vay mà không đưa ra được phương án kinh doanh khả thi;
 Dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý và tổ chức của KH
+ Không có sự thống nhất trong hội đồng quản trị hay ban điều hành về
quan điểm, mục đích, cách thức quản lý;
+ Quản lý nhân sự yếu kém, cơ cấu không hợp lý, đội ngũ nhân sự
không gắn bó lâu dài đặc biệt là cấp quản lý; nội bộ có mâu thuẫn, tranh
giành quyền lực;
+ Phát sinh nhiều khoản chi phí không hợp lý;
+ Thu hẹp qui mô sản xuất, chủng loại sản phẩm;
 Dấu hiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp suy giảm; hàng tồn kho
tăng đột biến;
+ Thu nhập không ổn định; chậm thanh toán lương cho nhân viên
+ Hệ số quay vòng vốn lưu động thấp, khả năng thanh toán giảm;
+ Các khoản nợ thương mại gia tăng một cách bất thường;
 Dấu hiệu thuộc về xử lý thông tin tài chính
+ Trì hoãn nộp báo cáo tài chính, các số liệu trong báo cáo tài chính có
độ tin cậy thấp;
+ Doanh số bán hàng tăng nhưng lãi giảm hoặc thậm chí thua lỗ;
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn giảm;
+ Sản xuất và bán hàng không đạt chỉ tiêu như kế hoạch;
 Dấu hiệu thương mại
+ Doanh nghiệp lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh không thuộc chuyên
môn của mình, lĩnh vực có độ rủi ro cao;
+ Yếu tố đầu vào không thuận lợi như: giá cả nguyên vật liệu đầu vào

15
tăng, không được chiết khấu...
+ Cơ cấu vốn không hợp lý, không cân đối giữa tài sản và nguồn hình
thành tài sản ví dụ như: dùng vốn vay ngắn hạn để mua sắm, tài trợ cho tài
sản dài hạn...
+ Chi phí của doanh nghiệp không hợp lý
 Dấu hiệu về mặt pháp luật
+ Có những thay đổi về chính sách liên quan đến ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp theo chiều hướng bất lợi
+ Doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật
Tóm lại, những dấu hiệu cơ bản để nhận biết RRTD đó là: KH không
thực hiện được nghĩa vụ trả nợ đã cam kết với NHTM ghi trong hợp đồng
tín dụng khi đến hạn thanh toán (bao gồm nợ gốc, nợ lãi, các khoản phí,
phạt…); tài sản đảm bảo được đánh giá giảm giá trị, giá trị phát mại không
đủ trang trải nợ gốc, lãi và các chi phí khác.
1.1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại và tiếp cận RRTD khác nhau, tuy nhiên, để
phân loại chính xác cần căn cứ vào các vấn đề sau:
 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Theo Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị ngân hàng, TP. Hồ Chi Minh:
Nhà xuất bản Lao động xã hội, căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro,
RRTD được phân chia thành: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục
 Rủi ro giao dịch:
Rủi ro giao dịch là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh
là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh
giá KH. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính:
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu

16
quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSBĐ, chủ thể bảo đảm, cách thức
đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSBĐ.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
 Rủi ro danh mục:
Rủi ro danh mục là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng,
được phân chia thành 02 loại:
+ Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang
tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh
tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của KH
vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số KH, cho vay quá nhiều DN hoạt động trong cùng một
ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc
cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
 Căn cứ vào lý do gây ra rủi ro
 Rủi ro khách quan:
Là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, chiến tranh,
người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác làm thất
thoát vốn vay trong khi người vay thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng tín
dụng.
 Rủi ro chủ quan:
Là rủi ro do người vay hoặc người cho vay do vô tình hay cố ý làm thất

17
thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác.
 Căn cứ vào mức độ tổn thất
 Rủi ro đọng vốn:
Là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn mà KH vẫn chưa thanh toán
cho ngân hàng, dẫn đến ngân hàng không cân đối dược giữa nguồn vốn cho
vay và nguồn vốn huy động và làm NHTM gặp khó khăn cho việc thanh
toán cho người gửi tiền.
 Rủi ro mất vốn:
Là rủi ro khi người vay không có khả năng trả được nợ theo hợp đồng,
bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, ngân hàng chỉ trông chờ việc thanh lý tài
sản của KH. Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng chi phí do nợ khó đòi tăng, chi phí
quản trị, chi phí giám sát; giảm lợi nhuận do trích lập các khoản dự phòng.
 Căn cứ phạm vi của RRTD
 RRTD cá biệt:
Là RRTD xảy ra đối với một khoản vay của một KH cụ thể, thuộc một
nhóm ngành cụ thể. RRTD cá biệt xảy ra do một số nguyên nhân, như: đặc
điểm ngành và loại hình kinh tế của KH; tình hình tài chính của KH; khả
năng quản trị của KH; đạo đức KH; Các nguyên nhân khác.
 RRTD hệ thống:
Là RRTD xảy ra không chỉ đối với một ngân hàng mà mang tính chất
hệ thống, lan truyền đến cả khu vực ngân hàng. Nguyên nhân của rủi ro hệ
thống bao gồm: sự thay đổi chính sách thể hiện ở chính sách tài chính tiền
tệ, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu và chính sách khác.
Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống
bao gồm: lạm phát, thất nghiệp, GDP, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêu
dùng; luật pháp và môi trường đầu tư và các yếu tố bất khả kháng. Để hạn
chế rủi ro do các yếu tố này gây ra, thay vì đa dạng hóa hoạt động tín dụng,

18
ngân hàng cần thực hiện tốt công tác dự báo tình hình kinh tế trong nước,
khu vực và thế giới từ đó dự báo các chính sách sắp đến của Chính phủ và
chủ động đưa ra các giải pháp kiểm soát rủi ro phù hợp.
1.1.2.4. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
RRTD là không thể tránh khỏi trong kinh doanh tín dụng, nên NHTM
phải quản lý RRTD nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể
xảy ra. Để phân tích RRTD của NHTM, chúng ta sẽ đánh giá RRTD thông
qua các chỉ tiêu đo lường RRTD sau:
 Nợ quá hạn
 Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát
sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả
được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời
gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần
chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn.
 Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
+ Thứ nhất, tỷ lệ nợ quá hạn:
Số dư NQH
Tỷ lệ NQH =
Tổng dư nợ × 100 (1.1)

+ Thứ hai, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn:

Số KH có NQH
Tỷ lệ KH có NQH =
Tổng số KH có dư NQH × 100 (1.2)

 Nếu NHTM có tỷ lệ NQH và tỷ lệ số KH có NQH lớn thì ngân hàng


đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại NHTM có tỷ lệ NQH và tỷ lệ số

19
KH có NQH thấp thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro ở ngưỡng an toàn.
 Nợ xấu
 Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả
năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ do con nợ làm ăn thua lỗ
liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản, mất khả năng thanh toán.
Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng,
căn cứ vào thời gian quá hạn và khả năng trả nợ của khách hàng để phân
loại nợ xấu thành 3 nhóm: nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và
nhóm 5 (có khả năng mất vốn).
 Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu bao gồm:
+ Thứ nhất, tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng
dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng tại các TCTD.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ RRTD của NHTM, cho biết với 100 đơn
vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân
hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn
tại thời điểm xác định.
Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì khả năng rủi ro càng cao, tỷ lệ này dao động
trong khoảng từ 3% đến 5% thì NHTM được đánh giá là có chất lượng tín
dụng tốt, các khoản vay an toàn. Theo WB, tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 5% là
có thể chấp nhận được và tốt nhất là ở mức 1,% - 3,%.
- Thứ hai, tỷ trọng nợ xấu theo nhóm nợ
- Thứ ba, tỷ lệ nợ xấu so với vốn chủ sở hữu
- Thứ tư, tỷ lệ nợ xấu so với quỹ dự phòng tổn thất
 Hệ số an toàn vốn tối thiểu
CAR là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của

20
NHTM, được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh
toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với RRTD, rủi ro vận hành.

Vốn tự có
CAR(%) =
Tổng tài sản có rủi ro quy đổi × 100
(1.3)
Theo quy định của Basel II, hệ số an toàn vốn tối thiểu tỷ lệ phải ≥ 8%.
 Dự phòng rủi ro tín dụng:
- Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể
xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo
cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi
phí hoạt động của các tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng
chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng dự
phòng rủi ro của một ngân hàng là nhằm bù đắp tổn thất đối với những
khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp KH không có khả năng
chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào
nhóm 5.
- Dự phòng tín dụng được tính trên số dư nợ gốc của KH bao gồm: (i)
Dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) Dự
phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục
tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của ngân
hàng.
- Việc sử dụng dự phòng được sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự
phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ,
và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự
phòng chung. Mỗi ngân hàng cần có cách tính dự phòng phù hợp với quy
định tại Thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18/3/2014 của Ngân hàng Nhà

21
nước và vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa tránh để chi phí tăng cao ảnh hưởng
đến thu nhập ròng. Các chỉ số thể hiện dự phòng RRTD:
QDP rủi ro
Tỷ lệ QDP rủi ro =
Dư nợ xấu × 100 (1.4)
- Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu
cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu
tỷ lệ này cao, có nghĩa là khả năng quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt
hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và
ngược lại.
 Các chỉ tiêu gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng
Các chỉ tiêu gián tiếp mặc dù không phản ánh cụ thể RRTD của ngân
hàng, tuy nhiên các chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn của kỳ này so với kỳ
trước hay so với trung bình của hệ thống ngân hàng thì các chỉ tiêu này là
dấu hiệu phản ánh RRTD của ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể
xem xét thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá toàn diện về RRTD của ngân
hàng.
 Quy mô tín dụng:
Nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng
kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh RRTD.
Quy mô tín dụng thể
hiện rõ qua các chỉ tiêu:
Tổng dư nợ
Dư nợ trên tổng tài sản =
Tổng tài sản × 100 (1.5)

Tổng dư nợ
Tỷ lệ dư nợ trên CBTD =
Tổng CBTD × 100 (1.6)

22
Tổng số KH
Tỷ lệ KH trên CBTD =
Tổng CBTD × 100 (1.7)
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế =
Tốc độ tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín
dụng cho KH sẽ dẫn đến rủi ro là KH sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng
không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay.
 Cơ cấu tín dụng:
Phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực,
loại tiền... do đó, tuy không phản ánh trực tiếp mức độ rủi ro, nhưng nếu cơ
cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh
RRTD tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm: Cơ cấu tín dụng
theo ngành. Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi
ro không trả được nợ ngân hàng cũng cao; Cơ cấu tín dụng theo loại hình:
DN nhà nước, DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài; Cơ cấu tín dụng
theo loại tiền tệ, RRTD xảy ra khi có sự biến động mạnh hay bất lợi về tỷ
giá; khả năng không đáp ứng của nguồn vốn huy động theo từng loại tiền tệ
đối với dư nợ cho vay...
1.1.2.5. Các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng
Có nhiều mô hình khác nhau để đo lường RRTD, bao gồm cả mô hình
định tính và mô hình định lượng
 Mô hình định tính – Mô hình 6C
Mục đích chính của mô hình này là xem xét liệu KH vay vốn có thiện
chí và khả năng trả nợ khi các khoản vay đến hạn hay không. Cụ thể bao
gồm 6 tiêu chí sau:
 Tư cách bên vay (Character):

23
CBTD phải làm rõ mục đích vay vốn của KH, mục đích vay của KH có
phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồng
thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với KH cũ; còn KH mới thì cần
thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như CIC, từ ngân hàng bạn, hoặc
các cơ quan thông tin đại chúng...
 Năng lực của bên vay (Capacity):
Tùy thuộc vào qui định luật pháp của mỗi quốc gia, bên vay phải có
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
 Thu nhập của bên vay (Cash):
Trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của bên vay như luồng tiền
từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc
tiền từ phát hành chứng khoán…Sau đó cần phân tích tình hình tài chính
của KH vay vốn thông qua các tỷ số tài chính.
 Bảo đảm tiền vay (Collateral):
Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai
để ngân hàng thu nợ.
 Các điều kiện (Conditions):
Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo
từng thời kỳ.
 Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của
luật pháp, quy chế hoạt động đến khả năng KH đáp ứng các tiêu chuẩn của
ngân hàng. Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá
nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng
dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng
 Mô hình đánh giá dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB)
theo tiêu chuẩn Basel
Phần lớn các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng phương pháp đánh

24
giá dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB) theo tiêu chuẩn Basel: dựa
trên các yếu tố định tính và định lượng, từ đó có cơ sở để ước lượng mức
vốn tổi thiểu đối mặt với rủi ro. Phương pháp đánh giá dựa trên xếp hạng
nội bộ (IRB) đưa ra khái niệm tổn thất mất vốn do khách hàng không trả
được nợ. Theo quy định của Basel, tổn thất tín dụng của một danh mục tín
dụng có thể phân chia thành 02 loại: (i) Khoản tổn thất dự tính được – EL
(Expected Loss) và (ii) Khoản tổn thất không dự tính được – UL
(Unexpected Loss).
 Khoản tổn thất dự tính được được tính theo công thức sau:
EL = PD x EDA x LGD (1.8)
Trong đó:
+ EAD: Exposure at Default – tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm
khách hàng không trả được nợ;
+ EL: Expected Loss – tổn thất có thể ước tính
+ PD: Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ:
được tính dựa trên các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách
hàng, gồm: Các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và các khoản nợ
không thu hồi được.
+ LGD: Loss Given Default – tỷ trọng tổn thất ước tính: tỷ trọng phần
vốn bị tổn thất/tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ
gồm: Gốc, lãi chưa trả được, chi phí phát sinh…
EAD – Số tiền có thể thu hồi
LGD =
EAD
(1.9)

Số tiền có thể thu hồi phụ thuộc: tài sản bảo đảm, cơ cấu tài sản của

25
khách hàng, yếu tố vĩ mô
 Khoản tổn thất không dự tính được (UL):
Được hiểu là giá trị của độ lệch chuẩn ( ) so với giá trị trung bình của
tổn thất tín dụng dự kiến và được xác định theo công thức:
UL =  (EL) =  (EAD x PD x LGD) (1.10)
Nguồn bù đắp tổn thất tín dụng không dự tính được là nguồn vốn chủ
sở hữu của ngân hàng, do vậy ngân hàng cần chuản bị đủ vốn chủ sở hữu
để bù đắp cho tổn thất này.
1.1.2.6. Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel
Basel là “sản phẩm” của Ủy ban Basel về Giám sát các ngân hàng với
mục tiêu chuẩn hóa các quy định về an toàn vốn trong hoạt động ngân
hàng. Basel được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản đảm bảo các ngân hàng
duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi
ro mà ngân hàng đang nắm giữ. Việc triển khai Basel giúp chuẩn hóa, cải
thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các
chuẩn mực toàn cầu. Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:
Trụ cột thứ I: nhắc đến việc duy trì một lượng vốn pháp định được tính
toán dựa trên ba thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro thị trường,
rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành. Mỗi loại rủi ro sẽ có các phương pháp
tính khác nhau. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của
tổng tài sản có rủi ro như Basel I. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối
với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi
nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số
rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy
cảm với xếp hạng.
Trụ cột thứ II: định nghĩa quá trình rà soát giám sát của khung quản lý
rủi ro của tổ chức và cuối cùng là an toàn vốn. Nó đặt ra trách nhiệm giám

26
sát cụ thể đối với hội đồng quản trị và quản lý cấp cao, do đó tăng cường
nguyên tắc của kiểm soát nội bộ và quản trị doanh nghiệp khác do cơ quan
quản lý ở các nước khác nhau trên toàn thế giới thực hiện. Liên quan tới
việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà
hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này
cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt,
như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản
và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại
(residual risk).
Trụ cột thứ III: Nguyên tắc thị trường nhằm mục đích tăng cường kỷ
luật thị trường thông qua tăng cường công khai thông tin của các ngân
hàng. Nội dung công bố thông tin gồm cả nội dung định tính và định
lượng, từ thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ về vốn đến những thông
tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi
ro thị trường, rủi ro hoạt động và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với
từng loại rủi ro này. Đây được coi điều kiện tiên quyết cho tính hiệu quả và
minh bạch của hoạt động ngân hàng.
Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:
Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức
độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược
đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.
Thứ hai, các giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức
độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và
đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số
hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy
trình này.
Thứ ba,Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao

27
hơn mức tối thiểu theo quy định.
Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức
vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể
yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối
thiểu.
Như vậy, quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức
này đưa ra, các NHTM càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách
minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do
vậy, hy vọng sẽ giảm thiểu được rủi ro.
1.2. HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro tín dụng
1.2.1.1. Đối với ngân hàng thương mại
 Suy giảm lợi nhuận của ngân hàng:
Những khoản tín dụng gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về
mặt tài chính khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi nhuận
ngân hàng. Trong trường hợp ngân hàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn
thì cũng làm ngân hàng mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi, có khả
năng mang lại lợi nhuận.
 Suy giảm khả năng thanh toán của ngân hàng:
RRTD đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp nhiều khó
khăn. Các khoản đầu tư, cho vay bị thoất thoát hoặc chậm thu hồi trong khi
ngân hàng vẫn phải đều đặn trả lãi vốn huy động theo đúng kỳ hạn. Chính
điều này đã làm hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng.
 Suy giảm uy tín của ngân hàng:
RRTD đã làm giảm uy tín của ngân hàng và ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của của ngân hàng. Vì ngân hàng là loại hình DN đặc biệt, kinh

28
doanh tiền tệ dựa trên uy tín. Nên một khi ngân hàng mất lòng tin ở ngân
hàng, họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng, thậm chí họ có thể còn rút lại
những khoản tiền đã gửi. Điều đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn
của ngân hàng làm giảm quy mô hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng gặp
rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các ngân hàng khác trong hệ thống
nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần
thiết. Ngoài ra, ngân hàng khó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối
trong thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Nguy cơ phá sản ngân hàng: RRTD đã làm giảm sút đặc biệt lòng tin
của dân chúng đối với ngân hàng. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi
và sẽ đến rút tiền để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một ngân hàng khác.
Trường hợp nghiêm trọng xảy ra khi có quá nhiều người đến rút tiền về rất
dễ dẫn đến sự phá sản thực sự của ngân hàng, không chỉ vậy nó còn có thể
gây ra rủi ro cho cả hệ thống ngân hàng.
Hậu quả việc phá sản ngân hàng không chỉ bản thân ngân hàng phải
gánh chịu mà nó còn liên quan đến hệ thống ngân hàng. Điều này sẽ tạo ra
một phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các ngân hàng
khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Chính điều này đã gây ra
những rối loạn về an ninh, chính trị, xã hội... kéo theo hàng loạt những hậu
quả khác như: thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh. Đây là những
kết quả tiêu cực mà RRTD gây ra cho NHTM.
1.2.2.2 Đối với khách hàng của ngân hàng
KH có thể mất vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Khi
KH cần vốn họ buộc phải quan hệ với các ngân hàng khác và phải mất một
thời gian tìm hiểu gây trì trệ quá trình sản xuất.
1.2.2.3. Đối với nền kinh tế
Hoạt động ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến tất cả các chủ thể trong

29
nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển, NHTM càng giữ vai trò quan
trọng. RRTD gây ra những hậu quả xấu cho chính NHTM như: giảm khả
năng thanh toán, giảm uy tín, giảm lợi nhuận, đồng thời cũng gây ra những
tác động xấu cho nền kinh tế sẽ kéo theo sự xáo trộn rất lớn đối với tình
hình kinh tế, xã hội. Người gửi tiền bị mất vốn, có thể bị khánh kiệt; các
doanh nghiệp không có vốn để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh, sản xuất bị đình trệ, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, hậu
quả tất yếu là dẫn đến suy thoái kinh tế.
1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan
 Môi trường kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách
kinh tế vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của
nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các
NHTM nói riêng.
Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách về kinh tế, tài chính tiền
tệ, kinh tế đối ngoại... Chỉ cần chính phủ thay đổi một trong các chính sách
trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
CN, DN và người chịu tác động trực tiếp là các NHTM vì hoạt động kinh
doanh của ngân hàng luôn gắn bó mật thiết với hoạt động của CN, DN.
Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ phù hợp với thực
tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều
kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế làm ăn có hiệu quả và ngược lại sẽ
kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các chủ thể này gặp
khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản.
 Môi trường pháp lý
Hoạt động kinh doanh luôn được tiến hành dựa trên các quy định pháp

30
luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Mặc dù pháp
luật quy định các chủ thể trong nền kinh tế được làm những điều pháp luật
không cấm. Tuy nhiên quy định này chưa cụ thể dẫn đến một số chủ thể
trong nền kinh tế thực hiện những quy định mà pháp luật không cấm nhưng
không hẳn cho phép mà chưa nhận thức được vấn đề.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, các
yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là
các hoạt động tín dụng của các NHTM. Nhưng cũng chính vì vậy, nếu môi
trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất
lợi cho cả CN, DN và NH.
Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý tạo nên môi trường kinh doanh
của các chủ thể của nền kinh tế đồng thời tạo nên môi trường cho vay của
NHTM. Môi trường cho vay chưa hoàn chỉnh sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực
đến hoạt động tín dụng của các NHTM, góp phần làm hạn chế hoặc tăng
thêm rủi ro trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng.
 Môi trường xã hội
Những biến động lớn về kinh tế - chính trị trên thế giới luôn có ảnh
hưởng tới công việc kinh doanh của các DN cũng như của các ngân hàng.
Ngày nay, cùng với sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị giữa
các nước đời sống kinh tế cũng có nhiều biến đổi. Muốn phát triển kinh tế
một cách toàn diện cần thực hiện mở cửa nền kinh tế để tiếp thu những
thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của những nước phát triển, trao đổi,
xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với nước ngoài, đầu tư hoặc vay tiền của
nước ngoài, tiếp thu các chuẩn mực quốc tế và điều chỉnh theo thông lệ
Việt Nam. Những thay đổi về chính trị rết có thể dẫn đến sự biến động cán
cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái giá các đồng tiền làm biến động thị
trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá,dịch vụ, mức lãi

31
suất thị trường, mức cầu tiền tệ... trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các DN và người chịu tác động là các NHTM.
1.2.2.2. Nguyên nhân từ ngân hàng
Các khoản cho vay có vấn đề và các thiệt hại cho vay có thể xảy ra do
sơ hở về thủ tục trong nội bộ ngân hàng. Đây được gọi là các hoạt động
cho vay không hoàn hảo và nó xuất hiện do các nguyên nhân sau đây:
- Do xuất hiện tình trạng thông tin bất cân xứng giũa KH và ngân hàng.
ngân hàng có một cái nhìn không toàn diện về ngân hàng cũng như tình
hình tài chính của họ. Do đó, ngân hàng sẽ đánh giá sai tính khả thi của
phương án vay vốn và cho vay vượt nhu cầu của ngân hàng dễ làm cho
ngân hàng sử dụng vốn sai mục đích.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng nói chung và của CBTD
nói riêng còn hạn chế. Hiện nay, nhiều CBTD thiếu năng lực xử lý các
thông tin tín dụng để bảo vệ và giám sát khoản vay. CBTD không có khả
năng phân tích thẩm định dự án; kiến thức thị trường, kiến thức xã hội
cũng bị hạn chế nên đôi khi đề xuất cho vay mà không đánh giá được liệu
dự án hay phương án đó có khả thi không. Do áp lực về chỉ tiêu, doanh số
cho vay mà CBTD thường chỉ tập trung vào công tác bán hàng mà quên
mất việc trao dồi kiến thức, nghiệp vụ.
- Ngân hàng quá chú trọng về lợi nhuận, đặt mong muốn về lợi nhuận
cao hơn việc đảm bảo an toàn cho các khoản vay, do vậy họ chấp nhận cho
vay đối với các khoản vay có rủi ro cao.
- Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng để mong muốn có
tỷ trọng cho vay nhiều hơn. Cạnh tranh không lành mạnh có thể là ngân
hàng đã bỏ qua một số bước kiểm định trong quy định về thẩm định khoản
vay, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, đáp ứng nhu cầu của KH ... nhằm lôi kéo
KH.

32
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa được tiến hành thường xuyên.
CBTD không nắm bắt được tình hình KH cũng như môi trường tín dụng
của nền kinh tế. Do vậy, không phát hiện kịp thời các khoản vay có vấn đề.
1.2.2.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến RRTD. Trong trường hợp này,
RRTD xảy ra do các KH thực sự làm ăn thua lỗ không có khả năng trả
được nợ cho ngân hàng. Có thể chia nguyên nhân dẫn đến RRTD từ phía
KH làm hai trường hợp. Đó là trường hợp KH gian lận và trường hợp KH
không gian lận.
 Khách hàng gian lận
Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng không thể tránh khỏi trường hợp
KH cố tình lừa gạt ngân hàng. Điều này được thể hiện qua một số hình
thức sau:
- Nhiều KH do thiếu năng lực về khả năng quản lý tài chính lại không
có tài sản thế chấp hợp lệ do đó không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Họ
đã lập các số liệu, giấy tờ giả mạo để qua mắt ngân hàng và được ngân
hàng cho vay vốn. Nếu ngân hàng không phát hiện ra thì khả năng rủi ro
của khoản tín dụng này là rất lớn.
- Có trường hợp người vay lợi dụng ngân hàng không thể kiểm soát hết
được hoạt động kinh doanh của mình nên đã sử dụng vốn vay của ngân
hàng vào mục đích khác với hợp đồng đã cam kết ban đầu. Như vậy, coi
như toàn bộ giá trị thẩm định trước khi tiến hành cho vay của ngân hàng đã
trở thành vô nghĩa và RRTD được đặt ở mức độ báo động.
- Ngoài ra, nhiều KH do kinh doanh kém hiệu quả hoặc do đạo đức
kém đã cố tình chây ỳ, không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng, thậm chí
còn bỏ trốn để quỵt nợ. Trong trường hợp này ngân hàng hoàn toàn bị thua
thiệt và chỉ còn trông chờ vào việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi khoản

33
cấp tín dụng.
 Khách hàng không gian lận
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế phải chịu sự cạnh
tranh gay gắt để tồn tại. Rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Khi các chủ
thể này kinh doanh không hiệu quả sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
của ngân hàng, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của họ sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến rủi ro của ngân hàng. Rủi ro của các khách hàng này xuất phát từ
một số nguyên nhân sau:
- Rủi ro khách quan như: Thiên tai, hoả hoạn, động đất, mất trộm…Đây
rủi ro ít khi xảy ra và khó có thể dự đoán trước.
- Bị lừa đảo hoặc đối tác của họ gặp rủi ro. Trong nền kinh tế DN/CN,
hộ kinh doanh có rất nhiều mối quan hệ với các tổ chức kinh tế khác và
cũng giống như ngân hàng, họ cũng có thể bị rủi ro từ phía các đối tác của
mình làm cho kết quả kinh doanh bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ.
- Trường hợp khác là rủi ro xuất phát từ sự yếu kém của khách hàng.
Sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường luôn đặt KH trong tình trạng phải
có sự nỗ lực cao độ vì bất kì một sự sai sót nào trong phương thức quản lý
kinh tế cũng như quản lý tài chính đều dẫn đến thua lỗ, phát sản ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ.
1.3. KINH NGHIỆM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
1.3.1 Kinh nghiệm về hạn chế rủi ro tín dụng ở một số ngân hàng
thương mại trong nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Để hạn chế rủi ro tín dụng, BIDV đã thực hiện các biện pháp sau

34
+ Duy trì mối quan hệ lâu dài với bên đi vay và phục vụ mọi nhu cầu
về tài chính của họ. Nhờ vậy, BIDV sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài
chính của KH và có được lợi nhuận khi bán chéo các sản phẩm tài chính.
Trong khi đó, KH sẽ có nguồn hỗ trợ lâu dài bằng nguồn vốn cho vay của
ngân hàng cũng như các tiện ích từ các sản phẩm khác của BIDV.
+ Hạn chế sử dụng những đơn vị môi giới, vì các đơn vị môi giới
không có động cơ để đem lại các khoản vay có chất lượng cao hơn do thù
lao của họ không căn cứ vào chất lượng khoản vay.
+ KH phải chứng minh được kinh nghiệm của mình đối với lĩnh vực
kinh doanh đề nghị vay và phải thế chấp tài sản dù là tài sản đảm bảo có
cần thiết hay không để tạo ra trách nhiệm của KH đối với khoản vay.
+ Xây dựng cơ chế phê duyệt tập trung để bảo đảm tính thống nhất
trong việc ra quyết định cấp tín dụng, tránh sự lạm quyền và chủ quan của
CBTD. Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương
pháp xem xét khoản vay, cả hai đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ, không
phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra
quyết định phê duyệt cuối cùng. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê
duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào
một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu
quả trong thẩm định khoản vay.
+ Buộc CBTD phải có trách nhiệm với khoản cấp tín dụng họ đề xuất,
quyết định cho vay chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy
đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay.
Mặc dù không có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ
khó đòi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi
các khoản vay khó đòi.
+ Áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản tín dụng mới và thẩm định lại

35
hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay. Điển hình, một
khoản tín dụng mới sẽ được áp dụng một giá trị bằng số thể hiện mức rủi ro
vào thời điểm thẩm định khoản tín dụng. Trong suốt thời gian vay vốn, con
số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các
yếu tố khác. Khi có trục trặc được tìm ra, càn có cách để nhận ra và theo
dõi các khoản nợ xấu. Hệ thống này khác với chấm điểm tín dụng, được sử
dụng trước đó để ra quyết định vay vốn.
+ Theo dõi sát sau các khoản vay để sớm xác định nợ xấu và tăng
cường công tác thu hồi nợ. Luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không
đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Sự tích cực xác định và tìm
kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay
bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ
và cho phép các bên cấp tín dụng điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết
các vấn đề khác của bên vay sớm.
+ Đề ra các biện pháp khắc phục khoản nợ xấu quan trọng hơn việc thu
hồi nợ bởi ngoài vai trò là người cung cấp tín dụng, ngân hàng còn là người
có thể tư vấn tìm ra định hướng kinh doanh giúp KH khắc phục thua lỗ và
khách hàng này sẽ là khách hàng tiềm năng trong tương lai.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Ngoại thương Việt Nam
Nhờ tuân thủ các quy định của NHNN về triển khai Basel II, VCB đã
đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, thể
hiện ở khía cạnh sau
+ Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Trong những năm qua, CAR của
VCB đã luôn cao hơn mức quy định của NHNN (9%). Đây là kết quả đáng
mừng trong công tác quản trị rủi ro của VCB. CAR cao thể hiện năng lực
tài chính của các NHTM tương đối mạnh và ổn định, phù hợp với tiêu

36
chuẩn quy định của Basel II.
+ Ổn định các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản, kiểm soát tình
trạng nợ quá hạn ở mức độ cho phép. Tình hình nợ xấu của VCB luôn ở
mức thấp nhất trong hệ thống NHTM. Đây là một trong những điểm mạnh
trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của VCB. Việc tăng cường chỉ tiêu
đo lường khả năng thanh khoản, kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ xấu góp
phần quan trọng để VCB lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi giao dịch
+ Mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro: Theo tiêu chuẩn của Basel II,
công tác phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc
làm cần thiết đối với các ngân hàng nhằm chủ động được các rủi ro có thể
xảy ra. Hiện tại VCB đã thực hiện tốt công tác phân loại nợ, trích lập và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Đây là điều rất cần thiết cho các nhà quản
trị ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh những kết quả quan trọng bước đầu đạt được, việc áp dụng
Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại VCB hiện đang nổi lên
một số hạn chế sau:
+ Quy trình cấp tín dụng còn bất cập: Thực tế cho thấy, tại VCB Phòng
KH thực hiện đủ ba chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn
bị cho một khoản vay, do đó nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu
sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác chưa cao. Việc bộ phận tín
dụng vừa là người đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, vừa phân tích khách
hàng để trình duyệt dẫn đến làm ảnh hưởng đến tính khách quan và có thể
tạo ra tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, do hạn chế về tính minh
bạch của thông tin KH và năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng nên để
đảm bảo an toàn cho ngân hàng, quy trình cấp tín dụng vẫn còn cồng kềnh,
phức tạp, quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cá nhân
hầu như vẫn giống quy trình cho vay KH doanh nghiệp lớn. Hạn chế nói

37
trên gây lãng phí về nhân lực, tài lực của ngân hàng khi xử lý các khoản tín
dụng.
+ Hệ thống đo lường RRTD chưa đồng bộ: Nghiên cứu cho thấy, hệ
thống hỗ trợ đo lường tại VCB, phân tích rủi ro tín dụng vẫn còn chưa
đồng bộ. Trong quá trình thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, khả năng
phân tích ngành nghề còn hạn chế, chưa có các bộ tiêu chuẩn về từng
ngành, chưa đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín
dụng, để hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém
hiệu quả.
Phương pháp xếp hạng nhiều khi còn mang tính chủ quan, định tính,
dựa trên sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý. Xuất phát từ
việc thiếu hệ thống đo lường trên mà chiến lược hoạt động, chính sách, thủ
tục, quyết định tín dụng cũng như xác định lãi suất cho vay nhiều khi
chung chung, chưa có căn cứ định lượng cụ thể nên tính khoa học, chính
xác chưa cao.
1.3.2. Bài học cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu về hạn
chế rủi ro tín dụng
Những bài học kinh nghiệm trong quản lý rủi ro hoạt động cho vay của
1 số NHTM trên đây là bài học kinh nghiệm quý báu rút ra cho ACB:
+ Chú trọng công tác thẩm định tín dụng, trong đó, thông tin KH là
thông tin quan trọng nhất để ngân hàng đánh giá, ra quyết định cho vay, tài
sản thế chấp chỉ là nguồn trả nợ dự phòng và mang tính duy trì, bảo đảm
thiện chí trả nợ của KH. Ngân hàng có thể áp dụng một số công cụ hiện đại
để đánh giá rủi ro của khoản vay: xây dựng mô hình chấm điểm và hệ
thống xếp hạng tín dụng cho các đối tượng vay vốn, phục vụ tốt cho công
tác cho vay của ngân hàng...
+ Tăng cường công tác giám sát sau cho vay, kiểm tra thực tế tình hình

38
sử dụng vốn vay và tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, thu
thập các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng một cách
thường xuyên. Đồng thời, thường xuyên duy trì, phát triển mối quan hệ lâu
dài và phục vụ tối đa nhu cầu tài chính của bên vay để hiểu và nắm bắt rõ
hơn về tình hình tài chính của bên vay.
+ Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, định giá tài sản hợp lý theo
tính thanh khoản, đảm bảo tỷ lệ dư nợ cho vay trên giá trị tài sản ở mức an
toàn.
+ Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, nhằm đảm bảo hoạt động tín
dụng được thực hiện trên cơ sở khách quan, thống nhất và minh bạch.
Hoàn thiện quy trình cho vay theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo tính an toàn,
hiệu quả và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm, đạo đức
nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với
khoản vay mà cán bộ đó đề xuất.
+ Quyết tâm giảm nợ xấu và phấn đấu nâng CAR
+ Nghiêm chỉnh thực hiện trích lập dự phòng RRTD.
Trong tình hình nền kinh tế có nhiều bất ổn như hiện nay, việc tham
khảo kinh nghiệm hạn chế rủi ro hoạt động cho vay của các NHTM và rút
ra bài học kinh nghiệm cho ACB là hết sức cần thiết nhằm hạn chế rủi ro
trong hoạt động cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng
cũng như tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh của ACB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng
của NHTM và rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM, cũng như sự cần

39
thiết của quản lý rủi ro tín dụng; các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng; hậu
quả, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, kinh nghiệm phòng ngừa quản lý
rủi ro tín dụng của ngân hàng bạn và từ đó đưa ra bài học cho ACB.
Các lý luận được tổng hợp là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng
hoạt động tín dụng, RRTD tại ACB.

40
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á
CHÂU
2.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu có tên giao dịch: Asia
Commercial Joint Stock Bank.
Tên viết tắt ACB.
Vốn điều lệ tính đến cuối năm 2021 là 27.019.481.000.000 đồng.
ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt
Nam cấp ngày 24/4/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do UBND Tp. HCM
cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (trước đây là Trung
tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo quyết định số 21/QĐ-TTGDHN
ngày 31/20/2019. Cổ phiếu ACB giao dịch ngày 21/11/2006.
ACB hiện có 350 CN/PGD không gian giao dịch hiện đại; 11.000 máy
ATM và 850 đại lý Western Union trên toàn quốc trong đó tập trung chủ
yếu tại khu vực phía Nam (chiếm 50% số lượng đơn vị của toàn hệ thống)
Các hoạt động chính của ACB và các công ty con là huy động vốn
ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh
toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ
chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết
khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và
các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các KH; kinh doanh ngoại
tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư
chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính DN và bảo lãnh phát hành; cung cấp

41
các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và
các dịch vụ ngân hàng khác.
Định hướng của ACB: tiếp tục nhiệm vụ trọng tâm là ngân hàng bán lẻ,
trong đó phát triển bán buôn có chọn lọc dựa trên các ngành, các lĩnh vực
có khả năng tạo ra giá trị chuỗi khách hàng và có hệ khách hàng phát triển.
Song song với mảng ngân hàng truyền thống, chúng tôi sẽ tập trung thêm
vào mảng ngân hàng số. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là trở thành ngân
hàng sinh lời tốt nhất với sự tăng trưởng ở cả mảng khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), và cũng là ngân hàng dẫn đầu về trải
nghiệm khách hàng.

42
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của ACB

Đại hội đồng cổ Ban kiểm soát


đông
Ủy ban QLRR

Hội đồng quản Kiểm toán nội bộ


Ủy ban nhân sự
trị

Các ủy ban khác Hội đồng rủi ro


Tổng Giám đốc
Hội đồng phê duyệt
tín dụng

Hội đồng quản lý vốn

Hội đồng ALCO

P. Tuân thủ K. QLRR Các khối/phồng ban khác

Kênh phân phối

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2021

Ngày 22/04/2019 NHNN vừa ban hành quyết định 845 đồng ý cho
ACB áp dụng Thông tư 41/2019 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (phương pháp tiêu chuẩn của Basel
II) kể từ ngày 01/05/2019. Do vậy, để triển khai Basel II và nguyên tắc 3

43
tuyến bảo vệ theo quy định của Thông tư 13/2021/TT-NHNN, ACB đã
điều chỉnh cơ cấu tổ chức mới đáp ứng các yêu cầu về kiểm soát nội bộ.
Nổi bật là việc thành lập các Hội đồng (Hội đồng rủi ro, Hội đồng phê
duyệt) và Phòng tuân thủ để tham mưu, đề xuất cho Tổng giám đốc trong
công tác điều hành hoạt động của ngân hàng.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân
hàng.
Hội đồng quản trị do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có
toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến
mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt
động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua
Ban điều hành và các Hội đồng.
Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài
chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán;
hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng; thẩm
định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác,
trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.
Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức
tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp
dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín
dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống.
Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản
của ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù
hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

44
2.1.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á
Châu giai đoạn 2019 - 2021
2.1.3.1. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2019 - 2021
Vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả trong
kinh doanh tiền tệ. Do đó, NH cần phải tạo được nguồn vốn ổn định, phù
hợp với nhu cầu về vốn. Việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho
nguồn vốn tăng trưởng ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng tín
dụng giúp đa dạng hoá khách hàng với định hướng phát triển của ngành
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của ACB giai đoạn 2019 - 2021
Chỉ Tỉ Tỉ Tăng Tỉ Tăng
tiêu 2019 trọng 2020 trọng trưởng 2021 trọng trưởng
(tỷ (%) (tỷ (%) (%) (tỷ (%) (%)
đồng) đồng) đồng)
TG và
vay
TCTD 30.752 8.5 31.396 7.72 9.8 32.349 7.3 9.7
khác
TG của
KH 308.129 85.66 353.196 86.65 8.7 379.921 85.8 9.2
GTCG 20.830 5.8 22.049 5,42 9.4 30.547 6.9 7.2

Σ 359.711 - 406.641 - 27.9 442.817 - 26.1

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB 2019 - 2021

Từ bảng 2.1 cho thấy tình hình huy động vốn của ACB tăng trưởng liên

45
tục, ổn định qua các năm đảm bảo hài hoà giữa nhu cầu vốn và sử dụng
vốn. Năm 2019, tổng nguồn vốn huy động là 359.711 tỷ đồng, trong đó
tiền gửi của khách hàng là 308.129 tỷ đồng chiếm 85.66 % tổng nguồn vốn
của ngân hàng, đạt 100% kế hoạch năm. Năm 2020, tình hình huy động
vốn tăng 27.9% so với năm 2019. Trong đó chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là
tiền gửi của khách hàng với số dư là 353.196 tỷ đồng, chiếm 86.65% tổng
nguồn vốn huy động. Quy mô huy động đối với tiền gửi của khách hàng tại
thời điểm cuối năm 2021 đạt 379.921 tỷ đồng, tăng 26.725 tỷ đồng
(+9.2%), chiếm 85.8% tổng nguồn vốn, đạt 99% kế hoạch năm. Để đạt
được kết quả này, ngoài việc liên tục đưa ra các sản phẩm đặc thù với lãi
suất cạnh trạnh, ACB cũng mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao
dịch, tiếp tục tận dụng lợi thế ngân hàng bán lẻ, tập trung vào các đối tượng
khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.1.3.2. Phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2019 – 2021
Bảng 2.2 Tình hình cho vay tại ACB giai đoạn 2019 – 2021

Tăng Tăng
Chỉ tiêu 2019 2020 trưởng 2021 trưởng
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) (tỷ (%)
đồng)
Dư nợ cho vay 266.164 308.528 15 356.050 15
khách hàng
Dự phòng -2397 -2820 - -5861 -
Tổng tài sản 382.885 441.993 15 527.769 19
Dư nợ/Tổng tài
sản (%) 69,51 69,8 - 67,46 -

46
Dư nợ/Vốn huy
động (%) 73,99 75,87 - 80,4 -
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB 2019 - 2021

Từ bảng 2.2 cho thấy, dư nợ cho vay của ACB tăng liên tục qua các
năm. Năm 2019, ACB đưa ra hàng loạt chương trình cho vay hấp dẫn
nhằm thu hút KHCN và KH SME. Kết quả đến hết năm 2019, tổng dư nợ
cho vay KH đạt 266.164 tỷ đồng. Năm 2020, ACB tập trung tăng trưởng
dư nợ theo đúng định hướng của NHNN; Với 13 chương trình ưu đãi lãi
suất được triển khai nhắm đến KHCN và KH SME, dư nợ cho vay KH đạt
308.528 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2019. Năm 2021 dư nợ cho vay đạt
356.050 triệu đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2020. Ngoài ra, tỉ trọng
dư nợ cho vay trên tổng tài sản và dư nợ cho vay trên vốn huy động của
ACB luôn ở mức cao, lần lượt là 69,51% và 80.04%. ACB đã tận dụng có
hiệu quả các nguồn lực kinh doanh của mình.
Hàng năm, ACB đều thực hiện trích lập dự phòng đối với các tài sản có
rủi ro, năm 2019 ACB trích 2397 tỷ đồng cho chi phí dự phòng. Năm 2020
là 2820 tỷ đồng tăng 0.85%% so với 2019. Riêng năm 2021 chi phí cho dự
phòng của ACB là 5861 tỷ đồng tăng 2.07% so với năm 2020 mặc dù tốc
độ tăng trưởng dư nợ cho vay có phần chững lại so với giai đoạn 2019-
2020.
2.1.3.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2019 – 2021

47
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ACB giai đoạn 2019 – 2021
Tỉ Tỉ Tỉ
Chỉ tiêu 2019 trọng 2020 trọng 2021 trọng
(tỷ (%) (tỷ (%) (tỷ (%)
đồng) đồng) đồng)
Thu nhập lãi thuần 11.894 83 14.348 80.93 18.944 80.04
Lãi thuần từ HĐ dịch vụ 1.813 12,7 1541 8.6 2.893 12.27
Lãi thuần HĐKD ngoại 430 3 687 3.87 871 3.6
hối
Lãi (Lỗ) thuần từ mua 51 0.3 106 0.5 449 1.9
bán
chứng khoán kinh doanh
Lãi (Lỗ) thuần từ mua 540.37 732 4.1 244 1
bán chứng khoán đầu tư
Lãi thuần khác 1.499 10.52 275 1.56 139 0.5
TN từ góp vốn, cổ phần 33 0.2 39 0.2 20 0.1
Chi phí hoạt động -8.149 -7.423 -8.229
LN thuần từ HĐKD 7.627 10.307 15.334
trước
CPDP RRTD
Chi phí dự phòng RRTD -238 -949 -3.336
Lợi nhuận trước thuế 7.389 9.357 11.998
Lợi nhuận sau thuế 5.917 7.493 9.602

48
Tổng thu nhập 14.249 17.728 23.560
TN lãi thuần/Tổng 83.47 80.93 80.4
TN(%)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2019 - 2021
Qua bảng 2.3 cho thấy nguồn thu nhập chính của ACB đến từ hoạt
động tín dụng. Năm 2019 thu nhập từ hoạt động này đạt 11.894 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 83% trong tổng thu nhập. Năm 2020, 2021 tỷ lệ này vẫn
tăng mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ACB (lần lượt là
80.93% và 80.04%). Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng tốc độ tăng trưởng thu
nhập từ hoạt động tín dụng tăng tương đối ổn định (năm 2020 tăng 20.63%
so với 2019, và tỷ lệ này là 32.03% đối với năm 2021).
Năm 2021, ACB đạt mức lợi nhuận ấn tượng, cụ thể lợi nhuận sau thuế
tăng 128% so với năm 2020, nguyên nhân do năm 2020 ACB đã trích lập
hết toàn bộ các tài sản tồn đọng của nhóm 6 công ty (vốn là hệ quả của sự
kiện năm 2012) và tlãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng đáng kể (# 2893 tỷ
đồng). Dự phòng năm 2021 bám sát theo kế hoạch đã đề ra, phù hợp với
chính sách quản lý rủi ro và quyết liệt xử lý các vấn đề tồn đọng của ngân
hàng. ACB đã từng bước chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng gia tăng
thu nhập từ hoạt động bảo hiểm, dịch vụ, thanh toán quốc tế cũng như đa
dạng hóa khả năng sinh lời, giảm bớt phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
2.2.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2019-2021
2.2.1.1. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2019 –
2021

49
Đây là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho NH. Với sự phát triển
kinh tế hiện tại và trong tương lai, hoạt động tín dụng của ACB sẽ có
những tiến triển tốt hơn về thị phần cũng như quy mô. Để thấy rõ hơn tình
hình tín dụng của NH trong 3 năm qua, ta sẽ phân tích cụ thể:
 Cơ cấu dư nợ theo loại hình cho vay
Bảng 2.4 Dư nợ theo loại hình cho vay của ACB giai đoạn 2019 – 2021

Tỉ Tỉ Tỉ
Chỉ tiêu 2019 trọng 2020 trọng 2021 trọng
(tỷ đồng) (%) (tỷ (%) (tỷ (%)
đồng) đồng)
Cho vay các tổ
chức kinh tế và cá 265.821 99,99 307.489 99,99 355.757 98,2
nhân trong nước
Cho vay chiết
khấu công cụ 155 0,01 125 0,01 139 0,001
chuyển nhượng và
giấy tờ có giá
Các khoản trả thay 0.19 0,0001 0.19 0,0001 0,199 0,001
khách hàng
Cho vay bằng vốn
tài trợ, ủy thác đầu 3.9 0,00 1.9 0,01 0.9 0,001

Cho thuê tài chính
- - - - 1.254 0.03

Cho vay giao dịch

50
ký quỹ, ứng trước - - - 4.749 0.13
tiền bán CK -

Tổng cộng 265.981 - 307.617 - 361.912 -


Nguồn: Tổng hợp từ BCTC năm 2019 - 2021
Từ bảng 2.4 cho thấy, tỷ trọng cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân
trong nước gần như chiếm tuyệt đối trong hoạt động cho vay của ACB
(chiếm tỷ trọng lần lượt là: 99,9%; 99,9%; 98,2% vào các năm 2019, 2020,
2021).
Năm 2020, ACB tiếp tục cơ cấu các phân đoạn khách hàng một cách có
chiều sâu. Nhiều chương trình chăm sóc khách hàng được thiết kế đặc thù
nhằm phục vụ các đối tượng khách hàng trọng tâm trong mảng bán lẻ,
nhiều chương trình chương trình ưu đãi lãi suất đã được ACB triển khia với
tổng hạn mức hàng chục nghìn tỷ đồng. Dẫn đến năm 2020, quy mô dư nợ
đối với loại hình này đạt 307.489 tỷ đồng. Tiếp theo đà tăng trưởng năm
2020, năm 2021 nhờ vào việc đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, con số này
được đẩy lên thành 355.757 tỷ đồng, tăng 15,69% so với năm 2020.
 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
Bảng 2.5 Dư nợ theo thời hạn cho vay của ACB giai đoạn 2019 – 2021
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số dư % Số dư % Số dư %
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (tỷ đồng)
Ngắn hạn 144.795 54 177.853 57.8 224.693 62.08
Trung hạn 18.458 7 14.828 4.8 13.796 3.8
Dài hạn 105.448 39 114.935 37,36 123.422 34.01
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2019 - 2021
Đối với hoạt động cho vay, cho vay ngắn hạn thì luôn thu hồi vốn

51
nhanh và ít xảy ra rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn. Năm 2020, tỷ trọng
cho vay ngắn hạn tăng 22.8% so với năm 2019, chiếm 57.8% tổng dư nợ
cho vay. Dư nợ cho vay dài hạn cũng ở mức cao, chiếm 37.36% tổng dư nợ
vay. Xét về tốc độ tăng trưởng thì dư nợ cho vay dài hạn có xu hướng tăng
qua từng năm.
Năm 2021, dư nợ ngắn hạn tiếp tục đà tăng trưởng, chiếm 62.08% tổng
dư nợ với tốc độ tăng trưởng là 26,3% so với năm 2020. Dư nợ dài hạn
tăng 7.38% so với năm 2020, chiếm 34,01% tổng dư nợ. Dư nợ trung hạn
tiếp tục giảm 9.6% so với năm 2020, chiếm 3.8% tổng dư nợ.
Nhìn chung, nếu đánh giá dựa trên con số tuyệt đối và tương đối thì dư
nợ ngắn hạn và dài hạn có xu hướng tăng qua các năm. Nguyên nhân do
ACB đang trong quá trình chuẩn hóa theo Basell II. Do vậy, ACB đang cân
đối giữa kỳ hạn của nguồn vốn huy động đầu vào và thời hạn cho vay ra.
Đồng thời thực hiện chủ trương cho vay của NHNN tăng cường cho vay
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế cho vay đối với lĩnh vực
bất động sản đê tránh quá trình tăng trưởng nóng.
 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ
Bảng 2.6 Dư nợ theo loại tiền tệ cho vay của ACB giai đoạn 2019 – 2021
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tỷ Tỷ Tăng Tỷ Tăng
Chỉ tiêu Số dư trọng Số dư trọn trưởng Số dư trọng trưởng
(tỷ (%) (tỷ g (%) (tỷ (%) (%)
đồng) đồng) (%) đồng)

Cho vay
bằng VND 258.772 97.28 299.803 97.45 15.8 353.948 97.79 18,06
Cho vay
bằng ngoại 7.208 2.7 7.813 2.5 0.8 7.963 2.2 0.1

52
tệ
và vàng
Tổng cộng
265.981 - 307.617 - - 361.912 - -

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2019 - 2021


Theo bảng 2.6, các năm 2019, 2020 và 2021 cho vay bằng đồng Việt
Nam luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức cho vay, lần lượt đạt 97.28%,
97.45% và 97.79%. Tốc độ cho vay bằng đồng Việt Nam tăng trưởng liên
tục, năm 2020 tăng 15.8% so với năm 2019 và năm 2021 tăng 18,06% so
với năm 2020. Tính đến cuối năm 2021, dư nợ cho vay bằng đồng Việt
Nam tăng 36.77%, tăng gần gấp đôi so với năm 2019.
Ngược lại, cho vay bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng
mức cho vay. Năm 2020, dư nợ cho vay bằng ngoại tăng nhẹ 0.8% so với
năm 2019; năm 2021 gần như không thay đổi khi chỉ tăng 0.1% so với năm
2020 do ACB ngày càng kiểm soát chặt chẽ việc tài trợ bằng ngoại tệ để
thực hiện lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo Thông tư 24/2015/TT-
NHNN ngày 08/12/2015 của NHNN nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa nền
kinh tế.

53
 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh
nghiệp của ACB giai đoạn 2019 – 2021

Năm 2019 Năm 2020 Tăng Năm 2021 Tăng


Chỉ tiêu Tỉ Tỉ trưởng Tỉ trưở
Số dư trọn Số dư trọng (%) Số dư trọng ng
(tỷ đồng) g (tỷ (%) (tỷ (%) (%)
(%) đồng) đồng)

DNNN 1.193 0.4 1.170 0,3 -0.1 1.038 0.2 -1.2

CTCP,
TNHH, 102.647 38.59 114.256 37.14 1.3 129.587 35.8 13.4
DNTN
Công ty liên
danh 529 0,1 433 0,1 -1.2 376 0.01 -1.5
Công ty
100%
vốn nước

54
ngoài 880 0,3 776 0,2 -1.3 46 0.001 -16.86
HTX 208 0,05 201 0,05 -0.01 265 0.01 -1.3
CN, KH 160.521 60.35 190.778 62.01 18.8 230.598 63.71 20.87
khác
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2019 2021
Theo bảng 2.7 dư nợ cho vay đối với đối tượng KH là CTCP, công ty
TNHH, DN tư nhân và KH cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ.
Các đối tượng còn lại chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng dư nợ cho vay ra
(chỉ từ 0% - 1%) do nhiều nguyên nhân khác nhau: DN nhà nước, chủ yếu sử
dụng ngân sách nhà nước hoặc được tài trợ bởi các ngân hàng có vốn nhà
nước với lợi thế chi phí sử dụng vốn thấp; các DN nước ngoài chịu sự ảnh
hưởng bởi yếu tố về pháp lý nên họ thường ưu tiên sử dụng dịch vụ của chi
nhánh các ngân hàng nước ngoài mở tại Việt Nam, vốn có lợi thế về mạng
lưới, giá cả của vốn tín dụng …. Còn với hợp tác xã, họ thường ưu tiên sử
dụng dịch của ngân hàng hợp tác xã.
Năm 2019, tỷ trọng cho vay CTCP, Công ty TNHH, DNTN đạt
102.647 tỷ đồng, chiếm 38.59% trong tổng dư nợ. Tỷ trọng cho vay KHCN
chiếm 60.35% tương đương 160.521 tỷ đồng.
Đến năm 2020, ACB đã xử lý thành công những tồn động của giai
đoạn trước. Để phát triển đúng định hướng của NHNN. ACB đã triển khai
13 chương trình ưuđãi lãi suất nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh
của cá nhân và DN. Nhờ vậy, dư nợ cho vay KHCN và KH khác tăng
18.8% so với năm 2019, đạt 190.778 tỷ đồng; dư nợ cho vay CTCP, Công
ty TNHH, DNTN tăng 1.3% so với 2019, chiếm 37.14% tổng dư nợ cho
vay.
Trong năm 2021, hoạt động cho vay của ACB, đặc biệt là mảng bán lẻ
đã đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng nhờ vào quá trình cơ cấu KH và

55
chiến lược chăm sóc KH. Kết quả đến hết năm 2021, tổng dư nợ cho vay
KH đạt 361.912 tỷ đồng, tăng 54.295 tỷ đồng (+17.65%) so với cuối năm
2020. Cho vay KH cá nhân đạt 230.598 tỷ đồng vào cuối 2021, tăng
20.87%, tiếp tục đóng vai trò đầu tàu cho tăng trưởng tín dụng toàn ngân
hàng. Trong khi đó cho vay của nhóm KHDN cũng đạt mức tăng trưởng ổn
định là 13.4%.

2.2.1.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Á Châu giai đoạn 2019 – 2021
Bảng 2.8 Tình hình nợ xấu của ACB giai đoạn 2019 – 2021
Chỉ tiêu 2019 2020 2021
Tổng dư nợ (tỷ đồng) 265.981 307.617 361.912
Nợ xấu (tỷ đồng) 1439 1.828 2798
+ Nợ nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn 234 211 537
+ Nợ nhóm 4 – Nợ nghi ngờ 310 405 882
+ Nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất 895 1212 1379
vốn
Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,54 0,59 0,77

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2019 - 2021


Theo bảng 2.8, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ACB luôn ở mức thấp.
Vượt qua những khó khăn giai đoạn trước, ACB đang dần trở lại và đạt

56
những thành tựu tích cực trong kết quả hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín
dụng với dư nợ tăng trưởng ổn định (#20%/năm) và nợ xấu được kiểm soát
khá tốt. Năm 2019, 2020, 2021 ACB duy trì tỷ lệ nợ xấu ổn định ở mức
dưới 1%. Điều này cho thấy những nỗ lực rất lớn của NH trong việc kiểm
soát RRTD để ngân hàng phát triển một cách bền vững nhất.

57
Bảng 2.9 Phân loại nợ của ACB giai đoạn 2019 – 2021

Tỉ Tỉ Tỉ
Chỉ tiêu 2019 trọng 2020 trọng 2021 trọng
(tỷ (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%)
đồng)
Nợ nhóm 1 263.992 99,25 305.220 99,2 352.465 97,4
Nợ nhóm 2 618 0.1 566 0,1 1.897 0,6
Nợ nhóm 3 234 0.1 211 0,1 537 0,1
Nợ nhóm 4 310 0.1 405 0,1 882 0,2
Nợ nhóm 5 895 0.5 1212 0,5 1.379 0,5
Tổng cộng 265.981 - 307.617 - 361.912 -
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của ACB năm 2019 - 2021
Qua bảng 2.9, ta thấy dư nợ đủ tiêu chuẩn của ACB duy trì ở mức ổn
định qua các năm. Trong đó, năm 2019 nợ nhóm 1 đạt 263.992 tỷ đồng,
chiếm 99,25% tổng dư nợ. Năm 2020 tỷ trọng này là 99,2% và đến năm
2021 con số này là 97,4%.
Tương tự, tỷ trọng nợ nhóm 2 của ACB cũng có xu hướng giảm qua
các năm. Năm 2019 là 0.1%, năm 2020 và 2021 tỷ trọng này ổn định ở
mức 0,1% và 0.6%. Tỷ trọng nợ nhóm 3 và nhóm 4 cũng luôn ở mức bằng
hoặc thấp hơn 0,5%. Đối với nợ nhóm 5, nhìn chung từ năm 2019 đến năm
2021 có xu hướng giảm, nhưng năm 2021 tỷ trọng nhóm nợ này có xu
hướng tăng nhẹ so với năm 2020 chiếm 0,5% so với tổng dư nợ.
Xét về tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2019 – 2021, tổng dư nợ có
xu hướng tăng qua các năm nhưng ACB đã kiểm soát khá tốt cơ cấu nhóm
nợ khi giữ tỷ trọng nợ nhóm 1 luôn ở mức rất cao (luôn trên 99%) và các
nhóm nợ còn lại luôn ở mức rất thấp. Tuy nhiên, sau giai đoạn tăng trưởng

58
mạnh mẽ, năm 2021 tỷ trọng dư nợ nhóm 5- nợ có khả năng mất vốn cao
chiếm 0,5% trong tổng dư nợ tăng 13.7% so với năm 2020.
Bảng 2.10 Dự phòng rủi ro cho vay tại ACB giai đoạn 2019 – 2021
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Dự phòng chung 1.956 2.253 2668
Dự phòng cụ thể 440 567 3075
Dư nợ 265.981 307.617 361.912
Tỷ lệ DPRRTD/Tổng dư nợ 0.09 0,09 0.01
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC ACB năm 2019 - 2021
Năm 2020, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD/tổng dư nợ của ACB tăng cả
ở dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Sau khi xử lý xong những tồn động
trong quá khứ, ACB bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ACB
cũng tích cực trích lập dự phòng theo giá thị trường để phòng ngừa tổn thất
do nợ xấu trong tương lai.
2.2.2.Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
2.2.2.1. Quy trình tín dụng và chính sách tín dụng
Để có thể hạn chế, phòng ngừa RRTD, ACB xây dựng cho mình quy
trình tín dụng và chính sách tín dụng phù hợp với khẩu vị rủi ro, chiến lược
của ngân hàng tương ứng với từng thời kỳ phát triển đồng thời đảm bảo
tuân thủ quy định của NHNN, quy định của pháp luật. Các chính sách này
luôn được ACB triển khai đến từng nhân viên thông qua các lớp đào tạo
trực tiếp tại trung tâm đào tạo hoặc học trực tuyến tại đơn vị để đảm bảo
thực hiện đúng quy định được đề ra. Trong đó, đáng chú ý là các điểm sau:
 Đối tượng KH:
ACB tập trung vào đối tượng KH là DN vừa và nhỏ và KH cá nhân để
phân tán rủi ro. Đối với SME, ACB hướng đến cả một chuỗi cung ứng nên

59
đặt mục tiêu thu hút nhà cung cấp và đơn vị phân phối của DN cốt lõi bằng
chính sách hợp lý về lãi suất và phí. Từ đó có thể áp dụng các giải pháp dài
hạn và đồng bộ trong việc cung cấp các gói sản phẩm. Cá nhân là nhân
viên của SME cũng là KH mục tiêu thông qua các khoản cho vay tiêu
dùng, thẻ tín dụng. Đối với nhóm KH cá nhân có thu nhập cao, ACB định
hướng khai thác tăng huy động tiền gửi, thu nhập từ dịch vụ bán bảo hiểm,
thẻ tín dụng…
 Chính sách tín dụng:
ACB luôn tuân thủ quy định của NHNN, pháp luật Việt Nam, định
hướng phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu của ngân hàng từ đó ban hành các
chính sách tín dụng thông qua các công văn nội bộ và triển khai rộng rãi
đến từng đơn vị trong hệ thống. Giai đoạn 2019 - 2021là một phần trong lộ
trình 5 năm của ACB với định hướng chính tập trung vào hoạt động ngân
hàng lõi và xử lý triệt để các vấn đề tồn đọng. Năm 2019 là năm cuối cùng
của ACB trong giai đoạn hoàn thiện nền tảng, xây dựng năng lực tiến tới vị
trí ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Trong năm 2019, ACB tiếp tục khắc
phục, xử lý các vấn đề tồn đọng, đồng thời bắt đầu những cuộc bứt phá
trong hoạt động kinh doanh. Năm 2020 là năm ACB khẳng định lại vị trí
của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với kết quả kinh
doanh ấn tượng. Các kết quả đạt được trong năm cho thấy ACB đang có
một sự trở lại ngoạn mục sau một thời gian dài xử lý các khó khăn. Năm
2021 ACB giữ vững tốc độ phát triển so với giai đoạn trước.
 Quy trình cấp tín dụng:
ACB thực hiện kiểm soát theo cả chiều dọc và chiều ngang.
 Kiểm soát dọc:
CBTD thu thập hồ sơ từ KH => CBTD lập tờ trình thẩm định KH =>
trình trưởng phòng KH => Giám đốc/Phó Giám đốc đơn vị kinh doanh =>

60
Chuyên viên phê duyệt/ Ủy ban tín dụng/Ủy ban toàn thể. Tùy mức độ rủi
ro của hồ sơ mà hồ sơ đó sẽ được trình qua các cấp phê duyệt khác nhau.
Các chuyên viên phê duyệt hằng năm sẽ trải qua kỳ thi kiểm tra nghiệp vụ
kiểm tra kiến thức.
Sau khi hồ sơ được phê duyệt, sẽ được chuyển sang Trung tâm pháp lý
chứng từ soạn thảo các văn kiện tín dụng (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế
chấp, đơn đăng ký giao dịch bảo đảm, các cam kết…), hướng dẫn KH ký
kết văn kiện tín dụng và thực hiện thủ tục thế chấp TSBĐ.
Khi hoàn tất các thủ tục trên, hồ sơ sẽ được chuyển về đơn vị kinh
doanh và tại đây, nhân viên vận hành sẽ kiểm tra lại một lần nữa về tính
tuân thủ, phù hợp của hồ sơ, soạn thảo khế ước nhận nợ … giải ngân cho
KH.
Sau khi giải ngân xong, hồ sơ được sắp xếp lại theo chuẩn mực của
ACB và chuyển cho kiểm soát viên để kiểm soát sau, tránh sai sót về hồ sơ,
về nhập liệu vào hệ thống corebanking của ngân hàng.
 Kiểm soát ngang:
Đối với việc giải ngân tại đơn vị kinh doanh, ACB thực hiện kiểm soát
chéo hồ sơ giữa các đơn vị trong cụm nhằm giảm thiểu rủi ro do tính chủ
quan, cũng như áp lực vô hình về chỉ tiêu tín dụng khiến việc giải ngân dễ
dàng khi KH chưa cung cấp đủ chứng từ, hoàn thiện hồ sơ.
- Việc kiểm soát sau cho vay cũng được ACB đặc biệt quan tâm. ACB
quy định thời gian bổ sung chứng từ thường là 30 ngày đối với khoản vay
tiêu dùng, riêng với các sản phẩm đặc thù thời gian có thể nhiều hơn, việc
kiểm tra sẽ được thực hiện định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng/lần.
Công tác kiểm toán được ACB thực hiện định kỳ hàng năm bởi bộ
phận kiểm toán của chính ngân hàng hoặc thuê công ty kiểm toán độc lập.
Các CN/PGD có dư nợ lớn hoặc tỷ trọng nợ xấu cao, việc kiểm toán sẽ

61
được thực hiện với tần suất nhiều hơn.
Ngoài ra, ACB cũng tích hợp công nghệ thông tin vào quá trình kiểm
tra, giám sát tín dụng thông qua việc báo email, tin nhắn đến CBTD về tình
trạng hồ sơ, định kỳ kiểm tra, định giá TSBĐ. Hệ thống giám sát lỗi nghiệp
vụ hàng ngày sẽ báo email đến nhân viên vận hành về các sai sót trên hệ
thống corebanking để xử lý kịp thời. Áp dụng các chỉ tiêu về lỗi nghiệp vụ
đến nhân viên vận hành để tăng cường trách nhiệm trong quá trình kiểm
soát hồ sơ.
2.2.2.2. Bảo đảm tín dụng
Với đối tượng KH chính là DN vừa và nhỏ và KH cá nhân. Các khoản
vay tại ACB chủ yếu là các khoản vay có TSBĐ
Tùy từng loại tài sản mà ACB sẽ quy định mức cấp tín dụng tối đa khác
nhau: với các tài sản là bất động sản có tính thanh khoản cao thì mức tài trợ
tối đa có thể lên đến 75% giá trị tài sản. Với tài sản là giấy tờ có giá do
chính ngân hàng phát hành mức tài trợ tối đa bằng VND được tính toán
như sau: mức cho vay + tiền lãi vay dự kiến ≤ số dư tiền gửi + lãi tiền gửi
dự kiến. Đối với số dư tiền gửi, thẻ tiết kiệm do ngân hàng khác phát hành,
tỷ lệ này sẽ thấp hơn và tùy thuộc vào ngân hàng phát hành, mục đích cấp
tín dụng …
TSBĐ được định giá độc lập thông qua đơn vị định giá riêng của ACB
để đảm bảo tính chính xác, tránh sự chủ quan của nhân viên thẩm định.
Riêng các tài sản có giá trị lớn, hoặc thuộc nhóm KH liên quan – tổng giá
trị khoản vay lớn – tài sản đó sẽ được định giá thông qua công ty định giá
bên ngoài. Giá trị tài sản thường được định giá thấp hơn giá trị thị trường
và sẽ tính đến các yếu tố về chuyển nhượng, giảm giá tài sản do vị trí, diện
tích đất …
Đối với tài sản là nhà chung cư và tài sản gắn liền với đất dễ cháy nổ

62
khi nhận thế chấp mới, ACB luôn yêu cầu KH mua bảo hiểm với giá trị tối
thiểu là 110% giá trị nghĩa vụ hoặc 100% giá trị tài sản.
Các khoản vay tín chấp chỉ thực hiện tại một số đơn vị đầu mối trong
hệ thống. Các đơn vị này chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình cấp phê
duyệt. Sau khi có kết quả phê duyệt đơn vị sẽ chuyển hồ sơ về chi nhánh
thực hiện hồ sơ để soạn thảo các chứng từ cần thiết và thực hiện giải ngân
cho KH. ACB luôn yêu cầu KH mua bảo hiểm đối với các khoản vay tín
chấp (bảo hiểm của Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Mirae Asset
Prévoir) để phòng tránh trường hợp KH không trả được nợ do các sự cố bất
khả kháng.
2.3. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.1.1. Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
ACB đã xây dựng được hệ thống chính sách tín đảm bảo những nguyên
tắc cơ bản sau:
- Thiết lập một cơ chế kiểm soát RRTD phù hợp;
- Quy trình cấp tín dụng lành mạnh; phân quyền cụ thể, trải qua nhiều
cấp kiểm soát
- Xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá, giám sát tín dụng cụ thể và
phù hợp
Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hóa và có tài liệu hướng
dẫn sử dụng cụ thể: lập tờ trình thẩm định KH và trình cấp phê duyệt, soạn
thảo hồ sơ tín dụng được thực hiện thông qua hệ thống CLMS, việc định
giá tài sản thực hiện thông qua chương trình thẩm định tài sản PASS… tất
cả các chương trình này đều liên kết với nhau. Hỗ trợ nhân viên chỉ cần
nhập liệu thông tin của KH ở lần đầu

63
giúp tiết kiệm thời gian, tránh sai sót thông tin. Ngoài ra, để nắm bắt kịp
thời với những biến động của môi trường kinh tế, pháp lý, còn có các văn
bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng khẩn trong từng thời kỳ.
Chính sách tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lý của KH và bảo đảm
kiểm soát RRTD. Trong bối cảnh thị trường ngân hàng truyền thống đang
cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự trỗi dậy của công ty công nghệ tài
chính, ACB đang dần hoàn thiện, nâng cao năng lực vốn, chất lượng phục
vụ, hiệu quả hoạt động, sáng tạo và đổi mới mô hình kinh doanh, sản phẩm
dịch vụ, mang đến nhiều trải nghiệm dịch vụ cho các phân đoạn KH khác
nhau đặc biệt là đối tượng KH tìm năng thuộc mảng bán lẻ mà ngân hàng
đang hướng tới.
Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng của ACB hiện nay đã được chuẩn
hóa khá đầy đủ, phù hợp với đối tượng KH mục tiêu và chính sách kinh tế
Việt Nam, bao gồm các nội dung cần thiết mà ngân hàng thực hiện trong
quá trình cấp tín dụng như: quy định cụ thể về năng lực pháp lý, năng lực
tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, tính khả thi của phương án vay; hạn
mức tín dụng đối với từng KH riêng lẻ và nhóm KH liên quan phù hợp với
khẩu vị rủi ro của ACB và quy định của NHNN; quy định về thẩm quyền
phê duyệt tín dụng cụ thể rõ ràng và được chuẩn hóa vào hệ thống của ngân
hàng.
2.3.1.2. Minh bạch hóa thông tin
Thông tin luôn được công khai đến từng nhân viên. Định hướng chiến
lược, tư tưởng chỉ đạo chính sách tín dụng và kế hoạch phát triển tín dụng
được thể hiện trong các công văn, quy chế cụ thể và được công bố thông
qua trang thông tin của ngân hàng để nhân viên dễ dàng tiếp cận. Khung
chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, thống nhất các nội dung

64
liên quan về một vấn đề vào một công văn duy nhất trong đó bao gồm
nhiều phụ lục: quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền phê duyệt, quy
định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho
vay, quy định TSBĐ, quy định miễn, giảm lãi;… Các công văn hết hiệu lực
được thể hiện ở thư mục riêng. Ngoài ra còn có thư viện các quy định của
pháp luật, NHNN. Những thay đổi của quy định mới luôn được nêu ra ở
phần đầu của công văn để nhân viên dễ dàng theo dõi.
2.3.1.3. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để
phân loại nợ đối với các KH có quan hệ tín dụng với ACB phục vụ cho
mục đích phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD trong hoạt động của
ngân hàng.
KH được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành 3 nhóm:
KHDN; KHCN, hộ kinh doanh; KH là tổ chức tín dụng và tiền gửi (trừ tiền
gửi thanh toán).
ACB xây dựng phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ với các bộ tiêu chí
riêng cho từng nhóm KH. Bộ tiêu chí bao gồm cả yếu tố tài chính và phi tài
chính. Ngoài ra, ACB cũng thường xuyên ghi nhận ý kiến đóng góp của
các đơn vị kinh doanh để điều chỉnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù
hợp với tình hình thực tế, biến động kinh tế- xã hội, các thay đổi trong
chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng … Kết quả xếp hạng tín dụng nội
bộ là cơ sở giúp ACB phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều
11 thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN và từng bước
theo chuẩn quốc tế, phản ánh một cách tổng quan và đúng bản chất về tình
hình chất lượng tín dụng của KHDN và cá nhân của ACB.
2.3.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình
kiểm soát rủi ro tín dụng

65
ACB đẩy mạnh phát triển hệ nền tảng số và thực hiện các chuyển đổi
về mặt công nghệ. Hằng năm, ACB thường đầu tư không dưới 20% trên
tổng vốn đầu tư để đầu tư cho nền tảng kỹ thuật công nghệ. Nguồn nhân
lực về CNTT của ACB cũng được chú trọng phát triển cả về chất và lượng.
Hệ thống corebanking tiên tiến, thường xuyên cập nhật tiêu chí về RRTD
để nhân viên thực hiện nhập liệu vào hệ thống và thực hiện trích xuất dữ
liệu khi cần thiết một cách dễ dàng. Các dự án tiêu biểu: xây dựng phần
mềm xếp hạng tín dụng nội bộ, phê duyệt tín dụng trên nền tảng chữ ký số,
tất cả các thông tin của KH đều được chuyển thành file mềm đưa lên hệ
thống …
Bảng 2.11 Tỉ lệ giao dịch qua các loại hình tại ACB giai đoạn 2019 -
2021
2019 (%) 2020 (%) 2021(%)
Giao dịch Ebanking 43 50 66
ATM 30 34 25
Giao dịch tại quầy 27 16 9
Nguồn: Báo cáo và đánh giá của Ban điều hành ACB 2019 - 2021
2.3.1.5. Ngân hàng đã hoàn thiện việc áp dụng Basel II
trong quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng
Năm 2014, ACB là một trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn để
triển khai thí điểm Basel II. Từ 2015, ACB đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi
hoạt động ngân hàng trong lộ trình triển khai đã được ACB xây dựng theo
yêu cầu của NHNN đến năm 2020. ACB đã tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo
Thông tư 41/2019/TT-NHNN và áp dụng các quản lý danh mục tài sản có
theo quy định này. Đánh dấu việc ghi nhận cho sự sẵn sàng của ACB về
quản lý vốn theo Basel II là hồ sơ đăng ký tuân thủ trước hạn tính toán tỷ lệ
an toàn vốn theo Thông tư 41/2019/TT-NHNN được nộp vào tháng 11-

66
2021 và vào ngày 01/05/2019 ACB vừa được NHNN trao quyết định áp
dụng Thông tư 41/2019 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
Việc áp dụng các chuẩn mực theo Basel II giúp ACB tạo được uy tín,
sự tin tưởng của KH đối với các dịch vụ ngân hàng cũng như của cổ đông
đối với sự phát triển của ACB trong thời gian tới.

Bảng 2.12 Mức độ xếp hạng tín nhiệm của ACB do Moody’s đánh
giá năm 2021
Hạng mục Xếp hạng của Moody’s
Tiền gửi Ba3
Đơn vị phát hành dài hạn Ba3
Triển vọng Ổn định
Nguồn: Báo cáo của Ban điều hành ACB năm 2021
Mức xếp hạng tín nhiệm này của ACB là mức cao trong những ngân
hàng được tổ chức Moody’s xếp hạng tại Việt Nam. Ngoài ra, ACB luôn
được đánh giá cao từ tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings với triển
vọng tích cực, cụ thể mức xếp hạng tín nhiệm tại ngày 20/12/2021 là:
Bảng 2.13 Mức độ xếp hạng tín nhiệm của ACB do Fitch Ratings
đánh giá năm 2021
Hạng mục Xếp hạng
Phát hành nợ dài hạn BB-
Phát hành nợ ngắn hạn B
Sức mạnh độc lập bb-
Hỗ trợ của Chính phủ b

67
Triển vọng Tích cực
Nguồn: Báo cáo của Ban điều hành ACB năm 2021
Với những xếp hạng này, có thể thấy trải qua 28 năm hình thành và
phát triển, ACB đã và đang là mọt trong những Ngân hàng Thương mại Cổ
phần hàng đầu Việt Nam.
2.3.2. Hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Á Châu
2.3.2.1. Quy trình tín dụng còn tiềm ẩn rủi ro
Với các khoản vay thuộc thẩm quyền Giám đốc chi nhánh/Phòng giao
dịch, cán bộ quan hệ KH là người tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân
tích KH để trình phê duyệt thường kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro
lớn cho ngân hàng, việc mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay hầu như tập
trung một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác chưa cao.
- Bộ phận quan hệ KH thường phải chịu áp lực về chỉ tiêu thẻ, doanh
số cho vay, tiền gửi, mở rộng KH nên họ có thể có khuynh hướng phân tích
KH theo tốt hơn so với thực tế để được phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ
tiêu về dư nợ.
- Đôi khi cán bộ quan hệ KH có thể thông đồng với KH và khai tác nhu
cầu vốn để vay chung KH hoặc KH mua chuộc CBTD để vay được tiền
ngân hàng.
- Công tác kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn của KH đôi khi còn
bị xem nhẹ còn mang tính hình thức. Với các khoản vay tiêu dùng có giá trị
dưới 2 tỷ đồng chỉ yêu cầu cán bộ quan hệ KH bổ sung chứng từ là biên
bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn được ký giữa KH và cán bộ quan hệ
KH. Điều này dễ dẫn đến tình trạng KH sử dụng vốn sai mục đích, thường
là đầu tư mua bất động sản để hưởng chênh lệch giá dẫn đến khó khăn
trong việc trả nợ cho ACB.

68
- Chất lượng tín dụng đôi khi chưa được coi trọng đúng mức, chưa tuân
thủ nghiêm quy trình tín dụng (thẩm định sơ sài, hồ sơ tài sản thế chấp
chưa đầy đủ, hồ sơ pháp lý được thu thập từ bản sao… ), quyết định cho
vay chỉ dựa trên yếu tố chủ quan về TSBĐ, bỏ qua tính khả thi của phương
án vay, nguồn trả nợ, thiện chí trả nợ của KH. Một số cán bộ thẩm định tín
dụng yếu về chuyên môn, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế dễ dẫn đến
tình trạng cho vay vượt khả năng thanh toán của KH vay vốn.
Xử lý nợ xấu chưa được thực hiện một cách triệt để biện pháp tích cực
thu hồi nợ ngay từ khi phát sinh nợ xấu chưa được coi trọng, với các khoản
nợ xấu có giá trị không lớn thường bị xem nhẹ, ỷ lại vào việc dùng dự
phòng rủi ro để xử lý sau đó chuyển hạch toán theo dõi ngoại bảng tổng kết
tài sản.
2.3.2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phụ thuộc
nhiều vào thông tin từ khách hàng
ACB có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro của KH,
nhưng hệ thống này vẫn có một số hạn chế nhất định, cụ thể là:
Thông tin đầu vào mang tính tương đối do ngân hàng khi thực hiện xếp
hạng tín dụng nội bộ cũng phải tự tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn khác
nhau. Các thông tin chuyên ngành được các cán bộ trực tiếp đánh giá xếp
hạng thu thập từ: Internet, DN, đối thủ cạnh tranh … Việc nhập liệu thông
tin chấm điểm được thực hiện tại chi nhánh/phòng giao dịch nên đôi khi vì
áp lực doanh số, lợi nhuận, chất lượng tín dụng dễ dẫn đến tình trạng nhập
liệu chưa chính xác.
Thông tin tài chính của KH có độ tin cậy thấp. Thông tin tài chính của
ngành, nhóm ngành còn hạn chế, chưa được thống kê đầy đủ và tin cậy nên
việc phân tích xếp hạng tín dụng các DN vay vốn cũng gặp phải những khó
khăn nhất định.

69
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Á Châu
Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD tại
ACB trong giai đoạn vừa qua và những tìm hiểu của bản thân. Tác giả đã
tiến hành lập bảng khảo sát để có thể đánh giá khách quan về nguyên nhân
gây ra RRTD và từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Bảng khảo sát đưa ra
15 nguyên nhân gây ra RRTD trong đó bao gồm 9 nguyên nhân đến từ
ngân hàng, 3 nguyên nhân đến từ KH và 3 nguyên nhân khác. Kết quả khảo
sát được tổng hợp ở các phụ lục 2 và phụ lục 3. Dưới đây là một số nguyên
nhân đặc thù gây ra RRTD tại ACB
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
 Thông tin về các khoản vay còn hạn chế, thiếu tin cậy
- Thông tin đầu vào của khoản vay đang phụ thuộc rất nhiều vào quá
trình thu thập thông tin của CBTD khi họ phải tìm thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau. Ngoài nguồn thông tin nội bộ thông qua hệ thống xếp hạng tín
dụng, phần mềm corebanking, CBTD có thể lấy dữ liệu từ Trung tâm thông
tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, dữ liệu của CIC hiện nay vẫn
phần lớn là thông tin tổng hợp được từ các NHTM, các thông tin này khá
đơn điệu, chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời thông tin của KH.
- Các NHTM và ACB vì lý do bảo mật thông tin nên vẫn chưa nhận
được sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế hay cơ quan chủ
quản của KH. Khi tiến hành thẩm định hồ sơ, CBTD phụ thuộc nhiều vào
thông tin KH cung cấp.
- Bên cạnh đó, đối tượng KH mục tiêu của ACB là DN vừa và nhỏ,
thực trạng chung hiện nay là các KH này thường không tuân thủ nghiêm
ngặt chế độ BCTC, bản thân họ không thấy tầm quan trọng của BCTC nên
việc lập ra các BCTC gửi ngân hàng mang tính hình thức. Hoặc với nhóm

70
doanh nghiệp siêu nhỏ đôi khi CBTD trực tiếp hỗ trợ KH lập BCTC. Đa
phần các BCTC được DN cung cấp cho ngân hàng điều là các BCTC chưa
qua kiểm toán nên độ tin cậy rất thấp, các thông tin của BCTC thường
không phản ánh đúng tình hình sức khỏe của DN, gây khó khăn cho ngân
hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng của DN dễ dẫn đến việc
ngân hàng đưa ra phán quyết tín dụng không chuẩn xác.
 Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu kiểm soát rủi
ro
- ACB đã và đang triển khai các giải pháp về công nghệ thông tin như:
Dự án xây dựng phần mềm xếp hạng và phê duyệt tín dụng, hệ thống cảnh
báo lỗi nghiệp vụ, từng bước chuẩn hóa quy trình giải ngân tập trung, tách
biệt chương trình thẩm định tài sản, đưa các thông tin về RRTD theo tiêu
chuẩn Basell II theo thông tư số 41/2019/TT-NH Nhà nước quy định tỷ lệ
an toàn vốn đối với tổ chức tín dụng (phương pháp tiêu chuẩn của Basel II)
và thông tư số 13/2021/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ
của NHTM vào các tiêu chí bắt buộc khi thực hiện tờ trình thẩm định KH
…và các mô hình định lượng theo phương pháp tiên tiến cũng đang được
nghiên cứu triển khai; tin học hóa quá trình cấp và phê duyệt tín dụng. Tuy
nhiên, hầu hết các dự án trên đều đang trong quá trình hoàn thiện, do vậy,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê, phân tích, xử lý dữ liệu
KH, ứng dụng các phần mềm đo lường RRTD KH, danh mục tín dụng hay
rủi ro toàn bộ ngân hàng chưa được áp dụng.
- Những hạn chế của Hệ thống công nghệ thông tin ảnh hưởng đến việc
quyết định mô hình quản trị RRTD của ngân hàng cũng như việc xây dựng
các công cụ đo lường RRTD và hệ thống cảnh báo sớm RRTD, một trong
những tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển quản trị RRTD đối
với ngân hàng hiện đại.

71
 Nguyên nhân do khách hàng vay vốn
- Đối với KHCN: nguyên nhân dẫn đến rủi ro do KH mất việc, tình
hình kinh doanh gặp khó khăn, khả năng quản lý tài chính còn hạn chế
hoặc gặp các sự cố bất ngờ, KH sử dụng vốn sai mục đích … làm nguồn
thu nhập để trả nợ bị suy giảm. KH có chủ ý lừa đảo ngân hàng ngay từ
đầu, không có thiện chí trả nợ
- Đối với KHDN: RRTD xuất phát từ phía KHDN thường do các
nguyên nhân sau:
+ Các lãnh đạo doanh nghiệp đều đi lên từ thực tiễn, chủ yếu điều hành
theo kiểu gia đình trị, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các lãnh
đạo này thường điều hành DN dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của mình và
không nắm bắt được xu hướng thị trường của ngành nghề kinh tế mà doanh
nghiệp đang hoạt động nên chưa xây dựng được kế hoạch kinh doanh phù
hợp, không chủ động tìm kiếm thông tin ngành, thông tin đối thủ cạnh
tranh…. Từ đó doanh nghiệp khó ứng phó được khi thị trường biến động.
+ Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt cộng với việc ngân hàng chưa quan
tâm đến công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn sau khi cho vay và giải
ngân tiền mặt dễ dàng nên KH có xu hướng dùng tiền giải ngân vào những
khoản đầu tư có mức sinh lợi cao hơn nhưng rủi ro cũng cao hơn dễ dẫn
đến trường hợp KH không thanh toán nợ vay đúng hạn hoặc thậm chí là
mất khả năng thanh toán.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
 Công tác kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng chưa được ACB quan
tâm đúng mức
Mặc dù ACB đã xây dựng những phòng ban chuyên về kiểm soát rủi
ro, song khi triển khai các vấn đề về RRTD xuống các đơn vị kinh doanh
thì các đơn vị kinh doanh lại chưa quan tâm đúng mực. Việc triển khai

72
cũng mới chỉ thể hiện ở những chỉ đạo tính tổng quát như: cảnh báo hoặc
hạn chế tín dụng ở một số lĩnh vực, ngành nghề mà chưa đưa ra các chế tài
răng đe khi đơn vị kinh doanh vi phạm. Nói cách khác, công tác kiểm soát
rủi ro nói chung và RRTD nói riêng chưa phải là ưu tiên hàng đầu trong
hoạch định chiến lược của ngân hàng. Hơn nữa, lãnh đạo của đơn vị kinh
doanh thường có tư duy truyền thống là đặt yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu.
 Nhận thức của nhân sự về rủi ro tín dụng còn hạn chế
- Không riêng ACB, thực tế chung của các NHTM hiện nay đó là chưa
chú trọng phát triển nguồn nhân lực kiểm soát rủi ro tại đơn vị kinh doanh
trong hệ thống. Chất lượng các cán bộ tham gia vào quy trình tín dụng
cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến RRTD của ngân hàng. Trình
độ các cán bộ tham gia công tác tín dụng, kể cả các cấp lãnh đạo tín dụng ở
một số chi nhánh/phòng giao dịch còn nhiều bất cập cả về số lượng và chất
lượng. Thực tế với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động tín dụng, sự
phức tạp của các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho KH đã khiến cho chất
lượng đội ngũ cán bộ không còn đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt CBTD
của ngân hàng ngày càng có xu hướng trẻ hóa, dù tất cả đều có trình độ đại
học, được đào tạo đúng chuyên ngành nhưng kinh nghiệm và nhận thức về
RRTD còn hạn chế. Ngoài ra việc phân công CBTD quản lý KH không
mang tính chuyên môn hóa nên sự hiểu biết của CBTD đối với các lĩnh vực
mình quản lý mang tính chung chung và đôi khi họ không đủ thời gian để
tìm hiểu sâu về lĩnh vực đang quản lý do phải ôm đồm quá nhiều hồ sơ. Do
vậy, khi thẩm định KH CBTD dễ đưa ra các nhận định sai lầm.
- CBTD ở đơn vị kinh doanh thường không tuân thủ quy trình tín dụng.
Việc ra quyết định cho vay chủ yếu dựa trên giá trị TSBĐ mà bỏ qua các
yếu tố khác: thiện chí trả nợ, khả năng quản lý, điều hành doanh nghiệp…
 Bảo đảm tiền vay

73
- Việc kiểm tra định kỳ TSBĐ còn bị xem nhẹ, thường chỉ được CBTD
thực hiện thông qua hồ sơ, đánh giá sơ bộ về tình hình tài sản dựa trên
những thông tin được KH cung cấp mà không trực tiếp thẩm định dễ dẫn
đến tài sản phát sinh những tổn thất thiệt hại làm giảm giá trị hoặc giảm
khả năng thannh khoản mà ngân hàng không phát hiện kịp thời. Việc tại
thẩm định tài sản chỉ được CBTD đề nghị định giá lạ trong trường hợp KH
tái cấp hạn mức tín dụng hoặc có nhu cầu vay thêm dẫn đến giá trị khi
thanh lý thấp hơn giá trị ban đầu và ngân hàng không thể thu hồi đủ nợ gốc
và nợ lãi.
- Việc dựa vào TSBĐ để cấp tín dụng cũng là tâm lý chung của nhiều
CBTD mà quên mất đi các yếu tố khác: nguồn tiền trả nợ từ phương án
vay, thiện chí trả nợ của KH… Ngoài ra vấn đề mua bảo hiểm đối với
TSBĐ chưa được quan tâm. CBTD chịu trách nhiệm đề xuất KH mua hoặc
không mua bảo hiểm tài sản thế chấp, tuy nhiên với tâm lý chiều khách họ
thường bỏ qua vấn đề này.
- Công tác xử lý TSBĐ khi KH mất khả năng thanh toán còn nhiều
nhiêu khê, tốn nhiều thời gian và chi phí. Sự phối hợp giữa các cơ quan
chức năng: công an, viện kiểm soát, tòa án… và ngân hàng còn chưa đồng
bộ, chặt chẽ.
 Môi trường kinh tế
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh kiếm lợi dựa trên rủi ro.
Đặc biệt khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới, mức độ cạnh tranh mà ngân hàng phải đối mặt ngày càng gay gắt
hơn, tìm ẩn nhiều rủi ro hơn. Khi rủi ro xảy ra có thể gây ra mức độ tổn
thất nghiêm trọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

74
Trong nội dung Chương 2, tác giả đã khái quát quá trình hình thành và
phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu cùng với những đặc điểm trong
quá trình hoạt động kinh doanh.
Luận văn đã tập trung đánh giá về thực trạng RRTD và công tác kiểm
soát, hạn chế RRTD của ACB trong giai đoạn 2019-2021, qua đó đánh giá
những thành quả đạt được và những hạn chế trong công tác kiểm soát
RRTD. Sau đó, tác giả đi sâu vào phân tích nguyên nhân dẫn đến những
hạn chế, yếu kém để làm căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
kiểm soát và hạn chế RRTD của ACB.

75
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ĐẾN 2025
3.1.1. Định hướng chung
ACB hướng đến mục tiêu tăng tốc phát triển toàn diện ngân hàng, tiếp
tục nhiệm vụ trọng tâm là ngân hàng bán lẻ, trong đó phát triển bán buôn
có chọn lọc dựa trên các ngành, các lĩnh vực có khả năng tạo ra giá trị
chuỗi KH và có hệ KH phát triển. Song song với mảng ngân hàng truyền
thống, ACB sẽ tập trung thêm vào mảng ngân hàng số. Mục tiêu lớn nhất
của ACB là trở thành ngân hàng sinh lời tốt nhất với sự tăng trưởng ở cả
mảng KH cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, và cũng là ngân hàng dẫn
đầu về trải nghiệm KH.
KH và nhân viên chính là hai thành tố quan trọng, xuyên suốt giúp
ACB thực hiện các mục tiêu được đặt ra trong giai đoạn này. Kế hoạch,
ACB vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như giai đoạn trước và theo đuổi
chiến lược bán lẻ năm 2025
Với KH cá nhân, ACB sẽ tạo ra các sản phẩm với tính năng phù hợp
với nhu cầu của các nhóm KH khác nhau, tăng cường bán hàng đa kênh và
tập trung vào các kênh bán hàng được KH ưa chuộng, sử dụng hệ sinh thái
có sẵn hoặc liên kết với nền tảng của bên thứ ba để phân phối sản phẩm,
dịch vụ số của ACB.
Với KH doanh nghiệp, ACB sẽ cho ra mắt các sản phẩm mang tính
chuyên môn cao theo những ngành mục tiêu có chọn lọc, cải thiện quy
trình linh hoạt và nhanh hơn, cải tiến trải nghiệm dịch vụ ngân hàng của
KH. Ngoài ra, ACB sẽ tạo ra hệ nền tảng phục vụ cả nhu cầu về dịch vụ

76
ngân hàng lẫn phi ngân hàng của SME. Những sản phẩm và gói sản phẩm
ACB được định hướng không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh
nghiệp mà còn mang đến những giá trị gia tăng cho họ.
Như vậy, đối tượng KH chủ yếu của ACB vẫn là SME và KHCN. Mục
tiêu phát triển bền vững, kiểm soát tốt rủi ro dựa trên sự hỗ trợ của công
nghệ giúp cải thiện quy trình, mang đến cho KH những trải nghiệm tốt hơn
khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Các mục tiêu đến năm 2025 được cụ
thể hóa như sau:
• Tổng tài sản dự kiến tăng bình quân 15%.
• Cho vay tăng dự kiến 13 - 15%
• Huy động tăng dự kiến 15%.
• Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
• Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng khoảng 12% - 20% mỗi năm
3.1.2. Định hướng hạn chế rủi ro tín dụng
Định hướng chiến lược phát triển của ACB trong trung dài hạn là: Phấn
đấu trở thành một trong những NHTM hàng đầu trong hệ thống NHTM
Việt Nam với một số tiêu chí như sau:
+ Lộ trình đến 2025, ACB có kế hoạch tăng trưởng tín dụng chậm lại,
bình quân hàng năm là 15% và đặt mục tiêu tăng thu nhập từ hoạt động phi
tín dụng với 3 mảng lớn, gồm bancassurance tăng gấp 3 lần, thẻ tăng
trưởng 40%, thu phí bảo lãnh, thanh toán nước ngoài tăng 30% để phát
triển ngân hàng một cách bền vững hơn.
+ Đối với hoạt động thu hồi nợ xấu đã xử lý: nếu điều kiện thị trường
thuận lợi, ngân hàng đặt mục tiêu hoàn thành việc thu hồi nợ nhóm 6 công
ty lớn. Đồng thời, ACB có kế hoạch thu hàng tỷ đồng từ thu hồi nợ trái
phiếu VAMC.
+ ACB sẽ phát hành trái phiếu cấp 2 để cải thiện tỷ lệ CAR ngoài các

77
biện pháp tăng vốn cấp 1 bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tỷ lệ CAR
hiện tại theo Basel hiện đạt trên 9%, và dự kiến sẽ cải thiện lên gần 10%
vào cuối năm 2019.
+ Nợ xấu dưới 2%/ năm
+ Duy trì ổn định tỷ lệ vay trung - dài hạn ở 50% nhằm đảm bảo thanh
khoản và lịch trả nợ.
3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
3.2.1. Nhóm giải pháp nghiệp vụ
3.2.1.1. Hoàn thiện chất lượng thẩm định tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo vẫn là nguồn trả nợ chính thứ hai nên việc thẩm định
kỹ tài sản đảm bảo sẽ giúp ích rất nhiều trong xử lý tài sản để thu hồi nợ.
Tài sản đảm bảo phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý chứng minh quyền sở hữu,
có tính thanh khoản và tính khả mại.
Đối với cho vay tiêu dùng cá nhân mà tài sản đảm bảo là bất động sản
hay động sản CBTD nên chụp hiện trạng, mô tả tài sản và thu thập các
chứng từ có liên quan. Trường hợp phát hiện tài sản được cầm cố, thế chấp
sau đó có sự khác biệt so với mô tả ban đầu, CBTD phải chịu trách nhiệm
nếu có sai phạm.
Yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm 100% giá trị công trình hay tài
sản đầu tư có giá trị lớn và rủi ro cao hoặc 110% nghĩa vụ nợ của KH tại
ACB, ghi rõ người thụ hưởng hợp đồng bảo hiểm là ACB. Riêng đối với
các tài sản hình thành từ vốn vay, đặc biệt là vật tư hàng hóa tham gia vào
dự án thông qua khâu thanh toán vốn CBTD cần quản lý chặt chẽ. Khi cần
thiết có thể tiến hành kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ, hóa
đơn với thực tế phát sinh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nâng
khống số lượng, giá trị vật tư, hàng hóa.

78
3.2.1.2. Tăng cường biện pháp bảo đảm tín dụng
Đa dạng hóa các tài sản nhận thế chấp thay vì chỉ chú trọng vào bất
động sản, giấy tờ có giá, phương tiện vận tải như hiện nay. Xây dựng một
chính sách rõ ràng về TSBĐ, các tiêu chí cần đáp ứng khi nhận thế chấp.
Chỉ nhận thế chấp khi tài sản đã hoàn tất các thủ tục pháp lý về tặng cho,
chuyển nhượng, cập nhật tài sản gắn liền với đất, pháp lý của chủ sở hữu
…Ký các cam kết về việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho
ACB. Thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất việc quản lý tài sản tại đơn vị
kinh doanh cũng như kiểm tra thực tế TSBĐ.
Yêu cầu KH mua bảo hiểm đối tài sản có rủi ro đang thế chấp tại ACB
và thực hiện nghiêm túc việc mua bảo hiểm tái tục, tránh trường hợp cả nể,
bao che KH không thực hiện tái tục mua bảo hiểm khi không có nhu cầu
giải ngân tiếp. Hợp đồng bảo hiểm phải thể hiện nội dung ACB là người
thụ hưởng.
Với các khoản vay tín chấp chỉ thực hiện cho vay đối với các đối tượng
có uy tín cao, hàng tháng lương được thanh toán qua tài khoản mở tại ACB
và được các doanh nghiệp đang có quan hệ với ACB bảo lãnh. Thực hiện
nghiêm túc việc mua bảo hiểm đối với các khoản vay này và thu thập đầy
đủ hồ sơ pháp lý của KH và thông tin của cơ quan chủ quản.
TSBĐ chỉ là cơ sở để xét cấp hạn mức vay cho KH chứ không phải là
căn cứ trọng yếu để ra quyết định tín dụng cho KH. CBTD cần căn cứ vào
tính khả thi của phương án, uy tín, thu nhập của KH để đưa ra đề xuất cấp
tín dụng.
3.2.1.3. Tăng cường việc giảm thiểu rủi ro từ phía khách hàng
Chú trọng thẩm định năng lực pháp lý của KH, yêu cầu KH cung cấp
đầy đủ cấp hồ sơ pháp lý được sao y bởi cơ quan chức năng.
Đánh giá uy tín của KH thông qua thông tin thanh toán nợ vay của KH

79
đối với TCTD khác (sao kê tài khoản vay), với bạn hàng của KH. Bởi nếu
KH đáp ứng tất cả các điều kiện vay vốn nhưng không có ý thức, thiện chí
trả nợ sẽ rất rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng cần theo sát hoạt động kinh
doanh của KH, khi thấy có dấu hiệu bất ổn cần tìm hiểu nguyên nhân để đề
xuất biện pháp xử lý kịp thời.
Khi xây dựng các sản phẩm vay để tạo tính cạnh tranh ngân hàng nói
rằng họ có thể tài trợ tối đa 100% nhu cầu vốn của KH nhưng không vượt
quá giá trị TSBĐ. Tuy nhiên, để khoản cấp tín dụng được an toàn, nâng cao
tinh thần trách nhiệm của KH trong việc sử dụng vốn có hiệu quả. Ngân
hàng phải yêu cầu KH tham gia vốn tự có với tỷ lệ nhất định.
Luôn đảm bảo sự an toàn đối với mọi khoản cấp tín dụng, ACB nên
yêu cầu KH đưa tài sản để đảm bảo đảm cho khoản vay vừa để nâng cao ý
thức trả nợ của KH và phòng khi nếu rủi ro xảy ra, KH mất khả năng thanh
toán ACB có thể xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.
3.2.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các đơn vị sau:
+ Quy mô dư nợ lớn,
+ Tỷ trọng nợ xấu cao
+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong hệ thống
+ Tỷ trọng lỗi nghiệp vụ lớn
Việc kiểm tra có thể thực hiện trực tiếp tại chi nhánh/phòng giao dịch
hoặc thực hiện từ xa. Nếu phát hiện có sai phạm phải báo cáo lên cấp có
thẩm quyền, yêu cầu đơn vị sai phạm giải trình, đưa ra hướng xử lý và đề
ra các biện pháp để tránh lập lại sai phạm tương tự.
Thu thập ý kiến đóng góp từ các đơn vị kinh doanh về các rủi ro
thường xuyên xảy ra từ đó đề ra biện pháp xử lý. Có cơ chế thưởng phạt rõ
ràng để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, hạn chế tình trạng rủi ro

80
đạo đức trong quá trình tác nghiệp của nhân viên.
3.2.1.5. Tăng cường tuân thủ quy định phân loại nợ và trích lập dự
phòng
Nghiêm túc thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng, không vì
mục tiêu lợi nhuận mà không tuân thủ quy định về phân loại nợ và trích lập
dự phòng. Bên cạnh các tiêu chí định lượng phân loại nợ theo hệ thống
corebanking, CIC cần chủ động phân loại nợ theo tính chất khoản vay, khả
năng thu hồi nợ… chuyển nợ nhóm nợ ngay khi phát hiện khoản vay có rủi
ro. Thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng theo quy định, hướng dẫn
của NHNN mà cụ thể: thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014,
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN
để chủ động xử lý rủi ro, tránh làm cho tình trạng kinh doanh của ngân
hàng đột ngột chuyển biến xấu.
Trong thời gian tới ngân hàng cần xây dựng hệ thống cảnh báo cao
hơn, phân loại nợ dựa trên các tiêu chí: như tình kinh doanh của KH, các
biến động trong môi trường kinh tế ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp, theo dõi sự biến động giá trị TSBĐ kết hợp với việc xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp … để ngân hàng có thể kịp thời đưa ra các
biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế RRTD.
3.2.1.6. Hoàn thiện chính sách lãi suất
Với môi trường cạnh tranh như hiện nay khi lãi suất được kiểm soát bởi
NHNN và có thỏa thuận, ACB nên xây dựng chính sách lãi suất dựa vào uy
tín trả nợ của từng khách hàng, tính khả thi của phương án kinh doanh. Từ
đó có chính sách lãi suất ưu đãi đối với những khách hàng có tình hình
kinh doanh tốt, có thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo có tính thanh khoản
cao, khách hàng tiềm năng theo từng thời kỳ cụ thể.
3.2.1.7. Tăng cường công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề

81
Đẩy mạnh vai trò của phòng xử lý nợ, theo dõi sát sau quá trình thu nợ
của đơn vị kinh doanh đồng thời giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý.
Tăng cường trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi
nhuận để nhanh chóng bù đắp tổn thất.
Tìm hiểu nguyên nhân KH bị chuyển nợ quá hạn, đặc biệt là các khoản
nợ bị nhảy nhóm do CIC, ACB cần liên hệ KH tìm hiểu nguyên nhân và có
biện pháp hỗ trợ KH giải quyết tình trạng khó khăn hiện tại, đôn đốc KH
trả nợ. Trường hợp KH chây ì thiếu thiện chí trả nợ, ACB tiến hành xử lý
TSBĐ, khởi kiện KH…
Những khoản nợ xấu khó có khả năng thu hồi, ACB chuẩn bị hồ sơ
theo quy định và thực hiện bán nợ cho VAMC để giảm bớt được áp lực từ
nợ xấu, khi cần tiền, ACB có thể mang trái phiếu lên NHNN chiết khấu.
3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ
3.2.2.1. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Ngân hàng là ngành kinh doanh dịch vụ do vậy nguồn nhân lực mới là
yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả hoạt động và
tạo ra sự khác biệt giúp ngân hàng phát triển bền vững. Bên cạnh sự hỗ trợ
về công nghệ thì chỉ có con người mới có thể đánh giá, phát hiện kịp thời
RRTD trong quá trình cung cấp tín dụng. Nhưng đồng thời cũng chính con
người có thể là nguyên nhân gây ra RRTD do yếu kém trong năng lực,
nhận thức, vấn đề đạo đức. Do đó, để đảm bảo quá trình cấp tín dụng được
diễn ra an toàn, hiệu quả thì các giải pháp về nhân sự đóng vai trò trọng
yếu. Dưới đây là một số giải pháp cho nội dung này:
- Xây dựng chuẩn mực về chuyên môn, đạo đức đối với CBTD, thường
xuyên mở các lớp đào tạo để nâng cao kỹ năng, nhận thức về RRTD, khả
năng phát hiện các RRTD tìm ẩn.
- Xây dựng bộ chỉ tiêu kinh doanh phù hợp cho từng CBTD, tránh

82
trường hợp CBTD bị quá tải hoặc công việc được giao chưa phù hợp với
năng lực, kinh nghiệm.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo định kỳ hoặc đột xuất để phổ biến
kiến thức, văn bản pháp luật để tránh tình trạng CBTD làm sai do thiếu
hiểu biết. Tổ chức kỳ thi kiểm tra kiến thức nhân viên định kỳ hàng năm
hoặc 6 tháng/lần để nâng cao tinh thần tự học của nhân viên.
- Xây dựng chế độ khen thưởng, kỹ luật hợp lý dựa trên hiệu quả công
việc và chất lượng đối với các khoản tín dụng mà nhân viên đang quản lý.
Mỗi cán bộ phải được đặt trong môi trường cạnh tranh, được quy định rõ
ràng về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi để tạo động lực thúc
đẩy tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ.
- Thường xuyên luân chuyển cán bộ quản lý KH để tránh sự chủ quan
trong quá trình thẩm định, đề xuất tín dụng cũng như hạn chế tiêu cực khi
CBTD có mối quan hệ thân thiết với KH.
3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
Xây dựng hệ thống thông tin RRTD đảm bảo đầy cung cấp đầy đủ,
chính xác thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng và thường xuyên
cập nhật nhằm giúp cho ban lãnh đạo, CBTD kiểm soát hiệu quả hoạt động
tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin.
Xây dựng hệ thống dữ liệu về KH phân loại theo ngành nghề kinh
doanh, độ tuổi; đa dạng hóa các thông tin của KH về: tính cách, kinh
nghiệm, khả năng kinh doanh của KH, thông tin về tài sản, lịch sử thanh
toán nợ cho ngân hàng … để các chi nhánh/phòng giao dịch dễ dàng tra
cứu bên cạnh việc sử dụng thông tin từ CIC.
Đồng thời, ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin và phân tích
thông tin về ngành, lĩnh vực tìm năng đang được ngân hàng hướng tới để
tạo sự thống nhất trong việc thẩm định, đánh giá KH.

83
3.2.2.3. Tăng cường phát triển, ứng dụng công nghệ khoa học tiên
tiến vào các nghiệp vụ ngân hàng tạo nên nhiều tiện ích mới
Ngân hàng đã ứng dụng phần mềm Core banking (hiện tại là DNA - áp
dụng từ năm 2014) trong hiện đại hóa ngân hàng, đây là một hệ thống các
phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách
hàng ... Thông qua đó, ngân hàng nên phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản
phẩm... Tuy nhiên, so với chuẩn mực quốc tế về khoa học công nghệ thì
việc chuyên sâu các công nghệ thông tin vào hoạt động NHTM ở ACB vẫn
cần hoàn thiện hơn nữa.
3.2.2.4. Tăng cường đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu ngân hàng
Bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu ngân hàng là một yếu
tố quan trọng giúp kiểm soát tốt rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra
các lĩnh vực như Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking,
ATM...cần từng bước hoàn thiện để theo kịp sự tiến bộ của khoa học –
công nghệ, đảm bảo mang lại sự tối ưu và bảo mật cho KH. Mặt khác, nên
tiếp tục duy trì ứng dụng hơn nữa công nghệ để phát huy hiệu quả sâu rộng
mô hình giao dịch một cửa. Bởi lẽ phương thức này chỉ có thể phát triển
trên nền tảng công nghệ hiện đại khi các ứng dụng phần mềm sử dụng hiệu
quả trên tất cả các mặt nghiệp vụ: kho quỹ, kế toán, huy động vốn, tín
dụng.
3.2.2.5. Tăng cường các giải pháp khác
Đa dạng hóa danh mục tài trợ tín dụng: Việc này giúp ngân hàng chủ
động trong việc phân tán RRTD. Ngân hàng nên chia nguồn vốn của mình
vào nhiều ngành nghề khác nhau phù hợp với lợi thế kinh tế của từng vùng.
Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng,
gia tăng nhận diện thương hiệu, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để
thực hiện được điều này các ngân hàng cần vạch ra được một số chiến lược

84
kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau: Đầu tư vào
nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau phù hợp định hướng phát triển, chính
sách của Nhà nước; tránh cho vay quá nhiều đối với một KH, hay nhóm
KH liên quan; đa dạng hóa về kỳ hạn cho vay nhưng phải đảm bảo cân đối
kỳ hạn giữa nguồn vốn đầu vào và đầu ra.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư có kiểm soát phù hợp với nguồn lực và
định hướng phát triển của ngân hàng, tránh việc đa dạng hóa quá mức gây
tốn kém nguồn lực quản lý, giảm tính hiệu quả của việc đa dạng hóa.
Đa dạng hóa hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng bên cạnh
hoạt động tín dụng: tăng thu nhập từ phí, bảo hiểm, hoạt động tiền gửi …
Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng:
ACB cần đa dạng hóa danh mục cho vay, vừa có thể đáp ứng đầy đủ nhu
cầu khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, vừa phân tán rủi ro. Trong đó,
ACB nên chú trọng cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán trong giao
dịch bất động sản để thu phí…
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Phân tích và dự báo sát hơn tình hình kinh tế, tiền tệ trong nước, khu
vực và thế giới, đặc biệt là lĩnh vực tiền tệ, tín dụng để kịp thời đề ra các
giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu tiền tệ,
tín dụng do Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đồng thời, đảm bảo các TCTD
hoạt động đúng định hướng của NHNN và hạn chế rủi ro.
3.3.1. Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả
- Sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất và các công cụ khác nhằm hỗ trợ
các NHTM đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn trong hoạt động kinh
doanh.
- Sử dụng công cụ tái cấp vốn, nhằm hỗ trợ kịp thời vốn thiếu hụt cho
các NHTM không phân biệt là NHTM quốc doanh hay ngoài quốc doanh.

85
- Áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo hướng phù hợp để vừa đảm bảo an
toàn cho hệ thống ngân hàng vừa giúp NHTM chủ động trong kinh doanh,
tránh tình trạng thiếu hụt vốn thường xuyên.
3.3.2. Tăng cường vai trò của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân
hàng
Hai phương thức cơ bản mà Thanh tra Giám sát Ngân hàng áp dụng
trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình là giám sát từ xa và
thanh tra tại chỗ.
- Giám sát từ xa các TCTD là việc làm thường xuyên và không thể
thiếu, nhằm phân tích, đánh giá, phát hiện những vi phạm trong hoạt động
về tỷ lệ an toàn vốn và quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh tiền
tệ. Từ đó kịp thời chấn chỉnh và đưa ra các cảnh báo, giúp các TCTD hoạt
động đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả.
- Thanh tra tại chỗ là tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra của NHNN
trực tiếp xuống các đơn vị kinh doanh của các NHTM để tiến hành các
hoạt động thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
Hiện nay, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng chủ yếu là kiểm tra
tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động ngân hàng và đánh giá về sự an
toàn của NHTM. Về đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM, Cơ
quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng đã thực hiện việc đánh giá rủi ro một
cách có hệ thống, có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá nhưng chưa được
toàn diện, biên bản kết luận sau thanh tra phần lớn là còn xử nhẹ các hành
vi vi phạm chưa mang tín răng đe. Do vậy, để công tác thanh tra ngân hàng
thực hiện được vai trò của mình, cần thực hiện đổi mới như sau:
- Chuyển từ thanh tra tuân thủ sang giám sát và thanh tra theo rủi ro.
- Thực hiện giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ theo phương thức trọng
yếu, bao gồm cảnh báo sớm và cảnh báo xa.

86
- Xây dựng hệ thống tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro của NHTM khi
thực hiện thanh tra ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng trình độ, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp đối với
đội ngũ thanh tra của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng.
- Tăng cường bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các
NHTM khi thực hiện giám sát từ xa thông qua mạng thông tin trực tuyến
với các NHTM.
3.3.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín
dụng
Các loại thông tin từ CIC bao gồm: thông tin tổng hợp về KH có dư nợ
lớn vượt 5% vốn tự có của TCTD, thông tin tổng hợp dư nợ từng NHTM,
thông tin tài chính KH vay, tình hình quan hệ tín dụng khách hàng, thông
tin về TSBĐ, thông tin về xếp loại doanh nghiệp, thông tin cảnh báo sớm,
bản tin CIC. Trong đó, thông tin về tình hình quan hệ tín dụng của KH và
dư nợ hiện tại của KH tại các TCTD, thông tin về TSBĐ được hỏi tin nhiều
nhất. Các thông tin còn lại do thiếu dữ liệu nên thường ít được hỏi tin. Vì
vậy, cần nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại CIC nhằm hỗ trợ các
NHTM trong việc đánh giá khách hàng.
Đẩy mạnh vai trò của CIC. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro tín
dụng trong kinh doanh của các TCTD càng giảm. CIC cần phải mở rộng
quy mô và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp thông qua tăng cường
sự kết nối giữa các ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, các cơ quan quản lý
nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh
nghiệp đang hoạt động (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với
ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ phân loại lại thông tin để khi cần có thể
cung cấp cho các NHTM một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

87
88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong nội dung Chương 3, Trên cơ sở những lí luận cơ bản về rủi ro tín
dụng Chương 1 cùng với những phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín
dụng và công tác kiểm soát RRTD của ACB trong Chương 2, và các định
hướng phát triển giai đoạn 2019 - 2025, tác giả đã đưa ra các giải pháp
chung và giải pháp cụ thể nhằm hạn chế, giảm thiểu RRTD tại ACB cũng
như các kiến nghị đối với NHNN Việt Nam để góp phần xây dựng hệ
thống NHTM lành mạnh hơn.
Để có thể giảm thiểu RRTD một cách hiệu quả không chỉ cần sự cố
gắng của ACB mà còn phải có sự hỗ trợ định hướng từ phía NHNN, Chính
phủ, các bộ ngành liên quan.

89
KẾT LUẬN CHUNG
Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của NHTM
nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu nói riêng, với thu
nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm từ 70% - 80% tổng thu nhập của
ACB. Do đó, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung vào
hoạt động tín dụng có thể gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân
ngân hàng thương mại mà còn đối với cả nền kinh tế.
Trong thời gian qua, ACB đang từng bước hoàn thiện cơ chế, ứng dụng
công nghệ, cải tiến quy trình hoạt động, xây dựng chính sách tín dụng phù
hợp với định hướng của ngân hàng, NHNN và đã đạt được những thành
tựu tích cực trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng, chuẩn bị
nền tảng đưa hoạt động của ngân hàng phát triển trở lại. Tuy nhiên, đi đôi
với sự phát triển đó là những RRTD tìm ẩn không thể xem nhẹ.
Thông qua việc tiếp cận lý thuyết về RRTD của hoạt động ngân hàng,
thực trạng RRTD tại ACB giai đoạn 2019 – 2021. Tác giả đã thực hiện
mục tiêu, nội dung và phạm vi của nghiên cứu:
- Tập hợp lý luận về RRTD: khái niệm, phân loại, đặc điểm, các tiêu
chí đo lường RRTD, ảnh hưởng của RRTD đến ngân hàng, đến nền kinh
tế; các giải pháp hạn chế RRTD từ phía ngân hàng, NHNN.
- Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, RRTD tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu giai đoạn 2019 – 2021: kết quả hoạt động kinh doanh;
thực trạng hoạt động tín dụng, RRTD, các biện pháp đang được ACB áp
dụng để kiểm soát RRTD.
- Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm giảm
thiểu RRTD trong hoạt động của ACB.

90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Mận 2014, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã
hội
2. Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”,
Nhà xuất bản thống kê.
3. Peter S. Rose (2005), Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính;
4. Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT-
NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc ngân hàng nhà nước quy định
về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi
ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
5. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013,Quy định về phân
loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài
6. Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, Quy định về hoạt động
cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với
khách hàng
7. Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, Quy định tỷ lệ an toàn
vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
8. Báo cáo thường niên ACB các năm 2019, 2020, 2021, truy cập tại <
http://www. acb.com.vn>
9. Nguyễn Thường Lạng (2017), “Quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam
và những vấn đề đặt ra” truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-
mo/quan- tri-rui-ro-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-va-nhung-
van-de-dat-ra- 122653.html>

91
10. Văn bản, công văn nội bộ của ACB liên quan đến hoạt động tín dụng
giai đoạn 2019 – 2021
11. Bùi Diệu Anh (2012), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học kinh
tế TP.HCM

12. Học viện Ngân hàng (2008), Giáo trình Kiểm toán Ngân hàng, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
13. Giáo trình ngân hàng thương mại – Chủ biên PGS.TS Phan Thị Thu Hà
– Nhà xuất bản Thống kê (2006)
14. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại - Đồng chủ biên PGS.TS
Hoàng Minh Đường và PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc – Nhà xuất bản lao
động xã hội (2006)

15. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị Ngân hàng thương mại – NXB Thống

92
PHỤ LỤC 1
BẢNG KHẢO SÁT VỀ VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Kính chào các anh/chị, hiện tại tôi đang thu thập ý kiến của cán bộ tín
dụng tại ngân hàng về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Á Châu, từ đó xây dựng các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng và
nâng cao chất lượng tín dụng. Vì vậy, rất mong nhận được sự hỗ trợ của
quý anh/chị để trong việc cung cấp các thông tin dưới đây.
Anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách tích () vào
các ô 
mà anh/chị chọn hoặc trả lời cho các câu hỏi sau:

I/Thông tin chung:

Tuổi : ……………..…………………………….

Giới tính : ……………..…………………………….

Chức vụ : ……………..…………………………….

Nơi công tác : ……………..…………………………….

Thời gian công tác trong lĩnh vực ngân hàng: ……………..
………………………

II/ Nội dung khảo sát: các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và biện
pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng

93
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng
1/ Chưa tư vấn cho khách hàng sản phẩm tín dụng phù hợp
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
2/ Chưa kiểm tra độ chính xác trong thông tin khách hàng cung cấp
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
3/ Không cập nhật chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng định kỳ
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
4/ Không tiến hành kiểm tra, giám sát sau cho vay
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
5/ Năng lực của cán bộ tín dụng còn hạn chế
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
6/ Chưa theo dõi, nhắc nhở khi khách hàng thanh toán nợ trễ hạn
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
7/ Chưa phối hợp tích cực với cơ quan chức năng trong công tác xử lý nợ
xấu
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
8/ Sự chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá khách
hàng
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
9/ Hệ thống công văn, quy chế của ngân hàng chưa chặt chẽ, có những lỗ
hỏng để nhân viên/ khách hàng lợi dụng
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
10/ Nguyên nhân khác từ phía ngân hàng:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Nguyên nhân từ phía khách hàng
1/ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

94
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
2/ Khả năng kinh doanh, quản lý tài chính của khách hàng còn yếu kém
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
3/ Khách hàng thiếu thiện chí trả
nợ
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy ra
4/ Nguyên nhân khác từ phía khách hàng:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Nguyên nhân khác:
1/ Cho vay theo chỉ định
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy
ra
2/ Tình hình kinh tế thường xuyên biến động
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy
ra
3/ Môi trường pháp lý thay đổi
 Thường xuyên xảy ra  Ít xảy ra  Không xảy
ra
4/ Ý kiến khác:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

95
* Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất
lượng tín dụng
1/ Thường xuyên cập nhật quy định của NHNN, ban hành hướng dẫn đến
từng nhân viên
 Rất cần thiết  Bình thường  Không cần thiết
2/ Xây dựng hệ thống cảnh báo nội bộ, thông báo đến nhân viên tín dụng
về tình trạng trả nợ của khách hàng khi khách hàng chậm trả nợ trên 10
ngày
 Rất cần thiết  Bình thường  Không cần thiết
3/ Đa dạng hóa các nguồn thu của ngân hàng: dịch vụ, tiền gửi, thanh toán
quốc tế,bảo hiểm …
 Rất cần thiết  Bình thường  Không cần thiết
4/ Thường xuyên mở các lớp đào tạo để nhân viên tín dụng cập nhật quy
định, chính sách ngân hàng
 Rất cần thiết  Bình thường  Không cần thiết
5/Kiên quyết xử lý khi xảy ra RRTD
 Rất cần thiết  Bình thường  Không cần thiết
6/ Tuân thủ nghiêm quy chế, chính sách tín dụng hiện hành
 Rất cần thiết  Bình thường  Không cần thiết
7/ Thu thập thêm các thông tin mềm khác về khách hàng, tài sản đảm bảo
 Rất cần thiết  Bình thường  Không cần thiết
8/ Xử lý nghiêm khi phát hiện nhân viên tín dụng thông đồng với khách
hàng gây rủi ro cho ngân hàng để tăng tính răng đe
 Rất cần thiết  Bình thường  Không cần thiết
9/ Cải tiến quy trình thẩm định tín dụng
 Rất cần thiết  Bình thường  Không cần thiết
10/ Ý kiến khác:

96
……………………………………………………………………
Rất cảm ơn anh/chị đã dành thời gian giúp tôi hoàn thành phiếu khảo
sát này

97
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ XỬ LÝ BẢNG KHẢO SÁT
I Nguyên nhân gây ra RRTD từ phía khách hàng
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
Lựa Thường xuyên xảy Ít xảy ra Không xảy ra
1 chọn ra
Số phiếu 38 16 5
Tỷ lệ 64% 27% 8%
Khả năng kinh doanh, quản lý tài ch nh của khách hàng còn
yếu kém
2 Lựa Thường xuyên xảy Ít xảy ra Không xảy ra
chọn ra
Số phiếu 26 22 11
Tỷ lệ 44% 37% 19%
Khách hàng thiếu thiện chí trả nợ
Lựa Thường xuyên xảy Ít xảy ra Không xảy ra
3 chọn ra
Số phiếu 29 22 8
Tỷ lệ 49% 37% 14%
II Nguyên nhân khác gây ra RRTD từ phía ngân hàng
Cho vay theo chỉ định
Lựa Thường xuyên xảy Ít xảy ra Không xảy ra
1 chọn ra
Số phiếu 14 17 -31
Tỷ lệ 24% 29% -53%
Tình hình kinh tế thường xuyên biến động
Lựa Thường xuyên xảy Ít xảy ra Không xảy ra
2 chọn ra
Số phiếu 10 16 -26
Tỷ lệ 17% 27% -44%
Môi trường pháp lý thay đổi
Lựa Thường xuyên xảy Ít xảy ra Không xảy ra
3 chọn ra
Số phiếu 8 30 -38

98
Tỷ lệ 14% 51% -64%
III Nguyên nhân khác gây ra RRTD
1 Cho vay theo chỉ định
Lựa Thường xuyên xảy Ít xảy ra Không xảy ra
ra
chọn
Số phiếu 14 17 28
Tỷ lệ 24% 29% 47%
Tình hình kinh tế thường xuyên biến động
Lựa Thường xuyên xảy Ít xảy ra Không xảy ra
2 chọn ra
Số phiếu 10 16 33
Tỷ lệ 17% 27% 56%
Môi trường pháp lý thay đổi
Lựa Thường xuyên xảy Ít xảy ra Không xảy ra
3 chọn ra
Số phiếu 8 30 21
Tỷ lệ 14% 51% 36%
IV Biện pháp hạn chế RRTD
Thường xuyên cập nhật quy định của NHNN, ban hành hướng
dẫn đến từng nhân viên
1 Lựa Rất cần thiết Bình Không cần
chọn thường thiết
Số phiếu 30 10 19
Tỷ lệ 51% 17% 32%
Xây dựng hệ thống cảnh báo nội bộ, thông báo đến nhân viên t
n dụng về tình trạng trả nợ của khách hàng khi khách hàng
chậm trả nợ trên 10 ngày
2 Lựa Rất cần thiết Bình Không cần
chọn thường thiết
Số phiếu 40 10 9
Tỷ lệ 68% 17% 15%
Đa dạng hóa các nguồn thu của ngân hàng: dịch vụ, tiền gửi,
thanh toán quốc tế,bảo hiểm …

99
3 Lựa Rất cần thiết Bình Không cần
chọn thường thiết
Số phiếu 30 17 12
Tỷ lệ 51% 29% 20%
Thường xuyên mở các lớp đào tạo để nhân viên tín dụng cập
nhật quy định, chính sách ngân hàng
4 Lựa Rất cần thiết Bình Không cần
chọn thường thiết
Số phiếu 25 17 17
Tỷ lệ 42% 29% 29%
5 Kiên quyết xử lý khi xảy ra RRTD
Lựa Rất cần thiết Bình Không cần
chọn thường thiết
Số phiếu 45 14 0
Tỷ lệ 76% 24% 0%
Tuân thủ nghiêm quy chế, chính sách tín dụng hiện hành
Lựa Rất cần thiết Bình Không cần
6 chọn thường thiết
Số phiếu 42 17 0
Tỷ lệ 71% 29% 0%
Thu thập thêm các thông tin mềm khác về khách hàng, tài sản
đảm bảo…
7 Lựa Rất cần thiết Bình Không cần
chọn thường thiết
Số phiếu 32 17 10
Tỷ lệ 54% 29% 17%
Xử lý nghiêm khi phát hiện nhân viên tín dụng thông đồng với
khách hàng gây rủi ro cho ngân hàng để tăng tính răng đe
8 Lựa Rất cần thiết Bình Không cần
chọn thường thiết
Số phiếu 45 13 1
Tỷ lệ 76% 22% 2%
Cải tiến quy trình thẩm định tín dụng
Lựa Rất cần thiết Bình Không cần

100
9 chọn thường thiết
Số phiếu 22 20 17
Tỷ lệ 37% 34% 29%

101

You might also like