You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG

KHOA KINH TẾ - DU LỊCH

------

THỊ KIM QUI

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ SẢN


XUẤT CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK
VIỆT NAM

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


Môn: Quản trị sản xuất
Mã số môn học: B07054

Tháng 11 - 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG

KHOA KINH TẾ - DU LỊCH

------

THỊ KIM QUI

MSSV: 1905212165

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ SẢN


XUẤT CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK
VIỆT NAM

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


Môn: Quản trị sản xuất
Mã số môn học: B07054
Học kỳ I – Năm học 2021 – 2022
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN QUỐC VƯƠNG

Tháng 11 - 2021
TRANG CHẤM ĐIỂM

***
Tiểu luận/báo cáo: Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức và thiết kế cơ
cấu tổ chức tại Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam ......................... do

sinh viên: Thị Kim Qui .......................................thực hiện dưới sự hướng

dẫn của giảng viên: Nguyễn Quốc Vương .......................... tiểu luận được
chấm điểm như sau:

Giảng viên chấm 1:


Nhận xét:

...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Điểm số: ................. Điểm chữ: ................................................................
Họ và tên của giảng viên chấm: ................................................................
Ký xác nhận của giảng viên chấm: ...........................................................
Giảng viên chấm 2:
Nhận xét:
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Điểm số: ................. Điểm chữ: ................................................................
Họ va tên của giảng viên chấm: ................................................................
Ký xác nhận của giảng viên chấm: ...........................................................
Điểm thống nhất của 2 cán bộ chấm: Điểm số: ....Điểm chữ: ..............

Kiên Giang, ngày 14 tháng 11 năm 2021

TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN


LỜI CẢM ƠN
------------------

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô
trường Đại Học Kiên Giang đã tạo cơ hội cho được học tập, rèn luyện và tích
lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện tiểu luận.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn Nguyễn Quốc
Vương đã tận tình chỉ dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp em
giải quyết được các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
đề tài một cách tốt nhất.

Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn
nên nội dung tiểu luận khó tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận sự góp ý,
chỉ dạy thêm từ cô để có thể làm tốt hơn cho những bài tiểu luận tiếp theo.

Cuối cùng, em xin chúc thầy luôn thật nhiều sức khỏe và đạt được nhiều
thành công trong công việc.

Trân trọng!

Kiên Giang, ngày 14 tháng 11năm 2021

Sinh viên thực hiện

Thị Kim Qui

i
LỜI CAM KẾT
------------------

Em đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học


thuật. Em cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nội dung tiểu luận/báo cáo
này do em tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong
học thuật.

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Thị Kim Qui

ii
MỤC LỤC

------------------

Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... i

LỜI CAM KẾT ....................................................................................... ii

MỤC LỤC ............................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................ v

DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................... vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................... vii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK


VIỆT NAM .............................................................................................. 1
1.1 Sơ lược về công ty ........................................................................ 1
1.1.1 Giới thiệu chung ........................................................................ 1
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................ 2
1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm
qua ....................................................................................................... 4
1.2 Bộ máy tổ chức ................................................................................ 6
1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức ................................................................ 6
1.2.2 Chức năng của các bộ phận ....................................................... 7
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lỗi ................................................. 10
1.3.1 Tầm nhìn .................................................................................. 10
1.3.2 Sứ mệnh ................................................................................... 10
1.3.2 Giá trị cốt lõi ............................................................................ 10
CHƯƠNG 2 DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ACECOOK ................................................................................ 12
2.1 Dự báo nhu cầu theo mùa cho công ty........................................... 12
2.2 Giới hạn kiểm tra ........................................................................... 15

iii
CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
................................................................................................................. 17
3.1 Khái niệm về phương pháp biểu đồ và đồ thị ................................ 17
3.2 Phân tích và tính chi phí sản xuất cho công ty CP Acecook ......... 18
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 23
4.1 Kết luận .......................................................................................... 23
4.2 Kiến nghị ........................................................................................ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 24

iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

--------------

Từ viết tắt Diễn giải

CTCP Công ty cổ phần


SXKD Sản xuất kinh doanh
ISO Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá chất lượng
GMP Good Manufacturing Practices được hiểu là tiêu chuẩn thực
hành sản xuất tốt
SSOP Sanitation Standard Operating Procedures, có nghĩa là Quy
trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh.
BRC British Retailer Consortium-BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về
an toàn thực phẩm do Hiệp hội Anh quốc thiết lập.
ASEAN Association of South East Asian Nations là một tổ chức chính
trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á
DN Doanh nghiệp
NXTB Năng xuất trung bình

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

--------------

Bảng 2.1 Số lượng mì Hảo Hảo bán ra từng quý của năm 2017-2020 ... 12

Bảng 2.2 Chỉ số mùa vụ hàng quý .......................................................... 12

Bảng 2.3 Số liệu đã phi mùa vụ .............................................................. 13

Bảng 2.4 Xác định dự báo theo phương pháp đường khuynh hướng ..... 13

Bảng 2.5 Dữ lệu chỉ số dự báo theo mùa ................................................ 15

Bảng 2.6 Nhu cầu thực tế và nhu cầu dự báo ......................................... 15

Bảng 2.7 Số liệu được dược sử lý ở bảng 2.6 ......................................... 15

Bảng 3.1 Nhu cầu tiêu thụ mì gói 6 tháng đầu năm 2022....................... 17

Bảng 3.2 Số liệu các loại chi phí............................................................. 18

Bảng 3.3 Mức dự trữ của từng tháng ...................................................... 19

Bảng 3.4 Điều chỉnh thời gian lao động ................................................. 20

Bảng 3.5 Thay đổi nhân lực theo mức nhu cầu ...................................... 21

vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

--------------

Hình 1.1 Công Ty Cổ Phần Acecook tại TP Hồ Chí Minh .................... 1

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công Ty Cổ Phần Acecook ............ 6

Hình 1.3 Logo của Công Ty Cổ Phần Acecook ..................................... 10

Hình 2.1 Giới hạn kiểm tra ..................................................................... 16

Hình 3.1 Biểu đồ mức sản xuất bình quân .............................................. 18

Hình 3.2 Biểu đồ mức sản xuất thấp nhất ............................................... 20

Hình 3.3 Biểu đồ mức nhu cầu trung bình từng tháng............................ 21

vii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM
1.1 Sơ lược về công ty
1.1.1 Giới thiệu chung

Hình 1.1 Công Ty Cổ Phần Acecook tại TP Hồ Chí Minh

- Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam


- Xếp hạng VNR500: 118 (B1/2017)
- Mã số thuế: 0300808687
- Giám đốc: Kajiwara Junichi
- Trụ sở chính: Lô II-3, Đường số 11 – KCN Tân Bình – Phường Tây
Thạnh – Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh
- Tel: 028-38154064 / 38150969
- Fax: 028-38154067
- E-mail: acecookvietnam@vnn.vn
- Website:http://acecookvietnam.vn/
- Năm thành lập:15/12/1993
- Vốn điều lệ của công ty ban đầu là: 4.000.000 USD
Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ
năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, CTCP Acecook Việt Nam đã không ngừng
phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt
Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền
có chất lượng và dinh dưỡng cao.

1
Từ khi thành lập đến nay, với tinh thần không ngừng sáng tạo và thử thách
cái mới để tạo ra những sản phẩm mang lại niềm vui cho khách hàng trên nền
tảng “công nghệ Nhật Bản, Hương vị Việt Nam”, Acecook Việt Nam đã xây
dựng nên một thế giới văn hóa ẩm thực với những thực phẩm tiện lợi, chất lượng
thơm ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm và đem đến những trải nghiệm phong
phú cho người tiêu dùng Việt Nam và trên toàn thế giới.
Với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt
Nam mà còn vươn xa ra thế giới, Acecook Việt Nam cam kết trong tương lai sẽ
tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng với chất lượng
cao hơn, ngon hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực phong phú đáp ứng nhu cầu
ẩm thực ngày càng cao của khách hàng và góp phần phát triển ngành thực phẩm
tại Việt Nam.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Theo Acecook Việt Nam, để có những bước thay đổi từ khi thành lập và
chuyển mình để vươn ra thế giới như hôm nay công ty đã trải qua các mốc thời
gian quan trọng sau:
Năm 1993: Ngày 15/12/1993: thành lập công ty Liên Doanh Vifon
Acecook
Năm 1995: Ngày 07/07/1995 bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố
Hồ Chí Minh,
Năm 1996: Thành lập chi nhánh bán hàng tại Cần Thơ để chịu trách nhiệm
bán hàng cho tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bắt đầu tham gia vào
thị trường xuất khẩu Mỹ.
Năm 1999: Lan đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Năm 2000: Ra đời sản phẩm Hảo Hảo: một bước đột phá mới, một thương
hiệu ấn tượng tạo một bước nhảy vọt của công ty trên thị trường mì ăn liền
Đạt danh hiệu hang đầu Việt Nam Chất lượng Cao lần 02.
Đạt huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ Hàng Công Nghiệp Việt
Nam.
Năm 2003: Năm thành công của công ty trên cả 2 lĩnh vực kinh doanh
trong nước, xuất khẩu và quảng bá thương hiệu. Hoàn thiện hệ thống nhà máy
từ Bắc đến Nam, m công thị trường xuất khẩu Úc, Mỹ, Ngã, Đông Âu, Trung
Quốc Đông Nam Á, Châu PHI.
Năm 2004: Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam
và di dời nhà máy về khu công nghiệp Tân Bình.

2
Công ty đã xây dựng hoàn chính và đạt được những chứng chỉ về hệ thống
quản lý chất lượng theo ISO 9001, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ
thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt Acecook Việt
Nam là công ty sản xuất mì ăn liên đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn
thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bản lẻ Châu Âu (IFS).
Là sản phẩm mang tính toàn cầu có mặt ở hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Năm 2006: Chính thức tham gia vào thị trường gạo ăn liền bằng việc xây
dựng nhà máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa & Nay.
Năm 2008: Đổi tên thành Công ty Cổ Phản Acecook Việt Nam xuất hiện
với cái tên độc lập Acecook Việt Nam với 100% vốn đầu tư và dây chuyển sản
xuất Nhật Bản đồng thời có tên trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam vào ngày 18/01/2008 trở thành thành viên chính thức của hiệp hội MAL
thế giới.
Năm 2010: Công ty vinh dự đón nhận Huân Chương Lao Động Hạng Nhất
do Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng. Đây là phần thưởng cao quý
nhất của Nhà Nước dành tặng cho Công ty Acecook Việt Nam với những đóng
góp đáng kể trong lĩnh vực kinh tế và xã hội của công ty suốt 15 năm qua.
Năm 2012: Xếp hạng 81 trong bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Xếp hạng 100 trong bảng xếp hạng V1000 – Top 1000 doanh nghiệp đóng
thuế lớn nhất Việt Nam.
- Giải thưởng Rồng Vàng, Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu.
- Kỷ niệm chương “Vi sự phát triển ngành Công thương”.
- Giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng ASEAN”...
Năm 2015: Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện
thương hiệu mới.
Năm 2018: Hảo Hảo xác nhận kỉ lục Guinness Việt Nam: “Sản phẩm mì
ăn liền lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm (2000-2018)”
Năm 2020: Kỷ niệm 25 năm ngày Acecook Việt Nam bán sản phẩm đầu
tiên.
Acecook Việt Nam hiện sau 25 năm thành lập đã sở hữu được 06 nhà
máy sản xuất, 700 đại lý trai rộng khắp cả nước chiếm 60% thị phần mì ăn liền
trong nước. Khẩu hiệu "Biểu tượng của chất lượng" là tôn chỉ thực hiện chính
sách quản lý nhất quản, triệt để nhằm ngày càng nâng cao chất lượng san phẩm,
bảo vệ môi trưởng và an toàn thực phẩm mà công ty hưởng đến, với phương

3
châm “Học hỏi, cải tiến và phát triển liên tục để trở thành thương hiệu hàng đầu
Việt Nam và thế giới".
1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm
qua
Với sự thành công của thương hiệu mì Hảo Hảo, thường được gọi là gói
mì quốc dân bởi giá thành rẻ, hợp khẩu vị người Việt, đã giúp Acecook Việt
Nam dễ dàng soán ngôi các ông hoàng như Vifon hay Miliket.
Vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, sau gần 30 năm hình thành và phát
triển, Acecook đã thành công đưa gói mì Hảo Hảo đến hơn 47 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới.
Những năm gần đây, Acecook Việt Nam đã mở rộng danh mục sản phẩm
của mình ngoài Hảo Hảo, có thể kể đến như mì Lẩu Thái, Đệ Nhất, Số Đỏ,
Mikochi hay miến Phú Hương, ... phủ sóng các phân khúc từ mì gói, phở, hủ
tiếu, bún tới miến, muối chấm, snack, … Những danh mục sản phẩm này đã
mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ hàng năm cho doanh nghiệp.
Theo số liệu chúng tôi có được, giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu thuần
của Acecook Việt Nam tăng trưởng liên tục, từ 8.413 tỷ đồng (2016) lên 8.878
tỷ đồng (2017) rồi 9.828 tỷ đồng (2018) và cán mốc 10.647 tỷ đồng (2019).
Doanh thu này đều cao gấp nhiều lần các thương hiệu có danh khác như: Thực
phẩm Á Châu (mì Gấu đỏ), Uniben (mì Ba miền), Colusa-Miliket (mì Miliket)
hay Vifon (đối tác cũ)…Nhiều sản phẩm của Acecook Việt Nam được ưa
chuộng tại Việt Nam bởi đặc tính tiện lợi, thơm ngon và dễ chế biến.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Acecook Việt Nam cũng không ngừng gia
tăng với tốc độ rất nhanh, từ 920 tỷ đồng (2016) lên 1.115 tỷ đồng (2017), lên
tiếp 1.382 tỷ đồng (2018) rồi đạt 1.660 tỷ đồng (2019), tính chung 4 năm, lợi
nhuận sau thuế đã tăng tới 80%.
Với lợi nhuận khổng lồ đó, quy mô vốn chủ sở hữu của Acecook “nở” ra
vô cùng nhanh chóng, từ 4.141 tỷ đồng (2016) lên 5.156 tỷ đồng (2017) rồi
6.032 tỷ đồng (2018) trước khi đạt tới 7.096 tỷ đồng (2019). Với vốn chủ sở
hữu lớn như vậy, không ngạc nhiên khi quy mô tài sản của Acecook được bồi
đắp liên tục và phình ra theo thời gian: năm 2016, tổng tài sản mới là 5.366 tỷ
đồng thì tới năm 2019 đã đạt tới 8.402 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 47%.
Tuy nhiên, tính tới năm 2020, thì Acecook Việt Nam chỉ có vốn điều lệ
298 tỷ đồng, trong đó, cổ đông Nhật Bản là Acecook Co., LTD nắm giữ 16,9
triệu cổ phần, bằng 169 tỷ đồng, tương đương 56,64%. Cổ đông Hà Lan là

4
Marubeni Foods Investment Asia Cooperatie FU.A nắm 5,459 triệu cổ phần,
bằng 54,59 tỷ đồng, tương đương 18,296%.
Đang trên đà phát triển, thì mới đây, như Thương hiệu và Công luận đã
thông tin, do nghi chứa thành phần cấm (chất Ethylene Oxide) nên 2 sản phẩm
của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam sản xuất là 77g, hạn sử dụng
24/9/2022) và miến Good (56g, hạn sử dụng 10/11/2022) vừa bị cơ quan An
toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) thu hồi vào ngày 20/8/2021. Ngoài ra, trước đó
(ngày 19/8), Ban Giám sát Sức khoẻ Cộng đồng - Bộ Y tế Malta cũng ra thông
báo sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo hương vị tôm chua cay (trọng lượng: 77g và
hạn sử dụng là ngày 24/9/2022) không được tiêu thụ tại quốc gia này vì có khả
năng chứa Ethylene oxide..
Trước đó, Bộ Công Thương đã đề nghị Công ty cổ phần Acecook Việt
Nam báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu đối với 02 sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good. Đồng
thời, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp rà soát toàn bộ
danh mục sản phẩm do Công ty cổ phần Acecook Việt Nam hiện đang phân
phối trong nước, kiểm tra xác minh làm rõ quy trình sản xuất và xác định các vi
phạm nếu có để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Theo quy định của Luật an
toàn thực phẩm Việt Nam.

5
1.2 Bộ máy tổ chức
1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị


Ban kiểm soát

Ban tổng GĐ công ty

P. Hành chính P. Kế toán P. NC & PTSP P.Marketing

P.Kỹ thuật P. Cơ điện P. Kế hoạch P. XNK

P. Sản xuất P. Kinh doanh

Nhà máy HCM Chi nhánh HCM

Nhà máy Bình Dương Chi nhánh Cần Thơ

Nhà máy Vĩnh Long Văn phòng đại dện Campuchia

Nhà máy Đà Nẵng Chi nhánh Đà Nẵng

Nhà máy Hưng Yên Chi nhánh Hưng Yên

Nhà máy Bắc Ninh Chi nhánh Bắc Ninh

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công Ty Cổ Phần Acecook

6
1.2.2 Chức năng của các bộ phận
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có tham quyền cao nhất của công ty,
bao gồm tấtcả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội cổ đông có quyền quyết
định mọi vấn đề quan trọng của công ty, trong đó có xem xét và phê duyệt các
báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, các phương
án sản xuất kinh doanh, đầu tư và chiến lược phát triển của công ty, sửa đổi và
bổ sung điều lệ, bầu Hội đồng quản trị Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ
chức của công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các
quyền nhân danh công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông
mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có các quyền hạn được quy định
trong Luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty.
Ban tổng giám đốc
Là người đại diện hợp pháp của công ty quyết định tất cả các vấn đề liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng Giám Đốc lãnh đạo chung mọi hoạt động của công ty, ngoài việc
lãnh đạo trực tiếp một số nhiệm vụ, Tổng Giám Đốc còn kiểm tra giám sát các
cấp lãnh đạo khác thông qua Phó Tổng Giám Đốc về các hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Tổng Giám Đốc quản lý công ty theo chế độ một thủ
trưởng theo luật doanh nghiệp và trên cơ sở Điều lệ của công ty. Tổng Giám
Đốc trực tiếp giải quyết mọi vấn đề của công ty. Khi TGĐ có mặt ở công ty (trừ
một số quyền hạn được ủy quyền cho Phó Tổng Giám Đốc giải quyết).
Ban kiểm soát
Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm quản lý, kiểm tra và giám sát Hội
đồng quản trị và ban giám đốc, kiểm tra việc thực hiện toàn bộ quy chế và
kiểmsoát hoạt động tài chính của công ty.
Phòng hành chính
Đảm nhận toàn bộ các việc liên quan đến quy trình, thủ tục hành chính,
quản lý và giám sát công việc của nhân viên trong công ty; và tư vấn pháp lý
cho Ban Giám đốc khi cần. Bảo vệ chính trị nội bộ, đảm nhiệm công tác hành
chính – tổng hợp, văn thư - lưu trữ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, kỷ
luật thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, pháp chế theo quy định
hiện hành.

7
Phòng kế toán
Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng
tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và
sử dụng vốn của Công ty.
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu
chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi
phạm chế độ, qui định của Công ty. Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính
của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết.
Phòng nghiên cứu & phát triển
Đề ra các quy trình, quy phạm quản lý chất lượng cho tất cả các loại sản
phẩm mà công ty đã, đang và sẽ sản xuất. Thực hiện cải tiến quản lý chất lượng
theo HACCP, GMP, SSOP, BRC và hoàn thiện quản lý chất lượng theo ISO
phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty và đòi hỏi của thị trường. Thực hiện
việc giám sát, kiểm tra, đôn đốc các xí nghiệp và tất cả các thành viên trong
công ty thực hiện đúng quy định, quy trình, quy phạm quản lý chất lượng sản
phẩm đã được ban hành. Thực hiện thường xuyên việc cải tiến và nâng cao chất
lượng sản phẩm, từ bao bì, mẫu mã sản phẩm đến chất lượng bên trong sản
phẩm (sáng tạo chế biến sản phẩm mới) đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị
trường.
Phòng marketing
Xây dựng và phát triển thương hiệu, nghiên cứu và dự báo thị trường, triển
khai chương trình phát triển sản phẩm mới, khôn khéo nhắm phân khúc thị
trường và định vị thương hiệu,Phát triển sản phẩm mới,tham mưu cho Ban Giám
đốc về chiến lược Marketing thương hiệu và sản phẩm, xây dựng & tiến hành
chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, xây dựng quan hệ tốt với Báo chí &
Truyền thông .
Phòng kỹ thuật
Xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống và chương
trình hoạt động của máy móc, thiết bị trong các doanh nghiệp. Bộ phận này trực
tiếp điều hành những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và máy móc của
doanh nghiệp nhằm đảm bảo các hoạt động có liên quan đến kỹ thuật công nghệ
diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Đồng thời, nhanh chóng sửa chữa, khắc phục các lỗi
có liên quan đến công nghệ, máy móc, tiến hành bảo dưỡng theo quy định, đảm
bảo hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ làm việc suôn sẻ, không để xảy ra
tình trạng gián đoạn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

8
Phòng cơ điện
Quản lý vận hành hệ thống điện, điện lạnh, nước một cách khoa học, đáp
ứng đủ cho yêu cầu SXKD, đảm bảo an toàn tiết kiệm. Thường xuyên cải tiến
kỹ thuật tìm mọi biện pháp giảm chi phí điện, nước, hao hụt nhiên liệu, tổ chức
khoán điện nước đến tổ, nhóm, phân xưởng, xí nghiệp, công nhân đảm bảo thực
hành tiết kiệm chống lãng phí.
Phòng kế hoạch
Quản lý toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty; quản lý kỹ
thuật trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản các công trình hạ tầng đô thị.
Tham mưu cho HĐQT, Ban Tổng giám đốc trong công tác xây dựng kế
hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh công tác thống kê tổng hợp tình hình sản
xuất kinh doanh, điều phối sản xuất kinh doanh, quản lý, thanh quyết toán hợp
đồng kinh tế; công tác đấu thầu.
Phòng xuất nhập khẩu
Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động của
chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp có phát sinh các hoạt động kinh doanh
mua bán trên phạm vi quốc tế. Đảm bảo tài sản của công ty được sử dụng hiệu
quả, đồng thời vận dụng lợi thế của công nghệ logistics để tối ưu hóa hiệu quả
quá trình vận chuyển hàng hóa.
Phòng sản xuất
Phòng sản xuất là nơi sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực của doanh
nghiệp. Thông thường, nó sẽ được thực hiện tại các khu nhà máy, khu xưởng
trong doanh nghiệp. Công việc của phòng sản xuất rất quan trọng, chúng bao
gồm nhiều bộ phận có nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, quản
lý sản xuất sẽ người chịu trách nhiệm giám sát, điều phối và đảm bảo sản xuất
kịp tiến độ để bàn giao cho khách hàng.
Phòng Kinh Doanh
Chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến
việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường; tư vấn về việc nghiên
cứu và phát triển sản phẩm; mở rộng thị trường; xây dựng mối quan hệ với
khách hàng.

9
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lỗi
1.3.1 Tầm nhìn
“Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ
năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”.
1.3.2 Sứ mệnh
“Cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao mang đến Sức khỏe – An
toàn – An tâm cho khách hàng”.
Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là
chất lượng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và
khoa học về sản phẩm mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng.
Những năm gần đây, Acecook Việt Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe,
vừa để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản
phẩm mì ăn liền.
1.3.2 Giá trị cốt lõi

Hình 1.3 Logo của Công Ty Cổ Phần Acecook


Đây vừa là slogan vừa là giá trị của công ty Acecook, điều này được thể
hiện cụ thể bằng 3 chữ Happy như sau:
 Happy Customers
- Acecook Việt Nam sẽ luôn nỗ lực để làm cho khách hàng, những người
sử dụng sản phẩm của Acecook cảm thấy hạnh phúc.
- Do đó, công ty sẽ luôn sản xuất và cung cấp những sản phẩm thật ngon,
thật chất lượng, an toàn – an tâm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cụ thể, cần thực hiện triệt để 3 mục tiêu như sau:
 Đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu an toàn.
 Sử dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến của Nhật Bản, máy móc thiết bị đảm
bảo chất lượng và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất.
 Theo dõi quy trình phân phối, bản quản sản phẩm trên thị trường, yêu
cầu không để ảnh hưởng xấu đến chất lượng.
 Happy Employees

10
- Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho cán bộ công nhân viên
Acecook và gia đình của họ cảm thấy hạnh phúc.
- Do đó, công ty sẽ luôn cố gắng tạo ra chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm
việc tốt, quan tâm đến công việc và đời sống của cán bộ công nhân viên.
 Happy Society
- Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho toàn xã hội cảm thấy hạnh
phúc.
- Công ty luôn đóng góp vào sự phát triển ngành mì ăn liền nói riêng và
của nền kinh tế Việt Nam nói chung, hỗ trợ các nhà cung cấp cải thiện chất
lượng. Bên cạnh đó, công ty tích cực tài trợ và tổ chức các hoạt động từ thiện,
hoạt động vì môi trường nhằm cống hiến cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt
đẹp hơn.

11
CHƯƠNG 2
DỰ BÁO NHU CẦU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ACECOOK
2.1 Dự báo nhu cầu theo mùa cho công ty
Mì ăn liền là mặt hàng nhu cầu của chúng biến động theo mùa vụ do nhiều
lý do như điều kiện thời tiết, địa lý hoặc do tập quán của người tiêu dùng khác
nhau.... Vì vậy, cần thiết dự báo nhu cầu của chúng biến đổi theo mùa vụ.
Nhu cầu dự báo theo mùa thường qua 4 bước sau:
Bước 1: Xác định chỉ số mùa vụ Ii cho các thời kỳ.
Bước 2: Hóa giải tính chất mùa vụ bằng cách chia giá trị của từng thời kỳ
cho chỉ số mùa vụ của thời kỳ đó.
Bước 3: Tính số dự báo Yc theo phương pháp đường khuynh hướng dựa
vào dãy số liệu đã phi mùa vụ.
Bước 4: Xác định số dự báo theo khuynh hướng có tính đến biến động
mùa vụ (Yv ) theo công thức sau: Yv = Ii * Yc
 Công ty CP Acecook có thống kê số lượng tiêu thụ mì Hảo Hảo trong
các quý của năm 2017, 2018, 2019 và 2020 như bảng dưới đây. Xác định chỉ số
mùa vụ cho các quý và dự báo nhu cầu của các quý trong năm 2021 và 2 quý
đầu năm 2022.
Bảng 2.1 Số lượng mì Hảo Hảo bán ra từng quý của năm 2017-2020
Số lượng bán hàng quý ( Tỉ gói)

Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

2017 0,572 0,594 0,608 0,617

2018 0,468 0,474 0,479 0,481

2019 0,486 0,493 0,499 0,507

2020 0,603 0,616 0.622 0,636

 Xác định chỉ số phi mùa vụ


Bảng 2.2 Chỉ số mùa vụ hàng quý
Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm

2017 0,572 0,594 0,608 0,617 2,391

12
2018 0,468 0,474 0,479 0,481 1,902

2019 0,486 0,493 0,499 0,507 1,985

2020 0,603 0,616 0.622 0,636 2,477

Tổng 2,129 2,177 2,208 2,241 8,755

Trung bình quý 0,532 0,544 0,552 0,560 0,547

Chỉ số mùa vụ 0.973 0.995 1.009 1.024 -

 Hóa giải tính chất mùa vụ của dãy số liệu ta có bảng sau:
Bảng 2.3 Số liệu đã phi mùa vụ
Năm Số liệu đã phi mùa vụ
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
2017 0,588 0,597 0,603 0,603

2018 0,481 0,477 0,475 0,47

2019 0,499 0,496 0,495 0,495

2020 0,62 0,619 0,617 0,621

 Xác định số dự báo Yc theo phương pháp đường khuynh hướng dựa
vào dãy số liệu đã phi mùa vụ
Bảng 2.4 Xác định dự báo theo phương pháp đường khuynh hướng
Năm Quý X Y X2 XY
1 1 0,588 1 0.588
2017 2 2 0,597 4 1.194
3 3 0,603 9 1.809

4 4 0,603 16 2.412
1 5 0,481 25 2.405
2018 2 6 0,477 36 2.862

3 7 0,475 49 3.325

13
4 8 0,47 64 3.76
1 9 0,499 81 4.5
2019 2 10 0,496 100 4.96
3 11 0,495 121 5.445
4 12 0,495 144 5.94

1 13 0,62 169 8.06


2020 2 14 0,619 196 8.666
3 15 0,617 225 9.255
4 16 0,621 256 9.936

Cộng 136 8,755 1496 75.108

Ta có
∑ X 136 ∑ Y 8,755
̅=
X = = 8,5 ̅=
Y = = 0,547
n 16 n 16

∑ 𝑋𝑌 − 𝑛𝑋̅ 𝑌̅ 75,108 − 16 × 8,5 × 0,547


a= = = 0,0021
∑ 𝑋 2 − 𝑛(𝑋̅ )2 1496 − 16 × (8,5)2

b = 𝑌̅ − 𝑎𝑋̅ = 0,547 − 0,0021 × 8,5 = 0,529


Vậy ta có phương trình đường xu hướng: Y=0,0021X + 0,529. Dựa vào
phương trình này ta dự báo phi mùa vụ cho 6 quý tới của năm 2021 và 6 tháng
đầu năm 2022.
Quý 1: Yc1 = 0,0021× 17 + 0,529 =0,565 (tỉ gói)
Quý 2: Yc2 = 0,0021× 18 + 0,529 =0,567 (tỉ gói)
Quý 2: Yc3 = 0,0021× 19 + 0,529=0,569 (tỉ gói)
Quý 2: Yc4 = 0,0021× 20 + 0,529=0,571 (tỉ gói)
Quý 2: Yc5 = 0,0021× 21 + 0,529=0,573 (tỉ gói)
Quý 2: Yc6 = 0,0021× 22 + 0,529=0,575 (tỉ gói)

14
 Xác định số dự báo theo khuynh hướng có tính đến biến động mùa
vụ (Yv) cho các quý năm 2021.
Bảng 2.5 Dữ lệu chỉ số dự báo theo mùa
Năm Quý Chỉ số mùa vụ Dự báo phi mùa v Dự báo theo mùa vụ
(Ii) (Yc) (Yv)

2021 1 0.973 0,565 0,55

2 0,995 0,567 0,564

3 1,009 0,569 0,574

4 1,024 0,571 0,585

2022 1 0.973 0,573 0,556

2 0.995 0,575 0,572

2.2 Giới hạn kiểm tra


Giới hạn kiểm tra là phạm vi mà một phương pháp dự báo có thể chấp
nhận được. Nó bao gồm giới hạn trên và giới hạn dưới. Khi tín hiệu theo dõi
vượt ra khỏi phạm vi giới hạn trên hoặc dưới thì cần phải xem xét lại phương
pháp dự báo.
VD Công ty Acecook có nhu cầu thực 6 quý từ năm 2021-6 tháng đầu
2022 là các dữ liệu sau (đơn vị: triêu gói) . Sử dụng giới hạn kiểm tra để kiểm
định phương pháp dự báo theo mùa ở bảng 2.5 với phạm vi chấp nhận là khoảng
[+4; -4].
Bảng 2.6 Nhu cầu thực tế và nhu cầu dự báo
Quý 1 2 3 4 5 6

Nhu cầu thực tế 564 569 578 583 573 581


Nhu cầu dự báo 550 564 574 585 556 572

Bảng 2.7 Số liệu được dược sử lý ở bảng 2.6


Quý 1 2 3 4 5 6

Nhu cầu thực tế (Ai) 564 9 578 0,583 573 581

Nhu cầu dự báo (Fi) 550 4 574 585 556 572

15
(Ai-Fi) 14 5 4 -2 17 9

RSFE lũy kế 14 19 23 21 38 47

|Ai-Fi| 14 5 4 2 17 9

|Ai-Fi| lũy kế 14 19 23 25 42 51

MAD 14 9.5 7.667 6.25 8.4 8.5

TS 1 2 3 3.36 4.524 5.529

TS

Giới hạn dưới

Hình 2.1 Giới hạn kiểm tra

Ta thấy với ví dụ trên thì tín hiệu theo giỏi đã vượt qua phạm vi chấp
nhận là khoảng [+4; -4]. Cần phải xem xét lại phương pháp dự báo theo
mùa vụ.

16
CHƯƠNG 3
HOẠCH ĐỊNH VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
3.1 Khái niệm về phương pháp biểu đồ và đồ thị
Phương pháp biểu đồ và đồ thị là biểu diễn các mức nhu cầu của các thời
kỳ lên đồ thị, thông qua đồ thị và kết hợp với khả năng sản xuất của DN nhằm
phát hiện các chiến lược. Khi lâp kế hoạch theo phương pháp này chúng ta nên
thực hiện qua 5 bước sau:
1. Quyết định cầu trong từng giai đoạn
2. Quyết định khả năng nào là ổn định, thời gian phụ trội và hợp đồng phụ
ở mỗi giai đoạn
3. Tính toán chi phí lao động, thuê mướn sa thải và chi phí dự trữ sản phẩm
4. Xem xét chính sách công ty đối với mức dự trữ tồn kho và công nhân
5. Phát triển các kế hoạch thay đổi và xác định chi phí của chúng
 Công ty Cp Acecook đã dự đoán sản phẩm chủ yếu của mình qua bảng
sau. Nhu cầu từng ngày được ước tính bằng cách chia số cầu mong đợi cho số
ngày trong mỗi tháng.
Bảng 3.1 Nhu cầu tiêu thụ mì gói 6 tháng đầu năm 2022
Tháng Cầu mong đợi Số ngày sản xuất Cầu từng ngày

(gói mì) hàng tháng

1 470.400.000 22 21.381.818

2 471.600.000 19 24.821.053

3 472.200.000 21 22.723.809

4 478.500.000 21 22.785.714

5 486.700.000 22 22.122.727

6 492.000.000 21 23.428.571

Tổng 2.871.400.000 126 -

17
Bảng 3.2 Số liệu các loại chi phí

Các loại chi phí Giá cả


Chi phí quản lí hàng lưu kho 0,001USD/gói/tháng
Mức trả lương trung bình 35USD/giờ (280USD/ngày)
Chi phí làm ngoài giờ 42USD/giờ
Chi phí tăng thêm lao động 300USD/người
Chi phí giảm bớt lao động 600USD/người
Chi phí thiếu hụt hàng hoá 0,0012/gói
Số giờ để sản xuất 1 gói mì 0,00003giờ/gói/người hay 266667
gói/ngày/người
3.2 Phân tích và tính chi phí sản xuất cho công ty CP Acecook
 Chiến lược thay đổi mức dự trữ
Doanh nghiệp dự trữ trong giai đoạn có nhu cầu thấp nhất để cung cấp khi
nhu cầu cao.
2871400000126
Mức sản xuất = = 22788889 gói/ngày
126
22788889
Số công nhân = = 86 CN
266667

30,000,000
Mức sản xuất
bình quân
24,821,053
25,000,000 23,428,571
22,485,714 22,785,714 22,122,727
21,381,818
20,000,000

15,000,000

10,000,000

5,000,000

1 2 3 4 5 6 Tháng
Hình 3.1 Biểu đồ mức sản xuất bình quân

18
Bảng 3.3 Mức dự trữ của từng tháng

Tháng Dự báo nhu Số Sản xuất ở Thay đổi Tồn kho Thiếu hụt
cầu ngày mức tồn kho cuối kỳ (gói)
sản 22788889
(gói) (gói) (gói)
xuất gói/ngày

1 470.400.000 22 501.355.556 30.955.556 30.955.556 -

2 471.600.000 19 432.988.889 -38.611.111 -7.655.556 7.655.556

3 472.200.000 21 478.566.667 6.366.667 -1.288.889 1.288.889

4 478.500.000 21 478.566.668 66.668 -1.222.222 1.222.222

5 486.700.000 22 501.355.556 14.655.556 13.433.333 -

6 492.000.000 21 478.566.667 -13.433.333 0 0

Tổng 2.871.400.000 126 - - 34.222.222 10.166.667

Chi phí trả lương lao động chính thức:


86 người × 126 ngày × 280USD/ngày = 3.034.080 USD
Chi phí quản lý lưu kho:
34.222.222 gói × 0,001 USD/gói/tháng = 34222,222 USD
Chi phí thiếu hụt hàng hóa:
10.166.667 gói × 0,0012 USD/gói = 12200 USD
 Tồng chi phí: 3.034.080 + 34222,222 + 12200 = 3.080.502,222 USD
 Chiến lược điều chỉnh thời gian lao động
Acecook sẽ duy trì lao động ổn định tương ứng với mức nhu cầu theo ngày
thấp nhất. Những ngày có nhu cầu cao hơn doanh nghiệp sẽ cho làm thêm giờ
và ngược lại sẽ cho công nhân nghỉ.
Ta có
Mức cầu theo ngày thấp nhất là tháng 1: 21.381.818 gói
21.381.818
 = 81 công nhân
266667
Doanh nghiệp sẽ cho 5 công nhân nghĩ khả năng sản xuất 1 ngày của DN
là: 81× 266667 = 21.600.027 (gói)

19
30,000,000 Mức sản xuất thấp nhất

24,821,053
25,000,000 23,428,571
22,485,714 22,785,714
22,122,727
21,381,818

20,000,000

15,000,000

10,000,000

5,000,000

1 2 3 4 5 6 Tháng
Hình 3.2 Biểu đồ mức sản xuất thấp nhất

Bảng 3.4 Điều chỉnh thời gian lao động

Tháng Nhu cầu dự Số ngày Nhu cầu Khả năng Làm thêm
báo sản TB/ngày sản xuất giờ
xuất
1 470.400.000 22 21.381.818 475200594 -
2 471.600.000 19 24.821.053 410400513 61199487
3 472.200.000 21 22.723.809 453600567 18599433
4 478.500.000 21 22.785.714 453600567 24899433
5 486.700.000 22 22.122.727 475200594 11499406
6 492.000.000 21 23.428.571 453600567 38399433
Tổng 2.871.400.000 126 154597192
Chi phí trả lương lao động chính thức:
81 công nhân × 126 ngày × 280 USD/ngày = 2.857.680 USD
Chi phí giảm công nhân: 5 công nhân × 600 USD =3000 USD
Chi phí làm thêm giờ:
154597192 gói × 0,00003 giờ/gói × 42 USD= 194792,5 USD
 Tổng chi phí: 2857680+3000+194792,5 = 3.055.472,5 USD
 Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức nhu cầu

20
Là chiến lược cho phép thay đổi lực lượng lao động bằng cách thuê thêm
hoặc sa thải công nhân tương ứng với mức nhu cầu cụ thể
Đầu tiên lả xác định lượng sản xuất trung bình 1 công nhân/ngày và số
lượng công nhân hiện có của DN tại thời kỳ đầu lập kế hoạch.
NXTB/ngày của 1 công nhân: 266667 gói
NXTB/ngày của doanh nghiệp: 22788889 gói
22788889
 = 86 công nhân
266667

Mức sản xuất trung


30,000,000 bình của tháng

24,821,053
25,000,000 23,428,571
22,485,714 22,785,714 22,122,727
21,381,818
20,000,000

15,000,000

10,000,000

5,000,000

1 2 3 4 5 6 Tháng
Hình 3.3 Biểu đồ mức nhu cầu trung bình từng tháng

Bảng 3.5 Thay đổi nhân lực theo mức nhu cầu

Tháng Nhu cầu dự Số ngày Lượng sản Số công Thuê Cho


báo sản xuất xuất của 1 nhân thêm nghỉ
CN/tháng

1 470.400.000 22 5866674 81 5 -

2 471.600.000 19 5066673 93 7 -

3 472.200.000 21 5600007 85 - 8

21
4 478.500.000 21 5600007 86 1 -

5 486.700.000 22 5866674 83 - 3

6 492.000.000 21 5600007 88 5 -

Tổng 2.871.400.000 126 18 11

Chi phí tiền lương công nhân :


280USD×(22×81+19×93+21×85+21×86+22×83+21×88)=3.027.920 USD
Chi phí tăng thêm công nhân:
18 CN × 300 USD = 5400 USD
Chi phí giảm công nhân:
11 CN × 600 USD = 6600 USD
 Tổng chi phí: 3.027.920 + 5400 + 6600 = 3039920 USD
 Ta thấy ở 3 chiến lược thì chiến lược thay đổi nhân lực theo mức nhu cầu
có tổng chi phí nhỏ nhất , công ty nên sử dụng chiến lược này nhằm giảm chi
phí sản xuất tăng lợi nhuận.

22
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Acecook cần đưa ra các dự báo và các chiến lược thích hợp hơn để bảo
đảm các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng về số lượng,
chất lượng, chủng loại,…Bảo đảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể
là lợi thế về giá, chất lượng, tốc độ cung ứng và đa dạng hóa sản phẩm,…Bảo
đảm tính linh hoạt, hiệu quả trong qui trình sản xuất các sản phẩm, xây dựng
mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung ứng, hạn chế tối đa thời gian và chi
phí cho quá trình sản xuất.
Tuy đã rất cố gắng tìm hiểu những chỉ tiêu kế hoạch của công ty, kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng chắc chắn trong bài còn có
nhiều thiếu sót và còn nhiều vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu
thêm. Do hạn chế về thời gian, tài liệu nghiên cứu và khả năng của bản thân nên
đề tài không tránh khỏi những sai sót trong qúa trình làm đề tài của mình. Bản
thân là người tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, em thật sự mong muốn nhận được
sự góp ý từ các thấy cô giáo đề tài của em ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
4.2 Kiến nghị
Acecook cần phải cải thiện hệ thống dự báo nhu cầu sản xuất để đạt được
mục tiêu doanh thu đã đặt ra.
Dự báo dựa vào xu hướng mua hàng trong quá khứ: bao gồm xu hướng,
các sản phẩm tương tự và yếu tố xu hướng kinh tế vĩ mô và vi mô..
Dự báo từ nhà cung cấp, hiểu rõ được xu hướng từ các nhà cung cấp để
thích ứng với mọi hoàn cảnh một cách linh hoạt.
Thay đổi theo mùa: lượng hàng bán ra sẽ nhiều hơn vào một vài thời điểm
nhất định trong năm, vì vậy nhà sản xuất cần những thông tin này để đưa ra kế
hoạch sản xuất thích hợp.
Hơn nữa, những yếu tố khác như vòng đời vật liệu thỏ cũng nên được bao
gồm khi phân tích.
Tái kiểm tra và tái xác định những hạn chế của chu trình sản xuất, chẳng
hạn như giới hạn dung lượng kho bãi để cân nhắc xem số lượng sản xuất bao
nhiêu là thích hợp nhất.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ThS.Nguyễn Thị Hường vả cộng sự (2020), Tập bài giảng Quản trị
sản xuất, Trường Đại học Kiên Giang.
[2] Nguyễn Thị Hợp (2015). Báo cáo thực tập ngành công ty cổ phần Vina
Acecook Việt Nam, Khoa quản trị kinh doanh, Trường Đại học Thủy Lợi.
[3] Acecook Việt Nam (2020), Thông tin công ty – Acecook Việt Nam, từ
<https://acecookvietnam.vn/lich-su-hinh-thanh/>.

24

You might also like