You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM ÁO
KHOÁC ZIP NHUNG MỊN TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY
TNHH UBI VINA 3

Huỳnh Thị Thanh Loan - 2125106010364


Đỗ Thị Luyến - 2125106010145
Trần Thị Thúy Ngân - 2125106010208

Bình Dương, tháng 09 năm 2023


I
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN


PHẨM ÁO KHOÁC ZIP NHUNG MỊN TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP CHO CÔNG TY TNHH UBI VINA 3

Tên thành viên:

Huỳnh Thị Thanh Loan - 2125106010364


Đỗ Thị Luyến - 2125106010145
Trần Thị Thúy Ngân - 2125106010208

Bình Dương, tháng 09 năm 2023

II
KHOA KINH TẾ
CTĐT QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN
Tên học phần: Quản lý chất lượng
Mã học phần: QLCN021
Lớp/Nhóm môn học: KITE.CQ.02
Học kỳ : Một Năm học: 2023-2024
Họ tên sinh viên:
Đề tài: Nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm áo khoác zip nhung mịn tại
Công ty TNHH UBI VINA 3
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối Điểm đánh giá
đa Cán bộ Cán bộ Điểm
chấm 1 chấm 2 thống
nhất
1 Phần mở đầu 0.5 đ ….

2 Chương 1 cơ sở lý thuyết 1.5 đ

3 Chương 2 mục 2.1 thưc trạng 2.0đ

4 Chương 2 mục 2.2 Uu, khuyết điểm 1.5đ

5 Chương 3 Đề xuất giải pháp 1.5 đ

6 Kết luận + TLTK 1.0đ

7 Hình thức trình bày 1.0đ

8 Chỉnh sửa đề cương – Thuyết minh 1.0đ

Điểm tổng cộng 10

Thủ Dầu Một, ngày 28 tháng 09 năm 2023


Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

Nguyễn Vương Băng Tâm

III
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý
thầy cô Trường Đại Học Thủ Dầu Một, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế đã hết
mình truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt những năm tháng học tập
tại trường.
Đặc biệt, em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô Nguyễn Vương Băng Tâm đã
tận tình giúp đỡ, chia sẻ và truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu để em hoàn thành
tốt bài tiểu luận này.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến
thức đã học và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này. do sự hiểu
biết của chúng em còn nhiều hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được những lời góp ý của quý thầy cô để bài tiểu luận ngày càng hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

IV
MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu....................................................................................................VII

Danh mục hình ảnh, sơ đồ ................................................................................VIII

A. PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1


1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu ........................................................... 2
5. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2
6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................... 2
B. PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................3
1.1 Quản lý chất lượng ở công đoạn may.................................................................. 3
1.2 Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm ngành may mặc. .......................... 3
1.3 Lưu đồ ............................................................................................................... 4
1.4 Biểu đồ Pareto ................................................................................................... 4
1.5 Sơ đồ nhân quả .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
TNHH UBI VINA 3 ..........................................................................................................6
2.1 Giới thiệu về công ty ............................................................................................ 6
2.1.1 Thị trường Công ty hướng đến ........................................................................ 8
2.1.2 Mặt hàng kinh doanh của Công ty ................................................................... 8
2.1.3 Giá cả sản phẩm ............................................................................................. 9
2.1.4 Tiêu chí đánh giá sản phẩm ............................................................................ 9
2.2 Thực trạng trong quy trình quản lý chất lượng sản phẩm ....................................... 9
2.2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm ........................................................................... 9
2.2.2 Sản phẩm lỗi ................................................................................................ 10
2.2.3 Nguyên nhân gây lỗi và giải pháp ................................................................. 12
2.2.4 Ưu điểm, nhược điểm quy trình sản xuất ....................................................... 15

V
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH UBI VINA 3 .................................................................17
3.1. Đào tạo nâng cao chất lượng tay nghề công nhân................................................ 17
3.2. Công tác kiểm tra, đánh giá quản lý sản xuất ...................................................... 18
3.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 19
3.3.1. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm .......................................................... 19
3.3.2. Có sự đầu tư vào máy móc thiết bị ngành may mặc. ...................................... 20
C. KẾT LUẬN .................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................22

VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng một số lỗi thường gặp trong quy trình may mặc ...........................10
Bảng 2.2: Bảng phân tích số liệu Pareto .................................................................11

VII
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Công ty TNHH UBI VINA 3 .......................................................................6
Hình 2.2. Logo tập đoàn UBASE .................................................................................6
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH UBI VINA 3 ..............................7
Hình 2.4. Áo khoác zip nhung mịn ..............................................................................8
Hình 2.5: Lưu đồ quy trình sản xuất áo khoác zip nhung mịn ....................................10
Hình 2.5. Biểu đồ Pareto ..............................................................................................11
Hình 2.6. Biểu đồ nhân quả của lỗi may lai áo .............................................................12
Hình 2.7. Biểu đồ nhân quả của lỗi Diễu dây áo ...........................................................13
Hình 2.8. Biểu đồ nhân quả của lỗi may lót túi nhỏ ........................................................14
Hình 2.8. Biểu đồ nhân quả của lỗi may tra cổ...........................................................15

VIII
1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh
nghiệp trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Đối với ngành may mặc, chất
lượng sản phẩm áo khoác nói chung, áo khoác zip nhung mịn nói riêng là một trong
những yếu tố quan trọng nhất, bởi sản phẩm áo khoác là sản phẩm thời trang, mang tính
thẩm mỹ cao, đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng như độ bền, độ thấm hút
mồ hôi, độ giữ ấm, ...
Về mặt thực tiễn, hiện nay Công ty TNHH UBI VINA 3 đang là một trong những
doanh nghiệp may mặc hàng đầu tại Việt Nam. Công ty đã và đang sản xuất và kinh
doanh đa dạng các sản phẩm may mặc, trong đó có áo khoác zip nhung mịn. Tuy nhiên,
trong quá trình sản xuất và kinh doanh, công ty vẫn còn gặp phải một số vấn đề về chất
lượng sản phẩm áo khoác zip nhung. Áo khoác zip là một sản phẩm thuộc phân khúc
cao cấp của Công ty nên có nhiều công đoạn đòi hỏi sự kỹ lưỡng và giảm thiểu tối đa
lỗi sai về sản phẩm do nguyên vật liệu là loại vải nhung mịn đặc biệt không bông xù có
giá thành cao. Ngoài ra còn là mặt hàng xuất khẩu sang các nước Châu Âu cụ thể như
Mỹ, Anh, … và làm nổi bật lên chất lượng sản phẩm được may từ Việt Nam, khâu kiểm
duyệt cũng rất sát sao. Đồng thời chất lượng máy móc vẫn chưa được đảm bảo, nhiều
máy may đã đi vào quá trình cần bảo trì. Nhân công chủ yếu hiện tại chiếm phần lớn là
những công nhân mới có khá ít kinh nghiệm, trong một chuyền may thì số lượng lỗi ở
một công đoạn giữa chiếm phần trăm cao hơn so với phần cắt rập và hoàn thiện sản
phẩm.
Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã nhìn nhận ra những lỗi sai xót trong quá
trình hoàn thiện sản phẩm và muốn đề xuất ra những biện pháp nhằm cải thiện chất
lượng sản phẩm áo khoác zip nhung mịn và chất lượng nhân công, giúp cho thị trường
may Việt Nam tiếp cận nhiều hơn tới các nước khác, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu từ
Việt Nam.
Từ những lý do trên, có thể thấy đề tài “Nghiên cứu thực trạng quy trình sản xuất
sản phẩm áo khoác zip nhung mịn từ đó đề xuất một số giải pháp cho Công ty TNHH
UBI VINA 3” là một đề tài có tính cấp thiết và khoa học, là một cơ sở quan trọng để
2

doanh nghiệp đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng quy trình sản xuất sản phẩm áo khoác zip nhung mịn
tại Công ty TNHH UBI VINA 3, từ đó đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao quy
trình quản lý chất lượng sản phẩm đồng thời hạn chế tối đa lỗi sản phẩm không cần thiết
trong quá trình sản xuất của những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình sản xuất
sản phẩm áo khoác zip nhung mịn từ đó đề xuất một số giải pháp cho Công ty TNHH
UBI VINA 3
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Công ty TNHH UBI VINA 3 tại Khu phố Hòa Lân 2, Phường Thuận
Giao, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam
Về thời gian: Ngày thu thập dữ liệu tại Công ty 15/9/2023
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định tính thu thập dữ liệu bằng cách liên hệ và phỏng
vấn trực tiếp anh chị nhân viên trong Công ty về quy trình may áo, tiêu chí đánh giá và
số liệu sản phẩm lỗi. Từ những số liệu và thông tin nhận được nhóm đã thảo luận và
cùng nghiên cứu đề tài.
5. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung và phát triển lý luận về công tác
quản lý chất lượng sản phẩm áo khoác zip. Đồng thời, đề tài cũng sẽ cung cấp cho các
doanh nghiệp may mặc những thông tin hữu ích về công tác quản lý chất lượng sản
phẩm.
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên liên quan đến nội dung nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH UBI VINA 3
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH
UBI VINA 3.
3

B. PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Quản lý chất lượng ở công đoạn may
Để có thành phẩm là những chiếc áo xinh đẹp đưa đến tay người đặt hàng thì công
đoạn may chính là bước quyết định là nơi có ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng sản
phẩm của cả quá trình sản xuất. Vì thế mà ở công đoạn này đòi hỏi cần phải được kiểm
tra tỉ mỉ, chặt chẽ theo từng bước nhất định và đảm bảo sẽ không bỏ sót một công việc
nào. Hiện nay hầu hết các xí nghiệp ngành may mặc ở Việt Nam gần như đều rất chú
trọng đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tại công đoạn may, có một số điểm chung
giữa các Công ty xí nghiệp như:
Nhân viên kiểm hóa là người được phân công phụ trách kiểm tra ngay từng bước
may và kiểm tra cả thành phẩm của công nhân qua các công đoạn xem áo có hư hại gì
không hay đã đúng yêu cầu chưa hoặc quy cách đường may, mật độ mũi chỉ, vị trí gắn
nhãn, khóa kéo, ... có đúng kỹ thuật không. Mặc dù việc kiểm tra như thế này sẽ tốn
nhiều thời gian nhưng đảm bảo chất lượng từng công đoạn để tránh cần tái chế nhiều.
Trong quy trình kiểm soát chặt chẽ, công nhân sẽ đích thân kiểm tra sản phẩm của
mình làm ra sau đó sẽ chuyển tiếp cho nhân viên kiểm tra thành quả áo.
Nhân viên kiểm tra chất lượng tại bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm chỉ kiểm
tra thành phẩm theo phương pháp xác suất bắt đầu với 20-30% trước khi chuyển sang
công đoạn hoàn tất sản phẩm và đóng gói.
1.2 Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm ngành may mặc.
Đối với ngành may mặc chất lượng sản phẩm được xem là yếu tố quan trọng nhất
trong việc củng cố uy tín cho Công ty đồng thời tạo niềm tin cho khách hàng. Do đó,
mỗi Công ty thường sẽ có một hệ thống quản lý và kiểm tra quá trình sản xuất chặt chẽ
dưới sự lãnh đạo của giám đốc và người có chuyên môn. Tùy theo yêu cầu của từng mặt
hàng bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm sẽ có những phương pháp kiểm tra khác nhau
có thể trực tiếp kiểm tra toàn bộ mặt hàng hoặc gián tiếp kiểm tra ngẫu nhiên từng áo đã
hoàn thiện. Những người thuộc bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm thường phải là
những người có trình độ chuyên môn và sự hiểu biết nhất định đối với ngành may cũng
4

như quy trình sản xuất và cách kiểm tra chất lượng một sản phẩm đã được may hoàn
chỉnh.
Công tác tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm tại các Công ty thường được quy
định theo các nguyên tắc, các văn bản của ngành. Tùy theo tình hình cụ thể ở mỗi công
ty, xí nghiệp, lại có những quy định riêng phù hợp đặc thù của doanh nghiệp đó.
1.3 Lưu đồ1
Lưu đồ là một công cụ sử dụng hình ảnh hoặc ký hiệu kỹ thuật để mô tả một quy
trình... Giúp điều tra các cơ hội cải tiến bằng cách hiểu chi tiết hơn về cách thức hoạt
động của một quy trình. Bằng cách xem xét mối liên hệ giữa từng bước trong quy trình
với các bước khác nhau, bằng cách nào đó người ta có thể khám phá ra nguồn gốc của
vấn đề. Lưu đồ có thể được áp dụng cho tất cả các khía cạnh của bất kỳ quy trình nào,
từ việc tiếp nhận nguyên liệu thô đến các bước cơ bản và sửa chữa sản phẩm.
Tác dụng:
- Mô tả quá trình hiện tại. Giúp người tham gia hiểu được quy trình. Xác định
các nhiệm vụ yêu cầu thay đổi để cải thiện quy trình.
- Thông tin giúp cải thiện từng bước của quy trình.
- Thiết kế quy trình mới
1.4 Biểu đồ Pareto2
Biểu đồ Pareto là một công cụ hữu hiệu giúp lựa chọn đúng vấn đề ưu tiên và tập
trung sự chú ý. Biểu đồ Pareto là biểu đồ cột được sắp xếp từ trên xuống dưới. Mỗi cột
là một cá nhân và chiều cao của mỗi cột thể hiện sự đóng góp tương đối của mỗi cá nhân
vào kết quả chung.
Tác dụng
- Xác định vấn đề quan trọng của từng vấn đề
- Lựa chọn vấn đề cần giải quyết trước.
- Xem kết quả các hoạt động cải tiến chất lượng sau khi thực hiện

1
Nguyễn Văn Hương (2019). Tài hiệu học tập quản trị chất lượng. NXB Đại học Kinh tế kỹ thuật – Công nghệ.
Hà Nội. Trang 182
2
Nguyễn Văn Hương (2019). Tài hiệu học tập quản trị chất lượng. NXB Đại học Kinh tế kỹ thuật – Công nghệ.
Hà Nội. Trang 166
5

1.5 Sơ đồ nhân quả3


Sơ đồ nhân quả được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như sơ đồ
Ishikawa hay sơ đồ xương cá. Sơ đồ nhân quả thể hiện mối quan hệ giữa đặc tính chất
lượng (tác động) và các yếu tố ảnh hưởng (nguyên nhân). Đặc điểm của biểu đồ này là
giúp chúng ta liệt kê và phân loại các nguyên nhân tiềm ẩn nhưng không cung cấp cho
chúng ta cách loại bỏ chúng.
Tác dụng:
- Liệt kê và phân tích các mối quan hệ nhân quả, đặc biệt là các mối quan hệ
khiến quá trình biển động vượt quá giới hạn quy định trong tiêu chuẩn hoặc quy trình.
-Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các vấn đề trừu tượng, từ nguyên nhân đến
giải pháp. Bắt đầu bằng cách xác định các lý do cần giải quyết và kiểm tra các nhiệm vụ
cần giải quyết để duy trì sự ổn định của quy trình và cải thiện quy trình.
- Đóng vai trò tích cực trong việc đào tạo, huấn luyện, kiểm tra nhân sự kỹ thuật.
- Nâng cao sự hiểu biết, tư duy logic và sự gắn kết giữa các thành viên.

Nguyễn Văn Hương (2019). Tài hiệu học tập quản trị chất lượng. NXB Đại học Kinh tế kỹ thuật – Công nghệ.
3

Hà Nội. Trang 178


6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨMCỦA CÔNG
TY TNHH UBI VINA 3
2.1 Giới thiệu về công ty

Hình 2.1: Công ty TNHH UBI VINA 3


Nguồn: Công ty TNHH UBI VINA 3
Địa chỉ: Khu phố Hòa Lân 2, Phường Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam
Mã số thuế: 3700762168
Người đại diện: Lim Chae UN
Ngày hoạt động: 09-11-2006
Quản lí bởi: Cục Thuế Tỉnh Bình Dương
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Ngành nghề kinh doanh: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú).

Hình 2.2. Logo tập đoàn UBASE


Nguồn: Web Công ty
7

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH UBI VINA 3


Nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành công ty, có trách nhiệm và lãnh đạo
doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn bộ công nhân về hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
Phó giám đốc: Là người có trách nhiệm triển khai các quyết định của giám đốc,
thay mặt giám đốc điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt.
Phòng kinh doanh: Lập ra những chiến lược kinh doanh tối ưu, nghiên cứu và
đưa ra những chiến lược để khắc phục khó khăn khi có sự cố xảy ra, soạn thảo hợp đồng,
triển khai các dự án.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức công tác kỹ thuật để đảm bảo cho sự
hoạt động liên tục của dây chuyền, giám sát kỹ thuật, đảm bảo tính chính xác và an toàn,
tư vấn thiết kế cho các công trình.
Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán phù hợp với hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định hiện hành của nhà nước, thực hiện ghi
chụp, lưu giữ, luân chuyển chứng từ hóa đơn, đưa ra những số liệu chính xác thực tế để
công ty có hướng phát triển tốt, quản lý tiền mặt, tài sản của công ty, thực hiện chiến
lược để tăng lợi nhuận, lập kế hoạch tài chính, tổng hợp thu chi tài chính, khấu hao, lũy
kế phân phối các quỹ, thực hiện quyết toán gửi lên cho cấp trên.
8

Phòng nhân sự: Nắm bắt và quản lý tình hình của công nhân viên trong công ty,
đưa ra chế độ khen thưởng, kỷ luật thích đáng, chịu trách nhiệm về bảo hiểm xã hội của
công nhân viên, phân bổ công nhân viên một cách đồng đều và hợp lý.
2.1.1 Thị trường Công ty hướng đến
Công ty TNHH UBI Vina 3 là một công ty may mặc chuyên sản xuất và cung cấp
các sản phẩm thời trang cao cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Công ty UBI đang
sản xuất thời trang cho các nhãn hiệu cửa hàng đặc biệt, các thương hiệu thể thao, các
thương hiệu thiết kế đương đại, các thương hiệu bán lẻ đại lộc và bộ phận. Công ty
TNHH UBI Vina 3 đang sản xuất cho các thương hiệu Skechers, Vineyard Vines,
Chico's. UBI là một công ty sản xuất hàng may mặc đang nỗ lực vươn lên trở thành công
ty dẫn đầu toàn cầu về năng lực sản xuất và quản lý chất lượng tại cơ sở sản xuất ở nước
ngoài. UBI Vina 3 đang tập trung vào việc mở rộng thị phần tại thị trường trong nước,
đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ... Công
ty đang chú trọng vào việc phát triển các dòng sản phẩm thời trang cao cấp, phù hợp với
nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
2.1.2 Mặt hàng kinh doanh của Công ty
Tổ chức mua bán, sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu các mặt hàng quần áo (trừ
da và lông thú). Công ty còn hợp tác đầu tư với các công ty khác nhằm mở rộng thị
trường, phát huy một cách tối ưu hiệu quả kinh doanh nhằm hướng tới mục đến cao
nhất là lợi nhuận công ty.
Nhóm đi sâu vào tìm hiểu mặt hàng “áo khoác zip nhung mịn”, áo có màu xanh rêu,
phần tay và viền áo không may bo vào mà may xòe, có zip khóe khóa ở giữa và 2 túi.

Hình 2.4. Áo khoác zip nhung mịn


Nguồn: ảnh chụp tại Công ty
9

2.1.3 Giá cả sản phẩm


Mặt hàng này được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, không bán trên thị trường
Việt Nam và có giá bán ra là 45 USD tương đương với 1.100.000 đồng tiền Việt. Với
mức giá này tại Châu Âu, mặt hàng này thuộc loại sản phẩm tầm trung, dễ tiếp cận với
mọi người.
2.1.4 Tiêu chí đánh giá sản phẩm
Tính thẩm mỹ (Hình dáng, kiểu mẫu và kích thước)
Hình dáng: Mỗi sản phẩm sẽ phù hợp với các kiểu cách thiết kế khác nhau. Ví dụ: Với
quần áo có nhiều lớp, thì những lớp bên trong phải đảm bảo phù hợp với thiết kế
Kiểu mẫu và kích thước: Thông thường quần áo sẽ phải có kiểu mẫu và kích thước cơ
bản đúng quy định trong tiêu chuẩn hợp đồng. Nếu có sai lệch thì sẽ được quy định cụ
thể.
Kỹ thuật: Mỗi loại nguyên, phụ liệu chính và trang trí đều cần đúng theo quy chuẩn:
- Vải chính phải có chất lượng tốt, đáp ứng đúng những yêu cầu như đã quyết trong hợp
đồng
- Vải dựng phải có màu sắc, độ co dãn và độ dày phù hợp với vải chính
- Vải lót phải có tính chất phù hợp để không làm ảnh hưởng đến kích thước sản phẩm
Độ co giãn: Độ co giãn của vải thường được kiểm tra trước khi cắt và may, tuy nhiên
sau khi sản phẩm được hoàn thiện, chúng ta cũng phải kiểm tra lại thêm một lần nữa để
chắc chắn rằng vải có độ co giãn đã đạt yêu cầu hay chưa.
2.2 Thực trạng trong quy trình quản lý chất lượng sản phẩm
2.2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm
10

Hình 2.5: Lưu đồ quy trình công đoạn may áo khoác zip nhung mịn
Nguồn: Công ty TNHH UBI VINA 3
2.2.2 Sản phẩm lỗi
Hiển thị số lỗi bằng “số”
Thu thập số liệu: Nhóm 11
Thời gian; 6/3/2023-28/3/2023
Bảng 2.1: Bảng một số lỗi thường gặp trong quy trình may mặc

Thời gian
Số lỗi 6/3/2023- 20/3/2023- 3/4/2023- 17/4/2023- Tổng
18/3/2023 1/4/2023 15/4/2023 28/4/2023
May lai áo 23 18 11 6 58
Diễu dây áo 20 11 8 10 49
Ráp lá cổ 10 8 5 6 29
May lót túi nhỏ 12 17 8 7 44
Tra cổ 6 13 7 11 37
Lược + gắn nhãn
sườn 3 1 1 0 5
May sườn tay 2 3 6 4 15
Tra dây kéo 1 2 0 0 3
Tổng 77 73 46 44 240
Nguồn: Công ty TNHH UBI VINA 3
11

Từ việc thu thập số liệu tại Công ty TNHH UBI VINA 3 nhóm đã tìm được một số
lỗi thường gặp nhất như: May lai áo, diễu dây áo, may lót túi nhỏ, may khuy nút, tra cổ,
ráp lá cổ, lược + gắn nhãn sườn. Tổng số lỗi thu được từ 6/3-28/4 năm 2023 của sản
phẩm áo khoác zip nhung mịn là 279 lỗi.
Bảng 2.2: Bảng phân tích số liệu Pareto

STT Công đoạn có lỗi trong quá trình may Kí hiệu Số lần phạm lỗi Tỷ lệ % % Tích lũy
1 May lai áo M 58 24.2% 24.2%
2 Diễu dây áo D 49 20.4% 44.6%
3 May lót túi nhỏ Ml 44 18.3% 63.0%
4 Tra cổ Tc 37 15.4% 78.4%
5 Ráp lá cổ R 29 12.1% 90.5%
6 May sườn tay Ms 15 6.3% 96.7%
7 Lược + gắn nhãn sườn L 5 2.1% 98.8%
8 Tra dây kéo Td 3 1.3% 100.0%
Tổng 240 100%

Hình 2.5. Biểu đồ Pareto


Từ tháng 6/3-28/4 năm 2023 Công ty có tổng số lỗi được phát hiện trong quá trình
sản xuất là 240 lỗi. Dựa vào biểu đồ Pareto theo nguyên tắc 80/20 sẽ thấy có đến bốn
công đoạn gồm may lai áo, diễu dây áo, may lót túi nhỏ, tra cổ là những công đoạn có
tổng lỗi cao. Do đó tất cả những công đoạn này sẽ là vấn đề mà Công ty cần tập trung
ưu tiên giải quyết.
12

Ở Công ty TNHH UBI VINA 3 những sản phẩm lỗi nhỏ ở mức chấp nhận được sẽ
tiến hành đem đi chỉnh sửa lại còn với những sản phẩm lỗi quá nhiều họ sẽ đem đi bỏ.
2.2.3 Nguyên nhân gây lỗi và giải pháp
Tại đây nhóm sử dụng sơ đồ nhân quả để tìm hiểu những nguyên nhân gây nên lỗi và
từ đó có thể căng cứ đưa ra những giải pháp hợp lệ nhất.
Nguyên nhân lỗi may lai áo:

Hình 2.6. Biểu đồ nhân quả của lỗi may lai áo


Giải pháp:
Con người: Công nhân cần phải có trách nhiệm cho công việc của mình và đặt
lợi ích của Công ty lên trên hết. Đồng thời phía công ty phải luôn quan sát, kiểm tra,
nhắc nhở công nhân trong giờ làm việc để đảm bảo chất lượng sản phẩm ít sai lỗi, đối
với những công nhân mới vào cần đào tạo cho họ thực tập mọi kỹ năng trước để họ có
nền tảng và không lúng túng trong quá trình làm việc.
Máy móc: Đối với ngành may thì việc sử dụng máy móc là rất thường xuyên bởi
đó gần như là công cụ không thể thiếu do đó Công ty cần phải kiểm tra điều chỉnh máy
thường xuyên, thay chân vịt định kỳ và nhắc nhở bộ phận kỹ thuật làm việc cẩn thận.
Đối với những máy quá cũ và không đạt năng suất nên loại bỏ và thay thế bằng máy
mới.
Nguyên liệu: Nhắc nhở công nhân cần phải kiểm tra nguyên liệu cẩn thận trước
khi sản xuất nhằm tránh mất thời gian thay thế và đường lai không đẹp.
13

Nguyên nhân lỗi diễu dây áo:

Hình 2.7. Biểu đồ nhân quả của lỗi Diễu dây áo


Giải pháp:
Con người: Nhắc nhở công nhân phải có trách nhiệm trong công việc. Bên cạnh
đó phía Công ty cũng cần phải tổ chức thêm những buổi đào tạo để giúp những công
nhân mới có môi trường học hỏi cải thiện và nâng cao tay nghề của họ.
Máy móc: kiểm tra vệ sinh và bảo trì máy móc thường xuyên, thay chân vịt khi
thấy hoạt động nặng nề không hiệu quả. Kiểm tra mọi bộ phận máy để đảm bảo rằng
mọi thứ đều ổn trước khi diễu tránh gặp trục trặc trong quá trình làm việc dẫn đến áo bị
lỗi đường diễu.
Phương pháp: Cần đào tạo kỹ năng chặt chẽ cho công nhân đảm bảo họ biết rõ
từng bước và cách thực hiện đúng tránh việc sai kỹ thuật dẫn đến may sai thành quả hư
hại.
14

Nguyên nhân lỗi may lót túi nhỏ:

Hình 2.8. Biểu đồ nhân quả của lỗi may lót túi nhỏ
Giải pháp:
Con người: Công ty nên có những chính sách đào tạo để giúp công nhân cải thiện
tay nghề, đồng thời cần thường xuyên theo dõi và nhắc nhở tác phong trong công việc
của họ để họ có trách nhiệm hơn với công việc.
Máy móc: Trước khi vào giờ làm việc công nhân cần phải kiểm tra máy may để
kịp thời khắc phục đảm bảo rằng sẽ không xảy ra hư hỏng, trục trặc khi may. Bên cạnh
đó việc bảo trì máy móc là công việc nên được ưu tiên hàng đầu.
Nguyên liệu: Cần lựa chọn nguyên liệu phù hợp với từng công đoạn may, ngoài
ra phải luôn kiểm tra nguyên liệu cẩn thận tránh việc mũi kim không phù hợp hoặc vải
không đúng kích thước khi may. Tránh làm mất thời gian cũng như sản phẩm lỗi phải
đem bỏ
Phương pháp: Trao dồi kỹ năng thêm cho những công nhân mới hoặc những công
nhân trình độ chưa đạt tiêu chuẩn đảm bảo họ biết rõ từng bước và cách thực hiện đúng
từng thao tác may tránh việc sai kỹ thuật dẫn đến may thiếu hoặc lỗi.
15

Nguyên nhân lỗi tra cổ:

Hình 2.8. Biểu đồ nhân quả của lỗi may tra cổ


Giải pháp:
Con người: Đối với hành vi lơ là không chú ý của công nhân thì phía Công ty nên
có những nhắc nhở hoặc kỷ luật để họ rút kinh nghiệm tập trung hơn cho công việc. Hơn
hết cũng như ở những công đoạn trên thì việc tổ chức các khóa đào tạo là cần thiết để
giúp những công nhân mới có môi trường học hỏi cải thiện và nâng cao tay nghề không
chỉ ở một công đoạn mà tất cả công đoạn bởi một công nhân được đào tạo tốt có tay
nghề thì tỷ lệ sản phẩm lỗi sẽ rất thấp.
Máy móc: Phải kiểm tra mũi kim trên máy trước và trong khi may để kịp thời phát
hiện. Tập huấn cho công nhân về điều chỉnh máy, thay kim phù hợp, thay chân vịt,
những máy hoạt động nhiều nên được bảo trì thường xuyên ngoài ra với những máy đã
cũ nên bỏ đi và chuyển thành máy mới.
Phương pháp: Cần có những buổi tập huấn nhằm kiểm tra tay nghề của công nhân
thường xuyên.
2.2.4 Ưu điểm, nhược điểm quy trình sản xuất
Ưu điểm:
Công ty TNHH UBI VINA 3 là một công ty chuyên sản xuất và cung cấp các
sản phẩm áo khoác nỉ, với quy trình sản xuất hiện đại và khép kín. Quy trình sản xuất
áo khoác nỉ của UBI VINA 3 có những ưu điểm sau:
16

Tiết kiệm thời gian và chi phí: Qui trình sản xuất áo khoác nỉ được thực hiện
trên dây chuyền tự động, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.
Sản xuất số lượng lớn: Quy trình sản xuất áo khoác nỉ có thể đáp ứng nhu cầu
sản xuất số lượng lớn của thị trường.
Thích ứng với thị hiếu: Vải nỉ có nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng, đáp ứng
được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng
Sử dụng nguyên vật liệu chất lượng cao: UBI VINA 3 sử dụng các nguyên vật
liệu chất lượng cao, từ vải nỉ, đường may, đến các phụ kiện như khóa kéo, cúc áo,...
Điều này giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, mang lại sự thoải mái và bền bỉ cho
người sử dụng.
Quy trình sản xuất khép kín: UBI VINA 3 có quy trình sản xuất khép kín, từ
khâu nguyên liệu đến khâu hoàn thiện sản phẩm. Điều này giúp kiểm soát chất lượng
sản phẩm một cách chặt chẽ, đảm bảo sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn.
Khuyết điểm:
Công ty TNHH UBI VINA 3 sản xuất gia công may mặc chủ yếu theo đơn đặt
hàng.
Mức trình độ công nghệ của công ty TNHH UBI VINA 3 chỉ là mức trung bình
nên chưa thể đáp ứng những quy trình khó. Sản xuất gia công may mặc Công ty chưa
xây dựng được hình ảnh nổi bật trên thị trường may mặc ở Việt Nam.
Khâu thiết kế tạo mẫu còn chưa được chú trọng đẩy mạnh, cho nên các sản phẩm
còn đơn điệu về mẫu mã, màu và chủng loại, các sản phẩm của công ty chưa thích ứng
thị hiếu của thị trường.
Nguồn nhân lực của Công ty TNHH UBI VINA 3 mới là vấn đề chủ yếu. Chính
sách đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực của công ty còn chưa được chú trọng và đặt làm
vấn đề trọng tâm. Nếu công ty cải thiện được vấn đề này thì công ty sẽ thu hút được
những lao động có năng lực trình độ, sự sáng tạo và đóng góp sẽ làm thay đổi diện mạo
cho Công ty.
17

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH UBI VINA 3
3.1. Đào tạo nâng cao chất lượng tay nghề công nhân
Đào tạo nâng cao chất lượng công nhân là một quá trình xuyên suốt, luôn cố gắng
nâng cao tay nghề công nhân là việc mà một doanh nghiệp phải làm. Để có thể đào tạo
tốt và nâng cao chất lượng tay nghề của công nhân, hay cụ thể là công nhân may tại
Công ty TNHH UBI VINA 3 thì đầu tiên cần phải biết được nhu cầu cần để đào tạo công
nhân là gì.
Nhu cầu đào tạo của một doanh nghiệp chính là mong muốn hướng tới một kết
quả tốt hơn hiện tại. Đối với Công ty TNHH UBI VINA 3 thì nhu cầu chính là hạn chế
được những lỗi nhỏ trong từng công đoạn sản xuất ra sản phẩm. Sau khi đã xác định
được nhu cầu, người quản lý và người lao động đã bắt đầu đi vào đào tạo nâng cao chất
lượng tay nghề.
Công ty TNHH UBI VINA đào tạo theo hai hình thức chính đó là đào tạo mới và đào
tạo cũ:
Đào tạo mới có nghĩa là đối với những công nhân mới vào xưởng, xác định xem
trước đó đã hay gặp lỗi ở công đoạn nào nhất, từ đó rút ra kinh nghiệm để lược bỏ những
thao tác thừa gây lỗi, không dạy theo quy trình cũ. Ngoài ra trong quá trình tuyển dụng
và thử việc, sẽ chọn ra những công nhân có tay nghề khá chắc chắn và ít gặp lỗi trong
quá trình may sản phẩm.
Còn đào tạo cũ chính là đào tạo lại những người lao động đã từng qua đào tạo
nhưng tay nghề vẫn chưa ổn định, vẫn gặp nhiều lỗi trong khâu sản xuất và may vá sản
phẩm. Có thể đơn giản hóa công việc của người công nhân đó lại hoặc được chuyển
sang một vị trí phù hợp với công nhân đó hơn.
Ngoài đào tạo mới và đào tạo cũ, Công ty TNHH UBI VINA 3 còn mở những
đợt đào tạo nâng cao giúp cho tất cả công nhân hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao
bằng cách mở những đợt đào tạo tay nghề gồm những quản lý giỏi đào tạo cho những
công nhân chưa làm tốt được việc của mình, còn may nhiều sản phẩm bị lỗi, mở những
cuộc thảo luận và chỉ ra chỗ sai, chỗ cần cải thiện để người công nhân có thể rút kinh
nghiệm một cách khách quan.
18

Với những hình thức đào tạo này, Công ty TNHH UBI VINA 3 đã giảm thiểu
được tình trạng may lỗi, công nhân có tay nghề đồng đều sẽ không bị khựng lại ở một
công đoạn của chuyền, sản xuất và giao hàng đúng hoặc sớm hơn thời hạn hẹn trước.
Điều đó cho thấy rằng việc đào tạo nâng cao chất lượng tay nghề của công nhân là việc
vô cùng cần thiết đối với mỗi cá nhân người lao động và với doanh nghiệp.
3.2. Công tác kiểm tra, đánh giá quản lý sản xuất
Công tác kiểm tra, đánh giá quản lý sản xuất là một hoạt động quan trọng nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng.
Quá trình kiểm tra, đánh giá quản lý của công ty bao gồm các bước sau:
Xác định phạm vi đánh giá: Xác định các lĩnh vực cần đánh giá, bao gồm các quy trình,
hệ thống, nguồn lực và nhân sự liên quan.
Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các báo cáo, hồ sơ, phỏng vấn và khảo sát.
Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu để xác định các điểm mạnh và điểm yếu của hệ
thống quản lý.
Lập báo cáo đánh giá: Lập báo cáo đánh giá tổng hợp kết quả của quá trình kiểm tra.
Lên kế hoạch cải thiện: Lập kế hoạch cải thiện dựa trên các kết quả đánh giá.
Để nâng cao hiệu quả của công tác này, Công ty TNHH UBI VINA 3 cần thực hiện một
số giải pháp sau:
Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế: Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế
như ISO 9001, SA 8000, ... sẽ giúp Công ty xây dựng và thực hiện một hệ thống quản
lý chất lượng, môi trường và xã hội hiệu quả. Các hệ thống này sẽ giúp Công ty kiểm
soát tốt hơn các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động
và giảm thiểu rủi ro.
Tập trung vào kiểm soát chất lượng: Kiểm soát chất lượng là một trong những
yếu tố quan trọng nhất trong công tác kiểm tra, đánh giá quản lý sản xuất. Công ty nên
xây dựng một hệ thống kiểm soát chặt chẽ, từ khâu thu mua nguyên liệu đến kiểm tra
thành phẩm. Hệ thống này cần được thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên,
nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các lỗi hỏng hóc, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra
đạt yêu cầu.
19

Sử dụng các công cụ, phương pháp hiện đại: Các công cụ, phương pháp hiện đại
sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá quản lý sản xuất.
Công ty có thể sử dụng các phần mềm quản lý chất lượng, hệ thống tự động hóa kiểm
tra, ... để giúp quá trình kiểm tra, đánh giá diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Một
số phương pháp tiêu biểu như phương pháp 5S4 đây là phương pháp quản lý đơn giản
nhưng hiệu quả, giúp tăng năng suất, giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm
bảo chất lượng sản phẩm. Phương pháp 5S bao gồm 5 tiêu chí:
- Sắp xếp (Seiri): Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp các vật dụng và tài liệu cần thiết
trong quá trình sản xuất.
- Sạch sẽ (Seiton): Giữ cho môi trường sản xuất sạch sẽ, không bụi bẩn, rác thải.
- Sáng tỏ (Seiso): Duy trì môi trường sản xuất sạch sẽ, sáng sủa, dễ dàng nhìn
thấy.
- Sẵn sàng (Seiketsu): Đảm bảo các vật dụng và tài liệu cần thiết luôn sẵn sàng
sử dụng.
- Kỷ luật (Shitsuke): Duy trì thói quen thực hiện các tiêu chí 5S một cách nghiêm
túc.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm
Trước tiên cần phải nâng cao ý thức của người lao động, không chỉ là bộ phận
lãnh đạo và quản lý các phòng ban mà Doanh nghiệp còn cần đến sự tham gia tích cực
của toàn thể bộ phận nhân viên trong tổ chức. Vì hợp tác và gắn kết của từng cá nhân sẽ
thúc đẩy được hiệu quả công việc quản lý chất lượng một cách xuyên suốt mọi nghiệp
vụ trong tổ chức. Và cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong
công ty từ quản lý đến người thực hiện việc sản xuất đều phải có ý thức về việc tạo ra
một sản phẩm đảm bảo về chất lượng.
Đối với sản phẩm thì cần phải đảm bảo được chất lượng để có thể chắc chắn mọi
hàng hóa đều đáp ứng được yêu cầu, chất lượng đến tay khách hàng
Cần phải đảm bảo không có sai sót xảy ra, phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu,
tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

4
Cloudify (2021). Quản lý kho hiệu quả. Hà Nội
20

Cần giảm chi phí phát sinh do hàng lỗi: việc giảm chi phí sản xuất luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất để có thể gia tăng lợi nhuận. đây là
nhiệm vụ khó khăn nhưng rất cần thiết.
Cần duy trì nguồn khách hàng thường xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được
chi phí kinh doanh, cụ thể là giảm được chi phí tìm kiếm khách hàng mới, quảng bá, chi
phí chào hàng, tiếp thị, …
Doanh nghiệp cần mở rộng thị trường, tăng cường vị thế sẽ đạt được sự gia tăng
về sản lượng, doanh thu, khách hàng, lợi nhuận cũng như gia tăng đầu tư phát triển mở
rộng quy mô sản xuất trong kinh doanh.
3.3.2. Có sự đầu tư vào máy móc thiết bị ngành may mặc.
Ngày nay việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và triển khai các biện
pháp trong quá trình sản xuất là một trong những điểm nhấn giúp các doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dệt may Việt Nam duy trì sản xuất, nâng
cao năng lực, chất lượng sản xuất, Vượt qua khó khăn. Điển hình có thể kể đến việc sử
dụng máy móc, thiết bị tự động hóa, số hóa các khâu sản xuất, … Tuy nhiên, để đảm
bảo và tiếp tục cải tiến theo xu hướng bùng nổ của Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
thì Công ty TNHH UBI VINA 3 nên đầu tư thêm vào các loại máy may công nghệ mới
để sản phẩm làm ra có chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn hạn chế việc máy móc trục trặc khi
may. Việc đầu tư dây chuyền thiết bị cần có các yếu tố sau: Thiết bị sản xuất hiện đại,
đồng bộ, được sản xuất tại các nước có ngành may mặc phát triển công nghệ may đạt
chất lượng. Giá thiết bị, chuyển giao công nghệ hợp lý, cạnh tranh. Phù hợp với quy mô
dự án, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và nhân công có thể khẳng
định chất lượng trong suốt quá trình sản xuất, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường
xung quanh.
21

C. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, Công ty TNHH UBI VINA 3 đã đạt được những thành công
nhất định trong quản lý chất lượng sản phẩm và việc xây dựng được lòng tin của khách
hàng, đạt được doanh thu và lợi nhuận mong muốn. Tuy nhiên vẫn còn cần phải cải thiện
nhiều hơn nữa từ khâu quản lý, kiểm tra quy trình sản xuất sản phẩm để ngày càng phát
triển mạnh mẽ hơn. Trong suốt những buổi học và khoảng thời gian nghiên cứu về công
ty, nhóm đã vận dụng kiến thức sử dụng lưu đồ, biểu đồ Pareto và sơ đồ nhân quả để tìm
hiểu về quy trình sản xuất của Công ty và lý do có sản phẩm lỗi từ đó nhóm đưa ra các
giải pháp nhỏ góp phần trong việc giảm thiểu sản phẩm lỗi cho Công ty. Với mong muốn
phần nào giảm thiểu sản phẩm lỗi tải tiến chất lượng sản phẩm giúp Công ty ngày càng
có uy tín trên thị trường đạt được nhiều thành tựu và tăng thêm lợi nhuận.
Nhóm biết rằng, kiến thức của mình vẫn còn nhiều thiếu sót, những đóng góp cũng
chưa thực sự nhiều nhưng mong rằng những giải pháp mà nhóm đưa ra sẽ góp một phần
nhỏ giúp công ty cải thiện được tình trạng quản lý chất lượng sản phẩm hiện tại.
22

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan. (2016). Quản lý chất lượng. NXB
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
[2]. Công ty TNHH Ubi Vina 3. Truy xuất từ http://www.ubaseinternational.com/.
[3]. Cloudify. (2021). Quản lý kho hiệu quả. Hà Nội.
[4]. Nguyễn Văn Hương. (2019). Tài hiệu học tập quản trị chất lượng. Khoa Quản Trị
Kinh Doanh NXB Đại học Kinh tế kỹ thuật – Công nghệ. Hà Nội. Trang 182, 166, 178.
[5]. ThS. Trần Thanh Hương. (2007). Quản lý chất lượng trang phục. Khoa Công Nghệ
May và Thời Trang, NXB Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh.
23

You might also like