You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

QUẢN TRỊ KHO BÃI

PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ KHO HÀNG


TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ICD
TÂN CẢNG SÓNG THẦN

SVTH: Nguyễn Tuấn Kiệt MSSV: 2025106050688


SVTH: Trương Nguyễn Gia Bảo MSSV: 2025106050483
SVTH: Lê Minh Nghĩa MSSV: 2025106050571
Lớp: D20LOQL05
GVHD: THS. NGUYỄN THẾ HUÂN

Bình Dương, 2/2023


KHOA KINH TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
CTĐT LOGISTICS VÀ QLCCU NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: Quản Trị Kho Bãi Học kỳ: 2 Năm học:2022-2023
Mã học phần: LOQL029 Họ tên sinh viên: Nguyễn Tuấn Kiệt –
Lớp/Nhóm môn học: KITE.CQ.05 2025106050688
Trương Nguyễn Gia Bảo –
2025106050483
Lê Minh Nghĩa – 2025106050571

Đề tài: PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ KHO HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ICD
TÂN CẢNG SÓNG THẦN
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
TT Tiêu chí đánh giá Điểm tối Điểm đánh giá
đa Cán bộ Cán bộ Điểm
chấm 1 chấm 2 thống
nhất
1 Phần mở đầu 0.5 đ
2 Chương 1 cơ sở lý thuyết 1.5 đ
3 Chương 2 -Mục 2.1 Giới thiệu 2.0 đ
DN, Thực trạng.
4 Chương 2 -Mục 2.2 Ưu, 1.5 đ
khuyết điểm.
5 Chương 3- giải pháp – kiến 1.5 đ
nghị
6 Kết luận + TLTK 1.0 đ
7 Hình thức trình bày 1.0 đ
8 Vấn đáp tiểu luận 1.0 đ
Điểm tổng cộng 10
Bình Dương, ngày 8 tháng 2 năm 2023

Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2

i
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thế Huân trong thời gian học tập môn
“Quản trị kho bãi” đã truyền đạt và tạo điều kiện cho em những buổi học với những
kiến thức bổ ích. Tạo điều kiện cho chúng em tìm hiểu sâu hơn về nghành nghề mình
đang học hiện tại.

Trong lúc làm bài không tránh khỏi thiếu sót và còn nhiều chỗ còn sai xót kính mong
thầy xem xét và góp ý để bài của chúng em được hoàn thiện hơn cũng như sẽ có kinh
nghiệm về những bài của những môn học sau này, chúng em sẽ cố gắng hoàn thành tốt
bài báo cáo hết sức có thể.

Tiếp đến chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên ngành Logistics và quản
lí chuỗi cung ứng cũng như các giảng viên khoa Kinh tế đã tận tình giảng dạy, trao dồi
kiến thức, quan tâm giúp đỡ đến kết quả học tập, giúp sinh viên chúng em ngày càng
tiến bộ hơn trong học tập.

Cuối cùng chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Thế Huân. Thầy luôn theo sát tình hình học tập và làm việc của chúng tôi.
Thầy đã không ngại dành thời gian sữa chữa và góp ý chi tiết cho bài tiểu luận định kỳ
và bất kỳ khi nào chúng em cần, nhờ có thầy mà chúng em mới có thể hoàn thành được
bài tiểu luận này.

Xin cảm ơn!

Em xin chân thành cảm ơn!

ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài tiểu luận cuối kì về đề tài “Phân tích đánh giá quản trị kho tại
công ty cổ phần ICD Sóng Thần” là do tôi tự thực hiện, có sự hỗ trợ của giảng viên
hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu
và thông tin được sử dụng trong bài tiểu luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này !

iii
PHỤ LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ................................................................................ vi
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................. 2
5. Kết cấu đề tài. ............................................................................................... 2
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 3
1.1. Khái niệm, chức năng, phân loại nhà kho.................................................. 3
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................. 3
1.1.2. Chức năng của kho hàng....................................................................... 3
1.1.3. Phân loại kho ........................................................................................ 4
1.1.4. Một số kho thông dụng ......................................................................... 5
1.1.5. Tầm quan trọng của nhà kho ................................................................ 5
1.2 Tổng quan về tồn kho ................................................................................. 7
1.2.1 Khái niệm về hàng tồn kho .................................................................... 7
1.2.2. Khái niệm hàng tồn kho trong Doanh nghiệp ...................................... 7
1.2.3. Mục đich ............................................................................................... 8
1.2.4 Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp ............................................ 9
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHO TẠI CÔNG TY ICD SÓNG
THẦN ................................................................................................................... 10
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ICD TÂN CẢNG
SÓNG THẦN ............................................................................................................. 10
2.1.1 Giới thiệu tổng quan .......................................................................... 10
2.1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty. ................................................................. 12
2.1.3 Tổng quan về dịch vụ của công ty. .................................................... 14

iv
2.2 Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần . 15
2.2.1 Quy trình nhập kho hàng hóa .............................................................. 15
2.2.2 Quy trình xuất kho hàng hóa .............................................................. 17
2.3 Những ưu nhược điểm, hạn chế trong công tác quản lý kho hàng tại
công ty Cổ phần ICD Tân Cảng Sóng Thần ............................................................... 20
2.3.1 Những ưu điểm .................................................................................. 20
2.3.2 Những nhược điểm ............................................................................ 21
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ICD TÂN CẢNG SÓNG THẦN ............... 23
3.1 Hạn chế rủi ro do sơ suất của nhân viên ................................................... 23
3.2 Nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng kho hàng .............................................. 23
3.3 Tiến hành đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ..................... 24
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 26

v
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1 Công ty cổ phần ICD Tân Cảng Sóng Thần ................................................. 11
Hình 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần ............................ 13
Hình 3 Container được xếp tại cảng ........................................................................... 14
Hình 4 Phiếu xuất kho luân chuyển nội bộ ................................................................ 19

Sơ đồ 1 Quy trình nhập kho hàng hóa ....................................................................... 15


Sơ đồ 2 Quy trình xuất kho hàng hóa ........................................................................ 17

vi
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, đặc biệt trong giai
đoạn Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, …Các hoạt động dịch vụ được coi là một
trong những yếu tố cạnh tranh của bất cứ một doanh nghiệp nào. Xu hướng toàn
cầu hoá nền kinh tế hàng hoá được chuyển đưa ra các quốc gia, Logistics trở thành
ngành có vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở bất
cứ nơi đâu. Mục đích của Logistics là cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng
với tổng chi phí là nhỏ nhất. Điều này liên quan đến việc hạ giá thành sản phẩm,
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh cuỉa các
doanh nghiệp. Qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của hoạt động
Logistics trong hoạt động kinh tế dịch vụ của nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động này
hiện nay cần có sự chú trọng đầu tư, tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa
để có thể cạnh tranh với các Công ty Logistics của nước ngoài đang mở rộng hoạt
động tại các nước đang phát triển và ngay cả tại ViệtNam. Vậy thì với vị trí vô cùng
quan trọng trong chuỗi chung ứng dịch vụ Logistics, kho bãi đang đóng góp một
phần không nhỏ tới doanh thu, lợi nhuận cũng như sự phát triển của Logistics.
Không có kho hàng, hoạt động Logistics không thể diễn ra hoặc có hiệu quả. Nó
không chỉ đóng vai trò quan trọng cho chính doanh nghiệp mà còn đóng vai trò
quan trọng cho bạn. hàng, các tổ chức, nền kinh tế của quốc gia do tiết kiệm được
chi phí sản xuất, bảo quản và dự trữ, giá thành vận chuyển. Nói cách khác, kho bãi
vận tải góp phần làm tăng giá trị hàng húa, tăng chất lượng dịch vụ, thỏa mãn nhu
cầu khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động này ở nước ta còn khá
manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu. Điều này làm hạn chế khả năng phát huy tiềm lực của
logistics tại Việt Nam. Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao hơn về
chất lượng dịch vụ nói riêng và hàng hóa nói chung. Công ty cổ phần ICD Tân
Cảng Sóng thần là công ty con đầu tiên và cũng là ICD/cảng cạn đầu tiên của SNP
tại Bình Dương, trong 20 năm qua, ICDST đã giữ gìn và phát triển thương hiệu

1
TCSG/SNP, góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào Bình Dương, cùng
với các đơn vị quân đội trên địa bàn đảm bảo an toàn, an ninh khu vực địa bàn đóng
quân, làm tốt công tác dân vận, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đứng trước thách thức về cạnh tranh công ty
ICD Tân Cảng Sóng Thần cần tối ưu hóa các hoạt động quản lí kho của mình đó
cũng là yêu cầu cầp thiết hiện nay. Và đó cũng là lí do nhóm em chọn đã tìm hiểu
đề tài "Phân tích quản trị kho hàng tại công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần ".
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Hiểu rõ hơn về đơn vị thực tập.
- Nhằm thông qua quá trình học tập ở Công ty Cổ Phần ICD Tân Cảng
Sóng Thần, vận dụng những lý thuyết đã được học, qua đó làm rõ quy trình xuất
nhập hàng hóa tại cảng và kho của Công ty Cổ Phần ICD Tân Cảng Sóng Thần.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các quy trình xuất nhập hàng hóa tại cảng và kho của công
ty cổ phần ICD tân cảng Sóng Thần
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1 Không gian: CÔNG TY CỔ PHẦN ICD TÂN CẢNG SÓNG THẦN
3.2.2 Thời gian: 30-11-2022 đến 01-02-2023
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc vận dụng lý thuyết, kết hợp quan sát
thực tế và sử dụng cơ sở dữ liệu của công ty. Đồng thời phối hợp các phương pháp:
phân tích định tính, thống kê, tiếp cận thực tiễn, thu thập dữ liệu

5. Kết cấu đề tài.


Chương 1: Cơ sở Lý thuyết đề tài
Chương 2: Thực trạng quản trị kho tại Công Ty ICD Sóng Thần
Chương 3. Đề xuất giải công tác quản trị kho hàng tại công ty cổ phần ICD tân
cảng Sóng Thần

2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Khái niệm, chức năng, phân loại nhà kho

1.1.1. Khái niệm


Kho hàng có tên tiếng Anh chính thức là Warehouse. Nhà kho là loại hình cơ bản của
nhóm ngành Logistics. Kho là loại hình cơ sở Logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản
và chuẩn bị hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ
cao nhất và chi phí thấp nhất. Hay nói một cách chi tiết, đầy đủ hơn thì: Kho bãi là một
bộ phận của hệ thống Logistics, là nơi cất giữ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu cho đến điểm cuối của dây
chuyền cung ứng, đồng thời cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu trữ và
vị trí của các hàng hoá được lưu kho.

1.1.2. Chức năng của kho hàng


Doanh nghiệp cần hoạch định công tác mua hàng với số lượng thích hợp và sử dụng
nhà kho hàng hóa như 1 địa điểm đến dùng để gom, ghép, tách đồng bộ, hoàn thiện
hàng hoá, để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trên cơ sở tiết kiệm chi phí vận tải và
các dịch vụ khác. Kho hàng hóa hiện đại thường giữ những chức năng sau:
- Tiếp nhận hàng hóa và gom hàng
Các loại mặt hàng đồ vật hay nguyên liệu được vận chuyển nhập từ các nơi khác nhau
thì không thể thiếu vị trí tập kết lưu trữ đó là các kho. Các kho bãi này liên tục hoạt
động để di dời đồ vật hàng hóa tới những nơi cần thiết bằng xe nâng hàng. Sau đó tiếp
tục vận chuyển tới nhà máy/thị trường bằng các phương tiện đầy toa/xe/thuyền.
- Phối hợp các loại mặt hàng
Nhằm đáp ứng nguồn cung cầu của khách thì các loại hàng hóa phải cần đa dạng. Kho
bãi có chức năng phối hợp tách ghép các mặt hàng thành từng loại theo nhu cầu đơn
hàng đảm bảo sẵn sàng hàng hóa trong việc vận chuyển xuất khẩu.
- Chuyển hàng hóa từ khu vực tồn trữ đến nơi có nhu cầu hay đến nơi sử dụng

3
Hàng hóa sau khi được sản xuất được mang đến lưu trữ tại kho. Khi có nhu cầu từ
người tiêu dùng, hàng hóa sẽ được yêu cầu xuất kho, được chuyển đến nhà phân phối,
nhà bán lẻ hoặc khách hàng.
- Tồn trữ và bảo quản hàng hóa Kho bãi còn có chức năng cần thiết đó là đảm bảo độ
an toàn hàng hóa, chất lượng. Sau quá trình nhập hay xuất hàng cần phải tận đảm bảo
hàng hóa là tốt nhất.
Các kho có chức năng cung cấp bảo quản lưu trữ thì cần chọn vị trí đặt kho có không
gian thông thoáng thuận tiện việc giao thông di chuyển dễ dàng. Kho cần được xây
dựng hợp lý với quy mô phù hợp tránh những đáng tiếc có thể xảy ra như hao hụt mất
hỏng…

1.1.3. Phân loại kho


Có rất nhiều loại nhà kho khác nhau tuy nhiên để dễ dàng phân biệt người ta thường
phân chia kho dựa vào các tiêu chí đặc điểm:
- Đặc thù sản phẩm: Kho linh kiện, Kho sản phẩm, Kho vật liệu đóng gói
- Chuỗi phân phối hàng hóa: Kho dự trữ ngoài đô thị, Kho trung chuyển, Kho công
nghiệp, Kho vật liệu- vật tư- phụ liệu, Kho hàng phân phối
- Đặc điểm kiến trúc: Kho kín, Kho nửa kín, Kho lộ thiên
- Lĩnh vực logistics: Kho logistics cung ứng, Kho logistics sản xuất, Kho logistics
phân phối
- Công đoạn logistics: Kho doanh nghiệp sản xuất, kho doanh nghiệp thương mại bán
lẻ, kho doanh nghiệp thương mại trung gian, kho của các trung gian trong chuỗi cung
ứng
- Hình thức sở hữu: Kho chủ sở hữu (kho riêng), Kho thương mại (cho thuê)
- Phân loại theo quy mô: Dựa vào diện tích, dung tích, dựa vào khối lượng dự trữ trong
kho, cũng như giá trị sử dụng của chúng và dựa vào số lượng cán bộ công nhân viên
công tác ở kho, người ta chia kho thành 3 loại: Kho lớn (tổng kho), kho trung bình và
kho nhỏ

4
1.1.4. Một số kho thông dụng
- Kho thuê theo hợp đồng: Đây là sự lựa chọn mà các công ty có thể quan tâm. Về
nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên, trong đó bên cho thuê kho sẽ cung cấp những dịch
vụ kho bãi theo thỏa thuận cho khách hàng và bên đi thuê sẽ thanh toán tiền thuê cho
bên cho thuê.
- Kho ngoại quan: hàng hóa sau khi làm thủ tục Hải quan được gửi để chờ xuất khẩu;
hàng hóa từ nước ngoài về đưa vào gửi để chờ xuất sang nước khác hoặc nhập khẩu
vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Kho CFS: thực hiện các hoạt động gom hàng lẻ, rồi đóng vào container xuất khẩu,
dưới sự giám sát của công chức Hải quan. Là trung tâm của quá trình giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu. Hàng hóa muốn xuất đi hay nhập về đều phải thông qua khi CFS.
Vì đây là nơi phân loại hàng, đóng hàng của nhiều chủ hàng khác nhau để gửi đến
khách hàng.
- Các loại kho công cộng: kho hàng tổng hợp, kho đông lạnh, kho gửi hàng cá nhân,
kho đặc biệt, kho hàng rời, kho hàng lỏng…

1.1.5. Tầm quan trọng của nhà kho


Với các chức năng và hoạt động của nhà kho như đã nêu ra ở trên, có thể thấy kho bãi
và dự trữ hàng hóa là 2 yếu tố vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lưu trữ và quản lý hàng hóa
của doanh nghiệp.
Kho bãi dù chỉ là một phần của hệ thống Logistics thuộc chuỗi cung ứng, nhưng nếu
không có nó, doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt với đủ loại vấn đề. Giá trịcủa nhà
kho là lớn hơn những gì chúng ta nghĩ. Tầm quan trọng của kho bãi thể hiện rõ ở:
• Giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa.
Chuỗi lưu trữ hàng hoá tại kho bãi trong logistics không chỉ là việc tìm nhà kho và chất
hàng vào mà nó còn bao gồm nhiều hoạt động liên quan như việc đi gom hàng lưu trữ
tại kho, quản lý xuất – nhập hàng hóa, kiểm kê hàng hóa lưu kho định kỳ, phân phối
hàng đến người mua sau cùng, xếp dỡ hàng hóa ra vào kho, đóng gói bao bì theo tiêu
chuẩn của từng loại hàng…

5
• Giúp đối phó dễ dàng với biến động thị trường
Nhu cầu tiêu dùng của thị trường phụ thuộc và rất nhiều yếu tố bao gồm cả chủ động
và khách quan. Biến động đó có thể theo mùa vụ, thời điểm được hoạch định lên dự
đoán từ trước tuy nhiên cũng có những lý do bất ngờ kiến thị trường biến động khó
lường.
Vì vậy kho hàng được hoàn thiện để điều tiết hàng hóa được hoạt động liên tục để bảo
đảm chất lượng ổn định, chi tiết hợp lý nhất cho doanh nghiệp. Lượng hàng hóa dự trữ
trong kho hàng giúp doanh nghiệp đối phó được với các vấn đề thay đổi trên thị trường,
hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
• Kiểm soát hàng hóa trong kho
Doanh nghiệp kiểm soát và duy trì nguồn cung ổn định, sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào
khách hàng có nhu cầu. Họ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc quản lý một lượng lớn
hàng tồn kho.
• Thêm giá trị, tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tất cả hàng hóa được lưu giữ cùng một nơi, có thể truy cập bất cứ khi. Việc hợp nhất
đơn hàng, phối hợp hàng hóa cũng là một phần quan trọng trong các giai đoạn đóng gói
và vận chuyển giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp rất nhiều. Ngoài ra việc chủ động
trong công tác sắp xếp, vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước, cùng lộ trình vận
tải còn giúp giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm. Từ đó tạo được sự khác biệt,
tăng sức cạnh tranh.
• Chuyên nghiệp hóa dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng
Đây là vai trò được thể hiện rõ nhất qua việc hàng hóa luôn được đảm bảo sẵn sàng về
số lượng, chất lượng, trạng thái để đem lại khả năng giao nhận đúng thời gian, địa điểm
mà khách hàng yêu cầu. Tối ưu khâu lưu kho mang lại hiệu quả trong việc tìm kiếm,
đóng gói tiết kiệm thời gian cho nhà cung cấp và khách hàng, óp phần giúp giao hàng
đúng thời gian, địa điểm.
• Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Nhà kho đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt quá trình
lưu trữ. Tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho hàng hóa để bảo quản hàng hóa ổn

6
định, hoàn chỉnh mà không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân từ môi trường bên ngoài như
mối mọt, độ ẩm, côn trùng… Chăm sóc giữ gìn hàng hoá trong kho hàng hóa là tác
phong quan trọng của bất cứ mô hình nhà kho hàng mang lại hiệu quả trong việc kinh
doanh và quản lý nhà kho cho doanh nghiệp.
• Giữ hàng hóa an toàn
Đây là điều khá hiển nhiên, nhưng vai trò của nhà kho cũng là bảo vệ hàng hóa của
doanh nghiệp. Các nhà kho có cả nhân viên an ninh và công nghệ bảo mật tuyệt vời để
đảm bảo không thể truy cập các trang web nếu không được phép. Kho bảo vệ hàng hóa
khỏi bị mất mát hoặc hư hỏng do nhiệt, bụi, gió và độ ẩm,… Nó sắp xếp đặc biệt cho
các sản phẩm khác nhau tùy theo tính chất của chúng. Kho cắt giảm tổn thất do hư
hỏng và lãng phí trong quá trình bảo quản.

1.2 Tổng quan về tồn kho

1.2.1 Khái niệm về hàng tồn kho


Hàng tồn kho, hay hàng lưu kho (tiếng Anh Anh stock; tiếng Anh - Mỹ: inventory), là
danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản
phẩm đang được một doanh nghiệp giữ tổng kho
Tồn kho là tổng hợp tất cả các nguồn lực nhận Hoàng chờ để đưa vào sử dụng trong
tương lai. Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dang dỡ,
bản thành phẩm, thành phẩm.

1.2.2. Khái niệm hàng tồn kho trong Doanh nghiệp


a. Khái niệm
Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật chất có thể cân, đo, đong,
đếm được như: nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ đã mua nhưng chưa đưa vào sử dụng,
thành phẩm sản xuất xong nhưng chưa bán, hàng hóa thu mua nhưng còn tồn kho, hàng
hóa trong quá trình sản xuất dở dang. Đại học Kinh
(Nguồn: Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, PGS. TS Nguyễn Anh
Tuan, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)
b. Đặc điểm

7
Hàng tồn kho là Đại một bộ phận tài sản ngắn hạn trong Doanh nghiệp và chiếm một vị
trí quan trọng trong tài sản lưu động của hầu hết Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Hàng tồn kho trong Doanh Nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau với chi
phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. Theo chuẩn mực kế toán VAS 02,
hàng tồn kho được tinh theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được
thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần để có thể thực hiện được. Giá gốc hàng
tồn kho gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phi liên quan trực tiếp khác phát
sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Hàng tồn kho được tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp, trong
đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua đó hàng tồn kho luôn
biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành tài sản ngắn hạn (tiền tệ, sản
phẩm dở dang, thành phẩm,...)
Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với những đặc điểm
tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do vậy, hàng tồn kho thường
được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm có điều kiện tự hoặc điều kiện nhân tạo phủ
hoặc với tính chất và được điểm của từng loại Hàng tồn kho.
Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn khó khăn, phức tạp.
Có nhiều loại hàng tồn kho khó phân loại và xác định giá trị như các tác phẩm nghệ
thuật, linh kiện điện tử, đồ cổ...

1.2.3. Mục đich


a. Làm dù lượng hàng tồn kho sẵn có
Mục đích chính là đảm bảo hàng tồn kho sẵn có theo yêu cầu trong mọi thời điểm. Vì
sự thiếu hụt và dư thừa hàng tồn kho đều chứng tỏ cho sự yếu kém trong tổ chức điều
hành. Trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho thì chạy chuyền sản xuất sẽ bị gián đoạn. Hậu
quả là việc sản xuất giảm đi hoặc không thể sản xuất.
Kết quả là việc kinh doanh giảm sút dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận và tệ hơn
là thua lỗ. Mặt khác, sự dư thừa hàng tồn kho cũng có nghĩa làm kéo dài thời gian sản

8
xuất và phân phối luồng bảng hỏi. Điều này có nghĩa là khoản tiền đầu tư vào hàng tồn
kho nếu được đầu tư vào nơi khác trong kinh doanh, thì nó sẽ thu lại được một khoản
nhất định. Không chỉ vậy, nó cũng sẽ làm giảm các chi phi thực hiện và làm tăng lợi
nhuận.
b. Giảm thiểu chi phi và đầu tư cho hàng tồn kho
Liên quan gần nhất đến mục rên đó là làm giảm có chi phi lần khối lượng đầu tư vào
hàng tồn kho. Điều này đạt được chủ yếu bằng cách đảm bảo khối lượng cần thiết hàng
tồn kho trong tổ chức ở mọi thời điểm
Điều này có lợi cho tổ chức theo hai cách. Một là khoản tiền không bị chặn khi hàng
tồn kho chưa được sử dụng tới và có thể được sử dụng để đầu tư vào những nơi khác
để kiếm lời. Hai là nó sẽ làm giảm các chi phi thực hiện, đồng thời sẽ làm tăng lợi
nhuận.

1.2.4 Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp


Quản trị hàng tồn kho là quản lý nhằm đảm bảo mức tồn kho tối tại về nguồn lực
đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và giảm tối đa chỉ
phi tồn kho cho doanh nghiệp.
Quản trị tồn kho là công việc phức tạp là luôn có hai mặt trái ngược nhau. Một
mặt doanh nghiệp cần tăng lượng tồn kho để đảm bảo quá trình sản xuất liên tục,
không bị gián đoạn và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, lượng tồn kho
tăng kéo theo các chi phí liên quan đến tồn kho như chi phí lưu kho, quản lí... cũng
tăng theo. Vì vậy, các doanh nghiệp tìm cách xác định điểm cân bằng mức độ đầu tư
cho lượng tồn kho và lợi ích thu được từ việc thỏa mẫn nhu cầu sản xuất và nhu cầu
khách hàng với chi phí thấp nhất.
Để quản lý hệ thống tồn kho hiệu quả, cần giảm thiểu chi phí thông qua lựa chọn
phương pháp kiểm soát tồn kho và tính toán các thống số hệ thống tồn kho như quy mỏ
đặt hàng tối ưu, quy mô lô sản xuất tối ưu...

9
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHO TẠI CÔNG TY
ICD SÓNG THẦN

2.1 Giới thiệu tổng quan công ty cổ phần ICD Tân Cảng Sóng Thần

2.1.1 Giới thiệu tổng quan


Công ty Cổ Phần ICD Tân Cảng Sóng Thần tiền thân là Công ty TNHH MTV
ICD Tân Cảng Sóng Thần thành lập ngày 21/12/2000. Từ một điểm thông quan nội
địa đơn sơ lúc đầu đến nay ICD Sóng Thần đã trở thành một trung tâm Logistics
phức hợp với tầm nhìn nằm trong Top 10 nhà cung cấp dịch vụ Logistics 3PL
chuyên nghiệp tại Việt Nam. ICD Sóng Thần mang trong mình sứ mệnh hoàn thiện
mạng lưới cơ sở Logistics của SNP toàn diện và rộng khắp Việt Nam với cơ sở hạ
tầng hiện đại, chuyên nghiệp.
• Tên Công ty: Công Ty Cổ phần ICD Tân Cảng Sóng Thần
• Tên giao dịch: Công Ty Cổ phần ICD Tân Cảng Sóng Thần
• Tên tiếng Anh: Tan Cang Song Than ICD Joint Stock Company
• Tên viết tắt: ICDST
• Địa chỉ liên lạc
• Trụ sở chính: Số 7/20, Đường ĐT 743, Khu phố Bình Đáng,
Phường Bình Hòa, Thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
• Số điện thoại: (82-274) 3 766 999
• Fax: (82-274) 3 731355
• Email: icdsongthan@saigonnewport.com.vn
• Website: www.icdsongthan.com.vn

10
Hình 1 Công ty cổ phần ICD Tân Cảng Sóng Thần

• Tầm nhìn và sứ mệnh.


Tầm nhìn:
Trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, xây dựng mô hình trung
tâm logistics xanh; hiện đại ; chủ trì mạng lưới cung cấp dịch vụ logistics của SNP tại
Bình Dương
Sứ mệnh:
- Cung cấp tới khách hàng dịch vụ logistics trọn gói trên cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh,
công nghệ thông tin hiện đại, cam kết nhất quán và linh hoạt cao nhất của toàn thể
Công ty, mạng lại giá trị đích thực và bền vững cho khách hàng
- Xây dựng đội ngũ quân sự có đầy đủ bản lĩnh chính trị, kỷ luật, năng lực lãnh
đạo và quản lý chuyên nghiệp nhiệt huyết
- Đào tạo nhân viên có năng lực, phẩm chất phù hợp yêu cầu phát triển công ty.
• Đạo đức kinh doanh và giá trị cốt lõi
Đạo đức kinh doanh:
-Tôn trọng các tiêu chuẩn, cam kết đã được thiết lập thỏa thuận và hành động một
cách đạo đức, nhân văn, nghĩa tình
Giá trị cốt lõi:
- Chất lượng dịch vụ : Theo đuổi những giải pháp tối ưu để cung cấp những dịch
vụ logistics để phục vụ khách một cách chuyên nghiệp với chất lượng dịch vụ tốt nhất,

11
với nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, đồng hành và cùng phát triển với khách hàng,
cam kết phục vụ cao nhất
- An ninh, an toàn: Cam kết ưu tiên tối đa về an toàn và an ninh tại ICD Tân Cảng
Sóng Thần
- Văn hóa công ty: Văn hóa trách nhiệm, kỷ luật, tinh thần đồng đội, gắn bó nhân
văn
• Lịch sử hình thành
- 21/12/1995: Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ký quyết định số
710/QĐ-TM thành lập bãi chứa container của Quân cảng Sài Gòn
- 21/12/2000 : Bộ Tư Lệnh Hải Quân ký quyết định số 5967/QĐ-HQ thành lập Điểm
thông quan nội địa – ICD Tân Cảng Sóng Thần thuộc TCT Tân Cảng Sài Gòn
- 03/2007 : CT được nâng cấp thành CT TNHH ICD Tân Cảng Sóng Thần với VĐL
80.000.000.000 đồng
- 04/04/2015 : Bộ Quốc Phòng có QĐ số 2105/QĐ-BQP về việc cổ phần hóa thành CT
CP ICD Tân Cảng Sóng Thần
- 01/06/2016 : CTCP Tân Cảng Sóng Thần hoạt động chính thức theo GCNĐKDN số
3700785006, đăng ký lần đầu 27/03/2007, thay đổi lần thứ 4 ngày 01/06/2016 với vốn
điều lệ là 120.086.720.000 đồng
- 05/01/2017: Giao dịch đầu tiên trên sàn UPCOM với giá tham phiếu 14.800 đồng/ cổ
phiểu
2.1.2 Sơ đồ tổ chức của công ty.

12
Hình 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần
- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền
nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công
ty như quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành
lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp khác;
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty: Là người điều hành công việc kinh doanh
hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty do HĐQT bổ nhiệm
một người trong số họ hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát và trách nhiệm trước
HĐQT, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao.
- Ban kiểm soát : Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên nếu Điều lệ công ty không
có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban
kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát phải có
hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế

13
toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty,
trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
2.1.3 Tổng quan về dịch vụ của công ty.
• Dịch vụ kho và trung tâm phân phối
- Diện tích từ 5.000 m2 – 50.000 m2 gồm kho nội địa, kho ngoại quan, kho CFS và
trung tâm phân phối, được thiết lập phù hợp với yêu cầu của khách hàng mang tính linh
hoạt cao, kích hoạt phần mềm WMS của infor, an ninh giám sat 24/24. Ngoài ra, để
đảm bảo an toàn trong phòng chống cháy nổ tại kho bãi, ICD Tân Cảng Sóng Thần
thường xuyên cho kiểm tra, bảo trì định kì toàn hệ thống và triển khai diễn tập PCCC
• Dịch vụ bãi
- Diện tích bãi khoảng 105.000 m2 và các trang thiết bị làm hàng hiện đại, ICD Tân
Cảng Sóng Thần đang cung cấp dịch vụ bãi như: dịch vụ cảng đích, dịch vụ depot rỗng,
dịch vụ bãi ngoại quan. Ngoài ra ICDST có đủ năng lực và uy tín để đại diện các hãng
tàu giám định, và đánh giá hạng mục sửa chữa container, Đồng thời ICDST cũng cung
cấp dịch vụ vệ sinh, bão dưỡng và sửa chữa container

Hình 3 Container được xếp tại cảng


• Dịch vụ vận tải
- Là thành viên của hệ thống TCT Tân Cảng Sài Gòn, ICD Tân Cảng Sóng Thần có đủ
khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu cảu dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường
14
biển nhất là vận tải container khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên. Với
đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, đa dạng về phương tiện vận chuyển, hệ
thống SNP kết nối khắp cả nước, ICDST đảm bảo dịch vụ vận tải vượt trội, đúng giờ,
nhanh chóng
• Dịch vụ đại lý hải quan
- Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ sales chuyên nghiệp, ICDST đủ uy tín để thay
mặt các doanh nghiệp khai báo với cơ quan Hải quan và các cơ quan Hữu quan hoàn
tất các thủ tục theo quy định một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Đồng thời với uy tín, ICDST có thể giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ một cách nhanh chóng nhất. Là thành viên của hệ thống SNP, có Cảng Cát
Lái, Tân Cảng Cái Mép được ưu tiên giải phóng hàng hóa nhanh chóng tại các cảng lớn
2.2 Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty ICD Tân Cảng Sóng Thần

2.2.1 Quy trình nhập kho hàng hóa

Thông báo kế
Kiểm tra hàng
hoạch nhập
và đối chiếu
nguyên vật liệu

Lập phiếu nhập Hoàn thành


kho nhập kho

Sơ đồ 1 Quy trình nhập kho hàng hóa


Bước 1: Thông báo kế hoạch nhập nguyên vật liệu
- Bộ phận đề xuất ( có thể là phòng kinh doanh, thủ kho,..) khi có yêu cầu nhập nguyên
vật liệu phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp sẽ thông báo kế hoạch cho các bộ
phận lien quan như Bải vệ, Kế toán, kho, phòng kế hoạch vật tư, phòng quản lý chất
lượng,…để kịp thời bố trí nhân sự và cập nhật thông tin
15
Bước 2 : Kiểm tra hàng và đối chiếu
- Thủ kho căn cứ vào đơn đặt hàng hoặc phiếu đề nghị mua hàng ban đầu, tiến hành đối
chiếu với số lượng nguyên vật liệu nhập vào, đồng thời kiểm tra về chất lượng của
chúng. Sau đó nhận từ nhà cung cấp hóa đơn của mặt hàng
- Cán bộ bộ phận quản lý chất lượng sẽ kiểm tra lại nguyên vật liệu thêm một lần nữa
nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào. Sau đó theo đúng quy trình, hàng được phát hành
phiếu kiểm tra và thử nghiệm có xác nhận đóng dấu của bộ phận quản lý chất lượng và
nhà cung cấp
- Theo đúng thủ tục nhập kho hàng hóa, nếu có bất kì hư hỏng hoặc sai lệch nào cần
lập biên bản và thông báo lại ngay với đơn vị đề xuất để kịp thời khắc phục hoặc nhập
lại đủ nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn
Bước 3 : Lập phiếu nhập kho
- Khi việc kiểm kê hoàn tất và không có sai lệch, toàn bộ thông tín giấy tờ sẽ được
chuyển cho bộ phận kế toán để đối chiếu lại một lần nữa trước khi lập giao dịch mua và
in phiếu lập kho
- Phiếu lập kho gồm 3 liên, có chữ ký xác nhận của thủ kho và bên giao hàng. Một liên
thủ kho lưu lại, một liên do kế toán giữ và liên cuối cùng đưa lại cho người giao hàng
Bước 4 : Hoàn thành nhập kho
- Thủ kho tiến hành nhập kho nguyên liệu, sắp xếp vào các khu vực phù hợp, sau đó
ghi nhận thông tin vào thẻ kho
- Tất cả thông tin của hàng hóa sau đó cần cập nhật ngay vào hệ thống quản lý kho
hàng

16
2.2.2 Quy trình xuất kho hàng hóa

Sơ đồ 2 Quy trình xuất kho hàng hóa


Bước 1: Yêu cầu, đề nghị xuất kho:
- Đơn vị chịu trách nhiệm liên quan đến hoạt động đòi hỏi xuất kho lập Phiếu yêu
cầu, đề nghị xuất kho. Mỗi loại hàng hóa sẽ do mỗi bộ phận khác nhau phụ trách,
chẳng hạn, nếu xuất vật tư, nguyên vật liệu để sản xuất, lắp ráp thì trưởng bộ phận sản
xuất sẽ có thẩm quyền lập phiếu đề nghị xuất kho, còn với thành phẩm hoặc mặt hàng
kinh doanh của công ty thì bộ phận bán hàng có trách nhiệm yêu cầu xuất kho.
Bước 2: Phê duyệt đề nghị:
- Ban giám đốc hoặc người có thẩm quyền sẽ xem xét và phê duyệt đề nghị xuất
kho của một số loại mặt hàng hoặc vật tư lưu kho nhất định.
- Đối với nguyên vật liệu sản xuất, phiếu đề nghị này phải được trình lên giám
đốc hoặc trưởng bộ phận Kế hoạch sản xuất để phê duyệt. Đối với hàng bán thì có thể
không cần thông qua quản lý cao cấp mà bộ phận kế toán, bán hàng có thể tự ký duyệt
Bước 3: Kiểm tra tồn kho:
- Kế toán kho sau khi nhận phiếu đề nghị sẽ tiến hành kiểm tra hàng tồn kho, cụ
thể là kiểm kê hàng hóa và vật tư cần xuất để xác định xem số lượng trong kho có đáp
ứng được yêu cầu xuất kho hay không. Nếu thiếu hàng cần thông báo ngay cho các
phòng ban liên quan để xử lý, nhập thêm hàng đúng chủng loại và số lượng cần thiết,
đàm phán gia hạn hợp đồng bán hàng.

17
- Sau khi xác nhận đã bổ sung đầy đủ hàng hóa để xuất kho, chúng ta chuyển
sang bước tiếp theo.
Bước 4: Lập phiếu xuất kho, hóa đơn và các thủ tục giấy tờ khác
- Căn cứ vào thông tin trên phiếu đề nghị đã được ký duyệt hay trên hóa đơn bán
hàng, kế toán kho sẽ lập phiếu xuất kho và chuyển cho quản lý kho để thực hiện lấy
hàng theo yêu cầu.
Bước 5: Xuất kho đào tạo chứng chỉ kế toán viên
- Nhân viên quản lý kho dựa vào thông tin trên phiếu xuất (đã có đầy đủ xác nhận
của các quản lý bộ phân liên quan: kế toán, thủ kho, nhận hàng) để lấy hàng và sắp xếp
hàng hóa theo yêu cầu; kiểm tra chất lượng và tình trạng thực tế hàng hóa trước khi
xuất và thực hiện bốc xếp lên phương tiện vận tải nếu cần thiết.
Bước 6: Cập nhật thông tin
- Kế toán kho cập nhật nhật ký xuất kho, thủ kho ghi lại thẻ kho và xác định
lượng tồn kho. Số liệu phải được thống nhất và ghi nhận chính xác giữa các bên. bồi
dưỡng kế toán trưởng

18
Hình 4 Phiếu xuất kho luân chuyển nội bộ

19
2.3 Những ưu nhược điểm, hạn chế trong công tác quản lý kho hàng tại công ty
Cổ phần ICD Tân Cảng Sóng Thần
2.3.1 Những ưu điểm
ICD Tân Cảng là một công ty hơn động có tuổi đời lâu dài và tạo được chỗ đứng
trong tâm trí của khách hàng. Vì vậy thực hiện các quy trình quản lí, kiểm soát kho
hàng diễn ra rất mượt mà, hạn chế tối đa các vấn đề và chi phí phát sinh trong công
ty. Từ đó, Công ty có thể bạnch định chiến lược kinh doanh hợp lý đạt được kết quả
kinh doanh ổn định và tăng trưởng qua từng năm
+ Cùng với sự phát triển của Công nghệ Thông tin, nhớ các tiện ích của nó mang lại
nên việc quản lý tồn kho hầu như thực hiện bằng máy tính. Giàu được sâu nguồn,
tính toán có độ chính xác cao h tu lệc kiểm tra và đánh giả số lượng và chất lượng
hàng hóa diễn ra dễ dàng trong việc ghi chép, nhập liệu dữ liệu đầy đủ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu, giúp hoàn toàn chính xác kết quả kinh
doanh. Chứng từ được lập khá đầy đủ và chi tiết chế tìm nghiệp vụ phát sinh Nguồn
nhân lực đối đến và hầu như làm việc với Công ty lâu năm giúp công việc diễn ra ít
có trục trặc phát sinh quản lý kho tại doanh nghiệp được phân cho các cá nhân mỗi
cả nhân phụ trách nát việc riêng biệt và có liên quan đến nhau, thuận lợi cho việc
phân cống nhum vạt truy cứu trách nhiệm khi có sự có xảy ra sai xót trong công tác
quản lý trong tồn kho.
• Công nghệ kĩ thuật
Công ty đã nghiên cứu xây dựng và triển khai áp dụng thành công hệ thống quản lý
kho hàng chất lượng cao bao gồm các quy trình hệ thống và quy trình nội bộ để quản lý
hầu khắp các hoạt động chính.
Công ty cũng đã thành lập một đội kỹ thuật nhỏ gồm 3-5 chuyên viên kỹ thuật có
nhiệm vụ kiểm các vấn đề liên quan đến công nghệ, kĩ thuật nhằm kịp thời báo cáo lên
cấp trên góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng kế hoạch theo từng năm, định
kỳ hàng quý.
• Cơ sở vật chất

20
Với việc diện kho khá nhỏ, thuộc tầm trung đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một
bước tiến vô cùng quan trọng, góp phần chứng mình được với khách hàng về tiềm lực
lẫn khả năng của mình. Hệ thống vận tải dần được hoàn thiện, nâng cấp nhằm tương
xứng với quy mô của công ty
2.3.2 Những nhược điểm
+ Chưa xác định được lượng đặt hàng tối ưu, dẫn tới phát sinh chi phí không đáng có
(lượng đặt hàng quá lớn so với mức hàng lưu kho làm trì hoãn thời gian giao hàng
hoặc đơn hàng đó bị hủy do công ty không có khả năng cung ứng, lượng đặt hàng
quá thấp so với mức hàng tồn kho làm sinh rủi ro biển tính, thiểu hụt, mất mát trong
quá trình bốc dỡ, bảo quản).
+ Công ty vẫn còn áp dụng các phương pháp thủ công để kiểm đếm số lượng thay vì
sử dụng các phần mềm tiên tiến như mã vạch dẫn đến việc sai sót và tốn chi phủ
nhân lực. Hàng hóa vẫn còn bị sắp xếp lẫn lộn, chưa được phân loại rõ ràng
+ Một số mặt hàng bị xếp quá cao, gây cản trở cho việc lấy hàng và không an toàn
khi tầng dưới của hàng hóa không vững chắc.
Hệ thống kho dự trữ của công ty còn nhiều khuyết điểm: diện tích kho còn nhỏ và hẹp,
gây khó khăn trong việc sắp xếp, dự trữ nhiều mặt hàng tồn kho khác nhau, trình độ
nhân viên trông kho còn hạn chế nên công tác sắp xếp hàng tồn kho, công tác theo dõi
chưa khoa học, còn chậm chạp..làm ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra, chất lượng kho hiện nay đã xuống cấp, thường xuyên bị ủ dột và mổ ướt, dễ
làm nguyên vật liệu thép bị rỉ sét và hư hại.
Chu trình quản lý kho của công ty còn nhiều hạn chế
+ Sau khi mua hàng, công chưa có công đoạn nhận hàng để kiểm tra về số lượng và
chất lượng, xuất xứ của hàng hóa. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả như : hàng
hóa không đủ số lượng hoặc chất lượng do nhân viên vận tải gian lận, hàng hóa nhập
về không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà máy...làm ảnh hưởng đến việc sản
xuất, phát sinh chi phí đổi trả hàng hóa.
+ Công ty chưa có công đoạn quản lý hàng thừa nhập trở lại kho sau khi xuất thành
phẩm đi tiêu thụ, không kiểm tra được số lượng hàng còn thừa có bị mất mát hay chất

21
lượng bị kém hơn hay không, điều này sẽ dẫn đến việc bị mất mát hàng hóa mà không
biết trách nhiệm thuộc về ai, gây lãng phí cho công ty.

22
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ICD TÂN CẢNG
SÓNG THẦN

3.1 Hạn chế rủi ro do sơ suất của nhân viên

Do kho chứa hàng trăm mã hàng, từ những mặt hàng cồng kềnh, cồng kềnh như máy
móc thiết bị đến những mặt hàng nhỏ như bao bì sản phẩm nên việc xuất hàng hóa đều
được xử lý hoàn toàn bằng tay. Việc kiểm đếm hàng hóa ra khỏi kho khó tránh khỏi
nhầm lẫn dẫn đến thiệt hại về kinh tế và hình ảnh của khách hàng.
- Xếp chồng lên nhau gọn gàng, dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa.
- Tăng cường công tác giám sát hàng hóa ra vào kho.
- Nhiều lần kiểm tra xác nhận để giảm thiểu khả năng nhầm lẫn và sai sót.
- Quy tắc nhỏ nên trở thành thói quen quen thuộc đối với nhân viên quản lý kho
hàng vì quy tắc này giúp tối ưu hóa công việc, giảm thiểu sai sót hiệu quả
Một số điều kiện để có thể thực hiện những việc trên:
- Cần 3 người đếm 3 lần gồm: nhân viên pick hàng, thủ kho, tổ trưởng bốc xếp.
- Nhân viên bốc xếp phải cố định hàng hóa theo đúng vị trí như hình vẽ.
- Khi có hàng hóa chuyển vào kho, người bán hàng phải nhanh chóng. Cập nhật
nhanh các biểu đồ mới
- Tiến hành hạ bậc thi đua hoặc hạ lương của nhân viên cẩu thả sơ suất gây thất
thoát hàng
- Lắp đặt hệ thống camera cho kho hàng, đặc biệt tại các lối ra, vào kho nơi xuất
hàng

3.2 Nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng kho hàng

Điều kiện cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kho
bãi, nắm bắt được điều này, các công ty kinh doanh kho bãi lần lượt xây dựng.
Xây dựng hệ thống kho bãi sạch sẽ, hiện đại và đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, hệ thống kho
hàng của ICD Tân Cảng đã được thành lập nhiều năm, trang thiết bị còn lạc hậu.

23
suy thoái. Ngoài ra, nhà kho với trang thiết bị hiện đại kho chứa hàng sẽ chứa được
nhiều hàng hơn, giúp cho việc di chuyển và bốc xếp trong kho trở nên dễ dàng hơn. Để
trở nên cạnh tranh hơn, ICD Tân Cảng cần phải nâng cấp hệ thống kho hàng của mình.
- Cơ sở hạ tầng được đầu tư hợp lý theo quy hoạch tổng thể, trong kho, công ty
cần quan tâm đến việc nâng cấp và cải tạo, hợp tác với công tác bảo trì, nâng
cao tuổi thọ công trình.
- Nâng cao nhận thức của nhân viên trong việc giữ gìn vệ sinh kho hàng và cảnh
quan xung quanh kho gọn gàng và tạo ấn tượng tốt khách hàng, đồng thời cải
thiện môi trường làm việc cho nhân viên tại nhà kho.
- Thay đổi hình ảnh từ một nhà kho cũ lạc hậu trở thành một nhà kho hiện đại,
chuyên nghiệp phù hợp với quy mô công ty.

3.3 Tiến hành đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Yếu tố con người là quan trọng nhất, cần được chú trọng hơn cả, là tài sản quý giá của
mọi doanh nghiệp, cho dù họ hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Hơn nữa, thị trường thép Việt Nam tuy quy mô nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao,
ngành thép đã tích cực đầu tư phát triển nhanh nên cần phải quan tâm, chú trọng hơn
nữa đến chất lượng chuyên môn của người lao động. Mục tiêu của giải pháp đưa ra là
làm sao để có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hiệu quả và tâm huyết với công ty.
- Tổ chức đào tạo, giáo dục công nahan viên.
- Sàng lọc lại nhân sự, công nhân viên.
- Phân bổ nhân sự hợp lý nhất để tối ưu hóa hiệu quả của toàn thể

24
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp Việt Nam còn khá non trẻ so với những nền kinh tế phát triển trên
thế giới, đa phần doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như công ty ICD Tân Cảng
Sóng Thần nói riêng chỉ tập trung vào lĩnh vực chủ đạo của mình để phát huy hết sức
mạnh của công ty nhưng lại bỏ quên đi một mắt xích cực kì quan trọng trong quá trình
phát triển vững mạnh của công ty, đó là về kho hàng, tối giản chi phí trong việc xuất
hàng đi cho đối tác khách hàng. Từ những thực tế đó, đã gợi ra đề tài này, tuy đã được
tiếp cận thực tiễn nhưng vẫn chưa có thể đi đủ sâu để phân tích cũng như đánh giá toàn
bộ, chính xác, trong thời gian ngắn ngủi với vốn hiểu biết còn hạn chế không tránh
khỏi những thiếu xót trong quá trình tìm hiểu, phân tích. Qua quá trình tìm hiểu và
nghiên cứu nhóm chúng em đã khái quát, đánh giá được ưu nhược điểm về công tác
quản lí hàng tồn kho cũng như tình hình thực tế của công ty qua đó đưa ra nhận xét
và một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lí tại công ty.
Và trong phạm vi cho phép, mạn phép xin đề xuất một số các giải pháp nhằm làm rõ
hơn trên các phương tiện lý thuyết và thực tiễn, với mong muốn góp thêm một tài liệu
tham khảo cho lãnh đạo Công ty, giúp công ty có những hoạch định, điều chỉnh và phát
triển mạnh mẽ.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo môn Quản trị kho bãi.
2. Tài liệu tham khảo môn Quản trị Chuỗi cung ứng
3. Smartlog, Kho hàng – Các loại kho hàng trong chuỗi cung ứng,
https://gosmartlog.com/kho-hang/,
4. Chu Khải Hoàn, Kho hàng hóa (Warehouse) là gì? Vai trò của kho hàng hóa,
https://kinhtetieudung.phapluatxahoi.vn/kho-hang-hoa-warehouse-la-gi-vai-tro-
cuakho-hang-hoa-20191024112126509.htm,
5. ITG Quản lý kho hàng thông minh hiệu quả, tránh thất thoát (itgtechnology.vn)
6. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò phòng kinh doanh (hrchannels.com)
7. Chức năng, nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự (hrchannels.com)
8. TUMGIR thepbaotin - Tumblr blog | Tumgir

26

You might also like