You are on page 1of 63

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KẾ TOÁN

MÔN: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

CHỦ ĐỀ: BÁO CÁO KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG VỀ


QUẢN LÝ CÁC BIỆN PHÁP XÓA BỎ BẠO LỰC ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TẠI TANZANIA

Giảng viên: Th.S Đoàn Văn Hoạt


Mã lớp học phần: 23C1ACC50708206
Nhóm: 2

TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2023

0
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và tên MSSV

Trần Bội Hoài 31211022605

Nguyễn Anh Hào 31211020085

Mai Thị Cẩm Loan 31211025013

Võ Minh Trí 31211020091

Thân Trọng Hoàng 31211025316

i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bài tiểu luận này, chúng em xin gửi lời lời cảm ơn chân thành đến:
Trường Đại học UEH đã đưa môn Kiểm toán Hoạt động vào chương trình giảng dạy. Hơn
bao giờ hết, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn và quý mến đặc biệt đến giảng viên bộ môn
là Thầy Đoàn Văn Hoạt. Qua quá trình học, chúng em được thầy chỉ dạy, truyền đạt kiến
thức một cách tận tâm, nhiệt tình và hơn hết luôn thẳng thắn đóng góp những điểm sai,
chưa hoàn thiện của các nhóm. Nhờ đó, chúng em mới có thể hoàn thành bài tiểu luận của
mình một cách hoàn chỉnh, thật sự cảm ơn Thầy. Tuy việc thu thập thông tin của nhóm còn
diễn ra nhiều khó khăn, bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin và thời gian khá ngắn, nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa chính xác, mong Thầy có thể đọc
và đưa ra những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để bài làm được hoàn thiện hơn. Một lần nữa,
nhóm xin chân thành cảm ơn Thầy, kính chúc Thầy thật bình an, hạnh phúc, phát đạt và
thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy.

ii
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Đối tượng Kiểm toán ............................................................................................................ 2
1.1 Đối tượng Kiểm toán ................................................................................................. 2
1.2 Cơ quan Kiểm toán và Đơn vị được Kiểm toán ................................................................ 2
2. Mục tiêu .............................................................................................................................. 2
3. Câu hỏi Kiểm toán ............................................................................................................... 2
4. Phạm vi Kiểm toán............................................................................................................... 4
5. Phương pháp Kiểm toán ....................................................................................................... 5
5.1 Phương pháp lấy mẫu ..................................................................................................... 5
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................................... 6
5.2.1 Phỏng vấn ................................................................................................................ 6
5.2.2 Đánh giá tài liệu ....................................................................................................... 6
5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................................ 7
5.3.1 Phân tích dữ liệu định lượng ..................................................................................... 7
5.3.2 Phân tích dữ liệu định tính ........................................................................................ 7
6. Tiêu chuẩn Kiểm toán .......................................................................................................... 7
QUY TRÌNH............................................................................................................................... 8
1. Lý thuyết về Quy trình của 1 cuộc kiểm toán......................................................................... 8
2. Chi tiết Cuộc kiểm toán về Các phương pháp xóa bỏ Bạo lực đối về Phụ nữ và Trẻ em ở
Tanzania ................................................................................................................................. 8
2.1 Lập kế hoạch .................................................................................................................. 8
2.2 Thực hiện ....................................................................................................................... 8
2.2.1 Bằng chứng Kiểm toán.............................................................................................. 8
2.2.1.1 Danh sách các Viên chức được phỏng vấn và lý do lựa chọn khi thực hiện Phương
pháp phỏng vấn ............................................................................................................ 8
2.2.1.2 Danh sách các tài liệu chính được rà soát và lý do xem xét khi thực hiện Phương
pháp Đánh giá tài liệu ................................................................................................. 11
2.2.2 Xử lý các phát hiện kiểm toán ................................................................................. 13
2.2.2.1 Mức độ xảy ra Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em............................................... 13
2.2.2.2 Sự phù hợp của các biện pháp nhằm xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em ... 19
2.2.2.3 Thực hiện các biện pháp xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em....................... 22
2.2.2.4 Phối hợp các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ............... 35

iii
2.2.2.5 Sự đầy đủ trong giám sát và đánh giá về hiệu quả hoạt động của MDAs và LGAs39
2.2.3 Kiến nghị ............................................................................................................... 43
2.3 Giai đoạn Báo cáo ......................................................................................................... 44
2.3.1 Trao đổi với Bộ Phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và các Nhóm đặc biệt ............... 44
2.3.2 Trao đổi với Văn phòng Chủ tịch - Chính quyền Khu vực và Chính quyền Địa phương
...................................................................................................................................... 46
2.4 Theo dõi sau kiểm toán ................................................................................................. 49
NHẬN XÉT .............................................................................................................................. 50
1. Các yêu cầu cần có của một Báo cáo Kiểm toán Hoạt động Theo ISSAI 3000: ...................... 50
1.1 Tính toàn diện .............................................................................................................. 50
1.2 Tính thuyết phục .......................................................................................................... 50
1.3 Tính kịp thời ................................................................................................................ 51
1.4 Thân thiện với người đọc .............................................................................................. 51
1.5 Cân bằng ...................................................................................................................... 51
2. Nhận xét chung của Nhóm về Việc quản lý các Biện pháp Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và
Trẻ em ở Tanzania. ................................................................................................................ 52
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 54

iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh sách các câu hỏi Kiểm toán
Bảng 1.2: Danh sách các khu vực được chọn
Bảng 2.1: Danh sách các Viên chức được phỏng vấn và lý do lựa chọn các Viên chức
Bảng 2.2: Danh sách các tài liệu chính được rà soát trong quá trình kiểm toán và lý do xem
xét
Bảng 2.3: Số lượng Cán bộ Phúc lợi Xã hội ở các cấp khác nhau của hoạt động Chính Phủ
(2022)
Bảng 2.4: Số lượng Cán bộ Phúc lợi Xã hội ở các cấp khác nhau của các Cơ sở Y tế (2022)
Bảng 2.5: Số lượng Cán bộ Phúc lợi Xã hội ở các cấp khác nhau của Hệ thống Tư pháp
(2022)
Bảng 2.6: Số lượng Điều phối viên của NPA - VAWC và các trường hợp VAWC được báo
cáo trong LGAs được kiểm tra, 2022
Bảng 2.7: Kinh phí ngân sách và giải ngân để giải quyết các trường hợp VAWC từ 2018/19
đến 2021/22 (Tính bằng triệu TZS)
Bảng 2.8: Dân số phụ nữ với số tiền ngân sách (2021/22)
Bảng 2.9: Số lượng Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em (VAWC) được báo cáo với số tiền
dự trù (2021/22)
Bảng 2.10: Tình trạng đào tạo được cung cấp cho Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em tại các
Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) được thăm
Bảng 2.11: Phân phối và Giải ngân ngân sách cho việc thực hiện NPA-VAWC
Bảng 2.12: Kinh phí được phân bổ trong các LAGs được kiểm tra (Tính bằng tỷ TZS)
Bảng 2.13: Các phương pháp được áp dụng
Bảng 2.14: Tình hình thành lập Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em trong nước
Bảng 2.15: Tình trạng Ủy ban bảo vệ phụ nữ và trẻ em được thành lập so với số lượng Ủy
ban đang hoạt động trong các LAGs đã được kiểm toán.
Bảng 2.16: Các cuộc họp theo kế hoạch và thực tế tiến hành của Ủy ban bảo vệ phụ nữ và
trẻ em tại các Ban thư ký khu vực khác nhau
Bảng 2.17: Các cuộc họp theo kế hoạch và thực tế đã được tiến hành của Ủy ban Bảo vệ
Phụ nữ và Trẻ em tại LGAs
Bảng 2.18: Số hộ gia đình được cung cấp tài liệu IEC
Bảng 2.19: Các trường hợp được báo cáo về bạo lực tình dục ở các khu vực tương ứng
Bảng 2.20: Tỷ lệ tăng/giảm số ca bạo lực được báo cáo trong cả nước
Bảng 2.21: Tỷ lệ phần trăm tăng/giảm số trường hợp được báo cáo về bạo lực thể xác ở
các LGA được kiểm tra
v
Bảng 2.22: Báo cáo về bạo lực tình cảm ở các khu vực tương ứng
Bảng 2.23: Thực trạng mang thai ở tuổi vị thành niên trong cả nước từ năm tài chính
2018/19 đến 2021/22
Bảng 2.24: Các trường hợp FGM được báo cáo ở các khu vực tương ứng
Bảng 2.25: Các trường hợp kết hôn sớm được báo cáo ở các khu vực tương ứng
Bảng 2.26: Phân bổ ngân sách và giải ngân cho việc thực hiện NPA-VAWC
Bảng 2.27: Tình hình các cuộc họp điều phối triển khai của Chương trình NPA-VAWC
(2021)
Bảng 2.28: Tình trạng sẵn sàng của nhân viên sau khi tổ chức đào tạo nâng cao năng lực
tại các visited LGAs (2022)
Bảng 2.29: Danh sách các Kiến nghị và Phản hồi từ Bộ Phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ
nữ và các Nhóm đặc biệt
Bảng 2.30: Danh sách các Kiến nghị và Phản hồi từ Văn phòng Chủ tịch - Chính quyền
Khu vực và Chính quyền Địa phương

vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

CSOs Civil Society Organizations Các tổ chức xã hội dân sự

Hệ thống thông tin y tế


DHIS District Health Information System
huyện

Cắt xén bộ phận sinh dục


FGM Female Genital Mutilation
nữ

Cơ quan chính quyền địa


LGAs Local Government Authorities
phương

MDAs Ministries, Departments and Agencies Các Bộ, Cục, Cơ quan

Bộ Phát triển Cộng đồng,


Ministry of Community Development,
MoCDGWSG Giới, Phụ nữ và các Nhóm
Gender, Women, and Special Groups
đặc biệt
National Plan of Action to End Kế hoạch hành động quốc
NPA-VAWC Violence Against Women and gia nhằm chấm dứt bạo lực
Children đối với phụ nữ và trẻ em
President's Office - Regional Văn phòng Chủ tịch -
PO-RALG Administration and Local Chính quyền khu vực và
Government chính quyền địa phương

Cán bộ phúc lợi xã hội khu


RSWO Regional Social Welfare Officer
vực

VAC Violence Against Children Bạo lực đối với trẻ em

VAW Violence Against Women Bạo lực đối với phụ nữ

Violence Against Women and Bạo lực đối với phụ nữ và


VAWC
Children trẻ em

United Nations International Quỹ Nhi đồng Liên Hợp


UNICEF
Children’s Emergency Fund Quốc

vii
Social Behavioral Change Truyền thông thay đổi hành
SBCC
Communication vi xã hội

Đạo luật Điều khoản Đặc


SOSPA Sexual Offence Special Provision Act
biệt về Tội phạm Tình dục

NGOs Non-Government Organizations Các tổ chức phi chính phủ

viii
PHẦN MỞ ĐẦU
Bình đẳng giới đạt được khi nam giới và phụ nữ có quyền, trách nhiệm và cơ hội như nhau.
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là điều cần thiết cho các quốc gia cũng như sự
phát triển kinh tế và xã hội. Chính phủ Tanzania đã xây dựng các chính sách và hướng dẫn
nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và sự hòa nhập của thanh niên vào một môi trường tích cực.
Mặc dù nhiều biện pháp khác nhau được thực hiện nhằm thúc đẩy bình đẳng và công bằng
giới, tuy nhiên Chính phủ vẫn phải đối mặt với một số thách thức cản trở trong việc hoàn
thành vai trò của mình trong việc cung cấp hỗ trợ thể chế cho tất cả các lĩnh vực để đạt
được mục tiêu đáp ứng về giới. Để thực hiện vai trò này một cách hữu hiệu và hiệu quả,
cần phải nỗ lực nhiều hơn. Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ
và trẻ em ngày càng gia tăng, đặc biệt là trẻ em gái.
Vì vậy một cuộc Kiểm toán đã được thực hiện, với mục tiêu chính là đánh giá xem Bộ Phát
triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và các Nhóm Đặc biệt (MoCDGWSG) và Văn phòng Chủ
tịch – Chính quyền Khu vực và Chính quyền Địa phương (PO-RALG) có quản lý đầy đủ
các biện pháp nhằm loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em nhằm nâng cao sự bình đẳng,
hòa bình và thịnh vượng cho mọi công dân. Cuộc kiểm toán bao gồm khoảng thời gian bốn
(4) năm tài chính (2018/19 đến 2021/22).
Báo cáo bao gồm những phát hiện, kết luận và khuyến nghị gửi tới Bộ Phát triển Cộng
đồng, Giới, Phụ nữ và các Nhóm Đặc biệt cũng như Văn phòng Chủ tịch - Văn phòng Hành
chính Khu vực và Chính quyền Địa phương.
Báo cáo này được chuẩn bị bởi Bà Yuster D. Salala (Team Leader), Bà. Ndimwaga Shitindi
và ông Jeje D. William (Team Members) dưới sự giám sát, hướng dẫn của Bà Esnath H.
Nicodem (Assistant Auditor General) và ông George C. Haule (Deputy Auditor General).
Thông qua báo cáo, nhóm sẽ đưa ra cái nhìn khách quan về tình trạng Bạo lực đối với Phụ
nữ và Trẻ em tại Tanzania, cũng như tính hữu hiệu, hiệu quả của công tác quản lý các Biện
pháp nhằm Xóa bỏ Bạo lực của các cơ quan chính quyền có trách nhiệm. Từ đó, nhóm và
các sinh viên khác đọc bài tiểu luận này có thể hiểu rõ hơn về quy trình Kiểm toán Hoạt
động trong thực tế.

1
TỔNG QUAN CUỘC KIỂM TOÁN
1. Đối tượng Kiểm toán
1.1 Đối tượng Kiểm toán
Đối tượng Kiểm toán trong bài báo cáo này là: Việc quản lý các Biện pháp Xóa bỏ
Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em ở Tanzania.
1.2 Cơ quan Kiểm toán và Đơn vị được Kiểm toán
• Cơ quan Kiểm toán: Văn phòng Kiểm toán Quốc gia của Cộng hòa Thống nhất
Tanzania;
• Đơn vị được Kiểm toán: Các đơn vị được kiểm toán chính là Bộ Phát triển Cộng
đồng, Giới, Phụ nữ và các Nhóm Đặc biệt (MoCDGWSG) và Văn phòng Chủ tịch – Chính
quyền Khu vực và Chính quyền Địa phương (PO-RALG). Vì cả 2 đơn vị đều đóng vai trò
quan trọng trong quá trình quản lý các Biện pháp xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ và trẻ em.
Cụ thể là, MoCDGWSG có vai trò giám sát việc thực hiện mọi vấn đề liên quan đến giới
trong nước bao gồm cả Chính sách Phụ nữ và Phát triển Giới (2000). Tương tự như vậy,
PO-RALG có trách nhiệm đảm bảo thực hiện và phối hợp suôn sẻ các biện pháp nhằm xóa
bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ở mọi cấp độ từ cấp Quốc gia đến cấp Cộng đồng.
2. Mục tiêu
Mục tiêu chính của cuộc kiểm toán là Đánh giá xem Bộ Phát triển Cộng đồng, Giới,
Phụ nữ và các Nhóm Đặc biệt (MoCDGWSG) và Văn phòng Chủ tịch – Chính quyền Khu
vực và Chính quyền Địa phương (PO-RALG) có quản lý đầy đủ các biện pháp nhằm loại
bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em hay không từ đó góp phần nâng cao sự bình đẳng, hòa
bình và thịnh vượng cho mọi công dân.
Các mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm toán là đánh giá về các vấn đề sau:
(a) MoCDGWSG và PO-RALG đảm bảo rằng các biện pháp nhằm loại bỏ bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em là đầy đủ;
(b) MoCDGWSG và PO-RALG đã đảm bảo rằng các biện pháp xóa bỏ bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em được thực hiện đầy đủ;
(c) MoCDGWSG đã phối hợp đầy đủ với các bên liên quan trong việc thực hiện các biện
pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em;
(d) MoCDGWSG và PO-RALG đã giám sát và đánh giá hoạt động của MDAs và LGAs
trong việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
3. Câu hỏi Kiểm toán
Các câu hỏi mà kiểm toán viên đã đưa ra được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1: Danh sách các câu hỏi Kiểm toán

Câu 1 Các vụ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em xảy ra phổ biến ở mức độ nào?

2
1.1 Tình trạng xảy ra các vụ bạo lực chống lại phụ nữ và trẻ em trong nước
như thế nào?

1.2 MoCDGWSG và PO-RALG đã có những nỗ lực gì để đảm bảo giảm


các vụ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong nước?

Câu 2 MoCDGWSG và PO-RALG có đảm bảo đầy đủ các biện pháp nhằm
loại bỏ các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em không?

2.1 Có sẵn các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
không?

2.2 Các biện pháp hiện có có đủ để đảm bảo xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ
và trẻ em không?

Câu 3 MoCDGWSG và PO-RALG có đảm bảo thực hiện hiệu quả các biện
pháp nhằm loại bỏ các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em?

3.1 Các cơ quan thực hiện có quản lý việc huy động và sử dụng các nguồn
lực để thực hiện các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và
trẻ em không?

3.2 Các cơ quan thực hiện có đạt được tiến độ dự kiến trong việc thực hiện
các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em không?

Câu 4 MoCDGWSG có đảm bảo phối hợp đầy đủ các biện pháp nhằm xóa bỏ
bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em không?

4.1 Có xác định vai trò và trách nhiệm giữa các bên liên quan để hỗ trợ
phối hợp hiệu quả các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ
và trẻ em không?

4.2 Có sự phối hợp, cộng tác và trao đổi hiệu quả giữa các Cơ quan thực
hiện trong việc thực hiện các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em không?

Câu 5 MoCDGWSG và PO-RALG có đảm bảo giám sát và đánh giá hiệu quả
hoạt động của MDA và LGA trong việc loại bỏ các trường hợp bạo lực
đối với phụ nữ và trẻ em?

5.1 MoCDGWSG và PO-RALG có theo dõi tiến độ thực hiện các biện
pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em hay không và mức
3
độ mà những kết quả đó hỗ trợ cho việc ra quyết định?

5.2 MoCDGWSG và PO-RALG có đảm bảo cung cấp dữ liệu từ MDA và


LGA cho cấp quốc gia để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định liên
quan đến việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em không?

5.3 Các chỉ số hoạt động có tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát dữ
liệu về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em không?

5.4 Kết quả giám sát có được sử dụng để đưa ra quyết định đúng đắn
không?

Nguồn: Báo cáo Kiểm toán Hoạt động về Quản lý các Biện pháp nhằm Xóa bỏ
Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em
4. Phạm vi Kiểm toán
Văn phòng Kiểm toán Quốc gia của Cộng hòa Thống nhất Tanzania cho biết, cuộc
kiểm toán đã tiến hành kiểm toán việc quản lý các Biện pháp xóa bỏ bạo lực đối với Phụ
nữ và trẻ em tại đất nước này. Ngoài các MoCDGWSG và PO-RALG, các Cơ quan chính
quyền địa phương (LGAs) cũng nằm trong phạm vi kiểm toán vì họ chịu trách nhiệm đảm
bảo lồng ghép các vấn đề giới vào kế hoạch và chương trình của mình cũng như phân bổ
nguồn lực để thực hiện các biện pháp can thiệp. Ngoài ra, phạm vi của cuộc kiểm toán còn
bao gồm Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (MoEST), cơ quan chịu trách nhiệm đảm
bảo thực hiện các biện pháp nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, và Văn
phòng Tổng thống (PMO) có vai trò đảm bảo giám sát và phối hợp các biện pháp can thiệp
với mục đích nhằm loại bỏ các hành vi bạo lực trong nước. Cụ thể, danh sách các LGAs
được chọn và các vùng tương ứng trong ngoặc là Kinondoni MC (Dar es Salaam), Mbinga
DC (Ruvuma), Nzega DC (Tabora), Arusha DC (Arusha), Musoma MC (Mara) và Mafinga
TC (Iringa).
Để đánh giá tính đầy đủ và thỏa đáng của các biện pháp nhằm loại bỏ bạo lực đối
với phụ nữ và trẻ em, cuộc kiểm toán tập trung vào việc kiểm tra các biện pháp hiện có
nhằm loại bỏ các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em được báo cáo. Ngoài ra,
kiểm tra cơ chế hiện hành để đảm bảo rằng các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ và trẻ
em được báo cáo đều được giải quyết kịp thời.
Tương tự như vậy, khi đánh giá việc thực hiện các biện pháp sẵn có, trọng tâm là
kiểm tra công tác quản lý tổng thể về huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các biện
pháp sẵn có; điều này cũng bao gồm việc kiểm tra mức độ đạt được tiến độ dự kiến trong
việc thực hiện các biện pháp sẵn có nhằm xóa bỏ bạo lực và phân biệt đối xử đối với phụ
nữ và trẻ em.
Mặt khác, để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng trong việc thực hiện các biện pháp
sẵn có, cuộc kiểm toán tập trung vào việc đánh giá vai trò và trách nhiệm của các bên liên

4
quan chính đã được xác định. Tương tự, cuộc kiểm toán cũng tập trung vào việc đánh giá
tính hữu hiệu của sự phối hợp, cộng tác và trao đổi thông tin giữa các bên liên quan chính
về các vấn đề nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Liên quan đến việc theo dõi hiệu quả hoạt động của các bên liên quan đã được xác
định trong việc thực hiện các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em,
cuộc kiểm toán tập trung vào việc đánh giá mức độ đầy đủ trong việc theo dõi tiến độ thực
hiện các biện pháp đã đề ra, tính sẵn có của các Chỉ số KPIs (Key Performance Indicator)
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát cùng với việc đánh giá xem kết quả giám sát
có được sử dụng để đưa ra quyết định sáng suốt hay không.
Cuộc kiểm toán bao gồm ba 3 loại bạo lực chính, đó là bạo lực tinh thần, bạo lực
tình dục như cưỡng hiếp, quấy rối tình dục và hiếp dâm trong hôn nhân, và bạo lực thể xác
đối với phụ nữ và trẻ em.
Cuộc kiểm toán được thực hiện cho khoảng thời gian bốn 4 năm tài chính từ tháng
7 năm 2018/2019 đến tháng 6 năm 2021/2022. Giai đoạn này được dành để đánh giá xu
hướng thực hiện các biện pháp nhằm loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong nước.
5. Phương pháp Kiểm toán
Để thực hiện cuộc kiểm toán với Phạm vi và Mục tiêu đã đề ra ở trên, Văn phòng
Kiểm toán Quốc gia của Cộng hòa Thống nhất Tanzania đã sử dụng các phương pháp hợp
lý sau.
5.1 Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu được sử dụng với mục đích để chọn các Khu vực và Cơ quan
Chính quyền Địa phương (LGAs) được Văn phòng Kiểm toán quốc gia đến Kiểm toán.
Các khu vực được xếp hạng Cao, Thấp và Trung bình dựa trên tổng số trường hợp Bạo lực
trên cơ sở giới (GBV) được báo cáo trong các danh mục Bạo lực tinh thần, Bạo lực thể xác
và Bạo lực tình dục từ năm 2018 đến 2022. Bảng xếp hạng được chia các mức độ như sau:
(i) Low (L) = Số trường hợp dưới 15.000;
(ii) Medium (M) = Từ 15.000 đến 40.000 trường hợp;
và (iii) High (H) = Trên 40.000 trường hợp.
Các vùng được xếp hạng được thành bảy (7) khu hành chính là Khu phía Đông, Khu
phía Nam, Khu phía Tây, Khu phía Bắc, Khu trung tâm, Khu vực gần hồ và Khu vực Tây
Nguyên và chọn ra 6 khu vực. Ở mỗi vùng, khu vực có số ca bệnh được báo cáo cao nhất
đã được chọn, do đó có tổng cộng 6 khu vực được chọn là Ruvuma, Tabora, Arusha, Mara,
Iringa và Dar es Salaam. Bảng 1.1 tóm tắt danh sách các khu vực được lựa chọn cùng với
số vụ bạo lực được báo cáo.
Bảng 1.2: Danh sách các khu vực được chọn

Vùng Khu vực đã chọn Tổng số trường Xếp hạng


hợp bạo lực được

5
báo cáo

Phía Đông Dar es Salaam 117,731 High (H)

Phía Nam Ruvuma 23,871 Medium (M)

Phía Tây Tabora 42,269 High (H)

Phía Bắc Arusha 28,328 Medium (M)

Trung tâm - - -

Khu vực gần hồ Mara 67,037 High (H)

Tây Nguyên phía Iringa 54,630 High (H)


Nam

Nguồn: Phân tích của Kiểm toán viên về Dữ liệu Bạo lực trên Cơ sở Giới từ PO-
RALG (2022)
Tương tự như vậy, ở mỗi khu vực được chọn, một (1) LGA thuộc các hạng mục Hội
đồng Thành phố (CC), Hội đồng Đô thị (MC), Hội đồng Thị trấn (TC) và Hội đồng Quận
(DC) sau đó đã được lựa chọn một cách phù hợp. Danh sách các LGAs được chọn và các
vùng tương ứng trong ngoặc là Kinondoni MC (Dar es Salaam), Mbinga DC (Ruvuma),
Nzega DC (Tabora), Arusha DC (Arusha), Musoma MC (Mara) và Mafinga TC (Iringa).
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
5.2.1 Phỏng vấn
Các cuộc phỏng vấn đã được thực hiện với các quan chức được lựa chọn từ
MoCDGWSG và PO-RALG để hiểu rõ hơn và làm rõ thông tin liên quan đến việc quản lý
tổng thể các biện pháp hiện có nhằm loại bỏ các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ và trẻ
em. Tương tự, các cuộc phỏng vấn cũng được tổ chức với các quan chức được lựa chọn từ
Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (MoEST) và Văn phòng Tổng thống (PMO).
5.2.2 Đánh giá tài liệu
Nhóm kiểm toán đã xem xét nhiều tài liệu khác nhau từ MoCDGWSG, PO-RALG
và các bên được xác định khác ở cấp Bộ như Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ
(MoEST) và Văn phòng Tổng thống (PMO), cũng như các Cơ quan Chính quyền Địa
phương (LGA). Các tài liệu được xem xét chủ yếu là các báo cáo tiến độ hàng năm, báo
cáo giám sát và đánh giá, Khung chi tiêu trung hạn (MTEF) và các kế hoạch hành động.
Việc xem xét tài liệu đã được thực hiện để hiểu rõ hơn về tính đầy đủ của việc quản lý tổng
thể các biện pháp nhằm loại bỏ các trường hợp bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong
nước. Đánh giá tài liệu cũng được sử dụng để bổ sung thông tin thu được thông qua các
6
cuộc phỏng vấn. Các tài liệu được xem xét là những tài liệu nằm trong khoảng thời gian từ
năm tài chính từ tháng 7 năm 2018/2019 đến tháng 6 năm 2021/2022.
5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Cuộc kiểm toán đã sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu định lượng và định tính để
phân tích dữ liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán.
5.3.1 Phân tích dữ liệu định lượng
Dữ liệu định lượng được tổng hợp và phân tích bằng bảng tính Excel để xác định sự kiện
dưới dạng bảng. Các sự kiện mới nổi sau đó được mô tả trong văn bản dựa trên tần suất
xuất hiện, tỷ lệ và mức trung bình để giải thích mối quan hệ hiện có và xu hướng theo thời
gian. Ngoài ra, để làm rõ hơn các sự kiện được quan sát, dữ liệu thu thập được trình bày và
mô tả bằng các biểu đồ đơn giản.
5.3.2 Phân tích dữ liệu định tính
Phân tích nội dung khái niệm được sử dụng để phân tích dữ liệu định tính nhằm xác định
sự tồn tại và tần suất của các khái niệm nổi lên từ các cuộc phỏng vấn và đánh giá tài liệu.
Thông tin thu thập được xác định và mã hóa dựa trên các chủ đề chính, tập trung vào các
khái niệm chính cho từng câu hỏi kiểm toán. Ngoài ra, dựa trên tần suất xuất hiện của các
chủ đề nổi lên, thông tin được tóm tắt và trình bày dưới dạng văn bản tường thuật để khẳng
định các sự kiện đã được ghi nhận.
6. Tiêu chuẩn Kiểm toán
Các tiêu chuẩn để đánh giá được rút ra từ nhiều nguồn khác nhau như Pháp luật (Đạo luật
và Quy định), Hướng dẫn, Kế hoạch chiến lược và Chức năng bắt buộc của Bộ Phát triển
Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và các Nhóm đặc biệt (MoCDGWSG) và Văn phòng Chủ tịch –
Cơ quan quản lý khu vực và Chính quyền địa phương (PO-RALG) và các Bộ, ngành, cơ
quan được lựa chọn khác. Bên cạnh đó cuộc kiểm toán còn sử dụng mục tiêu và các chiến
lược quốc gia để làm cơ sở tiêu chuẩn đánh giá.

7
QUY TRÌNH
1. Lý thuyết về Quy trình của 1 cuộc kiểm toán
Theo GUID 3920, quy trình của một cuộc kiểm toán gồm 4 bước:
1. Lập kế hoạch (Planning)
2. Thực hiện (Conducting)
3. Báo cáo (Reporting)
4. Theo dõi sau kiểm toán (Follow up)
Báo cáo có đề cập tới nội dung của các bước 1,2 và 3. Bước theo dõi sau kiểm toán không
được đề cập.
2. Chi tiết Cuộc kiểm toán về Các phương pháp xóa bỏ Bạo lực đối về Phụ nữ và Trẻ
em ở Tanzania
2.1 Lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch kiểm toán không được đề cập cụ thể thành một phần riêng trong quy
trình kiểm toán. Tuy nhiên báo cáo này có trình bày các nội dung của quá trình lập kế hoạch
đã được trình bày trong Chương 1 của báo cáo kiểm toán, bao gồm:
• Mục tiêu kiểm toán và phạm vi kiểm toán;
• Thông tin về các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp;
• Thu thập thông tin về phạm vi kiểm toán;
• Thông tin về những lĩnh vực có khả năng yếu kém.
Các nội dung liên quan quan tới trọng yếu và rủi ro, thiết kế và quản lý chương trình kiểm
toán chưa được đề cập.
2.2 Thực hiện
2.2.1 Bằng chứng Kiểm toán
Theo ISSAI 3000 thì Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
để chứng minh cho các phát hiện kiểm toán, đưa ra kết luận đáp ứng các mục tiêu kiểm
toán và các câu hỏi kiểm toán, đồng thời đưa ra các kiến nghị phù hợp, có liên quan và nằm
trong nhiệm vụ của SAI.
Để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đó, Kiểm toán viên đã sử dụng
2 phương pháp: Phỏng vấn và Đánh giá tài liệu. Hai tiểu mục dưới đây sẽ cung cấp thông
tin chi tiết về danh sách các Viên chức được phỏng vấn, cũng như các tài liệu chính được
xem xét trong quá trình kiểm toán và đưa ra lý do cho các lựa chọn đó.
2.2.1.1 Danh sách các Viên chức được phỏng vấn và lý do lựa chọn khi
thực hiện Phương pháp phỏng vấn
Bảng 2.1: Danh sách các Viên chức được phỏng vấn và lý do lựa chọn các
Viên chức

Đơn vị Người được phỏng Lý do

8
vấn

MoCDGWSG 1.Bộ phận giới - Đánh giá mức độ xảy ra bạo lực ở phụ
nữ và trẻ em trong nước;
- Đánh giá những thách thức chính nảy
sinh trong quá trình thực hiện NPA
VAWC;
- Lập ngân sách được phân bổ cho thực
hiện các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực
đối với phụ nữ và những đứa trẻ.

2. Bộ phát triển cộng - Đánh giá mức độ xảy ra bạo lực ở phụ
đồng nữ và trẻ em trong nước;
- Để đánh giá những thách thức chính
nảy sinh trong quá trình thực hiện NPA
VAWC;
- Lập ngân sách được phân bổ cho thực
hiện các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực
đối với phụ nữ và những đứa trẻ.

PO-RALG 1.Giám đốc bộ phận - Đánh giá mức độ thực hiện các biện
dịch vụ phúc lợi xã hội pháp đã được hoạch định nhằm xóa bỏ
2.Phòng phúc lợi xã bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em;
hội - Đánh giá mức độ xảy ra bạo lực ở phụ
3.Phòng phát triển nữ và trẻ em trong nước;
cộng đồng - Đánh giá những thách thức chính nảy
sinh trong quá trình thực hiện NPA
VAWC;
- Xác định tần suất giám sát hỗ trợ được
tiến hành;
- Lập ngân sách được phân bổ cho thực
hiện các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực
đối với phụ nữ và những đứa trẻ.

Ban thư kí Khu vực điều phối - Để đánh giá mức độ thực hiện các biện
nhân viên NPA pháp đã hoạch định trong LGA;
VAWC - Xác định các trường hợp bạo lực
thường được báo cáo;
- Để đánh giá những thách thức chính
9
nảy sinh trong quá trình thực hiện NPA
VAWC;
- Để đánh giá xem ủy ban bảo vệ phụ nữ
và trẻ em có sẵn sàng, được đào tạo và
hoạt động tích cực hay không;
- Đánh giá ngân sách được phân bổ để
thực hiện VAWC;
- Xác định tần suất giám sát hỗ trợ được
tiến hành.

LGA 1.Điều phối viên quận - Để đánh giá mức độ thực hiện các biện
NPA VAWC pháp đã hoạch định trong LGA
2.Phòng phúc lợi xã - Xác định các trường hợp bạo lực
hội thường được báo cáo
3.Phòng phát triển - Để đánh giá những thách thức chính
cộng đồng nảy sinh trong quá trình thực hiện NPA
VAWC
-Để đánh giá xem ủy ban bảo vệ phụ nữ
và trẻ em có sẵn sàng, được đào tạo và
hoạt động tích cực hay không
- Đánh giá ngân sách được phân bổ để
thực hiện VAWC
- Đánh giá nguồn nhân lực sẵn có tại cơ
quan phúc lợi xã hội/ Phát triển cộng
đồng và thiết lập khoảng cách nếu có

Bộ giáo dục, Các quan chức chịu - Đánh giá mức độ thực hiện các biện
khoa học và trách nhiệm xuyên pháp đã hoạch định nhằm xóa bỏ bạo lực
công nghệ suốt cho vấn đề đối với phụ nữ và trẻ em ở các trường
tiểu học, trung học cơ sở và cao hơn cơ
sở học tập
- Đánh giá mức độ xảy ra bạo lực cụ thể
là cưỡng hiếp, mang thai ở tuổi vị thành
niên và quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ
em trong các trường học, cao đẳng và đại
học
- Đánh giá hành động được thực hiện đối
với nạn nhân bạo lực

10
Văn phòng Điều phối viên về giới - Để đánh giá xem cuộc họp của ban chỉ
Chủ tịch đạo có được tổ chức
- Để xác định các vấn đề liên quan đến
VAWC đã gây ra và hành động

Nguồn: Báo cáo Kiểm toán Hoạt động về Quản lý các Biện pháp nhằm Xóa bỏ
Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em
2.2.1.2 Danh sách các tài liệu chính được rà soát và lý do xem xét khi
thực hiện Phương pháp Đánh giá tài liệu
Bảng 2.2: Danh sách các tài liệu chính được rà soát trong quá trình kiểm toán
và lý do xem xét

Đơn vị Tên tài liệu Lý do

NPA-VAWC • Xác định các biện pháp dự kiến nhằm loại bỏ


VAWC.
• Xác định các bên liên quan tham gia thực hiện
chương trình

MoCDGWSG Báo cáo đánh giá • Đánh giá mức độ thực hiện các kế hoạch
NPA-VAWC thường • Thiết lập và đánh giá những thách thức chính
niên từ các Phòng phát sinh trong quá trình thực hiện NPA-
ban về Giới VAWC

MTEF • Lập ngân sách được phân bổ cho thực hiện


các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em

PO-RALG Báo cáo giám sát hỗ • Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp đã
trợ hoạch định nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ
và trẻ em
• Đánh giá mức độ xảy ra bạo lực ở phụ nữ và
trẻ em trong nước
• Đánh giá những thách thức chính gặp phải
trong quá trình thực hiện NPA-VAWC

11
Báo cáo thực hiện • Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp đã
phúc lợi xã hội hàng hoạch định nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ
năm và trẻ em
• Đánh giá các vụ bạo lực ở phụ nữ và trẻ em
trong nước
• Đánh giá những thách thức chính gặp phải
trong quá trình thực hiện NPA-VAWC

MTEF • Lập ngân sách được phân bổ cho thực hiện


các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em

Kế hoạch thực hiện • Xác định các hoạt động nhằm mục đích xóa
bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Ban thư ký Báo cáo thường • Để đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp
Khu vực niên/quý ban phúc theo kế hoạch trong LGA
lợi xã hội • Xác định các vụ bạo lực thường gặp đối với
phụ nữ và trẻ em
• Đánh giá những thách thức chính gặp phải
trong quá trình thực hiện NPA-VAWC

Chứng từ ngân sách • Đánh giá ngân sách được phân bổ để thực hiện
VAWC

Hỗ trợ giám sát • Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp đã
được hoạch định nhằm xóa bỏ bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em
• Đánh giá mức độ xảy ra bạo lực ở phụ nữ và
trẻ em ở LGA

LGA Báo cáo thường • Để đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp
niên/quý khối phúc đã hoạch định trong LGA
lợi xã hội • Xác định các vụ bạo lực thường gặp đối với
phụ nữ và trẻ em
• Để đánh giá những thách thức chính nảy sinh
trong quá trình thực hiện NPA VAWC

Chứng từ ngân sách • Đánh giá ngân sách được phân bổ để thực hiện

12
VAWC

Cấp bậc nhân viên/ • Đánh giá nguồn nhân lực sẵn có tại cơ quan
quản lý phúc lợi xã hội/phát triển cộng đồng và thiết lập
khoảng cách nếu có

Kế hoạch thực hiện • Để xác định xem các hoạt động chống VAWC
đã được lên kế hoạch có được thực hiện

Bộ giáo dục, Báo cáo thường niên - Đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp đã
khoa học và hoạch định nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ
công nghệ và trẻ em ở các trường tiểu học, trung học cơ
sở và cao hơn cơ sở học tập
- Đánh giá mức độ xảy ra bạo lực cụ thể là
cưỡng hiếp, mang thai ở tuổi vị thành niên và
quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em trong các
trường học, cao đẳng và đại học
- Đánh giá hành động được thực hiện đối với
nạn nhân bạo lực

Kế hoạch thực hiện • Xác định các hoạt động được lên kế hoạch
nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Văn phòng Biên bản Ban chỉ đạo • Để đánh giá xem ban chỉ đạo có tổ chức cuộc
Chủ tịch họp không
• Để xác định các vấn đề liên quan đến VAWC
đã gây ra và hành động

Nguồn: Báo cáo Kiểm toán Hoạt động về Quản lý các Biện pháp nhằm Xóa bỏ
Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em
2.2.2 Xử lý các phát hiện kiểm toán
2.2.2.1 Mức độ xảy ra Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em
Phát hiện liên quan đến việc thực hiện không đầy đủ các nỗ lực nhằm đảm bảo giảm
các trường hợp bạo lực được báo cáo:
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển và định hướng Chiến lược
tiếp cận và truyền thông tích hợp NPA - VAWC cho cán bộ phát triển cộng đồng và phúc
lợi xã hội ở tất cả các vùng, nhưng vẫn có những thách thức cản trở nỗ lực đảm bảo việc
thực hiện, cụ thể:

13
(a) Sự sẵn có của Cán bộ Phúc lợi Xã hội ở các cấp khác nhau của hoạt động Chính
Phủ:
Báo cáo Kế hoạch hành động quốc gia (2018/19) chỉ ra rằng một trong những thách thức
cản trở nỗ lực đảm bảo thực hiện hiệu quả Chiến lược tiếp cận và truyền thông tích hợp
NPA - VAWC là tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là Cán bộ Phúc lợi Xã hội và phát triển
cộng đồng ở các cấp khác nhau của hoạt động của Chính Phủ.
Bảng 2.3 cung cấp thông tin chi tiết về số lượng Cán bộ Phúc lợi Xã hội hiện có tại các
điểm khác nhau của hoạt động Chính Phủ.
Bảng 2.3: Số lượng Cán bộ Phúc lợi Xã hội ở các cấp khác nhau của hoạt động
Chính Phủ (2022)

Nguồn: Thống kê từ Văn phòng Chủ tịch – Chính quyền khu vực và chính quyền địa
phương
(Phòng Phúc lợi xã hội, 2022)
Bảng 2.3 chỉ ra rằng tổng số thiếu hụt là 97,3%. Dữ liệu từ bảng cũng chỉ ra rằng, số lượng
Cán bộ yêu cầu của các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) và Phường chiếm tỉ trọng
cao, hơn ¾ tổng số Cán bộ yêu cầu của tất cả các cấp. Ngoài ra, có thể thấy rằng không có
Cán bộ nào được phân bổ vào các cấp Thôn và Phố.
Tương tự, Bảng 2.4 cung cấp chi tiết về số lượng Cán bộ Phúc lợi sẵn có ở các cấp khác
nhau của Cơ sở Y tế.
Bảng 2.4: Số lượng Cán bộ Phúc lợi Xã hội ở các cấp khác nhau của các Cơ sở Y tế
(2022)

Nguồn: Thống kê từ Văn phòng Chủ tịch nước – Chính quyền khu vực và chính quyền địa
phương
(Phòng Phúc lợi xã hội, 2022)
Bảng 2.4 cho thấy số Cán bộ Phúc lợi Xã hội ở các cấp của Cơ sở Y tế bị thiếu hụt tới
97,6%, cụ thể là: Bệnh viện huyện, Trung tâm y tế và Trạm xá. Có thể thấy rằng, còn thiếu
hơn 3/4 số lượng Cán bộ Phúc lợi Xã hội cần thiết ở các tuyến Bệnh viện huyện và Trung
14
tâm Y tế. Hơn nữa, Cán bộ Phúc lợi Xã hội không được phân bổ ở Trạm xá, tỉ lệ thiếu hụt
ở đây là 100%.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, các Cán bộ Phúc lợi Xã hội vẫn còn thiếu các cấp khác nhau của
Hệ thống Tư pháp. Các Cán bộ Phúc lợi Xã hội trong Hệ thống Tư pháp đóng vai trò quan
trọng trong việc quản lý các quyền của công dân liên quan đến các vấn đề phúc lợi xã hội.
Bảng 2.5 tóm tắt chi tiết về số lượng Cán bộ Phúc lợi Xã hội hiện có ở các cấp khác nhau
của Hệ thống Tư pháp.
Bảng 2.5: Số lượng Cán bộ Phúc lợi Xã hội ở các cấp khác nhau của Hệ thống Tư
pháp (2022)

Nguồn: Thống kê từ Văn phòng Chủ tịch – Chính quyền khu vực và chính quyền địa
phương
(Phòng Phúc lợi xã hội, 2022)
Bảng 2.5 cho thấy mức thiếu hụt 100% ở tất cả các cấp ngoại trừ Tòa án quận có mức thiếu
hụt thấp nhất được ghi nhận là 1,50%.
Do đó, việc thu thập dữ liệu về Bạo lực trên cơ sở Giới (GBV) gặp khó khăn do thiếu số
lượng Cán bộ Phúc lợi Xã hội ở các cấp Phường, Thôn và Đường. Điều này dẫn đến việc
thu thập thông tin không chắc chắn vì có những cán bộ ở các cấp này chưa được trao quyền
quản lý việc tiếp cận thông tin liên quan.
Phân tích sâu hơn về số lượng Điều phối viên của Kế hoạch hành động quốc gia nhằm
chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em (NPA - VAWC) tại các các Cơ quan chính
quyền địa phương (LGAs) được kiểm tra so với số lượng Bạo lực trên cơ sở Giới (GBV)
tại mỗi Cơ quan chính quyền địa phương (LGA) được kiểm tra được trình bày trong Bảng
2.6.
Bảng 2.6: Số lượng Điều phối viên của NPA - VAWC và các trường hợp VAWC
được báo cáo trong LGAs được kiểm tra, 2022

15
Nguồn: Dữ liệu từ các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) được kiểm tra (2022)
Bảng 2.6 chỉ ra rằng, số trường hợp Bạo lực trên cơ sở Giới (GBV) được báo cáo trên mỗi
Điều phối viên của Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ
và Trẻ em (NPA - VAWC) dao động trong khoảng từ 2 đến 66. Bảng này chỉ thêm rằng,
trung bình, một Điều phối viên của Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt Bạo lực
đối với Phụ nữ và Trẻ em (NPA - VAWC) ở các cấp khác nhau đang xử lý 39 trường hợp
Bạo lực trên cơ sở Giới (GBV) được báo cáo ở mỗi Cơ quan chính quyền địa phương được
kiểm tra. Cuộc kiểm toán nhận thấy rằng có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ giữa các Cơ quan
chính quyền địa phương (LGAs). Sự khác biệt lớn này tồn tại do việc sắp xếp các điều phối
viên không dựa trên số lượng trường hợp Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em (VAWC) được
báo cáo mà dựa trên các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) và Phường sẵn có.
Tuy nhiên, việc xem xét Báo cáo thường niên về việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc
gia nhằm chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em ở Tanzania trong năm tài chính
2017/18 chỉ ra rằng trong số các yếu tố cản trở nỗ lực thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch
hành động chấm dứt bạo lực của các Bộ đối với phụ nữ và trẻ em là việc chia sẻ thông tin
còn hạn chế giữa các tổ chức phi Chính Phủ và các cấp chính quyền khác nhau.
(b) Không đủ kinh phí phân bổ để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia nhằm
chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em (NPA - VAWC):
Các cuộc phỏng vấn với các quan chức tại các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs)
được kiểm tra đã chỉ ra rằng trong số các yếu tố cản trở việc thực hiện hữu hiệu Chiến lược
tiếp cận và truyền thông tích hợp NPA-VAWC là do không đủ kinh phí phân bổ cho các
Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs).
Bảng 2.7 cung cấp tình trạng kinh phí được phân bổ để phục vụ cho các hoạt động liên
quan đến giới tính tại các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) được kiểm tra.
Bảng 2.7: Kinh phí ngân sách và giải ngân để giải quyết các trường hợp VAWC từ
2018/19 đến 2021/22 (Tính bằng triệu TZS)

16
Nguồn: Khung chi tiêu trung hạn các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) được
kiểm tra (2022)
Bảng 2.7 cho thấy Mafinga TC đã lập ngân sách nhiều hơn và giải ngân nhiều quỹ hơn so
với Cơ quan chính quyền địa phương được kiểm tra khác. Mặc dù Arusha DC và Nzega
DC đã lập ngân sách nhưng không có quỹ nào được giải ngân để đạt được các hoạt động
giải quyết Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em.
Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn với các Cán bộ Phúc lợi Xã hội và Cán bộ Phát triển Cộng
đồng trong các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) được kiểm tra cho thấy việc giải
ngân quỹ không đầy đủ chủ yếu là do chưa ưu tiên đúng mức cho các hoạt động liên quan
đến giới. Việc không đảm bảo đầy đủ nguồn quỹ sẵn có để phục vụ cho các hoạt động liên
quan đến giới đã tạo điều kiện cho tất cả các hoạt động liên quan đến giới được thực hiện
dưới sự bảo trợ của các hoạt động khác đã được phân bổ kinh phí và do đó không được
thực hiện một cách hiệu quả.
Bảng 2.8 cung cấp thông tin chi tiết về số tiền ngân sách dành cho các hoạt động chống
bạo lực liên quan đến giới tính trên 1.000 dân số phụ nữ và trẻ em tại các Cơ quan chính
quyền địa phương (LGAs) được kiểm tra trong năm tài chính 2021/22.
Bảng 2.8: Dân số phụ nữ với số tiền ngân sách (2021/22)

Nguồn: Dữ liệu từ các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) được kiểm tra (2022)
Bảng 2.8 cho thấy có sự khác biệt đáng chú ý về số tiền dự trù dành cho mỗi 1.000 phụ nữ
và trẻ em tại các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) được kiểm tra, dao động từ
11.350 TZS cho Cơ quan chính quyền địa phương với dân số 88.105 đến 1.871.433 TZS
cho Cơ quan chính quyền địa phương với dân số 64.122. Cuộc kiểm toán nhận thấy rằng
sự khác biệt đáng chú ý là kết quả của việc thiếu tiêu chuẩn về số tiền được lập ngân sách,
17
theo đó có những Cơ quan chính quyền địa phương có ngân sách thấp nhưng có nhiều phụ
nữ và trẻ em hơn và các Cơ quan chính quyền địa phương khác có ngân sách cao nhưng có
số lượng phụ nữ và trẻ em thấp hơn.
Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn với các quan chức của các Cơ quan chính quyền địa phương
(LGAs) được kiểm tra cho thấy những khác biệt đáng chú ý trong việc phân bổ ngân sách
cho phụ nữ và trẻ em là do sự khác biệt về năng lực nguồn tài chính giữa các Cơ quan chính
quyền địa phương (LGAs). Mặt khác, phân tích sâu hơn đã được thực hiện để đánh giá số
lượng các trường hợp Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em (VAWC) được báo cáo so với số
tiền được lập ngân sách cho mỗi Cơ quan chính quyền địa phương được kiểm tra.
Bảng 2.9 tóm tắt số tiền dự trù cho 100 trường hợp Bạo lực trên cơ sở Giới (GBV) được
báo cáo cho năm tài chính 2021/22 tại các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) được
kiểm tra.
Bảng 2.9: Số lượng Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em (VAWC) được báo cáo với số
tiền dự trù (2021/22)

Nguồn: Dữ liệu từ các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) được kiểm tra (2022)
Bảng 2.9 minh họa rằng có sự khác biệt đáng chú ý về số tiền dự trù so với mỗi 100 trường
hợp Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em (VAWC) được báo cáo giữa các Cơ quan chính
quyền địa phương (LGAs) được kiểm tra, từ 60.938 TZS cho Cơ quan chính quyền địa
phương (LGA) với 1.641 trường hợp được báo cáo đến 235.294.118 TZS cho Cơ quan
chính quyền địa phương (LGA) với 51 trường hợp Bạo lực trên cơ sở Giới (GBV) được
báo cáo.
Người ta cũng chỉ ra thêm rằng, Nzega DC, nơi có số lượng các trường hợp Bạo lực trên
cơ sở Giới (GBV) được báo cáo tương đối lớn (4.843) đã được phân bổ với ngân sách
tương đối nhỏ hơn so với Mafinga TC với 51 trường hợp Bạo lực trên cơ sở Giới (GBV)
được báo cáo.
Cuộc kiểm toán nhận thấy rằng những khác biệt đáng chú ý là kết quả của việc thiếu các
tiêu chuẩn về phân bổ ngân sách, theo đó có những Cơ quan chính quyền địa phương có
ngân sách thấp nhưng số trường hợp bạo lực được báo cáo cao trong khi những Cơ quan
chính quyền địa phương khác được phân bổ ngân sách cao trong khi lại có số lượng trường
hợp bạo lực được báo cáo thấp.

18
2.2.2.2 Sự phù hợp của các biện pháp nhằm xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ
nữ và Trẻ em
a) Các biện pháp hiện có nhằm mục đích xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ
em là chưa đủ
Nhóm kiểm toán dựa trên mục tiêu chính của cuộc kiểm toán là đánh giá xem
MoCDGWSG và PO-RALG có quản lý đầy đủ các biện pháp nhằm loại bỏ bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em hay không, để đưa ra tiêu chuẩn đánh giá, cụ thể là: Mục tiêu
"MoCDGWSG và PO-RALG đảm bảo rằng các biện pháp nhằm loại bỏ bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em là đầy đủ”.
Cuộc kiểm toán nhận thấy rằng, MoCDGWSG đã xây dựng kế hoạch NPA-VAWC
2017/18 – 2021/22 và sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chính sách, hướng dẫn, chiến lược
cũng như giám sát và đánh giá việc thực hiện. Còn PO-RALG sẽ đảm bảo thực hiện kế
hoạch từ RS, LGA xuống cấp dưới. Kế hoạch hành động hợp nhất tám lĩnh vực để giải
quyết Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em, với các mục tiêu cụ thể như tăng tỷ lệ hội đồng
có các chương trình VAW dựa vào cộng đồng tích cực và giảm bạo lực tình dục.
Mặc dù đã có nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết bạo lực đối với phụ nữ và trẻ
em, tuy nhiên các biện pháp hiện có nhằm mục đích xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ
em là chưa đủ, bao gồm:
● Thiếu lộ trình hướng tới xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em dựa trên khu vực
cụ thể;
● Thiếu việc xác định các lĩnh vực rủi ro và ưu tiên;
● Thiếu chiến lược thực hiện tùy chỉnh ở cấp trường học và cấp khu vực;
● Dữ liệu về Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em không được tập trung thống nhất.
Hình 3.3 cho thấy số trường hợp bạo lực được báo cáo bởi MoCDGWSG và PO-RALG
Hình 2.1: Sự khác biệt về các trường hợp bạo lực được báo cáo

19
Nguồn: Phân tích của Kiểm toán viên dựa trên dữ liệu được gửi từ MoCDGWSG và PO-
RALG (2019 - 2021)
Số trường hợp bạo lực được báo cáo bởi MoCDGWSG thấp hơn số trường hợp do
PO-RALG báo cáo trong năm 2019 và 2021. Sự khác biệt đáng chú ý là vào năm 2021,
theo đó số trường hợp bạo lực được PO-RALG báo cáo gần gấp ba lần số trường hợp bạo
lực được báo cáo bởi MoCDGWSG.
Thực trạng trên đã dẫn đến việc không giải quyết được tình trạng bạo lực ngày càng
gia tăng. Nguyên nhân chính là do các biện pháp được phát triển chỉ tập trung vào các
chuẩn mực và giá trị có liên quan đến VAWC cần đạt được vào năm 2021/22. Ngoài ra,
NPA-VAWC ưu tiên nhiều hơn vào việc thành lập Ủy ban Trẻ em ở cấp phường chứ không
phải các chiến lược như điều chỉnh các quy định ở cấp trường. Và tình trạng thiếu ngân
sách cũng là một nguyên nhân dẫn đến các thực trạng trên.
b) Đào tạo không đầy đủ cho các Ủy ban
Nhóm kiểm toán dựa trên Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối
với phụ nữ và trẻ em ở Tanzania 2017/2018 – 2021/2022 với tiêu chí cụ thể là: những
người làm việc ở tuyến đầu như Cán bộ phúc lợi xã hội, Cảnh sát và Nhân viên chăm sóc
sức khỏe cần được đào tạo để xử lý các trường hợp được bảo vệ, chuyển họ đến cơ quan
quản lý đúng người và đảm bảo thực hiện đúng thủ tục giấy tờ.
Cuộc kiểm toán đã ghi nhận rằng Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em đã được thành
lập không được đào tạo đầy đủ để nâng cao năng lực giải quyết Bạo lực đối với Phụ nữ và
Trẻ em trong nước. Dẫn đến việc các ủy ban không được thành lập hoặc vận hành hoặc cả
việc thành lập và vận hành các ủy ban bị trì hoãn. Cũng như gây trở ngại lớn cho việc thực
hiện hữu hiệu các biện pháp xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em. Mà nguyên nhân
chính là do việc thiếu ngân sách tại RS và LGA đã góp phần dẫn đến việc không đào tạo
20
được các Ủy ban đã được thành lập. Bảng 2.10 dưới đây cho thấy tình trạng đào tạo được
cung cấp cho Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em ở các khu vực được kiểm tra trong giai
đoạn được kiểm toán.
Bảng 2.10: Tình trạng đào tạo được cung cấp cho Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em
tại các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) được thăm

Tên LGAs được kiểm Số lượng Ủy ban Bảo vệ Số lượng Ủy ban được
toán Phụ nữ và Trẻ em hiện đào tạo

Arusha DC 94 94

Mafinga TC 51 51

Musoma MC 63 4

Kinondoni MC 21 1

Mbinga DC 29 0

Nzega DC 195 0
Nguồn: Phân tích thông tin của kiểm toán viên được cung cấp từ RS và LGAs được kiểm
tra (2023)
Trong tất cả các LGAs được kiểm tra ngoại trừ Mafinga TC, Musoma MC và Arusha
DC, không có Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em nào nhận được đào tạo để nâng cao năng
lực xử lý Bạo lực trên cơ sở Giới (GBV). Tuy nhiên, ở Kinondoni MC chỉ có một Ủy ban
được đào tạo. Mbinga DC và Nzega DC đã không thể tiến hành khóa đào tạo theo kế hoạch
do không có kinh phí. Các quan chức được phỏng vấn từ Mafinga TC đã làm rõ rằng Ủy
ban của họ đã được đào tạo thông qua hỗ trợ tài chính nhận được từ nhà tài trợ và Tổ chức
Xã hội Dân sự (CSO). Hơn nữa, các quan chức chỉ ra rằng không có ngân sách nội bộ được
phân bổ để tạo điều kiện đào tạo cho Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em.
c) Cơ cấu và chức năng của Điều phối viên NPA - VAWC chưa rõ ràng
Nhóm kiểm toán dựa trên cơ cấu và chức năng của các giám sát viên hoặc điều phối
viên từ cấp quận đến cấp phố được đề cập trong NPA-VAWC quy định rằng Cán bộ Phúc
lợi Xã hội hoặc Cán bộ Phát triển Cộng đồng nên tổ chức các chương trình VAWC.
Thực tế việc xem xét NPA-VAWC cho thấy cơ cấu và chức năng của các giám sát
viên hoặc điều phối viên từ cấp quận đến cấp phố vẫn chưa rõ ràng. Dẫn đến phần lớn
những người chịu trách nhiệm thực hiện NPA-VAWC không hiểu phong cách nuôi dạy
con cái được NPA-VAWC khuyến nghị. Tuy nhiên, nhóm kiểm toán lại không đưa ra
nguyên nhân cho thực trạng trên.
d) Các biện pháp được xác định là không bền vững để loại bỏ Bạo lực đối với Phụ
nữ và Trẻ em trong nước
21
Nhóm kiểm toán dựa vào mục tiêu của NPA-VAWC là đạt được Mục tiêu Phát triển
Bền vững (Mục tiêu số 5 của SDGs tập trung vào việc đạt được bình đẳng giới và trao
quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái như đã thống nhất trong năm 2015) để đưa ra tiêu
chuẩn đánh giá.
Cuộc kiểm toán nhận thấy rằng, MoCDGWSG và PO-RALG thông qua NPA -
VAWC đã xác định các biện pháp nhằm loại bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em. Tuy
nhiên, cuộc kiểm toán cũng nhận thấy cả hai Bộ chỉ dựa vào NPA-VAWC như một chiến
lược duy nhất để loại bỏ các vụ bạo lực ở phụ nữ và trẻ em trong suốt giai đoạn được xem
xét mặc dù thực tế là có các chiến lược khác nhằm loại bỏ bạo lực ở phụ nữ và trẻ em;
chẳng hạn như Chiến lược quốc gia về chống cắt xén bộ phận sinh dục nữ 2020/21 đến
2024/25.
Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra rằng các sáng kiến NPA-VAWC (2017/18 đến
20202/21) phụ thuộc quá nhiều vào các nhà tài trợ. Hầu hết nguồn tài trợ cho các chương
trình của Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em
(NPA - VAWC) đến từ các đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ. Một số nhà tài
trợ cũng chỉ đóng góp vào những lĩnh vực mà họ quan tâm. Trong trường hợp này, không
có gì đảm bảo rằng các nhà tài trợ sẽ luôn cung cấp hỗ trợ tài chính để thực hiện Kế hoạch.
Do đó tính bền vững của các biện pháp được xây dựng đã không còn hiệu quả và
chương trình bị loại bỏ dần. Ngoài ra, cũng dẫn đến việc không đạt được mục tiêu đề ra là
chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em ở nước này. Nguyên nhân chính là do thiếu kế
hoạch dài hạn về huy động nguồn lực để thực hiện NPA - VAWC.
2.2.2.3 Thực hiện các biện pháp xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ
em
Cuộc Kiểm toán lưu ý rằng mặc dù đã đạt được những thành tựu trong định hướng
Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (NPA-
VAWC) và Chiến lược tích hợp giữa tiếp cận và truyền thông tới các Cán bộ Phúc lợi Xã
hội và Phát triển Cộng đồng ở tất cả các khu vực, vẫn còn ghi nhận những thách thức đáng
chú ý đã cản trở nỗ lực đảm bảo thực hiện.
a) Huy động và sử dụng các nguồn lực để thực hiện các biện pháp xóa bỏ bạo lực
đối với phụ nữ và trẻ em
Nhóm Kiểm toán đã sử dụng những công bố về việc phân bổ ngân sách để thực hiện
chương trình Chiến lược Hành động quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và
trẻ em được nêu trong hướng dẫn chuẩn bị ngân sách để thực hiện các dự án thuộc NPA-
VAWC làm tiêu chuẩn đánh giá.
Cuộc Kiểm toán đã lưu ý rằng, hơn một nửa quá trình thực hiện NPA-VAWC dựa
vào sự hỗ trợ của các Đối tác Phát triển và các Tổ chức Xã hội Dân sự. Lượng ngân sách
mà Các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) đã giải ngân nhiều hơn 87% so với Các Cơ quan
chính quyền địa phương là 17% trong việc thực hiện NPA-VAWC (Bảng 2.11).
Bảng 2.11: Phân phối và Giải ngân ngân sách cho việc thực hiện NPA-VAWC
22
Tên của Viện/Hội Ngân sách Lượng Giải %
(TZS) ngân được giải
(TZS) ngân

Các Cơ quan chính quyền địa 1,175,042,288 200,849,500 17


phương

Các tổ chức xã hội dân sự (CSO) 520,000,000 460,871,385 87

Các đối tác phát triển 953,380,530 578,720,000 61


Source: MTEF –PORALG (2018/19-2020/21)
Đặc biệt, trong giai đoạn Kiểm toán, MoCDGWSG đã không có quỹ nào được dành
để thực hiện các biện pháp giải quyết bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em từ năm 2018 đến
năm 2022. Ngoài ra, trong các Cơ quan chính quyền địa phương được kiểm tra, Nhóm
Kiểm toán lưu ý rằng kinh phí dành cho các hoạt động giải quyết bạo lực trên cơ sở giới
không được giải ngân theo tiêu chuẩn đề ra trước đó như chi tiết trong Bảng 2.12 dưới đây.
Bảng 2.12: Kinh phí được phân bổ trong các LAGs được kiểm tra (Tính bằng tỷ
TZS)

Tên của Năm tài chính



quan 2018/19 2019/20 2020/21 2021/22
chính
quyền Ngân Đã giải Ngân Đã giải Ngân Đã giải Ngân Đã giải
địa sách ngân sách ngân sách ngân sách ngân
phương được được được được
lập lập lập lập

Kinond 0 0 4.2 4.2 16.5 7.3 7.7 3.80


oni MC

Mbinga 4.0 4.0 10.0 10.0 57.0 57.0 49.7 10.70


DC

Nzega 0 0 1.0 0 1.3 0 4.0 0.00


DC

Arusha 24.9 0 22.9 0 25.0 0 30.0 0.00


DC

Musom 1.0 0.5 1.0 0.6 1.0 0.5 1.0 1.00


a MC

23
Mafing 120 68.9 120 105.8 120 96.7 120 72.70
a TC
Source: MTEF từ 6 LGA đã được kiểm tra (2018/19-2021/22)
Việc không phân bổ đủ kinh phí để thực hiện NPA-VAWC đã là một trong những yếu
tố dẫn đến tình trạng nguồn kinh phí chủ yếu cho việc thực hiện NPA-VAWC tại các cấp
chính quyền địa phương chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ từ các Nhà tài trợ, điều này là không
đủ và không thể tiếp cận được tất cả các vùng miền, các khu đô thị, thị trấn,... và gây cản
trở việc thực hiện được Chiến lược tiếp cận và truyền thông tích hợp của NPA VAWC tại
các LGAs. Bên cạnh đó tình trạng này cũng đã cản trở việc chủ động tham gia của Bộ vào
quá trình phối hợp, giám sát và đánh giá các biện pháp xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và
trẻ em. Hậu quả cuối cùng là các hoạt động tiếp cận cộng đồng như đào tạo nâng cao nhận
thức và giải quyết các chuẩn mực văn hóa không thể được thực hiện. Tuy nhiên, Cuộc kiểm
toán lại không chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng Bộ và các LGAs không phân
bổ ngân sách theo hướng dẫn.
b) Tiến độ Trong quá trình thực hiện các biện pháp xóa bỏ bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em.
Nhóm kiểm toán xây dựng các tiêu chuẩn để tiến hành cuộc kiểm toán dựa theo các
mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối
với phụ nữ và trẻ em ở Tanzania 2017/18 – 2021/22 là loại bỏ 50% bạo lực đối với phụ
nữ vào năm 2021/22. Và yêu cầu của Chiến lược Quốc gia về Phát triển Giới (2005) đề
ra với Bộ tại mục 2.1.4: yêu cầu Bộ cung cấp việc đào tạo/hiểu biết về giới cho các nhà
hoạch định chính sách, lập kế hoạch và các đại diện về giới tiêu biểu và các chủ thể
khác trong lĩnh vực phân tích giới, chính sách giới và lập ngân sách, điều phối và quản
lý mạng lưới. Dựa vào đó, các Bộ/Ngành đã đặt ra các biện pháp nhằm mục đích Xóa
bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em được trình bày trong Bảng 2.13 sau đây.
Bảng 2.13: Các phương pháp được áp dụng

Phương pháp Ngành/Bộ/Cơ


quan

Tăng tỷ lệ Hội đồng có các chương trình cộng đồng tích cực PO-RALG
về việc phòng ngừa VAW từ 0% lên 20% vào tháng 6 năm
2022

Tăng tỷ lệ thành viên hộ gia đình trong độ tuổi 15 - 49 được MoCDGWSG and
tiếp cận với Thông điệp phòng, chống bạo lực đối với Phụ PO RALG
nữ và tài liệu IEC từ 0% lên 55% vào tháng 6 năm 2022

Giảm bạo lực tình dục từ 17,2% xuống 8% vào tháng 6 năm MoCDGWSG and
2022 PO RALG

24
Giảm bạo lực thể xác đối với phụ nữ trong độ tuổi 15-49 từ MoCDGWSG and
39% xuống 10% vào tháng 6 năm 2022 PO RALG

Giảm bạo lực tinh thần từ 36,3% xuống 18% vào tháng 6 MoCDGWSG and
năm 2022 PO RALG

Giảm tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên từ 27% xuống 5% MoCDGWSG and
vào tháng 6 năm 2022 PO RALG

Giảm tỷ lệ FGM từ 32% xuống 11% vào tháng 6 năm 2022 MoCDGWSG and
PO RALG

Giảm tỷ lệ tảo hôn từ 47% xuống 10% vào tháng 6 năm 2022 MoCDGWSG and
PO RALG
Nguồn: Phân tích của Nhóm Kiểm toán từ NPA-VAWC (2022)
Tuy nhiên kết quả trong thực tế mà Cuộc kiểm toán thu được là hầu hết các mục
tiêu được đặt ra đều không đạt được và một số hoạt động nhằm giảm bạo lực đã phải bị
hủy bỏ. Cụ thể như sau:
● Về mục tiêu: Tăng tỷ lệ Hội đồng có các chương trình cộng đồng tích cực về
việc phòng ngừa VAW từ 0% lên 20% vào tháng 6 năm 2022
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với các quan chức của PO-RALG cho thấy rằng
tất cả các Cơ quan chính quyền địa phương đã tìm cách lồng ghép các vấn đề VAWC vào
kế hoạch hàng năm của họ. Việc thành lập Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em chưa được
thực hiện đầy đủ, thỏa đáng. Báo cáo thường niên về phúc lợi xã hội từ năm tài chính
2018/19 đến 2021/22 cho thấy sự thiếu hụt của các Ủy ban Phụ nữ và Trẻ em được thành
lập từ cấp trung ương đến cấp thôn. Ví dụ, ở cấp quốc gia, Ủy ban bảo vệ phụ nữ và trẻ em
đã không được thành lập trong hai năm liên tiếp từ 2019/20 đến 2020/21. Ngoài ra, ở cấp
khu vực, trong số 26 Ủy ban Phụ nữ và Trẻ em được yêu cầu trong năm tài chính 2018/19
thì toàn bộ 26 ủy ban này đều có thể hoạt động, trong khi năm tài chính 2019/20 chỉ còn 2
ủy ban và không có ủy ban nào vào năm tài chính 2020/21. Bảng 2.14 cho thấy tình trạng
thành lập các ủy ban bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong nước.
Bảng 2.14: Tình hình thành lập Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em trong
nước
Mức độ Quản lý từ Số lượng Ủy ban Ủy ban đang hoạt động
Chính phủ được yêu cầu 2018/19 2019/2020 2020/21

Quốc gia 2 2 0 0
Khu vực 26 26 2 0
LGA 184 112 14 58
Phường 13596 2592 452 457
Làng bản 12319 5004 4250 1217
25
Khu phố 4263 3784 107 111
Tổng cộng 20750 11520 4823 1843
Source: Báo cáo thường niên về phúc lợi xã hội và phân tích của kiểm toán viên
(2023)
Các phân tích sâu hơn được tiến hành để đánh giá thực trạng của các Ủy ban đã thành
lập tại các khu vực được kiểm toán và kết quả được thể hiện trong Bảng 2.15 dưới đây;
Bảng 2.15: Tình trạng Ủy ban bảo vệ phụ nữ và trẻ em được thành lập so
với số lượng Ủy ban đang hoạt động trong các LAGs đã được kiểm toán.
Cơ quan chính Số lượng Ủy ban Bảo vệ Số lượng ủy % Ủy ban hoạt động
quyền địa Phụ nữ và trẻ em được ban đang hoạt (%)
phương được thành lập động
kiểm toán
Mafinga TC 51 51 100
Nzega DC 195 86 44
Musoma MC 80 30 38
Arusha DC 94 31 33
Kinondoni MC 127 25 19
Mbinga DC 29 0 0
Nguồn: Phân tích của Kiểm toán viên từ các tài liệu được xem xét từ các LAGs được
kiểm toán (2023)
Việc thành lập các Ủy ban này cũng đi đôi với việc đào tạo các thành viên ủy
ban. Thực trạng, cuộc kiểm toán cho biết các Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em được
thành lập không được đào tạo đầy đủ để xây dựng năng lực giải quyết bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em trong nước khi xem xét các báo cáo hàng quý của NPA VAWC từ
tháng 7 đến tháng 12 năm 2021. Điều này là trở ngại lớn cho việc thực hiện đầy đủ và
hữu hiệu các biện pháp can thiệp dự kiến nhằm giảm tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ
em từ cấp thôn đến Ban Thư ký Khu vực.
Ngoài ra, cuộc kiểm toán cũng ghi nhận thực trạng về việc Ủy ban Bảo vệ Phụ
nữ và Trẻ em không tiến hành các cuộc họp định kỳ ở các cấp và không cung cấp báo
cáo kết quả hoạt động. Mặc dù các Ủy ban này đã phải giảm số lượng cuộc họp xuống
định kỳ hàng quý do hạn chế về ngân sách nhưng các cuộc họp này vẫn không thể được
tổ chức. Điều này ngăn cản các cuộc thảo luận về tiến bộ đạt được trong các biện pháp
can thiệp được thiết kế nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ở Quốc gia.
Bảng 2.16: Các cuộc họp theo kế hoạch và thực tế tiến hành của Ủy ban bảo vệ phụ
nữ và trẻ em tại các Ban thư ký khu vực khác nhau
Khu vực được Năm tài Số cuộc họp được dự Số cuộc họp % thực hiện
kiểm toán chính kiến của Ủy ban Bảo vệ thực tế được
Phụ nữ và Trẻ em thực hiện
Dar es salaam 2018/19 4 0 0

26
2019/20 4 2 50

2020/21 4 2 50

2021/22 4 2 50
Arusha 2018/19 4 1 25
2019/20 4 2 50

2020/21 4 2 50

2021/22 4 1 25
Ruvuma 2018/19 4 0 0
2019/20 4 1 25

2020/21 4 0 0

2021/22 4 1 25
Iringa 2018/19 4 0 0
2019/20 4 0 0

2020/21 4 1 0

2021/22 4 0 25
Mara 2018/29 4 3 75
2019/20 4 4 100
2020/21 4 3 75
2021/22 4 4 100
Tabora 2018/29 4 0 0
2019/20 4 4 100
2020/21 4 4 100
2021/22 4 4 100
Nguồn: Phân tích của kiểm toán viên về thông tin được cung cấp từ RS và LGA
đã kiểm toán (2023)
Đặc biệt, tại các Cơ quan Chính quyền Địa phương được kiểm toán, 1 trong số
6 cơ quan này đã không thành công trong việc tổ chức các cuộc họp hàng quý trong
khoảng ba năm do không đủ kinh phí như được nêu chi tiết trong Bảng 2.17 dưới đây:
Bảng 2.17: Các cuộc họp theo kế hoạch và thực tế đã được tiến hành của Ủy
ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em tại LGAs
LGA được Năm tài Số lượng cuộc họp Số lượng cuộc họp Tỷ lệ đã thực
kiểm toán chính theo kế hoạch thực tế đã thực hiện hiến(%)
2018/19 4 4 100
27
Kinondoni 2019/20 4 4 100
MC
2020/21 4 4 100

2021/22 4 2 50
Arusha DC 2018/19 4 3 75
2019/20 4 4 100

2020/21 4 4 100

2021/22 4 4 100
Mbinga DC 2018/19 4 1 25
2019/20 4 0 0

2020/21 4 0 0

2021/22 4 0 0
Mafinga TC 2018/19 4 4 100
2019/20 4 4 100

2020/21 4 4 100

2021/22 4 4 100
Musoma MC 2018/29 4 4 100
2019/20 4 4 100

2020/21 4 2 50

2021/22 4 3 75

Nzega DC 2018/29 4 0 75

2019/20 4 0 75

2020/21 4 1 25

2021/22 4 2 50
Nguồn: Phân tích của kiểm toán viên từ thông tin được cung cấp bởi RS và LGA được
kiểm toán(2023)
Bên cạnh đó, Cuộc Kiểm toán lưu ý rằng các thành viên Ủy ban không có động
lực mặc dù thực tế thì công việc của họ đòi hỏi họ phải luôn sẵn sàng mọi lúc. Ví dụ:
Nhóm Kiểm toán đã được thông báo về vai trò của các Thành viên Ủy ban trong một
trong những vụ bạo lực xảy ra ở Arusha DC tại Phường Olturumet. Trong những vụ
việc như vậy, có thông tin cho rằng các thành viên ủy ban ở phường này đã hỗ trợ nạn
28
nhân bạo lực ngay từ khi vụ việc xảy ra bằng cách đảm bảo rằng nạn nhân được đưa
đến bệnh viện và nhận được tất cả các dịch vụ điều trị cần thiết, đôi khi họ phải tự chi
trả chi phí cho những người nghèo là nạn nhân trong các vụ bạo lực.
Cuộc Kiểm toán còn ghi nhận thêm sự thiếu vắng các dịch vụ phúc lợi xã hội tại
các phường được kiểm toán. Cuộc kiểm toán lưu ý rằng chỉ có một Cán bộ phát triển
cộng đồng mới được giao trách nhiệm thực hiện cả hai vai trò về phúc lợi xã hội và phát
triển cộng đồng. Mặc dù các nỗ lực của họ đem lại kết quả tích cực, nhưng họ không
thể cung cấp thêm các dịch vụ khác như tham dự vào các vụ án của nạn nhân tại tòa án.
Cơ quan chính quyền địa phương đã được kiểm toán xác định yếu tố chính khiến
Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em không hoạt động là do không phân bổ ngân sách để
tổ chức các cuộc họp vì các ủy ban bao gồm các thành viên từ các tổ chức khác nhau
nên chi phí tổ chức các cuộc họp phải được lập ngân sách. thất bại trong việc đào tạo
các ủy ban đã thành lập do thành phần của Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và Trẻ em có sự tham
gia của những người không phải là nhân viên của RS và Cơ quan chính quyền địa
phương, do đó việc lập ngân sách cho các khoản phụ cấp tạo điều kiện đã không được
thực hiện.
● Về mục tiêu: Tăng tỷ lệ thành viên hộ gia đình trong độ tuổi 15 - 49 được
tiếp cận với Thông điệp phòng, chống bạo lực đối với Phụ nữ và tài liệu
IEC từ 0% lên 55% vào tháng 6 năm 2022
Các quan chức được phỏng vấn từ MoCDGWSG và PO-RALG cho biết chiến lược
truyền thông và tiếp cận cộng đồng đã được phát triển như một công cụ truyền thông nhằm
hướng dẫn về bạo lực trên cơ sở giới cho tất cả các bên liên quan. Trong năm tài chính
2021/21, tổng cộng 60 bài báo liên quan đến bạo lực phụ nữ và trẻ em đã được truyền bá
trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau thông qua tivi, đài phát thanh, tạp chí và
các nền tảng truyền thông xã hội. Hơn nữa, việc xem xét báo cáo thường niên của NPA-
VAWC (2020/21) cho thấy rằng, PO-RALG đã tiến hành thử nghiệm thí điểm các thông
điệp đặc biệt nhằm cung cấp sự giáo dục trên mạng xã hội về bạo lực trên cơ sở giới ở
Vùng Iringa. Tuy nhiên, hoạt động này đã không được triển khai trên khắp đất nước. Ngoài
ra, mỗi RS và LGAs được yêu cầu xây dựng Chiến lược truyền thông riêng để thúc đẩy các
quy tắc và giá trị tích cực cũng như giải quyết bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực tương
ứng của họ. Tuy nhiên, không phải tất cả các LGAs đều có thể phát triển các chiến lược
truyền thông và tiếp cận cộng đồng được điều chỉnh riêng, ngoại trừ Ban Thư ký Khu vực
Iringa.
Cuộc kiểm toán lưu ý rằng mặc dù đã có chiến lược truyền thông và tiếp cận nhưng
các Bộ/ngành vẫn chưa đạt được mục tiêu phổ biến tài liệu VAWC và IEC đến các nhóm
đối tượng như mong đợi. Trong 6 LGAs được kiểm toán, không có LGA nào thực hiện mọi
biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các thành viên hộ gia đình trong độ tuổi 15 - 49 được
tiếp cận với các Thông điệp về phòng chống bạo lực phụ nữ. Bảng 2.18 cho biết số lượng
hộ gia đình được cung cấp tài liệu IEC trong các LGAs được kiểm toán.
Bảng 2.18: Số hộ gia đình được cung cấp tài liệu IEC
29
LGAs đã kiểm toán Số lượng năm 2018 Số lượng năm 2022
Kinondoni MC - -
Mbinga DC 3720 5002
Nzega DC - 1427
Arusha DC 497 10,568
Musoma MC 312 427
Mafinga TC 458 644
Total 1267 18068
Source: Phân tích của Kiểm toán viên về Dữ liệu được thu thập từ các LGAs được kiểm
toán (2022)
Điều này là do các tài liệu IEC được cung cấp không trải rộng trên toàn quốc vì
chúng được tiến hành trên cơ sở đặc biệt nên rất khó để xác định tiến độ đã đạt được. Đồng
thời việc cung cấp Tài liệu IEC không đầy đủ là do Thiếu kế hoạch trong việc xác định
các sự kiện đặc biệt để cung cấp tài liệu IEC, Việc theo dõi không đầy đủ số lượng hộ gia
đình đã được xác định sẽ cung cấp tài liệu IEC. Cuộc kiểm toán cũng lưu ý rằng chương
trình không được tài trợ kinh phí đầy đủ nên tính bền vững của chúng có thể bị nghi ngờ,
đặc biệt khi sự hỗ trợ của nhà tài trợ chấm dứt.
● Về mục tiêu: Giảm bạo lực tình dục từ 17,2% xuống 8% vào tháng 6 năm
2022
Cuộc Kiểm toán ghi nhận xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng trong thời gian 5 năm từ
2018 đến 2022. Trong 6 LGAs được kiểm toán, số trường hợp bạo lực được báo cáo cũng
gia tăng như chi tiết trong Bảng 2.19 dưới. Hậu quả là mục tiêu được đặt ra không đạt được.
Nguyên nhân chủ yếu được nêu là do nỗ lực chưa đủ của chính phủ trong việc xác định đủ
các biện pháp, huy động nguồn lực và triển khai không đầy đủ các hoạt động nhằm giảm
bạo lực tình dục ở các khu vực khác nhau.
Bảng 2.19: Các trường hợp được báo cáo về bạo lực tình dục ở các khu vực tương
ứng
Khu vực đã kiểm toán Năm Tỷ lệ phần trăm
tăng
2018 2022

Dar es salaam 326 1656 407


Arusha 625 1457 133
Tabora 22 250 1036
Mara 97 462 376
Ruvuma 23 21 -7

30
Iringa 274 291 6
Source: Phân tích của Kiểm toán viên từ Dữ liệu được thu thập từ các LGAs đã
kiểm toán
● Về mục tiêu: Giảm bạo lực thể xác đối với phụ nữ trong độ tuổi 15-49 từ
39% xuống 10% vào tháng 6 năm 2022
Cuộc Kiểm toán cũng ghi nhận tỷ lệ bạo lực thể xác tăng 50% so với mục tiêu là giảm
bạo lực xuống 10%. Bảng 2.20 cho biết các trường hợp bạo lực được báo cáo trong các
năm từ 2018 đến 2022.
Bảng 2.20: Tỷ lệ tăng/giảm số ca bạo lực được báo cáo trong cả nước
Các trường hợp bạo lực Năm
được báo cáo
2018 2019 2020 2021 2022

Số lượng Bạo lực về thể 45580 48372 58182 69572 68306


xác (Con số)
Tỷ lệ gia tăng các vụ bạo - 6 28 53 50
lực thể xác được báo cáo
(% )
Sources: Phân tích của Kiểm toán viên về số vụ việc được báo cáo do PO-RALG đệ trình
(2022)
Bảng 2.21 dưới đây cho thấy số lượng các trường hợp bạo lực thể xác đã xảy ra phổ biến
ở Vùng Dar es Salaam.
Bảng 2.21: Tỷ lệ phần trăm tăng/giảm số trường hợp được báo cáo về bạo lực thể
xác ở các LGA được kiểm tra
Khu vực đã kiểm toán 2018 2022 % Tăng
Mara 79 874 1006
Tabora 90 884 882
Arusha 1147 3259 184
Dar es salaam 5396 5273 -2,2
Ruvuma 45 42 -6
Iringa 1223 9:30 -24
Source: Phân tích của Kiểm toán viên về Dữ liệu được thu thập từ các LGA đã kiểm toán
(2022)
Tuy nhiên, vì dữ liệu từ Ruvuma chỉ bao gồm dữ liệu từ bảng giới tính của cảnh sát, do
đó không thể dựa vào số liệu này để khái quát hóa cho toàn Khu vực. Nguyên nhân
được xác định là do việc thực hiện không đầy đủ các biện pháp, chiến lược đã đề ra của
Bộ phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và Nhóm đặc biệt.
31
● Về mục tiêu: Giảm bạo lực tinh thần từ 36,3% xuống 18% vào tháng 6
năm 2022
Cuộc Kiểm toán đã ghi nhận sự gia tăng 70% các trường hợp được báo cáo về
bạo lực tinh thần, ngược với với mục tiêu làm giảm tỷ lệ này xuống 18%. Điều này là
do việc lập kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm giảm bạo lực tinh thần chưa đầy đủ
và chưa huy động đủ nguồn lực để tài trợ cho các hoạt động này. Sự gia tăng đáng kể
các vụ bạo lực tinh thần là kết quả của việc các kế hoạch không xác định đầy đủ những
hành động nhằm giải quyết tình trạng bạo lực tinh thần do mạng xã hội gây ra. Xu
hướng bạo lực tinh thần gia tăng đối với phụ nữ và trẻ em tại các LGAs này được trình
bày chi tiết trong Bảng 2.22 dưới đây:
Bảng 2.22: Báo cáo về bạo lực tình cảm ở các khu vực tương ứng
Khu vực được kiểm Năm Tỷ lệ gia tăng
toán
2018 2022

Mara 147 1692 1051


Tabora 22 3709 168
Arusha 996 3303 67
Iringa 3982 3310 17
Dar es salaam 20671 2833 -86
Ruvuma 118 - -
Source: Phân tích của Kiểm toán viên từ Dữ liệu được thu thập từ LGAs được
kiểm toán
● Về mục tiêu: Giảm tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên từ 27% xuống 5%
vào tháng 6 năm 2022
Việc xem xét Báo cáo Đánh giá NPA VAWC (2022) cho thấy mục tiêu này chưa đạt
được.Nguyên nhân là do các trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên và kết hôn sớm
được xử lý và quyết định ngoài khuôn khổ pháp luật. Bảng 2.23 dưới đây cho biết tình
trạng mang thai ở tuổi vị thành niên trong nước.
Bảng 2.23: Thực trạng mang thai ở tuổi vị thành niên trong cả nước từ năm tài
chính 2018/19 đến 2021/22
Khu vực đưọc Năm tài chính
chọn
2018/19 2019/20 2020/21 2021/22

Arusha 339 339 428 156


Dar es Salaam 1928 1225 1350 1423
Dodoma 156 213 112 57

32
Geita 596 247 127 340
Iringa 166 162 176 72
Kagera 426 584 349 73
Katavi 2971 1048 5107 11204
Kigoma 130 360 72 106
Kilimanjaro 204 213 215 67
Lindi 798 798 799 799
Manyara 314 549 344 354
Mara 222 222 85 222
Mbeya 3066 3066 1239 5057
Mwanza 1682 1682 2275 11941
Morogoro 1339 844 1277 3578
Mtwara 472 472 2108 1822
Njombe 41 68 0 27
Pwani 1116 1116 303 586
Rukwa 89 136 86 65
Ruvuma 639 919 811 2324
Simiyu 1793 299 119 203
Shinyanga 396 - 195 159
Singida 151 - 409 343
Songwe 2092 - 1552 1703
Tabora 36217 - 1003 7070
Tanga 137 96 157 207
Total 57,480 14,658 20,698 49,958

Source: Báo cáo thường niên về phúc lợi xã hội và phân tích của kiểm toán viên
(2023)
Bảng 2.23 cho thấy số trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên giảm từ 57.480 trường
hợp trong năm tài chính 2018/19 xuống còn 49.958 trường hợp trong năm tài chính
2021/22. Mwanza và Katavi được ghi nhận có số ca mang thai ở tuổi vị thành niên cao
nhất trong năm tài chính 2021/22.
● Về mục tiêu: Giảm tỷ lệ FGM từ 32% xuống 11% vào tháng 6 năm 2022

33
Cuộc Kiểm toán lưu ý rằng các hoạt động FGM rất phổ biến ở các LGA và được tìm
thấy ở một Khu vực duy nhất là Arusha trong Bảng 2.24 bên dưới;
Bảng 2.24: Các trường hợp FGM được báo cáo ở các khu vực tương ứng
Vùng được 2018 2019 2020 2021
kiểm toán
Dar es salaam 0 0 0 0
Arusha 49 57 28 38
Tabora 0 0 0 0
Mara 0 0 3 1
Ruvuma 0 0 0 0
Iringa 0 0 0 0
Nguồn: Phân tích dữ liệu được thu thập từ the visited LGAs
Cần lưu ý rằng số trường hợp FGM gia tăng là kết quả của việc văn hóa và các chuẩn mực
đang cản trở những sáng kiến, những đổi mới của chính phủ trong việc giảm thiểu FGM.
Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để giáo dục cộng đồng cũng như áp đặt các
quy tắc và quy định, nhưng một số người vẫn cảm thấy khó từ bỏ các hoạt động FGM do
sợ bị phán xét từ các văn hóa đạo đức hiện có.
Nhóm Kiểm toán biết được rằng để tránh bị luật pháp quốc gia trừng phạt, những người
thực hiện các hoạt động FGM ở nơi bí mật. Mặc dù các hoạt động FGM vẫn còn được tìm
thấy nhưng mức độ phổ biến của chúng nhìn chung đang giảm dần. Người ta phát hiện ra
rằng trong số 6 Visited Regions, chỉ có hai khu vực là Arusha và Mara báo cáo sự xuất
hiện của hoạt động FGM. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các hoạt động FGM đang ít phổ
biến dần ở nhiều khu vực trong nước.
● Về mục tiêu: Giảm tỷ lệ tảo hôn từ 47% xuống 10% vào tháng 6 năm
2022
Cuộc kiểm toán lưu ý rằng tỷ lệ tảo hôn vẫn tồn tại trong nước. Việc xem xét các Báo cáo
thường niên về phúc lợi xã hội trong giai đoạn được chọn cho thấy tình trạng tảo hôn ở trẻ
em gái dưới 18 tuổi rất phổ biến ở Dar es Salaam, Katavi, Mbeya, Morogoro và Mtwara.
Tanzania là một trong những quốc gia có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trên thế giới. Các ước tính
hiện tại cho thấy trung bình cứ 5 cô gái thì có gần 2 người sẽ kết hôn trước sinh nhật thứ
18 của mình. Ngoài ra, hồ sơ cho thấy khoảng 37% phụ nữ trong độ tuổi 20–24 đã kết
hôn/chung sống như vợ chồng trước 18 tuổi. Cuộc Kiểm toán ghi nhận các trường hợp tảo
hôn được báo cáo ở 2 trong số 6 visited LGAs là Tabora và Iringa trong bảng 2.25 dưới
đây:
Bảng 2.25: Các trường hợp kết hôn sớm được báo cáo ở các khu vực tương ứng
Visited Region 2018 2019 2020 2021

34
Iringa 11 9 4 10
Mara 7 9 2 5
Tabora 2 4 2 3
Dar es salaam 0 0 0 0
Arusha 0 0 0 0
Ruvuma 0 0 0 0
Source: Phân tích dữ liệu được thu thập từ LGAs được kiểm toán (2022)
Có thể thấy việc các cuộc tảo hôn không được báo cáo đầy đủ là hệ quả của sự thiếu can
đảm và không sẵn sàng trình báo các vụ việc cũng như thiếu thông tin về các vụ việc, do
các cuộc hôn nhân như vậy được tiến hành một cách bí mật. Hậu quả của tảo hôn bao gồm
việc gia tăng tình trạng gánh chịu bạo lực gia đình và bạo lực tình dục cũng như gia tăng
các rủi ro đối với sức khỏe của người mẹ và trẻ sơ sinh.
Có thể thấy, nguyên nhân chính dẫn đến việc các biện pháp đã không được thực
hiện một cách hữu hiệu mà Cuộc Kiểm toán đưa ra là công tác lập kế hoạch chưa phù
hợp và việc huy động động nguồn lực chưa đầy đủ.
2.2.2.4 Phối hợp các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và
trẻ em
a) Tồn tại các Ủy ban VAWC không hoạt động
Nhóm kiểm toán đã sử dụng các sáng kiến trong Kế hoạch hành động quốc gia nhằm
chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ở Tanzania 2017/2018–2021/2022, Bộ có vai
trò thiết lập cơ chế điều phối tổng hợp, hữu hiệu và hiệu quả toàn diện cấp quốc gia và
thông báo cho các bên liên quan ra quyết định về phòng ngừa VAWC và các biện pháp can
thiệp ứng phó để dùng làm tiêu chuẩn đánh giá.
Tuy nhiên trong thực tế còn tồn tại các Ủy ban VAWC không hoạt động. Không phải
tất cả các LGA đều có ủy ban VAWC. Uỷ ban này giúp điều phối và theo dõi việc thực
hiện các biện pháp khác nhau một cách dễ dàng. Ví dụ, tổng số Ủy ban Bảo vệ Phụ nữ và
Trẻ em trong các LGA được chọn là 576, trong đó chỉ có 223 Ủy ban được cho là đang
hoạt động. Hơn nữa, Cuộc Kiểm toán lưu ý rằng hoạt động của các Ủy ban Chiến lược
Hành động quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại LGAs còn thiếu
chức năng.
Việc này đã gây nên hậu quả là các uỷ ban hoạt động không hiệu quả và làm tăng tính
quan liêu trong việc thực hiện các biện pháp xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
Các nguyên nhân chính cho sự hạn chế trong chức năng của các Ủy ban được cho là
do thiếu nguồn tài chính. Bảng dưới đây cho thấy hơn một nửa quá trình thực hiện NPA-
VAWC dựa vào sự hỗ trợ của các Đối tác Phát triển và các Tổ chức Xã hội Dân sự. Nhóm
Kiểm toán đã lưu ý lượng ngân sách mà Các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) đã giải ngân
nhiều hơn 87% so với Chính phủ là 17% trong việc thực hiện NPA-VAWC. Tổng cộng,
NPA-VAWC đã được giải ngân với 47% ngân sách. Và có thể nhận thấy rằng, lượng ngân
sách mà chính phủ đã đóng góp là ít nhất. Do đó gây nên tình trạng bị thiếu hụt ngân sách
35
trong việc hoạt động của các Uỷ ban VAWC.
Bảng 2.26: Phân bổ ngân sách và giải ngân cho việc thực hiện NPA-VAWC

Ngoài ra, còn do thành viên của các ủy ban, đặc biệt là các ủy ban khu vực và đô thị mà
các giám đốc và trưởng các phòng ban đứng đầu thiếu năng lực trong việc điều hành và
duy trì hoạt động của các Uỷ ban VAWC đã gây nên hạn chế trong hoạt động của các Uỷ
ban.
b) Các cuộc họp để phối hợp thực hiện Dự án Chiến lược Hành động quốc gia
nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em không được tổ chức đầy đủ
Trong phát hiện này nhóm kiểm toán đã sử dụng mục tiêu đặt ra là tổ chức đầy đủ
các cuộc họp đã lên kế hoạch trong giai đoạn năm 2021 để dùng làm tiêu chuẩn đánh giá
thực trạng tổ chức các cuộc họp để thực hiện NPA-VAWC.
Trong cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên đã phát hiện các cuộc họp để phối hợp thực
hiện Dự án NPA-VAWC không được tổ chức đầy đủ. Có 4 phiên họp đã không thể được
tổ chức trong suốt quá trình thực hiện: Đó là các cuộc họp về Tăng cường kinh tế hộ gia
đình; Môi trường an toàn; Nuôi dạy con cái, Hỗ trợ của Gia đình và các mối quan hệ; Phối
hợp, giám sát và đánh giá. Dưới đây là Bảng 2.27: Tình hình các cuộc họp điều phối triển
khai của Chương trình Chiến lược Hành động quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em (2021)
Bảng 2.27: Tình hình các cuộc họp điều phối triển khai của Chương trình
NPA-VAWC (2021)

36
Do việc không thực hiện các cuộc họp đầy đủ đã làm hạn chế trong việc xác định các
thách thức sẵn có đồng thời làm cho việc thiết lập các chiến lược để đối phó với những
thách thức đã xác định để cải thiện việc thực hiện chương trình NPA-VAWC về các trường
hợp không được thực hiện một cách kịp thời.
Tuy nhiên, nhóm kiểm toán đã không chỉ ra được các nguyên nhân vì sao các cuộc
họp lại không được tổ chức đầy đủ.
c) Sự phối hợp giữa các Ngành chưa đầy đủ về các vấn đề liên quan đến giới
Các kiểm toán viên đã sử dụng Chính sách Giới Đông Phi (2018) yêu cầu các quốc
gia thành viên thiết lập cơ chế phối hợp để tăng cường Bình đẳng Giới và Trao quyền cho
Phụ nữ trong Cộng đồng, đồng thời thiết lập và tăng cường các cơ chế phối hợp, giám sát
và đánh giá đa ngành, nghiên cứu và lập tài liệu về Bạo lực giới để làm cơ sở tiêu chuẩn
đánh giá các phát hiện.
Nhóm kiểm toán quan sát được sự phối hợp giữa các Ngành không đầy đủ. Bên cạnh
đó các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau được tổng hợp không có sự liên kết cho tất cả các
trường hợp. Ngoài ra các vấn đề liên quan đến giới được quan sát thấy giữa các bộ ngành
được triển khai một cách chậm chạp.
Hậu quả là gây khó khăn cho việc đảm bảo tuân thủ và lồng ghép các chiến lược đã
37
thống nhất. Ví dụ, người ta phát hiện ra rằng thiếu sự phối hợp trong việc chia sẻ thông tin
về các vấn đề liên quan đến giới giữa các cơ quan chính phủ và do đó, điều này dẫn đến
thông tin về giới bị rời rạc giữa các cơ quan.
Nguyên nhân là do có nhiều bên tham gia vào việc tổng hợp thông tin các vấn đề liên
quan đến giới. Cuộc Kiểm toán lưu ý rằng các vụ việc VAWC có thể được báo cáo thông
qua Hệ thống DHIS khi nạn nhân đến bệnh viện hoặc đến đồn cảnh sát khi nạn nhân trình
báo vụ việc tại đồn và thông qua các cán bộ phúc lợi xã hội ở cấp phường. Tuy nhiên,
không có hệ thống nào tập hợp tất cả các trường hợp này lại với nhau. Bên cạnh đó tốc độ
triển khai các vấn đề của giữa các bộ ngành ảnh hưởng do thiếu nhận thức và/hoặc thiếu
sự xem xét nghiêm túc về các vấn đề giới trong quá trình phân bổ vốn cho các hoạt động
phát triển khác nhau. Tương tự như vậy, Nhóm Kiểm toán cũng lưu ý thêm rằng ngoài việc
đặt ưu tiên thấp cho các vấn đề về giới, hầu hết các cơ quan chính phủ đều không có đủ các
chỉ số liên quan đến giới để giúp họ xây dựng các kế hoạch hành động nhằm đạt được thành
tích và đánh giá các chỉ số đó.
d) Sự tham gia chưa đầy đủ của cán bộ phúc lợi xã hội tại trường học
Tiêu chuẩn để đánh giá phát hiện này chính là Sự phối hợp cải tiến được đề xuất trong
Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (NPA-
VAWC) sẽ đảm bảo rằng những người chịu trách nhiệm ở tất cả các cấp sẽ cam kết chấm
dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, và các ngành sẽ hợp tác cùng nhau để mang lại kết
quả.
Trong cuộc kiểm toán, các KTV đã quan sát thấy sự tham gia chưa đầy đủ của cán bộ
phúc lợi xã hội tại trường học. Cuộc Kiểm toán lưu ý rằng trong số 6 LGAs được chọn làm
mẫu, chỉ có 1 LGA cụ thể là Arusha DC cho phép các quan chức phúc lợi xã hội của mình
theo dõi các vấn đề VAC ở cấp trường.
Hậu quả của việc các cán bộ phúc lợi xã hội không tham gia vào các trường học không
được các KTV nhắc đến ở đây tuy nhiên họ cũng có nói rằng việc tham gia vào đơn vị tại
các trường học là vô cùng quan trọng bởi vì ở đây tập trung hầu hết tất cả các trẻ em. Mà
trẻ em là nhân tố chính và tập trung quan trọng trong hành động bảo vệ phụ nữ và trẻ em
khỏi bạo lực.
Việc phủ sóng các hoạt động VAC ở cấp trường không đầy đủ nguyên nhân là do
thiếu sự rõ ràng về phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ phúc lợi xã hội ở
phường và việc thực hiện các hoạt động phúc lợi xã hội ở cấp trường không được hỗ trợ
đầy đủ.
e) Sự hợp tác không đầy đủ giữa các bên liên quan nằm ở cấp độ Cơ quan chính
quyền địa phương
Các KTV đã dùng tiêu chuẩn đánh giá là Trách nhiệm quản lý, tạo điều kiện và hỗ
trợ thường xuyên sẽ là trách nhiệm của Cán bộ Phát triển Cộng đồng Quận và Cán bộ Phúc
lợi Xã hội Quận.
Trong cuộc Kiểm toán, các KTV nhận thấy rằng các bên liên quan tham gia thực hiện
Kế hoạch hành động nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đã không hợp tác
với nhau. Bằng chứng từ 6 LGAs được chọn làm mẫu cho thấy chỉ có một LGA là
38
Kinondoni MC có kế hoạch chấm dứt bạo lực do nhân viên phúc lợi xã hội điều phối. Còn
tại các LGA khác, Kế hoạch hành động nhằm chấm dứt bạo lực được điều phối bởi các
Cán bộ Phát triển Cộng đồng mà không phải do Cán bộ Phúc lợi Xã hội đảm nhiệm. Hơn
nữa, các Ủy ban Trẻ em tập hợp lại để cùng thảo luận các vấn đề liên quan đến bạo lực
trong tất cả sáu LGA đã chọn, cụ thể là; Mafinga TC, Musoma MC, Kinondoni MC, Arusha
DC, Mbiga DC và Nzega DC cũng trực thuộc Phòng Phát triển Cộng đồng thay vì Cán bộ
Phúc lợi Xã hội. Qua đó có thể thấy được rằng sự phân chia trách nhiệm cho các phòng
ban là không thực sự phù hợp.
Hậu quả của tình trạng này là hạn chế sự tham gia của các cán bộ phúc lợi xã hội,
những người lẽ ra phải cùng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện và giám sát các vấn đề
liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Không đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả
trong nhiệm vụ thực hiện các chiến lược trong Dự án NPA-VAWC.
Cuộc Kiểm toán đã chỉ ra được nguyên nhân sự nhầm lẫn hiện tại trong trách nhiệm
giải quyết bạo lực giới là do những thiếu sót trong các hướng dẫn hiện hành. Hướng dẫn
hiện hành đã cho phép các điều phối viên tổng thể trở thành cán bộ phúc lợi xã hội hoặc
phát triển cộng đồng mà không quy định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng cán bộ đối
với chuyên môn của họ.
2.2.2.5 Sự đầy đủ trong giám sát và đánh giá về hiệu quả hoạt động của
MDAs và LGAs
a) Hạn chế trong việc sử dụng Hướng dẫn giám sát và Cung cấp khả năng nâng
cao cho các bên liên quan chính
Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ở Tanzania
2017/18 – 2021/22 yêu cầu Bộ Phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và Nhóm đặc biệt đảm
bảo tính hữu hiệu và hiệu quả trong giám sát NPA-VAWC thông qua việc xây dựng các
hướng dẫn giám sát và cung cấp nâng cao năng lực cho các bên liên quan chính.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhận thức về việc sử dụng các hướng dẫn này của các điều phối
viên được chỉ định ở cấp Phường và Cộng đồng vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, cần phải lưu ý
rằng mặc dù đã cung cấp chương trình nâng cao khả năng cho các bên liên quan chính
nhưng các cuộc phỏng vấn với các quan chức của PO-RALG cho thấy rất khó nhận ra tính
hiệu quả của việc đào tạo nâng cao năng lực từ chương trình được cung cấp.
Nguyên nhân chính của thực trạng này là do việc phân bổ lại đội ngũ nhân viên đã được
đào tạo tới các vị trí mới trong văn phòng và/hoặc văn phòng khác.
Bảng 2.28 cho biết tình trạng sẵn sàng của nhân viên trong các bộ phận Phát triển Phúc lợi
Xã hội, sau khi cung cấp đào tạo nâng cao năng lực giữa các năm tài chính 2018/19 và
2021/22 trong các visited LGAs.
Bảng 2.28: Tình trạng sẵn sàng của nhân viên sau khi tổ chức đào tạo nâng cao
năng lực tại các visited LGAs (2022)
Name of LGA No. of Staff Trained No. of Staff Available as of
the Time of Audit

39
Kinondoni MC 10 2
Mbinga DC 1 1
Nzega DC 3 2
Arusha DC 5 3
Musoma MC 2 0
Mafinga TC 4 4
Total 25 12
Source: Dữ liệu từ visited LGAs (2022)
Bảng 2.28 chỉ ra rằng, trong số 25 nhân viên được đào tạo tại các visited LGAs, chỉ có 12
nhân viên vẫn ở vị trí làm việc tương ứng của họ. Dễ hiểu hơn thì chỉ có 2 trong số 10 nhân
viên được đào tạo ở Kinondoni MC được biết là đang làm việc tại vị trí giống trước đó.
Cần lưu ý thêm rằng, những nhân viên còn lại đã được phân bổ lại vào các vị trí khác hoặc
đã nghỉ hưu.
Ngoài ra, những điểm yếu quan sát được là do thiếu các cán bộ được công nhận lâu dài để
giải quyết các vấn đề liên quan đến giới ở các cấp hoạt động khác nhau của chính phủ.
Kiểm toán viên lại không đưa ra được hậu quả cho phát hiện này.
b) Tiến hành các hoạt động giám sát và đánh giá chung
Theo Chiến lược Hành động quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
(NPA-VAWC, 2017/18-2021/22), Bộ phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và Nhóm đặc
biệt phải đảm bảo thu thập, xử lý, phân tích và báo cáo dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giám sát và đánh giá chung trong quá trình thực hiện NPA-VAWC, đồng thời tổng
hợp các báo cáo giám sát và đánh giá sẽ được lập và thảo luận ở cấp Bộ trưởng và hàng
năm các cuộc họp tham vấn được tiến hành với các Bộ ngành.
Thông qua Báo cáo thường niên về việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia nhằm
chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (2018/19-2021/22) chỉ ra rằng trong giai đoạn
từ năm tài chính 2019/20 đến 2021/22, không có giám sát và đánh giá chung trong quá
trình thực hiện NPA-VAWC. Hơn nữa, cuộc kiểm toán lưu ý rằng trong năm tài chính
2018/19, Bộ Phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và Nhóm đặc biệt đã lên kế hoạch tiến
hành toàn diện các chuyến giám sát chung về việc bảo vệ trẻ em hàng quý ở cấp phường
và thôn.
Thông qua, cuộc phỏng vấn với các quan chức tại MoCDGWSG cho thấy việc tiến hành
các cuộc họp này chủ yếu phụ thuộc vào quỹ của các nhà tài trợ, đây là nguồn kinh phí
không được cung cấp kịp thời.
Việc không đảm bảo giám sát thường xuyên đầy đủ dẫn đến việc Bộ Phát triển Cộng đồng,
Giới, Phụ nữ và Nhóm đặc biệt không được thông báo về tình hình thực hiện các biện pháp
hiện hành nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
c) Không có sẵn Dữ liệu đáng tin cậy để đưa ra quyết định chống lại VAWC

40
Kế hoạch quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em yêu cầu MoCDGWSG
phải thực hiện giám sát để đảm bảo có sẵn kịp thời dữ liệu đáng tin cậy và đầy đủ về
VAWC.
Kế hoạch cũng yêu cầu MoCDGWSG thực hiện nghiên cứu và tiến hành đánh giá để cung
cấp thêm dữ liệu và thông tin dựa trên bằng chứng; để tăng cường lưu trữ, truy xuất, truy
cập và sử dụng dữ liệu của chính phủ và các bên liên quan; và thúc đẩy việc lập kế hoạch,
thực hiện và báo cáo dựa trên bằng chứng.
Nhưng trên thực tế lại không có dữ liệu đáng tin cậy để thông tin đến các bộ cho việc ra
quyết định.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, chẳng hạn như: Có nhiều bên khác nhau
thu thập dữ liệu riêng biệt mà không có sự phối hợp; Việc truyền dữ liệu từ các bộ phận
khác đến các quan chức Phát triển Cộng đồng và Phúc lợi Xã hội gặp khó khăn hoặc bị trì
hoãn; Phần mềm được xây dựng để báo cáo VAWC chỉ phù hợp để báo cáo lạm dụng tình
dục, không được cấu hình để nhanh chóng báo cáo về 42 hình thức lạm dụng khác.; Việc
thiếu thông tin liên lạc rõ ràng giữa các cơ quan thực hiện và thiếu một quy trình điều phối
rõ ràng đã tác động tiêu cực đến luồng dữ liệu và việc báo cáo về NPA-VAWC.
Từ những nguyên nhân đó, Kiểm toán viên đã xác định được các hậu quả sau: Một số vụ
việc VAWC nhất định đã được ghi lại nhiều lần, dưới dạng các vụ việc riêng biệt, khi
những vụ việc tương tự được báo cáo cho nhiều tổ chức khác nhau và không tổ chức nào
biết về báo cáo của tổ chức kia; Các hình thức lạm dụng khác có thể bị báo cáo chậm trễ
hoặc không báo cáo, chẳng hạn như bỏ rơi trẻ em; Nhiều bên liên quan, chẳng hạn như các
quan chức địa phương và các nhà lãnh đạo tôn giáo, đã không biết về Kế hoạch.
d) Thiếu nguồn dữ liệu tập trung
Theo Chính sách Giới Quốc gia (2000), MoCDGWSG được yêu cầu đảm bảo sự tồn tại
của sự hợp tác lâu dài và chặt chẽ giữa tất cả các cơ quan có thẩm quyền/các bên liên quan
trong việc quản lý, phát triển và giám sát các hoạt động phát triển trong cộng đồng bao
gồm quản lý các vấn đề bình đẳng giới.
Trên thực tế, Cuộc Kiểm toán đã ghi nhận rằng có tính trạng thiếu hệ thống thu thập dữ
liệu tập trung giữa những người thu thập dữ liệu chính về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
từ cấp dưới. MoCDGWSG không đảm bảo cung cấp dữ liệu ở cấp trên mà dựa vào dữ liệu
được thu thập thông qua Phòng Cảnh sát về Giới. Hơn nữa, PO-RALG đảm bảo việc cung
cấp dữ liệu khi dữ liệu được thu thập và ghi lại dưới dạng văn bản từ cấp thấp hơn của
LGAs, sau đó nộp cho PO-RALG để nhân viên phát triển cộng đồng biên soạn. Ngoài ra,
còn có các nhân viên phúc lợi xã hội theo dõi dữ liệu từ các bệnh viện bằng Hệ thống Y tế.
Trong hệ thống này, nếu nạn nhân không đến bệnh viện thì dữ liệu liên quan đến trường
hợp này sẽ không được ghi lại. Có những đồn cảnh sát lưu giữ dữ liệu về các trường hợp
được báo cáo và tiến hành các hành động cần thiết được theo dõi từ văn phòng cảnh sát.
Việc thiếu hệ thống dữ liệu tập trung được cho là do chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho dữ
liệu VAWC do thiếu các kế hoạch đã được thiết lập trong lĩnh vực này để đáp ứng việc

41
cung cấp dữ liệu dựa trên giới tính đã được thu thập và tổng hợp dồn tích. Ngoài ra, việc
thiếu dữ liệu tập trung là kết quả của sự hợp tác không đầy đủ giữa các bên thực hiện hành
động chống lại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, dẫn đến dữ liệu được tổng hợp có thể
không phản ánh tình hình thực tế tại cơ sở.
e) Chưa đạt được các chỉ số hoạt động chính đặt ra cho việc Giám sát dữ liệu về
Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em
Cuộc kiểm toán lưu ý rằng MoCDGWSG thông qua NPA VAWC (2017/18 đến 2020/21)
đã thiết lập các chỉ số hoạt động chính để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát dữ liệu
liên quan đến việc xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em cũng như đo lường hiệu quả
của việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra.
Theo NPA-VAWC (2017/18 -2020/21), bộ chỉ số bao gồm: Tỷ lệ ngân sách của LGA và
MDA được phân bổ cho VAWC trong MTEF; Đã đạt mục tiêu LGA-VAWC; tỷ lệ LGAs
có ủy ban VAWC đang hoạt động ở tất cả các cấp; tỷ lệ dữ liệu cơ sở và mục tiêu của
VAWC; và LGA với số lượng nhân viên được đề xuất tối thiểu và việc cung cấp dịch vụ
của Trung tâm Một cửa.
Tuy nhiên, Cuộc kiểm toán đã ghi nhận rằng các chỉ số hoạt động chính đặt ra nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giám sát dữ liệu bạo lực vẫn chưa đạt được đầy đủ.
Việc xem xét Báo cáo Đánh giá NPA VAWC thường niên cho năm tài chính 2018/19 chỉ
ra rằng, mặc dù các thành tựu đạt được đã được ghi nhận, nhưng những thách thức sau đây
đã gặp phải trong quá trình thực hiện NPA-VAWC bao gồm: không đủ kinh phí để thực
hiện NPA-VAWC; Thiếu nhân viên, đặc biệt là cán bộ phúc lợi xã hội và cán bộ phát triển
cộng đồng; Số lượng Safe Homes và One Stop Centers không đủ để hỗ trợ những người
sống sót sau bạo lực; thiếu sự sẵn sàng của các thành viên cộng đồng để báo cáo về các
trường hợp bạo lực và thiếu nguồn ngân sách riêng để hỗ trợ Thực hiện VAWC tại
MoCDGWSG, PO-RALG và LGAs.
Ở phát hiện này, Kiểm toán viên không đưa ra được hậu quả của việc không đạt được các
chỉ số hoạt động chính mà NPA-VAWC đã đề ra.
f) Không sử dụng sử dụng đầy đủ các kết quả từ M&E để đưa ra quyết định sáng
suốt
Để đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và
trẻ em, Kế hoạch hành động quốc gia xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (NPA-
VAWC, 2017/18- 2021/22) quy định rằng, MoCDGWSG được yêu cầu đảm bảo việc hợp
nhất các báo cáo M&E sẽ được đưa ra trình bày và thảo luận ở cấp bộ và các cuộc họp
tham vấn hàng năm với các bộ ngành.
Kiểm toán viên đã ghi nhận rằng trong giai đoạn từ năm tài chính 2018/19 đến 2020/21,
không có bằng chứng nào cho thấy MoCDGWSG đã tiến hành các cuộc họp tham vấn với
các bên liên quan từ các bộ ngành khác.
Ngoài ra, việc xem xét Báo cáo Kế hoạch hành động quốc gia thường niên cuối năm của
Bộ Phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và Nhóm đặc biệt cho các năm tài chính 2017/18
42
và 2018/19 cho thấy không có quy chế nào được ban hành để chỉ ra mức độ thực hiện kế
hoạch ‘tiến hành các cuộc họp tham vấn với các bên liên quan từ các lĩnh vực khác’.
Kiểm toán viên lại không thể đưa ra nguyên nhân của việc MoCDGWSG không tiến hành
các cuộc họp tham vấn với các bên liên quan từ các bộ ngành khác, cũng như hậu quả của
thực trạng này.
2.2.3 Kiến nghị
Với các phát hiện hiện trên, Kiểm toán viên đã đưa ra các kiến nghị sau đến Bộ Phát
triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và các nhóm đặc biệt và Văn phòng Chủ tịch - Chính quyền
khu vực và chính quyền địa phương như sau:
● Kiến nghị gửi đến Bộ Phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và các nhóm đặc biệt:
○ Đảm bảo xác định các biện pháp thích hợp cùng với các chiến lược thực hiện
và kế hoạch hành động để loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em;
○ Đảm bảo huy động đầy đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả các biện pháp;
○ Đảm bảo sự hợp tác và phối hợp đầy đủ giữa các cơ quan thực hiện về các
vấn đề bạo lực liên quan;
○ Đảm bảo tiến hành giám sát và đánh giá để cung cấp thông tin hiệu quả cho
quá trình ra quyết định; Và
○ Có thiết bị với cơ chế đảm bảo rằng hệ thống được sử dụng để nắm bắt các
vụ việc bạo lực được báo cáo bắt nguồn từ các nguồn khác nhau.
● Kiến nghị gửi đến Văn phòng Chủ tịch - Chính quyền khu vực và chính quyền địa
phương:
○ Đảm bảo cung cấp việc xây dựng năng lực và phân bổ tối ưu các nguồn lực
sẵn có, đặc biệt là trong Chính quyền địa phương Cơ quan chức năng;
○ Đảm bảo hoạt động hiệu quả của các ủy ban được thành lập tại cấp độ cộng
đồng;
○ Đảm bảo các hoạt động giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới được thực hiện
trong kế hoạch của LGA;
○ Thiết lập một cơ chế giúp thông báo về tính sẵn có và thực hiện các hướng
dẫn giám sát hiện có tại các cấp độ hoạt động khác nhau của chính phủ;
○ Đảm bảo tiến hành giám sát và đánh giá để cung cấp thông tin cho người ra
quyết định; Và
○ Xây dựng cơ chế đảm bảo có đủ nguồn lực cho các biện pháp VAWC
Nhìn chung nhóm kiểm toán đã đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động liên
quan đến việc quản lý các biện pháp nhằm xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em. Tuy
nhiên các kiến nghị chỉ ở mức độ tổng quát, thiếu sự rõ ràng và chi tiết về cách áp dụng
cho từng tình huống phát hiện cụ thể. Điều này có thể dẫn đến khó khăn cho hai Bộ
MoCDGWSG và PO-RALG trong việc đánh giá kiến nghị và thực thi kiến nghị.
43
2.3 Giai đoạn Báo cáo
Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị, bản dự thảo báo cáo kiểm toán đã được các
chuyên gia về chủ đề này xem xét nghiêm túc, đó là Dr. Lulu S.Mahai từ Viện Nghiên cứu
về Giới tại Đại học Dar es Salaam và Dr. Flora Myamba, Chuyên gia cao cấp về An sinh
xã hội và Giới, người đã đưa ra những đóng góp hữu ích để hoàn thiện báo cáo này. Đồng
thời bản báo cáo bao gồm những phát hiện, kết luận và kiến nghị được gửi trực tiếp tới Bộ
Phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và các Nhóm đặc biệt cũng như Chủ tịch Văn phòng
Hành chính Khu vực và Chủ tịch Chính quyền Địa phương. Cuối cùng chúng được gửi đến
Tổng thống Cộng hòa Thống nhất Tanzania và thông qua bà, gửi tới Quốc hội Cộng hòa
Thống nhất Tanzania.
2.3.1 Trao đổi với Bộ Phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và các Nhóm
đặc biệt
Sau khi Bản báo cáo bao gồm những phát hiện, kết luận và kiến nghị được gửi trực tiếp tới
Bộ Phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và các Nhóm đặc biệt, Nhóm Kiểm toán cũng nhận
lại được những phản hồi cụ thể cho từng kiến nghị được đề cập trong báo cáo. Đồng thời
Bộ cũng đưa ra các hành động đã lên kế hoạch và tiến độ thực hiện dựa trên các kiến nghị
này. Sau đây là Bảng tập hợp các phản hồi từ Bộ:
Bảng 2.29: Danh sách các Kiến nghị và Phản hồi từ Bộ Phát triển Cộng đồng, Giới,
Phụ nữ và các Nhóm đặc biệt

44
STT Kiến nghị Phản hồi của Hành động Thời
MoCDGWSG hạn

1 Đảm bảo xác định các Chấm dứt bạo lực đối Bộ đang hoàn thiện Tháng
biện pháp thích hợp với phụ nữ và trẻ em là NPA VAWC II bao 6 năm
cùng với các chiến lược một chương trình nghị gồm Kế hoạch thực 2023
thực hiện và kế hoạch sự xuyên suốt và được hiện, trong đó xác định
hành động để loại bỏ thực hiện bởi một số các biện pháp can
bạo lực đối với phụ nữ MDA và LGA. Tất cả thiệp, đầu ra dự kiến và
và trẻ em; các biện pháp chấm dứt các chỉ số để đo lường
bạo lực đối với phụ nữ thực hiện.
và trẻ em đều được
thực hiện bởi MDA,
LGA, NGO và Khu
vực tư nhân.

2 Đảm bảo huy động đầy Các biện pháp can Bộ sẽ tiếp tục phân bổ Tháng
đủ nguồn lực để thực thiệp nhằm chấm dứt ngân sách để thực hiện 6 năm
hiện các biện pháp một bạo lực đối với phụ nữ công tác xóa bỏ bạo 2024
cách hữu hiệu; và trẻ em được thực lực đối với phụ nữ và
hiện bởi các MDA, trẻ em một cách hữu
LGA, NGO và khu vực hiệu. Bộ cũng thông
tư nhân. Bộ hợp tác và qua Người đứng đầu về
phối hợp với tất cả các giới trong các MDA để
bên liên quan chính để đảm bảo các MDA
tài trợ cho các hoạt khác cũng phân bổ
động can thiệp này nguồn lực để chấm dứt
bạo lực đối với phụ nữ
và trẻ em

3 Đảm bảo sự hợp tác và Nỗ lực chấm dứt bạo Bộ sẽ chuẩn bị các Tháng
sự phối hợp đầy đủ lực đối với phụ nữ và hướng dẫn phối hợp 6 năm
giữa các cơ quan thực trẻ em được phối hợp một cách hữu hiệu các 2024
hiện các chương trình thông qua chuyên đề số nỗ lực chấm dứt bạo
liên quan đến vấn đề 8 (Điều phối, Giám sát lực đối với phụ nữ và
bạo lực và Đánh giá) của NPA trẻ em
VAWC, trực thuộc Văn
phòng Thủ tướng trên
toàn quốc (Chính sách,
Công tác của Quốc hội
và Sự hợp tác)

45
4 Đảm bảo tiến hành Bộ phối hợp với các Bộ đang hoàn thiện Tháng
giám sát và đánh giá để bên liên quan đã tiến NPA VAWC II và sau 6 năm
cung cấp thông tin hiệu hành đánh giá việc đó, Bộ phối hợp với 2024
quả cho quá trình ra chấm dứt bạo lực đối các bên liên quan sẽ
quyết định với phụ nữ và trẻ em từ xây dựng Kế hoạch
2017/18 - 2021/22. giám sát và đánh giá
hàng năm cho việc áp
dụng NPA VAWC II

5 Có thiết bị với cơ chế Bộ thu thập thông tin Chính phủ đang có kế Tháng
đảm bảo rằng hệ thống từ các hệ thống có hoạch cải thiện cơ chế 6 năm
được sử dụng nắm bắt thông tin về Bạo lực thu thập dữ liệu bằng 2024
các vụ việc bạo lực đối với phụ nữ và trẻ cách phát triển hệ
được báo cáo từ các em khác nhau, bao gồm thống điện tử giúp đơn
nguồn khác nhau. cả báo cáo từ Văn giản hóa cơ chế thu
phòng Cảnh sát thập dữ liệu bằng cách
Tanzania. liên kết các hệ thống
sẵn có từ các nguồn
khác nhau

Nguồn: Phụ lục 1(a) Báo cáo Kiểm toán về Việc quản lý các Biện pháp Xóa bỏ
Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em ở Tanzania
2.3.2 Trao đổi với Văn phòng Chủ tịch - Chính quyền Khu vực và Chính
quyền Địa phương
Về phía Văn phòng Chủ tịch - Chính quyền Khu vực và Chính quyền Địa phương, Nhóm
Kiểm toán cũng nhận được đánh giá chung và phản hồi cụ thể về các hành động đã lên kế
hoạch và tiến độ thực hiện sau khi gửi Bản báo cáo bao gồm những phát hiện, kết luận và
kiến nghị. Nhìn chung, PO-RALG đánh giá cao hoạt động kiểm toán do Văn phòng Kiểm
toán Quốc gia thực hiện; điều này sẽ giúp PO-RALG khắc phục những lĩnh vực chưa đạt
yêu cầu và từ đó nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả trong việc chấm dứt bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em. Sau đây là nguyên văn của Nhận xét chung và các phản hồi chi tiết cho
từng kiến nghị cụ thể.

46
Nguồn: Phụ lục 1(b) Báo cáo Kiểm toán về Việc quản lý các Biện pháp Xóa bỏ Bạo lực
đối với Phụ nữ và Trẻ em ở Tanzania
Bảng 2.30: Danh sách các Kiến nghị và Phản hồi từ Văn phòng Chủ tịch - Chính
quyền Khu vực và Chính quyền Địa phương

STT Kiến nghị Phản hồi của Hành động Thời hạn
PO-RALG

1 Đảm bảo sự cung Kiến nghị được Huy động các Tháng 4 năm
cấp các hoạt động đưa ra để việc nguồn lực từ bên 2023
xây dựng năng lực thực hiện trong chính phủ và đến tháng 3
và phân bổ tối ưu từ các bên liên quan
2024
nguồn lực sẵn có, khác nhau bao gồm
đặc biệt trong các Đối tác phát triển
cơ quan chính (DPs), Các tổ chức
quyền địa phương. phi chính phủ
(NGOs)
- Nâng cao
năng lực cho
các Ban thư
ký Khu vực
(RS) và Ủy
ban chính
quyền địa
phương

2 Đảm bảo hoạt động Kiến nghị được Xây dựng năng lực Tháng 4 năm
của ủy ban được đưa ra để thực cho các ủy ban tại 2023
thành lập ở cấp hiện cấp địa phương đến tháng 3
cộng đồng một cách thông qua các Hội
2024
hữu hiệu đồng

3 Đảm bảo các hoạt Kiến nghị được Viết thư cho RS để Tháng 3 năm
động giảm Bạo lực đưa ra để thực kiến nghị về việc 2023
trên cơ sở giới được lồng ghép vấn đề về
47
đưa vào kế hoạch hiện bạo lực Phụ nữ và
của các LGAs. Trẻ em vào các kế
hoạch/ các can
thiệp của LGAs

4 Thiết lập một cơ Kiến nghị được Viết thư gửi các Tháng 5 năm
chế giúp cung cấp đưa ra để thực Thư ký Khu vực 2023
thông tin về tính sẵn hiện (RS) để giới thiệu
có và việc thực hiện cho họ về hướng
các hướng dẫn giám dẫn giám sát tại RS
sát sẵn có ở các cấp và LGA
độ hoạt động khác
nhau của chính phủ.

5 Đảm bảo tiến hành Kiến nghị được Thực hiện giám sát Tháng 4 –
Giám sát và đánh đưa ra để thực và đánh giá hàng tháng 6 năm
giá để cung cấp hiện quý 2023
thông tin hữu hiệu Tháng 7 –
cho người ra quyết tháng 9 năm
định. 2023
Tháng 10 –
Tháng 12
năm 2023
Tháng 1 –
Tháng 3 năm
2024

6 Xây dựng một cơ Kiến nghị được Huy động nguồn Tháng 4 năm
chế đảm bảo đủ đưa ra để thực lực từ bên trong 2023 đến
nguồn lực cho Các hiện chính phủ và từ các tháng 3 năm
biện pháp chống bên liên quan khác 2024
Bạo lực đối với Phụ nhau bao gồm cả
nữ và Trẻ em Đối tác phát triển
(DPs), tổ chức phi
Chính phủ (NGOs)

Nguồn: Phụ lục 1(b) Báo cáo Kiểm toán về Việc quản lý các Biện pháp Xóa bỏ Bạo lực
đối với Phụ nữ và Trẻ em ở Tanzania

48
2.4 Theo dõi sau kiểm toán
Một quy trình Kiểm toán Hoạt động thông thường sẽ bao gồm Công tác Theo dõi
sau kiểm toán để theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kiến nghị. Thực tế trong Báo cáo
này không đề cập đến quy trình hoặc kế hoạch cho công tác theo dõi sau kiểm toán. Tuy
nhiên, trong bức thư mà ông Charles E. Kichere (Kiểm soát viên và Tổng kiểm toán của
Tanzania) gửi cho Tổng thống Cộng hòa Thống nhất Tanzania được đề cập ở phần đầu Báo
cáo đã có đoạn đề cập đến việc sẽ tiến hành các cuộc kiểm toán tiếp theo vào thời điểm
thích hợp về các hành động của Bộ Phát triển Cộng đồng, Giới, Phụ nữ và các Nhóm Đặc
biệt cũng như Văn phòng Chủ tịch- Chính quyền khu vực và Chính quyền địa phương trong
việc thực hiện các khuyến nghị được đưa ra trong báo cáo này.

49
NHẬN XÉT
1. Các yêu cầu cần có của một Báo cáo Kiểm toán Hoạt động Theo ISSAI 3000:
1.1 Tính toàn diện
Theo ISSAI 3000, để toàn diện, báo cáo kiểm toán cần bao gồm tất cả thông tin và
lập luận cần thiết để giải quyết các mục tiêu kiểm toán và các câu hỏi kiểm toán, đồng thời
phải đủ chi tiết để cung cấp sự hiểu biết về vấn đề cũng như các phát hiện và kết luận kiểm
toán.
Thực tế tại Báo cáo kiểm toán về việc quản lý các biện pháp Xóa bỏ Bạo lực đối với
Phụ nữ và Trẻ em ở Tanzania mà Văn phòng Kiểm toán Quốc gia này cung cấp đã bao
gồm đầy đủ các thông tin và lập luận cần thiết để giải quyết các mục tiêu kiểm toán và các
câu hỏi kiểm toán được đặt ra ban đầu. Đồng thời, các thông tin này được trình bày ngắn
gọn trong phần tóm tắt đầu báo cáo nhằm giúp người đọc dự kiến nắm bắt nhanh hơn các
thông tin.
1.2 Tính thuyết phục
Để có tính thuyết phục, báo cáo đánh giá cần phải được cấu trúc hợp lý và trình bày
mối quan hệ rõ ràng giữa các mục tiêu đánh giá và/hoặc câu hỏi đánh giá, tiêu chí kiểm
toán, phát hiện phát hiện, kết luận và kiến nghị. Đồng thời, các phát hiện kiểm toán phải
được trình bày một cách thuyết phục, giải quyết tất cả các lập luận có liên quan đến cuộc
thảo luận và chính xác. Tính chính xác đòi hỏi bằng chứng kiểm toán cũng như tất cả các
phát hiện và kết luận kiểm toán đều được trình bày chính xác. Tính chính xác đảm bảo với
người đọc rằng những gì được báo cáo là đáng tin cậy.
Theo các thông tin được cung cấp từ mục lục và nội dung, cấu trúc báo cáo cũng
như nội dung đảm bảo có đầy đủ các phần mà một báo cáo kiểm toán cần phải có. Các tiêu
chuẩn được đặt ra tương ứng với mục tiêu kiểm toán/câu hỏi kiểm toán. Tuy nhiên, trong
quá trình đọc báo cáo, nhóm nhận thấy cấu trúc trình bày các phát hiện không rõ ràng, khi
Kiểm toán viên liệt kê các phát hiện kiểm toán dựa trên các mục tiêu kiểm toán cụ thể, tập
trung vào mức độ xảy ra các trường hợp Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em, mức độ phù
hợp của các biện pháp nhằm loại bỏ các trường hợp Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em, sự
phối hợp của các biện pháp để loại bỏ các trường hợp Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em,
và sự đầy đủ trong giám sát và đánh giá việc thực hiện của các Bộ, Vụ và Cơ quan (MDAs)
và các Cơ quan chính quyền địa phương (LGAs) trong việc loại bỏ các trường hợp Bạo lực
đối với Phụ nữ và Trẻ em gây ra hậu quả là tồn tại các nội dung được trình bày trong phần
Phát hiện kiểm toán bị trùng lặp. Chính điều này khiến người đọc báo cáo nói chung, các
cơ quan chính quyền chuyên trách nói riêng gặp khó khăn trong việc hệ thống lại các phát
hiện, đánh giá kiến nghị và thực thi kiến nghị.
Những số liệu chi tiết được cung cấp bởi các Cơ quan Chính quyền Địa phương
(LGA), Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (MoEST), Văn phòng Thủ tướng (PMO)
nên tính chính xác cao.

50
1.3 Tính kịp thời
Tính kịp thời đòi hỏi báo cáo kiểm toán phải được phát hành đúng thời hạn để cung
cấp thông tin cho ban quản lý, chính phủ, cơ quan lập pháp và các bên quan tâm khác sử
dụng.
Thực tế, việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia nhằm chấm dứt bạo lực đối
với phụ nữ và trẻ em ở Tanzania (18-2017-2021/22) - National Plan of Action to End
Violence against Women and Children in Tanzania (2017/18-2021/22) kết thúc vào năm
tài chính 2021/22, và sau đó Chính phủ Tanzania đã đưa ra 2 chiến lược quốc gia mới để
tiếp tục nỗ lực xóa bỏ Bạo lực với phụ nữ và trẻ em là Chiến lược quốc gia chống FGM
(2020/21-2024/25) - National Anti FGM Strategy (2020/21-2024/25) và Kế hoạch phát
triển 5 năm III (2021/22 -2025/26) - Five Years Development Plan III (2021/22 -2025/26).
Trong khi đó, Báo cáo kiểm toán về việc quản lý các Biện pháp Xóa bỏ Bạo lực đối với
Phụ nữ và Trẻ em ở Tanzania này được công bố vào Tháng 3 năm 2023. Tức là chỉ 3 tháng
sau khi kết thúc NPA-VAWC. Để từ đó Văn phòng Kiểm toán Quốc gia có thể kịp thời
cung cấp thông tin hữu ích cho các bên liên quan của Tanzania nhằm có những thay đổi,
điều chỉnh hợp lý để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra.
1.4 Thân thiện với người đọc
ISSAI 3000 yêu cầu, để báo cáo đạt được yêu cầu thân thiện với người đọc, kiểm
toán viên cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản trong phạm vi đối tượng kiểm toán cho phép.
Các chất lượng khác của một báo cáo kiểm toán thân thiện với người đọc bao gồm việc sử
dụng ngôn ngữ rõ ràng một nghĩa, không mơ hồ, nhiều nghĩa, minh họa ngắn gọn để đảm
bảo rằng báo cáo kiểm toán không dài hơn mức cần thiết, giúp cải thiện tính rõ ràng và
giúp truyền tải thông điệp tốt hơn.
Từ ngữ trong báo cáo nhìn chung có phần dễ hiểu và thân thiện với người đọc. Tuy
nhiên trong báo cáo vẫn có những từ ngữ chuyên sâu trong lĩnh vực bạo lực giới đòi hỏi
người đọc cần có một lượng kiến thức đủ để hiểu các nội dung được nêu trong báo cáo. Vì
vậy Báo cáo vẫn đảm bảo thể hiện được bức tranh tổng quát về đối tượng kiểm toán. Kiểm
toán viên cũng đã kết hợp minh họa một cách chi tiết thông qua những hình ảnh, biểu đồ
và bảng số liệu trực quan trong các phát hiện kiểm toán.
1.5 Cân bằng
Cân bằng có nghĩa là báo cáo kiểm toán cần phải khách quan về nội dung và giọng
điệu. Tất cả bằng chứng kiểm toán cần phải được trình bày một cách khách quan, không
thiên vị. Kiểm toán viên cần nhận thức được rủi ro phóng đại và nhấn mạnh quá mức đến
những khiếm khuyết trong kết quả hoạt động. Kiểm toán viên cần giải thích nguyên nhân
và hậu quả của các vấn đề trong báo cáo kiểm toán vì nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn
tầm quan trọng của vấn đề. Điều này sẽ khuyến khích hành động khắc phục và dẫn đến
những cải tiến của đơn vị được kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán đảm bảo có bằng chứng cụ thể và có thể tham chiến đến các
nguồn tin cậy để chứng minh các điểm đưa ra. Và có kiến nghị để xây dựng kế hoạch khắc

51
phục những vấn đề. Tuy nhiên các kiến nghị lại mang tính khái quát chung, không đi sâu
vào chi tiết gây khó khăn cho MoCDGWSG và PO-RALG trong việc hiểu và thực hiện các
kiến nghị.
Nhóm đọc báo cáo và không thấy được nguyên nhân ở các phát hiện 2.2.2.2 d),
2.2.2.3 a), 2.2.2.4 b) được trình bày trong quá trình đưa ra ý kiến, các phát hiện 2.2.2.4 d),
2.2.2.5 a) e) Nhóm không thấy được hậu quả và đặc biệt phát hiện 2.2.2.5 f) nhóm không
thấy được cả nguyên nhân và hậu quả được Kiểm toán viên đề cập đến.
2. Nhận xét chung của Nhóm về Việc quản lý các Biện pháp Xóa bỏ Bạo lực đối với
Phụ nữ và Trẻ em ở Tanzania.
Dựa vào các thông tin thực tế và bằng chứng được trình bày trong báo cáo, nhóm
nhận thấy việc quản lý các biện pháp chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em là vấn đề thuộc
về khu vực công, ngân sách - tài lực, nguồn nhân lực, nguồn vật tư, tài sản công cộng - vật
lực phụ thuộc vào các chỉ tiêu, quy định của chính phủ vậy nên không thể đánh giá được
tính kinh tế. Do đó cuộc kiểm toán này không nhằm vào việc đánh giá tính kinh tế của việc
quản lý các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Việc quản lý hữu hiệu các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em sẽ
giúp Tanzania đạt được mục tiêu là giảm hoặc xóa bỏ được Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ
em tại đất nước này. Tuy nhiên nhóm nhận thấy, mục tiêu được đặt ra đều không đạt được
và một số hoạt động đã phải bị hủy bỏ (bằng chứng là Chiến lược truyền thông và tiếp cận
nhưng các Bộ/ngành vẫn chưa đạt được mục tiêu phổ biến tài liệu VAWC và IEC đến các
nhóm đối tượng như mong đợi, Tỷ lệ bạo lực thể xác tăng 50% so với mục tiêu là giảm bạo
lực xuống 10%, Tăng 70% các trường hợp được báo cáo về bạo lực tinh thần, ngược với
với mục tiêu làm giảm tỷ lệ này xuống 18%,...). Từ đó có thể thấy, việc quản lý các biện
pháp nhằm xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em của các cơ quan chính quyền tại Tanzania
chưa đạt được tính hữu hiệu.
Nguồn lực được sử dụng để quản lý các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực với phụ nữ
và trẻ em bởi MoCDGWSG, PO-RALG và LGAs ít hơn kế hoạch (cụ thể là nhiều nguồn
ngân sách không được giải ngân, thiếu cán bộ phúc lợi xã hội và cán bộ phát triển cộng
đồng; Số lượng Safe Homes và One Stop Centers không đủ để hỗ trợ những người sống
sót sau bạo lực;...). Trong khi đó, đầu ra là các mục tiêu trong kế hoạch vẫn chưa đạt được
như đã nêu ở đoạn trên nên theo nhóm, việc quản lý các biện pháp nhằm xóa bỏ bạo lực
với phụ nữ và trẻ em bởi MoCDGWSG, PO-RALG và LGAs cũng không đạt được tính
hiệu quả.

52
KẾT LUẬN
Có thể thấy bình đẳng giới đạt được khi nam giới và phụ nữ có quyền, trách nhiệm
và cơ hội như nhau. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là điều cần thiết cho các
quốc gia cũng như sự phát triển kinh tế và xã hội. Chính phủ Tanzania đã xây dựng các
chính sách và hướng dẫn nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và sự hòa nhập của thanh niên
vào một môi trường tích cực. Tuy nhiên, chính phủ vẫn phải đối mặt với một số thách
thức cản trở trong việc hoàn thành vai trò của mình. Chính vì vậy Văn phòng Kiểm toán
Quốc gia đã tiến hành thực hiện một cuộc kiểm toán về việc quản lý các biện pháp Xóa
bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em ở Tanzania.
Qua quá trình thu thập thông tin từ Báo cáo, phân tích và đánh giá, nhóm nhận
thấy Tanzania đã quản lý các biện pháp được đề ra tại NPA-VAWC là chưa đạt được tính
hữu hiệu và hiệu quả. Vẫn còn tồn đọng các thiếu sót thực tế mà chính phủ nước này cần
đưa ra biện pháp để kịp thời giải quyết.
Nhóm hy vọng rằng trong tương lai, tại các Báo cáo kiểm toán hoạt động khác về
lĩnh vực, vấn đề này, Chính phủ Tanzania sẽ đạt được những kết quả tốt như dự tính
trong công cuộc xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Tanzania - Tanzania. (March 2023) Performance
audit report on the Management of measures for eliminating violence against women and
children in Tanzania
[2] The International Organisation of Supreme Audit Institutions - INTOSAI. (2016)
GUID 3920 – The Performance Auditing Process
[3] The International Organisation of Supreme Audit Institutions - INTOSAI. (2019)
ISSAI 3000 – Performance Audit Standard
[4] Kiểm toán hoạt động, Bộ môn kiểm toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học
Kinh tế TP.HCM, NXB Phương Đông. (Tài liệu được quy định sử dụng cho chương trình
tiên tiến).
[5] Slide bài giảng Bộ môn Kiểm toán hoạt động. (Tài liệu được quy định sử dụng cho
chương trình tiên tiến).

54

You might also like