You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2023

Nhóm: 5
Lớp: KITE.TT.23
GVHD: TH.S HỒ THỊ HÀ

Bình Dương, tháng 4, năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MÔT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------------------

PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN

1. THÔNG TIN HỌC PHẦN:


Tên học phần: Kinh tế phát triển
Mã học phần: LING 440
2. THÔNG TIN SINH VIÊN- TÊN NHÓM

Stt Họ và tên sinh viên Mã sinh viên Mức độ đóng góp (%) Ký tên
1 Trần Hoàng Phương Nam 2223401150675 100%
2 Đậu Thuỳ Linh 2223401150261 100%
3 Lê Tiến Đạt 2223401150477 100%

i
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP BÀI VIẾT CUỐI KHÓA

Tên học phần: Kinh tế Phát triển (0+2) Mã học phần: LING440
Học kỳ: 2 Năm học: 2023-2024
Nhóm/Lớp môn học: KITE.TT.23 Tên nhóm: Nhóm 5

Đề tài: Vai trò của giáo dục đối sự phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2021
- 2023

Điểm thống
Tiêu chí đánh giá CBCT01 CBCT02 nhất
1. Giới thiệu: Tính cấp thiết; mục tiêu; ý nghĩa (1
điểm)
2. Tổng quan tài liệu: Mức độ tin cậy nguồn dữ
liệu (1 điểm)
3. Phương pháp: Thu thập số liệu; phương pháp
phân tích (1.5 điểm)
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Nội dung;
Phân tích; Bảng/Hình (3.5 điểm)
5. Kết luận: Kết luận, khuyến nghị và hướng mở
rộng (1 điểm)
6. Format và văn phong học thuật: Trích dẫn, ghi
tài liệu tham khảo (1 điểm)

7. Thái độ (1 điểm)

Tổng điểm
Ghi chú: Bài viết sẽ bị hủy bỏ vô điều kiện nếu vi phạm về đạo văn, ngụy tạo và thay đổi dữ
liệu.
Cán bộ chấm 01 Cán bộ chấm 02

Hồ Thị Hà

ii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

Lời nói đầu ................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu .............................................................. 4

4.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4

4.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 4

5. Ý nghĩa và hạn chế của đề tài ................................................................................... 5

5.1. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 5

5.2. Hạn chế của đề tài .............................................................................................. 5

6. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................... 6

PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 7

1.1. Tăng trưởng kinh tế ............................................................................................... 7

1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................................... 7

1.1.2. Các biện pháp phát triển kinh tế ...................................................................... 7

2.2. Giáo dục ................................................................................................................. 8

2.2.1. Tuyển sinh vào giáo dục đại học ..................................................................... 8

iii
2.2.2. Chi tiêu của chính phủ cho giáo dục ............................................................... 9

2.2.3. Tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ ............................................................ 9

2.2.4. Chi tiêu cho giáo dục theo thu nhập của hộ gia đình .................................... 10

2.3. Phân tích và đánh giá những nghiên cứu trước đây ............................................ 10

2.3.1. “Mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” của Đào
Thị Thanh Bình và Trịnh Ngọc Hiếu tại báo “Kinh tế và Dự báo” (2021) ............. 10

2.3.2. “Chi tiêu công cho giáo dục y tế và phát triển kinh tế tại Việt Nam” của Đào
Thị Thanh Bình và Nguyễn Ánh Ngọc trong tạp chí “Kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương” (2022) ........................................................................................................ 11

2.3.3. “Educational expansion and the economic value of education in Vietnam: An


instrument-free analysis” của Trương Thu Hà, Keiichi Ogawa và M.B.Sanfo trong
tạp chí “International Journal of Education Research Open” (2021) ...................... 14

2.3.4. “The Economic Case for Education in Vietnam” của H.A.Patrinos, Phạm Vũ
Thắng và Nguyễn Đức Thành trong tạp chí “Policy Research Working Paper”
(2018) ...................................................................................................................... 15

2.3.5. “Economic role of education in agriculture: evidence from rural Vietnam”


của Lê Khương Ninh (2020) ................................................................................... 15

4.3. Điểm rút ra từ 5 bài báo ....................................................................................... 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM .................................................................................... 18

2.1. Tình hình chung của phát triển kinh tế Việt Nam ................................................ 18

2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP ............................................................................... 18

2.1.2. Năng suất lao động xã hội ............................................................................. 19

2.2. Bối cảnh chung của giáo dục Việt Nam ............................................................... 20

iv
2.2.1. Giáo dục sau trung học phổ thông ................................................................. 20

2.2.2. Đội ngũ giáo viên, giảng viên chất lượng trong hệ thống giáo dục Việt Nam
................................................................................................................................. 20

2.2.3. Chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục ............................................................ 21

2.2.4. Chi tiêu của nhóm hộ gia đình cho giáo dục ................................................. 21

2.3. Tác động của giáo dục tới phát triển kinh tế ở Việt Nam .................................... 22

2.3.1. Mặt tích cực ................................................................................................... 22

2.3.2. Hạn chế .......................................................................................................... 25

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ........................................................................................... 31

3.1. Đối với chính phủ ................................................................................................ 31

3.2. Đối với cơ sở giáo dục ......................................................................................... 31

3.3. Đối với hộ gia đình .............................................................................................. 32

PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 35

v
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2021 – 2023 ....................................... 18
Biểu đồ 2. 2: Năng suất lao động xã hội giai đoạn 2021 – 2023 ................................... 19
Biểu đồ 2. 3: Đóng góp vào GDP của ngành giáo dục Việt Nam 2021 – 2022 ............. 22
Biểu đồ 2. 4. Tỷ lệ dự chi ngân sách nhà nước cho giáo dục vào đào tạo giai đoạn 2021
– 2023 ............................................................................................................................. 26
Biểu đồ 2. 5. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 2021 – 2022 ............................. 28

vi
PHẦN MỞ ĐẦU
Lời nói đầu
Giáo dục từ lâu được coi là một trong những thành phần góp phần vào sự phát
triển của kinh tế. Mục đích của nghiên cứu này là xem xét các đặc điểm thể hiện mối
liên hệ giữa giáo dục và phát triển kinh tế, sau đó, chúng tôi sẽ làm rõ những tác động
của giáo dục Việt Nam tới sự phát triển kinh tế đất nước. Sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính, nghiên cứu các vấn đề, khả năng, thách thức và cơ hội tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam, tập trung vào giáo dục trong những năm gần đây. Cùng với việc phân tích
các tác động, nghiên cứu này sẽ đưa ra những giải pháp để Việt Nam phát huy những
ảnh hưởng tích cực của giáo dục đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

1. Tính cấp thiết của đề tài


Hướng đến tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống là mục tiêu mà loài người tiến bộ đang khao khát hướng tới. Để hoàn thành mục
tiêu đó cần phải kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố là điều kiện vật chất và điều kiện tinh
thần, giữa mức sống cao và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi
người, cho thế hệ ngày nay và muôn đời con cháu mai sau. Nói theo cách của Việt Nam:
Thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Để đạt được mục tiêu tốt đẹp trên đây, cần phải tìm cho được động lực cơ bản của
sự phát triển. Về mặt kinh tế, con người được xem xét là phương tiện, là động lực cơ bản
và bền vững của sự tăng trưởng kinh tế cả trong hiện tại và tương lai. Kinh tế tăng trưởng
mang lại sự giàu có về vật chất, suy cho cùng, không ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn
các nhu cầu sống của bản thân con người. Vậy con người không chỉ là động lực mà còn
là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế.

Các nước chậm phát triển muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo
dục và đầu tư cho giáo dục bởi nó cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Theo Nelson Mandela, “Giáo dục còn là vũ khí mạnh

1
nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới”. Tất cả các quốc gia phát triển đều có
chiến lược phát triển giáo dục. Trong “Báo cáo giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi
người”, tổ chức UNESCO cũng đã khuyến khích các nước phải chi tiêu ít nhất 6% GDP
cho giáo dục.

So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam có lực lượng lao động dồi
dào. Năm 2021 tổng dân số nước ta là 98,51 triệu người, là quốc gia đông dân xếp thứ 2
khu vực Đông Nam Á. Mặc dù số lượng đông nhưng chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam đang ở mức thấp trong bậc thang quốc tế, không đủ lao động có chuyên môn, tay
nghề cao. Số lượng lao động có chuyên môn chỉ là 24,1% triệu lao động.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2019, năng suất lao động Việt Nam
chỉ bằng 7,6% năng suất của Singapore, 19,5% của Malaysia, 37,9% với Thái Lan,
45,6% của Indonesia, 56,9% của Philippines và 68,9% so với Brunei. So với Myanmar
năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 90% và bằng 88,7% của Lào. Tính trong khu vực
Đông Nam Á, năng suất lao động của nước ta chỉ cao hơn Campuchia. Năng suất lao
động thấp có nguyên nhân là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kém, và một phần không
nhỏ do chất lượng giáo dục phổ thông chưa cao. Nghiêm khắc mà nói, có thể thấy chất
lượng giáo dục phổ thông đang là vấn đề thách thức từ các góc nhìn khác nhau.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, những quốc gia nào biết đầu tư đủ và đúng cho
giáo dục thì quốc gia ấy sẽ tiến nhanh trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của
mình, còn nếu làm ngược lại, sự chậm phát triển hoặc thụt lùi là điều không thể tránh
khỏi. Nhận thức rõ được vai trò của giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và
Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” (Nghị quyết số 04-NQ/TW
Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII). Giáo dục đóng vai trò
quan trọng là nhân tố chìa khoá, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Vì vậy, đầu tư cho phát triển nguồn lực hay chính là đầu tư cho giáo dục con người
mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc khai thác sử dụng các nguồn lực khác.

2
Giáo dục – đào tạo là một cách bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình
độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát
triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri thức. Do vậy, việc lựa chọn
đề tài “Vai trò của giáo dục đối sự phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2021 –
2023” là cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu hướng đến mục tiêu:

- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết và thực tiễn về vai trò của giáo dục đối sự phát triển
kinh tế Việt Nam.
- Phân tích thực trạng, làm rõ vai trò của giáo dục đối sự phát triển kinh tế Việt
Nam giai đoạn 2021 - 2023
- Đưa ra những kết luận và giải pháp để nâng cao vai trò của giáo dục đối với sự
phát triển kinh tế Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: vai trò của giáo dục đối sự phát triển kinh tế của Việt
Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian là cả nước Việt Nam

- Về thời gian từ năm 2016 – 2020. Về thành tựu trong giáo dục – đào tạo, hệ thống cơ
chế chính sách, GD&ĐT được chú trọng hoàn thiện với nhiều chính sách được hành tạo
hành lang pháp lý để các địa phương, các cơ sở GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh đổi mới và
nâng cao chất lượng GD&ĐT. Mặt khác, đây là giai đoạn bước vào thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, bối cảnh khu vực và thế giới có những yếu
tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biến phức tạp, tác động đến phát triển kinh tế
trong nước như: Xu hướng kinh tế thế giới phục hồi và phát triển; phát triển khoa học và

3
công nghệ tác động mạnh mẽ đến các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội; xung đột chính trị
trong nội bộ và giữa các quốc gia. Đặc biệt, vào năm cuối giai đoạn kế hoạch 5 năm
2016-2020, dịch Covid-19 lần đầu tiên xảy ra trên toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến
mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, kinh tế toàn cầu rơi vào tình
trạng suy thoái, hậu quả kéo dài nhiều năm. Do đó, việc lựa chọn giai đoạn này là phù
hợp với những chuyển biến của kinh tế xã hội, đồng thời tạo điều kiện để phân tích, đánh
giá và đưa ra khuyến nghị kịp thời.

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu


4.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, đề tài sử
dụng các phương pháp sau:

- Thu thập các số liệu thống kê về các chỉ tiêu sau đó dùng phần mềm Excel để kẻ
bảng mô tả và phân tích dữ liệu thu thập được
- Sử dụng phương pháp so sánh số liệu năm 2021-2023 để nhận xét, đánh giá
- Từ các số liệu và thông tin thu thập được sau khi phân tích sẽ đưa ra đánh giá về
kết quả đã nghiên cứu được, nhằm đưa ra đề xuất định hướng, các giải pháp nâng
cao hiệu quả giáo dục.

4.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu


Toàn bộ dữ liệu sử dụng trong đề tài được lấy từ Tổng cục Thống kê - cơ quan
Thống kê của Việt Nam nên đây là nguồn số liệu/ thông tin đáng tin cậy. Những loại số
liệu sử dụng trong đề tài, gồm:

- Tỷ lệ lao động đã qua đào tào, tỷ lệ thất nghiệp, phân theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật từ 2021-2023
- Các số liệu về GDP, năng suất lao động xã hội, chi ngân sách nhà nước cho giáo
dục, từ 2021-2023

4
- Chi tiêu cho giáo dục, đào tạo của các hộ gia đình ở Việt Nam những năm gần
đây.

Nguồn dữ liệu: Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ Internet, các luận văn, luận
án, bài báo các số liệu lấy từ website: Tổng cục Thống kê https://www.gso.gov.vn.

5. Ý nghĩa và hạn chế của đề tài


5.1. Ý nghĩa của đề tài
Mỗi quốc gia được đánh giá là phát triển hay không phụ thuộc vào bộ mặt của
nền kinh tế, và đương nhiên nguồn nhân lực được đào tạo bài bản có chuyên môn cao là
điều vô cùng cần thiết. Bởi một xã hội phát triển thì phải có sự đóng góp trí tuệ từ những
người tài giỏi, họ cống hiến các kỹ năng ứng dụng mà mình học được vào trong hoạt
động sản xuất, cuộc sống thường ngày. Với những kiến thức giáo dục tiếp thu từ sách vở
kết hợp cùng quá trình rèn luyện, vận dụng trong thực tế để con người cho ra nhiều phát
minh vĩ đại. Vậy để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao tùy thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó vai trò của giáo dục, đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho chúng ta đánh giá được vai trò của giáo
dục đối với sự phát triển kinh tế. Từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị phù hợp
cho công tác hoạch định chính sách.

5.2. Hạn chế của đề tài


Do những hạn chế về thời gian và khó khăn trong thu thập, xử lý và phân tích số
liệu nên đề tài vẫn còn hạn chế nhất định. Kết quả nghiên cứu của đề tài chưa thể là kết
luận cuối cùng vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế cũng như những giải
pháp và khuyến nghị cho mối quan hệ này. Tuy nhiên đề tài cũng phần nào thể hiện được
tầm quan trọng của giáo dục, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo như: vai trò
của giáo dục đối sự phát triển của xã hội hoặc ảnh hưởng của giáo dục đến kinh tế xã hội
nói chung.

5
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có ba chương:

• Chương 1. Cơ sở lý thuyết
• Chương 2. Thực trạng về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế Việt
Nam
• Chương 3. Đề xuất giải pháp về vai trò giáo dục đối với sự phát triển kinh tế Việt
Nam

6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Định nghĩa
Theo Investopedia, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch
vụ kinh tế trong một khoảng thời gian so với giai đoạn trước. Nó có thể được đo lường
bằng các điều khoản danh nghĩa hoặc thực tế (được điều chỉnh để loại bỏ lạm phát).
Theo truyền thống, tăng trưởng kinh tế tổng hợp được đo bằng tổng sản phẩm quốc dân
(GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mặc dù các số liệu thay thế đôi khi được
sử dụng.

Theo Đào Thị Thanh Bình (2020) “Phát triển kinh tế của một quốc gia được coi
là công cụ mạnh mẽ nhất để thúc đẩy mức sống tiến lên và kìm hãm nghèo đói (Phát
triển, 2008). Do đó, tăng trưởng là một lĩnh vực quan trọng đối với tất cả các nhà kinh tế
và điều cơ bản là phải hiểu xã hội và nền kinh tế khác nhau như thế nào”.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP). Sự tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những
tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu
quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị
và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục,
tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
1.1.2. Các biện pháp phát triển kinh tế
❖ Tốc độ tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đo lường sự thay đổi trong GDP của đất nước so với
giai đoạn trước đó. Lượng thay đổi được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), đóng vai trò là
yếu tố quyết định sức khỏe nền kinh tế trong nước và khả năng tăng trưởng trong tương

7
lai. Khi con số dương, nền kinh tế đang phát triển. Khi con số âm, nền kinh tế đang suy
thoái. Đo lường tốc độ tăng trưởng là cần thiết để hiểu bản chất của nền kinh tế và hướng
đi của nó trong những năm tới.
❖ Năng suất lao động xã hội
Năng suất lao động (NSLĐ) phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất lao động
cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị tạo ra trong một
đơn vị thời gian. Năng suất lao động xã hội được tính bằng GDP bình quân trên một lao
động đang làm việc trong năm. Giữa NSLĐ và tăng trưởng GDPcó mối quan hệ tương
hỗ, NSLĐ cao thì tăng trưởng GDP cao và ngược lại. Vì vậy, có thể thấy năng suất xã
hội là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển của kinh tế vì nó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, có thể thấy rằng năng suất xã hội cao nghĩa là một quốc gia có
khả năng sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn với cùng một lượng tài nguyên hoặc
sản xuất ở cùng một mức độ. hàng hóa và dịch vụ với ít nguồn lực hơn những hàng hóa
và dịch vụ khác.
2.2. Giáo dục
2.2.1. Tuyển sinh vào giáo dục đại học
Mục tiêu chung của giáo dục đại học được quy định trong Luật giáo dục và Luật
giáo dục nghề nghiệp:
- Đào tạo nhân lực chuyên sâu theo các ngành nghề trong xã hội, nghiên cứu khoa
học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới ngay khi còn trong môi trường học tập tạo
nền tảng có sẵn để có thể phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Đào tạo về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức, kỹ năng thực hành nghề
nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ tương
xứng với trình độ đào tạo thích nghi với môi trường làm việc. Có ý thức phục vụ nhân
dân, phục vụ cộng đồng.

8
- Giáo dục đại học tập trung đào tạo chuyên sâu theo chuyên ngành mà người học
hướng tới với mục đích phát triển trọng tâm nền tảng giáo dục về nhân cách, phẩm chất,
kiến thức cần phải có để áp dụng trong đúng lĩnh vực.
GDĐH có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao. Các trường đại học không chỉ là nơi đào tạo, cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao, mà còn là nơi nuôi dưỡng và phát triển tri thức,
tiềm lực KH-CN và đổi mới sáng tạo của đất nước, tạo động lực mới cho hội nhập, phát
triển bền vững. Vì vậy, nâng cao chất lượng GDĐH là nhu cầu tất yếu và cấp thiết trong
bối cảnh nền kinh tế tri thức.
2.2.2. Chi tiêu của chính phủ cho giáo dục
Vốn con người là yếu tố hàng đầu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững nên chi
tiêu cho giáo dục có nghĩa là đầu tư để đạt được sự phát triển. Chi tiêu của chính phủ
cho giáo dục đề cập đến “chi tiêu trực tiếp cho các cơ sở giáo dục cũng như các khoản
trợ cấp công liên quan đến giáo dục được trao cho các hộ gia đình và do các cơ sở giáo
dục quản lý”, ngân sách nhà nước dành cho “các trường học, trường đại học và các tổ
chức công cộng và tư nhân khác cung cấp hoặc hỗ trợ các dịch vụ giáo dục” , theo Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
2.2.3. Tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ
Điều 72, Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà
giáo như sau: “Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên Tiểu học, Trung
học cơ sở, Trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo
giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm”

9
Hiện nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục năm 2019
đối với cấp Mầm non là 82,0%; Tiểu học là 75,3%; Trung học cơ sở là 86,4%; Trung
học phổ thông là 99,9%.
2.2.4. Chi tiêu cho giáo dục theo thu nhập của hộ gia đình
Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức chi tiêu
cho giáo dục và đào tạo vào loại cao trên thế giới, người dân rất quan tâm đến tương lai
giáo dục của con em nên sẵn sàng đầu tư cho giáo dục với mức chi ngày một tăng cao.
Tuy nhiên, khoảng cách chi tiêu giữa hộ giàu và hộ nghèo có sự khác biệt đáng kể. Tỷ
lệ hoàn thành giáo dục khác nhau tùy thuộc vào nền tảng của mỗi người, do đó ảnh hưởng
đến cơ hội việc làm và kinh tế trong tương lai và có thể dẫn đến bất bình đẳng lớn hơn.
2.3. Phân tích và đánh giá những nghiên cứu trước đây
2.3.1. “Mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” của Đào
Thị Thanh Bình và Trịnh Ngọc Hiếu tại báo “Kinh tế và Dự báo” (2021)
Bài viết này tập trung định hướng và phân tích ngắn gọn hiệu quả của giáo dục
đến tăng trưởng kinh tế Việt nam trong giai đoạn 2000-2015. Mục đích của nghiên cứu
này là để chứng minh liệu giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam nói chung hay không. Dự kiến rằng giáo dục và phát triển kinh tế có tương tác
tích cực và có ý nghĩa thông kê. Mô hình của Hua (2005) là tài liệu tham khảo chính của
bài viết này. Theo Hua (2005), để đánh giá sức mạnh thực tế của việc đi học đối với nền
kinh tế, có ba cấp độ riêng biệt thường được áp dụng: tiểu học, trung học và đại học/cao
hơn.
❖ Kết luận rút ra bài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu đã được chứng minh là ủng hộ giả thuyết được đưa ra ban
đầu là: Trình độ giáo dục tiểu học và trình độ giáo dục trung học có tác động tích cực
đến tăng trưởng GDP, nhưng trình độ giáo dục đại học lại không có bất kỳ ảnh hưởng
nào. Vì tăng trưởng GDP có thể được coi là một thông số cho tăng trưởng kinh tế của

10
một quốc gia do đó trình độ giáo dục tiểu học và trình độ giáo dục trung học có ảnh
hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015.
Mặc dù kết quả nghiên cứu chỉ ra trình độ giáo dục tiểu học và trình độ giáo
dục trung học có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên điều
này không có nghĩa là chúng ta bỏ qua tầm quan trọng của giáo dục đại học. Sinh viên
tốt nghiệp đại học là thành phần chính cho sự thành công trong việc bắt kịp truyền bá và
áp dụng các công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển (Hua, 2005). kết quả là giáo
dục đại học là điều cần thiết cho sự phát triển lâu dài.
2.3.2. “Chi tiêu công cho giáo dục y tế và phát triển kinh tế tại Việt Nam” của Đào
Thị Thanh Bình và Nguyễn Ánh Ngọc trong tạp chí “Kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương” (2022)
Bài viết cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động phân bổ chi tiêu công
cho giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2000-2015. Ngoài ra, chất
lượng vốn nhân lực được đưa vào nghiên cứu để xem xét tác động đối với tăng trưởng
kinh tế bằng cách ước tính mối quan hệ giữa chi tiêu vốn và chi tiêu thường xuyên của
nhà nước cho giáo dục.
Mẫu nghiên cứu bao gồm 16 quan sát trong khoảng thời gian 16 năm (từ năm
2000 đến 2015). Để tăng sự tin cậy của nghiên cứu, các tác giả đã thu thập dữ liệu từ
nhiều nguồn khác nhau. Với dữ liệu công bố bởi Tổng cục Thống kê (GSO), số lượng
trường đại học công và tư cũng như trường cao đẳng tăng đáng kể từ 148 đến 347, và từ
30 đến 89 tương ứng. Điều này đồng nghĩa là có thay đổi trong giai đoạn 16 năm đó, để
kiến tạo đủ cơ sở hạ tàng cho chương trình giáo dục và đào tạo.
❖ Mô hình 1:
Chỉ số HDI = b1 + b2 ln(ENRLS) + b3 1n(ENRP) + b4 1n(ERNPP) + b5
1n(ENRUS) + b6 1n(HSGRA) + b7 ln(CAPEXEDU) + b8 1n(REEXEDU) + e
❖ Mô hình 2:

11
In(GDPG) = b1 + b2 1n(ENRLS) + b3 ln(ENRP) + b4 1n(ERNPP) + b5
1n(ENRUS) + b6 ln(HSGRA) + b7 in(CAPEXEDU) + b8 ln(REEXEDU) + b9 HDI +
b10 ln(HEALTH) + e
Trong đó: ENRLS là số lượng tuyển sinh của cấp trung học cơ sở
ENRLS là số lượng tuyển sinh của cấp trung học phổ thông
ENRUS là số lượng tuyển sinh của trường mầm non
ENRPP là số lượng tuyển sinh của cấp tiểu học
ENRP là tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông
HSGRA là chi tiêu vốn và chi thường xuyên của ngân sách chính phủ
cho giáo dục (lần lượt là CAPEX_EDU và REEX_EDU),
tỷ lệ chi tiêu chính phủ cho y tế
HEALTH là các biến phụ thuộc là chỉ số HDI và tốc độ tăng trưởng
GDP.
Bài viết sử dụng phân tích định lượng để thống kê và tính toán. Dựa vào những
số liệu được cung cấp trong bài báo, ta có thể thấy:
❖ Mô hình 1 cho thấy các biến ENRLS, ENRU, ENRP và HSGRA không có ý nghĩa
thống kê. Có mối quan hệ thuận chiều giữa số lượng tuyển sinh mầm non (ENRPP)
và chỉ số vốn nhân lực (HDI), có nghĩa là để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
các nhà hoạch định chính sách có thể cố gắng cải thiện số lượng tuyển sinh mầm
non. Thêm vào đó, mối quan hệ thuận chiều giữa chi thường xuyên của chính phủ
cho giáo dục (REEX_EDU) và chỉ số vốn con người (HDI) khẳng định việc tăng chi
tiêu thường xuyên của chính phủ sẽ làm tăng chất lượng vốn con người. Tuy nhiên,
tăng chi tiêu vốn của chính phủ làm giảm chất lượng vốn nhân lực.
❖ Mô hình 2 cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa HD1 và tăng trưởng GDP, do đó
các nhà hoạch định chính sách có thế cải thiện tăng trưởng kinh tế bằng cách phát
triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên số lượng nhập học mầm non (ENRPP), tỷ lệ tốt
nghiệp trung học phổ thông (HSGRA), và chi thường xuyên của chính phủ cho giáo

12
dục (REEX_EDU) lại có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng GDP chứng minh rằng
ENRPP, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và chi thường xuyên cho giáo
dục như lương của giáo viên chưa phải là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Mối quan hệ thuận chiều giữa chi vốn chính phủ cho giáo dục
(CAPEXJEDU) và tăng trưởng GDP có thể kết luận rằng nếu các nhà hoạch định
chính sách có thể nâng cao tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng chi đầu tư vốn
của Chính phủ cho giáo dục nhưng phải phù hợp với ngân sách chính phủ hiện tại
và mức sống của người dân.
❖ Kết luận và bài học rút ra:
Theo phuơng trình hồi quy và kiểm tra giả thuyết, số lượng tuyển sinh của cấp
trung học cơ sở, số lượng tuyển sinh của cấp tiểu học, số lượng tuyển sinh của trường
mầm non, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, chi tiêu vốn và chi thường xuyên của
ngân sách chính phủ cho giáo dục, và chỉ số HDI có ý nghĩa thống kê. Trong đó, số lượng
tuyển sinh của cấp trung học cơ sở, số lượng tuyển sinh của cấp tiểu học, chi tiêu vốn
của ngân sách công cho giáo dục và chỉ số HDI có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng
trưởng GDR Thông thường, số lượng tuyển sinh của cấp tiểu học ảnh hưởng nhiều nhất
đến tốc độ tăng trưởng GDP, khi biến này tăng 1%, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 3,91%.
Mặt khác, số lượng tuyển sinh của trường mầm non, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông
và chi thường xuyên cho giáo dục thay đổi theo chiều ngược lại với tốc dộ tăng trưởng
GDP.
Bài viết đề xuất chính phủ vẫn nên dành nhiều tỷ lệ ngân sách cho giáo dục
hơn là cho y tế. Và cũng giống như bài “Mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh
tế tại Việt Nam” của Đào Thị Thanh Bình và Trịnh Ngọc Hiếu tại báo “Kinh tế và Dự
báo” (2021) thì Đào Thị Thanh Bình và Nguyễn Ánh Ngọc cũng cho rằng đại học/cao
hơn là nhóm đóng góp vào GDP ít nhất, nhóm tiểu/trung học có mức đóng góp vào GDP
cao nhất. Nhưng không vì thế mà chúng ta nên xem nhẹ sinh viên đại học vì đây là nhóm
chính giúp nước chúng ta theo kịp công nghệ của thế giới.

13
2.3.3. “Educational expansion and the economic value of education in Vietnam:
An instrument-free analysis” của Trương Thu Hà, Keiichi Ogawa và M.B.Sanfo
trong tạp chí “International Journal of Education Research Open” (2021)
Bộ dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này đến từ Điều tra mức sống của hộ
gia đình Việt Nam (VHLSS) trong các năm 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012 và 2014
do Tổng cục Thống kê Việt Nam thực hiện. Mục tiêu của cuộc khảo sát là cung cấp thông
tin về mức sống cho đất nước để hoạch định chính sách và kế hoạch. Các cuộc khảo sát
trong những năm qua bao gồm một số đặc điểm, bao gồm y tế, giáo dục và việc làm,
được đo lường qua tất cả các vòng, cho phép hài hòa các đặc điểm qua tất cả các vòng
khảo sát. Dữ liệu VHLSS đại diện cho cả nước và dựa trên thiết kế cụm phân tầng ba
giai đoạn. Mẫu tổng thể trong bộ dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm
212.521 cá nhân (103.541 nam và 108.980 nữ) trong độ tuổi từ 24 đến 55. Về trình độ
học vấn, 78,97% trong số đó chưa hoàn thành trung học phổ thông, 16,24% tốt nghiệp
trung học phổ thông và 4,79% tốt nghiệp đại học; Trong số đó, 94,38% có việc làm. Tuy
nhiên, người lao động làm công ăn lương chỉ được quan sát thấy trong 44, 19% trường
hợp và tiền lương của những người này chỉ được tìm thấy trong 81% trường hợp.
Bài báo có thể áp dụng các phương pháp phân tích dữ liệu mà không cần
dùng các công cụ phức tạp. Bao gồm các kỹ thuật thống kê cơ bản và phân tích định
lượng đơn giản để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế mà không cần
sử dụng các mô hình phức tạp.
❖ Một số lý thuyết xuất hiện trong bài:
Lí thuyết vốn con người: gợi ý rằng các cá nhân đưa ra quyết định về việc có
nên theo đuổi giáo dục nhiều hơn hay không dựa trên các phân tích chi phí-lợi ích để dự
đoán liệu tương lai có quay trở lại nhiều năm giáo dục hơn trình độ học vấn hiện tại của
họ lớn hơn chi phí trực tiếp và gián tiếp hay không (cần tham khảo).
❖ Kết quả

14
Trong bài viết có ghi “khi giáo dục đại học mở rộng, ảnh hưởng của thước đo
tuyệt đối của những năm giáo dục đối với kết quả thị trường lao động không khác nhau,
nhưng ảnh hưởng của thước đo vị trí của nó đối với những kết quả này thì có. Tương tự
như vậy, khi giáo dục đại học mở rộng, ảnh hưởng của thước đo tuyệt đối của việc tốt
nghiệp giáo dục đại học đối với kết quả thị trường lao động không khác nhau, nhưng
hiệu quả của thước đo tương đối của nó đối với những kết quả này thì có”. Điều này
cũng tương tự như 2 bài báo trên rằng tỉ lệ sinh viên đại học tuy không đóng góp cho nền
kinh tế nhiều như cấp tiểu, trung học nhưng có những đóng góp lớn hơn về mặt kinh tế
tri thức, bắt kịp công nghê và theo đuổi các xu hướng mới.
2.3.4. “The Economic Case for Education in Vietnam” của H.A.Patrinos, Phạm
Vũ Thắng và Nguyễn Đức Thành trong tạp chí “Policy Research Working Paper”
(2018)
Bài báo mô tả ngắn gọn về hệ thống giáo dục ở Việt Nam, bao gồm cấu trúc
của hệ thống giáo dục, các chính sách và biện pháp đã được triển khai để nâng cao
chất lượng giáo dục.
Bài báo phân tích tác động của giáo dục đến phát triển kinh tế của Việt Nam.
Nó có thể bao gồm các khía cạnh như tăng trưởng kinh tế, tăng cường năng suất lao
động, giảm nghèo, cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân.
Bài báo đề cập đến những thách thức mà hệ thống giáo dục của Việt Nam
đang phải đối mặt, bao gồm sự thiếu hụt về chất lượng giáo viên, sự không đồng đều
trong việc tiếp cận giáo dục, và những vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục. Tuy
nhiên, bài báo cũng nhấn mạnh vào cơ hội mà giáo dục mang lại, như tăng cường khả
năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
2.3.5. “Economic role of education in agriculture: evidence from rural Vietnam”
của Lê Khương Ninh (2020)
Bài báo tập trung vào việc nghiên cứu vai trò của giáo dục trong phát triển
kinh tế của nông nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn.

15
Tác giả sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát được thực hiện tại nông thôn Việt
Nam để phân tích mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế nông nghiệp.
Bài báo đề xuất rằng giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao
năng suất và hiệu quả của người lao động trong ngành nông nghiệp. Giáo dục giúp
nâng cao trình độ kỹ thuật và kiến thức về quản lý nông nghiệp, từ đó tăng cường
khả năng tiếp cận công nghệ mới và cải thiện sản xuất nông nghiệp.
Kết quả từ nghiên cứu có thể hỗ trợ việc phát triển chính sách giáo dục và
phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Bằng cách đầu tư vào giáo dục và đào tạo, chính
phủ có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp
và nền kinh tế nông thôn.
Những hạn chế và hướng phát triển: Bài báo cũng có thể chỉ ra những hạn
chế trong nghiên cứu và đề xuất hướng phát triển tiếp theo, bao gồm cần thiết phải
tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tác động cụ thể của giáo dục trong ngành nông
nghiệp và đánh giá hiệu quả của các chính sách giáo dục hiện tại.
4.3. Điểm rút ra từ 5 bài báo
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỉ lệ sinh viên đại học đóng góp vào nền kinh
tế thấp hơn cấp tiểu và trung học. Điều này một phần là do tỉ lệ tiểu và trung học cao hơn
tỉ lệ đại học rất nhiều kèm theo đó là các dữ liệu đa phần lấy từ những năm trước 2015.
Đây là thời điểm giáo dục ở Việt Nam chưa phát triển và đang còn rất nhiều hạn chế.
Các bài nghiên cứu đều chỉ ra giáo dục đều đóng góp cho phát triển kinh tế rất nhiều,
đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn hay nông nghiệp.
Tuy nhiên, mỗi bài báo đều có những mặt hạn chế riêng cần nói đến như sau:
các bài báo hầu như đều đề cập tới 1 chủ đề nhất định chứ không bao hàm tổng quát nền
kinh tế Việt nam. Có bài sẽ đề cập tới mảng đầu tư công cho giáo dục từ đó phát triển
kinh tế, có bài thì phân tích chi tiết nền giáo dục đã giúp cho nông nghiệp phát triển lên
như thế nào, hay là tìm hiểu về trình độ học vấn sẽ ảnh hưởng tới tiền lương như thế nào.
Để có cái nhìn đầy đủ hơn về ảnh hưởng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế ở Việt

16
Nam thì cần phải tìm hiểu, phân tích bao quát tất cả các mặt trong nền kinh tế, đồng thời
cũng phải tìm hiểu thêm về trình độ học vấn của Việt nam với những số liệu thống kê
mới nhất hiện nay vì phần đa các bài báo cáo đều dùng số liệu của 10 năm về trước.

17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1. Tình hình chung của phát triển kinh tế Việt Nam
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP
Theo Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022 của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh
tế năm 2022 phục hồi tích cực với những tiến triển tốt và đồng đều trên cả 3 khu vực.
Đặc biệt, tăng trưởng GDP theo mục tiêu tăng 6-6,5% nhưng thực tế tăng cao ở mức
8,02% so với năm trước, là mức tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011-2022.
12000
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
10000

8000

6000

4000

2000

0
2021 2022 2023

Biểu đồ 2. 1: GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2021 – 2023
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hầu
hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng do tổng cầu
suy giảm; lạm phát vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ công thế giới đã tăng
lên mức kỷ lục, xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na phức tạp hơn, bất ổn địa chính
trị, thiên tai, biến đổi khí hậu… ngày càng gia tăng. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
sẽ thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị, Chính phủ cùng với sự đoàn kết, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp
đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhờ

18
đó kinh tế nước ta vẫn đạt được kết quả khả quan và có xu hướng phục hồi với mức tăng
trưởng quý sau cao hơn quý trước. Theo đó năm 2023, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05%
(Quý I tăng 3,41%; quý II tăng 4,25%; quý III tăng 5,47%; quý IV tăng 6,72%).

2.1.2. Năng suất lao động xã hội

205 Năng suất lao động (triệu đồng/người)


200

195

190

185

180

175

170

165

160

155
2021 2022 2023

Biểu đồ 2. 2: Năng suất lao động xã hội giai đoạn 2021 – 2023
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Theo báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm đối với thanh niên
giai đoạn 2020-2023 của Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội, năm 2021 năng suất lao
động của nước ta đạt 171,8 triệu đồng/lao động, tăng 2,5 lần so với 10 năm trước đó
(70,3 triệu đồng); tốc độ tăng trưởng năng suất lao động đạt 6%.

Tính đến năm 2022, năng suất lao động của chính ta đạt 188 triệu đồng/lao động,
tương đương với khoảng 8 nghìn USD/lao động. Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước
là 4,81%.

Như vậy có thể nói năng suất lao động của người Việt hiện nay đã có sự cải thiện
đáng kể so với trước. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng

19
trưởng kinh tế, làm nên thành tựu xóa đói giảm nghèo được quốc tế công nhận trong
những năm qua. Tuy nhiên, mức này được cho vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước
trong khu vực và khoảng cách chênh lệch có xu hướng gia tăng.

2.2. Bối cảnh chung của giáo dục Việt Nam


2.2.1. Giáo dục sau trung học phổ thông
Số thí sinh
Tổng chỉ
dự thi tốt Số trúng Tỉ lệ nhập Tỉ lệ nhập
tiêu đại
Năm nghiệp tuyển đã học/ chỉ học/ số dự
học, cao
trung học nhập học tiêu thi
đẳng
phổ thông
2021 1.021.117 550.301 517.698 94.08% 50.70%
2022 1.011.589 625.096 521.263 83.39% 51.35%
2023 1.024.063 663.063 546.686 82.45% 53.12%
(Nguồn: Bộ Giáo Dục & Đào Tạo)

Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm 2023, cả nước có 1.024.063 thí sinh tốt
nghiệp THPT. Trong số này, 663.063 thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH (chiếm 65,9%
số dự thi). Như vậy, nhìn vào số liệu trên có thể thấy, gần như thí sinh cứ đăng ký xét
tuyển là trúng tuyển. Trung bình mỗi thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,74 nguyện
vọng

Tuy nhiên, thí sinh trúng tuyển không đồng nghĩa với số thí sinh theo học ĐH.
Theo số liệu Bộ GD&ĐT công bố, năm 2022 chỉ có trên 80% thí sinh trúng tuyển xác
nhận nhập học, kết quả cũng tương đối với năm 2023.

Những dữ liệu này đã chứng minh rằng chính phủ Việt Nam vẫn thiếu tập trung
vào việc cải thiện lao động chất lượng cao thông qua giáo dục đại học.

2.2.2. Đội ngũ giáo viên, giảng viên chất lượng trong hệ thống giáo dục Việt Nam
Tỷ lệ giáo viên, giảng viên đạt chuẩn ở các cấp học khác nhau có thể kể
đến: 91,7% đối với bậc mầm non, 74,8% đối với bậc tiểu học, 86,1% đối với bậc

20
trung học cơ sở và 99,9% đối với bậc trung học phổ thông (Bộ GD&ĐT, 2021).
Có thể chỉ ra rằng hầu hết giáo viên kém trình độ đều chịu trách nhiệm giảng dạy
bậc tiểu học. Nguyên nhân là do Luật Giáo dục 2019 có sự thay đổi mới về tiêu
chí trình độ

2.2.3. Chi tiêu của Chính phủ cho giáo dục


Chính phủ Việt Nam tập trung mở rộng quy mô hệ thống giáo dục và
mạng lưới cơ sở giáo dục. Hiện nay, cả nước có 500 trường mầm non, khoảng
3200 trường tiểu học và hơn 400 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia
về giáo dục.

Chính phủ đã hành động bằng cách thực hiện các chiến lược và chính
sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của quốc gia. Chi tiêu của Chính phủ
cho lĩnh vực giáo dục chiếm 14,8% ngân sách Nhà nước, tương đương 4,1%
GDP của Việt Nam. Tỷ lệ này được coi là cao so với các nước khác như Hoa Kỳ
(13,1%), Malaysia (16,4%) và Singapore (11,9%).

Chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam ngày càng tăng.
Năm 2021, chi tiêu cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam lên tới khoảng 249,5
nghìn tỷ đồng. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận tư nhân từ việc đi học ở Việt Nam ở
mức trung bình toàn cầu nhưng cao hơn hầu hết các nước trong khu vực, chứng
tỏ rằng đầu tư nhiều hơn vào giáo dục là một ưu tiên hợp lý.

2.2.4. Chi tiêu của nhóm hộ gia đình cho giáo dục
Chi tiêu của hộ gia đình cho việc học tiếp tục tăng. Năm 2020, bình quân
mỗi hộ gia đình phải chi hơn 7,0 triệu đồng/người cho giáo dục, tăng khoảng
7,0% so với năm 2018. Ở khu vực thành thị, hộ gia đình chi 10,7 triệu
đồng/người, cao gấp 2,1 lần so với năm 2020. đó ở khu vực nông thôn. Nhóm hộ

21
có mức thu nhập cao nhất chi tiêu hơn 15,4 triệu đồng/người/12 tháng, tăng 4,7%
so với năm 2018 và gấp 6,2 lần so với nhóm có mức thu nhập thấp nhất (2,5 triệu
đồng/người/12). tháng).

Tuy nhiên, nếu xét thực tế chi cho giáo dục, đào tạo theo vùng miền thì
có sự chênh lệch tương đối lớn giữa 6 vùng kinh tế. Vùng có mức chi cho giáo
dục và đào tạo cao nhất là vùng Đông Nam Bộ với 11,0 triệu đồng/người/12
tháng, gấp 3,6 lần vùng Trung du và miền núi phía Bắc (3,1 triệu đồng/người/ 12
tháng). Sự chênh lệch về chi tiêu theo vùng cũng phản ánh sự chênh lệch giữa
các vùng về trình độ học vấn.

2.3. Tác động của giáo dục tới phát triển kinh tế ở Việt Nam
2.3.1. Mặt tích cực
❖ Giáo dục đóng góp lớn vào tỷ trọng GDP
365000
Đơn vị: tỷ đồng
360000
355000
350000
345000
340000
335000
330000
325000
320000
315000
310000
2021 2022
Biểu đồ 2. 3: Đóng góp vào GDP của ngành giáo dục Việt Nam 2021 – 2022
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

22
Năm 2021, giáo dục và đào tạo Việt Nam chiếm giá trị GDP khoảng 328,7 nghìn
tỷ đồng, tương đương 3,87% tổng GDP cả nước. Năm đó, GDP của Việt Nam chỉ đạt
dưới 8.487 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2022, theo kết quả sơ bộ cho thấy GDP của giáo dục
và đào tạo đã tăng lên 359,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2021.

▪ Giáo dục góp phần phát triển con người và đào tạo nguồn nhân lực

Trong các năm qua, Việt Nam đã mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, hoàn thành
phổ cập giáo dục tiểu học và tăng tỷ lệ nhập học ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ
thông và sau trung học.

Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể về giáo dục cả về cơ hội tiếp cận và chất
lượng. Đất nước này đã chứng kiến nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng trong những
năm gần đây đồng thời có lợi thế về dân số tương đối trẻ. Để thúc đẩy hơn nữa sự phát
triển kinh tế, đất nước này đã tập trung vào việc cải tiến hệ thống giáo dục của mình. Số
lượng sinh viên theo học và tốt nghiệp cao đẳng, đại học ngày càng tăng qua các năm
góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 67,7% (năm 2021) lên 68,6% (năm 2022)
và 68,9% (2023). trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 là
27,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người
lao động là 7,1 triệu đồng, tăng 6,9%, tương ứng tăng 459 nghìn đồng so với năm 2022.

Nhìn chung, tình hình lao động có việc làm và thu nhập bình quân trên tháng của
người lao động tăng; tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm.
Bên cạnh đó, cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh,
vừa để hoàn thành chỉ tiêu năm, vừa để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì thế, nhu cầu tuyển
dụng của doanh nghiệp những tháng cuối năm tăng, là cơ hội để thị trường có thêm
những việc làm mới, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của người lao động.

Theo Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm, Việt Nam xếp thứ 59
thế giới (tăng 5 bậc so với năm 2020). Theo đó, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng

23
cao được xem là yếu tố quan trọng bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu rộng,
bền vững, ổn định trong thời đại tri thức mới. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn
nhân lực có trí tuệ, chuyên môn tốt, được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu nhằm đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thị trường lao động hiện nay.

Đánh giá tổng quan về Việt Nam theo World Bank, số năm đi học bình quân của
Việt Nam là 10,2 năm, đứng thứ hai chỉ sau Singapore theo xếp hạng của Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á. Chỉ số vốn con người của Việt Nam là 0,69 trên thang cao nhất
là 1, xếp hạng cao nhất trong các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp. Ngoài ra, theo
Báo cáo Phát triển con người toàn cầu năm 2021, chỉ số Phát triển con người (HDI) của
Việt Nam là 0,703, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, lên vị trí 115/191 quốc
gia. Đến năm 2022 giá trị HDI của Việt Nam là 0,726, tăng so với 0,703 điểm vào năm
2021; đứng thứ 107/193 quốc gia và vùng lãnh thổ và thuộc nhóm các nước có trình độ
phát triển con người ở mức cao.

Tất cả những yếu tố này đã góp phần nâng cao năng suất lao động của Việt Nam
trong thời gian qua. Năm 2021, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành
172,8 triệu đồng/người. Đến năm 2022 ước tính đạt 187,99 triệu đồng/người, tăng 8,8%
so với năm trước.

▪ Giáo dục mở ra cơ hội hội nhập kinh tế và thương mại quốc tế

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 2021 – 2023 bao gồm nhiều
nỗ lực nhằm đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo
dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục, đào tạo, nhất
là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là
nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, coi trọng dạy,
học và sử dụng tiếng Anh. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ
tiên tiến trong khu vực.

24
Hình 2. 1: Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam
(Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Theo thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 12/2021, cả nước có 408
chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động. Trong đó, các cơ sở sở giáo
dục đại học tự chủ đã phê duyệt tổng cộng 186 chương trình liên kết đào tạo với nước
ngoài, 124 chương trình ở trình độ đại học; 58 chương trình ở trình độ thạc sĩ và 4 chương
trình ở trình độ tiến sĩ. Trong số 408 chương trình liên kết đào tạo, 101 chương trình liên
kết với các trường đại học tại Vương quốc Anh, 59 chương trình với Mỹ, 53 với Pháp,
37 với Australia và Hàn Quốc 27 chương trình.

Ngày 27/09/2023, Tạp chí Times Higher Education (THE) của Anh công bố bảng
xếp hạng đại học (ĐH) thế giới năm 2024. Trong đó, Việt Nam tiếp tục có 6 đại diện
được xếp hạng, đó là ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Huế,
Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

2.3.2. Hạn chế


▪ Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục kém hiệu quả:

25
Phân bổ ngân sách nhà nước không hợp lý có thể dẫn đến việc sử dụng ngân
sách không hiệu quả và do đó, giáo dục là một trong những ngành bị ảnh hưởng tiêu
cực khi ngân sách không đáp ứng yêu cầu. Chất lượng đầu ra giáo dục khó tăng trưởng
ổn định qua các năm, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhiều cơ sở dạy nghề còn thiếu
về số lượng, lạc hậu về chất lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên chưa được quan tâm
đúng mức là một trong những nhược điểm nổi bật nhất.
18
Đơn vị: %

17.5

17

16.5

16

15.5

15

14.5

14
2021 2022 2023

Biểu đồ 2. 4. Tỷ lệ dự chi ngân sách nhà nước cho giáo dục vào đào tạo giai
đoạn 2021 – 2023
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Cụ thể, tỷ lệ chi ngân sách cho toàn ngành giáo dục năm 2021 chỉ đạt khoảng
17,52% chi ngân sách cả nước. Báo cáo về hoạt động giáo dục và thực hiện ngân sách
giáo dục năm 2022 của Chính phủ cũng cho thấy: Dự toán chi thường xuyên lĩnh vực
GD-ĐT năm nay là 275.709 tỷ đồng trên tổng số 1.784.600 tỷ đồng chi ngân sách nhà
nước, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 15,45% tổng chi ngân sách. Các số này chưa đạt mức tối
thiểu được giao tại nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 của Quốc hội và quy định tại điều
96 Luật Giáo dục 2019. Theo đó, Nghị quyết 37 và luật Giáo dục nêu rõ: “Nhà nước ưu

26
tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho
giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước".

Trên thực tế, nguồn lực dành cho giáo dục đại học còn rất hạn chế. Những năm
qua, ngân sách chi cho giáo dục đại học chỉ trên dưới 17.000 tỷ, chiếm 0,27% GDP
nhưng con số thực chi chưa đến 12.000 tỷ. Tính theo số thực chi thì chưa đạt 0,78% GDP,
thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Các trường đại học của Việt
Nam hiện vẫn dựa vào học phí là chủ yếu.

Theo nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cần tăng đầu tư
với tỉ trọng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đại học từ 0,23% lên ít nhất 0,8 - 1%
GDP trước năm 2030.

Mức đầu tư này sẽ là thách thức lớn để đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế
tri thức trong tương lai. Nguồn nhân lực chất lượng cao, động lực chính cho tăng
trưởng kinh tế bền vững, không nhận được đủ nguồn vốn có thể dẫn đến thiệt hại rất
lớn là giá trị gia tăng được tạo ra có nguy cơ giảm sút.

27
▪ Tỷ lệ sinh viên sau đại học thất nghiệp đáng báo động:

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (Đơn vị: %)


5
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
2021 2022

Không có trình độ CMKT Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên

Biểu đồ 2. 5. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 2021 – 2022


(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2021, 4,43% sinh viên tốt nghiệp cao
đẳng và 3,38% cử nhân đại học thất nghiệp, trong khi trung cấp chỉ 2,66, sơ cấp là 2%
và người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 3,25%. Một trong những nguyên
nhân dẫn tới tỷ lệ sinh viên thất nghiệp còn cao, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu
của nền kinh tế thị trường là do chất lượng đào tạo đại học của Việt Nam còn nhiều hạn
chế.

Tại các kỳ họp Quốc hội, vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra
trường hay đào tạo nguồn nhân lực luôn là vấn đề được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm.
Tình trạng này là do một nền giáo dục nặng về lý thuyết, lạc hậu, không bao gồm định
hướng nghề nghiệp và kỹ năng làm việc. Chương trình học hiện nay vô cùng nặng nề,
phương pháp dạy và thực thi hiện nay còn hình thức, xa rời thực tế, gây khó khăn cho
giáo và học sinh, sinh viên.

28
Điều này lý giải cho tình trạng: tuy chúng ta đào tạo ra rất nhiều thí sinh đạt giải
cao tại các cuộc thi quốc tế nhưng vẫn thua các nước này về mặt nghiên cứu khoa học,
đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng vào thực tế. Cuối cùng, nền kinh tế quốc gia có thể chậm
lại đáng kể do những rào cản hiện tại trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế thực tế và
khả năng thích ứng của những người có trình độ hoặc bằng cấp.

▪ Cơ cấu giáo dục chưa hợp lý dẫn đến dư thừa lao động trình độ thấp và thiếu
lao động trình độ cao có trình độ:

Năm 2022, có khoảng hơn 2/3 dân số (51,7 triệu người) từ 15 tuổi trở lên (chiếm
68,6%) tham gia lực lượng lao động, trong đó lực lượng lao động đã qua đào tạo chỉ có
khoảng 13,7 triệu người, chiếm 26,4%.

Nguồn cung lao động có tay nghề không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về
nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn, có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Trong số 42,2% lao động chưa qua đào tạo và 26,4% lao động
đã qua đào tạo nhưng không có trình độ chuyên môn, phần lớn sẽ gặp khó khăn trong
việc tìm việc làm hoặc làm những công việc không mang lại giá trị cao cho nền kinh tế.
Đây là sự sử dụng nguồn nhân lực không hiệu quả cũng như lãng phí chi tiêu của Chính
phủ do trợ cấp thất nghiệp.

Một trong những nguyên nhân chính giúp Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao là nhờ lợi thế dân số vàng, tuy nhiên, nếu kỹ năng của lực lượng lao
động không được nâng cao để phù hợp với bối cảnh hiện đại thì tốc độ tăng trưởng sẽ trì
trệ và không bền vững do già hóa dân số.

Ngoài ra, lao động trình độ thấp sẽ khiến Việt Nam không phải là điểm đầu tư hấp
dẫn đối với các tập đoàn nước ngoài nếu họ yêu cầu nguồn nhân lực có tay nghề cao.
Hiện nay, lợi thế của Việt Nam là lao động giá rẻ. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ,
tự động hóa khiến lao động giá rẻ không còn là yếu tố hấp dẫn, điều này có thể dẫn đến

29
Việt Nam sẽ dần mất lợi thế trong giao dịch thương mại quốc tế. Những điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến tài khoản vãng lai quốc gia và cản trở hơn nữa sự phát triển kinh tế.

30
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP
3.1. Đối với chính phủ
Tăng cường chế độ đãi ngộ cho giáo viên: Với khoảng 16.000 giáo viên đã nghỉ
việc (Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022), việc thiếu hụt giáo viên chủ yếu xuất phát từ
mức lương thấp, không đảm bảo cuộc sống của họ. Để giữ chân giáo viên, chính phủ cần
áp dụng các chính sách đãi ngộ tốt hơn.
Hỗ trợ đặc biệt cho giáo viên làm việc ở vùng sâu, vùng xa hoặc các khu vực có
điều kiện khó khăn: Các giáo viên tại những địa phương này sẽ được hưởng các chính
sách ưu đãi, phụ cấp và các chế độ đặc biệt hơn những giáo viên ở những nơi có điều
kiện cơ sở vật chất tốt hơn.
Sử dụng công nghệ thông tin để quản lý và phân công giáo viên: Chính quyền
cần dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên phù hợp với nhu cầu xã hội.
Sau đó, các bộ có thể bố trí, điều phối và bổ sung nhân lực giáo viên cho các tỉnh và các
môn học thiếu giáo viên.
Phân bổ ngân sách cho giáo dục: Chính phủ cần phân bổ ngân sách cho giáo dục
một cách hợp lý hơn và tăng cường giám sát chi tiêu cho giáo dục của các địa phương,
đặc biệt là các tỉnh chi dưới 10%.
Kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục: Cần có các biện pháp quyết liệt đối
với các trường hợp vi phạm và không đạt chuẩn mực giáo dục. Các cơ quan kiểm định
cần tổ chức kiểm tra định kỳ để đánh giá và cải thiện chất lượng giáo dục.
3.2. Đối với cơ sở giáo dục
Nâng cao năng lực quản lý: minh bạch trong hoạt động giáo dục, nâng cao khả
năng giải trình và trách nhiệm giải trình: Để được trao quyền tự chủ, các nhà trường,
cơ sở giáo dục phải nâng cao năng lực quản lý và tự chịu trách nhiệm về tổ chức, tài
chính, hoạt động học thuật và nhân lực. Báo cáo giải trình, trách nhiệm của cơ sở giáo
dục và của từng cán bộ, giảng viên phải công khai, chi tiết.

31
Đổi mới và áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại: người học nên được
đặt ở trung tâm của giáo dục chứ không phải là giáo viên và giảng viên. Điều cần thiết
là phương pháp giảng dạy hiện nay phải trở thành phương pháp tương tác và linh hoạt
để phát huy tiềm năng của học sinh. Một số phương pháp giảng dạy được đề xuất mà
Việt Nam có thể chuyển đổi là Lấy người học làm trung tâm, Học tập dựa trên dự án,
Học tập dựa trên trải nghiệm, Sáu chiếc mũ tư duy.
Chú trọng hoạt động định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh hợp lý:
việc hướng nghiệp cần được thực hiện cho học sinh trung học phổ thông dựa trên năng
khiếu của các em. Giáo dục cần phối hợp với các ngành, đơn vị để nhân rộng mô hình
giảng dạy văn hóa kết hợp dạy nghề. Hơn nữa, phát huy tính chủ động của đội ngũ cán
bộ quản lý, giáo viên phố thông và tăng cường xã hội hóa trong hướng nghiệp và phân
luồng học sinh; dự báo nguồn nhân lực các ngành nghề hiện tại và tương lai, giúp học
sinh và phụ huynh có cơ sở lựa chọn nghề nghiệp là những điều cần thiết.
Mở rộng cơ hội cho sinh viên tiếp cận trải nghiệm thực tế: các cơ sở giáo dục
đấy mạnh sự kết nối giữa sinh viên và doanh nghiệp. Có rất nhiều hình thức kết nối
sinh viên với doanh nghiệp như: tọa đàm định hướng, hội chợ nghề nghiệp, thực tập.
3.3. Đối với hộ gia đình
Thực hiện trách nhiệm hợp tác với xã hội và nhà trường: để thực hiện chỉ thị
71/2008/CT-BGDDT ngày 23/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "Tăng cường
hợp tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục trẻ em, học sinh", gia
đình cần phối hợp chặt chẽ với cả hai bên còn lại. Đề xuất rằng các phụ huynh nên
thiết lập liên lạc với giáo viên ngay từ giai đoạn đầu khi con bắt đầu học để theo dõi
tiến trình học tập của trẻ và tìm ra giải pháp kịp thời mỗi khi gặp khó khăn. Việc quản
lý nguồn lực và chi tiêu cho việc học tập của con cũng cần được đảm bảo một cách
hợp lý, nhằm tránh gánh nặng về tài chính và áp lực không cần thiết.
Gia đình tại Việt Nam thường dành một phần lớn thu nhập cho việc giáo dục
con cái, với niềm tin rằng sự học tập càng nhiều thì cơ hội thành công càng cao. Tuy

32
nhiên, thực tế này thường tạo ra gánh nặng cho cả cha mẹ và con cái. Chúng tôi khuyên
rằng phụ huynh nên theo dõi và quản lý chi tiêu của mình một cách thông minh và hợp
lý, sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn giáo
dục nếu cần.

33
PHẦN KẾT LUẬN
Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển
nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt
trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Thực chất cạnh tranh
giữa các quốc gia hiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ.
Xu thế chung của thế giới khi bước vào thế kỷ XXI là các nước tiến hành đổi mới mạnh
mẽ hay cải cách giáo dục.

Dựa trên việc phân tích thực trạng về giáo dục và sự phát triển của kinh tế của
Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023, kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò to lớn của giáo dục
đối sự phát triển kinh tế. Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn đọng nhiều
hạn chế trong công tác giáo dục và việc chi tiêu cho giáo dục của Chính phủ và các hộ
gia đình. Chính vì thế, chúng tôi đã đề xuất giải pháp nhằm quyết phần nào vấn đề trên.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ phân tích thực trạng của các yếu tố như: đóng góp GDP
của giáo dục và đào tạo, năng suất lao động,.. mà chưa xem xét đến các yếu tố khác như
thu nhập của các cá nhân, chưa đi sâu vào phân tích vai trò của giáo dục tăng trưởng kinh
tế phân theo khu vực, theo vị trí địa lý… Do đó, trong các nghiên cứu tiếp theo về vai
trò của giáo dục đối sự phát triển kinh tế, nhóm tác giả sẽ xem sét bổ sung thêm các yếu
tố của giáo dục hoặc thu nhập để thấy rõ hơn tác động, vai trò của giáo dục đối sự phát
triển kinh tế.

34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
▪ Tài liệu Tiếng Anh

1. H.A.Patrinos, Phạm Vũ Thắng và Nguyễn Đức Thành, 2018. The Economic Case for
Education in Vietnam. Policy Research Working Paper, 8679.

2. Lê Khương Ninh, 2020. Economic role of education in agriculture: evidence from


rural Vietnam. Journal of Economics and Development, doi: 10.1108/JED-05-2020-0052

3. Trương Thu Hà, Keiichi Ogawa và M.B.Sanfo, 2021. Educational expansion and the
economic value of education in Vietnam: An instrument-free analysis. International
Journal of Educational Research Open Volume 2, 100025.

▪ Tài liệu Tiếng Việt

1. Báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục 2008 của UNESCO

2. Báo Nhân dân, Chỉ số phát triển con người Việt Nam tăng hai bậc.
<https://nhandan.vn/chi-so-phat-trien-con-nguoi-viet-nam-tang-hai-bac-
post714578.html> [Truy cập ngày 27/03/2024]

3. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 tại Đại Hội Đảng lần thứ XIII

4. Doãn Nhàn, 2024. Hơn 400 chương trình liên kết nhưng chưa có thông tư về quản lý
và đào tạo <https://giaoduc.net.vn/hon-400-chuong-trinh-lien-ket-nhung-chua-co-
thong-tu-ve-quan-ly-va-dao-tao-post240485.gd> [Truy cập ngày 18/03/2024]

5. Đào Thị Thanh Bình, Trịnh Ngọc Hiếu, 2021. Mối quan hệ giữa giáo dục và tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Dự báo số 27.

6. Đào Thị Thanh Bình và Nguyễn Ánh Ngọc, 2022. Chi tiêu công cho Giáo dục, Y tế
và Phát triển kinh tế tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á–Thái Bình Dương, 604, trang
77-79.

35
7. Động thái và thực trạng Kinh tế - Xã hội Việt Nam 5 năm 2016 – 2020. Nhà xuất bản
thống kê – 2021

8. Điều 72 và điều 96 Luật giáo dục 2019

9. Giáo dục và Thời đại, 2023. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo
<https://giaoducthoidai.vn/ty-le-giao-vien-dat-chuan-trinh-do-dao-tao-
post651894.html> [Truy cập ngày 29/03/2024]

10. Hải Long, 2024. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2023 đạt gần 70%
<https://xahoi.congly.vn/ty-le-tham-gia-luc-luong-lao-dong-nam-2023-dat-gan-70-
413767.html> [Truy cập ngày 15/03/2024]

11. Minh An, Bức tranh Giáo dục-Đào tạo giai đoạn 2016-2020 và phương hướng nhiệm
vụ thời gian tới <https://consosukien.vn/buc-tranh-giao-duc-dao-tao-giai-doan-2016-
2020-va-phuong-huong-nhiem-vu-thoi-gian-toi.htm> [Truy cập ngày 27/02/2024]

12. Nhật Nam, 2023. 6 trường Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng đại học tốt nhất thế giới
<https://baochinhphu.vn/6-truong-viet-nam-lot-vao-bang-xep-hang-dai-hoc-tot-nhat-
the-gioi-102230928145910296.htm> [Truy cập ngày 20/03/2024]

13. Nguyễn Văn Đạo (2012). Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển.
Bản tin ĐHQGHN số 250 – tháng 01.

14. Nguyễn Vân Anh, Lâm Minh Chi, Hoàng Ngọc Lan, Phan Ngọc Khánh, Nguyễn
Hồng Nhung, Hoàng Xuân Minh Thảo, 2023. Ảnh hưởng của nền giáo dục lên sự phát
triển kinh tế bền vững ở Việt Nam. FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 4 (05/2023)

15. Nghị quyết 37/2004/QH11 về giáo dục ban hành ngày 03-12-2004

16. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay. <https://tuyendung.topcv.vn/bai-
viet/nguon-nhan-luc-viet-nam/#Thuc_trang_nguon_nhan_luc_Viet_Nam_hien_nay>
[Truy cập ngày 28/02/2024]

36
17. University Lương Thế Vinh, 2022. Giáo dục đại học và vai trò của giáo dục đại học
trong hệ thống giáo dục quốc dân. <https://ultv.edu.vn/giao-duc-dai-hoc-va-vai-tro-cua-
giao-duc-dai-hoc-trong-he-thong-giao-duc-quoc-dan-d7160.html> [Truy cập ngày
25/03/2024]

18. Truonghoc247, 2023. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội trong thời
đại mới. <https://truonghoc247.vn/vai-tro-cua-giao-duc/#ftoc-heading-1> [Truy cập
ngày 01/03/2024]

19. Website Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn.

37

You might also like