You are on page 1of 4

Ví dụ 1: Mua nguyên vật liệu, nhập kho đủ

Ngày 5/10/2021 Công ty Quy Chuẩn mua chịu vật liệu X của công ty ABC theo hóa đơn
GTGT số 0000067 ngày 5/10/2021, giá mua chưa thuế GTGT là 90.000.000 đ, thuế GTGT
10%, nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số NK211001 ngày 5/10/2021. Chi phí vận chuyển
công ty Quy Chuẩn đã thanh toán bằng tiền tạm ứng số tiền là 1.000.000 đ, thuế GTGT
10%
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên đối với công ty Quy Chuẩn tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
Giải:
Trường hợp 1: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Giá nhập kho = 90.000.000 + 1.000.000 - 0 = 91.000.000 đồng
NỢ TK 152 90.000.000
NỢ TK 1331 9.000.000
CÓ TK 331 99.000.000
* Ghi nhận chi phí vận chuyển:
NỢ TK 152 1.000.000
NỢ TK 1331 100.000
CÓ TK 141 1.100.000
Trường hợp 2: Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Giá nhập kho = 90.000.000 + 9.000.000 + 1.000.000 + 100.000 - 0 = 100.100.000 đồng
NỢ TK 152 99.000.000
CÓ TK 331 99.000.000
* Ghi nhận chi phí vận chuyển:
NỢ TK 152 1.100.000
CÓ TK 141 1.100.000
Ví dụ 2: Mua nguyên vật liệu, cuối tháng vật liệu chưa về nhập kho
Ngày 5/10/2021 Công ty Quy Chuẩn mua chịu vật liệu X của công ty ABC theo hóa đơn
GTGT số 0000067 ngày 5/10/2021, giá mua chưa thuế GTGT là 90.000.000 đ, thuế GTGT
10%, nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số NK211001 ngày 5/10/2021. Đến cuối tháng 10,
nguyên vật liệu còn đang đi trên đường, chưa nhập kho.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên đối với công ty Quy Chuẩn tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

1
Giải:
Trường hợp 1: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
NỢ TK 151 90.000.000
NỢ TK 1331 9.000.000
CÓ TK 331 99.000.000
- Sang tháng sau, khi nguyên vật liệu về đến kho công ty, căn cứ vào phiếu nhập kho, kế
toán ghi nhận:
NỢ TK 152 90.000.000
CÓ TK 151 90.000.000
Trường hợp 2: Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
NỢ TK 151 99.000.000
CÓ TK 331 99.000.000
- Sang tháng sau, khi nguyên vật liệu về đến kho công ty, căn cứ vào phiếu nhập kho, kế
toán ghi nhận:
NỢ TK 152 99.000.000
CÓ TK 151 99.000.000
Ví dụ 3: Mua hàng có phát sinh chiết khấu thương mại
Ngày 5/10/2021 Công ty Quy Chuẩn mua chịu vật liệu X của công ty ABC theo hóa đơn
GTGT số 0000067 ngày 5/10/2021, giá mua chưa thuế GTGT là 90.000.000 đ, thuế GTGT
10%, nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số NK211001 ngày 5/10/2021. Tháng 12 công ty
Quy Chuẩn tiếp tục mua vật liệu X của công ty ABC (đây là lần mua cuối cùng trong năm)
với giá mua chưa thuế GTGT là 1.000.000 đ, thuế GTGT 10% (vật liệu X vẫn còn tồn kho)
và đạt mức chiết khấu thương mại 2% trên tổng giá trị hàng mua.
Công ty Quy Chuẩn tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh của tháng 12.
Giải:
NỢ TK 152 1.000.000
NỢ TK 1331 100.000
CÓ TK 331 1.100.000
*Chiết khấu thương mại được hưởng = 2% x (90.000.000 + 1.000.000) = 1.820.000 đồng
NỢ TK 331 1.820.000
CÓ TK 152 1.820.000

2
Ví dụ 4: Mua hàng có phát sinh giảm giá
Lấy lại ví dụ 1. Do chất lượng vật liệu không đạt tiêu chuẩn đã ghi trong hợp đồng, công
ty Quy Chuẩn đề nghị công ty ABC giảm giá và công ty ABC đồng ý giảm giá 5% lô hàng
mua ngày 5/10/2021 (hàng vẫn tồn trong kho), khoản giảm giá này được trừ vào nợ phải
trả người bán. Biết rằng doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Giải:
NỢ TK 331 4.950.000 (99.000.000 x 5%)
CÓ TK 152 4.500.000 (90.000.000 x 5%)
CÓ TK 1331 450.000
Ví dụ 5: Trả lại hàng mua
Lấy lại ví dụ 1. Do 1/3 lô hàng mua ngày 5/10/2021 không đúng quy cách ghi trong hợp
đồng, công ty Quy Chuẩn yêu cầu trả lại số hàng này cho công ty ABC và công ty ABC
đồng ý nhận lại hàng và trừ vào công nợ phải trả. Biết rằng doanh nghiệp tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Giải:
NỢ TK 331 33.000.000 (99.000.000 x 1/3)
CÓ TK 152 30.000.000 (90.000.000 x 1/3)
CÓ TK 1331 3.000.000
Ví dụ 6:
Ngày 01/11/2021 công ty Quy Chuẩn mua nguyên vật liệu của công ty Ta Yu số lượng
1.000 kg, đơn giá 100.000 đ/kg, thuế GTGT 10%. Tuy nhiên nguyên vật liệu về đến kho
để nhập kho bị thiếu 100 kg chưa xác định được nguyên nhân.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Giải:
NỢ TK 152 90.000.000 (900 kg x 100.000 đồng/kg)
NỢ TK 1381 10.000.000 (100 kg x 100.000 đồng/kg)
NỢ TK 1331 10.000.000 (1000 kg x 100.000 đồng/kg x 10%)
CÓ TK 331 110.000.000

3
Ví dụ 7:
Ngày 10/11/2021 công ty Quy Chuẩn mua nguyên vật liệu của công ty Ta Yu số lượng
1.000 kg, đơn giá 100.000 đ/kg, thuế GTGT 10%. Tuy nhiên nguyên vật liệu về đến kho
để nhập kho phát hiện thừa 20 kg chưa xác định được nguyên nhân.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Giải:
NỢ TK 152 102.000.000 (1.020 kg x 100.000 đồng/kg)
NỢ TK 1331 10.000.000 (1.000 kg x 100.000 đồng/kg x 10%)
CÓ TK 331 110.000.000
CÓ TK 3381 2.000.000 (20 kg x 100.000 đồng/kg)
Ví dụ 8:
Ngày 15/11/2021 công ty Quy Chuẩn xuất kho 100 kg nguyên vật liệu X, đơn giá 100.000
đ/kg để sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Giải:
NỢ TK 621 10.000.000 (100 kg x 100.000 đồng/kg)
CÓ TK 152 10.000.000 (trị giá xuất kho tính 1 trong 3 phương pháp)
Ví dụ 9:
Cuối tháng kiểm kê hàng tồn kho, phát hiện nguyên vật liệu X bị thiếu 10 kg, đơn giá
100.000 đ/kg, nguyên vật liệu Y thừa 15 kg, đơn giá 110.000 đ/kg, chưa rõ nguyên nhân.
Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Giải:
* Nguyên vật liệu X (bị thiếu 10 kg chưa rõ nguyên nhân):
NỢ TK 1381 1.000.000 (10 kg x 100.000 đồng/kg)
CÓ TK 152X 1.000.000
* Nguyên vật liệu Y (thừa 15 kg, chưa rõ nguyên nhân):
NỢ TK 152Y 1.650.000 (15 kg x 110.000 đồng/kg)
CÓ TK 3381 1.650.000

You might also like