You are on page 1of 10

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI

CHƯƠNG 3 – KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

Bài 1: Ngày 30/12/20X0, doanh nghiệp bán một lô hàng trị giá 15.000 USD cho một công ty Hàn
Quốc. Hàng bốc lên tàu tại cảng Sài gòn ngày 30/12/20x0 và đến cảng Busan (Hàn Quốc) vào ngày
5/1/20x1.
Yêu cầu: Cho biết nghiệp vụ bán hàng trên sẽ được ghi nhận vào năm nào trong từng trường hợp
sau:
a) Giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu là FOB Sài Gòn.
b) Giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu là CIF Busan

Bài 2. Có tình hình hàng hoá B trong kỳ như sau (DN sử dụng phương pháp định kỳ):
1. Tồn kho đầu kỳ: 2.000kg, đơn giá: 5.000đ/kg
2. Nhập kho trong kỳ:
+ Lần 1: 3.000kg, đơn giá: 5.200đ/kg
+ Lần 2: 1.000kg, đơn giá: 5.300đ/kg
+ Lần 3: 4.000kg, đơn giá: 5.500đ/kg
3. Tổng cộng tồn đầu và nhập: 10.000kg
4. Kết quả kiểm kê cuối kỳ: 4.500kg
Yêu cầu
a) Đơn vị áp dụng phương pháp Nhập sau xuất trước, tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và số
vòng quay hàng tồn kho. Cho biết trong kỳ đơn vị đã xuất bán hàng với giá bán là 5.800đ/kg.
b) Kế toán trưởng cho rằng lợi nhuận trong kỳ không cao và số vòng quay thấp là do áp dụng
phương pháp nhập sau xuất trước. Anh chị nhận định về ý kiến trên.

Bài 3. Giả sử đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Số liệu trên Sổ chi tiết như sau:
Ngày Nhập Xuất Tồn
SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
1/2/04 2.000 5 10.000
3/2/04 1.000
4/2/04 3.000 5,2

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Page 1


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI

6/2/04 2.500
15/2/04 1.000 5,3
16/2/04 1.500
18/2/04 4.000 5,5
20/2/04 500
Cộng 8.000 5.500
Yêu cầu
a) Trong phương pháp kê khai thường xuyên, trị giá hàng xuất được tính trong mỗi lần xuất kho
chứ không chờ đến cuối kỳ. Anh chị hãy sử dụng lần lượt từng phương pháp : Nhập trước
xuất trước, Nhập sau xuất trước và Bình quân gia quyền để tính giá trị hàng xuất và tồn kho
cuối kỳ.
b) Lập bảng so sánh các kết quả đạt được với kết quả của Bài tập 2.

Bài 4. Doanh nghiệp bán một lô hàng cho khách hàng A, tổng giá bán (chưa thuế) là 100 triệu đồng,
thuế GTGT là 10%. Doanh nghiệp đã xuất hàng cho người mua và người mua đã chấp nhận sẽ thanh
toán. Tuy nhiên, sau đó bốn ngày, người mua phát hiện một số hàng trong lô không đúng chủng loại
như yêu cầu nên trả lại và không đồng ý thanh toán cho số hàng sai chủng loại này. Giả sử giá bán
của phần hàng bị trả lại là 40 triệu đồng (giá chưa thuế) và giá vốn là 35 triệu đồng.
Yêu cầu: Phản ánh nghiệp vụ này lên sổ kế toán của doanh nghiệp (theo 2 phương pháp kế toán thuế
GTGT khấu trừ và trực tiếp).

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Page 2


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI

Bài 5. DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và tính VAT theo PP khấu trừ.
Số dư đầu kỳ TK 152: 200.000.000đ (SL: 1.000kg).
Trong kỳ có các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu:
1. Nhập kho NVL chưa trả tiền, số lượng 3.000 Kg, giá mua chưa có VAT 210.000đ/kg, thuế suất
10%. Chi phí vận chuyển bốc xếp trả bằng tiền tạm ứng 12.600.000đ, trong đó VAT của dịch vụ
vận chuyển 600.000.
2. Xuất NVL: - Dùng trực tiếp SXSP 3.000 kg (TK 621)
- Dùng phục vụ bán hàng 500kg (TK 641)
Yêu cầu: Lập định khoản kế toán. Cho biết: DN tính giá NVL xuất kho theo PP FIFO
ĐVT: Đồng
NV1:
a. Nhập kho NVL, chưa thanh toán
Nợ TK 152: 3.000 x 210.000 = 630.000.000
Nợ TK 1331: 630.000.000 x 10% = 63.000.000
Có TK 331: 693.000.000
b. Chi phí vận chuyển NVL nhập kho:
Nợ TK 152: 12.000.000
Nợ TK 1331: 600.000
Có TK 141: 12.600.000
Giá nhập kho của 3.000 kg NVL = 630.000.000 + 12.000.000 = 642.000.000
Đơn giá 1kg NVL = 642.000.000/3.000 = 214.000đ/kg
NV2: Xuất kho NVL
Nợ TK 621: 628.000.000
Nợ TK 641: 107.000.000
Có TK 152: 735.000.000
Giá xuất kho cho sản xuất sản phẩm = 1.000 x 200.000 + 2.000 x 214.000 = 628.000.000
Giá xuất kho cho BP bán hàng = 500 x 214.000 = 107.000.000
Số lượng tồn kho = 3.000 – 2.000 – 500 = 500 với đơn giá là 214.000đ/kg

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Page 3


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI

Bài 6. Tài liệu về vật liệu A và công cụ dụng cụ tại một DN như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
3. Tình hình đầu kỳ: vật liệu A tồn kho 100.000, đang đi trên đường 65.000, công cụ dụng cụ tồn
kho 43.000.
4. Tình hình trong kỳ: Mua một số vật liệu A theo giá chưa có thuế GTGT: 250.000, thuế GTGT
25.000. Tiền hàng đã thanh toán toàn bộ bằng tiền vay ngắn hạn. Chiết khấu thanh toán được
hưởng 1% là 2.750 chưa nhận.
5. Cuối kỳ, kiểm kê vật liệu A tồn kho 60.000, đang đi đường 35.000, công cụ dụng cụ tồn kho
32.000, biết rằng công cụ dụng cụ dùng cho quản lý DN.
Yêu cầu: Định khoản kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh biết DN nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Bài 7. Tại một công ty thương mại có số liệu: (ĐVT: 1000đ)

Số dư đầu kỳ một số TK: Số phát sinh trong kỳ (Bên nợ) Số dư cuối kỳ các TK:
- TK 156(2): 24.000 - TK 156(2): 156.000 - TK 151: 150.000
- TK 156(1): 620.000 - TK 156(1): 830.000 - TK 156(1): 500.000
- TK 157: 200.000 - TK 151: 150.000 - TK 157: 0

-
Yêu cầu: Xác định chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán trong kỳ

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Page 4


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI

Bài 8. Cty T kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có tài liệu sau:
Số dư đầu tháng:
- TK 151 (VLC): 10.000.000đ (400 kg)
- TK 152 (VLC): 50.000.000đ (2.000kg)
- TK 152 (VLP) : 30.000.000đ (3.000kg)
- TK 2421: 20.000.000đ
Trong tháng 1/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Hàng đang đi đường tháng trước đã về nhập kho đủ .

Phương pháp khấu trừ:


Nợ TK 152/Có TK 151 (VLC): 10.000.000
Phương pháp trực tiếp
Nợ TK 152/Có TK 151 (VLC): 10.000.000
2. Mua 500kg vật liệu chính nhập kho, giá mua chưa 10% thuế GTGT 25.100đ/kg, tiền hàng chưa
thanh toán

Phương pháp khấu trừ:


Nợ TK 152 VLC: 500 x 25.100 = 12.550.000
Nợ TK 133: 12.550.000 x 10% = 1.255.000
Có TK 331: 13.805.000
Phương pháp trực tiếp
Nợ TK 152 VLC/Có TK 331: 13.805.000
3. Mua 1.000kg vật liệu phụ nhập kho, giá mua chưa thuế GTGT 9.900đ/kg, thuế GTGT thuế suất
10%, thanh toán bằng tiền mặt.

Phương pháp khấu trừ:


Nợ TK 152 (VLP): 1.000 x 9.900 = 9.900.000
Nợ TK 133: 9.900.000 x 10% = 990.000
Có TK 111: 10.890.000

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Page 5


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI

Phương pháp trực tiếp


Nợ TK 152 (VLP)/Có TK 111: 10.890.000
4. Nhận được hóa đơn bán hàng thông thường về việc DN mua một số CCDC bằng tiền mặt trị giá
6.000.000đ đưa ngay vào sử dụng tại văn phòng không nhập kho. Công cụ dụng cụ này thuộc
loại phân bổ 3 lần.

Phương pháp khấu trừ + trực tiếp


4a. Mua CCDC đưa ngay vào sử dụng:
Nợ TK 242/Có TK 111: 6.000.000
4b. Phân bổ CCDC lần 1: Nợ TK 642/Có TK 242: 2.000.000
5. Nhận được 500kg vật liệu chính do người bán gửi đến nhưng không có hóa đơn, doanh nghiệp
tạm nhập kho số vật liệu trên.

Vì hàng chưa có giá, DN tạm giữ hộ  không ghi nhận vào sổ kế


toán
6. Chuyển TGNH thanh toán tiền hàng ở nghiệp vụ 2. Vì thanh toán trong thời hạn được hưởng
chiết khấu nên DN được hưởng 1% trên số tiền thanh toán.
Thanh toán tiền hàng cho người bán (cả 2 phương pháp)

Nợ TK 331: 13.805.000
Có TK 515: 13.805.000 x 1%
Có TK 112: 13.805.000 x 99%
7. Nhận được hóa đơn của lô hàng nhập kho theo giá tạm tính tháng trước: Số lượng vật liệu chính
500kg, đơn giá tạm tính 25.000đ/kg. Giá mua trên hóa đơn 25.100đ/kg, thuế GTGT thuế suất
10%, chưa thanh toán cho người bán.

Phương pháp khấu trừ


Nợ TK 152 VLC: 500 x 100 = 50.000
Nợ TK 133: 50.000 x 10% = 5.000
Có TK 331: 55.000

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Page 6


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI

Phương pháp trực tiếp


Nợ TK 152/Có TK 331: 55.000
8. Tình hình xuất kho trong tháng:
- Vật liệu chính xuất kho: 1.000 kg dùng cho sản xuất.
- Vật liệu phụ xuất kho dùng cho sản xuất 1.000kg, cho QL phân xưởng 300kg, cho QLDN
100kg.

Phương pháp khấu trừ


Nợ TK 621/Có TK 152 (NVLC): 1.000 x 25.034 = 25.034.000
Nợ TK 627: 1.000 x 9.975 = 9.975.000
Nợ TK 642: 100 x 9.975 = 997.500
Có TK 152 (NVLP): 10.972.500
Phương pháp trực tiếp
Nợ TK 621/Có TK 152 (NVLC): 1.000 x 25.467 = 25.467.000
Nợ TK 627: 1.000 x 10.222,5 = 10.222.500
Nợ TK 642: 100 x 10.222,5 = 1.022.250
Có TK 152 (NVLP): 11.244.750
9. Cuối tháng, lô hàng nhập kho ở nghiệp vụ 5 vẫn chưa nhận được hóa đơn, kế toán chọn giá tạm
tính là 25.000đ/kg.

Phương pháp khấu trừ:


Tạm nhập lô hàng ở NV 5:
Nợ TK 152 NVLC: 500 x 25.000 = 12.500.000
Nợ TK 133: 12.500.000 x 10% = 1.250.000
Có TK 331: 13.750.000
Phương pháp trực tiếp: Nợ TK 152 NVLC/Có TK 331: 13.750.000

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Page 7


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI

10. Phân bổ chi phí trả trước cho bộ phận sản xuất 1.000.000đ.

Nợ TK 627/Có TK 242: 1.000.000


11. Nhận giấy báo hỏng CCDC sử dụng tại cửa hàng, loại phân bổ 2 lần, giá trị khi xuất dùng
10.000.000đ. Giá trị phế liệu thu hồi bán thu tiền mặt giá chưa có 10% thuế GTGT là 500.000đ.

CCDC báo hỏng: Nợ TK 641/Có TK 242: 5.000.000


Phương pháp khấu trừ
Phế liệu thu hồi:
Nợ TK 111: 550.000
Có TK 711: 500.000
Có TK 33311: 50.000
Phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111/Có TK 711: 500.000
Kiểm kê cuối tháng (Biên bản kiểm kê):
- Phát hiện thừa 20 kg vật liệu chính chưa rõ nguyên nhân.

Phương pháp khấu trừ: Nợ TK 152 NVLC/Có TK 3381: 20 x 25.034


Phương pháp trực tiếp: Nợ TK 152 NVLC/Có TK 3381: 20 x 25.467
- Phát hiện thiếu 20 kg vật liệu phụ chưa rõ nguyên nhân

Phương pháp khấu trừ: Nợ TK 152 NVLP/Có TK 3381: 20 x 9.975


Phương pháp trực tiếp: Nợ TK 152 NVLP/Có TK 3381: 20 x 10.222,5
Yêu cầu:
1/ Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hai trường hợp:
a. DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
b. DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Page 8


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI

2/ Tính giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ.

PP khấu trừ
Giá trị tồn CK (NVLC)
= 72.600.000 + 12.500.000 - 25.034.000 = 60.066.000
SL tồn CK = 2.900 – 1.000 + 500 = 2.400
Giá trị tồn CK (NVLP)
= 39.900.000 - 10.972.500 = 28.927.500
SL tồn CK = 4.000 – 1.100 = 2.900
PP trực tiếp
Giá trị tồn CK (NVLC)
= 73.860.000 - 25.467.000 = 48.393.000
SL tồn CK = 2.900 – 1.000 + 500 = 2.400
Giá trị tồn CK (NVLP)
= 39.900.000 - 11.244.750 = 28.655.250
SL tồn CK = 4.000 – 1.100 = 2.900
Cho biết doanh nghiệp xuất kho vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

PP khấu trừ
Đơn giá bình quân VLC
= (50.000.000 + 10.000.000 + 12.550.000 + 50.000)/(2.000 + 400 + 500)
= 25.034đ/kg
Đơn giá bình quân VLP
= (30.000.000 + 9.900.000)/(3.000 + 1.000)
= 9.975đ/kg

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Page 9


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI

PP trực tiếp
Đơn giá bình quân VLC
= 50.000.000 + 10.000.000 + 13.805.000 + 55.000)/(2.000 + 400 + 500)
= 25.467đ/kg
Đơn giá bình quân VLP
= (30.000.000 + 10.890.000)/(3.000 + 1.000)
= 10.222,5đ/kg

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 Page 10

You might also like