You are on page 1of 13

Câu 1: Sự biến đổi về cơ cấu xã hội – giai cấp gắn liền và qui định bởi sự biến đổi của

loại hình cơ cấu nào?


A. Cơ cấu kinh tế
B. Cơ cấu chính trị
C. Cơ cấu văn hoá
D. Cơ cấu dân tộc
Câu 2: Hãy chọn phương án ĐÚNG nhất về cơ cấu xã hội - giai cấp?
A. Là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội
nhất định và mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp đó
B. Là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do tác động lẫn
nhau của các cộng đồng ấy tạo nên
C. Là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội
nhất định.
D. Là hệ thống các giai cấp, tổ chức chính trị - xã hội tồn tại khách quan trong một chế
độ xã hội nhất định và mối quan hệ giữa các giai cấp và tổ chức chính trị - xã hội đó
Câu 3: Xu hướng biến đổi chủ yếu của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là gì?
A. Xích lại gần nhau
B. Tách xa nhau
C. Đan xen vào nhau
D. Triệt tiêu lẫn nhau
Câu 4: Yếu tố nào quyết định sự liên minh các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội?
A. Do có những lợi ích cơ bản thống nhất với nhau
B. Do giai cấp công nhân mong muốn
C. Do cùng một kẻ thù là giai cấp tư sản
D. Do mục đích về chính trị của giai cấp công nhân
Câu 5: Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “những người bạn đồng minh tự nhiên” của giai cấp
công nhân là ai?
A. Giai cấp nông dân
B. Giai cấp tư sản
C. Tầng lớp trí thức
D. Tầng lớp tiểu tư sản
Câu 6: Hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội
nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý
quá trình sản xuất, về địa vị chính trị xã hội ... giữa các giai cấp và tầng lớp đó được gọi
là:
A. Cơ cấu xã hội - giai cấp
B. Cơ cấu xã hội - dân tộc
C. Dân tộc
D. Nhà nước
Câu 7: Xu hướng biến đổi chủ yếu của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là gì?
A. Xích lại gần nhau
B. Tách xa nhau
C. Đan xen vào nhau
D. Triệt tiêu lẫn nhau
Câu 8: Trong các ý sau đây, đâu là ý thể hiện quy luật biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
A. Cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
B. Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do
sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên
C. Cơ cấu xã hội - giai cấp liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước
D. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi các cơ
cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội
Câu 9: Các giai cấp, tầng lớp trong cơ cấu giai cấp - xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
A. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân
B. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp tư sản
C. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu tư sản
D. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp tăng lữ
Câu 10: Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giai cấp nào có xu
hướng giảm dần về số lượng, tỷ lệ cơ cấu xã hội - giai cấp; có một bộ phận chuyển sang
lao động trong các khu công nghiệp hoặc dịch vụ có tính chất công nghiệp và trở thành
công nhân?
A. Giai cấp nông dân
B. Giai cấp công nhân
C. Tiểu thương, tiểu chủ
D. Tầng lớp trí thức
Câu 11: Bộ phận cơ bản và quan trọng nhất trong cơ cấu xã hội, liên quan trực tiếp đến
các đảng phái chính trị, nhà nước, sở hữu tư liệu sản xuất cũng như địa vị xã hội của con
người trong hệ thống sản xuất, tổ chức lao động và phân phối lợi ích xã hội là:
A. Cơ cấu xã hội – tôn giáo
B. Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp
C. Cơ cấu xã hội – dân tộc
D. Cơ cấu xã hội – giai cấp
Câu 12: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nội dung giữ vai trò quyết định nhất
trong liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức là nội dung:
A. Chính trị
B. Kinh tế
C. Văn hóa
D. Tư tưởng
Câu 13: Giai cấp, tầng lớp được Đảng ta coi là lực lượng đặc biệt và chủ trương xây dựng
thành một lực lượng vững mạnh là:
A. Công nhân
B. Tri thức
C. Doanh nhân
D. Thanh niên
Câu 14: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có cơ cấu xã hội -giai cấp với nhiều giai cấp,
tầng lớp khác nhau vì:
A. Tồn tại nhiều nghề nghiệp và phân công lao động xã hội khác nhau
B. Tồn tại nhiều đức tin tôn giáo và tín ngưỡng bản địa
C. Tồn tại nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế
D. Tồn tại nhiều dân tộc khác nhau
Câu 15: Hiện nay ở nước ta, giai cấp, tầng lớp nào đang giữ vai trò lãnh đạo khối liên
minh?
A. Nông dân
B. Công nhân
C. Tri thức
D. Doanh nhân
Câu 16: Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng cường
bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong chiến đấu, phát huy truyền thống đoàn kết,
thống nhất của Đảng là nội dung liên minh trên lĩnh vực nào?
A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Văn hóa
D. Xã hội
Câu 17: Cơ cấu xã hội nào có vị trí quan trọng hàng đầu, chi phối các loại hình cơ cấu xã
hội khác?
A. Cơ cấu xã hội - dân cư
B. Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp
C. Cơ cấu xã hội - giai cấp
D. Cơ cấu xã hội - tôn giáo
Câu 18: Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân phải liên minh với giai
cấp, tầng lớp nào để tạo thành sức mạnh tổng hợp đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng
xã hội chủ nghĩa?
A. Giai cấp nông dân và doanh nhân
B. Giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động
C. Giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
D. Giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
Câu 19: Nội dung cơ bản quyết định nhất, là cơ sở vật chất - kỹ thuật của liên minh trong
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là nội dung nào?
A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Văn hóa
D. Xã hội
Câu 20: Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giai cấp, tầng lớp nào
giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp nông dân
B. Tầng lớp trí thức
C. Giai cấp công nhân
D. Giai cấp tư sản
Câu 21: Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giai cấp, tầng lớp xã
hội nào là lực lượng đặc biệt, phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô với vai trò
không ngừng tăng lên; giải quyết việc làm cho người người lao động, tham gia giải quyết
các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo?
A. Giai cấp nông dân
B. Giai cấp công nhân
C. Đội ngũ doanh nhân
D. Tầng lớp trí thức
Câu 22: Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, tính tất yếu kinh tế của liên minh giai cấp, tầng
lớp được quyết định bởi:
A. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C. Nhu cầu xây dựng nền tảng vật chất – kỹ thuật cần thiết cho CNXH.
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 23: Vì sao các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vừa có sự
đấu tranh vừa có sự liên minh?
A. Vì nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH là kinh tế thị trường
B. Vì trình độ văn hóa của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH có khác
nhau
C. Vì lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH vừa có sự đối
kháng vừa có sự thống nhất
D. Vì hệ tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên CNXH có mâu
thuẫn với nhau
Câu 24: Một trong các nguyên tắc để tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là gì?
A. Lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó luôn được đảm bảo
B. Các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó đều là lực lượng lao động trong xã hội
C. Các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó đều cùng là lực lượng yếu thế trong xã hội
D. Các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó đều được giáo dục
Câu 25: Yếu tố nào quyết định sự liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức?
A. Do có những lợi ích cơ bản thống nhất với nhau
B. Do cùng có một kẻ thù là giai cấp tư sản
C. Do giai cấp công nhân mong muốn
D. Do mục tiêu về chính trị của giai cấp công nhân
Câu 26: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong thời
ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Sự thống nhất về lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội
B. Sự thống nhất về trình độ học vấn và lập trường chính trị của các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội
C. Sự thống nhất về cơ cấu tổ chức của mỗi giai cấp, tầng lớp và đường lối của giai cấp
cầm quyền
D. Sự thống nhất về lịch sử hình thành và vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Câu 27: Vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong hệ thống cơ cấu xã hội là gì?
A. Cơ cấu xã hội – giai cấp giữ vị trí trung tâm trong cơ cấu xã hội
B. Cơ cấu xã hội – giai cấp có vị trí ngang hàng với loại hình cơ cấu xã hội khác trong hệ
thống cơ cấu xã hội
C. Cơ cấu xã hội – giai cấp hoàn toàn độc lập với các loại hình cơ cấu xã hội khác trong
hệ thống xã hội
D. Cơ cấu xã hội – giai cấp đối kháng với các loại hình cơ cấu xã hội khác trong hệ thống
cơ cấu xã hội
Câu 28: Trong xã hội có giai cấp, cơ cấu nào có vị trí quyết định nhất, chi phối các loại
hình cơ cấu xã hội khác?
A. Cơ cấu xã hội – dân tộc
B. Cơ cấu xã hội - dân số
C. Cơ cấu xã hội - giai cấp
D. Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp
Câu 29: Trong mỗi một giai đoạn lịch sử cụ thể của xã hội có cơ cấu xã hội- giai cấp sẽ là
căn cứ để Nhà nước đó làm gì?
A. Xây dựng các chính sách trên mọi lĩnh vực
B. Xây dựng quyền lực Nhà nước
C. Xây dựng hệ thống chính trị
D. Xây dừng quốc phòng anh ninh
Câu 30:Trong cơ cấu xã hội- giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên
minh với nhau nhằm mục đích để làm gì?
A. Xóa bỏ bất bình đẳng xã hội.
B. Xóa bỏ áp bức, bóc lột bấn công.
C. Xóa bỏ đói nghèo trong xã hội.
D. Xóa bỏ giai cấp đi áp bức, bóc lột
Câu 31:Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa lập trường chính trị của liên minh công, nông,
trí thức được xác định bởi lập trường chính trị của giai cấp nào?
A. Giai cấp nông dân
B. Tầng lớp trí thức
C. Nông dân, công nhân và trí thức
D. Giai cấp công nhân
Câu 32: Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, liên minh giữa giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức dưới góc độ nào giữ vai trò quyết định?
A. Chính trị
B. Văn hoá
C. Tư tưởng
D. Kinh tế
Câu 33: Trong xã hội có giai cấp, cơ cấu nào có vị trí quyết định nhất, chi phối các loại
hình cơ cấu xã hội khác?
A. Cơ cấu xã hội – dân tộC)
B. Cơ cấu xã hội - dân số
C. Cơ cấu xã hội - giai cấp
D. Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp
Câu 34: Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp gắn liền và được quy định bởi sự biến
động của cơ cấu nào?
A. Cơ cấu xã hội - kinh tế
B. Cơ cấu xã hội - dân số
C. Cơ cấu xã hội - dân tộc
D. Cơ cấu xã hội - dân cư
Câu 35: Mỗi giai cấp, tầng lớp và các nhóm trong cơ cấu xã hội – giai cấp có vị trí và vai
tròkhác nhau và dưới dự lãnh đạo của ai?
A. Đảng cộng sản
B. Đội tiền phong của giai cấp mình
C. Tùy vào vị trí, vai trò
D. Người đứng đầu giai cấp, tầng lớp, nhóm
Câu 36: Trong mỗi một giai đoạn lịch sử cụ thể của xã hội có cơ cấu xã hội- giai cấp sẽ là
căncứ để Nhà nước đó làm gì?
A. Xây dựng các chính sách trên mọi lĩnh vực
B. Xây dựng quyền lực Nhà nước
C. Xây dựng hệ thống chính trị
D. Xây dừng quốc phòng anh ninh
Câu 37: Trong một hệ thống sản xuất nhất định, cơ cấu xã hội-giai cấp thường xuyên biến
đổido tác động của những yếu tố nào?
A. Phương thức sản xuất, cơ cấu nghành nghề, cơ cấu kinh tế, cơ chế kinh tế.
B. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng.
C. Phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế kinh tế
D. Kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng.
Câu 38: Đâu là nội dung cơ bản quyết định nhất, là cơ sở vật chất – kỹ thuật của liên
minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Nội dung kinh tế của liên minh
B. Nội dung chính trị của liên minh
C. Nội dung văn hóa xã hội của liên minh
D. Tất cả đều đúng
Câu 39: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi
phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới nào?
A. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức
B. Tầng lớp doanh nhân, tiểu chủ, tầng lớp những người giàu có và trung lưu trong xã
hội…
C. Giai cấp nông dân, tầng lớp doanh nhân, tiểu chủ, tầng lớp những người giàu có và
trung lưu trong xã hội
D. Tất cả đều đúng
Câu 40: Xét dưới góc độ chính trị, trong một chế độ xã hội nhất định để tập hợp lực
lượng trong cuộc đấu tranh giai cấp của các giai cấp có lợi ích đối lập nhau đặt ra nhu cầu
tất yếu khách quan mỗi giai cấp đứng ở vị trí trung tâm đều phải:
A. Liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác mang lại lợi ích cho mình
B. Liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác có những lợi ích phù hợp với mình để
thực hiện nhu cầu và lợi ích chung của mình
C. Liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác có những lợi ích đối lập với mình
D. Liên minh với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác luôn ủng hộ những hoạt động của
mình
Câu 41: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi trong
mối quan hệ nào?
A. Trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất nghèo đói, bất
công dẫn đến sự xích lại gần nhau.
B. Trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã
hội dẫn đến sự xích lại gần nhau.
C. Trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ sự áp bức bóc lột
dẫn đến sự xích lại gần nhau.
D. Không có câu trả lời đúng
Câu 42: Yếu tố nào quyết định mối quan hệ hợp tác và gắn bó chặt chẽ với nhau giữa các
giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
A. Họ chung sức hợp tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng cường đồng thuận
xã hội
B. Họ chung sức cải tạo và xây dựng xã hội mới trên lĩnh vực kinh tế của đời sống xã hội
C. Họ có cùng mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
D. Họ chung sức cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh vực của đời sống

43. Cơ cấu xã hội là gì?


A. Những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự tác động lẫn
nhau của các cộng đồng ấy tạo nên
B. Hệ thống các giai cấp cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau
của các cộng đồng ấy tạo nên
C. Những cộng đồng người thông qua những mối quan hệ tồn tại khách quan trong một
chế độ xã hội nhất định
D. Hệ thống các giai cấp thông qua những mối quan hệ tồn tại khách quan trong một chế
độ xã hội nhất định

44. Cơ cấu xã hội – giai cấp là gì?


1. Hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất
định,
2. về tổ chức quản lý quá trình sản xuất,
3. về địa vị chính trị - xã hội ... giữa các giai cấp và tầng lớp đó.
4. thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất,
A. 1,2,3,4
B. 1,3,4,2
C. 1,4,2,3
D. 1,4,3,2

45. Trong hệ thống xã hội, với vị trí quan trọng hàng đầu, chi phối các loại hình cơ cấu xã
hội khác, cơ cấu xã hội – giai cấp là căn cứ cơ bản để làm gì?
A. Xây dựng chính sách phát triển chính trị, văn hóa, kinh tế của mỗi xã hội trong từng
giai đoạn lịch sử cụ thể.
B. Xây dựng chính sách phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, tư tưởng của mỗi xã hội
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
C. Xây dựng chính sách phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội của mỗi
xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
D. Xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi xã hội trong từng giai
đoạn lịch sử cụ thể.

46. Trong cơ cấu xã hội – giai cấp ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp nào giữ
vai trò chủ đạo, tiên phong trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới?
A. Tiểu chủ
B. Doanh nhân
C. Công nhân
D. Nông dân

47. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, cơ cấu xã hội – giai cấp vận
động, biến đổi theo đúng qui luật nào?
A. Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu kinh
tế.
B. Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu chính
trị.
C. Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu văn
hóa – tư tưởng.
D. Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu xã hội
– tôn giáo.

48. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong cơ cấu xã hội – giai cấp,
giai cấp công nhân có xu hướng như thế nào?
A. Giảm dần về số lượng và tỉ lệ.
B. Tăng dần về số lượng và tỉ lệ.
C. Không đổi về số lượng và tỉ lệ.
D. Giảm dần về số lượng.

49. Dưới góc độ chính trị - xã hội, một trong những cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh
giai cấp, tầng lớp trong một chế độ xã hội nhất định là loại cơ cấu xã hội nào?
A. Cơ cấu xã hội – dân tộc
B. Cơ cấu xã hội – giai cấp
C. Cơ cấu xã hội – tôn giáo
D. Cơ cấu xã hội – dân cư
50. Trong cơ cấu xã hội – giai cấp ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp nào giữ
vai trò chủ đạo, tiên phong trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới?
A. Tiểu chủ.
B. Doanh nhân.
C. Công nhân.
D. Nông dân.

You might also like