You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

Các bạn trả lời thật ngắn gọn các câu hỏi sau

Câu 1. Cơ cấu xã hội là gì?


Cơ cấu xã hội là hệ thống các cộng đồng người cùng những mối liên hệ, quan hệ do sựliên hệ, tác động qua lại lẫn
nhau giữa các cộng đồng ấy tạo thành một chỉnh thể xã hội

Câu 2. Cơ cấu xã hội - giai cấp là gì?


Cơ cấu xã hội - giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội cùng những mối liênhệ, quan hệ về sở hữu đối với
tư liệu sản xuất, về tổ chức, quản lý sản xuất, về phân phối sảnphẩm và về địa vị chính trị - xã hội của các giai cấp,
tầng lớp đó.

Câu 3. Cơ cấu xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa được đặc trưng bởi hai giai cấp cơ bản đối lập nhau về lợi ích là
giai cấp nào?
Đó là chủ nô và nô lệ trong chế độ nô lệ, địa chủ và nông dân trong chế độ phong kiến, tư sản và vô sản trong chế
độ TBCN

Câu 4. Cơ cấu xã hội nào có vai trò quan trọng nhất?


Cơ cấu giai cấp có vai trò quan trọng nhất

Câu 5. Trong quá trình xây dựng CNXH, liên minh giữa giai cấp CN, giai cấp ND và tầng lớp trí thức giữ vai trò
quyết định trong lĩnh vực nào?
+ Lĩnh vực chính trị
+ Lĩnh vực kinh tế
+ Lĩnh vực văn hóa
+ Lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Câu 6. Yếu tố quyết định sự liên minh giữa giai cấp CN, giai cấp ND và tầng lớp trí thức là gì?
Do có những lợi ích cơ bản thống nhất với nhau

Câu 7. Xu hướng phát triển cơ cấu XH - giai cấp ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ mang tính đa dạng và thống nhất
chủ yếu do đâu?
Do nền kinh tế nhiều thành phần

Câu 8. Trong cách mạng XHCN lập trường chính trị của liên minh công, nông, trí thức được xác định bởi lập
trường chính trị của giai cấp nào?
Giai cấp nông dân

Câu 9. Để thực hiện liên minh công, nông, trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, chúng ta cần phải
làm gì?
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân đối
với việc thực hiện liên minh giai cấp, tầng lớp.
+ Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Thực hiện tốt các chính sách, chế độ đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
+ Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa các giai cấp, tầng lớp.
Câu 10. Trí thức được quan niệm là giai cấp hay tầng lớp?
Được quan niệm là một tầng lớp

Câu 11. Sự biến đổi về cơ cấu xã hội – giai cấp gắn liền và qui định bởi sự biến động của cơ cấu nào?
Cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, cơ cấu hành chính kinh tế-XH

Câu 12. Trong cơ cấu giai cấp - xã hội ở nước ta hiện nay có giai cấp, tầng lớp nào?
+ Giai cấp công nhân
+ Giai cấp nông dân
+ Tầng lớp trí thức
+ Tầng lớp doanh nhân
+ Tầng lớp lao động tự do
+ Tầng lớp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công an nhân dân
+ Tầng lớp tôn giáo

Câu 13: Trong các loại hình cơ cấu xã hội, loại hình cơ cấu xã hội nào có vị trí quyết định, chi phối các loại hình cơ
cấu xã hội khác?
Cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí quyết định, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác

Câu 14: Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “những người bạn đồng minh tự nhiên” của giai cấp công nhân là ai?
Giai cấp nông dân
Câu 15: Bộ phận nào ở Việt Nam hiện nay là lực lượng nòng cốt trong liên minh công – nông – trí thức?
Giai cấp công nhân là lực lượng nòng cốt trong liên minh công - nông - trí thức ở Việt Nam hiện nay

Câu 16: Cơ cấu xã hội – giai cấp của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay bao gồm những
giai cấp, tầng lớp cơ bản nào?
Các giai cấp, tầng lớp xã hội và các nhóm xã hội cơ bản trong cơ cấu xã hội – giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh nhân, tầng lớp tiểu
chủ, tầng lớp thanh niên, phụ nữ v.v…

Câu 17: Nội dung nào của liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội giữ vai
trò quyết định?
Nội dung chính trị của liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội giữ vai trò
quyết định

Câu 18: Xu hướng biến đổi chủ yếu của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
+ Phát triển về số lượng
+ Phát triển về chất lượng
+ Xác lập vị trí tương ứng

Câu 19: Mục đích liên minh về nội dung chính trị của các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là
gì?
+ Đoàn kết, thống nhất về mục tiêu, lý tưởng, đường lối cách mạng.
+ Tạo ra sức mạnh tổng hợp của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Câu 20: Mục đích nội dung liên minh về kinh tế của các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam hiện nay là gì?
Tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội

You might also like