You are on page 1of 7

CHƯƠNG 5

1. Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp gắn liền và được quy định bởi sự biến
động của cơ cấu nào?
A. Cơ cấu xã hội - kinh tế
B. Cơ cấu xã hội - dân tộc
C. Cơ cấu xã hội - dân cư
D. Cơ cấu xã hội - dân số
2. Trong cơ cấu xã hội- giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên
minh với nhau nhằm mục đích để làm gì?
A. Xóa bỏ bất bình đẳng xã hội
B. Xóa bỏ áp bức, bóc lột bấn
C. Xóa bỏ đói nghèo trong xã hội.
D. Xóa bỏ giai cấp đi áp bức, bóc lột
3. Trong xu hướng biến đổi diễn ra rất khác nhau ở mỗi quốc gia khi bắt đầu thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội do bị quy định bởi những yếu tố nào?
A. Trình độ phát triển kinh tế, hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước.
B. Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia đó
C. Do trình độ phát triển kinh tế- xã hội của từng quốc gia
D. Do sự tác động của các yếu tố bên ngoài vào mỗi quốc gia
4. Chủ nghĩa Mác -Lênin cho rằng, hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa đã
được "thai nghén" từ trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa, do vậy ở giai đoạn đầu
của nó vẫn còn những điều gì?
A. Dấu vết của xã hội cũ.
B. Dấu vết của sự giao thoa xã hội mới-cũ.
C. Dấu vết của xã hội mới
D. Dấu vết của "thai nghén"
5. Trong hệ thống xã hội, vị trí và vai trò của các loại cơ cấu xã hội có ngang bằng
nhau hay không?
A. Không ngang bằng nhau
B. Tất cả đều ngang bằng
C. Tùy vào vị trí, vai trò
D. Do xã hội quy định
6. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp có liên quan
gì đến các đảng phái chính trị nhà nước?
A. Cả 3 đáp án đều đúng
B. Liên quan đến đảng phái, chính trị, nhà nước
C. Sở hữu TLSX, quản lý lao động
D. Phân phối thu nhập
7. Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể của xã hội có cơ cấu xã hội - giai cấp sẽ là
căn cứ để Nhà nước đó làm gì?
A. Xây dựng các chính sách trên mọi lĩnh vực
B. Xây dựng hệ thống chính trị
C. Xây dựng quyền lực Nhà nước
D. Xây dựng quốc phòng an ninh
8. Mỗi tầng lớp, giai cấp và các nhóm trong cơ cấu xã hội-giai cấp có vị trí và vai trò
khác nhau và dưới sự lãnh đạo của ai?
A. Đảng cộng sản
B. Giai cấp thống trị
C. Người đứng đầu giai cấp
D. Đội tiền phong của giai cấp mình
9. Trong hệ thống cơ cấu - xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp có vị trí như thế nào?
A. Vị trí trung tâm
B. Vị trí ngang bằng
C. Vị trí đối lập
D. Vị trí đối kháng
10. Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên
CNXH gắn liền và bị quy định bởi nguyên nhân nào?
A. Cơ cấu kinh tế
B. Chính sách, chủ trương của Đảng
C. Sự thay đổi về kết cấu dân số
D. Sự thay đổi phong phú, đa dạng về các loại hình nghề nghiệp
11. Để gọi là cơ cấu xã hội - giai cấp thì có bao nhiêu loại cơ cấu?
A. 5 loại
B. 4 loại
C. 3 loại
D. 6 loại
12. Trong một hệ thống sản xuất nhất định, cơ cấu xh- giai cấp thường xuyên biến
đổi do tác động của yếu tố nào ?
A. Phương thức sản xuất, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kinh tế, cơ chế kinh tế
B. LLSX, QHSX, KTTT
C. Phương thức sx, quan hệ sản xuất, cơ chế kinh tế
D. Kiến trúc thượng tầng,cơ sở hạ tầng
13. Ph-Ăngghen chỉ rõ, trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội -
cơ cấu này do đâu mà có?
A. Do sản xuất kinh tế mà ra
B. Do chính trị mà ra
C. Do văn hoá-xh mà ra
D. Do thời đại lịch sử mà ra
14. Trong cơ cấu xã hội- giai cấp, giai cấp nào là lực lượng tiêu biểu cho phương
thức sản xuất mới, giữ vai trò chủ đạo?
A. Giai cấp vô sản
B. Giai cấp nông dân
C. Giai cấp tư sản
D. Các tầng lớp, doanh nhân, trí thức
15. Trong cơ cấu xã hội- giai cấp, giai cấp nào là lực lượng tiêu biểu cho phương
thức sản xuất mới, giữ vai trò chủ đạo?
A. Lực lượng chính trị xã hội to lớn
B. LLSX hàng đầu
C. Lực lượng tiến bộ trong xã hội
D. Lực lượng nòng cốt, tiên phong
16. Cơ cấu xã hội-giai cấp là gì?

A. Là tổng thể các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong môt chế độ xã
hội nhất định cùng với mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp đó
B. Là tổng thể các giai cấp và tầng lớp có sự thống nhất về lợi ích và sư liên minh
giữa các giai cấp, tầng lớp đó
C. Là tổng thể các tổ chức chính trị - xã hội trong một chế độ xã hội nhất định cùng
với quan hệ giữa các tổ chức đó
D. Là tổng thể các cộng đồng người tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội
nhất định, cùng với mối quan hệ giữa các cộng đồng đó
17. Vị trí của cơ cấu xã hội-giai cấp trong hệ thống cơ cấu xã hội là?

A. Cơ cấu xã hội – giai cấp giữ vị trí trung tâm trong cơ cấu xã hội
B. Cơ cấu xã hội – giai cấp có vị trí ngang hàng với loại hình cơ cấu xã hội khác
trong hệ thống cơ cấu xã hội
C. Cơ cấu xã hội – giai cấp hoàn toàn độc lập với các loại hình cơ cấu xã hội khác
trong hệ thống xã hội
D. Cơ cấu xã hội – giai cấp đối kháng với các loại hình cơ cấu xã hội khác trong hệ
thống cơ cấu xã hội
18. Căn cứ để nhận diện cơ cấu xã hội-giai cấp là gì?

A. Quan hệ sản xuất


B. Lực lượng sán xuåt
C. Ý thức xã hội
D. Kiến trúc thượng tầng
19. Yếu tố nào ý nghĩa quyết định sự biến đổi của cơ cấu xã hội-giai cấp?

20. Trong cơ cấu xã hội-giai cấp là tổng thể các giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hội có
mối quan hệ gắn bó, hợp tác với nhau là do yếu tố nào quyết định?
A. Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
B. Xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, lỗi thời
C. Phát triển xã hội mới tương lai
D. Cả B và C đều đúng
21. Cơ cấu kinh tế trong thời kì quá độ tuy vận động theo cơ chế thị trường, song có
sự quản lí của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích gì?

A. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội


B. Xây dựng cơ chế thị trường
C. Xây dựng nhà nước pháp quyền
D. Xây dựng cơ cấu kinh tế tối ưu
22. Cơ cấu xã hội-giai cấp có phải là một hệ thống các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội?

A. Là hệ thống các giai cấp, tầng lớp


B. Là một tập đoàn thống nhất
C. Là các giai cấp trong xã hội
D. Là tập đoàn tầng lớp, giai cấp
23. Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội-giai cấp biến đổi trong
mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất bình xã hội dẫn
đến?

A. Sự xích lại gần nhau


B. Sự hoàn thiện
C. Sự phát triển
D. Sự gia tăng về số lượng và chất lượng
24. Cơ cấu xã hội-giai cấp….làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới?

A. Biến đổi phức tạp, đa dạng


B. Biến đổi định kì
C. Biến đổi nhảy vọt
D. Biến đổi tiệm tiến
25. Chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung nghiên cứu loại cơ cấu xã hội nào?

A. Cơ cấu xã hội-giai cấp


B. Cơ cấu xã hội-tôn giáo
C. Cơ cấu xã hội-dân tộc
D. Cơ cấu xã hội-nghề nghiệp
26. Ở Việt Nam, nội dung chính trị của liên minh thể hiện ở việc giữ vững lập trường
chính trị-tư tưởng của giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng.
B. Giai cấp nông nhân và vai trò lãnh đạo của Đảng.
C. Tầng lớp trí thức và vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. Giai cấp Công-Nông-Trí thức và sự lãnh đạo của Đảng.
27. Tổ chức liên minh để các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng nhau xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời cần tiếp
thu những điều gì?
A. Tinh hoa văn hóa của nhân loại và thời đại.
B. Tinh hoa văn hóa của nhân loại.
C. Tinh hoa văn hóa của văn minh nhân loại
D. Tinh hoa văn hóa của các nền văn minh
28. Cơ cấu xã hội- giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam sự biến đổi
cơ cấu xã hội-giai cấp nhằm đảm bảo tính quy luật nào?
A. Phổ biến và mang tính đặc thù
B. Phổ thông và mang tính đặc trưng.
C. Phổ cập và mang tính đặc biệt.
D. Cả 3 đáp án trên
29. Nội dung chính trị của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiện việc giữ vững lập trường chính trị- tư tưởng
của giai cấp nào?

A. Giai cấp công dân


B. Giai cấp nông nhân
C. Giai cấp tư sản
D. Tất cả đều sai
30. Trong cơ cấu xã hội- giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên
minh với nhau nhằm mục đích để làm gì?
A. Xóa bỏ bất bình đẳng xã hội
B. Xóa bỏ áp bức, bóc lột tấn công
C. Xóa bỏ đói nghèo trong xã hội
D. Xóa bỏ giai cấp đi áp bức, bóc lột
31. Xét ở góc độ kinh tế, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, tính tất yếu kinh tế của liên
minh lại nổi lên với tư cách là nhân tố quyết định nhất cho điều gì?
A. Thắng lợi hoàn toàn của CNXH
B. Thắng lợi hoàn toàn của CNCS
C. Thắng lợi của cuộc cách mạng
D. Thắng lợi của chuyên chính vô sản
32. Trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, giai cấp/tầng lớp nào KHÔNG vừa là
lực lượng sản xuất cơ bản, vừa là lực lượng chính trị-xã hội to lớn?
A. Tầng lớp trí thức
B. Tầng lớp lao động khác
C. Giai cấp công nhân
D. Giai cấp nông dân
33. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội liên minh công-nông - trí thức cùng
tham gia vào chính quyền nhà nước từ cơ sở đến trung ương trên lập trường
chính trị của giai cấp nào?
A. Giai cấp tư sản và công nhân
B. Giai cấp tư sản, giai cấp nông dân và giai cấp công nhân
C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
D. Giai cấp công dân
34. "Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản là duy trì khối liên minh giữa giai
cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và
chính quyền nhà nước” là quan điểm của ai?
A. V.I Lê-nin
B. C.Mác
C. Ph.Ăngghen
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh
35. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, VI.Lênin đã khẳng định liên minh công, nông và
tầng lớp lao động khác là vấn đề mang tính nguyên tắc dựa trên góc độ nào?
A. Chính trị, kinh tế
B. Chính trị
C. Tư tưởng văn hóa
D. Chính trị, tư tưởng văn hóa, kinh tế
36. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
và tầng lớp lao động khác đóng vai trò gì?
A. Lực lượng sản xuất cơ bản và lực lượng chính trị-xã hội
B. Lực lượng sản xuất cơ bản và lực lượng về kinh tế
C. Lực lượng chính trị-xã hội và lực lượng về kinh tế
D. Lực lượng về kinh tế,lực lượng sản xuất cơ bản và lực lượng chính trị-xã hội
37. Xét dưới góc độ chính trị, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và tầng lớp trí thức là do?
A. Nhu cầu tất yếu khách quan của công nhân, nông dân và trí thức
B. Do mong muốn chủ quan và quyết tâm của giai cấp công nhân
C. Do yêu cầu, mong muốn, và nguyện vọng của giai cấp nông dân
D. Do yêu cầu, mong muốn của tầng lớp trí thức và Đảng Cộng sản
38. Một trong các nguyên tắc để tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là gì?
A. Lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó luôn được đảm bảo.
B. Các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó đều là lực lượng lao động trong xã hội.
C. Các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó đều là lực lượng yếu thế trong xã hội.
D. Các giai cấp, tầng lớp trong liên minh đó đều được giáo dục.
39. Vì sao liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri
thức là liên minh đặc biệt?
A. Vì trong liên minh đó, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
không chia nhau quyền lãnh đạo mà liên minh dưới sự lãnh đạo của một giai cấp
- giai cấp công nhân.
B. Vì trong liên minh đó, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức
chia nhau quyền lãnh đạo để đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
C. Vì trong liên minh đó, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức
sẽ có thu nhập và mức sống như nhau.
D. Vì trong liên minh đó, giai cấp công nhân giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức
sẽ được quan tâm đặc biệt.
40. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự liên minh các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Sự thống nhất về lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
B. Sự thống nhất về trình độ học vấn và lập trường chính trị của các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội.
C. Sự thống nhất về cơ cấu tổ chức của mỗi giai cấp, tầng lớp và đường lối của giai
cấp cầm quyền.
D. Sự thống nhất về lịch sử hình thành và vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội

You might also like