You are on page 1of 12

BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG 5

1. Cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi trong mối quan hệ như thế nào?
A. Hoàn toàn mâu thuẫn với nhau.
B. Vừa đấu tranh vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội
dẫn đến sự xích lại gần nhau.
C. Đấu tranh với nhau để giành lợi ích tuyệt đối cho mỗi giai cấp.
D. Hoàn toàn hợp tác với nhau.
2. Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai
cấp?
A. Cơ cấu kinh tế.
B. Cơ cấu xã hội.
C. Cơ cấu văn hóa.
D. Cơ cấu chính trị.
3. Cơ cấu xã hội – giai cấp là gì?
A. Tổng thể những tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng xã hội cùng với mối
quan hệ qua lại giữa các quan hệ xã hội và cộng đồng xã hội đó.
B. Là tổng thể các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một
chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu
sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị – xã
hội… giữa các giai cấp, tầng lớp đó.
C. Tổng thể những giai cấp, tầng lớp xã hội cùng với mối quan hệ qua lại giữa
các quan hệ xã hội và cộng đồng xã hội đó.
D. Tổng thể những quan hệ xã hội, cộng đồng xã hội cùng với mối quan hệ qua
lại giữa các quan hệ xã hội và cộng đồng xã hội đó.
4. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
gì?
A. Là sự liên kết giữa các giai cấp để mang lại lợi ích chính trị.
B. Là sự liên kết giữa các giai cấp để mang lại lợi ích văn hóa.
C. Là sự liên kết giữa các giai cấp để mang lại lợi ích kinh tế.
D. Là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau… giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội
nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong khối liên minh,
đồng thời tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
5. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức xuất phát từ lý do nào sau đây?
A. Do đòi hỏi khách quan của cả công nhân, nông dân và trí thức.
B. Yêu cầu của nông dân.
C. Yêu cầu của trí thức.
D. Do mong muốn của công nhân.
6. Luận điểm “vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”
là của ai?
A. Ph. Ăngghen.
B. V.I. Lênin.
C. C.Mác.
D. Hồ Chí Minh.
7. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam được thể hiện trên mấy lĩnh vực?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
8. Đâu KHÔNG phải nội dung chính trị của liên minh giai cấp, tầng lớp
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
A. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
B. Xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa.
C. Giữ lập trường chính trị – tư tưởng của giai cấp công nhân.
D. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
9. Tại sao cơ cấu xã hội – giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, chi phối các loại
hình cơ cấu xã hội khác?
A. Cơ cấu xã hội – giai cấp không liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà
nước.
B. Cơ cấu xã hội – giai cấp liên quan đến các tầng lớp lao động.
C. Cơ cấu xã hội – giai cấp liên quan đến các tổ chức xã hội.
D. Cơ cấu xã hội – giai cấp liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà
nước, đến quyền sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức lao động, phân phối thu
nhập…
10. Chọn phương án đúng điền vào chỗ trống: Đội ngũ doanh nhân trong
xã hội Việt Nam hiện nay là…
A. lực lượng lãnh đạo thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
B. lực lượng khởi xướng công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
C. sản phẩm của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
D. sản phẩm của thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.
11. Đội ngũ trí thức giữ vai trò như thế nào trong cơ cấu xã hội – giai cấp ở
Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
A. Là lực lượng lãnh đạo.
B. Nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
C. Giữ vị trí chiến lược.
D. Là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng.
12. Xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Giai cấp nông dân trở thành giai cấp giữ vai trò lãnh đạo xã hội.
B. Giai cấp nông dân trở thành một bộ phận của giai cấp công dân.
C. Giai cấp nông dân trở thành giai cấp thống trị xã hội.
D. Giai cấp nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa.
13. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo khối liên minh
công – nông – trí thức ở Việt Nam?
A. Vì Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị rộng rãi nhất.
B. Vì Đảng Cộng sản Việt Nam có chủ trương, đường lối đúng đắn.
C. Vì Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm đại diện của công nhân, nông dân và
tri thức.
D. Vì Đảng Cộng sản Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân,
nông dân và trí thức.
14. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến đấu tranh giữa các giai cấp trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
B. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
C. Mâu thuẫn giữa các hệ tư tưởng chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội.
D. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
15. Luận điểm “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên
minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao
động, với đông đảo các tầng lớp lao động không phải vô sản” là của ai?
A. C.Mác.
B. Ph. Ăngghen.
C. Hồ Chí Minh.
D. V.I. Lênin.
16. Cơ cấu xã hội là gì?
A. Cơ cấu xã hội là tổng thể những cộng đồng xã hội cùng với mối quan hệ qua
lại giữa các quan hệ xã hội và cộng đồng xã hội đó.
B. Cơ cấu xã hội là tổng thể những quan hệ xã hội giữa con người với con
người trong một xã hội nhất định.
C. Cơ cấu xã hội là tổng thể những giai cấp, tầng lớp trong một cộng đồng xã
hội nhất định.
D. Cơ cấu xã hội là tổng thể những quan hệ xã hội, cộng đồng xã hội cùng
với mối quan hệ qua lại giữa các quan hệ xã hội và cộng đồng xã hội đó.
17. Có mấy phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp và
tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam?
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
18. Vì sao các giai cấp, tầng lớp trong xã hội vừa có liên minh vừa có sự
đấu tranh với nhau?
A. Vì nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế thị
trường.
B. Vì trình độ văn hóa của các giai cấp, tầng lớp có sự khác nhau.
C. Vì lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội vừa có sự thống nhất vừa có sự đối kháng.
D. Vì hệ tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội có sự mâu thuẫn với nhau.
19. Luận điểm “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và
chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo
đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi” được Đảng ta khẳng
định tại Đại hội lần thứ mấy?
A. Đại hội XI.
B. Đại hội XII.
C. Đại hội XIII.
D. Đại hội X.
20. Luận điểm “Đại đoàn toàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách
mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo”
được Đảng ta khẳng định tại Đại hội lần thứ mấy của Đảng?
A. Đại hội XII.
B. Đại hội XIII.
C. Đại hội X.
D. Đại hội XI.
21. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam
được thể hiện qua hình thức nào?
A. Qua Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Qua mặt trận dân tộc thống nhất.
C. Qua các tầng lớp nhân dân lao động.
D. Qua tổ chức Nhà nước.
BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG 6
1. Dân tộc là gì?
A. Là một hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở huyết thống.
B. Là một hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở quan hệ lãnh thổ,
kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ…
C. Là một hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở hòa bình giữa người và
người.
D. Là một hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở hôn nhân.
2. Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng nhau chung sống?
A. 56
B. 54
C. 52
D. 50
3. Khái niệm dân tộc thường được hiểu theo mấy nghĩa?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
4. Đâu KHÔNG phải là nội dung trong cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa
Mác – Lênin?
A. Các dân tộc được quyền tự quyết.
B. Liên hiệp công nhân các dân tộc lại.
C. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
D. Các dân tộc thuộc địa liên hiệp lại với nhau.
5. Xét về bản chất, tôn giáo là gì?
A. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa do con người sáng tạo ra.
B. Tôn giáo là hiện tượng tự nhiên có trước con người.
C. Tôn giáo mang thế giới quan duy vật.
D. Tôn giáo phản ánh trung thực thế giới khách quan.
6. Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam
được Đảng ta xác định như thế nào?
A. Là vấn đề cấp bách của cách mạng Việt Nam.
B. Là vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng Việt Nam.
C. Là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt
Nam.
D. Là vấn đề cơ bản và cấp bách của cách mạng Việt Nam.
7. Đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh
mẽ của yếu tố nào?
A. tín ngưỡng truyền thống.
B. các tổ chức giáo hội.
C. các chức sắc tôn giáo.
D. các tôn giáo bên ngoài.
8. Một trong những đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở
nước ta là?
A. Các dân tộc ở Việt Nam có sự phát triển đồng đều nhau.
B. Các dân tộc ở Việt Nam không có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc
người.
C. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng.
D. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị
trí chiến lược quan trọng.
9. Đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện như thế nào?
A. Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, tín đồ, phần lớn là nhân dân lao
động, có lòng yêu nước.
B. Các tôn giáo ở Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Việt Nam.
C. Các tôn giáo ở Việt Nam thường xuyên có mâu thuẫn, xung đột tôn giáo.
D. Các tôn giáo ở Việt Nam độc lập, không có quan hệ với các tổ chức tôn giáo
nước ngoài.
10. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc là gì?
A. Các dân tộc vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau.
B. Các dân tộc hòa nhập với nhau và hoàn toàn bình đẳng với nhau.
C. Các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập cộng đồng quốc gia
dân tộc độc lập; Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở
nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau.
D. Các dân tộc mâu thuẫn với nhau và thống nhất với nhau.
11. Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội của tôn giáo là gì?
A. Từ sự xuất hiện của các cộng đồng dân tộc.
B. Từ sự bất lực của con người trước các lực lượng tự nhiên và xã hội.
C. Từ sự phân chia giai cấp trong xã hội.
D. Từ nhu cầu của các lực lượng chính trị.
12. Tính lịch sử của tôn giáo được biểu hiện như thế nào?
A. Tôn giáo không có vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát triển
của xã hội.
B. Tôn giáo chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp.
C. Tôn giáo luôn có vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát
triển của xã hội.
D. Tôn giáo sẽ mất đi hoàn toàn trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
13. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, giải quyết vấn đề tôn giáo phải
dựa trên quan điểm nào sau đây?
A. Quan điểm khách quan.
B. Quan điểm thực tiễn.
C. Quan điểm lịch sử – cụ thể.
D. Quan điểm toàn diện.
14. Luận điểm: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo –
vào đầu óc của con người…” là của ai?
A. V.I. Lênin.
B. Hồ Chí Minh.
C. Ph. Ăngghen.
D. C.Mác.
15. Luận điểm: “Dân tộc cách mệnh chưa phân giai cấp nghĩa là sĩ, nông,
công thương đều nhất trí chống lại cường quyền” được Hồ Chí Minh
khẳng định trong tác phẩm nào?
A. Đông Dương.
B. Tuyên ngôn độc lập.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. Đường Kách mệnh.
16. Tôn giáo ra đời dựa trên những nguồn gốc nào?
A. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý.
B. Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội; nguồn gốc nhận thức.
C. Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội; nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc
tâm lý.
D. Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội; nguồn gốc tâm lý.
17. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, quyền bình đẳng dân tộc được
thể hiện như thế nào?
A. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau về chính trị.
B. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau về kinh tế.
C. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về
kinh tế, chính trị, văn hóa.
D. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau về kinh tế và chính trị.
18. Luận điểm: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới
khỏi ách nô lệ.” là của ai?
A. V.I. Lênin.
B. C.Mác.
C. Ph. Ăngghen.
D. Hồ Chí Minh.
19. Tác phẩm nào của V.I.Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tìm thấy con đường
giải phóng cho dân tộc Việt Nam?
A. Vè chính sách kinh tế mới.
B. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
C. Nhà nước và cách mạng.
D. Về quyền tự quyết dân tộc.
20. Thị tộc là hình thức cộng đồng người xuất hiện trong thời đại nào?
A. Tư bản chủ nghĩa.
B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Công xã nguyên thủy.
D. Phong kiến.
21. Dân tộc thiểu số nào ở Việt Nam có số lượng ít nhất?
A. B Râu.
B. Ơ Đu.
C. Cống.
D. Si La.
BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG 7
1. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình đó là gì?
A. chức năng thế giới quan.
B. chức năng định hướng lý tưởng.
C. chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng.
D. chức năng pháp luật.
2. Chức năng nào là chức năng đặc thù của gia đình?
A. Chức năng tái sản xuất ra con người.
B. Chức năng kinh tế.
C. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục.
D. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình.
3. Để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cần dựa
trên cơ sở nào?
A. Cơ sở kinh tế – xã hội; cơ sở chính trị – xã hội; cơ sở văn hóa; chế độ
hôn nhân tiến bộ.
B. Cơ sở kinh tế; cơ sở chính trị.
C. Cơ sở kinh tế – xã hội; cơ sở chính trị – xã hội.
D. Cơ sở kinh tế – xã hội; cơ sở chính trị – xã hội; cơ sở văn hóa.
4. Gia đình được hình thành dựa trên cơ sở của những mối quan hệ nào?
A. Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng.
B. Quan hệ huyết thống.
C. Quan hệ hôn nhân.
D. Quan hệ hôn nhân và huyết thống.
5. Vị trí của gia đình đối với xã hội được thể hiện như thế nào?
A. Gia đình là tế bào của xã hội.
B. Gia đình là một cơ sở giáo dục của xã hội.
C. Gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội.
D. Gia đình là một đơn vị kinh tế của xã hội.
6. Cơ sở văn hóa để xây dựng gia đình dựa trên hệ tư tưởng nào?
A. Hệ tư tưởng của đội ngũ doanh nhân.
B. Hệ tư tưởng của giai cấp nông dân.
C. Hệ tư tưởng của tầng lớp trí thức.
D. Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân.
7. Sự tác động của gia đình đối với sự phát triển của xã hội không phụ
thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Phụ thuộc vào mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi gia đình trong lịch sử.
B. Phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội.
C. Phụ thuộc vào đường lối chính sách của giai cấp cầm quyền.
D. Phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người làm chủ gia đình.
8. Cơ sở kinh tế để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là gì?
A. Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phần nâng
cao trình độ dân trí, kiến thức và khoa học công nghệ của xã hội.
B. Thiết lập chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động – nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
C. Xây dựng hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích chung của công dân,
các thành viên trong gia đình.
D. Xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế dộ công hữu về những tư liệu sản
xuất.
9. Xu hướng nào sau đây thể hiện sự biến đổi về chức năng tái sản xuất ra
con người của gia đình ?
A. Xu hướng người đàn ông nắm quyền lực trong gia đình.
B. Xu hướng trọng nam khinh nữ tăng lên.
C. Xu hướng càng đông con càng tốt.
D. Xu hướng giảm số con và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai.
10. Đâu KHÔNG phải là phương hướng xây dựng gia đình Việt Nam hiện
nay?
A. Phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa.
B. Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những
tiến bộ của nhân loại về gia đình.
C. Đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế hộ
gia đình.
D. Khuyến khích các gia đình sinh nhiều con.
11. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
được thể hiện như thế nào?
A. Gia đình còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội.
B. Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
C. Gia đình là nơi thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các
thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho
những thành viên trong gia đình.
D. Gia đình là môi trường văn hóa, giáo dục, mỗi thành viên đều là chủ thể sáng
tạo văn hóa, chủ thể giáo dục, cũng là người hưởng thụ các giá trị văn hóa.
12. Chức năng nào của gia đình đáp ứng nhu cầu về sức lao động của xã
hội và duy trì sự trường tồn của xã hội?
A. Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng.
B. Chức năng tái sản xuất ra con người.
C. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục.
D. Chức năng duy trì tình cảm gia đình.
13. Yếu tố nào quyết định nhất đến sự thay thế của các hình thức gia đình
trong lịch sử?
A. Yếu tố chính trị.
B. Yếu tố kinh tế.
C. Yếu tố tâm linh.
D. Yếu tố văn hóa.
14. Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” là của ai?
A. C.Mác.
B. V.I. Lênin.
C. Hồ Chí Minh.
D. Ph. Ăngghen.
15. “Tư liệu sản xuất chuyển thành tài sản chung thì gia đình cá thể sẽ
không còn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa. Nền kinh tế tư nhân biến thành
một ngành lao động xã hội. Việc nuôi dạy con cái trở thành công việc của
xã hội” Luận điểm này của Ph.Ăngghen có ý nghĩa như thế nào?
A. Xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ vai trò của nhà nước.
B. Xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ đấu tranh giai cấp.
C. Xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ các hình thức gia đình.
D. Xóa bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng
nam nữ; cơ sở để xây dựng gia đình mới.
16. Luận điểm: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia
đình” là của ai?
A. Hồ Chí Minh.
B. Ph. Ăngghen.
C. C.Mác
D. V.I. Lênin.
17. Xét về chức năng kinh tế, đặc thù của gia đình mà các đơn vị kinh tế
khác không có được là gì?
A. Thỏa mãn nhu cầu tinh thần.
B. Thỏa mãn nhu cầu vật chất.
C. Tái sản xuất ra con người.
D. Tái sản xuất ra tư liệu sản xuất.
18. Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân được xây dựng trên cơ sở nào?
A. Hôn nhân đa thê.
B. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
C. Hôn nhân quần hôn.
D. Hôn nhân bền vững không được phép ly hôn.
19. Luận điểm: “Nếu nghĩa vụ của vợ và chồng là phải thương yêu nhau thì
nghĩa vụ của những kẻ yêu nhau há chẳng phải kết hôn với nhau và không
được kết hôn với người khác hay sao” là của ai?
A. C.Mác
B. Ph. Ăngghen.
C. Hồ Chí Minh
D. V.I. Lênin.
20. Luận điểm: “Tiếp tục xây dựng gia đình kiểu mẫu ông bà, cha mẹ mẫu
mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương
yêu nhau” được khẳng định tại Đại hội Đảng nào?
A. Đại hội XIII.
B. Đại hội XI.
C. Đại hội XII.
D. Đại hội X.
21. Theo quan điểm của Đảng ta việc, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc, văn minh được xác định như thế nào?
A. Vừa là trách nhiệm của toàn xã hội vừa là ý thức của mỗi cá nhân.
B. Là động lực của sự phát triển xã hội.
C. Vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội.
D. Là mục tiêu của sự phát triển xã hội.

You might also like