You are on page 1of 10

CÂU HỎI ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Câu 1. Dân tộc là gì?


a. Là một hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở quan hệ huyết thống
b. Là hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở quan hệ hôn nhân
c. Là hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở quan hệ lãnh thổ, kinh tế,
văn hóa, chính trị
d. Là hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở quan hệ hòa bình hữu nghị
giữa người với người
Câu 2. Hình thức cộng đồng người nào ra đời trước cộng đồng dân tộc?
a. Thị tộc
b. Thân tộc
c. Huyết tộc
d. Trưởng tộc
Câu 3. Thị tộc là hình thức cộng đồng người xuất hiện trong thời đại nào?
a. Công xã nguyên thủy
b. Chiếm hữu nô lệ
c. Phong kiến
d. Tư bản chủ nghĩa
Câu 4. Đặc trưng nào không thuộc về đặc trưng của dân tộc – tộc người?
a. Cộng đồng về ngôn ngữ
b. Có lãnh thổ chung
c. Các đặc điểm chung thuộc bản sắc văn hóa
d. Ý thức tự giác tộc người
Câu 5. Tiêu chí cơ bản nào để phân biệt sự khác nhau giữa các dân tộc – tộc
người?
a. Địa bàn cư trú của dân tộc
b. Trình độ phát triển của dân tộc
c. Bản sắc văn hóa của dân tộc
d. Chế độ chính trị của dân tộc
Câu 6. Sự khác nhau giữa các dân tộc – quốc gia và dân tộc – tộc người thể hiện ở
yếu tố nào?
a. Lãnh thổ
b. Kinh tế
c. Văn hóa
d. Xã hội
Câu 7. Trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự phát triển của dân tộc diễn ra
theo xu hướng nào?
a. Xu hướng độc lập dân tộc và liên hiệp dân tộc
b. Xu hướng bình đẳng và đoàn kết tất cả các dân tộc
c. Xu hướng tôn trọng lợi ích của tất cả các dân tộc
d. Xu hướng đáp ứng mọi nhu cầu dân tộc
Câu 8. Một trong những nguyên nhân dẫn đến xu hướng liên hiệp dân tộc?
a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học - công nghệ, nhu cầu liên
minh về kinh tế, văn hóa, chính trị - quân sự
b. Nhu cầu về giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị giữa giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản
c. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn về kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự giữa
các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
d. Nhu cầu thống nhất về lợi ích kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội về tay giai
cấp tư sản
Câu 9. Chỉ ra luận điểm không chính xác?
a. Quyền bình đẳng dân tộc là cơ sở cho quyền tự quyết dân tộc
b. Quyền tự quyết dân tộc là ảo tưởng đối với các dân tộc kém phát triển
c. Quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc không tự nhiên mà có được
d. Quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc đi liền với nhau
Câu 10. Yếu tố nào quyết định đến việc thực hiện quyền bình đẳng dân tộc?
a. Xóa bỏ tình trạng chênh lệch trong sự phát triển kinh tế, văn hóa của các dân
tộc
b. Xóa bỏ tình trạng giai cấp này áp bức giai cấp khác, trên cơ sở xóa bỏ chế độ
tư hữu
c. Các nhà nước dân tộc có chủ trương, chính sách đúng đắn trong giải quyết
quan hệ dân tộc
d. Các đảng chính trị có đường lối đúng đắn định hướng quan hệ dân tộc
Câu 11. Nội dung nào không thuộc Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác –
Lênin?
a. Các dân tộc có quyền bình đẳng
b. Các dân tộc có quyền tự quyết
c. Liên hiệp tất cả các dân tộc
d. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Câu 12. Nội dung nào là quan trọng nhất trong Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa
Mác – Lênin?
a. Các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại
b. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
c. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
d. Các dân tộc được quyền tự quyết
Câu 13. Lênin chủ trương “liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc” trên cơ sở
nào?
a. Lợi ích của giai cấp công nhân các dân tộc
b. Sự ra đời của giai cấp công nhân các dân tộc
c. Nguồn gốc xã hội của giai cấp công nhân các dân tộc
d. Ý thức đoàn kết của giai cấp công nhân các dân tộc
Câu 14. Trong chủ nghĩa xã hội, quan hệ dân tộc có xu hướng như thế nào?
a. Ngày càng bình đẳng
b. Ngày càng bất bình đẳng
c. Xung đột giữa các dân tộc sâu sắc hơn
d. Khác biệt giữa các dân tộc sẽ bị triệt tiêu
Câu 15. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường để đấu tranh cho độc lập, tự do,
chủ quyền của dân tộc Việt Nam là gì?
a. Cách mạng phong kiến
b. Cách mạng tư sản
c. Cách mạng vô sản
d. Cách mạng không ngừng
Câu 16. Điền vào chỗ trống để chính xác hóa một đặc trưng của mô hình chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam: Các (…) trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển.
a. Tổ chức
b. Gia đình
c. Tôn giáo
d. Dân tộc
Câu 17. Đặc điểm chủ yếu của các dân tộc trong quốc gia Việt Nam là gì?
a. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa
dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất
b. Mỗi dân tộc đều có khu vực lãnh thổ riêng
c. Mỗi dân tộc đều có chế độ chính trị riêng
d. Mỗi dân tộc đều có nhà nước riêng
Câu 18. Đoàn kết dân tộc có vị trí như thế nào trong sự nghiệp cách mạng Việt
Nam?
a. Vị trí chiến lược
b. Vị trí hàng đầu
c. Vị trí chủ yếu
d. Vị trí xác định
Câu 19. Đoàn kết dân tộc cần được thực hiện gắn liền với điều gì?
a. Chống tư tưởng kỳ thị, chia rẽ dân tộc
b. Chống tư tưởng độc lập dân tộc
c. Xóa bỏ sự khác biệt giữa các dân tộc
d. Xóa bỏ bản sắc riêng của các dân tộc
CÂU 20.Tôn giáo là gì?
A. Tôn giáo là niềm vui của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và
hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý,giáo luật,lễ nghi và tổ chức
B. Tôn giáo là niêm vui của con người được khái quát thành thuyết lý luận
khoa học và cách mạng ,thể hiện lập trường chính trị của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động trong đấu tranh giai cấp
C. Tôn giáo là một tôt chức chính trị -xã hội đặt biệt, ra đời nhằm thực hiện
vai trò thống trị chính trị của một giai cấp nhất định trong xã hội.
D. Tôn giáo là một tổ chức xã hội, là đại diện cho quần chúng nhân dân lao
động trong công xã nguyên thủy, là tổ chức tiền thân của nhà nước trong
xã hội có sự phân chia giai cấp .
Câu 21.Yếu tố quan trọng nhất làm cho các tôn giáo tồn tại lâu dài là gì?
A. Ý thức phản kháng của nhân dân đối với bất công xã hội.
B. Niềm tin vào sự tồn tại của các đấng siêu nhiên thần thánh.
C. Khát vọng được giải thoát.
D. Niềm tin vào thế giới hiện thực.
Câu 22.Hoàn thành luận điểm sau:Tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã
hội(...)hiện thực khách quan .Qua hình thức phản ánh của tôn giáo ,những sức
mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên ,thần bí.
A. Phản ánh một cách hoang đường, hư ảo.
B. Phản ánh một cách đúng đăn .
C. Phản ánh một cách khách quan.
D. Phản ánh niềm tin tuyệt đối.
Câu 23.Tôn giáo ra đời khi nào?
A. Tôn giáo xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người.
B. Tôn giáo xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp và Nhà nước ra đời.
C. Tôn giáo xuất hiện gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
D. Tôn giáo ra đời khi trình độ tư duy của con người đạt đến mức độ có khả
năng tư duy trìu tượng.
Câu 24.Tính lịch sử của tôn giáo biểu hiện như thế nào?
A. Tôn giáo không có sự vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát
triển của xã hội.
B. Tôn giáo luôn có sự vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát
triển của xã hội.
C. Tôn giáo sẽ mất đi hoàn toàn trong xã hội chủ nghĩa.
D. Tôn giáo chỉ tồn tại trong xã hội có áp bức,bóc lột, có sự phân chia giai cấp.
Câu 25.Nguồn gốc tự nhiên của tôn giáo là gì?
A. Từ sự bất lực của con người trước những lực lượng tự nhiên và xã hội.
B. Từ sự phân chia giai cấp trong xã hội.
C. Từ sự xuất hiện các cộng đồng dân tộc.
D. Từ nhu cầu của các lực lượng chính trị.
Câu 26.Vì sao tôn giáo mang tính quần chúng?
A. Vì tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người.
B. Vì tôn giáo là phương tiện thống trị của giai cấp cầm quyền.
C. Vì tôn giáo mang tính giai cấp.
D. Vì tôn giáo là sản phẩm của con người.
Câu 27.Khi nào tôn giáo mang tính chính trị?
A. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp.
B. Ngay từ khi tôn giáo xuất hiện.
C. Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
D. Trong xã hội nguyên thủy.
Câu 28.Tính chính trị của tôn giáo biểu hiện như thế nào?
A. Các thế lực chính trị lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mục đích của họ.
B. Tôn giáo là sản phẩm của sự sáng tạo của giai cấp thống trị.
C. Tôn giáo luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử xã hội.
D. Tôn giáo là phương tiện để giai cấp công nhân đấu tranh chống lại giai cấp
tư sản.
Câu 29.Chỉ ra luận điểm đúng trong các luận điểm sau?
A. Tôn giáo mang tính quần chúng rộng rãi vì nó tồn tại lâu dài trong lịch sử.
B. Tôn giáo mang tính quần chúng rộng rãi vì nó phục vụ lợi ích của giai cấp
thống trị.
C. Tôn giáo mang tính quần chúng rộng rãi vì nó phản ánh khát vọng của quần
chúng về một xã hội tốt đẹp.
D. Tôn giáo mang tính quần chúng rộng rãi vì nó ra đời sớm ,gắn liền với sự
xuất hiện của con người.
Câu 30.Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là gì?
A. Tôn giáo là một thái ý thức xã hội, nên có tính bảo thủ, nó biến đổi chậm
hơn so với sự biến đổi của đời sống kinh tế xã hội.
B. Giai cấp công nhân sử tôn giáo làm phương tiện củng cố sự thống trị của
mình.
C. Vì con đường mưu cầu hạnh phúc của tôn giáo hoàn toàn phù hợp với con
đường mưu cầu hạnh phúc của chủ nghĩa Mác - Lênin.
D. Tôn giáo phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp vô sản và thế lực thù
địch.
Câu 31.Tại sao cần phải phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc
giải quyết vấn đề tôn giáo?
A. Vì mặt chính trị và tư tưởng phản ánh hai mặt mâu thuẫn khác nhau trong
tôn giáo.
B. Vì tôn giáo tác động hai mặt đến đời sống xã hội.
C. Vì tôn giáo tồn tại lâu dài trong lịch sử.
D. Vì tôn giáo phản ánh sự hoang đường hư ảo thế giới khách quan.
Câu 32.Mặt tư tưởng của tôn giáo biểu hiện như thế nào?
A. Niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên.
B. Niềm tin vào thế giới hiện thực.
C. Đấu tranh chống sự lợi dụng tôn giáo.
D. Đấu tranh giữ các lực lượng chính trị.
Câu 33.Tại sao cần phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
A. Vì số lượng tín đồ và đội ngũ chức sắc của các tôn giáo không giống nhau.
B. Vì nghi lễ và cách thức tổ chức sinh hoạt tôn giáo của các tôn giáo khác
nhau .
C. Vì tôn giáo mang tính lịch sử, vai trò tác động của các tôn giáo trong thời kỳ
lịch sử không giống nhau.
D. Vì nhu cầu tín ngưỡng ,tôn giáo của con người mang tính lịch sử.
Câu 34.Thực chất việc giải quyết vần đề tôn giáo trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa là gì?
A. Xóa bỏ hoàn toàn các tổ chức tôn giáo.
B. Đấu tranh chống lại các lực lượng siêu nhiên, thần thánh.
C. Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo.
D. Xóa bỏ sự lợi dụng tôn giáo của các giai cấp thống trị.
Câu 35.Chức năng của Nhà nước trong công tác tôn giáo là gì?
A. quản lí tín đồ và hàng ngũ chức trách tôn giáo.
B. Quản lí hoạt động tôn giáo theo chính sách, pháp luật.
C. Lãnh đạo công tác tôn giáo.
D. Trấn áp đối với các tổ chức tôn giáo.
Câu 36.V.I.Lênin viết: “Đối với chúng ta ,sự thống nhất của cuộc đấu tranh thật sự
cách mạng đó của giai cấp bị áp bức để sáng tạo nên một cảnh cực lạc trên trái đất,
là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những người vô sán về cảnh cực lạc
trên thiên đường”. Thông điệp từ luận điểm này là gì?
A. Trong giải quyết vấn đề tôn giáo,việc xây dựng cuộc sống hạnh phúc thực sự
cho nhân dân quan trọng hơn việc phê phán tôn giáo.
B. Trong giải quyết vấn đề tôn giáo , phải kiên quyết xóa bỏ tôn giáo ,xóa bỏ
các đối tượng mà tôn giáo tôn thờ.
C. Trong giải quyết vấn đề tôn giáo , phải ca ngợi cuộc sống hạnh phúc ở trên
trái đất để thuyết phục nhân dân từ bỏ tôn giáo.
D. Trong giải quyết vấn đề tôn giáo , điều quan trọng nhất là thống nhất ý kiến
của những người vô sản về tôn giáo.
Câu 37.Nội dung cốt lõi trong công tác tôn giáo ỏ Việt Nam là gì?
A. Là công tác vận động quần chúng.
B. Là công tác của Đảng và Nhà nước.
C. Là nhiệm vụ quan trọng nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
D. Đấu tranh chống sự lợi dụng của giai cấp thống trị.
Câu 38.Một trong những trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trong bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
A. Bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
B. Bảo đảm đẻ các tôn giáo tự do trong các hoạt động.
C. Bảo đảm tài chính để các tôn giáo hoạt động.
D. Xây dựng Hiến chương để các tôn giáo hoạt động.
Câu 39.Một trong những nguyên nhân làm cho tôn giáo có xu hướng phát
triển trong những năm cuối thế kỉ XX là gì?
A. Trên thế giới còn tồn tại nhiều tệ nạn xã hội, làm cho con người lo lắng ,tìm
chỗ dựa ở tôn giáo.
B. Dân số ngày càng tăng, nên có nhiều người theo tôn giáo hơn.
C. Tôn giáo ngày nay hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chính trị
nữa.
D. Khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển.

You might also like