You are on page 1of 23

CHƯƠNG 6: VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KÌ

QUÁ ĐỘ LÊN CNXH


Phần 1: Vấn đề về dân tộc
Câu 1. Trình tự nào sau đây thể hiện chính xác quá trình phát triển của các
hình thức cộng đồng người trong lịch sử?
A. Bộ lạc – bộ tộc – thị tộc – dân tộc.
B. Bộ tộc – bộ lạc – dân tộc – thị tộc.
C. Thị tộc – bộ lạc – bộ tộc – dân tộc.
D. Thị tộc – bộ tộc – bộ lạc – dân tộc.
Câu 2 Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành dân
tộc có sự khác nhau giữa các khu vực trên thế giới?
A.Sự khác nhau về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.
B Sự khác nhau về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên.
C. Sự khác nhau về yếu tố kinh tế, xã hội và ý thức tộc người.
D. Sự khác nhau về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và ý thức tộc người.
Câu 3. Ở các nước phương Tây, dân tộc ra đời vào khoảng
A. thế kỉ XI.
B. thế kỉ XII.
C. thế kỉ XIII.
D. thế kỉ XV.
Câu 4. Yếu tố nào dưới đây có ý nghĩa quyết định nhất đến sự ra đời của dân
tộc ở phương Tây?
A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.
B. Sự chín muồi của yếu tố tộc người.
C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong sản xuất hàng hoá tư bản
chủ nghĩa.
D. Sự phát triển của quan hệ sản xuất trong sản xuất hàng hoá tư bản chủ
nghĩa.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của dân tộc
phương Tây gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản?
A. Chủ nghĩa tư bản đi chiếm các nước làm thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.
B. Lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản phát triển.
C. Giữa các địa phương có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế.
D. Ý thức tư sản phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự hợp nhất các bộ tộc.
Câu 6. Sự phát triển của phương thức sản xuất châu Á, của chế độ sở hữu
công cộng về ruộng đất là yếu tố quyết định nhất dẫn tới sự ra các dân tộc ở
A. phương Đông.
B. khu vực Đông Bắc Á.
C. khu vực Đông Nam Á.
A. khu vực Tây Á.
Câu 7. Dân tộc ở phương Tây là loại hình dân tộc
A. tiền phong kiến.
B. hậu phong kiến.
C. tư sản.
D. hậu tư sản.

Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
1
Câu 8. Sự ra đời của dân tộc chủ yếu do tác động của các yếu tố kinh tế
chính trị, văn hoá từ bên ngoài, yếu tố tộc người mờ nhạt là nội dung thể
hiện sự ra đời của các dân tộc ở
A. châu Âu.
B. châu Á.
C. châu Phi.
D. châu Mỹ.
Câu 9. Sự hình thành của một số dân tộc ở đâu dưới đây có sự tham gia của
nhóm người nhập cư từ châu u và châu lục khác trong quá trình xâm lược
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Châu Mỹ.
D. Châu Đại Dương.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của dân tộc theo
nghĩa rộng?
A. Có chung một vùng lãnh thổ ổn định.
B. Mỗi vùng miền sử dụng riêng một loại ngôn ngữ.
C. Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế.
D. Có chung nền văn hoá và tâm lí.
Câu 11. Dấu hiệu xác định không gian sinh tồn, vị trí địa lí của một dân tộc,
biểu thị vùng đất, vùng trời, vùng biển mà mỗi dân tộc được quyền sở hữu là
nội dung của khái niệm
A. lãnh thổ.
B, địa giới hành chính,
C. biên giới.
D. tổ quốc.
Câu 12. Yếu tố nào dưới đây thể hiện đầy đủ chủ quyền của một dân tộc
trong tương quan với các quốc gia dân tộc khác?
A. Biên giới.
B. Lãnh thổ.
C. Lãnh hải.
D, Địa giới hành chính
Câu 13. Nhiệm vụ nào dưới đây là nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất của mỗi
thành viên dân tộc?
A. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến.
B. Lao động phát triển kinh tế đất nước.
C. Tham gia giải quyết các vấn đề xã hội.
D. Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Câu 14. Đặc trưng nào dưới đây là quan trọng nhất, là cơ sở gắn kết các bộ
phân, các thành viên trong dân tộc, tạo nên tính thống nhất, ổn định, bền
vững của dân tộc?.
A. Chung một vùng lãnh thổ.
B. Chung một phương thức sinh hoạt kinh tế.
C. Chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp.
D. Chung một nền văn hoá và tâm lí.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
2
Câu 15. Trong một quốc gia có nhiều cộng đồng người, với các ngôn ngữ
khác nhau, nhưng bao giờ cũng sẽ có một ngôn ngữ chung thống nhất là nội
dung thể hiện đặc trưng nào dưới đây của quốc gia dân tộc?
A. Có ngôn ngữ viết chung.
B. Có ngôn ngữ nói riêng.
C. Có chung một ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp.
D. Có nhiều ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp.
Câu 16. Biểu hiện thông qua tâm lí, tính cách, phong tục, tập quán, lối sống
của dân tộc, tạo nên bản sắc riêng của dân tộc là nội dung thể hiện khái
niệm nào dưới đây?
A. Văn hoá dân tộc.
B. Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
C. Văn hoá đa quốc gia.
D. Giao lưu văn hoá.
Câu 17. Các thành viên cũng như các cộng đồng tộc người trong một dân
tộc đều chịu sự quản lý, điều khiển của
A. một tổ chức độc lập.
B. một nhà nước độc lập.
C. một đảng độc lập.
D. một xã hội độc lập.
Câu 18. Tổ chức nào dưới đây là đặc trưng cho thể chế chính trị của dân tộc,
là đại diện cho dân tộc trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác trên thế
giới?
A. Đảng Cộng sản.
B. Mặt trận Tổ quốc.
C. Nhà nước.
D. Các đoàn thể chính trị - xã hội.
Câu 19. Tiêu chí nào dưới đây là quan trọng nhất để phân định tộc người
này với tộc người khác và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại triển của mỗi
tộc người?
A. Ý thức tự giác tộc người.
B. Sự phát triển về kinh tế.
C. Sự tiến bộ trong nhận thức.
D. Sự nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Câu 20. Sự trưởng thành của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về chủ quyền là
nguyên nhân dẫn đến việc các cộng đồng dân cư muốn
A. liên kết lại với nhau.
B. tách ra để thành dân tộc độc lập.
C. liên minh với nhau về kinh tế.
D. thể hiện tính độc lập trong phát triển kinh tế.
Câu 21. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mục đích cao nhất của xu
hướng hình thành quốc gia dân tộc độc lập?
A. Sự trưởng thành của ý thức dân tộc.
B. Sự khẳng định về chủ quyền.
C. Sự độc lập về lựa chọn chế độ chính trị.
D. Sự độc lập về lựa chọn chế độ kinh tế.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
3
Câu 22. Trong thời đại của chủ nghĩa tư bản, xu hướng hình thành các quốc
gia dân tộc độc lập này biểu hiện thành phong trào nào dưới đây?
A. Đấu tranh chống áp bức giai cấp.
B. Đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
C. Đấu tranh chống cưỡng bức văn hoá.
D. Đấu tranh chống áp bức dân tộc.
Câu 23. Sự thống nhất những lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,...
là nguyên nhân dẫn tới xu hướng hình thành
A. liên hiệp các dân tộc.
B. dân tộc độc lập
C. các tổ chức kinh tế.
D, các tổ chức phi chính phủ.
Câu 24. Lí do nào dưới đây làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn
cách , tạo nên mối quan hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn, thúc đẩy các dân
tộc xích lại gần nhau?
A. Sự xâm lược của các nước đế quốc thực dân, phong trào đấu tranh của
các nước thuộc địa, phụ thuộc
B. Chính sách mở cửa các nhà nước trong hoạt động kinh tế.
C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ, giao lưu
kinh tế và văn hoá.
D. Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận
tải.
Câu 25. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
“ Bàn về hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc, VI Lênin đã
viết:.” Trong quá trình phát triển của ......, có hai xu hướng - vấn đề ...... Cả
hai xu hướng đó là quy luật ...... của chủ nghĩa tư bản”.
A dân tộc, phát triển, dân tộc, khách quan.
B. chủ nghĩa tư bản, khách quan, dân tộc, phổ biến.
C. dân tộc, lịch sử, dân tộc, khách quan.
D. chủ nghĩa tư bản, lịch sử, dân tộc, phổ biến.
Câu 26. Mục tiêu chính trị chủ yếu của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay

A. độc lập dân tộc.
B. liên kết khu vực.
C. liên minh quốc tế.
D. chủ nghĩa xã hội.
Câu 27. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện quan điểm,
lập trường của chủ thể nào dưới đây trong giải quyết quan hệ dân tộc?
A. Nhân dân lao động.
B. Giai cấp nông dân.
C. Đội ngũ trí thức.
D. Giai cấp công nhân.
Câu 28: Nguyên tắc đầu tiên trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác -
Lênin là
A. Các dân tộc có quyền tự do.
B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
4
C. Các dân tộc có quyền tự quyết.
D. Liên hệ công nhận tất cả các dân tộc.
Câu 29. Tất cả mọi dân tộc (kể cả bộ tộc và chủng tộc) dù lớn hay nhỏ, dù
đông người hay ít người, dù phát triển ở trình độ cao hay - có quyền lợi và
nghĩa vụ ngang nhau... là nội dung thể hiện quyề dưới đây của các dân tộc?
A. Bình đẳng
B. Hợp tác.
C. Tự quyết.
D. Độc lập.
Câu 30. Quyền bình đẳng của các dân tộc phải được ghi vào
A. công pháp quốc tế, luật pháp quốc gia.
B. công pháp khu vực, luật pháp quốc gia.
C. luật pháp quốc gia, quy định của từng tộc người.
D. công pháp và công ước quốc tế.
Câu 31. Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội giữa các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc còn lạc hậu phát triển
nhanh trên con đường tiến bộ là điều kiện để đảm bảo việc thi hiện quyền
nào dưới đây của các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc.
A. Hợp tác.
B. Phát triển.
C. Bình đẳng.
D. Giao lưu.
Câu 32. Đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá
quyền nước lớn, chống sự áp bức bóc lột, sự vi phạm lợi ích của nước lớn,
nước phát triển đối với các nước nhỏ, lạc hậu, chậm phát triển là biểu hiện
của quyền
A. tự do trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc.
B. tự quyết trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc.
C. giao lưu trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc.
D. bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc.
Câu 33. Các dân tộc được tự do lựa chọn con đường phát triển, lựa chọn nội
dung của quyền chế độ chính trị trong quá trình vận động, phát triển của
dân tộc mình là
A. bình đẳng giữa các dân tộc.
B. dân tộc tự quyết.
C. giao lưu giữa các dân tộc.
D. hợp tác giữa các dân tộc.
Câu 34. Khi xem xét quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập
trường của
A. giai cấp công nhân
B. giai cấp nông dân.
C. đội ngũ trí thức.
D. đội ngũ doanh nhân.
Câu 35. Ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống
lại những mưu đồ lợi dụng vấn đề dân tộc làm chiêu bài để can thiệp công
việc nội bộ của các nước và chia rẽ dân tộc là lưu ý khi xem xét quyền
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
5
A. bình đẳng.
B. tự quyết.
C. liên hiệp.
D. phân tách thành quốc gia độc lập.
Câu 36. Lợi ích của công nhân ở dân tộc áp bức và dân tộc bị áp bức đều
thống nhất là cơ sở khách quan của nguyên tắc nào dưới đây?
A. Các dân tộc có quyền tự do.
B. Các dân tộc có quyền tự quyết.
C. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
D. Liên hiệp công nhận tất cả các dân tộc.
Câu 37. Để thực hiện được quyền bình đẳng và quyền tự quyết một cách
đúng đắn thì các dân tộc phải thực hiện nguyên tắc
A. tôn trọng lẫn nhau trong việc giải quyết các vấn đề chính trị.
B. không can thiệp vào nội bộ của nhau.
C. đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân.
D. thành lập chính đảng vô sản và quốc gia dân tộc.
Câu 38. Nội dung nào dưới đây trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa
Mác – Lênin không chỉ là lời kêu gọi mà còn là giải pháp hữu hiệu đảm bảo
việc thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc?
A. Các dân tộc tách ra thành quốc gia độc lập.
B. Liên hiệp công nhận tất cả các dân tộc.
C. Các dân tộc liên hiệp lại với nhau.
D. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
Câu 39. Nội dung nào sau đây đóng vai trò liên kết các nội dung còn lại
trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin thành một chỉnh thể?
A. Các dân tộc có quyền tự do.
B. Các dân tộc có quyền tự quyết.
C. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
D. Liên hiệp công nhận tất cả các dân tộc.
Câu 40. Con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh khác với các phong
trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX có nội dung căn
bản nào sau đây?
A. Gắn con đường giải phóng dân tộc với duy trì chế độ phong
B. Gắn giải phóng dân tộc với liên minh các nước láng giềng
C. Gắn con đường giải phóng dân tộc với cách mạng dân chủ tư sản
D. Gắn con đường giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản thế giới
Câu 41. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường để độc lập,
tự do, chủ quyền quốc gia là
A. cách mạng tư sản.
B. cách mạng vô sản.
C. vận động cải cách.
D. nâng cao dân trí.
Câu 42. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu cao nhất của cách
mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam là giành độc lập dân tộc, chủ quyền quốc
gia. Khẳng định này xuất phát từ cơ sở nào dưới đây”.
A. Có độc lập mới có chủ quyền lãnh thổ, nhân dân mới có tự do.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
6
B. Độc lập tự do là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa.
C. Cách mạng Việt Nam cần có sự ủng hộ của dân tộc quốc tế.
D. Đó là tất cả những gì Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn cho Tổ quốc,
cho đồng bào.
Câu 43. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục tiêu cao nhất trong cách mạng
dân tộc dân chủ ở Việt Nam là
A. giành độc lập dân tộc.
B. xoá bỏ chế độ phong kiến.
C. giành ruộng đất cho nông dân.
D. xoá bỏ chế độ phong kiến, giải phóng người lao động.
Câu 44. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong câu nói sau của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: “... cho đồng bào tôi, ... cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những
điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
A. Độc lập, tự do.
B. Tự do, độc lập.
C. Hạnh phúc, độc lập.
D. Hạnh phúc, tự do.
Câu 45. Tháng 5/1946, trước khi sang Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn
cụ Huỳnh Thúc Kháng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” - lấy điều không đội ứng
phó với vạn điều thay đổi để thực hiện điều không đổi. Điều không đổi được
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến ở đây là
A. độc lập dân tộc, duy trì chế độ phong kiến.
B. độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. giữ mối liên hệ giữa dân tộc Việt Nam với dân tộc thế giới.
D, tinh thần khoan dung và đoàn kết các dân tộc anh em.
Câu 46. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường duy nhất để dân tộc Việt
Nam giành được độc lập, nhân dân Việt Nam được tự do là
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng giải phóng dân tộc.
C. lật đổ giai cấp phong kiến.
D. thực hiện đấu tranh giai cấp.
Câu 47. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, điều kiện tiên quyết để tiến lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là
A. giai cấp công nhân Việt Nam được giải phóng khỏi giai cấp tư sản
B. dân tộc Việt Nam được độc lập.
C. giai cấp nông dân Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ phong kiến.
D. dân tộc Việt Nam nhận được sự ủng hộ của các quốc gia dân tộc trên thế
giới.
Câu 48. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự gắn bó giữa độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội thống nhất với nhau ở mục đích nào dưới đây?
A. Giải phóng con người khỏi áp bức, bất công.
B. Phát triển kinh tế đất nước.
C. Mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội.
D. Các dân tộc có điều kiện phát triển bình đẳng, tiến bộ.
Câu 49. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những người ở dân tộc lớn dễ mắc
bệnh
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
7
A. quan liêu.
B. chủ quan.
C. kiêu ngạo.
D. hẹp hòi.
Câu 50. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, những cán bộ địa phương, nhân dân
địa phương thường không cố gắng, cái gì cũng cho mình là không làm được,
bởi
A. tự ti rằng mình là dân tộc nhỏ bé.
B. tự đại dân tộc.
C. tư tưởng dân tộc hẹp hòi.
D. tư tưởng dựa dẫm.
Câu 51. Dân tộc Việt Nam thuộc loại hình dân tộc
A. phong kiến.
B. tiền phong kiến.
C. tư bản.
D. tiền tư bản.
Câu 52. Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện đưa đến sự hình
thành dân tộc Việt Nam?
A. Nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa các vùng miện hình thành thị trường
dân tộc.
B. Sự tác động của chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất và cỗng xã nông
thôn.
C. Yêu cầu của cuộc đấu tranh chống thiên tai, phát triển nông nghiệp lúa
nước.
D. Yêu cầu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Câu 53. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 được tiến hành vào
thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 theo Quyết định số 772/QĐ-TTg 26/6/2018
của Thủ tướng Chính phủ, các dân tộc thiểu số chiếm khi | bao nhiêu phần
trăm dân số Việt Nam?
A. 18 %.
B. 15,5 %.
C. 14,7 %.
D. 12,3 %.
Câu 54. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 được tiến hành vào
thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày
26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, dân tộc Kinh chiếm khoảng bao nhiêu
phần trăm dân số Việt Nam?
A. 80 %
B. 81,3 %
C. 82,6 %
D. 85,3 %
Câu 55. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của các dân
tộc ở nước ta?
A. Các dân tộc có tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng sâu sắc.
B. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói và chữ viết riêng.
C. Các dân tộc có truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
8
D. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng.
Câu 56. Đặc điểm nào dưới đây của dân tộc Việt Nam vừa tạo cơ sở cho sự
đoàn kết, thống nhất hữu cơ giữa các dân tộc, vừa tiềm ẩn nguy cơ của
những mâu thuẫn, thậm chí sự kì thị hoặc xung đột trong quan hệ dân tộc?
A. Các dân tộc Việt Nam có địa bàn cư trú đan xen.
B. Các dân tộc Việt nam có trình độ phát triển khác nhau,
C. Các dân tộc Việt Nam có tinh thần yêu nước.
D. Các dân tộc Việt Nam có ý thức cộng đồng cao.
Câu 57. Các bản sắc văn hoá đa dạng của các dân tộc thống nhất với nhau ở
nội dung cốt lõi nào dưới đây?
A. Lòng yêu chuộng hoà bình.
B. Lòng yêu nước,
C. Tinh thần quốc tế.
D. Tinh thần vượt khó.
Câu 58. Đối với quốc gia dân tộc Việt Nam, nội dung nào dưới đây được xem
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chính trị của Đảng ta?
A. Độc lập dân tộc.
B. Chủ nghĩa xã hội.
C. Thực hiện đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng các
dân tộc Việt Nam.
D. Thực hiện quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Câu 59. Đối với cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, tư tưởng nhất quán của
Đảng là
A. Bảo đảm sự bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc,
nhất là các dân tộc thiểu số.
B. Tập trung đẩy nhanh sự phát triển của dân tộc đa số, sau đó hỗ trợ phát
triển cho các dân tộc thiểu số.
C. Ưu tiên và tạo điều kiện cho những dân tộc đa số phát triển.
D. Giảm mức đầu tư cho dân tộc đa số, tập trung đẩy nhanh sự phát triển của
dân tộc thiểu số.
Câu 60. Điều từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt
Nam đã khẳng định: “Độc lập dân tộc là điều kiện ...... để thực hiện chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là ...... bảo đảm vững chắc cho độc lập dân
tộc”.
A. quyết định, cơ sở.
B. căn bản, nền tảng.
C. tiên quyết, cơ sở.
D. tiên quyết, căn bản.
Câu 61. Một trong những mục tiêu được Đảng ta xác định trong những năm
đầu đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội là làm cho
A. miền núi tiến kịp miền xuôi, cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội.
B. miền núi và miền xuôi cùng phát triển, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
C. số lượng cán bộ địa phương tăng lên ngang bằng với cán bộ miền xuôi.
D. các dân tộc thiểu số nhận thức đúng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
9
Câu 62. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ “Vấn đề dân tộc và đoàn kết
các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng” tại
Đại hội nào dưới đây?
A. Đại hội IX.
B. Đại hội X.
C. Đại hội XI.
D, Đại hội XII
Câu 63. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với dân tộc trong
giai đoạn hiện nay được khẳng định chủ yếu tại
A. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 12/3/2003.
B. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003.
C. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 12/3/2004.
D. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2004.
Câu 64. “Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2011 - 2030” được Chính phủ phê duyệt vào
năm
A. 2017.
B. 2018.
C. 2019.
D. 2020.
Câu 65. Nguyên tắc cơ bản nào dưới đây được Đảng và Nhà nước ta thực
hiện. nhất quán trong các chủ trương, chính sách về dân tộc?.
A. Đoàn kết, tập trung cho phát triển đồng bào thiểu số.
B. Đoàn kết, tập trung cho phát triển đồng bào đa số..
C. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển.
D. Bình đẳng, đoàn kết, xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa. xã
hội.
Câu 66. Chính sách dân tộc của Đảng ta phải chú trọng nhất đến lĩnh vực
nào dưới đây để thực hiện bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Văn hoá - xã hội.
D. Giáo dục.
Câu 67. Nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan
trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc là nội dung thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng ta trong lĩnh vực
A. chính trị.
B. kinh tế.
C. văn hoá – xã hội.
D. giáo dục.
Câu 68. Đổi mới cơ cấu kinh tế, thực hiện định canh, định cư, giao đất, giao
rừng, phát triển kinh tế trang trại, chuyển giao công nghệ, trao đổi dân tộc
trong lĩnh vực kinh nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí là nội dung của
chính sách dân tộc tronglĩnh vực
A. kinh tế.
B. chính trị.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
10
C. ngoại giao.
D, quốc phòng an ninh
Câu 69. Giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối
liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu
hoá là nội dung của chính sách dân tộc trong lĩnh vực
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. ngoại giao.
D. quốc phòng, an ninh.
Câu 70. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các tộc người,
phát triển ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, nâng cao trình độ
văn hoá cho nhân dân các dân tộc là nội dung của chính sách dân tộc trong
lĩnh vực
A. xã hội.
B. chính trị.
C. giáo dục.
D. văn hoá.
Câu 71. Đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện bình đẳng, công bằng thông qua
việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo,
dân số, y tế, giáo dục trên cơ sở chú ý đến tính đặc thù mỗi vùng, mỗi dân tộc
là nội dung của chính sách dân tộc trong lĩnh vực
A. xã hội.
B. chính trị.
C. giáo dục.
D. kinh tế quốc phòng, an ninh.
Phần 2: Vấn đề về tôn giáo
Câu 1. Một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường hư ảo
hiện thực khách quan, thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng và xã hội
đều trở thành siêu tự nhiên, thần bí là nội dung thể hiện bản chất của khái
niệm
A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng
C. mê tín dị đoan.
D. văn hoá.
Câu 2. Theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo Việt Nam (2016), niềm tin con
người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn
thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức là nội dung thể hiện khái niệm
A. tín ngưỡng.
B. tôn giáo.
C, mê tín dị đoan.
D. hệ thống giáo lí.
Câu 3. Niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn
liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh
thần cho cá nhân và cộng đồng là nội dung của khái niệm
A. tôn giáo.
B. mê tín.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
11
C. mê tín dị đoan.
D. tín ngưỡng.
Câu 4. Trong mối quan hệ với tín ngưỡng, tôn giáo là
A. một khái niệm rộng hơn, bao trùm tín ngưỡng.
B. khái niệm nhỏ hơn, là một loại hình (dạng) tín ngưỡng.
C. một khái niệm tương đương tín ngưỡng.
D. một khái niệm hoàn toàn độc lập, không có mối liên hệ.
Câu 5. Tin một cách mê muội, mù quáng vào những điều thiếu cơ sở khoa
học là biểu hiện của
A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. mê tín.
D. dị đoan.
Câu 6. Sự suy đoán, hành động một cách tuỳ tiện với những hành vi sai lệch
quá mức, trái với các giá trị văn hoá, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cá
nhân và cộng đồng là biểu hiện của
A. dị đoan.
B. tín ngưỡng.
C. tôn giáo.
D. mê tín.
Câu. 7. Loại hình tôn giáo cổ xưa nhất, thể hiện niềm tin của con người vào
một loài động vật, cây cỏ, đồ vật, hiện tượng trong đời sống là nội dung của
A. ma thuật giáo.
B. sa man giáo.
C, tô tem giáo.
D. bái vật giáo.
Câu 8. Loại hình tôn giáo mà con người thể hiện niềm tin vào khả năng tác
động đến các hiện tượng xuất hiện trong tự nhiên, thông qua những hành
động như cầu khấn, phù phép, bùa chú là biểu hiện của
A. tô tem giáo.
B. sa man giáo.
C. bái vật giáo.
D. ma thuật giáo.
Câu 9. Loại hình tôn giáo mà ở đó người ta tôn thờ và có những hành vi thế
hiện niềm tin, sự tôn thờ một số vật như hòn đá, gốc cây, bức tường,... có thể
có những thuộc tính siêu nhiên là biểu hiện của
A. tô tem giáo.
B. bái vật giáo.
C. sa man giáo.
D. vật linh giáo.
Câu 10. Loại hình tôn giáo mà người ta tin rằng các sự vật, hiện tượng trong
tự nhiên cũng giống như con người, đều có linh hồn là biểu hiện của
A. tô tem giáo.
B. ma thuật giáo.
C. vật linh giáo.
D. sa man giáo.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
12
Câu 11. Loại hình tôn giáo sùng bái lãnh tụ, thủ lĩnh, thánh thần bộ lạc hay
các tổ chức bộ lạc là biểu hiện của
A. sa man giáo.
B. tô tem giáo.
C. vật linh giáo.
D. ma thuật giáo.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây là đặc điểm của các loại hình tôn giáo trong
xã hội nguyên thuỷ?
A. Có hệ thống tổ chức và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp,
B. Có hệ thống tổ chức nhưng chưa có những người hoạt động tôn giáo
chuyên nghiệp. ..
C. Chưa có hệ thống tổ chức nhưng có những người hoạt động tôn giáo
chuyên nghiệp.
D. Chưa có hệ thống tổ chức và những người hoạt động tôn giáo chuyên
nghiệp.
Câu 13. Tôn giáo nguyên thuỷ phản ánh một thực trạng xã hội mà
A. mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc
B. sự áp bức giai cấp bắt đầu xuất hiện.
C. nhận thức của con người quá thấp kém, thậm chí mông muội.
D. đời sống vật chất, tinh thần của con người còn nhiều khó khăn.
Câu 14. Loại hình tôn giáo mà đối tượng thờ phụng là những vị thần của
một dân tộc; ảnh hưởng của vị thần đó chỉ giới hạn chủ yếu trong phạm vi
một dân tộc nhất định là nội dung thể hiện khái niệm
A. tôn giáo vùng miền
B. tôn giáo khu vực.
C. tôn giáo dân tộc.
D. tôn giáo quốc tế.
Câu 15. Đặc trưng nổi bật của tôn giáo dân tộc là
A. tính chất dân tộc.
B. tính chất giai cấp.
C. tính chất khu vực.
D. tính chất vùng miền.
Câu 16. Vượt ra khỏi phạm vi một dân tộc, một quốc gia, tôn giáo này ảnh
hưởng đến nhiều quốc gia, nhiều khu vực khác nhau, thậm chí, toàn thế giới,
đây là hình thức
A. tôn giáo dân tộc.
B. tôn giáo khu vực.
C. tôn giáo vùng miền.
D. tôn giáo khu vực và tôn giáo thế giới.
Câu 17. Đặc trưng nổi bật của tôn giáo khu vực và tôn giáo thế giới là
A. tính đa vùng miền, đơn quốc gia.
B. tính đơn dân tộc, đơn quốc gia.
C. tính đa dân tộc, đa quốc gia.
D. tính đơn dân tộc, đa quốc gia.
Câu 18. Tôn giáo nào dưới đây ra đời ở Việt Nam.
A. Đạo Phật.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
13
B, Đạo Cao Đài.
C. Đạo Hồi.
D, Đạo Ki-tô.
Câu 19. Tôn giáo nào dưới đây không phải là tôn giáo ra đời ở Việt Nam?
A, Từ Ân Hiếu Nghĩa.
B. Đạo Phật.
C. Đạo Cao Đài.
D, Đạo Hoà Hảo.
Câu 20. Nhận định “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư
ảo - vào trong đầu óc của con người - những lực lượng ở bên ngoài chi phối
cuộc sống hằng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở
trần thể đang mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” là của
A. C. Mác.
B. Ph. Ăngghen.
C. V.I. Lênin.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 21. Nhận định: “Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con
người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một
lần nữa” là của
A. C. Mác.
B. Ph. Ăngghen.
C. V.I. Lênin.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 22. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực và bế tắc của
con người trước tự nhiên và xã hội, tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một
số giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lí của con người là nội dung thể hiện
A. nguồn gốc của tôn giáo.
B. tính chất của tôn giáo.
C. chức năng của tôn giáo.
D. bản chất của tôn giáo.
Câu 23. Tôn giáo mang thế giới quan
A. duy tâm.
B. duy vật.
C. vừa duy vật, vừa duy tâm.
D. duy vật biện chứng.
Câu 24. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất lập trường của những
người cộng sản về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Nhanh chóng xóa bỏ tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Không quan tâm đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
C. Luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
D. Sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề tôn giáo.
Câu 25. Khi nghiên cứu vấn đề tôn giáo, để tránh quan điểm, tư tưởng, nhận
thức có tính cực đoan, ta không được đối lập một cách cực đoan tôn giáo với
A. giáo dục
B. các vấn đề chính trị..
C. khoa học
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
14
D, nền kinh tế thị trường.
Câu 26. Nội dung nào sau đây không phải là nguồn gốc dẫn tới sự ra đời
của tôn giáo?
A. Tự nhiên, kinh tế – xã hội.
B. Giáo dục,
C. Nhận thức.
D, Tâm lí.
Câu 27. Sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên, xã hội
để giải quyết các yêu cầu, các mục đích kinh tế - xã hội, cũng như cuộc sống
của bản thân họ là nội dung phản ánh nguồn gốc
A. tự nhiên, kinh tế – xã hội của tôn giáo.
B. nhận thức của tôn giáo.
C. tâm lí của tôn giáo.
D. văn hoá của tôn giáo.
Câu 28. Sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện những
bất công xã hội cùng với những thất vọng, bất hạnh trong đấu tranh của giai
cấp bị trị là nội dung phản ánh nguồn gốc
A. tự nhiên của tôn giáo..
B. nhận thức của tôn giáo.
C. kinh tế - xã hội của tôn giáo.
D. tâm lí của tôn giáo.
Câu 29. Câu nói: “Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh
chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời đẹp hơn ở thế giới
bên kia, cũng giống y như sự bất lực của con người dã man trong cuộc đấu
tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ và những
phép màu...” là của
A. G.W.F. Hegel.
B. C. Mác.
C. Ph. Ăngghen
D. VI. Lênin
Câu 30. Khi khoảng cách giữa biết và chưa biết vẫn tồn tại, khi những điều
mà khoa học chưa giải thích được, thì điều này được giải thích thông qua
lăng kính các tôn giáo là nội dung của nguồn gốc
A. kinh tế - xã hội.
B, nhận thức.
C. tâm lí.
D. văn hoá. khả năng tư duy
Câu 31. Con người chỉ sáng tạo ra tôn giáo khi trình độ nhận thức đạt tới
khả năng tư duy
A. logic và trừu tượng.
B. tổng hợp và phân tích.
C. trừu tượng hoá, khái quát hoá.
D. chi tiết hoá, trừu tượng hoá.
Câu 32. Câu: “Sự sợ hãi sinh ra thần linh” bàn đến nguồn gốc nào dưới đây
của tôn giáo?
A. Tự nhiên, kinh tế – xã hội.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
15
B. Nhận thức.
C. Tâm lí
D. Văn hoá.
Câu 33. Câu: “Sợ hãi trước các thế lực mù quáng của tư bản, mù quáng vì
quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, - là thế Tụ lúc nào
trong đời sống của người vô sản và người tiêu chủ, cũng đe dọa đem lại cho
họ và đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”,
làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành người ăn xin, một kẻ bần cùng,
một gái điểm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của
tôn giáo hiện đại” là của
A. G.W.F. Hegel.
B. C. Mác.
C. Ph. Ăngghen.
D. V.I. Lênin.
Câu 34. Không chỉ sự sợ hãi, lo lắng mà ngay cả tình yêu, lòng biết ơn, sự
kính trọng,... trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người
với con người nhiều khi cũng được thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo là nội
dung thể hiện nguồn gốc nào dưới đây của tôn giáo?
A. Tâm lí.
B. Nhận thức.
C. Tự nhiên.
D. Kinh tế – xã hội.
Câu 35. Nội dung nào dưới đây không phải là tính chất của tôn giáo?
A. Tính lịch sử.
B. Tính logic.
C. Tính quần chúng.
D. Tính chính trị.
Câu 36. Tôn giáo có tính chất nào dưới đây?
A. Tính chính trị. .
B. Tính logic.
C. Tính khái quát.
D. Tính tổng hợp.
Câu 37. Tôn giáo hình thành, tồn tại và phát triển trong những giai đoạn
lịch sử nhất định, nó có khả năng biến đổi, thích nghi với nhiều chế độ
chính trị - xã hội, khi các điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, tôn giáo cũng
thay đổi theo là nội dung thể hiện
A. tính lịch sử của tôn giáo.
B. tình quân chủng của tôn giáo.
C. tính chính trị của tôn giáo.
D. tính chính trị - lịch sử của tôn giáo.
Câu 38. Việc các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, nhiều
hệ phái khác nhau do sự thay đổi của các điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội
phản ánh tính chất nào dưới đây của tôn giáo?
A. Tính lịch sử.
B. Tính quần chúng.
C. Tính chính trị.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
16
D. Tính khái quát.
Câu 39. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, khi khoa học và giáo
dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất của
các hiện tượng tự nhiên, tôn giáo sẽ
A. ngày càng phát triển.
B. biến mất hoàn toàn.
C. trở nên khoa học.
D. dần mất đi vị trí của nó.
Câu 40, Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân tộc quốc
gia, châu lục, không một quốc gia dân tộc nào không có một hay nhiều tôn
giáo là nội dung thể hiện
A. tính phổ biến của tôn giáo.
B. tính quốc tế của tôn giáo.
C. tính quần chúng của tôn giáo.
D, tính chính trị của tôn giáo.
Câu 41. Số lượng tín đồ tôn giáo đông đảo, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn
hoá, tinh thần của một bộ phận khá đông đảo quần chúng nhân dân. là nội
dung thể hiện tính chất nào dưới đây của tôn giáo?.
A. Tính quần chúng.
B. Tính chính trị.
C. Tính xã hội.
D. Tính giai cấp.
Câu 42. Khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có sự khác biệt, sự đối kháng về
lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp thì tôn giáo xuất hiện thêm
A. tính lịch sử.
B. tính quần chúng.
C. tính văn hoá.
D. tính chính trị.
Câu 43. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của tôn giáo?
A. Thế giới quan..
B. Đền bù hư ảo.
C. Điều chỉnh hành vi đạo đức.
D. Kinh tế.
Câu 44. Nội dung nào dưới đây là chức năng của tôn giáo?
A. Liên kết cộng đồng và chuyển tải, bảo lưu văn hoá.
B. Phát triển xã hội.
C. Kinh tế.
D. Đối nội, đối ngoại.
Câu 45. Tôn giáo giúp con người có những nhận thức nhất định về thế giới
và con người, thông qua hệ thống giáo thuyết của nó là nội dung thể hiện
chức năng nào dưới đây của tôn giáo?
A. Chức năng đền bù hư ảo.
B. Chức năng thế giới quan.
C. Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức.
D. Chức năng liên kết cộng đồng và chuyển tải, bảo lưu văn hoá.
Câu 46. Sự phản ánh thế giới của tôn giáo là sự phản ánh có tính chất
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
17
A, chân thực.
B. khách quan.
C. hoang đường, hư ảo.
D. chân thực, chủ quan.
Câu 47. Trong tôn giáo, con người đã biến cái chủ quan thành khách quan,
biến cái chỉ tồn tại trong tư duy của mình, trong sự tưởng tượng của mình
thành một cái tồn tại ở bên ngoài tư duy của mình và gán cho nó một sức
mạnh siêu nhiên là nội dung thể hiện tính chất nào dưới đây trong sự phản
ảnh thế giới của tôn giáo”.
A. Chân thực, khách quan.
B. Chân thực, chủ quan.
C. Hoang đường, hư ảo.
D. Khách quan, mơ hồ.
Câu 48. Ý nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất nội dung luận điểm của C. Mác:
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”?
A. Tôn giáo là một liều thuốc có tính chất gây nghiện, tiêm nhiễm cho con
người những quan niệm phi khoa học.
B. Tôn giáo làm dịu nỗi đau, bù đắp những thiếu hụt về mặt tinh thần,
đồng thời cũng có thể tác động có hại đối với con người.
C. Tôn giáo nguy hiểm như một thứ thuốc phiện, cần loại bỏ ngay ra khỏi đời
sống.
D. Tôn giáo giống như thuốc phiện làm cho con người rơi vào trạng thái sống
ảo, làm cho con người trở nên thiếu minh mẫn.
Câu 49. Tôn giáo điều chỉnh hành vi đạo đức của con người thông qua
A. các quy định của pháp luật.
B. các chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
C. hệ thống giá trị chuẩn mực của tôn giáo.
D. hệ thống quy định của địa bàn cư trú.
Câu 50. Nội dung nào dưới đây không là biểu hiện của chức năng liên kết
cộng đồng và chuyển tải, bảo lưu văn hoá của tôn giáo?
A. Liên kết, giữ gìn ổn định trật tự xã hội dựa trên hệ thống giá trị và chuẩn
mực chung.
B. Tập hợp các lực lượng đấu tranh chống áp bức, bóc lột, chống lại các thế
lực chính trị - xã hội phản tiến bộ đương thời.
C. Góp phần giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc và các nền văn hoá.
D. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo quần chúng nhân
dân.
Câu 51. Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường với
những mặt trái của nó dẫn tới sự bất bình đẳng, sự may rủi, ngẫu nhiên,
phân hoá giàu nghèo là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của tôn giáo trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở lĩnh vực
A, nhận thức.
B. kinh tế.
C. văn hoá.
D. chính trị - xã hội.

Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
18
Câu 52. Nhiều thế lực vẫn chú ý duy trì và lợi dụng tôn giáo vào các mục
đích chính trị khác nhau là nội dung thể hiện nguyên nhân nào dưới đây
dẫn tới sự tồn tại của tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
A. Kinh tế.
B. Văn hoá
C. Chính trị - xã hội.
D. Nhận thức.
Câu 53. Nội dung nào dưới đây không là nguyên nhân chính trị - xã hội dẫn
tới sự tồn tại của tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
A. Nhiều thế lực chính trị vẫn chú ý duy trì và lợi dụng tôn giáo vào các mục
đích chính trị khác nhau.
B. Nỗi lo sợ của quần chúng nhân dân về chiến tranh, đói nghèo bệnh tật
hiểm nghèo.
C. Tôn giáo tự biến đổi và thích nghi với điều kiện chính trị - xã hội mới để
tồn tại.
D. Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường với
nhiều mặt trái của nó.
Câu 54. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo có khả năng đáp ứng nhu cầu văn
hoá, tinh thần và có ý nghĩa giáo dục về ý thức cộng đồng, đạo đức phong
cách, lối sống là nguyên nhân dẫn tới sự tồn tại của tôn giáo trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế.
B. Chính trị - xã hội.
C. Văn hoá.
D. Tâm lí.
Câu 55. Nhiều giá trị của các tôn giáo đang có những đóng góp to lớn và trở
thành một bộ phận quan trọng trong nền văn hoá mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
là nguyên nhân dẫn tới sự tồn tại của tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở lĩnh vực nào dưới đây?
A. Văn hoá.
B. Kinh tế.
C. Chính trị - xã hội.
D. Nhận thức
Câu 56. Còn nhiều vấn đề mà khoa học chưa thể làm rõ, mặt bằng dân trí
chưa thật cao, khả năng nhận thức những vấn đề xảy ra trong cuộc sốngcòn
nhiều hạn chế là nguyên nhân dẫn tới sự tồn tại của tôn giáo trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế.
B. Nhận thức.
C. Chính trị.
D. Văn hoá.
Câu 57. Con người đôi khi vẫn cảm thấy sợ hãi, lo lắng, bất an khi đối diện
với những tác động bởi sức mạnh tự phát từ tự nhiên, xã hội là nguyên nhân
dẫn tới sự tồn tại của tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
19
B. Nhận thức.
C. Tâm lí.
D. Kinh tế.
Câu 58. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
A. phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn
giáo
B. dần dần loại bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội.
C. kiên quyết đấu tranh với những phần tử, những hoạt động lợi dụng tôn
giáo chống phá cách mạng.
D. các tôn giáo đều bình đẳng.
Câu 59. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc cơ bản trong việc
giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
A. Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng,
tôn giáo của quần chúng nhân dân.
B. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo gắn liền với quá
trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, phát huy những mặt tích cực của
tôn giáo.
C. Nhân nhượng với những phần tử, những hoạt động lợi dụng tôn giáo
chống phá cách mạng.
D. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề tôn
giáo.
Câu 60. Việc theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo thuộc quyền tự do lựa
chọn của mỗi người dân, không cá nhân, tổ chức nào được quyền can thiệp
vào sự lựa chọn này là nội dung của nguyên tắc
A. khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với
quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
B. phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo.
C. quan điểm lịch sử cụ thể trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
D. tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân.
Câu 61. Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay
đe doạ, bắt buộc người dân phải theo đạo đều là
A. xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng của nhân dân
B. vi phạm các giá trị đạo đức của cộng đồng.
C. vi phạm quy định của các tổ chức tôn giáo.
D. xâm phạm các giá trị văn hoá.
Câu 62. “Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa công dân có tín ngưỡng tôn giáo
khác nhau là hoàn toàn không thể dùng thứ được” là câu nói của
A. G.W.F. Hegel
B. C. Mác.
C. Ph. Ăngghen.
D. V.I. Lênin.
Câu 63. “Không được tuyên bố chiến tranh với tôn giáo” là câu nói của.
A. C. Mác.
B. Ph. Ăngghen.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
20
C. V.I. Lênin.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 64. Để đoàn kết các lực lượng quần chúng có tín ngưỡng, tôn giáo và
không tín ngưỡng, tôn giáo, đấu tranh chống các luận điệu vu có các hoạt
động lợi dụng tôn giáo chống nhà nước xã hội chủ nghĩa chúng ta phải đảm
bảo nguyên tắc
A. tôn trọng, ủng hộ các giáo hội và các chức sắc tôn giáo có ảnh hưởng lớn
tới đông đảo nhân dân.
B. ủng hộ các tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo.
C. tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân.
D. ủng hộ các tôn giáo dân tộc, bài trừ các tôn giáo khu vực và thế giới.
Câu 65. Muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân
tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong đầu óc con người, phải
xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy là cơ sở của nguyên tắc
A. tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân
dân.
B. khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền
với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
C. phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo.
D, quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 66. Theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, muốn khắc phục dần
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, chúng ta phải.
A. hạn chế dần ảnh hưởng của tôn giáo, tiến tới xoá bỏ tôn giáo khỏi đời
sống xã hội..
B. nâng cao trình độ nhận thức của người dân, dần tiến tới xoá bỏ hoàn toàn
tôn giáo khỏi đời sống xã hội
C. xác lập một thế giới hiện thực tốt đẹp không có áp bức, bất công,
không nghèo đói và thất nghiệp, không tệ nạn xã hội,...
D. phát triển kinh tế thị trường một cách mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật
chất cho nhân dân
Câu 67. Hai mặt chính trị và tư tưởng có mối quan hệ với nhau trong vấn đề
tôn giáo và trong mỗi tôn giáo khi
A. xã hội xuất hiện giai cấp, có mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.
B. xã hội xuất hiện sản xuất hàng hoá gắn với nhu cầu mở rộng thị trường,
mở rộng thuộc địa.
C. xã hội chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai
đoạn độc quyền, tăng cường xâm lược các nước trên thế giới.
D. kinh tế thị trường xuất hiện, lực lượng chính trị lợi dụng tôn giáo để đạt
được mục đích của mình.
Câu 68. Các thế lực phản động quốc tế đang lợi dụng tôn giáo để thực hiện
chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm
A. thâu tóm thị trường.
B, chi phối các nước trên thế giới cả về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội.
C. xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
D. đẩy các nước đang phát triển vào tình trạng lệ thuộc các nước lớn.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
21
Câu 69. Để phân biệt được hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo, các đảng cộng sản cần nêu cao tinh thần
A. bỏ qua vấn đề tôn giáo khi cần thiết.
B. cảnh giác, cương quyết, kịp thời, tránh chủ quan, định kiến.
C. mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo đều phải giải quyết bằng bạo lực.
D. giải quyết vấn đề tôn giáo khi có điều kiện thuận lợi.
Câu 70. Tôn giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, vì thế khi
xem xét và giải quyết vấn đề tôn giáo cần quán triệt
A. quan điểm khách quan.
B. quan điểm toàn diện.
C. quan điểm lấy dân làm gốc.
D. quan điểm lịch sử – cụ thể.
Câu 71. Nội dung nào dưới đây là đặc điểm cơ bản của tình hình tôn giáo ở
Việt Nam?
A. Tôn giáo phát triển vô cùng mạnh mẽ.
B. Hầu như người dân không tham gia các tổ chức tôn giáo.
C. Đa tôn giáo.
D. Chỉ có tôn giáo dân tộc.
Câu 72. Nội dung nào dưới đây không là đặc điểm cơ bản của tình hình tôn
giáo ở Việt Nam?
A. Đa tôn giáo.
B. Đa dạng, đan xen, chung sống hoà bình, không có xung đột, chiến tranh
tôn giáo.
C. Các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp quan trọng
trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
D. Hoạt động tôn giáo không thể kiểm soát.
Câu 73. Tính đến tháng 12/2017, Việt Nam có khoảng bao nhiêu tổ chức tôn
giáo được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng kí hoạt động)
A. Trên 30 tổ chức.
B. Trên 35 tổ chức.
C. Dưới 40 tổ chức.
D. Trên 40 tổ chức.
Câu 74. Tính đến tháng 12/2017, Việt Nam có khoảng
A. 23 triệu tín đồ.
B. 24 triệu tín đồ.
C. 25 triệu tín đồ.
D. 26 triệu tín đồ.
Câu 75. Mục đích trong chủ trương đoàn kết những người có tín ngưỡng,
không có tín ngưỡng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
A. dần xoá bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội.
B. tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôn giáo.
C. xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
D. mở rộng giao lưu tôn giáo.
Câu 76. Tư tưởng các tôn giáo đều bình đẳng thể hiện thái độ nào dưới đây
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vấn đề tôn giáo?
A. Thái độ hài hòa, thiên vị.
Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
22
B. Thái độ khách quan, không thiên vị.
C. Thái độ chủ quan, duy ý chí.
D. Thái độ khách quan, duy ý chí.
Câu 77. Mục đích cao nhất trong tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của nhân dân theo quan điểm Hồ Chí Minh là
A. làm cho tôn giáo phát triển, số lượng tín đồ tôn giáo tăng nhanh.
B. tăng nhanh số tín đồ tôn giáo, nâng cao vị thế trong xã hội.
C. phát triển tôn giáo dân tộc.
D. nhân dân được hạnh phúc, lợi ích của đất nước được đảm bảo.
Câu 78. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lí tưởng cộng sản và các học thuyết tôn
giáo chân chính có điểm chung là đều muốn
A. có cuộc sống tốt đẹp sau khi con người từ giã cõi đời
B xoá bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng cuộc sống hoà
bình, hữu nghị
C. tôn giáo có ảnh hưởng ngày càng lớn trong đời sống xã hội.
D. lí giải mọi vấn đề của đời sống một cách khách quan.
Câu 79. Quan điểm: “Tranh thủ những ai có thể tranh thủ được, khoan
hồng cho những ai nhẹ dạ cả tin, nhưng đối với bọn ngoan cố chống phá
cách mạng thì kiên quyết trừng trị” trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo là
của
A. C. Mác.
B. Ph. Ăngghen.
C. Hồ Chí Minh.
D. Võ Nguyên Giáp.
Câu 80. Quan điểm: “Những người Công giáo Việt Nam theo Pháp và bù
nhìn, làm hại đồng bào, chẳng những là Việt gian, mà cũng là giáo gian.
Còn những đồng bào Công giáo kháng chiến mới là tín đồ chân chính của
Đức Chúa” là của
A. Phan Bội Châu.
B. Hồ Chí Minh.
C. Võ Nguyên Giáp. .
D. Phạm Văn Đồng.
Câu 81. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo, tín
ngưỡng trong giai đoạn hiện nay được thể hiện chủ yếu trong
A. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003.
B. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12/3/2003.
C. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 12/3/2003.
D. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 13/3/2003.
Câu 82. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị bao gồm
| hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và
A. Đoàn Thanh niên, do Nhà nước lãnh đạo
B. các đoàn thể chính trị, do Đảng lãnh đạo.
C. Hội Liên hiệp Phụ nữ, do Đảng lãnh đạo.
D. các đoàn thể chính trị, do Nhà nước lãnh đạo.

Vũ Ngọc Thuận
Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh (HK223)
23

You might also like