You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ 4

QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO

Câu 1: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng về chính trị. B. Bình đẳng về xã hội.
C. Bình đẳng về kinh tế. D. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
Câu 2: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật
A. thừa nhận, bình đẳng và tạo cơ hội phát triển. B. tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
C. tôn trọng, bảo hộ và ưu tiên phát triển. D. thừa nhận, bảo vệ và đối xử bình đẳng.
Câu 3: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc
A. Các bên cùng có lợi B. Bình đẳng.
C. Đoàn kết giữa các dân tộc D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số
Câu 4: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu
da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là thể hiện nội dung khái
niệm nào sau đây?
A. Sự công bằng giữa các cá nhân. B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Quyền bình đẳng giữa các công dân. D. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Câu 5: Mọi công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều có quyền tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề
chung của đất nước. Điều đó thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. giáo dục.
Câu 6: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện
quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. chính trị. B. kinh tế. C. xã hội. D. văn hóa.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật ở nước ta, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị
được thể hiện thông qua việc công dân được tham gia
A. phát triển kinh tế địa phương. B. quản lí nhà nước và xã hội.
C. tôn tạo các di sản văn hóa. D. bảo vệ ngôn ngữ vùng miền.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Quyền bầu cử, ứng cử. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
C. Quyền thảo luận, góp ý kiến. D. Quyền sáng tác nghệ thuật.
Câu 9: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ văn hóa đều
có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. xã hội. B. văn hóa. C. kinh tế. D. chính trị.
Câu 10: Trong lĩnh vực chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở
A. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. quy ước, hương ước của thôn, bản.
C. phong tục, tập quán của địa phương. D. truyền thống của dân tộc.
Câu 11: Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ vốn đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là thể hiện
nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện
A. truyền thông. B. tín ngưỡng. C. tôn giáo. D. kinh tế.
Câu 12: Nội dung nào dưới về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa.
A. Các dân tộc có nghĩa vụ phải sử dụng tiếng nói, chữ viết của mình.
B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
C. Các dân tộc có quyền duy trì mọi phong tục, tập quán của dân tộc mình.
D. Các dân tộc không được duy trì những lễ hội riêng của dân tộc mình.
Câu 13: Bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghĩa là tất cả các dân tộc được bình
đẳng về
A.cơ hội học tập và sử dụng ngôn ngữ. B.tín ngưỡng và phong tục tập quán.
C.truyền thống văn hóa của các dân tộc. D.điều kiện học tập và phong tục tập quán.
Câu 14 : Quyền bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghĩa là các dân tộc đều
A. thống nhất chỉ dùng chung một ngôn ngữ. B. có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
C. có chung lãnh thổ và điều kiện phát triển. D. có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng.
Câu 15: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Thể hiện nội dung nào của bình đẳng
giữa các dân tộc?
A. Bình đẳng về giáo dục. B. Bình đẳng về văn hóa.
C. Bình đẳng về phong tục. D. Bình đẳng về truyền thống.
Câu 16: Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện
A. Người dân tộc Kinh được quan tâm phát triển về mọi mặt.
B. Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo mọi điều kiện để được
bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Người ở thành phố và thị xã được quan tâm hơn.
D. Truyền thống, phong tục của dân tộc thiểu số cần phải loại bỏ.
Câu 17: Tại điều 24, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, Nhà nước có trách nhiệm như thế nào?
A. Để tự do phát triển. B. Bảo đảm hoạt động tôn giáo
C. Tôn trọng và bảo hộ. D. Tạo điều kiện phát triển tối đa.
Câu 18: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những
hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy gọi là?
A. Tín ngưỡng. B . Tôn giáo. C. Niềm tin. D. Giáo lý.
Câu 19: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Công dân không được tự ý bỏ tôn giáo này để theo tôn giáo khác.
B. Công dân có thể theo hay không theo bất cứ một tôn giáo nào.
C. Công dân phải tham gia một tôn giáo để Nhà nước dễ quản lí.
D. Công dân cần thực hiện mọi hành động để bảo vệ các tôn giáo.
Câu 20: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước
A. bảo bọc B. bảo hộ C. bảo đảm D. bảo vệ
Câu 21: Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được Nhà nước
A. bảo bọc B. bảo hộ C. bảo đảm D. bảo vệ
Câu 22: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. Các tôn giáo đều có thể hoạt động theo ý muốn của mình.
B. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
C. Các tôn giáo được Nhà nước đối xử khác nhau tùy theo quy mô hoạt động và ảnh hưởng của mình.
D. Nhà nước phải đáp ứng mọi yêu cầu của các tôn giáo.
Câu 23: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có
quyền bầu cử và ứng cử. Quyền này thể hiện các dân tộc bình đẳng về
A. xã hội. B. tự do ngôn luận. C. quản lí nhà nước. D. chính trị.
Câu 24: Pháp luật nước ta yêu cầu công dân có tôn giáo, không có tôn giáo cũng như giữa các công dân có
tôn giáo phải đối xử với nhau như thế nào?
A. Học hỏi lẫn nhau. B. Nhường nhịn lẫn nhau.
C. Yêu quý lẫn nhau. D. Tôn trọng lẫn nhau.
Câu 25: Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về
A. trình độ phát triển. B. tập tục địa phương.
C. nghi lễ tôn giáo. D. thói quen vùng miền.
Câu 26: Đảng và Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó
khăn vùng đồng bào các dân tộc và miền núi nhằm
A. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về xã hội.
B. tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
C. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
D. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ văn hóa.
Câu 27: Ý kiến nào dưới đây thể hiện Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc?
A. Cho người dân vay vốn với lãi suất thấp. B. Đầu tư tài chính để mở mang trường lớp.
C. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa ở các thôn. D. Hỗ trợ gạo cho học sinh dân tộc thiểu số.
Câu 28: Ý kiến nào sau đây sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế ?
A. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi.
B. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
C. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
D. Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế.
Câu 29: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục?
A. Công dân thuộc dân tộc đa số và thiểu số đều bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Ưu tiên cộng điểm thi đại học cho con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
C. Nhà nước đầu tư tài chính để mở mang trường lớp ở vùng sâu,vùng xa.
D. Chỉ có sinh viên vùng dân tộc thiểu số mới được xét để cấp học bổng.
Câu 30: Điều nào sau đây thể hiện sự bất bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Tất cả mọi người dân đủ điều kiện trong nước Việt Nam đều được đi bầu cử.
B. Tất cả học sinh khi đi học đều phải đóng học phí như nhau.
C. Tất cả mọi người dân đều được Nhà nước tạo điều kiện để được đi học.
D. Cộng điểm thi tốt nghiệp cho học sinh vùng dân tộc và miền núi.
Câu 31: Điều nào dưới đây không thể hiện nội dung bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
B. Các dân tộc có quyền giữ gìn bản sắc dân tộc của mình.
C. Các dân tộc thiểu số có quyền duy trì mọi phong tục, tập quán riêng của mình.
D. Người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu tiên trong giáo dục và đào tạo.
Câu 32: Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy thì dân tộc mới phát triển, đó là cơ sở của sự bình
đẳng về văn hóa và cũng là
A. công cụ để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.
B. cơ sở để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.
C. cơ hội để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.
D. cách thức để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.
Câu 33: Việc làm nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Ngoài tiếng phổ thông, các dân tộc có thể tự do sử dụng tiếng nói và chữ viết của riêng dân tộc mình.
B. Ưu tiên cho các con em người dân tộc thiểu số trong các kì thi đại học.
C. Lấy ý kiến biểu quyết của các dân tộc chiếm đa số khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
D. Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Câu 34: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Không cần thiết phải giữ gìn, phát huy nét văn hoá của các dân tộc quá ít người.
B. Phát huy nét văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc để tạo nên sự đa dạng cho nền văn hoá Việt Nam.
C. Các dân tộc chỉ được sử dụng ngôn ngữ phổ thông.
D. Khi tổ chức trưng cầu dân ý, chỉ cần biểu quyết của các dân tộc chiếm đa số.
Câu 35: Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Nhà nước đặc biệt quan tâm phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
B. Cộng điểm ưu tiên cho con em người dân tộc thiểu số trong các kì thi đại học.
C. Các dân tộc ngoài ngôn ngữ phổ thông, có thể tự do sử dụng tiếng nói và chữ viết của riêng dân tộc mình.
D. Chỉ cần tập trung phát triển kinh tế cho dân tộc chiếm đa số thì sẽ kéo được dân tộc thiểu số đi lên.
Câu 36: Bình đẳng giữa các tôn giáo là
A. để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn xã hội.
B. thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
C. tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. nguyên tắc để chống diễn biến hòa bình.
Câu 37: Ý kiến nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
B. Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật
C. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
D. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước tôn trọng và bảo hộ.
Câu 38: Nội dung nào không phải là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Công dân có quyền không theo bất kỳ một tôn giáo nào.
B. Người đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền bỏ để theo một tín ngưỡng tôn giáo khác.
C. Người theo tín ngưỡng tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
D. Người đã theo một tôn giáo không được quyền bỏ để theo tôn giáo khác.
Câu 39: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, bình đẳng trước pháp luật và
được pháp luật bảo vệ.
B. các tôn giáo được quyền tự do hoạt động, tự do truyền đạo và các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng được pháp luật
bảo hộ.
C. các tôn giáo được tự do truyền bá giáo lý, giáo luật và xây dựng cơ sở thờ tự khi các giáo dân có nguyện
vọng.
D. các tôn giáo có số giáo dân và cơ sở thờ tự bằng nhau.
Câu 40: Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện việc bình đẳng giữa các tôn giáo
A. khiêu khích, bôi nhọ niềm tin tín tưỡng giữa các tôn giáo.
B. các tín đồ tôn giáo tham gia bỏ phiều bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
C. ngăn cấm kết hôn giữa hai người khác tôn giáo.
D. ưu tiên nhận những người không có tôn giáo vào làm việc vì sợ phức tạp.
Câu 41: Điều nào sau đây không thể hiện nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Đa số người dân Việt Nam theo đạo phật.
B. Dù theo bất kỳ tôn giáo nào, bạn cũng sẽ được ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước.
C. Tất cả các gia đình đều phải có bàn thờ tổ tiên.
D. Các tôn giáo ít người cũng được tôn trọng như tôn giáo nhiều người.
Câu 42: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Nam – nữ theo các tôn giáo khác nhau không được kết hôn với nhau.
B. Công dân đã từng theo một tôn giáo nào đó thì không được gia nhập tôn giáo khác.
C. Công dân có quyền từ bỏ tín ngưỡng hay tôn giáo mà họ đã từng theo.
D. Công dân có quyền làm theo bất kì điều gì theo yêu cầu của tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo mà họ tham gia.
Câu 43: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Chỉ kết hôn giữa những người cùng tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Các tôn giáo hợp pháp thì được hoạt động tự do mà không cần phải theo khuôn khổ của pháp luật.
C. Đã là hoạt động của các tổ chức tôn giáo hợp pháp thì không cần thiết phải có sự giám sát của NN
D. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo là thể hiện sự tôn trọng cá nhân của mỗi người.
Câu 44: Nhà nước ta không phân biệt là người dân tộc thiểu số, hay là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu
Quốc hội, tất cả đều được đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Giáo dục.
Câu 45: Nhà nước dành nhiều nguồn vốn ODA đề thực hiện chính sách “ xóa đói giảm nghèo” ở các vùng
dân tộc thiểu số là thể hiện bình đẳng về
A. văn hóa. B. kinh tế. C. chính trị. D. giáo dục.
Câu 46: Tại trường trung học phổ thông A có rất nhiều học sinh người dân tộc thiểu số theo học. Trong các
buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích các em hát và múa các tiết
mục về dân tộc mình. Việc làm của Ban giám hiệu nhà trường nhằm:
A. Duy trì và phát huy văn hóa các dân tộc, tạo ra sự bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc.
B. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
C. Tạo ra sự đa dạng trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường.
D. Phát hiện năng khiếu của học sinh người dân tộc.
Câu 47: Chị N được nhận vào học tập tại trường Dự bị dân tộc đúng lúc gia đình chị được Nhà nước cho vay
vốn ưu đãi để phát triển mô hình trồng rừng. Sau khi tốt nghiệp đại học về công tác tại địa phương, chị N đã
tổ chức phục dựng thành công nhiễu lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, khi chị N nộp hồ sơ tự ứng cử vào Hội
đồng nhân dân thì bị anh Q cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ chối khi biết chị là người dân tộc thiểu số. Chị N chưa
được bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?
A. Giáo dục. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Kinh tế.
Câu 48: Trong hoạt động ngoại khóa của một trường Dân tộc nội trú. Học sinh được khuyến khích mặc
những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc mình để hát, múa, biểu diễn những tác phẩm nghệ thuật mang đậm
nét văn hóa của dân tộc mình. Điều này thể hiện?
A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hóa.
B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc về bản sắc văn hóa.
C. Chủ trương khuyến khích văn hóa, văn nghệ.
D. Chủ trương bảo tồn bản sắc của các dân tộc.
Câu 49: Chị N và anh M muốn kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là anh K không đồng ý và đã cản trở hai
người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện
A. sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. B. sự lạm dụng quyền hạn.
C. sự không thiện chí với tôn giáo khác. D. sự thiếu văn hóa.
Câu 50: Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị K chỉ đồng
ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng ý của gia đình anh H, H và K quyết định đến Ủy ban nhân
dân nơi H cư trú để đăng kí kết hôn. Lấy lí do hai người không cùng có đạo, anh D người có thẩm quyền từ
chối cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người.Vậy trong trường hợp đó, ai là người vi phạm quyền bình
đẳng về tín ngưỡng tôn giáo?
A. Gia đình anh H và anh D. B. Bố mẹ chị K và anh D.
C. Chị K và anh H. D. Chị K và bố mẹ chị K.
Câu 51: Anh P và chị H thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố mẹ anh P là ông
Q và bà G đã không đồng ý và ra sức ngăn cản vì lí do chị H là người theo đạo. Cho nên chị H đã nhờ bố mẹ
mình là ông U và bà T can thiệp để hai người được kết hôn. Sau khi ông bà U thuyết phục không xong, đã
có những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ đến ông bà Q. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân
tộc, tôn giáo?
A. Ông Q và bà G. B. Mình ông Q. C. Ông U và bà T. D. Bố mẹ P và bố mẹ H.

You might also like