You are on page 1of 7

Câu 1: Hình thức cộng đồng người nào xuất hiện trước dân tộc?

A. Thân tộc
B. Thị tộc
C. Trưởng tộc
D. Huyết tộc
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành dân tộc có sự khác nhau giữa các
khu vực trên thế giới:
A. Sự khác nhau về yếu tố kinh tế, xã hội và ý thức tộc người
B. Sự khác nhau về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và ý thức
C. Sự khác nhau về yếu tố kinh tế, xã hội và tín ngưỡng
D. Sự khác nhau về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số
Câu 3: Ở các nước phương Tây, dân tộc ra đời khoảng thời gian:
A. Trước công nguyên
B. Đầu công nguyên
C. Thế kỷ XV
D. Thế kỷ XIX
Câu 4: Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là quá trình phát triển lâu dài của
xã hội loài người, trải qua các hình thức cộng đồng từ?
A. Đơn giản đến phức tạp
B. Chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
C. Thấp đến cao
D. Cao đến thấp
Câu 5: Trong các mối liên hệ cộng đồng sau đây, hình thức liên hệ nào là quan
trọng nhất quy định đặc trưng của cộng đồng dân tộc?
A. Cộng đồng ngôn ngữ, kinh tế
B. Cộng đồng lãnh thổ, văn hóa
C. Cộng đồng kinh tế, văn hóa
D. Cộng đồng văn hóa, ngôn ngữ
Câu 6: Đặc trưng nào dễ biến động nhất trong các đặc trưng của dân tộc?
A. Ngôn ngữ
B. Lãnh thổ
C. Văn hóa và cấu tạo tâm lý
D. Sinh hoạt kinh tế
Câu 7: Sự trưởng thành của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về chủ quyền là nguyên
nhân dẫn đến việc các cộng đồng dân cư muốn:
A. Liên kết lại với nhau
B. Thể hiện tính độc lập trong phát triển kinh tế
C. Liên minh với nhau về kinh tế
D. Tách ra để hình thành dân tộc độc lập
Câu 8: Trong một quốc gia có nhiều cộng đồng người, với các ngôn ngữ khác
nhau, nhưng bao giờ cũng sẽ có một ngôn ngữ chung thống nhất là nội dung thể
hiện đặc trưng nào của quốc gia dân tộc?
A. Có chung ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp
B. Có chung ngôn ngữ nói làm công cụ giao tiếp
C. Có nhiều ngôn ngữ khác nhau
D. Có ngôn ngữ viết chung
Câu 9: Nội dung nào không thuộc Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác -
Lênin?
A. Các dân tộc có quyền bình đẳng
B. Liên hiệp tất cả các dân tộc
C. Các dân tộc có quyền tự quyết
D. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Câu 10: Tiêu chí quan trọng nhất để phân định tộc người này với tộc người khác
và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại, phát triển của mỗi tộc người?
A. Ý thức tự giác tộc người
B. Ý thức văn hóa - xã hội
C. Đặc trưng văn hóa
D. Sự phát triển của kinh tế
Câu 11: Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là:
A. Là sự phân bố đan xen nhau, không một dân tộc nào có lãnh thổ riêng
B. Là có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân
tộc
C. Là các dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, đa dạng, phong phú
D. Là sự cố kết dân tộc, hòa hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất
Câu 12:Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “ Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa
dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo
là vấn đề chiến lược…của cách mạng Việt Nam
A. Cơ bản, lâu dài và cấp bách
B. Cơ bản, trường kỳ và không vội vã
C. Cơ bản, lâu dài và quan trọng
D. Lâu dài, cấp bách và có chiến lược
Câu 13: Đâu KHÔNG phải định hướng giải quyết mối quan hệ dân tộc ở Việt
Nam hiện nay?
A. Chủ động vạch trần những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch
trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo, hoặc kết hợp vấn đề dân
tộc với vấn đề tôn giáo nhằm “tôn giáo hóa dân tộc” của chúng.
B. Tranh thủ, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn
giáo xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.
C. Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ
với cộng đồng quốc gia - dân tộc thống nhất theo định hướng dân chủ
D. Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số, đồng thời
kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục
đích chính trị.
Câu 14: Ở các làng, xã Việt Nam, hoạt động nào là sợi dây gắn kết chặt chẽ các
thành viên trong gia đình với làng, xã, gắn kết các làng, xã với nhau và với triều
đình trung ương - đại diện cho cộng đồng quốc gia dân tộc thống nhất?
A. Thờ cúng Thành hoàng làng, Thần Làng rất đa dạng. Đa phần đó là
các vị có công gây dựng làng xã, đem lại một nghề cho dân làng,
hoặc là người có công với nước được sinh ra tại làng, xã đó…
B. Mời đám cưới, đám giỗ,... với tất cả các gia đình trong làng.
C. Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động vui chơi
cho người dân trong làng,xã tham gia.
D. Tập hợp người dân đóng góp xây dựng, đổi mới làng,xã để làng xã
trở nên đẹp đẽ hơn.

Câu 15: Ảnh hưởng lớn nhất của vấn đề bất ổn dân tộc và tôn giáo là gì?
A. Làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc
B. Làm số lượng dân tộc và tôn giáo ngày càng ít
C. Làm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc
D. Làm vấn đề chính trị an ninh kém phát triển
Câu 16: Những vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo nếu không được giải
quyết một cách thỏa đáng sẽ dẫn tới?
A. Mất ổn định chính trị, xã hội, dễ tạo cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài
can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước
B. Mất ổn định về chính trị, văn hóa, dễ tạo cớ cho các thế lực thù địch bên
ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước
C. Mất ổn định về kinh tế, xã hội, dễ tạo cớ cho các thế lực thù địch bên
ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước
D. Không đáp án nào đúng
Câu 17: Quá trình giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo dựa trên cơ sở
nào?
A. Hiểu rõ nhu cầu phát triển của các dân tộc và tôn giáo
B. Cơ sở chính trị - pháp luật và truyền thống văn hóa của nước ta
C. Cơ sở bình đẳng dân tộc và tôn giáo
D. Nhận diện rõ các đặc điểm của mối quan hệ dân tộc và tôn giáo
Câu 18: Các hiện tượng tôn giáo mới nào có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
cộng đồng và khối đại đoàn kết dân tộc?
A. Minh lý đạo - tam tông miếu
B. Bửu Sơn Kỳ Hương
C. Thanh Hải Vô thượng sư
D. Bà La Môn
Câu 19: Điền vào ô trống: “Quan hệ dân tộc và tôn giáo là … giữa dân tộc với
tôn giáo trong nội bộ một quốc giá, hoặc giữa các quốc gia với nhau trên mọi
lĩnh vực đời sống xã hội.
A. Sự liên kết, kết nối, tác động qua lại
B. Sự gắn kết, tương trợ, chi phối lẫn nhau
C. Sự đoàn kết, gắn bó, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau
D. Sự liên kết, gắn bó, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau
Câu 20: “Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo
tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” là luật tín ngưỡng, tôn giáo năm nào quy định?
A. 2018
B. 2017
C. 2016
D. 2015
Câu 21: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Để giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc
và tôn giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Nghiêm trị những ..., hành động
chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời, chủ động phòng ngừa,
kiên quyết đấu tranh với những hành vi ... tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái
quy định của pháp luật.”
A. Âm mưu, lợi dụng
B. Đoàn kết, phá hoại
C. Lời nói, củng cố
D. Hành vi, lợi dụng
Câu 22: Có bao nhiêu đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam?
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4
Câu 23: Chọn câu đúng nhất về bản chất của tôn giáo:
A. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội
B. Tôn giáo là phản ánh hư ảo hiện thực khách quan
C. Tôn giáo là một hình thức xã hội, phản ánh hư ảo hiện thực khách quan
D. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan
Câu 24: Việt Nam là một quốc gia đa tộc người với 6 đặc điểm nổi bật. Vậy,
đặc điểm nào dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, tạo kẽ hở để các thế lực thù địch
lợi dụng vấn đề dân tộc phá hoại an ninh chính trị và sự thống nhất của đất
nước?
A. Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người
B. Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau
C. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến
lược quan trọng
D. Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân
tộc -quốc gia thống nhất

Câu 25: Chọn câu đúng nhất về tính chất của tôn giáo:
A. Tính lịch sử của tôn giáo. Tính khách quan của tôn giáo. Tính chính trị
của tôn giáo
B. Tính lịch sử của tôn giáo. Tính quần chúng của tôn giáo. Tính chính trị
của tôn giáo
C. Tính lịch sử của tôn giáo. Tính quần chúng của tôn giáo. Tính cường điệu
của tôn giáo
D. Tính chính trị của tôn giáo. Tính quần chúng của tôn giáo. Tính khách
quan của tôn giáo.
Câu 26: Nguyên tắc đúng về việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội:
A. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của
nhân dân. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
B. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Khắc phục dần
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
C. Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của
nhân dân. Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải
gắn liền với quá trình phục dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng xã hội mới
D. Bắt người dân theo đạo trái ý muốn, chỉ trích người không theo đạo và
truyền bá trái phép những tôn giáo chưa được pháp luật công nhận
Câu 27: Tôn giáo là một hình thái, ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan
theo:
A. Trào lưu của xã hội phù hợp với tư tưởng, tình cảm, niềm tin của con
người
B. Quy luật phát triển của đời sống xã hội, được mọi người tin tưởng tham
gia
C. Quan niệm hoang đường, ảo tưởng, phù hợp với tâm lý, hành vi của con
người
D. Chuẩn mực đạo đức, truyền thống được con người tiếp nhận tin theo
Câu 28: Chọn câu đúng nhất về quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước Việt Nam:
A. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta
B. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần thiết yếu của một bộ phận nhân
dân, đang và sẽ luôn tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta
C. Mọi công dân cần phải phân biệt mọi tôn giáo, có quyền và nghĩa vụ xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc
D. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần gốc rễ của một số bộ phận nhân
dân, đang và sẽ luôn tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta
Câu 29: Đặc điểm cuối cùng của tôn giáo ở Việt Nam:
A. Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và không có
xung đột, chiến tranh tôn giáo
B. Tôn giáo ở Việt Nam thường bị các thế lực phản động lợi dụng
C. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo
D. Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn
giáo ở nước ngoài
Câu 30: Nhà nước ta hiện nay có bao nhiêu tôn giáo đã được công nhận tư cách
pháp nhân?
A. 16 tôn giáo khác nhau
B. 13 tôn giáo khác nhau
C. 15 tôn giáo khác nhau
D. 14 tôn giáo khác nhau

You might also like