You are on page 1of 13

BÀI 12: BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các
dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Từ chối giải quyết khiếu nại chính đáng . B. Tuyên truyền hướng dẫn công tác bầu cử.
C. Từ chối tiếp nhận đơn tố cáo nặc danh. D. Gửi giấy mời tham dự cuộc họp thôn.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong trên lĩnh vực chính trị không thể hiện
ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều được
A. bầu cử đại biểu quốc hội. B. bảo tồn chữ viết của dân tộc mình.
C. ứng cử đại biểu Quốc hội. D. tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị thể
hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền
A. tham gia phát triển du lịch cộng đồng. B. hỗ trợ chi phí học tập đại học.
C. khám chữa bệnh theo quy định . D. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không vi phạm quyền các dân tộc
bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục?
A. Gian lận hưởng chế độ ưu tiên học sinh dân tộc.
B. Làm sai chế độ học bổng cho học sinh dân tộc .
C. Tài trợ kinh phí xây dựng trường dân tộc nội trú.
D. Từ chối tiếp nhận sinh viên dân tộc cử tuyển.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa
các dân tộc trong lĩnh vực văn hóa ?
A. Phủ sóng truyền hình quốc gia . B. Khôi phục lễ hội truyền thống.
C. Phát triển văn hóa cộng đồng. D. Xây dựng trường dân tộc nội trú.
Câu 6: Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện tốt việc đoàn kết
A. với giai cấp nông dân. B. với giai cấp công nhân.
C. giữa các dân tộc. D. cộng đồng quốc tế.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong trên lĩnh vực chính trị thể hiện ở việc
các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều được
A. đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp. B. phát triển kinh tế du lịch cộng đồng.
C. bảo tồn trang phục dân tộc . D. tổ chức lễ hội truyền thống.
Câu 8: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo
điều kiện phát triển là thể hiện quyền bình đẳng giữa các
A. tín ngưỡng. B. dân tộc. C. tổ chức. D. tôn giáo.
Câu 9: Những chính sách phát triển kinh tế- xã hội mà Nhà nước ban hành cho vùng đồng bào
dân tộc và miền núi, vùng sâu vùng xa là góp phần thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân
tộc về
A. kinh tế. B. văn hóa, giáo dục. C. chính trị. D. xã hội.
Câu 10: Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây của cơ quan có thẩm quyền không
vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Từ chối giải quyết khiếu nại chính đáng . B. Tuyên truyền chống phá nhà nước.
C. Từ chối tiếp nhận đơn tố cáo tội phạm. D. Tuyên truyền hướng dẫn công tác bầu cử.
Câu 11: Nhà nước quan tâm hỗ trợ vốn đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là thể
hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế. B. tín ngưỡng. C. truyền thông. D. tôn giáo.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế thể
hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền ?
A. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội. B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.
C. Đầu tư kinh doanh làm giàu hợp pháp. D. Ứng cử hội đồng nhân dân xã.
Câu 13: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định
đều có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc
về
A. xã hội. B. văn hóa, giáo dục. C. kinh tế. D. chính trị.
Câu 14: Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là thể
hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. tôn giáo. B. văn hóa. C. giáo dục. D. tín ngưỡng.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng
giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng . B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.
C. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội. D. Ứng cử hội đồng nhân dân xã.
Câu 16: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế thể
hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền ?
A. Vay vốn ưu đãi để sản xuất. B. Ứng cử hội đồng nhân dân xã.
C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật. D. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội.
Câu 17: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các
dân tộc phải được đảm bảo quyền
A. bình đẳng. B. phân biệt. C. đặc lợi. D. ưu tiên.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phản ánh ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Đoàn kết các dân tộc. B. Đoàn kết toàn dân.
C. Tạo cơ hội phát triển. D. Chia mọi lợi ích dân tộc.
Câu 19: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền bình đẳng của công dân
A. trong lao động. B. trước nhà nước. C. trong gia đình. D. trước pháp luật.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực chính trị?
A. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến B. Ứng cử hội đồng nhân dân.
C. Phát triển văn hóa truyền thống. D. Mở rộng dịch Homstay.
Câu 21: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc
hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Văn hóa. B. Giáo dục. C. Chính trị. D. Kinh tế.
Câu 22: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục
không thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền
A. có quyền học tập không hạn chế B. được nhà nước cử tuyển đi học.
C. được học thường xuyên, học suốt đời . D. bình đẳng về cơ hội trong học tập.
Câu 23: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền các dân tộc
bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa?
A. Phát triển văn hóa truyền thống. B. Phát triển kinh tế gia đình.
C. Khôi phục ngôn ngữ và chữ viết. D. Bảo tồn trang phục của dân tộc mình .
Câu 24: Hành vi nào dưới đây không góp phần vào việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân
tộc ở nước ta?
A. Ly khai dân tộc thiểu số. B. Hỗ trợ dân tộc thiểu số.
C. Đoàn kết với dân tộc thiểu số. D. Chia sẻ với dân tộc thiểu số.
Câu 25: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị
thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền
A. xây dựng thiết chế văn hóa. B. Hỗ trợ chi phí học tập.
C. khám chữa bệnh theo quy định . D. tham gia bầu cử đại biểu quốc hội.
Câu 26: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà
nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực
A. giáo dục. B. văn hóa. C. kinh tế. D. chính trị.
Câu 27: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không vi phạm bình đẳng trong lĩnh
vực chính trị giữa các dân tộc?
A. Người dân tộc thiểu số không có quyền bầu cử .
B. Ngăn cản đồng bào dân tộc đi bầu cử .
C. Nhận xét hồ sơ các ứng viên người dân tộc.
D. Từ chối tiếp nhận đơn khiếu nại .
Câu 28: Ở nước ta hiện nay thực hiện tốt việc đoàn kết giữa các dân tộc sẽ góp phần đấu tranh
làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch nhằm phá hoại
A. các nền kinh tế mới nổi. B. đoàn kết giữa các dân tộc.
C. tình đoàn kết quốc tế. D. chính sách độc quyền.
Câu 29: Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó
khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực
A. xã hội. B. Văn hóa. C. chính trị. D. kinh tế.
Câu 30: Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách phát triển kinh tế (134, 135) ở các xã
đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi thể hiện sự bình đẳng về.
A. chính trị. B. xã hội. C. Văn hóa. D. kinh tế.
Câu 31: Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan
quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. lao động. B. kinh tế. C. kinh doanh. D. chính trị.
Câu 32: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp, của
dân tộc mình là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. văn hóa. B. phong tục. C. chính trị. D. kinh tế.
Câu 33: Bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục không thể hiện ở việc các dân tộc đều
được
A. tham gia học bán trú. B. nhận hỗ trợ học tập
C. đăng ký học cử tuyển . D. dự ngày hội đoàn kết.
Câu 34: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên trong lĩnh vực giáo
dục thể hiện ở chỗ, các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về
A. phát triển văn hóa. B. đời sống xã hội.
C. phát triển chính trị. D. cơ hội học tập.
Câu 35: Nhà nước đầu tư tài chính để xây dựng hệ thống trường lớp ở vùng sâu, vùng xa là thể
hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. văn hóa. B. truyền thông. C. dân vận. D. giáo dục.
Câu 36: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các
trường Đại học, điều này thể hiện sự bình đẳng về
A. tự do tín ngưỡng. B. văn hóa C. chính trị. D. giáo dục.
Câu 37: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc sẽ tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ
hội
A. phát triển. B. lũng đoạn. C. bá quyền. D. diệt vong.
Câu 38: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng
giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Ứng cử hội đồng nhân dân xã. B. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội.
C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật. D. Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng.
Câu 39: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định
đều có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. chính trị. B. văn hóa. C. xã hội. D. kinh tế.
Câu 40: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền các dân tộc
bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa?
A. Phát triển văn hóa truyền thống. B. Khôi phục ngôn ngữ và chữ viết.
C. Phát triển kinh tế gia đình. D. Bảo tồn trang phục của dân tộc mình .
Câu 41: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền các dân tộc
bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục?
A. Tuyên truyền từ bỏ hủ tục. B. Hỗ trợ kinh phí học tập.
C. Thực hiện chế độ cử tuyển . D. Xây dựng trường dân tộc nội trú.
Câu 42: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng trên lĩnh vực chính trị thể hiện ở việc các dân tộc
đều có
A. tham gia lễ hội truyền thống. B. học tập không hạn chế.
C. làm du lịch cộng đồng. D. giám sát việc giải quyết khiếu nại.
Câu 43: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng
giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Giám sát giải quyết khiếu nại. B. Đăng ký nơi bầu cử.
C. Hướng dẫn nếp sống văn hóa. D. Hướng dẫn công tác bầu cử.
Câu 44: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số được tạo
điều kiện nâng cao trình độ là góp phần thực quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. tự do tín ngưỡng. B. kinh tế. C. văn hóa, giáo dục. D. chính trị.
Câu 45: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các
dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?
A. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội. B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.
C. Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng . D. Ứng cử hội đồng nhân dân xã.
Câu 46: Bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hóa thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng
đồng dân tộc Việt Nam đều được
A. ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân. B. dự ngày hội đoàn kết.
C. nhận hỗ trợ học tập D. góp ý kiến với đại biểu quốc hội .
Câu 47: Các dân tộc đều được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục, được tạo điều
kiện để mọi dân tộc đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc
trên lĩnh vực
A. kinh tế. B. chính trị. C. giáo dục. D. văn hóa.
Câu 48: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục
không thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền
A. được học thường xuyên, học suốt đời . B. có quyền học tập không hạn chế.
C. bình đẳng về cơ hội trong học tập. D. được nhà nước cử tuyển học đại học.
Câu 49: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng
giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị?
A. Ứng cử hội đồng nhân dân xã. B. Hỗ trợ tái định cư khu vực sạt lở .
C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật. D. Tham gia bầu cử đại biểu quốc hội.
Câu 50: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục
không thể hiện ở việc các dân tộc được
A. đăng ký học cử tuyển . B. nhận hỗ trợ chi phí học tập
C. tham gia học bán trú. D. giữ gìn văn hóa truyền thống .
Câu 51: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục
không thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền
A. được học thường xuyên, học suốt đời . B. có quyền học tập không hạn chế.
C. được nhà nước hỗ trợ chi phí học tập. D. bình đẳng về cơ hội trong học tập.

Câu 52: Lợi dụng chức vụ là hiệu trường nhà trường, ông H đã chỉ đạo kế toán là chị E lập chứng
từ khống để tăng số tiền được nhận trợ cấp sinh hoạt phí dành cho học sinh đồng bào dân tộc
thiểu số. Sau khi kiểm tra sổ sách, chị T trưởng ban thanh tra nhân dân phát hiện và có kiến nghị
lên hiệu trưởng, tuy nhiên ông H không xem xét mà còn gạt chị T ra khỏi danh sách lao động tiên
tiến với lý do chị T gây mất đoàn kết nội bộ. Trong trường hợp những ai đã vi phạm chính sách
bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục?
A. Ông H và chị E. B. Ông H và chị T.
C. Ông H, chị E và chị T. D. Chị E và chị T.
Câu 53: Trong cuộc họp của thôn, bà H phản ánh, hiện nay ở trong thôn có một số hộ dân đồng
bào dân tộc thiểu số vẫn còn giữ một kiểu chăn nuôi truyền thống gây ô nhiễm môi trường, nên
đề nghị trưởng thôn có biện pháp tuyên truyền. Cho rằng bà H có ý miệt thị với các hộ đồng bào
dân tộc. Ông T trưởng thôn đã yêu cầu bà H im lặng và dời khỏi cuộc họp. Cùng dự cuộc họp,
anh M và anh K đã hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong lấy mật để giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát
nghèo. Nhưng ai đã hiểu chưa đúng về chính sách bình đẳng giữa các dân tộc ?
A. Bà H. B. Bà H, ông T. C. Ông T. D. Anh M và anh K.
Câu 54: Được anh L hối lộ cho một khoản tiền, ông H chủ tịch mặt trận xã X đã đưa anh L vào
danh sách ứng cử hội đồng nhân dân xã. Đồng thời loại anh T một thanh niên người dân tộc thiểu
số vừa tốt nghiệp đại học với lý do anh T là người dân tộc thiểu số lại tốt nghiệp đại học theo chế
độ cử tuyển. Anh H chưa được đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới
đây?
A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Tôn giáo.
Câu 55: Trong cuộc họp với các gia đình trong bản, ông H trưởng bản đã động viên khen ngợi gia
đình anh M, đã sử dụng có hiệu có nguồn vốn vay của nhà nước để thoát nghèo, từng bước vươn
lên làm giàu. Ngoài ra ông cũng phê bình và nhắc nhở gia đình ông D cần thay đổi phương thức
làm ăn để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc. Gia đình anh M đã
thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc của nhà nước ta trên phương diện
A. Chính trị. B. Tôn giáo. C. Kinh tế. D. Văn hóa.
Câu 56: Trong cuộc họp toàn dân bản X, khi ông A trưởng bản đang lấy ý kiến về việc triển khai
kế hoạch xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với phát triển các sản phẩm của đồng bào dân
tộc, nhưng bị chị C và chị M kịch liệt phản đối vì cho rằng như vậy sẽ làm mất đi bản sắc văn hóa
dân tộc. Là người được cử đi tham khảo các mô hình này ở địa phương khác, anh Y đã trình bày
quan điểm của mình ủng hộ ông A và vận động mọi người cùng thực hiện. Việc làm của ông A
và anh Y góp phần thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế - văn hóa. B. Kinh tế - chính trị
C. Văn hóa - giáo dục D. Văn hóa – chính trị.
Câu 57: Thấy con gái mình là cháu T bị ông Q trưởng bản loại khỏi danh sách tham gia biểu diễn
văn nghệ trong lễ hội làng với lý do gia đình anh là người dân tộc Kinh không hiểu biết về văn
hóa dân tộc thiểu số. Anh D tới gặp ông Q và kịch liệt phản đối, cho rằng anh D có hành vi gây
rối an ninh trật tự, ông Q đã cùng anh H công an viên bắt giam anh D vào nhà kho sau 2 ngày mới
thả. Ông D đã thực hiện chưa đúng quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. kinh tế. B. chính trị. C. Văn hóa. D. xã hội.
Câu 58: Trong cuộc họp ở bản X, ông A trưởng bản lấy ý kiến về việc các hộ gia đình đăng ký
tham gia làm du lịch văn hóa cộng đồng, thì bị chị C và chị M phản đối với lý do như vậy sẽ phá
vỡ văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Thấy vậy anh T đã trình bày quan điểm ủng hộ ông A và
cho rằng phát triển du lịch văn hóa cộng đồng sẽ góp phần bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc
và góp phần phát triển kinh tế địa phương. Quan điểm của ông A và anh T sẽ góp phần thực hiện
tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị - giáo dục. B. Văn hóa - giáo dục
C. Văn hóa – chính trị. D. Kinh tế - văn hóa
Câu 59: Bạn A là người dân tộc Kinh, bạn X là người dân tộc Tày, bạn H là dân tộc Thái, cả 3
đều đã tốt nghiệp trung học cơ sở và nộp hồ sơ theo học chương trình vừa học vừa làm tại một
trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Sau khi xem xét hồ sơ, nhà trường quyết định chọn A và không
chọn X và H vì lí do các em là người dân tộc thiểu số. Trong trường hợp này các bạn X và bạn H
cung bị vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. Giáo dục. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Chính trị.
Câu 60: Anh H, một thanh niên người dân tộc thiểu số, sau khi tốt nghiệp THPT, anh được nhà
nước hỗ trợ 50 triệu đồng để phát triển kinh tế gắn với du lịch cộng đồng. Sau 3 năm triển khai dự
án, mô hình của anh H đã mang lại thu nhập cho bản thân anh và các hộ dân trong bản. Thấy anh
H là thanh niên có khát vọng làm giàu, ủy ban nhân dân huyện đã đề cử anh H đi học đại học theo
chế độ cử tuyển. Nhận thấy đây là cơ hội để nâng cao trình độ và có thể có cơ hội giúp địa phưng
nhiều hơn nên anh H đã đồng ý. Anh H được nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng trên các lĩnh
vực nào dưới đây?
A. Văn hóa - giáo dục B. Văn hóa – chính trị.
C. Chính trị - giáo dục. D. Kinh tế - giáo dục.
Câu 61: Bạn A là người dân tộc Kinh, bạn X là người dân tộc Tày. Cả 2 đều đã tốt nghiệp trung
học cơ sở và nộp hồ sơ theo học chương trình vừa học vừa làm tại một trường dạy nghề trên địa
bàn tỉnh. Sau khi xem xét hồ sơ, nhà trường quyết định chọn A và không chọn X vì lí do X là
người dân tộc thiểu số. Trong trường hợp này trường X đã thực hiện chưa đúng nội dung quyền
bình đẳng trong lĩnh
A. Tôn giáo. B. Văn hóa. C. Kinh tế. D. Chính trị.
Câu 62: Vì muốn anh L một cán bộ người Kinh được tăng cường theo đề án đưa trí thức trẻ về
phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc vào diện tái cử cho khóa sau. Ông H đã loại hồ sơ của
anh C sinh viên người dân tộc thiểu số ở địa phương vừa tốt nghiệp ra trường khỏi danh sách ứng
cử hội đồng nhân dân xã với lý do anh này mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Anh C chưa được
thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực
A. Tôn giáo. B. Văn hóa. C. Kinh tế. D. Chính trị.
Câu 63: Tại cuộc họp các hộ gia đình trong bản để bàn về việc bình xét hộ nghèo đủ điều kiện
được vay vốn hỗ trợ sản xuất. Anh A và anh L đưa ra ý kiến cho rằng, trong bản có một số hộ
đồng bào dân tộc thiểu số và một số hộ dân tộc Kinh lên đây lập nghiệp có cuộc sống khó khăn
nên ưu tiên các hộ này vay vốn trước. Anh M đứng lên phản đối anh A vì cho rằng việc nhà nước
cho vay vốn chỉ áp dụng với đồng bào dân tộc thiểu số, người Kinh không thuộc đối tượng. Thấy
ý kiến của anh M hợp lý, ông H trưởng bản đã quyết định chỉ lập danh sách các hộ đồng bào dân
tộc thiểu số. Những ai dưới đây đã hiểu sai chính sách bình đắng giữa các dân tộc trên lĩnh vực
kinh tế ?
A. Anh L và ông H. B. Anh A và anh L C. Anh M và ông H. D. Anh A và anh M
Câu 64: Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị
K không đồng ý vì lý do anh H là người dân tộc thiểu số. Dù bị phản đối, nhưng cả hai người vẫn
quyết định đến ủy ban nhân dân để đăng kí kết hôn. Tại đây anh T người có thẩm quyền sau khi
xem xét các điều kiện kết hôn theo quy định đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai
người.Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Chị K và bố mẹ chị K. B. Bố mẹ chị K.
C. Chị K và anh H. D. Gia đình anh H và anh T.
Câu 65: Trường dân tộc nội trú A chỉ ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc sinh sống trong địa
bàn. Vì học sinh là con em nhiều dân tộc khác nhau nên Hiệu trưởng trường dân tộc nội trú A quy
định, học sinh chỉ được phép sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và học tập. Hiệu trưởng trường
dân tộc nội trú A chưa đảm bảo nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào
dưới đây?
A. Chính trị, xã hội. B. Văn hóa, giáo dục. C. Kinh tế, chính trị. D. Kinh tế, xã hội.
Câu 66: Trong hội nghị hiệp thương giới thiệu nhân sự ứng cử, ông B cán bộ mặt trận đã kịch liệt
phản đối chị N, một sinh viên người dân tộc thiểu số, vừa tốt nghiệp đại học nông nghiệp xin nộp
đơn ứng cử. Khi anh A đang trình bày ý kiến ủng hộ mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn
với bảo tồn nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc do chị N làm thí điểm nhiều năm nay
và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì thì bị ông H trưởng bản yêu cầu anh A dừng ý kiến và không
cho tham dự cuộc họp. Chị N chưa được thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên
phương diện
A. chính trị. B. xã hội. C. văn hóa. D. kinh tế.
Câu 67: Sau khi tốt nghiệp đại học, anh L một thanh niên người dân tộc thiểu số đã được sự bảo
lãnh của ngân hàng chính sách xã hội để vay vốn cho dự án phát triển du lịch cộng đồng. Khi tiếp
nhận hồ sơ xin cấp phép, anh T cán bộ cơ quan chức năng đã loại hồ sơ của L với lý do anh là
thanh niên người dân tộc thiểu số chưa có nhiều kinh nghiệm, việc phát triển du lịch cộng đồng sẽ
kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Anh L đã bị vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực
A. lao động. B. kinh doanh. C. kinh tế. D. chính trị.
Câu 68: Gia đình ông H người dân tộc thiểu số cư trú tại bản X được vay 50 triệu đồng để làm
vốn phát triển kinh tế. Sau 3 năm tìm tòi, học hỏi, gia đình ông đã vươn lên trở thành gia đình khá
giả trong bản. Được sự vận động của ông K hiệu trưởng trường dân tộc nội trú huyện, anh D con
ông H vừa tốt nghiệp THPT đã làm đơn xin được đi học đại học theo chế độ cử tuyển và hồ sơ đã
được chấp nhận. Gia đình ông H được tạo điều kiện phát triển ở các lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị - giáo dục. B. Văn hóa - giáo dục
C. Văn hóa – chính trị. D. Kinh tế - giáo dục.
Câu 69: Trong cuộc họp của các hộ dân trong bản, bà H cung cấp bằng chứng phản ánh ông P chủ
tịch xã có hành vi tư lợi, đối với khoản cho vay của ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ đồng
bào dân tộc vươn lên thoát nghèo. Nhận thấy việc bà H phản ánh đúng sự thật, ông X cũng đã đưa
ra bằng chứng về việc ông P đã nhận tiền của một số hộ dân trong bản để xác nhận sai sự thật
giúp cho một số học sinh được nhận chế độ hỗ trợ học tập không đúng đối tượng. Ông P đã vi
phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên các lĩnh vực nào dưới đây?
A. Văn hóa - giáo dục B. Kinh tế - giáo dục.
C. Kinh tế - chính trị D. Văn hóa – chính trị.
Câu 70: Để giúp con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện được tham gia học tập, nhà nước
đã ưu tiên để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, các trường dân tộc nội trú, các cơ sở bán trú, hỗ
trợ chi phí học tập hàng tháng để các em có điều kiện học tập. Việc thực hiện các chính sách này
là góp phần thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
giáo dục?
A. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
B. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục
C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
D. Mở rộng quy mô giáo dục
Câu 71: Xã Q là một xã miền núi có đồng bảo thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan
tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà
kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về điều kiện kinh tế. B. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh.
C. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh. D. Bình đẳng về chủ trương
Câu 72: Trong cuộc họp với các cử tri tại khu dân phố về việc giới thiệu nhân sự ra ứng cử hội
đồng nhân dân cấp xã. Ông H kịch liệt phản đối việc giới thiệu ông M ra ứng cử với lý do ông M
là người dân tộc thiểu số. Thấy ông H làm ồn, ông T trưởng bản đã yêu cầu ông H dừng phát
biểu. Cũng có mặt trong cuộc họp, bà Q có ý kiến nhận xét về các ứng cử viên thì bị ông T yêu
cầu ra ngoài vì cho rằng bà cũng là người dân tộc thiểu số không nên có ý kiến nhiều. Những ai
dưới đây đã chưa tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị
A. Ông H và bà Q. B. Ông H và ông T. C. Ông M và bà Q. D. Ông H và ông M.
Câu 73: Gia đình ông N người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo cư trú tại vùng kinh tế đặc biệt
khó khăn, được nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp để phát triển kinh tế. Sau khi nhận tiền
ông N dùng tiền đó để sửa lại nhà và mua xe máy cho con đi học lớp 11 ở dưới trường huyện.
Trong trường hợp này ông N đã thực hiện chưa tốt những hỗ trợ của nhà nước trên lĩnh vực nào
dưới đây?
A. Văn hóa. B. Giáo dục. C. Chính trị. D. Kinh tế.
Câu 74: Trong buổi hội diễn văn nghệ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường phổ thông dân tộc
nội trú X, các học sinh đều được khuyến khích mặc trang phục truyền thống, biểu diễn các bài hát
và điệu múa đặc sắc của dân tộc mình. Việc làm đó thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc
trên lĩnh vưc
A. văn hóa. B. giáo dục. C. chính trị. D. Kinh tế.
Câu 75: Anh P và chị H thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố mẹ anh
P là ông Q và bà G đã không đồng ý và ra sức ngăn cản vì lí do chị H là người dân tộc thiểu số.
Cho nên chị H đã nhờ cán bộ làm công tác mặt trận là ông U và bà T can thiệp để hai người được
kết hôn. Sau khi ông U bà T thuyết phục không được, đã có những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ đến
ông Q bà G. Những ai dưới đây đã thực hiện chưa tốt nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Mình ông Q. B. Bố mẹ P và bố mẹ H.
C. Ông U và bà T. D. Ông Q và bà G.
Câu 76: Bạn Sình A Tống, người dân tộc H’mông, có hộ khẩu thường trú trong thời gian học
Trung học phổ thông trên 18 tháng tại Khu vực 1 khi tham gia xét tuyển đại học bạn được ưu tiên
cộng điểm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực
A. văn hóa. B. kinh tế. C. giáo dục. D. chính trị.
Câu 77: Anh P và chị H yêu nhau, nhưng ông Q và bà V bố mẹ của anh P lại nhất quyết không
đồng ý vì lí do chị H là người dân tộc thiểu số. Thấy anh P và chị H quyết tâm lấy nhau, ông Q đã
nhờ ông T là bạn cùng học phổ thông với mình hiện đang làm bộ phận một cửa của xã X gây khó
khăn để không cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho anh P và chị H. Khi thấy anh P và chị H
đến làm thủ tục đăng ký kết hôn, ông T đã từ chối tiếp nhận hồ sơ với lý do chị H chưa có giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng giữa các
dân tộc?
A. Bà V, ông Q và ông T. B. Bà V và ông Q .
C. Anh P và chị H. D. Chị H, bà V và ông Q.
Câu 78: Bạn A là người dân tộc Kinh, bạn X là người dân tộc Tày, bạn H là dân tộc Thái, cả 3
đều đã tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn một huyện miền núi. Để thực hiện ước mơ của
mình, ba bạn đã làm đơn đề nghị được đi đại học theo chế độ cử tuyển. Căn cứ vào chỉ tiêu và
điều kiện cụ thể, UBND huyện M chỉ phê huyện hồ sơ của X và H còn A không được vì A không
đúng đối tượng. Trong trường hợp huyện M không vi phạm quyền bình giữa các dân tộc trên lĩnh
vực
A. văn hóa. B. giáo dục. C. kinh tế. D. chính trị.
Câu 79: Sau khi tốt nghiệp đại học theo chế độ cử tuyển cho con em đồng bào dân tộc, H trở về
quê để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Được sự hỗ trợ của ngân hàng chính sách xã hội, H đã khôi
phục và phát triển hệ thống cây dược liệu có nguồn gốc lâu đời tại địa phương. Sau 3 năm thực
hiện dự án, bản thân anh H và nhiều đồng bào trong bản đã vươn lên thoát nghèo. Anh H đã được
thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Kinh tế - chính trị B. Kinh tế - giáo dục.
C. Văn hóa - giáo dục D. Văn hóa – chính trị.
Câu 80: Sau khi được cử đi học đại học theo chế độ cử tuyển dành cho con em đồng bào dân tộc,
anh D được phân công công tác về một huyện miền núi khó khăn. Với năng lực và hiểu biết của
mình, anh đã xây dựng một số mô hình phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Nhờ đó đời sống của đồng bào ngày càng nâng cao.Trong đợt bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân
các cấp, anh được giới thiệu ứng cử và trúng cử với số phiếu rất cao. Anh D đã được thực hiện
quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên những lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Kinh tế - chính trị B. Văn hóa – chính trị.
C. Chính trị - giáo dục. D. Văn hóa - giáo dục
Câu 81: Để giúp con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện được tham gia học tập, nhà nước
đã ban hành nhiều chính sách như; trong đó đã ưu tiên để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, xây
dựng các trường dân tộc nội trú, xây dựng các cơ sở bán trú, ưu tiên về đội ngũ giáo viên và các
chính sách liên quan đến chế độ đối với giáo viên, học sinh, hỗ trợ chi phí học tập hàng tháng để
các em có điều kiện học tập. Việc thực hiện các chính sách này là góp phần thực hiện tốt lĩnh vực
nào dưới đây của quyền bình đẳng giữa các dân tộc ?
A. Giáo dục. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Chính trị.
Câu 82: Bạn H là một học sinh người dân tộc Thái, bản thân bạn học giỏi. Ước mơ của em sau
này là muốn học đại học. Nhưng đang học phổ thông thì bố mẹ H bắt phải nghỉ học để lấy chồng
vì cho rằng con gái không cần học cao, học cao chỉ khó lấy chồng. Việc làm của bố mẹ H đã vi
phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới đây?
A. Văn hóa. B. Kinh tế. C. Giáo dục. D. Chính trị.
Câu 83: Anh P và chị H yêu nhau, nhưng ông Q là cha của anh P lại nhất quyết không đồng ý vì lí
do chị H là người dân tộc thiểu số. Bà V là mẹ của anh P rất thương con trai và chị H nhưng cũng
có quan điểm như ông Q. Vì rất yêu chị H nên anh P đã trao đổi với chị H kiên trì chờ đợi để vận
động cha mẹ cho cưới. Thấy gia đình anh P có ý coi thường gia đình mình, bố mẹ chị H là ông T
và bà A đã gọi điện xúc phạm anh P và bắt con gái yêu người khác. Những ai dưới đây thực hiện
không tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Bà V và ông Q . B. Anh P và chị H.
C. Ông T, bà A và ông Q. D. Bà V, ông Q và ông T.
Câu 84: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công
dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp
ý về các vấn đề chung của cả nước không phân biệt giữa các
A. tôn giáo. B. giai cấp. C. dân tộc. D. thành phần.
Câu 85: Bạn M là một học sinh người dân tộc Tày, bản thân bạn rất ham học và học khá. Ước mơ
của em sau này là trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho nhân dân. Nhưng đang học phổ thông thì bố
mẹ M bắt phải nghỉ học để lấy chồng vì cho rằng con gái không cần học cao, học cao chỉ khó lấy
chồng. Việc làm của bố mẹ M đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào
dưới đây
A. Chính trị. B. Giáo dục. C. Văn hóa. D. Kinh tế.
Câu 86: Trong cuộc họp của các hộ dân trong bản, bà H cung cấp bằng chứng phản ánh ông P chủ
tịch xã có hành vi tư lợi, lập danh sách không đúng đối tượng được học tập tại trường nội trú của
huyện. Nhận thấy việc bà H phản ánh đúng sự thật, ông X cũng đã đưa ra bằng chứng về việc ông
P đã nhận tiền của một số hộ dân trong bản để xác nhận sai sự thật hồ sơ vay vốn cho một số gia
đình trong bản. Ông P đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên các lĩnh vực nào dưới
đây?
A. Văn hóa – chính trị. B. Kinh tế - giáo dục.
C. Kinh tế - chính trị D. Văn hóa - giáo dục

PHẦN 2: BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO

Câu 1: Ông A không đồng ý cho M kết hôn với K vì do hai người không cùng tôn giáo.
Ông A đã không thực hiện quyền bình đẳng giữa
A. tín ngưỡng. B. các dân tộc. C. các tôn giáo. D. các vùng, miền.
Câu 2: Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo là
A. hoạt động tôn giáo. B. tôn giáo.
C. cơ sở tôn giáo. D. tín ngưỡng.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm khi tham gia các hoạt động tín ngưỡng tôn
giáo?
A. Ủng hộ các hoạt động tôn giáo. B. Kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Tuyên truyền văn hóa đạo Phật. D. Cải tạo công trình tôn giáo hợp pháp.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, các tôn giáo hợp pháp đều có quyền được
A. tổ chức ngân hàng riêng. B. tổ chức quân đội riêng.
C. tổ chức sinh hoạt tôn giáo. D. tổ chức chống phá nhà nước.
Câu 5: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là
A. các cơ sở truyền đạo. B. các cơ sở vui chơi.
C. các cơ sở họp hành tôn giáo. D. các cơ sở tôn giáo.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo hợp pháp được
nhà nước
A. thiết kế và đầu tư. B. xây dựng và vận hành.
C. thu hồi và quản lý. D. tôn trọng và bảo hộ.
Câu 7: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau đều có
nghĩa vụ
A. tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. B. nói lời hay, làm việc thiện.
C. bớt sân si, thôi tranh giành. D. làm việc tốt, có lòng thiện.
Câu 8: Đâu không phải là công trình tôn giáo?
A. Tòa thánh Tây Ninh. B. Nhà thờ Đức Bà.
C. Văn miếu Quốc Tử Giám. D. Chùa Một Cột.
Câu 9: Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì
cương vị nào nếu vi phạm pháp luật
A. được quyền phủ nhận lời khai nhân chứng.
B. phải tham gia lao động công ích.
C. phải từ bỏ sở hữu mọi tài sản.
D. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Câu 10: Hiện nay có một số cá nhân giả danh nhà sư để đi khất thực, quyên góp tiền ủng hộ
của nhân dân để xây dựng chùa chiền, hành vi này là biểu hiện của việc
A. mê tín dị đoan. B. hoạt động tôn giáo.
C. lợi dụng tôn giáo. D. hoạt động tín ngưỡng.
Câu 11: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân thể hiện ở việc, mọi công dân đều
có quyền
A. xây dựng cơ sở tôn giáo. B. thành lập tổ chức tôn giáo.
C. lợi dụng tôn giáo để vi phạm. D. theo hoặc không theo tôn giáo.
Câu 12: Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các tôn giáo hợp pháp trong quá
trình tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo không được thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Xâm phạm đạo đức xã hội. B. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
C. Từ bỏ hủ tục lạc hậu. D. Cứu trợ, ủng hộ kinh phí.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật, tài sản hợp pháp của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo
được nhà nước
A. đầu tư. B. quản lý. C. tịch thu. D. bảo hộ.
Câu 14: Trong lĩnh vực tôn giáo, theo quy định của pháp luật, mọi tôn giáo hợp pháp đều
được nhà nước và pháp luật
A. cấp đất để xây dựng trụ sở. B. miễn các loại thuế và phí.
C. tôn trọng và bảo hộ. D. cấp ngân sách để hoạt động.
Câu 15: Bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo không thể hiện ở việc, nhà nước
A. xóa bỏ tôn giáo bất hợp pháp. B. bảo vệ cơ sở thờ tự.
C. tôn vinh người có Đạo tiêu biểu. D. tôn trọng quyền tín ngưỡng.
Câu 16: A và B chơi thân với nhau nhưng mẹ của A kịch liệt ngăn cản A vì B có theo tôn
giáo. Hành vi của mẹ A xâm phạm quyền bình đẳng giữa
A. các giáo hội. B. các địa phương. C. các gia đình. D. các tôn giáo.
Câu 17: Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền
hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật nội dung quyền bình đẳng giữa các
A. cơ sở tôn giáo. B. hoạt động tôn giáo.
C. tôn giáo. D. tín ngưỡng.
Câu 18: Theo quy định của pháp luật, các tôn giáo hợp pháp đều có quyền được ban hành
A. loại tiền tệ riêng. B. luật pháp riêng.
C. điều lệ hoạt động. D. quốc hiệu riêng.
Câu 19: Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các Chức sắc trong quá trình thực
hiện các sinh hoạt tôn giáo phải thực hiện đúng
A. mọi lợi ích của tôn giáo, B. việc chi trả kinh phí.
C. quy định của pháp luật. D. chế độ cho các thành viên.
Câu 20: Hành vi nào dưới đây của công dân không thể hiện quyền bình đẳng của công dân
trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
A. Đạo pháp dân tộc. B. Tốt đời đẹp đạo.
C. Buôn thần bán thánh. D. Kính chúa yêu nước.
Câu 21: Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng về nghĩa vụ giữa các tôn giáo khi
tổ chức hoạt động tôn giáo?
A. Các tín đồ tham gia cứu trợ. B. Xuyên tạc nội dung tôn giáo.
C. Tôn giáo tham gia từ thiện. D. Tôn vinh người có đạo.
Câu 22: Các cơ sở tôn giáo được pháp luật thừa nhận dù lớn hay nhỏ được nhà nước đối xử
A. không bình đẳng. B. bình đẳng như nhau.
C. có sự phân biệt. D. tùy theo từng tôn giáo.
Câu 23: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có
quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của
A. hội thánh. B. giáo hội. C. đạo pháp. D. pháp luật.
Câu 24: Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các tôn giáo hợp pháp trong quá
trình tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo không được thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Hỗ trợ hoạt động từ thiện. B. Hủy hoại tài nguyên môi trường.
C. Tuyên truyền phổ biến pháp luật. D. Xuất bản phẩm về tôn giáo.
Câu 25: Việc làm nào dưới đây góp phần thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Xuyên tạc nội dung tôn giáo. B. Chia rẽ người theo Đạo
C. Phá hoại kiến trúc tôn giáo. D. Xóa bỏ tôn giáo bất hợp pháp.
Câu 26: Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các tôn giáo hợp pháp trong quá
trình tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo không được thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Tuyên truyền giáo lý. B. Nâng cấp cơ sở thờ tự
C. Phổ biến sách Kinh thánh. D. Xâm phạm quốc phòng.
Câu 27: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín
ngưỡng và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy là
A. cơ sở tôn giáo. B. tín ngưỡng.
C. tôn giáo. D. hoạt động tôn giáo.
Câu 28: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và
thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí - đó là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền bình đẳng giữa các công dân. B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. D. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Câu 29: Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các tôn giáo hợp pháp trong quá
trình tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo không được thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Chia rẽ những người theo tôn giáo. B. Hiến đất mở rộng nơi thờ tự.
C. Phá bỏ nơi thờ tự xuống cấp. D. Chia sẻ kinh phí cứu trợ.
Câu 30: Theo quy định của pháp luật, các tôn giáo hợp pháp đều có quyền được xuất bản
A. kinh sách. B. tiền tệ. C. Luật pháp. D. Hiến pháp.
Câu 31: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước đảm
bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ là nội dung quyền bình đẳng giữa
các
A. hoạt động tôn giáo. B. tôn giáo.
C. tín ngưỡng. D. cơ sở tôn giáo.
Câu 32: Theo quy định của pháp luật, các tôn giáo được nhà nước công nhận đều
A. phải chịu trách nhiệm pháp lý. B. phải công khai thu nhập.
C. nộp thuế cho nhà nước. D. bình đẳng trước pháp luật.
Câu 33: Hành vi nào dưới đây không bị nghiêm cấm khi tham gia các hoạt động tín
ngưỡng tôn giáo?
A. Mua chuộc người khác theo Đạo. B. Xây mới cơ sở tôn giáo hợp pháp.
C. Cản trở người dân theo Đạo. D. Hủy hoại công trình tôn giáo.
Câu 34: Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa công dân có hoặc không có tôn
giáo và giữa công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ gì với nhau ?
A. Tôn trọng. B. Ngang hàng. C. Độc lập. D. Công kích.
Câu 35: Theo quy định của pháp luật, trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo, mọi công dân
đều có quyền
A. theo hoặc không theo tôn giáo. B. phải theo một tôn giáo bất kỳ.
C. kỳ thị các tôn giáo khác. D. xuyên tạc chính sách tôn giáo.
Câu 36: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền
hoạt động tôn giáo theo
A. tín ngưỡng cá nhân. B. quan niệm đạo đức.
C. quy định của pháp luật. D. phong tục tập quán.
Câu 37: Hành vi nào dưới đây không bị nghiêm cấm khi tham gia các hoạt động tín
ngưỡng tôn giáo?
A. Ép buộc người khác theo tôn giáo. B. Xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo.
C. Tôn vinh người có Đạo tiêu biểu. D. Phân biệt vì lý do tôn giáo.
Câu 38: Trong cuộc họp của tổ dân phố, bà H phản ánh nhà ông P lôi kéo người dân theo
đạo Hội thánh đức chúa trời, phá bỏ bàn thờ tổ tiên, hàng sáng tụ tập tại nhà ông P để nghe
giảng kinh là trái pháp luật. Ông X cắt ngang lời bà H: Đó là quyền tự do tôn giáo, việc
của người ta bà nói làm gì. Bà V chen vào: Xã ta đã nhiều tôn giáo rồi, cần gì phải thêm
tôn giáo nào nữa. Những ai hiểu sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Bà H, bà V. B. Bà V, ông X. C. Ông X. D. Bà H.
Câu 39: Anh P và chị H thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố
mẹ anh P là ông Q và bà G đã không đồng ý và ra sức ngăn cản vì lí do chị H là người
theo đạo. Cho nên chị H đã nhờ bố mẹ mình là ông U và bà T can thiệp để hai người được
kết hôn. Sau khi ông bà U thuyết phục không xong, đã có những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ
đến ông bà Q. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Bố mẹ P và bố mẹ H. B. Ông U và bà T.
C. Mình ông Q. D. Ông Q và bà G.
Câu 40: Chị N và anh M muốn kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là anh K không đồng ý và
đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi
của ông K là biểu hiện
A. sự thiếu văn hóa trong giáo tiếp. B. sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
C. lạm dụng quyền hạn tự do tín ngưỡng. D. sự không thiện chí với tôn giáo khác.
Câu 41: Anh P và chị H yêu nhau, mẹ của anh P thì ủng hộ nhưng ông Q là cha của anh P
lại nhất quyết không đồng ý vì lí do chị H là người không theo đạo thiên chúa. Bà V là mẹ
của chị H rất thương con nhưng cũng có quan điểm như ông Q. Vì rất yêu chị H nên anh P
đã ép chị H phải theo đạo cùng mình để được cha mẹ cho cưới. Chị H miễn cưỡng chấp
nhận nhưng tâm sự với chị M là mình chỉ theo giả tạo thôi. Chị M đồng ý và cho rằng đạo
thiên chúa toàn dạy những điều phi thực tế. Những ai dưới đây đã không tôn trọng quyền
bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Ông Q, bà V, anh P, chị M và chị M. B. Bà V, ông Q và anh P.
C. Anh P, ông Q và chị M. D. Chị M, chị H và ông Q.
Câu 42: Bố chị T không cho Chị T kết hôn với anh A vì anh A là người theo đạo Thiên
Chúa. Trong trường hợp này, bố chị T đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh
vực nào?
A. Kinh tế. B. Văn hóa. C. Chính trị. D. Tôn giáo.

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

You might also like