You are on page 1of 3

KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ - HOÀNG VŨ

Có ý kiến cho rằng ngôn ngữ âm nhạc chính là ngôn ngữ tuyệt vời nhất bởi lẽ nó
chính là ngôn ngữ trừu tượng nhất. Một lần được thấu hiểu vạn lần được cảm thông,
dường như âm nhạc có thể hiểu hết chính câu chuyện cuộc đời của chúng ta mà đôi
khi chẳng cần ai phải kể. Cũng chính vì vậy mà “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ
Hoàng đã nói lên sứ mệnh, trách nhiệm mà thế hệ trẻ phải gánh vác trong công cuộc
xây dựng đất nước qua những biện pháp nghệ thuật, nội dung đặc sắc cùng tiết tấu hài
hòa, nhịp điệu hào hùng, vang vọng.

Ca khúc “Khát vọng tuổi trẻ” được nhạc sĩ Vũ Hoàng viết vào năm 1996. Ông bỏ rất
nhiều thời gian để tìm tư liệu, trong số đó là đoạn điệp khúc được viết dựa trên “Trích
lời phát biểu của Bác tại buổi khai mạc trường đại học Nhân Dân Việt Nam.”
(19/1/1955). Tuổi trẻ là tuổi xuân mang bao niềm tin, khát vọng, đó là lứa tuổi căng
tràn sức sống, căng tràn nhiệt huyết, khát khao được cống hiến bằng tất cả sức lực và
trí tuệ của mình. Và đó cũng chính là ý nghĩa của “Khát vọng tuổi trẻ”. Bên cạnh đó,
ca khúc còn mang một mạch cảm xúc trào dâng cùng niềm tự hào mãnh liệt khi nhắc
về Tổ quốc.

“Đường dài tương lai quê hương đang gọi mời


Tuổi trẻ hôm nay chung tay xây ngày mới
Dù lên rừng hay xuống biển
Vượt bão giông, vượt gian khổ
Tuổi trẻ kề vai, vững vàng chân bước bạn ơi.”

“Khát vọng tuổi trẻ” bắt đầu với 5 câu hát chắc khỏe, ca ngợi sự đóng góp của tuổi
trẻ trong cuộc sống hiện tại qua cụm từ “tuổi trẻ hôm nay” nghĩa là không chỉ ở thời
điểm ở hiện tại mà bất kỳ giai đoạn nào, tuổi trẻ cũng cần ra tay chung sức xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Biện pháp liệt kê được thể hiện qua các từ ngữ “lên rừng”, “xuống
biển”, “bão giông”, “gian khổ” đã mở ra một không gian rộng lớn của đất nước và
không chỉ dừng lại ở đó, những hình ảnh ấy còn nói đến những gian khổ, gian lao mà
thế hệ trẻ đã và sẽ phải trải qua trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển này.
Những điều ấy cũng có nghĩa là tuổi trẻ phải hình dung, đoán định con đường tương
lai phía trước của mình không bao giờ là hữu hạn. Chính vì nó là những chân trời rộng
mở và cần lắm niềm tin cùng nghị lực để có thể vươn lên khám phá, dựng xây bằng
một khát vọng vô cùng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, biện pháp nghệ thuật đối lập “lên
rừng” “xuống biển” cùng phép điệp từ “vượt” như khẳng định một ý chí kiên định,
một niềm tin không gì có thể chuyển lay của thế hệ trẻ Việt Nam đối với việc hiến
dâng và cống hiến hết sức mình phụng sự Tổ quốc. Cũng chính khát vọng ấy của thế
hệ trẻ cũng được Vũ Hoàng cổ vũ qua câu hát “Tuổi trẻ kề vai, vững vàng chân bước
bạn ơi.” Lời hát ấy không chỉ là một lời khuyến khích từ nhạc sĩ là hãy luôn tự tin,
vững vàng trên đôi chân của mình bước tiếp con đường tương lai mà nó còn thể hiện
một sự kiên nhẫn, kiên trì của tuổi trẻ trong việc đối mặt với những khó khăn trong
cuộc sống.

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta


Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”

Kết thúc 5 câu hát với sự ca ngợi không ngại gian khổ của nhạc sĩ Vũ Hoàng dành
cho thế hệ trẻ thì chính là phần điệp khúc của bài. Với nhịp điệu chắc khỏe, tiết tấu
không nhanh không chậm, điệp khúc đã nói lên vai trò cùng trách nhiệm của lớp trẻ
sau này. Và từng câu hát trong đoạn điệp khúc này của ông vô cùng tiêu biểu và nổi
tiếng, có nhiều người cho rằng tác giả gốc của câu “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho
ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” là ông John F. Kenedy (Tổng thống
thứ 35 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) phát biểu tại lễ nhậm chức tổng thống Mỹ. Sự
thực là vào 6 năm trước đó, vào ngày 19-01-1955, chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí
Minh đã đề cập đến trong bài nói chuyện với sinh viên và thanh niên trong Lễ khai
mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam. Nguyên văn lời Bác như sau: “Nhiệm vụ
của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì mà phải tự hỏi mình
đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình
đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”. Nội dung của đoạn điệp khúc
thực chất là nói đến 2 vấn đề, như đã đề cập ở trên, đó chính là vai trò và trách nhiệm
của tuổi trẻ đối với Tổ quốc. Bởi lẽ, hơn ai hết, nhạc sĩ là người từng nhiều năm liền
sát cánh với thanh niên để cùng ăn, cùng ở và cùng lao động với nhân dân qua nhiều
miền quê của đất nước. Vì vậy, ông cũng nhận thức được những mặt còn hạn chế của
tuổi trẻ. Đó là sự ỷ lại, sự lười nhác, chưa có tinh thần cống hiến nhưng lại luôn mong
muốn hưởng thụ của một bộ phận thanh niên. Vì vậy, như người anh đi trước dẫn
đường, Vũ Hoàng đã mạnh mẽ và dứt khoát trong thái độ lựa chọn và định hướng cho
tuổi trẻ: "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta/ Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc
hôm nay". Và phép điệp cấu trúc câu “Đừng hỏi Tổ quốc…mà cần hỏi ta…” đã thể
hiện một hành động vô tư cùng khát vọng hiến dâng của tuổi trẻ thật thiêng liêng và
cao đẹp biết bao.

Với ca từ trong sáng, tha thiết, giản đơn, nhịp điệu mạnh mẽ, tiết tấu thúc giục cùng
giai điệu sôi nổi, khí thể, lời ca đã thể hiện được nhiệt huyết, hoài bão và ước mơ để
cống hiến hết sức mình của chính nhạc sĩ Vũ Hoàng và cả thế hệ trẻ nữa. Bên cạnh đó
thì lời hát đầu tiêu của ca khúc toàn thanh bằng, hát lên nghe như niềm hân hoan, vui
sướng, lòng lâng lâng theo từng bước chân say mê lên đường của tuổi trẻ. Bài hát "
Khát vọng tuổi trẻ" được trình bày rất thành công với tốp ca đoàn thanh niên. Ca khúc
ấy không chỉ là một bản nhạc, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật truyền tải tinh thần
của tuổi trẻ Việt Nam. Qua những giai điệu và lời bài hát ý nghĩa, nó đã lan tỏa thông
điệp về tình yêu đối với đất nước và khát vọng xây dựng một tương lai tươi sáng. Vì
thế tác phẩm đã được chọn là bài hát chủ đề cho hầu hết các chương trình về thanh
niên và học sinh trong suốt hơn 30 năm qua. Không chỉ riêng thế, chính các biện pháp
nghệ thuật liệt kê các từ ngữ “lên rừng”, “xuống biển”, “bão giông”, “gian khổ”; biện
pháp điệp từ “vượt”, điệp cấu trúc “Đừng hỏi Tổ quốc…mà cần hỏi ta…”, biện pháp
nghệ thuật đối lập cũng đã góp phần tạo nên sự thành công và tạo tiếng vang cho ca
khúc.

“Khát vọng tuổi trẻ” không chỉ đơn thuần là một bản nhạc, một nguồn cảm hứng hay
lời khuyên để ta tiếp tục bước trên con đường của mình mà còn là một tác phẩm nghệ
thuật truyền tải một tinh thần cao đẹp của nhạc sĩ Vũ Hoàng.

Vũ Hoàng đã dành rất nhiều tâm tư cùng tình cảm của mình khi sáng tác ca khúc
“Khát vọng tuổi trẻ” bởi lẽ ông muốn gửi gắm đến người nghe luôn phải có tinh thần
xây dựng tinh thần gắn kết và khát vọng xây dựng, phát triển đất nước. Ca khúc ấy tồn
đọng như một lời nhắc nhở, khích lệ tinh thần tuổi trẻ để mà lan tỏa thông điệp về tình
yêu đối với quê hương đất nước. Ngoài ra “Khát vọng tuổi trẻ” cũng phản ánh tâm
hồn nghệ sĩ và tinh thần sáng tạo, đam mê không chỉ của Vũ Hoàng nói riêng mà cả
các nghệ sĩ lúc bấy giờ nói chung. Tuổi trẻ tươi đẹp không chỉ có những sắc màu ấm
áp của hạnh phúc mà còn cần được tô vẽ bằng sự nhiệt huyết của mỗi cá nhân. Trân
trọng những giây phút ấy của tuổi trẻ, tôi hiểu được rằng mình càng cần phải cố gắng
để mà vươn xa hơn, cống hiến hết sức mình vì sự phát triển và tương lai thịnh vượng
của đất nước.

You might also like