You are on page 1of 2

Đất nước vốn là một đề tài quen thuộc và là nguồn cảm hứng bất tận cho nền văn

học Việt Nam. Ta dễ


dàng bắt gặp những kiệt tác của người xưa viết về đất nước như bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý
Thường Kiệt, bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi,… Đến gần hơn với hiện đại, chúng ta có “Đất
nước” của Nguyễn Đình Thi, “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm,… Song, rất ít ai lại mang đến cho đề
tài này một số nội dung có phần mới mẻ và một cách phô diễn khá độc đáo, hấp dẫn, không giống bất kì
cây bút nào đi trước như cách mà Nguyễn Khoa Điềm đã làm. Là một gương mặt tài năng thuộc thế hệ
các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước, thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng
nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Trong số các sáng tác tiêu
biểu của nhà thơ, nổi bật nhất có thể kể đến đoạn “Đất Nước” được trích từ trường ca “Mặt đường khát
vọng”. Đoạn trích thể hiện những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của tác giả, qua đó
cũng bộc lộ và làm sáng tỏ tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: Đất nước là của nhân dân.

(Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả sáng tác và hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm
1971”. Đoạn trích “Đất Nước” được trích từ phần đầu chương V của tác phẩm là một bài thơ có chất
triết lí sâu sắc, thông qua từng câu chữ đã nói lên cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những
phương diện: chiều dài của lịch sử, chiều rộng của không gian địa lí và chiều sâu của văn hóa. Đồng thời
tư tưởng “Đất nước của nhân dân” còn được làm nổi bật nhằm thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình
cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ thanh niên đô thị miền Nam trong cuộc chiến đấu chống đế quốc
Mĩ xâm lược)

Vùng đất Bình Trị Thiên là nơi khơi nguồn cảm hứng cho những lời ca hùng tráng trong ca khúc “Bình Trị
Thiên khói lửa”, là nơi tác giả “Mãi mãi tuổi hai mươi” vĩnh viễn nằm lại. Cũng chính tại nơi đây, năm
1971, trường ca ”Mặt đường khát vọng” được ra đời. Đoạn thơ “Đất Nước” trích từ phần đầu chương V
của trường ca, nhưng người ta thường gọi đó là bài thơ vì nó đã nói lên trọn vẹn ý nghĩa về “Đất Nước”.
Đó là những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những phương diện: chiều dài của lịch sử,
chiều rộng của không gian địa lí và chiều sâu của văn hóa. Đoạn thơ cũng là “sự thức tỉnh của tuổi trẻ”,
“hướng về nhân dân đất nước, sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến
đấu của dân tộc”.

Thông qua một góc nhìn mới mẻ về một đề tài hết sức quen thuộc, nhà thơ đã viết những vần thơ nhẹ
nhàng, tinh tế như một lời tâm tình sâu lắng đưa người đọc ngược dòng cảm xúc trở lại với cội nguồn
đất nước:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi…

Đất Nước có từ ngày đó…”

Mở đầu đoạn thơ, tác giả trực tiếp khẳng định rằng Đất Nước vốn đã tồn tại từ lâu đời: “Khi ta lớn lên
Đất Nước đã có rồi”. Chẳng biết Đất Nước hình thành và có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi ta lớn lên thì Đất
Nước đã có ở đấy rồi. Khái niệm Đất Nước gắn liền với những truyền thống lịch sử văn hoá, phong tục
tập quán và đời sống hằng ngày của dân tộc Việt Nam. Trước hết, đất nước là những gì gắn bó, gần gũi
với mỗi con người, mỗi gia đình. Đó là cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ kể con nghe, là “miếng trầu” đỏ
thắm bà ăn, là hình ảnh cây tre ngàn đời đánh giặc, là tình nghĩa mẹ cha sâu đậm, là “cái kèo, cái cột”
giữ mái ấm gia đình, là “hạt gạo” nuôi sống con người. “Cội nguồn” tưởng chừng như sâu xa hóa ra lại vô
cùng gần gũi và quen thuộc.
Từ những lời ru tiếng hát, những câu ca dao tục ngữ đến những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” mẹ kể,
Đất Nước hiện hữu qua hình tượng mẹ Âu Cơ sinh bọc trứng trăm con, qua truyền thuyết dựng nước và
giữ nước của các vua Hùng, qua các sự tích Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh,… và thậm chí cả những
câu chuyện cổ tích như Trầu Cau Tấm Cám,…. Nhắc đến sự tích Trầu Cau thì không thể không nhắc đến
phong tục ăn trầu của người Việt. Hình ảnh “miếng trầu” là hình ảnh của sự khởi đầu, là biểu tượng
của tình yêu, vật chứng cho lứa đôi cũng là biểu tượng tâm linh của người Việt. Đất Nước đã có
từ khi dân mình có tục ăn trầu và tục ăn trầu của nhân dân cũng là khởi đầu cho một đất nước, khởi đầu
cho một nền văn hiến.

Đó chính là lời khẳng định chắc chắn về sự trường tồn của đất nước.

“Đất Nước là nơi anh đến trường…

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.”

Giọng thơ trữ tình, chính trị, cảm xúc sâu lắng, thiết tha. Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử
dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích.

Xuyên suốt toàn bộ bài thơ, 2 chữ “Đất Nước” luôn được viết hoa 1 cách trang trọng, lặp đi lặp
lại tựa như 1 nốt chủ âm trong bản trường ca về non sông gấm vóc. Nhờ đó, tác phẩm đã khơi
dậy lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, cùng trách nhiệm công dân trong mỗi chúng ta.
Với bài thơ này, người đọc lại được mở mang thêm tri thức, lại có thêm một cách nhìn nhận về
Đất Nước trong chiều dài lịch sử. Từ đó cũng càng thêm yêu mến, tự hào với nơi mình được
sinh ra và lớn lên.

You might also like