You are on page 1of 3

Là thế hệ nhà thơ trường thành trong thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước, cái tên

Nguyễn Khoa Điềm nổi lên như một vì sao tinh tú trên bầu trời thi ca Việt Nam hiện đại.
Thơ ông hấp dẫn say đắm người đọc nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và
chính luận. cảm xúc lắng đọng suy tư sâu lắng của người trí thức yêu nước. Nguyễn
Khoa điềm đã thành công trong việc sáng tác đề tài hướng về đất nước , tiêu biểu là
trường ca mặt đường khát vọng trong đó có cả đoạn trích đất nước. Nổi bật trong
đó( vde nghị luận ).

KQchung: Đoạn trích thuộc phần đầu chương V có tên đất nước của trường ca mặt
đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm viết ở chiến khu Trị- Thiên 1971 in lần đầu
năm 1974. Bản trường ca viết về sự thức tính của thế hệ trẻ ở các thành thị bị tạm chiếm
miền Nam, mở rộng ra là sự tự ý thức của tuổi trẻ việt nam hướng về nhân dân , đất
nước , ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Tư tưởng
chủ đạo chi phối toàn bộ đoạn trích là tư tưởng “ đất nước của nhân dân, đất nước của
ca dao thần thoại”.Lí lẽ tác giả đưa ra để thuyết phục người đọc rất chân thành , giản dị:
nhân dân- những con người vô danh đã kiến tạo giữ gìn và bảo vệ đất nước, xây dựng
và hình thành truyền thống văn hóa , lịch sử ngàn đời của dân tộc. Tác giả đã sử dụng
nhiều thi liệu thi tứ của văn học dân gian sử dụng như chất liệu để gửi gắm tư duy hiện
đại . Điều đó thể hiện rõ thông qua một cuộc trò chuyện tâm tình giữa một đôi thanh niên
nam nữ yêu nhau thời kháng chiến chống mĩ qua đó làm nổi bật tính chất tản mạn ngẫu
hứng của câu chuyện.

Đến với 42 câu thơ đầu, tác giả đã lí giải một trong những bình diện đầu tiên của tư
tưởng đất nước của nhân dân, đó là quan niệm: Đất nước có từ lâu đời, đất nước hòa
quyện gắn bó sâu sắc trong cuộc sống hang ngày của nhân dân. Đất nước làm nên nhân
dân. Trước hết , tác giả đã có những cảm nhận sâu sắc về đất nước trong mối quan hệ
gắn bó với cuộc sống nhân dân. Đất nước được hiểu là nơi cư trú của một cộng đồng
dân tộc có sự gắn bó, gắn kết sâu sắc với nhau về văn hóa, phong tục tập quán, tiếng
nói, ngôn ngữ riêng, truyền thống lịch sử và nền văn hiến đặc thù. Đất nước còn được
hiện hữu trong cương giới, lãnh thổ riêng , trong hệ thống pháp luật độc lập. Tùy theo
từng thời kì lịch sử, đất nước có thể thiêng liêng khi đó là nơi vua ở ( Nam quốc sơn hà
nam đế cư), đất nước có thể hiện ra trong những khái niệm trừu tượng nhưng trong
đonạ đầu bình ngô đaị cáo với nền văn hiến đã lâu, núi song bờ cõi đã chia, phong tục
bắc nam cũng khác,… đất nước ó thể là những hình ảnh kì vĩ tráng lệ mang đậm tính
biểu tượng khi rũ bụn đứng dậy sáng lòa hay đẹp lung linh kì ảo xa vời trong so sánh :
Đất nước như vì sao – cứ đi lên phía trước” ( Thanh Hải). Trong đoạn đầu, Nguyễn Khoa
Điềm đã đưa đến cảm nhận mới mẻ, xúc động về đất nước qua một cuộc trò chuyện
giữa một đôi nam nữ yêu nhau thời kì kháng chiến, mang đậm tính tản mạng ngẫu hứng
nhưng ngầm trả lời các câu hỏi: Đất nước có từ bao giờ, Đất nước ở đâu, Đất nước có
vai trò như thế nào với cuộc sống nhân dân. Câu thơ mở đầu có thể coi là câu trả lời cho
câu hỏi “ Đất nước có từ bao giờ”

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Ta là đại từ mơ hồ không xác định, đó có thể là anh và em , là chàng trai và cô gái thời
đánh Mĩ, là bất cứ người Việt Nam nào, là chúng ta hôm nay, là con cháu chúng ta sau
này hay là cha ông hàng ngàn năm trước . Bất cứ người Việt Nam nào , trong bất cứ thời
kì nào khi sinh ra khi lớn lên đất nước đã có rồi, đất nước luôn có từ trước đấy, như một
cái nôi lớn lao thân yêu gần gũi đợi chờ bao bọc chở che mọi con dân đất Việt khi sinh
ra và lớn lên trên mảnh đất thân yêu này.

Đến với những câu thơ tiếp theo, với việc điệp lại những thành tố như đất nước , cũng
như từ ghép đất nước, tác giả đưa đến một cảm giác rất rõ nét: đất nước không ở đâu xa
lạ, , đất nước có ở mọi nơi, gắn bó than thiết trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân,
hiện hữu trong mọi hình hài dù là con người với ông bà cha mẹ, cảnh vật với song núi
biển khơi, có thể hữu hình với cái kèo cái cột, hạt gạo. miếng trầu hay vô hình sau
những nghĩa tình của muối mặn gừng cay, những nhớ nhung của tình yêu đôi lứa khi
khăn thương nhớ ai khăn rơi xuống đất.

Trong đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước không được định nghĩa trong các khái
niệm xa xôi trừu tượng mà còn hiện ra qua những chi tiết đời thường gần gùi bình dị của
cuộc sống nhân dân, trong sự xưa cũ vô cùng của thời gian năm tháng. Mỗi câu thơ đều
chứa đựng một ý, một tứ nào đó của ca dao tục ngữ thành ngữ, hình ảnh quen thuộc
nào đó của truyền thuyết thần thoại cổ tích. Những chất liệu văn hóa dân gian qua sự
chọn lọc tinh tế của nhà thơ làm hiện ra những phong tục, thói quen sinh hoạt hàng ngày
như miếng trầu bây giờ bà ăn hay hình ảnh tóc mẹ thi bới sau đầu, thói quen đặt tên con
theo những sự vật hiện tượng thiên nhiên, vật dụng quen thuộc hàng ngày cái kèo cái
cột trong những ngôi nhà tranh thân thuộc trở thành một phần hồn cốt của con người,
hiện ra cả một nền văn minh qua câu thơ hạt gạo một nắng hai sương say giã giần sàng,
truyền thống đánh giặc ngoại xâm qua hình ảnh cây tre làng Gióng, văn hóa ửng xử
trong đạo lí nghĩa tình của cha mẹ gừng cay muối mặn. Tất cả những hình ảnh gần gũi
bình dị ấy đều đưa người đọc liên tưởng đến một phương diện nào đó của đất nước,
đều là sự thể hiện sâu đậm, lâu bền nhất những phong tục tập quán, truyền thống văn
hóa, lịch sử của đất nước khiến cho cái vĩnh hằng của đất nước luôn tồn tại, hineje hữu
trong cái hang ngày của cuộc sống con người. Qua những cảm nhận tản mạn tùy hứng
của cuộc trò chuyện tâm tình qua những hình ảnh gợi nhắc đến tục ngữ ca dao thần
thoại cổ tích nhà thơ đã đưa người đọc dần đến một nhận thức giản dị mà sâu sắc vô
cùng : Đất nước có một lịch sử lâu đời , đất nước không hề trừu tượng hay xa lạ, đất
nước luôn gần gũi thân yêu hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân, đất
nước làm nên dáng vóc hình hài tâm hồn cốt cách làm nên lối sống lối nghĩ của con
người, đất nước làm nên cuộc sống nhân dân.

Bên cạnh những cảm nhạn sâu sác về đất nước trong mối quan hệ gắn bó với cuộc sống
nhân dân , nhà thơ còn quan sát đất nước trong nhiều bình diện để hướng tới trả lời câu
hỏi “ Đất nước là gì trong mối quan hệ với nhân dân”. Trước hết đất nước được đặt
trong chiều dài của thời gian lịch sử:

“ Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”

Ngày xửa ngày xưa là câu mở đầu quen thuộc trong truyện cổ tích như là khái niệm về
sự lâu đời , xưa cũ, lịch sử hàng ngàn năm, sự vô thủy, vô chung của đất nước.

You might also like