You are on page 1of 4

ĐẤT NƯỚC- Nguyễn Khoa Điềm

5Đ: Bình giảng đoạn thơ: Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi… Đánh rơi chiếc khăn
trong nỗi nhớ thầm
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống
Mĩ cứu nước. Đất nước, nhân dân và cách mạng là nguồn cảm hứng phong phú của
thơ ông. Thơ NKĐ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén thể hiện một chiều sâu văn hóa.
Đoạn thơ “Đất nước” trích chương V của trường ca Mặt đường khát vọng (hoàn thành
năm 1971tại chiến trường Trị Thiên khói lửa, in lần đầu năm 1974). Đây là chương thơ
hay nhất bộc lộ tư tưởng cốt lõi của tác phẩm – tư tưởng đất nước của nhân dân. Điều
đáng chú ý là tư tưởng đất nước của ND đã được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật
rất độc đáo, sáng tạo và đặc sắc.
Trong văn học Việt nam, đất nước là một đề tài lớn. Điều này có thể giải thích bằng
đặc điểm quá trình lịch sử đấu tranh sinh tồn của dân tộc. Trải qua hàng nghìn nằm đấu
tranh dựng nước và giữ nước, hơn ai hết con người Việt Nam luôn gắn bó sâu nặng
với đất nước, dân tộc mình. Trong văn học đã có nhiều kiệt tác viết về Đất nước như
bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi hay Đất Nước của
Nguyễn Đình thi... Nhưng đoạn trích Đất Nước vẫn chiếm được tifnhc ảm của người
đọc vởi cách tiếp cận đất nước ở phương diện độc đáo: đất nước được nhìn qua
phương diện văn hóa.
9 câu thơ đầu thể hiện nhận thức của tác giả về đất nước theo phương diện lịch sử
và văn hóa. Trong hành trình tìm về với cội nguồn đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã có
những phát hiện mới mẻ, bất ngờ. Viết về Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm có lẽ là người
đầu tiên giải đáp cho câu hỏi: “Đất nước có từ bao giờ?”. Bản thân nhà thơ cũng không
trả lời được câu hỏi ấy một cách rành mạch, chính xác thời điểm ra đời mà chỉ biết:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”. “Ta” vừa là nhân vật trữ tình. Thơ Nguyễn Khoa
Điềm thường là lời nhắc nhở, giảng giải, lời tâm sự, trò chuyện của “anh” với “em”, của
nhà thơ với người mình yêu. Nhà thơ thường trực tiếp xuất hiện trong vai trò nhân vật
trữ tình xưng “ta”, xưng “anh” với giọng điệu của tình yêu mến nên rất ngọt ngào. Nhờ
vậy, những tri thức về đất nước, dù lớn lao trừu tượng đến đâu cũng dễ thấm sâu và có
sức lay động lòng người. “Ta” còn là mỗi chúng ta, những người dân Đất Việt. Khi mỗi
chúng ta lớn lên đất nước đã có rồi, dù chưa đủ trí tuệ để hiểu Đất Nước với những
khái niệm cương vực, lãnh thổ, chủ quyền nhưng mỗi chúng ta đều cảm nhận Đất
Nước là những gì gần gũi thân thiết nhất. Đó là một đất nước do cha ông đã giữ gìn và
truyền lại. Cách xóa nhòa ý niệm thời gian lịch sử như thế vừa gợi lên hình tượng đất
nước có từ lâu đời, xa xưa lại vừa kín đáo thể hiện niềm biết ơn với quá khứ, với
những thế hệ đi trước.
Nhà thơ nhận thấy đất nước bắt đầu hình thành từ chính những sự vật, sự việc
tưởng như bình dị bé nhỏ. Đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương đối với mỗi
con người; đất nước hiện hình trong truyện cổ tích, ca dao, trong phong tục, tập quán.
Đất nước hiện lên từ những huyền thoại cổ tích. Những câu thơ mở đầu thật tự
nhiên và sâu lắng, nói với ta bao điều giản dị mà cũng thật thiêng liêng, thật thấm thía:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi/ Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”
mẹ thường hay kể”. Hơi thơ trải dài trầm lắng, ngân nga như tiếng lòng đất nước dội về
từ thuở nào, gợi dậy cả một quá trình sinh thành và tồn tại của đất nước. Đất nước có
từ xa xưa, từ thời cổ tích. Không khí cổ tích huyền diệu được hiện lên qua nhịp kể
“ngày xửa ngày xưa”. Với không khí cổ tích đó, đất nước trở nên thiêng liêng kì diệu.
Nói đến lịch sử đất nước, các nhà văn, nhà thơ thường ca ngợi truyền thống lịch sử
lâu đời bằng cách nhắc đến những triều đại, những hoàng đế, những văn quan võ
tường lỗi lạc, những chiến công oanh liệt chống ngọai xâm. Lí Thường Kiệt trong tác
phẩm “Nam quốc sơn hà” đã nhắc đến “Nam đế” , đến “thiên thư” để thiêng liêng hóa
đất nứoc. Nguyễn Trãi trong tác phẩm “Cáo bình Ngô” đã nhắc đến các triều đại Triệu,
Đinh, Lí, Trần… đề khẳng định sự dài lâu của đất nước. Còn Nguyễn Khoa điềm khi
nhắc đến sự hình thành của đất nước trong sâu thẳm thời gian lịch sử lại không chứng
minh bằng các sự kiện mà bằng những gì gần gũi thân thuộc, giản dị trong đời sống
của nhân dân. Nhà thơ đặc biệt quan tâm tới dấu tích của nền văn học dân tộc, từ đó
bàn về đất nước và làm nổi bật vai trò của nhân dân trong lịch sử.
Đất nước được hiện lên qua nhưng phong tục, tập quán. Đất nước bắt đầu bằng
miếng trầu bấy giờ bà ăn, đất nước bắt đầu hình thành khi dân ta có phong tục tập
quán riêng. Ở các thơ này Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng chất liệu văn hóa dân gian.
Lời thơ vừa làm hiện lên hình ảnh miếng trầu trong hiện tại, vừa kín đáo làm sống lại
truyền thuyết từ thuở Hùng Vương nên cũng gợi lên chiều sâu của quá khứ 4 nghìn
năm. Dòng thơ cũng nhắc đến một phong tục tập quán tiêu biểu, đặc trưng của người
Việt. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, mỗi “miếng trầu bây giờ bà ăn” như đều
đã có hàng nghìn năm tuổi, đều cùng tuổi với đất nước của mình. Cái không gian tinh
thần từ ngày xửa ngày xưa ấy đến nay vẫn còn tồn tại: mẹ thường hay kể, bây giờ bà
ăn… và chắc chắn nó sẽ vẫn tồn tại trong tương lai tươi sáng của dân tộc.
Đất nước cũng đã được hình thành khi một dân tộc có ý thức bảo vệ quyền sống
của mình: “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Câu thơ vừa gợi
cho chúng ta liên tưởng tới chặng đường trường 4000 năm chìm trong máu lửa chiến
tranh của dân tộc vừa bộc lộ niềm tự hào về truyền thống yêu nước chống ngoại xâm
của nhân dân ta. Lời thơ khiến ta nhớ đến truyền thuyết “Thánh Gióng” và hình ảnh cây
tre VN trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Với truyền thống quý báu đó, đất nước
ta không ngừng lớn lên, không ngừng phát triển ngày càng vững mạnh.
Đất nước bắt dầu hình thành khi con người bước đầu tạo lập mối quan hệ gia đình,
sống tình nghĩa thủy chung, son sắt: Tóc mẹ thì búi sau đầu/ Cha mẹ thương nhau
bằng gừng cay muối mặn….”. Câu thơ này của Nguyễn Khoa Điềm đựoc nhào nặn bởi
chất liệu văn hóa dân gian. Nó bắt nguồn từ câu ca dao: “Tay bưng chén muối đĩa
gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”, “Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay, Đôi ta nghĩa nặng tình dày, Có xa nhau chăng nữa
cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”. Gừng muôn đời vẫn cay, muối muôn đời vẫn mặn
và tình nghĩa gia đình, tình cảm vợ chồng không bao giờ nhạt phai. Câu thơ với những
hình ảnh rất bình dị song đã chứa đựng những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó gợi nhắc
tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt, một nét đẹp trong đời sống tình cảm của dân
tộc ta.
Đất nước bắt đầu hình thành khi ông cha ta có văn hóa, kiến thức: “Cái kèo cái
cột thành tên/ Hạt gạo phải 1 nắng hai sương xay, giã, dần, sàng". Hai câu thơ gợi cho
ta nhớ đến những yếu tố văn hóa riêng biệt của người Việt. Đất nước bắt đầu hình
thanh khi chúng ta biết dựng nhà để ở. Đất nước của cư dân sông Hồng, của nền văn
minh nông nghiệp lúa nước. Hạt gạo bé nhỏ nhưng lại là cội nguồn nuôi dưỡng sự
sống của nhân dân ta. Nó là kết quả của cả một quá trình lao động bền bỉ của nhân
dân. Câu thơ đuợc xây dựng trên chất liệu thành ngữ dân gian. Hình ảnh “một nắng hai
sương” gợi tả một cuộc sống lao động rất vất vả, cực nhọc của người nông dân VN.
Thêm vào đó là một loạt các động từ “xay”, “giã”, “dần”, “sàng” đã góp phần cho ta cảm
nhận hạt gaọ bé nhỏ đã kết đọng biết bao tâm huyết, sức lực, trí tuệ của nhân dân. Từ
câu thơ đó ta thấy sáng lên phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó của dân tộc.
Lời khẳng định “Đất Nước có từ ngày đó” cho thấy trong suy nghĩ của Nguyễn Khoa
Điềm, Đât Nước có từ khi nhân dân ta biết đến tục ăn trầu, khi người phụ nữ biết búi
tóc sau đầu, khi những người dân trên đất Việt biết “yêu nhau bằng gừng cay muối
mặn”, biết dùng tên kèo, tên cột để đặt cho con, biết làm ra hạt gạo để nuôi sống chính
mình. Những ý niệm thời gian như thế vẫn tiếp tục làm nổi bật một hình ảnh đất nước
có từ xa xưa, từ rất lâu đời, một đất nước có chiều sâu của nghìn năm lịch sử và văn
hóa như thế.
Nhận xét: đoạn thơ trên đã thể hiện sự cảm nhận độc đáo trong cái nhìn về chiều
sâu lịch sử đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Có thê nói đoạn thơ là một định nghĩa
theo cách riêng của nhà thơ về đất nước. Đất nước không trừu tượng, siêu hình mà trái
lại rất gần gũi, thân thuộc với mọi người. Đất nước gắn với huyền thoại cổ tích với
phong tục tập quán, với lối sống tình nghĩa thủy chung, với truyền thống lao động cần
cù và tinh thần yêu nước chống ngoại xâm… Tất cả đã hợp lại làm nên gương mặt đất
nước.
9 câu thơ đã chứa đựng những ý nghĩa rất sâu xa. Nó giúp chúng ta hiểu được rằng
đất nước dù to lớn đến đâu cũng đều bắt nguồn từ những cái nhỏ nhoi ta vẫn thấy
hàng ngày như miếng trầu, cái cột, cái kèo, cây tre… Song những cái rất đỗi nhỏ nhoi
ấy đằng sau nó có cả một quá trình lịch sử lâu dài. Nó là những cái bền vững sâu xa -
những giá trị vật chất và tinh thần đã được hình thành và tồn tại từ ngàn xưa trong đời
sống dân tộc. Và tất cả những cái đó chắc chắn không một vương triều hay một anh
hùng hữu danh nào tạo nên được. Nó phải là kết quả do nhân dân lao động tạo nên.
Viết nên đoạn thơ này, Nguyễn Khoa Điềm cũng sử dụng nhiều các chất liệu của
đời sống văn hóa dân gian từ phong tục tập quán đến ca dao, truyện cổ, truyền thuyết
để làm thi liệu cho mình. Nhờ vậy, nhà thơ vừa mang lại cho bài thơ một sắc thái văn
hóa dân gian, đậm đà tính dân tộc, vừa góp phần thể hiện được hình tượng Đất Nước
của ca dao, thần thoại. Trong đoạn thơ, cùng với nghệ thuật liệt kê, còn có sự láy lại
của hàng loạt cấu trúc giống nhau: “Đất Nước đã có…”, “Đất Nước có trong…”, “Đất
Nước bắt đầu…”, “Đất Nước có từ…”. Trong tiếng Việt, từ “có” không chỉ chỉ sự sở
hữu, hạn định mà còn có ý nghĩa chỉ sự tồn tại, hiện diện, có mặt. Nếu các nhà thơ
trước đây thường cảm nhận đất nước trong trạng thái tĩnh, bất biến ngàn đời thì
Nguyễn Khoa Điềm lại cảm nhận Đât Nước trong trạng thái động, coi Đất Nước như
một sinh thể sống có quá trình sinh ra, lớn lên, tồn tại. Như vậy ngay ở đoận thơ mở
đầu ta thấy khá rõ nét tư tưởng đất nước của nhân dân. Tư tưởng Đất Nước của
nhân dân – tư tưởng chủ đạo của chương thơ, đã thấm nhuần từ quan niệm đến cảm
xúc, từ hình tượng đến chi tiết nghệ thuật của tác phẩm
Đây là một đoạn thơ đặc sắc, kết tinh những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật
của chương thơ "Đất nước", chất dân gian, hồn dân tộc như thầm vào từng câu, từng
chữ.

You might also like