You are on page 1of 2

Một chút "Đừng viết - Hãy viết" cho chương V "Đất nước" Nguyễn Khoa Điềm

nhé. Tại hôm trước có vài bạn có hỏi mình về bài này, nhân tiện mình vừa chấm
bài cho lớp ĐH để sửa cách diễn đạt cho các bạn ấy sao cho mới hơn và thú vị
hơn
Đừng viết: Ai cũng có một tình yêu tổ quốc trong tim. Tổ quốc chính là mỗi
ngọn núi dòng sông, mỗi làng quê thân thuộc… Mỗi người ở mỗi cương vị khác
nhau đều thể hiện tình yêu đó bằng cách riêng của mình. Đối với nghệ thuật,
đây là lĩnh vực có đặc thù riêng để người nghệ sỹ nói lên tình yêu của mình. Và
với Nguyễn Khoa Điềm, quê hương đất nước bắt nguồn từ chính miếng trầu,
quả cau, từ những gì bình thường nhỏ bé:
“Đất nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Hãy viết: Ta bắt gặp một "Chiều Matxcova" thanh bình và tươi đẹp, một "Dòng
Danube xanh" êm đếm và dạt dào sóng, một Surriento trong "trở về Surriento"
lãng mạn đẹp đến nao lòng: "Biển hiền hòa lớp sóng đẹp bao la. Đời ta như rộn
vang ngàn câu ca. Ôi đất nước xanh tươi như mộng đời. Lưu luyến trong tâm
hồn bao người ...". Chính tình yêu quê hương bằng những cái rất riêng là khởi
nguồn của tình yêu tổ quốc. Nói như một nhà văn Nga: Con suối đổ vào sông,
con sông đổ đổ vào đại trường giang Volga, lòng yêu quê hương bắt đầu lòng
yêu tổ quốc. Và trong trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm, lòng yêu nước cũng
bắt nguồn từ những điều gì thân thuộc, bình dị nhất:
“Đất nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Đừng viết: Qua 9 câu thơ đầu Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa đất nước bằng
sự lựa chọn chất liệu từ văn hóa dân gian, đó là một ẩn ý bởi cách định nghĩa
của Nguyễn Khoa Điềm là một sự khám phá mới mẻ, độc đáo tạo ra sự hấp dẫn
và thú vị đối với người đọc bởi nó gợi ra được những tình cảm với dân tộc, cái
chất truyền thống qua giọng điệu và chất liệu được tác giả sử dụng.
Hãy viết: Nguyễn Văn Trung cho rằng sứ mệnh của nhà văn “không phải chỉ
giới hạn vào việc phản ánh phục vụ kịp thời sinh hoạt tinh thần của cộng đồng.
Sâu xa hơn nữa, họ duy trì tình tự dân tộc bằng cách kết nối dĩ vãng với hiện tại
trong công tác phản ánh nếp sống hàng ngày của dân tộc qua những cộng đồng
làm nên dân tộc đó”. Và có lẽ trong sâu thẳm nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã
nhận thức rõ nét được điều này, qua 9 câu thơ mở đầu của chương V “Đất
nước” tác giả đã làm sống lại chất riêng của dân tộc trong cảnh vật, phong tục,
con người bằng những biểu tượng có tính chất truyền thống, cách vận dụng độc
đáo ngôn ngữ dân tộc, các hình thức diễn xướng dân gian…
Đừng viết: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ như Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh. Ông là nhà
thơ trưởng thành từ ghế nhà trường, không chỉ có trình độ văn hóa, niềm say mê
lý tưởng mà còn có mặt trực tiếp trong cuộc kháng chiến dân tộc. Nguyễn Khoa
Điềm ý thức cao về vai trò và trách nhiểm của tuổi trẻ về đất nước, những trang
thơ của ông nóng bỏng, nhiệt tình yêu nước và hiện thực kháng chiến của dân
tộc.
Hãy viết:
Ta là bồ câu trắng
Ta là đoá hướng dương
Ta là vừng mây ấm
Ta là người biết chết cho quê hương...
Đó là vần thơ mang sức mạnh của những đoàn quân ra trận mà Nguyễn Khoa
Điềm đã viết đầy tự hào trong thi phẩm “Xuống đường”. Trang thơ của ông
luôn cháy bỏng tình yêu quê hương, đất nước bởi chính nhà thơ đã trưởng thành
từ ghế nhà trường xã hội chủ nghĩa, không chỉ tiếp thu trình độ văn hóa mới, lí
tưởng mới, ông còn là thế hệ thanh niên trẻ tích cực tham gia trực tiếp vào cuộc
kháng chiến của dân tộc.

You might also like