You are on page 1of 9

Dàn ý

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ


Biên soạn: Ngtthanh

A. Mở bài:
Kể cả trước đây và mãi sau này, những người nghệ sĩ cứ hát mãi khúc ca về
những dòng sông. Hoàng Cầm hát về sông Đuống “ nghiêng nghiêng trong kháng
chiến trường kỳ”, Văn Cao hát về sông Lô với điệu hồn hùng tráng, Hoàng Phủ
Ngọc Tường lại đưa sông Hương vào những điệu hồn êm dịu. Một nhà văn độc đáo
như Nguyễn Tuân cũng hát – hát về Sông Đà – bằng tất cả sự hiểu biết, tình cảm,
tâm tư. Tùy bút Sông Đà là kết quả chuyến đi thực tế năm 1958 của nhà văn
Nguyễn Tuân, gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ phác thảo. Nội dung chủ yếu là ca
ngợi cảnh vật và con người Tây Bắc, đặc biệt nhà văn đã khám phá “chất vàng
mười” đã qua thử lửa của vùng đất này. Tùy bút Sông Đà tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám: uyên bác, tài hoa,
tìm cái đẹp từ cuộc sống hiện tại của nhân dân lao động. Sự gặp gỡ kì thú giữa một dòng sông
độc nhất vô nhị và 1 phong cách nghệ thuật có 1 k 2 trong nền vh VN hiện đại đã làm sống dậy
con Sông Đà bạo liệt, trữ tình và NLDSD vừa anh hùng vừa tài hoa nghệ sĩ

B. Thân bài
I. Lời đề từ
1. Đề từ 1
“ đẹp vậy thay tiếng hát trên dông sông”
- Câu thơ đã cho thấy nguồn cảm hứng thôi thúc Nguyễn Tuân viết thiên tùy bút này là cảm
hứng về cái đẹp- cái đẹp thiên nhiên và c/s con ng
- Hình ảnh dòng sông gắn liền với chủ nghĩa xê dịch
- tiếng hát trên dòng sông là âm thanh cất lên từ c/s lao động của con ng trên sông nước. Điều
này cho thấy bước chuyển trong phong cách NGHỆ THUẬT của Nguyễn Tuân sau CM: tìm
cái đẹp trong c/s lao động đời thường ở những con ng bth, giản dị
 Đề từ vừa cho thấy nét độc đáo trong phong cách NGHỆ THUẬT của Nguyễn Tuân sau CM vừa
cho thấy vẻ đẹp đầy chất thơ của Sông Đà
2. Đề từ 2
“Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu”
- Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông
Chỉ có Sông Đà chảy ngược lên hướng bắc
- Lời thơ nói về hướng chảy độc đáo khác thường của Sông Đà cho thấy một dòng sông ương
ngạch, bướng bỉnh khác thường
- Lời đề từ cho thấy:
+ sự dữ dội hung bạo của Sông Đà
+ nét đặc trưng trong phong cách NGHỆ THUẬT Nguyễn Tuân: hướng tới những gì lớn lao
kì vĩ, vẻ đẹp vừa dị biệt, vừa phi thường

Tài liệu KYS- Ngtthanh


 2 lời đề từ 1 đông 1 tây, 1 cổ 1 kim vừa cho thấy sự công phu trong lao động sáng tạo NGHỆ
THUẬT của Nguyễn Tuân vừa kquat vẻ đẹp của Sông Đà: hung bạo mà trữ tình. Người lao động
trên Sông Đà anh hùng, tài hoa nghệ sĩ
II. Hình tượng Sông Đà- sự khám phá độc nhất vô nhị
1. Sông Đà với vẻ đẹp của 1 sức sống bạo liệt
a. Bờ đá vách đá
- Bờ sông dựng vách thành. Nghĩa là bờ Sông Đà là những vách đá dựng ngược sừng sững như
những bức thành
- Nhà văn đã miêu tả Sông Đà với tất cả những giác quan bằng một cây bút tài hoa lịch lãm
+ Với con mắt của 1 nhà điêu khắc, Nguyễn Tuân đã có những so sánh mới lạ bất ngờ: “ có
những chỗ vách đá chặt lòng Sông Đà như 1 cái yết hầu” khiến Sông Đà hiện lên như 1 cơ
thể sống mạnh mẽ , cường tráng của 1 đấng nam nhi

+ nhà văn liên tưởng: “đứng bên này bờ có thể nhẹ tay ném hòn đá sang bên kia vách. Nó
hẹp đến nỗi con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bên kia” . lối văn gây ấn tượng
mạnh mẽ về thị giác , lại có chút hóm hỉnh đến mức 1 nhà nghiên cứu cho rằng: tưởng như
lòng sông chỉ còn là 1 giải yếm trong ca dao

+ nhà văn tiếp tục tấn công vào những cảm giác khác của người đọc: lạnh trong mùa hè, mỏi
cổ và dợn ngợp khi phải chiếm lĩnh độ cao ở 1 kgian hẹp: “ ngồi trong khoang đò qua
quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh , cảm thấy mình như đang đứng ở hè 1 cái ngõ
mà ngông vọng lên 1 khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt dèn
điện”
 Tiểu kết: miêu tả những bờ đá vách đá Sông Đà , Nguyễn Tuân đã làm nổi bật hình ảnh của 1
dòng sông heo hút đến rợn ngợp
b. Ghềnh với thác
- Đặc tả ghềnh thác loong
+dài hàng cây số( nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió) tạo thanh âm hưởng đăc biệt, biến
Sông Đà thành 1 bản hợp xướng âm thanh của nước, đá, sóng, gió trong trạng thái ầm ầm đổ
sập lao tới. câu chữ của Nguyễn Tuân cũng như xô đuổi liên tiếp trong cái âm hưởng cuồn
cuộn gìn ghè của gió Sông Đà.

+ con sông lúc nào cũng như đòi nợ suýt, hình ảnh NGHỆ THUẬT nhân hóa làm sống dậy
dòng Sông Đà như 1 tên lưu manh, kẻ cướp.

- Nhà văn tập trung miêu tả âm thanh tiếng thác nước


+ tiếng thác từ xa nghe đã dễ sợ , khi thì “như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, r lại
như khiêu khích, giọng gằn lên chế nhạo”. một câu văn ngắn mà đủ các cung bậc âm thanh
của tiếng thác, vừa thể hiện vốn từ phong phú vừa thể hiện tài thẩm âm tinh tế của Nguyễn
Tuân

+ lại gần nó bỗng “ rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng
vầu, rừng trẻ lứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu
da cháy bùng bùng”

+ một loạt những đt mạnh : rống, gầm thét, đổ lửa, pha luông , cháy bùng bùng,….khiến
câu văn trở nên rộn ràng, đập mạnh vào giác quan ng đọc. với cách sử dụng từ ngữ chọn lọc,
tính cách hung bạo của con sông như hằn lên, nổ lên thành hình khối, gào thét trong muôn
vàn âm thanh. Cảnh vật không hề yên tĩnh, trái lại tất cả sự lởm chởm kia đều náo động,
chuyển động qua hàng loạt từ nhân hóa

Tài liệu KYS- Ngtthanh


+ lối so sánh liên tưởng mở rộng vừa thể hiện sự tài hoa, độc đáo và chơi ngông trong cách
nói của Nguyễn Tuân: đối nhau như lửa với nước nhưng Nguyễn Tuân đã lấy lửa để tả nước ,
lấy núi rừng để tả dòng sông. Từ đó làm nổi bật sự tương giao, lấy sức mạnh của những hiện
tượng thiên nhiên tưởng như đối lập với nhau. Tiếng thác nước như được phóng to lên hết
tầm kích cỡ mà ở đó tất cả nhạc khí đều bừng bừng như đang ở đỉnh điểm của 1 sự phấn
khích mạnh mẽ và man dại. Sức mạnh hoang dại ấy của Sông Đà đem đến cho ng đọc 1 cảm
giác sợ hãi rất nguyên thủy như đang phải chứng kiến cảnh động đất, núi lửa hay trận đại
hồng thủy
 Tiểu kết 2: miêu tả tiếng thác nước Sông Đà, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật chân dung 1 dòng sông
hung hãn, quai dị và đáng sợ.
c. Đá Sông Đà
- Dông Sông Đà thô bạo là cả 1 chân trời đá. Đá Sông Đà là 1 đạo quân thiện chiến với 1 binh
đoàn đá với những xoáy hút bom ke chìm, pháo đài nổi với những trận nham hiểm dữ dội
quyết tiêu diệt con ng
- Thạch trận Sông Đà là 1 bát trận đồ, đủ 8 cửa nhưng có cả cửa tử với những thạch trận nham
hiểm
+ vòng đầu nó mở ra 5 cửa trận, 4 cửa tử , 1 cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn Sông Đà
+ vòng 2 tăng thêm nhiều cửa tử để đách lừa con thuyền, của sinh lại nằm phía hữu ngạn
+ vòng 3 ,2 bên đều là luồng chết, của sinh duy nhất nằm ở giữa bọn đá hậu vệ của con thác
- Sông Đà với cả 1 đạo binh giặc đá đầy nham hiểm. nó
+ hình như đã giao với cho mỗi hòn: “đám tảng, đám hòn” chia làm 3 hàng chặn ngang trên
sông đòi ăn chết con thuyền
+ chúng chia làm 2 tuyến tiền vệ hậu vệ để chặn con thuyền muốn vượt thác
+ đá Sông Đà từ ngàn năm vẫn mai phục lòng sông kiên nhẫn và bền bỉ. cứ thấy con thuyền
nào đi qua là hung hăng gây sự giáng tai họa cho họ “ nhất tề nhổm dậy vồ lấy con thuyền”
- Qua ngòi bút của Nguyễn Tuân những hình thù , tảng đá k còn vô tri, vô giác mà đã được thổi
vào đó 1 linh hồn sống, tạo ra sắc diện cho từng viên đá
+ đá Sông Đà như 1 lũ tướng quân hung tợn mà mặt thằng nào cũng nhăn nhúm, méo mó
ngỗ ngc

+ nhà văn đã dùng hình ảnh nhân hóa để làm sống dậy 1 cách dữ dội những hình thù đá vô
tri: “một hòn trông nghiêng thì y như đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trc
khi giao chiến. 1 hòn khác lùi lại 1 chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào”
và khi thua trận thì “tiu nghỉu cái mặt xanh lè”
- Sự kết hợp giữa đá và sóng nước Sông Đà với những trùng vi thạch trận tạo nên chân dung
loài thủy quái khổng lồ hung hãn, bạo ngược, nham hiểm và vô cùng xảo quyệt. trong cuộc
chiến với ng lái đò Sông Đà nó đã giở những mưu ma chước quỷ để lừa ngta vào những thế
trận đã bày sẵn, hướng ng lái đò vào cửa tử
+ chỗ ngoặt sông thì đánh phục kích
+ khi dụ vào sâu thì bất ngờ đánh “khúp quật vu hồi”
+ giáp lá cà thì giở đủ ngón đời hiểm ác, đòn âm đòn trả, đá trái, thúc gối vào bụng, vào
hông thuyền, bật ngửa thuyền bóp chặt hạ bộ ng lái đò ……vừa đánh vừa hò la vang trời để
áp đảo tinh thần đối phương
 Tiểu kết 3: với những câu văn giàu góc cạnh, lối ví von với những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa,
Nguyễn Tuân đã làm sống dậy 1 Sông Đà mưu trí hung ác nham hiểm. Nó thực sự là hung thần
trong cuộc đấu trí đấu lực với con ng
d. Dữ dội nhất là những cái hút nước
- ấn tượng về sự sợ hãi chết ng được tạo ra rất rõ trong đoạn này
- âm thanh: + nước liên tục thở và kêu như cửa cống cái bị sặc

Tài liệu KYS- Ngtthanh


+ nó kêu “ặc ặc” như tiếng rót dầu sôi. Từ láy tượng thanh ặc ặc cùng bp nghệ
thuật nhân hóa gợi cho ta liên tưởng tới tiếng của loài thủy quái khổng lồ khi nó bị bóp cổ mà
sổ mình tạo âm thanh quái lạ của hút nước Sông Đà

- dấu hiệu quạ đàn chết chóc “trên mặt các hút xoay tít đáy, lừ lừ những cánh quạ đàn”.
Thuyền bè đều khiếp sợ cái giếng hút bởi chỉ cần sơ ý là nó sẵn sàng hút con thuyền xuống r
thả tan tác từng mảnh ở khuỷu sông đá
- thay vì kể về nỗi sợ hãi Nguyễn Tuân bắt ng đọc p tự mình chiêm nghiệm, tự mình trải qua
nỗi sợ hãi, khi nhà văn nhấn mạnh sự dữ dội ấy từ góc nhìn rất điện ảnh. Ông hình dung 1
máy quay theo đà xoay của giếng hút, xuống tận đáy của hút nước, r từ đáy quay ngược nhìn
thành vách mà phi ảnh. Các thước phim màu đó đã truyền cảm giác tới ng xem, như đang ghì
chặt mép ghế, mép 1 chiếc lá rừng bị ném vào cốc nước pha lê k lò mò ngta vừa rút lên cây
gậy đánh phèn, để cảm nhận sự hung dữ của Sông Đà làm thót tim lại
e. Sữ dữ dội của gió và cát
- Gió gìn ghè suốt năm như đòi nợ suýt bất cứ ng lái đò nào qua đây
- Cát k bình thường , chúng đục thủng mạn thuyền gỗ, đục thủng gan bàn chân con ng
 Tiểu kết: Sông Đà thực sự là 1 loài thủy quai nham hiểm độc ác, đúng là chỉ có Sông Đà chảy về
bắc và chỉ có Nguyễn Tuân mới thể hiện được Sông Đà dữ dội đến nghệ thuật
2. Sông Đà với vẻ đẹp trữ tình thơ mộng
a. Sông Đà rất mực nên thơ gợi cảm
a.1. Dòng sông thơ mộng trữ tình trong vẻ đẹp yêu kiều duyên dáng của thiếu nữ Tây Bắc
- Qua cái nhìn từ liên tưởng Nguyễn Tuân cảm nhận Sông Đà “tuôn dài như 1 áng tóc trữ
tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây bắc, bung nở như hoa ban hoa gạo
tháng 2 và cuồn cuộn mùi khói núi mèo đốt mường xuân
+ NGHỆ THUẬT so sánh, liên tưởng mở rộng khiến Sông Đà hiện lên trong vẻ đẹp vừa mềm
mại, vừa duyên dáng đầy trẻ trung của ng thiếu nữ đang tuổi xuân thì, vừa lộng lẫy sắc màu
và huyền ảo khói sương. Trong cách liên tưởng phóng túng của Nguyễn Tuân Sông Đà thực
sự trở thanh tác phẩm tuyệt mĩ mà tạo hóa đã ban tặng cho thiên nhiên và con ng Tây Bắc

+ ở đây dường như có sự tiếp nối của truyền thống và ca dao trong văn học
*ca dao: “dòng sông như dải lụa đào”
*hay đó là:
Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ
Vừa có sự tiếp nối, bổ sung sáng tạo “ đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc
bung nở hoa ban hoa gạo tháng 2” và của “mùi khói núi mèo đốt mường xuân” tạo nên 1
hình ảnh so sánh rất thực , rất đặc trưng Tây Bắc và con sông bỗng đẹp một cách lạ lẫm
 Câu văn co duỗi nhịp nhàng, âm điệu uyển chuyển, hình ảnh thơ mộng mơ màng gợi liên tưởng
về vẻ đẹp của những thiếu nữ Thái xuất hiện rất nhiều trong những trang tùy bút của Nguyễn
Tuân
a.2. Sông Đà còn rất đẹp trong sắc màu của mọi mùa

- Mùa xuân
+ “dòng xanh ngọc bích”- màu xanh trong vắt tỏa sáng trong kgian
+ Nguyễn Tuân đã so sánh với màu nước sông ngâm , sông lô “màu xanh canh hến” để làm
nổi bật vẻ đẹp đặc trưng của dòng nước Sông Đà
- Mùa thu:
+ “nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một ng bầm đi vì rượu bữa”. dường như vẻ đẹp
của con sông đều đến mức tuyệt đỉnh. Cho nên mỗi độ thu về màu sắc của nó cũng phải là
màu đỏ như khuân mặt con ng đầy tâm trạng

Tài liệu KYS- Ngtthanh


- Cảm xúc của tác giả như trào dâng trước vẻ đẹp Sông Đà, trước vẻ đẹp duyên dáng tuyệt
mĩ của sắc nước Sông Đà….. thi sĩ đã lồng cảnh vào tình để thú nhận với chính mình về
nỗi say đắm trc vẻ đẹp Sông Đà “Tôi đã nhìn say sưa…..tôi đã xuyên qua….” Trong
dòng cảm xúc ấy, Sông Đà hiện lên vừa thực vừa ảo, vừa trong sáng, giàu chất thơ
a.3. Sông Đà gợi cảm
- Sông Đà là một nàng thơ, cảnh sông nước êm đềm như khơi gợi trong tâm hồn con ng
bao ý tình lãng mạn
+ Tản Đà là 1 nhà thơ mà bút danh của ô đã gắn liền với dòng sông nơi đây
Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình
+ Nguyễn Tuân thấy Sông Đà như 1 ng tình nhân chưa quen biết. Có lúc ông lại thấy Sông
Đà như 1 cố nhân. Ô đã thình lình gặp lại cố nhân ở Tây Bắc xa xôi khi thấy lóe lên màu
nắng tháng 3 đương thì, gợi nhớ câu thơ đường quen thuộc
Yên hoa tam nguyệt há dương châu
- Giọng văn của Nguyễn Tuân bỗng trở nên tươi sáng nhịp nhàng “bờ Sông Đà, bãi Sông
Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên Sông Đà”. Có thể nói nhà văn đã giữ được nét trẻ
trung hồn nhiên của con mắt trẻ thơ khi nhìn về Sông Đà.
- Ông đã nói về niềm vui kì lạ của mình khi gặp lại Sông Đà giống như “thấy cái nắng
giòn tan sau kì mưa dầm” vui như “nối lại chiêm bao bị đứt quãng”. Hay cái cảm giác
đi rừng lâu gặp sông thấy mắt mình loang loáng , như trò nghịch của trẻ con. Ngòi bút
miêu tả dào dạt mà vẫn giữ được nét tươi trẻ trong tâm hồn
 Tiểu kết : Nguyễn Tuân từng thừa nhận “khi đến với Sông Đà ngta thấy lai láng trong mình cái
cảm hứng đề thơ vào sông nước” . dấu hiệu của cảm hứng thơ lai láng chính là ở chỗ mạch văn
thơ lai láng của Nguyễn Tuân như không thể dừng lại được mà theo đó Sông Đà hiện lên với
những hình ảnh ngẫu hứng rất đẹp, gợi cảm
b. Sông Đà gợi những cảm xúc đơm sắc màu cổ tích
- Câu văn miêu tả đặc sắc toàn thanh bằng “thuyền tôi trôi trên Sông Đà”- nhẹ nhàng êm
ái, chơi vơi bay bổng như có thể chứa đựng bên trong lời tình tự của Côn Sơn, tạo tâm thế
của cuộc du ngoạn, gợi hình ảnh con đò đang lặng lẽ trôi. Đưa ng đọc vào 1 thế giới cổ
tích, vào không khí yên ắng lặng tờ của thời tiền sử
- Dòng sông đẹp trong sự lặng tờ, thác ghềnh đang lùi lại phía sau , chỉ còn trong trí nhớ:
“cảnh ven sông ở đây lặng tờ, dường như từ đời Lý , đời Trần, đời Lê quãng sông này
cũng chỉ lặng tờ đến thế mà thôi”. Hai câu văn ngắn lặp lại 2 chữ “lặng tờ” nhấn mạnh
nét riêng của khung cảnh, cái không khí yên lặng, tĩnh lặng khác thường của dòng sông
nơi đây.
- Bờ sông hoang dại như 1 bờ tiền sử, “hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích hồi xưa”. Ngta
thường so sánh với những gì cụ thể còn Nguyễn Tuân lại so sánh với những gì trừu tượng
để ng đọc chìm sâu hơn nữa trong ảo giác, trong 1 không khí đượm màu cổ tích. Cảnh
đẹp như 1 giấc mơ.
+ 1 con hươu thơ ngộ ngẩng đàu nhung khỏi đám cỏ sương, nhìn k chớp mắt và hỏi ng khách
= tiếng nói riêng của loài vật “hỡi ông khách Sông Đà có phải ông cũng vừa nghe thấy 1
tiếng còi sương”.

+ “đàn cá đầm xanh quẫy vọt lên mặt sông, bụng trắng như bạc rơi thoi”. Tiếng cá đập
nước làm cho đàn hươu vụt biến. Đủ thấy sự yên ắng lặng tờ dường như đã biến mất tuyệt
đối. cảnh sống động hư ảo sẽ có sự hòa quyện của nhiều cảm giác
- Phía hạ lưu, Sông Đà êm đềm lững lờ trôi. Điều này các nhà tự nhiên học rất dễ giải
thích. Còn Nguyễn Tuân lại cảm nhận bằng trái tim của một ng nghệ sĩ. Ô cho rằng Sông
Đà lững lờ trôi như thế là bởi vì
+ nó quá thương nhớ thác đá phía thượng nguồn
+hay như lắng lại để nghe những giọng nói êm ái của người dưới xuôi

Tài liệu KYS- Ngtthanh


+ và tưởng như Nguyễn Tuân cũng bồi hồi nhớ cảnh quê hương đất nước
 Nguyễn Tuân bảo rằng trò chuyện với Sông Đà, lòng lai láng như muốn đề thơ vào sóng nước. Ta
cũng thấy quả là Nguyễn Tuân đã đề thơ vào sóng nước Sông Đà. Nói cách khác ông đã viết bài
thơ = văn xuôi về dòng sông bạo liệt trữ tình với những khám phá độc đáo khác thường của 1 cây
bút tài hoa phóng túng
III. Hình tượng ng lái đò Sông Đà
Chất vàng mười của tổ quốc, được Nguyễn Tuân khám phá với những vẻ đẹp đậm màu sắc văn
hóa, vừa anh hùng vừa tài hoa nghệ sĩ
1. Vẻ đẹp anh hùng của ng lái đò Sông Đà được thể hiện ở tinh thần lao động quên mik, khí thế
dũng mãnh quả cảm của ng lao động khi cả đời chiến đấu trên sông nước Đà Giang
a. Con ng trí dũng tuyệt vời
- Nguyễn Tuân dành cho ng lái đò Sông Đà những lời lẽ đẹp nhất: ng tình nhân muôn thuở
của sông nước. Nhà văn gọi ng lái đò là ông đò. Đây là cách định danh nghề gắn liền với
ng
- Ông đò nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá
- Có thể dùng mắt để đo đếm mực nước Sông Đà
- Hiểu biết tường tận tính nết của dòng sông
- Nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào những mực xoáy, luồng chết nơi ải nước, từng cửa sinh,
cửa tử trên thạch trận Sông Đà
- Ô đò nắm rất rõ 3 trùng vi thạch trận
+ vòng 1 có 4 của tử và 1 cửa sinh và cái cửa sinh mà ông phải lao vào dành giật sự sống nằm
phía tả ngạn
+ vòng 2 cửa sinh, lối thoát của con thuyền bố trí lệch phía bờ hữu ngạn
+ vòng 3 với những gian nan thử thách bởi ở cả bên trái và bên phải đều là luồng chết, luồng
sống lại nằm giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Chỉ đưa con thuyền vào đó mới mong thoát
hiểm, mới có thể ra khỏi bát trận đồ, chọc thủng vòng vây của chân trời đá
b. Vẻ đẹp quả cảm của ông đò khi giao tranh với thủy thần và thạch trận đà giang
- Người lái đò thông minh quả cảm để có thể chế ngự dòng sông hung bạo. Nguyễn Tuân
đã tập trung miêu tả những cuộc vượt thác của ng lái đỏ để làm hiện lên sừng sững 1 viên
tướng tài ba, quả cảm trong cuộc chiến với sông nước đà giang. Nhà văn gọi đó là những
trận đanh gian lao vì nó thực sự là 1 trận đánh nhiều nhọc nhằn, hao tổn sức lực và trí
não. Cũng bởi tương quan lực lượng rất chênh lệch
+ Sông Đà với trùng trùng sóng nước, với cả 1 binh đoan đá giăng bày thạch trận trên sông,
mai phục bền bỉ từ hàng ngàn năm chỉ chờ đánh úp con thuyền,….. đứng về phía đá tướng, đá
quân còn có dòng thác hùm beo hung dữ. chúng như thể quân liều mạng ào vào bẻ gãy cán
thuyền – vũ khí duy nhất của ng lái đò. Vừa đánh vừa hò la thanh điệu, vừa đánh vừa áp đảo
tinh thần đối phương.

+ ng lái đò đơn phương độc mã với con thuyền đuôi én ,cánh mỏng, lại bị thương “ mặt méo
xệch”. Chữ dùng thể hiện cái đau đớn do sự tàn bạo của dòng nước đến mức làm “biến dạng
bợt bạt cả sắc mặt con ng”. tuy vậy ông đò vẫn cố nén nỗi đau, 2 chân kẹp chặt bánh lái.
Cách nói của Nguyễn Tuân làm ng đọc liên tưởng đến cái lá cây nhỏ bé yếu ớt đã lìa cành,
vừa điều khiển vừa chỉ huy con đò
- Quy luật đà giang hết sức khắc nghiệt, ng lái đò phải vượt qua 4,5 của tử mới có 1 cửa
sinh, hi vọng vào sự sống là hết sức mong manh. Chỉ 1 chút thiếu chính xác, chỉ 1 tích tắc
lỡ tay, lóa mắt là phải trả giá = cả sinh mạng của mình . Tuy nhiên dù thiên nhiên giăng
mắc cạm bẫy đến đâu, hiểm nguy đến mức nào thì = thông minh tài trí, con ng vẫn tìm
được 1 đường sinh, vẫn tìm được 1 lối thoát hiểm nguy giữa cả bát trận đồ
- Để làm nổi bật tài nghệ của nhà đò Nguyễn Tuân đã stao ra 1 cuộc vượt thác leo ghềnh
của ông đò như 1 viên tướng ngày xưa lao vào trận đò bát quái. Ng lái đò vừa có tư thế
của 1 ng anh hùng lại vừa mang phong thái của 1 ng nghệ sĩ tài hoa tài tử. ông đò đối mặt

Tài liệu KYS- Ngtthanh


với thác ghềnh cuồng bạo mà vẫn ung dung, điêu luyện, xử lý tình huống vừa đúng cách
vừa quyết liệt lại vừa hết sức táo bạo chủ động
+ ở trận chiến 1 ng ta thấy ô đò mặt méo bệch tưởng như bao nhiêu gian khổ nhọc nhằn khi
phải đối mặt với dòng sông hung bạo đã làm thay đổi cả sắc diện con ng nhưng ông đò vẫn
bình tĩnh, sáng suốt dũng cảm đối mặt với kẻ thù. Các động tác liên tục không được nghỉ
ngơi: chân kẹp chặt cuống lái, chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo, ông ngoan cường đưa con thuyền
vượt qua cả bể lòa sóng

+ ở trận chiến t2, ng lái đò không chỉ dũng mãnh, không chỉ phải dùng đến cơ bắp mà phải
thay đổi chiến thuật. ông phải kiên cường nén nỗi đau thể xác do cuộc vật lộn với thác dữ gây
nên = những động tác táo bạo mà vô cùng chính xác, đứa thì ông tránh, giảo chèo bơi lên, đứa
thì ông chặt đôi họ mở đường tiến, ông điều khiển con thuyền như điều khiển 1 con ngựa bất
kham, khi thì nắm chặt lấy cái bờm sóng, khi thì ghì cương lại, bám chắc luồng nước đúng
mà phóng nhanh về phía cửa sinh ở phía bờ hữu ngạn

+ ở trận chiến t3 ng lái đò tài hoa điều khiển con thuyền vượt qua 1 khe cửa hẹp. con thuyền
lao vun vút như 1 mũi tên lao nhanh qua cổng đá, cánh mở, cánh khép. Ông đã điều khiển
mũi tên thuyền ấy vừa tự lái, tự xuyên, tự lượn được
 Đoạn văn dựng cảnh giàu gía trị tạo hình, giống như 1 cuốn phim quay cận cảnh, bút pháp đặc tả,
lối kể hồi hộp, căng thẳng đầy kích thích, đã làm sống dậy 3 trận đánh vượt qua 3 trùng vi thạch
trận của ng lái đò Sông Đà, làm hiện lên rạng rỡ vẻ đẹp trí dũng tài hoa của ng lái đò
- Diễn tả cuộc giao tranh giữa con ng với sông nước, Nguyễn Tuân đã sử dụng tới hơn 300
động từ mạnh để ganh đua với cơn thịnh nộ của Sông Đà và trí lực của ô lão lái đò phi
thường
+ người đọc như nghẹt thở trc cơn cuồng phong xô lên cùng cơn thịnh nộ của Sông Đà:
“dống lên, nhổm dậy, vồ lấy, đanh khuýp, gieo hò, thúc dội, túm lật ngửa, bóp chặt

+ phía ông đò cũng hợp sức chống trả: nắm chặt, bám chặt, ghì cương, phóng nhanh lái
miết, đè sấm, chặt đốc chọc thủng
 Trong phấn khích ngôn từ cực điểm, Nguyễn Tuân hả hê ca ngợi ng lái đò là tay lái ra hoa. Dưới
ngòi bút của nhà văn, cuộc đối đầu quyết liệt giữa ng lái đò và con Sông Đà quả là 1 bức tranh
chiến trận hào hùng. Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân như ngân thành khúc tráng ca, để xưng tụng
con ng lao động trong cuộc quyết đấu với TN
- Nguyễn Tuân đã nhìn ng lái đò trong miêu tả từ góc nhìn gía trị mà con ng đem đến cho
tổ quốc mình . Ông đò đó là “thứ vàng 10” của tổ quốc. và để hãm con thuyền lại ông đò
phải từ đầu sào vào ngực mình . Vết thương ấy để lại trên lồng ngực ng lái đò 1 đòng tiền
tụ máu. Nguyễn Tuân gọi đó là tấm huân chương siêu hạng, gắn trên ngực ng lái đò vừa
anh hùng vừa nghệ sĩ. Chỉ 1 vết thương nghề nghiệp của đầu con sào để lại trên ngực ng
lái đò nhưng Nguyễn Tuân đã nâng lên tầm vóc anh hùng ca. Một liên tưởng thú vị, sâu
sắc thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông ngưỡng vọng, trân trọng đối với nghề lái đò âm
thầm mà cực kì gian truân của những nhà đò trên dòng Sông Đà
 Tiểu kết: bằng ngòi bút tài hoa phóng túng uyên bác, Nguyễn Tuân đã thể hiện sống động 1 chân
dung vô danh lẫn vào đám đông nhưng chính con người bình dị ẩn khúc giữa núi rừng ấy lại
chứa đựng chất “vàng 10” đích thực của tâm hồn và tài năng. Từ hình tượng người lái đò Nguyễn
Tuân khẳng định phẩm chất anh hùng của con người hoàn toàn có thể được tìm thấy ở những
điều bình dị trong cuộc sống hàng ngày của con người với thiên nhiên
2. Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ
- Chở đò là một công việc khó nhọc và là một nghệ thuật cao cường. Người lái đò vượt
thác điệu nghệ như một nghệ sĩ tài năng đến nỗi Nguyễn Tuân phải ngợi ca là “tay lái ra
hoa”

Tài liệu KYS- Ngtthanh


- 1 hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn. những bọt nước trắng xóa sau tay lái của ông đã
trở thành những đường hoa bung nở trên sông nước Đà Giang trở thành dải lụa hoa vắt
ngang tổ quốc
- Nhà đò sau khi vượt qua những con thác chết người vẫn bình thản ngồi ăn cơm lam bàn
về đàn cá đầm xanh, cá anh vũ .Hình ảnh những con thác dữ tan xèo xèo trong trí nhớ .
Họ hồn nhiên quên đi cuộc chiến đấu sống chết vừa rồi. Nói cách khác họ coi đó là
những chuyện hết sức bình thường trước những điều mà người ta vẫn cho là Phi Thường
- Ngay cả khi đã lên bờ cách xa sông nước đôi mắt của người lái đò vẫn đang đắm chìm
vào những bến bờ xa xôi .Ông đò coi Dòng Sông là cuốn tiểu thuyết của đời minh. Ông
thuộc những bến bờ ,thác ghềnh như thuộc từng dấu chấm dấu hỏi .Có thể nói chinh sự
hùng vĩ, phóng khóang của Sông Đà đã tạo nên sức bay bổng lãng mạn trong tâm hồn
người lái đò
 Tiểu kết: Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của Người Lái Đò Sông Đà đã cho thấy những nét nổi trội trong
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, luôn tiếp cận con người từ phương diện tài hoa nghệ sĩ.
Từ hình tượng người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân cũng mở rộng quan niệm của mình về tài hoa
nghệ sĩ. Theo nhà văn, tài hoa nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện ở lĩnh vực lao động, nghệ
thuật mà trong cả các lĩnh vực khác nữa. Khi con người đạt đến trình độ tinh vi siêu hạng thì đó là
lúc bộc lộ vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ đáng trân trọng
 Hình tượng người lái đò Sông Đà vừa tài hoa nghệ sĩ là một thành công đặc sắc của Nguyễn Tuân
cả về lý luận và thẩm mỹ, ca ngợi người lao động bình thường, giản dị mà lớn lao, đáng phục
IV. Nghệ thuật
1. Đặc sắc nghệ thuật ngôn từ
a. sự sáng tạo ngôn từ của Nguyễn Tuân trong tùy bút được đẩy tới Đỉnh Cao Của Sự Sáng Tạo
- nhà văn giống như một nhạc trưởng tài hoa trong việc điều khiển cả 1 đội quân ngôn từ
- cách dùng từ mới mẻ với lối so sánh liên tưởng bất ngờ, cảm xúc mới lạ, độc đáo, “cánh
tay trẻ tráng, nắm chặt lấy các bờm sóng
b. miêu tả vẻ đẹp hung bạo của con sông và vẻ đẹp người lái đò giữa chiến trường phá thạch
trận
- Nguyễn Tuân dùng cả đội quân ngôn từ Sắc Sảo, góc cạnh, đặc biệt những động từ
“đánh thúc chọc thủng bật ngửa, hất hàm, bóp chặt, thúc gối”…. vì thế bọn giặc nước
và cả sự Tả xung hữu đột của người lái đò đều rất nổi bật. Đặc biệt cuộc chiến giữa người
lái đò với dòng Sông Đà bỗng vang dậy như một bãi chiến trường.
- vốn từ ngữ quân sự được sử dụng xen vào lớp từ ngữ cổ: “vu hồi, thạch trận, thanh la
đòn tỉa” tạo cho người đọc có cảm tưởng trận chiến giữa người lái đò và dòng sông
dường như đã diễn ra từ hàng ngàn năm
- Dựng cảnh đầy giá trị tạo hình+đặc tả+lối kể hồi hộp, kịch tính, căng thẳng . đây là dịp
văn Nguyễn Tuân khoe hết góc cạnh và sự giàu có của nó
c. Miêu tả vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà
- nhà văn tạo âm hưởng trữ tình nhẹ nhang,êm ả, du dương .Sự kết hợp ngôn từ và thanh
điệu tạo nên những câu văn tài hoa, giàu chất nhạc
- kết hợp hài hòa giữa những câu ca dao, những câu thơ Đường, thơ Tản Đà với ngôn ngữ
miêu tả khiến cho ngôn ngữ vốn đã trữ tình lại còn giàu nhạc điệu và chan chứa Cảm Xúc
2. Tài hoa uyên bác
- Lối diễn đạt biến hóa, liên tưởng phóng túng, bất ngờ phô diễn sự tài hoa, lịch lãm của
nhà văn: lấy lửa tả nước, núi rừng để tả sông với những câu văn nhiều mệnh đề, nhiều đốt
khớp
- Nhà văn đã vận dụng vốn tri thức uyên thâm, uyên bác rộng rãi, huy động vốn tri thức
liên ngành đa dạng, phong phú để đem đến những cảm xúc, những liên tưởng mới lạ thú
vị bất ngờ
+đó là tri thức của các ngành khác nhau như khoa học, văn học, lịch sử, địa lý
+cả kiến thức của những ngành ít đưa vào văn chương như võ thuật, quân sự, thể thao

Tài liệu KYS- Ngtthanh


+vận dụng nhiều kỹ thuật thể hiện của những ngành nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, âm nhạc,
điện ảnh
 qua tác phẩm Người lái đò Sông Đà, người đọc không chỉ thưởng thức một khung cảnh thiên
nhiên Tây Bắc dữ dằn, hung bạo nhưng thơ mộng, trữ tình mà còn được chiêm ngưỡng hình
tượng người lái đò Sông Đà với phong thái ung dung pha chất nghệ sĩ nhưng lại rất mực Chí
Dũng trong những cuộc vượt thác đầy hiểm nguy
C. Kết bài
Viết về người lái đò Sông Đà , viết về một vùng đất của Tổ quốc , Nguyễn Tuân đã thể hiện
nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết với người lao động và thiên nhiên đất nước . Sông Đà càng
đẹp , càng sinh động thì ông lái đò hiện lên càng anh dũng , ngoan cường, ta lại càng thấy được
bản lĩnh , tấm lòng và tài năng của Nguyễn Tuân . Nhà văn đã phát hiện ra trong con người bình
dị ấy “ thứ vàng mười đã qua thử lửa ” của núi rừng Tây Bắc. Cuộc sống quanh ta vốn rất cũ kĩ ,
tầm thường , gió vẫn thổi , mây vẫn trôi , ngày lại qua ngày .. nhà văn chính là người đã mang lại
cho ta một thế giới mới , tinh khôi hơn , diệu kì hơn . Và Nguyễn Tuân đã làm tròn sứ mệnh của
một nhà văn , ông đã góp phần mang đến cho Thế giới những sắc màu mới . Bước vào thế giới
của Nguyễn Tuân , chúng ta như bước vào một chân trời với màu sắc huyền bí riêng biệt , hấp
dẫn và độc đáo . Đó là chân trời của cái đẹp , của tài hoa và sự uyên bác .

Tài liệu KYS- Ngtthanh

You might also like