You are on page 1of 6

Nhà văn Thạch Lam đã từng nói: “Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận

mọi
vẻ đẹp man mác của vũ trụ”. Thật vậy, người nghệ sĩ chân chính là ng luôn khám phá,
quan sát, tìm tòi để sự sáng tạo đc cất cánh và bay xa cùng vẻ đẹp của con người, của
cuộc đời.Và trên hành trình đi tìm kiếm cái đẹp của mình, ta bắt gặp một Nguyễn Tuân
với sự tài hoa, uyên bác và 1 tấm lòng hướng về cái đẹp của nhân dân lao động, của
cuộc sống đang sinh sôi nảy nở trong thời kì mới - thời kì miền Bắc tiến lên xây dựng xã
hội chủ nghĩa. Tùy bút “Sông Đà” chính là kết quả của cuộc hành trình ngược về miền
Tây Bắc điệp trùng mà đầy kì thú của Nguyễn Tuân. Đặc biệt trong tùy bút “NLĐSĐ”,
nhà văn đã khắc họa thành công vẻ đẹp của Đà giang – con sông với những nét tính
cách khác nhau vừa hung bạo, hùng vĩ lại vừa trữ tình, thơ mộng.

“Nếu Xuân Diệu xem tình yêu là tôn giáo thì NT xem cái đẹp như tôn giáo của mình”
(Trần Đình Sử). Nguyễn Tuân là 1 nhà văn như thế, một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp.
Đọc những những tác phẩm của ông, ta bắt gặp 1 tâm hồn vô cùng phong phú với
những phát hiện hết sức tinh tế, độc đáo, mới lạ về quê hương, đất nước. Với cá tính
mạnh mẽ và phóng khoáng của mình, Nguyễn Tuân đã tìm đến với tùy bút như 1 lẽ tất
yếu.

Nhà văn NT từ lâu đã coi “chuyện xê dịch” như 1 lẽ sống. Bởi vì với ông “đi là để thay
đổi thực đơn cho giác quan” và “chỉ trường đời rộng rãi mới dạy cho người ta biết
những câu đẹp đẽ”. Và điều này đã thôi thúc con ng “ham mê thanh sắc” ấy đến với
miền Tây Bắc trong chuyến đi thực tế. Ở đây, thiên nhiên và con người đã cung cấp cho
nhà văn “lưng vốn” sáng tạo để rồi từ đó tùy bút " Người lái đò Sông Đà" ra đời. Tác
phẩm đc viết và in trong tập “SĐ” năm 1960. Ở đó, NT đã sáng tạo hình tượng con sông
Đà không phải là 1 thứ thiên nhiên vô tri vô giác mà là một sinh thể đầy sống động
giống như “một thế giới biết nói”. Dưới ngòi bút của ông, sông Đà hiện lên hung bạo
như một “loài thủy quái nham hiểm và độc dữ” nhưng cũng rất dịu dàng và say đắm
như một “mỹ nhân Tây Bắc”. Và trước hết là hình ảnh sông Đà hiện lên sục sôi, nghiệt
ngã và đầy thử thách.

Đề từ không phải là trang sức tô điểm cho tác phẩm văn học nhưng nó lại giúp ng đọc
có cái nhìn tổng quát hơn về đề tài. Ở tùy bút nldsd, nhà văn NT đã giới thiệu về dòng
sông này một cách vô cùng khéo léo nhằm gây ấn tượng cho ng đọc về vẻ đẹp đặc biệt
của dòng sông Tây Bắc:“Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu”, nghĩa là mọi
dòng sông đều chảy về hướng Đông, chỉ riêng sông Đà chảy lên hướng Bắc. Sông Đà đã
tự lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với những con sông
khác. Chính đặc điểm thú vị này đã tạo nên nét cá tính rất riêng, rất ngang ngược và
đầy độc đáo cho Đà giang.

“Niềm vui của nhà văn chân chính là đc làm ng dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp” và
ngay từ những câu văn đầu tiên, NT đã dẫn chúng ta đến với xứ sở thiên nhiên kì thú
với hình ảnh sông Đà hung bạo. Cái hùng vĩ, sừng sững của sông Đà được thể hiện ngay
ở cảnh đá bờ sông: “đá bờ sông, dựng vách thành” . Vách đá dựng đứng, sừng sững
như 1 bức tường thành kì vĩ, vừa thâm nghiêm vừa bí hiểm, hoang sơ. Tác giả còn miêu
tả chi tiết về độ hẹp của vách đá: “vách đá thành chẹt lòng sông Đà như 1 cái yết hầu”,
“đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách” .... “con nai con hổ đã có lần
vọt từ bờ này sang bờ kia.” Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng như
“nhẹ tay”, “nhảy vọt” nhưng lại khiến ng đọc hình dung rất rõ rang về độ hẹp của vách
đá sông Đà. Nó hẹp đến nỗi chắn hết ánh sáng, không cho tia nắng nào rọi chiếu xuống
được mặt sông trừ lúc trưa: “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”.

Diễn tả bằng những hình ảnh thực tế của sông Đà chưa đủ, tác giả còn miêu tả chi tiết
cảm nhận của những người ngồi trên khoang đò qua quãng sông ấy “đang mùa hè mà
cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một
khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Thật bất ngờ
khi Nguyễn Tuân đem không khí phố thị (“hè một cái ngõ”, “cái tầng nhà thứ mấy nào
vừa tắt phụt đèn điện”) đặt vào khung cảnh núi rừng heo hút, hoang sơ. Ông đã huy
động mọi giác quan, đưa cả không gian đô thị vào việc miêu tả nhằm giúp ng đọc dễ
dàng hình dung về cái lạnh, cái tối, về độ cao, độ hẹp và cả chiều sâu hun hút của vách
đá bên bờ sông Đà.Qua đó tác giả đã đem đến cho ng đọc những ấn tượng cụ thể, sinh
động về sự hùng vĩ, dữ dội của sông Đà.

Tính chất hung bạo của SĐ còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức
của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để
tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: “quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài
hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt
năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua
quãng ấy”. Bằng kết cấu trùng điệp: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” tác giả đã
gợi tả một không gian sóng nước dữ dội với những chuyển động ko ngừng nghỉ của
thiên nhiên.Những từ ngữ “gùn ghè”, “đòi nợ xuýt” … đã diễn tả cơn cuồng nộ của
thiên nhiên hoang dại. Quãng dài ghềnh đá nổi trên mặt sông, nước mạnh xô ghềnh tạo
sóng dữ, sóng cuộn trào sinh ra gió thổi rít nên gùn ghè quanh năm suốt tháng. Với
nghệ thuật nhân hóa, con sông như một kẻ thù tính khí thất thường, đòi nợ vô duyên
cớ không bỏ sót một ai. Con sông đến đây đã trở thành “thứ kẻ thù số 1” của con
người.

Và tử thần trên sông Đà là những cái “hút nước” ghê rợn. Dưới ngòi bút của Nguyễn
Tuân, ng đọc ít nhiều có thể hình dung đc về sự nguy hiểm đến đáng sợ của những chỗ
nước xoáy xiết ấy. Nhà văn đã tái hiện nhưng cái hút nước ấy từ hình dạng bên ngoài
đến âm thanh và hậu quả kinh khủng mà nó gây ra cho con người. Để gợi tả độ sâu của
những cái hút nước, Nguyễn Tuân so sánh nó với “cái giếng bê tông thả xuống sông để
chuẩn bị làm móng cầu”. Cái hút nước ấy hiện lên sâu hoắm, không thành, nằm ngay
giữa lòng sông như miệng của 1 con thủy quái đang há ra chực chờ những con thuyền
xấu số lại gần để nuốt chửng, nghiền nát. Không những thế, NT còn ví âm thanh cái hút
nước ấy “ như cống cái bị sặc”.Đâ là những âm thanh quen thuộc của cuộc sống, âm
thanh của sự xung đột, cuộn trào hung hãn, làm cho con ng hoảng sợ mà tránh thật xa.
Nguyễn Du cũng đã từng miêu tả âm thanh đến đáng sợ của sóng nước trong “Truyện
Kiều”:

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình , tác giả đã đặt ra những giả tưởng ly kì xảy
ra bên trong cái hút nước: “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng
ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới long sông đến mươi phút
sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Câu văn dài cùng nhiều động từ mạnh đã
miêu tả hoạt động hủy diệt nhanh chóng và dữ dội của những cái hút nước. Nó giống
như 1 hố đen vũ trụ vừa tàn nhẫn vừa kì bí. Và để hình dung đc chân thực đến từng
milimet, nhà văn còn dẫn ng đọc vào 1 trò chơi cảm giác, kéo họ xuống tận đáy hút
nước cùng anh bạn quay phim táo tợn. Lúc này hút nước dc miêu tả từ góc nhìn điện
ảnh, truyền cảm từ hình khối đến màu sắc, thậm chí là cả cảm giác sợ hãi đến chân
thực của con ng khi đứng trong lòng cái khối pha lê xanh như sắp vỡ tan bất cứ lúc nào.
Ta có thể thấy, NT đã huy động tri thức của nhiều ngành nghệ thuật và khoa học để
truyền đến ng đọc cảm giác mạnh mẽ về sự nguy hiểm ghê gớm của những cái hút
nước trên sông Đà.

"Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa" (Nguyễn Minh Châu). Người
ta nói toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một "huyền
sử" - huyền sử của một người ưa lối chơi "độc tấu". Và trên trang văn của một người
như thế, ta dễ dàng được thưởng lãm cái độc đáo đến từ nghệ thuật dùng từ, dùng
chữ khi nó tái hiện được linh hồn sống động của vạn vật mà có thể làm “rung rinh” cả
gỗ đá vô tri. “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại
như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn
con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa”… Những cách ví von
mới lạ cùng ngôn ngữ giàu sức gợi kết hợp với cách ngắt nhịp gấp gáp đã tác động
mạnh mẽ đến người đọc, để rồi một thoáng giật mình: ta hình như cũng căng thẳng,
cũng nín thở, cũng hồi hộp theo từng dòng từng chữ mà Nguyễn Tuân mô tả. Những
câu văn giàu hình ảnh này đã tác động mạnh mẽ lên hệ thần kinh người đọc để mang
đến cảm giác chân thực và sống động nhất. Con sông ấy như một kẻ lắm mưu, nhiều kế
để khiêu khích người lái đò. Nó biết: oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế
nhạo. Đó chính là bộ mặt và tâm địa của một người xấu xa, lắm mưu, nhiều kế – kẻ thù
số một của con người.

Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân
trời đá”. Bọt sóng trắng che khuất màu xám xịt của đá, khiến quãng sông hiện lên hùng
vĩ vô biên – biểu tượng cho uy lực của thiên nhiên Sông Đà. Nguyễn Tuân khéo léo nhắc
lại sức mạnh và sự dữ dội của đá trên Sông Đà: “từ ngàn năm vẫn mai phục hết lòng
sông”. Phải chăng, từ khi nào Sông Đà xuất hiện ở núi rừng Tây Bắc, thì từ lúc đó đá
“mai phục” sẵn chờ đợi người lái đò để thực hiện một “cú vố” bất ngờ. Nhà văn sử
dụng ngôn ngữ mang tính võ thuật cao, khiến hòn đá vô tri cũng trở nên sinh động, có
“tâm địa độc ác của thứ kẻ thù số một”. Cách nhân hóa: “một số hòn bèn nhổm cả
dậy để vồ lấy chiếc thuyền” khi chiếc thuyền tiến vào “thạch trận Sông Đà” khiến câu
chuyển động mạnh mẽ hơn , giúp người đọc hình dung ra sự đáng sợ của quãng sông.
Ta tự hỏi đá hay là một thứ quỷ quái nào trên Sông Đà mà cũng có mặt, có mũi, có tâm
địa độc ác: “Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo
mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Hàng loạt tính từ chỉ người: “ngỗ ngược”, “nhăn
nhúm”, “méo mó” được Nguyễn Tuân sử dụng để miêu tả hình thù hòn đá khiến đá trở
nên hống hách hơn, như “hất hàm” đòi một cuộc tuyên chiến mà một bên là thiên
nhiên với sức mạnh oai hùm, một bên là con người nhỏ nhoi trên “chiếc thuyền đuôi
én sáu bơi chèo” vượt qua cửa tử tiến vào cửa sinh.

Nếu chỉ dừng lại ở đó thì sông Đà sẽ không bộc lộ đc hết tính cách hung bạo của mình.
Tính cách của con thủy quái ấy còn khiến ng đi qua đây sợ sệt bởi những thử thách ở
trùng vi thạch trận. Khi miêu tả thạch trận đá tác giả đã vận dụng rất nhiều kiến thức
trong lĩnh vực quân sự, thể thao để làm rõ đối tượng.

Ở trùng vi thứ nhất: Sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa
sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như
là sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ
nhất này sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. Vừa vào trận địa,
chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp: “Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà
bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát
nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên"
Trận chiến đầu, sóng nước là tuệ binh mà con sông tung ra để thử thách người lái đò.

Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vi thứ hai: “Tăng
thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ
hữu ngạn”.Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò.
Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử “vẫn không ngớt khiêu khích, mặc
dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”.
Bọn đá, sóng nước vẫn gợi những món đòn hiểm độc và tinh vi nhất!

Đến trùng vi thứ ba: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống
ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke
chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Làm ta liên tưởng
đến một trận đấu bóng quyết liệt. Chiếc thuyền như một cầu thủ phải phóng thẳng,
chọc thủng cửa giữa, vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như một mũi
tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên được vừa tự động lái được lượn được,
tiến về phía khung thành và cuối cùng đã hết thác.

Như vậy, NT đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để làm nổi hình nổi dáng, để
truyền linh hồn cho từng hòn đá vô tri vô giác. Nhà văn còn huy động tri thức của quân
sự, thể thao và nhiều lĩnh vực khác để khắc họa sức mạnh tổng hợp ghê gớm của thác
đá SĐ. Dữ dội là thế, hiểm trở là thế, tuy nhiên điều mà Nguyễn Tuân nhấn mạng ở đây
chính là vẻ hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc chứ không phải kích thích để con người thù
hằn sông Đà, bởi sông Đà chính là trục giao thông đường thủy chính góp phần phát
triển kinh tế, xã hội vùng núi cao Tây Bắc. Sông Đà trở thành dòng sông của ánh sáng,
đã dâng tặng cho đất nước nguồn năng lượng dồi dào, ánh sáng của sông Đà đã đi khắp
đất nước làm giàu cho bao hồn quê.
Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật chở nhiều ít mặc sức, nhưng nếu không có
những bơi chèo nghệ thuật thì con thuyền nội dung sẽ đứng im bất động. Để miêu tả
vẻ đẹp của dòng sông Đà Nguyễn Tuân đã khéo léo đẩy ngòi bút trên trang giấy, kết
hợp và sử dụng đa dạng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Điều đó không chỉ bắt
nguồn từ phong cách Nguyễn Tuân mà tạo nên từ vốn tri thức phong phú, hiểu biết về
nhiều lĩnh vực của nhà văn. Ông đã dành nhiều công sức và tâm huyết để miêu tả và
làm hiện lên những vẻ đẹp khác nhau của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Bên cạnh ấy,
nhà văn đã vận dụng tối đa các giác quan để miêu tả sông Đà một cách chân thực và
hoàn mĩ nhất. Với cách sử dụng ngôn từ linh hoạt, kho từ vựng phong phú, nhân hóa
mới mẻ độc đáo cùng những liên tưởng thú vị, nhà văn cũng đã thể hiện sự điêu luyện,
tài hoa của mình. Để từ đó giúp cho người đẹp thêm yêu mến đắm say trước những
trang viết của mình.

“Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện
là một lần thế giới được tạo lập” ( Marcel Proust). Một Sông Đà, 1 NT, 1 thiên nhiên dữ
dội, 1 ng nghệ sĩ tài hoa. Đọc từng câu văn, ta như được trực tiếp ở đó, cảm nhận sự
hung bạo đến đáng sợ của Đà giang. Nhưng chính sự hung bạo, gầm gừ ấy đã để lại
trong lòng độc giả một ấn tượng khó phai. Có thể nói vẻ đẹp trên trang viết của NT là
kết tinh của 1 trí tuệ uyên bác, 1 con mắt quan sát tinh tế, một trái tim đầy nhiệt huyết
với nghệ thuật. Cái đẹp ấy được truyền tải đặc sắc dưới ngòi bút của “nhà luyện kim
ngôn từ” khiến cho tác phẩm lại càng lung linh chất ngọc. NT xứng đáng là người săn
tìm và sáng tạo cái đẹp, góp phần làm cho nền văn học dân tộc thêm giàu đẹp hơn.

You might also like