You are on page 1of 4

Đã có biết bao nhiêu người nghệ sĩ viết về sông Hương bằng tình cảm yêu thương và trân

trọng của mình. Tôi vẫn còn nhớ những câu thơ của nhà thơ Thu Bồn khi viết về dòng sông này:
“ Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Tôi lại tự băn khoăn hỏi mình, có khoảng không gian để đó chiều dài của nỗi nhớ thương
gửi về dòng Hương muôn đời lững lờ trôi, e ấp nơi thành phố Huế. Rồi lại phải tự ôm trọn vào
mình nhưng cảm xúc luyến lưu khi tới thành phố này. Có một nhà văn, cũng yêu Huế bằng tất cả
tình yêu chân thành như thế, xuất phát từ trái tim mình. Không ai khác, đó là Hoàng Phủ Ngọc
Tường với ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Điểm nhìn của tác giả đối với sông Hương kéo dài
theo suốt cuộc hành trình của con sông. Sau cái khởi nguồn ở vùng thượng lưu, sông Hương tiếp
tục hành trình cam go, vất vả của mình để đến với Huế. Trước khi chảy vào lòng thành phố thân
thương, nó cũng đã kịp để lại những dấu ấn riêng của mình. Qua sự lưu luyến ấy đã cho thấy
được phong cách tài hoa ….
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một gương mặt nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện
đại, là nhà văn có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, ở ông là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy nghĩ tư duy đa chiều,
uyên bác, tất cả được thể hiện trong lối văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa. Bút kí “Ai đã
đặt tên cho dòng sông?’là bài bút kí xuất sắc nhất, viết tại Huế vào 4/1/1981 bằng tất cả niềm yêu
mến và tự hào, nhà văn đã xây dựng hình tượng sông Hương thơ mộng, lãng mạn để từ đó bộc lộ
cái “tôi” với tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, sâu sắc. Theo như nhà văn tâm sự: “Bài bút
kí này tôi đã viết trong mười ngày nhưng tôi đã nghĩ về nó bằng cả nửa cuộc đời mình.”
Trước hết, nhà văn đã dùng vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc của mình để tái hiện một
cách
chân thực và rõ nét thuỷ trình sông Hương với những vẻ đẹp khác nhau từ thượng nguồn cho đến
khi nằm trọn mình trong lòng của thành phố Huế mộng mơ. Sông Hương ở trong lòng thành phố
Huế như bản nhạc trữ tình nhẹ nhàng, chậm rãi dành riêng cho mảnh đất cố đô, như người con
gái đẹp đã gặp được tình yêu cuộc đời: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về……Đó chính là Tứ
đại cảnh”. Điều đầu tiên tác giả muốn cho người đọc thấy nét thay đổi của sông Hương khi gặp
kinh thành Huế là nó “vui tươi hẳn lên”. Đó là quy luật tình cảm tất yếu. Có ai từng quá nửa
hành trình trong cuộc đời mình đi tìm một người tình trong mộng với bao gian nan, vất vả giờ
khi gặp được tình yêu của mình lại không vui hay sao ? Có lẽ chính vì vậy mà hương Giang thật
sự vấn vương, muốn sông chậm lại để cảm nhận và kéo một “nét thẳng thực yên tâm” nơi có
Chiếc cầu trắng in trên nền trời như 1 mảnh trăng non, đó chính là cầu Tràng Tiền nối đôi bờ
sông thơ mộng. Miêu tả vẻ đẹp quyến rũ của dòng sông khi chảy qua lòng thành phố Huế,
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông bằng cảm quan của một người nghệ
sĩ: một người hoạ sĩ kiêm một nhạc sĩ.
Sau cảm giác bình yên giữa lòng thành phố, dòng sông bắt đầu thể hiện sự duyên dáng
quen thuộc của mình trong những nét uốn lượn tình tứ. Đó là việc “sông Hương uốn một cánh
cung rất nhẹ nhàng đến Cồn Hến”, với liên tưởng độc đáo, lãng mạn của nhà văn, “đường cong
ấy làm dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Qua phép so
sánh thật ngọt ngào, dòng sông bỗng trở thành người tình dịu dàng, e ấp mà vẫn thật tình tứ,
đắm say của Huế. – Bức tranh sông Hương còn được vẽ bởi một bàn tay nghệ sỹ tài hoa trong
nghệ thuật phối màu. Màu sắc của dòng sông là màu “xanh thẳm” của chính nó, màu rực rỡ
của trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh trong đêm hội trên sông, lung linh sắc màu phong phú
của cảnh vật bến bờ: từ những mảng phản quang nhiều màu sắc của núi đồi “sớm xanh, trưa
vàng, chiều tím” đến những “biền bãi xanh biếc của ngoại ô Kim Long”; từ màu thanh khiết
nõn nà của “chiếc cầu trắng in ngần trên nền trời”, nhỏ nhắn như những vầng trăng non đến
sắc “u trầm” của những vầng cổ thụ, ánh “lập lòe” của lửa thuyền chài, rồi lại là màu xanh biếc
của tre trúc, của cau thôn Vĩ Dạ cùng sắc “mơ màng sương khói” của Cồn Hến… Sông Hương
đã hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp trong thành Huế với những nét vẽ huyền ảo, những sắc
màu thơ mộng.
Qua cách cảm nhận của âm nhạc, sông Hương đẹp và êm đềm như một điệu slow chậm
rãi, trữ tình, sâu lắng. Phải là người yêu quê hương, yêu dòng sông, yêu mảnh đất Huế đến
nhường nào thì HPNT mới viết lên được áng văn lay động lòng người đến vậy. Sông Hương
như một điệu nhạc tình cảm dành riêng cho Huế. Chất âm nhạc của dòng sông hiện ra ở chính
âm hưởng, nhịp điệu của văn bản ngôn từ. Đó là một nhịp điệu êm đềm, tĩnh lặng, được tạo ra
bởi những câu văn dài nối tiếp, với  rất ít dấu ngắt và rất nhiều thanh bằng, bởi sự giãn cách
trong nhịp trầm tư sâu lắng của những suy ngẫm, những liên tưởng mênh mang trong không
gian, thăm thẳm trong thời gian. Chất liệu miêu tả đã làm hiện hữu sinh động đối tượng miêu
tả, nhịp điệu ngôn từ đã mô phỏng tài hoa nhịp điệu êm đềm, yên ả của dòng sông.
Chất nhạc còn hiện ra qua cách nhà văn miêu tả dòng chảy của sông Hương: “một dòng sông
trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”, trong đó từ nhịp ngắt, các yếu
tố điệp cho đến so sánh đều góp phần làm đậm thêm nhịp chảy chậm rãi, yên ả của dòng sông;
có lúc nhà văn không giấu được tình yêu thiên vị của mình khi so sánh dòng chảy băng băng
của sông Nêva lúc xuân về, với “điệu chảy lặng tờ” của dòng sông xứ Huế, nhà văn còn cho
rằng chỉ dòng chảy êm lặng ấy mới giúp con người cảm nhận được tâm hồn dịu dàng, đa cảm
của một dòng sông “ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn
vương của một nỗi lòng”. Sông Hương cũng có nét tương đồng với những dòng sông nổi tiếng
trên thế giới: như sông Xen của Pa-ri; sông Đanuýt của Bu-đa-pét; sông Nê-va ở Lê-ningrát
(của Nga) là cùng chảy trong lòng thành phố. Nhưng sông Hương đặc biệt hơn là chỉ dành cho
Huế, duy nhất Huế.
Chất nhạc của dòng sông cũng được thể hiện qua những âm thanh của chính dòng sông
và cảnh sắc đôi bờ. Đó là âm thanh gợi cõi vô thường huyễn hoặc vủa “tiếng chuông chùa
Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia”, âm thanh nồng ấm thân yêu của “những xóm làng trung du
bát ngát tiếng gà” làm cho sông Hương bừng tỉnh, thoát khỏi tình trạng trầm mặt âm thanh
không lời của một tình yêu e ấp, âm thanh của chính dòng sông được ví như “người tài nữ đánh
đàn lúc đêm khuya”, “tiếng nước rơi bán âm”, tiếng “những mái chèo khua đập nước”…; và
chất nhạc đặc biệt được hiện ra trong những liên tưởng tới “nền âm nhạc cổ điển Huế” - một giá
trị văn hóa đặc sắc của cố đô, luôn gắn bó và làm nên một phần linh hồn của dòng sông xứ Huế.
Những so sánh, nhân hóa đặc sắc, những liên tưởng mang đậm chất trữ tình khiến dòng sông
Hương hiện ra thủy chung và tình tứ giữa thành phố quê hương, vừa dịu dàng mềm mại như
một bức tranh lụa huyền ảo, vừa tha thiết đắm say như một bản nhạc êm đềm.
Ấn tượng đầu tiên về cái tôi trữ tình Hoàng Phủ Ngọc Tường có lẽ là ở sự mê đắm và tài
hoa khi viết về con sông Hương của xứ Huế. Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? nhà văn
đã dành nhiều tâm trí, tình cảm, tài năng của mình để say sưa khám phá và miêu tả vẻ đẹp của
Hương giang. Phải yêu Huế, gắn bó với sông Hương đến mức nào, Hoàng Phủ Ngọc Tường mới
có được những trang viết đầy ắp tri thức và rất đỗi tài hoa về Hương giang như vậy. Tài năng
nghệ thuật là một phần, cái yếu tố tiên quyết trong nghệ thuật vẫn là tình cảm, cảm xúc chân
thành, sâu đậm... Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương đã chiếm trọn tâm hồn ông. Vốn
hiểu biết phong phú cùng những kiến thức liên ngành đã giúp nhà văn khám phá vẻ đẹp đa dạng
của sông Hương trên nhiều phương diện: địa lí, lịch sử, văn hóa. Sự Nghiêm túc, cẩn trọng trong
tìm kiếm và phát hiện được thể hiện trong cả bài tuỳ bút là cuộc hành trình hào hứng và cẩn
trọng, say sưa và rất nghiêm túc để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “Ai dó đặt tên cho dũng
sụng”. Đây là câu hỏi ngỡ như bâng quơ của một nhà thơ nào đó khi đến với Huế song cũng là
một câu hỏi đầy ngụ ý của chính Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hỏi như một cách để xác lập mối
quan hệ giữa dòng sông với con người, giữa cái tên của dòng sông với cách nhìn, cách nghĩ và
những cảm nhận của con người về nó. Với những vốn kiến thức phong phú và sự am tường của
về nhiều lĩnh vực cũng như sự nghiêm túc và cẩn trọng trong tìm kiếm và phát hiện, Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã thể hiện thành công hình ảnh sông Hương độc đáo, ấn tượng với những nét đẹp
rất riêng mà hiếm dòng sông nào có được. Chất thơ trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường trước hết
thể hiện ở trí tưởng tượng phong phú.Nhà văn không thuần tuý chỉ ghi chép một cách chính xác
khách quan mà còn biết tạo cho mình rất nhiều cơ hội để tưởng tượng: Viết về con sông song lại
không bắt đầu từ việc quan sát thực tế, từ việc đi thực địa mà lại bắt đầu từ việc đọc Kiều để cảm
nhận văn chương hoà quyện với cảm nhận về con sông xứ Huế. Nói đến tài hoa của cái tôi
Hoàng Phủ Ngọc Tường về ngôn ngữ, cũng không nên quên các thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn
đã sử dụng rất thành công. Tiêu biểu hơn cả là nhân hóa và so sánh. Với nhân hóa, nhà văn đã
thổi hồn vào sông Hương, biến con sông vô tri vô giác thành một sinh thể có tính cách, có nỗi
niềm, tâm trạng như con người. Con sông ấy lúc “rầm rộ” và “mãnh liệt”, lúc “dịu dàng” và “say
đắm”. Cũng nhờ thủ pháp ấy mà những kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa đã được thăng hoa để
trở thành những tri thức nghệ thuật đẹp về đất nước, con người, về dòng sông yêu thương của
Huế.  Tình yêu sâu sắc với xứ Huế, sự uyên bác, am tường và sự tài hoa, lãng mạn đã hun đúc
nên một cái tôi trữ tình rất đỗi Hoàng Phủ Ngọc Tường.Chính những nét phong cách nổi bật ấy
cũng đã làm nên một thiên tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” độc đáo và ấn tượng, đồng
thời góp phần khẳng định vị trí riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nền văn học hiện đại
Việt Nam, đặc biệt là ở thể loại kí. 
Đoạn trích khi dòng sông chảy vào thành phố Huế trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
mang đậm phong cách của thể bút kí vì chất tụe do phóng túng, hình tượng cái tôi trí tuệ, tài hoa,
uyên bác, một hồn thơ thực sự trong văn xuôi với trí tưởng tượng lãng mạn. Dòng sông chính là
hiện thân của cuộc đời con người, đặc biệt là người trẻ, con sông khi ở thượng nguồn sẽ cóp nhặt
từng dòng nước nhỏ góp lại với nhau thành dòng chảy lớn, trên cuộc hành trình ấy, nó tích luỹ
từng chút từng chút đất một tạo thành phù sa mang về cho đồng bằng, khi còn là người trẻ, con
nhỏ đang ở độ tuổi thiếu niên thì cần học hành, làm việc, trải nghiệm va vấp để tích luỹ giá trị,
hiểu biết, kiến thức để sau này trưởng thành có cơ hội phát triển bản thân chăm lo cho gia đình
và đóng góp cho xã hội, cống hiến giống như dòng sông Hương khi chảy vào thành phố Huế
nhất mực thuỷ chung mang hết giá trị của mình để trao hết cho con người ở đó hình thành nên
những vùng văn hoá xứ sở, hình thành nên những vùng văn hoá dân cư. Và đồng hành cùng con
người qau những thăng trầm của lịch sử cùng nhau phát triển cùng nhau khôn lớn. Con sông
trước khi về với biển đã thật sự cống hiến một đời trọn vẹn. và con người cũng sẽ như vậy. Đó
cũng là lời nhắn nhủ đối với các bạn trẻ hiện nay: hãy yêu quê hương đất nước, dành thời gian
trải nghiệm, quan sát tinh tế hơn vùng đất đã nuôi mình lớn lên để hình thành mối liên hệ với nơi
mình đã sinh ra để cảm như thuộc về nơi đó. Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng được coi là một
trong những nhà viết kí tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Bằng sự nhạy cảm tài
hoa của người nghệ sĩ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thực sự xác định cho mình được một lối đi
riêng trong thể kí từ nguồn cảm hứng từ quê hương, đất nước Việt Nam tươi đẹp và giàu bản sắc
văn hoá, đặc biệt là từ xứ Huế với bề dày lịch sử văn hóa của nó. 
Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bài văn xuôi đặc sắc đầy chất
thơ về dòng sông Hương. Với tình yêu say đắm, thiết tha và với vốn hiểu biết sâu rộng về văn
hóa, lịch sử, địa lí,... nhà văn đã cống hiến cho người đọc một ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp của
dòng sông xứ Huế mộng mơ, nhất là đoạn chảy khi vào trong lòng thành phố Huế. Hương Giang
vốn đã đẹp ở ngoài nhưng trong những trang viết của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khiến
dòng sông đẹp hơn như một bức họa đồ, nhẹ nhàng êm ái như điệu slow tình cảm, hay dịu dàng
cuốn hút như người tình trong mộng. Tất cả những điều đó làm dấy lên trong lòng người đọc
nhưng khao khát được đến với sông Hương của xứ Huế thơ mộng. Dòng sông đúng là một công
trình nghệ thuật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. 

You might also like