You are on page 1of 45

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM


I. Khái niệm, đặc trưng, phân loại thể loại văn học
1. Khái niệm
- Thể loại (genre) là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Pháp, có nguồn gốc La tinh
(genus), được dùng để chỉ sự phân loại văn học. Nó được sử dụng tương thông với các
khái niệm thể (chự Hán ko biết ghi), văn thể (chự Hán ko biết ghi) trong lí luận cổ đại
Trung Quốc để chỉ dạng thức và hình thái cụ thể của tác phẩm văn học, tồn tại tương đối
ổn định, gắn liền với cách thức tổ chức tác phẩm được quy định bởi phương thức chiếm
lĩnh và phản ánh hiện thực mang tính đặc thù.
- “Thể loại tác phẩm văn học (TPVH) là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm,
trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác
phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” (dẫn theo Giáo tình Lí luận văn học, tr.319)
2. Đặc trưng
2.1. Tính thống nhất, ổn định
- Thể loại văn học bao giờ cũng có sự thống nhất , quy định lẫn nhau giữa đối tượng biểu
hiện, miêu tả của tác phẩm và hình thức tư duy sáng tạo của nhà văn, phương thức thể
nghiệm tình cảm trong sáng tạo, hình thức bố cục, kết cấu của tác phẩm, đặc điểm thủ
pháp biểu hiện và vận dụng ngôn ngữ,...
=> Mỗi thể loại lại tạo ra một kênh giao tiếp riêng với người đọc, đòi hỏi ở người đọc
cách tư duy, nhận thức, truyền thống và kinh nghiệm riêng.
2.2. Tính vận dụng, biến đổi
- Mỗi thể loại được xác định với những nguyên tắc tổ chức nghệ thuật đặc thù (thi pháp
không gian, thời gian, thi pháp cốt truyện, thi pháp nhân vật,...) nhưng nó không đứng
yên mà biến đổi không ngừng do sự chi phối của quan niệm văn học và nhu cầu xã hội ở
mỗi thời kỳ.
 Nguyên tắc mang tính phương pháp luận trong nghiên cứu văn học dưới góc
nhìn thể loại là nguyên tắc hệ thống: Khảo sát thể loại trong mối quan hệ tương
tác với nhau, trong cả mối liên hệ với các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc,
hội họa, kiến trúc,...
 Nguyên tắc mang tính phương pháp luận trong nghiên cứu thể loại là nguyên
tắc loại hình, lịch sử: Nhìn nhận thể loại như một hiện tượng lịch sử, vừa ổn định
vừa biến đổi không ngừng.
3. Phân loại
- Ở Phương Tây: Nghệ thuật thơ ca (Aristotle) – cuốn lí luận văn học, nghệ thuật đầu tiên
của châu Âu đề cập đến 4 loại hình thơ ca (văn học): Sử thi, bi kịch, hài kịch và thơ trữ
tình.
- Ở Trung Quốc: Ban Cổ (Thiên Nghệ văn chí, sách Hán thư); Nhâm Phảng (Văn chương
duyên khởi), Lưu Hiệp (Văn tâm điêu long), Tiêu Thống (Văn tuyển),...
- Ở Việt Nam:
+ Trước thế kỷ XVIII, đó chỉ là một số những kiến giải riêng lẻ về đặc điểm, bản
chất của số ít thể loại, chủ yếu là thi ca.
+ Thế kỉ XVIII-XIX: Các thi tuyển, văn tuyển: Việt âm thi tập, Tinh tuyển chư gia
luật thi, Trích diễm thi tập, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển,...;Các công trình biên
khảo về thư tịch của Lê Quý Đôn (Hiến chương – Thi văn – Truyện kí – Phương kĩ),
Phan Huy Chú (Hiến chương – Kinh sử - Thi văn – Truyện kí),v.v...
+ Thời hiện đại: Sách của Phan Kế Bình, Dương Quảng Hàm;..., sách của học giả
miền Nam trước 1975: Phạm Ngũ Lão, Thanh Lãng,...; Sách của học giả miền Bắc: Lê
Quý Đôn, nhóm ĐHSPHN,....
 Một số quan niệm phân chia thể loại
- “Chia ba”: Quan niệm thể loại văn học Phương Tây: thơ – tiểu thuyết – kịch (căn cứ
phương thức phản ánh hiện thực của tác phẩm)
- “Chia bốn”: Quan niệm thể loại văn học Trung Hoa (Lục Cơ, Tiêu Thống, Lưu Hiệp):
Thơ ca – Văn xuôi – Tiểu thuyết – Kịch (căn cứ hình thức lời nói, cấu trúc văn bản).
- “Chia năm”: Quan niệm văn học Việt Nam (VHVN): Thơ ca – Văn xuôi – Tiểu thuyết –
Kịch Kí và Văn chính luận (cáo, chiếu, biểu, tuyên ngôn độc lập, thư, văn bia, văn tiểu
phẩm,...)
=> Mô hình mang tính khái quát/vĩ mô, chưa phản ánh đúng hoàn toàn thực tế sáng tác
của các nền văn học trên thế giới.
II. Hệ thống thể loại Văn học trung đại Việt Nam
1. Phân loại
 Nguồn gốc: Thể loại văn học có nguồn gốc ngoại lai – Thể loại văn học dân
tộc
 Văn tự: Thể loại văn học gắn với văn tự Hán – Thể loại văn học gắn với
văn tự Nôm
 Mục đích sáng tác (phương thức tư duy nghệ thuật): Thể loại văn học chức
năng (hành chính, lễ nghi – tôn giáo) – Thể loại văn học nghệ thuật.
 Hình thức lời văn: Thể loại thơ ca – Thể loại văn xuôi
 Phương thức phản ánh, hình thức lời văn: Vận văn, biển văn/tản văn, kịch
bản văn học.
2. Đặc điểm
a. Phản ánh đặc thù của nền văn học trẻ
- Tiếp thu thể loại: trong suốt tiến trình văn học trung đại VN
- Việt hóa, dân tộc hóa thể loại có nguồn gốc ngoại lai
- Sáng tạo thể loại
 Nhìn nhận tiến trình văn học theo thể loại
- Giai đoạn đầu: tiếp thu thể loại từ Trung Quốc
- Giai đoạn tiếp theo: tiếp thu thể loại và Việt hóa thể loại
- Giai đoạn cuối: tiếp thu thể loại, Việt hóa thể loại, sáng tạo thể loại. Thể
loại nội sinh giữ vị trí ưu thắng.
3. Hệ thống thể loại
 Các thể loại biển văn, tản văn, văn xuôi
1. Công văn (chính luận): Hịch, Cáo, Chiếu, Biểu, Tấu, Sớ....
2. Phú, Văn tế (Hán, Nôm), câu đối
3. Kí: bi kí, tùy bút, kí sự,..
4. Văn thuyết minh: Tự, Bạt, Dẫn, Thư
5. Văn khảo cứu: khảo, luận, biên, thuyết, …
6. Văn chép sử: bản kí, chí, …
7. Truyện ngắn: thần tích, chí quái, truyện truyền kì
8. Tiểu thuyết chương hồi
4. Quá trình phát triển
 Giai đoạn hình thành (thế kỷ X-XIV)
- Thể loại văn học tiếp nhận từ Trung Quốc, gắn với văn tự Hán chiếm ưu thế (giai đoạn
mở đầu của nền văn học chữ viết của Việt Nam, mượn văn tự, tiếp nhận thành tựu)
- Thể loại văn học chức năng giữ vị trí trung tâm
- Thể loại văn học nghệ thuật đạt nhiều thành tựu lớn. Thơ ca và văn xuôi đều phát triển,
song số lượng tác phẩm thơ ca lớn hơn.
 Giai đoạn phát triển (thế kỷ XV – XVII)
- Bên cạnh những thể loại có nguồn gốc ngoại lai, thể loại văn học dân tộc dần được hình
thành (thơ Nôm đường luật, diễn ca lịch sử, truyện Nôm, …)
- Văn học chữ Nôm có bước trưởng thành mạnh mẽ
- Văn học nghệ thuật dần đi vào trung tâm: không chỉ phục vụ đất nước mà còn để thoả
mãn nhu cầu nghệ thuật
- Truyện văn xuôi chữ Hán có bước trưởng thành mạnh mẽ
 Giai đoạn đỉnh cao (thế kỷ XVIII – giữa XIX)
- Thể loại văn học nghệ thuật giữ vị trí trung tâm: Chữ Hán và chữ Nôm; thơ ca và văn
xuôi, ngoại nhập và nội sinh.
- Thể loại văn học dân tộc phát triển rực rỡ; Văn học Nôm có nhiều thành tựu đỉnh cao.
- Hệ thống thể loại ngoại nhập có sự biến đổi mạnh mẽ, phù hợp với nhu cầu thể hiện
những nội dung mới (phản ánh hiện thực, biểu đạt cảm xúc cá nhân của con người).
 Giai đoạn kết thúc (nửa cuối thế kỷ XIX)
- Thể loại văn học chức năng và văn học nghệ thuật song hành
- Xuất hiện văn học quốc ngữ ở Nam Bộ
=> Diễn tiến của hai nhóm thể loại văn học ngoại nhập – nội sinh; văn học chữ Hán - văn
học chữ Nôm; văn học chức năng – văn học nghệ thuật qua bốn giai đoạn; quá trình tiệm
tiến của hai nhóm thể loại trên giữ vị trí trung tâm – ngoại biên.
III. Ngôn ngữ văn học trung đại Việt Nam
1. Ngôn ngữ và chữ viết
a) Ngôn ngữ:
- Tiếng Việt
- Tiếng Hán (thời kì Bắc thuộc)
 Hiện tượng song ngữ
b) Chữ viết
 Chữ Hán
- Người Việt tiếp xúc với chữ Hán từ thời Bắc thuộc, đến thế kỉ X đã nắm vững và
sử dụng thành tục chữ Hán trong các văn bản hành chính, tôn giáo, văn học
- Các triều đại phong kiến thời độc lập chọn chữ Hán làm chữ viết chính thức (chính
trị, xã hội, bang giao)
- Từ thế kỉ X trở về trước: tiếng Hán, chữ Hán là ngoại ngữ. Từ thế kỉ X trở về sau:
chữ Hán là một văn bản (cách đọc chữ Hán của người Việt khác với người Trung
Hoa)
 Chữ Nôm
- Chữ viết được cấu tạo từ chữ Hán, dùng để ghi âm tiếng Việt
- Thời điểm hình thành: thế kỉ IX – XIII
- Thời điểm được sử dụng trong sáng tác văn học: thế kỉ XIII
 Sự khác nhau giữa chữ Hán và chữ Nôm
- Chữ Hán: ghi âm Hán Việt
+ Được chuẩn hoá, thống nhất hoá, sử dụng trong điều hành chính quyền
+ Nghiêng về sắc thái cổ xửa, cổ kính, cao cả, tao nhã, trừu tượng, khái quát, …
(được tiếp qua thư tịch, kinh sử, văn chương, …)
+ Nghiêng về tính quy phạm
- Chữ Nôm: ghi âm tiếng Việt
+ Chưa được chuẩn hoá, điển phạm hoá, ít được sử dụng trong điều hành chính
quyền
+ Nghiêng về sắc thái đời thường, gần gũi, bình dị, dân tộc, cụ thể, chi tiết
+ Nghiêng về tính bất quy phạm
2. Bộ phận văn học chữ Hán và bộ phận văn học chữ Nôm
a) Bộ phận văn học chữ Hán
- Hình thành sớm, tồn tại trong suốt tiến trình văn học trung đại VN
- Lực lượng sáng tác: tầng lớp tri thức phong kiến
- Phạm vi nội dung: chính sự, lí tưởng, luân lí, đạo đức, tôn giáo, lịch sử, … (biểu
đạt cái cao cả, tao nhã)
- Thể loại: thể loại văn học ngoại nhập; thể loại văn học chức năng; thể loại đa
dạng, cả thơ lẫn văn xuôi.
- Phạm vi phổ biến: tầng lớp tri thức
- Đặc điểm: thiên về tính quan phương chính thống, tính giáo huấn, nói chỉ tải đạo
b) Bộ phận văn học chữ Nôm
- Ra đời muộn hơn
- Lực lượng sáng tác: tầng lớp trí thức phong kiến, trí thức bình dân
- Phạm vi nội dung: những vấn đề của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống đời thường
(biểu đạt cái thông tục, đời thường)
- Thể loại: thể loại văn học nội sinh; thể loại văn học nghệ thuật; đa phần là thể loại
thơ ca
- Phạm vi phổ biến: đông đảo các tầng lớp xã hội
- Đặc điểm: tính dân chủ, tính dân tộc, chứa đựng tinh thần cách tân
3. Tính chất song ngữ của VHTĐ VN
- Sự phát triển song song hai dòng VH Hán – Nôm
- Hiện tượng tác giả song ngữ
- Hiện tượng tác phẩm song ngữ
- Sự xâm nhập, pha trộn của văn Hán và văn Nôm: nhan đề - nội dung; đan xen
ngôn ngữ trong VB; …
4. Một số đặc điểm ngôn ngữ VHTĐ
- Tính tượng trưng, ước lệ: diễn đạt theo công thức, dựa theo các tiền lệ, khuôn mẫu
trong quá khứ, mang nặng chất sách vở
- Cầu kì, hoa mĩ, bóng bảy: coi trọng vẻ đẹp thẩm mĩ của ngôn ngữ (hình ảnh ẩn dụ,
hoán dụ, so sánh, dùng điển, thủ pháp chơi chữ, đối ngẫu, …)
- Quan niệm về ngôn ngữ có sự thay đổi qua hai giai đoạn
+ X-XVII: tao nhã, mực thước, …
+ XVIII-XIX: tự do, biểu đạt cảm xúc, cá tính riêng của nhà văn

THƠ ĐƯỜNG LUẬT HÁN – NÔM


I. Khái quát về thơ ca trung đại Việt Nam
1. Về thơ ca:
- Nội dung: phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, cảm xúc, bộc lộ tư tưởng của
chủ thể trữ tình
- Hình thức: văn vần, ngôn súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu
2. Diễn tiến thơ ca trung đại VN
- Các thể thơ ca vay mượn từ Trung Quốc, bằng chữ Hán: xuất hiện từ thế kỉ X và
tồn tại suốt thời kì trung đại.
+ Tiêu biểu: thơ cổ phong, thơ luật Đường.
+ Tác giả: Trần Nhân Tông, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến
- Các thể thơ ca vay mượn từ Trung Quốc, bằng chữ Nôm: xuất hiện từ khoảng thế
kỉ XIII.
+ Tiêu biểu: thơ Nôm Đường luật
+ Tác giả: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh
Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, …
- Các thể thơ ca do người Việt sáng tạo nên: xuất hiện từ khoảng thế kỉ XVI.
+ Tiêu biểu: thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ hát nói, …
+ Tác giả: Đoàn Thị Điểm (?), Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh,
Dương Khuê, …
- Về nguồn gốc:
Thể loại tiếp thu => Thể loại tiếp thu + Thể loại dân tộc hoá (giao thoa) => Thể
loại tiếp thu + thể loại dân tộc hoá + thể loại nội sinh (đồng thời, giao lưu)
- Về mối quan hệ trung tâm – ngoại vi
+ Giai đoạn đầu: thể loại ăn học chức năng giữ vai trò trung tâm, thể loại văn học
nghệ thuật ở vị trí ngoại biên
+ Giai đoạn thứ hai: thể loại văn học chức năng và thể loại văn học nghệ thuật
phát triển song song
+ Giai đoạn cuối: thể loại văn học nghệ thuật giữ vai trò trung tâm, thể loại văn
bản chức năng bị đẩy dần ra ngoại vi hệ thống văn học.
3. Đặc điểm của thơ ca trung đại Việt Nam
- Kết hợp tỏ chí và tỏ tình:
+ Quan niệm “thi dĩ ngôn chí” (“chí” – ý chí; tình cảm, cảm xúc)
+ Thơ trung đại không chỉ thể hiện tâm tư, tình cảm mà còn có vai trò quan trọng
trong việc truy dẫn tư tưởng, triết lí, bài học, giáo huấn, …
 Coi trọng chức năng thực tiễn của thơ ca (đánh giặc, truyền giáo, ngoại giao,
phúng điếu, …)
- Đại diện cho tiếng nói của tập thể, cộng đồng
+ Tác giả ít xưng danh
+ Câu thơ thường bị tinh lược chủ ngữ
 Chủ thể trữ tình là tác giả, nhưng có tính đại diện cho tập thể
- Mượn hình ảnh thiên nhiên để biểu đạt tâm trạng: quan niệm “thiên nhân
nhất thể”, “thiên nhân hợp nhất”
 Con người là một bộ phận của tự nhiên, chịu sự chi phối của những quy luật tự
nhiên
 Thiên nhiên trở thành phương tiện biểu hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả; kiểu
loại cảnh vật tương ứng với kiểu loại tâm tư, cảm xúc, …
- Quy phạm về hình thức: kết cấu, bố cục chặt chẽ: niêm, luật, đối, vần, thanh
nghiêm ngặt, …
II. Thơ Đường luật Hán
1. Khái niệm
- Đường luật là thể thơ được đặt ra từ thời Đường, có cấu trúc chặt chẽ về thanh âm
và bố cục.
- Thơ Đường luật Hán là khái niệm để chỉ những bài thơ viết bằng chữ Hán, theo
thể Đường luật (tuân thủ những quy định về vần, đối, niêm, luật, bố cục của thơ
Đường luật)
2. Phân loại
- Theo số chữ trong câu: ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn
- Theo số câu trong bài: tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú (luật thi), bài luật (từ mười câu
trở lên)
- Theo số chữ trong câu và số câu trong bài: ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt,
ngũ ngôn bát cú, thất ngôn bát cú
3. Đặc điểm:
a) Vần
- Thường dùng vần bằng (chữ có dấu huyền hoặc không dấu)
- Chỉ được gieo một vần (độc vận)
- Vị trí: vần được gieo ở cuối câu 1-2-4-6-8 (bát cú); ở cuối câu 1-2-4 hoặc cuối câu
2-4 (tứ tuyệt)
b) Đối
- Bao gồm đối âm và đối ý. Phạm vị: 2 dòng thơ
- Về hình thức: thanh điệu, số từ, loại từ, vai trò ngữ pháp của các ở hai dòng thơ
như nhau
- Về nội dung: tương hỗ hoặc tương phản nhau
- Quy tắc: câu 3-4; 5-6 buộc đối
c) Luật
- Cách sắp xếp các chữ bằng trắc ở mỗi dòng thơ
- Luật thơ được tính từ chữ thứ hai của câu thơ đầu:
+ Chữ thứ hai là thanh trắc – bài thơ theo luật trắc - chỉnh thể
+ Chữ thứ hai là thanh bằng – bài thơ theo luật bằng - biến thể
- Luật còn liên quan đến phối thanh - cách sắp xếp các chữ bằng – trắc trong câu thơ
tuân thủ quy định:
+ Nhất – tam – ngũ bất luận
+ Nhị - tứ - lục phân minh (thanh điệu ở chữ thứ 4 đối với thanh điệu ở chữ thứ 2
và 6)
d) Niêm
- Sự kết dính giữa dòng thơ trên với dòng thơ dưới về âm luật.
+ Hai dòng thơ niêm với nhau thì cùng tạo theo một luật (cùng bằng hoặc cùng
trắc)
+ Niêm trong thơ luật Đường bắt buộc ở câu 1-8; 2-3; 4-5; 6-7 (tính từ chữ thứ 2
của mỗi câu)
+ Với thơ tứ tuyệt: niêm giữa câu 1-4; 2-3
- VD bài thơ “Mộ xuân tức sự”
Nhàn trung tận nhật bế thư trai,
Môn ngoại toàn vô tục khách lai.
Ðỗ Vũ thanh trung xuân hướng lão,
Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai.
+ Câu 1 với câu 4
+ Câu 2 và câu 3
e) Kết cấu
- Một bài thơ thất ngôn bát cú có thể chia làm 4 cặp câu
- Cách gọi tên:
+ Ở Trung Quốc: đầu tiên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên: khai - thừa - chuyển - hợp
+ Ở Việt Nam: đề - thực - luận - kết
- Cách đặt câu:
+ Câu đầu: phá đề (mở đề)
+ Câu 2: thừa đề (chuyển tiếp ý từ câu 1)
+ Câu 3-4: thực (cắt nghĩa câu đề)
+ Câu 5-6: luận (bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết, mở rộng nội dung 2 câu
thực)
+ Câu 7-8: kết
- Cách phân chia khác:
+ 2/4/2 (2 câu đầu và 2 câu cuối thiên về ý khái quát; 4 câu giữa diễn giảng cụ thể)
+ 6/2 hoặc 4/4 (cảnh – tình)
- Kết cấu
+ Kết cấu bài thơ Đường luật Hán liên quan mật thiết với việc “lập ý” (đặt ý, dựng
ý) của nhà thơ. Một số mô hình kết cấu thường gặp trong thơ trung đại
 Kết cấu theo thời gian (tuyến tính);
 Kết cấu theo không gian (xa-gần, cao-thấp,..);
 Kết cấu tương phản, đối lập;
 Kết cấu “đề, thực, luận, kết”; “khai, thừa, chuyển, hợp);
 Khái quát, luận đề -> cụ thể, hiện tượng (hoặc ngược lại);
 Cảnh -> Tình (hoặc ngược lại);
 V.v,...
4. Quá trình hình thành, phát triển
- Giai đoạn thế kỉ X – XIV
+ Xuất hiện sớm trong nền văn học trung đại Việt Nam.
+ Được sử dụng trong các hoạt động tôn giáo – tín ngưỡng ,hành chính, ngoại
giao.
+ Việc đưa thơ Đường luật Hán vào thi cử tạo điều kiện để hình thức thơ ca này
được phổ biến rộng rãi.
+ Càng về sau (thời Trần), thơ chữ Hán càng đi sâu hơn vào cuộc sống, mang đặc
điểm tính chất của văn học nghệ thuật
+ Đội ngũ sáng tác: tầng lớp Nho sĩ, vua chúa quý tộc,...
+ Nội dung phong phú, đa dạng: trữ tình, ngôn chí,...
- Giai đoạn thế kỉ XV – XVII:
+ Việc sáng tác thơ Đường luật Hán được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của triều đình
phong kiến, đặc biệt dưới thời Lê Thánh Tông.
+ Đặc điểm: thơ “ngôn chí” chiếm ưu thế; tính khuôn mẫu, công thức được coi
trọng -> nội dung thơ ca gò bó, không đa dạng, hình thức thơ ca khuôn sáo, cứng
nhắc.
+ Lực lượng sáng tác: vua chúa, các nhà nho “cử tử”. Những nhà thơ có đóng góp
quan trọng vào quá trình phát triển của thơ Đường luật Hán giai đoạn này là những
tác giả được đào tạo dưới triều Trần – Hồ hoặc chịu ảnh hưởng của học phong thời
Trần – Hồ như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Thái Thuận,...
- Giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu XIX:
+ Phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn
+ Cơ sở: vua chúa coi trọng văn học, khuyến khích việc sáng tác văn thơ, thơ
Đường luật Hán được sử dụng trong thi cử, tuyển chọn nhân tài; sự xuất hiện và
phát triển của các thi xã, thi đàn như Chiêu Anh các, thi xã Bình Dương, ...
+ Đặc điểm: thơ Đường luật Hán được gia tăng chất liệu hiệu thực, hướng về tình
cảm tự nhiên, cảm xúc riêng tư của con người, yếu tố thẩm mĩ, nghệ thuật của thơ
ca được coi trọng.
+ Lực lượng sáng tác: nhà Nho. Bên cạnh hệ tư tưởng Nho giáo, họ còn tiếp nhận,
chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo,...(kết hợp yếu tố Nho –
phi Nho).
- Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX:
+ Thơ Đường luật Hán vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc văn học, tuy
nhiên so với thơ Đường luật Nôm, mức độ lan tỏa yếu thế hơn.
+ Cơ sở: hình thức thơ ca quen thuộc, được sử dụng thuần thục; quy mô bài thơ
phù hợp với nhu cầu sáng tác nhanh, phản ánh những vấn đề đang diễn ra của đời
sống hiện thực.
+ Nội dung: bày tỏ tâm sự cá nhân; phản ánh những vấn đề thời sự; trào phúng
hiện thực,...
+ Lực lượng sáng tác: nhà Nho vừa mang ý thức hệ Nho giáo, vừa mang lập
trường dân tộc.
5. Một số lưu ý khi phân tích thơ Đường luật Hán
 Thơ Đường luật Hán là thể loại mang tính quy phạm chặt chẽ: chú ý đến các yếu
tố niêm, luật, vần (sự hài hòa về thanh điệu) và các tín hiệu nghệ thuật: thất niêm,
thất luật, chiết vận (lược bỏ vần),...
 Chú ý đến nghệ thuật đối – đặc trưng thi pháp thơ Đường luật. Đối không chỉ tạo
sự sóng đôi, cân xứng giữa các câu thơ mà còn có vai trò quan trọng trong việc
nhấn mạnh nội dung biểu đạt.
 Chú ý đến cấu tứ của bài thơ để lựa chọn cách phân tích theo trình tự hợp lí.
 Chú ý đến hai câu thơ kết: Trong thơ Đường luật, câu kết đóng vai trò khép lại
sự,tình trong bài thơ nhưng đồng thời mở ra những suy tư, cảm xúc mới.
Độc Tiểu Thanh Kí - Nguyễn Du
I. Bố cục
1. Theo cấu trúc đề - thực – luận – kết:
- 2 câu đề: tả cảnh và kể sự
- 2 câu thực: nhắc lại câu chuyện cuộc đời oan trái của nhân vật Tiểu Thannh
- 2 câu thực: bình luận về cuộc đời nàng Tiểu Thanh, thể hiện suy tư, trăn trở về số
phận của kẻ tài sắc
- 2 câu kết: niềm khao khát được đồng cảm, chia sẻ của nhà thơ – người tự ý thức
mình cũng là kẻ tài tình, chịu nhiều phiền luỵ.
2. Theo cấu trúc 4/4 (cảnh, sự - tình)
- 4 câu thơ đầu: là tiếng khóc thương người con gái tài sắc mà số phận truân chiên
- 4 câu thơ sau: là tiếng khóc thương cho kẻ hồng nhan bạc mệnh, tài hoa đa truân
nói chung, trong đó có tiếng khóc thương chính mình của Nguyễn Du
3. Theo cấu trúc 2/6
- 2 câu thơ đầu: bối cảnh viếng nàng Tiểu Thanh (tả, kể)
- 6 câu cuối: là cảm xúc, suy tư về số phận nhân vật, số phận người tài sắc và chính
bản thân mình
4. Theo cấu trúc 6/2
- 6 câu thơ đầu: là tâm sự, là cảm xúc về nàng Tiểu Thanh
- 2 câu cuối: là suy tư về bản thân mình
5. Theo cấu trúc 2/4/2
- 2 câu đầu: bối cảnh viếng nàng Tiểu Thanh
- 4 câu giữa: bình luận về cuộc đời nàng Tiểu Thanh
- 2 câu cuối: suy tư về bản thân
II. Nghệ thuật
- Là bài thơ thất ngôn cát cú Đường luật; theo luật bằng, sử dụng vần chính
 Đảm bảo sự cân xứng, hài hoà về thanh bằng, thanh trách và yêu cầu chặt chẽ về
đối (thanh điệu, từ loại, cấu trúc ngữ pháp, ý)
- Có những yếu tố nghệ thuật đáng chú ý, ít nhiều mang tính chất “lệch chuẩn” so
với quy cách thơ Đường luật
+ Chủ thể trữ tình không ẩn danh mà khẳng định sự hiện hữu bằng đại từ nhân
xưng ngôi thứ nhất (ngã), bằng danh xưng (Tố Như)
+ Hai câu thơ cuối với những tín hiệu nghệ thuật lạ:
 Hiện tượng thất niêm so với quy chuẩn thơ Đường;
 Sự xuất hiện của con số “ba trăm năm lẻ” đầy bí ẩn;
 Hiện tương tác giả xưng danh tên mình;
 Kiểu câu thơ kết – câu hỏi
 Nỗi niềm tâm sự không bình an của con người cá nhân, cảm thấy cô độc giữa
không gian, thời gian, của người nghệ sĩ thấu hiểu sâu sắc bi kịch của thân phận
con người.
BTVN:
- Tìm hiểu bài thơ Cảm hoài - Đặng Dung
- Tìm hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Du
- Tìm hiểu thơ chữ Hán Cao Bá Quát
III. Thơ Nôm Đường luật (Đường luật Nôm)
1. Tìm hiểu chung
1.1. Khái niệm:
- Là khái niệm được dùng để chỉ những sáng tác bằng chữ Nôm theo thể Đường luật
hoàn chỉnh hoặc Đường luật phá cách
1.2. Tiêu chí nhận diện
- Viết bằng chữ Nôm
- Theo thể thơ Đường luật:
+ Đường luật hoàn chỉnh: là tuân thủ một cách nghiêm ngặt những quy tắc về
niêm luật, phối thanh ngắt nhịp của thơ Đường luật Trung Quốc
+ Đường luật phá cách: thể thơ (có sự đan xen câu lục ngôn – 6 chữ với câu thất
ngôn – 7 chữ), có những thay đổi về số chữ trong câu, quy cách ngắt nhịp so với
thơ Đường luật chuẩn mực.
- Được mở đầu vào khoảng cuối thế kỉ XIII, chính thức có mặt với “Quốc âm thi
tập” của Nguyễn Trãi và kết thúc vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX với những
sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, …
1.3. Một số lưu ý
So với các thể loại có nguồn gốc ngoại lai như Thơ Đường luật Hán, truyện truyền kì,
tiểu thuyết chương hồi, … và thể loại văn học nội sinh dân tộc như Ngâm khúc, tuyện
Nôm, diễn ca lịch sử, hát nói, thơ Nôm Đường luật có những điểm riêng biệt:
- Hình thức thể loại được tiếp nhận từ TQ
- Các quy cách hình thức không được giữ nguyên mà có những thay đổi, cải biến,
gắn liền với nhu cầu tạo dựng một lối thơ riêng của dân tộc
- Sự phá cách về mặt hình thức không ổn định, không tạo thành mô hình riêng,
không đồng đều ở các tác giả, các giai đoạn.
 Kết luận: thơ Nôm Đường luật là minh chứng cho quy luật phát triển của văn học
trung đại VN; vừa “hướng tâm” vào quỹ đạo văn hoá Trung Hoa để tiếp thu, kế
thừa những tinh hoa; vừa “li tâm” để kiến tạo gương mặt văn hoá riêng của dân tộc
2. Đặc trưng thể loại
2.1. Về phương diện hình thức
 Có thể chia thơ Nôm Đường luật thành hai nhóm
- (1) Những tác phẩm tuân thủ chặt chẽ tính quy phạm của thơ Đường luật
- (2) Những tác phẩm có sự thay đổi, cải biến:
+ Sự có mặt của thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
+ Cách hiệp vần lưng và cách ngắt nhịp chẵn
+ Được đánh giá là có tiết tấu phù họp với nhịp điệu tâm hồn của người Việt
 Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn
- Ý nghĩa: là một sự kiện quan trọng thể hiện nhu cầu phá cách thơ Đường luật, tìm
tòi lối đi riêng cho thơ ca Việt. Trong bối cảnh chúng ta phải tiếp thu cả chữ Hán
và thể loại văn học Trung Quốc, đây là những cách tân rất đáng trân trọng.
- Là thử nghiệm quan trọng về hình thức: kết hợp câu thơ lục ngôn và thất ngôn;
vần chân và vần lưng; vần bằng và vần trắc; cách ngắt nhịp chẵn
 Đặt nền móng cho các thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, thơ bát nói …
2.2. Về phương diện nội dung
- Không có sự phân biệt tuyệt đối giữa những sáng tác Đường luật Hán và Đường
luật Nôm
- So với các thể loại ngâm khúc, truyện nôm, hát nói thì thơ Nôm Đường luật không
hướng đến một đề tài, chủ đề nhất định.
+ Thơ Nôm Đường luật vừa dùng để tự sự, đồng thời cũng có thế mạnh khi trữ
tình.
+ Thể loại này có khả năng phản ánh phạm vi hiện thực đa dạng: từ lí tưởng, hoài
bão cho đến cả khao khát cá nhân của con người; từ thế giới tự nhiên cho đến
những vấn đề lịch sử, xã hội; từ miêu tả cuộc sống thường nhật cho đến khi khái
quát quy luật vũ trụ, triết lý nhân sinh, …
- Nội dung làm nên diện mạo riêng cho thơ Nôm Đường luật là những vấn đề của
cuộc sống/con người đời thường và hơn nữa là của con người phàm trần, con
người đã thức tỉnh ý thức cá nhân.
3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
3.1. Giai đoạn thế kỉ X – XIV: Giai đoạn manh nha của thơ Nôm Đường luật
- Phong trào sáng tác thơ Quốc âm rất thịnh hành vào thời Trần, tuy nhiên hầu hết các bài
thơ đã bị thất lạc. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, thơ ca quốc âm được bắt đầu từ Hàn
Thuyên
- Hiện còn giữ được bài thơ tương truyền của cung phi Điểm Bích; một số câu thơ, bài
thơ ghi chép trong Truyện Hà Ô Lôi (Lĩnh Nam chích quái lục).
- Sự ra đời của Quốc âm thi tập – tập thơ tiếng Việt có quy mô lớn và đạt đến sự thành
thục về mặt nghệ thuật vào thế kỉ XV là minh chứng cho thấy thơ Nôm đường luật đã
được tạo dựng nền tảng từ các thế kỉ trước đó.
3.2. Giai đoạn thế kỉ XV – XVII: Giai đoạn trưởng thành của thơ Nôm Đường luật
- Sự xuất hiện của những tập thơ lớn như Quốc âm thi tập (254 bài thơ Nôm), Hồng Đức
quốc âm thi tập (328 bài), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (161 bài) khẳng định vai trò của
các sáng tác chữ Nôm trong việc kiến tạo diện mạo thơ ca nói riêng, văn học trung đại nói
chung.
- Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ Nôm Đường luật đầu tiên hiện còn giữ
được. Quốc âm thi tập thể hiện xu hướng dân tộc hóa trên cả phương hiện hình thức (kiến
tạo câu thơ 6 chữ; đưa những thành ngữ, tục ngữ, những hình tượng nghệ thuật đậm đà
tính dân tộc,...) và nội dung (hướng tới những vấn đề của cuộc sống con người Việt, thiên
nhiên đất nước Việt).
- Hồng Đức quốc âm thi tập: tiếp tục xu hướng dân tộc hóa đồng thời mở rộng xu hướng
xã hội hóa. Hình thức: gia tăng câu thơ 6 chữ, mở rộng vốn từ láy; Nội dung: dùng
Đường luật để trào phúng và tự sự.
- Bạch Vân quốc ngữ thi tập: tiếp tục các xu hướng trên, đồng thời phát triển theo hướng
gia tăng chất thế sự và chất triết lý cho thơ Nôm Đường luật
- Thơ Nôm các chúa Trịnh: hàng trăm bài thơ Nôm của Trịnh Căn vịnh điện Thiên Hoà,
thơ Nôm của Trịnh Cương, Trịnh Sâm (riêng Trịnh Sâm đã có 241 bài)
3.3. Giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX: giai đoạn phát triển của thơ Nôm Đường luật
- Thơ Nôm Đường luật đi theo quỹ đạo chung của văn học trung đại thời kỳ này: hướng
nhiều hơn đến hiện thực và khẳng định nhu cầu giải phóng con người
- Có sự xuất hiện những lối thơ Nôm Đường luật riêng: Hồ Xuân Hương, Bà Huyện
Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, …
+ Hồ Xuân Hương đại diện cho lối thơ Nôm Đường luật páh cách triệt để. Cái bản
năng, trần tục, tự nhiên vốn xa lạ với phong cách trang trọng, cao quý của Đường
luật trở thành nội dung cốt lõi trong thơ Hồ Xuân Hương. Nhà thơ nữ họ Hồ đã
đưa một nội dung không nghiêm chỉnh vào hình thức nghiêm chỉnh, tạo nên diện
mạo hoàn toàn mới, khai phá vai trò hoàn toàn mới của thơ Nôm Đường luật.
+ Bà Huyện Thanh Quan: số lượng bài thơ không nhiều nhưng vẫn tạo dựng một
phong cách riêng. Thơ BHTQ đã khẳng định một cách sống mạnh mẽ sức sống, vẻ
đẹp tươi mới của lối thơ Đường luật quy chuẩn.
+ Nguyễn Công Trứ: một gương mặt sáng tác thơ Nôm với bản sắc riêng. Thơ
Nôm của ông mang vẻ đẹp tự do, phóng khoáng, đầy nội lực. Nhà thơ bước qua
mọi giới hạn, mọi ràng buộc để khẳng định dấu ấn cá nhân của mình. Nếu cái gai
góc, sắc sảo làm nên cá tính riêng của thơ Nôm HXH thì vẻ đẹp xù xì, thô ráp, hào
sảng, mạnh mẽ nhưng tự nhiên, sống động là đặc trưng của thế giới nghệ thuật thơ
Nôm Đường luật của nhà thơ quê Hà Tĩnh.
3.4. Giai đoạn nửa cuối kết thúc XIX: giai đoạn kết tinh thành tựu của thơ Nôm
Đường luật
- Thơ Nôm Đường luật đã minh chứng khả năng theo sát diễn biến của lịch sử xã hội, đáp
ứng nhu cầu phản ánh của con người đương thời
- Bằng thơ Nôm Đường luật, Tú Xương, Nguyễn Khuyến đã thực hiện thành công cuộc
chuyển giao văn học từ phạm trù trung đại sang phạm trù của hiện đại. Chức năng phản
ánh của thể loại không chỉ dừng ở trữ tình thế sự, trào phúng thế sự mà vươn tới chỗ phản
ánh thực tại xã hội một cách cụ thể, chân thực, sinh động. Từ những hình tượng nhân vật
theo loại trong thơ Nôm trước đó, giai đoạn này đã xuất hiện những cá nhân cụ thể, riêng
biệt.
- Xu hướng dân chủ hoá, xã hội hoá về nội dung và hình thức biểu đạt được mở rộng và
nâng cao
4. Một số lưu ý khi phân tích thơ Nôm Đường luật
- Xác định được đặc điểm cơ bản của thơ Nôm Đường luật: sự kết hợp hài hoà yếu tố
Nôm và yếu tố Đường luật
+ Yếu tố Nôm: yếu tố dân tộc, tính chất đời thường, bình dị (Đề tài, chủ đề, ngôn ngữ,
hình ảnh, thể thơ, …)
+ Yếu tố Đường luật: đặc điểm quy phạm của thơ Đường luật, tính chất cao cả, vẻ đẹp
tao nhã (đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, hình ảnh, thể thơ, …)
- Chỉ ra được sự kết hợp giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật trong bài thơ: mức độ
đậm nhạt của hai yếu tố, phương diện biểu đạt hai yếu tố, giá trị thẩm mĩ, giá trị biểu
cảm, giá trị biểu đạt của hai yếu tố, …
VD: Bài thơ “Thu Vịnh” (ảnh)
a. Yếu tố Đường luật
- Thi đề, thi liệu: Thu cảnh – thu thiên, thu phong, thu thủy, thu yên, thu nguyệt, thu
hoa, thu thanh,...;
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật, luật bằng, vần thông (vị trí câu 1,2,4,6,8),
đối ở vị trí câu 3-4, 5-6, bố cục 6/2 (cảnh/tình).
- Bút pháp: chấm phá, lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình.
- Hình ảnh thanh nhã, màu sắc thanh đạm, không khí buồn hiu hắt mang đậm sắc
thái mùa thu trong thơ ca xưa.
- Ngôn ngữ hàm súc, ý tại ngôn ngoại; sử dụng điển cố văn học.
b. Yếu tố Nôm
- Hình ảnh mùa thu Bắc bộ với bầu trời xanh ngắt, dáng trúc mảnh mai, mềm mại,
giậu hoa lặng lẽ, âm thầm.
- Bút pháp: kết hợp gợi và tả (màu trời, màu nước, dáng trúc, hơi gió,...)
- Ngôn ngữ: trong sáng, giản dị, tự nhiên; lớp từ thuần việt chiếm ưu thế; hệ thống
từ láy có giá trị biểu cảm cao.

THỂ LOẠI NGÂM KHÚC & CHINH PHỤ NGÂM KHÚC


PHẦN 1:
KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI NGÂM KHÚC
1. KHÁI NIỆM
- Ngâm khúc (còn được gọi là khúc ngâm song thất lục bát) là một thể loại trữ tình
có quy mô trường thiên, phản ánh tâm trạng bi kịch của con người, được viết bằng
thể thơ song thất lục bát và ngôn ngữ dân tộc.
- Tiêu chí nhận diện
+ Quy mô: trường thiên
+ Cảm hứng: trữ tình, buồn
+ Ngôn ngữ: chữ Nôm, chữ quốc ngữ
+ Thể thơ: song thất lục bát
 Một số tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Ai
tư vãn, Bần nữ thán, Tự tình khúc, Thu dạ lữ hoài ngâm,...
2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH , PHÁT TRIỂN
2.1. CƠ SỞ LỊCH SỬ, XÃ HỘI
- Bối cảnh xã hội nhiều bất ổn, chính trị khủng hoảng, kinh tế suy thoái, đời sống
của nhân dân khó khăn
-> Thời đại lịch sử cho phép người ta cảm nhận được nỗi đau của mọi kiếp người
trong xã hội một cách rõ rệt. Con người có nhu cầu giãi bày tâm sự, kể lể nỗi lòng.
Ngâm khúc ra đời đáp ứng những đòi hỏi ấy của con người thời đại.
- Ở các đô thị lớn, kinh tế hàng hóa trong bối cảnh hỗn loạn, không bị quản chế ngặt
nghèo đã có những bước phát triển, kéo theo đó là sự xuất hiện của các tầng lớp
thị dân. Ở tầng lớp này, nhu cầu cá nhân, ý thức về quyền sống, quyền hạnh phúc
phát triển mạnh mẽ và nó đã có những tác động đến đời sống tinh thần thời đại.
-> Con người nhận ra sự đối lập giữa hiện thực và khát vọng sống, khát vọng hạnh
phúc của họ. Sự thất vọng, bi quan bao trùm. Ngâm khúc đã khai thác triệt để tâm
trạng này.
2.2. CƠ SỞ VĂN HÓA, VĂN HỌC
- Sự ra đời, hoàn thiện và những thể nghiệm để khẳng định ưu thế của chữ Nôm
trong việc phản ánh những vấn đề thuộc về cuộc sống đời thường, đời sống tâm tư
tình cảm của người Việt.
- Sự phát triển của thể loại thơ tự tình, trữ tình thời trung đại, đặc biệt là những tác
phẩm trữ tình, tự tình dài hơi như ca, ngâm, hành, văn, khúc vịnh...chữ Hán, chữ
Nôm, trong đó có một nhân vật trữ tình tự giãi bày cũng có ý nghĩa quan trọng đối
với sự ra đời và phát triển của ngâm khúc.
- Sự phát triển quan niệm thơ ca: từ thơ nói chí, thể hiện đạo lí sang thơ giãi bày
tình cảm chân thực, những điều tai nghe mắt thấy cũng góp phần cho sự ra đời
ngâm khúc.
 Thể thơ song thất lục bát
a) Ưu thế của thể thơ song thất lục bát trong việc trữ tình
- Thời điểm ra đời của thể thơ song thất lục bát chưa có tài liệu nào xác định một
cách chính xác. Cho đến nay, những tác phẩm văn học viết sớm nhất còn giữ lại
được có sự xuất hiện của những câu thơ song thất lục bát: Bồ Đề thắng cảnh thi
(tương truyền của Lê Thánh Tông), Đại nghĩ bát giáp thưởng đào văn (Lê Đức
Mao, đầu thế kỉ XVI), Tứ thời khúc vịnh (Hoàng Sĩ Khải, thế kỉ XVII), Thiên Nam
minh giám (khuyết danh), …
- Các tác phẩm chủ yếu viết về đề tài thiên nhiên và đề tài lịch sử với cảm hứng
tụng ca
- Cấu trúc: nhiều khổ thơ, mỗi khổ thơ được cấu tạo bao gồm 2 câu 7 chữ, 1 câu 6
chữ, 1 câu 8 chữ hiệp vần với nhau nhịp nhàng
- Đặc điểm: giàu nhạc tính, nhịp điệu luyến láy, phù hợp với việc diễn tả tâm trạng
buồn
3. Các giai đoạn phát triển
3.1. Giai đoạn hình thành (XVI – hết XVII): giai đoạn tìm tòi, thể nghiệm
về nội dung (cảm hứng) và hình thức (thể thơ)
3.2. Giai đoạn phát triển (giữa XVIII – hết XIX)
- Thế kỷ XVIII: 3 khúc ngâm lớn là - Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán khâm khúc,
Ai tư vãn. Nhân vật trữ tình là người phụ nữ, vấn đề trung tâm trong các khúc
ngâm: Tình yêu, hạnh phúc
- Thế kỷ XIX: 2 khúc ngâm lớn là - Tự tình khúc, Thu dạ lữ hoài ngâm (Nhân vật
trữ tình là nam giới)
3.3. Giai đoạn kết thúc (đầu XX – giữa XX)
- Số lượng các khúc ngâm phong phú (17 khúc ngâm) nhưng không có tác phẩm
nào đạt thành tựu xuất sắc như giai đoạn trước. Nhân vật trữ tình phong phú, đa
dạng hơn
4. Đặc trưng thể loại
4.1. Ngâm khúc đánh dấu khuynh hướng mới của VHTĐ VN
- Đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm con người với những cung bậc cảm xúc
phong phú, chân thật.
- Tính tự tình là một trong những đặc trưng nổi bật của ngâm khúc. Tự tình là kể lể
nỗi lòng tình cảm thông qua tâm tư, cảm xúc, hành động của nhân vật.
- Một số đặc trưng
+ Nhân vật: Kiểu nhân vật độc thoại, tự bộc lộ, phô diễn tâm trạng mình thông qua
dòng độc thoại nội tâm
+ Kết cấu: Theo dòng cảm xúc của nhân vật, quá khứ - hiện tại – tương lai đồng
hiện, soi chiếu lẫn nhau
+ Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng “tự thương”, than vãn, tự than thân trách phận
+ Giọng điệu: Than vãn, trần tình, kể lể, giãi bày mang đậm sắc thái buồn thương,
ai oán.
4.2. Đi sâu vào thế giới nội tâm con người
- Ngâm khúc đánh dấu sự xuất hiện tiếng nói của những con người cá nhân đòi
quyền hạnh phúc trong văn học và tiếng nói đau khổ, bi kịch
+ Nhân vật trong ngâm khúc luôn xuất hiện ở thời điểm hạnh phúc đã mất. Hình
tượng các nhân vật phản ánh bi kịch của số phận con người: bi kịch hồng nhan bạc
mệnh, tài sắc tương đố, bi kịch cuộc đời ngắn ngủi, vô thường, …
+ Tiếng nói trữ tình chủ đạo trong ngâm khúc không chỉ là lời kể lể, than thở cho
số phận bi thương của con người mà còn là tiếng nói khao khát hạnh phúc riêng tư,
hạnh phúc trần thế.
4.3. Ngôn ngữ, thể thơ
- Ngôn ngữ: với ngâm khúc, tiếng Việt đã khẳng định được khả năng to lớn trong
việc biểu đạt tâm hồn của con người. Mọi cung bậc cảm xúc, mọi ngóc ngách
trong đời sống tâm tư con người … đều được ngâm khúc biểu đạt bằng một hệ
thống ngôn ngữ giàu âm thanh, màu sắc, nhịp điệu.
+ Ngôn ngữ phong phú, đa dạng, tinh tế, giàu sức biểu cảm khi diễn tả các cung
bậc cảm xúc trong thế giới nội tâm của con người
+ Ngôn ngữ phong phú, sống động và gợi cảm khi miêu tả thiên nhiên, ngoại hình,
ngoại vật.
+ Ngôn ngữ có sự kết hợp hài hoà giữa lớp từ Hán Việt và thuần Việt; giữa tính
chất trang trọng, điển nhã và tính chất đời thường, gần gũi, sinh động.
- Thể thơ:
+ Song thất lục bát là thể thơ có sức mạnh đặc biệt trong việc phô diễn tâm trạng
buồn. Sự lặp lại mang tính chu kỳ của những khổ thơ có cấu trúc giống nhau lại
góp phần diễn tả rất thành công cái miên man, vô tận, dường như không có điểm
dừng của nỗi sầu não của con người
+ Nhạc tính dồi dào, nhịp điệu linh hoạt giúp tác phẩm ngâm khúc có thể phản ánh
được một cách tinh tế những trạng thái tình cảm khác nhau.
+ Mô hình thể thơ song thất lục bát rất phù hợp với phương thức kết cấu đăng đối,
trùng điệp - một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong ngâm khúc.
PHẦN 2: CHINH PHỤ NGÂM KHÚC
I. Giới thiệu chung
1. Nguyên tác
a) Tác giả
- Tiểu sử: quê quán, năm sinh năm mất – Đặng Trần Côn
- Sự nghiệp sáng tác: tác phẩm nổi tiếng nhất – Chinh phụ ngâm khúc
b) Bản Hán văn
- Quy mô tác phẩm: 483 câu thơ
- Thể thơ: trường đoản cú (thể thơ tự do, câu thơ ngắn – dài khác nhau)
- Thời điểm sáng tác: 1740 - 1742 (?) (thời kì bất ổn)
- Lối thơ: tập cổ (tập tự, tập cú – tập hợp chữ, câu thơ của người xưa thành thơ)
- Giá trị: giá trị hiện thực, giá trị nhân văn – nhân đạo; giá trị nghệ thuật.
2. Bản diễn Nôm hiện hành
a) Tình hình văn bản
- Các bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc
- Bản diễn Nôm hiện hành (thoát li nguyên tác về câu chữ nhưng truyền tải trọn vẹn
nội dung của nguyên tác)
b) Tác giả
- Quan niệm truyền thống (tục truyền): Đoàn Thị Điểm (ý kiến của nhà nghiên cứu
Vũ Hoạt; hoàn cảnh tương đồng; tài thơ; …)
- Quan niệm khác: Phan Huy Ích (Tân diễn Chinh phụ ngâm khúc thành ngẫu thuật;
bản sao bằng chữ quốc ngữ dòng họ Phan Huy giữ; ngôn ngữ, văn phong của bản
Nôm hiện hành phù hợp với nửa sau thế kỉ XVIII).
- Tạm chấp nhận kết luận: bản diễn Nôm hiện hành là của Đoàn Thị Điểm
II. Tìm hiểu tác phẩm
1. Đề tài và hoàn cảnh sáng tác
1.1. Đề tài
- Không mới (chiến tranh, phụ nữ, …)
- Có mối quan hệ mật thiết với hiện thực lịch sử
1.2. Hoàn cảnh sáng tác
- CPNK được sáng tác trong giai đoạn lịch sử rối ren, biến loạn
- Tình cảnh chia lì, tan vỡ thường thấy trong xã hội
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài bắt nguồn từ: nguồn thi đề, thi liệu truyền thống; hiện thực lịch sử, trái tim
trắc ẩn của các nhà thơ trước số phận đau khổ, bi kịch của con người
- Đề tài phản ánh những vấn đề trong đại của hiện thực lịch sử; cuộc sống và khát
vọng hạnh phúc của con người thời đại.
2. Bố cục tác phẩm
- Câu 1-64: hồi tưởng về khung cảnh ngày biệt li
- Câu 65-377:
+ Câu 65-112: hình dung về cuộc sống của người chinh phu nơi chiến trường
+ Câu 113-377: người chinh phụ giãi bày nỗi cô đơn, sầu muộn của người vợ chờ
chồng trong thất vọng
- 378-hết: hi vọng về ngày đoàn viên trong khải hoàn
3. Giá trị nội dung
- Là tiếng lòng của người phụ nữ có chồng tòng quân. Toàn bộ khúc ngâm là lời
độc thoại nội tâm của nhân vật. Điểm nhìn của tác phẩm được đặt về phía nhân
vật, những khái quát tổng kết cũng được rút ra từ chính những nhận thức của nhân
vật.
- Tiếng nói trữ tình trong CPNK là tiếng nói trữ tình nhập vai (mượn giọng/hư cấu
giọng).
- Giá trị khái quát của tác phẩm: CPNK không chỉ phản ánh vấn đề của một cá
nhân, một số phận riêng biệt trong xã hội. Thông qua khúc tâm sự của người chinh
phụ, tác phẩm đề cập đến những vấn đề nhức nhối của thời đại (chiến tranh) và
khái quát những nội dung có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc (số phận, khát vọng hạnh
phúc của con người).
3.1. Chiến tranh (hiện thực) và số phận con người
- Chiến tranh không phải là chủ đề trực tiếp của tác phẩm. Vấn đề trung tâm CPNK
đặt ra là cuộc sống, số phận con người trong bối cảnh loạn li, bất ổn.
- Nhận thức về chiến tranh của người chinh phụ trong tác phẩm không bất biến mà
có sự thay đổi.
+ Chiến tranh là cơ hội con người tìm kiếm hạnh phúc
+ Chiến tranh gắn liền với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người
 Có sự thay đổi, dịch chuyển trong cái nhìn về chiến tranh. Sự dịch chuyển hết sức
tự nhiên, đều xuất phát từ khao khát hạnh phúc.
- Có thể làm rõ hơn bi kịch khổ đau của con người trong chiến tranh, qua:
+ Bi kịch của người chinh phu
+ Bi kịch của người chinh phụ
- Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn đã chia khúc tâm tình của người chinh phụ
thành các đoạn (ảnh)
3.2. Khát vọng hạnh phúc
a) Hạnh phúc là sự sum vầy đôi lứa
- Tiền đề: chinh phụ chia tay chồng khi tuổi đang còn trẻ (“đương chừng niên
thiếu”). Chính bởi thế, khát khao được yêu đương, khát khao được gần gũi là
những tâm tư rất thực, rất đáng được cảm thông và trân trọng của người phụ nữ
trẻ.
- Biểu hiện:
+ Miêu tả hình ảnh thiên nhiên quấn quýt, khêu gợi, ngầm ẩn hạnh phúc lứa đôi.
+ Gửi gắm qua những giấc mơ nồng nàn nhục cảm.
+ Xem hạnh phúc lứa đôi là chuẩn mực để định giá giá trị, ý nghĩa của cuộc sống.
b) Hạnh phúc chỉ có giá trị trong hiện tại khi con người còn tuổi trẻ.
- Quan niệm về hạnh phúc trong CPNK gắn liền với ý thức thời gian và cái nhìn
trân trọng tuổi trẻ
- Thời gian trôi, đồng nghĩa với tuổi trẻ và nhan sắc tàn phai: “Nghĩ nhan sắc đang
chừng hoa nở/Tiếc quang âm lần nữa (?) gieo qua/Nghĩ mệnh bạc tiếc niên
hoa/Gái tơ mấy lúc xảy ra nạ dông”.
- Phủ nhận ý niệm về hạnh phúc trong giấc mộng, trong kiếp lai sinh: “Khi mơ
những tiếc khi tàn/Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không; Đành muôn kiếm
chữ tình là vậy/Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau”
4. Giá trị nghệ thuật
4.1. Bút pháp tượng trưng ước lệ
- Đặc trưng của VHTĐ: hướng đến cái chung, cái phổ biến, khái quát -> diễn đạt
theo những công thức có sẵn, được quan niệm là mẫu mực
- Nguyên tác được viết theo lối tập cổ, sử dụng nhiều thi liệu quen thuộc trong thơ
ca cổ -> chi phối bút phát nghệ thuật, cách sử dụng các chi tiết, hình ảnh.
- Các chi tiết, hình ảnh, các địa danh, không gian, thời gian, hình tượng nhân vật, …
trong tác phẩm không mang ý nghĩa phản ánh trực tiếp hiện thực mà có tính tượng
trưng, ước lệ.
4.2. Kết cấu
- Có sự kết hợp giữa sắp đặt thời gian – không gian độc đáo, mang đặc trưng của kết
cấu nghệ thuật ngâm khúc
+ Kết cấu thời gian: quá khứ - hiện tại – tương lai đồng hiện
+ Kết cấu không gian: kiểu không gian chia cắt, thiếp trong cánh cửa/chàng ngoài
chân mây => miêu tả một cách độc lập, thể hiện sự chia cắt, lẻ loi của con người
- Bao trùm tác phẩm là kết cấu theo dòng chảy tâm lí nhân vật, trạng thái cảm xúc
không tiếp nối mà trùng điệp, chồng chéo nhau.
4.3. Nghệ thuật phô diễn tình cảm (tâm trạng nhân vật)
- Ngôn ngữ phong phú, giàu sức biểu càm trong việc diễn tả cảm xúc con người
- Sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự
- Tâm trạng hoá các yếu tố: thời gian, thiên nhiên, hành động
+ Thời gian: thời gian hoá tuổi trẻ, thời gian đợi chờ
+ Thiên nhiên: mang hai gương mặt u ấm, lạnh lẽo - nồng nàn, khêu gợi
+ Hành động: mang tính ước lệ, phản ánh tâm tư nhiều hơn cuộc sống thường nhật
của nhân vật
- Xu hướng gia tăng tính đối thoại cho dòng độc thoại nội tâm của nhân vật

TỔNG KẾT:
- Tinh thần chủ đạo:
+ Tiếng nói khao khát hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ, gắn liền
với cái nhìn phủ nhận chiến tranh
- Bút pháp nghệ thuật:
+ Sử dụng ngôn ngữ dân tộc để miêu tả thế giới nội tâm phong phú của con người
cá nhân bắt đầu có ý thức về quyền sống/hạnh phúc của bản thân
Phân tích đoạn ngâm khúc (chụp)
- Nội dung: tâm trạng buồn đau, bi kịch của người chinh phụ, hi vọng rồi thất vọng,
cảm thấy mình lẻ loi, cô độc, vừa nhớ thương vừa oán trách...Đằng sau tiếng thơ ai
oán, não nề là niềm khao khát hạnh phúc, kháo khát được yêu thương, đoàn tụ
cùng chồng. Hình tượng trung tâm: hình tượng tâm trạng
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ song thất lục bát với nhịp điệu luyến láy
+ Kết cấu trùng điệp: láy từ. láy cấu trúc câu, láy cấu trúc đoạn
+ Bút pháp: tượng trưng ước lệ, tả cảnh ngụ tình
+ Dòng độc thoại nội tâm dưới hình thức giả đối thoại
+ Giọng thơ: chua xót, ai oán
(+ Kết cấu: Dòng chảy thời gian theo mùa, sự luân chuyển giữa các mùa -> Dòng
chảy tâm lí nhân vật: Sự trùng điệp của các trạng thái cảm xúc
+ Ngôn ngữ: Quốc ngữ (Tiếng việt) -> Tâm tư tâm hồn của người phụ nữ VN.)
 Vừa phản ánh tâm trạng quẩn quanh, bế tắc vừa thể hiện biến động trong tâm
hồn nhân vật (tỉ lệ câu thơ thể hiện hi vọng và thất vọng, câu thơ biểu đạt trạng
thái tâm lí nhân vật,...)
---------------------------------------------------------------------------------------------------
KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN NÔM
I. Giới thiệu chung về truyện Nôm
1. Khái niệm
- Truyện Nôm là thể loại tự sự bằng thơ, có cốt truyện hoàn chỉnh và nhân vật
với cuộc đời, số phận riêng, được viết bằng chữ Nôm và thể thơ lục bát là chủ
yếu.
- Truyện Nôm từ trước đến nay có nhiều tên gọi khác nhau: truyện Nôm, truyện thơ
Nôm, truyện dài, truyện thơ, truyện diễn ca, truyện ngâm, truyện dài Việt Nam,
trường thiên tiểu thuyết, …
2. Quá trình hình thành, phát triển
2.1. Cơ sở hình thành
a) Cở sở lịch sử, xã hội
- Sự khủng hoảng xã hội => sự rạn nứt của quan niệm chính thống, đưa văn học đến
gần hơn với hiện thực
- Bối cảnh xã hội với những điều kiện thuận lợi cho ý thức cá nhân được nảy nở,
phát triển.
- Sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp trong đó có nghề in và nghề làm giấy
là một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề vật chất cho sự in ấn, truyền bá
truyện Nôm đến được với đông đảo người đọc.
b) Cơ sở văn hoá, văn học
- Sự khởi sắc của văn hoá truyền thống dân tộc.
- Sự du nhập sách vở nước ngoài, đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ.
- Truyền thống tự sự trong văn học Việt Nam
- Thể thơ lục bát và khả năng ứng dụng trong tự sự
2.2. Quá trình phát triển
a. Giai đoạn thế kỷ XVI – XVII: giai đoạn hình thành và khẳng định sự có mặt
của thể loại truyện Nôm trong đời sống văn học dân tộc
- Ở giai đoạn này, có sự xuất hiện song song 2 loại hình truyện Nôm: Thứ nhất,
những tác phẩm dùng thơ Đường luật làm phương thức tự sự: Vương Tường, Tô
Công phụng sứ, Lâm Tuyền kì ngộ, Tam Quốc thi. Thứ hai, những tác phẩm sử
dụng thể thơ lục bát để kể chuyện như: Quan âm tống tứ bản hạnh, Địa Tạng bản
hạnh, Liễu Hạnh công chia diễn âm, Ông Ninh cổ truyện,...
- Phần lớn những tác phẩm hiện còn đều không có tên tác giả (khuyết danh)
Truyện Nôm tập trung vào 3 chủ đề chính: tôn giáo (tuyên truyền, lý giải các triết
lý, luận thuyết tôn giáo thông qua cuộc đời, số phận các nhân vật), lịch sử (kể về
cuộc đời, số phận các nhân vật lịch sử), đời tư thế sự (phản ánh hiện thực cuộc
sống đời thường của con người với những mối quan hệ xã hội: vợ chồng, mẹ con,
vua tôi,...). Trong đó, truyện Nôm thể hiện chủ đề tôn giáo - lịch sử chiếm ưu thế.
Số lượng các truyện nôm thế kỷ XVI – XVII còn lại đến ngày nay không nhiều.
b. Giai đoạn thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX: Truyện Nôm phát triển rực rỡ,
các nhà nghiên cứu gọi thế kỷ XVIII là “thế kỷ truyện Nôm”
+ Dòng truyện Nôm Đường luật ít xuất hiện
+ Hình thức thể thơ lục bát dần đi vào quy chuẩn
+ Đề tài trung tâm: cuộc sống hôn nhân gia đình và tình yêu tự do
+ Xuất hiện những tác phẩm sớm nhất có tên tác giả
 Thế kỉ XVIII - nửa đầu XIX là giai đoạn truyện Nôm khẳng định được sức
mạnh loại thể, đóng góp to lớn vào thành tựu của văn học trung đại VN, cả về
nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
c. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu XX
- Truyện Nôm vẫn tiếp tục có mặt với những tác phẩm như: Giai nhân kì ngộ (Phan
Chu Trinh), U tình lục (Hồ Biểu Chánh),...nhưng vị trí của thể loại đã có những
thay đổi.
- Sự ra đời của văn xuôi quốc ngữ cùng với những nhu cầu của thời đại lịch sử -
thời đại chống ngoại xâm đòi hỏi các tác giả tìm đến những thể loại phù hợp hơn:
thơ Đường luật Hán và Nôm, hịch, văn tế, vè,...
3. Phân loại truyện Nôm
3.1. Dựa vào tiêu chí tác giả: Truyện Nôm hữu danh và truyện Nôm khuyết danh
(cách phân loại này thuần tuý mang tính hình thức)
3.2. Dựa trên tiêu chí hình thức thể thơ: truyện Nôm Đường luật, truyện Nôm lụt
bát
3.3. Dựa trên tiêu chí đề tài: truyện Nôm tình yêu (truyện Nôm lãng mạn); truyện
Nôm thế sự (truyện Nôm hôn nhân gia đình); truyện Nôm lịch sử; truyện Nôm
tôn giáo; truyện Nôm luân lý đạo đức
3.4. Dựa trên tiêu chí nguồn gốc cốt truyện: truyện Nôm dựa trên tích truyện dân
gian (truyện cổ tích, thần thoại hay tiên thoại, Phật thoại); truyện Nôm dựa vào
cốt truyện Trung Hoa; truyện Nôm được sáng tác trên cơ sở chất liệu hiện thức.
3.5. Dựa trên nội dung và hình thức
Truyện Nôm bình dân Truyện Nôm bác học
Tác giả Nho sĩ bình dân Nho sĩ quan liêu
Khuyết danh Hữu danh
Cốt Từ văn học dân gian Từ văn học Trung Quốc
truyện Thực tế cuộc sống Tự truyện cuộc đời tác giả
Chủ đề Cuộc sống nhân dân Trung tâm là khát vọng
Cuộc đấu tranh chống cường quyền, bảo tình yêu tự do, tự nguyện
vệ hạnh phúc gia đình Ngoài ra, còn là luân lý
đạo đức, tôn giáo
Nghệ Ngôn ngữ mộc mạc, gần với khẩu ngữ Ngôn ngữ trau chuốt,
thuật nghiêng về sự kiện dùng nhiều điển tích, điển
cố. Kết hợp kể và tả, phân
tích tâm lí nhân vật.
Đối tượng Quần chúng nhân dân Trí thức
tiếp nhận Hình thức: nghe kể Tiếp cận qua văn bản

4. Vị trí
- Là thể loại văn học dân tộc (do người VN sáng tạo ra) có quy mô đồ sộ nhất, số
lượng phong phú nhất và khả năng phản ánh bức tranh hiện thức rộng lớn.
- Truyện Nôm có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều đối tượng người đọc
- Nhiều tác phẩm truyện Nôm trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác văn học
viết, cho các sinh hoạt văn hoá dân gian
II. Đặc điểm nội dung
- Với quy mô phản ánh và số lượng tác phẩm đồ sộ, truyện Nôm đã bao quát được
phạm vi hiện thực rộng lớn, thể hiện được những vấn đề cốt yếu của con người và
xã hội đương thời.
- Chủ đề trong truyện Nôm khá phong phú, đa dạng:
+ Hướng con người đến niềm tin tôn giáo
+ Đề cao những nguyên tắc đạo đức, ngợi ca tinh thần yêu nước, những tấm
gương quả cảm vì đại nghĩa dân tộc
- Tuy nhiên, chủ đề tập trung và nổi bật nhất của truyện Nôm là vấn đề con người,
thân phận và hạnh phúc của con người. Đặc biệt là người phụ nữ.
- Trong đó, nổi bật cảm hứng:
+ Tình yêu tự do
+ Cuộc đấu tranh bảo vệ phẩm giá của con người, bảo vệ hạnh phúc gia đình
 Là nội dung chủ yếu của văn học Nôm và cũng là vấn đề cốt lõi của tư tưởng
nhân đạo trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu XIX
1. Tiếng nói của khát vọng dân chủ trong tình yêu đôi lứa
- Chủ đề này tập trung ở nhóm truyện Nôm bác học, lấy đề tài cốt truyện từ tiểu
thuyết Trung Quốc, đặc biệt là nhóm tiểu thuyết tài tử giai nhân.
- Mô hình chung:
+ Nhân vật xuất thân từ tầng lớp quý tộc. Họ mang đầy đủ giá trị: sắc – tài (tài
năng nghệ thuật/đánh giặc/kinh bang tế thế <giúp đời giúp vua>) – tình
+ Mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật thường bắt nguồn từ những cuộc gặp gỡ
ngẫu nhiên
+ Trong tình yêu, nhân vật nam luôn là người chủ động
- Khuynh hướng chung: ngợi ca, khẳng định tình yêu tự do.
2. Tiếng nói đấu tranh bảo vệ phẩm giá con người và hạnh phúc gia đình
- Tập trung ở nhóm truyện Nôm bình dân về đề tài hôn nhân gia đình
- Mô hình chung:
+ Các chàng hàn sĩ thất cơ lỡ vận được các cô gái nhà giàu cảm mến, hứa hẹn hôn
ước (xuất thân: không môn đăng hộ đối; chàng trai thấp kém hơn, cô gái địa vị cao
hơn)
+ Cuộc sống gia đình của họ gặp nhiều trắc trở bởi sự ngăn cản của các thế lực tàn
bạo.
+ Cuối cùng, nhờ sự kiên trinh của các cô gái và sự thành đạt của các chàng trai
mà những oan tình, khổ đau được giải quyết, họ được đoàn tụ, hưởng hạnh phúc
trọn vẹn.
- Nội dung tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm:
+ Khát vọng bảo vệ phẩm chất, giá trị con người.
+ Bảo vệ hạnh phúc gia đình và gắn liền với đó công lý được thực thi.
+ Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc thực thi khát vọng này
III. Đặc điểm nghệ thuật
1. Kết cấu: Kết cấu truyện Nôm về cơ bản có thể khái quát theo mô hình:
GIỚI THIỆU - GẶP GỠ - TAI BIẾN – ĐOÀN TỤ
- Giới thiệu: phần mở đầu ở các tác phẩm có chức năng cung cấp những thông tin
cho người đọc về bối cảnh lịch sử xã hội, quê quán, gia thế các nhân vật trung tâm.
- Gặp gỡ: gặp gỡ ở truyện Nôm là sự kiện đặc biệt quan trọng, có liên quan chặt chẽ
đến việc phản ánh, thể hiện số phận, tính cách nhân vật. Cách xây dựng sự kiện
gặp gỡ có mối quan hệ mật thiết với tư tưởng chủ đề tác phẩm: chủ đề tình yêu –
chủ đề hạnh phúc gia đình.
- Tai biến: để khắc hoạ sự kiện chia ly, các truyện Nôm thường dựng lên nhiều khó
khăn trắc trở trong cuộc đời nhân vật. Nó vừa phản ánh được sự khốc liệt của hiện
thực, những gian nan, thử thách con người đối mặt; vừa có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát triển cốt truyện, phát triển số phận và tính cách nhân vật. Sự kiện
tai biến được tập trung miêu tả ở cả nhóm truyện Nôm về đề tài tình yêu và truyện
Nôm về đề tài hôn nhân gia đình.
- Đoàn tụ: sự kiện đoàn tụ thường được thể hiện ở các truyện Nôm gắn liền với một
kết thúc có hậu: có người trải qua những thử thách cuối cùng đã tìm lại được hạnh
phúc mà mình mong đợi. Motip kết thúc có hậu ở đây có sự ảnh hưởng từ:
+ Những cốt truyện sẵn có
+ Quan niệm nhân sinh tích cực của người Việt Nam: thiện luôn thắng ác, những
người tốt bao giờ cũng được đền đáp.
+ Quan niệm thẩm mỹ của người trung đại về tính chu kì, lặp lại của vạn vật trong
vũ trụ nhưng không phải sự lặp lại vẹn nguyên mà theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Kết thúc viên mãn cho số phận con người là sự hoàn trả lại danh giá cho họ.
2. Xây dựng nhân vật
- Là loại hình tự sự quy mô lớn, các tác phẩm truyện Nôm thường có số lượng nhân
vật khá đông đảo, đa dạng.
- Tác phẩm có ít nhân vật nhất là Bích Câu kì ngộ (3 nhân vật); tác phẩm có nhiều
nhân vật nhất là Tống Trân – Cúc Hoa (50 nhân vật)
II.1. Nhóm truyện Nôm bình dân
- Thế giới nhân vật có sự tương đồng với mô hình thế giới nhân vật trong truyện cổ
tích (thế giới nhân vật phân tuyến, nguyên phiến, …)
a) Truyện Nôm bình dân
- Nhân vật chính diện: nhân vật chính trong các tác phẩm bao giờ cũng là nhân vật
chính diện. Nhóm nhân vật này thường được xây dựng theo những khuôn mẫu
nhất định.
- Nhân vật phản diện: thế lực bạo tàn gây nên cảnh chia ly, cách biệt cho những cặp
đôi nam – nữ. Về cơ bản, tính cá thể của các nhân vật chưa được thể hiện rõ.
- Nhân vật trung gian (nhân vật phù trợ): có mặt không thường xuyên, liên tục.
b) Truyện Nôm bác học
- Nhân vật chính diện: vẫn được xây dựng theo những khuôn mẫu sẵn có (xuất thân;
ngoại hình; phẩm hạnh, tính cách; đời sống nội tâm).
- Nhân vật phản diện: không thật sự đông đảo như ở các truyện Nôm bình dân; có
sự xuất hiện của khá nhiều bức chân dung sống động, mang dấu ấn hiện thực rõ
nét.
- Nhân vật trung gian: xuất thân bình dân, đóng vai trò kết nối quan hệ giữa các
nhân vật chính.
3. Ngôn ngữ, thể thơ
3.1. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ miêu tả, kể chuyện:
+ Ở truyện Nôm bình dân: ngôn ngữ miêu tả không chiếm vị trí quan trọng, ngôn
ngữ kể còn chưa được gọt giữa,
+ Ở truyện Nôm bác học: bên cạnh một số tác phẩm ngôn ngữ Hán Việt vẫn còn
chiếm tỉ lệ cao, chhưa được xử lý một cách nhuần nhuyễn, nhiều truyện thơ có
ngôn ngữ kể và tả đạt đến độ trong sáng tinh tế, gợi cảm.
- Ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò quan trọng trong việc biểu
đạt tính cách nhân vật, nội dung tư tưởng tác phẩm và thúc đẩy diễn tiến câu
chuyện phát triển. Các tác giả truyện Nôm đã chú ý đến hệ ngôn ngữ phù hợp với
từng loại hình nhân vật.
III.2. Thể thơ
- Thể thơ lục bát đến truyện Nôm đã phát huy được sở trường kể chuyện. Hình thức
vận dụng thể lục bát để kể chuyện cũng khá đa dạng: toàn bộ tác phẩm chỉ bằng
thể lục bát (Đoạn trường tân thanh); lục bát kết hợp với thơ Đường luật (Sơ kính
tân trang, Hoa tiên): lục bát kết hợp với văn biền ngẫu (Quan Âm Thi Kính; Tống
Trân – Cúc Hoa); lục bát kết hợp với song thất lục bát (Phương Hoa)
- Thể thơ lục bát không chỉ có thế mạnh khi tự sự mà còn tinh tế, giàu cảm xúc khi
trữ tình
IV. Tổng kết
- Nội dung: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
- Nghệ thuật: kế hợp những thành tựu của văn học dân gian (đề tài, thể thơ, chất liệu
thơ) và những thành tựu của văn học viết (đề tài, chất liệu, tư duy, nghệ thuật, …
của văn học viết dân tộc, văn học Trung Hoa, …)
- Truyện Nôm là thể loại văn học lớn dùng ngôn ngữ dân tộc để kể chuyện và tả
tình. Đây là thể loại có vị trí hàng đầu trong nền văn học trung đại Việt Nam về
quy mô số lượng, giá trị nội dung cũng như thành tựu nghệ thuật.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÁT NÓI


I. Khái niệm
- Hát nói là một điệu thức quan trọng của ca trù, sau phát triển thành một thể loại
văn học, được sáng tác và thưởng thức độc lập.
- Ca trù: là một loại hình nghệ thuật diễn xướng gồm nhiều điệu khác nhau.
+ Theo sách Việt Nam ca trù biên khảo, ca trù có nguồn gốc từ ban nữ nhạc trong
cung vua. Quá trình phát triển của ca trù về bề rộng gồm 4 giai đoạn: trong cung -
đền thần - dinh quan - nhà dân.
+ Hát ca trù thời cổ có cả một dàn nhạc lớn. Hát tại các ca quán thời cận đại chỉ
gồm có một người hát và ba nhạc khí: đàn, phách, trống.
+ Ca trù có nhiều tên gọi khác nhau: Ca trù, hát ả đào, hát cô đầu, …
+ Ca trù được chia làm ba lối chính: hát cửa đình, hát thi và hát chơi. Hát nói nằm
trong số 15 thể của lối hát chơi. Lối hát nói: lối hát thông dụng và phổ biến nhất.
II. Cơ sở hình thành, phát triển
1. Bối cảnh lịch sử, xã hội
- Xã hội loạn ly, phân tán -> Lý tưởng chính thống rạn nứt -> Con người phải tự tìm
lối đi cho chính mình -> Nảy sinh tâm lý và ý thức tự khẳng định bản thân.
- Thủ công nghiệp phát triển, giao lưu hàng hoá được đẩy mạnh, các đô thị trung
tâm buôn bán được hình thành -> tầng lớp thị dân xuất hiện đông đảo, đóng vai trò
quan trọng trong xã hội -> sự thay đổi trong đời sống tinh thần của con người thời
đại: ý thức cá nhân được hình thành, nhu cầu cá nhân được khẳng định.
- Sự có mặt và dung hoà các tôn giáo: Nho giáo được lựa chọn là quốc giáo nhưng
song song với nó, Phật giáo, Lão giáo vẫn tồn tại và có vị trí nhất định trong đời
sống tinh thần của người Việt Nam
- Sự giao lưu và tiếp xúc với các nền văn hoá mới như văn hoá Chiêm Thành, Xiêm,
phương Tây mang đến một không khí mới, làm phong phú đời sống tinh thần của
con người thời đại, tạo tiền đề cho sự manh nha của cái mới.
- Đời sống âm nhạc phong phú, đa dạng: ca trù là loại hình âm nhạc có chân trong
cả nhã nhạc và tục nhạc nên có điều kiện phát triển phong phú.
2. Nguồn gốc và thời điểm xuất hiện
- Về nguồn gốc của hát nói, các nhận định chưa có sự thống nhất: lối nói xếp lại
thành vấn đề hát lên; phỏng theo khúc Hà Nam thời Lê; điệu hát giai của lối hát
cửa đình; biến thể của lục bát và song thất lục bát; thể nói sử cổ truyền, …
- Thời điểm hình thành của hát nói: ca trù theo truyền thuyết, sử sách có lịch sử khá
lâu đời. Thời điểm ra đời của điệu thức hát nói và quá trình phát triển thành một
thể loại văn học cũng có nhiều điểm chưa tường minh.
3. Quá trình phát triển
Có thể hình dung theo những chặng đường khác nhau
 Theo các chặng đường hình thành – phát triển – kết thúc
+ Hát nói thế kỉ XVI, XVII: giai đoạn hình thành: thực chất là giai đoạn chuẩn bị
cho sự ra đời của thể loại hát nói.
+ Hát nói thế kỉ XVII – nửa đầu XIX: giai đoạn phát triển đỉnh cao (diện mạo thể
loại được định hình, xuất hiện tác giả, tác phẩm kết tinh thành tựu).
+ Hát nói nửa cuối thế kỉ XIX – đầu XX: giai đoạn kết thúc: gắn liền với sự
chuyển đổi nội dung và hình thức thể loại.
 Lấy tác giả Nguyễn Công Trứ làm trung tâm
a) Hát nói trước NCT
- Thiếu các tư liệu về hát nói trên cả hai phương diện: nghiên cứu về thể loại và văn
bản tác phẩm
- Tác phẩm Đại nghĩ bát giáp thưởng đào văn của Lê Đức Mao có nhiều điểm gần
với hát nói nhưng thực sự chưa phải là hát nói.
- Chim trong lồng của Nguyễn Hữu Cầu: bài thơ mang những đặc điểm của một bài
hát nói thực thụ nhưng tác giả của tác phẩm đang còn nhiều nghi vấn.
- Nguyễn Khản nổi tiếng về sáng tác ca trù nhưng hiện không còn tác phẩm nào của
ông được lưu giữ lại.
- Nguyễn Bá Xuyến: có thể coi là tác giả hát nói đầu tiên có tác phẩm hiện còn văn
bản. Hát nói của NBX đã thể hiện những chủ đề tư tưởng và giọng điệu chủ đạo
của thể loại.
b) Hát nói NCT
 Với NCT, hát nói đã khẳng định được sức mạnh của một thể loại văn học. Với hát
nói, NCT được thể hiện trọn vẹn nhất con người của mình: tâm hồn tự do, phóng
túng, cá tính mạnh mẽ, ngang tàng; ý thức ngạo nghễ về giá trị bản thân; …
- Ý thức sâu sắc về tài năng, giá trị của bản thân
- Tự tin vào vai trò, trách nhiệm của bản thân với xã hội
- Khao khát lập công danh không phải vì ý thức bổn phận mà để thoả chí khẳng
định con người cá nhân
- Tự hào về bản tính đa tình
- Khao khát được sống trọn vẹn với những nhu cầu tự nhiên của mình
c) Hát nói sau NCT
 Nửa đầu thế kỉ XIX
- Vẫn tiếp tục phát triển với các tên tuổi như: Ngô Thế Vinh – 2 bài; Nguyễn Quý
Tân – 5 bài; Nguyễn Bá Nghi – 5 bài; Cao Bá Quát – 16 bài
- Hát nói vẫn tiếp nối những chủ đề tư tưởng đã được nhấn mạnh trong sáng tác của
NCT: phô diễn tài tình, ngợi ca tài sắc, đề cao những thú hưởng lạc như cầm kì thi
hoạ, du lãm, … nhưng ở các mức độ, phạm vi khác nhau. Dấu ấn của môi trường
hành lạc trong các bài hát nói không đậm nét, sự ngang tàng ngất ngưởng không
phải là đặc trưng nổi bật nhất trong các bài hát nói của các tác giả giai đoạn này.
 Nửa cuối thế kỉ XIX
- Hát nói với tư cách một thể loại văn học khẳng định chí hướng của con người cá
nhân thiếu đi những điều kiện để phát triển. Hoàn cảnh xã hội nửa thực dân phong
kiến phơi bày hàng loạt những tình cảnh éo le ngang trái, mở ra một hướng mới
cho thể loại hát nói: phúng dụ thời thế và trào phúng thế sự.
- Nội dung hát nói được mở rộng ngoài những vấn đề thuộc phạm vi cá nhân, bắt
đầu đề cập đến những nội dung mang tính xã hội, gia tăng thêm màu sắc hiện thực.
Con người cá nhân không phải đối tượng đề cao của hát nói, giọng điệu ngang
tàng, cái ngông nghênh, vượt ngoài quy chuẩn không phải là giọng điệu trung tâm.
 Đầu thế kỉ XX
- Cùng với sự thay đổi của bối cảnh lịch sử xã hội, phạm vi biểu đạt của hát nói tiếp
tục có những thay đổi. Thể loại này được Phan Bội Châu, Trần Tuấn Khải sử dụng
như một vũ khí tuyên truyền cổ động cách mạng: Bài ca chúc tết thanh niên (Phan
Bội Châu); Chơi xuân, Biên giới gặp bạn (Trần Tuấn Khải), …
- Hát nói Tản Đà: Tản Đà được xem là tác giả tiêu biểu cuối cùng của hát nói. Với
ông, hát nói lại trở về với những chủ đề đặc trưng của nó tuy tư tưởng đã những
thay đổi. Các bài hát nói của Tản Đà có mối liên quan mật thiết với các ca quán,
chứa đựng nhiều chi tiết về cuộc sống của khách phong lưu.
III. Đặc điểm nội dung
- Hát nói là thể loại được sáng tác trong môi trường âm nhạc, gắn liền với âm nhạc.
Môi trường của hát nói khá rộng: ở cửa đình, trong các ca quán, dinh thự quan lại
 Nội dung hát nói hướng đến cũng tương đối đa dạng: chí nam nhi, thú ăn chơi,
tình yêu, thiên nhiên, nhân tình thế thái, … Hướng đến nhiều nội dung khác
nhau nhưng không phải ở chủ đề nào, hát nói cũng thành công.
- Trước sau, văn hát nói vẫn là một thể văn chơi, hướng đến đề cao khía cạnh con
người cá nhân, sự ngông nghênh thị tài của cá nhân.
- Chủ thể trữ tình trong hát nói: con người cá nhân sống theo mình, bất chấp mọi
ràng buộc, người tài tử có ý thức thị tài, phô diễn tình. Phương diện con người
trách nhiệm gần như bị xoá mờ.
+ Cái tài trở thành một chuẩn mực quan trọng định giá con người
+ Cùng với tài, cái tình cũng được đề cao, khẳng định
- Bao trùm nội dung của các bài hát nói là tư tưởng: nhân sinh quý thích chí (người
ta ở đời cốt để thoả mãn chí mình)
+ Xuất phát điểm của tư tưởng này là từ nhận thức thời gian không phải alf vô
cùng vô tận, đời người thật ngắn ngủi, hữu hạn.
 Nội dung chí mà chủ nhân hát nói hướng đến
+ Chí công danh (Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông)
+ Khát vọng thanh sắc (Tài tử với gia nhân là nợ sẵn)
+ Thú cầu nhàn hưởng lạc (Nhân sinh bất hành lạc/Thiên tuế diệc vi thương) gắn
liền với thú giang hồ, du ngoạn (Cao sơn nhất phiến nguyệt/Đã chơi trăng nên
phải biết tình trăng)
+ Nhu cầu khẳng định giá trị bản thân (Người có biết ta hay thì chớ/Chẳng biết ta,
ta vẫn là ta)
- Các nội dung khác: phúng dụ thời thế; trào lộng, châm biếm thế sự; cổ động phong
trào đấu tranh bảo vệ đất nước; …

THỂ LOẠI TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỀN KÌ MẠN LỤC


PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI TRUYỀN KÌ
I. Khái niệm
1. Nguồn gốc khái niệm
- Truyền kì xuất phát từ tên một tập truyện của Bùi Hình (nhà văn Trung Quốc)
- Được dùng để gọi loại hình truyện ngắn chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường
sáng tác vào đời Đường
- Tên gọi một thể loại văn học
2. Khái niệm
- Truyện truyền kì là loại hình truyện ngắn trung đại.
- Phản ánh những vấn đề của hiện thực cuộc sống con người bằng phương thức kì
ảo, tạo nên thế giới nghệ thuật đặc thù với sự tham gia của những motip, tình tiết
khác thường, nghịch dị, sự có mặt của những kiểu loại nhân vật hỗn dung hư –
thực, sự hiện diện của những cõi không gian siêu thực, hoang đường.
- Truyện truyền kì gắn liền với hư cấu và tưởng tượng, khẳng định ý thức tự chủ, tự
giác trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trung đại.
3. Cơ sở lịch sử, xã hội
- Cuộc sống sản xuất của cư dân nông nghiệp, con người phụ thuộc tự nhiên, tôn
thờ, sợ hãi thiên nhiên thần thánh.
- Chính sách cai trị của giới cầm quyền phong kiến, chủ ý mượn sức mạnh của thần
linh, ma quỷ để tạo dựng hào quang và đường biên kiềm toả sự chống đối, nổi loạn
trong nhân gian.
- Nhu cầu tìm kiếm điểm tựa tâm linh của con người trong những thời điểm hoang
mang, bế tắc.
- Hiện thực lịch sử xã hội vừa là chất liệu vừa tạo động lực cho sự phát triển của
truyện truyền kì.
4. Cơ sở văn hoá, văn học
- Tín ngưỡng đa thần bản địa: định hướng cách tiếp cận thế giới, đồng thời tiếp sức
cho những tưởng tượng của nhà văn
- Các hệ tư tưởng Nho – Phật – Đạo: cung cấp cho nhà văn truyền kì không chỉ chất
liệu nghệ thuật mà còn cả những công cụ để nhận thức, tư duy về hiện thực.
- Truyện kể dân gian: ảnh hưởng đến truyện truyền kì từ cách tư duy về thế giới đến
phương thức tổ chức nghệ thuật, từ chất liệu sáng tác đến lí tưởng thẩm mĩ.
- Truyện chí quái, truyện kì Trung Hoa: đề tài, chủ đề motip, hình tượng, cốt truyện,
thủ pháp nghệ thuật, …
II. Ảnh hưởng của văn học dân gian
1. Ảnh hưởng
- Ở cấp độ tư duy, đó là cách giải thích linh hồn hoá về vạn vật; là quan niệm của sự
tồn tại của nhiều cõi không gian; là niềm tin vào sự có mặt, can thiệp của những
thể lực siêu hình (truyện kể dân gian, …)
- Ở cấp độ tổ chức nghệ thuật, văn học dân gian cung cấp:
+ Hàng loạt motip như tái sinh, đầu thai, sinh đẻ kì lạ, biến hình, đội lốt, ban
thưởng, trừng phạt, đền ơn, báo oán, …
+ Các hình tượng kì ảo như thần, tiên, phật, ma, quỷ, yêu tinh, …
+ Các cốt truyện biến ảo để nhà văn truyền kì tổ chức, sắp xếp lại và tái tạo chúng
dưới một hình dung mới.
- Ở cấp độ tư tưởng, lí tưởng thẩm mĩ “ở hiền gặp lành”, “thiện thắng ác”, … là cội
nguồn quan trọng của mô thức kết thúc có hậu thường gặp ở phần nhiều truyện kể.
2. Mối quan hệ giữa truyền kì mạn lục và văn học dân gian
- Dấu ấn của nền văn học truyền khẩu dân tộc trong Truyền kì mạn lục thể hiện ở
nhiều phương diện: cốt truyện, nhân vật, motip, tín ngưỡng
- Quá trình tiếp nhận văn học dân gian của Nguyễn Dữ không dừng lại ở việc sưu
tầm, ghi chép hay khôi phục lại vẹn nguyên truyện kể truyền khẩu mà từ những
hình mẫu nhân vật, motip truyền thống, nhà văn đã tạo dựng nên những câu
chuyện mới, mang giá trị hiện thực sâu sắc.
- Ở chiều ngược lại, tác phẩm của Nguyễn Dữ đã góp phần mở rộng phạm vi lan toả
của các truyện kể dân gian, “đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa văn học dân gian
– văn học thành văn – tín ngưỡng dân gian”.
- Mối quan hệ giữa TKML và văn học dân gian
+ Dấu ấn của nền văn học truyền khẩu dân tộc trong Truyền kì mạn lục thể hiện ở
nhiều phương diện: cốt truyện, nhân vật, motip, tín ngưỡng,…
+ Quá trình tiếp nhận văn học dân gian của Nguyễn Dữ không dừng lại ở việc sưu
tầm, ghi chép hay khôi phục lại vẹn nguyên truyện kể truyền khẩu mà từ những
hình mẫu nhân vật, motip truyền thống, nhà văn đã tạo dựng nên những câu
chuyện mới, mang giá trị hiện thực sâu sắc, …
+ Ở chiều ngược lại, tác phẩm của Nguyễn Dữ đã góp phần mở rộng phạm vi lan
tỏa các truyện kể dân gian, “đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa văn học dân gian
– văn học thành văn – tín ngưỡng dân gian”.

Truyện cổ tích Truyện kể của Nguyễn Dữ


(Vợ chàng Trương) (Người con gái Nam Xương)
Về đến nhà Trương Sinh mắng nhiếc vợ
tàn tệ:
- Tao không ngờ mày là đồ thất
tiết. Mẹ chết, chồng đi vắng, tối
tối rước trai về nhà

 Tiếp nhận và sáng tạo từ văn học nước ngoài


 So sánh TKML và Tiễn đăng tân thoại (ảnh)
- Tương đồng:
+ Kết cấu: Đều được chia thành 4 quyển
+ Thể loại: mang đặc trưng cơ bản của truyện truyền kì, lối viết truyền kì
+ Bố cục: gồm 3 phần:
P1: Giới thiệu về nhân vật
P2: Phần trung tâm: kể cuộc kì ngộ (cuộc gặp gỡ lạ lùng)
P3: Kết thúc
+ Motip
+ Nhan đề: gồm 2 phần, 1 phần nêu nội dung truyện kể, 1 phần nêu thể loại truyện
kể.
+ Motip: có sự gặp gỡ giữa rất nhiều motip
- Khác biệt:
+ Nhan đề:
Tiễn đăng tân thoại: kể mới lại câu chuyện đã có dưới ánh đèn
Truyền kì mạn lục: viết lại tản mạn cá nhân
+ Hoàn cảnh sáng tác: Truyền kì mạn lục: cuối tk16
+ Cấu trúc: Truyền kì mạn lục
+ Tổ chức cốt truyện
+ Chủ đề tư tưởng:
- Lưu ý khi so sánh:
+ Chú ý vấn đề ảnh hưởng, tiếp nhận của Nguyễn Dữ
+ Chú ý đến tính đồng loại hình
+ Chú ý đến quá trình phát triển tự thân của truyện truyền kì trung đại VN.
 So sánh “Truyện cây gạo” và “Cây đèn mẫu đơn” (Tiến đăng tân thoại)
1. Kế thừa
- Motip kỳ ngộ: người kết duyên với ma
- Hệ thống nhân vật: Nhân vật chính là các chàng trai trẻ khát khao yêu đương
(Kiều Sinh, Trình Trung Ngộ) – các cô gái xinh đẹp là hồn ma hóa thân để tìm
kiếm hạnh phúc mà kiếp dương sinh ngắn ngủi họ chưa kịp có cơ hội trải nghiệm.
Nhân vật phụ: Nữ tì của các cô gái; nhân vật đóng vai trò cảnh báo (bạn của Trình
Trung Ngộ, ông cụ nhà bên).
- Cốt truyện: xoay quanh câu chuyện tình yêu giữa hai nhân vật, kết thúc bằng việc
họ bị trừng phạt.
- Kết cấu cốt truyện: gặp gỡ, nảy sinh tình cảm => Hò hẹn, yêu đương => Bị nghi
kỵ => Thân phận nhân vật nữ bị phát hiện => Nhân vật nam chết => Hai hồn ma
tác quái => Đạo sĩ trừng phạt.
- Bút pháp: trộn lẫn ảo và thực khiến các câu chuyện kể vừa ly kỳ, hấp dẫn vừa gợi
cảm giác sợ hãi, xót xa.
- Chủ đề: khát vọng tình yêu, khát khao hạnh phúc, trần thế.
2. Thay đổi
- Thay đổi chi tiết => Thay đổi không gian, bối cảnh, màu sắc của câu chuyện kể
(đèn lồng mẫu đươn – biểu tượng cho người phụ nữ, khát vọng tình yêu, hạnh
phúc trong văn hóa Trung Hoa => Cây gạo: hình ảnh gần gũi với không gian văn
hóa Việt Nam. Cây gạo vừa gợi ám ảnh ma quái (“thần cây đa, ma cây gạo, củ cáo
cây đề”) vừa gắn liền không gian hoạt động của hai nhân vật chính (gặp gỡ, hò
hẹn, trú ngụ khi trở thành những hồn ma). Hình ảnh cây gạo cũng kết nối truyện
kể của Nguyễn Dữ với những truyện kể dân gian VN về chùa cổ, ma cây => màu
sắc dân tộc.
- Thay đổi chi tiết, sự kiện => Thay đổi chủ đề của câu chuyện: sự kiện Kiều sinh
tìm đạo sĩ trấn yểm để hồn ma Lê Khanh không tới tìm mình; chi tiết vạt áo của
Kiều sinh thò ra ngoài quan tài chứng tỏ chàng đã chống cự quyết liệt để thoát
khỏi quan tài, chi tiết hai nhân vật tố tội nhau khi bị đạo sĩ xử phạt => Trình Trung
Ngộ đòi đến cùng Nhị Khanh, tự nhận nàng là vợ, Trùnh Trung Ngộ ôm lấy áo
quan của Nhị Khanh mà chết, nhân vật chủ động lựa chọn cái chết để được bên
người mình yêu => Cây đèn mẫu đơn: chủ đề ma hại ng, cái chết của Kiều sinh
gắn với bi kịch thù hận; Truyện cây gạo: chủ đề tự do luyến ái, ca ngợi tình yêu ,
khẳng định quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
- Ngôn ngữ: Truyện cây gạo; thơ ca xen lẫn văn xuôi => chất thơ, chất trữ tình được
gia tăng. Thơ ca là hình thức: để Nhị Khanh gửi gắm tâm tình. Nhờ thơ ca – đời
sống ái ân của con người – phạm vi hiện thực xa lạ, bị cấm đoán trong văn chương
chính thống cũng được tái hiện. Truyền kì mạn lục thực sự có những trang viết đầy
táo bạo mà vẫn tinh tế.
- Lời bình: xu hướng gia tăng tính giáo huấn cho câu chuyện => tạo nên tiếng nói đa
thanh của truyện kể.
III. Đặc trưng thể loại
1. Gắn liền với yếu tố kì
- Quan niệm về cái kì: lạ thường + hư áo -> kì ảo.
- Sự hiện diện của cái kì ảo trong truyện truyền kì: chi tiết, motip, nhân vật, không
gian, thời gian.
- Vai trò của cái kì ảo
+ Phản ánh quan niệm về hiện thực của người trung đại.
+ Phương tiện phản ánh mặt trái của hiện thực, biểu đạt ước mơ, khát vọng của
con người.
+ Phương thức lạ hóa của hiện thực.
- Tần suất, diện mạo của cái kì ảo trong truyện truyền kì có sự thay đổi qua các giai
đoạn.
VD: Sự hiện diện và vai trò của cái kì ở nhóm truyện kể về nhân vật ca nữ.
 Truyện yêu nữ Châu Mai (Thánh Tông di thảo)
- Nhân vật
- Thời gian
- Cốt truyện
+ Cái kì ảo có phần lấn át cái thực, câu chuyện lạ lùng, bí ẩn, nhân vật có hành
tung hư ảo.
+ Khát vọng tình yêu; phản ánh hiện thực; phê phán thế nhân ngoài mặt thì nhưu
vàng ngọc mà trong lòng của đấng thiên tử.
 Truyện Nghiệp oan của Đào thị (Truyền kì mạn lục)
- Motip: đầu thai, tái sinh báo thù, trừng phạt.
- Nhân vật: yêu quái, đạo nhân, nhà sư có phép thuật.
- Phản ánh hiện thực: người phụ nữ tự chủ bị ghê sợ, xa lánh; sự quyết liệt của con
người trên hành trình tìm kiếm công bằng và hạnh phúc; bi kịch đau đơn của con
người sống ngoài khuôn khổ.
- Tạo nên sự ly kì, hấp dẫn cho truyện kể.
 Truyện Đào nương (Công dư tiệp kí)
- Yếu tố kì: nghiêng về tính chất kì lạ, khác thường. Người ca nữ - thân phận vốn bị
coi rẻ trong xã hội – lại là con người với phẩm chất cao quý (yêu nước, thương
dân), trí tuệ khác thường (cách tiêu diệt quân giặc) và hành động dũng cảm phi
thường. Nàng trở thành người anh hùng của cả cộng đồng -> Tô đậm vẻ đẹp, sự
lớn lao cho hình tượng nhân vật.
 Truyện Ca kỹ họ Nguyễn (Lan Trì kiến văn lục)
- Yếu tố kì: câu chuyện kì lạ về người ca nữa họ Nguyễn: xinh đẹp, tài năng, thông
minh, mẫn tiệp; tha thiết yêu thương; vị tha độ lượng -> Tô đậm vẻ đẹp của hình
tượng nhân vật;
2. Tính ngụ ý
- Truyện truyền kì vừa hướng đến những chủ đề phi chính đạo vừa ngụ ý giáo huấn
đạo đức.
- Tính ngụ ý của truyện truyền kì có liên hệ bật thiết với yếu tố kì – đặc trưng của
thể loại. Trong truyện truyền kì, cái kì ảo không chỉ là nội dung mà còn là phương
thức nghệ thuật.
- Gửi gắm lí tưởng của nhà văn về lẽ công bằng xã hội, nơi cái thiện được bảo vệ,
cái ác bị trừng phạt.
- Ngụ ý những bài học luân lí, đạo đức – xu hướng đưa truyện truyền kì từ một thể
loại ngoại biên đến gần với văn chương chính thống.
3. Đặc trưng hư cấu, sáng tạo.
- Cốt truyện và trần thuật: các mô hình cốt truyện, các mô thức trần thuật, các hình
thức lời văn phong phú, đa dạng -> bước phát triển trong nghệ thuật tự sự của văn
xuôi trung đại VN.
- Xây dựng nhân vật: hệ thống nhân vật, xu hướng hòa trộn thực - ảo trong cấu trúc
hình tượng nhân vật, tiếp cận nhân vật từ nhiều góc độ, quan tâm đến đời sống nội
tâm nhân vật => truyện truyền kì cho thấy những thay đổi trong cách nhìn, cách
tiếp cận con người.
4. Tổng kết
- Thể loại có số lượng tác phẩm lớn, nhiều tác giả, tác phẩm xuất sắc
- Thể loại kết tinh những thành tựu nghệ thuật đỉnh cao của văn xuôi tự sự trung đại
VN.
- Thể loại phản ánh con đường của văn học trung đại VN, từ tiếp thu, kế thừa đến
đổi mới, sáng tạo và tạo dựng truyền thống riêng.

THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm
 Tiểu thuyết
- Lời nói vụn vặt, tầm thường
- Sách sưu tầm, ghi chép mọi chuyện trong thiên hạ
- Loại hình văn xuôi tự sự hư cấu
 Tiểu thuyết chương hồi
- Thuật ngữ chỉ hình thức văn xuôi tự sự chữ Hán có quy mô lớn trong văn học
trung đại VN.
- Tiểu thuyết chương hồi có nguồn gốc từ Trung Quốc
- Cấu trúc gồm nhiều hồi, mỗi hồi kể một câu chuyện nhỏ tương đối hoàn chỉnh,
đầu hồi có đề mục tóm tắt nội dung được trình bày.
2. Cơ sở hình thành, phát triển
 Cơ sở hiện thực, lịch sử
- Nhu cầu phản ánh hiện thực với những biến động lịch sử đòi hỏi những thể loại
quy mô lớn, bao quát được bức tranh hiện thực ở phạm vi rộng, theo sát các sự
kiện, biến cố trong đời sống xã hội.
 Cơ sở văn hóa, văn học
- Tiểu thuyết chương hồi VN hình thành trên cơ sở kế thừa chất liệu nghệ thuật,
kinh nghiệm kĩ thuật của văn xuôi tự sự dân tộc, đặc biệt là loại hình tự sự lịch sử
(bao gồm cả những tác phẩm mang màu sắc huyền thoại lịch sử và ghi chép lịch
sử, tiếp nhận hình mẫu nhân vật, hệ thống sự kiện và lối viết).
- Kế thừa những thành tựu của tiểu thuyết chương hồi TQ.
+ Tiểu thuyết chương hồi là loại hình tiểu thuyết bạch thoại, manh nha từ thời
Tống (960 – 1279), chính thức có mặt và thịnh hành dưới thời Minh (1368 –
1644), Thanh (1644 – 1912).
+ Bắt nguồn từ thoại bàn (bản kế) do các thuyết thoại nhân (nghệ nhân kể chuyện)
sử dụng.
+ Động lực phát triển: sự phát triển của các đô thị, sự xuất hiện của tầng lớp thị
dân cùng những nhu cầu thẩm mĩ mới.
+ Đề tài: lịch sử, thế sự, tài tử - giai nhân, công an, thần quái,…
+ Thành tựu được tiếp nhận: kết cấu chương hồi, thủ pháp xây dựng nhân vật, thủ
pháp kể chuyện, ngôn ngữ, …
3. Một số nét riêng của tiểu thuyết chương hồi VN
- Không bắt nguồn từ thoại bản, bởi vậy ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn học dân
gian, tính chất thông tục mờ nhạt hơn so với tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc,
tính giao thoa giữ văn và sử, văn học nghệ thuật và văn học chức năng lớn.
- Chủ yếu khai thác đề tài lịch sử không chỉ khai thác lịch sử trong quá khứ mà còn
phản ánh trực tiép lịch sử đương thời. Bản thân người viết là chứng nhân của lịch
sử và xuất hiện với tư cách nhân vật trong tác phẩm => màu sắc thế sự, giảm tính
thời sự đậm nét.
- Một số tiểu thuyết đã phá bỏ lời kể chuyện theo trật tự thời gian tuyến tính (đặc
trưng của tự sự lịch sử và cũng là của tự sự trung đại), cho thấy cách tiếp cận hiện
thực lịch sử chủ động và linh hoạt của người viết.
 Tiểu thuyết chương hồi VN đánh dấu bước phát triển của văn xuôi tự sự trung đại
trên cả phương diện quy mô phản ánh và phương thức tư duy nghệ thuật.
4. Một số tiểu thuyết chương hồi tiêu biểu
4.1. Nam triều công nghiệp diễn chí (tên gọi khác: Việt Nam khai quốc chí truyện)
- Vị trí: Tác phẩm mở đầu cho nền tiểu thuyết chương hồi Việt Nam.
- Tác giả: Nguyễn Khoa Chiêm (1659 – 1736), tự Bảng Trung, quê gốc Hải Dương,
ba đời định cư tại Hương Trà, Thừa Thiên.
- Thời điểm sáng tác: hoàn thành năm 1719, khi tác giả đã 60 tuổi.
- Nội dung: Viết về công cuộc dựng nghiệp của các chùa Nguyễn, bắt đầu từ
Nguyễn Hoàng vào Thuận Hòa năm 1558, trong đó tập trung phản ánh cuộc nội
chiến giữa “nam triều” – “bắc triều” (1627 – 1672).
- Đặc điểm: viét về lịch sử ở thời kì không quá xa thời điểm
4.2. Thiên Nam liệt truyện (tên gọi khác: Thiên Nam liệt truyện Nguyễn Cảnh thị
Hoan Châu kì)
- Vị trí: Đây là tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của Đàng Ngoài.
- Thời điểm sáng tác: khoảng giữa TK XVIII đến đầu TK XIX
- Tác giả: thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh, chưa rõ tên tuổi cụ thể
- Nội dung: viết về lịch sử của dòng họ Nguyễn ở Hoan Châu trong khoảng thời
gian gần 300 năm (1406 - 1678) từ đời ông tổ họ là Nguyễn Cảnh Lữ. Tác phẩm
mang tính chất một cuốn gia phả dòng họ, ở đó, các nhân vật được xây dựng trong
sự gắn kết với bối cảnh lịch sử dân tộc.
- Đóng góp: Thiên Nam liệt truyện được đánh giá là cuốn sách đã “dung nạp nội
dung gia phả trong hình thức tiểu thuyết chương hồi”, mở ra một hướng đi mới
cho thể loại.
4.3. Đào hoa mộng kí (tên gọi khác: Đào hoa mộng tục Đoạn trường tân thanh)
- Thời điểm sáng tác: giữa TK XIX
- Tác giả: Nguyễn Đăng Tuyền (1795 – 1880) hiệu Mộng Liên Đỉnh và hi Lượng
Phù, người làng Hoài Thượng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc.
- Nội dung: kể về cuộc đời của Nguyễn Sinh và Lan Nương (vốn là hậu thân của
Kim Trọng, Thúy Kiều), câu chuyện tình yêu của hai người và mối quan hệ của họ
với các nhân vật có tiền kiếp từng xuất hiện trong truyện Đoạn trường tân thanh
như Từ Hải,…
- Vị trí: Đào hoa mộng kí là tác phẩm viết tiếp Đoạn trường tân thanh của Nguyễn
Du, thể hiện một hình thức tiếp nhận văn chương và tái sinh tác phẩm gốc độc đáo
trong văn học trung đại VN.
4.4. Việt Lam tiểu sử (tên gọi khác: Việt lam xuân thu, Hoàng Việt xuân thu)
- Thời điểm sáng tác: cuối TK XIX, hoàn thành vào năm 1908.
- Tác giả: theo Trần Văn Giáp, người khởi thảo tương truyền là Vũ Xuân mai, người
biên tập và đề tựa là Lê Hoan, Theo Nguyễn Đăng na, Lê Hoan mới chính là tác
giả đích thực của Việt Lam tiểu sử.
- Nội dung: phản ánh bức tranh lịch sử xã hội VN 30 năm đầu Tk XV với những
biến cố chính: sự sụp đổ của nhà Trần, cuộc xâm lược của giặc Minh, cuộc kháng
chiến chống Minh dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi.
- Vị trí: tác phẩm khai thác lịch sử ở giai đoạn có khoảng cách khá xa so với thời
điểm sáng tác (khoảng 5 thế kỉ). Tiểu thuyết chương hồi đàu tiên sử dụng phương
pháp sáng tác: kết hợp tư liệu lịch sử và thực địa.
5. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam
5.1. Về nội dung
- Chủ yếu khai thác đề tài lịch sử, đề tài thế sự, đời tư tương đối mờ nhạt.
- Tiểu thuyết chương hồi về đề tài lịch sử thường khai thác lịch sử đương thời hoặc
lịch sử gắn với thời điểm sáng tác => Tính thời sự, tính kí sự đậm nét, giá trị tư
liệu lớn.
- Trong tiểu thuyết khai thác đề tài lịch sử, nhà văn không được kế thừa những cốt
truyện lịch sử đã được dàn dựng, những sự kiện lịch sử đã được tái tạo, những
nhân vật lịch sử đã được hư cấu, tưởng tượng. Hiện thực lịch sử đi trực tiếp vào
tác phẩm => Giao thoa giữa ghi chép và sáng tạo, sử và văn, văn học chức năng và
văn học nghệ thuật.
- Mang sắc thái hài hước, trào phúng (ở một số tác phẩm).
5.2. Về nghệ thuật
- Ngôn ngữ chữ Hán văn ngôn với đặc điểm nối bật là hành văn ngắn gọn, súc tích,
dùng chữ chọn lọc, diễn đạt cầu kì, ý tứ sâu sa, phong cách trang trọng, bác học
(khác văn bạch thoại gắn với khẩu ngữ, là ngôn ngữ trong cuộc sống hằng ngày)
- Chịu ảnh hưởng đậm nét của lối viết sử: tái hiện sự kiện lịch sử theo trật tự thời
gian (“biên niên” – chép việc theo năm tháng, “thực lục” – ghi chép lịch sử của
triều đại theo thời gian, cương mục – kết hợp đại cương và chi tiết,…), hàm ý
khen chê trong lối viết
- Chịu ảnh hưởng rõ nét của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc: kết cấu chương
hồi, cấu trúc mỗi hồi (câu đối đầu hồi, trình bày sự kiện, thơ bình luận cuối hồi và
lời dẫn sang hồi tiếp theo), cách dẫn chuyện bằng những cụm từ “nói về “, “lại
nói”, “ngôn ngữ”, cách tiếp nhận chi tiết nghệ thuật, motif nghệ thuật.
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
I. Giới thiệu chung
1. Nhan đề tác phẩm
- Hoàng Lê nhất thống chí: cuốn sách ghi lại công cuộc nhất thống quyền lực của
vương triều Lê. Chí là một thể văn của sử, người viết ngụ ý viết sử về thời đại chứ
không phải sáng tác văn học. Tuy nhiên Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm
văn chương đích thực.
- Tên “Hoàng Lê nhất thống chí” do người khởi thảo là Ngô Thì Chí đặt. Mục đích
sáng tác ban đầu của người viết là tái hiện lại quá trình Tây Sơn phò Lê diệt Trịnh,
tập trung quyền lực về tay vua Lê. Việc mở rộng nội dung phản ánh khiến tên gọi
ban đầu không còn phù hợp, người viết tiếp là Ngô Thì Du đã đổi lại tên tác phẩm
là “An Nam nhất thống chí”. Tuy nhiên, Hoàng Lê nhất thống chí vẫn là tên gọi
phổ biến của tác phẩm.
2. Cấu trúc
- Hoàng Lê nhất thống chí gồm 17 hồi, gồm 7 hồi chính biện và 10 hồi tục biên.
- 7 hồi chính biên tập trung phản ánh những biến cố lịch sử từ khi chúa Trịnh Sâm
mất cho đến khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thức nhất (1786), tiêu diệt nhà Trịnh, trao
trả quyền lực cho vua Lê.
- 10 hồi tục biên kế các sự kiện lịch sử từ sau năm 1786, quán Tây Sơn rút về Nam
rồi lại trở ra Bắc dẹp loạn, vua Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc cầu viện,
20 vạn quân Thanh xâm lược nước ta và bị đánh bại bởi đội quân hùng mạnh Tây
Sơn dưới sự chỉ huy của người chủ tướng tài ba Quang Trung, Nguyễn Huệ và kết
thúc với sự kiện Nguyễn Gia Long thống nhất đất nước, lập nên nhà Nguyễn.
- 17 hồi là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và nghệ thuật, tuy nhiên, ba hồi
cuối đặc biệt hồi 17 so về mặt công phu có phần yếu hơn các hồi trước đó.
3. Tác giả
- Tác giả của 7 hồi chính biện, phần lớn các tài liệu đều khẳng dịnh là Ngô Thì Chí.
Ngô Thì Chí (1752 – 1788) là con trai thứ hai của Ngô Thì Sĩ, em Ngô Thì Nhâm.
Ông là bề tôi trung thành của Lê Chiêu Thống được vua Lê giao nhiệm vụ lên
Lạng Sơn chiêu binh mãi mã chuẩn bị cho phong trào Cần Vương. Việc chưa
thành ông mất trên đường công cần .
- Tác giả của 10 hồi tục biên: có nhiều quan điểm khác nhau (1) Ngô Thì Du (1772
– 1840), (2) Ngô Thì Du và Ngô Thì Thuyến (?-?)
- “Ngô gi văn phái” vốn là tên của bộ tùng thư gồm 30 tập. Tập hợp tác phẩm của
các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà
Tây. Cụm từ “Ngô gia văn phái” đi cùng tác phẩm “Hoàng Lê Nhất thống chí” với
hàm nghĩa đây là sáng tác của nhóm tác giả họ Ngô Thì.
- Mặc dù là kết quả sáng tạo của mộtn tập thể, được viết ở nhièu thời điểm, HLNTC
vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật toàn viện.
II. Nội dung
1. Hài kịch về sự suy vong của các tập đoàn phong kiến
 Bức tranh méo mó của những kẻ đại diện cho giai cấp cầm quyền
- Chúa Trịnh: Trịnh Sâm tham vọng, tàn nhẫn, háo sắc -> quyết định sai lầm, khởi
đầu cho mọi mâu thuẫn. Trịnh Tông tham lam bất tài vô dụng bị xem như một thứ
đồ chơi, Trịnh Cán yếu đuối bạc nhược, chỉ là quân cờ trong tay người khác, Trịnh
Bồng thiếu chính kiến, mắc hết lầm lỡ này đến lầm lỡ khác. Trịnh Lệ không bản
lĩnh trở thành món hàng công danh cho những kẻ cơ hội, tráo trở. Các chúa Trịnh
đều có kết cục bi đát: Trịnh Sâm vừa nằm xuống con cái đã nôi da nấu thịt, Trịnh
Tông bị phơi xác ngoiaf cửa Tuyên Vũ, Trịnh Cần sợ hãi mà chết, Trịnh Lệ mất
tích, Trịnh Bồng bị đánh đuổi phải bỏ chốn. Sự sụp đổ của nhà Trịnh là tất yếu.
 Các giá trị đảo lộn, sự tha hóa, biến chất của con người.
- Quy luật thượng bất chính, hạ tắc loạn: Vua chúa, quan lại không xứng đáng với
trọng trách, địa vị mình nắm giữ => Tương tá, thuộc lại, quân lính cũng bị tha hóa.
- Các mối quan hệ trong xã hội đổ vỡ: quan hệ vua – tôi, thầy – trò, vợ - chồng, anh
– em,..
2. Sử thi về cuộc phong trảo Tây Sơn và cuộc chiến chống ngoại xâm
 Tái hiện trọn vẹn phong trào Tây Sơn về bản chất và quá trình phát
triển
- Được gây dựng từ khó khăn, trưởng thành trong gian khổ.
- Phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ.
- Lập được chiến công phi thường: lật đổ sự cai trị của chúa Nguyễn ở Đàng Trong;
lật đổ vương triều Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài; tiêu diệt 20 vạn quân Thanh xâm
lược; làm sụp đổ âm mưu xâm lấn của đế quốc Xiêm La.
 Kết tinh vẻ đẹp, tinh thần và sức mạnh của khởi nghĩa Tây Sơn là
người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Con người vừa đời thường, giản dị vừa xuất chúng phi thường.
- Con người tự tin vào chính mình và nhận được sự đề cao, ngưỡng mộ của mọi
người xung quanh.
3. Bi kịch lịch sử, bi kịch của những số phận, kiếp người
 Bi kịch lịch sử
- Sự lục đục, tranh giành quyền lực trong phủ chúa => Sự sụp đổ của nhà Trịnh.
- Sự sụp đổ của vương triều Lê.
 Tình trạng loạn lí bất ổn: Trịnh Sâm phế trưởng lập thứ, Trịnh Tông truất ngôi
Trịnh Cản, kiêu bình nổi loạn, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Trịnh, Trịnh
Bồng giành lại ngôi chúa, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê tiêu diệt họ Trịnh,
Nguyễn Hữu Chỉnh lộng hành, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn
Hữu Chỉnh, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh,…
 Các giá trị đổ vỡ, lòng người hoang mang, lo lắng.
 Cuộc sống thống khổ của người dân.
 Bi kịch của những số phận, kiếp người
- Bi kịch của bậc đế vương: Trịnh Sâm, Trịnh Tông, Lê Hiền Tông, Lê Chiêu
Thống,…
- Bi kịch của người trí thức: Bùi Huy Bích, Vũ Trinh, Lí Trần Quán,…
- Bi kịch của người anh hùng thời loạn (con người thời loạn với khát vọng thay đổi
thời thế): Quận Huy, Nguyễn Hữu Chỉnh,…
4. Nghệ thuật
a. Bản chất thể loại
- Sự giao thoa giữa văn và sử, văn học nghệ thuật và văn học chức năng.
b. Không gian và thời gian nghệ thuật
- Tác phẩm đầu tiên và duy nhất phá bỏ lối kể chuyện theo trật tự thời gian tuyến
tính (bút pháp viết sử), khẳng định sự thắng thế của tư duy văn học.
c. Xây dựng nhân vật
- Số lượng nhân vật lớn
- Hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng
- Nhân vật được khắc họa thành công, vừa cả biệt vừa hiện thực.
- Bút pháp xây dựng nhân vật linh hoạt.
d. Nghệ thuật trào phúng
- Khai thác tình huống hài hước
- Xây dựng những hình tượng hài hước
- Giọng điệu hài hước

You might also like