You are on page 1of 12

Họ và tên: Nguyễn Văn Thành

Lớp: D21SPNV02
MSSV: 2121402170227
Bài tập ngày 31/1/2024

1. Tại sao nói giai đoạn văn học 1900- 1930 mang tính chất giao thời? Phân
tích tác phẩm của giai đoạn này để làm rõ tính giao thời ấy?
2. Phân tích những điểm mới trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách?
BÀI LÀM
1. Tại sao nói giai đoạn văn học 1900- 1930 mang tính chất giao thời?
Phân tích tác phẩm của giai đoạn này để làm rõ tính giao thời ấy?

Vào những năm đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam chính thức bước vào thời kì
đổi thay lớn. Điều kiện nội sinh cùng với những tác động của yếu tố ngoại lai đã
làm nên cuộc lột xác trên mọi phương diện của văn học. Đây không chỉ là vấn
đề của văn học Việt Nam mà còn là thực trạng chung của văn học cả khu vực
Đông Á, của những nền văn học từng trải qua thời gian dài phát triển với văn tự
chữ Hán, giờ đây được tiếp nhận các yếu tố hiện đại từ văn học phương Tây.
Vận hành theo quy luật phát triển chung của cả khu vực, văn học Việt Nam vẫn
tạo cho mình một diện mạo riêng trong quá trình hiện đại hóa. Tính giao thời là
một trong những đặc trưng đã góp phần làm nên gương mặt đặc biệt cho văn học
Việt Nam giai đoạn 1900-1930.

“Giao thời là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời kì này sang thời kì khác, cái
mới cái cũ đan xen lẫn nhau, thường có mâu thuẫn xung đột, chưa ổn định.” .
Nói đến tính giao thời trong văn học là đề cập đến những biến chuyển hết sức
phức tạp của văn học trong một khoảng thời gian nhất định để đưa nền văn học
bước sang một thời kì mới. Giai đoạn này đã diễn ra một quá trình đấu tranh
quyết liệt giữa hai nền văn hóa cũ và mới, cuộc đấu tranh đó chưa phân thắng
bại. Đây cũng là một giai đoạn hết sức phức tạp, nội dung và hình thức sáng tác
cũ, mới đan xen vào nhau. Nền văn học cũ khắc phục dần những hạn chế, từng
bước canh tân. Nền văn học mới vừa phát huy những nhân tố hiện đại vừa kế
thừa những thành tựu của nền văn học cũ. Vì vậy, văn học giai đoạn này có một
diện mạo đặc biệt, tạo nên những đặc điểm riêng không thể tìm thấy ở các giai
đoạn trước và sau đó. Có ý kiến cho rằng khái niệm tính giao thời chỉ sử dụng
phù hợp khi nói đến văn học Bắc bộ ở ba mươi năm đầu thế kỷ XX, cần xem xét
lại nếu gắn khái niệm đó cho văn học Nam bộ cùng thời: ”Nói một cách sòng
phẳng, cách định danh giao thời là rất thích hợp cho văn học trên vùng đất Bắc
kì lúc đó, nhưng vị tất đã thích hợp cho văn học phát triển ở vùng phía Nam của
tổ quốc lúc ấy gọi là Nam kì”.

Cụ thể tính giao thời của văn học giai đoạn này 1900-1930 thể hiện những khía
cạnh sau:

Sự tồn tại song song của hai khuynh hướng văn học: Khuynh hướng hướng văn
học cũ là văn học trung đại, vẫn kế thừa những đặc điểm của văn học trung đại
như: sử dụng ngôn ngữ văn học cổ điển, đề tài, nội dung, bút pháp, mang đậm
tính chất bút pháp ước lệ, tượng trưng, lấy đạo đức luân lý làm chuẩn mực,
Khuynh hướng văn học mới là văn học hiện đại chịu ảnh hưởng của văn học
phương tây thể hiện những tư tưởng quan niệm mới về con người, xã hội, nghệ
thuật.

Sự tồn tại song song của hai phương thức sáng tác: phương thức sáng tác cũ là
phương thức sáng tác theo lối cổ điển, đề cao tính ước lệ, tượng trưng, lấy cảm
hứng từ những đề tài, nội dung mang tính chất đạo đức, luân lý,. Phương thức
sáng tác mới là phương thứuc sáng tác theo lối hiện thực, đề cao tính hiện thực,
phản ánh tính hiện thực, chân thực đời sống, con người trong xã hội.

Sự tồn tại song song của hai quan niệm sáng tác: quan niệm sáng tác cũ là quan
niệm sáng tác theo lối “ văn dĩ tải đạo” coi trọng chức năng giáo dục, răn dạy
của văn học. Quan niệm sáng tác mới là quan niệm sáng tác theo lối “ nghệ thuật
vì nghệ thuật” coi trọng tính độc lập, tự do của nghệ thuật.

Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu trường hợp nội dung mới thể hiện trong những
hình thức cũ. Đây là trường hợp phổ biến ở dòng văn học yêu nước và cách
mạng. Để đạt mục đích phục vụ cho hoạt động chính trị, các tác giả của dòng
văn học này đã tập trung thể hiện những nội dung mới trong những hình thức
nghệ thuật chưa có gì thay đổi. Người ta bắt đầu nói tới những tư tưởng yêu
nước mới. Yêu nước và trung quân không còn đi đôi với nhau, yêu nước gắn
liền với hoạt động đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo tồn “nòi giống” và phát
triển xã hội theo con đường cách mạng dân chủ tư sản. Lần đầu tiên trong lịch
sử dân tộc Việt Nam, tư tưởng dân chủ, dân quyền được đưa ra, được khẳng
định, được xem là mục tiêu của phong trào cách mạng. Vấn đề xây dựng nền
học thuật mới, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng là nội dung hoàn toàn
mới mẻ. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng được xác
lập phổ biến rộng rãi như giai đoạn này... Tất cả những nội dung trên đều được
thể hiện trong những thể loại văn học của nhà nho trước kia. Chữ Hán là phương
tiện phổ biến để chuyển tải các nội dung nói trên. Văn xuôi nặng tính chất biền
ngẫu hãy còn thông dụng đối với các nhà chí sĩ cách mạng thời này. Người sáng
tác có ý thức đưa vấn đề mới vào văn học với mục đích tuyên truyền vận động
cách mạng. Nói cách khác, họ rất chú ý việc đổi mới nội dung nhưng chưa hề
quan tâm vào việc đổi mới nghệ thuật.
Phan Bội Châu là một tác gia tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước và cách
mạng giai đoạn này. Sáng tác của ông biểu hiện vai trò là dấu nối của hai thời
đại, hai nền văn học cũ và mới. Ông xuất thân từ một nhà nho, thông thạo lối
văn cử tử, từng được mệnh danh “hay chữ nhất nước Nam”. Ông lại là người có
vốn kiến thức về văn học dân gian. Nói như thế để thấy rằng ảnh hưởng của văn
học cũ đối với ông rất sâu đậm. Khi bước vào hoạt động chính trị, ông đã sáng
tác văn chương để phục vụ cho phong trào cách mạng. Đó là những sáng tác có
nội dung mới mẻ. Ông cũng là người sáng tác nhiều, lâu dài và liên tục, hiệu quả
tuyên truyền cũng cao. Nhưng Phan Bội Châu chỉ dừng lại ở sự cách tân nghệ
thuật sáng tác cũ. Ông là người rất nhiệt tình trong việc lên án văn chương
cử tử, cố gắng tìm mọi cách để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với quần
chúng. Ông đã thể nghiệm ngòi bút trên khắp các thể loại, từ văn chương phú
lục của nhà nho đến tiểu thuyết, truyện ngắn của nền văn học hiện đại. Ông có ý
thức hướng đến nền văn học hiện đại nhưng vì chưa hiểu đầy đủ về nó nên ông
không thể tiến xa hơn nữa. Văn chương của Phan Bội Châu tiêu biểu cho thời kì
chuyển biến của văn học, có tính chất giao thời. Sáng tác của Phan Bội Châu là
sự từ giã cái cũ, tìm đường đến cái mới. Phan Bội Châu chưa vượt qua được
truyền thống nghệ thuật của phương Đông. Lí tưởng thẩm mĩ của ông, ngôn ngữ
văn học của ông rất dân tộc, rất hợp với công chúng đương thời nhưng cũng
sớm trở thành lạc hậu trước sự ra đời và phát triển của nền văn học mới. Phan
Bội Châu đã thể hiện những tư tưởng mới trong các hình thức nghệ thuật
cũ. Thơ văn ông còn ở tình trạng “bình cũ rượu mới”.
"Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha để lại cho ta lọ vàng
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa
Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm"
( Ái quốc ca)
Xuất phát từ lòng yêu nước thiết tha, Phan Bội Châu đã ý thức được trách nhiệm
đối với tổ quốc. Ông căm thù những kẻ giày xéo quê hương làng mạc. Ông đã
chỉ ra cho mọi người thấy kẻ thù của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là thực dân
Pháp và bè lũ tay sai bán nước và lòng căm thù của ông cũng hướng vào hai đối
tượng này. Ghét Pháp, ông ghét tất cả những gì có liên quan đến chúng, kể cả
những vật vô tri vô giác (lá cờ, ổ bánh mì, tờ lịch). Ông cương quyết không
chấp nhận sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam, ông đã mỉa mai, chỉ trích sự có
mặt một cách vô lý của thực dân Pháp trên đất nước ta (Tu hú tranh tổ cà
cưỡng).
Ðối với bọn tay sai bán nước ông tỏ thái độ khinh miệt, xem thường. Dưới mắt
ông, bọn quan lại là những kẻ vô dụng, hèn hạ, chỉ biết bảo vệ cá nhân mình, sẵn
sàng khom lưng quì gối trước kẻ thù. Dùng văn học làm vũ khí để vạch trần tội
ác của thực dân Pháp, dòng văn học yêu nước chống Pháp đã xem đó là nhiệm
vụ hàng đầu. Nhưng đến thơ văn Phan Bội Châu thì bộ mặt của tên thực dân
cướp nước mới được nhận thức cụ thể. Ông đã nói đến chính sách thuế khóa
nặng nề, ông chỉ rõ sự thâm độc của chính sách khai thác thuộc địa và ông cũng
cho mọi người thấy được sự thật của vấn đề khai hoá. Ông báo trước cho mọi
người thấy rồi đây nước ta sẽ nghèo, sẽ hèn, sẽ yếu, sẽ ngu, dân tộc ta đang
đứng trước nguy cơ diệt chủng. Mặc dù lời lẽ phân tích của ông chưa sâu sắc
nhưng qua tác phẩm người đọc cũng cảm thấy rùn mình, khiếp sợ trước kẻ thù
nguy hiểm của dân tộc.
Tình yêu nước của Phan Bội Châu còn được thể hiện qua nỗi xót xa, sự thông
cảm đối với người dân nghèo khổ. Ông vô cùng đau xót trước cảnh đói rét lầm
than của người dân vô tội. Ông rất thông cảm cho kiếp đời nô lệ của những
người dân mất nước phải sống cuộc đời lam lũ giành giật từng miếng cơm,
manh áo. Hình ảnh những anh phu xe dưới trời mưa bão, gò lưng kéo chiếc xe
nặng chở một tên thực dân béo mập, hay những đứa bé bán bánh vào đêm mưa
đã lần lượt xuất hiện trong thơ ông (Phu xe than trời mưa, Ðêm mưa thương
người bán bánh rao).
Tính giao thời của văn học giai đoạn 1900-1930 là một đặc điểm quan trọng góp
phần làm nên sự phong phú, đa dạng của văn học giai đoạn này. Tính giao thời
đã tạo tiền đề cho sự phát triển văn học hiện đại Việt Nam trong giai đoạn tiếp
theo.

2. Phân tích những điểm mới trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách?

Tác giả Hoàng Ngọc Phách có nguồn gốc từ một gia đình ủng hộ phong trào
Cần Vương và truyền thống yêu nước. Ông đã theo học chữ Hán sau đó tại
trường Pháp Việt do đó trong các tác phẩm của ông, chúng ta thường thấy sử
dụng ngôn ngữ Hán Việt.
Ngoài việc sáng tác và giảng dạy, Hoàng Ngọc Phách còn tổ chức các buổi diễn
thuyết và thành lập đội kịch. Ông đã đào tạo nhiều tài năng trong lĩnh vực nghệ
thuật sân khấu, trong đó có tác giả Thế Lữ.
“ Tố Tâm” là một trong những tác phẩm sớm của Hoàng Ngọc Phách được viết
khi ông còn trẻ, 23 tuổi khi ông đang học năm cuối tại trường Cao đẳng sư Phạm
và làm việc ở ban văn chương.
Cuốn tiểu thuyết nhằm kể về một câu chuyện tình diễn ra trong vòng hơn một
năm, kể từ khi hai nhân vật chính là cô gái con nhà gia giáo Tố Tâm và chàng
sinh viên cao đẳng Đạm Thuý ngẫu nhiên (do trời sắp đặt) mà quen nhau rồi yêu
nhau. Mối tình diễn ra rất mực tha thiết say đắm nhưng lại không đi đến hôn
nhân vì rằng buộc ý thức hệ phong kiến và chế độ đại gia đình. Tố Tâm vì gia
đình, vì chữ hiếu, vì người mình yêu mà phải buộc lòng hy sinh tình yêu đẹp của
mình để bằng lòng với số phận, nhưng nàng dù đã yên bề gia thất nhưng không
quên, không nguôi nỗi nhớ với Đạm Thúy. Vì quá đau đớn, vì quá yêu Đạm
Thúy nên cuối cùng kết thúc bi kịch bằng cái chết của Tố Tâm, một cái chết
mang tính bi kịch nhưng không bi quan. Còn Đạm Thúy thì chế độ đại gia đình
mà bằng lòng rời xa Tố Tâm, để cuối cùng dẫn tới bi kịch là cái chết của Tố
Tâm. Có thể nói kết thúc như vậy là “vô hậu” theo lối kết của tiểu thuyết hiện
đại, còn “có hậu” theo lối kết cấu của chuyện cổ.
Tố Tâm là tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam được viết theo lối hiện thực tâm lý,
được coi là tác phẩm mở đầu cho dòng tiểu thuyết hiện thưc phê phán ở Việt
Nam. Tác phẩm ra đời năm 1925 trong bối cảnh văn học Việt Nam đang chuyển
mình từ phong cách trung đại sang hiện đại. Chính vì vậy Tố Tâm mang những
điểm mới mẻ, thể hiện sự cách tân của văn học hiện đại.
Những điểm mới trong Tố Tâm có thể được tóm tắt như sau:
Là một cuốn tiểu thuyết đích thực Tố Tâm đã đáp ứng được tâm lý của thời cơ
và những yêu cầu lịch sử văn học. Lý do quan trọng nhất làm nên thắng lợi của
Hoàng Ngọc Phách là do có những đổi mới về dối tượng phản ánh, nội dung
phản ánh, bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa đó là những dổi mới trong quan
niệm về hiện thực phản ánh. Điều này có tính chất quyết định sự thành công của
tác phẩm, một trong những đóng góp loại biệt của Hoàng Ngọc Phách dối với
lịch sử văn học dương thời. Ông đã có một phát hiện mới mẻ về hiện thực. Nếu
các tác giả khác hướng ngoại thì ông hướng nội. Nếu như các nhà văn hiện
thực hướng ra những vấn đề xã hội, hướng đến quan hệ giữa con người với
hoàn cảnh để tố cáo xã hội, thì Hoàng Ngọc Phách lại hướng vào thế giới bên
trong, thu vào chiều sâu qủa tân giới. Đó là mảnh đất mà nghệ thuật, nhất là
nghệ thuật hiện đại phải hướng tới, phải coi như một đối tượng đáng chú ý
nhất. Bằng sự nhạy cảm của mình, Hoàng Ngọc Phách đã tìm thấy chiếc chìa
khóa vàng để mở cánh cửa của thế giới tâm hồn con người. Với Tố Tâm,
Hoàng Ngọc Phách đã có một quan niệm mới về hiện thực. Đó thực sự là một
cuộc cách mạng vào "cõi thầm kín", đặt ông vào vị trí người "mở đầu cho sự
phát triển của tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam đầu thế kỷ XX". Với quan niệm
mới về hiện thực, Hoàng Ngọc Phách đã mở ra một hướng đầy triển vọng cho
văn học đi vào quỹ đạo hiện dại. Dường như những sự kiện của dời sống bên
ngoài và những hành động của các nhân vật chỉ là những yếu tố phụ, nhường
chỗ cho những suy tư, tình cảm lo âu phấp phỏng, những phân tích khá kỹ
càng về các quá trình tâm lý của con người. Ông hướng ngòi bút của mình vào
cái mới, cái đẹp, cái cao quí dáng trân trọng và nâng niu gìn giữ, bảo vệ nó.
Cảm quan nghệ thuật ấy dã là một nguyên nhân tạo nên vẻ hiện đại, cái cốt
cách tiểu thuyết của Tố Tâm.
Đề tài tình yêu trước Tố Tâm là tình yêu chưa phải là đề tài chính yếu quan
trọng trong thi ca và có lẽ chưa được tách ra thành một đề tài độc lập. Nhưng đối
với Tố Tâm có những đổi mới về đề tài tình yêu trong tiểu thuyết. Với Tố Tâm
đề tài tình yêu đã được giải quyết theo một hướng mới mẻ, tình yêu mang sắc
màu của thời đại hiện đại. Đề tài tình yêu đã được tác giả thể hiện bằng một
cách thức nghệ thuật mới, tạo được một chiều sâu độc đáo, phù hợp với tâm lý
thời hiện đại. Bằng một cái nhìn tinh tế, ông đã đem hết cho bạn đọc những cảm
xúc lạ lùng, đầy sự hấp dẫn về sự linh diệu của tình yêu. Tình yêu ấy đã bắt đầu
thoát ra khỏi những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, vươn tới một
chân trời mới lạ, tình yêu tự do cá nhân, một vợ một chồng. Đó là một quyền
sống thiết yếu của người phụ nữ hiện đại, một nội dung mới của văn học.
Dĩ nhiên, sự đổi mới đề tài trong Tố Tâm phải xuất phát từ một quan niệm mới
về con người và xuất phát từ cách tiếp cận thực tại mới mẻ của Hoàng Ngọc
Phách.
Nhân vật luôn giữ những điểm chủ chốt trong tiểu thuyết và các tác phẩm tự sự
bộc lộ những tài năng của tác giả. Quan niệm nghệ thuật về nhân vật của Hoàng
Ngọc Phách đã thay đổi. Ông đã xoá nhoà ranh giới quen thuộc của văn học cổ,
xoá bỏ cách phân chia nhân vật thành hai tuyến đối lập. Nhân vật được đánh giá
theo một hệ quy chiếu mới với một phương pháp xây dựng nhân vật cũng rất
mới. Đối tượng chủ yếu của Hoàng Ngọc Phách là các quá trình tâm lý và các
trạng thái tình cảm, chứ không phải các sự kiện. Vì vậy, ông đã lựa chọn cho
tiểu thuyết của mình rất ít nhân vật tổng số không quá 10 người. Nhân vật trong
Tố Tâm là những người trẻ tuổi, có học thức, có tư tưởng tiến bộ. Họ khao khát
được yêu đương, hạnh phúc, nhưng lại bị ràng buộc bởi những quy tắc, định
kiến của xã hội phong kiến. Nhân vật Tố Tâm là nhân vật nữ tiêu biểu cho số
phận người phụ nữ trong xã hội cũ, vừa có phẩm chất tốt đẹp, vừa phải chịu
nhiều bất hạnh. Vấn đề miêu tả tâm lý nhân vật, miêu tả nội tâm nhân vật trong
văn học không chỉ là một yêu cầu cần thiết để tái hiện cuộc sống toàn vẹn mà
bản thân nó cũng là một sản phẩm của lịch sử văn học. Về một chừng mực nào
đó có thể coi miêu tả tâm lý nhân vật là đặc điểm tiêu biểu của văn học hiện
đại. Trong Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách đã xây dựng được những bộ mặt tâm
lý khá sinh động. Ông đã tập trung miêu tả thế giới tinh thần của con người,
đồng thời lý giải một cách khá cặn kẽ nguyên nhân của quá trình tâm lý ấy,
nên đã tạo ra được một bộ mặt tinh thần phong phú, hấp dẫn trong chiều sâu
mới. Để miêu tả thành công tâm lý nhân vật tác giả sử dụng những thủ pháp
tiêu biểu sau:
Thủ pháp thứ nhất: Miêu tả tâm lý nhân vật trong môi trường hẹp
Thủ pháp thứ hai: Miêu tả tâm lý nhân vật qua ký, thư từ, một hình thức độc
thoại và độc thoại độc đáo .
Thủ pháp thứ ba: Miêu tả tâm lý qua ngoại hình và hành động
Nhìn chung trong Tố Tâm tác giả đã đưa ra một mẫu hình nhân vật kiểu mới và
cách miêu tả rất mới.
Có thể nói cốt truyện là một yếu tố quan trọng của tác phẩm tự sự. Thường cốt
truyện được hiểu như là cái sườn của tác phẩm, cái tóm tắt những tình tiết chủ
yếu làm thành một câu truyện khá ngắn với dung lượng giảm thiểu rất nhiều so
với bản thân tác phẩm. Trong những truyện thơ Nôm, cốt truyện đặc biệt quan
trọng và được kết cấu theo thời gian với một nguyên tắc bất di bất dịch. Hoàng
Ngọc Phách đã mạnh dạn giới thiệu một kiểu viết tiểu thuyết mới chịu ảnh
hưởng của phương Tây, như một sự kiện làm đảo lộn những lối viết truyền
thống. Vai trò của cốt truyện giảm dần, có sự giảm thiểu các tình tiết, sự kiện.
Cốt truyện đã được nới lỏng, trọng tâm của tác phẩm đã chuyển từ sự kiện
sang nhân vật, từ những điều trông thấy sang những điều cảm thấy, từ thế giới
vĩ mô sang thế giới vi mô, từ thế giới bên ngoài vào thế giới tâm hồn của nhân
vật... Vì vậy mâu thuẫn nghệ thuật không còn là những mâu thuẫn xã hội mà
là những mâu thuẫn tinh vi trong cõi tinh thần. Điều đó đã quyết định kết cấu
bên trong của cốt truyện, tạo nên vẻ hiện đại cho tiểu thuyết. Giống như Chinh
phụ ngâm, Cung oán ngâm cốt truyện của Tố Tâm ít mang chất tự sự mà
nghiêng về khuynh hướng trữ tình. Có thể coi Tố Tâm là tác phẩm tự sự - trữ
tình bằng văn xuôi. Tiểu thuyết của ông chỉ xoay quanh một câu chuyện duy
nhất, cốt truyện rất chụm, chỉ là một khối, được dính kết hết sức hữu cơ với một
khoảng thời gian rất ngắn. Nghệ thuật dân dụng cốt truyện mới lạ, không còn
được bố trí một cách trật tự theo công thức cũ, không theo kiểu đầu cuối rõ ràng,
không thiên về hành động bên ngoài mà chủ yếu là thế giới nội tâm với những
hành động bên trong. Mở và kết ở Tố Tâm cũng theo một hướng mới. Rõ ràng
so với tiểu thuyết truyền thống và các tiểu thuyết đầu thế kỷ XX, cốt truyện của
Tố Tâm đã trở nên mới mẻ và độc đáo.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, vì vậy khi khảo sát Tố Tâm không thể bỏ qua
những thành tựu về phương diện ngôn ngữ của nó. Có lẽ đóng góp chủ yếu của
Hoàng Ngọc Phách không nằm ở khâu ngôn ngữ mà là ở những đổi mới thể loại.
Thời Hoàng Ngọc Phách viết Tố Tâm là thời phần đông các nhà viết văn đều ở
Hán học mà ra hoặc có biết Hán văn; do đó thường bị "ảnh hưởng của cú pháp
Hán văn, của văn biền ngẫu cổ lỗ nặng nề. Nhiều câu văn trong Tổ Tâm rất mới
mẻ, hiện đại. Trong gần 100 trang sách với tổng số 834 câu văn, Hoàng Ngọc
Phách đã chứng tỏ là một cây bút già dặn, chứng tỏ Tố Tâm là một tác phẩm
mẫu mực về lối diễn đạt, dùng từ, đặt câu nổi tiếng một thời. Ông đã viết được
nhiều câu văn nghệ thuật, đã sử dụng một cách linh hoạt những dấu ngắt câu,
đưa câu văn xuôi Quốc ngữ thành câu văn xuôi nghệ thuật. Về cơ bản, ngôn
ngữ trong Tố Tâm dã là một ngôn ngữ khá chuẩn mực, có thể coi là mẫu mực
của ngôn ngữ văn học bấy giờ. Tuy đã đạt một số thành tựu về ngôn ngữ
nhưng Tố Tâm vẫn còn hạn chế nhất định của ngôn ngữ văn học trong buổi
giao thời. Phải nói rằng cả 834 câu của Tố Tâm đều đạt chuẩn mực về cú pháp
nhưng không thiếu những câu diễn đạt chưa phảo đã thanh thoát, và còn
vướng vất lối văn biền ngẫu. Ngoài ra còn có một số từ khá cổ cách xưng hô
cũng có khi bị xưa cũ. Những điều đó đã góp phần làm cho Tố Tâm mau
chóng bị cũ đi, song trên toàn cục Tố Tâm vẫn là một cuốn sách đạt nhiều
thành tựu về ngôn ngữ. Tất cả những tiểu thuyết cổ Việt Nam đều là loại tiểu
thuyết một điểm nhìn trần thuật và hầu hết những tiểu thuyết đương thời với
Tố Tâm đều ở dạng đó. Vượt lên trên các nhà văn đương thời, Tố Tâm trở lên
hấp dẫn một phần nhờ cách kể chuyện với nhiều điểm nhìn linh hoạt. Truyện
đã được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện, lại tiếp tục lồng trong
truyện qua nhật ký thư từ. Ở Tố Tâm ta có thể thấy đến bốn người kể chuyện.
Tác giả là người kể chuyện giấu mặt, rất ít xuất hiện. Nhiều khi nhân vật đã
hòa vào lời kể của tác giả đến mức không sao còn phân biệt nổi đâu là lời tác
giả, đâu là lời nhân vật. Với nhiều người kể chuyện, Tố Tâm đã đem đến cho
bạn đọc một giọng điệu trần thuật mới.
Trên mọi yếu tố từ đề tài đến cốt truyện nhân vật, từ ngôn ngữ đến nghệ
thuật,Tố Tâm đều có những thay đổi cơ bản góp phần vào quá trình “ hiện đại
hóa” tiểu thuyết Việt Nam.
Đóng góp lớn nhất của Tố Tâm là đã góp một phần quan trọng vào quá trình
đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ở Tố Tâm đã xuất hiện một
quan niệm mới về hiện thực, một hiện thực trong thế giới tinh thần, dẫn đến sự
đổi mới nội dung phản ánh và quan niệm nghệ thuật mới về con người. Vì vậy
đã xuất hiện một góc tiếp cận thực tại mới mẻ - góc nhìn đời tư, một đặc trưng
cơ bản của tiểu thuyết. Dường như đã có sự thay đổi ngôi thứ, vị trí giữa hai
loại hiện thực: hiện thực khách quan hữu hình và hiện thực vô hình trong thế
giới tâm hồn con người. Con người được quan niêm như một thực thể tình
cảm, như một con người cá nhân đích thực với niềm vui và nỗi buồn riêng,
cho nên đổi mới nội dung của Tố Tâm không phải chỉ là sự đổi mới đơn thuần
mang tính đề tài mà là những đổi mới mang tính chất loại hình. Hoàng Ngọc
Phách đã có đóng góp quan trọng về thì pháp, về phương diện kỹ thuật viết
tiểu thuyết, tạo ra được một mô hình tiểu thuyết mới theo kiểu phương Tây.
Tố Tâm đã có sự thay đổi về vai trò, vị trí của các yếu tố trong hệ thống thi
pháp thể loại. Tiếp đó là sự đổi mới trong từng yếu tố, từ đề tài, cốt truyện đến
nhân vật, từ ngôn ngữ đến nghệ thuật trần thuật. Ông đã đưa ra một cốt truyện
và một kết cấu hợp lý, hợp logic, tôn trọng hiện thực. Không phải chỉ là đổi
mới hình thức khi xóa bỏ lối kết cấu chương hồi mà có sự đổi mới thực sự
trong lòng cốt truyện; không chỉ đoạn tuyệt với lối kết thúc có hậu mà còn có
sự thay đổi rất lớn về vai trò của cốt truyện. Sự giảm dần vai trò của cốt truyện
dã làm cho trọng tâm tiểu thuyết chuyển từ sự kiện sang nhân vật. Mâu thuẫn
xung đột dã chuyển từ mâu thuẫn xã hội sang mâu thuẫn trong nội tâm nhân
vật. Lần đầu tiên tâm lý được coi như một đối tượng quan trọng để miêu tả,
nên Tổ Tâm đã trở thành tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của Việt Nam. Với Tổ
Tâm, Hoàng Ngọc Phách còn là người đầu tiên dám đoạn tuyệt với kiểu trần
thuật một điểm nhìn dơn điệu, hướng tới một lối viết mới nhiều điểm nhìn linh
hoạt.+ Trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, Hoàng Ngọc Phách
đều có những đóng góp quan trọng, là người có công đầu trong công cuộc đổi
mới tiểu thuyết, và từ đó đóng góp nhất định vào việc đổi mới văn học nước
nhà đầu thế kỷ XX.

You might also like