You are on page 1of 3

LIÊN HỆ, MỞ RỘNG TRONG VỢ CHỒNG A PHỦ

Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy (T. Sêkhốp).
“Văn chương của ông hướng về những con người, số phận, cuộc đời lấm láp, đời thường. Ông ra đi vì
tuổi trời nhưng văn chương ông vẫn còn nguyên giá trị”
( nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên )
Nói về Mị, nhà văn Tô Hoài tâm huyết rằng: “ số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt cua con người
Cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá”

“ Thật khó để tìm được môt nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm
Xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của “ Vợ chồng A Phủ””.
( Phan Anh Dũng)
“ Đất nước và người miền Tây đã để thương, để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… hình ảnh Tây Bắc
Đau thương và dũng cảm lức nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi” ( Tô Hoài)

Ông là cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì Cách Mạng. (Hà Minh Đức)

Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự
tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người
lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam (Hà Minh Đức)

LIÊN HỆ TRONG BÀI


1. Cảnh đêm tình mùa xuân trong “Vợ chồng A Phủ” trước hết là “bức tranh đất trời Tây Bắc vào xuân”
tuyệt đẹp, đầy sức sống. Mùa xuân xưa nay đã luôn là mùa gợi nhiều cảm hứng cho các thi nhân, văn nhân sáng
tạo nghệ thuật. Đó là một mùa xuân trong sáng, nhẹ nhàng với tiết trời thanh mát, với sắc cỏ non mơn mởn và
màu trắng tinh khôi của vài bông hoa lê trong “Truyện Kiều” – Nguyễn Du:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Nguyễn Du tả cảnh buổi sớm tiết thanh minh, còn Tô Hoài, ông lại lựa chọn viết về đêm xuân. Nhà văn
mượn cái thanh xuân tươi trẻ của đất trời Tây Bắc để gợi ra cái thanh xuân của lòng người, ở đây chính là Mị.
Nhà văn còn phác họa nên một bức tranh xuân đượm màu sắc, âm thanh bằng ngôn từ, hình ảnh sinh động. Sắc
màu tươi vui, ấm áp, âm thanh quen thuộc, yên bình. Đọc đoạn văn miêu tả cảnh Hồng Ngài đón Tết, ta càng cảm
phục hơn bút lực Tô Hoài cũng như sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ của nhà văn. Đó là sự hiểu biết sâu và rộng về phong
tục vùng cao, khả năng miêu tả thiên nhiên đất trời và phong tục, lối sống sống động và đặc biệt là ngôn ngữ
phong phú, đậm đà màu sắc dân tộc.

2. Nếu như Mị hồi sinh nhân cách trong đêm tình mùa xuân tràn ngập yêu thương. Thì Chí lại thức tỉnh
nhân cách sau đêm gặp Thị Nở tại vườn chuối, với bát cháo hành ấm áp. Nếu như Mị chịu sự tác động của cảnh
vật, sự vật để hồi tỉnh. Thì Chí lại nhờ vào tình người để đánh thức phần “người” đã ngủ quên trong hắn bấy lâu.

3. Thêm vào đó, từ việc phân tích nhân vật Mị trong đêm giải cứu cho A Phủ, chúng ta nhớ tới hình ảnh của
chị em Liên trong cảnh đợi tàu ở truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Có lẽ, với chị em Liên nói
riêng, những người dân nơi phố huyện nghèo nói chung, đợi chuyến tàu đi qua mỗi đêm đã trở thành một phần
không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Đêm nào cũng vậy, chị em Liên cũng thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua
với một tâm trạng háo hức bởi lẽ, đấy là chuyến tàu từ Hà Nội về và hơn hết nó "mang theo một thứ ánh sáng
khác". Đó là ánh sáng của những điều tốt đẹp mà những người dân phố huyện và cả chị em Liên hằng ao ước.
Chính vì thế, niềm háo hức đợi tàu mỗi đêm của chị em Liên xét đến cùng là niềm khao khát về một thế giới mới,
một cuộc sống mới và về một ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
Nhận xét về giá trị hiện thực trong VCAP
KN:giá trị hiện thực của một tác phẩm văn học chính là khả năng phản ánh hiện thực đời sống của tác phẩm,
bao gồm hiện thực xã hội, cuộc sống gắn với thời đại, dân tộc cụ thể đó còn là hiện thực tâm hồn của con người
trong thời đại ấy
trong Vợ Chồng A Phủ bằng sự am hiểu sâu sắc của một nhà văn sống rồi hãy viết câu hỏi đã phản ánh hiện
thực về xã hội miền núi Tây Bắc Thời trước cách mạng một cách chân thực
- đó là hiện tượng về cuộc sống bi thảm của người dân nghèo dưới ách thống trị tàn bạo của bọn phong kiến
chúa đất miền núi.
- Là hiện thực tâm hồn của những người dân nghèo Tây Bắc- những con người bị áp bức nặng nề bị tước
đoạt quyền tự do hạnh phúc nhưng vẫn luôn có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt, không thế lực nào có thể
hủy hoại được.
- Đó còn là hiện thực về con đường đến với cách mạng của những người dân Tây Bắc: bằng sức sống mãnh
liệt của mình, họ đã tự đứng lên đấu tranh với bọn phong kiến chúa đất, cùng nhau hướng đến cuộc cách
mạng giải phóng cuộc đời nô lệ của họ. Chính chiều sâu hiện thực này đã góp phần tạo nên sự khác biệt
của tác phẩm so với những tác phẩm cùng cảm hứng hiện thực, cùng đề tài về những người nông dân trước
cách mạng như Chí Phèo, Lão Hạc, Tắt Đèn,…
- Ý NGHĨA: với giá trị hiện thực sâu sắc trên, tác phẩm xứng đáng là một tác phẩm lịch sử quý giá lưu giữ
lại một thời đầy biến động của đất nước và Tô Hoài xứng đáng là một người thư kí trung thành của thời
đại

Nhận xét về giá trị nhân đạo trong tác phẩm


KN: nhân đạo được hiểu là những tình cảm những đạo lý tốt đẹp giữa người với người một tác phẩm giàu giá trị
nhân đạo bao giờ cũng được viết bằng những tư tưởng tình cảm tốt đẹp ấy
Trong VCAP Tô Hoài đã đề cao, ngợi ca những khát vọng hạnh phúc, tình cảm tốt đẹp của con người, ý chí
n cường, dù bị vùi dập trong đau khổ vẫn đứng lên đấu tranh giành lại hạnh phúc, tự do cho chính mình. Lên án, tố
Cáo bọn phong kiến miền núi câu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân, đẩy họ vào bước đường cùng.
Đồng thời cũng chỉ ra con đường đến với cách mạng, con đường giải phóng tự do cho chính mình cho nhân dân
Lao động.
giá trị nhân đạo ấy đã làm nên sức sống lâu bền của tác phẩm, khơi dậy trong lòng người đọc những tình cảm
đẹp đẽ nhất làm cho người đọc gần hơn với tác phẩm và đó mới thực sự là cái đích cuối cùng của văn chương
nghệ thuật.

Nhận xét về cách nhìn người ND của Tô Hoài


KN:Trong văn học nghệ thuật, điều quan trọng nhất không phải là đối tượng được miêu tả mà chính là cách
nhìn của người nghệ sĩ. ‘ Đôi mắt’ của người nghệ sĩ sẽ quyết định toàn bộ giá trị của tác phẩm.
Để viết lên những trang văn bất hủ của ‘ vợ chồng A Phủ’ Tô Hoài đã viết bằng đôi mắt, bằng cái nhìn đầy
thương, trân trọng với người dân Tây Bắc.
- Ông là người nhìn người nông dân bằng cái nhìn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc nên đã viết về nỗi thống
khổ của họ một cách day dứt ám ảnh nhất
- Ông còn nhìn nhũng người dân nghèo ấy đầy trân trọng, tin tưởng nên đã luôn nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn,
sức sống tiềm tàng mãnh liệt của họ
- Với cái nhìn tiến bộ của một nhà văn chiến sĩ, ông còn nhận thấy sự vận động tích cực của xã hội cũng như
của tư tưởng người dân. Họ đã vượt qua sự bế tắc, đã không cam chịu chấp nhận số phận và dũng cảm
đứng lên đấu tranh để đòi quyền sống cho mình
 Chính cách nhìn ấy đã làm nên dấu ấn phong cách riêng của tác giả đồng thời làm phong phú thêm cho dòng
văn học viết về những người dân nghèo trước cách mạng dòng văn học ấy không dừng lại ở tác phẩm hiện thực
phê phán như Chí Phèo, Lão Hạc, Tắt Đèn nữa mà đã chuyển hóa thành cảm hứng hiện thực cách mạng
Nhận xét về chất thơ trong tác phẩm
KN: chất thơ là một thuật ngữ chỉ phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Nếu tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ
tình có khả năng khơi gợi những cảm xúc tốt đẹp trong lòng người thì khi ấy nó sẽ giàu chất thơ
- Trước hết chất thơ tỏa ra từ khung cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt ngày Tết vô cùng lãng mạn trữ tình của vùng
núi cao Tây Bắc.
- Chất thơ tỏa ra từ tâm hồn đẹp đẽ của những người dân Tây Bắc, họ sống trong áp bức bóc lột nhưng vẫn lạc
quan yêu đời vẫn có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
- Chất thơ còn được tỏa ra từ sự tinh tế của Tô Hoài Khi miêu tả tâm hồn con người Tây Bắc, ông đã viết những
câu văn bằng giọng điệu đầy cảm xúc, bằng ngôn ngữ giàu chất tạo hình, biểu cảm, bằng những chi tiết nghệ
thuật đất giá và mang tính biểu tượng ( căn buồng, tảng đá,..)

 Chính chất thơ đã đem đến ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm: xua tan đi cái tăm tối của cuộc sống, truyền cho
người đọc những rung cảm đẹp đẽ về đất và con người TB và đặc biệt nó khơi dậy trong ta làm lạc quan niềm tin
tưởng vào cuộc sống. Đúng như Tô Hoài đã khẳng định:“Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây, tôi đã đưa
vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng lên hơn, rời bỏ được cái ám ảnh tủn mủn, lặt
vặt”
“Ngay trong văn xuôi cần phải đượm hồn thơ, có như thế, văn xuôi mới trong sáng cất cao".

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật


‘ văn học là nhân học’ Mác-Goroki, con người chính là đối tượng khám phá của văn học khi khám phá con
người văn, khi khám phá con người, văn học không chỉ khám phá được cuộc đời, số phận hay chỉ miêu tả chân
dung bên ngoài mà quan trọng nhất phải khám phá chiều sâu tâm hồn con người.
 nhận thức sâu sắc về điều đó tô hoài Đã rất kỳ công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật Mị bằng nhiều thủ pháp
nghệ thuật khác nhau
- nhà văn đã chú trọng xây dựng tình huống có vấn đề để nhờ đó tâm lí nhân vật nảy sinh. Nếu không có
đêm tình mùa xuân đầy lãng mạn thì tâm hồn Mị không thể hồi sinh mạnh mẽ đến thế và nếu không chứng
kiến cảnh A Phủ bị trói thì Mị cũng không thể có những cảm xúc và hành động táo bạo quyết liệt như vậy
- Ông còn tinh tế xây dựng mối quan hệ logic chặt chẽ giữa nhiều yếu tố ngoại cảnh với bề sâu tâm hồn
nhân vật. Mỗi sự thay đổi trong tâm trạng cũng như cảm xúc của Mị đều do sự tác động mạnh mẽ của
nhiều yếu tố bên ngoài ấy. Nhờ tác động của ngoại cảnh mà diễn biến tâm lí của Mị diễn ra đầy bất ngờ,
hợp lý.
- Ông đã tạo nên sự đối lập giữa dáng vẻ bên ngoài và thế giới bên trong tâm hồn nhân vật. Bên ngoài Mị
câm lặng lầm lý không nói nhưng bên trong thì vô cùng dữ dội, sục sôi, cháy bỏng, mãnh liệt.
- Đặc biệt ông luôn thay đổi điểm nhìn trần thuật một cách linh hoạt: lúc từ điểm nhìn của tác giả với những
lời kể trực tiếp, gián tiếp, lúc chuyển thành điểm nhìn của chính nhân vật với lời kể nửa trực tiếp. Nhờ đó
giúp ông thâm nhập sâu vào thế giới tâm hồn và diễn tả nó một cách tự nhiên
- Ngoài ra phải kể đến giọng điệu đầy cảm xúc, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, câu văn dài ngắn linh hoạt phù
hợp với tiết tấu tâm hồn nhân vật
 Chính nghệ thuật miêu tả tâm lí không chỉ giúp ông khắc họa sinh động nhân vật mà còn cho thấy tấm
lòng nhân đạo sâu sắc của ông.

You might also like