You are on page 1of 2

Mị cởi trói cho A Phủ

I. Mở bài
      Tô Hoài luôn quan niệm “Cuộc sống là văn chương”. Nhà văn đôn hậu ấy luôn đau đáu trong mình một khát khao
sáng tạo lại cuộc đời bằng những chất liệu hiện thực “dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Song
hành với hơi thở cuộc sống trong văn chương ông cũng là nỗi niềm trân trọng dành cho những con người lao động trên
rẻo cao Tây Bắc dường như đã thành hình, thành nét trong tâm trí ông tự bao giờ. Và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là
một trong những áng văn tiêu biểu ông viết dành tặng dải đất miền cao. Qua câu chuyện về số phận, hành trình tìm đến
tự do, hạnh phúc của đôi vợ chồng người H'Mông, Tô Hoài không chỉ khắc họa những mảnh đời đau thương bị chèn ép
bởi bọn chúa đất thổ ty mà còn ngợi ca vẻ đẹp khuất lấp ẩn sâu nơi những con người cùng khổ. Đó không gì khác
chính là tình thương, là sức phản kháng mãnh liệt bên trong tâm hồn tưởng như đã chai sạn của những người dân hay
nói cụ thể hơn, của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cởi trói cứu A Phủ.

II. Thân bài

  a. Giới thiệu chung


      Tô Hoài từng được mệnh danh là “cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì Cách mạng”. Trưởng
thành từ trong tuổi thơ cơ cực, đã từ lâu nhà văn của những đồng bào miền núi mang trong mình một khả năng quan
sát, cái nhìn hiện thực tinh tế sắc sảo. Trong hành trình khám phá văn chương ông, người đọc luôn bị lôi cuốn bởi “bút
pháp đậm đà bản sắc dân tộc” cùng với lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của một người từng trải. Trong chuyến đi
kéo dài tám tháng cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc vào mùa thu năm 1952, cuộc sống của những người dân nơi đây đã
khơi nguồn cảm hứng sáng tạo vẫn chảy bền bỉ trong huyết quản của nhà văn để ông cầm bút viết nên thiên truyện
ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Qua câu chuyện cuộc đời của Mị và A Phủ, Tô Hoài đã gián tiếp khắc họa một cách xúc động
nỗi thống khổ của nhân dân vùng Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất thực dân, từ đó nhà văn “đi tìm những
hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn” họ. Đó chính là sức phản kháng mãnh liệt tưởng chừng đã nguội lạnh bên dưới lớp tro
tàn của những người dân hay của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cứu A Phủ ở Hồng Ngài. (vị trí đoạn văn).

III. Đánh giá

     Tô Hoài đã từng nói: “Mỗi nhà văn bước vào nghề một cách thì mỗi nhà văn có một lối đi của mình… đó là quang
cảnh trăm hoa trong văn học” Quả thực, đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm
đông cởi trói cho A Phủ là hiện thân cho tượng đài phong cách văn chương hiện thực độc đáo của tác giả Tô Hoài. Ông
đã khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt và khát vọng tự do trên con đường đến với Cách mạng của nhân dân lao
động Tây Bắc trong hoàn cảnh bị đàn áp nơi địa ngục trần gian. Cùng với đó, tác giả muốn lên tiếng tố cáo giai cấp
thống trị miền núi với một thái độ căm thù mãnh liệt khi chúng đẩy người lao động vào những hố chôn sâu thẳm của sự
sống và khát vọng của tự do. Đó cũng chính là tiếng lòng xót xa, thương cảm của Tô Hoài với số phận bất hạnh và sự
ngợi ca đến phẩm chất tốt đẹp của Mị hay của những người dân miền núi. Để làm nổi bật điều đó, nhà văn đã sử dụng
nghệ thuật trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và đậm
chất thơ; cùng với bút pháp hiện thực sắc sảo, biệt tài tâm lí nhân vật đã dẫn dắt người đọc len lỏi vào từng góc khuất
tâm hồn của nhân vật để thấu hiểu và cảm thông. Với trích đoạn Mị cởi trói cho A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ”, Tô
Hoài xứng đáng với danh hiệu “làm vinh dự cho chữ Quốc ngữ” khi ông mang hơi thở của Tây Bắc phả vào từng trang
văn. Đọc đoạn văn, ta như chứng kiến những thước phim lịch sử xã hội phong kiến lúc bấy giờ, khi con người ta bị
chèn ép, chà đạp đến dã man, nhưng trong tâm hồn những người dân lao động ấy vẫn luôn tồn tại những đức tính tốt
đẹp và niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Điều này khơi gợi lên trong ta mối đồng cảm, sẻ chia; khiến ta hiểu được sức
mạnh của tình yêu thương, lòng nhân ái và những chân lý về sự hy vọng trong cuộc sống.

IV. Kết bài

      Câu chuyện “Vợ chồng A Phủ” khép lại nhưng đồng thời mở ra trong ta những xúc cảm đặc biệt. Hình tượng nhân
vật Mị trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ đã cởi nút thắt cho bao nhiêu tăm tối và cùng cực của con người, đó
nhưng một lời tuyên ngôn về sức mạnh của tình thương yêu và khát khao sống, khát khao tự do mãnh liệt. Tô Hoài đã
thực sự trở thành “kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến
chân tường.” (Nguyễn Minh Châu).

You might also like