You are on page 1of 1

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong thời

kỳ đổi mới. Ông


là người tiên phong trong việc khám phá đời sống con người đa dạng thời hậu. Chiến chiếc
thuyền ngoài xa là truyện ngắn tiêu biểu cho tài năng và sự tinh anh trong vai trò người mở
đường của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn viết về bi kịch đói nghèo trong một gia đình có
người đàn bà hàng chài. Qua đó nhà văn không chỉ thể hiện những phát hiện nghịch lý trong
cuộc sống mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc đời.

Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đưa ra một bài học
đắt giá về cái nhìn đa diện trong cuộc sống con người cũng như cái nhìn khám phá trong
sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám
phá, phát hiện về sự thật trần trụi của cuộc sống đời thường và qua sự thay đổi về nhận thức
của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật và hiện
thực. Theo ông, bổn phận, nhiệm vụ của người nghệ sĩ là phải phát hiện ra bản chất thật của
cuộc đời. Cái Đẹp, cái Thiện trước hết phải là sự chân thực, Cuộc sống vốn dĩ rất phức tạp,
chúng ta không thể nhìn nhận nó một cách đơn giản, sơ lược khi mà cần có cái nhìn tỉnh táo,
sâu sắc cùng với sự tìm tòi, phát hiện để hiểu đúng bản chất bên trong của nó.

Tô Hoài là một nhà văn lớn, đóng góp nhiều thành tự cho văn học Việt Nam. Nếu như trước
năm 1945, ông đánh dấu sự thành công với tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” thì sau năm
1945, tập "Truyện Tây Bắc" đã đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao mới. Tình cảm thiết tha,
gắn bó, sâu sắc của Tô Hoài dành cho đất và con người Tây Bắc đã giúp ông viết nên những
trang văn thấm đẫm tình yêu thương như thế. Truyện “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập
Tây Bắc là câu chuyện tiêu biểu và mang nhiều giá trị tư tưởng lớn. Trong truyện, tác giả gửi
gắm trọn vẹn nhất những tình cảm của mình vào nhân vật Mị, một cô gái đại diện cho vẻ đẹp
và phẩm chất con người Tây Bắc.

Qua việc khắc họa cuộc sống và số phận của những người nông dân cùng khổ: Mị, A Phủ,
nhà văn Tô Hoài đã mở ra bức tranh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của người dân miền núi Tây
Bắc dưới chế độ phong kiến đen tối, nơi giai cấp thống trị có thể tự do áp bức, tước đoạt đi
tự do, hạnh phúc và cả quyền sống của những người dân nghèo vô tội. Quá trình vượt qua
nghịch cảnh, giải phóng bản thân, đi theo cách mạng của Mị và A Phủ cũng chính là quá trình
giác ngộ cách mạng của đồng bào dân tộc miền núi. Truyện ngắn không chỉ thể hiện tinh
thần nhân đạo của Tô Hoài khi bênh vực, đồng cảm với số phận con người mà còn thể hiện
niềm tin của tác giả vào cách mạng, khẳng định chỉ có đi theo cách mạng con người mới có
thể thực sự tìm thấy tự do, phá bỏ xiềng xích áp bức để hướng đến cuộc sống hạnh phúc.

You might also like