You are on page 1of 10

“Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”

“Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối.
Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than”
“Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”
“Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và nhân đạo của lòng
người”
“Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không
có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ.”
“Một tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy
bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết,
vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.”
hút người đọc.”

Tác giả Tô Hoài:


"Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết
được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng" - Tô
Hoài
“Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói lên sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường,
cho dù phải đập vỡ thần tượng trong lòng người đọc” (Tô Hoài)

Tác giả Kim Lân:

Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ (Nguyễn Khải)
Tất cả, tất cả dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến
cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là
nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy. (Trần Ninh Hồ)
Viết văn, trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm của chính mình. Sau nữa,
đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức nhối, đang thôi thúc.
(Kim Lân)
Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào
mà chỉ muốn là một người viết khiêm nhường. (Phong Lê)

Tác giả Nguyễn Minh Châu:

Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và
cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này” (Nhà văn Nguyễn
Khải)
VỢ CHỒNG A PHỦ

1. BÌNH LUẬN VỀ CÁI NHÌN NHÂN ĐẠO CỦA NHÀ VĂN


Vợ chồng A Phủ đã để lại trong lòng người đọc vẻ đẹp của lòng nhân đạo, tình yêu
thương đồng cảm sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ. Tô Hoài không chỉ miêu tả
một cách chân thực cuộc sống với biết bao đau khổ, cay đắng của những thân trâu ngựa
trên dẻo cao Tây Bắc mà qua Mị, nhà văn đã làm hiện lên vẻ đẹp của một sức sống tiềm
tàng mãnh liệt của người phụ nữ miền núi nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói
chung. Sức sống tiềm tàng ấy giúp nhà văn khẳng định được sức mạnh của tâm hồn con
người Việt Nam và chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh
để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Đây chính là cuộc đấu
tranh đi lên từ tự phát đến tự giác theo ánh sáng của cách mạng. Đó là giá trị nhân văn
ngời sáng của tác phẩm, để ta nhớ mãi “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức
vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương
yêu hơn.” (Thạch Lam)
2. BÌNH LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT
Mỗi tác phẩm nghệ thuật không chỉ là một khám phá mới về nội dung mà còn là một
phát minh về hình thức. Trong thiên truyện "Vợ chồng A Phủ", ta thấy rõ phong cách văn
xuôi độc đáo của Tô Hoài, trước tiên là ở nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sinh
động. Bằng việc miêu tả những chặng tâm lí của Mị, Tô Hoài đã đưa đến cho người đọc
một cô Mị bề ngoài lặng lẽ, héo úa nhưng bên trong lại là một tâm hồn ham sống, khát
khao hạnh phúc. Nghệ thuật trần thuật với kỹ thuật đồng hiện của điện ảnh cùng lối
ngôn ngữ nửa trực tiếp, nửa gián tiếp đã khiến hai cô Mị của hiện tại và quá khứ cùng
xuất hiện, tạo ra những mâu thuẫn, tranh đấu đầy kịch tính, giúp ta thấy được vẻ đẹp
tâm hồn và sức sống tiềm tàng của Mị. Bên cạnh đó, ta còn được chiêm ngưỡng bức
tranh thiên nhiên và cuộc sống phong tục tập quán đặc sắc của người dân miền núi cao
Tây Bắc qua những trang văn của Tô Hoài.

VỢ NHẶT

1. BÌNH LUẬN VỀ CÁI NHÌN NHÂN ĐẠO CỦA NHÀ VĂN


Đọc “Vợ nhặt” ta có thể thấy rõ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông với người nông dân.
Điều đó không chỉ thể hiện ở việc nhà văn miêu tả một cách vô cùng chân thực cuộc
sống bi thảm của người nông dân trong những năm đói khát, đói đến mức độ mà đám
cưới, niềm vui lại mong manh trước lưỡi hái của tử thần. Mà còn vì, dù cũng giống như “
Vợ chồng A Phủ” - cả hai thiên truyện đều bắt đầu với cái u tối đau đớn của hiện thực -
nhưng con người thì không chấp nhận hoàn cảnh, họ đã phản kháng, đấu tranh, vùng
vẫy, quẫy đạp, họ đã bằng cách này hay cách khác đứng lên. Kim Lân đã bày tỏ niềm
cảm thương, đau xót trước số phận bi thảm của người nông dân trong những năm đói
đồng thời thầm kín thể hiện sự trân trọng, nâng niu từng ước mơ bé nhỏ, tội nghiệp của
họ. Nếu “ Chí Phèo”, “Lão Hạc” ra đời trước Cách mạng tháng Tám đều là những thiên
truyện với một kết thúc tăm tối, bế tắc thì cái kết “ lửng” trong thiên truyện của Kim Lân
qua hình ảnh Tràng nghĩ về lá cờ đỏ lại biểu hiện một niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
Nên nhớ rằng, “nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”, và trong mỗi giai
đoạn văn học khác nhau đều phản ánh những cách tiếp cận hiện thực riêng biệt của mỗi
nhà văn. Còn như Kim Lân, hơn ai hết, ông thực sự đúng là “một nhà nhân đạo trong cốt
tủy”.
2. BÌNH LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT
Đọc “Vợ nhặt”, người ta như cảm thấy bên tai tiếng nói của riêng Kim Lân, của nhà văn
“một lòng đi về với đất, với thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn”. Tiếng nói
ấy vang lên trong cách nhà văn xây dựng tình huống truyện độc đáo, khi ông đặt nhân
vật của mình vào một đám cưới giữa vô vàn đám ma, làm bật lên sự đối lập tương phản
giữa hoàn cảnh tối tăm với tình người ấm nóng, rồi lại bằng ấm nóng tình người dẫn
người ta đi từ bóng tối ra ánh sáng. Tiếng nói ấy vang lên trong cách nhà văn sử dụng
giọng điệu trần thuật linh hoạt, khi ông thật tài tình mà luồn lách tận sâu những góc
khuất nội tâm của những nhân vật rất đỗi “nhà quê” bằng thứ ngôn ngữ rất đỗi “quê
mùa”. Các nhà văn khác có thể kinh lịch nhiều vùng đất để tích luỹ vốn sống, tích luỹ
thêm tư liệu cho sáng tác, còn riêng Kim Lân, ông chọn gắn bó lâu dài với vùng quê của
mình, nâng “vốn sống” lên thành “chất sống”, để rồi cứ tự nhiên như thế, “chất sống” ấy
thấm nhuần vào thế giới nghệ thuật tác phẩm, tạo nên cho ông “tiếng nói riêng”, tạo
nên cái mà Tuốc-ghê-nhép coi là “quan trọng nhất trong tài năng văn học, và có lẽ là
trong bất cứ tài năng nào”. Bằng tiếng nói ấy, Kim Lân đã gửi đến người đọc những
thông điệp nghệ thuật cũng tư tưởng nhân đạo độc đáo không thể lẫn lộn giữa dòng
chảy chung của văn học Việt Nam thời bấy giờ.

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

1. BÌNH LUẬN VỀ TRIẾT LÝ NGHỆ THUẬT – NHÂN SINH CỦA NHÀ VĂN
“Một chữ tình để duy trì thế giới/ Một chữ tài để tô điểm càn khôn.” (Trương Trào, Trung
Quốc). Nguyễn Minh Châu là nhà văn vừa có tình vừa có tài như thế. Đằng sau một tấm
ảnh thuyền biển hóa ra chứa đựng biết bao suy tư trăn trở của một nhà văn coi “Mỗi tác
phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng đời sống con người ta,
trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện.” Người nghệ sĩ không thể có cái
nhìn phiến diện giản đơn hay cái nhìn từ xa để tiếp cận nghệ thuật, tiếp cận cuộc sống,
bởi cái đẹp ngoại cảnh kia bao giờ cũng dễ làm say lòng người nhưng cũng lừa ánh mắt,
còn bức chân dung thật của cuộc sống thì thật đa đoan, phức tạp với những nghịch lý
không thể lý giải. Cuộc sống của những con người lam lũ kia vẫn cực nhọc, vất vả, cũng
giống như cuộc hành trình của người nghệ sĩ chân chính đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu
trong tâm hồn con người, cuộc hành trình đòi hỏi sự nhạy cảm, tấm lòng thương yêu,
trân trọng, cảm thông, mà Nguyễn Minh Châu thực sự đã đi trên một cuộc hành trình
như thế, với tấm lòng như thế.
2. BÌNH LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT
Tác giả vô tâm thì tác phẩm vô tầm. Như Nam Cao từng nói: “Sự cẩu thả trong bất cứ
nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê
tiện”. Chỉ người có tâm, đi nhiều, hiểu nhiều, thì thành quả văn học của họ mới sâu sắc.
Nguyễn Minh Châu trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là một người như thế. Ông đã tự mình
hoá thân vào người nghệ sỹ Phùng để kể lại câu chuyện về người đàn bà hàng chài
kham khổ. Đây là một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, khiến lời kể trở nên khách quan,
chân thực hơn. Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư cùng cách sử dụng ngôn từ sáng tạo,
phù hợp với đặc điểm tính cách từng nhân vật như “Người đàn bà ... với dáng đi mệt
mỏi, chậm chạp như một bà già”, hay “Lão chồng - cái lão đàn ông độc ác và tàn nhẫn
nhất thế gian”. Cốt truyện của tác phẩm cũng hết sức độc đáo với những tình huống
chứa đầy sự nghịch lý: Nếu như người trưởng phòng yêu cầu một tờ lịch “tĩnh vật hoàn
toàn” thì lại có hình ảnh con người trong đó; người đàn bà bị chồng đánh đập nhưng
không dám phản kháng lại; hay cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng ẩn chứa cuộc sống
mưu sinh khổ cực của người dân chài bám biển,... Những nghịch lí đó tồn tại như nói lên
một triết lí: Cuộc đời vốn không đơn giản. Những nhu cầu, lợi ích cơ bản như miếng cơm
manh áo dễ dàng khiến con người ta đầu hàng. Vậy nên, tác giả phải chấp nhận buông
bỏ những định kiến của bản thân mình, tỉ mỉ nhìn nhận cuộc sống đa chiều mới nghiệm
ra được những lẽ sống như vậy, dù sao đi chăng nữa, “nghệ thuật và cuộc sống là những
đường tròn đồng tâm mà tâm điểm phải là con người.”

--------------------------------------------------------------------------------------------------
Nghệ thuật phải vì cuộc sống, người nghệ sĩ phải biết đấu tranh nhìn nhận đúng đắn về
sự vật, hiện tượng.
Phân tích tình huống truyện chiếc thuyền ngoài xa, ta thấy nhà văn không được cực
đoan, phiến diện một chiều mà phải có cái nhìn xa và gần, từ bên ngoài đến bên trong
thì mới có thể đánh giá đúng bản chất của sự vật hiện tượng.

“ …Vậy nên, có thể nói hình tượng "chiếc thuyền ngoài xa" đích thực là một ẩn dụ nghệ
thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ
đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn muốn truyền đi. Rằng cuộc đời
vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật. Nhưng không phải bao giờ cuộc đời
cũng là nghệ thuật. Và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ
đẹp của nghệ thuật. Nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con
người. Thì phải tiếp cận với đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời".

"…Trong truyện ngắn tuyệt vời của Nguyễn Minh Châu. Một người chụp ảnh lịch năng
nổ và mệt mỏi vì công việc. Nhận thêm một việc rõ ràng là bất khả: chụp cho được bí ẩn
của màn sương mù dâng lên trên mặt nước trong một tấm ảnh có phần hoàn chỉnh…
Cuối cùng anh đã thành công với một bức ảnh như vậy. Chỉ để nhận ra hàng triệu người
ca tụng vẻ đẹp tác phẩm của anh sẽ không bao giờ biết được sự tàn ác. Và nét xấu xa
thực sự của con người mà anh đã chụp ảnh – một ngư dân dã man hay đánh đập vợ.
Trong tay của một nhà văn kém cỏi, một truyện ngắn như vậy thật nhạt nhẽo. Nhưng ở
đây bức ảnh trở nên in dấu sâu đậm trong tâm khảm chúng ta đến mức tác phẩm vang
vọng với ý nghĩa thật mới mẻ thật lâu sau khi đọc".

--------------------------------------------------------------------------------------------------

CÁCH NHÌN MỚI MẺ CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VỀ CON NGƯỜI


“Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn
tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức
riêng"( Mr. Gorki). Với Nguyễn Minh Châu, cái nhìn vừa sắc lạnh vừa tỉnh táo mà nồng ấm
của ông, đã cho ta thấy ông là một người nghệ sĩ như thế. Hóa thân vào Phùng, qua một lần
chứng kiến cảnh người đàn bà hàng chài bị đánh đập và được chị tâm sự về cuộc sống số
phận của chính chị, nhà văn đã thể hiện một cái nhìn mới mẻ về con người vô danh – nhân
vật đã dành nhiều tâm huyết và tình cảm. Với nhà văn người đàn bà ấy, chính là "hạt ngọc
tâm hồn"không lồ lộ trong chớp bom lửa đạn mà khuất lấp trong vô vàn cát bụi thô nhám của
đời thường. Làm nên thành công của hình tượng người đàn bà nói riêng và tác phẩm nói
chung, nhà văn NMC đã tạo ra một tình huống truyện mang tính khám phá, nhận thức, phát
hiện đời sống. Ngôn ngữ kể chuyện khách quan, giàu sức thuyết phục mang đến cho người
đọc nhiều bất ngờ thú vị và thương cảm lẫn cảm phục. Sử dụng biện pháp đối lập (giữa hình
thức và tâm hồn) đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo, NMC giúp người đọc khám
phá vẻ đẹp ẩn dấu bên trong bề sâu tâm hồn người đàn bà hàng chài – Người đàn bà hàng
chài là hiện thân của vẻ đẹp đức hi sinh, lòng nhân ái bao dung của người phụ nữ Việt Nam.
Thiên truyện được khép lại, người đàn bà vẫn tiếp tục hành trình dài đằng đẵng của mình,
Phùng vẫn tiếp tục hành trình khám phá cuộc sống, nhà văn và người đọc tiếp tục quá trình
đối thoại, để ta hiểu rằng đằng sau mỗi hình ảnh mà ta đã chứng kiến, sẽ còn nhiều bộn bề
ngang trái…

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (9/6/2022)


Paustovsky từng nói “Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến
xứ sở cái đẹp”. Hơn ai hết, Nguyễn Tuân chính là nhà văn như thế. Ông là người theo chủ
nghĩa duy mĩ với quan niệm cuộc đời là một cuộc hành trình đi tìm cái đẹp và “Suốt đời tôn
thờ và phụng sự cái đẹp”. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ
thuật rất riêng và rất độc đáo mà phong cách ấy được gắn với chữ “ngông” và sự tài hoa,
uyên bác. Nếu như trước cách mạng, văn học của Nguyễn Tuân chạm đến lòng người bởi vẻ
đẹp tài hoa của những con người "một thời vang bóng" như Huấn Cao thì sau cách mạng, ông
khiến người đọc rung cảm bởi sự tinh tế và tài năng trong việc vẽ nên những nét đẹp gân
guốc nhưng gần gũi, bình dị của thiên nhiên và đời sống con người. “Người lái đò sông Đà”
là tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng. Đặc biệt đoạn trích trên
đã thể hiện vẻ đẹp hung bạo dữ dội của Sông Đà nơi thượng nguồn qua đó người đọc thấy
được phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. (đề)

Tùy bút Người lái đò Sông Đà được in trong tập tùy bút Sông Đà (1960). Tác phẩm được viết
trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của
nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.
Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các
dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm
hứng sáng tạo. Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc. Tình yêu
nước ấy cũng được biểu hiện trước hết ở tình yêu thiên nhiên tha thiết. Khám phá về sông Đà
– dòng chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc là một thành công đặc sắc của ông trong tùy bút
“Người lái đò sông Đà”.

Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Tuân đã mượn câu thơ của Nguyễn Quang Bích: “Chúng thủy giai
đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu” để đặc biệt nhấn mạnh cá tính độc đáo của của dòng sông.
Sông Đà khác hẳn các dòng sông khác bởi nếu tất cả các dòng sông khác đều chảy về hướng
đông thì riêng Sông Đà chạy về hướng bắc. Có lẽ vì con sông đặc biệt như vậy nên nó trở
thành đối tượng rất phù hợp với cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân, nó được tác giả tìm đến
để thể hiện cá tính nghệ thuật của mình. Con sông Đà của Tây Bắc rất phù hợp với mĩ cảm
của ông, Nguyễn Tuân đã xây dựng con sông Đà thành một hình tượng nghệ thuật hấp dẫn,
biến nó từ vật vô tri vô giác thành một sinh thể có sức sống, có tâm trạng và tính cách nổi bật
là hung bạo và trữ tình. Hai nét tính cách tưởng chừng như đối lập nhưng lại cùng tồn tại
trong một hình tượng nghệ thuật. Đoạn trích nêu trên nằm trong phần miêu tả tính cách hung
bạo của Đà giang.

Sông Đà hung bạo không chỉ ở những cảnh đá bờ dựng vách thành, những ghềnh sông, hút
nước đầy nguy hiểm mà hùng vĩ và dữ dội nhất trên sông Đà là những thác đá. Những thác đá
trên sông Đà được nhà văn miêu tả chi tiết qua âm thanh, cảnh tượng và sự nguy hiểm đến
kinh hoàng của nó. Trước tiên nhà văn cảm nhận nó qua âm thanh. Nghe từ xa thì tiếng nước
thác Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế
nhạo. Rồi khi lại gần, tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa
rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu
da cháy bùng bùng. Nguyễn Tuân đã rất ngông khi dùng lửa để miêu tả nước. Nước và lửa
vốn xung khắc với nhau, hủy diệt lẫn nhau nhưng ở đây nhà văn đã dùng hình ảnh và âm
thanh của lửa để miêu tả nước khiến hiện ra trước mắt người đọc là cả một rừng vầu, tre nứa
đang bị đốt cháy, phát ra tiếng nổ. Nhưng âm thanh đó còn chưa là gì khi trong khu rừng
đang cháy ấy còn có hàng ngàn con trâu mộng to khỏe đang bị lửa hun nóng và đốt cháy. Lửa
đã bén vào da của đàn trâu khiến chúng rống lên đầy đau đớn và lồng lộn muốn phá tan rừng
lửa để tìm cách thoát thân. Miêu tả từ xa đến gần nên lúc đầu là tiếng “réo” còn về sau trở
thành tiếng “rống”. Đây là cách dùng từ rất chính xác và bất ngờ, khiến sông Đà từ một đối
tượng vô tri vô giác trở thành một sinh thể có tính cách và tâm lí, như một con người. Bản
hợp âm khủng khiếp và đòn tâm lí chiến trở mặt như trở bàn tay ấy cho thấy sự nham hiểm,
xảo quyệt của sông Đà khi sắp xung trận. Những người lái đò yếu bóng vía và non kinh
nghiệm sẽ cảm thấy mất tinh thần, hồn xiêu phách lạc.

Trấn giữ ở trùng vi thạch trận là những viên đá tảng, đá bờ được Nguyễn Tuân sử dụng biện
pháp nhân hóa vô cùng độc đáo. Ngoặt tới khúc sông ấy là cảnh sóng bọt đã trắng cả một
chân trời đá. Sóng nước vấp phải đá tung bọt trắng xóa. Sông Đà ở đây bao nhiêu là đá với đủ
những đá to đá bé, đá hòn đá tảng… mà thằng đá nào trông cũng ngỗ ngược, xấc xược, hỗn
hào, du côn và mặt cũng nhăn nhúm, méo mó hơn mặt nước ở quãng ấy. Dưới ngòi bút tài
hoa ông khắc họa từng gương mặt riêng của những hòn đá trên thác đá Sông Đà, Nguyễn
Tuân đã phải lao động cật lực, khổ công quan sát và tung ra trường từ vựng hết sức giàu có,
phong phú. Phép liên tưởng và nhân hóa, kết hợp với những động từ, tính từ: chỉ hành động
(nhổm cả dậy, vồ lấy, chặn ngang, dụ, , đánh tan, tiêu diệt), chỉ tính cách (ngỗ ngược), hình
sắc (nhăn nhúm, méo mó, to, bé), tư thế (đứng, ngồi, nằm) khiến người đọc cảm nhận Sông
Đà mang gương mặt của dân anh chị, những kẻ côn đồ chuyên đi đòi nợ thuê bặm trợn và sẵn
máu giang hồ. Đội quân đá ấy như được Nguyễn tuân đè ra, thổi hồn cho nó, để rồi nó cựa
quậy, di chuyển, sắp xếp thành trận đồ bát quái vô cùng đáng sợ, rất khó lường …

Phối hợp với đá là nước, đội quân liều mạng vô cùng thiện chiến. Chúng không chỉ dọa nạt,
cảnh báo và uy hiếp người lái đò bằng những âm thanh cuồng nộ, mà còn áp đảo con đò kia
bằng những ngón đòn hiểm độc. Con thuyền vừa xuất hiện, thì . Mặt sông rung tít lên như
tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập, đá sóng cứ xô đẩy vào nhau trắng xóa, cho thấy sức
nước vô cùng dữ dội – phải chăng dự báo về tiềm năng thủy điện ở nơi đây. Nhưng chưa đủ,
đá bày trận, Đá tảng đá hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền,
một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận
địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính là hai đứa
giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa. Để rồi nước làm công việc quan trọng
nhất của mình “nước sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại”- Đòn đánh “kinh điển”
trong binh pháp, đánh vào lúc đối phương bất ngờ nhất nhằm hạ gục ngay lập tức đối thủ. Và
nếu con thuyền vẫn chống đỡ được, thì nước reo hò làm thanh viện cho đá, để tạo ra một thế
trận vang trời thanh la não bạt, với những cửa sinh cửa tử, với những đòn đánh tỉa, đòn âm,
khiến đối phương phải tối tăm mặt mũi. Rõ ràng, nếu trước khi Gia Cát Khổng Minh bày
thạch trận ở trên mặt đất, thì hôm nay Nguyễn Tuân bày thạch trận bát quái trên mặt nước của
Đà giang.

Con sông Đà hiện là với tâm địa là kẻ thù số một giống như một con thủy quái muốn ăn chết
người lái đò. Sự nham hiểm quỷ quyệt của Sông Đà đối với những người lái đò được thể hiện
rõ nhất ở những thế trận mà đá dàn bày. Đội quân đá ấy ngàn năm vẫn mai phục hết trong
lòng sông. Đá sông Đà dường như không đứng, nằm, ngồi một cách tùy tiện mà Đá trên sông
Đà đã giao việc cho nhau để dàn bày thành ba thạch trận đá đầy biến hóa. Mỗi thạch trận đều
có rất nhiều cửa tử và chỉ có duy nhất một cửa sinh. Con sông ấy mang tiềm năng thủy điện
đang chờ đợi con người đến khai phá, con sông ấy cho thấy công việc của người lái đò ở nơi
đây thật là nguy hiểm, và chính con sông ấy là khúc tráng ca ngợi ca vẻ đẹp của người lái đò:
Đam mê, trí tuệ, kinh nghiệm.

Nguyễn Tuân đã dùng hết bút lực để thi tài với tạo hoá, ông thể hiện rất rõ chất nghệ sĩ trong
tác phẩm của mình. Ông dùng những câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những câu nhiều động
từ mạnh nối tiếp nhau, dồn dập; sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất
ngờ, chính xác, thú vị; vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau: địa lý, lịch sử, hội họa,
văn chương và những tri thức về tự nhiên để khắc họa vẻ đẹp của sông Đà. Cùng với nghệ
thuật nhân hóa, liên tưởng phong phú, ngòi bút miêu tả độc đáo, con sông Đà từ một đối
tượng vô tri vô giác, khi bước vào trang văn Nguyễn Tuân đã trở thành một sinh thể có tính
cách và tâm lí rất ghê gớm, đáng sợ. Đoạn trích là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp hung bạo, đầy cá
tính của sông Đà, biểu tượng cho vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc.

Hình ảnh sông Đà dữ dội làm chúng ta liên tưởng đến một bài ký khác viết về một dòng sông
xứ Huế, đó là Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chính vì vậy, cả hai
tác giả đều để lại những trang bút ký thấm đẫm chất trữ tình: ghi chép , miêu tả chi tiết cụ thể
về vẻ đẹp hai dòng sông, qua đó bộc lộ cảm xúc, suy tư tình yêu tha thiết với quê hương, đất
nước.. Dù là một con sông Đà cá tính, , hay một dòng Hương Giang nơi thượng nguồn, tất cả
đều sống động và có hồn, tất cả đều được viết bằng lối viết tài hoa uyên bác, ở vốn kiến thức
sâu rộng trên nhiều lĩnh vực (địa lý, lịch sử, văn hóa), hay những câu văn co duỗi nhịp nhàng,
liên tưởng so sánh độc đáo. Nhưng dường như Nguyễn Tuân nghiêng về phát hiện và diễn tả
những hiện tượng đập mạnh vào giác quan người đọc, còn Hoàng Phủ Ngọc Tường lại thiên
về chất thơ trữ tình dịu ngọt – dịu ngọt, đằm thắm như chính tính cách của con người Huế -
một cô gái Di Gan, một bản trường ca của rừng già …. Nếu như Nguyễn Tuân là uyên bác,
tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú,
bộn bề, nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng là lay động người đọc
nhiều nhất. Thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và
tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức
phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…. Tất cả đều cho thấy tình yêu quê hương đất
nước và những cá tính văn chương không thể trộn lẫn.

Bằng những cảm nhận tinh tế tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã phác thảo hình sắc của nước
Sông Đà bằng những đường nét uyển chuyển, bằng những màu sắc biến ảo lung linh. Nguyễn
Tuân ở đây cũng vậy, ông đã sử dụng kiến thức hội hoạ, thơ ca để miêu tả (đường nét, màu
sắc dòng sông). Vận dụng nhiều những biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, những ví
von, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. Từ ngữ phong phú, sống động,
giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao. Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giọng điệu mượt mà, sâu
lắng; Lời văn bay bổng, phóng túng – viết không theo nguyên tắc các dấu chấm, dấu phẩy, bỏ
đi để tạo nên sự dịu dàng uyển chuyển liền mạch của dòng chảy Sông Đà cứ "tuôn dài, tuôn
dài...". Cùng với việc sử dụng nhiều thanh bằng tạo một con sông êm ả giống như một thiếu
nữ Tây Bắc rất mực nữ tính mà vẫn hùng vĩ lớn lao, người đọc như cảm thấy mình trở thành
“ông khách sông Đà” đang cùng con thuyền nhẹ trôi trên Đà Giang cùng với bác Nguyễn say
mê ngắm cảnh đẹp của hương núi, hoa ngàn và lắng nghe tiếng cá dầm xanh quẫy trên cái
lững lờ cùa dòng sông “dải sông Đà bọt nước lênh bênh...”.

VIỆT BẮC
ĐV 1: Mở bài.
Biêlinxki đã từng nói: “Bất cứ thi sĩ vĩ đại nào, sở dĩ họ vĩ đại bởi vì những đau
khổ và hạnh phúc của họ bắt nguồn từ khoảng sâu thẳm của lịch sử xã hội, bởi vì họ là
khí quan và đại biểu của xã hội, của thời đại và của nhân loại.” Tố Hữu là một trong nhà lá cờ
đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành
cùng con đường cách mạng của cả dân tộc, có lẽ vì vậy, nổi bật trong phong cách thơ ông
chính là sự hòa quyện giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính
dân tộc. Bài thơ Việt Bắc là bằng chứng sinh động về vẻ đẹp của thơ ca Tố Hữu…(đề bài)
ĐV2. Chuyển ý
Bài thơ được sáng tác tháng 10 năm 1954. Đây là khúc giao thời của lịch sử (nhiều sự kiện
quan trọng) cũng là khúc giao thời của lòng người (cuộc bàn giao giữa chiến tranh và hòa
bình đặt ra những vấn để tư tưởng, tình cảm rất bức thiết). Chỉ những lúc người ta dễ quên
nhất ấy, bài thơ “ Việt Bắc” xuất hiện vừa để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào
hùng, vừa như một lời nhắc nhở kịp thời, sâu lắng làm lay động lòng người: hãy nhớ lấy máu
xương và nghĩa tình sâu nặng của nhân dân, hãy giữ lấy những tình cảm thủy chung của nhân
dân đối với Cách mạng. Vì vậy, Việt Bắc vừa là một khúc tình ca sâu lắng vừa là một khúc
hùng ca vang dội.
ĐV3.Vị trí đoạn thơ
Vị trí đoạn trích nằm ở phần đầu bài thơ, tái hiện một Việt Bắc trong tình yêu và nỗi nhớ của
anh cán bộ miền xuôi. Đó là khúc ân tình trong bài ca trữ tình – chính trị “Việt Bắc” đằm
thắm vào bậc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Đoạn thơ thể hiện rõ nhất chất trữ tình (ngọt
ngào), chất chính trị (sâu sắc) và tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu. Ta có thể chia … câu
thơ thành … phần.
ĐV. 8. Chất dân tộc, trữ tình chính trị: Nghệ thuật
Việt Bắc là thi phẩm kết hợp hài hòa cả hai phương diện dân tộc và hiện đại, ghi dấu ấn đậm
nét phong cách thơ Tố Hữu: trữ tình và chính trị. Sự hài hòa, gắn kết đó trước tiên thể hiện
trên phương diện hình thức nghệ thuật. Thi phẩm viết bằng thể thơ lục bát, cùng lối kết cấu
đối đáp (sử dụng cặp đại từ mình – ta), vốn rất quen thuộc trong ca dao, dân ca, vẫn xuất hiện
ở những cây đa, bến nước sân đình. Ngôn ngữ thơcủa Việt Bắc giàu tính dân tộc, giàu hình
ảnh, nhạc điệu, kết hợp các thủ pháp: điệp, đối, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, cùng các
bút pháp chấm phá, tương phản đối lập. Đặc biệt là nhịp điệu, nhạc điệu chính là nhạc điệu
quen thuộc của ca dao tạo nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết. Nhưng kết cấu đối đáp
được vận dụng một cách sáng tạo: Ta (người đi) là những cán bộ kháng chiến, mình (người ở
lại) là người dân Việt Bắc (chứ không phải là đôi lứa đang yêu). Còn cặp đại từ mình – ta đôi
khi lại là - sự phân thân của tác giả - cái tôi trữ tình, lời nhắc nhở, nỗi nhớ niềm thương được
thể hiện thấm thía, chân thành. Trong khi đó, con người là hình ảnh trung tâm của bức tranh
thiên nhiên, hình ảnh thơ bước ra khỏi ước lệ tượng trưng mà giàu chất hiện thực, mang hơi
thở của thời đại.
ĐV. 9. Chất dân tộc, trữ tình chính trị: Nội dung
Chất dân tộc như là nền tảng để tính hiện đại thăng hoa, thế nên dù viết về một đề tài tưởng
như không mới, đề tài viết về một cuộc chia tay, tiễn biệt mang tính truyền thống cùng chủ đề
đã quá quen - tập trung vào uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung, tình yêu đất nước
con người… Nhưng ta vẫn thấy âm hưởng của thời đại mới, âm hưởng của hòa bình, của tự
do, bởi cuộc chia tay mang sự kiện thời sự có tính lịch sử, âm hưởng hào hùng đậm chất sử
thi. Nhắc nhở đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện niềm tự hào dân tộc, nhìn lại quá khứ,
nhưng nhà thơ Tố Hữu lại muốn người đọc có niềm tin vào tương lai, niềm vui trong thời đại
mới. Tóm lại chất dân tộc mang âm hưởng dân gian gần gũi, chất hiện đại mang hơi thở nóng
hổi của cuộc sống, cho thấy văn nghệ phục sự kháng chiến và hướng về đại chúng, thể hiện
rất rõ vẻ đẹp của con người Việt Nam, cũng như thấy được tình cảm của người ở kẻ đi ngọt
ngào sâu lắng - hai phương diện ấy gắn kết hài hòa tạo ra vẻ đẹp riêng độc đáo của Việt Bắc
ĐV 10: KB
Thơ ca nói riêng cũng như văn chương nói chung phải bắt rễ từ cuộc đời để rồi
“nở hoa nơi từ ngữ”. Mỗi tác phẩm văn chương được ví như tấm gương phản chiếu
thời đại nó ra đời . Ý thức được về điều đó nên bàn về tình yêu Tổ quốc nhà thơ Tố Hữu
đã từng thổ lộ rằng: “Tôi yêu đất nước và nhân dân tôi, tôi viết về đất nước và nhân dân
tôi như viết về người đàn bà tôi yêu”. Bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu gắn với cuộc kháng
chiến chống Pháp và chiến thắng vẻ vang của dân tộc. từ đó thể hiện tình yêu quê hương,
đất nước đã trở thành một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến chống
Pháp, trở thành bài ca đi cùng năm tháng. Cảm ơn người con của xứ Huế đã để lại cho hậu
thể một bản hùng ca về ân tình cách mạng trong lịch sử thơ ca dân tộc.

You might also like