You are on page 1of 3

Chiếc thuyền ngoài xa

Mở bài : Chân lý là sự nhận thức đúng đắn, là hiện thực khách quan trong bộ óc con người.
Vì vậy chân lý sẽ phát triển cùng nhận thức của xã hội. Có những khẳng định được đúng một
cách hiển nhiên và cũng có những chân lý được chứng minh và kiểm nghiệm thực tế, thể hiện
tính chất phổ quát và không tìm được sự kiện trái ngược. Từ những đúc kết ấy Nguyễn Minh
Châu đã mang người đọc đến những chân lý mà ông đã gửi gắm trong truyện Ngắn chiếc thuyền
ngoài xa.
Nguyễn Minh Châu: “Là một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của
văn học”. Trước cách mạng sáng tác của ông thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn, sau cách mạng bằng sự tìm tòi, đổi mới, ngòi bút của ông hướng hẳn vào những vấn đề thế
sự, đời tư, đi sâu vào cuộc sống của con người. Chiếc thuyền ngoài xa khai thác sâu sắc số phận
cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống muôn mặt đời thường. Tác phẩm mang đặc
trưng phong cách sáng tác của ông sau cách mạng.

Kết bài: Với sự cách tân đổi mới trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Nguyễn
Minh Châu đã tạo nên tác phẩm xuất sắc. Không lấy những người hùng làm nhân vật trung tâm
mà đi sâu tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp ở những con người bình thường. Tác phẩm cũng là những đúc
kết thấu đáo về nghệ thuật và con người: về con người, phải nhìn nhận đa chiều, đa diện, không
nên đánh giá phiến diện, một chiều; về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải gắn liền với cuộc
đời, xuất phát từ cuộc đời và quay trở lại phục vụ cho cuộc đời.

Người lái đò sông Đà


Mở Bài: Đánh giá về Nguyễn Tuân, nhà văn Nguyễn Minh Châu thật có lí khi cho rằng:
“Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ”. Nguyễn Tuân luôn tìm mọi cách để kiếm
tìm và phát hiện cái mới lạ, độc đáo “xưa nay chưa từng có” trong hành trình sáng tạo. Tuỳ bút
Người lái đò Sông Đà là kết quả của hành trình bền bỉ và sáng tạo về vẻ đẹp kì diệu của thiên
nhiên và con người Tây Bắc. Bằng sự tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ một dấu ấn
không thể mờ phai về con sông miền Tây Bắc vừa hung bạo vừa trữ tình và nổi lên trên thác dữ
là vẻ đẹp của một chiến binh sông nước với “tay lái ra hoa” đã vượt bao trùng vi thạch trận như
một người nghệ sĩ trên mặt trận vượt thác leo ghềnh. Điều đó được khắc hoạ thật ấn tượng mang
cảm giác thật mãnh liệt qua cảnh vượt thác có một không hai trong Người lái đò sông Đà.
Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất trong tập tùy bút “Sông Đà” của
Nguyễn Tuân, tập tùy bút cũng đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm của Nguyễn
Tuân so với giai đoạn trước cách mạng. Trong Người lái đò sông Đà không chỉ nổi bật hình ảnh
của người lao động kiên cường dũng cảm mà còn nổi bật một thiên nhiên đẹp đẽ, mang trong
mình hai vẻ đẹp đối lập là vẻ đẹp hung bạo và vẻ đẹp trữ tình. Hai vẻ đẹp này hòa quyện, tạo nên
bức tranh hoàn chỉnh cho tác phẩm.

Kết bài: Nguyễn Tuân đã mang đến cho nền văn học nước nhà một kiệt tác vô cùng độc đáo, một
phong cách nghệ thuật riêng biệt, uyên bác, tài hoa. Khép lại những trang văn của tùy bút “Người lái đò
sông Đà”, em vẫn không nguôi cảm xúc lâng lâng trong tâm hồn mình, có chăng, đó là những điều đẹp đẽ
nhất mà văn học đã mang lại, khơi gợi trong lòng mình những cảm xúc thẩm mỹ vô cùng lớn. Thật cảm
ơn Nguyễn Tuân, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp để nâng niu những giá trị vững bền của đời
sống lao động và của dân tộc.

Vợ nhặt
Mở bài: Nói về nạn đói năm 1945, nhà văn Kim Lân từng nói: "Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn,
đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự". "Vợ nhặt" của ông chính là
truyện ngắn đi sâu khai thác tia sáng đẹp đẽ trong bi kịch tăm tối ấy của nạn đói. Thông qua câu chuyện
nhặt vợ của anh Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ tái hiện sự sống mỏng manh của con người trước nạn
đói mà quan trọng hơn cả là đứng trên ranh giới của sự sống và cái chết ấy vẻ đẹp của con người vẫn tỏa
rạng, trong cái khốn cùng, thiếu thốn con người vẫn dành cho nhau những tình cảm thật đáng trân trọng.
Nói đến 10 nhà văn viết truyện ngắn của vn thì chắc chắn sẽ k có tên tuổi của nhà văn Kim Lân, bởi số
lượng tác phẩm của ông là k nhiều. Nhưng nếu nói đến 10 tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của nền văn
học việt nam phải kể đến kim lân. Ông góp đến cho diễn đàn văn chương 2 tùy bút, 1 là làng và 2 là vợ
nhặt. Nói đến tên tuổi kim lân, ta nhớ đến lời nhận định của nhà văn Nguyễn Khải, ông từng khẳng định
rằng là học trò của cụ nguyễn tuân, tôi k tin ng tuân viết chữ người tử tù, lại càng k tin kim lân viết tác
phẩm làng và vợ nhặt mà đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang bất hủ.
Nói đến truyện ngắn vợ nhặt, tiền thân của tác phẩm đc sáng tác vào năm 1945 – những năm nạn đói
khủng khiếp. Ban đầu đc viết theo lối truyện dài chương hồi và mang tên xóm ngụ cư. Sau đó vô tình bị
mất bản thảo, sau năm 1954 khi miền bắc đc giải phóng, nhà văn này vẫn vô cùng trăn trở, ông lấy 1 phần
của tiểu thuyết cũ viết lại thành sở trường của mình là truyện ngắn và đổi tên thành vợ nhặt và là linh hồn
của tập truyện con chó xấu xí xuất bản năm 1962.

Kết bài: Những dòng văn cuối cùng đã kết động tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn Kim Lân.
Ông trân trọng, yêu thương từng cá nhân, từng số phận. Đồng thời ta cũng thấy được nghệ thuật miêu tả,
và tạo dựng tình huống bậc thầy của nhà văn này.

Vợ chồng A Phủ
Mở bài: Sự nghiệp sáng tác của nhà văn tô hoài tính đến nay đã già nửa thế kỷ, ông là tác
giả của hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo với những thể loại phong phú, đa dạng khác
nhau, là cây bút viết văn xuôi xuất sắc có số lượng tác phẩm đồ sộ và bậc nhất. Là một nhà văn,
ông am hiểu về phong tục tập quán các vùng miền. Nếu như thuở nhỏ, ta nhớ đến tên tuổi tô hoài
với tập truyện Dế mèn phiêu lưu ký – 1 tập truyện gối đầu giường của tuổi thơ mỗi người, thì
vào những năm 53,54 của thế kỷ trc, người yêu văn chương lại xôn xao nhắc đến tên tuổi tô hoài
với tập truyện Tây Bắc, gồm bộ 3 tác phẩm cứu đất cứu mường, mường giơn và vcap với Vcap
là linh hồn của toàn bộ thiên truyện này. Truyện đc giả thưởng văn nghệ của hội nhà văn vn viết
về đề tài miền núi Tây Bắc. Đến tận thời điểm này, truyện vẫn là một mốc son thách thức ngay
đối với chính tên tuổi Tô Hoài.

Kết bài: Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí cùng việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, thông dụng, Tô
Hoài dường như đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh một người con gái mạnh mẽ, tuy đã bị
vùi dập, tưởng chỉ còn cái xác không hồn nhưng bên trong vẫn tiềm tàng ẩn chứa sức sống mãnh
liệt, chỉ tìm cơ hội để hồi sinh, để bùng cháy.

You might also like