You are on page 1of 4

Những câu lí luận văn học hay về tác phẩm Đất nước

1.“… Điều may mắn với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng
của dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn…” (Nguyễn
Khoa Điềm).

2.“… Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước
thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm đã khắc
họa nên một Đất Nước toàn vẹn. Là sự thống nhất của lãnh thổ và văn
hóa, của lịch sử và sự sống. Một Đất Nước trong không gian tinh thần của
người Việt Nam.

3.“… Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên
ngoài. Cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng,
liệt kê, để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức
của họ, nhìn Đất Nước trong chính tâm hồn họ. ..”. (Trần Đình Sử, in trong
Đọc văn học văn).

4.“… Những sợi ngang dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm
đều óng ánh một màu sắc đặc biệt của chất liệu văn hóa dân gian. Đó là
một lực hút nữa củ đoạn thơ Đất Nước. Để rồi người đọc lặng đi xúc động
trước một cách định nghĩa thật bất ngờ của Nguyễn Khoa Điềm…”
(Nguyễn Quang Trung, in trong Phân tích bình giảng tác phẩm văn học
12).

Những câu lí luận văn học hay về tác phẩm Sóng (Xuân
Quỳnh)
1.“… Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm dáng vẻ của thơ tình
yêu. Thơ tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình.
Sóng là bài thơ giãi bày và chiêm nghiệm…” (Trần Đình Sử, in trong Đọc
văn học văn).

2.“… Sóng là một bài thơ xinh xắn, trong sáng…” (Nguyễn Đăng Mạnh).

Những câu lí luận văn học của tác phẩm Người lái đò Sông Đà (Nguyễn
Tuân)

Những câu lí luận văn học hay về của tác phẩm Người lái đò
Sông Đà như sau:
1. “… Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một
tài năng. Của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. Khi
gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi hồn
nhiên như một đứa trẻ thơ. Những trang viết, những câu văn của Nguyễn
Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú. Sự tự ý
thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực.
Trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có
thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in trong Vẻ
đẹp văn học cách mạng).

2. “… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên
nhiên vô tri, vô giác. Mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính,
có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối
lập nhau như tác giả nói- “hung bạo và trữ tình…” .( Nguyễn Đăng Mạnh).

3. “… Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm
xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…”. (Nguyễn Đăng Mạnh).

Những câu lí luận văn học của tác phẩm Vợ chồng A-Phủ (Tô
Hoài)
Có những câu lí luận văn học rất đặc sắc và ấn tượng về tác phẩm Vợ
chồng A – Phủ. Mà tác giả của tác phẩm này chính là Nhà văn Tô Hoài – 
hạt ngọc của văn học.

1. “Qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh
hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Đồng thời
nhà văn chỉ ra con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm
tối và số phận bi thảm”.

2. Truyện Vợ chồng A Phủ cũng như tập Truyện Tây Bắc nói chung bộc lộ


rõ nét phong cách của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ
tình đằm thắm, lời văn giàu tính tạo hình.

Đọc xong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Gấp trang sách lại
rồi mà chúng ta vẫn không quên được gương mặt “buồn rười rượi” của Mị.
Đó là gương mặt mang nỗi đau của một kiếp người không bằng ngựa trâu.

Đó là gương mặt tưởng như cam chịu, mất hết sức sống. Không, đằng sau
gương mặt ấy, vẫn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng không dễ gì dập tắt.
Tô Hoài nói với Phan Thị Thanh Nhàn:“Muốn viết văn, điều quan trọng
nhất là chi tiết. Mà chi tiết thì không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan
sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt”.- (Lê Tiến Dũng, In
trong “Những vấn đề ngữ văn“).

Những câu lí luận văn học của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân)
“Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong
tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe
lên những tia sáng ấm lòng”. (Dẫn theo Hoài Việt – Nhà văn trong nhà
trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr.39).

Những câu lí luận văn học của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa
1. “ …Vậy nên, có thể nói hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” đích thực là
một ẩn dụ nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh
Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp
mà nhà văn muốn truyền đi.

Rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật. Nhưng
không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật. Và rằng con người ta cần
có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật. Nhưng nếu
muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người. Thì phải tiếp
cận với đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời”.

2.  “…Trong truyện ngắn tuyệt vời của Nguyễn Minh Châu. Một người chụp
ảnh lịch năng nổ và mệt mỏi vì công việc. Nhận thêm một việc rõ ràng là
bất khả: chộp cho được bí ẩn của màn sương mù dâng lên trên mặt nước
trong một tấm ảnh có phần hoàn chỉnh…

Cuối cùng anh đã thành công với một bức ảnh như vậy. Chỉ để nhận ra
hàng triệu người ca tụng vẻ đẹp tác phẩm của anh sẽ không bao giờ biết
được sự tàn ác. Và nét xấu xa thực sự của con người mà anh đã chụp ảnh
– một ngư dân dã man hay đánh đập vợ và người vợ nô tì của ông ta.

Trong tay của một nhà văn kém cỏi, một truyện ngắn như vậy thật nhạt
nhẽo. Nhưng ở đây bức ảnh trở nên in dấu sâu đậm trong tâm khảm
chúng ta đến mức tác phẩm vang vọng với ý nghĩa thật mới mẻ thật lâu
sau khi đọc”.

You might also like