You are on page 1of 4

Nhà văn Mayakovsky từng nói về sự tuyệt diệu của thơ : “Trên đời có những thứ

chỉ giải quyết được bằng thơ”, đơn giản thôi : “Thơ ca là sự hiện diện cho những
điều thầm kín nhất của con tim, thiêng liêng nhất của tâm hồn con người và cho ra
những hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất. Những đặc trưng đó của
thơ, ta nhìn thấy rõ ở tác phẩm Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận. Thi phẩm đã
mang đến cho người đọc… để từ đó lay động lòng người.

Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc nhất trong phong trào thơ mới. Thơ
ông rất giàu chất suy tưởng, triết lý, luôn thể hiện sự giao cảm giữa con người và
vũ trụ. Tràng giang là một trong những bài thơ tiêu biểu của tác giả, thể hiện đầy
đủ tư tưởng và phong cách thơ của nhà thơ.

Tràng giang là từ Hán Việt và có tên gọi khác là "trường giang", dùng để chỉ con
sông dài. Việc sử dụng từ Hán Việt làm nhan đề không chỉ giúp bài thơ gợi cảnh
sông nước cụ thể mà dường như hiện lên là cảnh sông nước muôn đời. Dòng sông
không chỉ hiện lên với chiều dài, chiều rộng của không gian địa lí mà còn mang
chiều sâu lịch sử, văn hóa. m hưởng cổ kính, trang trọng vì thế được nhấn mạnh
hơn bao giờ hết.

Mở đầu tác phẩm là lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, lời đề từ với
bảy chữ thôi nhưng đã bao quát toàn bộ nội dung và tư tưởng nghệ thuật mà tác giả
gửi gắm. Câu thơ gợi ra nỗi buồn thương, khắc khoải, nhớ nhung của con người
trước cảnh bật bao la, sâu rộng. Từ láy “bâng khuâng” càng gợi tâm trạng vương
sầu và nỗi nhớ miên man nơi đáy lòng thi sĩ, gợi mở cho những câu thơ sau được
giãi bày tự nhiên:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp


Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Tác giả mở ra không gian rộng lớn của Tràng Giang với những nhịp sóng, con
sóng gợn lên, lan xa đến vô tận. Mỗi nhịp sóng gợi lên một nỗi buồn, Tràng Giang
mang nỗi buồn điệp điệp. Cách kết hợp từ mới mẻ, độc đáo của Huy Cận gợi nỗi
buồn miên viễn, không bao giờ chấm dứt. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Không
gian sông nước thấm đẫm nỗi buồn. Dường như hòa hợp với nỗi buồn sâu thẳm
trong tâm hồn người thi sĩ.
“Con thuyền xuôi mái nước song song”

Xuất hiện hình ảnh con thuyền, tức là bóng dáng con người. Nhưng đó lại là con
thuyền lẻ loi, nhỏ bé, lênh đênh, không định hướng. Không làm cho khung cảnh trở
nên ấm áp, gần gũi hơn mà tô đạm sự mênh mông, hoang vắng của dòng sông,
hình ảnh con thuyền còn gợi liên tưởng sự nổi trôi vô định của những kiếp người
giữa dòng đời.

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”

Câu thơ sử dụng nghệ thuật tiểu đối, đối giữa “thuyền về” và “nước lại”, gợi cảm
giác chia lìa, xa cách, trống vắng khiến nỗi sầu, nỗi buồn tỏa muôn hướng muôn
nơi.

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Hình ảnh “củi” là một thi liệu khá mới mẻ, mang tính sáng tạo của Huy Cận. Đồng
thời, mang lại vẻ đẹp hiện đại, khẳng định hồn thơ Huy Cận vừa cổ điển vừa hiện
đại. Hình ảnh cành củi khô, bấp bênh, trôi dạt trên sông nước mênh mông với tính
từ miêu tả và nghệ thuật đảo ngữ, nhà thơ đã nhấn mạnh sự nhỏ bé,ít ỏi và thiếu
vắng sự sống giữa một vùng không gian mênh mông sông nước. Đây còn là hình
ảnh ẩn dụ đầy chua chát và buồn bã về sự nhỏ bé, cô đơn, vô nghĩa, lạc loài của
những kiếp người giữa dòng đời.

Với nghệ thuật đới, ẩn dụ, tác giả phác họa bức tranh thiên nhiên mênh mang,
hoang vắng, thiếu hơi ấm của sự sống con người. Đồng thời bộc lộ sâu sắc nỗi
buồn cùng cảm giác đơn độc, vô nghĩa của thân phận con người khi đối diện với
dòng đời vô định.

Đến khổ thơ thứ hai dường như nỗi đơn độc lại được tăng lên gấp bội. Khổ thơ
xuất hiện nhiều cảnh vật, không gian, song bức tranh thiên nhiên không vì thế mà
vui hơn, trái lại càng trở nên hoang vắng:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Từ láy lơ thơ – đảo ngữ đầu câu, nhấn mạnh sự ít ỏi, thưa thớt, cảm giác thiếu vắng
sự sống khi ngọn gió buồn chỉ làm cây cối lơ thơ, thiếu sức sống trên nền đất giữa
Tràng Giang, khẽ khàng lay động, hiu hắt. Từ láy “đìu hiu” vừa miêu tả sắc gió hiu
nhẹ, vừa gợi không gian mà ngọn gió đi qua, một không gian tiêu điều tàn tạ, vắng
buồn. Câu thơ đầu tiên đã đặc tả không gian hoang vắng của cảnh vật,đồng thời cô
đơn đến rợn ngợp.

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Câu thơ gợi lên âm thanh mơ hồ cuộc sống con người. Chữ “đâu” gợi rất nhiều
cách hiểu. “Đâu” là từ phủ định, gợi lên âm thanh xa xôi, buồn bã, tàn tạ của cuộc
sống con người. Cảnh vật trở nên hoang vắng đến mức tuyệt đối. “Đâu” cũng có
thể là danh từ, khiến câu thơ có âm thanh nhưng không bớt buồn vắng bởi đó là âm
thanh mơ hồ, xa xôi, nhuốm phủ nỗi buồn của cảnh chợ đã vãn. Tác giả lấy động tả
tĩnh để tô đậm sự tĩnh lặng, thê lương của cảnh vật.

Nắng xuống trời lên sâu chót vót


Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
Nhà thơ sử dụng hàng loạt từ chỉ phương hướng, kích thước,…không gian được
mở ra ba chiều đặc tả cái bao la, vô tận của vũ trụ. Chữ “sâu” thể hiện đúng cái tâm
tưởng của nhà thơ: không phải ông đứng bình thản trên mặt đất, ngước nhìn trời
xanh, mà như là đang đứng bơ vơ. Không gian Tràng Giang vốn bát ngát, lại còn
như rộng ra tới vô vàn từ mọi phía: nắng xuống, trời lên, sông như dài ra, trời rộng
thêm,… Trong cõi không gian bao la ấy, cái bến sông nhỏ nhoi càng thêm cô liêu.
Nỗi buồn như càng thấm sâu vào một không gian vừa dài, rộng, lại cao và sâu, con
người trở nên nhỏ bé, cô đơn rợn ngợp trước vũ trụ bao la, vĩnh hằng, rộng lớn.

Bức tranh toàn cảnh Tràng Giang được bổ sung thêm một số hình ảnh mới: những
lớp bèo nối nha, trôi dạt trên sông, bờ xanh tiếp bãi vàng,… Cảm giác chung về
cảnh Tràng Giang là sự mênh mang, hiu quạnh bởi sự thiếu vắng.

Mênh mông không một chuyến đò ngang


Không cầu gợi chút niềm thân mật
Điệp từ phủ định “không” mang ý nghĩa rằng: không có một chuyến đò ngang hay
cây cầu bắc qua sông, không một phương tiện nào để người hai bến qua lại, thể
hiện sự giao nối đôi bờ, là những tín hiệu của sự giao hòa sự sống thân mật, ấm
cũng, nối kết nhà thơ với cuộc đời, với con người. Trước mắt nhà thơ chỉ có lớp
lớp “bèo trôi dạt”về đâu. Hình ảnh “bèo dạt” gợi liên tưởng đến thân phận lênh
đênh, chìm nổi của kiếp người. Những cánh bèo vô định, không xác định được
phương hướng. “Bờ xanh tiếp bãi vàng” lặng lẽ trải dài. Tất cả vẫn chỉ gợi cảm
giác buồn bã, hiu quạnh, trống vắng.

Khổ thơ đã thể hiện nỗi buồn về sự nổi trôi của kiếp người, nỗi thất vọng, cô đơn
bởi thiếu vắng hình bóng con người. Qua đó ta bắt gặp sự thèm khát dấu hiệu của
sự sống, niềm khát khao giao cảm với đời của nhà thơ.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc


Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Hai câu đầu gọi ra hình ảnh cao rộng, êm ả lúc chiều tả. Điệp từ “lớp lớp" và hình
ảnh "dân núi hạc" gợi cảnh những đám máy dồn tụ lại, chồng chất lên nhau tạo
thành những núi mây phản chiếu ánh nắng chiều ánh lên màu sáng bạc. Hình ảnh
cánh chim đơn độc nhỏ bé chao nghiêng, báo hiểu bóng chiều đang xuống . Hai
câu thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên rộng lớn, thật đẹp, thật hùng vĩ và thơ
mộng, vừa cổ kinh vừa quen thuộc. Thiên nhiên, tạo vật buồn nhưng đôi lúc bộc lộ
vẻ đẹp kì vĩ, lạ lũng (Huy Cận). Nỗi lỏng nhớ quê của nhà thơ cũng dội lên da diết:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Từ láy “dợn dợn” gợi ta hình ảnh những con sóng lăn tăn trên mặt nước, nhịp sống
không trào lên từ mặt nước mà khởi phát từ cõi lòng nhà thơ – nỗi nhỏ quê hương
trở thành cảm giác thẩm thía. Câu thơ diễn tả tình cảm thương nhớ quê hương triền
miền da diết. Đứng trước cảnh sông nước, lúc chiều tả, nhà thơ cảm thấy buồn nhớ
quê hương. Xưa, Thôi Hiệu nhìn khói sông bảng lảng trên sông mà buồn bã nhớ
quê. Còn Huy Cận không thấy khói sông nhưng vẫn nhớ nhà. Nỗi nhớ thường trực
hơn, da diết hơn. Khổ thơ có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại thể hiện một nỗi
buồn của cả thế hệ, song buồn mà không bi lụy, buồn mà vẫn hướng về quê hương,
xứ sở cội nguồn

Bài thơ hiện diện với tư cách là một bài thơ buồn nhưng vẫn đậm đà và sâu lắng
một tình yêu quê hương đất nước tha thiết nồng nàn. Bài thơ mang vẻ trang trọng
cổ kinh của thơ Đường ở tiêu đề, tứ thơ, nghệ thuật đối nhưng vẫn quen thuộc gần
gũi bởi hồn thơ, âm điệu, hình ảnh, từ ngữ, khung cảnh thiên nhiên rất Việt Nam.

You might also like