You are on page 1of 2

Đề: Phân tích cảnh cho chữ trong “ Chữ người tử tù”.

Bài làm
Có những tác phẩm ta chỉ mới vừa đọc xong là đã quên ngay. Nhưng cũng có những tác
phẩm sẽ để lại trong ta những ấn tượng sâu sắc, khiến ta mãi không thể quên được. Và có lẽ,
truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân chính là một tác phẩm như vậy. Có thể
nói, thiên truyện đã rất thành công khi thể hiện được quan niệm về cái đẹp chân chính, khẳng
định sự bất tử của cái đẹp đồng thời cũng bộc lộ thầm kín tấm long yêu nước của tác giả. Đặc
biệt, đi sâu vào tác phẩm, người đọc sẽ không khỏi ấn tượng trước trước cảnh cho chữ ở cuối
truyện. Cảnh cho chữ ấy đã được tác giả tập trung miêu tả, nhằm tô đâm vẻ đẹp lãng mạn của
người anh hùng Huấn Cao, qua đó khẳng định được sự chiến thắng của thiên lương, của ánh sáng
trước bóng tối và cái xấu. Có thể nói, đay chính là cảnh tượng đắt giá nhất của tác phẩm, cảnh
mà “xưa này chưa từng có”.
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, in năm 1939, sau
đó lại được tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời”. Tác phẩm là ánh sáng lung linh
nhất, ngời chói nhất trong “Vang bóng một thời”, đã thể hiện một bút pháp thật sắc sảo với từng
câu văn, nét chữ như chất chứa cả một biển trời ý nghĩa của nhà văn Nguyễn Tuân.
“Chữ người tử tù” xoay quanh cuộc gặp gỡ éo le giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Tuy xét
trên bình diện xã hội, họ hoàn toàn trái ngược nhau. Nhưng nếu xét trên bình diện nghệ thuật, họ
lại là những tri âm tri kỉ. Giữa họ có một mối liên hệ khăng khít, một bên say mê cái đẹp – viên
quản ngục và một bên lại là người hiện than, tạo nên cái đẹp – Huấn Cao. Chính vì thế, tình
huống cho chữ ở cuối truyện đã trở thành một tình huống độc đáo, đặc sắc để khẳng định sự bất
tử của cái tài, cái đẹp, đồng thời cũng làm sáng ngời vẻ đẹp của Huấn Cao.
Có thể nói, cảnh cho chữ trong tác phẩm là một cảnh tượng: “xưa nay chưa từng có”, bởi
lẽ, việc cho chữ, chơi chữ vốn là thú vui tao nhã, thường gắn với nơi thư phòng, thư cảnh hay là
chốn thanh tịnh, sạch sẽ, thoáng đãng. Nhưng ở đây, cảnh tượng tưởng chừng như cao quý này
lại xảy ra ở một nơi rất đặc biệt.
Về thời gian, việc cho chữ được diễn ra vào nửa đêm khuya. Khi mà chỉ còn mấy tiếng
nữa, người tử tù sẽ bị giải ra pháp trường. Còn về không gian, khoảnh khắc cho chữ, khoảnh
khắc cái đẹp thăng hoa lại là từ nơi “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa
bãi phân chuột, phân gián”. Ngục tù vốn là nơi tăm tối nhất, nơi mà bóng đen của cái xấu, cái ác
ngự trị. Vậy mà ngay lúc này, đây lại là nơi mà những nét chữ của Huấn Cao được thêu dệt nên.
Dường như ngọn đuốc sáng rừng rực, tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ, ba mái đầu chụm lại
bên nhau,… đều là để chuẩn bị cho thời khắc thiêng liêng. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả để
Huấn Cao trong một tư thế “cổ đeo gong, chân vướng xiềng”. Có một điều nghịch lí ở đây chính
là người tử tù do cho bị kiềm chặt bởi gông cùm nhưng vẫn ung dung, đĩnh đạc, phóng khoáng,
tung hoành thảo những nét chữ bay bổng. Trong khi đó, viên quản ngục và thầy thơ – vốn là
những người có uy quền , đại diện cho luật pháp triều đình lại “khúm núm, run run”, “cúi đầu”.
Vận dụng bút pháp tương phản để dựng cảnh, dựng người, nhà văn Nguyễn Tuân đã tôn lên vẻ
đẹp của sáng tạo nghệ thuật và thiên lương của con người.
Giây phút cuối đời của người tử tù không phải là những lời thở than mà lại tuyệt đối dành
cho cái đẹp. “Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm từ chậu
mực bốc lên không?”. Hương thơm của mực như vẻ đẹp của tâm hồn, ngỡ như tâm hồn của
Huấn Cao đã vương vấn vào câu nói ấy, đẹp như chất thơ nhẹ nhàng đi vào vào lòng người. Thói
thường, khi mà cận kề cái chết, con người ta thường hay run sợ, làm sao có thể nghĩ đến cái gì
ngoài bản than mình. Nếu không có một bản lĩnh sống cao đẹp, một lí tưởng cao cả, Huấn Cao
đâu có thể thốt ra những lời di nguyện thiêng liêng: “thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy
hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương
cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Đoạn văn chính là sự
quy tụ của cái đẹp. Chính cái đẹp đã đảo lộn vị thế giữa người tử tù và quản ngục, xóa đi mọi
ranh giới, địa vị, quyền lực, cái chật chội tù túng của ngục tù để trở thành biểu tượng của sự cảm
hóa. Hình ảnh mùi thơm từ chậu mực bốc lên và tấm lụa trắng còn nguyên lần hồ là biểu tượng
cho vẻ đẹp của hai nhân vật.
Chẳng những thế, những lời cuối cùng của Huấn Cao còn làm hồi sinh thiên lương của viên
quản ngục. Chỉ dòng nước mắt của quản ngục thôi cũng đã lấp lánh biết bao vẻ đẹp của tình
người. Giọt nước mắt ấy rỉ vào kẻ miệng cùng với lời nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái
lĩnh.” Đã cho ta thấy được sự cảm hóa hoàn toàn của viên quản ngục, cảm phục từ tận sâu trong
tâm hồn.
Qua tình huống đắt giá này, Nguyễn Tuân đã làm rõ vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của của
các nhân vật, đặt hai nhân vật này bên cạnh nhau nhằm bổ sung cho nhau. Từ đó, nhà văn cũng
mong muốn gửi đến thông điệp: cái đẹp, cái tài là bất tử, là trường tồn mãi mãi và nhất định sẽ
chiến thắng cái xấu xa, tối tăm, gian ác.
Làm nên thành công của tác phẩm cũng như cảnh cho chữ ở cuối truyện, chắc chắn không
thể không kể đến các thủ pháp nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã rất tài tình khi vận dụng nghệ thuật
xây dựng hình tượng nhân vật qua nghệ thuật miêu tả hành động, lời nói, thái độ cùng việc kết
hợp nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo và các thủ pháp tương phản đối lập,… nhằm
thể hiện giá trị nội dung của tác phẩm.
Cảm ơn Nguyễn Tuân vì đã viết nên một thiên truyện thấm đẫm tính nhân văn và hiện thực
như thế. Gấp lại truyện ngắn “ Chữ người tử tù”, chắc hẳn trong lòng mỗi người đọc chúng ta
vẫn sẽ lưu luyến, vấn vương cái cảm giác man mác buồn, lâng lâng khó tả mà mỗi nhân vật
mang lại.

You might also like