You are on page 1of 4

Trong trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, Nguyễn Tuân nổi lên

như
một gương mặt tiêu biểu của mảng sáng tác văn xuôi với những tác phẩm mang
một phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Sáng tác của Nguyễn Tuân dù là truyện
ngắn, tiểu thuyết hay tuỳ bút, trước 1945, đều là tiếng nói của một tâm hồn lãng
mạn, một tài năng mẫu mực của nghệ thuật ngôn từ.Trong các sáng tác của
Nguyễn Tuân nói chung và tác phẩm “Chữ người tử tù” nói riêng, tác giả đã miêu
tả nhân vật của mình như một người nghệ sĩ đầy tài năng. Bên cạnh đó, nhà văn
còn khéo léo sáng tạo lên một cảnh tượng vô cùng độc đáo, cảnh tượng xưa nay
chưa từng có đó là “cảnh cho chữ” ở đoạn cuối tác phẩm – đây là chi tiết được
đánh giá là xuất sắc nhất của thiên truyện. Nhà văn duy mỹ ấy say đắm, ngợi ca và
tôn thờ cái đẹp. Điều đó được ông thể hiện tài tình qua cảnh cho chữ nơi cửa ngục
của người tử tù Huấn Cao và viên quan coi ngục. Đây là đoạn văn quan trọng nhất
hội tụ được giá trị nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm, đồng thời tô đậm thêm vẻ
đẹp của Huấn Cao và viên quản ngục với bút pháp tương phản và lí tưởng hóa cái
đẹp.

Truyện ngắn được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa hai nhân vật Huấn Cao và
viên quản ngục, cả hai đều là nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn, vượt lên hoàn
cảnh, không chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa,
với nghệ thuật viết thư pháp, nét chữ ông trở thành niềm khao khát của biết bao
nhiêu con người có thú chơi chữ. Và quản ngục là một trong số đó, sở nguyện lớn
nhất của quản ngục là có được đôi câu chữ của Huấn Cao treo trong nhà, Ở đây,
người nghệ sĩ gặp kẻ tri âm trong một hoàn cảnh bất thường: Người có nét chữ
huyền thoại kia lại là người tử tù, còn người có thú chơi chữ tao nhã kia lại là một
viên quản ngục. Chuyện xin chữ tưởng như khó có thể xảy ra bởi cả cuộc đời ông
mới chỉ cho chữ có ba người. Liệu Huấn Cao có thể cho chữ cho kẻ tiểu lại như
quan nhục chăng? Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, điều không thể đã trở thành có
thể, chính nhờ sở thích cao quý, tấm lòng quý trọng người tài của quản ngục đã
khiến Huấn Cao phải xúc động. Ông đã dành đêm cuối cùng của mình tại nhà giam
tỉnh Sơn để cho chữ quản ngục, ông cho chữ không phải là dể phô trương tài năng
mà là để tạ một tấm lòng.

Có thể khẳng định cảnh ông Huấn cho chữ là cảnh “xưa nay chưa từng có” vì thú
chơi chữ là một thú chơi tao nhã thanh cao, người có tài viết chữ đẹp mà đạt tới
trình độ viết thư pháo không có nhiều, người thưởng thức cũng phải là người có
vốn văn hoá nhất định. Bình thường cảnh cho chữ thường được diễn ra nơi sảnh
đường thoáng mát, thanh cao để người nghệ sĩ có thể thoải mái mà sáng tạo nhưng
Huấn Cao lại cho chữ trong nhà ngục, nơi bóng tối ngự trị, nơi cái ác lên ngôi. Đó
là buồng giam chật hẹp nơi tỉnh Sơn với sự tăm tối, chật hẹp, ẩm ướt, “tường đầy
mạng nhện”, “đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Thời gian diễn ra cảnh cho chữ
trong đêm khuya trước khi Huấn Cao bị dẫn ra pháp trường đã tô đậm hơn nữa bối
cảnh độc đáo của cảnh tượng này.

Không chỉ đặc biệt ở bối cảnh không gian và thời gian, cảnh cho chữ còn là “cảnh
tượng xưa nay chưa từng có” bởi sự đảo lộn vị thế giữa người cho chữ và người
nhận chữ. Huấn Cao - người cho chữ vốn là kẻ tử tù “đường bệ ung dung” phác
họa những nét chữ thể hiện hoài bão, lí tưởng, còn viên quản ngục- người nhận chữ
là đại diện cho quyền lực lại “khúm núm sợ sệt”. Giữa những phút giây đó, không
còn tồn tại mối quan hệ xã hội giữa người tử tù và quản ngục, thơ lại, mà chỉ còn
người nghệ sĩ tài hoa đang tạo ra cái đẹp - những nét chữ uốn lượn trước đôi mắt
và sự kính phục của những tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và yêu cái đẹp. Những
dòng chữ tươi tắn uốn lượn trên tấm lụa trắng hương thơm của thoi mực đã chiến
thắng, lấn át sự lạnh lẽo, ẩm ướt chốn ngục tù tăm tối. Những nét chứ của con
người chuẩn bị đi vào cõi chết mà không hề ngả nghiêng siêu vẹo mà “vuông, tươi
tắn nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người”. Những nét chữ như
phượng múa rồng bay thể hiện được tài năng của ông Huấn.

Vận dụng bút pháp tương phản của chủ nghĩa lãng mạn để dựng cảnh dựng người,
với Nguyễn Tuân đã thật điêu luyện như thấm thía vào từng câu chữ. Tất cả thủ
pháp nghệ thuật đều tôn lên vẻ đẹp của sự sáng tạo và thiên lương con người. Giây
phút cuối đời của người tử tù không phải là những lời than thở , khoảnh khắc
thiêng liêng nhất con người ấy vẫn dành cho cái đẹp. " Thoi mực thầy mua ở đâu
mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?" . Hương
thơm của mực hay cái sánh quyện ấy đẹp như một câu thơ bởi câu văn đẹp chất thơ
của lòng người. Nếu như không có một bản lĩnh sống cao đẹp, một lí tưởng cao cả
Huấn Cao đâu có thể thốt ra những lời di nguyện thiêng liêng, cao đẹp như thế.
Đoạn văn là sự tụ họp của cái đẹp. Chính vẻ đẹp đảo lộn vị thế giữa người tử tù và
quản ngục, xóa đi khoảng cách của chức vụ để ba cái đầu người đang chăm chú trở
thành biểu tượng của sự cảm hóa kì diệu. Những câu văn lặng đi trong không khí
thiêng liêng, hình ảnh tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ ám ảnh như cái trong
trẻo, thanh sạch của những con người tri kỉ. Ngục tù tăm tối có thể đè nát, dìm tắt
cái đẹp ấy hay không? Câu trả lời nằm ngay trong khoảnh khắc thiêng liêng cuối
cùng này. Giây phút ngắn ngủi của đời người, Huấn Cao đã di nguyện cho người ở
lại lòng yêu mến cái đẹp, không phải là cái đẹp định hình trong nét chữ mà còn là
cái đẹp thoát bay từ tâm hồn, từ thiên lương trong sáng.

Người tử tù vươn lên làm chủ, còn những người vốn có quyền uy tối cao tại buồng
giam lại gọi Huấn Cao bằng danh xưng “Ngài”,  đầy tôn kính và thái độ nhún
nhường, khép nép cùng hành động cúi đầu, vái lạy trước tù nhân. Với cảnh tượng
cho chữ độc đáo, chốn ngục tù đã trở thành nơi tri ngộ, gặp gỡ của những con
người yêu và say mê cái đẹp. Không chỉ dừng lại ở đó, cảnh tượng cho chữ còn 
thể hiện những ý niệm sâu xa ẩn chứa trong lời khuyên của Huấn Cao dành cho
viên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này
không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn, nó
nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người... Tôi bảo thực đấy,
thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy
nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng
đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên của Huấn Cao đã thể hiện
quan điểm thẩm mỹ và thái độ của ông về nghệ thuật và cuộc sống con người.

Cái chết của Huấn Cao làm tái sinh sự sống và làm hồi sinh thiên lương của quản
ngục. Vậy nên cái chết ấy đâu có vô nghĩa, chỉ dòng nước mắt chan chứa của quản
ngục thôi cũng lấp lánh biết bao vẻ đẹp của tình người. Đó không phải là giọt nước
mắt của sự đau đớn, ngậm ngùi; nó lăn tròn, óng ánh và mặn nồng cảm xúc. Viên
quản ngục" xin bái lĩnh" chứ không phải xin lĩnh ý, đến đây ta thấy quản ngục đã
bị cảm hóa hoàn toàn. Đâu phải giản đơn là sự thường trực của lí trí mà là bao yêu
mến đang ngập tràn trong con tim. Có lẽ chỉ ngần ấy thôi là đủ, nếu thêm một đoạn
như lần in đầu tiên tác phẩm sẽ mất đi ý vị, dư âm nhiều lắm. Sự cảm động này
khiến người đọc nhớ đến dòng nước mắt của những đao phủ khóc cho Rivarex
trong tiểu thuyết " Ruồi trâu". Thế mới hay, cái đẹp của thiên tính mãi mãi có sức
cảm hóa kì diệu, Đông hay Tây, xưa hay nay cũng vậy. Đoạn văn khép lại mà có lẽ
dòng nước mắt cứ rỉ nghẹn ngào vẫn chưa ngừng chảy, lan vào trái tim người đọc.
Hẳn Nguyễn Tuân- người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, tái sinh cái đẹp trong
nghệ thuật đã thỏa nguyện khi viết những dòng văn sáng đẹp này.

Trong đoạn văn tác giả sử dụng thành công thủ pháp đối lập giữa ánh sáng và bóng
tối, giữa mùi thơm với mùi ô uế, bẩn thỉu, Ánh sáng ở đây không chỉ là ánh sáng
của bó đuốc mà còn là ánh sáng của cái đẹp, mùi thơm ở đây không chỉ là mùi
thơm của chậu mực mà còn là mùi thơm toả ra từ nhân cách con người. Bóng tối
không thể che lấp được màu trắng của tấm vải, không thể che được ngọn đuốc
đang cháy rừng rực và mùi mực tàu thơm ngát. Nhưng có lẽ, vì ánh sáng kia qua
đẹp nên đã che lấp bóng tối, bóng tối ở đây càng làm tô đậm hơn nét đẹp của ánh
sáng. Bình thường quản ngục là đại diện cho pháp luật ở chốn lao tù, là người của
triều đình ở thế bề trên vậy mà trong cảnh này Huấn Cao lại ung dung trong tư thế
làm chủ, kẻ có chức năng đi giáo dục người khác lại bị giáo dục lại. Như vậy,
Nguyễn Tuân đã làm một cuộc đảo lộn trất tự xã hội để cho thấy, ở cảnh này,
không con người tử tù, cũng không còn quản ngục, gông xiềng bị vô hiệu hoá, chỉ
còn người nghệ sĩ đang sáng tạo cái đẹp và người thưởng thức, sủng kính cái đẹp.
Câu chuyện thành công không chỉ vì nó phê phán đúng thực trạng xã hội đương
thời mà còn vì cái độc đáo khác lạ của tình huống truyện. Câu chuyện kể về cuộc
gặp gỡ giữa hai con người hoàn toàn khác nhau. Một người là viên quan quản
ngục- một công cụ trấn áp kẻ tù tội phục vụ cho triều đình, còn người kia là kẻ tử
tù chống lại triều đình. Thế nhưng chính cái đẹp đã đẩy hai con người hoàn toàn
khác biệt ấy trở thành tri kỉ. Họ là người nghệ sĩ, biết yêu và coi trọng cái đẹp. Cái
độc đáo của truyện cũng nằm trong chính từng nhân vật. Huấn Cao - tên tử tù - lại
là một nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp. Viên quản ngục - công cụ trấn át tội phạm của
triều đình- lại là con người có mong muốn thưởng thức cái đẹp. Cả câu chuyện
mang vẻ cổ kính từ nhân vật, cảnh cho chữ cho đến ngôn ngữ câu văn. Chính nghệ
thuật đối lập tương phản, kết hợp với bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn đã
đem đến thành công cho tác phẩm. Không gian ẩm thấp nơi buồng giam, thời gian
đêm tối bóng dáng con người trong đêm và ánh sáng bó đuốc như ánh sáng của
thiên lương, của tài năng, khí phách. Màn đêm tăm tối của ngục từ - hiện thân cho
cái ác- lại bị ánh sáng của tài năng, thiên lương làm sụp đổ. Không gian được miêu
tả hẹp dần: từ căn phòng đến ánh sáng ngọn đuốc, tấm lụa trắng tinh rồi đến từng
con chữ vuông vắn.

Không dừng lại ở việc kể một câu chuyện, thông qua truyện ngắn “ Chữ người tử
tù” nhà văn Nguyễn Tuân đã cho chúng ta hiểu được toàn bộ nỗi thống khổ, bất
mãn của chính bản thân ông trước nhà ngục khổng lồ mang tên” Xã hội thực dân
phong kiến đương thời”. Đồng thời, nhà văn cũng gửi gắm vào những trang văn ấy
là một tinh thần dân tộc với mong muốn gìn giữ những nét đẹp nghệ thuật viết Thư
pháp vang bóng một thời cũng như sự tôn trọng của bản thân ông dành cho những
người nghệ sĩ tài hoa, lỗi lạc.

You might also like