You are on page 1of 5

Đề: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn…hết”

=> cảnh cho chữ


I.Mở bài
Trong quá trình sáng tác của mình, mỗi người nghệ sĩ
lại lựa chọn một không gian nghệ thuật để đi về,
những đề tài riêng, những góc nhìn riêng. Cũng bởi
điều này đã tạo nên sự đa dạng trong những tác phẩm
trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Đến với Nguyễn
Tuân là đến với những trang văn khác biệt độc đáo bởi
lối viết, cách xây dựng cốt truyện, tình huống, nhân vật
mà không một nhà văn nào có thể trùng lặp. Nét độc
đáo ấy của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ qua tác
phẩm “Chữ người tử tù” - một truyện ngắn xuất sắc
trong tập “Vang bóng một thời”. Đoạn trích trên nằm ở
phần cuối tác phẩm, cũng là đoạn nổi bật nhất trong
tác phẩm-cảnh cho chữ.
II. Thân bài
1. Khái quát
- Tác giả: Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn xuôi
Việt Nam hiện đại, góp phần đưa thể tùy bút và bút kí
đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Nhắc đến ông, ta nhớ
ngay đến một nhà văn lãng mạn, một người nghệ sĩ suốt
đời rong ruổi trên hành trình tìm kiếm, khám phá, sáng
tạo cái đẹp cho đời. Đó còn là một con người từng tôn
thờ chủ nghĩa “xê dịch”, mang cá tính của một cái tôi rất
“ngông” và đặc biệt hơn cả còn là một ngòi bút tài hoa,
uyên bác.
- Tác phẩm: “Chữ người tử tù” là tác phẩm tiêu biểu của
ông ở chặng đường trước cách mạng. Khi viết truyện
ngắn này, Nguyễn Tuân như muốn đưa người đọc tìm
về với những thú chơi tao nhã của người xưa như uống
trà, chơi chữ,... để rồi kín đáo trao gửi vào đó tấm lòng
yêu nước thầm kín sâu nặng mà tha thiết
- Đoạn trích: Cảnh cho chữ là cảnh cuối cùng của thiên
truyện này nhưng cũng là cảnh hay nhất, chứa đựng tư
tưởng lớn lao để tôn vinh và làm tỏa sáng chân dung
người tử tù mang tên Huấn Cao.
2. Nội dung
a. Tóm tắt hoàn cảnh trước khi cho chữ
- Người tù Huấn Cao: vốn là người có tâm hồn
phóng khoáng, thích tự do và chán ghét những
kẻ nhũng nhiễu nhân dân. Ông còn là người
nghệ sĩ tài năng yêu thích cái đẹp và luôn giữ
gìn thiên lương trong sáng..
- Quản ngục: một người có thiên lương, biết quý
trọng người hiền và yêu cái đẹp nhưng lại làm
nghề quản ngục.
- Trong bối cảnh giữa một người tù và một tên
quản ngục, ban đầu Huấn Cao không nhận ra
tấm lòng của viên quản ngục nhưng sau đó
người tử tù không thể từ chối mong muốn chính
đáng của một người biệt nhỡn liên tài.
b. Cảnh cho chữ là biểu hiện của sự chiến
thắng của ảnh sáng đối với bóng tối.
- Thời gian: cảnh cho chữ diễn ra vào thời gian
lúc nửa đêm, khi mọi người đã chìm vào giấc
ngủ say
- Không gian: ở chốn ngục thất dơ bẩn, tối tăm
và dày đặc bóng tối
=> Hoàn cảnh thật éo le, khác thường
=> Bằng bút pháp tương phản đối lập của mình
nhà văn đã miêu tả sự chiến thắng của ánh
sáng và bóng tối giữa chốn ngục thất tối tăm,
dơ bẩn ấy.
“trong một không khí khói tỏa như đám cháy
nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu
rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên
một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ” , “lửa
đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm
phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo”.
=> Dường như chính thứ ánh sáng đỏ rực đang
cháy rừng rực của bó đuốc đã xua tan và đẩy
lùi đi bóng tối của chốn ngục thất dơ bẩn và
biến nơi đó thành chốn thiêng liêng, không gian
trang nghiêm trong khung cảnh cho chữ
c. Cảnh tượng cho chữ là biểu hiện của sự
chiến thắng giữa cái đẹp , thiên lương cao
đẹp với cái xấu và cái phàm tục luôn hiện
hữu trong tâm hồn con người.
 Nguyễn Tuân đã nói về cái xấu, cái phàm
tục đó ở ngay cách miêu tả về phòng giam
Huấn Cao: “một buồng chật hẹp, ẩm ướt,
tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi
phân chuột, phân gián”. Còn ở phương
diện cái đẹp, cái thiên lương lại được tác
giả nói đến sâu sắc trong hai chi tiết về
hình ảnh phiến lụa trắng tinh và chậu mực
tươi với mùi thơm đang bốc lên.
 Hơn thế nữa sự chiến thắng của thiên
lương cao đẹp còn được tác giả khéo léo
miêu tả qua chi tiết về hành động khuyên
Viên Quản Ngục về quê để giữ cho “thiên
lương” trong sáng.
=>Thông qua cách xây dựng tình huống truyện
độc đáo, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện sự
lên ngôi của cái đẹp, thiên lương trong sáng để
chiến thắng, xua tan đi cái xấu, phàm tục để nó
không còn tồn tại ngay cả ở không gian tăm tối
nhất.
d. Cảnh cho chữ diễn rã đã tạo nên sự đảo lộn
vị thế xã hội giữa người cho chữ và người
nhận chữ.
 Huấn Cao - người cho chữ vốn là kẻ tử tù
“đường bệ ung dung”, còn viên quản ngục-
người nhận chữ là đại diện cho quyền lực
lại “khúm núm sợ sệt”.
 Không còn tồn tại mối quan hệ xã hội giữa
người tử tù và quản ngục, thơ lại, thay vào
đó là mối quan hệ giữa những người yêu,
say mê cái đẹp.
 Người tử tù vươn lên làm chủ, còn những
người vốn có quyền uy tối cao tại buồng
giam lại nhún như
=>Ở đây không còn là cảnh cho chữ và
nhận chữ tầm thường nữa mà nó đã biến
thành một cảnh thọ giáo thiêng liêng diễn
ra trong một khung cảnh hết sức đặc biệt.
Trong khung cảnh ấy, người anh hùng
Huấn Cao với thiên lương lành vững đã
đưa ra những lời khuyên giúp cảm hóa,
cảnh tỉnh lương tâm cho một thân phận mà
bấy lâu nay vẫn cam chịu thân phận nô lệ,
giúp một con người lầm đường lạc lối trở
về với cuộc sống lương thiện, thoải mái.
3. Nghệ thuật
 Bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn
 Nghệ thuật đối lập tương phản
 Màn đêm tăm tối của ngục từ - hiện thân cho cái
ác- lại bị ánh sáng của tài năng, thiên lương làm
sụp đổ. Không gian được miêu tả hẹp dần: từ
căn phòng đến ánh sáng ngọn đuốc, tấm lụa
trắng tinh rồi đến từng con chữ vuông vắn.
4. Đánh giá
Dường như, cảnh cho chữ và hình tượng nhân vật
Huấn Cao đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện thành công
phong cách nghệ thuật của mình. Ông luôn hướng tới
cái đẹp, cái phi thường lí tưởng, đã đẹp phải tuyệt mỹ,
đã tài phải siêu phàm, nhưng cũng có cá tính độc đáo.
III. Kết bài
Quả thật tác phẩm chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là
một văn phẩm gần như đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ
bởi nó không chỉ ca ngợi những giá trị truyền thống của cha
ông về nét đẹp viết thư pháp thông qua một nhân cách tài
hoa, nghệ sĩ mà còn khẳng định chân lý “cái đẹp cứu rỗi
nhân loại”, giúp cảm hóa, gột rửa tâm hồn con người khỏi
cái xấu, cái phàm tục nhơ nhuốc. Thông qua tác phẩm,
người đọc còn thấy được sự tài hoa, uyên bác của phong
cách nghệ thuật Nguyễn Tuân- một con người với tài năng
kiệt xuất, tài hoa bậc nhất luôn khát khao vẻ đẹp của một
thời vang bóng.

You might also like