You are on page 1of 3

ĐỀ: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của

nhà văn Nguyễn Tuân.


DÀN Ý NỘI DUNG
1. MỞ BÀI Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Con
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân người ông rất mực tài hoa, uyên bác, có đóng góp lớn cho sự phát triển
vật. nền văn học dân tộc. Đặc biệt ông đã khẳng định được tài năng của mình
qua truyện ngắn “Chữ người tử tù”, một tác phẩm kết tinh tài năng của
Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận
xét là “Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Sự thành công
này không thể kể đến những hình tượng nhân vật độc đáo mà nổi bật lên
hình tượng ông Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”, một con người không
chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành
nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất.
2. THÂN BÀI
2.1. TỔNG Chữ người tử tù là truyện ngắn rút từ tập Vang bóng một thời của
- Giới thiệu HCST, XX, tóm tắt sơ Nguyễn Tuân (1940). Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và
lược truyện. có nhiều thành công về các phương diện nghệ thuật. Giá trị tư tưởng và
nghệ thuật của tác phẩm bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Huấn
Cao.
(Chuyển ý) Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao
Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là
một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy
từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.
2.2. PHÂN * Vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật viết thư pháp.
(Tùy theo nhân vật mà phân tích Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. “Tài viết chữ rất nhanh
theo 1 trong 2 cách) và rất đẹp” của ông nổi tiếng khắp một vùng tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản
* Cách 1: Triển khai luận điểm ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm,
theo vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vuông lắm (…). Có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một
vật. báu vật trên đời”. Cho nên, “sở nguyện của viên quan coi ngục này là có
một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao
* Cách 2: Triển khai theo trình tự viết”. Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải
- Nguồn gốc, xuất thân, lai lịch. dụng công, phải nhẫn nhục, mà còn phải dũng cảm. Bởi vì, biệt đãi Huấn
- Ngoại hình. Cao, một kẻ tử tù, là việc làm nguy hiểm, có khi phải trả bằng tính mạng
- Diễn biến tâm trạng → Hành động. của mình.
→ Tính cách * Vẻ đẹp của con người đầy khí phách.
- Mối quan hệ với những nhân vật Nhưng không chỉ là tài năng mà Huấn Cao còn hiện lên với một khí
khác trong tác phẩm. chất hơn người khi được đặt vào hoàn cảnh chốn lao tù. Bị bắt với tội
 Vẻ đẹp phẩm chất. danh phản nghịch nhưng thực chất Huấn Cao lại là một anh hùng dám
đứng lên vì chính nghĩa, vì nhân dân. Chứng kiến cuộc sống của nhân dân
lầm than, Huấn Cao cảm thấy thương xót và phẫn nộ với triều đình đã
mục nát. Chính vì lẽ đó, ông không hề run sợ mà vẫn hiên ngang trước
* Lưu ý việc làm của mình. Hình ảnh Huấn Cao với khí thế bất khuất được thể
- Cần bám sát đặc trưng thể loại. hiện qua chi tiết: "Huấn Cao khom mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh
- Nên có chuyển ý ở các luận điểm. vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái". Nguyễn
- Làm nổi bật phong cách sáng tác Tuân đã gợi tả lên hình ảnh người anh hùng ngang tàn, muốn phá bỏ
của tác giả. xiềng xích dưới ách nô lệ. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn qua chi tiết
- Trong quá trình phân tích cần phải Huấn Cao không hề muốn nhận biệt đãi từ người quản ngục. Ông Huấn
kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. dứt khoát tuyên bố rằng: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một
- Khuyến khích liên hệ so sánh ở điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây”. Sau câu trả lời là thái
những điểm phù hợp. độ thản nhiên đón nhận sự trả thù về thể xác. Huấn Cao đã coi cái chết
nhẹ tựa như lông hồng - một tinh thần “uy vũ bất năng khuất” của người
anh hùng trong thiên hạ. Dù sắp chết nhưng ông chẳng hề sợ hãi kẻ đại
diện cho luật pháp, quyền lực ở nhà giam
- viên quản ngục. Cũng coi sự biệt đãi như một thú vui bình sinh.
* Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp.
Trong truyện “Chữ người tử tù”, khái niệm “thiên lương” được
Nguyễn Tuân sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Với quản ngục và thơ
lại, thì “thiên lương” là tấm lòng yêu quý cái tài, cái đẹp rất chân thành
của họ.
Với Huấn Cao, thì “thiên lương” lại là ý thức của ông trong việc sử dụng
cái tài của mình.
Không phải ai Huấn Cao cũng cho chữ. Ông không bao giờ ép mình
cho chữ vì vàng ngọc, hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu
quý cái đẹp, cái tài. Cho nên, suốt đời, Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình
và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Ông tỏ thái độ khinh bạc
vì tưởng quản ngục có âm mưu đen tối gì, khi thấy viên quan ấy biệt đãi
mình. Rồi ông “cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và thơ lại,
khi biết họ thành tâm xin chữ. Ông quyết không phụ tấm lòng của họ, nên
mới diễn ra cảnh cho chữ trong tù, được tác giả gọi là “một cảnh tượng
xưa nay chưa từng có”.
* Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình
tượng Huấn Cao.
Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp
của cái tâm, của “thiên lương” chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, cái
khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn Cao.
Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng thẩm
mĩ của Nguyễn Tuân đặt nhân vật truyện dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để
các hình tượng của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh
cái vầng sáng rực rỡ Huấn Cao. Cũng chính là lí tưởng thẩm mĩ ấy đã chi
phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi kì diệu: kẻ tử tù
trở thành người làm chủ tình huống, ban phát cái đẹp, cái cao cả cho viên
quản
ngục - người xin chữ.
2.3. HỢP * Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao.
- Đánh giá, nhận xét chung về nhân Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật
vật vào một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quan
+ Ý nghĩa của hình tượng nhân coi ngục, nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”.
vật trong tác phẩm. Miêu tả Huấn Cao, để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp,
+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân triệt để sử dụng sức mạnh
+ Có phản ánh giá trị hiện thực, của nguyên tắc tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạn: đối lập giữa
giá trị nhân đạo hay không? ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả với phàm tục, dơ bẩn. Có sự
+ Có thể so sánh với các nhân vật tương phản ở những chi tiết tạo hình được sử dụng để miêu tả không khí
khác. của cảnh cho chữ (bóng tối phòng giam, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tấm
lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ…). Có sự đối lập tương phản giữa việc
cho chữ (công việc tạo ra cái đẹp “nói lên hoài bão tung hoành của một
đời con người”) với hoàn cảnh cho chữ (nơi hôi hám, bẩn thỉu, nơi giam
cầm cùm trói tự do). Có sự đối lập ở phong thái của người cho chữ
(đường hoàng) với tư thế của kẻ nhận chữ (khúm núm)…
Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình. Ông
sử dụng nhiều từ Hán Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa
làm tăng thêm vẻ đẹp của một “thời vang bóng” ở hình tượng Huấn Cao.
3. KẾT BÀI Huấn Cao là một hình thượng văn học hoàn mĩ, đẹp đẽ nhất trong nền
- Đánh giá vẻ đẹp, sức sống của văn học nước nhà. Nhưng hình tượng ấy không hề cứng nhắc, khô khan.
nhân vật trong văn học → Đánh giá Ngược lại, nó vô cùng sinh động dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
tác phẩm → Tài năng, vị trí, sự ảnh Với bút pháp xây dựng nhân vật độc đáo, Nguyễn Tuân đã vẽ nên một
hưởng của tác giả. hình ảnh Huấn Cao vừa cao ngạo, bất khuất, vừa chân tình, tài hoa, biết
yêu quý nghệ thuật, trân trọng những tấm lòng trong thiên hạ, biết đề cao
thiên lương con người. Điều đó cũng khẳng định sự thành công trong
nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và thêm một lần nữa ngợi ca phong
cách nghệ thuật tài
hoa độc đáo của Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam.

You might also like