You are on page 1of 3

Đề: Phân tích tâm trạng đợi tàu của chị em Liên trong truyện ngắn “Hai đứa

trẻ” của nhà


văn Thạch Lam.
Trong bài “Ngoại cảnh văn chương”, Hoài Thanh có viết: “Nhà văn không có phép thần
thông để vượt ra ngoài thế giới này, , nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có
một hình sắc riêng.”. Với nhận định này, Hoài Thanh muốn nói rằng thế giới vật chất mà
chúng ta đang sống tuy giống nhau, nhưng thông qua mỗi đôi mắt của một nhà văn, thế
giới mà ngòi bút họ vẽ nên lúc nàu cũng mang một gam màu khác biệt. Giống với nhận
định của Mác-xen Pruxt: “Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ cần một vùng
đất mới mà cần một đôi mắt mới.”. Và thế giới văn chương của nhà văn Thạch Lam càng
củng cố thêm tính thực tế của hai nhận định trên, bởi văn của ông không chỉ giàu hình
ảnh, nhạc điệu mà còn uyển chuyển, tinh tế cùng với cách tả cảnh vô cùng độc đáo, những
điều này đều được thể hiện qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của ông, nhưng không chỉ
dừng lại ở cảnh, “Hai đứa trẻ” còn cho người đọc cơ hội cảm nhận được những khát vọng
đổi đời dù còn mơ hồ của người dân nơi phố huyện nghèo, được thể hiện rõ nhất qua góc
nhìn tâm trạng của nhân vật Liên trong khi chờ đợi đoàn tàu đi qua.
Nhà văn Thạch Lam là một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn, tên khai sinh của
ông là Nguyễn Tường Vinh, là một thành viên trong một gia đình công chức gốc quan lại.
Ông học ở Hà Nội, sau khi đỗ tú tài thì ra làm báo và viết văn. Thạch Lam đã có nhiều
đóng góp đối với nền văn học hiện đại của Việt Nam, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm
như: Gió lạnh đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Ngày mới (1939),… Văn
chương của Thạch Lam hướng về cuộc sống của tầng lớp dân nghèo, tiểu tư sản, tri thức
nghèo và người lao động có cuộc sống cực nhọc bế tắc bởi thế nên nhân vật của ông
thường mang tâm trạng, cảm xúc hơn là tư duy. Hai yếu tố hiện thực và lãng mạn luôn
đan cài trong phong cách nghệ thuật của ông, tạo nên một nét đặc thù khó lẫn. Điều này
ta có thể thấy rõ qua đoạn truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, được in trong tập “Nắng trong
vườn” của nhà văn Thạch Lam. Về truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, đây là loại truyện tâm tình,
truyện nhưng không có cốt truyện bởi xuyên suốt tác phẩm chỉ là những dòng cảm xúc,
những đoạn hội thoại rời rạc giữa các nhân vật với nhau, cũng vì lí do đó ta mới cảm
nhận được bầu không khí ảm đạm của phố huyện lúc chiều tàn cho đến đêm khuya. Nội
dung bao trùm của truyện chính là tấm lòng “êm mát và sâu kín” của nhà văn Thạch Lam
đối với những kiếp người nghèo khổ, sống lam lũ, quẩn quanh, đồng thời thể hiện sự trân
trọng của ông đối với những khát vọng sống tuy rất mơ hồ của người dân nơi phố huyện
tù túng, quẩn quanh.
Để ta có thể thấy rõ hơn tâm trạng của Liên trước khi đoàn tàu đến, ta trước hết phải
nắm được hoàn cảnh sống của cô. Giống với bao người dân khác nơi phố huyện, gia đình
Liên có một gian hàng nhỏ “thuê lại của bà lão móm”, gian hàng đã nhỏ, lại còn “ngăn ra
bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình”, được mẹ của Liên giao cho cô trông coi khi
bà bận làm hàng xáo, mọi người ở đây ai cũng có một gian hàng riêng để kiếm sống qua
ngày, như chị Tí thì có hàng nước dưới gốc cây bàng, bác Siêu thì có gánh phở, gia đình
bác xẩm thì ăn xin bằng nghề ca hát. Duy chỉ khác biệt một chỗ, gia đình Liên từng là gia
đình khá giả, lúc ấy mẹ Liên nhiều tiền nên Liên mới được thưởng thức những “thức quà
ngon lạ”, những “cốc nước lạnh xanh đỏ”, nhưng bây giờ một bát phở cũng là một “thứ
quà xa xỉ” đối với Liên và An. Con người ta sinh ra trong nghèo khổ thì sẽ quen với nghèo
khổ, còn Liên, cô cũng nghèo khổ, nhưng không phải do sinh ra là đã thế, Liên “rơi” vào
nó chứ không phải nghèo khổ đã có sẵn bên cô, bởi thế nên hơn ai hết, Liên thấm thía
được cái “khổ” của chữ “nghèo”, và cũng vì vậy, hơn ai hết, Liên và An cũng trông ngóng
đoàn tàu, xem nó như là một sứ giả của sự đổi đời. Trước khi đoàn tàu đến, Liên và An
“buồn ngủ ríu cả mắt”, An thì tựa đầu vào gối chị rồi ngủ, nhưng còn Liên, cô không ngủ,
không phải chỉ vì chờ đoàn tàu, mà cũng vì lòng cô “có những cảm giác mơ hồ không
hiểu”, hẳn ai ngắm cảnh đêm cũng có cảm giác buồn mơ hồ ấy, nhưng cái buồn của Liên là
cái buồn rất lạ và không rõ hình hài, cái buồn được hình thành bởi sự trớ trêu của số
phận, trong cái cảm xúc buồn vô thức ấy lại chứa đựng rất nhiều ước mơ, khát khao cao
đẹp của cô, cũng bởi tâm hồn cô đẹp, nhạy cảm và tinh tế. Khi đoàn tàu đến, bác Siêu là
người đầu tiên phát hiện ra những dấu hiệu của đoàn tàu “Đèn ghi đã ra kia rồi”, vì bác
cũng như ai khác, mong chờ đoàn tàu với hi vọng đổi đời, mẹ con chị Tí cũng như thế,
một ngày của chị là một ngày quẩn quanh, chỉ “mò cua, bắt tép” rồi lại bán hàng nước cho
mấy anh lính phu, lính lệ, một cuộc sống bế tắc như vậy nên hẳn chị cũng mong ngóng
đoàn tàu, chờ đợi nó đi ngang rồi mới dọn hàng. Còn đối với An và Liên, An “lấy tay dụi
mắt cho tỉnh hẳn”, “hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi”, hai
người quan sát không bỏ sót chi tiết nào của đoàn tàu cho đến khi tàu đi mất, đáp lại họ
tiếp tục là một khoảng không vô tận của bóng tối, “Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ”, câu
nói của An thể hiện rằng An và Liên ngày nào cũng quan sát đoàn tàu, nhưng câu nói
cũng có thể cho người đọc một cảm nhận rằng bóng tối của phố huyện đang ngày càng
dày đặc hơn, ước mơ của người dân phố huyện khi ngắm đoàn tàu nay đã mơ hồ, giờ lại
càng trở nên mờ nhạt hơn.
Hình ảnh đoàn tàu mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt bởi nó là hoạt động cuối cùng
của nơi phố huyện, nó làm phố huyện bừng sáng lên và nó cũng là niềm vui duy nhất
trong ngày đối với những người dân nơi ấy, đoàn tàu ban cho họ khát vọng đổi đời, nó
như là sứ giả của cuộc sống khác, nó gợi cho Liên những “kí ức xa xăm”, ánh sáng, âm
thanh của đoàn tàu giống như một “Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo”. Thế nhưng ta
cũng có thể ví đoàn tàu như một ngôi sao băng, nó mang theo hi vọng và cũng mất hút
cùng với những hi vọng ấy, trả lại cho người dân phố huyện một sự thật rằng đoàn tàu rốt
cuộc cũng chỉ là ảo ảnh mà thôi. Tuy vậy nó cũng đưa Liên về với những quá khứ, tuổi thơ
êm đềm, dù chỉ là ảo ảnh nhưng nó vẫn có giá trị tinh thần vô cùng lớn lao, là hi vọng
sống, là mục đích chung của những người dân nghèo sống chuỗi ngày quẩn quanh, bế tắc
ở nơi phố huyện. Và cũng ngay tại đây, ta thấy nhà văn Thạch Lam đã thể hiện rất xuất
sắc ở sở trường viết truyện ngắn của mình, bằng cảm nhận tinh tế, ông đã miêu tả được
những chuyển biến rất tinh vi của tâm trạng con người, qua đó bày tỏ nỗi lòng cho những
con người dù phải đối mặt với cuộc sống khó khăn nhưng vẫn không ngừng mơ ước về
ngày mai tươi sáng.
Tâm trạng nhân vật luôn là thứ rất khó thể hiện bằng ngòi bút hay kể cả giọng nói,
nhưng nhà văn Thạch Lam lại có thể thành công trong việc ấy, truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
cũng thể hiện rất rõ quan niệm của ông về văn chương: “Văn chương không phải là một
cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí
giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, vừa để tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và
tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.”. Em cũng đồng ý với
ý kiên ấy, thế nên việc không thi vị hóa cuộc sống đã giúp con người ta sống mạnh mẽ
hơn, biết yêu thương nhau hơn, cuối cùng cốt truyện của “Hai đứa trẻ” tuy đơn giản, chỉ
chứa những cảm xúc của nhân vật nhưng nó lại có sức ám ảnh rất lớn, cùng với những
bút pháp miêu tả sinh động, khắc họa chân thật mâu thuẫn giữa ánh sáng và bóng tối,
giọng văn thủ thỉ, tâm tình, có thể nói rằng truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã thể hiện rất rõ
Thạch Lam là con người đôn hậu và tinh tế, đồng thời thể hiện rất rõ sự đan xen giữa yếu
tố hiện thực và lãng mạn: kiếp sống tàn tạ, quẩn quanh, không tương lai và khát vọng nhỏ
bé của những con người rất đỗi bình thường, mong muốn được “sống” dù chỉ trong giây
phút.

You might also like